Nhìn lại 15 đặc quyền của lao động nữ nhân ngày 20/10
Nhân Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, cùng nhìn lại 15 đặc quyền giúp bảo vệ sức khỏe, đảm bảo công bằng cho lao động nữ trong môi trường làm việc nhé! 1- Quyền ưu tiên hợp đồng lao động: Khi hợp đồng lao động của lao động nữ hết hạn trong thời gian mang thai hoặc nuôi con nhỏ, họ được ưu tiên ký hợp đồng mới. (khoản 3 Điều 137 Bộ Luật Lao động 2019). 2- Quyền chuyển sang công việc nhẹ: Lao động nữ có quyền yêu cầu chuyển sang công việc nhẹ hơn hoặc giảm 1 giờ làm mỗi ngày khi mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi. (khoản 2 Điều 137 Bộ Luật Lao động 2019). 3- Quyền không làm đêm hoặc đi công tác xa: Người sử dụng lao động không được yêu cầu lao động nữ trong thời gian mang thai và nuôi con nhỏ làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ hoặc đi công tác xa. (khoản 1 Điều 137 Bộ Luật Lao động 2019) 4- Quyền nghỉ 30 phút/ngày trong kỳ kinh: Trong thời gian hành kinh, lao động nữ có quyền nghỉ 30 phút mỗi ngày. (khoản 4 Điều 137 Bộ Luật Lao động 2019 và khoản 3 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP). 5- Quyền nghỉ 60 phút/ngày nuôi con nhỏ: Lao động nữ được nghỉ 60 phút/ngày để cho con bú hoặc nghỉ ngơi trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi. (khoản 4 Điều 137 Bộ Luật Lao động 2019 và khoản 4 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP) 6- Quyền không bị sa thải: Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai hay nghỉ thai sản. (khoản 3 Điều 137 Bộ Luật Lao động 2019). 7- Quyền không bị xử lý kỷ luật: Lao động nữ không bị áp dụng biện pháp kỷ luật trong thời gian mang thai và nghỉ thai sản (điểm d, khoản 4 Điều 122 Bộ Luật Lao động 2019). 8- Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi mang thai: Lao động nữ có quyền chấm dứt hợp đồng nếu công việc ảnh hưởng đến thai nhi. (khoản 1 Điều 138 Bộ Luật Lao động 2019). 9- Quyền tạm hoãn hợp đồng: Lao động nữ được tạm hoãn hợp đồng lao động khi có xác nhận từ cơ sở y tế rằng công việc có thể gây hại cho thai nhi. (Điều 138 Bộ Luật Lao động 2019) 10- Quyền bình đẳng với lao động nam: Người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện quyền bình đẳng của lao động nữ và lao động nam trong nhiều khía cạnh, bao gồm lương, thưởng, thăng tiến và các quyền khác. (khoản 1 Điều 78 Nghị định 145/2020/NĐ-CP) 11- Quyền khám chuyên khoa phụ sản: Trong quá trình khám sức khỏe định kỳ, lao động nữ sẽ được khám chuyên khoa phụ sản. (Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 và khoản 1 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP) 12- Quyền đảm bảo việc làm sau thai sản: Được giữ lại vị trí cũ hoặc bố trí công việc khác với mức lương không thấp hơn sau khi nghỉ thai sản. Trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản. (Điều 140 Bộ Luật Lao động 2019). 13- Quyền lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ: Doanh nghiệp có từ 1.000 lao động nữ phải lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc. Người sử dụng lao động dưới 1.000 lao động nữ được khuyến khích lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc. (khoản 5 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP) 14- Quyền hưởng chế độ thai sản: Trong thời gian mang thai, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản từ BHXH, bao gồm nghỉ việc để khám thai 5 lần, mỗi lần được nghỉ 1 ngày. Trường hợp ở xa cơ sở khám, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 2 ngày cho mỗi lần khám thai. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc tối đa 10 ngày nếu thai dưới 5 tuần tuổi; 20 ngày nếu thai từ 5 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi; 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi; 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên. Bên cạnh đó, lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng. Ngoài ra, sau thời gian nghỉ thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 5 ngày đến 10 ngày. (Điều 32, Điều 33, Điều 34, Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014). 15- Quyền nghỉ thai sản trước và sau sinh: Lao động nữ được nghỉ 6 tháng thai sản, trong đó tối đa 2 tháng trước sinh. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên, tính từ con thứ 2 trở đi, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng cho mỗi con. Trong suốt thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về BHXH. Điều này bao gồm tiền trợ cấp thai sản và các chế độ khác liên quan đến BHXH. Khi hết thời gian nghỉ thai sản, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một khoảng thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động. Và trước khi hết thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất 4 tháng. (Điều 139, Bộ Luật Lao động 2019) Trên đây là 15 đặc quyền của lao động nữ trong môi trường làm việc. Nhân Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, xin chúc các bạn nữ luôn mạnh khỏe, xinh đẹp và tràn đầy năng lượng. Mong rằng mỗi ngày trôi qua, các bạn đều cảm nhận được sự yêu thương và tôn trọng từ mọi người xung quanh. Hãy tự hào về bản thân và những đóng góp của mình cho gia đình, xã hội.
Khu công nghệ cao Hòa Lạc được hưởng những đặc quyền gì?
Khu công nghệ cao Hòa Lạc là một trong những khu công nghệ quan trọng nhất tại Việt Nam, vậy khu công nghệ Hòa Lạc được áp dụng các đặc quyền gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! (1) Khu công nghệ cao là gì? Theo khoản 1 Điều 31 Luật Công nghệ cao 2008, khu công nghệ cao như sau được quy định như sau: “Khu công nghệ cao là nơi tập trung, liên kết hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đào tạo nhân lực công nghệ cao; sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao.” Theo đó, nhiệm vụ của khu công nghệ cao được quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật Công nghệ cao 2008 bao gồm: - Thực hiện các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; sản xuất sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao; - Liên kết các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, đào tạo nhân lực công nghệ cao, sản xuất sản phẩm công nghệ cao; - Đào tạo nhân lực công nghệ cao; - Tổ chức hội chợ, triển lãm, trình diễn sản phẩm công nghệ cao từ kết quả nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao; - Thu hút các nguồn lực trong nước và ngoài nước để thúc đẩy hoạt động công nghệ cao. Có thể thấy, khu công nghệ cao không chỉ là trung tâm đổi mới sáng tạo mà còn là động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế và công nghệ của đất nước. Việc thực hiện các nhiệm vụ trên sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững trong lĩnh vực công nghệ cao tại Việt Nam. (2) Khu công nghệ cao Hòa Lạc Khu Công nghệ cao Hòa Lạc là một trong những khu công nghệ cao quan trọng tại Việt Nam, nằm ở huyện Thạch Thất, TP Hà Nội. Theo đó, khu công nghệ cao Hòa Lạc có diện tích khoảng 1.586 ha, được thành lập với mục tiêu phát triển công nghệ cao, nghiên cứu và phát triển (R&D), cũng như thu hút các doanh nghiệp công nghệ. Một số lĩnh vực mà khu công nghệ cao Hòa Lạc đang nghiên cứu và phát triển tại có thể kể đến như: phát triển phần mềm, dịch vụ công nghệ thông tin; nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp và y tế; sản xuất và phát triển các sản phẩm điện tử, viễn thông. Khu công nghệ cao Hòa Lạc được đầu tư xây dựng hiện đại, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và tổ chức nghiên cứu. Cùng với đó là hệ thống giao thông thuận lợi, kết nối với trung tâm Hà Nội và các tỉnh lân cận. Đặc biệt, khu công nghệ cao Hòa Lạc đang nhận được rất nhiều sự hỗ trợ đến từ Chính phủ và các cơ quan chức năng. Các quy định về chính sách ưu đãi được áp dụng cho khu công nghệ cao Hòa Lạc nhằm thu hút đầu tư bao gồm: miễn giảm thuế, hỗ trợ về mặt thủ tục hành chính,...v.v Định hướng phát triển của khu công nghệ cao Hòa Lạc hiện nay là hướng tới việc trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và phát triển công nghệ cao tại Việt Nam, góp phần vào sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước. Nhiều dự án lớn đã được triển khai tại khu vực này, bao gồm các trung tâm nghiên cứu, trường đại học và các công ty công nghệ hàng đầu. Từ các đặc điểm trên, có thể thấy khu Công nghệ cao Hòa Lạc không chỉ là một trung tâm công nghệ mà còn là một điểm đến tiềm năng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. (3) Khu công nghệ cao Hòa Lạc được hưởng những đặc quyền gì? Vì khu công nghệ cao Hòa Lạc là khu vực nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm, ứng dụng công nghệ cao, đào tạo nhân lực công nghệ cao, sản xuất sản phẩm công nghệ cao và đổi mới sáng tạo trọng điểm của đất nước và Thủ đô; là điểm thử nghiệm, thí điểm về cơ chế, chính sách cho việc phát triển công nghệ cao và các khu công nghệ cao trong cả nước. Do đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật Thủ đô 2024, khu công nghệ cao Hòa Lạc được áp dụng các quy định sau đây: - Ngân sách Thành phố bố trí vốn để đầu tư xây dựng và phát triển Khu công nghệ cao Hòa Lạc, trong đó ưu tiên đầu tư hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật; cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ cao và kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển khoa học và công nghệ trong Khu công nghệ cao Hòa Lạc; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; xây dựng nhà lưu trú phù hợp với quy hoạch để bố trí cho người lao động làm việc tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc thuê trong thời gian làm việc; - Đối với khu chức năng cần đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, Nhà nước đầu tư thông qua Ban Quản lý khu công nghệ cao hoặc cho nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng thuê đất đối với diện tích đất xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và đất sử dụng vào mục đích công cộng theo quy hoạch phân khu xây dựng đã được phê duyệt. Nhà nước cho thuê đất không đấu giá quyền sử dụng đất đối với dự án thực hiện các loại hình hoạt động công nghệ cao có sử dụng đất; - Nhà đầu tư thực hiện dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao trong Khu công nghệ cao Hòa Lạc được chuyển đổi một phần hoặc toàn bộ mục tiêu dự án sang nghiên cứu và phát triển công nghệ cao, ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, đổi mới sáng tạo hoặc cung ứng dịch vụ công nghệ cao và tiếp tục sử dụng địa điểm đầu tư, quỹ đất đã được giao, cho thuê để thực hiện dự án theo mục tiêu chuyển đổi; - Hội đồng quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập hoặc người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập đối với nơi không tổ chức Hội đồng quản lý có cơ sở trong Khu công nghệ cao Hòa Lạc được quyết định sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị trong trường hợp sử dụng tài sản công để cung cấp các dịch vụ cho các hoạt động công nghệ cao, cung cấp thiết bị dùng chung, cung cấp không gian làm việc, nghiên cứu, ươm tạo, thử nghiệm và trình diễn công nghệ để hỗ trợ các hoạt động công nghệ cao, phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp hoặc trong các trường hợp được quy định tại pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công. Việc sử dụng tài sản công của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của Thành phố vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết được thực hiện theo quy định của Hội đồng nhân dân Thành phố. Việc sử dụng tài sản công của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của các Bộ, cơ quan ngang Bộ vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ tương ứng; - Tài sản do tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hiến, biếu, tặng, cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ và hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác cho Ban Quản lý khu công nghệ cao hoặc đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong Khu công nghệ cao Hoà Lạc được xác định là tài sản công hợp pháp của đơn vị trực tiếp tiếp nhận, quản lý, sử dụng tài sản mà không phải thực hiện thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân. Các nội dung trên không chỉ là quy định về những đặc quyền dành cho khu công nghệ cao Hòa Lạc mà còn thể hiện sự cam kết của chính quyền trong việc phát triển khu công nghệ cao Hòa Lạc, đồng thời đảm bảo quản lý hiệu quả các nguồn lực và tài sản công.
Chế độ dành riêng cho lao động nữ khi mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Để đảm bảo sức khỏe cho thai nhi, trẻ nhỏ và tạo điều kiện cho lao động nữ yên tâm làm việc, pháp luật đã quy định 09 quyền lợi sau đây dành riêng cho lao động nữ khi mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ >>> Xem thêm bài viết: Có thai rồi mới đóng BHXH được hưởng chế độ thai sản không? (1) Không phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa Theo quy định tại khoản 1 Điều 137 Bộ Luật Lao động 2019, NSDLĐ không được sử dụng NLĐ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây: - Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo - Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý Như vậy, lao động nữ mang thai từ tháng thứ 07 hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi sẽ không phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa. NSDLĐ chỉ được phân công cho lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm việc ban đêm, làm thêm giờ hoặc đi công tác xa khi lao động nữ đồng ý. (2) Được làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt giờ làm việc Theo quy định tại khoản 2 Điều 137 Bộ Luật Lao động 2019, lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho NSDLĐ biết thì được NSDLĐ chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi. (3) Bảo đảm có việc làm Theo quy định tại khoản 3 Điều 137 Bộ Luật Lao động 2019, NSDLĐ không được phép sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ mang thai, nghỉ thai sản hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới. (4) Tăng thêm thời gian nghỉ ngơi trong giờ làm việc Theo đó, khoản 4 Điều 137 Bộ Luật Lao động 2019 quy định lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động. Thông thường, người lao động sẽ chọn thời gian nghỉ này vào cuối giờ để được về sớm 1 tiếng. (5) Được tạm hoãn hợp đồng lao động Theo quy định tại Điều 138 Bộ Luật Lao động 2019, lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Theo đó, thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động do lao động nữ thỏa thuận với NSDLĐ nhưng tối thiểu phải bằng thời gian do bệnh viện chỉ định tạm nghỉ. Trường hợp không có chỉ định về thời gian tạm nghỉ thì hai bên thỏa thuận về thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Lưu ý: Lao động nữ phải thông báo cho NSDLĐ biết khi đơn phương chấm dứt hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động và kèm theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi. (6) Được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh Theo Điều 139 Bộ Luật Lao động 2019, lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Bên cạnh đó, thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định trên, lao động nữ vẫn có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương nếu như có nhu cầu, nhưng phải thỏa thuận với NSDLĐ. Ngoài ra, lao động nữ có thể trở lại làm việc sớm hơn thời hạn khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng nhưng phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý kèm theo đó phải có xác nhận của bệnh viện về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của lao động nữ. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do NSDLĐ trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. (7) Bảo đảm có việc làm sau khi nghỉ thai sản Theo quy định tại Điều 140 Bộ Luật Lao động 2019, lao động nữ được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian nghỉ thai sản mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích so với trước khi nghỉ thai sản. Trường hợp việc làm cũ không còn thì NSDLĐ phải bố trí việc làm khác cho lao động nữ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản. (8) Được nhận các khoản trợ cấp dành riêng cho lao động nữ Theo quy định của Điều 141 Bộ Luật Lao động 2019, lao động nữ khi chăm sóc con ốm đau, trong thời gian thai sản hoặc thực hiện các biện pháp tránh thai thì sẽ được nhận các khoản trợ cấp. Cụ thể, trong thời gian nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi ốm đau, đi khám thai, bị sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý hoặc thực hiện các biện pháp tránh thai, triệt sản, lao động nữ sẽ được hưởng trợ cấp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. (9) Không bị xử lý kỷ luật lao động Theo quy định tại khoản 4 Điều 122 Bộ Luật Lao động 2019, NSDLĐ không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi. (10) Kết luận Bên cạnh những quyền lợi trên, lao động nữ mang thai hoặc nuôi con nhỏ còn được hưởng một số ưu đãi khác như: được ưu tiên xét tuyển vào các trường mầm non, được giảm 50% học phí cho con theo học tại trường mầm non công lập, được miễn thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên trong thời gian nghỉ thai sản, nghỉ việc để chăm sóc con nhỏ. Những quyền lợi thiết thực này góp phần bảo vệ sức khỏe cho lao động nữ, tạo điều kiện cho họ yên tâm làm việc và cống hiến cho xã hội. >>> Xem thêm bài viết: Có thai rồi mới đóng BHXH được hưởng chế độ thai sản không?
Giúp em bài tập về đặc quyền miễn trừ ngoại giao?
Em đang chuẩn bị bài thuyết trình về vấn đề này nhưng hiện tại em vẫn chưa kiếm được nguồn tư liệu tham khảo. Mong mọi người giúp đỡ em ạ Sự việc xảy ra ngày 27/8/2019, khi một chiếc ô tô vừa rời khỏi căn cứ Không quân Hoàng gia Anh (RAF) Croughton tại Northamptonshire nơi các lực lượng Mỹ đang đóng quân, đi nhầm làn đường và va chạm với chiếc mô tô do thanh niên 19 tuổi, người Anh tên Harry Dunn điều khiển khiến thanh niên này tử vong. Người lái chiếc ô tô gây tai nạn là bà Anne Sacoolas, vợ một nhân viên chính phủ Mỹ làm việc tại căn cứ này. Bà Anne Sacoolas đã bị cảnh sát thẩm vấn; nhưng lại quay trở về Mỹ ngay sau đó. Rất có thể sự việc sẽ được khép lại và bà Sacoolas không phải chịu án phạt vì được hưởng đặc quyền miễn trừ ngoại giao.
Nhìn lại 15 đặc quyền của lao động nữ nhân ngày 20/10
Nhân Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, cùng nhìn lại 15 đặc quyền giúp bảo vệ sức khỏe, đảm bảo công bằng cho lao động nữ trong môi trường làm việc nhé! 1- Quyền ưu tiên hợp đồng lao động: Khi hợp đồng lao động của lao động nữ hết hạn trong thời gian mang thai hoặc nuôi con nhỏ, họ được ưu tiên ký hợp đồng mới. (khoản 3 Điều 137 Bộ Luật Lao động 2019). 2- Quyền chuyển sang công việc nhẹ: Lao động nữ có quyền yêu cầu chuyển sang công việc nhẹ hơn hoặc giảm 1 giờ làm mỗi ngày khi mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi. (khoản 2 Điều 137 Bộ Luật Lao động 2019). 3- Quyền không làm đêm hoặc đi công tác xa: Người sử dụng lao động không được yêu cầu lao động nữ trong thời gian mang thai và nuôi con nhỏ làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ hoặc đi công tác xa. (khoản 1 Điều 137 Bộ Luật Lao động 2019) 4- Quyền nghỉ 30 phút/ngày trong kỳ kinh: Trong thời gian hành kinh, lao động nữ có quyền nghỉ 30 phút mỗi ngày. (khoản 4 Điều 137 Bộ Luật Lao động 2019 và khoản 3 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP). 5- Quyền nghỉ 60 phút/ngày nuôi con nhỏ: Lao động nữ được nghỉ 60 phút/ngày để cho con bú hoặc nghỉ ngơi trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi. (khoản 4 Điều 137 Bộ Luật Lao động 2019 và khoản 4 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP) 6- Quyền không bị sa thải: Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai hay nghỉ thai sản. (khoản 3 Điều 137 Bộ Luật Lao động 2019). 7- Quyền không bị xử lý kỷ luật: Lao động nữ không bị áp dụng biện pháp kỷ luật trong thời gian mang thai và nghỉ thai sản (điểm d, khoản 4 Điều 122 Bộ Luật Lao động 2019). 8- Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi mang thai: Lao động nữ có quyền chấm dứt hợp đồng nếu công việc ảnh hưởng đến thai nhi. (khoản 1 Điều 138 Bộ Luật Lao động 2019). 9- Quyền tạm hoãn hợp đồng: Lao động nữ được tạm hoãn hợp đồng lao động khi có xác nhận từ cơ sở y tế rằng công việc có thể gây hại cho thai nhi. (Điều 138 Bộ Luật Lao động 2019) 10- Quyền bình đẳng với lao động nam: Người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện quyền bình đẳng của lao động nữ và lao động nam trong nhiều khía cạnh, bao gồm lương, thưởng, thăng tiến và các quyền khác. (khoản 1 Điều 78 Nghị định 145/2020/NĐ-CP) 11- Quyền khám chuyên khoa phụ sản: Trong quá trình khám sức khỏe định kỳ, lao động nữ sẽ được khám chuyên khoa phụ sản. (Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 và khoản 1 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP) 12- Quyền đảm bảo việc làm sau thai sản: Được giữ lại vị trí cũ hoặc bố trí công việc khác với mức lương không thấp hơn sau khi nghỉ thai sản. Trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản. (Điều 140 Bộ Luật Lao động 2019). 13- Quyền lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ: Doanh nghiệp có từ 1.000 lao động nữ phải lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc. Người sử dụng lao động dưới 1.000 lao động nữ được khuyến khích lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc. (khoản 5 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP) 14- Quyền hưởng chế độ thai sản: Trong thời gian mang thai, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản từ BHXH, bao gồm nghỉ việc để khám thai 5 lần, mỗi lần được nghỉ 1 ngày. Trường hợp ở xa cơ sở khám, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 2 ngày cho mỗi lần khám thai. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc tối đa 10 ngày nếu thai dưới 5 tuần tuổi; 20 ngày nếu thai từ 5 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi; 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi; 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên. Bên cạnh đó, lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng. Ngoài ra, sau thời gian nghỉ thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 5 ngày đến 10 ngày. (Điều 32, Điều 33, Điều 34, Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014). 15- Quyền nghỉ thai sản trước và sau sinh: Lao động nữ được nghỉ 6 tháng thai sản, trong đó tối đa 2 tháng trước sinh. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên, tính từ con thứ 2 trở đi, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng cho mỗi con. Trong suốt thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về BHXH. Điều này bao gồm tiền trợ cấp thai sản và các chế độ khác liên quan đến BHXH. Khi hết thời gian nghỉ thai sản, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một khoảng thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động. Và trước khi hết thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất 4 tháng. (Điều 139, Bộ Luật Lao động 2019) Trên đây là 15 đặc quyền của lao động nữ trong môi trường làm việc. Nhân Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, xin chúc các bạn nữ luôn mạnh khỏe, xinh đẹp và tràn đầy năng lượng. Mong rằng mỗi ngày trôi qua, các bạn đều cảm nhận được sự yêu thương và tôn trọng từ mọi người xung quanh. Hãy tự hào về bản thân và những đóng góp của mình cho gia đình, xã hội.
Khu công nghệ cao Hòa Lạc được hưởng những đặc quyền gì?
Khu công nghệ cao Hòa Lạc là một trong những khu công nghệ quan trọng nhất tại Việt Nam, vậy khu công nghệ Hòa Lạc được áp dụng các đặc quyền gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! (1) Khu công nghệ cao là gì? Theo khoản 1 Điều 31 Luật Công nghệ cao 2008, khu công nghệ cao như sau được quy định như sau: “Khu công nghệ cao là nơi tập trung, liên kết hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đào tạo nhân lực công nghệ cao; sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao.” Theo đó, nhiệm vụ của khu công nghệ cao được quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật Công nghệ cao 2008 bao gồm: - Thực hiện các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; sản xuất sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao; - Liên kết các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, đào tạo nhân lực công nghệ cao, sản xuất sản phẩm công nghệ cao; - Đào tạo nhân lực công nghệ cao; - Tổ chức hội chợ, triển lãm, trình diễn sản phẩm công nghệ cao từ kết quả nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao; - Thu hút các nguồn lực trong nước và ngoài nước để thúc đẩy hoạt động công nghệ cao. Có thể thấy, khu công nghệ cao không chỉ là trung tâm đổi mới sáng tạo mà còn là động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế và công nghệ của đất nước. Việc thực hiện các nhiệm vụ trên sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững trong lĩnh vực công nghệ cao tại Việt Nam. (2) Khu công nghệ cao Hòa Lạc Khu Công nghệ cao Hòa Lạc là một trong những khu công nghệ cao quan trọng tại Việt Nam, nằm ở huyện Thạch Thất, TP Hà Nội. Theo đó, khu công nghệ cao Hòa Lạc có diện tích khoảng 1.586 ha, được thành lập với mục tiêu phát triển công nghệ cao, nghiên cứu và phát triển (R&D), cũng như thu hút các doanh nghiệp công nghệ. Một số lĩnh vực mà khu công nghệ cao Hòa Lạc đang nghiên cứu và phát triển tại có thể kể đến như: phát triển phần mềm, dịch vụ công nghệ thông tin; nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp và y tế; sản xuất và phát triển các sản phẩm điện tử, viễn thông. Khu công nghệ cao Hòa Lạc được đầu tư xây dựng hiện đại, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và tổ chức nghiên cứu. Cùng với đó là hệ thống giao thông thuận lợi, kết nối với trung tâm Hà Nội và các tỉnh lân cận. Đặc biệt, khu công nghệ cao Hòa Lạc đang nhận được rất nhiều sự hỗ trợ đến từ Chính phủ và các cơ quan chức năng. Các quy định về chính sách ưu đãi được áp dụng cho khu công nghệ cao Hòa Lạc nhằm thu hút đầu tư bao gồm: miễn giảm thuế, hỗ trợ về mặt thủ tục hành chính,...v.v Định hướng phát triển của khu công nghệ cao Hòa Lạc hiện nay là hướng tới việc trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và phát triển công nghệ cao tại Việt Nam, góp phần vào sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước. Nhiều dự án lớn đã được triển khai tại khu vực này, bao gồm các trung tâm nghiên cứu, trường đại học và các công ty công nghệ hàng đầu. Từ các đặc điểm trên, có thể thấy khu Công nghệ cao Hòa Lạc không chỉ là một trung tâm công nghệ mà còn là một điểm đến tiềm năng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. (3) Khu công nghệ cao Hòa Lạc được hưởng những đặc quyền gì? Vì khu công nghệ cao Hòa Lạc là khu vực nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm, ứng dụng công nghệ cao, đào tạo nhân lực công nghệ cao, sản xuất sản phẩm công nghệ cao và đổi mới sáng tạo trọng điểm của đất nước và Thủ đô; là điểm thử nghiệm, thí điểm về cơ chế, chính sách cho việc phát triển công nghệ cao và các khu công nghệ cao trong cả nước. Do đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật Thủ đô 2024, khu công nghệ cao Hòa Lạc được áp dụng các quy định sau đây: - Ngân sách Thành phố bố trí vốn để đầu tư xây dựng và phát triển Khu công nghệ cao Hòa Lạc, trong đó ưu tiên đầu tư hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật; cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ cao và kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển khoa học và công nghệ trong Khu công nghệ cao Hòa Lạc; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; xây dựng nhà lưu trú phù hợp với quy hoạch để bố trí cho người lao động làm việc tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc thuê trong thời gian làm việc; - Đối với khu chức năng cần đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, Nhà nước đầu tư thông qua Ban Quản lý khu công nghệ cao hoặc cho nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng thuê đất đối với diện tích đất xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và đất sử dụng vào mục đích công cộng theo quy hoạch phân khu xây dựng đã được phê duyệt. Nhà nước cho thuê đất không đấu giá quyền sử dụng đất đối với dự án thực hiện các loại hình hoạt động công nghệ cao có sử dụng đất; - Nhà đầu tư thực hiện dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao trong Khu công nghệ cao Hòa Lạc được chuyển đổi một phần hoặc toàn bộ mục tiêu dự án sang nghiên cứu và phát triển công nghệ cao, ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, đổi mới sáng tạo hoặc cung ứng dịch vụ công nghệ cao và tiếp tục sử dụng địa điểm đầu tư, quỹ đất đã được giao, cho thuê để thực hiện dự án theo mục tiêu chuyển đổi; - Hội đồng quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập hoặc người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập đối với nơi không tổ chức Hội đồng quản lý có cơ sở trong Khu công nghệ cao Hòa Lạc được quyết định sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị trong trường hợp sử dụng tài sản công để cung cấp các dịch vụ cho các hoạt động công nghệ cao, cung cấp thiết bị dùng chung, cung cấp không gian làm việc, nghiên cứu, ươm tạo, thử nghiệm và trình diễn công nghệ để hỗ trợ các hoạt động công nghệ cao, phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp hoặc trong các trường hợp được quy định tại pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công. Việc sử dụng tài sản công của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của Thành phố vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết được thực hiện theo quy định của Hội đồng nhân dân Thành phố. Việc sử dụng tài sản công của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của các Bộ, cơ quan ngang Bộ vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ tương ứng; - Tài sản do tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hiến, biếu, tặng, cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ và hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác cho Ban Quản lý khu công nghệ cao hoặc đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong Khu công nghệ cao Hoà Lạc được xác định là tài sản công hợp pháp của đơn vị trực tiếp tiếp nhận, quản lý, sử dụng tài sản mà không phải thực hiện thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân. Các nội dung trên không chỉ là quy định về những đặc quyền dành cho khu công nghệ cao Hòa Lạc mà còn thể hiện sự cam kết của chính quyền trong việc phát triển khu công nghệ cao Hòa Lạc, đồng thời đảm bảo quản lý hiệu quả các nguồn lực và tài sản công.
Chế độ dành riêng cho lao động nữ khi mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Để đảm bảo sức khỏe cho thai nhi, trẻ nhỏ và tạo điều kiện cho lao động nữ yên tâm làm việc, pháp luật đã quy định 09 quyền lợi sau đây dành riêng cho lao động nữ khi mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ >>> Xem thêm bài viết: Có thai rồi mới đóng BHXH được hưởng chế độ thai sản không? (1) Không phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa Theo quy định tại khoản 1 Điều 137 Bộ Luật Lao động 2019, NSDLĐ không được sử dụng NLĐ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây: - Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo - Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý Như vậy, lao động nữ mang thai từ tháng thứ 07 hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi sẽ không phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa. NSDLĐ chỉ được phân công cho lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm việc ban đêm, làm thêm giờ hoặc đi công tác xa khi lao động nữ đồng ý. (2) Được làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt giờ làm việc Theo quy định tại khoản 2 Điều 137 Bộ Luật Lao động 2019, lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho NSDLĐ biết thì được NSDLĐ chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi. (3) Bảo đảm có việc làm Theo quy định tại khoản 3 Điều 137 Bộ Luật Lao động 2019, NSDLĐ không được phép sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ mang thai, nghỉ thai sản hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới. (4) Tăng thêm thời gian nghỉ ngơi trong giờ làm việc Theo đó, khoản 4 Điều 137 Bộ Luật Lao động 2019 quy định lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động. Thông thường, người lao động sẽ chọn thời gian nghỉ này vào cuối giờ để được về sớm 1 tiếng. (5) Được tạm hoãn hợp đồng lao động Theo quy định tại Điều 138 Bộ Luật Lao động 2019, lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Theo đó, thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động do lao động nữ thỏa thuận với NSDLĐ nhưng tối thiểu phải bằng thời gian do bệnh viện chỉ định tạm nghỉ. Trường hợp không có chỉ định về thời gian tạm nghỉ thì hai bên thỏa thuận về thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Lưu ý: Lao động nữ phải thông báo cho NSDLĐ biết khi đơn phương chấm dứt hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động và kèm theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi. (6) Được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh Theo Điều 139 Bộ Luật Lao động 2019, lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Bên cạnh đó, thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định trên, lao động nữ vẫn có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương nếu như có nhu cầu, nhưng phải thỏa thuận với NSDLĐ. Ngoài ra, lao động nữ có thể trở lại làm việc sớm hơn thời hạn khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng nhưng phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý kèm theo đó phải có xác nhận của bệnh viện về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của lao động nữ. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do NSDLĐ trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. (7) Bảo đảm có việc làm sau khi nghỉ thai sản Theo quy định tại Điều 140 Bộ Luật Lao động 2019, lao động nữ được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian nghỉ thai sản mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích so với trước khi nghỉ thai sản. Trường hợp việc làm cũ không còn thì NSDLĐ phải bố trí việc làm khác cho lao động nữ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản. (8) Được nhận các khoản trợ cấp dành riêng cho lao động nữ Theo quy định của Điều 141 Bộ Luật Lao động 2019, lao động nữ khi chăm sóc con ốm đau, trong thời gian thai sản hoặc thực hiện các biện pháp tránh thai thì sẽ được nhận các khoản trợ cấp. Cụ thể, trong thời gian nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi ốm đau, đi khám thai, bị sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý hoặc thực hiện các biện pháp tránh thai, triệt sản, lao động nữ sẽ được hưởng trợ cấp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. (9) Không bị xử lý kỷ luật lao động Theo quy định tại khoản 4 Điều 122 Bộ Luật Lao động 2019, NSDLĐ không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi. (10) Kết luận Bên cạnh những quyền lợi trên, lao động nữ mang thai hoặc nuôi con nhỏ còn được hưởng một số ưu đãi khác như: được ưu tiên xét tuyển vào các trường mầm non, được giảm 50% học phí cho con theo học tại trường mầm non công lập, được miễn thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên trong thời gian nghỉ thai sản, nghỉ việc để chăm sóc con nhỏ. Những quyền lợi thiết thực này góp phần bảo vệ sức khỏe cho lao động nữ, tạo điều kiện cho họ yên tâm làm việc và cống hiến cho xã hội. >>> Xem thêm bài viết: Có thai rồi mới đóng BHXH được hưởng chế độ thai sản không?
Giúp em bài tập về đặc quyền miễn trừ ngoại giao?
Em đang chuẩn bị bài thuyết trình về vấn đề này nhưng hiện tại em vẫn chưa kiếm được nguồn tư liệu tham khảo. Mong mọi người giúp đỡ em ạ Sự việc xảy ra ngày 27/8/2019, khi một chiếc ô tô vừa rời khỏi căn cứ Không quân Hoàng gia Anh (RAF) Croughton tại Northamptonshire nơi các lực lượng Mỹ đang đóng quân, đi nhầm làn đường và va chạm với chiếc mô tô do thanh niên 19 tuổi, người Anh tên Harry Dunn điều khiển khiến thanh niên này tử vong. Người lái chiếc ô tô gây tai nạn là bà Anne Sacoolas, vợ một nhân viên chính phủ Mỹ làm việc tại căn cứ này. Bà Anne Sacoolas đã bị cảnh sát thẩm vấn; nhưng lại quay trở về Mỹ ngay sau đó. Rất có thể sự việc sẽ được khép lại và bà Sacoolas không phải chịu án phạt vì được hưởng đặc quyền miễn trừ ngoại giao.