Quy định về việc ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Quyết định 1603/QĐ-BHXH năm 2024 được ban hành ngày 09 tháng 09 năm 2024 có quy định về Quy trình ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Theo đó, đối tượng áp dụng và nguyên tắc chung của quy trình này được quy định như sau. Đối tượng áp dụng ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trong ngành Bảo hiểm xã hội Theo quy định tại mục 2 Phần I Quyết định 1603/QĐ-BHXH năm 2024 về quy định chung của Quy trình ứng cứu sự cố an toàn thì đối tượng áp dụng ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trong ngành Bảo hiểm xã hội bao gồm: - Công chức, viên chức và người lao động tham gia quản lý, vận hành, duy trì, phát triển và bảo đảm an toàn thông tin mạng phục vụ hoạt động của các hệ thống thông tin của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam. - Các tổ chức, cá nhân có kết nối, chia sẻ, sử dụng, khai thác hệ thống thông tin của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam. - Các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ đường truyền; dịch vụ an toàn thông tin mạng; cung cấp thiết bị, dịch vụ bảo hành và hỗ trợ kỹ thuật; dịch vụ quản lý, vận hành; dịch vụ nâng cấp, phát triển và bảo trì phục vụ hoạt động của các hệ thống thông tin của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam (sau đây gọi chung là Đơn vị cung cấp dịch vụ). Theo đó, các đối tượng trên sẽ là đối tượng thực hiện các quy trình ứng cứu khi có sự cố an toàn thông tin mạng trong ngành Bảo hiểm xã hội xảy ra. Nguyên tắc chung ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng Căn cứ quy định tại mục 1 Phần 2 Quyết định 1603/QĐ-BHXH năm 2024 về quy trình thực hiện ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng có quy định nguyên tắc điều phối, ƯCSC bảo đảm tuân thủ theo đúng quy định tại Điều 4 Thông tư số 20/2017/TT-BTTTT ngày 12/9/2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về điều phối, ƯCSC ATTT mạng trên toàn quốc, cụ thể như sau: - Tuân thủ các quy định pháp luật về điều phối, ƯCSC ATTT mạng. - Chủ động, kịp thời, nhanh chóng, chính xác, đồng bộ và hiệu quả. - Phối hợp chặt chẽ, chính xác, đồng bộ và hiệu quả giữa các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. - ƯCSC trước hết phải được thực hiện, xử lý bằng lực lượng tại chỗ và trách nhiệm chính của chủ quản HTTT. - Tuân thủ các điều kiện, nguyên tắc ưu tiên về duy trì hoạt động của HTTT đã được cấp thẩm quyền phê duyệt trong kế hoạch ứng phó sự cố. - Thông tin trao đổi trong mạng lưới phải được kiểm tra, xác thực đối tượng trước khi thực hiện các bước tác nghiệp tiếp theo. - Bảo đảm bí mật thông tin biết được khi tham gia, thực hiện các hoạt động ƯCSC theo yêu cầu của Cơ quan điều phối hoặc cơ quan tổ chức, cá nhân gặp sự cố. Theo đó, để ứng cứu sự cố một cách an toàn và phù hợp thì cần phải tuân thủ các quy định trên về ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trong ngành Bảo hiểm xã hội. Việc ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trong ngành Bảo hiểm xã hội sẽ thực hiện theo 2 quy trình: - Quy trình ƯCSC ATTT mạng nghiêm trọng: Thực hiện theo các bước tại Mục 2 Phụ lục kèm theo Quyết định 1603/QĐ-BHXH năm 2024 - Quy trình ƯCSC ATTT mạng thông thường: Thực hiện theo các bước tại Mục 3 Phụ lục kèm theo Quyết định 1603/QĐ-BHXH năm 2024 Như vậy, nhằm xử lý, khắc phục sự cố gây mất an toàn thông tin mạng thì việc áp dụng quy trình ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng giúp đảm bảo điều tra, xác minh sự cố, ngăn chặn sự cố, khôi phục dữ liệu và khôi phục hoạt động bình thường của hệ thống thông tin.
Đề xuất tổ chức không đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng bị phạt đến 60 triệu đồng
Giám sát thi công xây dựng là việc làm rất quan trọng và đòi hỏi rất nhiều quy định pháp luật hữu ích khi áp dụng vào thực tế. Do đó, Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng vừa qua đã đề xuất tổ chức không đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng có thể bị phạt đến 60 triệu đồng. Cụ thể thế nào, hãy cùng tìm hiểu. 1. Đề xuất, bổ sung các đối tượng áp dụng xử phạt khi vi phạm hành chính về xây dựng Căn cứ Điều 2 Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng quy định đối tượng áp dụng như sau: - Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân) thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác. - Hộ kinh doanh, hộ gia đình, cộng đồng dân cư vi phạm hành chính quy định tại nghị định này bị xử phạt vi phạm hành chính như đối với cá nhân vi phạm. - Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. - Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính là chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân, tổ chức được thực hiện theo Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính. Nếu ta so sánh với Điều 2 Nghị định 16/2022/NĐ-CP thì đối tượng áp dụng của Dự thảo đã được nêu rõ là chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân, tổ chức được thực hiện theo Nghị định của Chính phủ. Điều này không chỉ giúp cho các tổ chức, cá nhân dễ tiếp cận luật, mà còn hỗ trợ cho công cuộc quản lý và giải quyết của các cơ quan có chức năng thuận lợi và chính xác hơn. 2. Đề xuất tổ chức không đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng bị phạt đến 60 triệu đồng Căn cứ khoản 4 Điều 17 Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng, quy định sẽ phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: + Không kiểm tra dẫn đến năng lực thực tế về nhân lực, thiết bị thi công, phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng hoặc hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng không đảm bảo so với hồ sơ dự thầu; + Không kiểm tra biện pháp thi công, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường của nhà thầu; + Không báo cáo về biện pháp đảm bảo an toàn đến cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định trong trường hợp thi công xây dựng công trình có vùng nguy hiểm ảnh hưởng lớn đến an toàn cộng đồng; + Không bố trí đủ nhân lực phù hợp để thực hiện giám sát thi công xây dựng, quản lý an toàn trong thi công xây dựng; + Để tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện năng lực thực hiện thiết kế, thi công xây dựng hoặc giám sát thi công xây dựng nhà ở riêng lẻ theo quy định. Dẫn chiếu đến khoản 4 Điều 17 Nghị định 16/2022/NĐ-CP sẽ phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: + Không kiểm tra dẫn đến năng lực thực tế về nhân lực, thiết bị thi công, phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng hoặc hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng không đảm bảo so với hồ sơ dự thầu; + Không có kết quả kiểm tra biện pháp thi công, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường của nhà thầu; + Không báo cáo về biện pháp đảm bảo an toàn đến cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định trong trường hợp thi công xây dựng công trình có vùng nguy hiểm ảnh hưởng lớn đến an toàn cộng đồng; + Không bố trí đủ nhân lực phù hợp để thực hiện giám sát thi công xây dựng, quản lý an toàn trong thi công xây dựng; + Để tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện năng lực thực hiện thi công xây dựng nhà ở riêng lẻ theo quy định. Có thể thấy, Dự thảo mới quy định rất rõ về trường hợp tổ chức không đủ điều kiện năng lực thực hiện thiết kế hoặc không đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng nhà ở riêng lẻ sẽ bị phạt, trong khi quy định cũ không đề cập đến trường hợp này. Chung quy lại, việc bổ sung quy định tổ chức tổ chức không đủ điều kiện năng lực thực hiện thiết kế hoặc không đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng nhà ở riêng lẻ có thể bị phạt là một biện pháp “thắt chặt” luật pháp. Không chỉ cho thấy sự quan tâm hợp lý của nhà nước về vấn đề quan trọng, mà còn cho các cơ quan lãnh đạo luôn đề cao tính ứng dụng thực tế để đảm bảo quyền lợi cho các cá nhân và tổ chức trong lĩnh vực xây dựng. Bài được viết theo Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng: Tải về
Mở rộng phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng trong dự thảo Luật Đấu thầu
1. Những điểm mới về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Dự thảo Luật Đấu thầu 1.1. Lựa chọn nhà thầu thực hiện các gói thầu Theo điểm d, đ, e và g khoản 1 Điều 1 của Dự thảo đã làm rõ hơn phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu 2013 bao gồm các hoạt động lựa chọn nhà thầu thực hiện các gói thầu thuộc: - Dự toán mua sắm sử dụng vốn nhà nước nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập; - Dự án, dự toán mua sắm sử dụng vốn nhà nước nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ công; - Dự án, dự toán mua sắm hàng dự trữ quốc gia sử dụng vốn nhà nước; - Dự án, dự toán mua sắm mua thuốc, vật tư y tế sử dụng vốn nhà nước, nguồn quỹ bảo hiểm y tế, nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và nguồn thu hợp pháp khác của cơ sở y tế công lập. Dự thảo cũng bãi bỏ quy định tại khoản 2 Điều 1 Luật Đấu thầu 2013 về việc lựa chọn nhà thầu thực hiện cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam để thực hiện dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam mà dự án đó sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án. Bên cạnh đó, Dự thảo vẫn điều chỉnh hoạt động lựa chọn nhà thầu thực hiện các gói thầu sau: - Dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn nhà nước của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập; - Dự án đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước; - Dự án đầu tư phát triển không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này có sử dụng vốn nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án. 1.2. Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư Theo khoản 2 Điều 1 Dự thảo cũng mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu 2013 theo hướng bổ sung họat động lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư kinh doanh: - Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị; - Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng có một hoặc nhiều công năng gồm: nhà ở thương mại; trụ sở, văn phòng làm việc; công trình thương mại, dịch vụ; - Dự án đầu tư phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật. 1.3. Đối tượng áp dụng Ngoài các tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động đấu thầu thuộc phạm vi điều chỉnh (nêu trên), tại khoản 2 Điều 2 Dự thảo đã bổ sung thêm đối tượng điều chỉnh là tổ chức có hoạt động đấu thầu không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu chọn áp dụng Luật này nhưng phải xác định cụ thể các điều, khoản, điểm sẽ thực hiện theo quy định của Luật này. 2. Các trường hợp không thuộc phạm vi điều chỉnh của Dự thảo Luật Đấu thầu Ngoài ra, Dự thảo quy định cụ thể các hoạt động đấu thầu không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu tại khoản 3 Điều 1 gồm: - Dự án đối tác công tư (PPP); - Các hoạt động chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, mua hoặc thuê nhà, trụ sở, bất động sản hoặc các quyền liên quan đến các hoạt động này; - Gói thầu của chủ đầu tư, bên mời thầu nhằm cung cấp hỗ trợ quốc tế bao gồm cả viện trợ phát triển; - Gói thầu được tài trợ bởi tổ chức quốc tế, cá nhân, tổ chức trong nước hoặc được tài trợ, cho vay, hỗ trợ từ nước ngoài hoặc quốc tế mà có yêu cầu áp dụng các điều kiện, quy định về lựa chọn nhà thầu của tổ chức, nhà tài trợ quốc tế, cá nhân, tổ chức trong nước đó; - Gói thầu được tổ chức lựa chọn nhà thầu và thực hiện bên ngoài lãnh thổ Việt Nam; - Lựa chọn nhà thầu, đối tác để trực tiếp thực hiện hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí theo quy định của pháp luật về dầu khí; - Hoạt động lựa chọn nhà thầu thực hiện các gói thầu thuộc dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư PPP của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án; - Lựa chọn thành viên trong ban hòa giải, ban trọng tài để xử lý tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng; thành viên trong hội đồng giải quyết kiến nghị.
Quy định về việc ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Quyết định 1603/QĐ-BHXH năm 2024 được ban hành ngày 09 tháng 09 năm 2024 có quy định về Quy trình ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Theo đó, đối tượng áp dụng và nguyên tắc chung của quy trình này được quy định như sau. Đối tượng áp dụng ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trong ngành Bảo hiểm xã hội Theo quy định tại mục 2 Phần I Quyết định 1603/QĐ-BHXH năm 2024 về quy định chung của Quy trình ứng cứu sự cố an toàn thì đối tượng áp dụng ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trong ngành Bảo hiểm xã hội bao gồm: - Công chức, viên chức và người lao động tham gia quản lý, vận hành, duy trì, phát triển và bảo đảm an toàn thông tin mạng phục vụ hoạt động của các hệ thống thông tin của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam. - Các tổ chức, cá nhân có kết nối, chia sẻ, sử dụng, khai thác hệ thống thông tin của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam. - Các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ đường truyền; dịch vụ an toàn thông tin mạng; cung cấp thiết bị, dịch vụ bảo hành và hỗ trợ kỹ thuật; dịch vụ quản lý, vận hành; dịch vụ nâng cấp, phát triển và bảo trì phục vụ hoạt động của các hệ thống thông tin của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam (sau đây gọi chung là Đơn vị cung cấp dịch vụ). Theo đó, các đối tượng trên sẽ là đối tượng thực hiện các quy trình ứng cứu khi có sự cố an toàn thông tin mạng trong ngành Bảo hiểm xã hội xảy ra. Nguyên tắc chung ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng Căn cứ quy định tại mục 1 Phần 2 Quyết định 1603/QĐ-BHXH năm 2024 về quy trình thực hiện ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng có quy định nguyên tắc điều phối, ƯCSC bảo đảm tuân thủ theo đúng quy định tại Điều 4 Thông tư số 20/2017/TT-BTTTT ngày 12/9/2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về điều phối, ƯCSC ATTT mạng trên toàn quốc, cụ thể như sau: - Tuân thủ các quy định pháp luật về điều phối, ƯCSC ATTT mạng. - Chủ động, kịp thời, nhanh chóng, chính xác, đồng bộ và hiệu quả. - Phối hợp chặt chẽ, chính xác, đồng bộ và hiệu quả giữa các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. - ƯCSC trước hết phải được thực hiện, xử lý bằng lực lượng tại chỗ và trách nhiệm chính của chủ quản HTTT. - Tuân thủ các điều kiện, nguyên tắc ưu tiên về duy trì hoạt động của HTTT đã được cấp thẩm quyền phê duyệt trong kế hoạch ứng phó sự cố. - Thông tin trao đổi trong mạng lưới phải được kiểm tra, xác thực đối tượng trước khi thực hiện các bước tác nghiệp tiếp theo. - Bảo đảm bí mật thông tin biết được khi tham gia, thực hiện các hoạt động ƯCSC theo yêu cầu của Cơ quan điều phối hoặc cơ quan tổ chức, cá nhân gặp sự cố. Theo đó, để ứng cứu sự cố một cách an toàn và phù hợp thì cần phải tuân thủ các quy định trên về ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trong ngành Bảo hiểm xã hội. Việc ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trong ngành Bảo hiểm xã hội sẽ thực hiện theo 2 quy trình: - Quy trình ƯCSC ATTT mạng nghiêm trọng: Thực hiện theo các bước tại Mục 2 Phụ lục kèm theo Quyết định 1603/QĐ-BHXH năm 2024 - Quy trình ƯCSC ATTT mạng thông thường: Thực hiện theo các bước tại Mục 3 Phụ lục kèm theo Quyết định 1603/QĐ-BHXH năm 2024 Như vậy, nhằm xử lý, khắc phục sự cố gây mất an toàn thông tin mạng thì việc áp dụng quy trình ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng giúp đảm bảo điều tra, xác minh sự cố, ngăn chặn sự cố, khôi phục dữ liệu và khôi phục hoạt động bình thường của hệ thống thông tin.
Đề xuất tổ chức không đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng bị phạt đến 60 triệu đồng
Giám sát thi công xây dựng là việc làm rất quan trọng và đòi hỏi rất nhiều quy định pháp luật hữu ích khi áp dụng vào thực tế. Do đó, Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng vừa qua đã đề xuất tổ chức không đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng có thể bị phạt đến 60 triệu đồng. Cụ thể thế nào, hãy cùng tìm hiểu. 1. Đề xuất, bổ sung các đối tượng áp dụng xử phạt khi vi phạm hành chính về xây dựng Căn cứ Điều 2 Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng quy định đối tượng áp dụng như sau: - Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân) thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác. - Hộ kinh doanh, hộ gia đình, cộng đồng dân cư vi phạm hành chính quy định tại nghị định này bị xử phạt vi phạm hành chính như đối với cá nhân vi phạm. - Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. - Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính là chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân, tổ chức được thực hiện theo Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính. Nếu ta so sánh với Điều 2 Nghị định 16/2022/NĐ-CP thì đối tượng áp dụng của Dự thảo đã được nêu rõ là chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân, tổ chức được thực hiện theo Nghị định của Chính phủ. Điều này không chỉ giúp cho các tổ chức, cá nhân dễ tiếp cận luật, mà còn hỗ trợ cho công cuộc quản lý và giải quyết của các cơ quan có chức năng thuận lợi và chính xác hơn. 2. Đề xuất tổ chức không đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng bị phạt đến 60 triệu đồng Căn cứ khoản 4 Điều 17 Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng, quy định sẽ phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: + Không kiểm tra dẫn đến năng lực thực tế về nhân lực, thiết bị thi công, phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng hoặc hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng không đảm bảo so với hồ sơ dự thầu; + Không kiểm tra biện pháp thi công, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường của nhà thầu; + Không báo cáo về biện pháp đảm bảo an toàn đến cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định trong trường hợp thi công xây dựng công trình có vùng nguy hiểm ảnh hưởng lớn đến an toàn cộng đồng; + Không bố trí đủ nhân lực phù hợp để thực hiện giám sát thi công xây dựng, quản lý an toàn trong thi công xây dựng; + Để tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện năng lực thực hiện thiết kế, thi công xây dựng hoặc giám sát thi công xây dựng nhà ở riêng lẻ theo quy định. Dẫn chiếu đến khoản 4 Điều 17 Nghị định 16/2022/NĐ-CP sẽ phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: + Không kiểm tra dẫn đến năng lực thực tế về nhân lực, thiết bị thi công, phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng hoặc hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng không đảm bảo so với hồ sơ dự thầu; + Không có kết quả kiểm tra biện pháp thi công, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường của nhà thầu; + Không báo cáo về biện pháp đảm bảo an toàn đến cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định trong trường hợp thi công xây dựng công trình có vùng nguy hiểm ảnh hưởng lớn đến an toàn cộng đồng; + Không bố trí đủ nhân lực phù hợp để thực hiện giám sát thi công xây dựng, quản lý an toàn trong thi công xây dựng; + Để tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện năng lực thực hiện thi công xây dựng nhà ở riêng lẻ theo quy định. Có thể thấy, Dự thảo mới quy định rất rõ về trường hợp tổ chức không đủ điều kiện năng lực thực hiện thiết kế hoặc không đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng nhà ở riêng lẻ sẽ bị phạt, trong khi quy định cũ không đề cập đến trường hợp này. Chung quy lại, việc bổ sung quy định tổ chức tổ chức không đủ điều kiện năng lực thực hiện thiết kế hoặc không đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng nhà ở riêng lẻ có thể bị phạt là một biện pháp “thắt chặt” luật pháp. Không chỉ cho thấy sự quan tâm hợp lý của nhà nước về vấn đề quan trọng, mà còn cho các cơ quan lãnh đạo luôn đề cao tính ứng dụng thực tế để đảm bảo quyền lợi cho các cá nhân và tổ chức trong lĩnh vực xây dựng. Bài được viết theo Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng: Tải về
Mở rộng phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng trong dự thảo Luật Đấu thầu
1. Những điểm mới về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Dự thảo Luật Đấu thầu 1.1. Lựa chọn nhà thầu thực hiện các gói thầu Theo điểm d, đ, e và g khoản 1 Điều 1 của Dự thảo đã làm rõ hơn phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu 2013 bao gồm các hoạt động lựa chọn nhà thầu thực hiện các gói thầu thuộc: - Dự toán mua sắm sử dụng vốn nhà nước nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập; - Dự án, dự toán mua sắm sử dụng vốn nhà nước nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ công; - Dự án, dự toán mua sắm hàng dự trữ quốc gia sử dụng vốn nhà nước; - Dự án, dự toán mua sắm mua thuốc, vật tư y tế sử dụng vốn nhà nước, nguồn quỹ bảo hiểm y tế, nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và nguồn thu hợp pháp khác của cơ sở y tế công lập. Dự thảo cũng bãi bỏ quy định tại khoản 2 Điều 1 Luật Đấu thầu 2013 về việc lựa chọn nhà thầu thực hiện cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam để thực hiện dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam mà dự án đó sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án. Bên cạnh đó, Dự thảo vẫn điều chỉnh hoạt động lựa chọn nhà thầu thực hiện các gói thầu sau: - Dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn nhà nước của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập; - Dự án đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước; - Dự án đầu tư phát triển không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này có sử dụng vốn nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án. 1.2. Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư Theo khoản 2 Điều 1 Dự thảo cũng mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu 2013 theo hướng bổ sung họat động lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư kinh doanh: - Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị; - Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng có một hoặc nhiều công năng gồm: nhà ở thương mại; trụ sở, văn phòng làm việc; công trình thương mại, dịch vụ; - Dự án đầu tư phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật. 1.3. Đối tượng áp dụng Ngoài các tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động đấu thầu thuộc phạm vi điều chỉnh (nêu trên), tại khoản 2 Điều 2 Dự thảo đã bổ sung thêm đối tượng điều chỉnh là tổ chức có hoạt động đấu thầu không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu chọn áp dụng Luật này nhưng phải xác định cụ thể các điều, khoản, điểm sẽ thực hiện theo quy định của Luật này. 2. Các trường hợp không thuộc phạm vi điều chỉnh của Dự thảo Luật Đấu thầu Ngoài ra, Dự thảo quy định cụ thể các hoạt động đấu thầu không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu tại khoản 3 Điều 1 gồm: - Dự án đối tác công tư (PPP); - Các hoạt động chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, mua hoặc thuê nhà, trụ sở, bất động sản hoặc các quyền liên quan đến các hoạt động này; - Gói thầu của chủ đầu tư, bên mời thầu nhằm cung cấp hỗ trợ quốc tế bao gồm cả viện trợ phát triển; - Gói thầu được tài trợ bởi tổ chức quốc tế, cá nhân, tổ chức trong nước hoặc được tài trợ, cho vay, hỗ trợ từ nước ngoài hoặc quốc tế mà có yêu cầu áp dụng các điều kiện, quy định về lựa chọn nhà thầu của tổ chức, nhà tài trợ quốc tế, cá nhân, tổ chức trong nước đó; - Gói thầu được tổ chức lựa chọn nhà thầu và thực hiện bên ngoài lãnh thổ Việt Nam; - Lựa chọn nhà thầu, đối tác để trực tiếp thực hiện hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí theo quy định của pháp luật về dầu khí; - Hoạt động lựa chọn nhà thầu thực hiện các gói thầu thuộc dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư PPP của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án; - Lựa chọn thành viên trong ban hòa giải, ban trọng tài để xử lý tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng; thành viên trong hội đồng giải quyết kiến nghị.