Quy định về căn cứ xác lập quyền đại diện và hậu quả pháp lý của hành vi đại diện?
Quy định pháp luật về căn cứ xác lập quyền đại diện? Các loại đại diện? Và hậu quả pháp lý của hành vi đại diện? Quy định về đại diện và căn cứ xác lập quyền đại diện? Theo quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015, đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (gọi là người được đại diện) để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Về căn cứ xác lập quyền đại diện, Điều 135 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định rằng: “Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (sau đây gọi là đại diện theo ủy quyền); theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là đại diện theo pháp luật)”. Các loại đại diện theo pháp luật dân sự? Đại diện theo pháp luật của cá nhân được quy định tại Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015 với các nội dung như sau: - Cha, mẹ đối với con chưa thành niên. - Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định. - Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015 này. - Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Đại diện theo pháp luật của pháp nhân được quy định tại Điều 137 Bộ luật Dân sự 2015 với các nội dung cụ thể như sau: - Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm: +) Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ; +) Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật; +) Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án. - Một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật và mỗi người đại diện có quyền đại diện cho pháp nhân theo quy định tại Điều 140 và Điều 141 của Bộ luật Dân sự 2015. Đại diện theo ủy quyền được quy định tại Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015 với các nội dung cụ thể như sau: - Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. - Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân. - Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện. Hậu quả pháp lý của hành vi đại diện? Điều 139 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về hậu quả pháp lý của hành vi đại diện như sau: - Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện với người thứ ba phù hợp với phạm vi đại diện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện. - Người đại diện có quyền xác lập, thực hiện hành vi cần thiết để đạt được mục đích của việc đại diện. - Trường hợp người đại diện biết hoặc phải biết việc xác lập hành vi đại diện là do bị nhầm lẫn, bị lừa dối, bị đe dọa, cưỡng ép mà vẫn xác lập, thực hiện hành vi thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người được đại diện biết hoặc phải biết về việc này mà không phản đối.
Khái quát chung về đại diện trong tố tụng dân sự
Pháp luật dân sự quy định như thê nào về người đại diện trong tố tụng dân sự, và có những loại đại diện nào trong tố tụng dân sự. Qua bài viết cùng tìm hiểu về những quy định này. 1. Khái niệm đại diện trong tố tụng dân sự Để giải quyết một vụ việc dân sự, cần có chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự là các cá nhân, tổ chức tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Theo đó, hoạt động tố tụng dân sự được thực hiện bởi hai nhóm chính sau: Một là cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng dân sự. Đó là các chủ thể thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong việc giải quyết vụ việc dân sự. Hai là người tham gia tố tụng dân sự. Họ có thể là đương sự có quyền và lợi ích trực tiếp liên quan tới vụ việc, có thể là người tham gia vào hoạt động tố tụng để giải quyết vụ việc dân sự nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc hỗ trợ Tòa án trong việc giải quyết vụ việc dân sự. Trong đó, đương sự là chủ thể không thể thiếu để hình thành quan hệ tố tụng dân sự. Họ tham gia vào việc giải quyết vụ việc dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Khi tham gia vào quan hệ tố tụng dân sự, đương sự thường phải tự thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chủ thể khác có thể thay thế họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ này và từ đó đã hình thành lên hệ đại diện. Những chủ thể thực hiện quyền và nghĩa vụ thay mặt đương sự được gọi là đại diện của đương sự. Quan hệ pháp luật trên hoàn toàn phù hợp với chế định đại diện đã được xây dựng tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Như vậy, đại diện được hiểu là một mối quan hệ pháp luật giữa người đại diện và người được đại diện. Đại diện là việc một cá nhân, cơ quan, tổ chức thay mặt cho một cá nhân, cơ quan, tổ chức khác tham gia vào quá trình giải quyết vụ việc dân sự nhằm đảm bảo quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người được đại diện. Người được đại diện trong tố tụng dân sự là đương sự trong vụ việc dân sự có thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, người có yêu cầu,... Người được đại diện có thể là cá nhân bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự hoặc cá nhân có khó khăn trong nhận thức và điều khiển hành vi,... Người được đại diện cũng có thể là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự ủy quyền cho người khác nhân danh mình thực hiện quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự. Cơ quan, tổ chức cũng có đại diện theo quy định của pháp luật. Trong hoạt động tố tụng dân sự, một người đại diện có thể đại diện cho nhiều đương sự. Một đương sự cũng có thể có nhiều người đại diện. Tuy nhiên, trong trường hợp người đại diện đại diện cho nhiều đương sự thì quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự không được đối lập nhau trong cùng một vụ việc dân sự. 2. Phân loại đại diện trong tố tụng dân sự Quy định tại Bộ luật tố tụng Dân sự 2015, người đại diện trong tố tụng dân sự có thể là cá nhân hoặc pháp nhân. Người đại diện bao gồm 3 loại: Người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo chỉ định và người đại diện theo ủy quyền. 2.1. Đại diện theo pháp luật Quy định tại Khoản 2 Điều 85 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 “Người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp bị hạn chế quyền đại diện theo quy định của pháp luật. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác cũng là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự của người được bảo vệ.” 2.2 Đại diện theo chỉ định Người đại diện do Tòa án chỉ định là người tham gia vào quá trình giải quyết vụ việc dân sự nhằm đảm bảo thực hiện quyền và lợi ích của đương sự theo quyết định của Tòa án. Tòa án chỉ chỉ định người đại diện trong trường hợp đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi mà không có người đại diện hoặc người đại diện theo pháp luật của họ thuộc một trong các trường hợp không được làm người đại diện. Việc chỉ định người đại diện nêu trên của Tòa án nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của đương sự trong trường hợp đương sự không thể tự mình thực hiện được quyền và nghĩa vụ khi tham gia quá trình tố tụng dân sự. 2.3 Đại diện theo ủy quyền Có nhiều lí do khác nhau mà đương sự là cá nhân, người đứng đầu pháp nhân, cơ quan, tổ chức...không thể trực tiếp tham gia vào hoạt động tố tụng. Pháp luật cho phép đương sự có thể ủy quyền cho người khác thay thế đương sự thực Điều 88 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 hiện hoạt động tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Quy định tại Khoản 1 Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015 “ Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự” và quy định tại Khoản 4 Điều 85 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 “Người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự”. Như vậy, đại diện theo ủy quyền trong BLTTDS 2015 cũng chính là người đại diện theo ủy quyền trong BLDS 2015. Đại diện theo ủy quyền thể hiện ý chí của cá nhân, pháp nhân mong muốn ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác nhân danh và vì lợi ích của mình để tham gia vào quá trình giải quyết vụ việc dân sự trong phạm vi ủy quyền. Khác với đại diện theo pháp luật và đại diện theo chỉ định, người được đại diện theo ủy quyền là người có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự. Chính vì vậy, đương sự có thể chọn người đại diện và quyết định ủy quyền toàn bộ hoặc ủy quyền một phần, một vài công việc cụ thể trong quá trình tố tụng nhằm bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của mình.
Quy định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Theo khoản 10 điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 có thể hiểu “doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”, khác với chủ thể con người – có thể tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ, doanh nghiệp được xem là pháp nhân và cần có người đại diện trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như quyền và nghĩa vụ được pháp luật quy định. Doanh nghiệp bao gồm các loại hình: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần và công ty hợp danh. 1. Định nghĩa người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp Theo khoản 1 điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020, "người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật". Theo đó, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải là cá nhân và đại diện cho doanh nghiệp về quyền, nghĩa vụ cũng như tư cách pháp lý trước Tòa án, Trọng tài. 2. Số lượng và chức danh người đại diện theo pháp luật của một doanh nghiệp Một doanh nghiệp phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật. Theo quy định khoản 2 điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật.Trường hợp công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì Điều lệ công ty quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật. Nếu Điều lệ công ty không quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ, thì mỗi người đại diện theo pháp luật của công ty đều là đại diện đủ thẩm quyền của doanh nghiệp trước bên thứ ba, tất cả người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan. Về chức danh là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: - Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân. - Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì người đại diện theo pháp luật có thể là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên là người đại diện theo pháp luật. - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty. - Công ty cổ phần: Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp Điều lệ chưa có quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp công ty có hơn một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty. - Đối với công ty hợp danh thì thành viên hợp danh sẽ là người đại diện theo pháp luật công ty. Ngoài ra cần có một điều lưu ý là doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Khi chỉ còn lại một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam thì người này khi xuất cảnh khỏi Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân khác cư trú tại Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. (Khoản 3 điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020). 3. Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp Để đảm bảo sự khách quan, liêm khiết, trung thực và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, pháp luật đã quy định cụ thể về trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật như sau: (điều 13 Luật Doanh nghiệp 2020) - Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. - Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác. - Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về doanh nghiệp mà mình, người có liên quan của mình làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Thắc mắc về quy định nội bộ công ty- người đại diện theo pháp luật?
Em có vấn đề như sau kính nhờ các luật sư tư vấn. Công ty em là Công ty cổ phần, có một người đại diện theo pháp luật là Tổng giám đốc (được quy định trong Điều lệ Công ty). Công ty có các quy chế, quy định nội bộ, trong đó có quy định về chức năng, nhiệm vụ của Tổng giám đốc và phó tổng giám đốc. Cụ thể, trong quy định chức năng nhiệm vụ này quy định phó tổng giám đốc có quyền ký kết các hợp đồng kinh tế. Vậy việc phó tổng giám đốc: không phải là người đại diện theo pháp luật, không có ủy quyền của người đại diện theo pháp luật có thẩm quyền ký kết các hợp đồng kinh tế với đối tác không ạ? Em cảm ơn!
Người đại diện theo pháp luật bỏ bê công ty thì xử lý như thế nào?
Công ty A là công ty TNHH nhiều thành viên, anh B là người đại diện pháp lụât của công ty. Trong cuộc họp ban quản trị thì anh B nổi giận và nghỉ việc đến giờ đã 4 tháng. Trường hợp này công ty phải làm sao? Ví dụ như có thể thay đổi người đại diện không?
Con chưa 18 tuổi có được quyền tặng cho phần thừa kế cho mẹ hay không?
Theo khoản 3 Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 thì người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác. Theo quy định tại Điều 73 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, thì: "Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp con có người khác làm giám hộ hoặc có người khác đại diện theo pháp luật." Như vậy do con chưa đủ 18 tuổi, nên mẹ là người đại diện theo pháp luật của các con bạn trừ trường hợp con đã có người khác làm giám hộ hoặc có người khác đại diện theo pháp luật. Tuy nhiên, tại khoản 3 Điều 141 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về phạm vi đại diện thì: 3. Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Do đó, trường hợp mẹ đã là người đại diện cho con thì không thể xác lập giao dịch tặng cho với chính mình được nên việc mẹ và con thực hiện tặng cho phần thừa kế là hoàn toàn không thể thực hiện được theo quy định của pháp luật.
Đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật
Em chào anh chị, em có 1 vướng mắc cần giải đáp ạ. Công ty em là công ty TNHH 1 TV, có chủ sở hữu là công ty tại Hàn Quốc. Bây giờ, bên em muốn thay đổi để người đại diện theo pháp luật của cty bên hàn quốc đồng thời làm giám đốc đại diện theo pháp luật bên công ty Việt Nam được không ạ. Nếu được em cần chuẩn bị giấy tờ thủ tục gì, Đối với Quyết định thay đổi người đại diện của chủ sở hữu, Người đại diện bên Hàn quốc có thể đại diện công ty đó ký quyết định bổ nhiệm ông đấy làm giám đốc bên Việt Nam được không ạ. Rất mong nhận được phản hồi sớm của anh chị ạ. Em cảm ơn
Người đại diện theo pháp luật có cần xin giấy phép lao động?
Công ty có hai người đại diện theo pháp luật (A và B). Giả sử ông A là người thứ 2 đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp, không thường xuyên có mặt tại Việt Nam thì có cần phải xin giấy phép lao động không. Không có lương phát sinh tại Việt Nam, lương của ông A sẽ do công ty mẹ chi trả toàn bộ tại Nhật thì có vấn đề gì không?
Chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty như thế nào là hợp lý?
Công ty sẽ thêm một người Mr. F làm người thứ nhất đại diện theo pháp luật tại Việt Nam và ông Mr. A là người thứ 2 đại diện theo pháp luật tại VN và chức danh của ông Mr. F là tổng giám đốc, còn chức danh của Mr. A sẽ là thế nào là phù hợp theo pháp luật VN. Người đại diện theo pháp luật này có thể là người Việt Nam được không?
Những trường hợp không được làm người đại diện
>>> 19 trường hợp không được ủy quyền >>> 15 giao dịch bắt buộc phải công chứng, chứng thực mới có giá trị pháp lý >>> Phân biệt đại diện theo pháp luật và đại diện theo uỷ quyền Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Cá nhân, pháp nhân có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó. Theo đó Luật quy định những trường hợp dưới đây không được là người đại diện: 1. Nếu họ cũng là đương sự trong cùng một vụ việc với người được đại diện mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện; 2. Nếu họ đang là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho một đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ việc. Người đang là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho một đương sự, thì không được làm người đại diện theo pháp luật cho một đương sự khác trong cùng một vụ án mà quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự đó đối lập với nhau. Trong trường hợp này họ chỉ được làm người đại diện theo pháp luật cho đương sự mà chính họ đang là người đại diện theo pháp luật của đương sự đó trong vụ án. Ví dụ: Anh B đang là người đại diện theo pháp luật cho người vợ bị mất năng lực hành vi dân sự, thì không được làm người đại diện theo pháp luật cho người em ruột của mình là người chưa thành niên trong cùng một vụ án, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của người vợ và người em đối lập nhau. Trong trường hợp này anh B chỉ có thể là người đại diện theo pháp luật của người vợ trong tố tụng dân sự. Lưu ý: Đối với trường hợp 1 và 2 cũng được áp dụng đối với trường hợp đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự. 3. Cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Kiểm sát, Công an không được làm người đại diện trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện cho cơ quan của họ hoặc với tư cách là người đại diện theo pháp luật. Theo đó cán bộ, công chức trong ngành Tòa án, Kiểm sát, Công an chỉ được làm người đại diện trong tố tụng dân sự khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Khi họ là người đại diện theo pháp luật cho cơ quan của họ hoặc là người đại diện được cơ quan của họ uỷ quyền; b) Khi họ là người đại diện theo pháp luật của đương sự (không phải là cơ quan của họ) trong vụ án. Căn cứ: - Điều 87 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 - Điều 22 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP
Nhiều người đại diện theo pháp luật: Thuận lợi hay khó khăn?
>>> Luật Doanh nghiệp 2014 - Công ty có thể có nhiều Người đại diện theo pháp luật Về khái niệm người đại diện theo pháp luật, khoản 1 và khoản 2, Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: 1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.” 2. Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Như vậy, theo Luật Doanh nghiệp 2014 thì công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật (NĐDTPL), tùy theo nhu cầu kinh doanh mà doanh nghiệp có thể quyết định số lượng NĐDTPL. Qua thời gian thực hiện theo Luật Doanh nghiệp 2014 thì việc quy định có nhiều hơn một NĐDTPL như vậy đã tạo ra được những thuận lợi nhất định cho doanh nghiệp, đồng thời việc này cũng dẫn đến một số khó khăn. 1. Ưu điểm và thuận lợi - Đảm bảo giải quyết các nhu cầu công việc một cách nhanh nhất + Nếu chỉ có một người đại diện theo pháp luật như quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005 trong trường hợp người đại diện theo pháp luật đó bị tạm giữ thì việc thực hiện các giao dịch sẽ bị tạm hoãn, hoặc phải đợi thời gian ủy quyền cho người khác. + Với quy định mới này giúp tạo sự linh hoạt cho doanh nghiệp giải quyết các vấn đề của công ty. Khi một người đại diện theo pháp luật không có mặt ở Việt Nam hoặc không thể thực hiện quyền và nghĩa vụ thay mặt cho doanh nghiệp thì sẽ có người khác thực hiện thay. + Có nhiều NĐDTPL giúp những doanh nghiệp lớn có thể tận dụng được mọi thời cơ. Với những doanh nghiệp có sự phân chia nhiều mảng kinh doanh đồng thời cần người hiện diện ở nhiều quốc gia ở một thời điểm thì đây là một điều rất cần thiết. - Có nhiều người đại diện theo pháp luật sẽ giúp phân quyền quản lý và quyết định các vấn đề thường trực của công ty. + Trong trường hợp người đại diện duy nhất của doanh nghiệp bất hợp tác, không thực hiện đúng đủ hoặc sai các yêu cầu của thành viên/cổ đông trong quá trình quản lý điều hành doanh nghiệp trong nội bộ cũng như giao dịch với bên ngoài công ty. Bằng cách có nhiều hơn 1 người đại diện, sự lạm quyền, bất hợp tác như đã nói trên sẽ được giảm thiểu. 2. Hạn chế và bất lợi - Gây khó khăn cho khách trong việc xác định thẩm quyền của NĐDTPL + Việc phân chia quyền của từng NĐDTPL vừa là thuận lợi, lại vừa là điểm hạn chế của quy định. + Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không ghi nhận phạm vi được đại diện và các thông tin về chức danh quản lý, quyền hạn, nghĩa vụ của từng người đại diện. Quyền hạn và nghĩa vụ của NĐDTPL chỉ được quy định trong Điều lệ công ty nhưng Điều lệ công ty không phải lúc nào cũng được thông báo công khai. + Nếu xảy ra tình trạng một NĐDTPL ký văn bản với nội dung A, gửi cho các bên có liên quan và cả cơ quan quản lý; ngày mai, người đại diện theo pháp luật khác gửi một văn bản với nội dung hoàn toàn trái ngược, thì các bên sẽ biết tin ai? - Tạo ra tâm lý e ngại khi khách hàng giao dịch với công ty có nhiều NĐDTPL + Chính việc có nhiều NĐDTPL làm cho khách hàng gặp khó khăn trong việc giao dịch và ký kết hợp đồng. Khi ký kết hợp đồng với doanh nghiệp đối tác luôn trong tâm trạng thắc mắc là người làm việc, ký kết hợp đồng với mình có phải là người đại diện theo pháp luật không? Người đó có thẩm quyền ký kết hợp đồng với mình theo điều lệ của công ty hay không? + Nếu khách hàng không xem xét kỹ Điều lệ công ty trước khi xác lập giao dịch, thì có thể giao dịch với người không có thẩm quyền đại diện hoặc khi thông tin về việc phân công trách nhiệm chỉ giới hạn trong nội bộ doanh nghiệp có thể dẫn đến hợp đồng vô hiệu và xảy ra các tranh chấp gây ảnh hưởng cho cả khách hàng và công ty. + Nếu khách hàng đòi hỏi người ký kết hợp đồng với mình phải chứng minh thẩm quyền ký kết cũng như chứng minh mình là người đại diện theo pháp luật của công ty sẽ gây nên những phiền hà, khó khăn cho người đại diện. Mỗi quy định mới được ban hành thì có thể mang đến những thuận lợi nhất định, đồng thời khó tránh khỏi mang lại một số khó khăn, quan trọng là chúng ta áp dụng như thế nào. Vì thế một lưu ý khi giao dịch với công ty có nhiều NĐDTPL là nên chủ động tìm hiểu điều lệ của công ty bên kia để xác định rõ phạm vi quyền đại diện của NĐDTPL của công ty mình đang giao dịch nhằm giảm thiểu rủi ro cho chính mình.
Người đại diện pháp luật có bắt buộc phải là thành viên công ty?
Chào mọi người, Mình có 1 chút thắc mắc về LDN 2014 như sau: 1. Công ty mình là công ty TNHH 1 TV mô hình Hội đồng thành viên, đã có TGĐ là người đại diện theo pháp luật. Nay mình muốn thêm người đại diện theo pháp luật thứ 2, thì ko biết người đại diện theo pháp luật thứ hai có bắt buộc phải là thành viên của HĐTV hay ko, hay có thể thuê 1 người bên ngoài làm đại diện cho công ty? Về mặt nguyên tắc chung đối với mọi công ty, có thể chọn đại diện theo pháp luật ko phải là thành viên của công ty mà là người ngoài dc ko? 2. Trong công ty có thể có 2 chức danh Tổng giám đốc được ko? Mong các Luật sư giải đáp giúp ạ, e xin cảm ơn.
Người đại diện theo pháp luật có bắt buộc phải được trả lương ở Việt Nam không?
Chào Luật sự, Mong Luật sư giải đáp giúp em vấn đề sau: 1. Công ty em là 100% vốn nước ngoài, vừa mới thành lập và đang trong giai đoạn xây dựng nhà máy. Giám đốc đại diện công ty chỉ ở Việt Nam thời gian đầu để hoàn thành các thủ tục thành lập công ty. Sau khi công ty nhận được Giấy đăng ký kinh doanh và các giấy phép liên quan, Giám đốc đại diện công ty phải về nước để điều hành công ty mẹ (Giám đốc đại diện công ty ở Việt Nam cũng là Giám đốc đại diện và là thành viên của Hội đồng thành viên công ty mẹ bên nước ngoài). Trong trường hợp này, Giám đốc đại diện có thể uỷ quyền cho Giám đốc điều hành thay mặt trực tiếp quản lý, điều hành công ty ở Việt Nam được không ạ? Thời hạn uỷ quyền tối đa là bao lâu? 2. Công ty mẹ sẽ trả lương cho Giám đốc đại diện ở Việt Nam, còn công ty Việt Nam chỉ trả lương cho Giám đốc điều
Quy định về căn cứ xác lập quyền đại diện và hậu quả pháp lý của hành vi đại diện?
Quy định pháp luật về căn cứ xác lập quyền đại diện? Các loại đại diện? Và hậu quả pháp lý của hành vi đại diện? Quy định về đại diện và căn cứ xác lập quyền đại diện? Theo quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015, đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (gọi là người được đại diện) để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Về căn cứ xác lập quyền đại diện, Điều 135 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định rằng: “Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (sau đây gọi là đại diện theo ủy quyền); theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là đại diện theo pháp luật)”. Các loại đại diện theo pháp luật dân sự? Đại diện theo pháp luật của cá nhân được quy định tại Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015 với các nội dung như sau: - Cha, mẹ đối với con chưa thành niên. - Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định. - Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015 này. - Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Đại diện theo pháp luật của pháp nhân được quy định tại Điều 137 Bộ luật Dân sự 2015 với các nội dung cụ thể như sau: - Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm: +) Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ; +) Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật; +) Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án. - Một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật và mỗi người đại diện có quyền đại diện cho pháp nhân theo quy định tại Điều 140 và Điều 141 của Bộ luật Dân sự 2015. Đại diện theo ủy quyền được quy định tại Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015 với các nội dung cụ thể như sau: - Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. - Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân. - Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện. Hậu quả pháp lý của hành vi đại diện? Điều 139 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về hậu quả pháp lý của hành vi đại diện như sau: - Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện với người thứ ba phù hợp với phạm vi đại diện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện. - Người đại diện có quyền xác lập, thực hiện hành vi cần thiết để đạt được mục đích của việc đại diện. - Trường hợp người đại diện biết hoặc phải biết việc xác lập hành vi đại diện là do bị nhầm lẫn, bị lừa dối, bị đe dọa, cưỡng ép mà vẫn xác lập, thực hiện hành vi thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người được đại diện biết hoặc phải biết về việc này mà không phản đối.
Khái quát chung về đại diện trong tố tụng dân sự
Pháp luật dân sự quy định như thê nào về người đại diện trong tố tụng dân sự, và có những loại đại diện nào trong tố tụng dân sự. Qua bài viết cùng tìm hiểu về những quy định này. 1. Khái niệm đại diện trong tố tụng dân sự Để giải quyết một vụ việc dân sự, cần có chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự là các cá nhân, tổ chức tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Theo đó, hoạt động tố tụng dân sự được thực hiện bởi hai nhóm chính sau: Một là cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng dân sự. Đó là các chủ thể thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong việc giải quyết vụ việc dân sự. Hai là người tham gia tố tụng dân sự. Họ có thể là đương sự có quyền và lợi ích trực tiếp liên quan tới vụ việc, có thể là người tham gia vào hoạt động tố tụng để giải quyết vụ việc dân sự nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc hỗ trợ Tòa án trong việc giải quyết vụ việc dân sự. Trong đó, đương sự là chủ thể không thể thiếu để hình thành quan hệ tố tụng dân sự. Họ tham gia vào việc giải quyết vụ việc dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Khi tham gia vào quan hệ tố tụng dân sự, đương sự thường phải tự thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chủ thể khác có thể thay thế họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ này và từ đó đã hình thành lên hệ đại diện. Những chủ thể thực hiện quyền và nghĩa vụ thay mặt đương sự được gọi là đại diện của đương sự. Quan hệ pháp luật trên hoàn toàn phù hợp với chế định đại diện đã được xây dựng tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Như vậy, đại diện được hiểu là một mối quan hệ pháp luật giữa người đại diện và người được đại diện. Đại diện là việc một cá nhân, cơ quan, tổ chức thay mặt cho một cá nhân, cơ quan, tổ chức khác tham gia vào quá trình giải quyết vụ việc dân sự nhằm đảm bảo quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người được đại diện. Người được đại diện trong tố tụng dân sự là đương sự trong vụ việc dân sự có thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, người có yêu cầu,... Người được đại diện có thể là cá nhân bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự hoặc cá nhân có khó khăn trong nhận thức và điều khiển hành vi,... Người được đại diện cũng có thể là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự ủy quyền cho người khác nhân danh mình thực hiện quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự. Cơ quan, tổ chức cũng có đại diện theo quy định của pháp luật. Trong hoạt động tố tụng dân sự, một người đại diện có thể đại diện cho nhiều đương sự. Một đương sự cũng có thể có nhiều người đại diện. Tuy nhiên, trong trường hợp người đại diện đại diện cho nhiều đương sự thì quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự không được đối lập nhau trong cùng một vụ việc dân sự. 2. Phân loại đại diện trong tố tụng dân sự Quy định tại Bộ luật tố tụng Dân sự 2015, người đại diện trong tố tụng dân sự có thể là cá nhân hoặc pháp nhân. Người đại diện bao gồm 3 loại: Người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo chỉ định và người đại diện theo ủy quyền. 2.1. Đại diện theo pháp luật Quy định tại Khoản 2 Điều 85 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 “Người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp bị hạn chế quyền đại diện theo quy định của pháp luật. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác cũng là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự của người được bảo vệ.” 2.2 Đại diện theo chỉ định Người đại diện do Tòa án chỉ định là người tham gia vào quá trình giải quyết vụ việc dân sự nhằm đảm bảo thực hiện quyền và lợi ích của đương sự theo quyết định của Tòa án. Tòa án chỉ chỉ định người đại diện trong trường hợp đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi mà không có người đại diện hoặc người đại diện theo pháp luật của họ thuộc một trong các trường hợp không được làm người đại diện. Việc chỉ định người đại diện nêu trên của Tòa án nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của đương sự trong trường hợp đương sự không thể tự mình thực hiện được quyền và nghĩa vụ khi tham gia quá trình tố tụng dân sự. 2.3 Đại diện theo ủy quyền Có nhiều lí do khác nhau mà đương sự là cá nhân, người đứng đầu pháp nhân, cơ quan, tổ chức...không thể trực tiếp tham gia vào hoạt động tố tụng. Pháp luật cho phép đương sự có thể ủy quyền cho người khác thay thế đương sự thực Điều 88 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 hiện hoạt động tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Quy định tại Khoản 1 Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015 “ Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự” và quy định tại Khoản 4 Điều 85 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 “Người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự”. Như vậy, đại diện theo ủy quyền trong BLTTDS 2015 cũng chính là người đại diện theo ủy quyền trong BLDS 2015. Đại diện theo ủy quyền thể hiện ý chí của cá nhân, pháp nhân mong muốn ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác nhân danh và vì lợi ích của mình để tham gia vào quá trình giải quyết vụ việc dân sự trong phạm vi ủy quyền. Khác với đại diện theo pháp luật và đại diện theo chỉ định, người được đại diện theo ủy quyền là người có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự. Chính vì vậy, đương sự có thể chọn người đại diện và quyết định ủy quyền toàn bộ hoặc ủy quyền một phần, một vài công việc cụ thể trong quá trình tố tụng nhằm bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của mình.
Quy định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Theo khoản 10 điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 có thể hiểu “doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”, khác với chủ thể con người – có thể tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ, doanh nghiệp được xem là pháp nhân và cần có người đại diện trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như quyền và nghĩa vụ được pháp luật quy định. Doanh nghiệp bao gồm các loại hình: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần và công ty hợp danh. 1. Định nghĩa người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp Theo khoản 1 điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020, "người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật". Theo đó, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải là cá nhân và đại diện cho doanh nghiệp về quyền, nghĩa vụ cũng như tư cách pháp lý trước Tòa án, Trọng tài. 2. Số lượng và chức danh người đại diện theo pháp luật của một doanh nghiệp Một doanh nghiệp phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật. Theo quy định khoản 2 điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật.Trường hợp công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì Điều lệ công ty quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật. Nếu Điều lệ công ty không quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ, thì mỗi người đại diện theo pháp luật của công ty đều là đại diện đủ thẩm quyền của doanh nghiệp trước bên thứ ba, tất cả người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan. Về chức danh là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: - Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân. - Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì người đại diện theo pháp luật có thể là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên là người đại diện theo pháp luật. - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty. - Công ty cổ phần: Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp Điều lệ chưa có quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp công ty có hơn một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty. - Đối với công ty hợp danh thì thành viên hợp danh sẽ là người đại diện theo pháp luật công ty. Ngoài ra cần có một điều lưu ý là doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Khi chỉ còn lại một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam thì người này khi xuất cảnh khỏi Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân khác cư trú tại Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. (Khoản 3 điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020). 3. Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp Để đảm bảo sự khách quan, liêm khiết, trung thực và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, pháp luật đã quy định cụ thể về trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật như sau: (điều 13 Luật Doanh nghiệp 2020) - Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. - Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác. - Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về doanh nghiệp mà mình, người có liên quan của mình làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Thắc mắc về quy định nội bộ công ty- người đại diện theo pháp luật?
Em có vấn đề như sau kính nhờ các luật sư tư vấn. Công ty em là Công ty cổ phần, có một người đại diện theo pháp luật là Tổng giám đốc (được quy định trong Điều lệ Công ty). Công ty có các quy chế, quy định nội bộ, trong đó có quy định về chức năng, nhiệm vụ của Tổng giám đốc và phó tổng giám đốc. Cụ thể, trong quy định chức năng nhiệm vụ này quy định phó tổng giám đốc có quyền ký kết các hợp đồng kinh tế. Vậy việc phó tổng giám đốc: không phải là người đại diện theo pháp luật, không có ủy quyền của người đại diện theo pháp luật có thẩm quyền ký kết các hợp đồng kinh tế với đối tác không ạ? Em cảm ơn!
Người đại diện theo pháp luật bỏ bê công ty thì xử lý như thế nào?
Công ty A là công ty TNHH nhiều thành viên, anh B là người đại diện pháp lụât của công ty. Trong cuộc họp ban quản trị thì anh B nổi giận và nghỉ việc đến giờ đã 4 tháng. Trường hợp này công ty phải làm sao? Ví dụ như có thể thay đổi người đại diện không?
Con chưa 18 tuổi có được quyền tặng cho phần thừa kế cho mẹ hay không?
Theo khoản 3 Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 thì người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác. Theo quy định tại Điều 73 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, thì: "Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp con có người khác làm giám hộ hoặc có người khác đại diện theo pháp luật." Như vậy do con chưa đủ 18 tuổi, nên mẹ là người đại diện theo pháp luật của các con bạn trừ trường hợp con đã có người khác làm giám hộ hoặc có người khác đại diện theo pháp luật. Tuy nhiên, tại khoản 3 Điều 141 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về phạm vi đại diện thì: 3. Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Do đó, trường hợp mẹ đã là người đại diện cho con thì không thể xác lập giao dịch tặng cho với chính mình được nên việc mẹ và con thực hiện tặng cho phần thừa kế là hoàn toàn không thể thực hiện được theo quy định của pháp luật.
Đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật
Em chào anh chị, em có 1 vướng mắc cần giải đáp ạ. Công ty em là công ty TNHH 1 TV, có chủ sở hữu là công ty tại Hàn Quốc. Bây giờ, bên em muốn thay đổi để người đại diện theo pháp luật của cty bên hàn quốc đồng thời làm giám đốc đại diện theo pháp luật bên công ty Việt Nam được không ạ. Nếu được em cần chuẩn bị giấy tờ thủ tục gì, Đối với Quyết định thay đổi người đại diện của chủ sở hữu, Người đại diện bên Hàn quốc có thể đại diện công ty đó ký quyết định bổ nhiệm ông đấy làm giám đốc bên Việt Nam được không ạ. Rất mong nhận được phản hồi sớm của anh chị ạ. Em cảm ơn
Người đại diện theo pháp luật có cần xin giấy phép lao động?
Công ty có hai người đại diện theo pháp luật (A và B). Giả sử ông A là người thứ 2 đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp, không thường xuyên có mặt tại Việt Nam thì có cần phải xin giấy phép lao động không. Không có lương phát sinh tại Việt Nam, lương của ông A sẽ do công ty mẹ chi trả toàn bộ tại Nhật thì có vấn đề gì không?
Chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty như thế nào là hợp lý?
Công ty sẽ thêm một người Mr. F làm người thứ nhất đại diện theo pháp luật tại Việt Nam và ông Mr. A là người thứ 2 đại diện theo pháp luật tại VN và chức danh của ông Mr. F là tổng giám đốc, còn chức danh của Mr. A sẽ là thế nào là phù hợp theo pháp luật VN. Người đại diện theo pháp luật này có thể là người Việt Nam được không?
Những trường hợp không được làm người đại diện
>>> 19 trường hợp không được ủy quyền >>> 15 giao dịch bắt buộc phải công chứng, chứng thực mới có giá trị pháp lý >>> Phân biệt đại diện theo pháp luật và đại diện theo uỷ quyền Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Cá nhân, pháp nhân có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó. Theo đó Luật quy định những trường hợp dưới đây không được là người đại diện: 1. Nếu họ cũng là đương sự trong cùng một vụ việc với người được đại diện mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện; 2. Nếu họ đang là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho một đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ việc. Người đang là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho một đương sự, thì không được làm người đại diện theo pháp luật cho một đương sự khác trong cùng một vụ án mà quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự đó đối lập với nhau. Trong trường hợp này họ chỉ được làm người đại diện theo pháp luật cho đương sự mà chính họ đang là người đại diện theo pháp luật của đương sự đó trong vụ án. Ví dụ: Anh B đang là người đại diện theo pháp luật cho người vợ bị mất năng lực hành vi dân sự, thì không được làm người đại diện theo pháp luật cho người em ruột của mình là người chưa thành niên trong cùng một vụ án, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của người vợ và người em đối lập nhau. Trong trường hợp này anh B chỉ có thể là người đại diện theo pháp luật của người vợ trong tố tụng dân sự. Lưu ý: Đối với trường hợp 1 và 2 cũng được áp dụng đối với trường hợp đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự. 3. Cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Kiểm sát, Công an không được làm người đại diện trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện cho cơ quan của họ hoặc với tư cách là người đại diện theo pháp luật. Theo đó cán bộ, công chức trong ngành Tòa án, Kiểm sát, Công an chỉ được làm người đại diện trong tố tụng dân sự khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Khi họ là người đại diện theo pháp luật cho cơ quan của họ hoặc là người đại diện được cơ quan của họ uỷ quyền; b) Khi họ là người đại diện theo pháp luật của đương sự (không phải là cơ quan của họ) trong vụ án. Căn cứ: - Điều 87 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 - Điều 22 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP
Nhiều người đại diện theo pháp luật: Thuận lợi hay khó khăn?
>>> Luật Doanh nghiệp 2014 - Công ty có thể có nhiều Người đại diện theo pháp luật Về khái niệm người đại diện theo pháp luật, khoản 1 và khoản 2, Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: 1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.” 2. Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Như vậy, theo Luật Doanh nghiệp 2014 thì công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật (NĐDTPL), tùy theo nhu cầu kinh doanh mà doanh nghiệp có thể quyết định số lượng NĐDTPL. Qua thời gian thực hiện theo Luật Doanh nghiệp 2014 thì việc quy định có nhiều hơn một NĐDTPL như vậy đã tạo ra được những thuận lợi nhất định cho doanh nghiệp, đồng thời việc này cũng dẫn đến một số khó khăn. 1. Ưu điểm và thuận lợi - Đảm bảo giải quyết các nhu cầu công việc một cách nhanh nhất + Nếu chỉ có một người đại diện theo pháp luật như quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005 trong trường hợp người đại diện theo pháp luật đó bị tạm giữ thì việc thực hiện các giao dịch sẽ bị tạm hoãn, hoặc phải đợi thời gian ủy quyền cho người khác. + Với quy định mới này giúp tạo sự linh hoạt cho doanh nghiệp giải quyết các vấn đề của công ty. Khi một người đại diện theo pháp luật không có mặt ở Việt Nam hoặc không thể thực hiện quyền và nghĩa vụ thay mặt cho doanh nghiệp thì sẽ có người khác thực hiện thay. + Có nhiều NĐDTPL giúp những doanh nghiệp lớn có thể tận dụng được mọi thời cơ. Với những doanh nghiệp có sự phân chia nhiều mảng kinh doanh đồng thời cần người hiện diện ở nhiều quốc gia ở một thời điểm thì đây là một điều rất cần thiết. - Có nhiều người đại diện theo pháp luật sẽ giúp phân quyền quản lý và quyết định các vấn đề thường trực của công ty. + Trong trường hợp người đại diện duy nhất của doanh nghiệp bất hợp tác, không thực hiện đúng đủ hoặc sai các yêu cầu của thành viên/cổ đông trong quá trình quản lý điều hành doanh nghiệp trong nội bộ cũng như giao dịch với bên ngoài công ty. Bằng cách có nhiều hơn 1 người đại diện, sự lạm quyền, bất hợp tác như đã nói trên sẽ được giảm thiểu. 2. Hạn chế và bất lợi - Gây khó khăn cho khách trong việc xác định thẩm quyền của NĐDTPL + Việc phân chia quyền của từng NĐDTPL vừa là thuận lợi, lại vừa là điểm hạn chế của quy định. + Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không ghi nhận phạm vi được đại diện và các thông tin về chức danh quản lý, quyền hạn, nghĩa vụ của từng người đại diện. Quyền hạn và nghĩa vụ của NĐDTPL chỉ được quy định trong Điều lệ công ty nhưng Điều lệ công ty không phải lúc nào cũng được thông báo công khai. + Nếu xảy ra tình trạng một NĐDTPL ký văn bản với nội dung A, gửi cho các bên có liên quan và cả cơ quan quản lý; ngày mai, người đại diện theo pháp luật khác gửi một văn bản với nội dung hoàn toàn trái ngược, thì các bên sẽ biết tin ai? - Tạo ra tâm lý e ngại khi khách hàng giao dịch với công ty có nhiều NĐDTPL + Chính việc có nhiều NĐDTPL làm cho khách hàng gặp khó khăn trong việc giao dịch và ký kết hợp đồng. Khi ký kết hợp đồng với doanh nghiệp đối tác luôn trong tâm trạng thắc mắc là người làm việc, ký kết hợp đồng với mình có phải là người đại diện theo pháp luật không? Người đó có thẩm quyền ký kết hợp đồng với mình theo điều lệ của công ty hay không? + Nếu khách hàng không xem xét kỹ Điều lệ công ty trước khi xác lập giao dịch, thì có thể giao dịch với người không có thẩm quyền đại diện hoặc khi thông tin về việc phân công trách nhiệm chỉ giới hạn trong nội bộ doanh nghiệp có thể dẫn đến hợp đồng vô hiệu và xảy ra các tranh chấp gây ảnh hưởng cho cả khách hàng và công ty. + Nếu khách hàng đòi hỏi người ký kết hợp đồng với mình phải chứng minh thẩm quyền ký kết cũng như chứng minh mình là người đại diện theo pháp luật của công ty sẽ gây nên những phiền hà, khó khăn cho người đại diện. Mỗi quy định mới được ban hành thì có thể mang đến những thuận lợi nhất định, đồng thời khó tránh khỏi mang lại một số khó khăn, quan trọng là chúng ta áp dụng như thế nào. Vì thế một lưu ý khi giao dịch với công ty có nhiều NĐDTPL là nên chủ động tìm hiểu điều lệ của công ty bên kia để xác định rõ phạm vi quyền đại diện của NĐDTPL của công ty mình đang giao dịch nhằm giảm thiểu rủi ro cho chính mình.
Người đại diện pháp luật có bắt buộc phải là thành viên công ty?
Chào mọi người, Mình có 1 chút thắc mắc về LDN 2014 như sau: 1. Công ty mình là công ty TNHH 1 TV mô hình Hội đồng thành viên, đã có TGĐ là người đại diện theo pháp luật. Nay mình muốn thêm người đại diện theo pháp luật thứ 2, thì ko biết người đại diện theo pháp luật thứ hai có bắt buộc phải là thành viên của HĐTV hay ko, hay có thể thuê 1 người bên ngoài làm đại diện cho công ty? Về mặt nguyên tắc chung đối với mọi công ty, có thể chọn đại diện theo pháp luật ko phải là thành viên của công ty mà là người ngoài dc ko? 2. Trong công ty có thể có 2 chức danh Tổng giám đốc được ko? Mong các Luật sư giải đáp giúp ạ, e xin cảm ơn.
Người đại diện theo pháp luật có bắt buộc phải được trả lương ở Việt Nam không?
Chào Luật sự, Mong Luật sư giải đáp giúp em vấn đề sau: 1. Công ty em là 100% vốn nước ngoài, vừa mới thành lập và đang trong giai đoạn xây dựng nhà máy. Giám đốc đại diện công ty chỉ ở Việt Nam thời gian đầu để hoàn thành các thủ tục thành lập công ty. Sau khi công ty nhận được Giấy đăng ký kinh doanh và các giấy phép liên quan, Giám đốc đại diện công ty phải về nước để điều hành công ty mẹ (Giám đốc đại diện công ty ở Việt Nam cũng là Giám đốc đại diện và là thành viên của Hội đồng thành viên công ty mẹ bên nước ngoài). Trong trường hợp này, Giám đốc đại diện có thể uỷ quyền cho Giám đốc điều hành thay mặt trực tiếp quản lý, điều hành công ty ở Việt Nam được không ạ? Thời hạn uỷ quyền tối đa là bao lâu? 2. Công ty mẹ sẽ trả lương cho Giám đốc đại diện ở Việt Nam, còn công ty Việt Nam chỉ trả lương cho Giám đốc điều