Làm sao để đòi lại đất đã tặng, cho?
Việc tặng, cho đất giữa những người thân trong gia đình hiện nay là phổ biến, mà phổ biến hơn nữa là cha mẹ tặng cho đất cho con cái. Nhiều trường hợp không phải là hy hữu xảy ra khi đã cho đất, cha mẹ muốn lấy lại vì nhiều lý do con không phụng dưỡng, con bất hiếu,… đối với những trường hợp như thế này, pháp luật Việt Nam quy định như thế nào? Các trường hợp được đòi lại đất đã tặng cho. Trường hợp 1: Hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ giữa hai bên đáp ứng các điều kiện sau: - Là hợp đồng tặng cho có điều kiện - Nội dung điều kiện trong hợp đồng là con cái phải có nghĩa vụ phụng dưỡng, chăm sóc cha, mẹ,… hoặc những yêu cầu theo ý chí của bên tặng, cho Về nguyên tắc con cái phải có nghĩa vụ phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ khi ốm đau, già yếu, bệnh tật,… Tại Điều 462 BLDS 2015 cũng quy định: “Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.” Như vậy, đối với trường hợp này cha mẹ cần xem xét tình hình thực tế để bảo vệ quyền lợi của mình. Trường hợp 2: Chứng minh hợp đồng tặng cho vô hiệu Điều 117 BLDS quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự: a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Căn cứ quy định trên, trường hợp này cha mẹ có nghĩa vụ chứng minh thông qua việc cung cấp các chứng cứ có liên quan để tòa tuyên bố vô hiệu hợp đồng tặng cho
Thắc mắc đòi chia lại đất thừa kế đã chia trước đó
Tôi tên là Nguyễn Mạnh Tuấn, hiện đang ở Quảng Ngãi. Nay tôi viết nội dung này mong gửi đến Luật sư để hỗ trợ giải đáp, tư vấn khó khăn mà gia đình tôi đang gặp phải được không ạ? Sự việc gia đình tôi gặp phải như sau: - Ba tôi là Ông Nguyễn Đơm (gia đình Ba tôi có 5 người con, 2 trai 3 gái) và Ba tôi là con trai trưởng, Ba của Ba tôi (tức ông nội tôi) chết năm 1967, Mẹ của Ba tôi (tức bà nội tôi) chết năm 1975 và năm 1976 gia đình Ba tôi có xảy ra biến cố vì vậy các chị đứng ra chia nhà và tài sản, Ba tôi ở nhà trên và Nguyễn Ngọc Thương (em trai) ở nhà ngang, các chị gái đều có phần và đã ra ở riêng trước năm 1967. Toàn bộ tài sản trong nhà đã chia hết nhưng không có giấy tờ lưu lại. - Năm 1981 Nguyễn Ngọc Thương và vợ mua nhà của bà Trương Thị Tờn (Sát bên nhà tôi), lúc đó Ba tôi đã thỏa thuận bằng miệng với Nguyễn Ngọc Thương thối nhà ngang cho Nguyễn Ngọc Thương với số vàng là 2 chỉ để vợ chồng Nguyễn Ngọc Thương dọn qua ở nhà mới. - Mảnh vườn của Ba tôi và gia đình ở là đất Công điền, không có giấy tờ khế ước của Ông bà để lại và năm 1982 Ba tôi đã đứng tên kê khai đất vườn đang ở theo Chỉ thị 299 của Chính phủ, tiếp tục năm 1994 thực hiện Nghị định 64 của Chính phủ Ba tôi thống nhất để vợ là Nguyễn Thị Nở đứng tên kê khai và được nhận sổ đỏ năm 1997. Năm 2017 nhà nước chuyển đổi sổ thì Nguyễn Thị Nở tiếp tục đứng tên. - Từ ngày đất nước thống nhất đến nay, vườn ở rộng trên 500m2 phải nộp thuế nông nghiệp, thuế nhà đất, diện tích đất vườn rộng được trừ phần chia đất ngoài đồng. Ba tôi là con trai trưởng nên phải lo giỗ chạp cúng bái cha mẹ tổ tiên từ năm 1976 đến nay. - Năm 2018 Ba Mẹ tôi tách thửa chung ra nhiều thửa riêng và cho biếu tặng các các con đứng tên sử dụng, mấy lô còn lại Ba Mẹ tôi sử dụng và đứng tên vợ là Nguyễn Thị Nở. - Ngày 15/3/2020 Nguyễn Ngọc Thương và các chị gái về nhà Ba Mẹ tôi yêu cầu Ba Mẹ tôi chia nhà và vườn. Hiện tại Nguyễn Ngọc Thương đã đi nhờ nhiều người xác nhận vào giấy xác nhận nguồn gốc mảnh vườn là của Ông Bà Nội tôi và làm đơn kiện để đòi Ba Mẹ tôi phải chia nhà và vườn. + Ba Mẹ tôi phải chia nhà và vườn không? Nếu Ba Mẹ tôi nhất quyết giữ nhà và vườn thì có vi phạm pháp luật không, đồng thời các mảnh đất đã được tách sổ đứng tên Nguyễn Thị Nở và các con trong gia đình tôi hiện tại có được bán và ký chuyển nhượng cho người khác không nếu các Anh/Chị của Ba tôi nộp đơn khởi kiện? “Theo Điều 623 Luật dân sự 2015 thì thời hiệu để yêu cầu chia di sản thừa kế là 30 năm đối với bất động sản kể từ thời điểm mở thừa kế. Sau khoảng thời gian này, những người đồng thừa kế kể trên là các cô chú bác bạn không có quyền khởi kiện yêu cầu chia di sản nữa. Nếu bố bạn không thừa nhận mảnh đất đó là tài sản chung chưa chia, thì Tòa án cũng không thể giải quyết giúp những người đồng thừa kế đòi quyền lợi được”. Vậy thưa Luật sư “Đối với trường hợp thừa kế mở trước ngày 10/09/1990 thì thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế là bất động sản được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 và hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thừa kế, cụ thể là: thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày 10/09/1990”. Điều này có phải là đến ngày 10/09/2020 (Tức là đã quá 30 năm tính từ ngày 10/09/1990) bên đòi chia quyền lợi mới hết thời gian gửi hồ sơ khởi kiện và Tòa án sẽ không thụ lý hồ sơ, còn trước thời gian 10/09/2020 Tòa án vẫn còn thụ lý hồ sơ phải không ạ? Hiện tại bố tôi đã đứng kê khai 299 thì mặc dù Tòa án thụ lý hồ sơ nhưng bố tôi không thừa nhận mảnh đất đó là tài sản chung chưa chia, thì Tòa án cũng không thể giải quyết giúp những người đồng thừa kế đòi quyền lợi được đúng không ạ? Và thưa Luật sư, “tại Phần 1 Giải đáp 01/GĐ-TANDTC năm 2018 có quy định đối với trường hợp thừa kế mở trước ngày 10-9-1990 thì thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế là bất động sản được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 và hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19-10-1990 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thừa kế, cụ thể là: thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày 10-9-1990”. Ông bà nội tôi đều chết trước năm 1975 đến nay đã quá 30 năm, Ba mẹ tôi đã kê khai theo Chỉ thị 299 và được cấp sổ hồng đến thời điểm hiện tại (nếu áp dụng Luật dân sự 2015 thì đã quá thời hiệu khởi kiện chia thừa kế đối với bất động sản và các đồng thừa kế không có quyền khởi kiện), nhưng nếu áp dụng hướng dẫn như trên thì thời hiệu khởi kiện để yêu cầu chia thừa kế với bất động sản lại vẫn còn, điều này có đúng không ạ? Nhờ Luật sư tư vấn giúp tôi với ạ!
Làm sao để đòi lại đất đã tặng, cho?
Việc tặng, cho đất giữa những người thân trong gia đình hiện nay là phổ biến, mà phổ biến hơn nữa là cha mẹ tặng cho đất cho con cái. Nhiều trường hợp không phải là hy hữu xảy ra khi đã cho đất, cha mẹ muốn lấy lại vì nhiều lý do con không phụng dưỡng, con bất hiếu,… đối với những trường hợp như thế này, pháp luật Việt Nam quy định như thế nào? Các trường hợp được đòi lại đất đã tặng cho. Trường hợp 1: Hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ giữa hai bên đáp ứng các điều kiện sau: - Là hợp đồng tặng cho có điều kiện - Nội dung điều kiện trong hợp đồng là con cái phải có nghĩa vụ phụng dưỡng, chăm sóc cha, mẹ,… hoặc những yêu cầu theo ý chí của bên tặng, cho Về nguyên tắc con cái phải có nghĩa vụ phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ khi ốm đau, già yếu, bệnh tật,… Tại Điều 462 BLDS 2015 cũng quy định: “Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.” Như vậy, đối với trường hợp này cha mẹ cần xem xét tình hình thực tế để bảo vệ quyền lợi của mình. Trường hợp 2: Chứng minh hợp đồng tặng cho vô hiệu Điều 117 BLDS quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự: a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Căn cứ quy định trên, trường hợp này cha mẹ có nghĩa vụ chứng minh thông qua việc cung cấp các chứng cứ có liên quan để tòa tuyên bố vô hiệu hợp đồng tặng cho
Thắc mắc đòi chia lại đất thừa kế đã chia trước đó
Tôi tên là Nguyễn Mạnh Tuấn, hiện đang ở Quảng Ngãi. Nay tôi viết nội dung này mong gửi đến Luật sư để hỗ trợ giải đáp, tư vấn khó khăn mà gia đình tôi đang gặp phải được không ạ? Sự việc gia đình tôi gặp phải như sau: - Ba tôi là Ông Nguyễn Đơm (gia đình Ba tôi có 5 người con, 2 trai 3 gái) và Ba tôi là con trai trưởng, Ba của Ba tôi (tức ông nội tôi) chết năm 1967, Mẹ của Ba tôi (tức bà nội tôi) chết năm 1975 và năm 1976 gia đình Ba tôi có xảy ra biến cố vì vậy các chị đứng ra chia nhà và tài sản, Ba tôi ở nhà trên và Nguyễn Ngọc Thương (em trai) ở nhà ngang, các chị gái đều có phần và đã ra ở riêng trước năm 1967. Toàn bộ tài sản trong nhà đã chia hết nhưng không có giấy tờ lưu lại. - Năm 1981 Nguyễn Ngọc Thương và vợ mua nhà của bà Trương Thị Tờn (Sát bên nhà tôi), lúc đó Ba tôi đã thỏa thuận bằng miệng với Nguyễn Ngọc Thương thối nhà ngang cho Nguyễn Ngọc Thương với số vàng là 2 chỉ để vợ chồng Nguyễn Ngọc Thương dọn qua ở nhà mới. - Mảnh vườn của Ba tôi và gia đình ở là đất Công điền, không có giấy tờ khế ước của Ông bà để lại và năm 1982 Ba tôi đã đứng tên kê khai đất vườn đang ở theo Chỉ thị 299 của Chính phủ, tiếp tục năm 1994 thực hiện Nghị định 64 của Chính phủ Ba tôi thống nhất để vợ là Nguyễn Thị Nở đứng tên kê khai và được nhận sổ đỏ năm 1997. Năm 2017 nhà nước chuyển đổi sổ thì Nguyễn Thị Nở tiếp tục đứng tên. - Từ ngày đất nước thống nhất đến nay, vườn ở rộng trên 500m2 phải nộp thuế nông nghiệp, thuế nhà đất, diện tích đất vườn rộng được trừ phần chia đất ngoài đồng. Ba tôi là con trai trưởng nên phải lo giỗ chạp cúng bái cha mẹ tổ tiên từ năm 1976 đến nay. - Năm 2018 Ba Mẹ tôi tách thửa chung ra nhiều thửa riêng và cho biếu tặng các các con đứng tên sử dụng, mấy lô còn lại Ba Mẹ tôi sử dụng và đứng tên vợ là Nguyễn Thị Nở. - Ngày 15/3/2020 Nguyễn Ngọc Thương và các chị gái về nhà Ba Mẹ tôi yêu cầu Ba Mẹ tôi chia nhà và vườn. Hiện tại Nguyễn Ngọc Thương đã đi nhờ nhiều người xác nhận vào giấy xác nhận nguồn gốc mảnh vườn là của Ông Bà Nội tôi và làm đơn kiện để đòi Ba Mẹ tôi phải chia nhà và vườn. + Ba Mẹ tôi phải chia nhà và vườn không? Nếu Ba Mẹ tôi nhất quyết giữ nhà và vườn thì có vi phạm pháp luật không, đồng thời các mảnh đất đã được tách sổ đứng tên Nguyễn Thị Nở và các con trong gia đình tôi hiện tại có được bán và ký chuyển nhượng cho người khác không nếu các Anh/Chị của Ba tôi nộp đơn khởi kiện? “Theo Điều 623 Luật dân sự 2015 thì thời hiệu để yêu cầu chia di sản thừa kế là 30 năm đối với bất động sản kể từ thời điểm mở thừa kế. Sau khoảng thời gian này, những người đồng thừa kế kể trên là các cô chú bác bạn không có quyền khởi kiện yêu cầu chia di sản nữa. Nếu bố bạn không thừa nhận mảnh đất đó là tài sản chung chưa chia, thì Tòa án cũng không thể giải quyết giúp những người đồng thừa kế đòi quyền lợi được”. Vậy thưa Luật sư “Đối với trường hợp thừa kế mở trước ngày 10/09/1990 thì thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế là bất động sản được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 và hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thừa kế, cụ thể là: thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày 10/09/1990”. Điều này có phải là đến ngày 10/09/2020 (Tức là đã quá 30 năm tính từ ngày 10/09/1990) bên đòi chia quyền lợi mới hết thời gian gửi hồ sơ khởi kiện và Tòa án sẽ không thụ lý hồ sơ, còn trước thời gian 10/09/2020 Tòa án vẫn còn thụ lý hồ sơ phải không ạ? Hiện tại bố tôi đã đứng kê khai 299 thì mặc dù Tòa án thụ lý hồ sơ nhưng bố tôi không thừa nhận mảnh đất đó là tài sản chung chưa chia, thì Tòa án cũng không thể giải quyết giúp những người đồng thừa kế đòi quyền lợi được đúng không ạ? Và thưa Luật sư, “tại Phần 1 Giải đáp 01/GĐ-TANDTC năm 2018 có quy định đối với trường hợp thừa kế mở trước ngày 10-9-1990 thì thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế là bất động sản được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 và hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19-10-1990 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thừa kế, cụ thể là: thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày 10-9-1990”. Ông bà nội tôi đều chết trước năm 1975 đến nay đã quá 30 năm, Ba mẹ tôi đã kê khai theo Chỉ thị 299 và được cấp sổ hồng đến thời điểm hiện tại (nếu áp dụng Luật dân sự 2015 thì đã quá thời hiệu khởi kiện chia thừa kế đối với bất động sản và các đồng thừa kế không có quyền khởi kiện), nhưng nếu áp dụng hướng dẫn như trên thì thời hiệu khởi kiện để yêu cầu chia thừa kế với bất động sản lại vẫn còn, điều này có đúng không ạ? Nhờ Luật sư tư vấn giúp tôi với ạ!