Dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh đột quỵ?
Có những dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ nào? Nguyên nhân, cách phòng tránh và nguyên tắc chung trong việc tổ chức khám bệnh, chữa bệnh đột quỵ là gì? Dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ là gì? Trước đây bệnh đột quỵ thường xảy ra ở những người lớn tuổi, tuy nhiên thời gian gần đây càng ngày càng có nhiều người trẻ bị đột quỵ do thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Sau đây sẽ là một số dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ thường gặp: - Đau đầu dữ dội: Cơn đau đầu xuất hiện một cách đột ngột và có thể kéo dài, đây là dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ sắp xảy ra. - Mặt không đều: Khuôn mặt có thể bị mất cân đối, một bên có thể chảy xệ hoặc cười méo mó, điều này là dấu hiệu của đột quỵ. - Khó nói: Người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc nói hoặc hiểu lời nói, điều này cảnh báo khả năng xảy ra đột quỵ - Mất thăng bằng: Cảm giác chóng mặt, khó giữ thăng bằng và sự phối hợp giảm sút có thể chỉ ra nguy cơ đột quỵ. - Tê yếu một bên cơ thể: Nếu cảm thấy tê liệt hoặc yếu ở một bên của cơ thể thì hãy chú ý vì đây có thể là dấu hiệu của sự chuẩn bị cho cơn đột quỵ. Theo đó, có thể kể đến một số dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ sắp xảy ra như trên, người đọc có thể tham khảo. Ngoài ra cũng còn những dấu hiệu khác, mọi người cần hết sức lưu ý khi sức khoẻ có sự bất thường bởi đột quỵ là một bệnh không lường trước được và có thể tước đoạt mạng sống con người trong tíc tắc. Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh đột quỵ? Có thể kể đến một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến đột quỵ như sau: - Tăng huyết áp: Là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra đột quỵ. Và cũng bởi nguyên nhân này mà trước đây các bệnh nhân đột quỵ thường là những người lớn tuổi - đối tượng phổ biến có bệnh lý cao huyết áp. - Bệnh tim: Các vấn đề như nhịp tim không đều (rung nhĩ), bệnh van tim có thể dẫn đến đột quỵ. - Đái tháo đường: Tăng đường huyết có thể làm tổn thương mạch máu. - Hút thuốc lá: Gây hại cho mạch máu và làm tăng nguy cơ đột quỵ. - Cholesterol cao: Tích tụ mỡ trong động mạch có thể dẫn đến tắc nghẽn. - Béo phì: Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch. - Lối sống ít vận động: Việc thiếu hoạt động thể chất có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. - Tiền sử gia đình: Nếu có người thân từng bị đột quỵ, nguy cơ của bạn cũng cao hơn vì bệnh đột quỵ cũng có thể di truyền. Theo đó, để phòng ngừa đột quỵ hiệu quả thì có thể thực hiện các biện pháp sau: - Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt và hạn chế muối, đường, chất béo bão hòa. - Tập thể dục thường xuyên: Thực hiện ít nhất 150 phút hoạt động thể chất vừa phải mỗi tuần, như đi bộ, bơi lội hoặc đạp xe. - Kiểm soát huyết áp: Theo dõi và duy trì huyết áp trong mức an toàn, sử dụng thuốc nếu cần theo chỉ định của bác sĩ. - Quản lý đường huyết: Đối với người mắc tiểu đường, việc kiểm soát đường huyết rất quan trọng để giảm nguy cơ đột quỵ. - Không hút thuốc và hạn chế uống rượu: Hút thuốc lá và uống rượu quá mức đều làm tăng nguy cơ đột quỵ. - Giảm căng thẳng: Thực hành các kỹ thuật thư giãn như yoga, thiền hoặc các hoạt động giải trí. - Khám sức khỏe định kỳ: Thực hiện các kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ. - Uống đủ nước: Giữ cho cơ thể luôn đủ nước để hỗ trợ chức năng tim mạch và tuần hoàn. Như vậy, trên đây là một số nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh đột quỵ. Tuy nhiên không phải cứ phòng tránh là mọi người có thể chủ quan mà cần chú ý vấn đề sức khỏe của mình, khi có dấu hiệu lạ thì nên đi thăm khám để bác sĩ có thể đưa ra kết luận chính xác nhất. Thông tin mang tính chất tham khảo Nguyên tắc chung trong việc tổ chức khám bệnh, chữa bệnh đột quỵ là gì? Theo Điều 3 Thông tư 47/2016/TT-BYT quy định nguyên tắc chung trong việc tổ chức khám bệnh, chữa bệnh đột quỵ như sau: - Đội đột quỵ, đơn vị đột quỵ, khoa đột quỵ và trung tâm đột quỵ tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải bảo đảm hoạt động liên tục 24/24 giờ trong ngày, 7 ngày trong tuần. - Người bệnh đột quỵ được coi là trường hợp cấp cứu. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải ưu tiên tập trung mọi điều kiện về nhân lực, trang thiết bị và cơ sở vật chất để xử trí cấp cứu kịp thời, chẩn đoán nhanh, điều trị và phục hồi chức năng sớm cho người bệnh đột quỵ. Như vậy, khi tổ chức khám bệnh, chữa bệnh đột quỵ sẽ tuân theo các nguyên tắc chung quy định trên.
Giám định mức độ suy giảm khả năng lao động khi bị đột quỵ
Trường hợp người lao động bị đột quỵ trong quá trình làm việc có được giám định suy giảm khả năng lao động để hưởng các chế độ của BHXH và hồ sơ giám định như thế nào? Các trường hợp thực hiện giám định mức độ suy giảm khả năng lao động Theo quy định tại Điều 47 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 thì các trường hợp thực hiện giám định suy giảm khả năng lao động để hưởng các chế độ của BHXH bao gồm: Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định suy giảm khả năng lao động trong trường hợp: - Sau khi bị thương tật, bệnh tật lần đầu đã được điều trị ổn định còn di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe - Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định - Đối với trường hợp thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì người lao động được làm thủ tục giám định trước hoặc ngay trong quy trình điều trị Người lao động được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau: - Vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp - Bị tai nạn lao động nhiều lần - Bị nhiều bệnh nghề nghiệp =>> Như vậy, về nguyên tắc để được giám định suy giảm khả năng lao động hưởng các chế độ của BHXH thì người lao động phải bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp thuộc một trong các trường hợp nêu trên. Bị đột quỵ có được giám định mức độ suy giảm khả năng lao động - Danh mục các bệnh nghề nghiệp được quy định tại Điều 3 Thông tư 15/2016/TT-BYT theo đó đột quỵ không được xem là bệnh nghề nghiệp. Cho nên, sẽ loại trừ trường hợp được giám định suy giảm khả năng lao động do bị bệnh nghề nghiệp nêu trên. Theo khoản 8 Điều 3 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 thì tai nạn lao động được hiểu là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. Như vậy, nếu người lao động bị đột quỵ trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động thì sẽ được xem là tai nạn lao động. Tuy nhiên, nếu người lao động bị đột quỵ trong quá trình làm việc nhưng nguyên nhân gây ra đột quỵ cho người lao động không phải là do thực hiện công việc gây nên mà là do các bệnh lý có sẵn của người lao động thì trường hợp này sẽ không được xem là tai nạn lao động. Do đó, nếu bị đột quỵ trong quá trình lao động mà nguyên nhân gây ra không phải do bệnh lý có sẵn thì sẽ được xem là tai nạn lao động. Sau khi bị đột quỵ mà người lao động đã được điều trị ổn định còn di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe thì sẽ được tiến hành giám định suy giảm khả năng lao động để hưởng các chế độ của BHXH. Hồ sơ giám định mức độ suy giảm khả năng lao động Căn cứ Thông tư 56/2017/TT-BYT thì hồ sơ giám định mức độ suy giảm khả năng lao động do bị tai nạn lao động bao gồm: - Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này - Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này đối với người lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định không còn thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động - Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế - Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Biên bản Điều tra tai nạn lao động - Bản chính hoặc bản sao hợp lệ giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án. Trường hợp người lao động không điều trị nội trú hoặc ngoại trú thì phải có giấy tờ về khám, điều trị thương tật phù hợp với thời điểm xảy ra tai nạn lao động và tổn thương đề nghị giám định - Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu còn hiệu lực =>> Như vậy, nếu bị đột quỵ được xem là tai nạn lao động thì người lao động chuẩn bị hồ sơ theo quy định nêu trên để thực hiện giám định mức độ suy giảm khả năng lao động để hưởng các chế độ của BHXH.
Tôi có nội dung thắc mắc về tai nạn lao động như sau: Tôi căn cứ Khoản 8 ĐTrường hợp người lao động bị đột quỵ trong giờ làm việc thì có được xem là tai nạn lao động hay không? Điều 3 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 có nội dung quy định như sau: "8. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.” Theo tôi hiểu như sau: Nếu người lao động bị tai nạn gây tổn thương cơ thể hoặc tai nạn gây tử vong cho người lao động trong quá trình lao động thì mới được xem là tai nạn lao động. "Tai nạn" (nguyên nhân gần gây ra tổn thương/tử vong) này phải được diễn ra trong quá trình lao động. Ví dụ: Nếu người làm hồ bị sự cố khi leo giàn giáo dẫn đến bị thương tích hoặc có thể tử vong thì sự cố leo giàn giáo bị té nêu trên mới được xem là "Tai nạn" theo quy định. Còn trường hợp đột quỵ thì nguyên nhân dẫn đến tử vong là do sinh hoạt hằng ngày không đúng cách, việc này không phát sinh trong quá trình làm việc. Như vậy, theo tôi thì trường hợp người lao động bị đột quỵ trong giờ làm việc không được xem là tai nạn lao động. Anh/chị/bạn nào có ý kiến khác thì cmt góp ý với! Chân thành cảm ơn!
Dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh đột quỵ?
Có những dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ nào? Nguyên nhân, cách phòng tránh và nguyên tắc chung trong việc tổ chức khám bệnh, chữa bệnh đột quỵ là gì? Dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ là gì? Trước đây bệnh đột quỵ thường xảy ra ở những người lớn tuổi, tuy nhiên thời gian gần đây càng ngày càng có nhiều người trẻ bị đột quỵ do thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Sau đây sẽ là một số dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ thường gặp: - Đau đầu dữ dội: Cơn đau đầu xuất hiện một cách đột ngột và có thể kéo dài, đây là dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ sắp xảy ra. - Mặt không đều: Khuôn mặt có thể bị mất cân đối, một bên có thể chảy xệ hoặc cười méo mó, điều này là dấu hiệu của đột quỵ. - Khó nói: Người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc nói hoặc hiểu lời nói, điều này cảnh báo khả năng xảy ra đột quỵ - Mất thăng bằng: Cảm giác chóng mặt, khó giữ thăng bằng và sự phối hợp giảm sút có thể chỉ ra nguy cơ đột quỵ. - Tê yếu một bên cơ thể: Nếu cảm thấy tê liệt hoặc yếu ở một bên của cơ thể thì hãy chú ý vì đây có thể là dấu hiệu của sự chuẩn bị cho cơn đột quỵ. Theo đó, có thể kể đến một số dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ sắp xảy ra như trên, người đọc có thể tham khảo. Ngoài ra cũng còn những dấu hiệu khác, mọi người cần hết sức lưu ý khi sức khoẻ có sự bất thường bởi đột quỵ là một bệnh không lường trước được và có thể tước đoạt mạng sống con người trong tíc tắc. Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh đột quỵ? Có thể kể đến một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến đột quỵ như sau: - Tăng huyết áp: Là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra đột quỵ. Và cũng bởi nguyên nhân này mà trước đây các bệnh nhân đột quỵ thường là những người lớn tuổi - đối tượng phổ biến có bệnh lý cao huyết áp. - Bệnh tim: Các vấn đề như nhịp tim không đều (rung nhĩ), bệnh van tim có thể dẫn đến đột quỵ. - Đái tháo đường: Tăng đường huyết có thể làm tổn thương mạch máu. - Hút thuốc lá: Gây hại cho mạch máu và làm tăng nguy cơ đột quỵ. - Cholesterol cao: Tích tụ mỡ trong động mạch có thể dẫn đến tắc nghẽn. - Béo phì: Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch. - Lối sống ít vận động: Việc thiếu hoạt động thể chất có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. - Tiền sử gia đình: Nếu có người thân từng bị đột quỵ, nguy cơ của bạn cũng cao hơn vì bệnh đột quỵ cũng có thể di truyền. Theo đó, để phòng ngừa đột quỵ hiệu quả thì có thể thực hiện các biện pháp sau: - Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt và hạn chế muối, đường, chất béo bão hòa. - Tập thể dục thường xuyên: Thực hiện ít nhất 150 phút hoạt động thể chất vừa phải mỗi tuần, như đi bộ, bơi lội hoặc đạp xe. - Kiểm soát huyết áp: Theo dõi và duy trì huyết áp trong mức an toàn, sử dụng thuốc nếu cần theo chỉ định của bác sĩ. - Quản lý đường huyết: Đối với người mắc tiểu đường, việc kiểm soát đường huyết rất quan trọng để giảm nguy cơ đột quỵ. - Không hút thuốc và hạn chế uống rượu: Hút thuốc lá và uống rượu quá mức đều làm tăng nguy cơ đột quỵ. - Giảm căng thẳng: Thực hành các kỹ thuật thư giãn như yoga, thiền hoặc các hoạt động giải trí. - Khám sức khỏe định kỳ: Thực hiện các kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ. - Uống đủ nước: Giữ cho cơ thể luôn đủ nước để hỗ trợ chức năng tim mạch và tuần hoàn. Như vậy, trên đây là một số nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh đột quỵ. Tuy nhiên không phải cứ phòng tránh là mọi người có thể chủ quan mà cần chú ý vấn đề sức khỏe của mình, khi có dấu hiệu lạ thì nên đi thăm khám để bác sĩ có thể đưa ra kết luận chính xác nhất. Thông tin mang tính chất tham khảo Nguyên tắc chung trong việc tổ chức khám bệnh, chữa bệnh đột quỵ là gì? Theo Điều 3 Thông tư 47/2016/TT-BYT quy định nguyên tắc chung trong việc tổ chức khám bệnh, chữa bệnh đột quỵ như sau: - Đội đột quỵ, đơn vị đột quỵ, khoa đột quỵ và trung tâm đột quỵ tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải bảo đảm hoạt động liên tục 24/24 giờ trong ngày, 7 ngày trong tuần. - Người bệnh đột quỵ được coi là trường hợp cấp cứu. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải ưu tiên tập trung mọi điều kiện về nhân lực, trang thiết bị và cơ sở vật chất để xử trí cấp cứu kịp thời, chẩn đoán nhanh, điều trị và phục hồi chức năng sớm cho người bệnh đột quỵ. Như vậy, khi tổ chức khám bệnh, chữa bệnh đột quỵ sẽ tuân theo các nguyên tắc chung quy định trên.
Giám định mức độ suy giảm khả năng lao động khi bị đột quỵ
Trường hợp người lao động bị đột quỵ trong quá trình làm việc có được giám định suy giảm khả năng lao động để hưởng các chế độ của BHXH và hồ sơ giám định như thế nào? Các trường hợp thực hiện giám định mức độ suy giảm khả năng lao động Theo quy định tại Điều 47 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 thì các trường hợp thực hiện giám định suy giảm khả năng lao động để hưởng các chế độ của BHXH bao gồm: Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định suy giảm khả năng lao động trong trường hợp: - Sau khi bị thương tật, bệnh tật lần đầu đã được điều trị ổn định còn di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe - Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định - Đối với trường hợp thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì người lao động được làm thủ tục giám định trước hoặc ngay trong quy trình điều trị Người lao động được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau: - Vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp - Bị tai nạn lao động nhiều lần - Bị nhiều bệnh nghề nghiệp =>> Như vậy, về nguyên tắc để được giám định suy giảm khả năng lao động hưởng các chế độ của BHXH thì người lao động phải bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp thuộc một trong các trường hợp nêu trên. Bị đột quỵ có được giám định mức độ suy giảm khả năng lao động - Danh mục các bệnh nghề nghiệp được quy định tại Điều 3 Thông tư 15/2016/TT-BYT theo đó đột quỵ không được xem là bệnh nghề nghiệp. Cho nên, sẽ loại trừ trường hợp được giám định suy giảm khả năng lao động do bị bệnh nghề nghiệp nêu trên. Theo khoản 8 Điều 3 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 thì tai nạn lao động được hiểu là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. Như vậy, nếu người lao động bị đột quỵ trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động thì sẽ được xem là tai nạn lao động. Tuy nhiên, nếu người lao động bị đột quỵ trong quá trình làm việc nhưng nguyên nhân gây ra đột quỵ cho người lao động không phải là do thực hiện công việc gây nên mà là do các bệnh lý có sẵn của người lao động thì trường hợp này sẽ không được xem là tai nạn lao động. Do đó, nếu bị đột quỵ trong quá trình lao động mà nguyên nhân gây ra không phải do bệnh lý có sẵn thì sẽ được xem là tai nạn lao động. Sau khi bị đột quỵ mà người lao động đã được điều trị ổn định còn di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe thì sẽ được tiến hành giám định suy giảm khả năng lao động để hưởng các chế độ của BHXH. Hồ sơ giám định mức độ suy giảm khả năng lao động Căn cứ Thông tư 56/2017/TT-BYT thì hồ sơ giám định mức độ suy giảm khả năng lao động do bị tai nạn lao động bao gồm: - Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này - Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này đối với người lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định không còn thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động - Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế - Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Biên bản Điều tra tai nạn lao động - Bản chính hoặc bản sao hợp lệ giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án. Trường hợp người lao động không điều trị nội trú hoặc ngoại trú thì phải có giấy tờ về khám, điều trị thương tật phù hợp với thời điểm xảy ra tai nạn lao động và tổn thương đề nghị giám định - Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu còn hiệu lực =>> Như vậy, nếu bị đột quỵ được xem là tai nạn lao động thì người lao động chuẩn bị hồ sơ theo quy định nêu trên để thực hiện giám định mức độ suy giảm khả năng lao động để hưởng các chế độ của BHXH.
Tôi có nội dung thắc mắc về tai nạn lao động như sau: Tôi căn cứ Khoản 8 ĐTrường hợp người lao động bị đột quỵ trong giờ làm việc thì có được xem là tai nạn lao động hay không? Điều 3 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 có nội dung quy định như sau: "8. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.” Theo tôi hiểu như sau: Nếu người lao động bị tai nạn gây tổn thương cơ thể hoặc tai nạn gây tử vong cho người lao động trong quá trình lao động thì mới được xem là tai nạn lao động. "Tai nạn" (nguyên nhân gần gây ra tổn thương/tử vong) này phải được diễn ra trong quá trình lao động. Ví dụ: Nếu người làm hồ bị sự cố khi leo giàn giáo dẫn đến bị thương tích hoặc có thể tử vong thì sự cố leo giàn giáo bị té nêu trên mới được xem là "Tai nạn" theo quy định. Còn trường hợp đột quỵ thì nguyên nhân dẫn đến tử vong là do sinh hoạt hằng ngày không đúng cách, việc này không phát sinh trong quá trình làm việc. Như vậy, theo tôi thì trường hợp người lao động bị đột quỵ trong giờ làm việc không được xem là tai nạn lao động. Anh/chị/bạn nào có ý kiến khác thì cmt góp ý với! Chân thành cảm ơn!