Kính gửi quý anh/chị Nhờ anh chị tư vấn giúp em. Sự việc như sau Hiện em có vụ kiện lừa đảo chiếm đoạt tài sản của chủ hụi lên nhiều nick ảo để hốt hụi và lấy tiền của hụi viên. Em hiện tại là người thưa kiện, nhưng em vị vướng vấn đề này cần được tư vấn pháp luật và hỗ trợ. Ngày 28/08/2023 chủ hụi liên hệ em và 3 người nữa nói kẹt tiền do bị dựt hụi nên xin thiếu lại 1 tuần sẽ trả cho em bọn em và có lập nhóm để gửi thông tin đó. Hứa đầu tháng 9 bạn xoay tiền được sẽ trả cho mọi người nhưng để duy trì trong vài ngày tới để có tiền chung cho hụi viên khác nên nhờ để tên 4 người trong nhóm xin nợ để lên hụi hốt hụi (tên mối người có hốt 1 chưng hụi nhưng chủ hụi làm gì làm mọi người không biết), đến đầu tháng 09 chủ hụi báo bể hụi, sau khi xem xét tìm chứng cứ mới phát hiện bạn lừa mọi người bằng cách lập nick ảo hốt hụi lấy tiền hụi viên. Khi Hình sự vào điều tra báo việc em cho mượn nick ảo là đồng phạm. Nhờ quý anh/chị tư vấn giúp em, giờ em phải làm gì, và như vậy tội nặng không? Em xin chân thành cảm ơn.
Xác định tình tiết “có tính chất côn đồ” trong tội “giết người” có đồng phạm?
Trong vụ án đồng phạm giết người, người giúp sức không trực tiếp thực hiện hành vi thì tình tiết “có tính chất côn đồ” được xác định như thế nào? Tìm hiểu nội dung của Án lệ số 17/2018/AL về tình tiết “có tính chất côn đồ” trong tội “giết người” có đồng phạm (được ban hành kèm theo Quyết định 269/QĐ-CA năm 2018 công bố án lệ do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành). Tóm tắt nội dung vụ việc: Khoảng 08h ngày 13-01-2015, do có mâu thuẫn trong sinh hoạt nên xảy ra xô xát giữa các con của ông Dương Quang Q là Dương Quang T, Dương Quang R và Dương Quang K với ông Dương Quang H, Dương Quang L và Nguyễn Văn H. Các con của ông Q dùng tay, chân đấm đá vào người ông Dương Quang H làm ông H bị xây xát nhẹ. Thấy bố vợ là ông Dương Quang H bị các con của ông Q đánh, Nguyễn Văn H gọi điện báo cho Trần Quang V (là con rể của ông H). Biết tin bố vợ bị đánh, V đi từ Hà Tĩnh về Thừa Thiên Huế và rủ thêm Phạm Nhật T cùng đi đánh ông Q. Khi đi, V và T lấy ở nhà T 02 cây mã tấu, bỏ vào túi vợt cầu lông rồi mang theo. Khoảng 16 giờ ngày 19-01-2015, V chở T đến thị trấn Lăng Cô và gọi điện cho H đến nhậu cùng. Tại quán nhậu H nói với V “Ba bị đánh thương lắm, giờ vẫn còn đau”. V hỏi H địa chỉ nhà ông Q ở đâu và đặc điểm nhận dạng ông Q như thế nào. Nghe H nói xong, V nói với T “Tý nữa nhậu xong tau với mi đi đánh lại”, H nói “Nếu đánh thì đánh dằn mặt thôi”. Sau đó, H về trước, V và T vẫn tiếp tục nhậu. Khoảng 17 giờ 45 phút, khi đang thanh toán tiền, Trần Quang V nói với Phạm Nhật T “Có gì tao vào đánh, người dân ra thì mi chặn lại”, T đồng ý và lên xe máy để V chở đến nhà ông Q. Sau khi chạy vòng quanh nhà ông Q, biết ông Q không có ở nhà, V dừng xe ở một chỗ vắng người, lấy vải nilon che biển số xe rồi chở T đi lên cầu Lăng Cô đứng đợi. Đến khoảng 18 giờ, V chở T vòng xe quay lại đến trước nhà ông Q và nhìn thấy ông Q đang cúi người mở cổng. V dừng xe mở túi vợt cầu lông lấy ra 01 cây mã tấu có lưỡi hình răng cưa rồi chạy đến chém liên tiếp vào đầu, mặt, lưng, chân và tay ông Q làm ông Q bị ngã gục xuống đất. Do nhiều người dân xung quanh nhìn thấy hô hoán và chạy đến nên T cầm mã tấu đe dọa, ngăn chặn tạo điều kiện cho V chạy đến chỗ để xe máy và nổ máy tẩu thoát. Khi đến gần đèo Phú Gia, V gọi điện thoại cho H hỏi về tình trạng thương tích của ông Q. H hỏi lại V “Thế em có chém ông Q không? Ông Q đi Bệnh viện rồi”. Gọi điện thoại cho H xong V gọi điện cho Dương Quang L nói “Anh vừa mới chém ông Q xong! Em ở đâu, về cất 02 cây mã tấu cho anh!”. Nghe V điện xong L ra đường đứng đợi V và T đến. T đưa cho L túi vợt cầu lông đựng 02 cây mã tấu nhờ L cất giấu rồi V tiếp tục chở T về nhà của V và ngồi uống bia với T. Sau khi L đưa túi đựng 02 cây mã tấu về nhà nhờ ông Dương Quang H cất hộ, ông H đem túi này sang nhà bếp của ông Hồ T (bố vợ của ông H) cất giấu. Ông Dương Quang Q được người dân đưa đi cấp cứu và điều trị tại Bệnh viện thành phố Đà Nẵng đến ngày 03-02-2015 thì được ra viện. Tại Bản kết luận giám định pháp y về thương tích số 26-15/TgT ngày 28-01-2015, Trung tâm giám định pháp y tỉnh Thừa Thiên Huế kết luận: Ông Dương Quang Q bị đa vết thương phần mềm vùng đầu, vai trái, khuỷu tay trái, đùi trái, để lại sẹo không ảnh hưởng chức năng 3%; vết thương phần mềm vùng mặt ít ảnh hưởng chức năng 8%; chấn thương gãy 04 răng cửa R1.1,1.2,1.3, 3.3; 2 răng hàm nhỏ 1.4,1.5; răng hàm 1.6 và 1.7 đang điều trị, hiện mất chức năng răng đối diện 20%; vết thương đứt gần lìa 1 bàn tay trái đã phẫu thuật tái tạo, hiện còn điều trị chưa đánh giá được di chứng chức năng 8%; vết thương đứt lìa ngón 2 và 3 bàn tay trái 25%; tỷ lệ tổn thương cơ thể chung là 51%; vật gây thương tích các tổn thương trên là vật sắc nặng. Nội dung của Án lệ: [1] Theo các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án thì: Sau khi chứng kiến việc bố vợ là ông Dương Quang H bị các con của ông Dương Quang Q đánh, Nguyễn Văn H là người trực tiếp gọi điện báo cho Trần Quang V biết việc ông H bị đánh. Trong lúc ăn nhậu cùng V và Phạm Nhật T vào tối ngày 19-01-2015, biết V và T có ý định đi đánh ông Q để trả thù, H nói “Ba bị đánh thương lắm, chừ còn đau”, làm củng cố ý thức, quyết tâm của V trong việc đi đánh ông Q. H cũng là người chỉ nơi ở, đặc điểm nhận dạng của ông Q cho V và T biết để V và T có thể thực hiện hành vi đánh ông Q. Khi nghe V và T bàn bạc kế hoạch đi đánh ông Q, H không can ngăn mà còn nói “Nếu đánh thì đánh dằn mặt thôi”, thể hiện sự thống nhất ý chí về việc đánh ông Q. Sau đó, H bỏ về trước. Thực tế, Trần Quang V đã dùng mã tấu chém liên tiếp vào vùng đầu, mặt, chân, tay ông Q làm ông Q gục ngay tại chỗ. Do mọi người can ngăn và được đưa đi cấp cứu kịp thời nên ông Q không chết là ngoài ý muốn chủ quan của V. Sau khi chém ông Q, V đã gọi liên tiếp ba cuộc điện thoại cho H để hỏi về thương tích của ông Q. Mặc dù, H không biết trước việc V dùng mã tấu chém liên tiếp vào những vùng trọng yếu trên cơ thể ông Q, có thể tước đoạt tính mạng của ông Q nhưng H đã thống nhất ý chí với V và T trong việc đánh ông Q, chấp nhận hậu quả xảy ra. Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm kết án Nguyễn Văn H đồng phạm với Trần Quang V và Phạm Nhật T về tội “Giết người” là có căn cứ. Tuy nhiên Tòa án cấp sơ thẩm kết án Nguyễn Văn H theo điểm n khoản 1 Điều 93 Bộ luật Hình sự năm 1999 với tình tiết định khung “Có tính chất côn đồ” là không đúng, bởi vì: Trong vụ án này Trần Quang V và Phạm Nhật T là người trực tiếp thực hiện hành vi đánh ông Q; chỉ vì mâu thuẫn nhỏ nhặt trong sinh hoạt với các con của ông Q mà V và T đã dùng mã tấu chém nhiều nhát vào những vùng trọng yếu trên cơ thể của ông Q nên chỉ hành vi phạm tội của V và T “Có tính chất côn đồ”, còn Nguyễn Văn H không trực tiếp tham gia đánh ông Q mà giúp sức cho V và T trong việc đánh ông Q nên hành vi phạm tội của H không “Có tính chất côn đồ” mà chỉ thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 93 Bộ luật Hình sự năm 1999. Như vậy, trong vụ án có đồng phạm, nếu người giúp sức/xúi giục có hành vi nhằm làm củng cố ý thức, quyết tâm thực hiện tội phạm của người thực hành; và thực hiện các hành động giúp sức khác như chỉ nơi ở, đặc điểm nhận dạng của người bị hại để người thực hiện hành vi đánh/ tác động lên người bị hại; không ngăn cản người thực hành mà còn nói vô thêm,... điều này sẽ thể hiện sự sự thống nhất ý chí trong thực hiện tội phạm => để từ đó xác định họ là đồng phạm trong cùng vụ án và sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về cùng tội danh với người thực hành. Tuy nhiên, người xúi giục/ giúp sức không có mặt khi người thực hành thực hiện tội phạm, không biết việc người thực hành sử dụng hung khí chém vào những vùng trọng yếu trên cơ thể bị hại thì không thể đánh giá đối với tình tiết phạm tội “Có tính chất côn đồ” được.
Trẻ 14 tuổi không tham gia đánh người nhưng đi chung thì có bị xem là đồng phạm không?
Cháu 14 tuổi đi chơi cùng anh họ và bạn của anh thì anh họ bị bắt xe do cõng ba. Trong lúc anh họ làm vào đồn làm việc thì cháu cùng người bạn cùa anh bỏ đi bộ ra ngoài. Sau đó người bạn đó tìm gặp một nhóm bạn khác để đi chơi chung, cháu không biết đi đâu nên cũng đi theo luôn. Nhóm bạn ra chơi ở công viên thì có nói chuyện xảy ra mâu thuẫn với hai bạn trẻ. Nhóm bạn này đang chuẩn bị đánh người thì cháu có khuyên can, nhưng họ nói vậy mày đi chỗ khác đi và kêu cháu xách dép dùm. Cháu sợ nên cũng nghe lời xách dép bỏ đi nơi khác. Trong lúc đó thì nhóm bạn này đã cùng nhau đánh người bằng cây gãy xương tay. Bỏ đi được một lúc cháu không biết đi đâu vì không rành đường và cũng không có điện thoại để liên lạc nên đã quay lại thì bị ciong an phường bắt giữ. Lúc công an điều tra thì cháu khai không có mặt lúc các bạn đánh người như vụ việc đã xảy ra. Vậy xin hỏi cháu có bị xem là đồng phạm tội cố ý gây thương tích không và có phải chịu bồi thường hay đóng phạt vi phạm hành chính gì không? Nhờ luật sư giải đáp thắc mắc, thành thật biết ơn!
Xác định đồng phạm như thế nào?
Khái niệm đồng phạm được quy định tại khoản 1 Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017: "Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm". Trên thực tế tội phạm có thể do một cá nhân thực hiện cũng có thể do nhiều người thực hiện. Tuy nhiên, trong trường hợp nhiều người cùng thực hiện tội phạm thì mức độ tham gia, đóng góp vào việc phạm tội và hậu quả xảy ra hay nói cách khác là tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của từng hành vi của từng người không giống nhau cho nên theo nguyên tắc công bằng trách nhiệm hình sự không thể như nhau. Và để xác định đồng phạm, cần dựa vào các dấu hiệu khách quan và chủ quan để đưa ra căn cứ chính xác. Về mặt khách quan của đồng phạm có nghĩa số lượng tham gia phải là hai người trở lên nhưng phải đảm bảo điều kiện có ít nhất hai người có năng lực trách nhiệm hình sự đủ độ tuổi chịu trách nhiệm luật định. Không thể có đồng phạm nếu có hai người nhưng một người đủ độ tuổi một người chưa hoặc một người có năng lực trách nhiệm hình sự còn người kia mắc bệnh tâm thần, không thể nhận thức và điều khiển hành vi. Đồng thời phải có sự đảm bảo sự liên kết giữa các hành vi của mỗi người trong đồng phạm. Trong đó mỗi người tham gia vào đồng phạm phải có ít nhất một trong bốn hành vi là thực hành, tổ chức, xúi giục hoặc giúp sức. Một người có thể tham gia vào đồng phạm khi thực hiện bốn hành vi trên hoặc thực hiện một hành vi nhưng giữa các hành vi phải có mối liên kết nói cách khác là nằm trong thể thống nhất. Mặt chủ quan của đồng phạm có nghĩa là những người trong đồng phạm phải cùng cố ý, tức là phải có sự liên kết về mặt chủ quan trong đồng phạm. Đồng phạm chỉ đặt ra với các tội thực hiện với hình thức lỗi cố ý. Được thể hiện qua hai khía cạnh cùng lý trí và cùng ý chí. Trong đó cùng lý trí có nghĩa là mỗi người trong đồng phạm đều biết hành vi của mình là nguy hiểm có xã hội và biết về hành vi nguy hiểm của người khác. Đều thấy trước hậu quả chung về tội phạm mà họ đang thực hiện. Ngoài ra, cùng ý chí có nghĩa là những người đó cùng mong muốn có sự liên kết của các hành vi và có cùng ý thức bỏ mặc hậu quả chung phát sinh.
Quy định hình phạt trong đồng phạm
1. Khái niệm quyết định hình phạt trong đồng phạm Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm được Tòa án thực hiện sau khi định tội danh đồng phạm, căn cứ tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm, nhân thân của người phạm tội, để quyết định miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hoặc xác định khung hình phạt, quyết định loại và mức hình phạt hay biện pháp tư pháp áp dụng đối với từng người đồng phạm và thể hiện trong bản án kết tội. Quyết định hình phạt đối với đồng phạm phải tuân thủ các quy đinh chung về quyết định hình phạt bởi vì đồng phạm cũng chỉ là một hình thức phạm tội. Tuy nhiên, hình thức phạm tội do đồng phạm là một trường hợp phạm tội đặc biệt nên có những đặc thù riêng: Thứ nhất, quyết định hình phạt trong đồng phạm trên cơ sở hoạt động định danh đồng phạm. Thứ hai, quyết đinh hình phạt trong đồng phạm phải tuân thủ các nguyên tắc truy cứu trách nhiệm hình sự trong đồng phạm. 2. Căn cứ quyết định hình phạt trong đồng phạm Các căn cứ quyết định hình phạt là những đòi hỏi mang tính nguyên tắc vì đó chính là những biểu hiện, những đòi hỏi của các nguyên tắc quyết định hình phạt. Nếu như các nguyên tắc quyết định hình phạt là những tư tưởng chỉ đạo, tư tưởng xuất phát và định hướng hoạt động của Tòa án khi áp dụng chế tài luật hình sự đối với người phạm tội thì các căn cứ quyết định hình phạt là đòi hỏi mà Tòa án dựa vào đó để quyết định hình phạt đúng pháp luật, công bằng, hợp lý. Căn cứ quyết định hình phạt trong đồng phạm đucợ quy định tại Điều 58 BLHS 2015: “Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm. Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.” Căn cứ để phân hóa trách nhiệm hình sự trong đồng phạm để xác định hình phạt cho từng người đồng phạm là: - Tính chất tham gia (vai trò đối với hoạt động của nhóm tội phạm - Mức độ tham gia (phần đóng góp thực tế vào quá trình thực hiện tội phạm - Mức độ lỗi - Các tình tiết về nhân thân có ý nghĩa đối với việc quyết định hình phạt.
Nhận biết cướp giật hay cướp? Đồng phạm?
A và B quen nhau trên mạng Internet. Sáng 1/3, cả hai rủ nhau đi chiếm đoạt tài sản. Thấy anh X đang dừng xe nghe điện thoại, A cho xe áp sát anh X và B ngồi sau giựt chiếc điện thoại của anh X. Nhưng anh X nhanh tay nắm cổ áo của B làm B té ngã. B một tay dùng bình hơi cay mang theo trong người xịt vào mặt nạn nhân, một tay bỏ chiếc điện thoại vừa giật được vào túi quần rồi cùng A bỏ chạy. A và B chạy được một đoạn thì bị bắt cùng tang vật." Ở đây thì hành vi của B đã chuyển hóa từ cướp giật sang cướp, nhưng đối với A thì tội danh lúc này là cướp giật hay là đồng phạm trong tội cướp? Theo Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017) Điều 17. Đồng phạm ... 4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành. Hiện tại vấn đề phát sinh liên quan đến hành vi vượt quá của đồng phạm vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể, còn nhiều quan điểm và xét trên thực tế từng vụ việc để có kết luận mức độ, tính chất. Với trường, quan điểm mình hiểu như sau: + A và B rủ nhau thực hiện hành vi, ở đây đã xác định yếu tố đồng phạm về việc bàn bạc, thảo luận và chuẩn bị công cụ, phương tiện phạm tội. Bình xịt hơi cay là công cụ có thể được xem xét là A và B đã cùng bàn bạc thống nhất mua để đề phòng trong trường hợp bị phát hiện, truy đuổi và có biện pháp để chống trả. Do đó, theo quan điểm đánh giá, ở đây thì chắc chắn A và B đã bàn bạc phương án này, và nếu B là người thực hành thì sẽ theo kế hoạch đã sẵn và sử dụng bình hơi cay để tấn công khi bị truy đuổi, phát hiện. + Hành vi của A và B đã chuyển hóa từ Cướp giật tài sản sang Cướp tài sản, hành vi trực tiếp là xịt hơi cay tấn công và cướp tài sản. Như vậy, việc xịt hơi cay là hành vi phục vụ cho việc phạm tội và từ ban đầu như đã phân tích ở trên thì mục địch mua bình xịt mang theo để đề phòng và tấn công lại khi bị phát hiện hoặc chống trả. Do đó, nếu xét phạm vi đồng phạm thì A và B cũng bị truy tố theo Tội Cướp Tài sản, bản chất ở đây chuyển hóa tội phạm nhưng công cụ, phương tiện đều thực hiện cho mục đích phạm tội, A và B đã có bàn bạc và chuẩn bị. Do đó, quan điểm của mình là cùng truy tố về Tội Cướp Tài sản với A và B. Mong nhận thêm góp ý từ mọi người.
Bài tập tình huống về đồng phạm?
L và B (chủ tiệm vàng) có tình cảm đồng tính với nhau và nhiều lần quan hệ tại nhà riêng. Biết B hay ngủ trông tiệm vàng vào ban đêm nên L nảy sinh ý định giết B để cướp tài sản. L rủ A và T tham gia. Cả 3 cùng bàn bạc, sẽ sơ đồ nhà; T mang đến cho L và A mỗi người 01 dao găm để gây án. Một hôm vào lúc 23h30, L cùng A giấu 2 con dao trong người tới nhà B. Trong lúc quan hệ tình dục, A và L đã dùng dao đâm B nhiều nhát vào cổ, đầu, mặt, lưng, bụng khiến nạn nhân tử vong. Chúng mở tủ lấy đi tiền, vàng, ngoại tệ và xe máy SH (tổng giá trị khoảng 2,8 tỷ đồng) rồi đến một số tỉnh, thành phố ăn chơi. Một tuần sau, A và L bị bắt. Tòa án đã xét xử A, L về hai tội giết người (khoản 1 Điều 123) và tội cướp tài sản (khoản 4 Điều 168 BLHS). Trong trường hợp này T có bị coi là đồng phạm với A, L về tội cướp tài sản và tội giết người nêu trên không ạ? Nếu có thì e muốn biết rõ hơn về vai trò của T trong vụ án này ạ? Và riêng đối với hành vi của A( vừa giết người+ cướp của) thì đây là CTTP cơ bản hay CTTP tăng nặng ạ?
Mức án cho đồng phạm người giúp sức đánh bạc?
Chào luật sư ạ! Luật sư cho e hỏi về trường hợp của em ạ. Bạn e có nhờ mượn tài khoản ngân hàng của e để nhận hộ tiền chuyển đến, lý do khi mượn tài khoản của e là " do bên kia chuyển tiền vào tài khoản của bạn e nhiều lần quá nên bên kia nghi ngờ tài khoản có vấn đề nên đã khoá và không cho chuyển vào tài khoản của bạn e nữa" Vì chỉ nghĩ đơn thuần là nhờ chuyển hộ tiền nên e đã đồng ý. 1, 2 lần đầu thì bạn e có điện báo e trk, mấy lần sau thì e thấy tiền tự chuyển về tài khoản sau đấy thì bạn e mới gọi điện để nhờ chuyển lại về tài khoản của bạn e. E có nhận và chuyển lại hộ cho bạn e vài lần. Mấy lần đầu cách nhau nên e ko để ý, về sau e thấy chuyển nhiều lần liên tục nên e sợ và từ chối ko chuyển hộ nữa. sau này e mới biết bạn e chơi game trên web, và tiền đấy là từ game chuyển về. Mấy lần đầu nhận được bao nhiêu thì e chuyển lại cho bạn nguyên như vậy. Về sau thì mỗi lần chuyển tiền bạn e lại gọi bảo chỉ cần chuyển lại chẵn thôi, còn lại giữ lại 1 ít lẻ coi như bù tiền phí chuyển tiền của ngân hàng ấy ạ. Số tiền ko cố định dao động mỗi lần chỉ 100-200, ví dụ : 3215000 thì bạn e bảo chỉ cần chuyển 3100000 thôi. sự việc diễn ra khoảng từ năm 2018-2019. Mấy hôm vửa rồi e có giấy triệu tập của cơ quan công an. Và được sau khi khai báo thì e được các a công an thông báo e mắc tội : " đồng phạm, trên cương vị người giúp sức cho đối tượng đánh bạc" Vậy luật sư cho e hỏi tội của e mắc phải là gì? , và hình phạt mức án phải chịu nhưnthees nào với ạ. em xin cảm ơn!
Thuê người khác phạm tội thì bị tội gì?
Thuê người khác phạm tội thay mình Trong nhiều trường hợp, một người tuy muốn thực hiện hành vi phạm pháp nhưng lại cố gắng né tránh trách nhiệm hình sự bằng cách thuê người khác làm trực tiếp thực hiện. Trường họp đó người thuê có phải chịu trách nhiệm gì hay không? Thuê người khác phạm tội có phải đồng phạm hay không? Trong Bộ luật hình sự 2015, Điều 17 quy định về những người được xem là “Đồng phạm” - Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. - Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. - Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức. => Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm. => Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. => Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. => Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. Đối với người thuế người khác phạm tội, trước hết cần khẳng định người này biết rõ, có mục đích rõ ràng về việc thực hiện tội phạm. Về chủ thể, những người đồng phạm đều phải có đủ điều kiện của chủ thể phạm tội: Là người có đủ khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự. Hành vi của những người tham gia phải có sự liên kết thống nhất với nhau mới được coi là đồng phạm, biểu hiện qua: Hành vi của người này phải là tiền đề cho hành vi của người khác; Hành vi của mỗi người phải có mối quan hệ nhân quả với việc thực hiện tội phạm chung và hậu quả của tội phạm chung đó. Trách nhiệm hình sự đối với đồng phạm Điều 58 Bộ luật hình sự có quy định: “Điều 58. Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm. Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.” Tùy thuộc vào tính chất của đồng phạm đã được nêu ở đầu bài, việc phân hóa trách nhiệm hình sự được phân tích cụ thể ở đường dẫn dưới đây: >>> Phân hóa mức độ trách nhiệm hình sự của người đồng phạm Như vậy, hành vi thuê người khác phạm tội, tùy vào mức độ mà sẽ bị coi là đồng phạm và vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội mình có chủ ý gây ra.
Những dấu hiệu đặc trưng để nhận biết sự “tiếp nhận ý chí” trong chế định đồng phạm
Chế định đồng phạm là đề tài đã có nhiều công trình khoa học, bài viết nghiên cứu, phân tích trong cộng đồng luật học. Vấn đề mà các nhà nghiên cứu, các cơ quan tố tụng vướng mắc nhất khi đánh giá vai trò đồng phạm không phải là về cơ sở lý luận, về khái niệm hay về những nội dung cơ bản của đồng phạm, mà chủ yếu là việc áp dụng chế định đồng phạm trong thực tiễn, trong đó nổi lên hai vấn đề: Thế nào là “tiếp nhận ý chí” và việc “cá thể hóa trách nhiệm hình sự” trong tiếp nhận ý chí. Khi làm rõ được khái niệm “tiếp nhận ý chí” thì sẽ phân biệt được với trường hợp đồng phạm có sự bàn bạc trước, từ đó phân hóa được trách nhiệm của những người đồng phạm. Để làm rõ từng nội dung này và mối liên hệ giữa chúng với nhau, có thể phân tích như sau: 1. Những dấu hiệu đặc trưng của sự “tiếp nhận ý chí”: Trước hết, về khái niệm “tiếp nhận ý chí”: Theo từ điển tiếng Việt, tiếp nhận là “Đón nhận từ người khác, nơi khác chuyển giao cho”; còn ý chí là “Điều mà tâm ý của mình đã định” hoặc là “Cái lòng muốn mạnh mẽ, nhất định phải thực hiện cho bằng được”. Như vậy, có thể hiểu “tiếp nhận ý chí” là sự đón nhận tâm ý, mong muốn của người khác để cùng thực hiện một việc nào đó. Hoặc có thể nói: “Tiếp nhận ý chí” là sự chủ động thực hiện điều mong muốn của người khác. Tuy nhiên, “ý chí” lại là cái vô hình, không nhìn thấy vì nó là suy nghĩ, mong muốn trong đầu của một người. Nó chỉ biểu hiện ra ngoài bằng hành động, cử chỉ, lời nói, thái độ cụ thể của con người. Vì vậy, để chứng minh thế nào là sự biểu hiện ý chí ra bên ngoài của một chủ thể và thế nào là sự “tiếp nhận ý chí” của chủ thể còn lại là vấn đề rất phức tạp (trong phạm vi bài viết này, để thuận tiện cho việc nghiên cứu và phân biệt giữa các chủ thể với nhau, chúng tôi quy ước tên gọi của “người được tiếp nhận ý chí” là “chủ thể chính”; còn “người tiếp nhận ý chí” là “chủ thể đồng phạm”). Trong chế định đồng phạm, tiếp nhận ý chí là sự tự hiểu ý của một người trước hành động, lời nói, cử chỉ, thái độ của người khác mà không có sự bàn bạc, trao đổi trước. Sự tự hiểu ý này được biểu hiện ra bằng một hoặc một chuỗi hành động vi phạm pháp luật hình sự, nhằm để thực hiện mong muốn của chủ thể chính. Tuy nhiên, việc chứng minh sự “tiếp nhận ý chí” không hề đơn giản, bởi sự tiếp nhận diễn ra trong thời gian rất ngắn và nhanh, do đó phải rất thận trọng khi đánh giá vì liên quan đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đó. Có thể nhận biết sự “tiếp nhận ý chí” qua những dấu hiệu đặc trưng như sau: * Về thời gian: Thông thường, việc tiếp nhận ý chí diễn ra tại thời điểm tội phạm đang được thực hiện. Ví dụ: T đang khám người M để trấn tiền thì Q (là bạn của T) đi bộ tới chủ động cùng T khám người M, lấy tiền và cả hai đánh M bỏ chạy. Như vậy, mặc dù không có sự bàn bạc trước nhưng tại thời điểm T đang khám người bị hại thì Q đi tới tham gia vào việc trấn tiền cùng T, sau đó cùng T đánh M nên Q đồng phạm với T về tội cướp tài sản. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp việc tiếp nhận ý chí được diễn ra trước khi tội phạm thực hiện, nhưng thời điểm này cũng là trước liền kề với thời gian xảy ra tội phạm. Ví dụ: A và B đang cãi nhau. C là con của B vừa đi làm về thấy vậy nên cũng xông vào chửi A. Sau đó, B lao vào đánh A. C thấy vậy cũng lao vào đánh A. Hậu quả A thương tích 26%, nên B và C bị khởi tố về tội cố ý gây thương tích. * Về địa điểm: Việc tiếp nhận ý chí được thực hiện tại ngay địa điểm xảy ra tội phạm (hiện trường). Trường hợp các đồng phạm trao đổi trước với nhau tại một địa điểm khác, sau đó mới đi đến địa điểm xảy ra tội phạm thì lúc này không còn sự tiếp nhận ý chí nữa mà là trường hợp đã có sự bàn bạc, thống nhất trước của đồng phạm thông thường. Như vậy, khẳng định một đặc điểm riêng biệt của sự “tiếp nhận ý chí” là: Nếu không phải được thực hiện tại hiện trường xảy ra tội phạm, thì sẽ không có sự tiếp nhận ý chí. * Không có sự bàn bạc trước: Đây là dấu hiệu đặc trưng để phân biệt đồng phạm trong trường hợp “tiếp nhận ý chí” với trường hợp đồng phạm có sự bàn bạc trước. Không có sự bàn bạc trước là trường hợp giữa những người đồng phạm hoàn toàn không trao đổi, thống nhất gì trước hoặc trong khi tội phạm xảy ra. Việc trao đổi, bàn bạc trong đồng phạm ở đây được hiểu là trao đổi, bàn bạc qua hình thức: Lời nói trực tiếp; bằng tin nhắn, văn bản, thư điện tử… Tuy nhiên, thực tế cũng có trường hợp chủ thể chính nói trực tiếp với chủ thể đồng phạm (hoặc hô to lên mà không hướng đến cụ thể người nào đối với trường hợp có nhiều người đồng phạm), nhưng chủ thể đồng phạm không trả lời mà có hành động thực hiện luôn theo lời chủ thể chính thì không coi là có sự bàn bạc trước. Bởi việc bàn bạc là phải được trao đổi, thống nhất giữa hai hay nhiều bên, nếu ý kiến được đưa ra chỉ từ một phía thì không phải là sự bàn bạc mà là sự “tiếp nhận ý chí”. Có thể nói, do không có sự bàn bạc trước nên việc tiếp nhận ý chí chủ yếu thông qua sự “tự hiểu ý” giữa các chủ thể với nhau, như: Qua hành động, thái độ, lời nói, cử chỉ… Ví dụ: Do mâu thuẫn cá nhân, Nguyễn Văn S đứng cãi nhau với Lê Ngọc G tại cổng trường. Sau đó, bạn của S là Vũ Tiến Tr, Phạm Văn Q và Bùi Mạnh D đi từ trong trường học ra đứng cạnh S nhưng không nói gì. Thấy có đông người bạn của mình đến, S hung hăng lao vào tát, đấm G vào mặt nhưng bị G gạt ra và đánh lại. Bực tức vì một mình không đánh được G, S đã hô lên “Anh em ơi, đánh chết thằng này cho tao”. Khi nghe thấy S hô như vậy thì Tr, Q và D đã lao vào cùng S dùng chân, tay đánh G. Hậu quả G bị thương tích 25% nên S và các đồng phạm bị khởi tố về tội Cố ý gây thương tích. Như vậy, mặc dù không bàn bạc gì trước và S cũng không nói cụ thể với ai, nhưng Tr, Q, D đã “tiếp nhận ý chí” của S qua lời S hô hào, nên đã đồng phạm với S và phải chịu trách nhiệm về hành vi cố ý gây thương tích. * Tính biểu hiện ý chí ra bên ngoài: Để người khác tiếp nhận ý chí của mình thì buộc phải biểu hiện ý chí của mình ra bên ngoài, nếu không biểu hiện ra bên ngoài thì người khác không thể biết mà làm theo. Trong đồng phạm, nếu không chứng minh được chủ thể chính biểu hiện ý chí của mình ra bên ngoài cụ thể là gì, thì không thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ được, nên đây là dấu hiệu rất quan trọng cần phải chứng minh. Sự biểu hiện ý chí trong đồng phạm có hai hình thức là “hành động” và “không hành động”. Cụ thể như sau: - Biểu hiện bằng hành động: Là trường hợp chủ thể chính có lời nói, cử chỉ, thái độ, ánh mắt, ám hiệu… để chủ thể đồng phạm hiểu được ý muốn của họ. Việc chứng minh sự tiếp nhận ý chí trong trường hợp này tương đối thuận lợi vì chủ thể chính đã thể hiện ý chí của mình bằng một hành động cụ thể. - Biểu hiện bằng không hành động: Là sự để mặc cho chủ thể đồng phạm tự thực hiện hành vi tội phạm theo mong muốn của chủ thể chính. Đây là trường hợp rất phức tạp mà các cơ quan tố tụng thường vướng mắc khi giải quyết, bởi để chứng minh được việc “để mặc” đồng nghĩa với việc “mong muốn người khác thực hiện theo ý của mình” là vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, chúng vẫn có những đặc điểm riêng để nhận biết, phân biệt với những trường hợp khác. Chúng ta có thể xác định việc “để mặc” trong trường hợp này qua những dấu hiệu sau: + Chủ thể đồng phạm là người quen, bạn bè, người thân của chủ thể chính và có mong muốn “giúp đỡ”, “bảo vệ” hoặc “bênh vực” chủ thể chính, nên mặc dù không có sự “nhờ vả” nhưng chủ thể đồng phạm đã có hành động vi phạm pháp luật hình sự. + Chủ thể chính biết sự có mặt (hiện diện) của chủ thể đồng phạm tại hiện trường, trong thời điểm xảy ra sự việc và biết được chủ thể đồng phạm đang có hành vi vi phạm pháp luật để bênh vực, bảo vệ mình nên có ý thức để mặc cho người đó tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc chủ thể chính có thể tham gia cùng chủ thể đồng phạm thực hiện tội phạm (mặc dù không bàn bạc, trao đổi trước). + Chủ thể chính có thể mong muốn hoặc không mong muốn hậu quả xảy ra, nhưng họ vẫn phải chịu trách nhiệm về hậu quả do chủ thể đồng phạm đã gây ra nếu hậu quả đó phù hợp với mong muốn của họ. Việc buộc chủ thể chính phải chịu trách nhiệm về hậu quả do chủ thể đồng phạm gây ra là đúng quy định với pháp luật hình sự và phù hợp với thực tiễn, bởi mặc dù hậu quả là do chủ thể đồng phạm gây nên nhưng nguyên nhân đều bắt nguồn từ chủ thể chính mà ra. Bên cạnh đó, hậu quả này lại phù hợp với mong muốn của chủ thể chính thì càng rõ trách nhiệm phải chịu về hậu quả đó. Ví dụ: Thấy N và M đang cãi nhau, P (là bạn của N) đi qua nên cùng N chửi mắng M. Sau đó, cả P và N (không trao đổi, bàn bạc gì) cùng lao vào đánh M. Hậu quả, P gây thương tích 27% cho M, còn N gây thương tích cho M 2%. Trong vụ án này, mặc dù N chỉ gây thương tích cho M 2% và không bàn bạc trước với P về việc đánh M, nhưng N vẫn phải chịu trách nhiệm về tổng tỷ lệ thương tích của M là 29%, bởi việc P đánh M là đúng theo mong muốn của N, nên hậu quả như nào thì N phải chịu trách nhiệm như thế. Tuy nhiên, cần phân biệt “hành động” và “không hành động” trong đồng phạm khác với “hành động” và “không hành động” trong hành vi khách quan của cấu thành tội phạm. Trong đồng phạm, “hành động” và “không hành động” là hành vi trao đổi thông tin, tín hiệu giữa những người đồng phạm với nhau; còn “hành động” và “không hành động” trong cấu thành tội phạm là hành vi thực hiện tội phạm cụ thể. Nói cách khác, cùng là “hành động” (hoặc không hành động), nhưng trong đồng phạm thì đó là hành động biểu hiện của sự thống nhất về ý chí; còn trong cấu thành tội phạm thì đó là hành động biểu hiện của một hành vi phạm tội cụ thể. * Tính nhanh chóng: Do việc tiếp nhận ý chí xảy ra tại nơi thực hiện tội phạm và là thời điểm đang diễn ra tội phạm (hoặc trước thời điểm diễn ra nhưng liền kề) nên sự tiếp nhận ý chí được diễn ra một cách chớp nhoáng, không có thời gian để bàn bạc hay suy nghĩ. Tính nhanh chóng là nguyên nhân dẫn đến việc buộc những người đồng phạm phải “tiếp nhận ý chí” để cùng thực hiện hành vi tội phạm, bởi họ không có thời gian hoặc không thể bàn bạc được do sự việc diễn ra quá nhanh. Từ những phân tích trên, chúng tôi đưa ra khái niệm “tiếp nhận ý chí” trong đồng phạm như sau: “Tiếp nhận ý chí là sự thống nhất về tư tưởng, suy nghĩ giữa những chủ thể tội phạm với nhau mà không có sự bàn bạc, trao đổi trước để nhằm thực hiện một hành vi vi phạm pháp luật hình sự theo mong muốn của chủ thể chính”. 2. Cá thể hóa trách nhiệm hình sự trong trường hợp tiếp nhận ý chí Khi có đủ căn cứ để xác định có sự đồng phạm thuộc trường hợp tiếp nhận ý chí, thì các chủ thể đều phải chịu trách nhiệm như các trường hợp đồng phạm thông thường. Tức là các chủ thể đều phải chịu trách nhiệm chung về hậu quả đã gây ra, trừ trường hợp vượt quá theo quy định tại khoản 4, Điều 17 BLHS năm 2015: “4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành”. Nhìn chung, việc chứng minh thế nào là sự “vượt quá” trong đồng phạm thường rất khó, đặc biệt lại trong trường hợp tiếp nhận ý chí, vì đây là trường hợp không có sự bàn bạc trước. Khi không có sự bàn bạc trước thì khó biết mong muốn của chủ thể chính như nào để mà xác định chủ thể đồng phạm có vượt quá hay không. Nghiên cứu các vụ án trên thực tế hiện nay cho thấy: “Hành vi vượt quá” trong đồng phạm là trường hợp có đủ căn cứ để đánh giá hậu quả đã xảy ra rõ ràng là khác biệt với mong muốn của chủ thể chính do hành vi “quá đà” của chủ thể đồng phạm gây ra. Nói cách khác, cần phải chứng minh có hai sự kiện: Một là có sự kiện vượt quá do chủ thể đồng phạm gây ra và hai là sự kiện vượt quá này phải nằm ngoài ý muốn của chủ thể chính. Ví dụ: A và B là bạn của nhau, mỗi người đi một xe máy đang trên đường đến trường học thì xe của A va chạm với xe máy của C ngã ra đường. Do bực tức, A lao vào đánh C. Thấy bạn đánh nhau, B cũng dựng xe và lao vào cùng A đánh C. Sau đó, mặc dù A đã dừng lại và bảo B thôi không đánh C nữa, nhưng B vẫn tiếp tục lao vào dùng gạch đập nhiều phát vào đầu C gây chấn thương sọ não. Như vậy, đối với thương tích chấn thương sọ não mà B gây ra cho C rõ ràng là vượt quá mong muốn của A, vì đây là hành vi sau khi A đã có lời can ngăn B, nên A sẽ không phải chịu trách nhiệm về hậu quả này. Tuy nhiên, cần phân biệt trường hợp vượt quá về hậu quả với trường hợp vượt quá về phương pháp, thủ đoạn. Trong thực tiễn, để thực hiện một tội phạm, thì tùy từng đối tượng sẽ có hành vi, phương pháp, thủ đoạn, tính quyết liệt, sự tinh vi… khác nhau, nhưng đều dẫn đến một mục đích, mong muốn chung. Vì vậy, nếu chủ thể đồng phạm có sự vượt quá về hành vi, về phương pháp, thủ đoạn, cách thức thực hiện tội phạm thì chủ thể chính vẫn phải chịu trách nhiệm cùng. Cụ thể: Vẫn trong ví dụ trên, nếu trường hợp A không can ngăn B mà cứ để mặc cho B dùng gạch đập vào đầu C thì A vẫn phải chịu trách nhiệm cùng B về hậu quả chấn thương sọ não và tình tiết dùng hung khí nguy hiểm (viên gạch). Bởi mặc dù A không tham gia vào việc gây thương tích cho C nữa, nhưng vẫn đây là chuỗi sự kiện diễn ra liên tục, chưa chấm dứt nên không có cơ sở để cho rằng hậu quả của sự vượt quá do B thực hiện có nằm ngoài ý muốn của A không. Nhìn chung, khi xác định đã có sự đồng phạm, thì tất cả những người đồng phạm đều phải chịu trách nhiệm chung về hậu quả do những người đồng phạm khác gây ra, trong đó bao gồm cả việc đồng phạm về dùng hung khí, về phương thức, thủ đoạn… (trừ trường hợp có sự vượt quá)./. Trần Mạnh Hà - Phó Viện trưởng VKSND quận Ba Đình (vkshanoi.gov.vn) Theo VKSNDTC
Thắc mắc quy định về đồng phạm?
Chào Luật sư! Luật sư có thể tư vấn giúp tôi vụ việc như sau: do va chạm dẫn đến một thành viên trong đội của em tôi bị đội bạn đánh bị thương sau đó hai bên đã dừng và hủy trận đấu, thấy đồng đội bị đánh đau em tôi liền chạy ra tìm kiếm dụng cụ để đánh trả (3 chiếc tuýp 27) và sau đó 4 người bạn của em tôi đã giật lấy chiếc tuýp và đánh gãy chân một thành viên đội bóng kia, việc thực hiện hành vi đánh gãy chân 1 người của đội bóng kia là do 4 người bạn của em tôi thực hiện sau đó đã bị cơ quan Công an triệu tập và khởi tố vì tội cố ý gây thương tích, em tôi chỉ là người mang tuýp cho 4 người bạn đó. Như vậy, luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này em tôi có liên quan gì tới vụ án không, và có bị coi là đồng phạm không thưa luật sư.
Con chào chú ! Ngày 3|8 nhóm tụi con có 12 người và đang đi vòng vòng thì 1 đứa trong nhóm tên P bàn kế hoạch đánh nhau ( nhưng không phải chết người ) lúc đó con có tham gia nhưng con không xúi giục, không đánh nhau, cũng không chở ai, lúc lại địa điểm con đứng ngoài xe coi tụi nó đánh nhau lúc đánh xong con thì có bỏ chạy lúc ra khu chung cư tụi nó móc dao ra: nói tao đâm chết người rồi. Bàn tán xong con cũng chạy về nhà nên con không biết gì hết. Chú cho con hỏi tội của con thì có đi tù không ạ?
Vai trò, mức độ chịu trách nhiệm hình sự đối với người đồng phạm
Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. Trường hợp vụ án có đồng phạm khi xác định tội danh cũng phải căn cứ vào mức độ, hành vi đối với từng đối tượng vì trách nhiệm khác nhau. Các bạn có thể tham khảo nội dung phân tích dưới đây để hiểu về tính chất và mức độ của từng đối tượng trong vụ án có đồng phạm. Đừng quên góp ý, bổ sung những nội dung mà bài viết chưa được đề cập tới nhé! NGƯỜI THỰC HÀNH NGƯỜI TỔ CHỨC NGƯỜI XÚI GIỤC NGƯỜI GIÚP SỨC Khái niệm Là người trực tiếp thực hiện tội phạm Là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tôi phạm. Là người dụ dỗ, kích động, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm Là người tạo ra những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. Tính chất hành vi Là người trực tiếp thực hiện tội phạm,trực tiếp có hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm Hành vi của người thực hành có vị trí trung tâm trong vụ án đồng phạm. Nếu không có người thực hành thì tính chất của tội phạm sẽ dừng ở mức độ khác có thể là nhẹ hơn. Trong mối quan hệ với những người đồng phạm khác , người tổ chức là người có sáng kiến thành lập, rủ rê, lôi kéo người khác cùng thực hiện tội phạm; phân công trách nhiệm cho những người đồng phạm khác để thống nhất thực hiện tội phạm. Chính vì vậy hành vi của người tổ chức được xem là nguy hiểm nhất trong đồng phạm. Thông thường, hành vi của người xúi giục ít nguy hiểm hơn so với hành vi của người tổ chức. Nhưng tùy vào trường hợp cụ thể mà nó có thể nguy hiểm hơn hoặc ít nguy hiểm hơn hành vi của người thực hành. Hành vi ở đây có thể là kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm So với hành vi của người tổ chức, người giúp sức và người thực hành thì hành vi của người giúp sức có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội hạn chế hơn. Vì hành vi giúp sức chỉ đóng góp vai trò là tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng hơn cho việc thực hiện tội phạm, chứ nó không đóng vai trò quyết định trong việc thực hiện tội phạm. Giúp sức có thể giúp bằng lời khuyên, lời chỉ dẫn; cung cấp phương tiện tội phạm Mức độ trách nhiệm hình sự Chịu trách nhiệm tương ứng với hành vi thực hiện tội phạm của mình. Khi quyết định hình phạt thì người tổ chức thường phải chịu mức hình phạt nặng hơn so với các đồng phạm khác. Thường chịu mức TNHS nhẹ hơn người tổ chức. TNHS của người giúp sức thường hạn chế hơn so với các đồng phạm khác.
Đi cùng người bán ma tuý nhưng k biết có bị coi là đồng phạm?
Chào luật sư ! Vừa rồi em có đi ăn uống với bạn , trong lúc đó thì có một người bạn nhờ em chở về nhà lấy tiền có việc . Em đồng ý và chở người đó về , e đứng trước hẻm còn người đó vô nhà , sau 5' người đó ra và nhờ em chở qua chung cư gần đó để lấy nốt tiền mai về quê . Lúc đến chung cư thì 3' sau có đội trinh sát ma tuý ập vào bắt giữ em cùng bạn em, sau đó tìm thấy cạnh xe oto ( của em) có một gói ma tuý , và bạn e thừa nhận đó là mt của nó và đang đem bán cho một người trong chung cư . Về đồn thì bạn em khai là em ko biết việc có mang ma tuý , em cũng khai là ko biết, sau đó em dc kí vào biên bản phần " người chứng kiến " và dc ra về sau khi test chất kích thích nhưng ko dương tính . Nhưng xe của e thì bị giữ lại . Đến nay dc 8 ngày rồi . Luật sư cho e hỏi nếu bây giờ lời khai của bạn em thay đổi, khai là e có biết sự việc (nhưng ko có gì chứng minh là em biết cả vì ko có tin nhắn , hình ảnh, hay bất cứ điều gì chứng minh dc) thì em có bị truy trách nhiệm ko ạ? Và nếu e ko phải t trách nhiệm gì thì xe của em ( là tang vật) bao lâu sẽ dc nhận lại ? Em có nên viết đơn cứu xét xin nhận lại tài sản ko ạ? Em cảm ơn luật sư!
Xin hỏi anh tôi và con anh ấy có phải là đồng phạm không?
Tôi xin nhờ luật sư tư vấn về một trường hợp sau. Do có mâu thuẫn từ trước, con của anh tôi năm nay mới 15 tuổi đã lao vào dùng chân tay không đánh ông hàng xóm, thấy thế anh tôi cũng lao vào cùng con trai mình đánh ông hàng xóm đó, trong khi đánh thì cháu tôi có cầm chiếc ghế nhựa đập vào đầu ông hàng xóm gây rách da chảy máu. Cơ quan công an giám định thương tích của ông hàng xóm là 3%. tôi muốn hỏi luật sư anh trai tôi có bị khỏi tố về tội CYGTT không? có đồng phạm trong vụ việc này không? Hai bố con không có bàn bạc thống nhất gì từ trước.
Có đồng phạm trong vận chuyển gỗ lậu không
Tôi sử dụng xe mô tô đi trước để canh đường, cảnh giới cơ quan công an cho bạn tôi sử dụng xe máy cày vận chuyển gỗ lậu. Xin hỏi tôi có bị xử lý vi phạm gì không?
Vợ có là đồng phạm khi ký tên vay tiền cùng chồng?
Tình huống: hai vợ chồng cùng ký vào giấy vay tiền 3,2 tỷ của bà A với mục đích là vay để đáo hạn ngân hàng nhưng thực tế lại ko sử dụng vào việc đáo hạn mà người chồng lại mang đi đánh bạc mất hết số tiền trên, việc người chồng đánh bạc mất số tiền trên người vợ không hề biết, theo quy định của pháp luật khi ko còn khả năng trả nợ bà A kiện thì người chồng chịu tội gì và người vợ chịu tội gì? Trường hợp này truy vợ không trực tiếp thực hiện hành vi đánh bạc hết tiền, nhưng đã cùng chồng tạo niềm tin đối với bà A đề bà A cho vay tiền, như vậy vợ có là đồng phạm với chồng hay không?
Đồng phạm có này có phải chịu tội không?
A (đang có vợ) và B (đang có chồng) là hai người cùng xã quen biết rồi có quan hệ tình cảm bất chính với nhau. Mối quan hệ bất chính của A và B bị C (chồng của B) phát hiện. Vì muốn được tự do quan hệ, chung sống với nhau, B bàn với A tìm cách giết C. B báo cho A biết thời gian, đoạn đường C thường đi lấy hàng vào sáng sớm để A chuẩn bị phương tiện và thực hiện việc giết C. Hành vi của A và B sau đó bị tòa án kết án theo khoản 1 Điều 123 BLHS. Giả sử sau khi giết C, A còn lấy của nạn nhân số tiền 1,5 triệu đồng và chiếc xe máy (trị giá 10 triệu đồng) thì B có phải chịu TNHS cùng A về tội cướp tài sản không? Tại sao? (1,5 điểm).
A đồng phạm hay không tố giác tội phạm
18h00 ngày 11/4/2019, Trần Văn B có đến gửi nhà Nguyễn Thị A 100 kg pháo nổ được đựng trong thùng bọc kín; khi gửi B có nói với A đó là thùng hàng tiêu dùng. Tối cùng ngày, do tò mò A mở ra xem thì biết đó là pháo nổ. Sáng hôm sau, 12/4/2019, A đi chợ và mua được 05kg pháo nổ vừa đem về nhà thì bị Công an bắt, đồng thời khai ra 100 kg pháo nổ mà B gửi tại nhà; sau đó B cũng bị bắt và thừa nhận những nội dung trên. A có đồng phạm với B về tội tàng trữ pháo nổ không? hay A bị truy cứu về tội không tố giác tội phạm
Có dấu hiệu "đồng phạm" trong vụ án xâm hại tình dục với các nam sinh tại Phú Thọ
Những ngày gần đây, sau loạt phóng sự của VTV và cơ quan CSĐT tỉnh Phú Thọ, sự việc về thầy hiệu trưởng trường Phổ thông nội trú Thanh Sơn có hành vi xâm hại tình dục đối với các nam học sinh của trường, dư luận đang rất bức xúc về vấn đề sự việc trên. Những chỉ trích, lên án không chỉ dừng lại đối với vị hiệu trưởng của trường mà còn nhắm đến các thầy cô giáo đang công tác giảng dạy tại trường này. Bởi qua lời kể lại của các nạn nhân, những lần xâm hại tình dục của thầy hiệu trưởng với các em, thầy hiệu trưởng đều yêu cầu các giáo viên gọi các em lên phòng làm việc của ông, sau đó ông mới thực hiện hành vi đồi bại. Tồi tệ hơn, sau những lần đó, theo lời kể của các em học sinh thì thầy cô đã trêu các em với những câu bông đùa thật sự đáng sợ… “Thầy có cho ăn kẹo mút không”. Hành vi của các thầy, cô giáo trong lời kể của các em có dấu hiệu đồng phạm không? Theo Khoản 3 Điều 17 Bộ luật hình sự 2015, thì đồng phạm bao gồm là: - Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm. - Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. - Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. - Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. Trong trường hợp như lời kể của các em, các thầy cô giáo đã có hành vi gọi các em lên phòng thầy hiệu trưởng trong khi biết rõ lên đó thầy sẽ có những hành vi gì, thì hành vi này đã có dấu hiệu đồng phạm với người thầy kia với vai trò là người giúp sức. Và hoàn toàn có khả năng phải chịu trách nhiệm hình sự nếu như Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Thọ có những chứng cứ sau quá trình điều tra. Có dấu hiệu của hành vi không tố giác tội phạm Cũng qua lời kể của các em, có thể có thầy cô gọi cho các em lên phòng thầy hiệu trưởng (hành vi này là đồng phạm như đã giải thích ở trên). Ngoài ra đối với những thầy cô biết sự việc mà im lặng, không tố giác ra các cơ quan chức năng cũng có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tộ không tố giác tội phạm quy định tại Điều 19 BLHS 2015.
Kính gửi quý anh/chị Nhờ anh chị tư vấn giúp em. Sự việc như sau Hiện em có vụ kiện lừa đảo chiếm đoạt tài sản của chủ hụi lên nhiều nick ảo để hốt hụi và lấy tiền của hụi viên. Em hiện tại là người thưa kiện, nhưng em vị vướng vấn đề này cần được tư vấn pháp luật và hỗ trợ. Ngày 28/08/2023 chủ hụi liên hệ em và 3 người nữa nói kẹt tiền do bị dựt hụi nên xin thiếu lại 1 tuần sẽ trả cho em bọn em và có lập nhóm để gửi thông tin đó. Hứa đầu tháng 9 bạn xoay tiền được sẽ trả cho mọi người nhưng để duy trì trong vài ngày tới để có tiền chung cho hụi viên khác nên nhờ để tên 4 người trong nhóm xin nợ để lên hụi hốt hụi (tên mối người có hốt 1 chưng hụi nhưng chủ hụi làm gì làm mọi người không biết), đến đầu tháng 09 chủ hụi báo bể hụi, sau khi xem xét tìm chứng cứ mới phát hiện bạn lừa mọi người bằng cách lập nick ảo hốt hụi lấy tiền hụi viên. Khi Hình sự vào điều tra báo việc em cho mượn nick ảo là đồng phạm. Nhờ quý anh/chị tư vấn giúp em, giờ em phải làm gì, và như vậy tội nặng không? Em xin chân thành cảm ơn.
Xác định tình tiết “có tính chất côn đồ” trong tội “giết người” có đồng phạm?
Trong vụ án đồng phạm giết người, người giúp sức không trực tiếp thực hiện hành vi thì tình tiết “có tính chất côn đồ” được xác định như thế nào? Tìm hiểu nội dung của Án lệ số 17/2018/AL về tình tiết “có tính chất côn đồ” trong tội “giết người” có đồng phạm (được ban hành kèm theo Quyết định 269/QĐ-CA năm 2018 công bố án lệ do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành). Tóm tắt nội dung vụ việc: Khoảng 08h ngày 13-01-2015, do có mâu thuẫn trong sinh hoạt nên xảy ra xô xát giữa các con của ông Dương Quang Q là Dương Quang T, Dương Quang R và Dương Quang K với ông Dương Quang H, Dương Quang L và Nguyễn Văn H. Các con của ông Q dùng tay, chân đấm đá vào người ông Dương Quang H làm ông H bị xây xát nhẹ. Thấy bố vợ là ông Dương Quang H bị các con của ông Q đánh, Nguyễn Văn H gọi điện báo cho Trần Quang V (là con rể của ông H). Biết tin bố vợ bị đánh, V đi từ Hà Tĩnh về Thừa Thiên Huế và rủ thêm Phạm Nhật T cùng đi đánh ông Q. Khi đi, V và T lấy ở nhà T 02 cây mã tấu, bỏ vào túi vợt cầu lông rồi mang theo. Khoảng 16 giờ ngày 19-01-2015, V chở T đến thị trấn Lăng Cô và gọi điện cho H đến nhậu cùng. Tại quán nhậu H nói với V “Ba bị đánh thương lắm, giờ vẫn còn đau”. V hỏi H địa chỉ nhà ông Q ở đâu và đặc điểm nhận dạng ông Q như thế nào. Nghe H nói xong, V nói với T “Tý nữa nhậu xong tau với mi đi đánh lại”, H nói “Nếu đánh thì đánh dằn mặt thôi”. Sau đó, H về trước, V và T vẫn tiếp tục nhậu. Khoảng 17 giờ 45 phút, khi đang thanh toán tiền, Trần Quang V nói với Phạm Nhật T “Có gì tao vào đánh, người dân ra thì mi chặn lại”, T đồng ý và lên xe máy để V chở đến nhà ông Q. Sau khi chạy vòng quanh nhà ông Q, biết ông Q không có ở nhà, V dừng xe ở một chỗ vắng người, lấy vải nilon che biển số xe rồi chở T đi lên cầu Lăng Cô đứng đợi. Đến khoảng 18 giờ, V chở T vòng xe quay lại đến trước nhà ông Q và nhìn thấy ông Q đang cúi người mở cổng. V dừng xe mở túi vợt cầu lông lấy ra 01 cây mã tấu có lưỡi hình răng cưa rồi chạy đến chém liên tiếp vào đầu, mặt, lưng, chân và tay ông Q làm ông Q bị ngã gục xuống đất. Do nhiều người dân xung quanh nhìn thấy hô hoán và chạy đến nên T cầm mã tấu đe dọa, ngăn chặn tạo điều kiện cho V chạy đến chỗ để xe máy và nổ máy tẩu thoát. Khi đến gần đèo Phú Gia, V gọi điện thoại cho H hỏi về tình trạng thương tích của ông Q. H hỏi lại V “Thế em có chém ông Q không? Ông Q đi Bệnh viện rồi”. Gọi điện thoại cho H xong V gọi điện cho Dương Quang L nói “Anh vừa mới chém ông Q xong! Em ở đâu, về cất 02 cây mã tấu cho anh!”. Nghe V điện xong L ra đường đứng đợi V và T đến. T đưa cho L túi vợt cầu lông đựng 02 cây mã tấu nhờ L cất giấu rồi V tiếp tục chở T về nhà của V và ngồi uống bia với T. Sau khi L đưa túi đựng 02 cây mã tấu về nhà nhờ ông Dương Quang H cất hộ, ông H đem túi này sang nhà bếp của ông Hồ T (bố vợ của ông H) cất giấu. Ông Dương Quang Q được người dân đưa đi cấp cứu và điều trị tại Bệnh viện thành phố Đà Nẵng đến ngày 03-02-2015 thì được ra viện. Tại Bản kết luận giám định pháp y về thương tích số 26-15/TgT ngày 28-01-2015, Trung tâm giám định pháp y tỉnh Thừa Thiên Huế kết luận: Ông Dương Quang Q bị đa vết thương phần mềm vùng đầu, vai trái, khuỷu tay trái, đùi trái, để lại sẹo không ảnh hưởng chức năng 3%; vết thương phần mềm vùng mặt ít ảnh hưởng chức năng 8%; chấn thương gãy 04 răng cửa R1.1,1.2,1.3, 3.3; 2 răng hàm nhỏ 1.4,1.5; răng hàm 1.6 và 1.7 đang điều trị, hiện mất chức năng răng đối diện 20%; vết thương đứt gần lìa 1 bàn tay trái đã phẫu thuật tái tạo, hiện còn điều trị chưa đánh giá được di chứng chức năng 8%; vết thương đứt lìa ngón 2 và 3 bàn tay trái 25%; tỷ lệ tổn thương cơ thể chung là 51%; vật gây thương tích các tổn thương trên là vật sắc nặng. Nội dung của Án lệ: [1] Theo các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án thì: Sau khi chứng kiến việc bố vợ là ông Dương Quang H bị các con của ông Dương Quang Q đánh, Nguyễn Văn H là người trực tiếp gọi điện báo cho Trần Quang V biết việc ông H bị đánh. Trong lúc ăn nhậu cùng V và Phạm Nhật T vào tối ngày 19-01-2015, biết V và T có ý định đi đánh ông Q để trả thù, H nói “Ba bị đánh thương lắm, chừ còn đau”, làm củng cố ý thức, quyết tâm của V trong việc đi đánh ông Q. H cũng là người chỉ nơi ở, đặc điểm nhận dạng của ông Q cho V và T biết để V và T có thể thực hiện hành vi đánh ông Q. Khi nghe V và T bàn bạc kế hoạch đi đánh ông Q, H không can ngăn mà còn nói “Nếu đánh thì đánh dằn mặt thôi”, thể hiện sự thống nhất ý chí về việc đánh ông Q. Sau đó, H bỏ về trước. Thực tế, Trần Quang V đã dùng mã tấu chém liên tiếp vào vùng đầu, mặt, chân, tay ông Q làm ông Q gục ngay tại chỗ. Do mọi người can ngăn và được đưa đi cấp cứu kịp thời nên ông Q không chết là ngoài ý muốn chủ quan của V. Sau khi chém ông Q, V đã gọi liên tiếp ba cuộc điện thoại cho H để hỏi về thương tích của ông Q. Mặc dù, H không biết trước việc V dùng mã tấu chém liên tiếp vào những vùng trọng yếu trên cơ thể ông Q, có thể tước đoạt tính mạng của ông Q nhưng H đã thống nhất ý chí với V và T trong việc đánh ông Q, chấp nhận hậu quả xảy ra. Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm kết án Nguyễn Văn H đồng phạm với Trần Quang V và Phạm Nhật T về tội “Giết người” là có căn cứ. Tuy nhiên Tòa án cấp sơ thẩm kết án Nguyễn Văn H theo điểm n khoản 1 Điều 93 Bộ luật Hình sự năm 1999 với tình tiết định khung “Có tính chất côn đồ” là không đúng, bởi vì: Trong vụ án này Trần Quang V và Phạm Nhật T là người trực tiếp thực hiện hành vi đánh ông Q; chỉ vì mâu thuẫn nhỏ nhặt trong sinh hoạt với các con của ông Q mà V và T đã dùng mã tấu chém nhiều nhát vào những vùng trọng yếu trên cơ thể của ông Q nên chỉ hành vi phạm tội của V và T “Có tính chất côn đồ”, còn Nguyễn Văn H không trực tiếp tham gia đánh ông Q mà giúp sức cho V và T trong việc đánh ông Q nên hành vi phạm tội của H không “Có tính chất côn đồ” mà chỉ thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 93 Bộ luật Hình sự năm 1999. Như vậy, trong vụ án có đồng phạm, nếu người giúp sức/xúi giục có hành vi nhằm làm củng cố ý thức, quyết tâm thực hiện tội phạm của người thực hành; và thực hiện các hành động giúp sức khác như chỉ nơi ở, đặc điểm nhận dạng của người bị hại để người thực hiện hành vi đánh/ tác động lên người bị hại; không ngăn cản người thực hành mà còn nói vô thêm,... điều này sẽ thể hiện sự sự thống nhất ý chí trong thực hiện tội phạm => để từ đó xác định họ là đồng phạm trong cùng vụ án và sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về cùng tội danh với người thực hành. Tuy nhiên, người xúi giục/ giúp sức không có mặt khi người thực hành thực hiện tội phạm, không biết việc người thực hành sử dụng hung khí chém vào những vùng trọng yếu trên cơ thể bị hại thì không thể đánh giá đối với tình tiết phạm tội “Có tính chất côn đồ” được.
Trẻ 14 tuổi không tham gia đánh người nhưng đi chung thì có bị xem là đồng phạm không?
Cháu 14 tuổi đi chơi cùng anh họ và bạn của anh thì anh họ bị bắt xe do cõng ba. Trong lúc anh họ làm vào đồn làm việc thì cháu cùng người bạn cùa anh bỏ đi bộ ra ngoài. Sau đó người bạn đó tìm gặp một nhóm bạn khác để đi chơi chung, cháu không biết đi đâu nên cũng đi theo luôn. Nhóm bạn ra chơi ở công viên thì có nói chuyện xảy ra mâu thuẫn với hai bạn trẻ. Nhóm bạn này đang chuẩn bị đánh người thì cháu có khuyên can, nhưng họ nói vậy mày đi chỗ khác đi và kêu cháu xách dép dùm. Cháu sợ nên cũng nghe lời xách dép bỏ đi nơi khác. Trong lúc đó thì nhóm bạn này đã cùng nhau đánh người bằng cây gãy xương tay. Bỏ đi được một lúc cháu không biết đi đâu vì không rành đường và cũng không có điện thoại để liên lạc nên đã quay lại thì bị ciong an phường bắt giữ. Lúc công an điều tra thì cháu khai không có mặt lúc các bạn đánh người như vụ việc đã xảy ra. Vậy xin hỏi cháu có bị xem là đồng phạm tội cố ý gây thương tích không và có phải chịu bồi thường hay đóng phạt vi phạm hành chính gì không? Nhờ luật sư giải đáp thắc mắc, thành thật biết ơn!
Xác định đồng phạm như thế nào?
Khái niệm đồng phạm được quy định tại khoản 1 Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017: "Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm". Trên thực tế tội phạm có thể do một cá nhân thực hiện cũng có thể do nhiều người thực hiện. Tuy nhiên, trong trường hợp nhiều người cùng thực hiện tội phạm thì mức độ tham gia, đóng góp vào việc phạm tội và hậu quả xảy ra hay nói cách khác là tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của từng hành vi của từng người không giống nhau cho nên theo nguyên tắc công bằng trách nhiệm hình sự không thể như nhau. Và để xác định đồng phạm, cần dựa vào các dấu hiệu khách quan và chủ quan để đưa ra căn cứ chính xác. Về mặt khách quan của đồng phạm có nghĩa số lượng tham gia phải là hai người trở lên nhưng phải đảm bảo điều kiện có ít nhất hai người có năng lực trách nhiệm hình sự đủ độ tuổi chịu trách nhiệm luật định. Không thể có đồng phạm nếu có hai người nhưng một người đủ độ tuổi một người chưa hoặc một người có năng lực trách nhiệm hình sự còn người kia mắc bệnh tâm thần, không thể nhận thức và điều khiển hành vi. Đồng thời phải có sự đảm bảo sự liên kết giữa các hành vi của mỗi người trong đồng phạm. Trong đó mỗi người tham gia vào đồng phạm phải có ít nhất một trong bốn hành vi là thực hành, tổ chức, xúi giục hoặc giúp sức. Một người có thể tham gia vào đồng phạm khi thực hiện bốn hành vi trên hoặc thực hiện một hành vi nhưng giữa các hành vi phải có mối liên kết nói cách khác là nằm trong thể thống nhất. Mặt chủ quan của đồng phạm có nghĩa là những người trong đồng phạm phải cùng cố ý, tức là phải có sự liên kết về mặt chủ quan trong đồng phạm. Đồng phạm chỉ đặt ra với các tội thực hiện với hình thức lỗi cố ý. Được thể hiện qua hai khía cạnh cùng lý trí và cùng ý chí. Trong đó cùng lý trí có nghĩa là mỗi người trong đồng phạm đều biết hành vi của mình là nguy hiểm có xã hội và biết về hành vi nguy hiểm của người khác. Đều thấy trước hậu quả chung về tội phạm mà họ đang thực hiện. Ngoài ra, cùng ý chí có nghĩa là những người đó cùng mong muốn có sự liên kết của các hành vi và có cùng ý thức bỏ mặc hậu quả chung phát sinh.
Quy định hình phạt trong đồng phạm
1. Khái niệm quyết định hình phạt trong đồng phạm Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm được Tòa án thực hiện sau khi định tội danh đồng phạm, căn cứ tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm, nhân thân của người phạm tội, để quyết định miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hoặc xác định khung hình phạt, quyết định loại và mức hình phạt hay biện pháp tư pháp áp dụng đối với từng người đồng phạm và thể hiện trong bản án kết tội. Quyết định hình phạt đối với đồng phạm phải tuân thủ các quy đinh chung về quyết định hình phạt bởi vì đồng phạm cũng chỉ là một hình thức phạm tội. Tuy nhiên, hình thức phạm tội do đồng phạm là một trường hợp phạm tội đặc biệt nên có những đặc thù riêng: Thứ nhất, quyết định hình phạt trong đồng phạm trên cơ sở hoạt động định danh đồng phạm. Thứ hai, quyết đinh hình phạt trong đồng phạm phải tuân thủ các nguyên tắc truy cứu trách nhiệm hình sự trong đồng phạm. 2. Căn cứ quyết định hình phạt trong đồng phạm Các căn cứ quyết định hình phạt là những đòi hỏi mang tính nguyên tắc vì đó chính là những biểu hiện, những đòi hỏi của các nguyên tắc quyết định hình phạt. Nếu như các nguyên tắc quyết định hình phạt là những tư tưởng chỉ đạo, tư tưởng xuất phát và định hướng hoạt động của Tòa án khi áp dụng chế tài luật hình sự đối với người phạm tội thì các căn cứ quyết định hình phạt là đòi hỏi mà Tòa án dựa vào đó để quyết định hình phạt đúng pháp luật, công bằng, hợp lý. Căn cứ quyết định hình phạt trong đồng phạm đucợ quy định tại Điều 58 BLHS 2015: “Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm. Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.” Căn cứ để phân hóa trách nhiệm hình sự trong đồng phạm để xác định hình phạt cho từng người đồng phạm là: - Tính chất tham gia (vai trò đối với hoạt động của nhóm tội phạm - Mức độ tham gia (phần đóng góp thực tế vào quá trình thực hiện tội phạm - Mức độ lỗi - Các tình tiết về nhân thân có ý nghĩa đối với việc quyết định hình phạt.
Nhận biết cướp giật hay cướp? Đồng phạm?
A và B quen nhau trên mạng Internet. Sáng 1/3, cả hai rủ nhau đi chiếm đoạt tài sản. Thấy anh X đang dừng xe nghe điện thoại, A cho xe áp sát anh X và B ngồi sau giựt chiếc điện thoại của anh X. Nhưng anh X nhanh tay nắm cổ áo của B làm B té ngã. B một tay dùng bình hơi cay mang theo trong người xịt vào mặt nạn nhân, một tay bỏ chiếc điện thoại vừa giật được vào túi quần rồi cùng A bỏ chạy. A và B chạy được một đoạn thì bị bắt cùng tang vật." Ở đây thì hành vi của B đã chuyển hóa từ cướp giật sang cướp, nhưng đối với A thì tội danh lúc này là cướp giật hay là đồng phạm trong tội cướp? Theo Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017) Điều 17. Đồng phạm ... 4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành. Hiện tại vấn đề phát sinh liên quan đến hành vi vượt quá của đồng phạm vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể, còn nhiều quan điểm và xét trên thực tế từng vụ việc để có kết luận mức độ, tính chất. Với trường, quan điểm mình hiểu như sau: + A và B rủ nhau thực hiện hành vi, ở đây đã xác định yếu tố đồng phạm về việc bàn bạc, thảo luận và chuẩn bị công cụ, phương tiện phạm tội. Bình xịt hơi cay là công cụ có thể được xem xét là A và B đã cùng bàn bạc thống nhất mua để đề phòng trong trường hợp bị phát hiện, truy đuổi và có biện pháp để chống trả. Do đó, theo quan điểm đánh giá, ở đây thì chắc chắn A và B đã bàn bạc phương án này, và nếu B là người thực hành thì sẽ theo kế hoạch đã sẵn và sử dụng bình hơi cay để tấn công khi bị truy đuổi, phát hiện. + Hành vi của A và B đã chuyển hóa từ Cướp giật tài sản sang Cướp tài sản, hành vi trực tiếp là xịt hơi cay tấn công và cướp tài sản. Như vậy, việc xịt hơi cay là hành vi phục vụ cho việc phạm tội và từ ban đầu như đã phân tích ở trên thì mục địch mua bình xịt mang theo để đề phòng và tấn công lại khi bị phát hiện hoặc chống trả. Do đó, nếu xét phạm vi đồng phạm thì A và B cũng bị truy tố theo Tội Cướp Tài sản, bản chất ở đây chuyển hóa tội phạm nhưng công cụ, phương tiện đều thực hiện cho mục đích phạm tội, A và B đã có bàn bạc và chuẩn bị. Do đó, quan điểm của mình là cùng truy tố về Tội Cướp Tài sản với A và B. Mong nhận thêm góp ý từ mọi người.
Bài tập tình huống về đồng phạm?
L và B (chủ tiệm vàng) có tình cảm đồng tính với nhau và nhiều lần quan hệ tại nhà riêng. Biết B hay ngủ trông tiệm vàng vào ban đêm nên L nảy sinh ý định giết B để cướp tài sản. L rủ A và T tham gia. Cả 3 cùng bàn bạc, sẽ sơ đồ nhà; T mang đến cho L và A mỗi người 01 dao găm để gây án. Một hôm vào lúc 23h30, L cùng A giấu 2 con dao trong người tới nhà B. Trong lúc quan hệ tình dục, A và L đã dùng dao đâm B nhiều nhát vào cổ, đầu, mặt, lưng, bụng khiến nạn nhân tử vong. Chúng mở tủ lấy đi tiền, vàng, ngoại tệ và xe máy SH (tổng giá trị khoảng 2,8 tỷ đồng) rồi đến một số tỉnh, thành phố ăn chơi. Một tuần sau, A và L bị bắt. Tòa án đã xét xử A, L về hai tội giết người (khoản 1 Điều 123) và tội cướp tài sản (khoản 4 Điều 168 BLHS). Trong trường hợp này T có bị coi là đồng phạm với A, L về tội cướp tài sản và tội giết người nêu trên không ạ? Nếu có thì e muốn biết rõ hơn về vai trò của T trong vụ án này ạ? Và riêng đối với hành vi của A( vừa giết người+ cướp của) thì đây là CTTP cơ bản hay CTTP tăng nặng ạ?
Mức án cho đồng phạm người giúp sức đánh bạc?
Chào luật sư ạ! Luật sư cho e hỏi về trường hợp của em ạ. Bạn e có nhờ mượn tài khoản ngân hàng của e để nhận hộ tiền chuyển đến, lý do khi mượn tài khoản của e là " do bên kia chuyển tiền vào tài khoản của bạn e nhiều lần quá nên bên kia nghi ngờ tài khoản có vấn đề nên đã khoá và không cho chuyển vào tài khoản của bạn e nữa" Vì chỉ nghĩ đơn thuần là nhờ chuyển hộ tiền nên e đã đồng ý. 1, 2 lần đầu thì bạn e có điện báo e trk, mấy lần sau thì e thấy tiền tự chuyển về tài khoản sau đấy thì bạn e mới gọi điện để nhờ chuyển lại về tài khoản của bạn e. E có nhận và chuyển lại hộ cho bạn e vài lần. Mấy lần đầu cách nhau nên e ko để ý, về sau e thấy chuyển nhiều lần liên tục nên e sợ và từ chối ko chuyển hộ nữa. sau này e mới biết bạn e chơi game trên web, và tiền đấy là từ game chuyển về. Mấy lần đầu nhận được bao nhiêu thì e chuyển lại cho bạn nguyên như vậy. Về sau thì mỗi lần chuyển tiền bạn e lại gọi bảo chỉ cần chuyển lại chẵn thôi, còn lại giữ lại 1 ít lẻ coi như bù tiền phí chuyển tiền của ngân hàng ấy ạ. Số tiền ko cố định dao động mỗi lần chỉ 100-200, ví dụ : 3215000 thì bạn e bảo chỉ cần chuyển 3100000 thôi. sự việc diễn ra khoảng từ năm 2018-2019. Mấy hôm vửa rồi e có giấy triệu tập của cơ quan công an. Và được sau khi khai báo thì e được các a công an thông báo e mắc tội : " đồng phạm, trên cương vị người giúp sức cho đối tượng đánh bạc" Vậy luật sư cho e hỏi tội của e mắc phải là gì? , và hình phạt mức án phải chịu nhưnthees nào với ạ. em xin cảm ơn!
Thuê người khác phạm tội thì bị tội gì?
Thuê người khác phạm tội thay mình Trong nhiều trường hợp, một người tuy muốn thực hiện hành vi phạm pháp nhưng lại cố gắng né tránh trách nhiệm hình sự bằng cách thuê người khác làm trực tiếp thực hiện. Trường họp đó người thuê có phải chịu trách nhiệm gì hay không? Thuê người khác phạm tội có phải đồng phạm hay không? Trong Bộ luật hình sự 2015, Điều 17 quy định về những người được xem là “Đồng phạm” - Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. - Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. - Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức. => Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm. => Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. => Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. => Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. Đối với người thuế người khác phạm tội, trước hết cần khẳng định người này biết rõ, có mục đích rõ ràng về việc thực hiện tội phạm. Về chủ thể, những người đồng phạm đều phải có đủ điều kiện của chủ thể phạm tội: Là người có đủ khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự. Hành vi của những người tham gia phải có sự liên kết thống nhất với nhau mới được coi là đồng phạm, biểu hiện qua: Hành vi của người này phải là tiền đề cho hành vi của người khác; Hành vi của mỗi người phải có mối quan hệ nhân quả với việc thực hiện tội phạm chung và hậu quả của tội phạm chung đó. Trách nhiệm hình sự đối với đồng phạm Điều 58 Bộ luật hình sự có quy định: “Điều 58. Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm. Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.” Tùy thuộc vào tính chất của đồng phạm đã được nêu ở đầu bài, việc phân hóa trách nhiệm hình sự được phân tích cụ thể ở đường dẫn dưới đây: >>> Phân hóa mức độ trách nhiệm hình sự của người đồng phạm Như vậy, hành vi thuê người khác phạm tội, tùy vào mức độ mà sẽ bị coi là đồng phạm và vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội mình có chủ ý gây ra.
Những dấu hiệu đặc trưng để nhận biết sự “tiếp nhận ý chí” trong chế định đồng phạm
Chế định đồng phạm là đề tài đã có nhiều công trình khoa học, bài viết nghiên cứu, phân tích trong cộng đồng luật học. Vấn đề mà các nhà nghiên cứu, các cơ quan tố tụng vướng mắc nhất khi đánh giá vai trò đồng phạm không phải là về cơ sở lý luận, về khái niệm hay về những nội dung cơ bản của đồng phạm, mà chủ yếu là việc áp dụng chế định đồng phạm trong thực tiễn, trong đó nổi lên hai vấn đề: Thế nào là “tiếp nhận ý chí” và việc “cá thể hóa trách nhiệm hình sự” trong tiếp nhận ý chí. Khi làm rõ được khái niệm “tiếp nhận ý chí” thì sẽ phân biệt được với trường hợp đồng phạm có sự bàn bạc trước, từ đó phân hóa được trách nhiệm của những người đồng phạm. Để làm rõ từng nội dung này và mối liên hệ giữa chúng với nhau, có thể phân tích như sau: 1. Những dấu hiệu đặc trưng của sự “tiếp nhận ý chí”: Trước hết, về khái niệm “tiếp nhận ý chí”: Theo từ điển tiếng Việt, tiếp nhận là “Đón nhận từ người khác, nơi khác chuyển giao cho”; còn ý chí là “Điều mà tâm ý của mình đã định” hoặc là “Cái lòng muốn mạnh mẽ, nhất định phải thực hiện cho bằng được”. Như vậy, có thể hiểu “tiếp nhận ý chí” là sự đón nhận tâm ý, mong muốn của người khác để cùng thực hiện một việc nào đó. Hoặc có thể nói: “Tiếp nhận ý chí” là sự chủ động thực hiện điều mong muốn của người khác. Tuy nhiên, “ý chí” lại là cái vô hình, không nhìn thấy vì nó là suy nghĩ, mong muốn trong đầu của một người. Nó chỉ biểu hiện ra ngoài bằng hành động, cử chỉ, lời nói, thái độ cụ thể của con người. Vì vậy, để chứng minh thế nào là sự biểu hiện ý chí ra bên ngoài của một chủ thể và thế nào là sự “tiếp nhận ý chí” của chủ thể còn lại là vấn đề rất phức tạp (trong phạm vi bài viết này, để thuận tiện cho việc nghiên cứu và phân biệt giữa các chủ thể với nhau, chúng tôi quy ước tên gọi của “người được tiếp nhận ý chí” là “chủ thể chính”; còn “người tiếp nhận ý chí” là “chủ thể đồng phạm”). Trong chế định đồng phạm, tiếp nhận ý chí là sự tự hiểu ý của một người trước hành động, lời nói, cử chỉ, thái độ của người khác mà không có sự bàn bạc, trao đổi trước. Sự tự hiểu ý này được biểu hiện ra bằng một hoặc một chuỗi hành động vi phạm pháp luật hình sự, nhằm để thực hiện mong muốn của chủ thể chính. Tuy nhiên, việc chứng minh sự “tiếp nhận ý chí” không hề đơn giản, bởi sự tiếp nhận diễn ra trong thời gian rất ngắn và nhanh, do đó phải rất thận trọng khi đánh giá vì liên quan đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đó. Có thể nhận biết sự “tiếp nhận ý chí” qua những dấu hiệu đặc trưng như sau: * Về thời gian: Thông thường, việc tiếp nhận ý chí diễn ra tại thời điểm tội phạm đang được thực hiện. Ví dụ: T đang khám người M để trấn tiền thì Q (là bạn của T) đi bộ tới chủ động cùng T khám người M, lấy tiền và cả hai đánh M bỏ chạy. Như vậy, mặc dù không có sự bàn bạc trước nhưng tại thời điểm T đang khám người bị hại thì Q đi tới tham gia vào việc trấn tiền cùng T, sau đó cùng T đánh M nên Q đồng phạm với T về tội cướp tài sản. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp việc tiếp nhận ý chí được diễn ra trước khi tội phạm thực hiện, nhưng thời điểm này cũng là trước liền kề với thời gian xảy ra tội phạm. Ví dụ: A và B đang cãi nhau. C là con của B vừa đi làm về thấy vậy nên cũng xông vào chửi A. Sau đó, B lao vào đánh A. C thấy vậy cũng lao vào đánh A. Hậu quả A thương tích 26%, nên B và C bị khởi tố về tội cố ý gây thương tích. * Về địa điểm: Việc tiếp nhận ý chí được thực hiện tại ngay địa điểm xảy ra tội phạm (hiện trường). Trường hợp các đồng phạm trao đổi trước với nhau tại một địa điểm khác, sau đó mới đi đến địa điểm xảy ra tội phạm thì lúc này không còn sự tiếp nhận ý chí nữa mà là trường hợp đã có sự bàn bạc, thống nhất trước của đồng phạm thông thường. Như vậy, khẳng định một đặc điểm riêng biệt của sự “tiếp nhận ý chí” là: Nếu không phải được thực hiện tại hiện trường xảy ra tội phạm, thì sẽ không có sự tiếp nhận ý chí. * Không có sự bàn bạc trước: Đây là dấu hiệu đặc trưng để phân biệt đồng phạm trong trường hợp “tiếp nhận ý chí” với trường hợp đồng phạm có sự bàn bạc trước. Không có sự bàn bạc trước là trường hợp giữa những người đồng phạm hoàn toàn không trao đổi, thống nhất gì trước hoặc trong khi tội phạm xảy ra. Việc trao đổi, bàn bạc trong đồng phạm ở đây được hiểu là trao đổi, bàn bạc qua hình thức: Lời nói trực tiếp; bằng tin nhắn, văn bản, thư điện tử… Tuy nhiên, thực tế cũng có trường hợp chủ thể chính nói trực tiếp với chủ thể đồng phạm (hoặc hô to lên mà không hướng đến cụ thể người nào đối với trường hợp có nhiều người đồng phạm), nhưng chủ thể đồng phạm không trả lời mà có hành động thực hiện luôn theo lời chủ thể chính thì không coi là có sự bàn bạc trước. Bởi việc bàn bạc là phải được trao đổi, thống nhất giữa hai hay nhiều bên, nếu ý kiến được đưa ra chỉ từ một phía thì không phải là sự bàn bạc mà là sự “tiếp nhận ý chí”. Có thể nói, do không có sự bàn bạc trước nên việc tiếp nhận ý chí chủ yếu thông qua sự “tự hiểu ý” giữa các chủ thể với nhau, như: Qua hành động, thái độ, lời nói, cử chỉ… Ví dụ: Do mâu thuẫn cá nhân, Nguyễn Văn S đứng cãi nhau với Lê Ngọc G tại cổng trường. Sau đó, bạn của S là Vũ Tiến Tr, Phạm Văn Q và Bùi Mạnh D đi từ trong trường học ra đứng cạnh S nhưng không nói gì. Thấy có đông người bạn của mình đến, S hung hăng lao vào tát, đấm G vào mặt nhưng bị G gạt ra và đánh lại. Bực tức vì một mình không đánh được G, S đã hô lên “Anh em ơi, đánh chết thằng này cho tao”. Khi nghe thấy S hô như vậy thì Tr, Q và D đã lao vào cùng S dùng chân, tay đánh G. Hậu quả G bị thương tích 25% nên S và các đồng phạm bị khởi tố về tội Cố ý gây thương tích. Như vậy, mặc dù không bàn bạc gì trước và S cũng không nói cụ thể với ai, nhưng Tr, Q, D đã “tiếp nhận ý chí” của S qua lời S hô hào, nên đã đồng phạm với S và phải chịu trách nhiệm về hành vi cố ý gây thương tích. * Tính biểu hiện ý chí ra bên ngoài: Để người khác tiếp nhận ý chí của mình thì buộc phải biểu hiện ý chí của mình ra bên ngoài, nếu không biểu hiện ra bên ngoài thì người khác không thể biết mà làm theo. Trong đồng phạm, nếu không chứng minh được chủ thể chính biểu hiện ý chí của mình ra bên ngoài cụ thể là gì, thì không thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ được, nên đây là dấu hiệu rất quan trọng cần phải chứng minh. Sự biểu hiện ý chí trong đồng phạm có hai hình thức là “hành động” và “không hành động”. Cụ thể như sau: - Biểu hiện bằng hành động: Là trường hợp chủ thể chính có lời nói, cử chỉ, thái độ, ánh mắt, ám hiệu… để chủ thể đồng phạm hiểu được ý muốn của họ. Việc chứng minh sự tiếp nhận ý chí trong trường hợp này tương đối thuận lợi vì chủ thể chính đã thể hiện ý chí của mình bằng một hành động cụ thể. - Biểu hiện bằng không hành động: Là sự để mặc cho chủ thể đồng phạm tự thực hiện hành vi tội phạm theo mong muốn của chủ thể chính. Đây là trường hợp rất phức tạp mà các cơ quan tố tụng thường vướng mắc khi giải quyết, bởi để chứng minh được việc “để mặc” đồng nghĩa với việc “mong muốn người khác thực hiện theo ý của mình” là vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, chúng vẫn có những đặc điểm riêng để nhận biết, phân biệt với những trường hợp khác. Chúng ta có thể xác định việc “để mặc” trong trường hợp này qua những dấu hiệu sau: + Chủ thể đồng phạm là người quen, bạn bè, người thân của chủ thể chính và có mong muốn “giúp đỡ”, “bảo vệ” hoặc “bênh vực” chủ thể chính, nên mặc dù không có sự “nhờ vả” nhưng chủ thể đồng phạm đã có hành động vi phạm pháp luật hình sự. + Chủ thể chính biết sự có mặt (hiện diện) của chủ thể đồng phạm tại hiện trường, trong thời điểm xảy ra sự việc và biết được chủ thể đồng phạm đang có hành vi vi phạm pháp luật để bênh vực, bảo vệ mình nên có ý thức để mặc cho người đó tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc chủ thể chính có thể tham gia cùng chủ thể đồng phạm thực hiện tội phạm (mặc dù không bàn bạc, trao đổi trước). + Chủ thể chính có thể mong muốn hoặc không mong muốn hậu quả xảy ra, nhưng họ vẫn phải chịu trách nhiệm về hậu quả do chủ thể đồng phạm đã gây ra nếu hậu quả đó phù hợp với mong muốn của họ. Việc buộc chủ thể chính phải chịu trách nhiệm về hậu quả do chủ thể đồng phạm gây ra là đúng quy định với pháp luật hình sự và phù hợp với thực tiễn, bởi mặc dù hậu quả là do chủ thể đồng phạm gây nên nhưng nguyên nhân đều bắt nguồn từ chủ thể chính mà ra. Bên cạnh đó, hậu quả này lại phù hợp với mong muốn của chủ thể chính thì càng rõ trách nhiệm phải chịu về hậu quả đó. Ví dụ: Thấy N và M đang cãi nhau, P (là bạn của N) đi qua nên cùng N chửi mắng M. Sau đó, cả P và N (không trao đổi, bàn bạc gì) cùng lao vào đánh M. Hậu quả, P gây thương tích 27% cho M, còn N gây thương tích cho M 2%. Trong vụ án này, mặc dù N chỉ gây thương tích cho M 2% và không bàn bạc trước với P về việc đánh M, nhưng N vẫn phải chịu trách nhiệm về tổng tỷ lệ thương tích của M là 29%, bởi việc P đánh M là đúng theo mong muốn của N, nên hậu quả như nào thì N phải chịu trách nhiệm như thế. Tuy nhiên, cần phân biệt “hành động” và “không hành động” trong đồng phạm khác với “hành động” và “không hành động” trong hành vi khách quan của cấu thành tội phạm. Trong đồng phạm, “hành động” và “không hành động” là hành vi trao đổi thông tin, tín hiệu giữa những người đồng phạm với nhau; còn “hành động” và “không hành động” trong cấu thành tội phạm là hành vi thực hiện tội phạm cụ thể. Nói cách khác, cùng là “hành động” (hoặc không hành động), nhưng trong đồng phạm thì đó là hành động biểu hiện của sự thống nhất về ý chí; còn trong cấu thành tội phạm thì đó là hành động biểu hiện của một hành vi phạm tội cụ thể. * Tính nhanh chóng: Do việc tiếp nhận ý chí xảy ra tại nơi thực hiện tội phạm và là thời điểm đang diễn ra tội phạm (hoặc trước thời điểm diễn ra nhưng liền kề) nên sự tiếp nhận ý chí được diễn ra một cách chớp nhoáng, không có thời gian để bàn bạc hay suy nghĩ. Tính nhanh chóng là nguyên nhân dẫn đến việc buộc những người đồng phạm phải “tiếp nhận ý chí” để cùng thực hiện hành vi tội phạm, bởi họ không có thời gian hoặc không thể bàn bạc được do sự việc diễn ra quá nhanh. Từ những phân tích trên, chúng tôi đưa ra khái niệm “tiếp nhận ý chí” trong đồng phạm như sau: “Tiếp nhận ý chí là sự thống nhất về tư tưởng, suy nghĩ giữa những chủ thể tội phạm với nhau mà không có sự bàn bạc, trao đổi trước để nhằm thực hiện một hành vi vi phạm pháp luật hình sự theo mong muốn của chủ thể chính”. 2. Cá thể hóa trách nhiệm hình sự trong trường hợp tiếp nhận ý chí Khi có đủ căn cứ để xác định có sự đồng phạm thuộc trường hợp tiếp nhận ý chí, thì các chủ thể đều phải chịu trách nhiệm như các trường hợp đồng phạm thông thường. Tức là các chủ thể đều phải chịu trách nhiệm chung về hậu quả đã gây ra, trừ trường hợp vượt quá theo quy định tại khoản 4, Điều 17 BLHS năm 2015: “4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành”. Nhìn chung, việc chứng minh thế nào là sự “vượt quá” trong đồng phạm thường rất khó, đặc biệt lại trong trường hợp tiếp nhận ý chí, vì đây là trường hợp không có sự bàn bạc trước. Khi không có sự bàn bạc trước thì khó biết mong muốn của chủ thể chính như nào để mà xác định chủ thể đồng phạm có vượt quá hay không. Nghiên cứu các vụ án trên thực tế hiện nay cho thấy: “Hành vi vượt quá” trong đồng phạm là trường hợp có đủ căn cứ để đánh giá hậu quả đã xảy ra rõ ràng là khác biệt với mong muốn của chủ thể chính do hành vi “quá đà” của chủ thể đồng phạm gây ra. Nói cách khác, cần phải chứng minh có hai sự kiện: Một là có sự kiện vượt quá do chủ thể đồng phạm gây ra và hai là sự kiện vượt quá này phải nằm ngoài ý muốn của chủ thể chính. Ví dụ: A và B là bạn của nhau, mỗi người đi một xe máy đang trên đường đến trường học thì xe của A va chạm với xe máy của C ngã ra đường. Do bực tức, A lao vào đánh C. Thấy bạn đánh nhau, B cũng dựng xe và lao vào cùng A đánh C. Sau đó, mặc dù A đã dừng lại và bảo B thôi không đánh C nữa, nhưng B vẫn tiếp tục lao vào dùng gạch đập nhiều phát vào đầu C gây chấn thương sọ não. Như vậy, đối với thương tích chấn thương sọ não mà B gây ra cho C rõ ràng là vượt quá mong muốn của A, vì đây là hành vi sau khi A đã có lời can ngăn B, nên A sẽ không phải chịu trách nhiệm về hậu quả này. Tuy nhiên, cần phân biệt trường hợp vượt quá về hậu quả với trường hợp vượt quá về phương pháp, thủ đoạn. Trong thực tiễn, để thực hiện một tội phạm, thì tùy từng đối tượng sẽ có hành vi, phương pháp, thủ đoạn, tính quyết liệt, sự tinh vi… khác nhau, nhưng đều dẫn đến một mục đích, mong muốn chung. Vì vậy, nếu chủ thể đồng phạm có sự vượt quá về hành vi, về phương pháp, thủ đoạn, cách thức thực hiện tội phạm thì chủ thể chính vẫn phải chịu trách nhiệm cùng. Cụ thể: Vẫn trong ví dụ trên, nếu trường hợp A không can ngăn B mà cứ để mặc cho B dùng gạch đập vào đầu C thì A vẫn phải chịu trách nhiệm cùng B về hậu quả chấn thương sọ não và tình tiết dùng hung khí nguy hiểm (viên gạch). Bởi mặc dù A không tham gia vào việc gây thương tích cho C nữa, nhưng vẫn đây là chuỗi sự kiện diễn ra liên tục, chưa chấm dứt nên không có cơ sở để cho rằng hậu quả của sự vượt quá do B thực hiện có nằm ngoài ý muốn của A không. Nhìn chung, khi xác định đã có sự đồng phạm, thì tất cả những người đồng phạm đều phải chịu trách nhiệm chung về hậu quả do những người đồng phạm khác gây ra, trong đó bao gồm cả việc đồng phạm về dùng hung khí, về phương thức, thủ đoạn… (trừ trường hợp có sự vượt quá)./. Trần Mạnh Hà - Phó Viện trưởng VKSND quận Ba Đình (vkshanoi.gov.vn) Theo VKSNDTC
Thắc mắc quy định về đồng phạm?
Chào Luật sư! Luật sư có thể tư vấn giúp tôi vụ việc như sau: do va chạm dẫn đến một thành viên trong đội của em tôi bị đội bạn đánh bị thương sau đó hai bên đã dừng và hủy trận đấu, thấy đồng đội bị đánh đau em tôi liền chạy ra tìm kiếm dụng cụ để đánh trả (3 chiếc tuýp 27) và sau đó 4 người bạn của em tôi đã giật lấy chiếc tuýp và đánh gãy chân một thành viên đội bóng kia, việc thực hiện hành vi đánh gãy chân 1 người của đội bóng kia là do 4 người bạn của em tôi thực hiện sau đó đã bị cơ quan Công an triệu tập và khởi tố vì tội cố ý gây thương tích, em tôi chỉ là người mang tuýp cho 4 người bạn đó. Như vậy, luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này em tôi có liên quan gì tới vụ án không, và có bị coi là đồng phạm không thưa luật sư.
Con chào chú ! Ngày 3|8 nhóm tụi con có 12 người và đang đi vòng vòng thì 1 đứa trong nhóm tên P bàn kế hoạch đánh nhau ( nhưng không phải chết người ) lúc đó con có tham gia nhưng con không xúi giục, không đánh nhau, cũng không chở ai, lúc lại địa điểm con đứng ngoài xe coi tụi nó đánh nhau lúc đánh xong con thì có bỏ chạy lúc ra khu chung cư tụi nó móc dao ra: nói tao đâm chết người rồi. Bàn tán xong con cũng chạy về nhà nên con không biết gì hết. Chú cho con hỏi tội của con thì có đi tù không ạ?
Vai trò, mức độ chịu trách nhiệm hình sự đối với người đồng phạm
Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. Trường hợp vụ án có đồng phạm khi xác định tội danh cũng phải căn cứ vào mức độ, hành vi đối với từng đối tượng vì trách nhiệm khác nhau. Các bạn có thể tham khảo nội dung phân tích dưới đây để hiểu về tính chất và mức độ của từng đối tượng trong vụ án có đồng phạm. Đừng quên góp ý, bổ sung những nội dung mà bài viết chưa được đề cập tới nhé! NGƯỜI THỰC HÀNH NGƯỜI TỔ CHỨC NGƯỜI XÚI GIỤC NGƯỜI GIÚP SỨC Khái niệm Là người trực tiếp thực hiện tội phạm Là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tôi phạm. Là người dụ dỗ, kích động, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm Là người tạo ra những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. Tính chất hành vi Là người trực tiếp thực hiện tội phạm,trực tiếp có hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm Hành vi của người thực hành có vị trí trung tâm trong vụ án đồng phạm. Nếu không có người thực hành thì tính chất của tội phạm sẽ dừng ở mức độ khác có thể là nhẹ hơn. Trong mối quan hệ với những người đồng phạm khác , người tổ chức là người có sáng kiến thành lập, rủ rê, lôi kéo người khác cùng thực hiện tội phạm; phân công trách nhiệm cho những người đồng phạm khác để thống nhất thực hiện tội phạm. Chính vì vậy hành vi của người tổ chức được xem là nguy hiểm nhất trong đồng phạm. Thông thường, hành vi của người xúi giục ít nguy hiểm hơn so với hành vi của người tổ chức. Nhưng tùy vào trường hợp cụ thể mà nó có thể nguy hiểm hơn hoặc ít nguy hiểm hơn hành vi của người thực hành. Hành vi ở đây có thể là kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm So với hành vi của người tổ chức, người giúp sức và người thực hành thì hành vi của người giúp sức có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội hạn chế hơn. Vì hành vi giúp sức chỉ đóng góp vai trò là tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng hơn cho việc thực hiện tội phạm, chứ nó không đóng vai trò quyết định trong việc thực hiện tội phạm. Giúp sức có thể giúp bằng lời khuyên, lời chỉ dẫn; cung cấp phương tiện tội phạm Mức độ trách nhiệm hình sự Chịu trách nhiệm tương ứng với hành vi thực hiện tội phạm của mình. Khi quyết định hình phạt thì người tổ chức thường phải chịu mức hình phạt nặng hơn so với các đồng phạm khác. Thường chịu mức TNHS nhẹ hơn người tổ chức. TNHS của người giúp sức thường hạn chế hơn so với các đồng phạm khác.
Đi cùng người bán ma tuý nhưng k biết có bị coi là đồng phạm?
Chào luật sư ! Vừa rồi em có đi ăn uống với bạn , trong lúc đó thì có một người bạn nhờ em chở về nhà lấy tiền có việc . Em đồng ý và chở người đó về , e đứng trước hẻm còn người đó vô nhà , sau 5' người đó ra và nhờ em chở qua chung cư gần đó để lấy nốt tiền mai về quê . Lúc đến chung cư thì 3' sau có đội trinh sát ma tuý ập vào bắt giữ em cùng bạn em, sau đó tìm thấy cạnh xe oto ( của em) có một gói ma tuý , và bạn e thừa nhận đó là mt của nó và đang đem bán cho một người trong chung cư . Về đồn thì bạn em khai là em ko biết việc có mang ma tuý , em cũng khai là ko biết, sau đó em dc kí vào biên bản phần " người chứng kiến " và dc ra về sau khi test chất kích thích nhưng ko dương tính . Nhưng xe của e thì bị giữ lại . Đến nay dc 8 ngày rồi . Luật sư cho e hỏi nếu bây giờ lời khai của bạn em thay đổi, khai là e có biết sự việc (nhưng ko có gì chứng minh là em biết cả vì ko có tin nhắn , hình ảnh, hay bất cứ điều gì chứng minh dc) thì em có bị truy trách nhiệm ko ạ? Và nếu e ko phải t trách nhiệm gì thì xe của em ( là tang vật) bao lâu sẽ dc nhận lại ? Em có nên viết đơn cứu xét xin nhận lại tài sản ko ạ? Em cảm ơn luật sư!
Xin hỏi anh tôi và con anh ấy có phải là đồng phạm không?
Tôi xin nhờ luật sư tư vấn về một trường hợp sau. Do có mâu thuẫn từ trước, con của anh tôi năm nay mới 15 tuổi đã lao vào dùng chân tay không đánh ông hàng xóm, thấy thế anh tôi cũng lao vào cùng con trai mình đánh ông hàng xóm đó, trong khi đánh thì cháu tôi có cầm chiếc ghế nhựa đập vào đầu ông hàng xóm gây rách da chảy máu. Cơ quan công an giám định thương tích của ông hàng xóm là 3%. tôi muốn hỏi luật sư anh trai tôi có bị khỏi tố về tội CYGTT không? có đồng phạm trong vụ việc này không? Hai bố con không có bàn bạc thống nhất gì từ trước.
Có đồng phạm trong vận chuyển gỗ lậu không
Tôi sử dụng xe mô tô đi trước để canh đường, cảnh giới cơ quan công an cho bạn tôi sử dụng xe máy cày vận chuyển gỗ lậu. Xin hỏi tôi có bị xử lý vi phạm gì không?
Vợ có là đồng phạm khi ký tên vay tiền cùng chồng?
Tình huống: hai vợ chồng cùng ký vào giấy vay tiền 3,2 tỷ của bà A với mục đích là vay để đáo hạn ngân hàng nhưng thực tế lại ko sử dụng vào việc đáo hạn mà người chồng lại mang đi đánh bạc mất hết số tiền trên, việc người chồng đánh bạc mất số tiền trên người vợ không hề biết, theo quy định của pháp luật khi ko còn khả năng trả nợ bà A kiện thì người chồng chịu tội gì và người vợ chịu tội gì? Trường hợp này truy vợ không trực tiếp thực hiện hành vi đánh bạc hết tiền, nhưng đã cùng chồng tạo niềm tin đối với bà A đề bà A cho vay tiền, như vậy vợ có là đồng phạm với chồng hay không?
Đồng phạm có này có phải chịu tội không?
A (đang có vợ) và B (đang có chồng) là hai người cùng xã quen biết rồi có quan hệ tình cảm bất chính với nhau. Mối quan hệ bất chính của A và B bị C (chồng của B) phát hiện. Vì muốn được tự do quan hệ, chung sống với nhau, B bàn với A tìm cách giết C. B báo cho A biết thời gian, đoạn đường C thường đi lấy hàng vào sáng sớm để A chuẩn bị phương tiện và thực hiện việc giết C. Hành vi của A và B sau đó bị tòa án kết án theo khoản 1 Điều 123 BLHS. Giả sử sau khi giết C, A còn lấy của nạn nhân số tiền 1,5 triệu đồng và chiếc xe máy (trị giá 10 triệu đồng) thì B có phải chịu TNHS cùng A về tội cướp tài sản không? Tại sao? (1,5 điểm).
A đồng phạm hay không tố giác tội phạm
18h00 ngày 11/4/2019, Trần Văn B có đến gửi nhà Nguyễn Thị A 100 kg pháo nổ được đựng trong thùng bọc kín; khi gửi B có nói với A đó là thùng hàng tiêu dùng. Tối cùng ngày, do tò mò A mở ra xem thì biết đó là pháo nổ. Sáng hôm sau, 12/4/2019, A đi chợ và mua được 05kg pháo nổ vừa đem về nhà thì bị Công an bắt, đồng thời khai ra 100 kg pháo nổ mà B gửi tại nhà; sau đó B cũng bị bắt và thừa nhận những nội dung trên. A có đồng phạm với B về tội tàng trữ pháo nổ không? hay A bị truy cứu về tội không tố giác tội phạm
Có dấu hiệu "đồng phạm" trong vụ án xâm hại tình dục với các nam sinh tại Phú Thọ
Những ngày gần đây, sau loạt phóng sự của VTV và cơ quan CSĐT tỉnh Phú Thọ, sự việc về thầy hiệu trưởng trường Phổ thông nội trú Thanh Sơn có hành vi xâm hại tình dục đối với các nam học sinh của trường, dư luận đang rất bức xúc về vấn đề sự việc trên. Những chỉ trích, lên án không chỉ dừng lại đối với vị hiệu trưởng của trường mà còn nhắm đến các thầy cô giáo đang công tác giảng dạy tại trường này. Bởi qua lời kể lại của các nạn nhân, những lần xâm hại tình dục của thầy hiệu trưởng với các em, thầy hiệu trưởng đều yêu cầu các giáo viên gọi các em lên phòng làm việc của ông, sau đó ông mới thực hiện hành vi đồi bại. Tồi tệ hơn, sau những lần đó, theo lời kể của các em học sinh thì thầy cô đã trêu các em với những câu bông đùa thật sự đáng sợ… “Thầy có cho ăn kẹo mút không”. Hành vi của các thầy, cô giáo trong lời kể của các em có dấu hiệu đồng phạm không? Theo Khoản 3 Điều 17 Bộ luật hình sự 2015, thì đồng phạm bao gồm là: - Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm. - Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. - Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. - Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. Trong trường hợp như lời kể của các em, các thầy cô giáo đã có hành vi gọi các em lên phòng thầy hiệu trưởng trong khi biết rõ lên đó thầy sẽ có những hành vi gì, thì hành vi này đã có dấu hiệu đồng phạm với người thầy kia với vai trò là người giúp sức. Và hoàn toàn có khả năng phải chịu trách nhiệm hình sự nếu như Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Thọ có những chứng cứ sau quá trình điều tra. Có dấu hiệu của hành vi không tố giác tội phạm Cũng qua lời kể của các em, có thể có thầy cô gọi cho các em lên phòng thầy hiệu trưởng (hành vi này là đồng phạm như đã giải thích ở trên). Ngoài ra đối với những thầy cô biết sự việc mà im lặng, không tố giác ra các cơ quan chức năng cũng có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tộ không tố giác tội phạm quy định tại Điều 19 BLHS 2015.