Bộ Quốc phòng trả lời về tạm hoãn nhập ngũ với công dân là lao động duy nhất nuôi cha mẹ già
Ngày 23/02/2023, Bộ Quốc phòng có câu trả lời đối với kiến nghị của một cử tri liên quan đến quy định hết độ tuổi lao động giữa Luật NVQS và Luật Lao động. Cụ thể, kiến nghị của cử tri với nội dung như sau: Luật Nghĩa vụ quân sự và Luật Lao động còn có sự chồng chéo, chưa thống nhất với nhau. Do Luật Nghĩa vụ quân sự quy định độ tuổi hết tuổi lao động là 70 tuổi, còn Luật Lao động (sửa đổi) quy định độ tuổi hết tuổi lao động là 60 tuổi, dẫn đến việc thanh niên trực tiếp nuôi dưỡng cha mẹ đã hết tuổi lao động là từ 60 tuổi trở lên bị gọi nhập ngũ. Theo quy định Luật Nghĩa vụ quân sự thì vẫn gọi nhập ngũ vì cha mẹ tuy đã hết tuổi lao động nhưng vẫn còn khả năng lao động (70 tuổi). Đề nghị nghiên cứu trình Quốc hội xem xét, điều chỉnh các Luật trên cho thống nhất. Theo đó, Bộ Quốc phòng có văn bản trả lời như sau: Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 được Quốc hội Khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 19/6/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016; cùng với các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn Luật được ban hành, điều chỉnh một số nội dung cơ bản như: Quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự (NVQS), đối tượng tạm hoãn, miễn gọi nhập ngũ trong thời bình; công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ; tiêu chuẩn tuyển chọn về độ tuổi gọi nhập ngũ, sức khỏe, văn hóa, chính trị, đạo đức; chế độ chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ và thân nhân; chế tài xử phạt... đã tạo hành lang pháp lý, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về NVQS. Sau hơn 7 năm thực hiện đã góp phần quan trọng đối với việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng của địa phương, đơn vị. Thực hiện Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, hằng năm công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ để bổ sung quân số cho các đơn vị thường trực và thay quân theo luật định, tạo nguồn lực lượng dự bị động viên hùng hậu, chất lượng cao; góp phần quan trọng nâng cao sức mạnh chiến đấu của Quân đội, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong mọi tình huống. Qua sơ kết, nghiên cứu, rà soát 6 năm thực hiện Luật NVQS năm 2015 giai đoạn 2016-2021 của các địa phương, đơn vị và Bộ Quốc phòng; thực tiễn, quá trình triển khai thực hiện đã có những khó khăn, vướng mắc, trong đó có vấn đề về tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 41 “Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động...” (không quy định độ tuổi hết tuổi lao động là 70 tuổi như ý kiến của cử tri phản ánh) và chưa được cụ thể, thiếu chi tiết, dẫn đến không thống nhất trong quá trình thực hiện xét duyệt đối tượng tạm hoãn gọi nhập ngũ ở địa phương. Bộ Quốc phòng tiếp thu, nghiên cứu, xem xét, chỉ đạo cơ quan chức năng rà soát, phối hợp với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất Chính phủ, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật NVQS năm 2015 theo chương trình soạn thảo Luật, Pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV và hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan lĩnh vực NVQS bảo đảm thống nhất, đồng bộ trong triển khai thực hiện góp phần thực hiện công bằng trong công tác tuyển quân. Trên đây là nội dung trả lời của Bộ Quốc phòng đối với kiến nghị liên quan đến vấn đề hết độ tuổi lao động. Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng
Đóng BHXH cho lao động nước ngoài cho người quá độ tuổi lao động
Lao động nước ngoài đã ngoải tuổi nghỉ hưu (>65 tuổi) khi doanh nghiệp tuyển dụng thì có cần tham gia BHXH bắt buộc cho họ không?
Độ tuổi lao động và giải quyết nghỉ việc đối với NLĐ chưa đủ thời gian đóng BHXH?
Mình có 1 vấn đề mong mọi người cho ý kiến ạ. NLĐ nữ sinh năm 1965 (k có ngày tháng sinh, chưa đủ thời gian tham gia BHXH) thì khi nào hết tuổi lao động ạ? Và được chấm dứt HĐLĐ với người này vì lý do hết tuổi lao động không? Xin cám ơn!
Như thế nào là ngoài độ tuổi lao động để giảm trừ gia cảnh?
Cho mình hỏi về việc đăng ký giảm trừ gia cảnh thuế TNCN như sau: Căn cứ điểm đ.2 - Điều 9 - Thông tư 111 như sau: Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng. Xét trường hợp cha tôi sinh ngày 1/5/1960, đến ngày 1/5/2020 là đủ 60 tuổi. Bước sang ngày 2/5/2020 là 60 tuổi 1 ngày hay nói cách khác là bước sang tuổi 61 (chưa đủ 61 tuổi). Thêm điều kiện cha tôi không đi làm, chỉ ở nhà phụ vợ bán quán, không đi làm nên không có liên quan tới vấn đề về hưu vào ngày 1 của tháng liền kề thời điểm đủ 60 tuổi. Như vậy, cha tôi có đủ điều kiện để đăng ký giảm trừ phụ thuộc từ tháng 5/2020 hay không? Vì rõ ràng tại thời điểm 2/5/2020 cha tôi đã ngoài độ tuổi lao động => tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng là tháng 5/2020. Hiện nay, không có văn bản cụ thể cho vấn đề trên, cơ quan thuế chỉ dựa vào việc pháp lý bên Luật BHXH là thời điểm tính về hưu là ngày 1 của tháng liền kề thời điểm đủ 60 tuổi để áp hướng dẫn đăng ký từ sau tháng tròn 60 tuổi. Trong khi luật lao động 2012 chỉ quy định độ tuổi lao động là từ 15 tuổi đến đủ 60 tuổi mà thôi. Xin mọi người cho ý kiến và cơ sở pháp lý khác rõ ràng hơn mà mọi người đã biết nhé.
Xin kính chào quý Luật Sư,chuyên gia tư vấn pháp lý Em có thắc mắc mong được tư vấn giúp em 1. Trường họp có lao động sinh ngày 28/10/2001, tính theo ngày tháng năm sinh thì chưa đủ 18 tuổi. Trường hợp này nếu làm việc thì hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, công việc bố trí như thế nào thích hợp ah. Em cảm ơn
Bộ Quốc phòng trả lời về tạm hoãn nhập ngũ với công dân là lao động duy nhất nuôi cha mẹ già
Ngày 23/02/2023, Bộ Quốc phòng có câu trả lời đối với kiến nghị của một cử tri liên quan đến quy định hết độ tuổi lao động giữa Luật NVQS và Luật Lao động. Cụ thể, kiến nghị của cử tri với nội dung như sau: Luật Nghĩa vụ quân sự và Luật Lao động còn có sự chồng chéo, chưa thống nhất với nhau. Do Luật Nghĩa vụ quân sự quy định độ tuổi hết tuổi lao động là 70 tuổi, còn Luật Lao động (sửa đổi) quy định độ tuổi hết tuổi lao động là 60 tuổi, dẫn đến việc thanh niên trực tiếp nuôi dưỡng cha mẹ đã hết tuổi lao động là từ 60 tuổi trở lên bị gọi nhập ngũ. Theo quy định Luật Nghĩa vụ quân sự thì vẫn gọi nhập ngũ vì cha mẹ tuy đã hết tuổi lao động nhưng vẫn còn khả năng lao động (70 tuổi). Đề nghị nghiên cứu trình Quốc hội xem xét, điều chỉnh các Luật trên cho thống nhất. Theo đó, Bộ Quốc phòng có văn bản trả lời như sau: Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 được Quốc hội Khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 19/6/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016; cùng với các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn Luật được ban hành, điều chỉnh một số nội dung cơ bản như: Quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự (NVQS), đối tượng tạm hoãn, miễn gọi nhập ngũ trong thời bình; công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ; tiêu chuẩn tuyển chọn về độ tuổi gọi nhập ngũ, sức khỏe, văn hóa, chính trị, đạo đức; chế độ chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ và thân nhân; chế tài xử phạt... đã tạo hành lang pháp lý, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về NVQS. Sau hơn 7 năm thực hiện đã góp phần quan trọng đối với việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng của địa phương, đơn vị. Thực hiện Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, hằng năm công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ để bổ sung quân số cho các đơn vị thường trực và thay quân theo luật định, tạo nguồn lực lượng dự bị động viên hùng hậu, chất lượng cao; góp phần quan trọng nâng cao sức mạnh chiến đấu của Quân đội, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong mọi tình huống. Qua sơ kết, nghiên cứu, rà soát 6 năm thực hiện Luật NVQS năm 2015 giai đoạn 2016-2021 của các địa phương, đơn vị và Bộ Quốc phòng; thực tiễn, quá trình triển khai thực hiện đã có những khó khăn, vướng mắc, trong đó có vấn đề về tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 41 “Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động...” (không quy định độ tuổi hết tuổi lao động là 70 tuổi như ý kiến của cử tri phản ánh) và chưa được cụ thể, thiếu chi tiết, dẫn đến không thống nhất trong quá trình thực hiện xét duyệt đối tượng tạm hoãn gọi nhập ngũ ở địa phương. Bộ Quốc phòng tiếp thu, nghiên cứu, xem xét, chỉ đạo cơ quan chức năng rà soát, phối hợp với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất Chính phủ, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật NVQS năm 2015 theo chương trình soạn thảo Luật, Pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV và hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan lĩnh vực NVQS bảo đảm thống nhất, đồng bộ trong triển khai thực hiện góp phần thực hiện công bằng trong công tác tuyển quân. Trên đây là nội dung trả lời của Bộ Quốc phòng đối với kiến nghị liên quan đến vấn đề hết độ tuổi lao động. Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng
Đóng BHXH cho lao động nước ngoài cho người quá độ tuổi lao động
Lao động nước ngoài đã ngoải tuổi nghỉ hưu (>65 tuổi) khi doanh nghiệp tuyển dụng thì có cần tham gia BHXH bắt buộc cho họ không?
Độ tuổi lao động và giải quyết nghỉ việc đối với NLĐ chưa đủ thời gian đóng BHXH?
Mình có 1 vấn đề mong mọi người cho ý kiến ạ. NLĐ nữ sinh năm 1965 (k có ngày tháng sinh, chưa đủ thời gian tham gia BHXH) thì khi nào hết tuổi lao động ạ? Và được chấm dứt HĐLĐ với người này vì lý do hết tuổi lao động không? Xin cám ơn!
Như thế nào là ngoài độ tuổi lao động để giảm trừ gia cảnh?
Cho mình hỏi về việc đăng ký giảm trừ gia cảnh thuế TNCN như sau: Căn cứ điểm đ.2 - Điều 9 - Thông tư 111 như sau: Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng. Xét trường hợp cha tôi sinh ngày 1/5/1960, đến ngày 1/5/2020 là đủ 60 tuổi. Bước sang ngày 2/5/2020 là 60 tuổi 1 ngày hay nói cách khác là bước sang tuổi 61 (chưa đủ 61 tuổi). Thêm điều kiện cha tôi không đi làm, chỉ ở nhà phụ vợ bán quán, không đi làm nên không có liên quan tới vấn đề về hưu vào ngày 1 của tháng liền kề thời điểm đủ 60 tuổi. Như vậy, cha tôi có đủ điều kiện để đăng ký giảm trừ phụ thuộc từ tháng 5/2020 hay không? Vì rõ ràng tại thời điểm 2/5/2020 cha tôi đã ngoài độ tuổi lao động => tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng là tháng 5/2020. Hiện nay, không có văn bản cụ thể cho vấn đề trên, cơ quan thuế chỉ dựa vào việc pháp lý bên Luật BHXH là thời điểm tính về hưu là ngày 1 của tháng liền kề thời điểm đủ 60 tuổi để áp hướng dẫn đăng ký từ sau tháng tròn 60 tuổi. Trong khi luật lao động 2012 chỉ quy định độ tuổi lao động là từ 15 tuổi đến đủ 60 tuổi mà thôi. Xin mọi người cho ý kiến và cơ sở pháp lý khác rõ ràng hơn mà mọi người đã biết nhé.
Xin kính chào quý Luật Sư,chuyên gia tư vấn pháp lý Em có thắc mắc mong được tư vấn giúp em 1. Trường họp có lao động sinh ngày 28/10/2001, tính theo ngày tháng năm sinh thì chưa đủ 18 tuổi. Trường hợp này nếu làm việc thì hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, công việc bố trí như thế nào thích hợp ah. Em cảm ơn