Hệ thống đèn chiếu sáng khẩn cấp cần phải có hệ thống điện riêng không?
Hiện tại, tại các nhà chung cư thì có yêu cầu bắt buộc phải có hệ thống điện riêng cho đèn chiếu sáng khẩn cấp hay không? Nó được quy định tại đâu? Hệ thống điện dùng cho dịch vụ an toàn - Hệ thống đèn chiếu sáng Theo quy định tại tiểu mục 2.3.6 mục 2.3 Quy chuẩn quốc gia QCVN 12:2014/BXD về hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng thì có đề cập hệ thống điện dùng cho dịch vụ an toàn phải có hệ thống điện riêng để duy trì hoạt động các bộ phận thiết yếu cho dịch vụ an toàn làm việc ở mọi thời điểm, mọi điều kiện. Đồng thời cũng liệt kê các dịch vụ an toàn bao gồm, nhưng không giới hạn bởi các hạng mục sau: - Chiếu sáng khẩn cấp, thoát hiểm; Bơm chữa cháy; Thang máy để cứu hộ khi xảy ra cháy; Hệ thống báo động (có cháy, khói, khí CO, đột nhập); - Hệ thống sơ tán; Hệ thống hút khói; Hệ thống quạt tăng áp cầu thang thoát hiểm; Thiết bị y tế thiết yếu. Và trong mạch IT phải có thiết bị kiểm soát cách điện liên tục để phát tín hiệu bằng âm thanh và ánh sáng khi xuất hiện sự cố chạm đất đầu tiên. Nguồn điện dùng cho dịch vụ an toàn Theo quy định tại tiểu mục 2.3.7 mục 2.3 Quy chuẩn quốc gia QCVN 12:2014/BXD về nguồn điện dùng cho dịch vụ an toàn có đề cập nguồn điện dùng cho dịch vụ an toàn (ắcqui, pin, tổ máy phát điện độc lập, lộ riêng độc lập với lộ cấp điện bình thường) phải có đủ công suất, độ tin cậy, thời gian hoạt động đáp ứng cần thiết, thông số đặc trưng và thời gian chuyển đổi thích hợp theo quy định. Nguồn điện dùng cho dịch vụ an toàn phải được lắp cố định ở vị trí thích hợp, có biện pháp thông gió và thoát khí thải ra ngoài một cách an toàn. Sự cố ở nguồn cấp điện bình thường không được gây ảnh hưởng bất lợi cho nguồn điện này. Đồng thời, nguồn điện dùng cho dịch vụ an toàn dùng kết hợp cho các mục đích khác thì không được gây ảnh hưởng đến nhiệm vụ chính. Phải có biện pháp để khi có sự cố ở mạch cung cấp điện cho mục đích khác không làm mất điện của dịch vụ an toàn. Và nếu một nguồn dùng cho dịch vụ an toàn cấp điện đồng thời cho dịch vụ an toàn của nhiều tòa nhà thì sự cố trong các dịch vụ an toàn của một tòa nhà không được làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của nguồn đó. Yêu cầu đối với mạch điện dùng cho dịch vụ an toàn Hiện tại, theo Quy chuẩn này mạch điện của dịch vụ an toàn phải độc lập với các mạch khác. Khi thiết bị được cấp điện từ hai nguồn khác nhau thì sự cố xuất hiện trong mạch của nguồn này không được gây ảnh hưởng xấu đến bảo vệ chống điện giật hoặc hoạt động đúng của nguồn kia. Thiết bị có dây PE thì dây PE này phải được nối với dây PE của cả hai mạch. Trong trường hợp cắt quá tải làm mất nguồn cấp điện có thể gây ra mối nguy hiểm lớn hơn thì thiết bị bảo vệ chống quá tải không được tự động cắt nguồn điện mà phải có biện pháp theo dõi sự xuất hiện của quá tải để khắc phục. Và bảo vệ chống ngắn mạch và chống điện giật trong điều kiện bình thường và trong trường hợp sự cố phải được đảm bảo ở phương án đấu nối bất kỳ với nguồn cấp điện bình thường và nguồn dùng cho dịch vụ an toàn. Thiết bị bảo vệ chống quá dòng phải được chọn và lắp đặt sao cho không để quá dòng trong một mạch làm ảnh hưởng đến hoạt động đúng của mạch dùng cho dịch vụ an toàn. Tủ điện của dịch vụ an toàn phải được cách ly khỏi các thành phần của hệ thống điện bình thường và phải đảm bảo khả năng chịu cháy trong thời gian quy định. Như vậy, có thể thấy hệ thống điện cho đèn chiếu sáng khẩn cấp nói riêng hay hệ thống điện dùng cho dịch vụ an toàn nói chung thì phải hoàn toàn độc lập với hệ thống điện sử dụng của nhà chung cư.
Trường hợp nào sử dụng đèn khẩn cấp để dừng, đỗ xe không bị phạt?
Đèn khẩn cấp là gì? Trong một số trường hợp đậu xe tại nơi cấm dừng, cấm đỗ thì có bật đèn khẩn cấp có bị phạt hay không? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Đèn khẩn cấp được sử dụng trong những trường hợp nào? Đèn khẩn cấp trang bị cho ô tô để sử dụng khi xe gặp sự cố phải dừng/đỗ trên đường. Đèn khẩn cấp hay còn gọi là đèn cảnh báo nguy hiểm được dùng trong một số trường hợp nhất định. Khi ô tô bật đèn khẩn cấp đồng nghĩa, xe đó đang gặp sự cố nên các xe khác cần chú ý, chủ động tránh xe để không xảy ra va chạm. Ngoài ra, đèn khẩn cấp còn có tác dụng thu hút sự chú ý và giúp đỡ của những lái xe hay người đi đường khác. Hơn nữa, khi gặp thời tiết xấu, lái xe cũng có thể bật đèn khẩn cấp để các phương tiện có thể nhận diện nhằm tránh xảy ra va chạm. Hiện chưa có quy định pháp luật về các trường hợp sử dụng đèn khẩn cấp, tuy nhiên, các nhà sản xuất khuyến cáo người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông nên bật đèn khẩn cấp nếu: - Xe gặp sự cố phải dừng, đỗ trên đường: Khi đi trên đường mà xe gặp sự cố bất ngờ, không thể di chuyển đến nơi dừng, đỗ theo quy định, bắt buộc phải đỗ trên đường, lái xe cần bật đèn khẩn cấp để các xe khác chủ động tránh. - Xe đang trong tình trạng nguy hiểm: Trường hợp xe gặp trục trặc mà không thể tấp vào lề dừng đỗ, lái xe nên bật đèn cảnh báo khẩn cấp để thông báo cho các phương tiện khác biết rằng để xử lý tình huống. - Thời tiết quá xấu: Nếu trời mưa, sương mù bình thường thì có thể chỉ cần bật đèn sương mù/đèn chiếu gần là được, không nên bật đèn khẩn cấp vì phương tiện phía sau sẽ không biết khi nào xe phía trước sẽ rẽ, chuyển làn… Dừng, đỗ xe có bật đèn khẩn cấp thì có bị phạt không? Căn cứ tại khoản 1 Điều 11 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ, trong đó có hệ thống biển báo. Người điều khiển phương tiện khi dừng, đỗ xe trên đường bộ và trên đường phố phải tuân thủ các quy định tại Điều 18, Điều 19 Luật Giao thông đường bộ 2008, không được để phương tiện ở lòng đường, hè phố trái quy định; nơi có biển cấm dừng, cấm đỗ xe Trường hợp các phương tiện khi tham gia giao thông gặp sự cố kỹ thuật, phải dừng, đỗ xe ở những tuyến đường có biển cấm phương tiện dừng, đỗ và bật đèn khẩn cấp; người điều khiển phương tiện cần nhanh chóng liên lạc với các đơn vị cứu hộ tiến hành di chuyển phương tiện đến vị trí thích hợp, tránh gây ùn, tắc giao thông. Lợi dụng việc sử dụng đèn khẩn cấp bị phạt như thế nào? Trường hợp các phương tiện mặc dù không bị sự cố kỹ thuật nhưng vẫn lợi dụng bật đèn khẩn cấp để dừng, đỗ xe ở những tuyến đường có biển cấm phương tiện dừng, đỗ là vi phạm quy định tại điểm e, Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ và bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng với hành vi đỗ xe tại nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”.
Hệ thống đèn chiếu sáng khẩn cấp cần phải có hệ thống điện riêng không?
Hiện tại, tại các nhà chung cư thì có yêu cầu bắt buộc phải có hệ thống điện riêng cho đèn chiếu sáng khẩn cấp hay không? Nó được quy định tại đâu? Hệ thống điện dùng cho dịch vụ an toàn - Hệ thống đèn chiếu sáng Theo quy định tại tiểu mục 2.3.6 mục 2.3 Quy chuẩn quốc gia QCVN 12:2014/BXD về hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng thì có đề cập hệ thống điện dùng cho dịch vụ an toàn phải có hệ thống điện riêng để duy trì hoạt động các bộ phận thiết yếu cho dịch vụ an toàn làm việc ở mọi thời điểm, mọi điều kiện. Đồng thời cũng liệt kê các dịch vụ an toàn bao gồm, nhưng không giới hạn bởi các hạng mục sau: - Chiếu sáng khẩn cấp, thoát hiểm; Bơm chữa cháy; Thang máy để cứu hộ khi xảy ra cháy; Hệ thống báo động (có cháy, khói, khí CO, đột nhập); - Hệ thống sơ tán; Hệ thống hút khói; Hệ thống quạt tăng áp cầu thang thoát hiểm; Thiết bị y tế thiết yếu. Và trong mạch IT phải có thiết bị kiểm soát cách điện liên tục để phát tín hiệu bằng âm thanh và ánh sáng khi xuất hiện sự cố chạm đất đầu tiên. Nguồn điện dùng cho dịch vụ an toàn Theo quy định tại tiểu mục 2.3.7 mục 2.3 Quy chuẩn quốc gia QCVN 12:2014/BXD về nguồn điện dùng cho dịch vụ an toàn có đề cập nguồn điện dùng cho dịch vụ an toàn (ắcqui, pin, tổ máy phát điện độc lập, lộ riêng độc lập với lộ cấp điện bình thường) phải có đủ công suất, độ tin cậy, thời gian hoạt động đáp ứng cần thiết, thông số đặc trưng và thời gian chuyển đổi thích hợp theo quy định. Nguồn điện dùng cho dịch vụ an toàn phải được lắp cố định ở vị trí thích hợp, có biện pháp thông gió và thoát khí thải ra ngoài một cách an toàn. Sự cố ở nguồn cấp điện bình thường không được gây ảnh hưởng bất lợi cho nguồn điện này. Đồng thời, nguồn điện dùng cho dịch vụ an toàn dùng kết hợp cho các mục đích khác thì không được gây ảnh hưởng đến nhiệm vụ chính. Phải có biện pháp để khi có sự cố ở mạch cung cấp điện cho mục đích khác không làm mất điện của dịch vụ an toàn. Và nếu một nguồn dùng cho dịch vụ an toàn cấp điện đồng thời cho dịch vụ an toàn của nhiều tòa nhà thì sự cố trong các dịch vụ an toàn của một tòa nhà không được làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của nguồn đó. Yêu cầu đối với mạch điện dùng cho dịch vụ an toàn Hiện tại, theo Quy chuẩn này mạch điện của dịch vụ an toàn phải độc lập với các mạch khác. Khi thiết bị được cấp điện từ hai nguồn khác nhau thì sự cố xuất hiện trong mạch của nguồn này không được gây ảnh hưởng xấu đến bảo vệ chống điện giật hoặc hoạt động đúng của nguồn kia. Thiết bị có dây PE thì dây PE này phải được nối với dây PE của cả hai mạch. Trong trường hợp cắt quá tải làm mất nguồn cấp điện có thể gây ra mối nguy hiểm lớn hơn thì thiết bị bảo vệ chống quá tải không được tự động cắt nguồn điện mà phải có biện pháp theo dõi sự xuất hiện của quá tải để khắc phục. Và bảo vệ chống ngắn mạch và chống điện giật trong điều kiện bình thường và trong trường hợp sự cố phải được đảm bảo ở phương án đấu nối bất kỳ với nguồn cấp điện bình thường và nguồn dùng cho dịch vụ an toàn. Thiết bị bảo vệ chống quá dòng phải được chọn và lắp đặt sao cho không để quá dòng trong một mạch làm ảnh hưởng đến hoạt động đúng của mạch dùng cho dịch vụ an toàn. Tủ điện của dịch vụ an toàn phải được cách ly khỏi các thành phần của hệ thống điện bình thường và phải đảm bảo khả năng chịu cháy trong thời gian quy định. Như vậy, có thể thấy hệ thống điện cho đèn chiếu sáng khẩn cấp nói riêng hay hệ thống điện dùng cho dịch vụ an toàn nói chung thì phải hoàn toàn độc lập với hệ thống điện sử dụng của nhà chung cư.
Trường hợp nào sử dụng đèn khẩn cấp để dừng, đỗ xe không bị phạt?
Đèn khẩn cấp là gì? Trong một số trường hợp đậu xe tại nơi cấm dừng, cấm đỗ thì có bật đèn khẩn cấp có bị phạt hay không? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Đèn khẩn cấp được sử dụng trong những trường hợp nào? Đèn khẩn cấp trang bị cho ô tô để sử dụng khi xe gặp sự cố phải dừng/đỗ trên đường. Đèn khẩn cấp hay còn gọi là đèn cảnh báo nguy hiểm được dùng trong một số trường hợp nhất định. Khi ô tô bật đèn khẩn cấp đồng nghĩa, xe đó đang gặp sự cố nên các xe khác cần chú ý, chủ động tránh xe để không xảy ra va chạm. Ngoài ra, đèn khẩn cấp còn có tác dụng thu hút sự chú ý và giúp đỡ của những lái xe hay người đi đường khác. Hơn nữa, khi gặp thời tiết xấu, lái xe cũng có thể bật đèn khẩn cấp để các phương tiện có thể nhận diện nhằm tránh xảy ra va chạm. Hiện chưa có quy định pháp luật về các trường hợp sử dụng đèn khẩn cấp, tuy nhiên, các nhà sản xuất khuyến cáo người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông nên bật đèn khẩn cấp nếu: - Xe gặp sự cố phải dừng, đỗ trên đường: Khi đi trên đường mà xe gặp sự cố bất ngờ, không thể di chuyển đến nơi dừng, đỗ theo quy định, bắt buộc phải đỗ trên đường, lái xe cần bật đèn khẩn cấp để các xe khác chủ động tránh. - Xe đang trong tình trạng nguy hiểm: Trường hợp xe gặp trục trặc mà không thể tấp vào lề dừng đỗ, lái xe nên bật đèn cảnh báo khẩn cấp để thông báo cho các phương tiện khác biết rằng để xử lý tình huống. - Thời tiết quá xấu: Nếu trời mưa, sương mù bình thường thì có thể chỉ cần bật đèn sương mù/đèn chiếu gần là được, không nên bật đèn khẩn cấp vì phương tiện phía sau sẽ không biết khi nào xe phía trước sẽ rẽ, chuyển làn… Dừng, đỗ xe có bật đèn khẩn cấp thì có bị phạt không? Căn cứ tại khoản 1 Điều 11 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ, trong đó có hệ thống biển báo. Người điều khiển phương tiện khi dừng, đỗ xe trên đường bộ và trên đường phố phải tuân thủ các quy định tại Điều 18, Điều 19 Luật Giao thông đường bộ 2008, không được để phương tiện ở lòng đường, hè phố trái quy định; nơi có biển cấm dừng, cấm đỗ xe Trường hợp các phương tiện khi tham gia giao thông gặp sự cố kỹ thuật, phải dừng, đỗ xe ở những tuyến đường có biển cấm phương tiện dừng, đỗ và bật đèn khẩn cấp; người điều khiển phương tiện cần nhanh chóng liên lạc với các đơn vị cứu hộ tiến hành di chuyển phương tiện đến vị trí thích hợp, tránh gây ùn, tắc giao thông. Lợi dụng việc sử dụng đèn khẩn cấp bị phạt như thế nào? Trường hợp các phương tiện mặc dù không bị sự cố kỹ thuật nhưng vẫn lợi dụng bật đèn khẩn cấp để dừng, đỗ xe ở những tuyến đường có biển cấm phương tiện dừng, đỗ là vi phạm quy định tại điểm e, Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ và bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng với hành vi đỗ xe tại nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”.