Đánh đề ra đê mà ở - Người đánh đề có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Ông bà ta thường truyền tai nhau câu "Đánh đề ra đê mà ở" - Câu nói đó mang ý nghĩa gì? Và người đánh đề thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật hiện nay không? 1. "Đánh đề ra đê mà ở" hiểu như thế nào? Đánh đề là một hình thức cờ bạc dựa trên kết quả xổ số kiến thiết, sẽ có người đứng ra tổ chức gọi là nhà cái và người chơi sẽ tham gia dự đoán hai số cuối của các giải thưởng kết quả xổ số kiến thiết và nếu đoán trúng thì người chơi thắng được một tỷ lệ gấp bao nhiêu lần tiền đặt cược theo thỏa thuận giữa người chơi và nhà cái. Đánh đề ra đê mà ở là câu nói được truyền lại từ các thế hệ trước đến nay mang ý nghĩa khuyên dạy những người ham chơi lô đề, cờ bạc, bị bệnh nghiện cờ bạc, không muốn làm ăn chân chính, mà chỉ muốn giàu có nhờ thói đỏ đen, trông chờ vào vận may rủi, thì kết cục sẽ chẳng có gì, tán gia bại sản, đến nhà cửa cũng bán đi mà chơi đề, cờ bạc và trả nợ, đến mức không còn chốn dung thân, phải tay trắng ra bờ đê mà ở. 2. Người đánh đề có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Đánh đề là loại hình cờ bạc bị nghiêm cấm dưới mọi hình thức theo quy định pháp luật và theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 về tội đánh bạc. Cụ thể, thì người đánh đề sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội đánh bạc trái phép với các hình phạt: phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm khi có các hành vi sau: - Đánh đề dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc - Đánh đề dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 Bộ luật Hình sự 2015 hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 Bộ luật Hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Người đánh đề phạm tội đánh bạc thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: - Có tính chất chuyên nghiệp; - Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên; - Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; - Tái phạm nguy hiểm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. 3. Người đánh đề chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có bị phạt tiền hay không? Người đánh đề nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì vẫn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính khi phát hiện hành vi vi phạm. Cụ thể theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi đánh bạc trái phép như sau: - Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: + Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật; + Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép; + Cá cược trái phép trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí hoặc các hoạt động khác. ... Theo đó, người đánh đề nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi phát hiện hành vi vi phạm có thể bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Như vậy, đánh đề là hình thức cờ bạc đỏ đen chỉ làm cho chúng ta ngày càng lâm vào tình trạng tệ hại và không có kết cục tốt đẹp. Đồng thời đây cùng là hành vi vi phạm pháp luật nên mọi người cần phải tuân thủ pháp luật, không được phép thực hiện các hành vi đánh bạc nói chung và đánh đề nói riêng dưới bất kỳ hình thức nào. Hãy nhớ lấy câu "Đánh đề ra đê mà ở".
Đánh lô đề hiện nay có thể bị xử lý ra sao? Người đánh số đề có bị ngồi tù?
Đánh số đề là một trong những tội vi phạm về đánh bạc có thể bị xử lý hình sự. Vậy, một số người đánh lô đề với vài chục ngàn đồng cho vui và lo lắng không biết có phạm tội đánh bạc và bị ngồi tù hay không? 1. Đánh lô đề là gì? Đánh lô đề là một hình thức cờ bạc dự đoán dựa trên kết quả xổ số kiến thiết. Hiểu nôm na “đánh lô”, “đánh đề” là trò cờ bạc dùng tiền đặt cược cho một bên nhà cái đứng ra tổ chức dựa theo kết quả xổ số kiến thiết của các tỉnh mỗi ngày. Cụ thể, người chơi sẽ tự lựa chọn lô đề là hai con số cuối trong dãy số trúng thưởng của các giải xổ số (có tất cả 7 giải và 1 giải đặc biệt), trong đó số đề là hai con số cuối trong dãy số của giải đặc biệt, số lô là hai số cuối trong dãy số của các giải còn lại. Mỗi điểm lô bằng 23.000 đồng, tiền trúng thưởng bằng 4 lần tiền bỏ ra, số đề không quy định thành “điểm” như lô, mà tùy vào người chơi, tiền trúng thưởng bằng 70 - 80 lần số tiền người chơi bỏ ra. Đối với mỗi vùng miền sẽ có cách tính điểm khác nhau nhưng tựu chung cách chơi không quá khác biệt là đặt cược tiền cho các con số cuối nếu trúng thì có tiền, thua thì mất trắng. 2. Đánh lô đề online có khác gì so với đánh lô đề truyền thống? Tại Công văn 196/TANDTC-PC năm 2018 của TAND tối cao có giải thích “sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 321 và điểm c khoản 2 Điều 322 Bộ luật Hình sự 2015 được hiểu là việc sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông và các phương tiện điện tử để đánh bạc trực tuyến (như hình thành nên các chiếu bạc online hoặc sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để tổ chức đánh bạc, gá bạc). Việc người phạm tội sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông và các phương tiện điện tử khác như là phương tiện để liên lạc với nhau (ví dụ: nhắn tin qua điện thoại, qua email, zalo, viber.... để ghi số đề, lô tô, cá độ đua ngựa...) mà không hình thành nên các trò chơi được thua bằng tiền hoặc hiện vật trực tuyến thì không thuộc trường hợp “Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông và các phương tiện điện tử để phạm tội” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 321 và điểm c khoản 2 Điều 322 Bộ luật Hình sự 2015. Với hình thức ngày càng tinh vi, hiện đại thì việc đánh lô đề cách truyền thống dễ bị phát hiện và trong nhóm nhỏ đã không còn được nhiều “con đề” ưu tiên. Do đó, việc đánh lô đề hiện nay trên nền tảng trực tuyến rất đông người tham gia với quy mô lớn. Thu hút nhiều người cùng vi phạm pháp luật, thu lợi bất chính cùng nhiều hệ lụy khác. 3. Người đánh lô đề có thể bị xử lý ra sao? Tùy vào mức độ vi phạm dựa trên số tiền tham gia, tổ chức chuyển nghiệp và có quy mô lớn thì người đánh lô đề có thể bị xử phạt hành chính hoặc nặng hơn là truy cứu trách nhiệm hình sự như sau: (1) Xử phạt hành chính tội đánh lô đề Căn cứ Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định tội đánh lô đề, chủ lô đề bị xử lý như sau: - Người đánh lô đề bị phạt 200.000 đồng đến 500.000 đồng. - Người bán số lô, số đề bị phạt 02 triệu đồng đến 05 triệu đồng. - Làm chủ lô, đề bị phạt từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng. Ngoài ra, người đánh lô, đề khi bị phạt hành chính còn có thể buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp, tịch thu tang vật đánh lô đề. (2) Truy cứu hình sự tội đánh lô đề Căn cứ Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi Bộ luật Hình sự 2017) quy định người phạm tội đánh lô đề bị truy cứu hình sự theo các mức sau: - Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 05 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 05 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 Bộ luật Hình sự 2015 hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: + Có tính chất chuyên nghiệp; + Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên; + Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; + Tái phạm nguy hiểm. Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng. Như vậy, người đánh lô đề dù vài chục ngàn đồng để cho vui thì cũng có thể bị phạt tiền từ 200.000 đến 500.000 đồng. Trường hợp mà cá nhân tham gia đánh lô đề bị truy cứu hình sự với số tiền lớn có thể bị phạt tù đến 07 năm.
Đánh đề ra đê mà ở - Người đánh đề có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Ông bà ta thường truyền tai nhau câu "Đánh đề ra đê mà ở" - Câu nói đó mang ý nghĩa gì? Và người đánh đề thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật hiện nay không? 1. "Đánh đề ra đê mà ở" hiểu như thế nào? Đánh đề là một hình thức cờ bạc dựa trên kết quả xổ số kiến thiết, sẽ có người đứng ra tổ chức gọi là nhà cái và người chơi sẽ tham gia dự đoán hai số cuối của các giải thưởng kết quả xổ số kiến thiết và nếu đoán trúng thì người chơi thắng được một tỷ lệ gấp bao nhiêu lần tiền đặt cược theo thỏa thuận giữa người chơi và nhà cái. Đánh đề ra đê mà ở là câu nói được truyền lại từ các thế hệ trước đến nay mang ý nghĩa khuyên dạy những người ham chơi lô đề, cờ bạc, bị bệnh nghiện cờ bạc, không muốn làm ăn chân chính, mà chỉ muốn giàu có nhờ thói đỏ đen, trông chờ vào vận may rủi, thì kết cục sẽ chẳng có gì, tán gia bại sản, đến nhà cửa cũng bán đi mà chơi đề, cờ bạc và trả nợ, đến mức không còn chốn dung thân, phải tay trắng ra bờ đê mà ở. 2. Người đánh đề có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Đánh đề là loại hình cờ bạc bị nghiêm cấm dưới mọi hình thức theo quy định pháp luật và theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 về tội đánh bạc. Cụ thể, thì người đánh đề sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội đánh bạc trái phép với các hình phạt: phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm khi có các hành vi sau: - Đánh đề dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc - Đánh đề dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 Bộ luật Hình sự 2015 hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 Bộ luật Hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Người đánh đề phạm tội đánh bạc thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: - Có tính chất chuyên nghiệp; - Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên; - Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; - Tái phạm nguy hiểm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. 3. Người đánh đề chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có bị phạt tiền hay không? Người đánh đề nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì vẫn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính khi phát hiện hành vi vi phạm. Cụ thể theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi đánh bạc trái phép như sau: - Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: + Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật; + Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép; + Cá cược trái phép trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí hoặc các hoạt động khác. ... Theo đó, người đánh đề nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi phát hiện hành vi vi phạm có thể bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Như vậy, đánh đề là hình thức cờ bạc đỏ đen chỉ làm cho chúng ta ngày càng lâm vào tình trạng tệ hại và không có kết cục tốt đẹp. Đồng thời đây cùng là hành vi vi phạm pháp luật nên mọi người cần phải tuân thủ pháp luật, không được phép thực hiện các hành vi đánh bạc nói chung và đánh đề nói riêng dưới bất kỳ hình thức nào. Hãy nhớ lấy câu "Đánh đề ra đê mà ở".
Đánh lô đề hiện nay có thể bị xử lý ra sao? Người đánh số đề có bị ngồi tù?
Đánh số đề là một trong những tội vi phạm về đánh bạc có thể bị xử lý hình sự. Vậy, một số người đánh lô đề với vài chục ngàn đồng cho vui và lo lắng không biết có phạm tội đánh bạc và bị ngồi tù hay không? 1. Đánh lô đề là gì? Đánh lô đề là một hình thức cờ bạc dự đoán dựa trên kết quả xổ số kiến thiết. Hiểu nôm na “đánh lô”, “đánh đề” là trò cờ bạc dùng tiền đặt cược cho một bên nhà cái đứng ra tổ chức dựa theo kết quả xổ số kiến thiết của các tỉnh mỗi ngày. Cụ thể, người chơi sẽ tự lựa chọn lô đề là hai con số cuối trong dãy số trúng thưởng của các giải xổ số (có tất cả 7 giải và 1 giải đặc biệt), trong đó số đề là hai con số cuối trong dãy số của giải đặc biệt, số lô là hai số cuối trong dãy số của các giải còn lại. Mỗi điểm lô bằng 23.000 đồng, tiền trúng thưởng bằng 4 lần tiền bỏ ra, số đề không quy định thành “điểm” như lô, mà tùy vào người chơi, tiền trúng thưởng bằng 70 - 80 lần số tiền người chơi bỏ ra. Đối với mỗi vùng miền sẽ có cách tính điểm khác nhau nhưng tựu chung cách chơi không quá khác biệt là đặt cược tiền cho các con số cuối nếu trúng thì có tiền, thua thì mất trắng. 2. Đánh lô đề online có khác gì so với đánh lô đề truyền thống? Tại Công văn 196/TANDTC-PC năm 2018 của TAND tối cao có giải thích “sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 321 và điểm c khoản 2 Điều 322 Bộ luật Hình sự 2015 được hiểu là việc sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông và các phương tiện điện tử để đánh bạc trực tuyến (như hình thành nên các chiếu bạc online hoặc sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để tổ chức đánh bạc, gá bạc). Việc người phạm tội sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông và các phương tiện điện tử khác như là phương tiện để liên lạc với nhau (ví dụ: nhắn tin qua điện thoại, qua email, zalo, viber.... để ghi số đề, lô tô, cá độ đua ngựa...) mà không hình thành nên các trò chơi được thua bằng tiền hoặc hiện vật trực tuyến thì không thuộc trường hợp “Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông và các phương tiện điện tử để phạm tội” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 321 và điểm c khoản 2 Điều 322 Bộ luật Hình sự 2015. Với hình thức ngày càng tinh vi, hiện đại thì việc đánh lô đề cách truyền thống dễ bị phát hiện và trong nhóm nhỏ đã không còn được nhiều “con đề” ưu tiên. Do đó, việc đánh lô đề hiện nay trên nền tảng trực tuyến rất đông người tham gia với quy mô lớn. Thu hút nhiều người cùng vi phạm pháp luật, thu lợi bất chính cùng nhiều hệ lụy khác. 3. Người đánh lô đề có thể bị xử lý ra sao? Tùy vào mức độ vi phạm dựa trên số tiền tham gia, tổ chức chuyển nghiệp và có quy mô lớn thì người đánh lô đề có thể bị xử phạt hành chính hoặc nặng hơn là truy cứu trách nhiệm hình sự như sau: (1) Xử phạt hành chính tội đánh lô đề Căn cứ Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định tội đánh lô đề, chủ lô đề bị xử lý như sau: - Người đánh lô đề bị phạt 200.000 đồng đến 500.000 đồng. - Người bán số lô, số đề bị phạt 02 triệu đồng đến 05 triệu đồng. - Làm chủ lô, đề bị phạt từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng. Ngoài ra, người đánh lô, đề khi bị phạt hành chính còn có thể buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp, tịch thu tang vật đánh lô đề. (2) Truy cứu hình sự tội đánh lô đề Căn cứ Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi Bộ luật Hình sự 2017) quy định người phạm tội đánh lô đề bị truy cứu hình sự theo các mức sau: - Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 05 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 05 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 Bộ luật Hình sự 2015 hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: + Có tính chất chuyên nghiệp; + Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên; + Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; + Tái phạm nguy hiểm. Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng. Như vậy, người đánh lô đề dù vài chục ngàn đồng để cho vui thì cũng có thể bị phạt tiền từ 200.000 đến 500.000 đồng. Trường hợp mà cá nhân tham gia đánh lô đề bị truy cứu hình sự với số tiền lớn có thể bị phạt tù đến 07 năm.