Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập tổ chức tài chính vi mô là công ty TNHH hai thành viên trở lên
Đây là nội dung tại Thông tư 33/2024/TT-NHNN quy định về hồ sơ, trình tự cấp Giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính vi mô do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành. 1. Về giấy phép Giấy phép ở đây được hiểu là Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tài chính vi mô do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp (theo Khoản 1 Điều 3 Thông tư 33/2024/TT-NHNN). Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tài chính vi mô đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép đối với tổ chức tài chính vi mô là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên Căn cứ Điều 8 Thông tư 33/2024/TT-NHNN thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tài chính vi mô sẽ bao gồm hồ sơ đề nghị chấp thuận nguyên tắc và hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, cụ thể: - Đối với Hồ sơ đề nghị chấp thuận nguyên tắc thì cần có những giấy tờ sau: + Đơn đề nghị cấp Giấy phép theo mẫu tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 33/2024/TT-NHNN; + Các thành phần hồ sơ quy định tại điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều 7 Thông tư 33/2024/TT-NHNN; + Danh sách thành viên sáng lập do Trưởng Ban trù bị ký, trong đó bao gồm các nội dung: (1) Tên pháp nhân; số Giấy phép thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương; số định danh cá nhân (đối với cá nhân có quốc tịch Việt Nam), số hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp, quốc tịch/các quốc tịch (đối với cá nhân không có quốc tịch Việt Nam) của người đại diện hợp pháp của pháp nhân tham gia góp vốn thành lập tổ chức tài chính vi mô và người đại diện vốn góp của pháp nhân đó tại tổ chức tài chính vi mô; (2) Mức vốn góp (ghi rõ số vốn bằng đồng Việt Nam và tỷ lệ góp vốn của từng thành viên); (3) Phương án góp vốn (nêu rõ phương thức, tiến độ góp vốn); + Hồ sơ của thành viên sáng lập, bao gồm: (1) Giấy phép thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương; (2) Văn bản của các thành viên góp vốn cam kết góp vốn cho tổ chức tài chính vi mô đúng tiến độ, mức vốn góp và chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của nguồn vốn góp; (3) Điều lệ của pháp nhân tham gia góp vốn thành lập tổ chức tài chính vi mô; (4) Văn bản ủy quyền người đại diện phần vốn góp tại tổ chức tài chính vi mô theo quy định của pháp luật; (5) Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu (đối với cá nhân không có quốc tịch Việt Nam) của người đại diện hợp pháp của pháp nhân tham gia góp vốn thành lập tổ chức tài chính vi mô và người đại diện vốn góp của ph áp nhân đó tại tổ chức tài chính vi mô; (6) Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và Báo cáo tài chính đến thời điểm gần nhất (báo cáo tài chính giữa niên độ hoặc báo cáo năm chưa kiểm toán) tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép; (7) Báo cáo hoạt động trong 02 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép của thành viên góp vốn không phải là doanh nghiệp; (8) Tài liệu chứng minh đã hoặc đang tham gia quản lý chương trình, dự án tài chính vi mô và hiệu quả hoạt động của chương trình, dự án đó; + Biên bản Cuộc họp thành viên sáng lập về việc thành lập Ban trù bị, Trưởng Ban trù bị, thông qua dự thảo Điều lệ, Đề án thành lập tổ chức tài chính vi mô, danh sách các chức danh quản trị, điều hành, kiểm soát dự kiến. - Đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép: + Điều lệ của tổ chức tài chính vi mô đã được Hội đồng thành viên thông qua; + Biên bản và Nghị quyết cuộc họp thành viên góp vốn đầu tiên về việc thông qua Điều lệ, bầu, bổ nhiệm các chức danh thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát; + Biên bản họp Hội đồng thành viên thông qua các nội dung về việc bầu Chủ tịch Hội đồng thành viên; Biên bản họp Ban kiểm soát về việc bầu Trưởng Ban kiểm soát; + Quyết định của Hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trưởng. Như vậy để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tài chính vi mô dưới hình thức công ty TNHH hai thành viên trở lên thì doanh nghiệp cần đáp ứng đủ yêu cầu về giấy tờ liên quan đến việc đề nghị chấp thuận nguyên tắc và đề nghị cấp giấy phép. Về trình tự cấp giấy phép thực hiện theo Điều 9 Thông tư 33/2024/TT-NHNN.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép CITES xuất khẩu mẫu vật động vật hoang dã nguy cấp gồm những gì?
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép CITES xuất khẩu mẫu vật động vật hoang dã nguy cấp? Trình tự cấp giấy phép CITES xuất khẩu mẫu vật động vật hoang dã nguy cấp được thực hiện ra sao? Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép CITES xuất khẩu mẫu vật động vật hoang dã nguy cấp gồm những gì? Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép CITES xuất khẩu mẫu vật động vật hoang dã nguy cấp gồm những tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 06/2019/NĐ-CP, cụ thể bao gồm: - Đề nghị cấp giấy phép theo Mẫu số 12 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; - Bản sao tài liệu chứng minh mẫu vật có nguồn gốc hợp pháp theo quy định của Nghị định này; - Trường hợp xuất khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật không vì mục đích thương mại phục vụ nghiên cứu khoa học, quan hệ ngoại giao: + Ngoài thành phần hồ sơ quy định tại điểm a và điểm b khoản này, nộp thêm bản sao giấy phép nhập khẩu do Cơ quan quản lý CITES nước nhập khẩu cấp đối với mẫu vật loài thuộc Phụ lục I CITES; + Bản sao bản ký kết về chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với trường hợp phục vụ nghiên cứu khoa học; + Văn bản xác nhận quà biếu, tặng ngoại giao do cơ quan có thẩm quyền xác nhận đối với trường hợp phục vụ quan hệ ngoại giao; - Trường hợp xuất khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật không vì mục đích thương mại phục vụ triển lãm không vì mục đích thương mại, biểu diễn xiếc: + Ngoài thành phần hồ sơ quy định tại điểm a và điểm b khoản này, nộp thêm bản sao quyết định cử đi tham dự triển lãm, biểu diễn xiếc ở nước ngoài của cơ quan có thẩm quyền hoặc giấy mời tham dự của tổ chức nước ngoài; + Bản sao giấy phép nhập khẩu do Cơ quan quản lý CITES nước nhập khẩu cấp đối với mẫu vật quy định tại Phụ lục I CITES; - Trường hợp xuất khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật săn bắn: Ngoài thành phần hồ sơ quy định tại điểm a khoản này, nộp thêm bản sao hồ sơ nguồn gốc hợp pháp của mẫu vật hoặc bản sao giấy phép, chứng chỉ mẫu vật săn bắn do cơ quan có thẩm quyền của nước có liên quan cấp; - Trường hợp xuất khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật tiền Công ước: Ngoài thành phần hồ sơ quy định tại điểm a khoản này, nộp thêm bản sao hồ sơ chứng minh mẫu vật tiền Công ước; hoặc bản sao giấy phép CITES nhập khẩu đối với trường hợp tái xuất khẩu mẫu vật. Trình tự cấp giấy phép CITES xuất khẩu mẫu vật động vật hoang dã nguy cấp được thực hiện ra sao? Trình tự tiếp nhận hồ sơ cấp giấy phép CITES xuất khẩu mẫu vật động vật hoang dã nguy cấp được thực hiện theo khoản 3 Điều 23 Nghị định 06/2019/NĐ-CP, gồm những bước sau: Bước 01: Nộp hồ sơ - Tổ chức, cá nhân có nhu cầu được cấp giấy phép xuất khẩu, tái xuất khẩu gửi trực tiếp; qua đường bưu điện hoặc qua Hệ thống thủ tục hành chính một cửa quốc gia 01 hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này tới Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam; - Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam thông báo cho tổ chức, cá nhân biết; Bước 02: Cấp giấy phép - Trong thời hạn 08 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam có trách nhiệm cấp giấy phép. + Trường hợp cần tham vấn Cơ quan khoa học CITES Việt Nam hoặc cơ quan có liên quan của nước nhập khẩu thì Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam tổ chức thực hiện, nhưng thời hạn cấp không quá 30 ngày làm việc; Bước 03: Trả giấy phép và đăng tải kết quả giải quyết lên cổng thông tin điện tử. - Trong vòng 01 ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy phép, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam thực hiện việc trả giấy phép cho tổ chức, cá nhân đề nghị, đồng thời đăng tải kết quả giải quyết lên cổng thông tin điện tử của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam. Tóm lại, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép CITES xuất khẩu mẫu vật động vật hoang dã nguy cấp được thực hiện như tại quy định trên.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập tổ chức tài chính vi mô là công ty TNHH hai thành viên trở lên
Đây là nội dung tại Thông tư 33/2024/TT-NHNN quy định về hồ sơ, trình tự cấp Giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính vi mô do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành. 1. Về giấy phép Giấy phép ở đây được hiểu là Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tài chính vi mô do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp (theo Khoản 1 Điều 3 Thông tư 33/2024/TT-NHNN). Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tài chính vi mô đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép đối với tổ chức tài chính vi mô là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên Căn cứ Điều 8 Thông tư 33/2024/TT-NHNN thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tài chính vi mô sẽ bao gồm hồ sơ đề nghị chấp thuận nguyên tắc và hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, cụ thể: - Đối với Hồ sơ đề nghị chấp thuận nguyên tắc thì cần có những giấy tờ sau: + Đơn đề nghị cấp Giấy phép theo mẫu tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 33/2024/TT-NHNN; + Các thành phần hồ sơ quy định tại điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều 7 Thông tư 33/2024/TT-NHNN; + Danh sách thành viên sáng lập do Trưởng Ban trù bị ký, trong đó bao gồm các nội dung: (1) Tên pháp nhân; số Giấy phép thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương; số định danh cá nhân (đối với cá nhân có quốc tịch Việt Nam), số hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp, quốc tịch/các quốc tịch (đối với cá nhân không có quốc tịch Việt Nam) của người đại diện hợp pháp của pháp nhân tham gia góp vốn thành lập tổ chức tài chính vi mô và người đại diện vốn góp của pháp nhân đó tại tổ chức tài chính vi mô; (2) Mức vốn góp (ghi rõ số vốn bằng đồng Việt Nam và tỷ lệ góp vốn của từng thành viên); (3) Phương án góp vốn (nêu rõ phương thức, tiến độ góp vốn); + Hồ sơ của thành viên sáng lập, bao gồm: (1) Giấy phép thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương; (2) Văn bản của các thành viên góp vốn cam kết góp vốn cho tổ chức tài chính vi mô đúng tiến độ, mức vốn góp và chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của nguồn vốn góp; (3) Điều lệ của pháp nhân tham gia góp vốn thành lập tổ chức tài chính vi mô; (4) Văn bản ủy quyền người đại diện phần vốn góp tại tổ chức tài chính vi mô theo quy định của pháp luật; (5) Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu (đối với cá nhân không có quốc tịch Việt Nam) của người đại diện hợp pháp của pháp nhân tham gia góp vốn thành lập tổ chức tài chính vi mô và người đại diện vốn góp của ph áp nhân đó tại tổ chức tài chính vi mô; (6) Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và Báo cáo tài chính đến thời điểm gần nhất (báo cáo tài chính giữa niên độ hoặc báo cáo năm chưa kiểm toán) tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép; (7) Báo cáo hoạt động trong 02 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép của thành viên góp vốn không phải là doanh nghiệp; (8) Tài liệu chứng minh đã hoặc đang tham gia quản lý chương trình, dự án tài chính vi mô và hiệu quả hoạt động của chương trình, dự án đó; + Biên bản Cuộc họp thành viên sáng lập về việc thành lập Ban trù bị, Trưởng Ban trù bị, thông qua dự thảo Điều lệ, Đề án thành lập tổ chức tài chính vi mô, danh sách các chức danh quản trị, điều hành, kiểm soát dự kiến. - Đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép: + Điều lệ của tổ chức tài chính vi mô đã được Hội đồng thành viên thông qua; + Biên bản và Nghị quyết cuộc họp thành viên góp vốn đầu tiên về việc thông qua Điều lệ, bầu, bổ nhiệm các chức danh thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát; + Biên bản họp Hội đồng thành viên thông qua các nội dung về việc bầu Chủ tịch Hội đồng thành viên; Biên bản họp Ban kiểm soát về việc bầu Trưởng Ban kiểm soát; + Quyết định của Hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trưởng. Như vậy để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tài chính vi mô dưới hình thức công ty TNHH hai thành viên trở lên thì doanh nghiệp cần đáp ứng đủ yêu cầu về giấy tờ liên quan đến việc đề nghị chấp thuận nguyên tắc và đề nghị cấp giấy phép. Về trình tự cấp giấy phép thực hiện theo Điều 9 Thông tư 33/2024/TT-NHNN.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép CITES xuất khẩu mẫu vật động vật hoang dã nguy cấp gồm những gì?
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép CITES xuất khẩu mẫu vật động vật hoang dã nguy cấp? Trình tự cấp giấy phép CITES xuất khẩu mẫu vật động vật hoang dã nguy cấp được thực hiện ra sao? Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép CITES xuất khẩu mẫu vật động vật hoang dã nguy cấp gồm những gì? Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép CITES xuất khẩu mẫu vật động vật hoang dã nguy cấp gồm những tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 06/2019/NĐ-CP, cụ thể bao gồm: - Đề nghị cấp giấy phép theo Mẫu số 12 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; - Bản sao tài liệu chứng minh mẫu vật có nguồn gốc hợp pháp theo quy định của Nghị định này; - Trường hợp xuất khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật không vì mục đích thương mại phục vụ nghiên cứu khoa học, quan hệ ngoại giao: + Ngoài thành phần hồ sơ quy định tại điểm a và điểm b khoản này, nộp thêm bản sao giấy phép nhập khẩu do Cơ quan quản lý CITES nước nhập khẩu cấp đối với mẫu vật loài thuộc Phụ lục I CITES; + Bản sao bản ký kết về chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với trường hợp phục vụ nghiên cứu khoa học; + Văn bản xác nhận quà biếu, tặng ngoại giao do cơ quan có thẩm quyền xác nhận đối với trường hợp phục vụ quan hệ ngoại giao; - Trường hợp xuất khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật không vì mục đích thương mại phục vụ triển lãm không vì mục đích thương mại, biểu diễn xiếc: + Ngoài thành phần hồ sơ quy định tại điểm a và điểm b khoản này, nộp thêm bản sao quyết định cử đi tham dự triển lãm, biểu diễn xiếc ở nước ngoài của cơ quan có thẩm quyền hoặc giấy mời tham dự của tổ chức nước ngoài; + Bản sao giấy phép nhập khẩu do Cơ quan quản lý CITES nước nhập khẩu cấp đối với mẫu vật quy định tại Phụ lục I CITES; - Trường hợp xuất khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật săn bắn: Ngoài thành phần hồ sơ quy định tại điểm a khoản này, nộp thêm bản sao hồ sơ nguồn gốc hợp pháp của mẫu vật hoặc bản sao giấy phép, chứng chỉ mẫu vật săn bắn do cơ quan có thẩm quyền của nước có liên quan cấp; - Trường hợp xuất khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật tiền Công ước: Ngoài thành phần hồ sơ quy định tại điểm a khoản này, nộp thêm bản sao hồ sơ chứng minh mẫu vật tiền Công ước; hoặc bản sao giấy phép CITES nhập khẩu đối với trường hợp tái xuất khẩu mẫu vật. Trình tự cấp giấy phép CITES xuất khẩu mẫu vật động vật hoang dã nguy cấp được thực hiện ra sao? Trình tự tiếp nhận hồ sơ cấp giấy phép CITES xuất khẩu mẫu vật động vật hoang dã nguy cấp được thực hiện theo khoản 3 Điều 23 Nghị định 06/2019/NĐ-CP, gồm những bước sau: Bước 01: Nộp hồ sơ - Tổ chức, cá nhân có nhu cầu được cấp giấy phép xuất khẩu, tái xuất khẩu gửi trực tiếp; qua đường bưu điện hoặc qua Hệ thống thủ tục hành chính một cửa quốc gia 01 hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này tới Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam; - Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam thông báo cho tổ chức, cá nhân biết; Bước 02: Cấp giấy phép - Trong thời hạn 08 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam có trách nhiệm cấp giấy phép. + Trường hợp cần tham vấn Cơ quan khoa học CITES Việt Nam hoặc cơ quan có liên quan của nước nhập khẩu thì Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam tổ chức thực hiện, nhưng thời hạn cấp không quá 30 ngày làm việc; Bước 03: Trả giấy phép và đăng tải kết quả giải quyết lên cổng thông tin điện tử. - Trong vòng 01 ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy phép, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam thực hiện việc trả giấy phép cho tổ chức, cá nhân đề nghị, đồng thời đăng tải kết quả giải quyết lên cổng thông tin điện tử của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam. Tóm lại, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép CITES xuất khẩu mẫu vật động vật hoang dã nguy cấp được thực hiện như tại quy định trên.