Quy định hệ quả khi rút đơn khởi kiện trong tố tụng dân sự
Cho tôi hỏi tôi là nguyên đơn trong vụ án tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Bị đơn có yêu cầu phản tố, người liên quan có yêu cầu độc lập. Trước phiên tòa sơ thẩm diễn ra, tôi mới biết bị đơn đã rút yêu cầu phản tố rồi. Trao đổi, hiểu lý do với bị đơn nên tôi là nguyên đơn rút toàn bộ đơn khởi kiện có được không? Nếu tôi rút toàn bộ đơn khởi kiện thì người có yêu cầu độc lập có được thay đổi địa vị tố tụng để đứng vào vị trí nguyên đơn không?
Nguyên đơn có phải gửi bản sao đơn khởi kiện cho bị đơn sau khi đơn được thụ lý không?
Nguyên đơn có phải thực hiện nghĩa vụ gửi bản sao đơn khởi kiện và tài liệu khởi kiện cho bị đơn xem sau khi được Tòa án thụ lý hay không? Nguyên đơn có phải gửi bản sao đơn khởi kiện cho bị đơn sau khi đơn được thụ lý không? Theo Điều 196 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 quy định thông báo về việc thụ lý vụ án như sau: - Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho nguyên đơn, bị đơn, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án. Đối với vụ án do người tiêu dùng khởi kiện thì Tòa án phải niêm yết công khai tại trụ sở Tòa án thông tin về việc thụ lý vụ án trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án. - Văn bản thông báo phải có các nội dung chính sau đây: + Ngày, tháng, năm làm văn bản thông báo; + Tên, địa chỉ Tòa án đã thụ lý vụ án; + Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người khởi kiện; + Những vấn đề cụ thể người khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết; + Vụ án được thụ lý theo thủ tục thông thường hay thủ tục rút gọn; + Danh mục tài liệu, chứng cứ người khởi kiện nộp kèm theo đơn khởi kiện; + Thời hạn bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải có ý kiến bằng văn bản nộp cho Tòa án đối với yêu cầu của người khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập (nếu có); + Hậu quả pháp lý của việc bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không nộp cho Tòa án văn bản về ý kiến của mình đối với yêu cầu khởi kiện. - Trường hợp nguyên đơn có đơn yêu cầu Tòa án hỗ trợ trong việc gửi tài liệu, chứng cứ thì kèm theo thông báo về việc thụ lý vụ án, Tòa án gửi cho bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bản sao tài liệu, chứng cứ do nguyên đơn cung cấp. Như vậy, trách nhiệm gửi bản sao tài liệu, chứng cứ mà nguyên đơn cung cấp (trong đó có bao gồm đơn khởi kiện) sẽ thuộc về Toà án khi nguyên đơn có đơn yêu cầu. Sau khi nhận được thông báo thụ lý vụ án thì bị đơn có trách nhiệm gì? Theo Điều 199 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 quy định quyền, nghĩa vụ của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khi nhận được thông báo: - Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập (nếu có). Trường hợp cần gia hạn thì bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải có đơn đề nghị gia hạn gửi cho Tòa án nêu rõ lý do; nếu việc đề nghị gia hạn là có căn cứ thì Tòa án phải gia hạn nhưng không quá 15 ngày. - Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền yêu cầu Tòa án cho xem, ghi chép, sao chụp đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện, trừ tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015. Như vậy, sau khi nhận được thông báo thụ lý vụ án thì bị đơn phải có văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn kèm theo tài liệu, chứng cứ, yêu cầu (nếu có) nộp cho Toà án trong vòng 15 ngày. Hồ sơ vụ án dân sự bao gồm những gì? Theo Điều 204 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 quy định về lập hồ sơ vụ án dân sự như sau: - Hồ sơ vụ án dân sự bao gồm đơn và toàn bộ tài liệu, chứng cứ của đương sự, người tham gia tố tụng khác; tài liệu, chứng cứ do Tòa án thu thập liên quan đến vụ án; văn bản tố tụng của Tòa án, Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án dân sự. - Các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ vụ án dân sự phải được đánh số bút lục, sắp xếp theo thứ tự ngày, tháng, năm. Giấy tờ, tài liệu có trước thì để ở dưới, giấy tờ, tài liệu có sau thì để ở trên và phải được quản lý, lưu giữ, sử dụng theo quy định của pháp luật. Như vậy, hồ sơ vụ án dân sự bao gồm đơn khởi kiện và toàn bộ tài liệu, chứng cứ của tất cả những người tham gia tố tụng, của Tòa án, Viện kiểm sát.
Trách nhiệm thông báo cho bị đơn khi thụ lý đơn khởi kiện
Tình huống phát sinh là khi nộp đơn khởi kiện tại Tòa thì nguyên đơn có phải gửi bản sao đơn khởi kiện và tài liệu khởi kiện cho bị đơn xem sau khi được Tòa án thụ lý hay không? Hình thức gửi đơn khởi kiện đến Tòa án Đối với vấn đề này, tại Điều 190 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 nêu rõ người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây: - Nộp trực tiếp tại Tòa án; - Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính; - Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có). Một số lưu ý khi gửi đơn khởi kiện như sau: - Ngày khởi kiện là ngày đương sự nộp đơn khởi kiện tại Tòa án hoặc ngày được ghi trên dấu của tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi. Trường hợp không xác định được ngày, tháng, năm theo dấu bưu chính nơi gửi thì ngày khởi kiện là ngày đương sự gửi đơn tại tổ chức dịch vụ bưu chính. Đương sự phải chứng minh ngày mình gửi đơn tại tổ chức dịch vụ bưu chính; trường hợp đương sự không chứng minh được thì ngày khởi kiện là ngày Tòa án nhận được đơn khởi kiện do tổ chức dịch vụ bưu chính chuyển đến; - Trường hợp người khởi kiện gửi đơn khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến thì ngày khởi kiện là ngày gửi đơn; - Trường hợp chuyển vụ án cho Tòa án khác theo quy định tại Điều 41 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 thì ngày khởi kiện là ngày gửi đơn khởi kiện đến Tòa án đã thụ lý nhưng không đúng thẩm quyền và được xác định theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 190 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015. Căn cứ vào các quy định trên, cá nhân tiến hành nộp đơn khởi kiện đến Tòa để tòa xem xét thụ lý khi đáp ứng các yêu cầu. Quy định về thông báo về việc thụ lý vụ án Liên quan vấn đề này, tại Điều 196 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 hướng dẫn trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho nguyên đơn, bị đơn, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án. Đối với vụ án do người tiêu dùng khởi kiện thì Tòa án phải niêm yết công khai tại trụ sở Tòa án thông tin về việc thụ lý vụ án trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án. Lúc này, văn bản thông báo phải có các nội dung chính sau đây: - Ngày, tháng, năm làm văn bản thông báo; - Tên, địa chỉ Tòa án đã thụ lý vụ án; - Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người khởi kiện; - Những vấn đề cụ thể người khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết; - Vụ án được thụ lý theo thủ tục thông thường hay thủ tục rút gọn; - Danh mục tài liệu, chứng cứ người khởi kiện nộp kèm theo đơn khởi kiện; - Thời hạn bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải có ý kiến bằng văn bản nộp cho Tòa án đối với yêu cầu của người khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập (nếu có); - Hậu quả pháp lý của việc bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không nộp cho Tòa án văn bản về ý kiến của mình đối với yêu cầu khởi kiện. Theo đó, về nguyên tắc thì sau khi thụ lý, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho nguyên đơn, bị đơn, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án. Trường hợp nguyên đơn có đơn yêu cầu Tòa án hỗ trợ trong việc gửi tài liệu, chứng cứ thì kèm theo thông báo về việc thụ lý vụ án, Tòa án gửi cho bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bản sao tài liệu, chứng cứ do nguyên đơn cung cấp chứ không có quy định yêu cầu bắt buộc nguyên đơn phải gửi cho bị đơn.
Nội dung chính của đơn khởi kiện vụ án dân sự
Đơn khởi kiện vụ án dân sự có những nội dung chính nào? Người khởi kiện có thể gửi đơn khởi kiện đến Tòa án bằng cách nào và cách tính ngày khởi kiện ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này Nội dung chính của đơn khởi kiện vụ án dân sự Căn cứ theo khoản 4 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì đơn khởi kiện vụ án dân sự có các nội dung chính sau đây: - Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện; - Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện; - Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó; - Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có); - Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện; - Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; - Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; - Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có); - Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện. Người khởi kiện có thể nộp đơn khởi kiện đến Tòa án bằng cách nào và cách tính ngày khởi kiện ra sao? Căn cứ theo Điều 190 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì người khởi kiện có thể gửi đơn khởi kiện đến Tòa án bằng 3 cách sau: - Nộp trực tiếp tại Tòa án; - Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính; - Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có). Tiếp đó, ngày khởi kiện được tính như sau: - Ngày khởi kiện là ngày đương sự nộp đơn khởi kiện tại Tòa án hoặc ngày được ghi trên dấu của tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi. Trường hợp không xác định được ngày, tháng, năm theo dấu bưu chính nơi gửi thì ngày khởi kiện là ngày đương sự gửi đơn tại tổ chức dịch vụ bưu chính. Đương sự phải chứng minh ngày mình gửi đơn tại tổ chức dịch vụ bưu chính; trường hợp đương sự không chứng minh được thì ngày khởi kiện là ngày Tòa án nhận được đơn khởi kiện do tổ chức dịch vụ bưu chính chuyển đến. - Trường hợp người khởi kiện gửi đơn khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến thì ngày khởi kiện là ngày gửi đơn. - Trường hợp chuyển vụ án cho Tòa án khác theo quy định tại Điều 41 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì ngày khởi kiện là ngày gửi đơn khởi kiện đến Tòa án đã thụ lý nhưng không đúng thẩm quyền và được xác định theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 190 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Tóm lại: Thứ nhất, Đơn khởi kiện có các nội dung chính nêu trên. Bên cạnh đó, người khởi kiện có thể gửi đơn đến Tòa án bằng 3 cách sau: - Nộp trực tiếp tại Tòa án; - Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính; - Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có). Thứ hai, ngày khởi kiện được xác định dựa vào phương thức mà người khởi kiện nộp đơn khởi kiện.
Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện trong trường hợp nào theo quy định pháp luật?
Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện trong trường hợp nào theo quy định pháp luật? Kiểm sát viên có nhiệm vụ kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau. Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện trong trường hợp nào theo quy định pháp luật? Theo căn cứ tại khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện trong các trường hợp sau đây: - Người khởi kiện không có quyền khởi kiện theo quy định tại Điều 186 và Điều 187 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự; - Chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật. Chưa có đủ điều kiện khởi kiện là trường hợp pháp luật có quy định về các điều kiện khởi kiện nhưng người khởi kiện đã khởi kiện đến Tòa án khi còn thiếu một trong các điều kiện đó; - Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp vụ án mà Tòa án bác đơn yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu và theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại; - Hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 195 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 mà người khởi kiện không nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án, trừ trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc có trở ngại khách quan, sự kiện bất khả kháng; - Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án; - Người khởi kiện không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo yêu cầu của Thẩm phán quy định tại khoản 2 Điều 193 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Trường hợp trong đơn khởi kiện, người khởi kiện đã ghi đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng họ không có nơi cư trú ổn định, thường xuyên thay đổi nơi cư trú, trụ sở mà không thông báo địa chỉ mới cho cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về cư trú làm cho người khởi kiện không biết được nhằm mục đích che giấu địa chỉ, trốn tránh nghĩa vụ đối với người khởi kiện thì Thẩm phán không trả lại đơn khởi kiện mà xác định người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cố tình giấu địa chỉ và tiến hành thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung. Trường hợp trong đơn khởi kiện, người khởi kiện không ghi đầy đủ, cụ thể hoặc ghi không đúng tên, địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà không sửa chữa, bổ sung theo yêu cầu của Thẩm phán thì Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện; - Người khởi kiện rút đơn khởi kiện. Ai có nhiệm vụ kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện? Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên được quy định Điều 58 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau: Khi được Viện trưởng Viện kiểm sát phân công thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, Kiểm sát viên có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: - Kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu. - Kiểm sát việc thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự. - Nghiên cứu hồ sơ vụ việc; yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này; thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 97 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. - Tham gia phiên tòa, phiên họp và phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ việc theo quy định của Bộ luật này. - Kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án. - Kiến nghị, yêu cầu Tòa án thực hiện đúng các hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này. - Đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật. - Kiểm sát hoạt động tố tụng của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật. - Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng dân sự khác thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát theo quy định của Bộ luật này. Tóm lại: Tòa án trả lại đơn khởi kiện có một trong các trường hợp theo quy định nêu trên. Đồng thời, Kiểm sát viên có nhiệm vụ kiểm sát lại việc trả lại đơn khởi kiện của Tòa án.
Chưa nộp đơn khởi kiện, khởi tố hình sự, cá nhân có được tự yêu cầu giám định thương tích không?
Khi nào sẽ thực hiện giám định thương tích? Cá nhân có quyền tự yêu cầu giám định thương tích khi chưa nộp đơn khởi kiện và chưa tiến hành khởi tố vụ án hình sự không? Khi nào thực hiện giám định thương tích? Theo Điều 2 Luật Giám định tư pháp 2012 được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 quy định: Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật Giám định tư pháp 2012. Theo đó, giám định thương tích là một trong các thủ tục giám định tư pháp. Giám định thương tích là quá trình xác định, đánh giá và phân tích các dấu hiệu, tổn thương và vết thương trên cơ thể người hoặc vật chất để tìm hiểu nguyên nhân, tính chất, và mức độ của thương tích. Giám định thương tích nhằm mục đích cung cấp các thông tin chính xác và khách quan về thương tích để xác định quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan, bao gồm nạn nhân, bị can, và hệ thống pháp luật, hỗ trợ hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính. Theo Điều 206 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định bao gồm: - Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án; - Tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó; - Nguyên nhân chết người; - Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động; - Chất ma tuý, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ; - Mức độ ô nhiễm môi trường. Như vậy, khi cần xác định tính chất của thương tích, mức độ tổn hại đối với sức khỏe hoặc khả năng lao động của người bị gây thương tích, thì phải bắt buộc trưng cầu giám định thương tích. Chưa nộp đơn khởi kiện, chưa khởi tố hình sự, cá nhân có được tự yêu cầu giám định thương tích không? Theo Điều 22 Luật Giám định tư pháp 2012 được sửa đổi bởi Khoản 12 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 quy định về quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu giám định tư pháp như sau: - Người yêu cầu giám định có quyền gửi văn bản yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng không chấp nhận yêu cầu thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu trưng cầu giám định, phải thông báo cho người yêu cầu giám định bằng văn bản. Hết thời hạn nói trên hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định - Người yêu cầu giám định có quyền: + Yêu cầu cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp trả kết luận giám định đúng thời hạn đã thỏa thuận và theo nội dung đã yêu cầu; + Yêu cầu cá nhân, tổ chức đã thực hiện giám định tư pháp giải thích kết luận giám định; + Đề nghị Toà án triệu tập người giám định tư pháp đã thực hiện giám định tham gia phiên tòa để giải thích, trình bày về kết luận giám định; + Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định lại; yêu cầu giám định bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật này. - Người yêu cầu giám định tư pháp có nghĩa vụ: + Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định theo yêu cầu của người giám định tư pháp và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu do mình cung cấp; + Nộp tạm ứng chi phí giám định tư pháp khi yêu cầu giám định; thanh toán kịp thời, đầy đủ chi phí giám định cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định khi nhận kết luận giám định. - Người yêu cầu giám định chỉ được thực hiện quyền tự yêu cầu giám định trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm. Như vậy, cá nhân chỉ có quyền tự yêu cầu giám định trước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm. Theo đó, khi chưa nộp đơn khởi kiện, chưa khởi tố hình sự tức là chưa có quyết định, lúc này cá nhân có quyền tự yêu cầu giám định thương tích. Khi nào Tòa án sẽ ra quyết định đưa vụ án hình sự ra xét xử? Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo Điều 277 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau: - Trong thời hạn 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 03 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra một trong các quyết định: + Đưa vụ án ra xét xử; + Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung; + Tạm đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ vụ án. Đối với vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 15 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp. - Đối với vụ án được trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận lại hồ sơ, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trường hợp phục hồi vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 kể từ ngày Tòa án ra quyết định phục hồi vụ án. - Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì Tòa án có thể mở phiên tòa trong thời hạn 30 ngày. Như vậy, trong thời hạn 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 03 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử trong trường hợp đủ điều kiện xét xử.
Làm đẹp ở cơ sở thẩm mỹ chui bị biến chứng có được kiện không?
Hiện nay với nhu cầu làm đẹp đang tăng cao thì nhiều cơ sở thẩm mỹ “chui” ra đời. Đi cùng với đó là những hệ lụy về sức khỏe khi làm đẹp tại các cơ sở này. Vậy nếu bị biến chứng thì có được kiện để yêu cầu bồi thường hay không? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc trên. Cơ sở thẩm mỹ chui là gì? Các spa gội đầu, làm tóc, làm móng nhưng lại để bảng hiệu có thêm các dịch vụ như nâng ngực, tiêm filler, nâng mũi, phun xăm mắt, mày,... với đội ngũ nhân viên chỉ được đào tạo qua vài buổi học, thậm chí là vài tiếng đồng hồ đã cho thực hành. Dĩ nhiên, chất lượng của các dịch vụ này như thế nào thì không ai đảm bảo được. Tuy vậy, vẫn có nhiều người sử dụng các dịch vụ này thường xuyên và đã không ít trường hợp gặp biến chứng hậu làm đẹp. Ngoài những tai biến có thể nhìn thấy được, nguy hiểm hơn là các bệnh lây truyền qua đường máu như HIV, viêm gan B ở các cơ sở spa, thẩm mỹ viện này. Đây là tình trạng cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe con người bởi các cơ sở này, kiến thức, trình độ, khả năng trang thiết bị để kiểm soát lây bệnh hoàn toàn không có. Bản thân họ không có kiến thức, thậm chí không muốn học hỏi, những xét nghiệm loại trừ, các biện pháp dự phòng đều không có vì tốn kém, mất thời gian, khó khăn… Đó sẽ là hệ lụy lâu dài. Như vậy, cơ sở thẩm mỹ chui là cơ sở có thực hiện các hoạt động thẩm mỹ nhưng không được cấp Giấy phép hoạt động, cũng như có đội ngũ nhân viên không được đào tạo bài bản, không có chuyên môn trực tiếp đứng ra làm cho khách hàng. Có được kiện cơ sở thẩm mỹ chui để yêu cầu bồi thường không? Khách hàng nếu sau khi làm đẹp bị biến chứng thì có thể kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại theo Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: 1) Về sức khỏe Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại. Khoản chi phí này được hướng dẫn theo Khoản 1 Điều 7 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP bao gồm: - Chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh cho người bị thiệt hại; thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đến cơ sở khám chữa bệnh và trở về nơi ở; - Chi phí bồi dưỡng sức khỏe cho người bị thiệt hại được xác định là 01 ngày lương tối thiểu vùng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho 01 ngày khám bệnh, chữa bệnh theo số ngày trong hồ sơ bệnh án; - Chi phí phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút là các chi phí cho việc phục hồi, hỗ trợ, thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. 2) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại. Thu nhập thực tế the o Khoản 2 Điều 7 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP b ao gồm: - Trường hợp người bị thiệt hại có thu nhập ổn định từ tiền lương, tiền công thì được xác định theo mức tiền lương, tiền công của người bị thiệt hại trong khoảng thời gian tiền lương, tiền công bị mất hoặc bị giảm sút; - Trường hợp người bị thiệt hại có thu nhập không ổn định từ tiền lương, tiền công được xác định căn cứ vào mức tiền lương, tiền công trung bình của 03 tháng liền kề trước thời điểm thiệt hại xảy ra. Trường hợp không xác định được 03 tháng lương liền kề trước thời điểm thiệt hại xảy ra thì căn cứ vào thu nhập trung bình của lao động cùng loại tại địa phương trong khoảng thời gian thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. Nếu không xác định được thu nhập trung bình của lao động cùng loại tại địa phương thì thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút được bồi thường là 01 ngày lương tối thiểu vùng tại nơi người bị thiệt hại cư trú cho 01 ngày bị thiệt hại. - Ngày lương tối thiểu vùng được xác định là 01 tháng lương tối thiểu vùng do Nhà nước quy định chia cho 26 ngày. 3) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị. Nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại. Chi phí hợp lý theo Khoản 3 Điều 7 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP bao gồm: - Chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị bao gồm: tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương nơi người bị thiệt hại điều trị (nếu có); - Thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; + Trường hợp người bị thiệt hại mất khả năng lao động và phải có người thường xuyên chăm sóc thì chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại được xác định là 01 ngày lương tối thiểu vùng tại nơi người bị thiệt hại cư trú cho 01 ngày chăm sóc người bị thiệt hại. 4) Thiệt hại khác do luật quy định. 5) Về tinh thần Ngoài các thiệt hại trên, khách hàng cũng có thể kiện yêu cầu bồi thường về tổn thất tinh thần. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. Như vậy, khách hàng nếu làm đẹp tại các cơ sở thẩm mỹ chui bị biến chứng thì có thể kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại. Kiện cơ sở thẩm mỹ chui ở đâu? Theo Khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện là giải quyết các tranh chấp về dân sự. Đồng thời, theo điểm a Khoản 1 Điều 39 của Bộ luật, Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc là Tòa án có thẩm quyền giải quyết cơ sở thẩm mỹ không có bằng cấp. Vì vậy, khách hàng sẽ kiện các cơ sở thẩm mỹ này tại Tòa án cấp Huyện nơi người đã thực hiện làm đẹp cho mình đang làm việc. Mẫu đơn khởi kiện mới nhất 2024. Theo Khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, đơn khởi kiện phải có các nội dung sau: - Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện; - Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện; - Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). - Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó; - Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có); - Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện; - Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; - Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; - Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có); - Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện. Mẫu đơn khởi kiện được quy định tại Mẫu số 23-DS Danh mục 93 biểu mẫu trong tố tụng dân sự ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/03/18/mau-so-23.docx Trên đây là giải đáp cho câu hỏi: “Làm đẹp ở cơ sở thẩm mỹ chui bị biến chứng có được kiện không?”. Người đọc có thể tham khảo để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Khi ly hôn có cần giấy khai sinh của con không
Khi mất hoặc không có đăng ký giấy khai sinh cho con thì có được ly hôn không? Hồ sơ ly hôn không có giấy khai sinh của các con thì có được thụ lý không? Khi ly hôn phải nộp những giấy tờ gì? Hồ sơ ly hôn bao gồm những gì? Tại Điều 6 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP, quy định thành phần hồ sơ kèm theo đơn khởi kiện: Về nguyên tắc, khi gửi đơn khởi kiện cho Toà án, người khởi kiện phải gửi kèm theo tài liệu, chứng cứ để chứng minh họ là người có quyền khởi kiện và những yêu cầu của họ là có căn cứ và hợp pháp. Tuy nhiên, trong trường hợp vì lý do khách quan nên họ không thể nộp ngay đầy đủ các tài liệu, chứng cứ, thì họ phải nộp các tài liệu, chứng cứ ban đầu chứng minh cho việc khởi kiện là có căn cứ. Các tài liệu, chứng cứ khác, người khởi kiện phải tự mình bổ sung hoặc bổ sung theo yêu cầu của Toà án trong quá trình giải quyết vụ án. Từ quy định trên và quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014 ta có thể liệt kê thành phần hồ sơ ly hôn bao gồm: Thứ nhất, Đơn xin ly hôn - Nếu hai người thuận tình ly hôn thì đơn ly hôn do cả hai vợ chồng cùng ký, trường hợp vợ hoặc chồng ở nước ngoài thì phải có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước đó; - Nếu vợ hoặc chồng đơn phương ly hôn thì nộp đơn khởi kiện ly hôn. Thứ hai, CMND/Hộ chiếu, Hộ khẩu (bản sao có chứng thực); Thứ ba, Giấy chứng nhận kết hôn (bản sao có chứng thực); Thứ tư, nếu có con thì nộp Giấy khai sinh con (bản sao có chứng thực); Thứ năm, bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản); Thứ sáu, nếu hai bên kết hôn tại Việt Nam, sau đó vợ hoặc chồng xuất cảnh sang nước ngoài (không tìm được địa chỉ) thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương về việc một bên đã xuất cảnh và đã xóa tên trong hộ khẩu; Thứ bảy, nếu hai bên đăng ký kết hôn theo pháp luật nước ngoài muốn ly hôn tại Việt Nam thì phải hợp thức lãnh sự giấy đăng ký kết hôn và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký tại Sở Tư pháp rồi mới nộp đơn xin ly hôn. Thứ tám, bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao). Lưu ý: Các tài liệu nêu trên bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt theo quy định trước khi nộp và nộp kèm theo bản gốc để đối chiếu. Như vậy, theo quy định của pháp luật thì Giấy khai sinh của con là thành phần có trong hồ sơ ly hôn. Không có giấy khai sinh của con có được ly hôn không? Việc có con nhưng không có giấy khai sinh của con sẽ dẫn đến việc làm thiếu thành phần hồ sơ của đơn khởi kiện ly hôn. Tuy nhiên, tại ví dụ 1 của Điều 6 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP có giải thích như sau: Khi gửi đơn khởi kiện cho Toà án yêu cầu giải quyết ly hôn (có đăng ký kết hôn hợp pháp), nuôi con, chia tài sản, thì về nguyên tắc người khởi kiện phải gửi kèm theo đầy đủ các tài liệu, chứng cứ về quan hệ hôn nhân, con, tài sản chung của vợ chồng; nếu họ chưa thể gửi đầy đủ các tài liệu, chứng cứ này, thì cùng với đơn khởi kiện, họ phải gửi bản sao giấy đăng ký kết hôn, bản sao giấy khai sinh của con (nếu có tranh chấp về nuôi con). Như vậy, khi không có giấy khai sinh của con thì có thể nộp sổ hộ khẩu thay thế để chứng minh mối quan hệ con cái giữa các bên. Tuy nhiên, nếu họ có tranh chấp về nuôi con thì phải nộp bổ sung bản sao giấy khai sinh cho con. Trường hợp 1: Có giấy khai sinh nhưng làm thất lạc, mất: đến Uỷ ban nhân dân xã nơi đăng ký khai sinh cho con để yêu cầu trích lục lại Giấy khai sinh của các con và nộp vào hồ sơ khởi kiện. Trường hợp 2: Nếu cha mẹ chưa làm giấy khai sinh cho con thì phải đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có thẩm quyền để làm giấy khai sinh cho con.
Tòa án trả lại đơn khởi kiện vụ án hành chính khi nào?
Vụ án hành chính là vụ việc tranh chấp hành chính phát sinh do cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại bởi các quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc quy định của pháp luật TTHC. Các trường hợp bị trả lại đơn khởi kiện vụ án hành chính Theo quy định tại Khoản 1 Điều 123 Luật tố tụng hành chính 2015 trả lại đơn kiện là việc Tòa án sau khi xem xét thụ lý vụ án, đã trả lại đơn khởi kiện và các chứng cứ, tài liệu cho người khởi kiện bởi thấy việc khởi kiện chưa đáp ứng đủ các điều kiện khởi kiện nên không thể thụ lý vụ án. - Người khởi kiện không có quyền khởi kiện/ Người khởi kiện không có năng lực hành vi TTHC đầy đủ Theo Điều 5 Luật TTHC 2015 quy định Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hành chính để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của Luật TTHC. Theo Điều 54 Luật TTHC 2015 quy định năng lực hành vi TTHC là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ trongTTHC hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia TTHC Theo đó, người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự sẽ thực hiện quyền, nghĩa vụ của đương sự trong TTHC thông qua người đại diện theo pháp luật. Như vậy, với người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, do họ không thể tự mình thực hiện được các quyền và nghĩa vụ tố tụng và họ cũng không có khả năng ủy quyền cho người khác nên việc khởi kiện vụ án hành chính được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật. Những người được coi là đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gồm cha, mẹ đối với con chưa thành niên, người giám hộ đối với người được giám hộ. Nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chứ thì việc thực hiện quyền, nghĩa vụ TTHC thông qua người đại diện theo pháp luật, quy định tại Khoản 5 Điều 54 và điểm d, đ Khoản 2 Điều 60 Luật TTHC 2015 . Những người được coi là đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức là người đứng đầu cơ quan, tổ chức hay người được đứng cơ quan, tổ chức ủy quyền nhân danh mình tham gia tố tụng. Vậy chủ thể khởi kiện hành chính phải thỏa mãn các điều kiện quy định là phải có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi TTHC . Quyền khởi kiện và chủ thể khởi kiện là hai yếu tố gắn bó mật thiết với nhau. nếu thiếu một trong hai yếu tố trên sẽ là căn cứ để Tòa án không thụ lý vụ án và trả đơn khởi kiện theo điểm a Khoản 1 Điều 123 Luật TTHC 2015 -Đối tượng khởi kiện Theo Khoản 8 Điều 3 Luật TTHC 2015 gồm 5 đối tượng quyết định hành chính; hành vi hành chính; quyết định kỷ luật buộc thôi việc;quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; danh sách cử tri. Quyết định hành chính: + Thỏa mãn Khoản 1 Điều 3 Luật TTHC 2015 phải là 1 văn bản áp dụng pháp luật trong quản lý hành chính và phải là quyết định do chủ thể quản lý hành chính nhà nước ban hành (cá nhân, cơ quan nhà nước ban hành, hoặc cá nhân, tổ chức được trao quyèn quản lý hành chính Nhà nước…) + Thỏa mãn Khoản 2 Điều 3 Luật TTHC 2015 quyết định hành chính phải làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện/ bị khởi khởi kiện ( cá nhân có năng lực hành vi tố tụng hành chính phải định đoạt việc khởi kiện). Hành vi hành chính thỏa mãn được Khoản 3 Điều 3 Luật TTHC 2015 hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật. -Thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính Căn cứ vào Khoản 2 Điều 116 Luật tố tụng hành chính 2015 thì thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án hành chính bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện. Vậy Tòa án trả lại đơn kiện sau khi xem xét thụ lý vụ án, đã trả lại đơn khởi kiện và các chứng cứ, tài liệu cho người khởi kiện bởi thấy việc khởi kiện chưa đáp ứng đủ các điều kiện khởi kiện.
Mẫu đơn khởi kiện chia thừa kế và quy trình gửi đơn khởi kiện năm 2023
Hiện nay, tranh chấp thừa kế di sản là một trong những tranh chấp có số lượng đơn kiện lớn tại các Tòa án, trong số đó có những đơn kiện được chấp thuận nhưng số khác lại bị Tòa bác đơn. Vậy, mẫu đơn khởi kiện chia thừa kế đúng hiện nay được quy định thế nào và quy định về khởi kiện chia thừa kế đúng nhất ra sao? 1. Những ai có quyền khởi kiện thừa kế? Căn cứ Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người có quyền khởi kiện chia thừa kế thừa kế theo pháp luật theo thứ tự sau đây: - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; - Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; - Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Lưu ý: Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Trường hợp những người cùng một hàng thừa kế với nhau không thể thỏa thuận mức chia tài sản thừa kế thì khởi kiện ra Tòa án. 2. Thời hiệu thừa kế chia di sản quy định ra sao? Khi khởi kiện chia tài sản thừa kế thì người khởi kiện cần lưu ý thời hiệu thừa kế tại Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 được quy định như sau: - Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau: + Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 Bộ luật Dân sự 2015. + Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015. - Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. - Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. 3. Thủ tục khởi kiện chia tài sản thừa kế Bước 1: chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, hồ sơ khởi kiện bao gồm: - Đơn khởi kiện (theo mẫu) tải - Các giấy tờ về quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại tài sản: Giấy khai sinh, Chứng minh thư nhân dân, để xác định diện và hàng thừa kế. Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế; - Bản kê khai di sản; - Các giấy tờ, tài liệu chứng minh sở hữu của người để lại di sản và nguồn gốc di sản của người để lại di sản; - Các giấy tờ khác: Biên bản giải quyết trong họ tộc, biên bản giải quyết tại UBND xã, phường, thị trấn ( nếu có), tờ khai từ chối nhận di sản ( Nếu có) Bước 2: Gửi đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền ( trường hợp này là Tòa án nhân dân cấp Huyện) Bước 3: Sau khi nhận đơn khởi kiện, hồ sơ khởi kiện, Tòa án tiến hành thụ lý vụ án. Như vậy, nếu muốn đảm bảo quyền và lợi ích của mình trong việc phân chia di sản thừa kế, giải quyết các tranh chấp đang xảy ra thì bạn cần tiến hành nộp đơn, thu thập chứng cứ gửi đến Tòa án nơi có thẩm quyền để được giải quyết, nhận phần di sản thừa kế mà mình đáng được hưởng.
Nguyên đơn có được biết, ghi chép, sao chụp tài liệu chứng cứ của bị đơn hay không?
Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định tương đối đầy đủ về nghĩa vụ sao gửi tài liệu, chứng cứ khác cho các đương sự khác Việc công bố và sử dụng tài liệu, chứng cứ Theo quy định tại Điều 109 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì mọi chứng cứ được công bố và sử dụng công khai như nhau trừ trường hợp và Tòa án sẽ không công khai nội dung tài liệu, chứng cứ có liên quan đến bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo yêu cầu chính đáng của đương sự nhưng phải thông báo cho đương sự biết những tài liệu, chứng cứ không được công khai. Đồng thời, những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng phải giữ bí mật tài liệu, chứng cứ thuộc trường hợp nội dung tài liệu, chứng cứ có liên quan đến bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo yêu cầu chính đáng của đương sự. Quyền của nguyên đơn được biết, ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ Theo quy định tại khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 Điều 70 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 có nêu quyền và nghĩa vụ đương sự, cụ thể: Đương sự có quyền, nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng. Khi tham gia tố tụng, đương sự có quyền, nghĩa vụ sau đây: - Cung cấp tài liệu, chứng cứ; chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. - Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho mình. - Đề nghị Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ việc mà tự mình không thể thực hiện được; đề nghị Tòa án yêu cầu đương sự khác xuất trình tài liệu, chứng cứ mà họ đang giữ; đề nghị Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó; đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, quyết định việc định giá tài sản. - Được biết, ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập, trừ tài liệu, chứng cứ có liên quan đến bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo yêu cầu chính đáng của đương sự. - Có nghĩa vụ gửi cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của họ bản sao đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ, trừ tài liệu, chứng cứ mà đương sự khác đã có, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo yêu cầu chính đáng của đương sự. Có thể thấy bị đơn hoàn toàn được đề nghị toà án cung cấp nội dung đơn khởi kiện và tài liệu chứng cứ kem theo của nguyên đơn. Đồng thời, việc cung cấp tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện cũng là nghĩa vụ mà nguyên đơn phải thực hiện. Hiện tại, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 không quy định cụ thể về thời điểm đương sự phải gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của họ. là nhằm đảm bảo việc tiếp cận chứng cứ để thực hiện quyền tranh tụng của đương sự trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án. Tuy nhiên, việc quy định đương sự có nghĩa vụ gửi cho đương sự khác bản sao tài liệu, chứng cứ.
Người yêu cầu khởi kiện rút cầu khởi kiện trong vụ án dân sự
Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định người khởi kiện được rút yêu cầu khởi kiện, tuy nhiên ở mỗi giai đoạn khác nhau sẽ có cách thức thực hiện khác nhau. Thứ nhất, Giai đoạn trước khi thụ lý Theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì Thẩm phán thực hiện trả lại đơn khởi kiện khi người khởi kiện rút đơn khởi kiện. Như vậy, trước khi thụ lý vụ kiện mà người khởi kiện rút đơn thì được trả lại đơn và trong trường hợp này do Thẩm phán được phân công xem xét đơn khởi kiện thực hiện. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 3 Điều 192 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì đương sự có quyền nộp lại đơn khởi kiện trong các trường hợp: - Người khởi kiện đã có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự; - Yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà trước đó Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu mà theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại; - Đã có đủ điều kiện khởi kiện; - Người khởi kiện có quyền khởi kiện lại vụ án đó khi cung cấp được đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Thứ hai, Giai đoạn sau khi Tòa án đã thụ lý vụ án Sau khi Tòa án đã thụ lý vụ án mà người khởi người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị xét xử vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan sẽ được Tòa ra quyết định đình chỉ. Đồng thời, theo quy định tại Điều 218 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì khi có quyết định đình chỉ giải quyết dân sự, đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án dân sự đó, nếu việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp. Thứ ba, Giai đoạn tại phiên Tòa sơ thẩm Theo quy định tại khỏan 2 Điều 244 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì trường hợp có đương sự rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình và việc rút yêu cầu của họ là tự nguyện thì Hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử đối phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu đương sự đã rút. Có thể thấy người khởi kiện rút yêu cầu khởi kiện có thể vì nhiều lý do khác nhau, trong đó có lý do là do người bị kiện (bị đơn) đã thực hiện xong nghĩa vụ đối với người khởi kiện (nguyên đơn). Vậy trong trường hợp này, Tòa án có bắt buộc phải ghi hậu quả pháp lý của việc đình chỉ giải quyết vụ án là người khởi kiện có quyền khởi kiện lại vụ án theo quy định tại khoản 1 Điều 218 không. mặc dù tại khoản 1 Điều 218 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 có quy định về hậu quả pháp lý của việc đình chỉ giải quyết vụ án là nếu người khởi kiện rút toàn bộ đơn khởi kiện thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 217 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì người khởi kiện có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng đây là quy định pháp luật chung. Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án cần linh hoạt vận dụng quy định của pháp luật vào từng trường hợp cụ thể trong thực tiễn. Trong quá trình giải quyết vụ án, nếu nhận được đơn xin rút yêu cầu khởi kiện, trường hợp trong đơn người khởi kiện không nêu rõ lý do rút đơn khởi kiện thì Tòa án cần làm rõ lý do của việc họ rút đơn khởi kiện và họ có tự nguyện hay không. Nếu họ trình bày hoặc cung cấp cho Tòa án chứng cứ thể hiện rõ người khởi kiện rút lại đơn khởi kiện là do người bị kiện đã thực hiện xong nghĩa vụ đối với họ thì trong trường hợp này, Thẩm phán khi ra Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án ghi rõ hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án là người khởi kiện không được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án. Bởi vì trong trường hợp này người bị kiện đã hoàn thành xong nghĩa vụ đối với người khởi kiện. Tránh trường hợp người khởi kiện lại có đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án gây bức xúc đối với người bị kiện.
Chào luật sư ,tôi đang kiện đòi nợ 1 người 184 triệu. Toà đã thụ lí hơn 1 năm nhưng vẫn dừng ở công an phường xác minh địa chỉ bị đơn. Nay người vay nợ đã xuất cảnh đi Úc không biết theo diện nào. Xin cho tôi hỏi 1/ nếu người vay qua Úc thì tôi phải làm sao ? 2/ toà án phải giải quyết nhưng thế nào để người ấy trả nợ cho tôi ? 3/ dì của người mượn nợ chỉ trả 2 triệu tiền gốc / tháng 1 năm trả 1 lần 24 triệu cho đến khi hết nợ ( kg viết giấy nợ) .người này nói nếu tôi thưa thì sau này trả 500.000 / tháng vì người vay kg có khả năng trả nợ giờ toà vẫn chưa giải quyết cho tôi tôi phải làm gì ? 4/ sau này làm sao tôi có thể xin lệnh cấm bị đơn tạm xuất cánh ? xin cám ồn các luật sư
Có thể vừa gửi đơn lên Tòa vừa tố cáo người vay được không?
Tôi cho 1người con vay 530 triệu do kg có khả năng trả nên người mẹ đứng ra nhận trả chỉ bằng miệng và đã trả hơn 300 triệu còn 184 triệu kg trả nữa.tôi kiện ra toà ,thẩm phán xác minh hàng xóm nói gia đình và cả người mượn nợ đã đi Úc. Thẩm phán kêu tôi rút đơn khởi kiện,nhận tiền tạm ứng án phí và tố cáo lên công an tp biên hoà.1/ tôi có thể để đơn ở toà vừa tố cáo người vay được kg vì tôi phải mất hơn 1 năm nhưng toà vẫn kg xử? 2/thẩm phán nói nếu có yếu tố nước ngoài thì phải toà tỉnh xử .tôi có tốn nhiều chi phí để ủy thác tư pháp kg ? Bao nhiêu?và tôi có lấy lại được tiền đã cho vay kg ? 3/ vì hàng xóm nói có thể người vay đi du lịch vì định cư Úc khó.nếu có bản án hay chưa có bản án tôi phải làm gì để xin toà cấm người vay tạm xuất cảnh . 4/1 vụ án dân sự cỏ thể bị tạm đình chỉ bao nhiêu lần ?vì vụ của tôi đã bị tạm đình chỉ 1 lần vì nhờ công an khu vực xác minh địa chỉ bị đơn và bây giờ vụ án bắt đầu lại cũng chờ xác minh địa chỉ bị đơn 5/ toà có xử người mẹ phải tiếp tục trả tiền cho tôi kg vì bà chỉ nhận trả nợ bằng miệng kg viết giấy nợ. xin luật sư trả lời giúp tôi từng câu hỏi.xin chân thành cám ơn các luật sư
Có được áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cùng lúc với đơn khởi kiện?
Biện pháp khẩn cấp tạm thời là việc phải thực hiện cấp bách trong trường hợp cá nhân, doanh nghiệp xảy ra sự cố mà không thể chờ kết quả giải quyết của vụ kiện, qua đó nhằm giảm thiệt hại về người và của xuống mức thấp nhất. Vậy đương sự có được yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cùng thời điểm khi gửi đơn yêu cầu khởi kiện đến tòa án để được giải quyết kịp thời? 1. Trường hợp nào được áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời? Căn cứ Điều 2 Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP hướng dẫn thực hiện áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 1 Điều 111 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau: (1) Đối tượng có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng khẩn cấp tạm thời Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời khi: - Nhằm tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, nếu chậm trễ sẽ ảnh hưởng xấu đến đời sống, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của đương sự. - Để thu thập, bảo vệ chứng cứ của vụ án đang do Tòa án thụ lý, giải quyết trong trường hợp đương sự cản trở việc thu thập chứng cứ hoặc chứng cứ đang bị tiêu hủy, có nguy cơ bị tiêu hủy hoặc sau này khó có thể thu thập được. - Để bảo toàn tình trạng hiện có, tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, tức là bảo toàn mối quan hệ, đối tượng có liên quan trực tiếp đến vụ án đang được Tòa án giải quyết. - Để bảo đảm việc giải quyết vụ án hoặc thi hành án, tức là làm cho chắc chắn các căn cứ để giải quyết vụ án, các điều kiện để khi bản án, quyết định của Tòa án được thi hành thì có đầy đủ điều kiện để thi hành án. (2) Đối với vụ án có áp dụng khẩn cấp tạm thời Đối với vụ án có áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, trong thời gian tạm đình chỉ giải quyết vụ án, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải theo dõi, xem xét về việc thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã áp dụng khi có một trong các căn cứ quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e khoản 1 Điều 138 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Trong thời gian tạm đình chỉ giải quyết vụ án mà có yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có trách nhiệm xem xét, quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. (3) Vụ việc dân sự sẽ không áp dụng khẩn cấp tạm thời Tòa án không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết việc dân sự quy định tại Phần thứ sáu Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. (4) Áp dụng khẩn cấp tạm thời đối với bản án của TAND nước ngoài Trường hợp xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài mà người yêu cầu có đơn đề nghị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì TAND đang thụ lý giải quyết theo thủ tục sơ thẩm căn cứ quy định tại khoản 6 Điều 438 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 để giải quyết. 2. Có giải quyết áp dụng khẩn cấp tạm thời khi gửi đơn kiện? Về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện quy định tại khoản 2 Điều 111 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì đương sự có thể căn cứ vào Điều 3 Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP quy định như sau: Khi có một trong các căn cứ sau đây, đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời: - Do tình thế khẩn cấp, tức là cần được giải quyết ngay, không chậm trễ. - Cần bảo vệ ngay chứng cứ trong trường hợp nguồn chứng cứ đang bị tiêu hủy, có nguy cơ bị tiêu hủy hoặc sau này khó có thể thu thập được. - Ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra. Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là Tòa án có thẩm quyền thụ lý đơn khởi kiện và giải quyết vụ án theo quy định tại các điều 35, 36, 37, 38, 39 và 40 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Trường hợp đơn khởi kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác thì Tòa án đã nhận đơn khởi kiện chuyển ngay hồ sơ khởi kiện và đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Trường hợp đơn khởi kiện đã có các nội dung để xác định việc thụ lý và giải quyết vụ án là thuộc thẩm quyền của Tòa án nhận đơn nhưng cần phải sửa đổi, bổ sung một số nội dung khác. Thì Tòa án thụ lý giải quyết đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay theo quy định tại khoản 3 Điều 133 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và hướng dẫn tại Điều 11 Nghị quyết Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP. Việc yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện và thụ lý vụ án được thực hiện theo quy định tại Điều 193 và Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Như vậy, Tòa án sẽ ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nếu đương sự gửi đơn kiện có yêu cầu thuộc các trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ trong trường hợp nguồn chứng cứ đang bị tiêu hủy, có nguy cơ bị tiêu hủy hoặc ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.
Rút một phần nội dung Đơn khởi kiện?
Em xin nhờ Luật sư hỗ trợ tư vấn như sau: Hiện nay em đã nộp Đơn khởi kiện và Tòa án Nhà Bè đã chấp nhận đơn. Trong quá trình xem xét Đơn khởi kiện về đòi nợ tiền điện thì cùng một chủ thể nhưng ký hợp đồng mua bán điện ở địa chỉ lắp đặt đồng hồ điện tại 02 huyện khác nhau là Nhà Bè và Cần Giờ. Hiện nay Tòa án Nhà Bè yêu cầu rút một phần nội dung Đơn khởi kiện (Hợp đồng mua bán điện có địa chỉ đồng hồ điện đặt ở huyện Cần Giờ thì làm Đơn khởi kiện nộp ở Tòa án huyện Cần Giờ). Tòa án Nhà Bè chỉ giải quyết phát sinh tranh chấp các Hợp đồng MBĐ có lắp đặt đồng hồ điện trên địa bàn huyện Nhà Bè. Vậy thủ tục, trình tự rút một phần nội dung Đơn khởi kiện tại Tòa án huyện Nhà Bè thực hiện như thế nào? Và để Tòa án huyện Nhà Bè tiếp tục thụ lý giải quyết thì trình tự sẽ thực hiện tiếp theo như thế nào? Trân trọng cám ơn !
Khởi kiện trong giải quyết hậu quả tai nạn giao thông?
Kính gửi Luật Sư Cách đây 3 tháng chồng tôi có điều khiển xe máy chạy bình thường ( k sỉn, k nghe điện thoại) thì va phải 1 cô đi bộ băng qua đường ( k băng pha vạch dành cho người đi bộ) đoạn đường này gần trường học, gần chợ gần ủy ban, trạm y tế nên xe cộ lúc nào cũng rất đông. Sau tai nạn Công An có lập biên bản nhưng k đưa chồng em ký. Cũng không nói ai đúng ai sai. Nạn nhân được người nhà đưa đi cấp cứu chồng tôi thì về nhà. Sau đó vợ chồng tôi có qua nói chuyện với gđ bên đó ngõ ý lên nuôi nhưng gđ bên đó không đồng ý. Sau đó đi thuê người ( người đc thuê là chị bà con với nạn nhân) tiền thuê 30 ngày là 18 triệu và yêu nhà nhà tôi thanh toán 9 triệu. Trong khoảng thời gian này gđ nạn nhân gọi điện yêu cầu nhà tôi đưa bao nhiêu nhà tôi cũng đưa. Sau 30 ngày thấy tiền thuê còn nhiều hơn tiền nằm viện nên gđ tôi xin gđ nạn nhân là cho con gái tôi lên nuôi. Sau khi con gái tôi lên nuôi thanh toán hết chi phí + tiền mua vật tư y tế, tả, khăn giấy...... Đến hơn 30 ngày nữa thì nạn nhân ra viện gđ tôi thuê xe mua các vật tư y tế cần dùng khi về nhà. Tổng tiền mà nhà tôi hổ trợ đã bỏ ra là khoảng 50tr. ( gồm hơn 35tr tiền viện phí +....... Các phí mua kim tiêm dây hút đàm..... Vân vân ( rất nhiều vật tư y tế mua riêng) Chưa tính chi phí con gái tôi đưa đi tái khám. Khi gia đình tôi qua thăm hỏi thi gđ đó có hứa khi nào nạn nhân khỏe đi lại được thì bải nại cho chồng tôi nhưng mặc khác tôi lại nghe con gái tôi nói là chồng nạn nhân nói vậy để mình lên chăm chứ chồng nạn nhân nói với người đc thuê lúc đầu là sẽ kiện chồng tôi lấy tiền đền bù trả cho người đó. Sau khi về nhà 1 tháng. Nạn nhân có bị sốt và kêu gđ tôi qa nhà bên đó lo nhưng con gái tôi phải đi làm nên không qua đc. Nay nan nhân sốt cao phải nhập viện gđ bên đó lại yêu cầu nhà tôi lên lo. Nay tôi rất mong các luật sư có thể tư vấn giúp tôi với. Và vấn đề về đạo đức nũa là. Nạn nhân ở bệnh viện nhưng gđ bên đó không ai lên lo bỏ thí đi thuê người chăm 30 ngày đầu. Sau do con gái tôi lên chăm ngày. Người đv thuê chăm đêm. Chuyển viện qua lại giữa 2 bệnh viện cũng là con gái tôi đưa đi. Nó chăm tốt bao nhiêu thì người chăm đêm tệ bấy nhiêu. Người chăm đêm cho ăn sáng ( ăn qua ống) rồi đi ra ngoài để nạn nhân 2 lần bị ngạt và chết lâm sàng tại giường hên nhờ các cô nằm cùng phòng chay kêu bác sỉ sốc cấp cứu nên sống . Nay gđ tôi mún đem việc này ra tòa án để giải quyết 1 lần mà chưa biết phải làm sao. Rất mong bên luật sư giúp gđ tôi với.
Gửi đơn và nhận đơn khởi kiện trực tuyến?
Mọi người ơi, Mình muốn hỏi là ở VN mình đã triển khai việc gửi đơn và nhận đơn khởi kiện trực tuyến chưa ạ. Mong mọi người cho mình chút thông tin về việc này ạ. Xin cảm ơn
Hướng dẫn thủ tục nhận đơn khởi kiện, đơn yêu cầu tại Tòa án từ 01/01/2021
Thông tư 03/2020/TT-TANDTC Ngày 16/11/2020, Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư 03/2020/TT-TANDTC quy định chi tiết về trình tự nhận, xử lý đơn khởi kiện, đơn yêu cầu tại Tòa án và chỉ định hòa giải viên. Thông tư này quy định chi tiết về trình tự, thủ tục nhận, xử lý đơn khởi kiện, đơn yêu cầu tại Tòa án và chỉ định Hòa giải viên theo quy định tại Điều 16 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Cụ thể, theo Điều 2 Thông tư thì thủ tục nhận đơn khởi kiện, đơn yêu cầu tại Tòa án như sau: - Khi nhận được đơn khởi kiện vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn; đơn khởi kiện vụ án hành chính kèm theo tài liệu, chứng chứ theo quy định tại Điều 190 của Bô luật Tố tụng dân sự, Điều 119 của Luật Tố tụng hành chính, Tòa án ghi vào sổ nhận đơn, xác nhận việc nhận đơn theo quy định tại khoản 1 Điều 191 của Bộ luật Tố tụng dân sự, Khoản 1 Điều 121 của Luật tố tụng hành chính. - Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, đơn yêu cầu theo quy định tại các trường hợp như trên, bộ phận tiếp nhận đơn xem xét đơn và báo cáo để Chánh án xử lý đơn như sau: + Phân công thẩm phán xem xét, giải quyết đơn khởi kiện, đơn yêu cầu theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật tố tụng hành chính nếu vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính thuộc trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 4, 5, 6 và 7 Điều 19 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án; các điểm a, b, c, đ và g khoản 1 Điều 192 của Bộ luật Tố tụng dân sự; các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 123, điểm g khoản 1 Điều 143 của Luật Tố tụng hành chính; + Thực hiện thủ tục thông báo cho người khởi kiện, người yêu cầu biết về quyền được lựa chọn hòa giải, đối thoại và lựa chọn Hòa giải viên theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này nếu không thuộc trường hợp nêu trên. Thông tư 03/2020/TT-TANDTC có hiệu lực ngày 01/01/2021.
Tòa không thụ lý đơn khởi kiện
Thưa Luật sư: Tôi là Chu Văn Thước- Ngày 17/2/2020 tôi gửi đơn khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại đến Tòa án nhân dân quận Hoàng Mai kèm theo đầy đủ hồ sơ chứng cứ. Tòa án đã tiếp nhận đơn và các tài liệu chứng cứ kèm theo. Sau khi tôi nộp đơn thì ảnh hưởng của dịch Covid nên các công viêc bị chậm lại. Đến tháng 8/2020 đơn của tôi chưa được thụ lý nên tôi đã làm đơn kiến nghị gửi Chánh án Tòa án nhân dân quận Hoàng Mai, sau hơn 1 tháng ngày 20/10/2020 tôi lại làm đơn kiến nghị lần 2 gửi Chánh án Tòa án nhân dân quận Hoàng Mai. Tuy nhiên, đến nay đã 20 ngày kể từ ngày viết đơn lần 2, tôi vẫn chưa nhận đươc bất cứ thông tin nào phản hồi Đơn khởi kiện của tôi có được thụ lý hay không? Xin Luật sư cho biết, tôi phải làm gì tiếp theo để đươc Tòa án và các cơ quan tư pháp giải quyết đơn khởi kiện. Trân trọng cảm ơn!
Quy định hệ quả khi rút đơn khởi kiện trong tố tụng dân sự
Cho tôi hỏi tôi là nguyên đơn trong vụ án tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Bị đơn có yêu cầu phản tố, người liên quan có yêu cầu độc lập. Trước phiên tòa sơ thẩm diễn ra, tôi mới biết bị đơn đã rút yêu cầu phản tố rồi. Trao đổi, hiểu lý do với bị đơn nên tôi là nguyên đơn rút toàn bộ đơn khởi kiện có được không? Nếu tôi rút toàn bộ đơn khởi kiện thì người có yêu cầu độc lập có được thay đổi địa vị tố tụng để đứng vào vị trí nguyên đơn không?
Nguyên đơn có phải gửi bản sao đơn khởi kiện cho bị đơn sau khi đơn được thụ lý không?
Nguyên đơn có phải thực hiện nghĩa vụ gửi bản sao đơn khởi kiện và tài liệu khởi kiện cho bị đơn xem sau khi được Tòa án thụ lý hay không? Nguyên đơn có phải gửi bản sao đơn khởi kiện cho bị đơn sau khi đơn được thụ lý không? Theo Điều 196 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 quy định thông báo về việc thụ lý vụ án như sau: - Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho nguyên đơn, bị đơn, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án. Đối với vụ án do người tiêu dùng khởi kiện thì Tòa án phải niêm yết công khai tại trụ sở Tòa án thông tin về việc thụ lý vụ án trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án. - Văn bản thông báo phải có các nội dung chính sau đây: + Ngày, tháng, năm làm văn bản thông báo; + Tên, địa chỉ Tòa án đã thụ lý vụ án; + Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người khởi kiện; + Những vấn đề cụ thể người khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết; + Vụ án được thụ lý theo thủ tục thông thường hay thủ tục rút gọn; + Danh mục tài liệu, chứng cứ người khởi kiện nộp kèm theo đơn khởi kiện; + Thời hạn bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải có ý kiến bằng văn bản nộp cho Tòa án đối với yêu cầu của người khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập (nếu có); + Hậu quả pháp lý của việc bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không nộp cho Tòa án văn bản về ý kiến của mình đối với yêu cầu khởi kiện. - Trường hợp nguyên đơn có đơn yêu cầu Tòa án hỗ trợ trong việc gửi tài liệu, chứng cứ thì kèm theo thông báo về việc thụ lý vụ án, Tòa án gửi cho bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bản sao tài liệu, chứng cứ do nguyên đơn cung cấp. Như vậy, trách nhiệm gửi bản sao tài liệu, chứng cứ mà nguyên đơn cung cấp (trong đó có bao gồm đơn khởi kiện) sẽ thuộc về Toà án khi nguyên đơn có đơn yêu cầu. Sau khi nhận được thông báo thụ lý vụ án thì bị đơn có trách nhiệm gì? Theo Điều 199 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 quy định quyền, nghĩa vụ của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khi nhận được thông báo: - Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập (nếu có). Trường hợp cần gia hạn thì bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải có đơn đề nghị gia hạn gửi cho Tòa án nêu rõ lý do; nếu việc đề nghị gia hạn là có căn cứ thì Tòa án phải gia hạn nhưng không quá 15 ngày. - Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền yêu cầu Tòa án cho xem, ghi chép, sao chụp đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện, trừ tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015. Như vậy, sau khi nhận được thông báo thụ lý vụ án thì bị đơn phải có văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn kèm theo tài liệu, chứng cứ, yêu cầu (nếu có) nộp cho Toà án trong vòng 15 ngày. Hồ sơ vụ án dân sự bao gồm những gì? Theo Điều 204 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 quy định về lập hồ sơ vụ án dân sự như sau: - Hồ sơ vụ án dân sự bao gồm đơn và toàn bộ tài liệu, chứng cứ của đương sự, người tham gia tố tụng khác; tài liệu, chứng cứ do Tòa án thu thập liên quan đến vụ án; văn bản tố tụng của Tòa án, Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án dân sự. - Các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ vụ án dân sự phải được đánh số bút lục, sắp xếp theo thứ tự ngày, tháng, năm. Giấy tờ, tài liệu có trước thì để ở dưới, giấy tờ, tài liệu có sau thì để ở trên và phải được quản lý, lưu giữ, sử dụng theo quy định của pháp luật. Như vậy, hồ sơ vụ án dân sự bao gồm đơn khởi kiện và toàn bộ tài liệu, chứng cứ của tất cả những người tham gia tố tụng, của Tòa án, Viện kiểm sát.
Trách nhiệm thông báo cho bị đơn khi thụ lý đơn khởi kiện
Tình huống phát sinh là khi nộp đơn khởi kiện tại Tòa thì nguyên đơn có phải gửi bản sao đơn khởi kiện và tài liệu khởi kiện cho bị đơn xem sau khi được Tòa án thụ lý hay không? Hình thức gửi đơn khởi kiện đến Tòa án Đối với vấn đề này, tại Điều 190 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 nêu rõ người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây: - Nộp trực tiếp tại Tòa án; - Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính; - Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có). Một số lưu ý khi gửi đơn khởi kiện như sau: - Ngày khởi kiện là ngày đương sự nộp đơn khởi kiện tại Tòa án hoặc ngày được ghi trên dấu của tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi. Trường hợp không xác định được ngày, tháng, năm theo dấu bưu chính nơi gửi thì ngày khởi kiện là ngày đương sự gửi đơn tại tổ chức dịch vụ bưu chính. Đương sự phải chứng minh ngày mình gửi đơn tại tổ chức dịch vụ bưu chính; trường hợp đương sự không chứng minh được thì ngày khởi kiện là ngày Tòa án nhận được đơn khởi kiện do tổ chức dịch vụ bưu chính chuyển đến; - Trường hợp người khởi kiện gửi đơn khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến thì ngày khởi kiện là ngày gửi đơn; - Trường hợp chuyển vụ án cho Tòa án khác theo quy định tại Điều 41 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 thì ngày khởi kiện là ngày gửi đơn khởi kiện đến Tòa án đã thụ lý nhưng không đúng thẩm quyền và được xác định theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 190 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015. Căn cứ vào các quy định trên, cá nhân tiến hành nộp đơn khởi kiện đến Tòa để tòa xem xét thụ lý khi đáp ứng các yêu cầu. Quy định về thông báo về việc thụ lý vụ án Liên quan vấn đề này, tại Điều 196 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 hướng dẫn trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho nguyên đơn, bị đơn, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án. Đối với vụ án do người tiêu dùng khởi kiện thì Tòa án phải niêm yết công khai tại trụ sở Tòa án thông tin về việc thụ lý vụ án trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án. Lúc này, văn bản thông báo phải có các nội dung chính sau đây: - Ngày, tháng, năm làm văn bản thông báo; - Tên, địa chỉ Tòa án đã thụ lý vụ án; - Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người khởi kiện; - Những vấn đề cụ thể người khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết; - Vụ án được thụ lý theo thủ tục thông thường hay thủ tục rút gọn; - Danh mục tài liệu, chứng cứ người khởi kiện nộp kèm theo đơn khởi kiện; - Thời hạn bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải có ý kiến bằng văn bản nộp cho Tòa án đối với yêu cầu của người khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập (nếu có); - Hậu quả pháp lý của việc bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không nộp cho Tòa án văn bản về ý kiến của mình đối với yêu cầu khởi kiện. Theo đó, về nguyên tắc thì sau khi thụ lý, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho nguyên đơn, bị đơn, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án. Trường hợp nguyên đơn có đơn yêu cầu Tòa án hỗ trợ trong việc gửi tài liệu, chứng cứ thì kèm theo thông báo về việc thụ lý vụ án, Tòa án gửi cho bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bản sao tài liệu, chứng cứ do nguyên đơn cung cấp chứ không có quy định yêu cầu bắt buộc nguyên đơn phải gửi cho bị đơn.
Nội dung chính của đơn khởi kiện vụ án dân sự
Đơn khởi kiện vụ án dân sự có những nội dung chính nào? Người khởi kiện có thể gửi đơn khởi kiện đến Tòa án bằng cách nào và cách tính ngày khởi kiện ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này Nội dung chính của đơn khởi kiện vụ án dân sự Căn cứ theo khoản 4 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì đơn khởi kiện vụ án dân sự có các nội dung chính sau đây: - Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện; - Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện; - Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó; - Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có); - Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện; - Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; - Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; - Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có); - Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện. Người khởi kiện có thể nộp đơn khởi kiện đến Tòa án bằng cách nào và cách tính ngày khởi kiện ra sao? Căn cứ theo Điều 190 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì người khởi kiện có thể gửi đơn khởi kiện đến Tòa án bằng 3 cách sau: - Nộp trực tiếp tại Tòa án; - Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính; - Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có). Tiếp đó, ngày khởi kiện được tính như sau: - Ngày khởi kiện là ngày đương sự nộp đơn khởi kiện tại Tòa án hoặc ngày được ghi trên dấu của tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi. Trường hợp không xác định được ngày, tháng, năm theo dấu bưu chính nơi gửi thì ngày khởi kiện là ngày đương sự gửi đơn tại tổ chức dịch vụ bưu chính. Đương sự phải chứng minh ngày mình gửi đơn tại tổ chức dịch vụ bưu chính; trường hợp đương sự không chứng minh được thì ngày khởi kiện là ngày Tòa án nhận được đơn khởi kiện do tổ chức dịch vụ bưu chính chuyển đến. - Trường hợp người khởi kiện gửi đơn khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến thì ngày khởi kiện là ngày gửi đơn. - Trường hợp chuyển vụ án cho Tòa án khác theo quy định tại Điều 41 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì ngày khởi kiện là ngày gửi đơn khởi kiện đến Tòa án đã thụ lý nhưng không đúng thẩm quyền và được xác định theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 190 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Tóm lại: Thứ nhất, Đơn khởi kiện có các nội dung chính nêu trên. Bên cạnh đó, người khởi kiện có thể gửi đơn đến Tòa án bằng 3 cách sau: - Nộp trực tiếp tại Tòa án; - Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính; - Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có). Thứ hai, ngày khởi kiện được xác định dựa vào phương thức mà người khởi kiện nộp đơn khởi kiện.
Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện trong trường hợp nào theo quy định pháp luật?
Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện trong trường hợp nào theo quy định pháp luật? Kiểm sát viên có nhiệm vụ kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau. Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện trong trường hợp nào theo quy định pháp luật? Theo căn cứ tại khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện trong các trường hợp sau đây: - Người khởi kiện không có quyền khởi kiện theo quy định tại Điều 186 và Điều 187 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự; - Chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật. Chưa có đủ điều kiện khởi kiện là trường hợp pháp luật có quy định về các điều kiện khởi kiện nhưng người khởi kiện đã khởi kiện đến Tòa án khi còn thiếu một trong các điều kiện đó; - Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp vụ án mà Tòa án bác đơn yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu và theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại; - Hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 195 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 mà người khởi kiện không nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án, trừ trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc có trở ngại khách quan, sự kiện bất khả kháng; - Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án; - Người khởi kiện không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo yêu cầu của Thẩm phán quy định tại khoản 2 Điều 193 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Trường hợp trong đơn khởi kiện, người khởi kiện đã ghi đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng họ không có nơi cư trú ổn định, thường xuyên thay đổi nơi cư trú, trụ sở mà không thông báo địa chỉ mới cho cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về cư trú làm cho người khởi kiện không biết được nhằm mục đích che giấu địa chỉ, trốn tránh nghĩa vụ đối với người khởi kiện thì Thẩm phán không trả lại đơn khởi kiện mà xác định người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cố tình giấu địa chỉ và tiến hành thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung. Trường hợp trong đơn khởi kiện, người khởi kiện không ghi đầy đủ, cụ thể hoặc ghi không đúng tên, địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà không sửa chữa, bổ sung theo yêu cầu của Thẩm phán thì Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện; - Người khởi kiện rút đơn khởi kiện. Ai có nhiệm vụ kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện? Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên được quy định Điều 58 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau: Khi được Viện trưởng Viện kiểm sát phân công thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, Kiểm sát viên có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: - Kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu. - Kiểm sát việc thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự. - Nghiên cứu hồ sơ vụ việc; yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này; thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 97 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. - Tham gia phiên tòa, phiên họp và phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ việc theo quy định của Bộ luật này. - Kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án. - Kiến nghị, yêu cầu Tòa án thực hiện đúng các hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này. - Đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật. - Kiểm sát hoạt động tố tụng của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật. - Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng dân sự khác thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát theo quy định của Bộ luật này. Tóm lại: Tòa án trả lại đơn khởi kiện có một trong các trường hợp theo quy định nêu trên. Đồng thời, Kiểm sát viên có nhiệm vụ kiểm sát lại việc trả lại đơn khởi kiện của Tòa án.
Chưa nộp đơn khởi kiện, khởi tố hình sự, cá nhân có được tự yêu cầu giám định thương tích không?
Khi nào sẽ thực hiện giám định thương tích? Cá nhân có quyền tự yêu cầu giám định thương tích khi chưa nộp đơn khởi kiện và chưa tiến hành khởi tố vụ án hình sự không? Khi nào thực hiện giám định thương tích? Theo Điều 2 Luật Giám định tư pháp 2012 được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 quy định: Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật Giám định tư pháp 2012. Theo đó, giám định thương tích là một trong các thủ tục giám định tư pháp. Giám định thương tích là quá trình xác định, đánh giá và phân tích các dấu hiệu, tổn thương và vết thương trên cơ thể người hoặc vật chất để tìm hiểu nguyên nhân, tính chất, và mức độ của thương tích. Giám định thương tích nhằm mục đích cung cấp các thông tin chính xác và khách quan về thương tích để xác định quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan, bao gồm nạn nhân, bị can, và hệ thống pháp luật, hỗ trợ hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính. Theo Điều 206 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định bao gồm: - Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án; - Tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó; - Nguyên nhân chết người; - Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động; - Chất ma tuý, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ; - Mức độ ô nhiễm môi trường. Như vậy, khi cần xác định tính chất của thương tích, mức độ tổn hại đối với sức khỏe hoặc khả năng lao động của người bị gây thương tích, thì phải bắt buộc trưng cầu giám định thương tích. Chưa nộp đơn khởi kiện, chưa khởi tố hình sự, cá nhân có được tự yêu cầu giám định thương tích không? Theo Điều 22 Luật Giám định tư pháp 2012 được sửa đổi bởi Khoản 12 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 quy định về quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu giám định tư pháp như sau: - Người yêu cầu giám định có quyền gửi văn bản yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng không chấp nhận yêu cầu thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu trưng cầu giám định, phải thông báo cho người yêu cầu giám định bằng văn bản. Hết thời hạn nói trên hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định - Người yêu cầu giám định có quyền: + Yêu cầu cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp trả kết luận giám định đúng thời hạn đã thỏa thuận và theo nội dung đã yêu cầu; + Yêu cầu cá nhân, tổ chức đã thực hiện giám định tư pháp giải thích kết luận giám định; + Đề nghị Toà án triệu tập người giám định tư pháp đã thực hiện giám định tham gia phiên tòa để giải thích, trình bày về kết luận giám định; + Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định lại; yêu cầu giám định bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật này. - Người yêu cầu giám định tư pháp có nghĩa vụ: + Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định theo yêu cầu của người giám định tư pháp và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu do mình cung cấp; + Nộp tạm ứng chi phí giám định tư pháp khi yêu cầu giám định; thanh toán kịp thời, đầy đủ chi phí giám định cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định khi nhận kết luận giám định. - Người yêu cầu giám định chỉ được thực hiện quyền tự yêu cầu giám định trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm. Như vậy, cá nhân chỉ có quyền tự yêu cầu giám định trước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm. Theo đó, khi chưa nộp đơn khởi kiện, chưa khởi tố hình sự tức là chưa có quyết định, lúc này cá nhân có quyền tự yêu cầu giám định thương tích. Khi nào Tòa án sẽ ra quyết định đưa vụ án hình sự ra xét xử? Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo Điều 277 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau: - Trong thời hạn 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 03 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra một trong các quyết định: + Đưa vụ án ra xét xử; + Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung; + Tạm đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ vụ án. Đối với vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 15 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp. - Đối với vụ án được trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận lại hồ sơ, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trường hợp phục hồi vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 kể từ ngày Tòa án ra quyết định phục hồi vụ án. - Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì Tòa án có thể mở phiên tòa trong thời hạn 30 ngày. Như vậy, trong thời hạn 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 03 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử trong trường hợp đủ điều kiện xét xử.
Làm đẹp ở cơ sở thẩm mỹ chui bị biến chứng có được kiện không?
Hiện nay với nhu cầu làm đẹp đang tăng cao thì nhiều cơ sở thẩm mỹ “chui” ra đời. Đi cùng với đó là những hệ lụy về sức khỏe khi làm đẹp tại các cơ sở này. Vậy nếu bị biến chứng thì có được kiện để yêu cầu bồi thường hay không? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc trên. Cơ sở thẩm mỹ chui là gì? Các spa gội đầu, làm tóc, làm móng nhưng lại để bảng hiệu có thêm các dịch vụ như nâng ngực, tiêm filler, nâng mũi, phun xăm mắt, mày,... với đội ngũ nhân viên chỉ được đào tạo qua vài buổi học, thậm chí là vài tiếng đồng hồ đã cho thực hành. Dĩ nhiên, chất lượng của các dịch vụ này như thế nào thì không ai đảm bảo được. Tuy vậy, vẫn có nhiều người sử dụng các dịch vụ này thường xuyên và đã không ít trường hợp gặp biến chứng hậu làm đẹp. Ngoài những tai biến có thể nhìn thấy được, nguy hiểm hơn là các bệnh lây truyền qua đường máu như HIV, viêm gan B ở các cơ sở spa, thẩm mỹ viện này. Đây là tình trạng cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe con người bởi các cơ sở này, kiến thức, trình độ, khả năng trang thiết bị để kiểm soát lây bệnh hoàn toàn không có. Bản thân họ không có kiến thức, thậm chí không muốn học hỏi, những xét nghiệm loại trừ, các biện pháp dự phòng đều không có vì tốn kém, mất thời gian, khó khăn… Đó sẽ là hệ lụy lâu dài. Như vậy, cơ sở thẩm mỹ chui là cơ sở có thực hiện các hoạt động thẩm mỹ nhưng không được cấp Giấy phép hoạt động, cũng như có đội ngũ nhân viên không được đào tạo bài bản, không có chuyên môn trực tiếp đứng ra làm cho khách hàng. Có được kiện cơ sở thẩm mỹ chui để yêu cầu bồi thường không? Khách hàng nếu sau khi làm đẹp bị biến chứng thì có thể kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại theo Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: 1) Về sức khỏe Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại. Khoản chi phí này được hướng dẫn theo Khoản 1 Điều 7 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP bao gồm: - Chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh cho người bị thiệt hại; thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đến cơ sở khám chữa bệnh và trở về nơi ở; - Chi phí bồi dưỡng sức khỏe cho người bị thiệt hại được xác định là 01 ngày lương tối thiểu vùng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho 01 ngày khám bệnh, chữa bệnh theo số ngày trong hồ sơ bệnh án; - Chi phí phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút là các chi phí cho việc phục hồi, hỗ trợ, thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. 2) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại. Thu nhập thực tế the o Khoản 2 Điều 7 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP b ao gồm: - Trường hợp người bị thiệt hại có thu nhập ổn định từ tiền lương, tiền công thì được xác định theo mức tiền lương, tiền công của người bị thiệt hại trong khoảng thời gian tiền lương, tiền công bị mất hoặc bị giảm sút; - Trường hợp người bị thiệt hại có thu nhập không ổn định từ tiền lương, tiền công được xác định căn cứ vào mức tiền lương, tiền công trung bình của 03 tháng liền kề trước thời điểm thiệt hại xảy ra. Trường hợp không xác định được 03 tháng lương liền kề trước thời điểm thiệt hại xảy ra thì căn cứ vào thu nhập trung bình của lao động cùng loại tại địa phương trong khoảng thời gian thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. Nếu không xác định được thu nhập trung bình của lao động cùng loại tại địa phương thì thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút được bồi thường là 01 ngày lương tối thiểu vùng tại nơi người bị thiệt hại cư trú cho 01 ngày bị thiệt hại. - Ngày lương tối thiểu vùng được xác định là 01 tháng lương tối thiểu vùng do Nhà nước quy định chia cho 26 ngày. 3) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị. Nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại. Chi phí hợp lý theo Khoản 3 Điều 7 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP bao gồm: - Chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị bao gồm: tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương nơi người bị thiệt hại điều trị (nếu có); - Thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; + Trường hợp người bị thiệt hại mất khả năng lao động và phải có người thường xuyên chăm sóc thì chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại được xác định là 01 ngày lương tối thiểu vùng tại nơi người bị thiệt hại cư trú cho 01 ngày chăm sóc người bị thiệt hại. 4) Thiệt hại khác do luật quy định. 5) Về tinh thần Ngoài các thiệt hại trên, khách hàng cũng có thể kiện yêu cầu bồi thường về tổn thất tinh thần. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. Như vậy, khách hàng nếu làm đẹp tại các cơ sở thẩm mỹ chui bị biến chứng thì có thể kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại. Kiện cơ sở thẩm mỹ chui ở đâu? Theo Khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện là giải quyết các tranh chấp về dân sự. Đồng thời, theo điểm a Khoản 1 Điều 39 của Bộ luật, Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc là Tòa án có thẩm quyền giải quyết cơ sở thẩm mỹ không có bằng cấp. Vì vậy, khách hàng sẽ kiện các cơ sở thẩm mỹ này tại Tòa án cấp Huyện nơi người đã thực hiện làm đẹp cho mình đang làm việc. Mẫu đơn khởi kiện mới nhất 2024. Theo Khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, đơn khởi kiện phải có các nội dung sau: - Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện; - Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện; - Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). - Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó; - Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có); - Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện; - Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; - Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; - Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có); - Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện. Mẫu đơn khởi kiện được quy định tại Mẫu số 23-DS Danh mục 93 biểu mẫu trong tố tụng dân sự ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/03/18/mau-so-23.docx Trên đây là giải đáp cho câu hỏi: “Làm đẹp ở cơ sở thẩm mỹ chui bị biến chứng có được kiện không?”. Người đọc có thể tham khảo để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Khi ly hôn có cần giấy khai sinh của con không
Khi mất hoặc không có đăng ký giấy khai sinh cho con thì có được ly hôn không? Hồ sơ ly hôn không có giấy khai sinh của các con thì có được thụ lý không? Khi ly hôn phải nộp những giấy tờ gì? Hồ sơ ly hôn bao gồm những gì? Tại Điều 6 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP, quy định thành phần hồ sơ kèm theo đơn khởi kiện: Về nguyên tắc, khi gửi đơn khởi kiện cho Toà án, người khởi kiện phải gửi kèm theo tài liệu, chứng cứ để chứng minh họ là người có quyền khởi kiện và những yêu cầu của họ là có căn cứ và hợp pháp. Tuy nhiên, trong trường hợp vì lý do khách quan nên họ không thể nộp ngay đầy đủ các tài liệu, chứng cứ, thì họ phải nộp các tài liệu, chứng cứ ban đầu chứng minh cho việc khởi kiện là có căn cứ. Các tài liệu, chứng cứ khác, người khởi kiện phải tự mình bổ sung hoặc bổ sung theo yêu cầu của Toà án trong quá trình giải quyết vụ án. Từ quy định trên và quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014 ta có thể liệt kê thành phần hồ sơ ly hôn bao gồm: Thứ nhất, Đơn xin ly hôn - Nếu hai người thuận tình ly hôn thì đơn ly hôn do cả hai vợ chồng cùng ký, trường hợp vợ hoặc chồng ở nước ngoài thì phải có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước đó; - Nếu vợ hoặc chồng đơn phương ly hôn thì nộp đơn khởi kiện ly hôn. Thứ hai, CMND/Hộ chiếu, Hộ khẩu (bản sao có chứng thực); Thứ ba, Giấy chứng nhận kết hôn (bản sao có chứng thực); Thứ tư, nếu có con thì nộp Giấy khai sinh con (bản sao có chứng thực); Thứ năm, bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản); Thứ sáu, nếu hai bên kết hôn tại Việt Nam, sau đó vợ hoặc chồng xuất cảnh sang nước ngoài (không tìm được địa chỉ) thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương về việc một bên đã xuất cảnh và đã xóa tên trong hộ khẩu; Thứ bảy, nếu hai bên đăng ký kết hôn theo pháp luật nước ngoài muốn ly hôn tại Việt Nam thì phải hợp thức lãnh sự giấy đăng ký kết hôn và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký tại Sở Tư pháp rồi mới nộp đơn xin ly hôn. Thứ tám, bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao). Lưu ý: Các tài liệu nêu trên bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt theo quy định trước khi nộp và nộp kèm theo bản gốc để đối chiếu. Như vậy, theo quy định của pháp luật thì Giấy khai sinh của con là thành phần có trong hồ sơ ly hôn. Không có giấy khai sinh của con có được ly hôn không? Việc có con nhưng không có giấy khai sinh của con sẽ dẫn đến việc làm thiếu thành phần hồ sơ của đơn khởi kiện ly hôn. Tuy nhiên, tại ví dụ 1 của Điều 6 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP có giải thích như sau: Khi gửi đơn khởi kiện cho Toà án yêu cầu giải quyết ly hôn (có đăng ký kết hôn hợp pháp), nuôi con, chia tài sản, thì về nguyên tắc người khởi kiện phải gửi kèm theo đầy đủ các tài liệu, chứng cứ về quan hệ hôn nhân, con, tài sản chung của vợ chồng; nếu họ chưa thể gửi đầy đủ các tài liệu, chứng cứ này, thì cùng với đơn khởi kiện, họ phải gửi bản sao giấy đăng ký kết hôn, bản sao giấy khai sinh của con (nếu có tranh chấp về nuôi con). Như vậy, khi không có giấy khai sinh của con thì có thể nộp sổ hộ khẩu thay thế để chứng minh mối quan hệ con cái giữa các bên. Tuy nhiên, nếu họ có tranh chấp về nuôi con thì phải nộp bổ sung bản sao giấy khai sinh cho con. Trường hợp 1: Có giấy khai sinh nhưng làm thất lạc, mất: đến Uỷ ban nhân dân xã nơi đăng ký khai sinh cho con để yêu cầu trích lục lại Giấy khai sinh của các con và nộp vào hồ sơ khởi kiện. Trường hợp 2: Nếu cha mẹ chưa làm giấy khai sinh cho con thì phải đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có thẩm quyền để làm giấy khai sinh cho con.
Tòa án trả lại đơn khởi kiện vụ án hành chính khi nào?
Vụ án hành chính là vụ việc tranh chấp hành chính phát sinh do cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại bởi các quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc quy định của pháp luật TTHC. Các trường hợp bị trả lại đơn khởi kiện vụ án hành chính Theo quy định tại Khoản 1 Điều 123 Luật tố tụng hành chính 2015 trả lại đơn kiện là việc Tòa án sau khi xem xét thụ lý vụ án, đã trả lại đơn khởi kiện và các chứng cứ, tài liệu cho người khởi kiện bởi thấy việc khởi kiện chưa đáp ứng đủ các điều kiện khởi kiện nên không thể thụ lý vụ án. - Người khởi kiện không có quyền khởi kiện/ Người khởi kiện không có năng lực hành vi TTHC đầy đủ Theo Điều 5 Luật TTHC 2015 quy định Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hành chính để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của Luật TTHC. Theo Điều 54 Luật TTHC 2015 quy định năng lực hành vi TTHC là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ trongTTHC hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia TTHC Theo đó, người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự sẽ thực hiện quyền, nghĩa vụ của đương sự trong TTHC thông qua người đại diện theo pháp luật. Như vậy, với người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, do họ không thể tự mình thực hiện được các quyền và nghĩa vụ tố tụng và họ cũng không có khả năng ủy quyền cho người khác nên việc khởi kiện vụ án hành chính được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật. Những người được coi là đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gồm cha, mẹ đối với con chưa thành niên, người giám hộ đối với người được giám hộ. Nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chứ thì việc thực hiện quyền, nghĩa vụ TTHC thông qua người đại diện theo pháp luật, quy định tại Khoản 5 Điều 54 và điểm d, đ Khoản 2 Điều 60 Luật TTHC 2015 . Những người được coi là đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức là người đứng đầu cơ quan, tổ chức hay người được đứng cơ quan, tổ chức ủy quyền nhân danh mình tham gia tố tụng. Vậy chủ thể khởi kiện hành chính phải thỏa mãn các điều kiện quy định là phải có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi TTHC . Quyền khởi kiện và chủ thể khởi kiện là hai yếu tố gắn bó mật thiết với nhau. nếu thiếu một trong hai yếu tố trên sẽ là căn cứ để Tòa án không thụ lý vụ án và trả đơn khởi kiện theo điểm a Khoản 1 Điều 123 Luật TTHC 2015 -Đối tượng khởi kiện Theo Khoản 8 Điều 3 Luật TTHC 2015 gồm 5 đối tượng quyết định hành chính; hành vi hành chính; quyết định kỷ luật buộc thôi việc;quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; danh sách cử tri. Quyết định hành chính: + Thỏa mãn Khoản 1 Điều 3 Luật TTHC 2015 phải là 1 văn bản áp dụng pháp luật trong quản lý hành chính và phải là quyết định do chủ thể quản lý hành chính nhà nước ban hành (cá nhân, cơ quan nhà nước ban hành, hoặc cá nhân, tổ chức được trao quyèn quản lý hành chính Nhà nước…) + Thỏa mãn Khoản 2 Điều 3 Luật TTHC 2015 quyết định hành chính phải làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện/ bị khởi khởi kiện ( cá nhân có năng lực hành vi tố tụng hành chính phải định đoạt việc khởi kiện). Hành vi hành chính thỏa mãn được Khoản 3 Điều 3 Luật TTHC 2015 hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật. -Thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính Căn cứ vào Khoản 2 Điều 116 Luật tố tụng hành chính 2015 thì thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án hành chính bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện. Vậy Tòa án trả lại đơn kiện sau khi xem xét thụ lý vụ án, đã trả lại đơn khởi kiện và các chứng cứ, tài liệu cho người khởi kiện bởi thấy việc khởi kiện chưa đáp ứng đủ các điều kiện khởi kiện.
Mẫu đơn khởi kiện chia thừa kế và quy trình gửi đơn khởi kiện năm 2023
Hiện nay, tranh chấp thừa kế di sản là một trong những tranh chấp có số lượng đơn kiện lớn tại các Tòa án, trong số đó có những đơn kiện được chấp thuận nhưng số khác lại bị Tòa bác đơn. Vậy, mẫu đơn khởi kiện chia thừa kế đúng hiện nay được quy định thế nào và quy định về khởi kiện chia thừa kế đúng nhất ra sao? 1. Những ai có quyền khởi kiện thừa kế? Căn cứ Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người có quyền khởi kiện chia thừa kế thừa kế theo pháp luật theo thứ tự sau đây: - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; - Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; - Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Lưu ý: Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Trường hợp những người cùng một hàng thừa kế với nhau không thể thỏa thuận mức chia tài sản thừa kế thì khởi kiện ra Tòa án. 2. Thời hiệu thừa kế chia di sản quy định ra sao? Khi khởi kiện chia tài sản thừa kế thì người khởi kiện cần lưu ý thời hiệu thừa kế tại Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 được quy định như sau: - Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau: + Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 Bộ luật Dân sự 2015. + Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015. - Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. - Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. 3. Thủ tục khởi kiện chia tài sản thừa kế Bước 1: chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, hồ sơ khởi kiện bao gồm: - Đơn khởi kiện (theo mẫu) tải - Các giấy tờ về quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại tài sản: Giấy khai sinh, Chứng minh thư nhân dân, để xác định diện và hàng thừa kế. Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế; - Bản kê khai di sản; - Các giấy tờ, tài liệu chứng minh sở hữu của người để lại di sản và nguồn gốc di sản của người để lại di sản; - Các giấy tờ khác: Biên bản giải quyết trong họ tộc, biên bản giải quyết tại UBND xã, phường, thị trấn ( nếu có), tờ khai từ chối nhận di sản ( Nếu có) Bước 2: Gửi đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền ( trường hợp này là Tòa án nhân dân cấp Huyện) Bước 3: Sau khi nhận đơn khởi kiện, hồ sơ khởi kiện, Tòa án tiến hành thụ lý vụ án. Như vậy, nếu muốn đảm bảo quyền và lợi ích của mình trong việc phân chia di sản thừa kế, giải quyết các tranh chấp đang xảy ra thì bạn cần tiến hành nộp đơn, thu thập chứng cứ gửi đến Tòa án nơi có thẩm quyền để được giải quyết, nhận phần di sản thừa kế mà mình đáng được hưởng.
Nguyên đơn có được biết, ghi chép, sao chụp tài liệu chứng cứ của bị đơn hay không?
Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định tương đối đầy đủ về nghĩa vụ sao gửi tài liệu, chứng cứ khác cho các đương sự khác Việc công bố và sử dụng tài liệu, chứng cứ Theo quy định tại Điều 109 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì mọi chứng cứ được công bố và sử dụng công khai như nhau trừ trường hợp và Tòa án sẽ không công khai nội dung tài liệu, chứng cứ có liên quan đến bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo yêu cầu chính đáng của đương sự nhưng phải thông báo cho đương sự biết những tài liệu, chứng cứ không được công khai. Đồng thời, những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng phải giữ bí mật tài liệu, chứng cứ thuộc trường hợp nội dung tài liệu, chứng cứ có liên quan đến bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo yêu cầu chính đáng của đương sự. Quyền của nguyên đơn được biết, ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ Theo quy định tại khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 Điều 70 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 có nêu quyền và nghĩa vụ đương sự, cụ thể: Đương sự có quyền, nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng. Khi tham gia tố tụng, đương sự có quyền, nghĩa vụ sau đây: - Cung cấp tài liệu, chứng cứ; chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. - Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho mình. - Đề nghị Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ việc mà tự mình không thể thực hiện được; đề nghị Tòa án yêu cầu đương sự khác xuất trình tài liệu, chứng cứ mà họ đang giữ; đề nghị Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó; đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, quyết định việc định giá tài sản. - Được biết, ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập, trừ tài liệu, chứng cứ có liên quan đến bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo yêu cầu chính đáng của đương sự. - Có nghĩa vụ gửi cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của họ bản sao đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ, trừ tài liệu, chứng cứ mà đương sự khác đã có, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo yêu cầu chính đáng của đương sự. Có thể thấy bị đơn hoàn toàn được đề nghị toà án cung cấp nội dung đơn khởi kiện và tài liệu chứng cứ kem theo của nguyên đơn. Đồng thời, việc cung cấp tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện cũng là nghĩa vụ mà nguyên đơn phải thực hiện. Hiện tại, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 không quy định cụ thể về thời điểm đương sự phải gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của họ. là nhằm đảm bảo việc tiếp cận chứng cứ để thực hiện quyền tranh tụng của đương sự trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án. Tuy nhiên, việc quy định đương sự có nghĩa vụ gửi cho đương sự khác bản sao tài liệu, chứng cứ.
Người yêu cầu khởi kiện rút cầu khởi kiện trong vụ án dân sự
Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định người khởi kiện được rút yêu cầu khởi kiện, tuy nhiên ở mỗi giai đoạn khác nhau sẽ có cách thức thực hiện khác nhau. Thứ nhất, Giai đoạn trước khi thụ lý Theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì Thẩm phán thực hiện trả lại đơn khởi kiện khi người khởi kiện rút đơn khởi kiện. Như vậy, trước khi thụ lý vụ kiện mà người khởi kiện rút đơn thì được trả lại đơn và trong trường hợp này do Thẩm phán được phân công xem xét đơn khởi kiện thực hiện. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 3 Điều 192 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì đương sự có quyền nộp lại đơn khởi kiện trong các trường hợp: - Người khởi kiện đã có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự; - Yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà trước đó Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu mà theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại; - Đã có đủ điều kiện khởi kiện; - Người khởi kiện có quyền khởi kiện lại vụ án đó khi cung cấp được đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Thứ hai, Giai đoạn sau khi Tòa án đã thụ lý vụ án Sau khi Tòa án đã thụ lý vụ án mà người khởi người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị xét xử vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan sẽ được Tòa ra quyết định đình chỉ. Đồng thời, theo quy định tại Điều 218 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì khi có quyết định đình chỉ giải quyết dân sự, đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án dân sự đó, nếu việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp. Thứ ba, Giai đoạn tại phiên Tòa sơ thẩm Theo quy định tại khỏan 2 Điều 244 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì trường hợp có đương sự rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình và việc rút yêu cầu của họ là tự nguyện thì Hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử đối phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu đương sự đã rút. Có thể thấy người khởi kiện rút yêu cầu khởi kiện có thể vì nhiều lý do khác nhau, trong đó có lý do là do người bị kiện (bị đơn) đã thực hiện xong nghĩa vụ đối với người khởi kiện (nguyên đơn). Vậy trong trường hợp này, Tòa án có bắt buộc phải ghi hậu quả pháp lý của việc đình chỉ giải quyết vụ án là người khởi kiện có quyền khởi kiện lại vụ án theo quy định tại khoản 1 Điều 218 không. mặc dù tại khoản 1 Điều 218 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 có quy định về hậu quả pháp lý của việc đình chỉ giải quyết vụ án là nếu người khởi kiện rút toàn bộ đơn khởi kiện thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 217 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì người khởi kiện có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng đây là quy định pháp luật chung. Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án cần linh hoạt vận dụng quy định của pháp luật vào từng trường hợp cụ thể trong thực tiễn. Trong quá trình giải quyết vụ án, nếu nhận được đơn xin rút yêu cầu khởi kiện, trường hợp trong đơn người khởi kiện không nêu rõ lý do rút đơn khởi kiện thì Tòa án cần làm rõ lý do của việc họ rút đơn khởi kiện và họ có tự nguyện hay không. Nếu họ trình bày hoặc cung cấp cho Tòa án chứng cứ thể hiện rõ người khởi kiện rút lại đơn khởi kiện là do người bị kiện đã thực hiện xong nghĩa vụ đối với họ thì trong trường hợp này, Thẩm phán khi ra Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án ghi rõ hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án là người khởi kiện không được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án. Bởi vì trong trường hợp này người bị kiện đã hoàn thành xong nghĩa vụ đối với người khởi kiện. Tránh trường hợp người khởi kiện lại có đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án gây bức xúc đối với người bị kiện.
Chào luật sư ,tôi đang kiện đòi nợ 1 người 184 triệu. Toà đã thụ lí hơn 1 năm nhưng vẫn dừng ở công an phường xác minh địa chỉ bị đơn. Nay người vay nợ đã xuất cảnh đi Úc không biết theo diện nào. Xin cho tôi hỏi 1/ nếu người vay qua Úc thì tôi phải làm sao ? 2/ toà án phải giải quyết nhưng thế nào để người ấy trả nợ cho tôi ? 3/ dì của người mượn nợ chỉ trả 2 triệu tiền gốc / tháng 1 năm trả 1 lần 24 triệu cho đến khi hết nợ ( kg viết giấy nợ) .người này nói nếu tôi thưa thì sau này trả 500.000 / tháng vì người vay kg có khả năng trả nợ giờ toà vẫn chưa giải quyết cho tôi tôi phải làm gì ? 4/ sau này làm sao tôi có thể xin lệnh cấm bị đơn tạm xuất cánh ? xin cám ồn các luật sư
Có thể vừa gửi đơn lên Tòa vừa tố cáo người vay được không?
Tôi cho 1người con vay 530 triệu do kg có khả năng trả nên người mẹ đứng ra nhận trả chỉ bằng miệng và đã trả hơn 300 triệu còn 184 triệu kg trả nữa.tôi kiện ra toà ,thẩm phán xác minh hàng xóm nói gia đình và cả người mượn nợ đã đi Úc. Thẩm phán kêu tôi rút đơn khởi kiện,nhận tiền tạm ứng án phí và tố cáo lên công an tp biên hoà.1/ tôi có thể để đơn ở toà vừa tố cáo người vay được kg vì tôi phải mất hơn 1 năm nhưng toà vẫn kg xử? 2/thẩm phán nói nếu có yếu tố nước ngoài thì phải toà tỉnh xử .tôi có tốn nhiều chi phí để ủy thác tư pháp kg ? Bao nhiêu?và tôi có lấy lại được tiền đã cho vay kg ? 3/ vì hàng xóm nói có thể người vay đi du lịch vì định cư Úc khó.nếu có bản án hay chưa có bản án tôi phải làm gì để xin toà cấm người vay tạm xuất cảnh . 4/1 vụ án dân sự cỏ thể bị tạm đình chỉ bao nhiêu lần ?vì vụ của tôi đã bị tạm đình chỉ 1 lần vì nhờ công an khu vực xác minh địa chỉ bị đơn và bây giờ vụ án bắt đầu lại cũng chờ xác minh địa chỉ bị đơn 5/ toà có xử người mẹ phải tiếp tục trả tiền cho tôi kg vì bà chỉ nhận trả nợ bằng miệng kg viết giấy nợ. xin luật sư trả lời giúp tôi từng câu hỏi.xin chân thành cám ơn các luật sư
Có được áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cùng lúc với đơn khởi kiện?
Biện pháp khẩn cấp tạm thời là việc phải thực hiện cấp bách trong trường hợp cá nhân, doanh nghiệp xảy ra sự cố mà không thể chờ kết quả giải quyết của vụ kiện, qua đó nhằm giảm thiệt hại về người và của xuống mức thấp nhất. Vậy đương sự có được yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cùng thời điểm khi gửi đơn yêu cầu khởi kiện đến tòa án để được giải quyết kịp thời? 1. Trường hợp nào được áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời? Căn cứ Điều 2 Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP hướng dẫn thực hiện áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 1 Điều 111 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau: (1) Đối tượng có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng khẩn cấp tạm thời Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời khi: - Nhằm tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, nếu chậm trễ sẽ ảnh hưởng xấu đến đời sống, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của đương sự. - Để thu thập, bảo vệ chứng cứ của vụ án đang do Tòa án thụ lý, giải quyết trong trường hợp đương sự cản trở việc thu thập chứng cứ hoặc chứng cứ đang bị tiêu hủy, có nguy cơ bị tiêu hủy hoặc sau này khó có thể thu thập được. - Để bảo toàn tình trạng hiện có, tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, tức là bảo toàn mối quan hệ, đối tượng có liên quan trực tiếp đến vụ án đang được Tòa án giải quyết. - Để bảo đảm việc giải quyết vụ án hoặc thi hành án, tức là làm cho chắc chắn các căn cứ để giải quyết vụ án, các điều kiện để khi bản án, quyết định của Tòa án được thi hành thì có đầy đủ điều kiện để thi hành án. (2) Đối với vụ án có áp dụng khẩn cấp tạm thời Đối với vụ án có áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, trong thời gian tạm đình chỉ giải quyết vụ án, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải theo dõi, xem xét về việc thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã áp dụng khi có một trong các căn cứ quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e khoản 1 Điều 138 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Trong thời gian tạm đình chỉ giải quyết vụ án mà có yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có trách nhiệm xem xét, quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. (3) Vụ việc dân sự sẽ không áp dụng khẩn cấp tạm thời Tòa án không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết việc dân sự quy định tại Phần thứ sáu Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. (4) Áp dụng khẩn cấp tạm thời đối với bản án của TAND nước ngoài Trường hợp xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài mà người yêu cầu có đơn đề nghị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì TAND đang thụ lý giải quyết theo thủ tục sơ thẩm căn cứ quy định tại khoản 6 Điều 438 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 để giải quyết. 2. Có giải quyết áp dụng khẩn cấp tạm thời khi gửi đơn kiện? Về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện quy định tại khoản 2 Điều 111 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì đương sự có thể căn cứ vào Điều 3 Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP quy định như sau: Khi có một trong các căn cứ sau đây, đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời: - Do tình thế khẩn cấp, tức là cần được giải quyết ngay, không chậm trễ. - Cần bảo vệ ngay chứng cứ trong trường hợp nguồn chứng cứ đang bị tiêu hủy, có nguy cơ bị tiêu hủy hoặc sau này khó có thể thu thập được. - Ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra. Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là Tòa án có thẩm quyền thụ lý đơn khởi kiện và giải quyết vụ án theo quy định tại các điều 35, 36, 37, 38, 39 và 40 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Trường hợp đơn khởi kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác thì Tòa án đã nhận đơn khởi kiện chuyển ngay hồ sơ khởi kiện và đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Trường hợp đơn khởi kiện đã có các nội dung để xác định việc thụ lý và giải quyết vụ án là thuộc thẩm quyền của Tòa án nhận đơn nhưng cần phải sửa đổi, bổ sung một số nội dung khác. Thì Tòa án thụ lý giải quyết đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay theo quy định tại khoản 3 Điều 133 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và hướng dẫn tại Điều 11 Nghị quyết Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP. Việc yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện và thụ lý vụ án được thực hiện theo quy định tại Điều 193 và Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Như vậy, Tòa án sẽ ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nếu đương sự gửi đơn kiện có yêu cầu thuộc các trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ trong trường hợp nguồn chứng cứ đang bị tiêu hủy, có nguy cơ bị tiêu hủy hoặc ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.
Rút một phần nội dung Đơn khởi kiện?
Em xin nhờ Luật sư hỗ trợ tư vấn như sau: Hiện nay em đã nộp Đơn khởi kiện và Tòa án Nhà Bè đã chấp nhận đơn. Trong quá trình xem xét Đơn khởi kiện về đòi nợ tiền điện thì cùng một chủ thể nhưng ký hợp đồng mua bán điện ở địa chỉ lắp đặt đồng hồ điện tại 02 huyện khác nhau là Nhà Bè và Cần Giờ. Hiện nay Tòa án Nhà Bè yêu cầu rút một phần nội dung Đơn khởi kiện (Hợp đồng mua bán điện có địa chỉ đồng hồ điện đặt ở huyện Cần Giờ thì làm Đơn khởi kiện nộp ở Tòa án huyện Cần Giờ). Tòa án Nhà Bè chỉ giải quyết phát sinh tranh chấp các Hợp đồng MBĐ có lắp đặt đồng hồ điện trên địa bàn huyện Nhà Bè. Vậy thủ tục, trình tự rút một phần nội dung Đơn khởi kiện tại Tòa án huyện Nhà Bè thực hiện như thế nào? Và để Tòa án huyện Nhà Bè tiếp tục thụ lý giải quyết thì trình tự sẽ thực hiện tiếp theo như thế nào? Trân trọng cám ơn !
Khởi kiện trong giải quyết hậu quả tai nạn giao thông?
Kính gửi Luật Sư Cách đây 3 tháng chồng tôi có điều khiển xe máy chạy bình thường ( k sỉn, k nghe điện thoại) thì va phải 1 cô đi bộ băng qua đường ( k băng pha vạch dành cho người đi bộ) đoạn đường này gần trường học, gần chợ gần ủy ban, trạm y tế nên xe cộ lúc nào cũng rất đông. Sau tai nạn Công An có lập biên bản nhưng k đưa chồng em ký. Cũng không nói ai đúng ai sai. Nạn nhân được người nhà đưa đi cấp cứu chồng tôi thì về nhà. Sau đó vợ chồng tôi có qua nói chuyện với gđ bên đó ngõ ý lên nuôi nhưng gđ bên đó không đồng ý. Sau đó đi thuê người ( người đc thuê là chị bà con với nạn nhân) tiền thuê 30 ngày là 18 triệu và yêu nhà nhà tôi thanh toán 9 triệu. Trong khoảng thời gian này gđ nạn nhân gọi điện yêu cầu nhà tôi đưa bao nhiêu nhà tôi cũng đưa. Sau 30 ngày thấy tiền thuê còn nhiều hơn tiền nằm viện nên gđ tôi xin gđ nạn nhân là cho con gái tôi lên nuôi. Sau khi con gái tôi lên nuôi thanh toán hết chi phí + tiền mua vật tư y tế, tả, khăn giấy...... Đến hơn 30 ngày nữa thì nạn nhân ra viện gđ tôi thuê xe mua các vật tư y tế cần dùng khi về nhà. Tổng tiền mà nhà tôi hổ trợ đã bỏ ra là khoảng 50tr. ( gồm hơn 35tr tiền viện phí +....... Các phí mua kim tiêm dây hút đàm..... Vân vân ( rất nhiều vật tư y tế mua riêng) Chưa tính chi phí con gái tôi đưa đi tái khám. Khi gia đình tôi qua thăm hỏi thi gđ đó có hứa khi nào nạn nhân khỏe đi lại được thì bải nại cho chồng tôi nhưng mặc khác tôi lại nghe con gái tôi nói là chồng nạn nhân nói vậy để mình lên chăm chứ chồng nạn nhân nói với người đc thuê lúc đầu là sẽ kiện chồng tôi lấy tiền đền bù trả cho người đó. Sau khi về nhà 1 tháng. Nạn nhân có bị sốt và kêu gđ tôi qa nhà bên đó lo nhưng con gái tôi phải đi làm nên không qua đc. Nay nan nhân sốt cao phải nhập viện gđ bên đó lại yêu cầu nhà tôi lên lo. Nay tôi rất mong các luật sư có thể tư vấn giúp tôi với. Và vấn đề về đạo đức nũa là. Nạn nhân ở bệnh viện nhưng gđ bên đó không ai lên lo bỏ thí đi thuê người chăm 30 ngày đầu. Sau do con gái tôi lên chăm ngày. Người đv thuê chăm đêm. Chuyển viện qua lại giữa 2 bệnh viện cũng là con gái tôi đưa đi. Nó chăm tốt bao nhiêu thì người chăm đêm tệ bấy nhiêu. Người chăm đêm cho ăn sáng ( ăn qua ống) rồi đi ra ngoài để nạn nhân 2 lần bị ngạt và chết lâm sàng tại giường hên nhờ các cô nằm cùng phòng chay kêu bác sỉ sốc cấp cứu nên sống . Nay gđ tôi mún đem việc này ra tòa án để giải quyết 1 lần mà chưa biết phải làm sao. Rất mong bên luật sư giúp gđ tôi với.
Gửi đơn và nhận đơn khởi kiện trực tuyến?
Mọi người ơi, Mình muốn hỏi là ở VN mình đã triển khai việc gửi đơn và nhận đơn khởi kiện trực tuyến chưa ạ. Mong mọi người cho mình chút thông tin về việc này ạ. Xin cảm ơn
Hướng dẫn thủ tục nhận đơn khởi kiện, đơn yêu cầu tại Tòa án từ 01/01/2021
Thông tư 03/2020/TT-TANDTC Ngày 16/11/2020, Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư 03/2020/TT-TANDTC quy định chi tiết về trình tự nhận, xử lý đơn khởi kiện, đơn yêu cầu tại Tòa án và chỉ định hòa giải viên. Thông tư này quy định chi tiết về trình tự, thủ tục nhận, xử lý đơn khởi kiện, đơn yêu cầu tại Tòa án và chỉ định Hòa giải viên theo quy định tại Điều 16 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Cụ thể, theo Điều 2 Thông tư thì thủ tục nhận đơn khởi kiện, đơn yêu cầu tại Tòa án như sau: - Khi nhận được đơn khởi kiện vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn; đơn khởi kiện vụ án hành chính kèm theo tài liệu, chứng chứ theo quy định tại Điều 190 của Bô luật Tố tụng dân sự, Điều 119 của Luật Tố tụng hành chính, Tòa án ghi vào sổ nhận đơn, xác nhận việc nhận đơn theo quy định tại khoản 1 Điều 191 của Bộ luật Tố tụng dân sự, Khoản 1 Điều 121 của Luật tố tụng hành chính. - Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, đơn yêu cầu theo quy định tại các trường hợp như trên, bộ phận tiếp nhận đơn xem xét đơn và báo cáo để Chánh án xử lý đơn như sau: + Phân công thẩm phán xem xét, giải quyết đơn khởi kiện, đơn yêu cầu theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật tố tụng hành chính nếu vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính thuộc trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 4, 5, 6 và 7 Điều 19 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án; các điểm a, b, c, đ và g khoản 1 Điều 192 của Bộ luật Tố tụng dân sự; các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 123, điểm g khoản 1 Điều 143 của Luật Tố tụng hành chính; + Thực hiện thủ tục thông báo cho người khởi kiện, người yêu cầu biết về quyền được lựa chọn hòa giải, đối thoại và lựa chọn Hòa giải viên theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này nếu không thuộc trường hợp nêu trên. Thông tư 03/2020/TT-TANDTC có hiệu lực ngày 01/01/2021.
Tòa không thụ lý đơn khởi kiện
Thưa Luật sư: Tôi là Chu Văn Thước- Ngày 17/2/2020 tôi gửi đơn khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại đến Tòa án nhân dân quận Hoàng Mai kèm theo đầy đủ hồ sơ chứng cứ. Tòa án đã tiếp nhận đơn và các tài liệu chứng cứ kèm theo. Sau khi tôi nộp đơn thì ảnh hưởng của dịch Covid nên các công viêc bị chậm lại. Đến tháng 8/2020 đơn của tôi chưa được thụ lý nên tôi đã làm đơn kiến nghị gửi Chánh án Tòa án nhân dân quận Hoàng Mai, sau hơn 1 tháng ngày 20/10/2020 tôi lại làm đơn kiến nghị lần 2 gửi Chánh án Tòa án nhân dân quận Hoàng Mai. Tuy nhiên, đến nay đã 20 ngày kể từ ngày viết đơn lần 2, tôi vẫn chưa nhận đươc bất cứ thông tin nào phản hồi Đơn khởi kiện của tôi có được thụ lý hay không? Xin Luật sư cho biết, tôi phải làm gì tiếp theo để đươc Tòa án và các cơ quan tư pháp giải quyết đơn khởi kiện. Trân trọng cảm ơn!