Đứt cáp quang: Nhà mạng phải bồi thường
Theo thông tin từ VNPT, vào lúc 23h50 ngày 23/4/2018 đã xảy ra sự cố trên tuyến cáp quang biển APG ảnh hưởng đến kết nối quốc tế của Việt Nam. Đây là lần thứ 3 trong năm nay, tuyến cáp này gặp sự cố. Vẫn là những lời hứa hẹn sẽ sớm khắc phục mà không có một động thái đền bù nào cho người dùng mà cước phí vẫn đóng đều đều. Không phải lần đầu tiên để dễ dàng sử dụng hai từ “thông cảm”. Không riêng gì sự việc lần này, sự gián đoạn chập chờn của cáp quang gây ảnh hưởng không nhỏ đến người tiêu dùng trong thời buổi công nghệ hiện nay đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thông qua mạng Internet là chính. Pháp luật đã quy định rất rõ trách nhiệm của doanh nghiệp, cơ quan đối với người tiêu dùng: Điều 519 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Trường hợp dịch vụ được cung ứng không đạt được như thỏa thuận hoặc công việc không được hoàn thành đúng thời hạn thì bên sử dụng dịch vụ có quyền giảm tiền dịch vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Dẫn chiếu đến Điều 302 Luật Thương mại 2005 quy định về bồi thường thiệt hại: 1. Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. Đồng thời tại điểm e, khoản 1, điều 16 Luật Viễn thông quy định về Quyền, nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ viễn thông và thuê bao viễn thông: Trong trường hợp mạng viễn thông thường xuyên bị chậm làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đường truyền, không đúng chất lượng đường truyền như đã thỏa thuận, người tiêu dùng được quyền “khiếu nại về giá cước, chất lượng dịch vụ; được hoàn trả giá cước và bồi thường thiệt hại trực tiếp khác do lỗi của doanh nghiệp viễn thông hoặc đại lý dịch vụ viễn thông gây ra”. Nếu là trường hợp bất khả kháng thì được cơ quan có thẩm quyền xác nhận thì lúc đó trách nhiệm của nhà mạng sẽ được miễn. Tuy nhiên, vấn đề này người dùng cần được bảo vệ, khi thời gian khắc phục sự cố cáp dự kiến lên đến hơn 2 tuần. Doanh nghiệp cần có những cách đối xử phù hợp để công bằng với người tiêu dùng. Giảm giá cước, tăng tốc độ lưu lượng để bù lại những sự cố đã xảy ra,... là những khoản người tiêu dùng đáng được bù đắp.
Năm nào cáp cũng đứt, mình hận con cá mập cắn cáp vô cùng. Lần này cáp đứt phải đến cuối tháng 9 mới sửa xong. Ức quá, mình kiện con cá. Đơn khởi kiện mình viết thế này đã đủ thuyết phục chưa? CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Việt Nam, ngày này tháng nọ năm kia ĐƠN KHỞI KIỆN “CON CÁ MẬP” Kính gửi: Tòa án nhân dân online Việt Nam Người khởi kiện: Trần Rảnh Rang Địa chỉ: www.facebook.com/ranhrangthichlangthang Người bị kiện: Con cá Mập Địa chỉ: Đáy đại dương Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây: Mười tám năm qua, tôi lớn lên bên gia đình, hạnh phúc vui vẻ. Nay học đại học phương xa, gia đình xa cách, nỗi nhớ nhà, nhớ gia đình hành hạ tôi từ ngày này sang ngày khác. May mắn thay chúng tôi đã tìm thấy Facebook. Nhờ Facebook, chúng tôi có thể liên lạc với nhau cả ngày, khoảng cách địa lý cũng không còn là vấn đề nữa. Thật vui vẻ, hạnh phúc biết bao! Ấy thế mà thời gian gần đây, con cá mập trên lại sinh ra cái trò cắn cáp, làm cho tôi bị “mất mạng” nhiều lần trong những khoảng thời gian dài. Xa rời facebook, gia đình tôi cũng vì thế mà xa càng xa hơn. Bao nhiêu sự kiện xảy ra trên thế giới tôi không thể nắm bắt được. Bạn bè tôi đứa kinh doanh online, đứa “khổ luyện” thể thao điện tử cũng phải ngồi nhìn bàn phím mà rơi nước mắt, thiệt hại không thể tính hết, đau khổ vô cùng. Sự việc sai trái này của con cá mập đã được cư dân mạng làm rõ, có bằng chứng rõ ràng. Tuy nhiên, các cơ quan online có thẩm quyền lại không hề truy cứu trách nhiệm con cá Mập độc ác đấy. Nay tôi làm đơn này, kinh đề nghị Quý Tòa xem xét bắt con cá mập phải chịu trách nhiệm về Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia theo Điều 303 Bộ luật hình sự 2015 vì những lẽ sau: 1. Về khách thể: Đối tượng tác động là sợi cáp quang, là công trình, phương tiện quan trọng về thông tin – liên lạc đối với kinh tế, khoa học – kỹ thuật, văn hóa và xã hội Việt Nam. 2. Về mặt khách quan: Con cá này đã thực hiện một hành vi tàn ác là dùng răng “phá hủy” cáp quang. Cái hàm răng sắc lẹm, khỏe mạnh ấy cắn cái gì mà chẳng đứt, huống hồ chỉ là một sợi cáp mỏng manh. 3. Về mặt chủ quan: Cá mập phạm tội với lỗi cố ý. Bởi vì làm gì có thứ gì trên đời này lại có thể cắn một cách vô ý thức được, mà dù vô ý cắn cũng không thể cắn tới đứt đôi sợi cáp được. Con cá này hoàn toàn không khác gì những con cá mập khác, nhưng nó lại cắn cáp trong khi các con khác không cắn. Do đó, hành vi này là hành vi cố ý, có chủ đích và không thể được khoan dung. 4. Về chủ thể: Con cá mập ấy chắc chắn là đã trưởng thành, răng mọc đầy đủ thì mới cắn nổi cáp, chứ mấy con cá mập con răng miệng yếu ớt làm sao cắn đứt được cáp. Hơn nữa, xét trên "trình độ dân trí" của cá mập, con cá mập này có đầy đủ năng lực tương đương với những con cá mập khác chứ không hề bị điên khùng, đói kém gì. Hơn thế nữa, hành vi của con cá này lặp đi lặp lại nhiều lần, khiến sợi cáp bị đứt trở nên mỏng manh, càng dễ bị đứt hơn. Vì thế, phải truy cứu nó về cái hành vi phạm tội nhiều lần, gây hậu quả nghiêm trọng. Với những phân tích trên, con cá mập này chính là một phần tử bất hảo cần phải được trừng trị, không cho đẻ trứng để không có thế hệ cắn cáp tiếp theo. Kèm theo đơn khởi kiện này là hình ảnh chụp cận cảnh hành vi cắn cáp của Con cá mập, mong Quý Tòa suy xét. Người khởi kiện Trần Rảnh Rang Bằng chứng rành rành, cá mập hết chối nhé!
ĐỨT CÁP, NGƯỜI DÂN CÓ QUYỀN KHIẾU NẠI
Từ đầu năm tới nay, cáp AAG đã bị đứt hai lần, và phải mất không dưới 15 ngày để sửa chữa. Năm ngoái, cáp AAG cũng bị đứt vào tháng 7 và 9. Việc mạng chậm ảnh hưởng đến công việc của nhiều cá nhân, tổ chức. Thế nhưng, mỗi lần đứt cáp quang, hầu như người tiêu dùng không nhận được bất cứ lời xin lỗi nào từ nhà mạng, cũng như không có bất cứ biện pháp bồi thường nào cho khách hàng. Rồi khách hàng thì cũng “dễ tính", mạng chậm chỉ biết than thở và đòi “làm thịt” con cá mập nào cắn cáp, chứ không nghĩ tới việc sẽ bắt nhà mạng xin lỗi, bồi thường thế nào. Thực tế, khách hàng có đầy đủ quyền lợi để yêu cầu điều đó. Khi cung cấp các gói dịch vụ cho khách hàng, nhà mạng cam kết sẽ đảm bảo tốc độ đường truyền tối thiểu. Theo Điểm c Khoản 1 Điều 16 Luật Viễn thông 2009, người sử dụng dịch vụ viễn thông có quyền được “Sử dụng dịch vụ viễn thông theo chất lượng và giá cước trong hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông” và đồng thời, tại Điểm e cũng khẳng định người dùng được “ Khiếu nại về giá cước, chất lượng dịch vụ; được hoàn trả giá cước và bồi thường thiệt hại trực tiếp khác do lỗi của doanh nghiệp viễn thông hoặc đại lý dịch vụ viễn thông gây ra.” Mặt khác, tại Khoản 4 Điều 524 Bộ luật Dân sự 2005 quy định, trong trường hợp dịch vụ được cung ứng không đạt được như thoả thuận hoặc công việc không được hoàn thành đúng thời hạn thì bên thuê dịch vụ có quyền giảm tiền dịch vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Như vậy, người dùng có quyền khiếu nại, yêu cầu nhà mạng xin lỗi cũng như bồi thường cho mình. Đầu tiên, khách hàng nên liên hệ trực tiếp với nhà mạng đang cung cấp dịch vụ cho mình, chứng minh chất lượng đường truyền không đáp ứng đúng thỏa thuận và từ đó yêu cầu bồi thường thiệt hại như trừ đi tiền cước những ngày mạng châm… Người tiêu dùng mình thường cam chịu, ngại khiếu nại. Chính vì thế mà nhiều doanh nghiệp đã “được nước làm tới”, lấn áp khách hàng.
Đứt cáp quang: Nhà mạng phải bồi thường
Theo thông tin từ VNPT, vào lúc 23h50 ngày 23/4/2018 đã xảy ra sự cố trên tuyến cáp quang biển APG ảnh hưởng đến kết nối quốc tế của Việt Nam. Đây là lần thứ 3 trong năm nay, tuyến cáp này gặp sự cố. Vẫn là những lời hứa hẹn sẽ sớm khắc phục mà không có một động thái đền bù nào cho người dùng mà cước phí vẫn đóng đều đều. Không phải lần đầu tiên để dễ dàng sử dụng hai từ “thông cảm”. Không riêng gì sự việc lần này, sự gián đoạn chập chờn của cáp quang gây ảnh hưởng không nhỏ đến người tiêu dùng trong thời buổi công nghệ hiện nay đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thông qua mạng Internet là chính. Pháp luật đã quy định rất rõ trách nhiệm của doanh nghiệp, cơ quan đối với người tiêu dùng: Điều 519 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Trường hợp dịch vụ được cung ứng không đạt được như thỏa thuận hoặc công việc không được hoàn thành đúng thời hạn thì bên sử dụng dịch vụ có quyền giảm tiền dịch vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Dẫn chiếu đến Điều 302 Luật Thương mại 2005 quy định về bồi thường thiệt hại: 1. Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. Đồng thời tại điểm e, khoản 1, điều 16 Luật Viễn thông quy định về Quyền, nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ viễn thông và thuê bao viễn thông: Trong trường hợp mạng viễn thông thường xuyên bị chậm làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đường truyền, không đúng chất lượng đường truyền như đã thỏa thuận, người tiêu dùng được quyền “khiếu nại về giá cước, chất lượng dịch vụ; được hoàn trả giá cước và bồi thường thiệt hại trực tiếp khác do lỗi của doanh nghiệp viễn thông hoặc đại lý dịch vụ viễn thông gây ra”. Nếu là trường hợp bất khả kháng thì được cơ quan có thẩm quyền xác nhận thì lúc đó trách nhiệm của nhà mạng sẽ được miễn. Tuy nhiên, vấn đề này người dùng cần được bảo vệ, khi thời gian khắc phục sự cố cáp dự kiến lên đến hơn 2 tuần. Doanh nghiệp cần có những cách đối xử phù hợp để công bằng với người tiêu dùng. Giảm giá cước, tăng tốc độ lưu lượng để bù lại những sự cố đã xảy ra,... là những khoản người tiêu dùng đáng được bù đắp.
Năm nào cáp cũng đứt, mình hận con cá mập cắn cáp vô cùng. Lần này cáp đứt phải đến cuối tháng 9 mới sửa xong. Ức quá, mình kiện con cá. Đơn khởi kiện mình viết thế này đã đủ thuyết phục chưa? CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Việt Nam, ngày này tháng nọ năm kia ĐƠN KHỞI KIỆN “CON CÁ MẬP” Kính gửi: Tòa án nhân dân online Việt Nam Người khởi kiện: Trần Rảnh Rang Địa chỉ: www.facebook.com/ranhrangthichlangthang Người bị kiện: Con cá Mập Địa chỉ: Đáy đại dương Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây: Mười tám năm qua, tôi lớn lên bên gia đình, hạnh phúc vui vẻ. Nay học đại học phương xa, gia đình xa cách, nỗi nhớ nhà, nhớ gia đình hành hạ tôi từ ngày này sang ngày khác. May mắn thay chúng tôi đã tìm thấy Facebook. Nhờ Facebook, chúng tôi có thể liên lạc với nhau cả ngày, khoảng cách địa lý cũng không còn là vấn đề nữa. Thật vui vẻ, hạnh phúc biết bao! Ấy thế mà thời gian gần đây, con cá mập trên lại sinh ra cái trò cắn cáp, làm cho tôi bị “mất mạng” nhiều lần trong những khoảng thời gian dài. Xa rời facebook, gia đình tôi cũng vì thế mà xa càng xa hơn. Bao nhiêu sự kiện xảy ra trên thế giới tôi không thể nắm bắt được. Bạn bè tôi đứa kinh doanh online, đứa “khổ luyện” thể thao điện tử cũng phải ngồi nhìn bàn phím mà rơi nước mắt, thiệt hại không thể tính hết, đau khổ vô cùng. Sự việc sai trái này của con cá mập đã được cư dân mạng làm rõ, có bằng chứng rõ ràng. Tuy nhiên, các cơ quan online có thẩm quyền lại không hề truy cứu trách nhiệm con cá Mập độc ác đấy. Nay tôi làm đơn này, kinh đề nghị Quý Tòa xem xét bắt con cá mập phải chịu trách nhiệm về Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia theo Điều 303 Bộ luật hình sự 2015 vì những lẽ sau: 1. Về khách thể: Đối tượng tác động là sợi cáp quang, là công trình, phương tiện quan trọng về thông tin – liên lạc đối với kinh tế, khoa học – kỹ thuật, văn hóa và xã hội Việt Nam. 2. Về mặt khách quan: Con cá này đã thực hiện một hành vi tàn ác là dùng răng “phá hủy” cáp quang. Cái hàm răng sắc lẹm, khỏe mạnh ấy cắn cái gì mà chẳng đứt, huống hồ chỉ là một sợi cáp mỏng manh. 3. Về mặt chủ quan: Cá mập phạm tội với lỗi cố ý. Bởi vì làm gì có thứ gì trên đời này lại có thể cắn một cách vô ý thức được, mà dù vô ý cắn cũng không thể cắn tới đứt đôi sợi cáp được. Con cá này hoàn toàn không khác gì những con cá mập khác, nhưng nó lại cắn cáp trong khi các con khác không cắn. Do đó, hành vi này là hành vi cố ý, có chủ đích và không thể được khoan dung. 4. Về chủ thể: Con cá mập ấy chắc chắn là đã trưởng thành, răng mọc đầy đủ thì mới cắn nổi cáp, chứ mấy con cá mập con răng miệng yếu ớt làm sao cắn đứt được cáp. Hơn nữa, xét trên "trình độ dân trí" của cá mập, con cá mập này có đầy đủ năng lực tương đương với những con cá mập khác chứ không hề bị điên khùng, đói kém gì. Hơn thế nữa, hành vi của con cá này lặp đi lặp lại nhiều lần, khiến sợi cáp bị đứt trở nên mỏng manh, càng dễ bị đứt hơn. Vì thế, phải truy cứu nó về cái hành vi phạm tội nhiều lần, gây hậu quả nghiêm trọng. Với những phân tích trên, con cá mập này chính là một phần tử bất hảo cần phải được trừng trị, không cho đẻ trứng để không có thế hệ cắn cáp tiếp theo. Kèm theo đơn khởi kiện này là hình ảnh chụp cận cảnh hành vi cắn cáp của Con cá mập, mong Quý Tòa suy xét. Người khởi kiện Trần Rảnh Rang Bằng chứng rành rành, cá mập hết chối nhé!
ĐỨT CÁP, NGƯỜI DÂN CÓ QUYỀN KHIẾU NẠI
Từ đầu năm tới nay, cáp AAG đã bị đứt hai lần, và phải mất không dưới 15 ngày để sửa chữa. Năm ngoái, cáp AAG cũng bị đứt vào tháng 7 và 9. Việc mạng chậm ảnh hưởng đến công việc của nhiều cá nhân, tổ chức. Thế nhưng, mỗi lần đứt cáp quang, hầu như người tiêu dùng không nhận được bất cứ lời xin lỗi nào từ nhà mạng, cũng như không có bất cứ biện pháp bồi thường nào cho khách hàng. Rồi khách hàng thì cũng “dễ tính", mạng chậm chỉ biết than thở và đòi “làm thịt” con cá mập nào cắn cáp, chứ không nghĩ tới việc sẽ bắt nhà mạng xin lỗi, bồi thường thế nào. Thực tế, khách hàng có đầy đủ quyền lợi để yêu cầu điều đó. Khi cung cấp các gói dịch vụ cho khách hàng, nhà mạng cam kết sẽ đảm bảo tốc độ đường truyền tối thiểu. Theo Điểm c Khoản 1 Điều 16 Luật Viễn thông 2009, người sử dụng dịch vụ viễn thông có quyền được “Sử dụng dịch vụ viễn thông theo chất lượng và giá cước trong hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông” và đồng thời, tại Điểm e cũng khẳng định người dùng được “ Khiếu nại về giá cước, chất lượng dịch vụ; được hoàn trả giá cước và bồi thường thiệt hại trực tiếp khác do lỗi của doanh nghiệp viễn thông hoặc đại lý dịch vụ viễn thông gây ra.” Mặt khác, tại Khoản 4 Điều 524 Bộ luật Dân sự 2005 quy định, trong trường hợp dịch vụ được cung ứng không đạt được như thoả thuận hoặc công việc không được hoàn thành đúng thời hạn thì bên thuê dịch vụ có quyền giảm tiền dịch vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Như vậy, người dùng có quyền khiếu nại, yêu cầu nhà mạng xin lỗi cũng như bồi thường cho mình. Đầu tiên, khách hàng nên liên hệ trực tiếp với nhà mạng đang cung cấp dịch vụ cho mình, chứng minh chất lượng đường truyền không đáp ứng đúng thỏa thuận và từ đó yêu cầu bồi thường thiệt hại như trừ đi tiền cước những ngày mạng châm… Người tiêu dùng mình thường cam chịu, ngại khiếu nại. Chính vì thế mà nhiều doanh nghiệp đã “được nước làm tới”, lấn áp khách hàng.