Danh sách phạt nguội Hà Nội tháng 9/2024 do công an TP Hà Nội công bố
Danh sách 406 xe ô tô dính phạt nguội tháng 9/2024 tại Hà Nội do công an TP Hà Nội công bố như thế nào? Xe ô tô không đóng phạt nguội quá hạn bao nhiêu ngày sẽ bị cảnh báo đăng kiểm? Danh sách phạt nguội Hà Nội tháng 9/2024 do công an TP Hà Nội công bố Phòng CSGT Công an TP Hà Nội đã công bố danh sách 406 xe ô tô vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ từ ngày 01/9 đến ngày 30/9/2024 được ghi nhận qua camera giám sát. Cụ thể danh sách như sau: Xem toàn bộ Danh sách phạt nguội Hà Nội tháng 9/2024 do công an TP Hà Nội công bố: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/10/19/danh-sach-phat-nguoi-Ha-Noi.docx Xe ô tô bị phạt nguội có được đăng kiểm không? Theo khoản 12 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về thủ tục xử phạt đối với chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ, đường sắt như sau: Trường hợp quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm được ghi trong biên bản vi phạm hành chính hoặc văn bản thông báo của người có thẩm quyền xử phạt mà chủ phương tiện (xe ô tô, rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe máy chuyên dùng) vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết, thì người có thẩm quyền xử phạt gửi thông báo cho cơ quan đăng kiểm để đưa vào cảnh báo phương tiện liên quan đến vi phạm hành chính trên Chương trình Quản lý kiểm định. Khi phương tiện đến kiểm định, cơ quan đăng kiểm thông báo cho người đưa phương tiện đến kiểm định biết về việc vi phạm, thực hiện kiểm định theo quy định đối với phương tiện, cấp Giấy chứng nhận kiểm định và tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường có thời hạn hiệu lực là 15 ngày. Sau khi người vi phạm đã đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm theo quy định, người có thẩm quyền xử phạt phải gửi thông báo ngay cho cơ quan đăng kiểm biết để xóa cảnh báo phương tiện liên quan đến vi phạm hành chính trên Chương trình Quản lý kiểm định, thực hiện kiểm định, cấp Giấy chứng nhận kiểm định và tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành đối với phương tiện. Như vậy, trường hợp phương tiện đang có quyết định phạt nguội nhưng chủ xe ô tô chưa đóng phạt thì xe ô tô vẫn được thực hiện đăng kiểm theo quy định và được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên cũng cần lưu ý là Giấy chứng nhận kiểm định và tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong trường hợp này chỉ có hiệu lực trong vòng 15 ngày. Trong thời gian này thì chủ phương tiện phải thực hiện việc đóng phạt theo quy định và cơ quan đăng kiểm tiến hành đăng kiểm lại, cấp Giấy chứng nhận kiểm định và tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành đối với phương tiện. Xe ô tô không đóng phạt nguội quá hạn bao nhiêu ngày sẽ bị cảnh báo đăng kiểm? Khoản 2 Điều 4 Thông tư 15/2022/TT-BCA quy định như sau: - Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm hành chính thực hiện: Gửi thông báo (theo mẫu số 02/65/68) yêu cầu chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính đến trụ sở cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm hành chính hoặc đến trụ sở Công an cấp xã, Công an cấp huyện nơi cư trú, đóng trụ sở để giải quyết vụ việc vi phạm hành chính nếu việc đi lại gặp khó khăn và không có điều kiện trực tiếp đến trụ sở cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 135/2021/NĐ-CP. - Quá thời hạn 20 ngày kể từ ngày gửi thông báo vi phạm, chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính không đến trụ sở cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm để giải quyết vụ việc hoặc cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm chưa nhận được thông báo kết quả giải quyết, xử lý vụ việc của Công an cấp xã, Công an cấp huyện đã nhận kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm thực hiện: + Cập nhật thông tin của phương tiện giao thông vi phạm (loại phương tiện; biển số, màu biển số; thời gian, địa điểm vi phạm, hành vi vi phạm; đơn vị phát hiện vi phạm; đơn vị giải quyết vụ việc, số điện thoại liên hệ) lên Trang thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông để chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính biết, liên hệ giải quyết theo quy định; + Gửi thông báo cảnh báo phương tiện giao thông vi phạm cho cơ quan đăng kiểm (đối với phương tiện giao thông vi phạm là xe ô tô, rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe máy chuyên dùng); đồng thời, cập nhật trạng thái đã gửi thông báo cảnh báo cho cơ quan đăng kiểm trên hệ thống quản lý, xử lý vi phạm hành chính. Như vậy, quá thời hạn 20 ngày kể từ ngày gửi thông báo phạt nguội mà chủ xe không đến giải quyết vụ việc thì sẽ bị cảnh cáo đăng kiểm.
Tự ý lắp giá nóc ô tô có bị phạt không?
Nhiều gia đình đi du lịch muốn lắp thêm giá nóc ô tô để có thể chở được nhiều đồ và tiện lợi hơn. Vậy có được tự ý lắp giá nóc ô tô không? Nếu lắp thì có bị phạt không? Có được tự ý lắp giá nóc ô tô không? Theo khoản 8 Điều 6 Thông tư 85/2014/TT-BGTVT được bổ sung bởi Thông tư 43/2023/TT-BGTVT quy định trường hợp lắp, thay thế hoặc tháo bỏ giá nóc của ô tô con tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất mà không làm thay đổi chiều rộng toàn bộ của xe. được miễn lập hồ sơ thiết kế. Đồng thời, theo phụ lục II Thông tư 08/2023/TT-BGTVT thì xe lắp thêm cản trước, cản sau và giá nóc sẽ bị từ chối đăng kiểm khi giá để hàng, khoang hành lý không đầy đủ, lắp đặt không chắc chắn, nứt, gãy; mọt gỉ, thủng, rách; không chia khoang theo quy định. Như vậy, chủ xe muốn lắp giá nóc ô tô thì sẽ được miễn lập hồ sơ thiết kế nhưng phải lập hồ sơ cải tạo, đăng kiểm. Nếu giá lắp không đúng quy định thì sẽ bị từ chối đăng kiểm. Tức là sẽ không được tự ý lắp giá nóc ô ô. Tự ý lắp giá nóc ô tô bị phạt bao nhiêu? Theo khoản 9 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: - Tự ý thay đổi tổng thành khung, tổng thành máy (động cơ), hệ thống phanh, hệ thống truyền động (truyền lực), hệ thống chuyển động hoặc tự ý cải tạo kết cấu, hình dáng, kích thước của xe không đúng thiết kế của nhà sản xuất hoặc thiết kế trong hồ sơ đã nộp cho cơ quan đăng ký xe hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tự ý thay đổi tính năng sử dụng của xe hoặc tự ý lắp đặt thêm cơ cấu nâng hạ thùng xe, nâng hạ công-ten-nơ trên xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc); - Cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách; - Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định) hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng từ 01 tháng trở lên (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) tham gia giao thông; - Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm d khoản 5 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; - Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định 100/2019/NĐ-CP - Đưa xe ô tô tải (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) có kích thước thùng xe không đúng với thông số kỹ thuật được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe tham gia giao thông; - Đưa xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách lắp thêm hoặc tháo bớt ghế, giường nằm hoặc có kích thước khoang chở hành lý (hầm xe) không đúng với thông số kỹ thuật được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe tham gia giao thông - Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 7 Điều 23; điểm d khoản 6 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. - Đưa phương tiện không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số) tham gia giao thông; đưa phương tiện gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) tham gia giao thông. Đồng thời áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và tem kiểm định của phương tiện từ 1-3 tháng. Như vậy, tự ý lắp giá nóc ô tô có thể sẽ bị phạt từ 6 - 8 triệu nếu là cá nhân, từ 12 - 16 triệu nếu là tổ chức vì đã tự ý thay đổi kết cấu, hình dáng của xe. Ngoài ra, việc tự ý lắp thêm giá nóc và chở đồ khi chưa được cho phép còn sẽ có thể bị phạt vì chở hành lý hoặc hàng hóa vượt quá kích thước bao ngoài của xe. Chở hành lý hoặc hàng hóa vượt quá kích thước bao ngoài của xe bị phạt bao nhiêu? Theo khoản 3 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: - Không đóng cửa lên xuống khi xe đang chạy; - Để người ngồi trên xe khi xe lên, xuống phà, cầu phao hoặc khi xe đang ở trên phà (trừ người già yếu, người bệnh, người khuyết tật); - Không chạy đúng tuyến đường, lịch trình, hành trình vận tải quy định; - Để người mắc võng nằm trên xe hoặc đu bám ở cửa xe, bên ngoài thành xe khi xe đang chạy; - Sắp xếp, chằng buộc hành lý, hàng hóa không bảo đảm an toàn; để rơi hành lý, hàng hóa trên xe xuống đường; để hàng hóa trong khoang chở hành khách; - Chở hành lý, hàng hóa vượt quá kích thước bao ngoài của xe; - Vận chuyển hàng có mùi hôi thối trên xe chở hành khách; - Điều khiển xe vận chuyển hành khách không có nhân viên phục vụ trên xe đối với những xe quy định phải có nhân viên phục vụ; - Điều khiển xe taxi không có đồng hồ tính tiền cước (đối với loại xe đăng ký sử dụng đồng hồ tính tiền) hoặc có nhưng không đúng quy định hoặc không sử dụng đồng hồ tính tiền cước theo quy định khi chở khách; - Điều khiển xe niêm yết hành trình chạy xe không đúng với hành trình đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép; - Điều khiển xe kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định thu tiền vé nhưng không trao vé cho hành khách, thu tiền vé cao hơn quy định; - Điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải không có dây an toàn tại các vị trí ghế ngồi, giường nằm theo quy định (trừ xe buýt nội tỉnh); - Điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải không có hướng dẫn cho hành khách về an toàn giao thông và thoát hiểm khi xảy ra sự cố trên xe theo quy định; - Điều khiển xe taxi không sử dụng phần mềm tính tiền (đối với loại xe đăng ký sử dụng phần mềm tính tiền) hoặc sử dụng phần mềm tính tiền không bảo đảm các yêu cầu theo quy định; - Điều khiển xe taxi sử dụng phần mềm tính tiền mà trên xe không có thiết bị để kết nối trực tiếp với hành khách theo quy định. Như vậy, nếu tự ý lắp giá nóc ô tô và có thêm hành vi chở đồ vượt quá kích thước bao ngoài của xe thì sẽ còn bị phạt thêm từ 600 - 800 nghìn và còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Một số sửa đổi về giấy tờ khi đăng kiểm xe ô tô từ 1/10/2024
Mới đây, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư 30/2024/TT-BGTVT sửa đổi một số quy định về yêu cầu các loại giấy tờ khi đăng kiểm ô tô từ ngày 01/10/2024. (1) Thay đổi yêu cầu giấy tờ khi lập Hồ sơ phương tiện và Kiểm định Ngày 12/8/2024 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư 30/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 16/2021/TT-BGTVT quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và Thông tư 03/2018/TT-BGTVT quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô nhập khẩu thuộc đối tượng của Nghị định 116/2017/NĐ-CP. Lập Hồ sơ phương tiện Theo đó, Thông tư 30/2024/TT-BGTVT sửa đổi một số yêu cầu về giấy tờ khi đưa xe cơ giới đến đơn vị đăng kiểm để kiểm định và lập Hồ sơ phương tiện. Cụ thể, chủ xe cần xuất trình, nộp các giấy tờ sau khi lập Hồ sơ phương tiện: - Xuất trình Giấy tờ về đăng ký xe: bản chính Chứng nhận đăng ký xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc bản chính Giấy biên nhận giữ bản chính Chứng nhận đăng ký xe (kèm theo bản sao Chứng nhận đăng ký xe) của tổ chức tín dụng hoặc Bản sao Chứng nhận đăng ký xe có xác nhận của tổ chức cho thuê tài chính, cho vay tài chính theo quy định của pháp luật hoặc Giấy hẹn cấp Chứng nhận đăng ký xe - Bản sao Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới sản xuất, lắp ráp trong nước (trừ xe cơ giới thanh lý); - Bản chính Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo hoặc Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo đối với trường hợp xe cơ giới mới cải tạo; - Bản cà số khung, số động cơ của xe đối với trường hợp xe cơ giới thuộc đối tượng miễn kiểm định quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 16/2021/TT-BGTVT; - Khai báo thông tin các thông tin tương ứng quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 30/2024/TT-BGTVT. Kiểm định Khi đưa cơ giới đến đơn vị đăng kiểm để kiểm định từ ngày 01/2024, chủ xe cần xuất trình, nộp các giấy tờ và cung cấp các thông tin sau: - Xuất trình Giấy tờ về đăng ký xe: Bản chính Chứng nhận đăng ký xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc bản chính Giấy biên nhận giữ bản chính Chứng nhận đăng ký xe (kèm theo bản sao Chứng nhận đăng ký xe) của tổ chức tín dụng hoặc Bản sao Chứng nhận đăng ký xe có xác nhận của tổ chức cho thuê tài chính, cho vay tài chính theo quy định của pháp luật hoặc Giấy hẹn cấp Chứng nhận đăng ký xe; - Bản chính Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo hoặc Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo đối với trường hợp xe cơ giới mới cải tạo; - Thông tin về tên đăng nhập, mật khẩu truy cập và địa chỉ trang thông tin điện tử quản lý thiết bị giám sát hành trình, camera đối với xe cơ giới thuộc đối tượng phải lắp thiết bị giám sát hành trình, camera; - Khai báo về việc kinh doanh vận tải vào Phiếu theo dõi hồ sơ theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 30/2024/TT-BGTVT. (Căn cứ Điều 6 Thông tư 16/2021/TT-BGTVT, sửa đổi tại Thông tư 2/2023/TT-BGTVT, Thông tư 30/2024/TT-BGTVT). (2) Sửa đổi về Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định Xe cơ giới thuộc trường hợp được miễn kiểm định lần đầu hoặc đã được kiểm định đạt yêu cầu được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BGTVT. Chủ xe chịu trách nhiệm dán Tem kiểm định (đối với trường hợp miễn kiểm định lần đầu) phù hợp với quy định tại khoản 4 Điều 9 Thông tư 16/2021/TT-BGTVT: - Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định cấp cho xe cơ giới phải có cùng một số sê ri, được in từ chương trình quản lý kiểm định trên phôi do Cục Đăng kiểm Việt Nam thống nhất phát hành, có nội dung phù hợp với Hồ sơ phương tiện và dữ liệu trên chương trình quản lý kiểm định. Đối với xe cơ giới mà biển số có chữ và số màu đen, sê ri biển số sử dụng một trong các chữ cái A, B, C, D, E, F, G, H, K, L, M, N, P, S, T, U, V, X, Y, Z thì cấp Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định loại dành cho xe cơ giới có kinh doanh vận tải hoặc không kinh doanh vận tải theo màu nền của biển số (xe kinh doanh vận tải nền biển số màu vàng và xe không kinh doanh vận tải nền biển số màu trắng); đối với các trường hợp khác cấp Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định theo khai báo của chủ xe. - Xe cơ giới không được tham gia giao thông đường bộ thì chỉ cấp Giấy chứng nhận kiểm định và không cấp Tem kiểm định. - Đối với xe cơ giới có Giấy chứng nhận chất lượng ATKT và BVMT xe cơ giới nhập khẩu hoặc Giấy chứng nhận chất lượng ATKT và BVMT ô tô sản xuất lắp ráp có ghi nội dung chỉ hoạt động trong phạm vi hẹp và các xe quá khổ quá tải theo quy định tại Thông tư 46/2015/TT-BGTVT thì chỉ cấp Giấy chứng nhận kiểm định và không cấp Tem kiểm định, trên Giấy chứng nhận kiểm định có ghi dòng chữ: “Khi tham gia giao thông phải xin phép cơ quan quản lý đường bộ. Xem thêm tại Thông tư 30/2024/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/10/2024.
Có được đăng kiểm ô tô nếu chỉ có Giấy hẹn cấp đăng ký xe viết tay
Nếu người thực hiện đăng kiểm chỉ có Giấy hẹn cấp đăng ký xe ô tô thì có được đăng kiểm hay không? Giấy hẹn cấp đăng ký xe ô tô viết tay có được chấp nhận không? Cụ thể sau đây. Có được đăng kiểm ô tô nếu chỉ có Giấy hẹn cấp đăng ký xe viết tay Chỉ có Giấy hẹn cấp đăng ký xe thì có được đăng kiểm ô tô không? Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 16/2021/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 2/2023/TT-BGTVT quy định Giấy đăng ký xe khi đến kiểm định là: - Giấy tờ về đăng ký xe bao gồm: + Bản chính Giấy đăng ký xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp + Bản chính Giấy biên nhận giữ bản chính Giấy đăng ký xe (kèm theo bản sao giấy đăng ký xe) đang thế chấp của tổ chức tín dụng + Hoặc Bản sao giấy đăng ký xe có xác nhận của tổ chức cho thuê tài chính (kèm theo bản sao giấy đăng ký xe) - Hoặc Giấy hẹn cấp Giấy đăng ký xe. Đồng thời, theo điểm b khoản 2 Điều 8 Thông tư 16/2021/TT-BGTVT quy định: - Xe cơ giới kiểm định đạt yêu cầu, đơn vị đăng kiểm trả Giấy chứng nhận kiểm định và dán Tem kiểm định cho phương tiện. - Đối với xe cơ giới chỉ có Giấy hẹn cấp đăng ký xe, đơn vị cấp Giấy hẹn trả Giấy chứng nhận kiểm định cho chủ xe theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BGTVT, khi chủ xe xuất trình giấy tờ về đăng ký xe, đơn vị đăng kiểm phô tô để lưu trong Hồ sơ phương tiện, hồ sơ kiểm định và trả Giấy chứng nhận kiểm định. (https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/13/mau-giay-hen-tra-GCN.doc Mẫu Giấy hẹn trả Giấy chứng nhận kiểm định cho chủ xe) Trường hợp xe cơ giới có thông báo kiểm định không đạt trên cổng thông tin điện tử của Cục Đăng kiểm Việt Nam thì đơn vị đăng kiểm xóa thông báo; Như vậy, xe ô tô chỉ có Giấy hẹn cấp đăng ký xe vẫn có thể được đăng kiểm. Giấy hẹn cấp đăng ký xe viết tay có được đăng kiểm ô tô không? Ngày 05/12/2017, Cục Cảnh sát giao thông có văn bản số 7033/C67-P6 nêu: Giấy hẹn cấp cho chủ xe được in trực tiếp từ Hệ thống đăng ký xe, có đầy đủ thông tin về chủ xe (Tên, địa chỉ) thông tin về xe (Biển số, nhãn hiệu, số loại, số máy, số khung) và sử dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc. Theo đó, ngày 07/12/2017, Cục Đăng kiểm Việt Nam có văn bản số 7690/ĐKVN-VAR yêu cầu các đơn vị Đăng kiểm chỉ tiếp nhận, kiểm tra, lập hồ sơ phương tiện, kiểm định cho các xe theo Giấy hẹn cấp Giấy đăng ký xe được in phù hợp với thông tin nêu tại văn bản số 7033/C67-P6 của Cục Cảnh sát giao thông; Từ chối tiếp nhận, kiểm tra, lập hồ sơ phương tiện, kiểm định đối với xe có Giấy hẹn viết tay các thông tin nêu trên. Theo đó, Giấy hẹn cấp đăng ký xe viết tay sẽ không được tiếp nhận đăng kiểm mà chỉ được sử dụng Giấy hẹn cấp cho chủ xe được in trực tiếp từ Hệ thống đăng ký xe. Xem toàn văn: Văn bản số 7033/C67-P6: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/13/StoreData_Images_CongVan_7690.cuc_.2017.pdf Văn bản số 7690/ĐKVN-VAR: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/13/StoreData_Images_CongVan_7690.cuc_.2017.pdf Những hành vi nào bị cấm trong đăng kiểm xe? Theo Điều 4 Thông tư 16/2021/TT-BGTVT quy định hành vi không được thực hiện trong kiểm định xe cơ giới bao gồm: - Kiểm định không đủ nội dung, không đúng quy trình, quy định, kiểm định ngoài dây chuyền, ngoài đơn vị sai quy định; làm sai lệch kết quả kiểm định. - Kiểm định khi thiết bị kiểm tra bị hư hỏng; kiểm định khi thiết bị kiểm tra chưa được kiểm tra, đánh giá, hiệu chuẩn. - Kiểm định khi không đảm bảo việc nối mạng để truyền dữ liệu, kết quả kiểm định; kiểm định khi hệ thống camera giám sát và lưu trữ hình ảnh dạng video không đảm bảo quy định. - Bố trí người thực hiện công việc kiểm định trên dây chuyền kiểm định không đủ, không đúng với quy định. - Yêu cầu chủ xe đưa xe đi sửa chữa, bảo dưỡng tại các cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng chỉ định. - Thu tiền kiểm định, phí và lệ phí sai quy định; có hành vi tiêu cực, sách nhiễu. - Kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định cho xe cơ giới hết niên hạn sử dụng. - Lập Hồ sơ phương tiện, kiểm định, sử dụng ấn chỉ kiểm định, in Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định và báo cáo kết quả kiểm định không đúng quy định. Như vậy, những hành vi trên là những hành vi bị cấm trong việc đăng kiểm, kiểm định xe. Nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật. Hành vi vi phạm trong đăng kiểm sẽ bị phạt hành chính thế nào? Theo Điều 38 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 22 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới như sau: - Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp vụ của Trung tâm đăng kiểm thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: + Làm sai lệch kết quả kiểm định; + Không tuân thủ đúng quy định tại các quy trình, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan trong kiểm định. + Thực hiện không đúng nhiệm vụ được phân công. - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với Trung tâm đăng kiểm thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: + Không công khai các thủ tục, quy trình kiểm định tại trụ sở đơn vị theo quy định; + Không thực hiện kiểm định phương tiện theo đúng thẩm quyền được giao; + Sử dụng đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp vụ không có đủ điều kiện theo quy định; + Thực hiện kiểm định mà không bảo đảm đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ kiểm định, bảo hộ lao động theo quy định; + Không bố trí đủ số lượng đăng kiểm viên tối thiểu trên dây chuyền kiểm định; + Thực hiện kiểm định, cấp giấy chứng nhận kiểm định vượt quá số lượng phương tiện theo quy định đối với mỗi dây chuyền kiểm định. - Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với Trung tâm đăng kiểm thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: + Thực hiện kiểm định khi tình trạng thiết bị, dụng cụ kiểm định chưa được xác nhận hoặc xác nhận không còn hiệu lực để bảo đảm tính chính xác theo quy định; + Thực hiện kiểm định khi tình trạng thiết bị, dụng cụ kiểm định đã bị hư hỏng không bảo đảm tính chính xác theo quy định; + Không thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát quá trình kiểm định, kết quả kiểm định theo quy định; + Không lưu trữ dữ liệu kiểm định theo quy định. - Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: + Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều 38 Nghị định 100/2019/NĐ-CP bị tước quyền sử dụng chứng chỉ đăng kiểm viên từ 01 tháng đến 03 tháng; + Thực hiện hành vi quy định tại điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 2; điểm a, điểm b khoản 3 Điều 38 Nghị định 100/2019/NĐ-CP bị tước quyền sử dụng “Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới” từ 01 tháng đến 03 tháng. Như vậy, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp vụ của Trung tâm đăng kiểm và Trung tâm đăng kiểm sẽ bị phạt từ 1 đến 12 triệu đồng. Ngoài ra, còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung.
Một số chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 6/2024 thuộc lĩnh vực Giao thông vận tải
Cùng điểm lại một số chính sách nổi bật thuộc lĩnh vực Giao thông vận tải bắt đầu có hiệu lực từ tháng 6/2024 1. Nghị định 41/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/06/2024 Nghị định 41/2024/NĐ-CP được ban hành ngày 16/04/2024 để sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô, dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe. Theo đó, Nghị định 41/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/06/2024, sửa đổi, bổ sung một số quy định nổi bật sau đây: Sửa đổi thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe Theo quy định mới, hồ sơ cấp Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe bao gồm: - Đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục IV kèm theo Nghị định 65/2016/NĐ-CP ; - Bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao được chứng thực điện tử từ bản chính); - Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao được chứng thực điện tử từ bản chính); - 01 ảnh màu cỡ 3 cm x 4 cm nền màu xanh, kiểu thẻ căn cước, được chụp trong thời gian không quá 06 tháng. Trường hợp giấy tờ quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 9 Nghị định 65/2016/NĐ-CP đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử thì việc xuất trình, kiểm tra có thể thực hiện thông qua tài khoản định danh điện tử. Sửa đổi, bổ sung trường hợp thu hồi GPKD và việc chấp hành quyết định thu hồi GPKD của đơn vị kinh doanh vận tải - Bổ sung thêm 02 trường hợp bị thu hồi GPKD đối với đơn vị kinh doanh vận tải - Sửa đổi việc chấp hành theo quyết định thu hồi GPKD của cơ quan có thẩm quyền. Theo đó, thời hạn để các đơn vị vận tải phải chấp hành thực hiện quyết định thu hồi GPKD, nộp lại phù hiệu, biển hiệu, GPKD và dừng việc hoạt động kinh doanh được kéo dài thành 10 ngày thay vì 07 ngày như quy định hiện hành 2. Thông tư 08/2024/TT-BGTVT có hiệu lực từ 01/6/2024 Thông tư 08/2024/TT-BGTVT được Bộ Giao thông vận tải ban hành ngày 04/04/2024 để sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 19/2018/TT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn Đăng kiểm viên đường sắt và yêu cầu đối với cơ sở vật chất, kỹ thuật của tổ chức đăng kiểm đường sắt. Theo đó, Thông tư 08/2024/TT-BGTVT sẽ có hiệu lực từ ngày 01/6/2024, một số quy định được sửa đổi, bổ sung bao gồm: Sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Đăng kiểm viên Tiêu chuẩn Đăng kiểm viên đường sắt kể từ 01/6/2024 như sau: - Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm - Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm - Hoàn thành khóa tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm viên đường sắt - Có thời gian thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên đường sắt tối thiểu 12 tháng. Trường hợp có thời gian làm việc liên quan đến quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa, sản xuất, lắp ráp phương tiện giao thông đường sắt cộng dồn tối thiểu 36 tháng (căn cứ theo hợp đồng lao động và hồ sơ bảo hiểm xã hội) thì thời gian thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên đường sắt tối thiểu 06 tháng Trách nhiệm của Đăng kiểm viên đường sắt: - Chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị và trước pháp luật về kết quả công việc được phân công. - Thực hiện nhiệm vụ được giao phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức đăng kiểm và quy định của pháp luật. 3. Nghị định 44/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ 10/6/2024 Nghị định 44/2024/NĐ-CP được ban hành ngày 24/04/2024 quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có hiệu lực từ ngày 10/6/2024. Theo đó, Nghị định 44/2024/NĐ-CP bao gồm 3 chương, trong đó Chương I là những quy định chung, Chương II quy định về việc giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và Chương III có 6 Mục, quy định về việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Nổi bật trong Nghị định 44/2024/NĐ-CP là phần Chương III, các quy định tại chương này bao gồm quy định về hồ sơ quản lý, kế toán; quy định về việc bảo trì công trình cùng với các quy định về khai thác, quản lý, sử dụng và chế độ báo cáo dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Bên cạnh đó, Nghị định 44/2024/NĐ-CP còn ban hành kèm theo Phụ lục các biểu mẫu về biên bản, danh mục, đề án khai thác, sử dụng, quản lý các tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. 4. Thông tư 36/2023/TT-BGTVT có hiệu lực từ 15/6/2024 Đây là Thông tư duy nhất trong danh sách này được ban hành từ năm 2023, theo đó, Thông tư 36/2023/TT-BGTVT được ban hành ngày 13/12/2023 và sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15/6/2024. Thông tư 36/2023/TT-BGTVT có nội dung chính là quy định về việc ban hành sửa đổi 01:2023 QCVN 109:2021/BGTVT. Theo đó, QCVN 109:2021/BGTVT là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định mức giới hạn khí thải, các phép thử và phương pháp thử, các yêu cầu về quản lý và tổ chức thực hiện việc kiểm tra khí thải mức 5 trong kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe ô tô sản xuất, lắp ráp và xe ô tô nhập khẩu mới. Thông tư 36/2023/TT-BGTVT đã sửa đổi, bổ sung một số nội dung về yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn, phương pháp thử của QCVN 109:2021/BGTVT. Trên đây là một số chính sách nổi bật thuộc lĩnh vực Giao thông vận tải sẽ bắt đầu có hiệu lực trong tháng 06/2024.
Vị trí, chức năng và cơ cấu tổ chức của Cục Đăng kiểm Việt Nam như thế nào?
Vị trí, chức năng và cơ cấu tổ chức của Cục Đăng kiểm Việt Nam được quy định tại Quyết định 494/QĐ-BGTVT năm 2024 của Cục Đăng kiểm Việt Nam do Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành. 1. Vị trí và chức năng Vị trí và chức năng của Cục Đăng kiểm Việt Nam được quy định tại Điều 1 Quyết định 494/QĐ-BGTVT năm 2024 như sau: - Cục Đăng kiểm Việt Nam là tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về đăng kiểm đối với phương tiện giao thông, các tổng thành, hệ thống, linh kiện, phụ tùng của phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùng, công- te-nơ sử dụng trong giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, phương tiện hoạt động trong cảng hàng không, sân bay (sau đây gọi tắt là phương tiện, thiết bị giao thông vận tải) và phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác, vận chuyển trên biển, máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong giao thông vận tải (trừ phương tiện phục vụ vào mục đích quốc phòng, an ninh và tàu cá); tổ chức thực hiện công tác đăng kiểm về chất lượng an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường, an toàn lao động đối với các loại phương tiện, thiết bị nêu trên theo quy định của pháp luật. - Cục Đăng kiểm Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước, có trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội. - Cục Đăng kiểm Việt Nam có tên giao dịch bằng tiếng Anh là: VIETNAM REGISTER, viết tắt là: VR. 2. Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức của Cục Đăng kiểm Việt Nam được quy định tại Điều 3 Quyết định 494/QĐ-BGTVT năm 2024 như sau: (1) Các tổ chức giúp việc Cục trưởng - Phòng Quy phạm; - Phòng Công trình biển; - Phòng Công nghiệp; - Phòng Tàu biển; - Phòng Tàu sông; - Phòng Chất lượng xe cơ giới; - Phòng Kiểm định xe cơ giới; - Phòng Đường sắt; - Phòng Pháp chế - Thanh tra - Khoa học công nghệ; - Phòng Tài chính - Kế hoạch Đầu tư; - Phòng Hợp tác quốc tế; - Phòng Tổ chức cán bộ; - Văn phòng. (2) Các chi cục đăng kiểm trực thuộc - Chi cục Đăng kiểm số 1 (tại Hà Nội); - Chi cục Đăng kiểm số 2 (tại Nam Định); - Chi cục Đăng kiểm số 3 (tại Nghệ An); - Chi cục Đăng kiểm số 4 (tại Đà Nẵng); - Chi cục Đăng kiểm số 5 (tại Khánh Hòa); - Chi cục Đăng kiểm số 6 (tại Thành phố Hồ Chí Minh); - Chi cục Đăng kiểm số 8 (tại Cần Thơ); - Chi cục Đăng kiểm số 9 (tại Bà Rịa - Vũng Tàu); - Chi cục Đăng kiểm số 10 (tại Hải Phòng); - Chi cục Đăng kiểm số 11 (tại Thái Bình); - Chi cục Đăng kiểm số 12 (tại Thanh Hóa); - Chi cục Đăng kiểm số 15 (tại Quảng Ninh); - Chi cục Đăng kiểm số 16 (tại Sóc Trăng); - Chi cục Đăng kiểm số 17 (tại Cà Mau); - Chi cục Đăng kiểm số 18 (tại Tiền Giang); - Chi cục Đăng kiểm Hải Hưng (tại Hải Dương); - Chi cục Đăng kiểm Long An; - Chi cục Đăng kiểm Vĩnh Long; - Chi cục Đăng kiểm An Giang; - Chi cục Đăng kiểm Kiên Giang. (3) Các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc - Trung tâm Chuyển đổi số, dữ liệu phương tiện Quốc gia và tập huấn nghiệp vụ (DTTC); - Trung tâm Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng và an toàn (VRQC); - Trung tâm Thử nghiệm xe cơ giới (VMTC); - Trung tâm Thử nghiệm khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (NETC); - Các Trung tâm đăng kiểm. Các tổ chức quy định tại mục (1) mục (2) tiếp tục duy trì hoạt động theo quy định hiện hành cho đến khi cơ quan có thẩm quyền hoàn thành việc sắp xếp, tổ chức lại đối với các tổ chức này. Bộ trưởng quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các tổ chức quy định tại Điều này theo quy định của pháp luật; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của chi cục đăng kiểm và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục theo đề nghị của Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam. Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức còn lại thuộc Cục. Tóm lại, Cục Đăng kiểm Việt Nam là tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước trong một số hoạt động. Cục Đăng kiểm Việt Nam có 13 tổ chức giúp việc Cục trưởng, 23 chi cục đăng kiểm trực thuộc và 5 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc.
Từ 15/6. chủ xe ô tô làm hồ sơ đăng kiểm lần đầu phải đóng các loại phí nào?
Việc lập hồ sơ đăng kiểm cho xe ô tô được miễn kiểm định lần đầu từ 15/6/2024 phải đóng phí làm hồ sơ thay vì miễn phí như hiện nay (1) Xe ô tô làm hồ sơ đăng kiểm lần đầu phải đóng các loại phí nào từ 15/6 Thông tư 11/2024/TT-BGTVT được ban hành bởi Bộ GTVT quy định về giá dịch vụ lập hồ sơ phương tiện đối với xe cơ giới được miễn kiểm định lần đầu và dịch vụ in lại giấy chứng nhận kiểm định và tem kiểm định đối với xe cơ giới có hiệu lực từ ngày 15/6/2024. Thời gian qua, do chưa có quy định về việc thu phí dịch vụ lập hồ sơ phương tiện, chi phí phục vụ cấp tem kiểm định, giấy chứng nhận đăng kiểm đối với phương tiện được miễn đăng kiểm lần đầu nên gây thiệt thòi cho các đơn vị đăng kiểm do vẫn phải sắp xếp nhân lực, máy móc, thiết bị phục vụ việc lập hồ sơ phương tiện, in giấy chứng nhận và cấp tem kiểm định. Do đó, Cục Đăng kiểm Việt Nam cho rằng, quy định phí dịch vụ lập hồ sơ phương tiện cho ô tô được miễn đăng kiểm lần đầu là cần thiết và phù hợp, nhằm đảm bảo quyền lợi, nguồn thu cho các đơn vị đăng kiểm để duy trì hoạt động ổn định, đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp. Theo Điều 4 Thông tư 11/2024/TT-BGTVT, tổ chức, cá nhân được đơn vị đăng kiểm cung cấp dịch vụ lập hồ sơ phương tiện đối với xe cơ giới miễn kiểm định lần đầu và dịch vụ in lại Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định đối với xe cơ giới có trách nhiệm thanh toán giá dịch vụ cho đơn vị đăng kiểm theo mức giá quy định tại Thông tư 11/2024/TT-BGTVT. Theo đó, mức giá lập hồ sơ phương tiện đối với xe cơ giới được miễn kiểm định lần đầu là: 46.000 đồng/xe; mức giá dịch vụ in lại Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định đối với xe cơ giới là: 23.000 đồng/lần/xe. Giá dịch vụ quy định tại khoản này đã bao gồm chi phí tổ chức thu Lệ phí cấp Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới nhưng chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật. Khi thực hiện việc đăng kiểm, đơn vị đăng kiểm có nghĩa vụ công khai thông tin và niêm yết giá dịch vụ theo quy định pháp luật về giá, thực hiện chính sách thuế, nộp thuế theo quy định pháp luật thuế, quản lý thuế hiện hành. Lưu ý, mức giá này chỉ bao gồm chi phí tổ chức thu Lệ phí cấp Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới nhưng chưa bao gồm thuế GTGT (VAT) theo quy định của pháp luật. Do đó, khi tính thêm thuế GTGT, mức phí chủ xe phải đóng khi lập hồ sơ rơi vào khoản 49.600 đồng, dịch vụ in lại Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định là khoảng 25.000 đồng (2) Xe ô tô nào được miễn đăng kiểm lần đầu? Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 16/2021/TT-BGTVT (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 2/2023/TT-BGTVT) quy định xe cơ giới chưa qua sử dụng đã được cấp “Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng” đối với xe sản xuất, lắp ráp hoặc “Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu” hoặc “Thông báo miễn kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu” và có năm sản xuất đến năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận kiểm định dưới 02 năm (năm sản xuất cộng 01 năm) thì được miễn kiểm định lần đầu. Bên cạnh đó, chủ xe phải có đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 16/2021/TT-BGTVT (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 2/2023/TT-BGTVT) để được miễn kiểm định lần đầu. Cụ thể, hồ sơ bao gồm: - Giấy tờ về đăng ký xe (Bản chính Giấy đăng ký xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc bản chính Giấy biên nhận giữ bản chính Giấy đăng ký xe (kèm theo bản sao giấy đăng ký xe) đang thế chấp của tổ chức tín dụng hoặc Bản sao giấy đăng ký xe có xác nhận của tổ chức cho thuê tài chính (kèm theo bản sao giấy đăng ký xe)) hoặc Giấy hẹn cấp Giấy đăng ký xe - Bản sao Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới sản xuất, lắp ráp trong nước (trừ xe cơ giới thanh lý); - Bản chính Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo đối với trường hợp xe cơ giới mới cải tạo; - Bản cà số khung, số động cơ của xe đối với trường hợp xe cơ giới thuộc đối tượng miễn kiểm định - Khai báo thông tin các thông tin tương ứng quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BGTVT. Như vậy, khi xe thuộc trường hợp được miễn đăng kiểm lần đầu và chủ xe chuẩn bị đầy đủ giấy tờ trong hồ sơ, khi thực hiện đăng kiểm, chủ xe sẽ đóng khoản phí 49.600 đồng cho hồ sơ mới và gần 25.000 đồng cho dịch vụ in lại Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định. Thông tư 11/2024/TT-BGTVT bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15/6/2024.
Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng I
Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng I được quy định tại Thông tư 45/2022/TT-BGTVT và Nghị định 115/2020/NĐ-CP. 1. Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng I Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng I được quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư 45/2022/TT-BGTVT, cụ thể như sau: Viên chức được xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng I khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 32 Nghị định 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức và các tiêu chuẩn, điều kiện sau: - Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng II và tương đương từ đủ 06 năm trở lên. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng II tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ xét thăng hạng; - Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng II và tương đương đã tham gia xây dựng ít nhất 02 (hai) văn bản quy phạm pháp luật hoặc đã tham gia nghiên cứu, xây dựng ít nhất 02 (hai) đề tài, đề án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp bộ trở lên liên quan đến lĩnh vực đăng kiểm đã được cấp có thẩm quyền ban hành, nghiệm thu hoặc phê duyệt. 2. Nhiệm vụ của Viên chức đăng kiểm hạng I Nhiệm vụ của Viên chức đăng kiểm hạng I được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 45/2022/TT-BGTVT, cụ thể như sau: - Chủ trì tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về lĩnh vực đăng kiểm thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật; - Chủ trì nghiên cứu, đề xuất, xây dựng các chủ trương, chính sách, định hướng, kế hoạch phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động quản lý đăng kiểm; - Chủ trì nghiên cứu, xây dựng quy chế quản lý nghiệp vụ chuyên ngành đăng kiểm; - Chủ trì tổ chức tổng kết, đánh giá và đề xuất các giải pháp để tăng cường hiệu quả hoạt động của công tác đăng kiểm; - Chủ trì nghiên cứu đề tài, đề án, các công trình nghiên cứu khoa học nhằm đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động đăng kiểm; - Chủ trì tổ chức biên soạn, xây dựng các tài liệu hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ lĩnh vực đăng kiểm; chủ trì tổ chức tập huấn chuyên đề, bồi dưỡng nghiệp vụ hoặc phổ biến kiến thức, kinh nghiệm chuyên ngành đăng kiểm; - Thực hiện các nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền giao. 3. Tiêu chuẩn Viên chức đăng kiểm hạng I Tiêu chuẩn Viên chức đăng kiểm hạng I được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 4 Thông tư 45/2022/TT-BGTVT, cụ thể như sau: (1) Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: - Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm; - Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành đăng kiểm. (2) Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: - Nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tình hình và xu thế phát triển của lĩnh vực đăng kiểm; - Nắm vững các quy định của pháp luật trong nước và quốc tế về lĩnh vực đăng kiểm; có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực đăng kiểm; có khả năng ứng dụng, triển khai công nghệ trong phạm vi công việc đảm nhiệm; - Có năng lực nghiên cứu, xây dựng đề án, dự án, chương trình hành động; năng lực tham mưu hoạch định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách gắn với chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành đăng kiểm; - Có năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao; có năng lực phân tích, tổng hợp các vấn đề thực tiễn đặt ra, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách pháp luật chuyên ngành đăng kiểm; - Có kỹ năng soạn thảo, thuyết trình, xây dựng và triển khai dự án, đề án, chương trình liên quan đến hoạt động đăng kiểm; - Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm. Tóm lại, viên chức được xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng I phải đáp ứng được các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 32 Nghị định 115/2020/NĐ-CP và các điều kiện sau đây: - Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng II và tương đương từ đủ 06 năm trở lên. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng II tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ xét thăng hạng; - Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng II và tương đương đã tham gia xây dựng ít nhất 02 (hai) văn bản quy phạm pháp luật hoặc đã tham gia nghiên cứu, xây dựng ít nhất 02 (hai) đề tài, đề án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp bộ trở lên liên quan đến lĩnh vực đăng kiểm đã được cấp có thẩm quyền ban hành, nghiệm thu hoặc phê duyệt.
Những trường hợp cải tạo xe ô tô bị từ chối đăng kiểm năm 2024
Có được cải tạo xe ô tô không? Nếu xe ô tô đã cải tạo có được đăng kiểm không? Những trường hợp nào cải tạo xe ô tô sẽ bị từ chối đăng kiểm năm 2024? Bài viết sau đây sẽ giải đáp những thắc mắc trên. Đăng kiểm xe ô tô là gì? Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 16/2021/TT-BGTVT, kiểm định là việc kiểm tra, đánh giá lần đầu và định kỳ tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định. Theo khoản 18 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008, xe cơ giới bao gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự. Như vậy, đăng kiểm xe ô tô là hoạt động kiểm tra, đánh giá lần đầu và định kỳ tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định đối với xe ô tô. Cải tạo xe ô tô là gì? Theo quy định tại Điều 1 Thông tư 43/2023/TT-BGTVT: Cải tạo xe cơ giới là việc thay đổi đặc điểm của xe cơ giới quy định tại Phụ lục XI https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/04/08/phu-luc-XI.doc ban hành kèm theo Thông tư 85/2014/TT-BGTVT (được sử đổi, bổ sung bởi Thông tư 43/2023/TT-BGTVT) dẫn đến không cùng kiểu loại với xe cơ giới trước cải tạo liền kề trước đó. Như vậy, cải tạo xe ô tô là việc thay đổi các đặc điểm của xe dẫn đến việc không cùng kiểu loại với xe ô tô trước cải tạo liền kề trước đó. Những trường hợp cải tạo xe ô tô bị từ chối đăng kiểm năm 2024 Theo quy định tại PHỤ LỤC VIII Thông tư 43/2023/TT-BGTVT, xe cơ giới có sự thay đổi vẫn được coi là xe cơ giới cùng kiểu loại nếu đáp ứng yêu cầu an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định tại Phụ lục XI Thông tư 43/2023/TT-BGTVT và không thay đổi một trong các đặc điểm tại Phụ lục XI Thông tư 85/2014/TT-BGTVT (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 43/2023/TT-BGTVT) dưới đây: - Loại phương tiện; - Nhãn hiệu; - Kích thước và khối lượng cơ bản của ô tô (sai lệch không vượt quá giới hạn sai số cho phép được quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sai số cho phép và làm tròn số đối với kích thước, khối lượng của xe cơ giới, QCVN 12:2011/BGTVT); - Số người cho phép chở kể cả người lái; - Kiểu dáng, kết cấu của cabin, khung hoặc thân vỏ ô tô; - Kiểu loại động cơ, hộp số, cầu chủ động; - Loại nhiên liệu sử dụng; - Hệ thống phanh: kiểu dẫn động, cơ cấu phanh; - Hệ thống lái: kiểu cơ cấu lái; - Hệ thống treo: kiểu hệ thống treo, kiểu kết cấu của bộ phận đàn hồi; - Hệ thống chuyển động: kiểu loại cầu bị động; - Thiết bị đặc trưng (nếu có): thiết bị chuyên dùng, cơ cấu chuyên dùng. Như vậy, nếu xe ô tô cải tạo 01 trong 12 đặc điểm trên dẫn đến việc không cùng kiểu loại với xe ô tô trước cải tạo liền kề trước đó thì có thể sẽ bị từ chối đăng kiểm năm 2024. Chạy xe ô tô chưa đăng kiểm bị phạt thế nào? Theo khoản 5, khoản 6 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP(được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm như sau: - Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi: Điều khiển xe có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 01 tháng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc); - Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi vi: Điều khiển xe không có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định, trừ xe đăng ký tạm thời) hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng từ 01 tháng trở lên (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc); Như vậy, nếu chạy xe ô tô mà không đăng kiểm sẽ bị xử phạt từ 4-6 triệu đồng. Chạy xe ô tô đã quá hạn đăng kiểm dưới 1 tháng mà chưa đăng kiểm lại sẽ bị phạt từ 3-4 triệu đồng. Chạy xe ô tô đã quá hạn đăng kiểm từ 1 tháng trở lên mà chưa đăng kiểm lại sẽ bị phạt từ 4-6 triệu đồng.
Đề xuất lùi thời hạn thu hồi chứng chỉ đối với đăng kiểm viên hưởng án treo
Theo phân tích của Cục Đăng kiểm Việt Nam, trong tháng 04/2024, tình trạng đăng kiểm sẽ thuộc mức cao điểm và nhiều khả năng sẽ xảy ra ùn tắc. Theo đó, Cục Đăng kiểm Việt Nam đề xuất Bộ GTVT cho phép lựa chọn một số đăng kiểm viên đang bị xử lý kỷ luật để ký hợp đồng làm công tác chuyên môn tại các trung tâm đăng kiểm, cho tới khi tòa án đưa ra xét xử. (1) Tạo điều kiện cho các đăng kiểm viên sai phạm ở mức nhẹ quay lại làm việc Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, tại Hà Nội trong tháng 04/2024 sẽ có khoảng 77.400 xe đến hạn đăng kiểm. Trong khi các trung tâm đăng kiểm hiện chỉ đáp ứng được khoảng 87%. Đến tháng 05/2024, số lượng xe đến thời hạn gia hạn đăng kiểm là 90.700, khả năng đáp ứng khoảng 74% nhu cầu; tháng 6 các trung tâm đăng kiểm đáp ứng khoảng 77% nhu cầu. Tương tự ở TP.HCM, khả năng đáp ứng của các trung tâm đăng kiểm tại khu vực chỉ có thể đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu. Đồng thời, với việc một số đăng kiểm viên bị thu hồi chứng nhận đăng kiểm viên, một số trung tâm đăng kiểm có thể phải dừng hoạt động và khiến nguy cơ khủng hoảng đăng kiểm tái diễn. Với những lý do nêu trên, Cục Đăng kiểm Việt Nam đang đề xuất với Bộ Giao thông vận tải cho phép Cục cùng các trung tâm đăng kiểm trên cả nước lựa chọn một số đăng kiểm viên có chuyên môn vững nhưng đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc để ký hợp đồng lao động làm công tác chuyên môn tại các trung tâm đăng kiểm cho tới khi tòa án đưa ra xét xử. Kèm theo đó, Cục cũng đề xuất Bộ GTVT có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố căn cứ vào đặc điểm tình hình hoạt động kiểm định xe cơ giới, báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét, phân hóa các hành vi vi phạm. Để từ đó tạo điều kiện cho các đăng kiểm viên sai phạm ở mức nhẹ có cơ hội được sửa chữa và tiếp tục phục vụ cho lĩnh vực đăng kiểm, tránh tình trạng quá tải lại diễn ra. (2) Lùi thời hạn thu hồi chứng chỉ đối với đăng kiểm viên hưởng án treo Cùng với đó, Cục cũng cho biết, tính đến thời điểm hiện tại đã có hơn 900 đăng kiểm viên bị khởi tố. Trong số đó, nhiều đăng kiểm viên là Đảng viên bị khởi tố phải bị kỷ luật khai trừ Đảng và buộc thôi việc, nhiều đăng kiểm viên đã xin nghỉ việc hoặc tự ý bỏ việc, chỉ còn số ít đăng kiểm viên bị khởi tố nhưng không là Đảng viên đang được tại ngoại vẫn tiếp tục tham gia hỗ trợ hoạt động kiểm định tại các trung tâm đăng kiểm. Đặc biệt, vẫn còn trung tâm đăng kiểm đang bị điều tra, xác minh, dự báo thời gian tới sẽ có thêm lãnh đạo và đăng kiểm viên bị khởi tố. Các trường hợp nêu trên sẽ được đưa ra xét xử trong các tháng tới (những tháng cao điểm của đăng kiểm). Chính vì thế, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã có đề xuất Bộ GTVT gửi văn bản kiến nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 30/2023/NĐ-CP theo hướng lùi thời hạn. Bởi theo quy định tại Nghị định 30/2023/NĐ-CP đơn vị đăng kiểm sẽ bị tạm đình chỉ 03 tháng nếu có từ 03 lượt đăng kiểm viên trở lên bị xử phạt theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 Nghị định 100/2019/NĐ-CP hoặc từ 02 đăng kiểm viên trở lên bị thu hồi chứng chỉ đăng kiểm viên trong thời gian 12 tháng liên tục. Theo đó, Cục đề xuất thực hiện từ ngày 01/01/2026 để cho phép các đăng kiểm viên hưởng án treo, không bị nghiêm cấm hành nghề tiếp tục làm việc, các trung tâm đăng kiểm được tiếp tục hoạt động phục vụ người dân cho đến hết ngày 31/12/2025.
Nội dung quản lý công tác đăng kiểm tàu quân sự trong Bộ Quốc phòng
Thông tư 02/2024/TT-BQP áp dụng đối với các cơ quan, cơ sở đăng kiểm tàu quân sự; cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng tàu quân sự; cơ sở đóng và sửa chữa tàu quân sự; cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan đến công tác đăng kiểm tàu quân sự. Đăng kiểm tàu quân sự là hoạt động kiểm tra, phân cấp và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho tàu quân sự trong đóng mới, hoán cải, hiện đại hóa, tiếp nhận, mua sắm, nhập khẩu, sửa chữa cấp vừa trở lên (sau đây gọi tắt là sửa chữa) và khai thác sử dụng. 1. Nội dung quản lý nhà nước về công tác đăng kiểm tàu quân sự Căn cứ Điều 14 Thông tư 02/2024/TT-BQP về công tác đăng kiểm tàu quân sự do Bộ Quốc phòng ban hành: - Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, thủ tục hành chính nội bộ, quy định, quy chế, kế hoạch về công tác đăng kiểm tàu quân sự; phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn tổ chức thực hiện. - Xây dựng, kiện toàn và quản lý hệ thống cơ quan, cơ sở đăng kiểm, đội ngũ đăng kiểm viên tàu quân sự; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đăng kiểm tàu quân sự. - Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức kiểm tra các cơ quan, đơn vị thực hiện công tác đăng kiểm tàu quân sự theo quy định của Nhà nước, Bộ Quốc phòng. - Ban hành quy định quản lý, sử dụng con dấu, biểu tượng, ấn chỉ, mẫu biểu, chứng chỉ nghiệp vụ trong hoạt động đăng kiểm tàu quân sự. - Thực hiện công tác kiểm tra, giải quyết khiếu nại; xử lý vi phạm đảm bảo hoạt động đăng kiểm tàu quân sự tuân thủ các quy định của Nhà nước, Bộ Quốc phòng theo thẩm quyền. - Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu phục vụ công tác đăng kiểm tàu quân sự. - Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện công tác đăng kiểm tàu quân sự theo quy định. 2. Quản lý hồ sơ đăng kiểm tàu quân sự Căn cứ Điều 15 Thông tư 02/2024/TT-BQP về công tác đăng kiểm tàu quân sự do Bộ Quốc phòng ban hành: - Hồ sơ đăng kiểm cho mỗi loại tàu phải đầy đủ, phù hợp với công dụng, đặc điểm, tính chất, mức độ trang bị trên tàu; phù hợp với quy định của tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, của Nhà nước, Bộ Quốc phòng và điều ước quốc tế liên quan. - Hồ sơ đăng kiểm được lập thành 03 bộ cấp cho: Tàu (01 bộ), đơn vị sử dụng tàu (01 bộ), cơ sở đăng kiểm (01 bộ). Khi tàu hoán cải, hiện đại hóa hoặc khi thanh lý loại khỏi biên chế, đơn vị sử dụng tàu thu hồi hồ sơ đăng kiểm nộp về cơ sở đăng kiểm. - Thuyền trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng, bảo quản hồ sơ đăng kiểm trên tàu. Khi điều chuyển công tác, đi vắng, thuyền trưởng phải bàn giao hồ sơ đăng kiểm cho người thay thế. - Khi hồ sơ đăng kiểm bị thất lạc hoặc hư hỏng, phải kịp thời báo cáo cơ quan chức năng để kiểm tra, cấp bổ sung, thay thế. - Khi tàu được điều động về đơn vị mới, hồ sơ đăng kiểm phải được bàn giao đầy đủ theo tàu. 3. Quản lý số lượng, chất lượng, thời hạn đăng kiểm tàu quân sự Căn cứ Điều 16 Thông tư 02/2024/TT-BQP về công tác đăng kiểm tàu quân sự do Bộ Quốc phòng ban hành: - Cơ quan đăng kiểm các cấp và đơn vị sử dụng chịu trách nhiệm nắm chắc số lượng, chất lượng và thời hạn đăng kiểm tàu quân sự trong phạm vi quản lý; thường xuyên theo dõi, đăng ký, tổng hợp, báo cáo theo quy định. - Căn cứ thời hạn đăng kiểm, kế hoạch sử dụng, kế hoạch sửa chữa tàu hằng năm, cơ sở đăng kiểm phối hợp với đơn vị sử dụng tàu quân sự lập kế hoạch đăng kiểm theo quy định. 4. Quản lý con dấu, biểu tượng, ấn chỉ, mẫu biểu, chứng chỉ nghiệp vụ đăng kiểm Căn cứ Điều 17 Thông tư 02/2024/TT-BQP về công tác đăng kiểm tàu quân sự do Bộ Quốc phòng ban hành: - Con dấu, biểu tượng, ấn chỉ, mẫu biểu, chứng chỉ nghiệp vụ đăng kiểm gồm: Con dấu, biểu tượng, ấn chỉ nghiệp vụ của cơ quan, cơ sở đăng kiểm và của đăng kiểm viên; sổ kiểm tra kỹ thuật tàu, các loại giấy chứng nhận, biên bản kiểm tra, báo cáo kiểm tra kỹ thuật của cơ sở đăng kiểm theo quy định. - Quản lý, sử dụng con dấu, biểu tượng, ấn chỉ, mẫu biểu, chứng chỉ nghiệp vụ đăng kiểm theo các quy định của Nhà nước, Bộ Quốc phòng. Như vậy, nội dung quản lý nhà nước về công tác đăng kiểm tàu quân sự; hồ sơ đăng kiểm; số lượng, chất lượng, thời hạn đăng kiểm; con dấu, biểu tượng, ấn chỉ, mẫu biểu, chứng chỉ nghiệp vụ đăng kiểm thực hiện theo quy định tại Chương III Thông tư 02/2024/TT-BQP.
“Cò” mồi đăng kiểm bị xử phạt như thế nào?
Theo Công an TP.HCM, trong quá trình mở rộng điều tra “Đại án đăng kiểm” tính đến thời điểm hiện nay, đã ra lệnh khởi tố, bắt tạm giam với 318 bị can có liên quan đến sai phạm trong lĩnh vực đăng kiểm với 11 tội danh khác nhau. Trong đó, bao gồm cả những “Cò” đăng kiểm và những nhân viên, lãnh đạo của Trung tâm đăng kiểm nhận hối lộ. (1) Đăng kiểm là gì? Bao lâu thì phải thực hiện đăng kiểm một lần? Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 16/2021/TT-BGTVT quy định thì Đăng kiểm hay Kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới là việc kiểm tra, đánh giá lần đầu và định kỳ tình trạng ATKT và BVMT của xe cơ giới theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định. Xe cơ giới phải thực hiện đăng kiểm định kỳ theo quy định tại Phụ lục XI Thông tư 08/2023/TT-BGTVT như sau: TT Loại phương tiện Chu kỳ (tháng) Chu kỳ đầu Chu kỳ định kỳ 1. Ô tô chở người đến 09 chỗ không kinh doanh vận tải 1.1 Thời gian sản xuất đến 07 năm 36 24 1.2 Thời gian sản xuất trên 07 năm đến 20 năm 12 1.3 Thời gian sản xuất trên 20 năm 06 2. Ô tô chở người các loại đến 09 chỗ có kinh doanh vận tải 2.1 Thời gian sản xuất đến 05 năm 24 12 2.2 Thời gian sản xuất trên 05 năm 06 2.3 Có cải tạo 12 06 3. Ô tô chở người các loại trên 09 chỗ và ô tô chở người chuyên dùng 3.1 Thời gian sản xuất đến 05 năm 24 12 3.2 Thời gian sản xuất trên 05 năm 06 3.3 Có cải tạo 12 06 4. Ô tô tải các loại, ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo, rơ moóc, sơmi rơ moóc 4.1 Ô tô tải các loại, ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo có thời gian sản xuất đến 07 năm; rơ moóc, sơmi rơ moóc có thời gian sản xuất đến 12 năm 24 12 4.2 Ô tô tải các loại, ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo có thời gian sản xuất trên 07 năm; rơ moóc, sơmi rơ moóc có thời gian sản xuất trên 12 năm 06 4.3 Có cải tạo 12 06 5 Ô tô chở người các loại trên 09 chỗ đã sản xuất từ 15 năm trở lên (kể cả ô tô chở người trên 09 chỗ đã cải tạo thành ô tô chở người đến 09 chỗ). 03 (2) “Cò” mồi đăng kiểm bị xử phạt như thế nào? “Cò” đăng kiểm là từ dùng để gọi chung cho những trường hợp hành nghề cò mồi, móc nối, nhận tiền từ các chủ xe để hối lộ cho nhân viên hoặc các lãnh đạo của trung tâm đăng kiểm nhằm hợp thức hóa hồ sơ cải tạo, cấp giấy chứng nhận cải tạo trái quy định pháp luật. Người có hành vi cò mồi, móc nối nêu trên sẽ bị khởi tố với tội danh môi giới hối lộ theo quy định tại Điều 365 Bộ Luật Hình sự 2015 như sau: Mức phạt Hành vi Phạt tiền từ 20 đến dưới 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm - Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất trị giá từ 02 đồng đến dưới 100 triệu đồng. - Lợi ích phi vật chất. Phạt tù từ 02 đến 07 năm - Có tổ chức - Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp. - Dùng thủ đoạn xảo quyệt - Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100 đến dưới 500 triệu đồng. - Biết của hối lộ là tài sản của Nhà nước. - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn - Gây thiệt hại từ 01 tỷ đến dưới 03 tỷ đồng - Phạm tội từ 02 trở lên - Của hối lộ trị giá từ 100 đến dưới 500 triệu đồng Phạt tù từ 05 đến 10 năm - Của hối lộ có trị giá từ 500 đến dưới 01 tỷ đồng. Phạt tù từ 05 đến 10 năm - Của hối lộ có trị giá từ 01 tỷ đồng trở lên. Phạt bổ sung - Phạt tiền từ 20 đến 200 triệu đồng. Như vậy, người có hành vi cò mồi đăng kiểm, môi giới đăng ký có thể bị truy tố với tội danh môi giới hối lộ và bị xử phạt theo quy định pháp luật, trường hợp nặng nhất có thể bị phạt tù lên đến 10 năm và chịu hình thức phạt bổ sung là phạt tiền từ 20 đến 200 triệu đồng. (3) Đăng kiểm viên, lãnh đạo Trung tâm đăng kiểm nhận tiền từ cò mồi bị xử phạt như thế nào? Trường hợp các đăng kiểm viên hoặc lãnh đạo Trung tâm đăng kiểm có hành vi nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất từ “cò” đăng kiểm hoặc từ chủ xe thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 354 Bộ Luật hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau: Mức phạt Hành vi Phạt tù từ 02 đến 07 năm - Nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác có trị giá từ 02 đến 100 triệu đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật mà vẫn tiếp tục vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội thuộc Mục I Chương XXIII Bộ Luật hình sự 2015. - Lợi ích phi vật chất. Phạt tù từ 07 đến 15 năm - Có tổ chức - Lạm dụng chức vụ, quyền hạn. - Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100 đến dưới 500 triệu đồng. - Gây thiệt hại từ 01 tỷ đến dưới 03 tỷ đồng - Phạm tội từ 02 trở lên - Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước. - Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt. Phạt tù từ 15 đến 20 năm - Của hối lộ có trị giá từ 500 đến dưới 01 tỷ đồng. - Gây thiệt hại về tài sản từ 03 tỷ đến dưới 05 tỷ đồng. Phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình - Của hối lộ có trị giá từ 01 tỷ đồng trở lên. - Gây thiệt hại về tài sản từ 05 tỷ đồng trở lên. Phạt bổ sung - Cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30 đến 100 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Tổng kết lại, đăng kiểm là hình thức kiểm tra, giám sát, xác nhận việc tuân thủ các tiêu chuẩn bảo đảm an toàn vận hành các phương tiện cơ giới đường bộ và đường thuỷ, an toàn của người và hàng hóa ở trên các phương tiện đó, tùy vào loại phương tiện mà chủ xe phải thực hiện đăng kiểm định kỳ. Đối với các trường hợp có hành vi cò mồi đăng kiểm hoặc nhận hối lộ để thông qua việc đăng kiểm cho xe không đạt yêu cầu sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Có áp dụng hình thức nộp phí đường bộ online được không?
Chính phủ ban hành Nghị định 90/2023/NĐ-CP quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ có hiệu lực kể từ ngày 01/2/2024. Theo đó, đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ là các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đã đăng ký (có giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe), kiểm định để lưu hành (được cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường), bao gồm: Xe ô tô, xe đầu kéo và các loại xe tương tự (ô tô). Xe ô tô nêu trên trong một số trường hợp không chịu phí sử dụng đường bộ. Mức thu phí sử dụng đường bộ năm 2024 là bao nhiêu? Theo Điều 5 Nghị định 90/2023/NĐ-CP quy định mức thu phí sử dụng đường bộ quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo. Xem và tải Phụ lục I https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/12/26/phu-luc-1.docx Trường hợp số tiền phí phải nộp là số tiền lẻ thì tổ chức thu phí tính tròn số theo nguyên tắc số tiền phí lẻ dưới 500 đồng thì tính tròn xuống, số tiền phí lẻ từ 500 đồng đến dưới 1.000 đồng thì tính tròn lên 1.000 đồng. Phương thức tính, nộp phí sử dụng đường bộ từ 01/2/2024 Đối với xe ô tô của các tổ chức, cá nhân đăng ký tại Việt Nam (trừ xe ô tô của lực lượng quốc phòng, công an quy định tại khoản 2 Điều này). Đối với xe ô tô kiểm định lần đầu, thời điểm tính phí sử dụng đường bộ tính từ ngày phương tiện được cấp Giấy chứng nhận kiểm định. Đối với xe ô tô cải tạo, chuyển đổi công năng hoặc chuyển đổi sở hữu từ tổ chức sang cá nhân (và ngược lại) thì mức thu phí tính từ ngày chuyển đổi công năng hoặc chuyển đổi sở hữu theo Giấy chứng nhận đăng ký mới của xe ô tô. Phí sử dụng đường bộ tính theo năm, tháng hoặc theo chu kỳ kiểm định của xe ô tô. Đơn vị đăng kiểm cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng với thời gian nộp phí. Cụ thể như sau: - Tính, nộp phí theo chu kỳ kiểm định + Đối với xe ô tô có chu kỳ kiểm định từ 01 năm trở xuống: Chủ phương tiện thực hiện nộp phí sử dụng đường bộ cho cả chu kỳ kiểm định và được cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng với thời gian nộp phí. + Đối với xe ô tô có chu kỳ kiểm định trên 01 năm (18 tháng, 24 tháng và 36 tháng): Chủ phương tiện phải nộp phí sử dụng đường bộ theo năm (12 tháng) hoặc nộp cho cả chu kỳ kiểm định (18 tháng, 24 tháng và 36 tháng). Trường hợp nộp phí theo chu kỳ kiểm định (18 tháng, 24 tháng và 36 tháng): Đơn vị đăng kiểm cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng với chu kỳ kiểm định. Hết thời hạn nộp phí (chu kỳ kiểm định), chủ phương tiện phải đến đơn vị đăng kiểm để kiểm định và nộp phí cho chu kỳ kiểm định tiếp theo. Trường hợp nộp phí theo năm (12 tháng): Đơn vị đăng kiểm cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng với thời gian nộp phí 12 tháng. Hết thời hạn nộp phí (12 tháng), chủ phương tiện phải đến đơn vị đăng kiểm nộp phí và được cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ của thời gian tiếp theo (12 tháng hoặc thời gian còn lại của chu kỳ đăng kiểm). + Trường hợp chủ phương tiện đến kiểm định sớm hơn hoặc chậm hơn thời gian theo chu kỳ kiểm định quy định, đơn vị đăng kiểm kiểm tra xe và tính tiền phí sử dụng đường bộ nối tiếp từ thời điểm cuối của khoảng thời gian đã nộp phí sử dụng đường bộ lần trước cho đến hết chu kỳ kiểm định của kỳ tiếp theo (nếu chu kỳ kiểm định tiếp theo trên 12 tháng, chủ phương tiện có thể nộp đến 12 tháng hoặc nộp cả chu kỳ kiểm định). Trường hợp thời gian tính phí không tròn tháng thì số phí phải nộp sẽ tính bằng số ngày lẻ chia 30 ngày nhân với mức phí của 01 tháng. + Trường hợp chủ phương tiện chưa nộp phí sử dụng đường bộ của các chu kỳ kiểm định trước theo thời hạn quy định thì ngoài số phí phải nộp cho chu kỳ tiếp theo, chủ phương tiện còn phải nộp số phí chưa nộp của chu kỳ trước. Đơn vị đăng kiểm sẽ truy thu số phí phải nộp của chu kỳ trước, số phí phải nộp bằng mức thu phí của 01 tháng nhân với thời gian nộp chậm. + Trường hợp chủ phương tiện muốn nộp phí sử dụng đường bộ cho thời gian dài hơn chu kỳ kiểm định, đơn vị đăng kiểm thu phí và cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng với thời gian nộp phí. + Đối với xe ô tô bị tịch thu, bị thu hồi bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; xe ô tô của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập (mang biển kiểm soát màu xanh); xe ô tô của lực lượng quốc phòng, công an thanh lý; xe ô tô thế chấp bị tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thu hồi mà trong thời gian bị tịch thu, thu hồi, chờ thanh lý không kiểm định để lưu hành sau đó được bán phát mại, thanh lý thì chủ mới của phương tiện chỉ phải nộp phí sử dụng đường bộ từ thời điểm mang xe đi kiểm định để lưu hành. Khi kiểm định lưu hành, chủ phương tiện phải xuất trình cho cơ quan đăng kiểm các giấy tờ liên quan như: Quyết định tịch thu hoặc thu hồi của cấp có thẩm quyền; quyết định thu hồi tài sản thế chấp; quyết định cho phép thanh lý tài sản đối với các tài sản thuộc sở hữu của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng quốc phòng, công an; biên bản hoặc hợp đồng thực hiện hoàn tất thủ tục mua tài sản được bán thanh lý, bán đấu giá. Trường hợp xe bán thanh lý, phát mại đã nộp phí qua thời điểm đi kiểm định lại để lưu hành thì chủ phương tiện nộp phí tính từ thời điểm nối tiếp theo kỳ hạn đã nộp phí của chu kỳ trước. - Nộp phí theo năm dương lịch Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu nộp phí sử dụng đường bộ theo năm dương lịch gửi thông báo bằng văn bản (lần đầu hoặc khi phát sinh tăng, giảm phương tiện) đến đơn vị đăng kiểm và thực hiện nộp phí sử dụng đường bộ theo năm dương lịch đối với các phương tiện của mình. Hàng năm, trước ngày 01 tháng 01 của năm tiếp theo, chủ phương tiện phải đến đơn vị đăng kiểm nộp phí cho năm tiếp theo. Khi thu phí, đơn vị đăng kiểm cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ cho từng xe tương ứng thời gian nộp phí. - Nộp phí theo tháng Doanh nghiệp có số phí sử dụng đường bộ phải nộp từ 30 triệu đồng/tháng trở lên được thực hiện nộp phí theo tháng. Doanh nghiệp có văn bản (lần đầu hoặc khi phát sinh tăng, giảm phương tiện) gửi đơn vị đăng kiểm và thực hiện nộp phí đối với các phương tiện của mình. Hàng tháng, trước ngày 01 của tháng tiếp theo, doanh nghiệp phải đến đơn vị đăng kiểm (đã đăng ký nộp phí theo tháng) nộp phí sử dụng đường bộ cho tháng tiếp theo. Khi thu phí, tổ chức thu phí cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng thời gian nộp phí. Có nộp phí đường bộ online được không? Theo những quy định đã nêu trên, hiện nay để thực hiện nộp phí sử dụng đường bộ, các chủ xe cần đến cơ quan đăng điểm xe để nộp và sẽ có các chu kỳ nộp khác nhau. Như vậy, vẫn chưa có quy định pháp luật về việc được nộp phí sử dụng đường bộ online nên nơi thu phí sử dụng đường bộ vẫn là các đơn vị đăng điểm xe. Tuy nhiên, cơ quan đăng điểm xe không thực hiện thu phí sử dụng đường bộ đối với phương tiện của lực lượng quốc phòng và lực lượng công am, cụ thể: - Đối với xe ô tô của lực lượng quốc phòng, công an: Phí sử dụng đường bộ nộp theo năm, theo mức thu quy định tại Điểm 2, Điểm 3 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 90/2023/NĐ-CP. - Khi thu phí sử dụng đường bộ, tổ chức thu phí phải lập và cấp biên lai thu phí cho người nộp phí theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP và văn bản hướng dẫn thực hiện của Bộ Tài chính.
Chính sách mới nổi bật về thuế - phí và ngân hàng có hiệu lực từ tháng 2/2024
Từ đầu tháng 2 năm 2024 sẽ có nhiều chính sách mới nổi bật bắt đầu có hiệu lực liên quan đến thuế - phí - lệ phí, hải quan, ngân hàng, giao thông vận tải,... đi vào áp dụng và có tác động đối với đời sống. 1. Hướng dẫn phương thức nộp phí sử dụng đường bộ theo tháng, năm Ngày 13/12/2023 Chính phủ đã ban hành Nghị định 90/2023/NĐ-CP quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ. Theo đó, phương thức tính, nộp phí sử dụng đường bộ nộp theo năm dương lịch, theo tháng được quy định như sau: - Nộp phí sử dụng đường bộ theo năm dương lịch: + Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu nộp phí sử dụng đường bộ theo năm dương lịch gửi thông báo bằng văn bản (lần đầu hoặc khi phát sinh tăng, giảm phương tiện) đến đơn vị đăng kiểm và thực hiện nộp phí sử dụng đường bộ theo năm dương lịch đối với các phương tiện của mình. + Hàng năm, trước ngày 01 tháng 01 của năm tiếp theo, chủ phương tiện phải đến đơn vị đăng kiểm nộp phí cho năm tiếp theo. Khi thu phí, đơn vị đăng kiểm cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ cho từng xe tương ứng thời gian nộp phí. - Nộp phí sử dụng đường bộ theo tháng: + Doanh nghiệp có số phí sử dụng đường bộ phải nộp từ 30 triệu đồng/tháng trở lên được thực hiện nộp phí theo tháng. Doanh nghiệp có văn bản (lần đầu hoặc khi phát sinh tăng, giảm phương tiện) gửi đơn vị đăng kiểm và thực hiện nộp phí đối với các phương tiện của mình. + Hàng tháng, trước ngày 01 của tháng tiếp theo, doanh nghiệp phải đến đơn vị đăng kiểm (đã đăng ký nộp phí theo tháng) nộp phí sử dụng đường bộ cho tháng tiếp theo. Khi thu phí, tổ chức thu phí cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng thời gian nộp phí. Xem thêm Nghị định 90/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/2/2024. Xem thêm bài viết liên quan: Chính sách mới về Lao động - Bảo hiểm, Quân đội, GTVT có hiệu lực từ tháng 02/2024 2. Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu mặt hàng muối, trứng gia cầm năm 2024 Ngày 22/12/2023 Bộ trưởng Bộ Công thương đã ban hành Thông tư 37/2023/TT-BCT quy định về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu với mặt hàng muối và trứng gia cầm năm 2024. Theo đó, lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu mặt hàng muối, trứng gia cầm năm 2024 như sau: (1) Đối tượng phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu mặt hàng muối, trứng gia cầm năm 2024 - Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu mặt hàng muối được phân giao cho thương nhân trực tiếp sử dụng làm nguyên liệu sản xuất thuốc, sản phẩm y tế và làm nguyên liệu sản xuất hóa chất. - Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu mặt hàng trứng gia cầm được phân giao cho thương nhân có nhu cầu nhập khẩu. (2) Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối, trứng gia cầm năm 2024 - Lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu với trứng gia cầm (Trứng thương phẩm không có phôi) là 68.670 tá như sau: + Trứng gà có 2 mã hàng hóa là 0407.21.00 và 0407.90.10 + Trứng vịt, ngan có 2 mã hàng hóa là 0407.29.10 và 0407.90.20 + Trứng loại khác có 2 mã hàng hóa là 0407.29.90 và 0407.90.90 - Lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu với muối và natri clorua tinh khiết, có hoặc không ở trong dung dịch nước hoặc có chứa chất chống đóng bánh hoặc chất làm tăng độ chẩy; nước biển là 88.000 tấn. Lưu ý: Muối sẽ bao gồm cả muối ăn và muối đã bị làm biến tính. Xem thêm Thông tư 37/2023/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 06/02/2024. 3. Quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật đối với xe chở tiền của ngân hàng Thống đốc NHNNVN ban hành Thông tư 23/2023/TT-NHNN ngày 29/12/2023, quy định tiêu chuẩn kỹ thuật kho tiền và xe chở tiền của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo đó, tiêu chuẩn đối với xe chở tiền của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quy định như sau: - Xe ô tô chở tiền có khoang chở tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá; được trang bị thiết bị chữa cháy, thiết bị định vị giám sát hành trình (nếu có) và có chỗ cho lực lượng áp tải, bảo vệ. - Khoang chở tiền phải đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật sau: + Đối với xe tải: Được đóng thùng kín, có 3 lớp. Lớp ngoài và lớp trong bằng thép chống gỉ hoặc thép được xử lý chống gỉ dày tối thiểu 1mm (đối với lớp ngoài) và tối thiểu 2mm (đối với lớp trong); lớp giữa là vật liệu chống cháy. Cửa khoang chở tiền có 01 lớp cánh; + Đối với các loại xe còn lại: Được đóng thùng kín, có 3 lớp (không tính lớp vỏ xe theo nguyên gốc của nhà sản xuất). Lớp ngoài và lớp trong bằng thép chống gỉ hoặc thép được xử lý chống gỉ dày tối thiểu 1mm (đối với lớp ngoài) và tối thiểu 2mm (đối với lớp trong); lớp giữa là vật liệu chống cháy. Cửa khoang chở tiền có 02 lớp cánh, trong đó lớp cánh ngoài sử dụng cửa xe theo nguyên gốc của nhà sản xuất. Trường hợp khoang chở tiền thiết kế ô cửa sổ nhìn sang buồng lái thì kết cấu ô cửa có hai lớp: lớp trong chắn song thép đứng ɸ12, cách đều nhau không quá 60mm; lớp ngoài vật liệu trong suốt và lưới thép; + Lớp cửa khoang chở tiền có bản lề, then và khóa chắc chắn (khóa nhíp hoặc khóa số cơ, khóa số điện tử), kích thước thuận tiện cho việc bốc xếp; + Khoang chở tiền được trang bị đèn chiếu sáng, thiết bị báo động chống đột nhập, thiết bị báo cháy, camera (nếu có). Thông tư 23/2023/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 12/02/2024. 4. Quy trình giám sát kiểm đếm tiền in, đúc hỏng của NHNN Ngày 28/2/2023 NHNN Việt Nam đã ban hành Thông tư 19/2023/TT-NHNN quy định về giám sát tiêu hủy tiền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. (1) Quy trình giám sát kiểm đếm tiền in, đúc hỏng - Giám sát việc giao, nhận tiền in, đúc hỏng hàng ngày tại Tổ kiểm đếm tiền theo quy định về tiêu hủy tiền in, đúc hỏng của Ngân hàng Nhà nước. - Giám sát việc thực hiện các quy định, quy trình về kiểm đếm tiền in, đúc hỏng. Giám sát và xác nhận đối với các trường hợp thừa, thiếu, nhầm lẫn được phát hiện trong khâu kiểm đếm tiền. - Cuối ngày, Tổ trưởng (hoặc Tổ phó) Tổ giám sát kiểm đếm xác nhận kết quả kiểm đếm tiền in, đúc hỏng trên biên bản do Hội đồng tiêu huỷ lập. Số tiền in, đúc hỏng chưa kiểm đếm hết hoặc đã kiểm đếm nhưng chưa giao Tổ cắt hủy thì phải được niêm phong có đủ chữ ký của Tổ trưởng (hoặc Tổ phó) Tổ giám sát kiểm đếm và Tổ trưởng (hoặc Tổ phó) Tổ kiểm đếm tiền và gửi lại kho của Hội đồng tiêu huỷ. - Trong quá trình giám sát, công chức giám sát có quyền yêu cầu kiểm đếm lại đối với số tiền in, đúc hỏng đã kiểm đếm trong ngày để đảm bảo tính chính xác của các bó (hoặc gói, thùng) tiền đã được kiểm đếm. (2) Giám sát cắt hủy (dập hủy định dạng hoặc nung chảy) tiền in, đúc hỏng - Giám sát việc giao, nhận tiền in, đúc hỏng từ kho của Hội đồng tiêu hủy, Tổ kiểm đếm đến Tổ cắt hủy và ngược lại. - Giám sát việc xử lý đối với trường hợp có nghi vấn thừa, thiếu, nhầm lẫn trong công đoạn cắt hủy theo quy định về tiêu hủy tiền in, đúc hỏng của Ngân hàng Nhà nước. - Giám sát việc thực hiện cắt hủy (dập hủy định dạng hoặc nung chảy) hoàn toàn tiền in, đúc hỏng thành phế liệu, đảm bảo phế liệu tiêu hủy không thể khôi phục như trạng thái ban đầu dưới bất kỳ hình thức nào. - Cuối ngày, Tổ trưởng (hoặc Tổ phó) Tổ giám sát cắt hủy xác nhận số tiền in, đúc hỏng đã cắt hủy (dập hủy định dạng hoặc nung chảy) thực tế trên biên bản do Hội đồng tiêu hủy lập. Số tiền in, đúc hỏng đã giao Tổ cắt hủy nhưng không cắt hủy (dập hủy định dạng hoặc nung chảy) hết trong ngày, được niêm phong, có đủ chữ ký của Tổ trưởng (hoặc Tổ phó) Tổ giám sát cắt hủy tiền và Tổ trưởng (hoặc Tổ phó) Tổ cắt hủy tiền và gửi lại kho của Hội đồng tiêu huỷ. Xem thêm Thông tư 19/2023/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 11/02/2024. 5. 04 loại hình kiểm tra của đăng kiểm đối với tàu quân sự Ngày 12/01/2024 Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư 02/2024/TT-BQP về công tác đăng kiểm tàu quân sự. Trong đó, quy định rõ những nguyên tắc, các loại hình kiểm tra và hồ sơ đăng kiểm tàu quân sự. Cụ thể, các loại hình kiểm tra của đăng kiểm đối với tàu quân sự được quy định như sau: - Các loại hình kiểm tra của đăng kiểm đối với tàu quân sự bao gồm: + Kiểm tra lần đầu, bao gồm: Kiểm tra, giám sát kỹ thuật tàu đóng mới; tàu tiếp nhận, mua sắm, nhập khẩu hoặc thay đổi tổ chức đăng kiểm; + Kiểm tra chu kỳ, bao gồm: Kiểm tra hằng năm; kiểm tra trên đà; kiểm tra định kỳ đối với tàu quân sự đang khai thác sử dụng; + Kiểm tra bất thường; + Kiểm tra hoán cải, hiện đại hóa, sửa chữa. - Nội dung và thời hạn các loại hình kiểm tra của đăng kiểm tàu quân sự được thực hiện theo quy định tại hệ thống các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định của Bộ Quốc phòng. Những yêu cầu cụ thể của từng đợt kiểm tra sẽ được điều chỉnh phù hợp với từng chủng loại tàu, trạng thái kỹ thuật thực tế, vùng hoạt động, tuổi thọ của tàu, kết quả của các đợt kiểm tra trước và kế hoạch sử dụng tàu của đơn vị. Xem thêm bài viết liên quan: Chính sách mới về Lao động - Bảo hiểm, Quân đội, GTVT có hiệu lực từ tháng 02/2024
09 trường hợp độ xe vẫn được chấp nhận đăng kiểm từ ngày 15/02/2024
Mới đây Thông tư 43/2023/TT-BGTVT được Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành ngày 29/12/2023 sửa đổi Thông tư 85/2014/TT-BGTVT quy định về cải tạo phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, Thông tư 42/2018/TT-BGTVT và Thông tư 16/2022/TT-BGTVT. Theo đó, Thông tư 43/2023/TT-BGTVT đã bổ sung thêm 09 trường hợp độ xe ô tô vẫn được chấp thuận đăng kiểm từ ngày 15/02/2024 như sau: 1. 09 trường hợp độ xe ô tô nhưng không được coi là cải tạo Cụ thể, Thông tư 43/2023/TT-BGTVT bổ sung Điều 4a vào Thông tư 85/2014/TT-BGTVT quy định các trường hợp xe cơ giới có sự thay đổi nhưng không được coi là cải tạo, bao gồm: - Thay đổi cửa lên xuống khoang hành khách (không bao gồm thay đổi vị trí và kích thước cửa); - Thay đổi một số kết cấu thùng chở hàng như: bịt kín hoặc thay đổi kết cấu cánh cửa thùng hàng; thay thế tôn bọc dạng phẳng thành dạng sóng hoặc ngược lại; bọc thêm tôn phần khung mui của xe mui phủ không làm tăng chiều cao thành thùng hàng (Hc) quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 42/2014/TT- BGTVT ; lắp thêm hoặc tháo bỏ nắp chắn bụi cho thùng chở hàng của xe ô tô tải tự đổ; - Lắp, thay thế hoặc tháo bỏ nắp che khoang chở hàng, hành lý của xe ô tô PICKUP nhưng không làm thay đổi kích thước lòng thùng hàng và kích thước bao của xe; - Lắp đặt thêm đèn sương mù dạng rời; - Thay thế cụm đèn chiếu sáng phía trước bằng cụm đèn đã được chứng nhận hoặc công bố hợp quy theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đặc tính quang học đèn chiếu sáng phía trước của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, QCVN 35:2017/BGTVT mà không cần phải gia công thay đổi kết cấu của xe để đảm bảo việc lắp đặt; - Thay thế bóng đèn thuộc cụm đèn chiếu sáng phía trước bằng bóng đèn loại khác có công suất tiêu thụ điện tương đương mà không cần phải can thiệp, thay đổi kết cấu của cụm đèn; - Thay đổi các chi tiết, bộ phận thân vỏ là tùy chọn của nhà sản xuất xe nhưng không làm thay đổi kích thước bao ngoài của xe, trừ các trường hợp quy định tại Điều 6 Thông tư 85/2014/TT-BGTVT . Việc lắp đặt thực hiện theo khuyến cáo của nhà sản xuất xe hoặc đại diện được ủy quyền hợp pháp của nhà sản xuất xe; - Thay đổi về kiểu dáng một số chi tiết của phần thân vỏ xe như: lưới tản nhiệt trước xe, cánh lướt gió; - Lắp đặt thêm mui gió trên nóc ca bin ô tô tải, bậc bước chân lên xuống, trang trí ống xả, đai trang trí bảo hiểm đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu mà không làm thay đổi kích thước bao ngoài của xe. Việc thay đổi của các xe cơ giới theo các trường hợp trên mà không làm thay đổi kiểu loại xe quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư 43/2023/TT-BGTVT và đáp ứng yêu cầu về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng thì được kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ để được cấp Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định. 2. Miễn lập hồ sơ thiết kế đối với độ xe Thông tư 43/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư 85/2014/TT-BGTVT quy định về việc độ xe ô tô trong các trường hợp sau được miễn lập hồ sơ thiết kế: - Xe ô tô tập lái, sát hạch lắp đặt hoặc tháo bỏ bàn đạp phanh phụ bằng cách liên kết với bàn đạp phanh chính thông qua một thanh đòn dẫn động cơ khí. - Lắp thêm hoặc tháo bỏ các nắp chắn bụi cho thùng xe của xe ô tô tải tự đổ nhưng không làm thay đổi kích thước lòng thùng xe. - Lắp, thay thế hoặc tháo bỏ nắp che khoang chở hàng, hành lý của xe ô tô PICKUP làm thay đổi kích thước lòng thùng hàng nhưng không làm thay đổi kích thước bao của xe. (Điểm mới) - Xe ô tô tải tự đổ và xe ô tô xi téc nhập khẩu, sản xuất lắp ráp, cải tạo trước ngày 01 tháng 11 năm 2014 có nhu cầu tự nguyện cắt giảm thể tích thùng hàng, xi téc để phù hợp quy định tại Thông tư 42/2014/TT-BGTVT. - Tháo bỏ hệ thống cung cấp nhiên liệu sử dụng khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) hoặc khí thiên nhiên nén (CNG) cho động cơ của xe đối với xe cơ giới đã cải tạo lắp đặt thêm hệ thống cung cấp nhiên liệu (LPG, CNG) trở về chỉ sử dụng hệ thống cung cấp nhiên liệu của xe cơ giới trước khi cải tạo hệ thống cung cấp nhiên liệu. (Điểm mới) - Cải tạo thay đổi vị trí các trục, cụm trục, chốt kéo đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2015 đối với sơ mi rơ moóc tải (trừ sơ mi rơ moóc tải tự đổ) và sơ mi rơ moóc chở công-ten-nơ có khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông nhỏ hơn khối lượng toàn bộ theo thiết kế. - Cải tạo theo thiết kế mẫu do Cục Đăng kiểm Việt Nam công bố. - Lắp, thay thế hoặc tháo bỏ giá nóc của ô tô con tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất mà không làm thay đổi chiều rộng toàn bộ của xe. (Điểm mới) - Lắp, thay thế hoặc tháo bỏ mui gió trên nóc ca bin ô tô đầu kéo. (Điểm mới) - Lắp, thay thế hoặc tháo bỏ bơm, thùng dầu và hệ thống đường ống thủy lực của xe đầu kéo để dẫn động cho hệ thống nâng hạ thùng hàng của sơ mi rơ moóc tải tự đổ. (Điểm mới) - Thay đổi bố trí chỗ ngồi hành khách hoặc cửa xếp dỡ hàng hóa của thùng hàng hoặc vật liệu bọc, lót thùng hàng. (Điểm mới) - Ô tô tải lắp thêm hoặc thay thế thiết bị nâng hạ hàng hóa của thùng hàng đã có giấy chứng nhận an toàn của Cơ quan có thẩm quyền hoặc tháo bỏ thiết bị này. (Điểm mới) 3. Bổ sung trách nhiệm của chủ phương tiện độ xe Bổ sung Điều 14a Thông tư 85/2014/TT-BGTVT về trách nhiệm của chủ phương tiện thực hiện như sau: - Sử dụng các tài liệu quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 14b để thực hiện việc thi công và nghiệm thu xe cơ giới cải tạo theo quy định tại Thông tư này. - Tham gia với đơn vị đăng kiểm trong quá trình nghiệm thu bao gồm cả việc chuẩn bị phương tiện và người điều khiển phương tiện. - Sử dụng phương tiện theo đúng mục đích cải tạo xe cơ giới. Thông tư 43/2023/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 15/02/2024.
Hướng dẫn tập huấn lý thuyết, thực hành nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới
Đây là nội dung được quy định tại Thông tư 44/2023/TT-BGTVT ban hành ngày 29/12/2023 hướng dẫn thực hiện Nghị định 139/2018/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới và Nghị định 30/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 139/2018/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới. (1) Tập huấn lý thuyết nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới - Học viên được tập huấn lý thuyết nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới bao gồm các nội dung sau: + Lịch sử hình thành, xây dựng và phát triển hệ thống kiểm định xe cơ giới; đạo đức nghề nghiệp; kỹ năng giao tiếp; quy định pháp luật về đo lường; quy định về trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động kiểm định ; cung ứng dịch vụ công lĩnh vực đăng kiểm; quy định về vi phạm và xử lý vi phạm trong lĩnh vực kiểm định; + Các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, hướng dẫn nghiệp vụ liên quan đến công tác kiểm định; quy định về cải tạo xe cơ giới; + Phương pháp kiểm tra xe cơ giới theo quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; + Sử dụng hệ thống chương trình phần mềm liên quan đến hoạt động kiểm định xe cơ giới; + Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, bảo dưỡng kỹ thuật thiết bị kiểm định. - Sau khi kết thúc khóa tập huấn, Cục Đăng kiểm Việt Nam tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả tập huấn lý thuyết nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới và công bố các học viên đạt yêu cầu trên Trang thông tin điện tử của Cục Đăng kiểm Việt Nam. Trường hợp không đạt thì học viên được kiểm tra lại 01 lần trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày thông báo kết quả. (2) Thực tập kiểm định xe cơ giới tại đơn vị đăng kiểm - Trong thời gian không quá 30 ngày kể từ ngày được Cục Đăng kiểm Việt Nam công bố đạt yêu cầu về tập huấn lý thuyết nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới, học viên liên hệ và tiến hành thực tập kiểm định xe cơ giới tại đơn vị đăng kiểm. Học viên có trách nhiệm thông báo tới Cục Đăng kiểm Việt Nam về thời gian bắt đầu thực tập, đơn vị thực tập (kể cả trường hợp khi có sự thay đổi đơn vị thực tập) theo mẫu văn bản quy định tại Phụ lục Id ban hành kèm theo Thông tư này. - Trong thời gian thực tập, học viên thực hành các nội dung sau: + Sử dụng hệ thống chương trình, phần mềm tại đơn vị đăng kiểm bao gồm: tra cứu dữ liệu phương tiện; phần mềm quản lý kiểm định; phần mềm cảnh báo xe cơ giới; chương trình kiểm tra đánh giá và chương trình điều khiển thiết bị; + Thực hành các công đoạn kiểm tra, đánh giá phương tiện trên dây chuyền kiểm định theo quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. - Lãnh đạo đơn vị đăng kiểm phân công đăng kiểm viên xe cơ giới có kinh nghiệm tối thiểu 36 tháng để thực hiện việc hướng dẫn thực tập và chịu trách nhiệm về nội dung thực tập của học viên tại đơn vị đăng kiểm với số lượng xe thực tập đạt yêu cầu như sau: + Đối với thời gian thực tập 12 tháng: tối thiểu 400 xe/mỗi công đoạn của nhiều loại xe khác nhau (có thể thực tập nhiều công đoạn trên một xe), trong đó mỗi công đoạn thực tập tối thiểu 100 xe tải, 100 xe khách. Riêng việc lập hồ sơ phương tiện phải được thực hiện tối thiểu đối với 400 xe; + Đối với thời gian thực tập 06 tháng: tối thiểu 200 xe/mỗi công đoạn của nhiều loại xe khác nhau (có thể thực tập nhiều công đoạn trên một xe), trong đó mỗi công đoạn thực tập tối thiểu 50 xe tải, 50 xe khách. Riêng việc lập hồ sơ phương tiện phải được thực hiện tối thiểu đối với 200 xe; + Đối với thời gian thực tập 03 tháng: tối thiểu 100 xe/mỗi công đoạn của nhiều loại xe khác nhau (có thể thực tập nhiều công đoạn trên một xe), trong đó mỗi công đoạn thực tập tối thiểu 25 xe tải, 25 xe khách. Riêng việc lập hồ sơ phương tiện phải được thực hiện tối thiểu đối với 100 xe. - Các công đoạn kiểm tra phương tiện trên dây chuyền kiểm định bao gồm: + Công đoạn 1: kiểm tra nhận dạng, tổng quát; + Công đoạn 2: kiểm tra phần trên của phương tiện; + Công đoạn 3: kiểm tra hiệu quả phanh và trượt ngang; + Công đoạn 4: kiểm tra môi trường; + Công đoạn 5: kiểm tra phần dưới của phương tiện. - Học viên phải lập Báo cáo kết quả thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới theo mẫu quy định tại Phụ lục Ia ban hành kèm theo Thông tư này. Đơn vị đăng kiểm hướng dẫn thực tập căn cứ báo cáo thực tập để lập văn bản xác nhận thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới theo mẫu quy định tại Phụ lục Ib ban hành kèm theo Thông tư này. (3) Tập huấn nhân viên nghiệp vụ trong đăng kiểm Cục Đăng kiểm Việt Nam tổ chức thực hiện việc tập huấn và kiểm tra, đánh giá đối với nhân viên nghiệp vụ theo các nội dung sau: - Tập huấn lý thuyết + Lịch sử hình thành, xây dựng và phát triển hệ thống kiểm định xe cơ giới; đạo đức nghề nghiệp; kỹ năng giao tiếp; quy định về trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động kiểm định; cung ứng dịch vụ công lĩnh vực đăng kiểm; quy định về vi phạm và xử lý vi phạm trong lĩnh vực kiểm định; + Các quy định, hướng dẫn nghiệp vụ; yêu cầu về hồ sơ kiểm định, hồ sơ phương tiện; trình tự thực hiện kiểm định; phân loại phương tiện; giá, phí và lệ phí kiểm định; quản lý hồ sơ, báo cáo, truyền dữ liệu theo yêu cầu của cơ quan chức năng. - Hướng dẫn thực hành: hướng dẫn sử dụng các chương trình, phần mềm nghiệp vụ. - Sau khi kết thúc khóa tập huấn, Cục Đăng kiểm Việt Nam tổ chức kiểm tra, đánh giá và thực hiện công bố các cá nhân đạt yêu cầu trên Trang thông tin điện tử của Cục Đăng kiểm Việt Nam. Trường hợp không đạt thì được kiểm tra lại 01 lần trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày thông báo kết quả. Xem thêm Thông tư 44/2023/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 15/2/2024.
Thông tư 43/2023/TT-BGTVT: Thay đổi quy định về cải tạo xe ô tô từ ngày 15/2/2024
Ngày 29/12/2023 Bộ trưởng Bộ GTVT đã ban hành Thông tư 43/2023/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 85/2014/TT-BGTVT quy định về cải tạo phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, Thông tư 42/2018/TT-BGTVT và Thông tư 16/2022/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Thông tư trong lĩnh vực đăng kiểm. Theo đó, Thông tư 43/2023/TT-BGTVT thay đổi yêu quy định về cải tạo phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ ngày 15/2/2024 như sau: (1) Thay đổi quy định khi cải tạo xe cơ giới từ ngày 15/2/2024 - Không cải tạo thùng xe của xe tải chưa qua sử dụng được nhập khẩu hoặc sản xuất, lắp ráp trong thời gian 06 tháng kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định lần đầu đến ngày nộp hồ sơ thiết kế (trừ trường hợp cải tạo thành xe tập lái, xe sát hạch lái xe; cải tạo lắp đặt thêm mui phủ của xe tải thùng hở). (So với hiện hành khoản 3 Điều 4 Thông tư 85/2014/TT-BGTVT quy định không cải tạo thùng xe của xe tải nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp mới, chưa qua sử dụng trong thời gian 06 tháng, kể từ ngày kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường lần đầu đến khi thẩm định thiết kế). - Không cải tạo các hệ thống phanh, hệ thống treo và hệ thống lái của xe cơ giới, trừ các trường hợp sau: + Cải tạo lắp đặt hoặc tháo bỏ bàn đạp phanh phụ trên xe tập lái, xe sát hạch lái xe; + Cải tạo để cung cấp năng lượng và điều khiển hệ thống phanh của rơ moóc, sơ mi rơ moóc; + Cải tạo đối với xe cơ giới tay lái nghịch; + Cải tạo các cơ cấu điều khiển và ghế ngồi phù hợp với chức năng vận động của người khuyết tật điều khiển xe; + Cải tạo theo đề nghị của nhà sản xuất xe (có văn bản xác nhận của nhà sản xuất xe hoặc đại diện được ủy quyền hợp pháp của nhà sản xuất xe nêu rõ nội dung đề nghị cải tạo kèm theo tài liệu hướng dẫn và danh sách các linh kiện, cụm linh kiện được sử dụng để thay thế) đối với một số trường hợp sau: Đối với hệ thống phanh: thay đổi một số linh kiện, cụm linh kiện của hệ thống phanh nhằm loại bỏ các nguy cơ tiềm ẩn về mất an toàn hoặc để nâng cao hiệu quả phanh; Đối với hệ thống lái: thay đổi một số linh kiện, cụm linh kiện của hệ thống lái nhằm loại bỏ các nguy cơ tiềm ẩn về mất an toàn hoặc để nâng cao tính tiện nghi và an toàn; Đối với hệ thống treo: thay đổi một số linh kiện, cụm linh kiện của hệ thống treo bằng cách lắp đặt các linh kiện, cụm linh kiện có khả năng chịu tải tương đương (không nhằm mục đích tăng khối lượng hàng chuyên chở) nhằm loại bỏ các nguy cơ tiềm ẩn về mất an toàn. - Không cải tạo lắp đặt giường nằm loại hai tầng lên xe chở người, trừ trường hợp ô tô trước cải tạo là ô tô khách có giường nằm hai tầng. (Hiện hành quy định không cải tạo lắp đặt giường nằm loại hai tầng lên xe chở người). - Không cải tạo thay đổi khoảng cách giữa các trục của xe cơ giới, trừ các trường hợp: cải tạo thành xe chuyên dùng, xe đầu kéo; cải tạo thu ngắn chiều dài cơ sở khi cải tạo trở lại thành xe cơ giới trước cải tạo lần đầu và cải tạo để giảm chiều dài toàn bộ, kích thước thùng xe của xe tự đổ, xe xi téc, xe tải phù hợp quy định tại Thông tư 42/2014/TT-BGTVT quy định về thùng xe của xe tự đổ, xe xi téc, xe tải tham gia giao thông đường bộ. - Khối lượng toàn bộ, khối lượng toàn bộ phân bố lên từng trục cho phép tham gia giao thông của xe cơ giới sau cải tạo phải bảo đảm không vượt quá giá trị khối lượng toàn bộ, khối lượng toàn bộ phân bố lên từng trục theo thiết kế của nhà sản xuất và quy định về giới hạn tải trọng trục xe và giới hạn tổng trọng lượng của xe. - Không sử dụng lại động cơ của xe cơ giới đã có thời gian sử dụng quá 15 năm tính từ năm sản xuất để thay thế hoặc cải tạo. Động cơ thay thế có công suất lớn nhất theo công bố của nhà sản xuất nằm trong khoảng từ 90% đến 120% so với công suất lớn nhất của động cơ được thay thế. - Cần cẩu, xi téc chở hàng nguy hiểm, xi téc chở khí nén, khí hóa lỏng khi lắp lên xe cơ giới cải tạo phải được kiểm tra, chứng nhận về tính năng, chất lượng, an toàn kỹ thuật bởi các tổ chức đã được chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động trong lĩnh vực giao thông vận tải theo quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số Điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động. - Không sử dụng lại động cơ của xe cơ giới đã có thời gian sử dụng quá 15 năm tính từ năm sản xuất để thay thế hoặc cải tạo. Động cơ thay thế có công suất lớn nhất theo công bố của nhà sản xuất nằm trong khoảng từ 90% đến 120% so với công suất lớn nhất của động cơ được thay thế. (2) Trường hợp xe cơ giới có sự thay đổi nhưng không được coi là cải tạo Bổ sung Điều 4a vào Thông tư 85/2014/TT-BGTVT quy định các trường hợp xe cơ giới có sự thay đổi nhưng không được coi là cải tạo, bao gồm: - Thay đổi cửa lên xuống khoang hành khách (không bao gồm thay đổi vị trí và kích thước cửa); - Thay đổi một số kết cấu thùng chở hàng như: bịt kín hoặc thay đổi kết cấu cánh cửa thùng hàng; thay thế tôn bọc dạng phẳng thành dạng sóng hoặc ngược lại; bọc thêm tôn phần khung mui của xe mui phủ không làm tăng chiều cao thành thùng hàng (Hc) quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 42/2014/TT- BGTVT; lắp thêm hoặc tháo bỏ nắp chắn bụi cho thùng chở hàng của xe ô tô tải tự đổ; - Lắp, thay thế hoặc tháo bỏ nắp che khoang chở hàng, hành lý của xe ô tô PICKUP nhưng không làm thay đổi kích thước lòng thùng hàng và kích thước bao của xe; - Lắp đặt thêm đèn sương mù dạng rời; - Thay thế cụm đèn chiếu sáng phía trước bằng cụm đèn đã được chứng nhận hoặc công bố hợp quy theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đặc tính quang học đèn chiếu sáng phía trước của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, QCVN 35:2017/BGTVT mà không cần phải gia công thay đổi kết cấu của xe để đảm bảo việc lắp đặt; - Thay thế bóng đèn thuộc cụm đèn chiếu sáng phía trước bằng bóng đèn loại khác có công suất tiêu thụ điện tương đương mà không cần phải can thiệp, thay đổi kết cấu của cụm đèn; - Thay đổi các chi tiết, bộ phận thân vỏ là tùy chọn của nhà sản xuất xe nhưng không làm thay đổi kích thước bao ngoài của xe, trừ các trường hợp quy định tại Điều 6 Thông tư 85/2014/TT-BGTVT. Việc lắp đặt thực hiện theo khuyến cáo của nhà sản xuất xe hoặc đại diện được ủy quyền hợp pháp của nhà sản xuất xe; - Thay đổi về kiểu dáng một số chi tiết của phần thân vỏ xe như: lưới tản nhiệt trước xe, cánh lướt gió; - Lắp đặt thêm mui gió trên nóc ca bin ô tô tải, bậc bước chân lên xuống, trang trí ống xả, đai trang trí bảo hiểm đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu mà không làm thay đổi kích thước bao ngoài của xe. Việc thay đổi của các xe cơ giới mà không làm thay đổi kiểu loại xe và đáp ứng yêu cầu về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng thì được kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ để được cấp Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định. (3) Thêm trách nhiệm của cơ sở cải tạo xe ô tô Bổ sung Điều 14c vào Thông tư 85/2014/TT-BGTVT về trách nhiệm của cơ sở cải tạo bao gồm: - Thực hiện cải tạo xe cơ giới theo đúng thiết kế đã được thẩm định, bảo đảm xe cơ giới sau cải tạo phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định tại Thông tư này. - Chịu trách nhiệm về nguồn gốc, chất lượng của các linh kiện, tổng thành, vật tư thi công cải tạo. - Chịu trách nhiệm về việc kiểm tra chất lượng xuất xưởng xe cơ giới cải tạo và lập Biên bản nghiệm thu xuất xưởng xe cơ giới cải tạo theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Thông tư này. - Chịu trách nhiệm về tính chính xác của các hồ sơ, tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Thông tư này để cung cấp cho chủ phương tiện thực hiện việc nộp hồ sơ nghiệm thu xe cơ giới cải tạo cho cơ quan nghiệm thu. - Sử dụng kết quả cân khối lượng phương tiện phân bố trên từng trục của đơn vị có chức năng cân khối lượng theo quy định về pháp luật đo lường hoặc do cơ sở cải tạo tự trang bị thiết bị cân đáp ứng quy định về pháp luật đo lường. Xem thêm Thông tư 43/2023/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 15/02/2024.
Miễn phí sử dụng đường bộ cho một số loại xe ô tô từ ngày 01/02/2024
Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 90/2023/NĐ-CP quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ; có hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2024. Theo đó, Nghị định 90/2023/NĐ-CP quy định đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ gồm: Các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đã đăng ký (có giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe), kiểm định để lưu hành (được cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường), bao gồm: Xe ô tô, xe đầu kéo và các loại xe tương tự (gọi chung là ô tô). (1) Các trường hợp không chịu phí sử dụng đường bộ Nghị định quy định rõ các xe ô tô ở trên không chịu phí sử dụng đường bộ trong các trường hợp sau: - Bị hủy hoại do tai nạn hoặc thiên tai. - Bị tịch thu hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe. - Bị tai nạn đến mức không thể tiếp tục lưu hành phải sửa chữa từ 30 ngày trở lên. - Xe kinh doanh vận tải thuộc doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã kinh doanh vận tải (doanh nghiệp) tạm dừng lưu hành liên tục từ 30 ngày trở lên. - Xe của doanh nghiệp không tham gia giao thông, không sử dụng đường thuộc hệ thống giao thông đường bộ (chỉ được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và không cấp Tem kiểm định theo quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của Bộ Giao thông vận tải) hoặc xe đang tham gia giao thông, sử dụng đường thuộc hệ thống giao thông đường bộ (đã được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và cấp Tem kiểm định theo quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của Bộ Giao thông vận tải) chuyển sang không tham gia giao thông, không sử dụng đường thuộc hệ thống giao thông, chỉ sử dụng trong phạm vi: Trung tâm sát hạch lái xe; nhà ga; cảng; khu khai thác khoáng sản; khu nuôi trồng, sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản; công trường xây dựng (giao thông, thủy lợi, năng lượng). - Xe đăng ký, đăng kiểm tại Việt Nam nhưng hoạt động tại nước ngoài liên tục từ 30 ngày trở lên. - Xe bị mất trộm trong thời gian từ 30 ngày trở lên. Các trường hợp trên không chịu phí sử dụng đường bộ nếu có đủ hồ sơ đáp ứng các quy định tại Điều 8 Nghị định 90/2023/NĐ-CP. Trường hợp xe ô tô đó đã được nộp phí sử dụng đường bộ, chủ phương tiện sẽ được trả lại số phí đã nộp hoặc được trừ vào số phí phải nộp của kỳ sau tương ứng với thời gian không sử dụng đường bộ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 90/2023/NĐ-CP. (2) Các trường hợp được miễn phí sử dụng đường bộ Nghị định này cũng quy định miễn phí sử dụng đường bộ đối với người nộp phí cho các loại xe ô tô sau: 1- Xe cứu thương. 2- Xe chữa cháy. 3- Xe chuyên dùng phục vụ tang lễ, gồm: - Xe có kết cấu chuyên dùng phục vụ tang lễ (bao gồm: xe tang, xe tải lạnh dùng để lưu xác và chở xác). - Các xe liên quan phục vụ tang lễ (bao gồm: xe chở khách đi cùng xe tang, xe tải chở hoa, xe rước ảnh) là xe chỉ sử dụng cho hoạt động tang lễ có giấy chứng nhận đăng ký xe mang tên đơn vị phục vụ tang lễ. Đơn vị phục vụ tang lễ có văn bản cam kết các loại xe này chỉ sử dụng cho hoạt động tang lễ gửi đơn vị đăng kiểm khi kiểm định xe (trong đó nêu cụ thể số lượng xe, biển số xe theo từng loại). 4- Xe chuyên dùng phục vụ quốc phòng bao gồm các xe mang biển số: Nền màu đỏ, chữ và số màu trắng dập chìm có gắn các thiết bị chuyên dụng cho quốc phòng (bao gồm: xe xi téc, xe cần cẩu, xe chở lực lượng vũ trang hành quân được hiểu là xe ô tô chở người có từ 12 chỗ ngồi trở lên, xe vận tải có mui che và được lắp đặt ghế ngồi trong thùng xe, xe kiểm soát, xe kiểm tra quân sự, xe chuyên dùng chở phạm nhân, xe cứu hộ, cứu nạn, xe thông tin vệ tinh và các xe ô tô đặc chủng khác phục vụ quốc phòng). 5- Xe chuyên dùng của các đơn vị thuộc hệ thống tổ chức của lực lượng Công an nhân dân bao gồm: - Xe cảnh sát giao thông có in dòng chữ: "CẢNH SÁT GIAO THÔNG" ở hai bên thân xe. - Xe cảnh sát 113 có in dòng chữ: "CẢNH SÁT 113" ở hai bên thân xe. - Xe cảnh sát cơ động có in dòng chữ "CẢNH SÁT CƠ ĐỘNG" ở hai bên thân xe. - Xe vận tải có lắp ghế ngồi trong thùng xe của lực lượng Công an nhân dân làm nhiệm vụ. - Xe chở phạm nhân, xe cứu hộ, cứu nạn và các xe chuyên dùng khác của lực lượng Công an nhân dân. - Xe đặc chủng (xe thông tin vệ tinh, xe chống đạn, xe phòng chống khủng bố, chống bạo loạn và các xe đặc chủng khác của lực lượng Công an nhân dân). (3) Mức thu phí đường bộ mới áp dụng từ 01/02/2024 Trong đó, mức thu phí đường bộ mới áp dụng từ 1/2/2024 sẽ thực hiện theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 90/2023/NĐ-CP. Xem và tải Phụ lục I https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/12/26/phu-luc-1.docx Trường hợp số tiền phí phải nộp là số tiền lẻ thì tổ chức thu phí tính trong số theo nguyên tắc số phí tiền lẻ dưới 500 đồng tính làm tròn xuống, số tiền phí lẻ từ 500 đồng trở lên đến dưới 1.000 đồng thì tính trong lên 1.000 đồng. Tổ chức thu phí sử dụng đường bộ là Cục Đường bộ Việt Nam nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách trung ương. Nguồn chi phí trang trải cho việc thực hiện công việc thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu phí theo quy định. Trường hợp tổ chức thu phí thuộc diện được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 82/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 120/2016/NĐ-CP được trích để lại một phẩy hai phần trăm (1,2%) số tiền phí thực thu để trang trải chi phí quản lý hoạt động thu phí sử dụng đường bộ theo quy định. Số tiền còn lại, tổ chức thu phí phải nộp vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách của tổ chức thu phí mở tại Kho bạc Nhà nước trong thời hạn tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày thu phí. Xem chi tiết tại Nghị định 90/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2024.
Tháo gỡ vướng mắc trong công tác đăng kiểm phương tiện thủy khai thác cát, sỏi
Ngày 25/12/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ban hành Công văn 10047/VPCP-CN chỉ đạo các Bộ ngành liên quan và các địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác đăng kiểm phương tiện thủy có gắn máy móc, thiết bị hút cát, sỏi. Theo đó, Công văn 10047/VPCP-CN nêu rõ, xét đề nghị của Bộ Giao thông vận tải và ý kiến của Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác đăng kiểm phương tiện thủy có gắn máy móc, thiết bị hút cát, sỏi, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà có ý kiến như sau: Bộ Giao thông vận tải căn cứ quy định pháp luật và ý kiến của Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, hướng dẫn, tổ chức thực hiện đăng kiểm các phương tiện thủy có gắn máy móc, thiết bị hút cát, sỏi theo đúng quy định pháp luật. Trường hợp cần thiết tăng cường quản lý, giám sát phương tiện thủy có gắn máy móc, thiết bị hút cát, sỏi phục vụ thi công nạo vét luồng, khai thác cát, sỏi, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát quy định pháp luật để sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Cụ thể, các Bộ Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Công an và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai có hiệu quả công tác kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác, vận chuyển, tập kết kinh doanh cát, sỏi; tăng cường công tác tuần tra, giám sát, tập trung vào các địa bàn giáp ranh, nhất là vào ban đêm, ngày nghỉ nhằm chủ động phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến khai thác cát, sỏi. Đồng thời, có biện pháp quản lý chặt chẽ, đảm bảo các phương tiện thủy có gắn máy móc, thiết bị hút cát, sỏi chỉ được phép hoạt động trong phạm vi dự án, mỏ cát đã cấp phép. Chia sẻ thông tin, dữ liệu về các dự án, mỏ cát được cấp phép khai thác, nạo vét cát, sỏi trên đường thủy; các phương tiện thủy có gắn máy móc, thiết bị hút cát, sỏi cho các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, trong đó có Bộ Công an. Cùng với đó là tăng cường công tác kiểm tra, bảo đảm thực hiện nghiêm quy định lắp đặt, quản lý, vận hành thiết bị giám sát hành trình và lưu trữ dữ liệu, thông tin về vị trí, hành trình di chuyển của phương tiện, thiết bị sử dụng để khai thác, vận chuyển cát, sỏi theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 9 Nghị định 23/2020/NĐ-CP ngày 24/02/2020 của Chính phủ quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông. Theo Chính phủ
Cách gia hạn đăng kiểm online và mốc thời gian gia hạn đăng kiểm
Đăng kiểm xe ô tô là quy định bắt buộc kiểm định độ an toàn của xe theo định kỳ. Tuy nhiên, để giảm tải số lượng đăng kiểm xe trực tiếp người dân có thể lựa chọn đăng kiểm online, vậy cách gia hạn đăng kiểm trên mạng được thực hiện ra sao? 1. Hướng dẫn cách gia hạn đăng kiểm online Các bước cách tra cứu xác nhận thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận và tem kiểm định như sau: Bước 1: Truy cập trang web Cục Đăng kiểm Việt Nam http://www.vr.org.vn/, vào mục "Tra Cứu Gia Hạn Kiểm Định", sẽ xuất hiện trang web: https://giahanxcg.vr.org.vn. Bước 2: Nhập các thông tin sau: Biển đăng ký, Số Seri giấy chứng nhận kiểm định, mã xác thực sau đó bấm phím "Tra cứu". Trường hợp giấy chứng nhận được cấp thuộc diện được gia hạn sẽ hiện kết quả trên màn hình. Chủ xe bấm đường link chứa Bản xác nhận thông tin kiểm định. Chủ xe bấm vào đường link để xem và in Giấy xác nhận ra để sử dụng khi tham gia giao thông. Bước 3: Chủ xe bấm đường link chứa Bản xác nhận thông tin kiểm định. Chủ xe bấm vào đường link để xem và in Giấy xác nhận ra để sử dụng khi tham gia giao thông. Tải mẫu Giấy xác nhận ra để sử dụng khi tham gia giao thông. 2. Chu kỳ gia hạn đăng kiểm các loại xe ô tô của chủ xe Theo Thông tư 08/2023/TT-BGTVT quy định rõ trách nhiệm của chủ xe trong khoảng thời gian giữa hai chu kỳ kiểm định nhằm nâng cao chất lượng phương tiện, đảm bảo an toàn giao thông. TT Loại phương tiện Chu kỳ (tháng) Chu kỳ đầu Chu kỳ định kỳ 1. Ô tô chở người đến 09 chỗ không kinh doanh vận tải 1.1 Thời gian sản xuất đến 07 năm 36 24 1.2 Thời gian sản xuất trên 07 năm đến 20 năm 12 1.3 Thời gian sản xuất trên 20 năm 06 2. Ô tô chở người các loại đến 09 chỗ có kinh doanh vận tải 2.1 Thời gian sản xuất đến 05 năm 24 12 2.2 Thời gian sản xuất trên 05 năm 06 2.3 Có cải tạo 12 06 3. Ô tô chở người các loại trên 09 chỗ và ô tô chở người chuyên dùng 3.1 Thời gian sản xuất đến 05 năm 24 12 3.2 Thời gian sản xuất trên 05 năm 06 3.3 Có cải tạo 12 06 4. Ô tô tải các loại, ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo, rơ moóc, sơmi rơ moóc 4.1 Ô tô tải các loại, ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo có thời gian sản xuất đến 07 năm; rơ moóc, sơmi rơ moóc có thời gian sản xuất đến 12 năm 24 12 4.2 Ô tô tải các loại, ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo có thời gian sản xuất trên 07 năm; rơ moóc, sơmi rơ moóc có thời gian sản xuất trên 12 năm 06 4.3 Có cải tạo 12 06 5 Ô tô chở người các loại trên 09 chỗ đã sản xuất từ 15 năm trở lên (kể cả ô tô chở người trên 09 chỗ đã cải tạo thành ô tô chở người đến 09 chỗ). 03
Danh sách phạt nguội Hà Nội tháng 9/2024 do công an TP Hà Nội công bố
Danh sách 406 xe ô tô dính phạt nguội tháng 9/2024 tại Hà Nội do công an TP Hà Nội công bố như thế nào? Xe ô tô không đóng phạt nguội quá hạn bao nhiêu ngày sẽ bị cảnh báo đăng kiểm? Danh sách phạt nguội Hà Nội tháng 9/2024 do công an TP Hà Nội công bố Phòng CSGT Công an TP Hà Nội đã công bố danh sách 406 xe ô tô vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ từ ngày 01/9 đến ngày 30/9/2024 được ghi nhận qua camera giám sát. Cụ thể danh sách như sau: Xem toàn bộ Danh sách phạt nguội Hà Nội tháng 9/2024 do công an TP Hà Nội công bố: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/10/19/danh-sach-phat-nguoi-Ha-Noi.docx Xe ô tô bị phạt nguội có được đăng kiểm không? Theo khoản 12 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về thủ tục xử phạt đối với chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ, đường sắt như sau: Trường hợp quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm được ghi trong biên bản vi phạm hành chính hoặc văn bản thông báo của người có thẩm quyền xử phạt mà chủ phương tiện (xe ô tô, rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe máy chuyên dùng) vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết, thì người có thẩm quyền xử phạt gửi thông báo cho cơ quan đăng kiểm để đưa vào cảnh báo phương tiện liên quan đến vi phạm hành chính trên Chương trình Quản lý kiểm định. Khi phương tiện đến kiểm định, cơ quan đăng kiểm thông báo cho người đưa phương tiện đến kiểm định biết về việc vi phạm, thực hiện kiểm định theo quy định đối với phương tiện, cấp Giấy chứng nhận kiểm định và tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường có thời hạn hiệu lực là 15 ngày. Sau khi người vi phạm đã đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm theo quy định, người có thẩm quyền xử phạt phải gửi thông báo ngay cho cơ quan đăng kiểm biết để xóa cảnh báo phương tiện liên quan đến vi phạm hành chính trên Chương trình Quản lý kiểm định, thực hiện kiểm định, cấp Giấy chứng nhận kiểm định và tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành đối với phương tiện. Như vậy, trường hợp phương tiện đang có quyết định phạt nguội nhưng chủ xe ô tô chưa đóng phạt thì xe ô tô vẫn được thực hiện đăng kiểm theo quy định và được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên cũng cần lưu ý là Giấy chứng nhận kiểm định và tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong trường hợp này chỉ có hiệu lực trong vòng 15 ngày. Trong thời gian này thì chủ phương tiện phải thực hiện việc đóng phạt theo quy định và cơ quan đăng kiểm tiến hành đăng kiểm lại, cấp Giấy chứng nhận kiểm định và tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành đối với phương tiện. Xe ô tô không đóng phạt nguội quá hạn bao nhiêu ngày sẽ bị cảnh báo đăng kiểm? Khoản 2 Điều 4 Thông tư 15/2022/TT-BCA quy định như sau: - Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm hành chính thực hiện: Gửi thông báo (theo mẫu số 02/65/68) yêu cầu chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính đến trụ sở cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm hành chính hoặc đến trụ sở Công an cấp xã, Công an cấp huyện nơi cư trú, đóng trụ sở để giải quyết vụ việc vi phạm hành chính nếu việc đi lại gặp khó khăn và không có điều kiện trực tiếp đến trụ sở cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 135/2021/NĐ-CP. - Quá thời hạn 20 ngày kể từ ngày gửi thông báo vi phạm, chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính không đến trụ sở cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm để giải quyết vụ việc hoặc cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm chưa nhận được thông báo kết quả giải quyết, xử lý vụ việc của Công an cấp xã, Công an cấp huyện đã nhận kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm thực hiện: + Cập nhật thông tin của phương tiện giao thông vi phạm (loại phương tiện; biển số, màu biển số; thời gian, địa điểm vi phạm, hành vi vi phạm; đơn vị phát hiện vi phạm; đơn vị giải quyết vụ việc, số điện thoại liên hệ) lên Trang thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông để chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính biết, liên hệ giải quyết theo quy định; + Gửi thông báo cảnh báo phương tiện giao thông vi phạm cho cơ quan đăng kiểm (đối với phương tiện giao thông vi phạm là xe ô tô, rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe máy chuyên dùng); đồng thời, cập nhật trạng thái đã gửi thông báo cảnh báo cho cơ quan đăng kiểm trên hệ thống quản lý, xử lý vi phạm hành chính. Như vậy, quá thời hạn 20 ngày kể từ ngày gửi thông báo phạt nguội mà chủ xe không đến giải quyết vụ việc thì sẽ bị cảnh cáo đăng kiểm.
Tự ý lắp giá nóc ô tô có bị phạt không?
Nhiều gia đình đi du lịch muốn lắp thêm giá nóc ô tô để có thể chở được nhiều đồ và tiện lợi hơn. Vậy có được tự ý lắp giá nóc ô tô không? Nếu lắp thì có bị phạt không? Có được tự ý lắp giá nóc ô tô không? Theo khoản 8 Điều 6 Thông tư 85/2014/TT-BGTVT được bổ sung bởi Thông tư 43/2023/TT-BGTVT quy định trường hợp lắp, thay thế hoặc tháo bỏ giá nóc của ô tô con tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất mà không làm thay đổi chiều rộng toàn bộ của xe. được miễn lập hồ sơ thiết kế. Đồng thời, theo phụ lục II Thông tư 08/2023/TT-BGTVT thì xe lắp thêm cản trước, cản sau và giá nóc sẽ bị từ chối đăng kiểm khi giá để hàng, khoang hành lý không đầy đủ, lắp đặt không chắc chắn, nứt, gãy; mọt gỉ, thủng, rách; không chia khoang theo quy định. Như vậy, chủ xe muốn lắp giá nóc ô tô thì sẽ được miễn lập hồ sơ thiết kế nhưng phải lập hồ sơ cải tạo, đăng kiểm. Nếu giá lắp không đúng quy định thì sẽ bị từ chối đăng kiểm. Tức là sẽ không được tự ý lắp giá nóc ô ô. Tự ý lắp giá nóc ô tô bị phạt bao nhiêu? Theo khoản 9 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: - Tự ý thay đổi tổng thành khung, tổng thành máy (động cơ), hệ thống phanh, hệ thống truyền động (truyền lực), hệ thống chuyển động hoặc tự ý cải tạo kết cấu, hình dáng, kích thước của xe không đúng thiết kế của nhà sản xuất hoặc thiết kế trong hồ sơ đã nộp cho cơ quan đăng ký xe hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tự ý thay đổi tính năng sử dụng của xe hoặc tự ý lắp đặt thêm cơ cấu nâng hạ thùng xe, nâng hạ công-ten-nơ trên xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc); - Cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách; - Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định) hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng từ 01 tháng trở lên (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) tham gia giao thông; - Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm d khoản 5 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; - Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định 100/2019/NĐ-CP - Đưa xe ô tô tải (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) có kích thước thùng xe không đúng với thông số kỹ thuật được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe tham gia giao thông; - Đưa xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách lắp thêm hoặc tháo bớt ghế, giường nằm hoặc có kích thước khoang chở hành lý (hầm xe) không đúng với thông số kỹ thuật được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe tham gia giao thông - Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 7 Điều 23; điểm d khoản 6 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. - Đưa phương tiện không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số) tham gia giao thông; đưa phương tiện gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) tham gia giao thông. Đồng thời áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và tem kiểm định của phương tiện từ 1-3 tháng. Như vậy, tự ý lắp giá nóc ô tô có thể sẽ bị phạt từ 6 - 8 triệu nếu là cá nhân, từ 12 - 16 triệu nếu là tổ chức vì đã tự ý thay đổi kết cấu, hình dáng của xe. Ngoài ra, việc tự ý lắp thêm giá nóc và chở đồ khi chưa được cho phép còn sẽ có thể bị phạt vì chở hành lý hoặc hàng hóa vượt quá kích thước bao ngoài của xe. Chở hành lý hoặc hàng hóa vượt quá kích thước bao ngoài của xe bị phạt bao nhiêu? Theo khoản 3 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: - Không đóng cửa lên xuống khi xe đang chạy; - Để người ngồi trên xe khi xe lên, xuống phà, cầu phao hoặc khi xe đang ở trên phà (trừ người già yếu, người bệnh, người khuyết tật); - Không chạy đúng tuyến đường, lịch trình, hành trình vận tải quy định; - Để người mắc võng nằm trên xe hoặc đu bám ở cửa xe, bên ngoài thành xe khi xe đang chạy; - Sắp xếp, chằng buộc hành lý, hàng hóa không bảo đảm an toàn; để rơi hành lý, hàng hóa trên xe xuống đường; để hàng hóa trong khoang chở hành khách; - Chở hành lý, hàng hóa vượt quá kích thước bao ngoài của xe; - Vận chuyển hàng có mùi hôi thối trên xe chở hành khách; - Điều khiển xe vận chuyển hành khách không có nhân viên phục vụ trên xe đối với những xe quy định phải có nhân viên phục vụ; - Điều khiển xe taxi không có đồng hồ tính tiền cước (đối với loại xe đăng ký sử dụng đồng hồ tính tiền) hoặc có nhưng không đúng quy định hoặc không sử dụng đồng hồ tính tiền cước theo quy định khi chở khách; - Điều khiển xe niêm yết hành trình chạy xe không đúng với hành trình đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép; - Điều khiển xe kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định thu tiền vé nhưng không trao vé cho hành khách, thu tiền vé cao hơn quy định; - Điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải không có dây an toàn tại các vị trí ghế ngồi, giường nằm theo quy định (trừ xe buýt nội tỉnh); - Điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải không có hướng dẫn cho hành khách về an toàn giao thông và thoát hiểm khi xảy ra sự cố trên xe theo quy định; - Điều khiển xe taxi không sử dụng phần mềm tính tiền (đối với loại xe đăng ký sử dụng phần mềm tính tiền) hoặc sử dụng phần mềm tính tiền không bảo đảm các yêu cầu theo quy định; - Điều khiển xe taxi sử dụng phần mềm tính tiền mà trên xe không có thiết bị để kết nối trực tiếp với hành khách theo quy định. Như vậy, nếu tự ý lắp giá nóc ô tô và có thêm hành vi chở đồ vượt quá kích thước bao ngoài của xe thì sẽ còn bị phạt thêm từ 600 - 800 nghìn và còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Một số sửa đổi về giấy tờ khi đăng kiểm xe ô tô từ 1/10/2024
Mới đây, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư 30/2024/TT-BGTVT sửa đổi một số quy định về yêu cầu các loại giấy tờ khi đăng kiểm ô tô từ ngày 01/10/2024. (1) Thay đổi yêu cầu giấy tờ khi lập Hồ sơ phương tiện và Kiểm định Ngày 12/8/2024 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư 30/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 16/2021/TT-BGTVT quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và Thông tư 03/2018/TT-BGTVT quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô nhập khẩu thuộc đối tượng của Nghị định 116/2017/NĐ-CP. Lập Hồ sơ phương tiện Theo đó, Thông tư 30/2024/TT-BGTVT sửa đổi một số yêu cầu về giấy tờ khi đưa xe cơ giới đến đơn vị đăng kiểm để kiểm định và lập Hồ sơ phương tiện. Cụ thể, chủ xe cần xuất trình, nộp các giấy tờ sau khi lập Hồ sơ phương tiện: - Xuất trình Giấy tờ về đăng ký xe: bản chính Chứng nhận đăng ký xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc bản chính Giấy biên nhận giữ bản chính Chứng nhận đăng ký xe (kèm theo bản sao Chứng nhận đăng ký xe) của tổ chức tín dụng hoặc Bản sao Chứng nhận đăng ký xe có xác nhận của tổ chức cho thuê tài chính, cho vay tài chính theo quy định của pháp luật hoặc Giấy hẹn cấp Chứng nhận đăng ký xe - Bản sao Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới sản xuất, lắp ráp trong nước (trừ xe cơ giới thanh lý); - Bản chính Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo hoặc Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo đối với trường hợp xe cơ giới mới cải tạo; - Bản cà số khung, số động cơ của xe đối với trường hợp xe cơ giới thuộc đối tượng miễn kiểm định quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 16/2021/TT-BGTVT; - Khai báo thông tin các thông tin tương ứng quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 30/2024/TT-BGTVT. Kiểm định Khi đưa cơ giới đến đơn vị đăng kiểm để kiểm định từ ngày 01/2024, chủ xe cần xuất trình, nộp các giấy tờ và cung cấp các thông tin sau: - Xuất trình Giấy tờ về đăng ký xe: Bản chính Chứng nhận đăng ký xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc bản chính Giấy biên nhận giữ bản chính Chứng nhận đăng ký xe (kèm theo bản sao Chứng nhận đăng ký xe) của tổ chức tín dụng hoặc Bản sao Chứng nhận đăng ký xe có xác nhận của tổ chức cho thuê tài chính, cho vay tài chính theo quy định của pháp luật hoặc Giấy hẹn cấp Chứng nhận đăng ký xe; - Bản chính Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo hoặc Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo đối với trường hợp xe cơ giới mới cải tạo; - Thông tin về tên đăng nhập, mật khẩu truy cập và địa chỉ trang thông tin điện tử quản lý thiết bị giám sát hành trình, camera đối với xe cơ giới thuộc đối tượng phải lắp thiết bị giám sát hành trình, camera; - Khai báo về việc kinh doanh vận tải vào Phiếu theo dõi hồ sơ theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 30/2024/TT-BGTVT. (Căn cứ Điều 6 Thông tư 16/2021/TT-BGTVT, sửa đổi tại Thông tư 2/2023/TT-BGTVT, Thông tư 30/2024/TT-BGTVT). (2) Sửa đổi về Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định Xe cơ giới thuộc trường hợp được miễn kiểm định lần đầu hoặc đã được kiểm định đạt yêu cầu được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BGTVT. Chủ xe chịu trách nhiệm dán Tem kiểm định (đối với trường hợp miễn kiểm định lần đầu) phù hợp với quy định tại khoản 4 Điều 9 Thông tư 16/2021/TT-BGTVT: - Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định cấp cho xe cơ giới phải có cùng một số sê ri, được in từ chương trình quản lý kiểm định trên phôi do Cục Đăng kiểm Việt Nam thống nhất phát hành, có nội dung phù hợp với Hồ sơ phương tiện và dữ liệu trên chương trình quản lý kiểm định. Đối với xe cơ giới mà biển số có chữ và số màu đen, sê ri biển số sử dụng một trong các chữ cái A, B, C, D, E, F, G, H, K, L, M, N, P, S, T, U, V, X, Y, Z thì cấp Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định loại dành cho xe cơ giới có kinh doanh vận tải hoặc không kinh doanh vận tải theo màu nền của biển số (xe kinh doanh vận tải nền biển số màu vàng và xe không kinh doanh vận tải nền biển số màu trắng); đối với các trường hợp khác cấp Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định theo khai báo của chủ xe. - Xe cơ giới không được tham gia giao thông đường bộ thì chỉ cấp Giấy chứng nhận kiểm định và không cấp Tem kiểm định. - Đối với xe cơ giới có Giấy chứng nhận chất lượng ATKT và BVMT xe cơ giới nhập khẩu hoặc Giấy chứng nhận chất lượng ATKT và BVMT ô tô sản xuất lắp ráp có ghi nội dung chỉ hoạt động trong phạm vi hẹp và các xe quá khổ quá tải theo quy định tại Thông tư 46/2015/TT-BGTVT thì chỉ cấp Giấy chứng nhận kiểm định và không cấp Tem kiểm định, trên Giấy chứng nhận kiểm định có ghi dòng chữ: “Khi tham gia giao thông phải xin phép cơ quan quản lý đường bộ. Xem thêm tại Thông tư 30/2024/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/10/2024.
Có được đăng kiểm ô tô nếu chỉ có Giấy hẹn cấp đăng ký xe viết tay
Nếu người thực hiện đăng kiểm chỉ có Giấy hẹn cấp đăng ký xe ô tô thì có được đăng kiểm hay không? Giấy hẹn cấp đăng ký xe ô tô viết tay có được chấp nhận không? Cụ thể sau đây. Có được đăng kiểm ô tô nếu chỉ có Giấy hẹn cấp đăng ký xe viết tay Chỉ có Giấy hẹn cấp đăng ký xe thì có được đăng kiểm ô tô không? Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 16/2021/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 2/2023/TT-BGTVT quy định Giấy đăng ký xe khi đến kiểm định là: - Giấy tờ về đăng ký xe bao gồm: + Bản chính Giấy đăng ký xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp + Bản chính Giấy biên nhận giữ bản chính Giấy đăng ký xe (kèm theo bản sao giấy đăng ký xe) đang thế chấp của tổ chức tín dụng + Hoặc Bản sao giấy đăng ký xe có xác nhận của tổ chức cho thuê tài chính (kèm theo bản sao giấy đăng ký xe) - Hoặc Giấy hẹn cấp Giấy đăng ký xe. Đồng thời, theo điểm b khoản 2 Điều 8 Thông tư 16/2021/TT-BGTVT quy định: - Xe cơ giới kiểm định đạt yêu cầu, đơn vị đăng kiểm trả Giấy chứng nhận kiểm định và dán Tem kiểm định cho phương tiện. - Đối với xe cơ giới chỉ có Giấy hẹn cấp đăng ký xe, đơn vị cấp Giấy hẹn trả Giấy chứng nhận kiểm định cho chủ xe theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BGTVT, khi chủ xe xuất trình giấy tờ về đăng ký xe, đơn vị đăng kiểm phô tô để lưu trong Hồ sơ phương tiện, hồ sơ kiểm định và trả Giấy chứng nhận kiểm định. (https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/13/mau-giay-hen-tra-GCN.doc Mẫu Giấy hẹn trả Giấy chứng nhận kiểm định cho chủ xe) Trường hợp xe cơ giới có thông báo kiểm định không đạt trên cổng thông tin điện tử của Cục Đăng kiểm Việt Nam thì đơn vị đăng kiểm xóa thông báo; Như vậy, xe ô tô chỉ có Giấy hẹn cấp đăng ký xe vẫn có thể được đăng kiểm. Giấy hẹn cấp đăng ký xe viết tay có được đăng kiểm ô tô không? Ngày 05/12/2017, Cục Cảnh sát giao thông có văn bản số 7033/C67-P6 nêu: Giấy hẹn cấp cho chủ xe được in trực tiếp từ Hệ thống đăng ký xe, có đầy đủ thông tin về chủ xe (Tên, địa chỉ) thông tin về xe (Biển số, nhãn hiệu, số loại, số máy, số khung) và sử dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc. Theo đó, ngày 07/12/2017, Cục Đăng kiểm Việt Nam có văn bản số 7690/ĐKVN-VAR yêu cầu các đơn vị Đăng kiểm chỉ tiếp nhận, kiểm tra, lập hồ sơ phương tiện, kiểm định cho các xe theo Giấy hẹn cấp Giấy đăng ký xe được in phù hợp với thông tin nêu tại văn bản số 7033/C67-P6 của Cục Cảnh sát giao thông; Từ chối tiếp nhận, kiểm tra, lập hồ sơ phương tiện, kiểm định đối với xe có Giấy hẹn viết tay các thông tin nêu trên. Theo đó, Giấy hẹn cấp đăng ký xe viết tay sẽ không được tiếp nhận đăng kiểm mà chỉ được sử dụng Giấy hẹn cấp cho chủ xe được in trực tiếp từ Hệ thống đăng ký xe. Xem toàn văn: Văn bản số 7033/C67-P6: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/13/StoreData_Images_CongVan_7690.cuc_.2017.pdf Văn bản số 7690/ĐKVN-VAR: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/13/StoreData_Images_CongVan_7690.cuc_.2017.pdf Những hành vi nào bị cấm trong đăng kiểm xe? Theo Điều 4 Thông tư 16/2021/TT-BGTVT quy định hành vi không được thực hiện trong kiểm định xe cơ giới bao gồm: - Kiểm định không đủ nội dung, không đúng quy trình, quy định, kiểm định ngoài dây chuyền, ngoài đơn vị sai quy định; làm sai lệch kết quả kiểm định. - Kiểm định khi thiết bị kiểm tra bị hư hỏng; kiểm định khi thiết bị kiểm tra chưa được kiểm tra, đánh giá, hiệu chuẩn. - Kiểm định khi không đảm bảo việc nối mạng để truyền dữ liệu, kết quả kiểm định; kiểm định khi hệ thống camera giám sát và lưu trữ hình ảnh dạng video không đảm bảo quy định. - Bố trí người thực hiện công việc kiểm định trên dây chuyền kiểm định không đủ, không đúng với quy định. - Yêu cầu chủ xe đưa xe đi sửa chữa, bảo dưỡng tại các cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng chỉ định. - Thu tiền kiểm định, phí và lệ phí sai quy định; có hành vi tiêu cực, sách nhiễu. - Kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định cho xe cơ giới hết niên hạn sử dụng. - Lập Hồ sơ phương tiện, kiểm định, sử dụng ấn chỉ kiểm định, in Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định và báo cáo kết quả kiểm định không đúng quy định. Như vậy, những hành vi trên là những hành vi bị cấm trong việc đăng kiểm, kiểm định xe. Nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật. Hành vi vi phạm trong đăng kiểm sẽ bị phạt hành chính thế nào? Theo Điều 38 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 22 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới như sau: - Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp vụ của Trung tâm đăng kiểm thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: + Làm sai lệch kết quả kiểm định; + Không tuân thủ đúng quy định tại các quy trình, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan trong kiểm định. + Thực hiện không đúng nhiệm vụ được phân công. - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với Trung tâm đăng kiểm thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: + Không công khai các thủ tục, quy trình kiểm định tại trụ sở đơn vị theo quy định; + Không thực hiện kiểm định phương tiện theo đúng thẩm quyền được giao; + Sử dụng đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp vụ không có đủ điều kiện theo quy định; + Thực hiện kiểm định mà không bảo đảm đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ kiểm định, bảo hộ lao động theo quy định; + Không bố trí đủ số lượng đăng kiểm viên tối thiểu trên dây chuyền kiểm định; + Thực hiện kiểm định, cấp giấy chứng nhận kiểm định vượt quá số lượng phương tiện theo quy định đối với mỗi dây chuyền kiểm định. - Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với Trung tâm đăng kiểm thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: + Thực hiện kiểm định khi tình trạng thiết bị, dụng cụ kiểm định chưa được xác nhận hoặc xác nhận không còn hiệu lực để bảo đảm tính chính xác theo quy định; + Thực hiện kiểm định khi tình trạng thiết bị, dụng cụ kiểm định đã bị hư hỏng không bảo đảm tính chính xác theo quy định; + Không thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát quá trình kiểm định, kết quả kiểm định theo quy định; + Không lưu trữ dữ liệu kiểm định theo quy định. - Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: + Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều 38 Nghị định 100/2019/NĐ-CP bị tước quyền sử dụng chứng chỉ đăng kiểm viên từ 01 tháng đến 03 tháng; + Thực hiện hành vi quy định tại điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 2; điểm a, điểm b khoản 3 Điều 38 Nghị định 100/2019/NĐ-CP bị tước quyền sử dụng “Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới” từ 01 tháng đến 03 tháng. Như vậy, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp vụ của Trung tâm đăng kiểm và Trung tâm đăng kiểm sẽ bị phạt từ 1 đến 12 triệu đồng. Ngoài ra, còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung.
Một số chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 6/2024 thuộc lĩnh vực Giao thông vận tải
Cùng điểm lại một số chính sách nổi bật thuộc lĩnh vực Giao thông vận tải bắt đầu có hiệu lực từ tháng 6/2024 1. Nghị định 41/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/06/2024 Nghị định 41/2024/NĐ-CP được ban hành ngày 16/04/2024 để sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô, dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe. Theo đó, Nghị định 41/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/06/2024, sửa đổi, bổ sung một số quy định nổi bật sau đây: Sửa đổi thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe Theo quy định mới, hồ sơ cấp Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe bao gồm: - Đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục IV kèm theo Nghị định 65/2016/NĐ-CP ; - Bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao được chứng thực điện tử từ bản chính); - Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao được chứng thực điện tử từ bản chính); - 01 ảnh màu cỡ 3 cm x 4 cm nền màu xanh, kiểu thẻ căn cước, được chụp trong thời gian không quá 06 tháng. Trường hợp giấy tờ quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 9 Nghị định 65/2016/NĐ-CP đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử thì việc xuất trình, kiểm tra có thể thực hiện thông qua tài khoản định danh điện tử. Sửa đổi, bổ sung trường hợp thu hồi GPKD và việc chấp hành quyết định thu hồi GPKD của đơn vị kinh doanh vận tải - Bổ sung thêm 02 trường hợp bị thu hồi GPKD đối với đơn vị kinh doanh vận tải - Sửa đổi việc chấp hành theo quyết định thu hồi GPKD của cơ quan có thẩm quyền. Theo đó, thời hạn để các đơn vị vận tải phải chấp hành thực hiện quyết định thu hồi GPKD, nộp lại phù hiệu, biển hiệu, GPKD và dừng việc hoạt động kinh doanh được kéo dài thành 10 ngày thay vì 07 ngày như quy định hiện hành 2. Thông tư 08/2024/TT-BGTVT có hiệu lực từ 01/6/2024 Thông tư 08/2024/TT-BGTVT được Bộ Giao thông vận tải ban hành ngày 04/04/2024 để sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 19/2018/TT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn Đăng kiểm viên đường sắt và yêu cầu đối với cơ sở vật chất, kỹ thuật của tổ chức đăng kiểm đường sắt. Theo đó, Thông tư 08/2024/TT-BGTVT sẽ có hiệu lực từ ngày 01/6/2024, một số quy định được sửa đổi, bổ sung bao gồm: Sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Đăng kiểm viên Tiêu chuẩn Đăng kiểm viên đường sắt kể từ 01/6/2024 như sau: - Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm - Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm - Hoàn thành khóa tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm viên đường sắt - Có thời gian thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên đường sắt tối thiểu 12 tháng. Trường hợp có thời gian làm việc liên quan đến quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa, sản xuất, lắp ráp phương tiện giao thông đường sắt cộng dồn tối thiểu 36 tháng (căn cứ theo hợp đồng lao động và hồ sơ bảo hiểm xã hội) thì thời gian thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên đường sắt tối thiểu 06 tháng Trách nhiệm của Đăng kiểm viên đường sắt: - Chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị và trước pháp luật về kết quả công việc được phân công. - Thực hiện nhiệm vụ được giao phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức đăng kiểm và quy định của pháp luật. 3. Nghị định 44/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ 10/6/2024 Nghị định 44/2024/NĐ-CP được ban hành ngày 24/04/2024 quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có hiệu lực từ ngày 10/6/2024. Theo đó, Nghị định 44/2024/NĐ-CP bao gồm 3 chương, trong đó Chương I là những quy định chung, Chương II quy định về việc giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và Chương III có 6 Mục, quy định về việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Nổi bật trong Nghị định 44/2024/NĐ-CP là phần Chương III, các quy định tại chương này bao gồm quy định về hồ sơ quản lý, kế toán; quy định về việc bảo trì công trình cùng với các quy định về khai thác, quản lý, sử dụng và chế độ báo cáo dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Bên cạnh đó, Nghị định 44/2024/NĐ-CP còn ban hành kèm theo Phụ lục các biểu mẫu về biên bản, danh mục, đề án khai thác, sử dụng, quản lý các tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. 4. Thông tư 36/2023/TT-BGTVT có hiệu lực từ 15/6/2024 Đây là Thông tư duy nhất trong danh sách này được ban hành từ năm 2023, theo đó, Thông tư 36/2023/TT-BGTVT được ban hành ngày 13/12/2023 và sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15/6/2024. Thông tư 36/2023/TT-BGTVT có nội dung chính là quy định về việc ban hành sửa đổi 01:2023 QCVN 109:2021/BGTVT. Theo đó, QCVN 109:2021/BGTVT là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định mức giới hạn khí thải, các phép thử và phương pháp thử, các yêu cầu về quản lý và tổ chức thực hiện việc kiểm tra khí thải mức 5 trong kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe ô tô sản xuất, lắp ráp và xe ô tô nhập khẩu mới. Thông tư 36/2023/TT-BGTVT đã sửa đổi, bổ sung một số nội dung về yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn, phương pháp thử của QCVN 109:2021/BGTVT. Trên đây là một số chính sách nổi bật thuộc lĩnh vực Giao thông vận tải sẽ bắt đầu có hiệu lực trong tháng 06/2024.
Vị trí, chức năng và cơ cấu tổ chức của Cục Đăng kiểm Việt Nam như thế nào?
Vị trí, chức năng và cơ cấu tổ chức của Cục Đăng kiểm Việt Nam được quy định tại Quyết định 494/QĐ-BGTVT năm 2024 của Cục Đăng kiểm Việt Nam do Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành. 1. Vị trí và chức năng Vị trí và chức năng của Cục Đăng kiểm Việt Nam được quy định tại Điều 1 Quyết định 494/QĐ-BGTVT năm 2024 như sau: - Cục Đăng kiểm Việt Nam là tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về đăng kiểm đối với phương tiện giao thông, các tổng thành, hệ thống, linh kiện, phụ tùng của phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùng, công- te-nơ sử dụng trong giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, phương tiện hoạt động trong cảng hàng không, sân bay (sau đây gọi tắt là phương tiện, thiết bị giao thông vận tải) và phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác, vận chuyển trên biển, máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong giao thông vận tải (trừ phương tiện phục vụ vào mục đích quốc phòng, an ninh và tàu cá); tổ chức thực hiện công tác đăng kiểm về chất lượng an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường, an toàn lao động đối với các loại phương tiện, thiết bị nêu trên theo quy định của pháp luật. - Cục Đăng kiểm Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước, có trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội. - Cục Đăng kiểm Việt Nam có tên giao dịch bằng tiếng Anh là: VIETNAM REGISTER, viết tắt là: VR. 2. Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức của Cục Đăng kiểm Việt Nam được quy định tại Điều 3 Quyết định 494/QĐ-BGTVT năm 2024 như sau: (1) Các tổ chức giúp việc Cục trưởng - Phòng Quy phạm; - Phòng Công trình biển; - Phòng Công nghiệp; - Phòng Tàu biển; - Phòng Tàu sông; - Phòng Chất lượng xe cơ giới; - Phòng Kiểm định xe cơ giới; - Phòng Đường sắt; - Phòng Pháp chế - Thanh tra - Khoa học công nghệ; - Phòng Tài chính - Kế hoạch Đầu tư; - Phòng Hợp tác quốc tế; - Phòng Tổ chức cán bộ; - Văn phòng. (2) Các chi cục đăng kiểm trực thuộc - Chi cục Đăng kiểm số 1 (tại Hà Nội); - Chi cục Đăng kiểm số 2 (tại Nam Định); - Chi cục Đăng kiểm số 3 (tại Nghệ An); - Chi cục Đăng kiểm số 4 (tại Đà Nẵng); - Chi cục Đăng kiểm số 5 (tại Khánh Hòa); - Chi cục Đăng kiểm số 6 (tại Thành phố Hồ Chí Minh); - Chi cục Đăng kiểm số 8 (tại Cần Thơ); - Chi cục Đăng kiểm số 9 (tại Bà Rịa - Vũng Tàu); - Chi cục Đăng kiểm số 10 (tại Hải Phòng); - Chi cục Đăng kiểm số 11 (tại Thái Bình); - Chi cục Đăng kiểm số 12 (tại Thanh Hóa); - Chi cục Đăng kiểm số 15 (tại Quảng Ninh); - Chi cục Đăng kiểm số 16 (tại Sóc Trăng); - Chi cục Đăng kiểm số 17 (tại Cà Mau); - Chi cục Đăng kiểm số 18 (tại Tiền Giang); - Chi cục Đăng kiểm Hải Hưng (tại Hải Dương); - Chi cục Đăng kiểm Long An; - Chi cục Đăng kiểm Vĩnh Long; - Chi cục Đăng kiểm An Giang; - Chi cục Đăng kiểm Kiên Giang. (3) Các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc - Trung tâm Chuyển đổi số, dữ liệu phương tiện Quốc gia và tập huấn nghiệp vụ (DTTC); - Trung tâm Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng và an toàn (VRQC); - Trung tâm Thử nghiệm xe cơ giới (VMTC); - Trung tâm Thử nghiệm khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (NETC); - Các Trung tâm đăng kiểm. Các tổ chức quy định tại mục (1) mục (2) tiếp tục duy trì hoạt động theo quy định hiện hành cho đến khi cơ quan có thẩm quyền hoàn thành việc sắp xếp, tổ chức lại đối với các tổ chức này. Bộ trưởng quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các tổ chức quy định tại Điều này theo quy định của pháp luật; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của chi cục đăng kiểm và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục theo đề nghị của Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam. Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức còn lại thuộc Cục. Tóm lại, Cục Đăng kiểm Việt Nam là tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước trong một số hoạt động. Cục Đăng kiểm Việt Nam có 13 tổ chức giúp việc Cục trưởng, 23 chi cục đăng kiểm trực thuộc và 5 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc.
Từ 15/6. chủ xe ô tô làm hồ sơ đăng kiểm lần đầu phải đóng các loại phí nào?
Việc lập hồ sơ đăng kiểm cho xe ô tô được miễn kiểm định lần đầu từ 15/6/2024 phải đóng phí làm hồ sơ thay vì miễn phí như hiện nay (1) Xe ô tô làm hồ sơ đăng kiểm lần đầu phải đóng các loại phí nào từ 15/6 Thông tư 11/2024/TT-BGTVT được ban hành bởi Bộ GTVT quy định về giá dịch vụ lập hồ sơ phương tiện đối với xe cơ giới được miễn kiểm định lần đầu và dịch vụ in lại giấy chứng nhận kiểm định và tem kiểm định đối với xe cơ giới có hiệu lực từ ngày 15/6/2024. Thời gian qua, do chưa có quy định về việc thu phí dịch vụ lập hồ sơ phương tiện, chi phí phục vụ cấp tem kiểm định, giấy chứng nhận đăng kiểm đối với phương tiện được miễn đăng kiểm lần đầu nên gây thiệt thòi cho các đơn vị đăng kiểm do vẫn phải sắp xếp nhân lực, máy móc, thiết bị phục vụ việc lập hồ sơ phương tiện, in giấy chứng nhận và cấp tem kiểm định. Do đó, Cục Đăng kiểm Việt Nam cho rằng, quy định phí dịch vụ lập hồ sơ phương tiện cho ô tô được miễn đăng kiểm lần đầu là cần thiết và phù hợp, nhằm đảm bảo quyền lợi, nguồn thu cho các đơn vị đăng kiểm để duy trì hoạt động ổn định, đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp. Theo Điều 4 Thông tư 11/2024/TT-BGTVT, tổ chức, cá nhân được đơn vị đăng kiểm cung cấp dịch vụ lập hồ sơ phương tiện đối với xe cơ giới miễn kiểm định lần đầu và dịch vụ in lại Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định đối với xe cơ giới có trách nhiệm thanh toán giá dịch vụ cho đơn vị đăng kiểm theo mức giá quy định tại Thông tư 11/2024/TT-BGTVT. Theo đó, mức giá lập hồ sơ phương tiện đối với xe cơ giới được miễn kiểm định lần đầu là: 46.000 đồng/xe; mức giá dịch vụ in lại Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định đối với xe cơ giới là: 23.000 đồng/lần/xe. Giá dịch vụ quy định tại khoản này đã bao gồm chi phí tổ chức thu Lệ phí cấp Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới nhưng chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật. Khi thực hiện việc đăng kiểm, đơn vị đăng kiểm có nghĩa vụ công khai thông tin và niêm yết giá dịch vụ theo quy định pháp luật về giá, thực hiện chính sách thuế, nộp thuế theo quy định pháp luật thuế, quản lý thuế hiện hành. Lưu ý, mức giá này chỉ bao gồm chi phí tổ chức thu Lệ phí cấp Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới nhưng chưa bao gồm thuế GTGT (VAT) theo quy định của pháp luật. Do đó, khi tính thêm thuế GTGT, mức phí chủ xe phải đóng khi lập hồ sơ rơi vào khoản 49.600 đồng, dịch vụ in lại Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định là khoảng 25.000 đồng (2) Xe ô tô nào được miễn đăng kiểm lần đầu? Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 16/2021/TT-BGTVT (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 2/2023/TT-BGTVT) quy định xe cơ giới chưa qua sử dụng đã được cấp “Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng” đối với xe sản xuất, lắp ráp hoặc “Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu” hoặc “Thông báo miễn kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu” và có năm sản xuất đến năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận kiểm định dưới 02 năm (năm sản xuất cộng 01 năm) thì được miễn kiểm định lần đầu. Bên cạnh đó, chủ xe phải có đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 16/2021/TT-BGTVT (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 2/2023/TT-BGTVT) để được miễn kiểm định lần đầu. Cụ thể, hồ sơ bao gồm: - Giấy tờ về đăng ký xe (Bản chính Giấy đăng ký xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc bản chính Giấy biên nhận giữ bản chính Giấy đăng ký xe (kèm theo bản sao giấy đăng ký xe) đang thế chấp của tổ chức tín dụng hoặc Bản sao giấy đăng ký xe có xác nhận của tổ chức cho thuê tài chính (kèm theo bản sao giấy đăng ký xe)) hoặc Giấy hẹn cấp Giấy đăng ký xe - Bản sao Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới sản xuất, lắp ráp trong nước (trừ xe cơ giới thanh lý); - Bản chính Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo đối với trường hợp xe cơ giới mới cải tạo; - Bản cà số khung, số động cơ của xe đối với trường hợp xe cơ giới thuộc đối tượng miễn kiểm định - Khai báo thông tin các thông tin tương ứng quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BGTVT. Như vậy, khi xe thuộc trường hợp được miễn đăng kiểm lần đầu và chủ xe chuẩn bị đầy đủ giấy tờ trong hồ sơ, khi thực hiện đăng kiểm, chủ xe sẽ đóng khoản phí 49.600 đồng cho hồ sơ mới và gần 25.000 đồng cho dịch vụ in lại Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định. Thông tư 11/2024/TT-BGTVT bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15/6/2024.
Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng I
Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng I được quy định tại Thông tư 45/2022/TT-BGTVT và Nghị định 115/2020/NĐ-CP. 1. Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng I Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng I được quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư 45/2022/TT-BGTVT, cụ thể như sau: Viên chức được xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng I khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 32 Nghị định 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức và các tiêu chuẩn, điều kiện sau: - Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng II và tương đương từ đủ 06 năm trở lên. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng II tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ xét thăng hạng; - Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng II và tương đương đã tham gia xây dựng ít nhất 02 (hai) văn bản quy phạm pháp luật hoặc đã tham gia nghiên cứu, xây dựng ít nhất 02 (hai) đề tài, đề án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp bộ trở lên liên quan đến lĩnh vực đăng kiểm đã được cấp có thẩm quyền ban hành, nghiệm thu hoặc phê duyệt. 2. Nhiệm vụ của Viên chức đăng kiểm hạng I Nhiệm vụ của Viên chức đăng kiểm hạng I được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 45/2022/TT-BGTVT, cụ thể như sau: - Chủ trì tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về lĩnh vực đăng kiểm thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật; - Chủ trì nghiên cứu, đề xuất, xây dựng các chủ trương, chính sách, định hướng, kế hoạch phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động quản lý đăng kiểm; - Chủ trì nghiên cứu, xây dựng quy chế quản lý nghiệp vụ chuyên ngành đăng kiểm; - Chủ trì tổ chức tổng kết, đánh giá và đề xuất các giải pháp để tăng cường hiệu quả hoạt động của công tác đăng kiểm; - Chủ trì nghiên cứu đề tài, đề án, các công trình nghiên cứu khoa học nhằm đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động đăng kiểm; - Chủ trì tổ chức biên soạn, xây dựng các tài liệu hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ lĩnh vực đăng kiểm; chủ trì tổ chức tập huấn chuyên đề, bồi dưỡng nghiệp vụ hoặc phổ biến kiến thức, kinh nghiệm chuyên ngành đăng kiểm; - Thực hiện các nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền giao. 3. Tiêu chuẩn Viên chức đăng kiểm hạng I Tiêu chuẩn Viên chức đăng kiểm hạng I được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 4 Thông tư 45/2022/TT-BGTVT, cụ thể như sau: (1) Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: - Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm; - Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành đăng kiểm. (2) Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: - Nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tình hình và xu thế phát triển của lĩnh vực đăng kiểm; - Nắm vững các quy định của pháp luật trong nước và quốc tế về lĩnh vực đăng kiểm; có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực đăng kiểm; có khả năng ứng dụng, triển khai công nghệ trong phạm vi công việc đảm nhiệm; - Có năng lực nghiên cứu, xây dựng đề án, dự án, chương trình hành động; năng lực tham mưu hoạch định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách gắn với chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành đăng kiểm; - Có năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao; có năng lực phân tích, tổng hợp các vấn đề thực tiễn đặt ra, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách pháp luật chuyên ngành đăng kiểm; - Có kỹ năng soạn thảo, thuyết trình, xây dựng và triển khai dự án, đề án, chương trình liên quan đến hoạt động đăng kiểm; - Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm. Tóm lại, viên chức được xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng I phải đáp ứng được các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 32 Nghị định 115/2020/NĐ-CP và các điều kiện sau đây: - Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng II và tương đương từ đủ 06 năm trở lên. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng II tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ xét thăng hạng; - Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng II và tương đương đã tham gia xây dựng ít nhất 02 (hai) văn bản quy phạm pháp luật hoặc đã tham gia nghiên cứu, xây dựng ít nhất 02 (hai) đề tài, đề án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp bộ trở lên liên quan đến lĩnh vực đăng kiểm đã được cấp có thẩm quyền ban hành, nghiệm thu hoặc phê duyệt.
Những trường hợp cải tạo xe ô tô bị từ chối đăng kiểm năm 2024
Có được cải tạo xe ô tô không? Nếu xe ô tô đã cải tạo có được đăng kiểm không? Những trường hợp nào cải tạo xe ô tô sẽ bị từ chối đăng kiểm năm 2024? Bài viết sau đây sẽ giải đáp những thắc mắc trên. Đăng kiểm xe ô tô là gì? Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 16/2021/TT-BGTVT, kiểm định là việc kiểm tra, đánh giá lần đầu và định kỳ tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định. Theo khoản 18 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008, xe cơ giới bao gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự. Như vậy, đăng kiểm xe ô tô là hoạt động kiểm tra, đánh giá lần đầu và định kỳ tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định đối với xe ô tô. Cải tạo xe ô tô là gì? Theo quy định tại Điều 1 Thông tư 43/2023/TT-BGTVT: Cải tạo xe cơ giới là việc thay đổi đặc điểm của xe cơ giới quy định tại Phụ lục XI https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/04/08/phu-luc-XI.doc ban hành kèm theo Thông tư 85/2014/TT-BGTVT (được sử đổi, bổ sung bởi Thông tư 43/2023/TT-BGTVT) dẫn đến không cùng kiểu loại với xe cơ giới trước cải tạo liền kề trước đó. Như vậy, cải tạo xe ô tô là việc thay đổi các đặc điểm của xe dẫn đến việc không cùng kiểu loại với xe ô tô trước cải tạo liền kề trước đó. Những trường hợp cải tạo xe ô tô bị từ chối đăng kiểm năm 2024 Theo quy định tại PHỤ LỤC VIII Thông tư 43/2023/TT-BGTVT, xe cơ giới có sự thay đổi vẫn được coi là xe cơ giới cùng kiểu loại nếu đáp ứng yêu cầu an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định tại Phụ lục XI Thông tư 43/2023/TT-BGTVT và không thay đổi một trong các đặc điểm tại Phụ lục XI Thông tư 85/2014/TT-BGTVT (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 43/2023/TT-BGTVT) dưới đây: - Loại phương tiện; - Nhãn hiệu; - Kích thước và khối lượng cơ bản của ô tô (sai lệch không vượt quá giới hạn sai số cho phép được quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sai số cho phép và làm tròn số đối với kích thước, khối lượng của xe cơ giới, QCVN 12:2011/BGTVT); - Số người cho phép chở kể cả người lái; - Kiểu dáng, kết cấu của cabin, khung hoặc thân vỏ ô tô; - Kiểu loại động cơ, hộp số, cầu chủ động; - Loại nhiên liệu sử dụng; - Hệ thống phanh: kiểu dẫn động, cơ cấu phanh; - Hệ thống lái: kiểu cơ cấu lái; - Hệ thống treo: kiểu hệ thống treo, kiểu kết cấu của bộ phận đàn hồi; - Hệ thống chuyển động: kiểu loại cầu bị động; - Thiết bị đặc trưng (nếu có): thiết bị chuyên dùng, cơ cấu chuyên dùng. Như vậy, nếu xe ô tô cải tạo 01 trong 12 đặc điểm trên dẫn đến việc không cùng kiểu loại với xe ô tô trước cải tạo liền kề trước đó thì có thể sẽ bị từ chối đăng kiểm năm 2024. Chạy xe ô tô chưa đăng kiểm bị phạt thế nào? Theo khoản 5, khoản 6 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP(được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm như sau: - Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi: Điều khiển xe có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 01 tháng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc); - Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi vi: Điều khiển xe không có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định, trừ xe đăng ký tạm thời) hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng từ 01 tháng trở lên (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc); Như vậy, nếu chạy xe ô tô mà không đăng kiểm sẽ bị xử phạt từ 4-6 triệu đồng. Chạy xe ô tô đã quá hạn đăng kiểm dưới 1 tháng mà chưa đăng kiểm lại sẽ bị phạt từ 3-4 triệu đồng. Chạy xe ô tô đã quá hạn đăng kiểm từ 1 tháng trở lên mà chưa đăng kiểm lại sẽ bị phạt từ 4-6 triệu đồng.
Đề xuất lùi thời hạn thu hồi chứng chỉ đối với đăng kiểm viên hưởng án treo
Theo phân tích của Cục Đăng kiểm Việt Nam, trong tháng 04/2024, tình trạng đăng kiểm sẽ thuộc mức cao điểm và nhiều khả năng sẽ xảy ra ùn tắc. Theo đó, Cục Đăng kiểm Việt Nam đề xuất Bộ GTVT cho phép lựa chọn một số đăng kiểm viên đang bị xử lý kỷ luật để ký hợp đồng làm công tác chuyên môn tại các trung tâm đăng kiểm, cho tới khi tòa án đưa ra xét xử. (1) Tạo điều kiện cho các đăng kiểm viên sai phạm ở mức nhẹ quay lại làm việc Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, tại Hà Nội trong tháng 04/2024 sẽ có khoảng 77.400 xe đến hạn đăng kiểm. Trong khi các trung tâm đăng kiểm hiện chỉ đáp ứng được khoảng 87%. Đến tháng 05/2024, số lượng xe đến thời hạn gia hạn đăng kiểm là 90.700, khả năng đáp ứng khoảng 74% nhu cầu; tháng 6 các trung tâm đăng kiểm đáp ứng khoảng 77% nhu cầu. Tương tự ở TP.HCM, khả năng đáp ứng của các trung tâm đăng kiểm tại khu vực chỉ có thể đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu. Đồng thời, với việc một số đăng kiểm viên bị thu hồi chứng nhận đăng kiểm viên, một số trung tâm đăng kiểm có thể phải dừng hoạt động và khiến nguy cơ khủng hoảng đăng kiểm tái diễn. Với những lý do nêu trên, Cục Đăng kiểm Việt Nam đang đề xuất với Bộ Giao thông vận tải cho phép Cục cùng các trung tâm đăng kiểm trên cả nước lựa chọn một số đăng kiểm viên có chuyên môn vững nhưng đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc để ký hợp đồng lao động làm công tác chuyên môn tại các trung tâm đăng kiểm cho tới khi tòa án đưa ra xét xử. Kèm theo đó, Cục cũng đề xuất Bộ GTVT có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố căn cứ vào đặc điểm tình hình hoạt động kiểm định xe cơ giới, báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét, phân hóa các hành vi vi phạm. Để từ đó tạo điều kiện cho các đăng kiểm viên sai phạm ở mức nhẹ có cơ hội được sửa chữa và tiếp tục phục vụ cho lĩnh vực đăng kiểm, tránh tình trạng quá tải lại diễn ra. (2) Lùi thời hạn thu hồi chứng chỉ đối với đăng kiểm viên hưởng án treo Cùng với đó, Cục cũng cho biết, tính đến thời điểm hiện tại đã có hơn 900 đăng kiểm viên bị khởi tố. Trong số đó, nhiều đăng kiểm viên là Đảng viên bị khởi tố phải bị kỷ luật khai trừ Đảng và buộc thôi việc, nhiều đăng kiểm viên đã xin nghỉ việc hoặc tự ý bỏ việc, chỉ còn số ít đăng kiểm viên bị khởi tố nhưng không là Đảng viên đang được tại ngoại vẫn tiếp tục tham gia hỗ trợ hoạt động kiểm định tại các trung tâm đăng kiểm. Đặc biệt, vẫn còn trung tâm đăng kiểm đang bị điều tra, xác minh, dự báo thời gian tới sẽ có thêm lãnh đạo và đăng kiểm viên bị khởi tố. Các trường hợp nêu trên sẽ được đưa ra xét xử trong các tháng tới (những tháng cao điểm của đăng kiểm). Chính vì thế, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã có đề xuất Bộ GTVT gửi văn bản kiến nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 30/2023/NĐ-CP theo hướng lùi thời hạn. Bởi theo quy định tại Nghị định 30/2023/NĐ-CP đơn vị đăng kiểm sẽ bị tạm đình chỉ 03 tháng nếu có từ 03 lượt đăng kiểm viên trở lên bị xử phạt theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 Nghị định 100/2019/NĐ-CP hoặc từ 02 đăng kiểm viên trở lên bị thu hồi chứng chỉ đăng kiểm viên trong thời gian 12 tháng liên tục. Theo đó, Cục đề xuất thực hiện từ ngày 01/01/2026 để cho phép các đăng kiểm viên hưởng án treo, không bị nghiêm cấm hành nghề tiếp tục làm việc, các trung tâm đăng kiểm được tiếp tục hoạt động phục vụ người dân cho đến hết ngày 31/12/2025.
Nội dung quản lý công tác đăng kiểm tàu quân sự trong Bộ Quốc phòng
Thông tư 02/2024/TT-BQP áp dụng đối với các cơ quan, cơ sở đăng kiểm tàu quân sự; cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng tàu quân sự; cơ sở đóng và sửa chữa tàu quân sự; cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan đến công tác đăng kiểm tàu quân sự. Đăng kiểm tàu quân sự là hoạt động kiểm tra, phân cấp và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho tàu quân sự trong đóng mới, hoán cải, hiện đại hóa, tiếp nhận, mua sắm, nhập khẩu, sửa chữa cấp vừa trở lên (sau đây gọi tắt là sửa chữa) và khai thác sử dụng. 1. Nội dung quản lý nhà nước về công tác đăng kiểm tàu quân sự Căn cứ Điều 14 Thông tư 02/2024/TT-BQP về công tác đăng kiểm tàu quân sự do Bộ Quốc phòng ban hành: - Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, thủ tục hành chính nội bộ, quy định, quy chế, kế hoạch về công tác đăng kiểm tàu quân sự; phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn tổ chức thực hiện. - Xây dựng, kiện toàn và quản lý hệ thống cơ quan, cơ sở đăng kiểm, đội ngũ đăng kiểm viên tàu quân sự; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đăng kiểm tàu quân sự. - Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức kiểm tra các cơ quan, đơn vị thực hiện công tác đăng kiểm tàu quân sự theo quy định của Nhà nước, Bộ Quốc phòng. - Ban hành quy định quản lý, sử dụng con dấu, biểu tượng, ấn chỉ, mẫu biểu, chứng chỉ nghiệp vụ trong hoạt động đăng kiểm tàu quân sự. - Thực hiện công tác kiểm tra, giải quyết khiếu nại; xử lý vi phạm đảm bảo hoạt động đăng kiểm tàu quân sự tuân thủ các quy định của Nhà nước, Bộ Quốc phòng theo thẩm quyền. - Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu phục vụ công tác đăng kiểm tàu quân sự. - Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện công tác đăng kiểm tàu quân sự theo quy định. 2. Quản lý hồ sơ đăng kiểm tàu quân sự Căn cứ Điều 15 Thông tư 02/2024/TT-BQP về công tác đăng kiểm tàu quân sự do Bộ Quốc phòng ban hành: - Hồ sơ đăng kiểm cho mỗi loại tàu phải đầy đủ, phù hợp với công dụng, đặc điểm, tính chất, mức độ trang bị trên tàu; phù hợp với quy định của tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, của Nhà nước, Bộ Quốc phòng và điều ước quốc tế liên quan. - Hồ sơ đăng kiểm được lập thành 03 bộ cấp cho: Tàu (01 bộ), đơn vị sử dụng tàu (01 bộ), cơ sở đăng kiểm (01 bộ). Khi tàu hoán cải, hiện đại hóa hoặc khi thanh lý loại khỏi biên chế, đơn vị sử dụng tàu thu hồi hồ sơ đăng kiểm nộp về cơ sở đăng kiểm. - Thuyền trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng, bảo quản hồ sơ đăng kiểm trên tàu. Khi điều chuyển công tác, đi vắng, thuyền trưởng phải bàn giao hồ sơ đăng kiểm cho người thay thế. - Khi hồ sơ đăng kiểm bị thất lạc hoặc hư hỏng, phải kịp thời báo cáo cơ quan chức năng để kiểm tra, cấp bổ sung, thay thế. - Khi tàu được điều động về đơn vị mới, hồ sơ đăng kiểm phải được bàn giao đầy đủ theo tàu. 3. Quản lý số lượng, chất lượng, thời hạn đăng kiểm tàu quân sự Căn cứ Điều 16 Thông tư 02/2024/TT-BQP về công tác đăng kiểm tàu quân sự do Bộ Quốc phòng ban hành: - Cơ quan đăng kiểm các cấp và đơn vị sử dụng chịu trách nhiệm nắm chắc số lượng, chất lượng và thời hạn đăng kiểm tàu quân sự trong phạm vi quản lý; thường xuyên theo dõi, đăng ký, tổng hợp, báo cáo theo quy định. - Căn cứ thời hạn đăng kiểm, kế hoạch sử dụng, kế hoạch sửa chữa tàu hằng năm, cơ sở đăng kiểm phối hợp với đơn vị sử dụng tàu quân sự lập kế hoạch đăng kiểm theo quy định. 4. Quản lý con dấu, biểu tượng, ấn chỉ, mẫu biểu, chứng chỉ nghiệp vụ đăng kiểm Căn cứ Điều 17 Thông tư 02/2024/TT-BQP về công tác đăng kiểm tàu quân sự do Bộ Quốc phòng ban hành: - Con dấu, biểu tượng, ấn chỉ, mẫu biểu, chứng chỉ nghiệp vụ đăng kiểm gồm: Con dấu, biểu tượng, ấn chỉ nghiệp vụ của cơ quan, cơ sở đăng kiểm và của đăng kiểm viên; sổ kiểm tra kỹ thuật tàu, các loại giấy chứng nhận, biên bản kiểm tra, báo cáo kiểm tra kỹ thuật của cơ sở đăng kiểm theo quy định. - Quản lý, sử dụng con dấu, biểu tượng, ấn chỉ, mẫu biểu, chứng chỉ nghiệp vụ đăng kiểm theo các quy định của Nhà nước, Bộ Quốc phòng. Như vậy, nội dung quản lý nhà nước về công tác đăng kiểm tàu quân sự; hồ sơ đăng kiểm; số lượng, chất lượng, thời hạn đăng kiểm; con dấu, biểu tượng, ấn chỉ, mẫu biểu, chứng chỉ nghiệp vụ đăng kiểm thực hiện theo quy định tại Chương III Thông tư 02/2024/TT-BQP.
“Cò” mồi đăng kiểm bị xử phạt như thế nào?
Theo Công an TP.HCM, trong quá trình mở rộng điều tra “Đại án đăng kiểm” tính đến thời điểm hiện nay, đã ra lệnh khởi tố, bắt tạm giam với 318 bị can có liên quan đến sai phạm trong lĩnh vực đăng kiểm với 11 tội danh khác nhau. Trong đó, bao gồm cả những “Cò” đăng kiểm và những nhân viên, lãnh đạo của Trung tâm đăng kiểm nhận hối lộ. (1) Đăng kiểm là gì? Bao lâu thì phải thực hiện đăng kiểm một lần? Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 16/2021/TT-BGTVT quy định thì Đăng kiểm hay Kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới là việc kiểm tra, đánh giá lần đầu và định kỳ tình trạng ATKT và BVMT của xe cơ giới theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định. Xe cơ giới phải thực hiện đăng kiểm định kỳ theo quy định tại Phụ lục XI Thông tư 08/2023/TT-BGTVT như sau: TT Loại phương tiện Chu kỳ (tháng) Chu kỳ đầu Chu kỳ định kỳ 1. Ô tô chở người đến 09 chỗ không kinh doanh vận tải 1.1 Thời gian sản xuất đến 07 năm 36 24 1.2 Thời gian sản xuất trên 07 năm đến 20 năm 12 1.3 Thời gian sản xuất trên 20 năm 06 2. Ô tô chở người các loại đến 09 chỗ có kinh doanh vận tải 2.1 Thời gian sản xuất đến 05 năm 24 12 2.2 Thời gian sản xuất trên 05 năm 06 2.3 Có cải tạo 12 06 3. Ô tô chở người các loại trên 09 chỗ và ô tô chở người chuyên dùng 3.1 Thời gian sản xuất đến 05 năm 24 12 3.2 Thời gian sản xuất trên 05 năm 06 3.3 Có cải tạo 12 06 4. Ô tô tải các loại, ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo, rơ moóc, sơmi rơ moóc 4.1 Ô tô tải các loại, ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo có thời gian sản xuất đến 07 năm; rơ moóc, sơmi rơ moóc có thời gian sản xuất đến 12 năm 24 12 4.2 Ô tô tải các loại, ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo có thời gian sản xuất trên 07 năm; rơ moóc, sơmi rơ moóc có thời gian sản xuất trên 12 năm 06 4.3 Có cải tạo 12 06 5 Ô tô chở người các loại trên 09 chỗ đã sản xuất từ 15 năm trở lên (kể cả ô tô chở người trên 09 chỗ đã cải tạo thành ô tô chở người đến 09 chỗ). 03 (2) “Cò” mồi đăng kiểm bị xử phạt như thế nào? “Cò” đăng kiểm là từ dùng để gọi chung cho những trường hợp hành nghề cò mồi, móc nối, nhận tiền từ các chủ xe để hối lộ cho nhân viên hoặc các lãnh đạo của trung tâm đăng kiểm nhằm hợp thức hóa hồ sơ cải tạo, cấp giấy chứng nhận cải tạo trái quy định pháp luật. Người có hành vi cò mồi, móc nối nêu trên sẽ bị khởi tố với tội danh môi giới hối lộ theo quy định tại Điều 365 Bộ Luật Hình sự 2015 như sau: Mức phạt Hành vi Phạt tiền từ 20 đến dưới 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm - Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất trị giá từ 02 đồng đến dưới 100 triệu đồng. - Lợi ích phi vật chất. Phạt tù từ 02 đến 07 năm - Có tổ chức - Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp. - Dùng thủ đoạn xảo quyệt - Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100 đến dưới 500 triệu đồng. - Biết của hối lộ là tài sản của Nhà nước. - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn - Gây thiệt hại từ 01 tỷ đến dưới 03 tỷ đồng - Phạm tội từ 02 trở lên - Của hối lộ trị giá từ 100 đến dưới 500 triệu đồng Phạt tù từ 05 đến 10 năm - Của hối lộ có trị giá từ 500 đến dưới 01 tỷ đồng. Phạt tù từ 05 đến 10 năm - Của hối lộ có trị giá từ 01 tỷ đồng trở lên. Phạt bổ sung - Phạt tiền từ 20 đến 200 triệu đồng. Như vậy, người có hành vi cò mồi đăng kiểm, môi giới đăng ký có thể bị truy tố với tội danh môi giới hối lộ và bị xử phạt theo quy định pháp luật, trường hợp nặng nhất có thể bị phạt tù lên đến 10 năm và chịu hình thức phạt bổ sung là phạt tiền từ 20 đến 200 triệu đồng. (3) Đăng kiểm viên, lãnh đạo Trung tâm đăng kiểm nhận tiền từ cò mồi bị xử phạt như thế nào? Trường hợp các đăng kiểm viên hoặc lãnh đạo Trung tâm đăng kiểm có hành vi nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất từ “cò” đăng kiểm hoặc từ chủ xe thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 354 Bộ Luật hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau: Mức phạt Hành vi Phạt tù từ 02 đến 07 năm - Nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác có trị giá từ 02 đến 100 triệu đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật mà vẫn tiếp tục vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội thuộc Mục I Chương XXIII Bộ Luật hình sự 2015. - Lợi ích phi vật chất. Phạt tù từ 07 đến 15 năm - Có tổ chức - Lạm dụng chức vụ, quyền hạn. - Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100 đến dưới 500 triệu đồng. - Gây thiệt hại từ 01 tỷ đến dưới 03 tỷ đồng - Phạm tội từ 02 trở lên - Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước. - Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt. Phạt tù từ 15 đến 20 năm - Của hối lộ có trị giá từ 500 đến dưới 01 tỷ đồng. - Gây thiệt hại về tài sản từ 03 tỷ đến dưới 05 tỷ đồng. Phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình - Của hối lộ có trị giá từ 01 tỷ đồng trở lên. - Gây thiệt hại về tài sản từ 05 tỷ đồng trở lên. Phạt bổ sung - Cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30 đến 100 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Tổng kết lại, đăng kiểm là hình thức kiểm tra, giám sát, xác nhận việc tuân thủ các tiêu chuẩn bảo đảm an toàn vận hành các phương tiện cơ giới đường bộ và đường thuỷ, an toàn của người và hàng hóa ở trên các phương tiện đó, tùy vào loại phương tiện mà chủ xe phải thực hiện đăng kiểm định kỳ. Đối với các trường hợp có hành vi cò mồi đăng kiểm hoặc nhận hối lộ để thông qua việc đăng kiểm cho xe không đạt yêu cầu sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Có áp dụng hình thức nộp phí đường bộ online được không?
Chính phủ ban hành Nghị định 90/2023/NĐ-CP quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ có hiệu lực kể từ ngày 01/2/2024. Theo đó, đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ là các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đã đăng ký (có giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe), kiểm định để lưu hành (được cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường), bao gồm: Xe ô tô, xe đầu kéo và các loại xe tương tự (ô tô). Xe ô tô nêu trên trong một số trường hợp không chịu phí sử dụng đường bộ. Mức thu phí sử dụng đường bộ năm 2024 là bao nhiêu? Theo Điều 5 Nghị định 90/2023/NĐ-CP quy định mức thu phí sử dụng đường bộ quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo. Xem và tải Phụ lục I https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/12/26/phu-luc-1.docx Trường hợp số tiền phí phải nộp là số tiền lẻ thì tổ chức thu phí tính tròn số theo nguyên tắc số tiền phí lẻ dưới 500 đồng thì tính tròn xuống, số tiền phí lẻ từ 500 đồng đến dưới 1.000 đồng thì tính tròn lên 1.000 đồng. Phương thức tính, nộp phí sử dụng đường bộ từ 01/2/2024 Đối với xe ô tô của các tổ chức, cá nhân đăng ký tại Việt Nam (trừ xe ô tô của lực lượng quốc phòng, công an quy định tại khoản 2 Điều này). Đối với xe ô tô kiểm định lần đầu, thời điểm tính phí sử dụng đường bộ tính từ ngày phương tiện được cấp Giấy chứng nhận kiểm định. Đối với xe ô tô cải tạo, chuyển đổi công năng hoặc chuyển đổi sở hữu từ tổ chức sang cá nhân (và ngược lại) thì mức thu phí tính từ ngày chuyển đổi công năng hoặc chuyển đổi sở hữu theo Giấy chứng nhận đăng ký mới của xe ô tô. Phí sử dụng đường bộ tính theo năm, tháng hoặc theo chu kỳ kiểm định của xe ô tô. Đơn vị đăng kiểm cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng với thời gian nộp phí. Cụ thể như sau: - Tính, nộp phí theo chu kỳ kiểm định + Đối với xe ô tô có chu kỳ kiểm định từ 01 năm trở xuống: Chủ phương tiện thực hiện nộp phí sử dụng đường bộ cho cả chu kỳ kiểm định và được cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng với thời gian nộp phí. + Đối với xe ô tô có chu kỳ kiểm định trên 01 năm (18 tháng, 24 tháng và 36 tháng): Chủ phương tiện phải nộp phí sử dụng đường bộ theo năm (12 tháng) hoặc nộp cho cả chu kỳ kiểm định (18 tháng, 24 tháng và 36 tháng). Trường hợp nộp phí theo chu kỳ kiểm định (18 tháng, 24 tháng và 36 tháng): Đơn vị đăng kiểm cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng với chu kỳ kiểm định. Hết thời hạn nộp phí (chu kỳ kiểm định), chủ phương tiện phải đến đơn vị đăng kiểm để kiểm định và nộp phí cho chu kỳ kiểm định tiếp theo. Trường hợp nộp phí theo năm (12 tháng): Đơn vị đăng kiểm cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng với thời gian nộp phí 12 tháng. Hết thời hạn nộp phí (12 tháng), chủ phương tiện phải đến đơn vị đăng kiểm nộp phí và được cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ của thời gian tiếp theo (12 tháng hoặc thời gian còn lại của chu kỳ đăng kiểm). + Trường hợp chủ phương tiện đến kiểm định sớm hơn hoặc chậm hơn thời gian theo chu kỳ kiểm định quy định, đơn vị đăng kiểm kiểm tra xe và tính tiền phí sử dụng đường bộ nối tiếp từ thời điểm cuối của khoảng thời gian đã nộp phí sử dụng đường bộ lần trước cho đến hết chu kỳ kiểm định của kỳ tiếp theo (nếu chu kỳ kiểm định tiếp theo trên 12 tháng, chủ phương tiện có thể nộp đến 12 tháng hoặc nộp cả chu kỳ kiểm định). Trường hợp thời gian tính phí không tròn tháng thì số phí phải nộp sẽ tính bằng số ngày lẻ chia 30 ngày nhân với mức phí của 01 tháng. + Trường hợp chủ phương tiện chưa nộp phí sử dụng đường bộ của các chu kỳ kiểm định trước theo thời hạn quy định thì ngoài số phí phải nộp cho chu kỳ tiếp theo, chủ phương tiện còn phải nộp số phí chưa nộp của chu kỳ trước. Đơn vị đăng kiểm sẽ truy thu số phí phải nộp của chu kỳ trước, số phí phải nộp bằng mức thu phí của 01 tháng nhân với thời gian nộp chậm. + Trường hợp chủ phương tiện muốn nộp phí sử dụng đường bộ cho thời gian dài hơn chu kỳ kiểm định, đơn vị đăng kiểm thu phí và cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng với thời gian nộp phí. + Đối với xe ô tô bị tịch thu, bị thu hồi bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; xe ô tô của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập (mang biển kiểm soát màu xanh); xe ô tô của lực lượng quốc phòng, công an thanh lý; xe ô tô thế chấp bị tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thu hồi mà trong thời gian bị tịch thu, thu hồi, chờ thanh lý không kiểm định để lưu hành sau đó được bán phát mại, thanh lý thì chủ mới của phương tiện chỉ phải nộp phí sử dụng đường bộ từ thời điểm mang xe đi kiểm định để lưu hành. Khi kiểm định lưu hành, chủ phương tiện phải xuất trình cho cơ quan đăng kiểm các giấy tờ liên quan như: Quyết định tịch thu hoặc thu hồi của cấp có thẩm quyền; quyết định thu hồi tài sản thế chấp; quyết định cho phép thanh lý tài sản đối với các tài sản thuộc sở hữu của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng quốc phòng, công an; biên bản hoặc hợp đồng thực hiện hoàn tất thủ tục mua tài sản được bán thanh lý, bán đấu giá. Trường hợp xe bán thanh lý, phát mại đã nộp phí qua thời điểm đi kiểm định lại để lưu hành thì chủ phương tiện nộp phí tính từ thời điểm nối tiếp theo kỳ hạn đã nộp phí của chu kỳ trước. - Nộp phí theo năm dương lịch Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu nộp phí sử dụng đường bộ theo năm dương lịch gửi thông báo bằng văn bản (lần đầu hoặc khi phát sinh tăng, giảm phương tiện) đến đơn vị đăng kiểm và thực hiện nộp phí sử dụng đường bộ theo năm dương lịch đối với các phương tiện của mình. Hàng năm, trước ngày 01 tháng 01 của năm tiếp theo, chủ phương tiện phải đến đơn vị đăng kiểm nộp phí cho năm tiếp theo. Khi thu phí, đơn vị đăng kiểm cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ cho từng xe tương ứng thời gian nộp phí. - Nộp phí theo tháng Doanh nghiệp có số phí sử dụng đường bộ phải nộp từ 30 triệu đồng/tháng trở lên được thực hiện nộp phí theo tháng. Doanh nghiệp có văn bản (lần đầu hoặc khi phát sinh tăng, giảm phương tiện) gửi đơn vị đăng kiểm và thực hiện nộp phí đối với các phương tiện của mình. Hàng tháng, trước ngày 01 của tháng tiếp theo, doanh nghiệp phải đến đơn vị đăng kiểm (đã đăng ký nộp phí theo tháng) nộp phí sử dụng đường bộ cho tháng tiếp theo. Khi thu phí, tổ chức thu phí cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng thời gian nộp phí. Có nộp phí đường bộ online được không? Theo những quy định đã nêu trên, hiện nay để thực hiện nộp phí sử dụng đường bộ, các chủ xe cần đến cơ quan đăng điểm xe để nộp và sẽ có các chu kỳ nộp khác nhau. Như vậy, vẫn chưa có quy định pháp luật về việc được nộp phí sử dụng đường bộ online nên nơi thu phí sử dụng đường bộ vẫn là các đơn vị đăng điểm xe. Tuy nhiên, cơ quan đăng điểm xe không thực hiện thu phí sử dụng đường bộ đối với phương tiện của lực lượng quốc phòng và lực lượng công am, cụ thể: - Đối với xe ô tô của lực lượng quốc phòng, công an: Phí sử dụng đường bộ nộp theo năm, theo mức thu quy định tại Điểm 2, Điểm 3 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 90/2023/NĐ-CP. - Khi thu phí sử dụng đường bộ, tổ chức thu phí phải lập và cấp biên lai thu phí cho người nộp phí theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP và văn bản hướng dẫn thực hiện của Bộ Tài chính.
Chính sách mới nổi bật về thuế - phí và ngân hàng có hiệu lực từ tháng 2/2024
Từ đầu tháng 2 năm 2024 sẽ có nhiều chính sách mới nổi bật bắt đầu có hiệu lực liên quan đến thuế - phí - lệ phí, hải quan, ngân hàng, giao thông vận tải,... đi vào áp dụng và có tác động đối với đời sống. 1. Hướng dẫn phương thức nộp phí sử dụng đường bộ theo tháng, năm Ngày 13/12/2023 Chính phủ đã ban hành Nghị định 90/2023/NĐ-CP quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ. Theo đó, phương thức tính, nộp phí sử dụng đường bộ nộp theo năm dương lịch, theo tháng được quy định như sau: - Nộp phí sử dụng đường bộ theo năm dương lịch: + Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu nộp phí sử dụng đường bộ theo năm dương lịch gửi thông báo bằng văn bản (lần đầu hoặc khi phát sinh tăng, giảm phương tiện) đến đơn vị đăng kiểm và thực hiện nộp phí sử dụng đường bộ theo năm dương lịch đối với các phương tiện của mình. + Hàng năm, trước ngày 01 tháng 01 của năm tiếp theo, chủ phương tiện phải đến đơn vị đăng kiểm nộp phí cho năm tiếp theo. Khi thu phí, đơn vị đăng kiểm cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ cho từng xe tương ứng thời gian nộp phí. - Nộp phí sử dụng đường bộ theo tháng: + Doanh nghiệp có số phí sử dụng đường bộ phải nộp từ 30 triệu đồng/tháng trở lên được thực hiện nộp phí theo tháng. Doanh nghiệp có văn bản (lần đầu hoặc khi phát sinh tăng, giảm phương tiện) gửi đơn vị đăng kiểm và thực hiện nộp phí đối với các phương tiện của mình. + Hàng tháng, trước ngày 01 của tháng tiếp theo, doanh nghiệp phải đến đơn vị đăng kiểm (đã đăng ký nộp phí theo tháng) nộp phí sử dụng đường bộ cho tháng tiếp theo. Khi thu phí, tổ chức thu phí cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng thời gian nộp phí. Xem thêm Nghị định 90/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/2/2024. Xem thêm bài viết liên quan: Chính sách mới về Lao động - Bảo hiểm, Quân đội, GTVT có hiệu lực từ tháng 02/2024 2. Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu mặt hàng muối, trứng gia cầm năm 2024 Ngày 22/12/2023 Bộ trưởng Bộ Công thương đã ban hành Thông tư 37/2023/TT-BCT quy định về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu với mặt hàng muối và trứng gia cầm năm 2024. Theo đó, lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu mặt hàng muối, trứng gia cầm năm 2024 như sau: (1) Đối tượng phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu mặt hàng muối, trứng gia cầm năm 2024 - Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu mặt hàng muối được phân giao cho thương nhân trực tiếp sử dụng làm nguyên liệu sản xuất thuốc, sản phẩm y tế và làm nguyên liệu sản xuất hóa chất. - Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu mặt hàng trứng gia cầm được phân giao cho thương nhân có nhu cầu nhập khẩu. (2) Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối, trứng gia cầm năm 2024 - Lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu với trứng gia cầm (Trứng thương phẩm không có phôi) là 68.670 tá như sau: + Trứng gà có 2 mã hàng hóa là 0407.21.00 và 0407.90.10 + Trứng vịt, ngan có 2 mã hàng hóa là 0407.29.10 và 0407.90.20 + Trứng loại khác có 2 mã hàng hóa là 0407.29.90 và 0407.90.90 - Lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu với muối và natri clorua tinh khiết, có hoặc không ở trong dung dịch nước hoặc có chứa chất chống đóng bánh hoặc chất làm tăng độ chẩy; nước biển là 88.000 tấn. Lưu ý: Muối sẽ bao gồm cả muối ăn và muối đã bị làm biến tính. Xem thêm Thông tư 37/2023/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 06/02/2024. 3. Quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật đối với xe chở tiền của ngân hàng Thống đốc NHNNVN ban hành Thông tư 23/2023/TT-NHNN ngày 29/12/2023, quy định tiêu chuẩn kỹ thuật kho tiền và xe chở tiền của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo đó, tiêu chuẩn đối với xe chở tiền của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quy định như sau: - Xe ô tô chở tiền có khoang chở tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá; được trang bị thiết bị chữa cháy, thiết bị định vị giám sát hành trình (nếu có) và có chỗ cho lực lượng áp tải, bảo vệ. - Khoang chở tiền phải đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật sau: + Đối với xe tải: Được đóng thùng kín, có 3 lớp. Lớp ngoài và lớp trong bằng thép chống gỉ hoặc thép được xử lý chống gỉ dày tối thiểu 1mm (đối với lớp ngoài) và tối thiểu 2mm (đối với lớp trong); lớp giữa là vật liệu chống cháy. Cửa khoang chở tiền có 01 lớp cánh; + Đối với các loại xe còn lại: Được đóng thùng kín, có 3 lớp (không tính lớp vỏ xe theo nguyên gốc của nhà sản xuất). Lớp ngoài và lớp trong bằng thép chống gỉ hoặc thép được xử lý chống gỉ dày tối thiểu 1mm (đối với lớp ngoài) và tối thiểu 2mm (đối với lớp trong); lớp giữa là vật liệu chống cháy. Cửa khoang chở tiền có 02 lớp cánh, trong đó lớp cánh ngoài sử dụng cửa xe theo nguyên gốc của nhà sản xuất. Trường hợp khoang chở tiền thiết kế ô cửa sổ nhìn sang buồng lái thì kết cấu ô cửa có hai lớp: lớp trong chắn song thép đứng ɸ12, cách đều nhau không quá 60mm; lớp ngoài vật liệu trong suốt và lưới thép; + Lớp cửa khoang chở tiền có bản lề, then và khóa chắc chắn (khóa nhíp hoặc khóa số cơ, khóa số điện tử), kích thước thuận tiện cho việc bốc xếp; + Khoang chở tiền được trang bị đèn chiếu sáng, thiết bị báo động chống đột nhập, thiết bị báo cháy, camera (nếu có). Thông tư 23/2023/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 12/02/2024. 4. Quy trình giám sát kiểm đếm tiền in, đúc hỏng của NHNN Ngày 28/2/2023 NHNN Việt Nam đã ban hành Thông tư 19/2023/TT-NHNN quy định về giám sát tiêu hủy tiền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. (1) Quy trình giám sát kiểm đếm tiền in, đúc hỏng - Giám sát việc giao, nhận tiền in, đúc hỏng hàng ngày tại Tổ kiểm đếm tiền theo quy định về tiêu hủy tiền in, đúc hỏng của Ngân hàng Nhà nước. - Giám sát việc thực hiện các quy định, quy trình về kiểm đếm tiền in, đúc hỏng. Giám sát và xác nhận đối với các trường hợp thừa, thiếu, nhầm lẫn được phát hiện trong khâu kiểm đếm tiền. - Cuối ngày, Tổ trưởng (hoặc Tổ phó) Tổ giám sát kiểm đếm xác nhận kết quả kiểm đếm tiền in, đúc hỏng trên biên bản do Hội đồng tiêu huỷ lập. Số tiền in, đúc hỏng chưa kiểm đếm hết hoặc đã kiểm đếm nhưng chưa giao Tổ cắt hủy thì phải được niêm phong có đủ chữ ký của Tổ trưởng (hoặc Tổ phó) Tổ giám sát kiểm đếm và Tổ trưởng (hoặc Tổ phó) Tổ kiểm đếm tiền và gửi lại kho của Hội đồng tiêu huỷ. - Trong quá trình giám sát, công chức giám sát có quyền yêu cầu kiểm đếm lại đối với số tiền in, đúc hỏng đã kiểm đếm trong ngày để đảm bảo tính chính xác của các bó (hoặc gói, thùng) tiền đã được kiểm đếm. (2) Giám sát cắt hủy (dập hủy định dạng hoặc nung chảy) tiền in, đúc hỏng - Giám sát việc giao, nhận tiền in, đúc hỏng từ kho của Hội đồng tiêu hủy, Tổ kiểm đếm đến Tổ cắt hủy và ngược lại. - Giám sát việc xử lý đối với trường hợp có nghi vấn thừa, thiếu, nhầm lẫn trong công đoạn cắt hủy theo quy định về tiêu hủy tiền in, đúc hỏng của Ngân hàng Nhà nước. - Giám sát việc thực hiện cắt hủy (dập hủy định dạng hoặc nung chảy) hoàn toàn tiền in, đúc hỏng thành phế liệu, đảm bảo phế liệu tiêu hủy không thể khôi phục như trạng thái ban đầu dưới bất kỳ hình thức nào. - Cuối ngày, Tổ trưởng (hoặc Tổ phó) Tổ giám sát cắt hủy xác nhận số tiền in, đúc hỏng đã cắt hủy (dập hủy định dạng hoặc nung chảy) thực tế trên biên bản do Hội đồng tiêu hủy lập. Số tiền in, đúc hỏng đã giao Tổ cắt hủy nhưng không cắt hủy (dập hủy định dạng hoặc nung chảy) hết trong ngày, được niêm phong, có đủ chữ ký của Tổ trưởng (hoặc Tổ phó) Tổ giám sát cắt hủy tiền và Tổ trưởng (hoặc Tổ phó) Tổ cắt hủy tiền và gửi lại kho của Hội đồng tiêu huỷ. Xem thêm Thông tư 19/2023/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 11/02/2024. 5. 04 loại hình kiểm tra của đăng kiểm đối với tàu quân sự Ngày 12/01/2024 Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư 02/2024/TT-BQP về công tác đăng kiểm tàu quân sự. Trong đó, quy định rõ những nguyên tắc, các loại hình kiểm tra và hồ sơ đăng kiểm tàu quân sự. Cụ thể, các loại hình kiểm tra của đăng kiểm đối với tàu quân sự được quy định như sau: - Các loại hình kiểm tra của đăng kiểm đối với tàu quân sự bao gồm: + Kiểm tra lần đầu, bao gồm: Kiểm tra, giám sát kỹ thuật tàu đóng mới; tàu tiếp nhận, mua sắm, nhập khẩu hoặc thay đổi tổ chức đăng kiểm; + Kiểm tra chu kỳ, bao gồm: Kiểm tra hằng năm; kiểm tra trên đà; kiểm tra định kỳ đối với tàu quân sự đang khai thác sử dụng; + Kiểm tra bất thường; + Kiểm tra hoán cải, hiện đại hóa, sửa chữa. - Nội dung và thời hạn các loại hình kiểm tra của đăng kiểm tàu quân sự được thực hiện theo quy định tại hệ thống các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định của Bộ Quốc phòng. Những yêu cầu cụ thể của từng đợt kiểm tra sẽ được điều chỉnh phù hợp với từng chủng loại tàu, trạng thái kỹ thuật thực tế, vùng hoạt động, tuổi thọ của tàu, kết quả của các đợt kiểm tra trước và kế hoạch sử dụng tàu của đơn vị. Xem thêm bài viết liên quan: Chính sách mới về Lao động - Bảo hiểm, Quân đội, GTVT có hiệu lực từ tháng 02/2024
09 trường hợp độ xe vẫn được chấp nhận đăng kiểm từ ngày 15/02/2024
Mới đây Thông tư 43/2023/TT-BGTVT được Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành ngày 29/12/2023 sửa đổi Thông tư 85/2014/TT-BGTVT quy định về cải tạo phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, Thông tư 42/2018/TT-BGTVT và Thông tư 16/2022/TT-BGTVT. Theo đó, Thông tư 43/2023/TT-BGTVT đã bổ sung thêm 09 trường hợp độ xe ô tô vẫn được chấp thuận đăng kiểm từ ngày 15/02/2024 như sau: 1. 09 trường hợp độ xe ô tô nhưng không được coi là cải tạo Cụ thể, Thông tư 43/2023/TT-BGTVT bổ sung Điều 4a vào Thông tư 85/2014/TT-BGTVT quy định các trường hợp xe cơ giới có sự thay đổi nhưng không được coi là cải tạo, bao gồm: - Thay đổi cửa lên xuống khoang hành khách (không bao gồm thay đổi vị trí và kích thước cửa); - Thay đổi một số kết cấu thùng chở hàng như: bịt kín hoặc thay đổi kết cấu cánh cửa thùng hàng; thay thế tôn bọc dạng phẳng thành dạng sóng hoặc ngược lại; bọc thêm tôn phần khung mui của xe mui phủ không làm tăng chiều cao thành thùng hàng (Hc) quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 42/2014/TT- BGTVT ; lắp thêm hoặc tháo bỏ nắp chắn bụi cho thùng chở hàng của xe ô tô tải tự đổ; - Lắp, thay thế hoặc tháo bỏ nắp che khoang chở hàng, hành lý của xe ô tô PICKUP nhưng không làm thay đổi kích thước lòng thùng hàng và kích thước bao của xe; - Lắp đặt thêm đèn sương mù dạng rời; - Thay thế cụm đèn chiếu sáng phía trước bằng cụm đèn đã được chứng nhận hoặc công bố hợp quy theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đặc tính quang học đèn chiếu sáng phía trước của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, QCVN 35:2017/BGTVT mà không cần phải gia công thay đổi kết cấu của xe để đảm bảo việc lắp đặt; - Thay thế bóng đèn thuộc cụm đèn chiếu sáng phía trước bằng bóng đèn loại khác có công suất tiêu thụ điện tương đương mà không cần phải can thiệp, thay đổi kết cấu của cụm đèn; - Thay đổi các chi tiết, bộ phận thân vỏ là tùy chọn của nhà sản xuất xe nhưng không làm thay đổi kích thước bao ngoài của xe, trừ các trường hợp quy định tại Điều 6 Thông tư 85/2014/TT-BGTVT . Việc lắp đặt thực hiện theo khuyến cáo của nhà sản xuất xe hoặc đại diện được ủy quyền hợp pháp của nhà sản xuất xe; - Thay đổi về kiểu dáng một số chi tiết của phần thân vỏ xe như: lưới tản nhiệt trước xe, cánh lướt gió; - Lắp đặt thêm mui gió trên nóc ca bin ô tô tải, bậc bước chân lên xuống, trang trí ống xả, đai trang trí bảo hiểm đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu mà không làm thay đổi kích thước bao ngoài của xe. Việc thay đổi của các xe cơ giới theo các trường hợp trên mà không làm thay đổi kiểu loại xe quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư 43/2023/TT-BGTVT và đáp ứng yêu cầu về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng thì được kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ để được cấp Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định. 2. Miễn lập hồ sơ thiết kế đối với độ xe Thông tư 43/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư 85/2014/TT-BGTVT quy định về việc độ xe ô tô trong các trường hợp sau được miễn lập hồ sơ thiết kế: - Xe ô tô tập lái, sát hạch lắp đặt hoặc tháo bỏ bàn đạp phanh phụ bằng cách liên kết với bàn đạp phanh chính thông qua một thanh đòn dẫn động cơ khí. - Lắp thêm hoặc tháo bỏ các nắp chắn bụi cho thùng xe của xe ô tô tải tự đổ nhưng không làm thay đổi kích thước lòng thùng xe. - Lắp, thay thế hoặc tháo bỏ nắp che khoang chở hàng, hành lý của xe ô tô PICKUP làm thay đổi kích thước lòng thùng hàng nhưng không làm thay đổi kích thước bao của xe. (Điểm mới) - Xe ô tô tải tự đổ và xe ô tô xi téc nhập khẩu, sản xuất lắp ráp, cải tạo trước ngày 01 tháng 11 năm 2014 có nhu cầu tự nguyện cắt giảm thể tích thùng hàng, xi téc để phù hợp quy định tại Thông tư 42/2014/TT-BGTVT. - Tháo bỏ hệ thống cung cấp nhiên liệu sử dụng khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) hoặc khí thiên nhiên nén (CNG) cho động cơ của xe đối với xe cơ giới đã cải tạo lắp đặt thêm hệ thống cung cấp nhiên liệu (LPG, CNG) trở về chỉ sử dụng hệ thống cung cấp nhiên liệu của xe cơ giới trước khi cải tạo hệ thống cung cấp nhiên liệu. (Điểm mới) - Cải tạo thay đổi vị trí các trục, cụm trục, chốt kéo đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2015 đối với sơ mi rơ moóc tải (trừ sơ mi rơ moóc tải tự đổ) và sơ mi rơ moóc chở công-ten-nơ có khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông nhỏ hơn khối lượng toàn bộ theo thiết kế. - Cải tạo theo thiết kế mẫu do Cục Đăng kiểm Việt Nam công bố. - Lắp, thay thế hoặc tháo bỏ giá nóc của ô tô con tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất mà không làm thay đổi chiều rộng toàn bộ của xe. (Điểm mới) - Lắp, thay thế hoặc tháo bỏ mui gió trên nóc ca bin ô tô đầu kéo. (Điểm mới) - Lắp, thay thế hoặc tháo bỏ bơm, thùng dầu và hệ thống đường ống thủy lực của xe đầu kéo để dẫn động cho hệ thống nâng hạ thùng hàng của sơ mi rơ moóc tải tự đổ. (Điểm mới) - Thay đổi bố trí chỗ ngồi hành khách hoặc cửa xếp dỡ hàng hóa của thùng hàng hoặc vật liệu bọc, lót thùng hàng. (Điểm mới) - Ô tô tải lắp thêm hoặc thay thế thiết bị nâng hạ hàng hóa của thùng hàng đã có giấy chứng nhận an toàn của Cơ quan có thẩm quyền hoặc tháo bỏ thiết bị này. (Điểm mới) 3. Bổ sung trách nhiệm của chủ phương tiện độ xe Bổ sung Điều 14a Thông tư 85/2014/TT-BGTVT về trách nhiệm của chủ phương tiện thực hiện như sau: - Sử dụng các tài liệu quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 14b để thực hiện việc thi công và nghiệm thu xe cơ giới cải tạo theo quy định tại Thông tư này. - Tham gia với đơn vị đăng kiểm trong quá trình nghiệm thu bao gồm cả việc chuẩn bị phương tiện và người điều khiển phương tiện. - Sử dụng phương tiện theo đúng mục đích cải tạo xe cơ giới. Thông tư 43/2023/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 15/02/2024.
Hướng dẫn tập huấn lý thuyết, thực hành nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới
Đây là nội dung được quy định tại Thông tư 44/2023/TT-BGTVT ban hành ngày 29/12/2023 hướng dẫn thực hiện Nghị định 139/2018/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới và Nghị định 30/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 139/2018/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới. (1) Tập huấn lý thuyết nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới - Học viên được tập huấn lý thuyết nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới bao gồm các nội dung sau: + Lịch sử hình thành, xây dựng và phát triển hệ thống kiểm định xe cơ giới; đạo đức nghề nghiệp; kỹ năng giao tiếp; quy định pháp luật về đo lường; quy định về trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động kiểm định ; cung ứng dịch vụ công lĩnh vực đăng kiểm; quy định về vi phạm và xử lý vi phạm trong lĩnh vực kiểm định; + Các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, hướng dẫn nghiệp vụ liên quan đến công tác kiểm định; quy định về cải tạo xe cơ giới; + Phương pháp kiểm tra xe cơ giới theo quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; + Sử dụng hệ thống chương trình phần mềm liên quan đến hoạt động kiểm định xe cơ giới; + Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, bảo dưỡng kỹ thuật thiết bị kiểm định. - Sau khi kết thúc khóa tập huấn, Cục Đăng kiểm Việt Nam tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả tập huấn lý thuyết nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới và công bố các học viên đạt yêu cầu trên Trang thông tin điện tử của Cục Đăng kiểm Việt Nam. Trường hợp không đạt thì học viên được kiểm tra lại 01 lần trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày thông báo kết quả. (2) Thực tập kiểm định xe cơ giới tại đơn vị đăng kiểm - Trong thời gian không quá 30 ngày kể từ ngày được Cục Đăng kiểm Việt Nam công bố đạt yêu cầu về tập huấn lý thuyết nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới, học viên liên hệ và tiến hành thực tập kiểm định xe cơ giới tại đơn vị đăng kiểm. Học viên có trách nhiệm thông báo tới Cục Đăng kiểm Việt Nam về thời gian bắt đầu thực tập, đơn vị thực tập (kể cả trường hợp khi có sự thay đổi đơn vị thực tập) theo mẫu văn bản quy định tại Phụ lục Id ban hành kèm theo Thông tư này. - Trong thời gian thực tập, học viên thực hành các nội dung sau: + Sử dụng hệ thống chương trình, phần mềm tại đơn vị đăng kiểm bao gồm: tra cứu dữ liệu phương tiện; phần mềm quản lý kiểm định; phần mềm cảnh báo xe cơ giới; chương trình kiểm tra đánh giá và chương trình điều khiển thiết bị; + Thực hành các công đoạn kiểm tra, đánh giá phương tiện trên dây chuyền kiểm định theo quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. - Lãnh đạo đơn vị đăng kiểm phân công đăng kiểm viên xe cơ giới có kinh nghiệm tối thiểu 36 tháng để thực hiện việc hướng dẫn thực tập và chịu trách nhiệm về nội dung thực tập của học viên tại đơn vị đăng kiểm với số lượng xe thực tập đạt yêu cầu như sau: + Đối với thời gian thực tập 12 tháng: tối thiểu 400 xe/mỗi công đoạn của nhiều loại xe khác nhau (có thể thực tập nhiều công đoạn trên một xe), trong đó mỗi công đoạn thực tập tối thiểu 100 xe tải, 100 xe khách. Riêng việc lập hồ sơ phương tiện phải được thực hiện tối thiểu đối với 400 xe; + Đối với thời gian thực tập 06 tháng: tối thiểu 200 xe/mỗi công đoạn của nhiều loại xe khác nhau (có thể thực tập nhiều công đoạn trên một xe), trong đó mỗi công đoạn thực tập tối thiểu 50 xe tải, 50 xe khách. Riêng việc lập hồ sơ phương tiện phải được thực hiện tối thiểu đối với 200 xe; + Đối với thời gian thực tập 03 tháng: tối thiểu 100 xe/mỗi công đoạn của nhiều loại xe khác nhau (có thể thực tập nhiều công đoạn trên một xe), trong đó mỗi công đoạn thực tập tối thiểu 25 xe tải, 25 xe khách. Riêng việc lập hồ sơ phương tiện phải được thực hiện tối thiểu đối với 100 xe. - Các công đoạn kiểm tra phương tiện trên dây chuyền kiểm định bao gồm: + Công đoạn 1: kiểm tra nhận dạng, tổng quát; + Công đoạn 2: kiểm tra phần trên của phương tiện; + Công đoạn 3: kiểm tra hiệu quả phanh và trượt ngang; + Công đoạn 4: kiểm tra môi trường; + Công đoạn 5: kiểm tra phần dưới của phương tiện. - Học viên phải lập Báo cáo kết quả thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới theo mẫu quy định tại Phụ lục Ia ban hành kèm theo Thông tư này. Đơn vị đăng kiểm hướng dẫn thực tập căn cứ báo cáo thực tập để lập văn bản xác nhận thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới theo mẫu quy định tại Phụ lục Ib ban hành kèm theo Thông tư này. (3) Tập huấn nhân viên nghiệp vụ trong đăng kiểm Cục Đăng kiểm Việt Nam tổ chức thực hiện việc tập huấn và kiểm tra, đánh giá đối với nhân viên nghiệp vụ theo các nội dung sau: - Tập huấn lý thuyết + Lịch sử hình thành, xây dựng và phát triển hệ thống kiểm định xe cơ giới; đạo đức nghề nghiệp; kỹ năng giao tiếp; quy định về trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động kiểm định; cung ứng dịch vụ công lĩnh vực đăng kiểm; quy định về vi phạm và xử lý vi phạm trong lĩnh vực kiểm định; + Các quy định, hướng dẫn nghiệp vụ; yêu cầu về hồ sơ kiểm định, hồ sơ phương tiện; trình tự thực hiện kiểm định; phân loại phương tiện; giá, phí và lệ phí kiểm định; quản lý hồ sơ, báo cáo, truyền dữ liệu theo yêu cầu của cơ quan chức năng. - Hướng dẫn thực hành: hướng dẫn sử dụng các chương trình, phần mềm nghiệp vụ. - Sau khi kết thúc khóa tập huấn, Cục Đăng kiểm Việt Nam tổ chức kiểm tra, đánh giá và thực hiện công bố các cá nhân đạt yêu cầu trên Trang thông tin điện tử của Cục Đăng kiểm Việt Nam. Trường hợp không đạt thì được kiểm tra lại 01 lần trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày thông báo kết quả. Xem thêm Thông tư 44/2023/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 15/2/2024.
Thông tư 43/2023/TT-BGTVT: Thay đổi quy định về cải tạo xe ô tô từ ngày 15/2/2024
Ngày 29/12/2023 Bộ trưởng Bộ GTVT đã ban hành Thông tư 43/2023/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 85/2014/TT-BGTVT quy định về cải tạo phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, Thông tư 42/2018/TT-BGTVT và Thông tư 16/2022/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Thông tư trong lĩnh vực đăng kiểm. Theo đó, Thông tư 43/2023/TT-BGTVT thay đổi yêu quy định về cải tạo phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ ngày 15/2/2024 như sau: (1) Thay đổi quy định khi cải tạo xe cơ giới từ ngày 15/2/2024 - Không cải tạo thùng xe của xe tải chưa qua sử dụng được nhập khẩu hoặc sản xuất, lắp ráp trong thời gian 06 tháng kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định lần đầu đến ngày nộp hồ sơ thiết kế (trừ trường hợp cải tạo thành xe tập lái, xe sát hạch lái xe; cải tạo lắp đặt thêm mui phủ của xe tải thùng hở). (So với hiện hành khoản 3 Điều 4 Thông tư 85/2014/TT-BGTVT quy định không cải tạo thùng xe của xe tải nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp mới, chưa qua sử dụng trong thời gian 06 tháng, kể từ ngày kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường lần đầu đến khi thẩm định thiết kế). - Không cải tạo các hệ thống phanh, hệ thống treo và hệ thống lái của xe cơ giới, trừ các trường hợp sau: + Cải tạo lắp đặt hoặc tháo bỏ bàn đạp phanh phụ trên xe tập lái, xe sát hạch lái xe; + Cải tạo để cung cấp năng lượng và điều khiển hệ thống phanh của rơ moóc, sơ mi rơ moóc; + Cải tạo đối với xe cơ giới tay lái nghịch; + Cải tạo các cơ cấu điều khiển và ghế ngồi phù hợp với chức năng vận động của người khuyết tật điều khiển xe; + Cải tạo theo đề nghị của nhà sản xuất xe (có văn bản xác nhận của nhà sản xuất xe hoặc đại diện được ủy quyền hợp pháp của nhà sản xuất xe nêu rõ nội dung đề nghị cải tạo kèm theo tài liệu hướng dẫn và danh sách các linh kiện, cụm linh kiện được sử dụng để thay thế) đối với một số trường hợp sau: Đối với hệ thống phanh: thay đổi một số linh kiện, cụm linh kiện của hệ thống phanh nhằm loại bỏ các nguy cơ tiềm ẩn về mất an toàn hoặc để nâng cao hiệu quả phanh; Đối với hệ thống lái: thay đổi một số linh kiện, cụm linh kiện của hệ thống lái nhằm loại bỏ các nguy cơ tiềm ẩn về mất an toàn hoặc để nâng cao tính tiện nghi và an toàn; Đối với hệ thống treo: thay đổi một số linh kiện, cụm linh kiện của hệ thống treo bằng cách lắp đặt các linh kiện, cụm linh kiện có khả năng chịu tải tương đương (không nhằm mục đích tăng khối lượng hàng chuyên chở) nhằm loại bỏ các nguy cơ tiềm ẩn về mất an toàn. - Không cải tạo lắp đặt giường nằm loại hai tầng lên xe chở người, trừ trường hợp ô tô trước cải tạo là ô tô khách có giường nằm hai tầng. (Hiện hành quy định không cải tạo lắp đặt giường nằm loại hai tầng lên xe chở người). - Không cải tạo thay đổi khoảng cách giữa các trục của xe cơ giới, trừ các trường hợp: cải tạo thành xe chuyên dùng, xe đầu kéo; cải tạo thu ngắn chiều dài cơ sở khi cải tạo trở lại thành xe cơ giới trước cải tạo lần đầu và cải tạo để giảm chiều dài toàn bộ, kích thước thùng xe của xe tự đổ, xe xi téc, xe tải phù hợp quy định tại Thông tư 42/2014/TT-BGTVT quy định về thùng xe của xe tự đổ, xe xi téc, xe tải tham gia giao thông đường bộ. - Khối lượng toàn bộ, khối lượng toàn bộ phân bố lên từng trục cho phép tham gia giao thông của xe cơ giới sau cải tạo phải bảo đảm không vượt quá giá trị khối lượng toàn bộ, khối lượng toàn bộ phân bố lên từng trục theo thiết kế của nhà sản xuất và quy định về giới hạn tải trọng trục xe và giới hạn tổng trọng lượng của xe. - Không sử dụng lại động cơ của xe cơ giới đã có thời gian sử dụng quá 15 năm tính từ năm sản xuất để thay thế hoặc cải tạo. Động cơ thay thế có công suất lớn nhất theo công bố của nhà sản xuất nằm trong khoảng từ 90% đến 120% so với công suất lớn nhất của động cơ được thay thế. - Cần cẩu, xi téc chở hàng nguy hiểm, xi téc chở khí nén, khí hóa lỏng khi lắp lên xe cơ giới cải tạo phải được kiểm tra, chứng nhận về tính năng, chất lượng, an toàn kỹ thuật bởi các tổ chức đã được chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động trong lĩnh vực giao thông vận tải theo quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số Điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động. - Không sử dụng lại động cơ của xe cơ giới đã có thời gian sử dụng quá 15 năm tính từ năm sản xuất để thay thế hoặc cải tạo. Động cơ thay thế có công suất lớn nhất theo công bố của nhà sản xuất nằm trong khoảng từ 90% đến 120% so với công suất lớn nhất của động cơ được thay thế. (2) Trường hợp xe cơ giới có sự thay đổi nhưng không được coi là cải tạo Bổ sung Điều 4a vào Thông tư 85/2014/TT-BGTVT quy định các trường hợp xe cơ giới có sự thay đổi nhưng không được coi là cải tạo, bao gồm: - Thay đổi cửa lên xuống khoang hành khách (không bao gồm thay đổi vị trí và kích thước cửa); - Thay đổi một số kết cấu thùng chở hàng như: bịt kín hoặc thay đổi kết cấu cánh cửa thùng hàng; thay thế tôn bọc dạng phẳng thành dạng sóng hoặc ngược lại; bọc thêm tôn phần khung mui của xe mui phủ không làm tăng chiều cao thành thùng hàng (Hc) quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 42/2014/TT- BGTVT; lắp thêm hoặc tháo bỏ nắp chắn bụi cho thùng chở hàng của xe ô tô tải tự đổ; - Lắp, thay thế hoặc tháo bỏ nắp che khoang chở hàng, hành lý của xe ô tô PICKUP nhưng không làm thay đổi kích thước lòng thùng hàng và kích thước bao của xe; - Lắp đặt thêm đèn sương mù dạng rời; - Thay thế cụm đèn chiếu sáng phía trước bằng cụm đèn đã được chứng nhận hoặc công bố hợp quy theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đặc tính quang học đèn chiếu sáng phía trước của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, QCVN 35:2017/BGTVT mà không cần phải gia công thay đổi kết cấu của xe để đảm bảo việc lắp đặt; - Thay thế bóng đèn thuộc cụm đèn chiếu sáng phía trước bằng bóng đèn loại khác có công suất tiêu thụ điện tương đương mà không cần phải can thiệp, thay đổi kết cấu của cụm đèn; - Thay đổi các chi tiết, bộ phận thân vỏ là tùy chọn của nhà sản xuất xe nhưng không làm thay đổi kích thước bao ngoài của xe, trừ các trường hợp quy định tại Điều 6 Thông tư 85/2014/TT-BGTVT. Việc lắp đặt thực hiện theo khuyến cáo của nhà sản xuất xe hoặc đại diện được ủy quyền hợp pháp của nhà sản xuất xe; - Thay đổi về kiểu dáng một số chi tiết của phần thân vỏ xe như: lưới tản nhiệt trước xe, cánh lướt gió; - Lắp đặt thêm mui gió trên nóc ca bin ô tô tải, bậc bước chân lên xuống, trang trí ống xả, đai trang trí bảo hiểm đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu mà không làm thay đổi kích thước bao ngoài của xe. Việc thay đổi của các xe cơ giới mà không làm thay đổi kiểu loại xe và đáp ứng yêu cầu về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng thì được kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ để được cấp Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định. (3) Thêm trách nhiệm của cơ sở cải tạo xe ô tô Bổ sung Điều 14c vào Thông tư 85/2014/TT-BGTVT về trách nhiệm của cơ sở cải tạo bao gồm: - Thực hiện cải tạo xe cơ giới theo đúng thiết kế đã được thẩm định, bảo đảm xe cơ giới sau cải tạo phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định tại Thông tư này. - Chịu trách nhiệm về nguồn gốc, chất lượng của các linh kiện, tổng thành, vật tư thi công cải tạo. - Chịu trách nhiệm về việc kiểm tra chất lượng xuất xưởng xe cơ giới cải tạo và lập Biên bản nghiệm thu xuất xưởng xe cơ giới cải tạo theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Thông tư này. - Chịu trách nhiệm về tính chính xác của các hồ sơ, tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Thông tư này để cung cấp cho chủ phương tiện thực hiện việc nộp hồ sơ nghiệm thu xe cơ giới cải tạo cho cơ quan nghiệm thu. - Sử dụng kết quả cân khối lượng phương tiện phân bố trên từng trục của đơn vị có chức năng cân khối lượng theo quy định về pháp luật đo lường hoặc do cơ sở cải tạo tự trang bị thiết bị cân đáp ứng quy định về pháp luật đo lường. Xem thêm Thông tư 43/2023/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 15/02/2024.
Miễn phí sử dụng đường bộ cho một số loại xe ô tô từ ngày 01/02/2024
Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 90/2023/NĐ-CP quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ; có hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2024. Theo đó, Nghị định 90/2023/NĐ-CP quy định đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ gồm: Các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đã đăng ký (có giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe), kiểm định để lưu hành (được cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường), bao gồm: Xe ô tô, xe đầu kéo và các loại xe tương tự (gọi chung là ô tô). (1) Các trường hợp không chịu phí sử dụng đường bộ Nghị định quy định rõ các xe ô tô ở trên không chịu phí sử dụng đường bộ trong các trường hợp sau: - Bị hủy hoại do tai nạn hoặc thiên tai. - Bị tịch thu hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe. - Bị tai nạn đến mức không thể tiếp tục lưu hành phải sửa chữa từ 30 ngày trở lên. - Xe kinh doanh vận tải thuộc doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã kinh doanh vận tải (doanh nghiệp) tạm dừng lưu hành liên tục từ 30 ngày trở lên. - Xe của doanh nghiệp không tham gia giao thông, không sử dụng đường thuộc hệ thống giao thông đường bộ (chỉ được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và không cấp Tem kiểm định theo quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của Bộ Giao thông vận tải) hoặc xe đang tham gia giao thông, sử dụng đường thuộc hệ thống giao thông đường bộ (đã được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và cấp Tem kiểm định theo quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của Bộ Giao thông vận tải) chuyển sang không tham gia giao thông, không sử dụng đường thuộc hệ thống giao thông, chỉ sử dụng trong phạm vi: Trung tâm sát hạch lái xe; nhà ga; cảng; khu khai thác khoáng sản; khu nuôi trồng, sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản; công trường xây dựng (giao thông, thủy lợi, năng lượng). - Xe đăng ký, đăng kiểm tại Việt Nam nhưng hoạt động tại nước ngoài liên tục từ 30 ngày trở lên. - Xe bị mất trộm trong thời gian từ 30 ngày trở lên. Các trường hợp trên không chịu phí sử dụng đường bộ nếu có đủ hồ sơ đáp ứng các quy định tại Điều 8 Nghị định 90/2023/NĐ-CP. Trường hợp xe ô tô đó đã được nộp phí sử dụng đường bộ, chủ phương tiện sẽ được trả lại số phí đã nộp hoặc được trừ vào số phí phải nộp của kỳ sau tương ứng với thời gian không sử dụng đường bộ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 90/2023/NĐ-CP. (2) Các trường hợp được miễn phí sử dụng đường bộ Nghị định này cũng quy định miễn phí sử dụng đường bộ đối với người nộp phí cho các loại xe ô tô sau: 1- Xe cứu thương. 2- Xe chữa cháy. 3- Xe chuyên dùng phục vụ tang lễ, gồm: - Xe có kết cấu chuyên dùng phục vụ tang lễ (bao gồm: xe tang, xe tải lạnh dùng để lưu xác và chở xác). - Các xe liên quan phục vụ tang lễ (bao gồm: xe chở khách đi cùng xe tang, xe tải chở hoa, xe rước ảnh) là xe chỉ sử dụng cho hoạt động tang lễ có giấy chứng nhận đăng ký xe mang tên đơn vị phục vụ tang lễ. Đơn vị phục vụ tang lễ có văn bản cam kết các loại xe này chỉ sử dụng cho hoạt động tang lễ gửi đơn vị đăng kiểm khi kiểm định xe (trong đó nêu cụ thể số lượng xe, biển số xe theo từng loại). 4- Xe chuyên dùng phục vụ quốc phòng bao gồm các xe mang biển số: Nền màu đỏ, chữ và số màu trắng dập chìm có gắn các thiết bị chuyên dụng cho quốc phòng (bao gồm: xe xi téc, xe cần cẩu, xe chở lực lượng vũ trang hành quân được hiểu là xe ô tô chở người có từ 12 chỗ ngồi trở lên, xe vận tải có mui che và được lắp đặt ghế ngồi trong thùng xe, xe kiểm soát, xe kiểm tra quân sự, xe chuyên dùng chở phạm nhân, xe cứu hộ, cứu nạn, xe thông tin vệ tinh và các xe ô tô đặc chủng khác phục vụ quốc phòng). 5- Xe chuyên dùng của các đơn vị thuộc hệ thống tổ chức của lực lượng Công an nhân dân bao gồm: - Xe cảnh sát giao thông có in dòng chữ: "CẢNH SÁT GIAO THÔNG" ở hai bên thân xe. - Xe cảnh sát 113 có in dòng chữ: "CẢNH SÁT 113" ở hai bên thân xe. - Xe cảnh sát cơ động có in dòng chữ "CẢNH SÁT CƠ ĐỘNG" ở hai bên thân xe. - Xe vận tải có lắp ghế ngồi trong thùng xe của lực lượng Công an nhân dân làm nhiệm vụ. - Xe chở phạm nhân, xe cứu hộ, cứu nạn và các xe chuyên dùng khác của lực lượng Công an nhân dân. - Xe đặc chủng (xe thông tin vệ tinh, xe chống đạn, xe phòng chống khủng bố, chống bạo loạn và các xe đặc chủng khác của lực lượng Công an nhân dân). (3) Mức thu phí đường bộ mới áp dụng từ 01/02/2024 Trong đó, mức thu phí đường bộ mới áp dụng từ 1/2/2024 sẽ thực hiện theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 90/2023/NĐ-CP. Xem và tải Phụ lục I https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/12/26/phu-luc-1.docx Trường hợp số tiền phí phải nộp là số tiền lẻ thì tổ chức thu phí tính trong số theo nguyên tắc số phí tiền lẻ dưới 500 đồng tính làm tròn xuống, số tiền phí lẻ từ 500 đồng trở lên đến dưới 1.000 đồng thì tính trong lên 1.000 đồng. Tổ chức thu phí sử dụng đường bộ là Cục Đường bộ Việt Nam nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách trung ương. Nguồn chi phí trang trải cho việc thực hiện công việc thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu phí theo quy định. Trường hợp tổ chức thu phí thuộc diện được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 82/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 120/2016/NĐ-CP được trích để lại một phẩy hai phần trăm (1,2%) số tiền phí thực thu để trang trải chi phí quản lý hoạt động thu phí sử dụng đường bộ theo quy định. Số tiền còn lại, tổ chức thu phí phải nộp vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách của tổ chức thu phí mở tại Kho bạc Nhà nước trong thời hạn tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày thu phí. Xem chi tiết tại Nghị định 90/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2024.
Tháo gỡ vướng mắc trong công tác đăng kiểm phương tiện thủy khai thác cát, sỏi
Ngày 25/12/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ban hành Công văn 10047/VPCP-CN chỉ đạo các Bộ ngành liên quan và các địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác đăng kiểm phương tiện thủy có gắn máy móc, thiết bị hút cát, sỏi. Theo đó, Công văn 10047/VPCP-CN nêu rõ, xét đề nghị của Bộ Giao thông vận tải và ý kiến của Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác đăng kiểm phương tiện thủy có gắn máy móc, thiết bị hút cát, sỏi, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà có ý kiến như sau: Bộ Giao thông vận tải căn cứ quy định pháp luật và ý kiến của Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, hướng dẫn, tổ chức thực hiện đăng kiểm các phương tiện thủy có gắn máy móc, thiết bị hút cát, sỏi theo đúng quy định pháp luật. Trường hợp cần thiết tăng cường quản lý, giám sát phương tiện thủy có gắn máy móc, thiết bị hút cát, sỏi phục vụ thi công nạo vét luồng, khai thác cát, sỏi, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát quy định pháp luật để sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Cụ thể, các Bộ Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Công an và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai có hiệu quả công tác kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác, vận chuyển, tập kết kinh doanh cát, sỏi; tăng cường công tác tuần tra, giám sát, tập trung vào các địa bàn giáp ranh, nhất là vào ban đêm, ngày nghỉ nhằm chủ động phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến khai thác cát, sỏi. Đồng thời, có biện pháp quản lý chặt chẽ, đảm bảo các phương tiện thủy có gắn máy móc, thiết bị hút cát, sỏi chỉ được phép hoạt động trong phạm vi dự án, mỏ cát đã cấp phép. Chia sẻ thông tin, dữ liệu về các dự án, mỏ cát được cấp phép khai thác, nạo vét cát, sỏi trên đường thủy; các phương tiện thủy có gắn máy móc, thiết bị hút cát, sỏi cho các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, trong đó có Bộ Công an. Cùng với đó là tăng cường công tác kiểm tra, bảo đảm thực hiện nghiêm quy định lắp đặt, quản lý, vận hành thiết bị giám sát hành trình và lưu trữ dữ liệu, thông tin về vị trí, hành trình di chuyển của phương tiện, thiết bị sử dụng để khai thác, vận chuyển cát, sỏi theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 9 Nghị định 23/2020/NĐ-CP ngày 24/02/2020 của Chính phủ quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông. Theo Chính phủ
Cách gia hạn đăng kiểm online và mốc thời gian gia hạn đăng kiểm
Đăng kiểm xe ô tô là quy định bắt buộc kiểm định độ an toàn của xe theo định kỳ. Tuy nhiên, để giảm tải số lượng đăng kiểm xe trực tiếp người dân có thể lựa chọn đăng kiểm online, vậy cách gia hạn đăng kiểm trên mạng được thực hiện ra sao? 1. Hướng dẫn cách gia hạn đăng kiểm online Các bước cách tra cứu xác nhận thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận và tem kiểm định như sau: Bước 1: Truy cập trang web Cục Đăng kiểm Việt Nam http://www.vr.org.vn/, vào mục "Tra Cứu Gia Hạn Kiểm Định", sẽ xuất hiện trang web: https://giahanxcg.vr.org.vn. Bước 2: Nhập các thông tin sau: Biển đăng ký, Số Seri giấy chứng nhận kiểm định, mã xác thực sau đó bấm phím "Tra cứu". Trường hợp giấy chứng nhận được cấp thuộc diện được gia hạn sẽ hiện kết quả trên màn hình. Chủ xe bấm đường link chứa Bản xác nhận thông tin kiểm định. Chủ xe bấm vào đường link để xem và in Giấy xác nhận ra để sử dụng khi tham gia giao thông. Bước 3: Chủ xe bấm đường link chứa Bản xác nhận thông tin kiểm định. Chủ xe bấm vào đường link để xem và in Giấy xác nhận ra để sử dụng khi tham gia giao thông. Tải mẫu Giấy xác nhận ra để sử dụng khi tham gia giao thông. 2. Chu kỳ gia hạn đăng kiểm các loại xe ô tô của chủ xe Theo Thông tư 08/2023/TT-BGTVT quy định rõ trách nhiệm của chủ xe trong khoảng thời gian giữa hai chu kỳ kiểm định nhằm nâng cao chất lượng phương tiện, đảm bảo an toàn giao thông. TT Loại phương tiện Chu kỳ (tháng) Chu kỳ đầu Chu kỳ định kỳ 1. Ô tô chở người đến 09 chỗ không kinh doanh vận tải 1.1 Thời gian sản xuất đến 07 năm 36 24 1.2 Thời gian sản xuất trên 07 năm đến 20 năm 12 1.3 Thời gian sản xuất trên 20 năm 06 2. Ô tô chở người các loại đến 09 chỗ có kinh doanh vận tải 2.1 Thời gian sản xuất đến 05 năm 24 12 2.2 Thời gian sản xuất trên 05 năm 06 2.3 Có cải tạo 12 06 3. Ô tô chở người các loại trên 09 chỗ và ô tô chở người chuyên dùng 3.1 Thời gian sản xuất đến 05 năm 24 12 3.2 Thời gian sản xuất trên 05 năm 06 3.3 Có cải tạo 12 06 4. Ô tô tải các loại, ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo, rơ moóc, sơmi rơ moóc 4.1 Ô tô tải các loại, ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo có thời gian sản xuất đến 07 năm; rơ moóc, sơmi rơ moóc có thời gian sản xuất đến 12 năm 24 12 4.2 Ô tô tải các loại, ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo có thời gian sản xuất trên 07 năm; rơ moóc, sơmi rơ moóc có thời gian sản xuất trên 12 năm 06 4.3 Có cải tạo 12 06 5 Ô tô chở người các loại trên 09 chỗ đã sản xuất từ 15 năm trở lên (kể cả ô tô chở người trên 09 chỗ đã cải tạo thành ô tô chở người đến 09 chỗ). 03