Thời hạn quy hoạch đô thị là bao lâu? Thời hạn quy hoạch đô thị mới ít nhất là bao lâu?
Quy hoạch đô thị cần phải được thực hiện chính xác và nhanh chóng vì vậy pháp luật quy định về thời hạn quy hoạch đô thị được quy định như thế nào? Thời hạn quy hoạch đô thị mới ít nhất là bao lâu? Quy hoạch chung đô thị mới cần phân tích những nội dung nào trong đồ án? Thời hạn quy hoạch đô thị được quy định như thế nào? Thời hạn quy hoạch đô thị được giải thích tại khoản 10 Điều 3 Luật Quy hoạch đô thị 2009 như sau: Thời hạn quy hoạch đô thị là khoảng thời gian được xác định để làm cơ sở dự báo, tính toán các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật cho việc lập đồ án quy hoạch đô thị. Như vậy, thời hạn quy hoạch đô thị là khoảng thời gian được xác định để làm cơ sở dự báo, tính toán các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật cho việc lập đồ án quy hoạch đô thị. Thời hạn quy hoạch đô thị mới ít nhất là bao lâu? Căn cứ tại Điều 28 Luật Quy hoạch đô thị 2009 như sau: - Nội dung đồ án quy hoạch chung đô thị mới bao gồm việc phân tích và làm rõ cơ sở hình thành phát triển của đô thị; nghiên cứu về mô hình phát triển không gian, kiến trúc, môi trường phù hợp với tính chất, chức năng của đô thị; xác định các giai đoạn phát triển, kế hoạch thực hiện, các dự án có tính chất tạo động lực hình thành phát triển đô thị mới và mô hình quản lý phát triển đô thị; đánh giá môi trường chiến lược. - Bản vẽ của đồ án quy hoạch chung đô thị mới được thể hiện theo tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000. - Thời hạn quy hoạch đối với quy hoạch chung đô thị mới từ 20 đến 25 năm. - Đồ án quy hoạch chung đô thị mới đã được phê duyệt là cơ sở để lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các khu vực và lập dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật khung trong đô thị mới. Như vậy, theo quy định trên thì thời hạn quy hoạch đối với quy hoạch chung đô thị mới ít nhất là 20 năm. Quy hoạch chung đô thị mới cần phân tích những nội dung nào trong đồ án? Nội dung đồ án quy hoạch chung đô thị mới được quy định tại Điều 18 Nghị định 37/2010/NĐ-CP như sau: Nội dung đồ án quy hoạch chung đô thị mới được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 16 Nghị định 37/2010/NĐ-CP, trong đó cần phân tích và làm rõ cơ sở hình thành phát triển của đô thị; nghiên cứu về mô hình, cấu trúc phát triển không gian; định hướng kiến trúc, cảnh quan môi trường phù hợp với tính chất, chức năng của đô thị; xác định các giai đoạn phát triển, kế hoạch thực hiện, các dự án có tính chất tạo động lực hình thành phát triển đô thị mới và mô hình quản lý phát triển đô thị. Đối chiếu đến quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 16 Nghị định 37/2010/NĐ-CP như sau: Đồ án quy hoạch chung đô thị mới gồm những nội dung sau: - Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên và hiện trạng về kinh tế - xã hội; dân số, lao động; sử dụng đất đai; hiện trạng về xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xã hội, môi trường của đô thị. - Xác định tính chất, mục tiêu, động lực phát triển, quy mô dân số, lao động, quy mô đất xây dựng đô thị, các chỉ tiêu đất đai, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật cho đô thị phù hợp với các yêu cầu phát triển của từng giai đoạn 10 năm, 20 - 25 năm. - Dự kiến sử dụng đất của đô thị theo yêu cầu phát triển của từng giai đoạn. - Định hướng phát triển không gian đô thị, bao gồm: + Mô hình và hướng phát triển đô thị; + Xác định phạm vi, quy mô các khu chức năng của đô thị; khu hiện có hạn chế phát triển, khu chỉnh trang, cải tạo, khu cần bảo tồn, tôn tạo; các khu chuyển đổi chức năng; khu phát triển mới; khu cấm xây dựng, các khu dự trữ phát triển; các khu vực dự kiến xây dựng công trình ngầm từ đô thị loại III trở lên; + Xác định chỉ tiêu về mật độ dân cư, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, định hướng và nguyên tắc phát triển đối với từng khu chức năng; + Hệ thống trung tâm hành chính, trung tâm thương mại, dịch vụ, trung tâm công cộng, thể dục thể thao, công viên, cây xanh và không gian mở; trung tâm chuyên ngành cấp đô thị; + Định hướng phát triển các khu vực dân cư nông thôn; + Xác định các vùng kiến trúc, cảnh quan, các trục không gian chính, quảng trường, cửa ngõ đô thị, điểm nhấn đô thị; đề xuất tổ chức không gian, kiến trúc cho các khu vực trên. - Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị, bao gồm: + Đánh giá tổng hợp và lựa chọn đất phát triển đô thị: đánh giá về địa hình, các tai biến địa chất, xác định khu vực cấm xây dựng, hạn chế xây dựng; xác định lưu vực và phân lưu vực tiêu thoát nước chính; hướng thoát nước, vị trí, quy mô các công trình tiêu thoát nước; xác định cốt xây dựng cho đô thị và từng khu vực; + Xác định mạng lưới giao thông đối ngoại, giao thông đô thị, vị trí và quy mô các công trình đầu mối giao thông như: cảng hàng không, cảng biển, cảng sông, ga đường sắt, bến xe đối ngoại; tổ chức hệ thống giao thông công cộng và hệ thống bến, bãi đỗ xe; xác định chỉ giới đường đỏ các trục chính đô thị và hệ thống hào, tuy nen kỹ thuật; + Xác định nhu cầu và nguồn cung cấp nước, năng lượng; tổng lượng nước thải, rác thải; vị trí, quy mô công trình đầu mối và mạng lưới truyền tải, phân phối chính của hệ thống cấp nước, năng lượng và chiếu sáng đô thị, thông tin liên lạc, thoát nước và công trình xử lý nước thải; vị trí, quy mô khu xử lý chất thải rắn, nghĩa trang và các công trình khác. - Đánh giá môi trường chiến lược: theo quy định tại khoản 7 Điều 15 của Nghị định này. - Đề xuất các hạng mục ưu tiên đầu tư phát triển và nguồn lực thực hiện. - Định hướng phát triển không gian và hạ tầng kỹ thuật đô thị theo các giai đoạn được thể hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000. Như vậy, quy hoạch chung đô thị mới cần phân tích những nội dung đã nhắc đến phía trên.
Hồ sơ đồ án quy hoạch giao thông và cấp thoát nước đô thị
Đây là nội dung tại Thông tư 04/2022/TT-BXD ngày 24/10/2022, quy định về hồ sơ nhiệm vụ và hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng và quy hoạch nông thôn. Theo đó, Bộ trưởng Bộ xây dựng quy định nội dung hồ sơ đồ án quy hoạch giao thông và cấp thoát nước đô thị như sau: (1) Quy hoạch giao thông đô thị - Thành phần bản vẽ: *Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng bao gồm: Ranh giới nghiên cứu, phạm vi lập quy hoạch và mạng lưới giao thông chính kết nối. Bản vẽ thể hiện theo tỷ lệ thích hợp định hướng phát triển hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia, bản đồ phương hướng phát triển hệ thống đô thị, nông thôn vùng. *Bản đồ hiện trạng hệ thống giao thông: Mạng lưới giao thông đối ngoại, giao thông đô thị; vị trí, quy mô các nhà ga, cảng hàng không - sân bay, cảng sông, cảng biển, bến xe khách liên tỉnh, bãi đỗ xe lớn. Bản vẽ thể hiện trên nền sơ đồ hiện trạng sử dụng đất kết hợp bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000. *Sơ đồ quy hoạch hệ thống giao thông: Hệ thống giao thông đối ngoại bao gồm: Quy mô, hướng tuyến đường bộ, đường sắt quốc gia, đường thủy, đường không; vị trí, quy mô các cảng hàng không, nhà ga đường sắt, bến cảng, cảng nội địa, bến xe khách liên tỉnh. Hệ thống giao thông đô thị bao gồm: Mạng lưới đường đô thị (đến cấp đường chính khu vực); đường sắt đô thị; đường thủy; vị trí, loại hình, quy mô các nút giao thông quan trọng, bến bãi đỗ xe, nhà ga trung tâm vận chuyển hành khách, cầu lớn vượt sông, cầu vượt, hầm đường bộ; các tuyến vận tải hành khách công cộng chủ yếu. Bản vẽ thể hiện trên nền sơ đồ định hướng phát triển không gian kết hợp bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000. - Thuyết minh bao gồm các nội dung: Phân tích, tổng hợp và đánh giá thực trạng xây dựng và phát triển hệ thống giao thông đô thị; các giải pháp quy hoạch hệ thống giao thông đô thị phải đảm bảo các nội dung quy định tại Điều 22 của Nghị định 37/2010/NĐ-CP. Thuyết minh phải có các sơ đồ, bản vẽ khổ A3, bảng biểu thống kê, phụ lục tính toán và hình ảnh minh họa. - Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch. (2) Quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị - Thành phần bản vẽ: * Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng bao gồm: Ranh giới nghiên cứu, phạm vi lập quy hoạch và hệ thống sông, thủy lợi chính của vùng. Bản vẽ thể hiện theo tỷ lệ thích hợp trên nền bản đồ định hướng phát triển hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia, bán đồ phương hướng phát triển hệ thống đô thị, nông thôn vùng. * Bản đồ hiện trạng đánh giá tổng hợp: Đất xây dựng, hệ thống tiêu thoát nước; vị trí, quy mô các công trình đầu mối. Bản vẽ thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1 /25J300. * Sơ đồ quy hoạch cao độ nền và thoát nước mưa đô thị: Bản vẽ thể hiện trên nền sơ đồ định hướng phát triển không gian kết hợp bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000: lưu vực thoát nước, hệ thống tiêu, thoát nước; vị trí, quy mô các công trình đầu mối; cao độ nền tại các khu vực của đô thị và các đường phố chính cấp đô thị. - Thuyết minh bao gồm các nội dung: Phân tích, tổng hợp và đánh giá hiện trạng địa hình, các điều kiện địa chất công trình, thủy văn, các khu vực có tai biến môi trường, đề xuất các giải pháp quy hoạch cao độ nền và thoát nước mưa đảm bảo các nội dung đã được quy định tại Điều 23 Nghị định 37/2010/NĐ-CP. Thuyết minh phải có sơ đồ, bản vẽ khổ A3, biếu bảng, tính toán phân tích. - Dự thảo Tờ trình và Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch. Xem thêm Thông tư 04/2022/TT-BXD có hiệu lực từ ngày 01/01/2023 bãi bỏ Thông tư 12/2016/TT-BXD và Thông tư 02/2017/TT-BXD.
Thời hạn quy hoạch đô thị là bao lâu? Thời hạn quy hoạch đô thị mới ít nhất là bao lâu?
Quy hoạch đô thị cần phải được thực hiện chính xác và nhanh chóng vì vậy pháp luật quy định về thời hạn quy hoạch đô thị được quy định như thế nào? Thời hạn quy hoạch đô thị mới ít nhất là bao lâu? Quy hoạch chung đô thị mới cần phân tích những nội dung nào trong đồ án? Thời hạn quy hoạch đô thị được quy định như thế nào? Thời hạn quy hoạch đô thị được giải thích tại khoản 10 Điều 3 Luật Quy hoạch đô thị 2009 như sau: Thời hạn quy hoạch đô thị là khoảng thời gian được xác định để làm cơ sở dự báo, tính toán các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật cho việc lập đồ án quy hoạch đô thị. Như vậy, thời hạn quy hoạch đô thị là khoảng thời gian được xác định để làm cơ sở dự báo, tính toán các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật cho việc lập đồ án quy hoạch đô thị. Thời hạn quy hoạch đô thị mới ít nhất là bao lâu? Căn cứ tại Điều 28 Luật Quy hoạch đô thị 2009 như sau: - Nội dung đồ án quy hoạch chung đô thị mới bao gồm việc phân tích và làm rõ cơ sở hình thành phát triển của đô thị; nghiên cứu về mô hình phát triển không gian, kiến trúc, môi trường phù hợp với tính chất, chức năng của đô thị; xác định các giai đoạn phát triển, kế hoạch thực hiện, các dự án có tính chất tạo động lực hình thành phát triển đô thị mới và mô hình quản lý phát triển đô thị; đánh giá môi trường chiến lược. - Bản vẽ của đồ án quy hoạch chung đô thị mới được thể hiện theo tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000. - Thời hạn quy hoạch đối với quy hoạch chung đô thị mới từ 20 đến 25 năm. - Đồ án quy hoạch chung đô thị mới đã được phê duyệt là cơ sở để lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các khu vực và lập dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật khung trong đô thị mới. Như vậy, theo quy định trên thì thời hạn quy hoạch đối với quy hoạch chung đô thị mới ít nhất là 20 năm. Quy hoạch chung đô thị mới cần phân tích những nội dung nào trong đồ án? Nội dung đồ án quy hoạch chung đô thị mới được quy định tại Điều 18 Nghị định 37/2010/NĐ-CP như sau: Nội dung đồ án quy hoạch chung đô thị mới được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 16 Nghị định 37/2010/NĐ-CP, trong đó cần phân tích và làm rõ cơ sở hình thành phát triển của đô thị; nghiên cứu về mô hình, cấu trúc phát triển không gian; định hướng kiến trúc, cảnh quan môi trường phù hợp với tính chất, chức năng của đô thị; xác định các giai đoạn phát triển, kế hoạch thực hiện, các dự án có tính chất tạo động lực hình thành phát triển đô thị mới và mô hình quản lý phát triển đô thị. Đối chiếu đến quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 16 Nghị định 37/2010/NĐ-CP như sau: Đồ án quy hoạch chung đô thị mới gồm những nội dung sau: - Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên và hiện trạng về kinh tế - xã hội; dân số, lao động; sử dụng đất đai; hiện trạng về xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xã hội, môi trường của đô thị. - Xác định tính chất, mục tiêu, động lực phát triển, quy mô dân số, lao động, quy mô đất xây dựng đô thị, các chỉ tiêu đất đai, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật cho đô thị phù hợp với các yêu cầu phát triển của từng giai đoạn 10 năm, 20 - 25 năm. - Dự kiến sử dụng đất của đô thị theo yêu cầu phát triển của từng giai đoạn. - Định hướng phát triển không gian đô thị, bao gồm: + Mô hình và hướng phát triển đô thị; + Xác định phạm vi, quy mô các khu chức năng của đô thị; khu hiện có hạn chế phát triển, khu chỉnh trang, cải tạo, khu cần bảo tồn, tôn tạo; các khu chuyển đổi chức năng; khu phát triển mới; khu cấm xây dựng, các khu dự trữ phát triển; các khu vực dự kiến xây dựng công trình ngầm từ đô thị loại III trở lên; + Xác định chỉ tiêu về mật độ dân cư, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, định hướng và nguyên tắc phát triển đối với từng khu chức năng; + Hệ thống trung tâm hành chính, trung tâm thương mại, dịch vụ, trung tâm công cộng, thể dục thể thao, công viên, cây xanh và không gian mở; trung tâm chuyên ngành cấp đô thị; + Định hướng phát triển các khu vực dân cư nông thôn; + Xác định các vùng kiến trúc, cảnh quan, các trục không gian chính, quảng trường, cửa ngõ đô thị, điểm nhấn đô thị; đề xuất tổ chức không gian, kiến trúc cho các khu vực trên. - Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị, bao gồm: + Đánh giá tổng hợp và lựa chọn đất phát triển đô thị: đánh giá về địa hình, các tai biến địa chất, xác định khu vực cấm xây dựng, hạn chế xây dựng; xác định lưu vực và phân lưu vực tiêu thoát nước chính; hướng thoát nước, vị trí, quy mô các công trình tiêu thoát nước; xác định cốt xây dựng cho đô thị và từng khu vực; + Xác định mạng lưới giao thông đối ngoại, giao thông đô thị, vị trí và quy mô các công trình đầu mối giao thông như: cảng hàng không, cảng biển, cảng sông, ga đường sắt, bến xe đối ngoại; tổ chức hệ thống giao thông công cộng và hệ thống bến, bãi đỗ xe; xác định chỉ giới đường đỏ các trục chính đô thị và hệ thống hào, tuy nen kỹ thuật; + Xác định nhu cầu và nguồn cung cấp nước, năng lượng; tổng lượng nước thải, rác thải; vị trí, quy mô công trình đầu mối và mạng lưới truyền tải, phân phối chính của hệ thống cấp nước, năng lượng và chiếu sáng đô thị, thông tin liên lạc, thoát nước và công trình xử lý nước thải; vị trí, quy mô khu xử lý chất thải rắn, nghĩa trang và các công trình khác. - Đánh giá môi trường chiến lược: theo quy định tại khoản 7 Điều 15 của Nghị định này. - Đề xuất các hạng mục ưu tiên đầu tư phát triển và nguồn lực thực hiện. - Định hướng phát triển không gian và hạ tầng kỹ thuật đô thị theo các giai đoạn được thể hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000. Như vậy, quy hoạch chung đô thị mới cần phân tích những nội dung đã nhắc đến phía trên.
Hồ sơ đồ án quy hoạch giao thông và cấp thoát nước đô thị
Đây là nội dung tại Thông tư 04/2022/TT-BXD ngày 24/10/2022, quy định về hồ sơ nhiệm vụ và hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng và quy hoạch nông thôn. Theo đó, Bộ trưởng Bộ xây dựng quy định nội dung hồ sơ đồ án quy hoạch giao thông và cấp thoát nước đô thị như sau: (1) Quy hoạch giao thông đô thị - Thành phần bản vẽ: *Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng bao gồm: Ranh giới nghiên cứu, phạm vi lập quy hoạch và mạng lưới giao thông chính kết nối. Bản vẽ thể hiện theo tỷ lệ thích hợp định hướng phát triển hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia, bản đồ phương hướng phát triển hệ thống đô thị, nông thôn vùng. *Bản đồ hiện trạng hệ thống giao thông: Mạng lưới giao thông đối ngoại, giao thông đô thị; vị trí, quy mô các nhà ga, cảng hàng không - sân bay, cảng sông, cảng biển, bến xe khách liên tỉnh, bãi đỗ xe lớn. Bản vẽ thể hiện trên nền sơ đồ hiện trạng sử dụng đất kết hợp bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000. *Sơ đồ quy hoạch hệ thống giao thông: Hệ thống giao thông đối ngoại bao gồm: Quy mô, hướng tuyến đường bộ, đường sắt quốc gia, đường thủy, đường không; vị trí, quy mô các cảng hàng không, nhà ga đường sắt, bến cảng, cảng nội địa, bến xe khách liên tỉnh. Hệ thống giao thông đô thị bao gồm: Mạng lưới đường đô thị (đến cấp đường chính khu vực); đường sắt đô thị; đường thủy; vị trí, loại hình, quy mô các nút giao thông quan trọng, bến bãi đỗ xe, nhà ga trung tâm vận chuyển hành khách, cầu lớn vượt sông, cầu vượt, hầm đường bộ; các tuyến vận tải hành khách công cộng chủ yếu. Bản vẽ thể hiện trên nền sơ đồ định hướng phát triển không gian kết hợp bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000. - Thuyết minh bao gồm các nội dung: Phân tích, tổng hợp và đánh giá thực trạng xây dựng và phát triển hệ thống giao thông đô thị; các giải pháp quy hoạch hệ thống giao thông đô thị phải đảm bảo các nội dung quy định tại Điều 22 của Nghị định 37/2010/NĐ-CP. Thuyết minh phải có các sơ đồ, bản vẽ khổ A3, bảng biểu thống kê, phụ lục tính toán và hình ảnh minh họa. - Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch. (2) Quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị - Thành phần bản vẽ: * Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng bao gồm: Ranh giới nghiên cứu, phạm vi lập quy hoạch và hệ thống sông, thủy lợi chính của vùng. Bản vẽ thể hiện theo tỷ lệ thích hợp trên nền bản đồ định hướng phát triển hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia, bán đồ phương hướng phát triển hệ thống đô thị, nông thôn vùng. * Bản đồ hiện trạng đánh giá tổng hợp: Đất xây dựng, hệ thống tiêu thoát nước; vị trí, quy mô các công trình đầu mối. Bản vẽ thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1 /25J300. * Sơ đồ quy hoạch cao độ nền và thoát nước mưa đô thị: Bản vẽ thể hiện trên nền sơ đồ định hướng phát triển không gian kết hợp bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000: lưu vực thoát nước, hệ thống tiêu, thoát nước; vị trí, quy mô các công trình đầu mối; cao độ nền tại các khu vực của đô thị và các đường phố chính cấp đô thị. - Thuyết minh bao gồm các nội dung: Phân tích, tổng hợp và đánh giá hiện trạng địa hình, các điều kiện địa chất công trình, thủy văn, các khu vực có tai biến môi trường, đề xuất các giải pháp quy hoạch cao độ nền và thoát nước mưa đảm bảo các nội dung đã được quy định tại Điều 23 Nghị định 37/2010/NĐ-CP. Thuyết minh phải có sơ đồ, bản vẽ khổ A3, biếu bảng, tính toán phân tích. - Dự thảo Tờ trình và Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch. Xem thêm Thông tư 04/2022/TT-BXD có hiệu lực từ ngày 01/01/2023 bãi bỏ Thông tư 12/2016/TT-BXD và Thông tư 02/2017/TT-BXD.