Dự thảo Luật Điện ảnh: Quy định mơ hồ sẽ làm khó các nhà làm phim
Bộ Thể thao Văn hóa và Du lịch đang soạn thảo Luật Điện ảnh sửa đổi. Khi xem qua dự thảo lần 4 của Luật này, có một chi tiết làm không ít người có chuyên môn về điện ảnh thắc mắc, lo ngại, đó là những nội dung cảm tính tại quy định về những nội dung, hành vi bị cấm trong hoạt động điện ảnh. Quy định mơ hồ trong dự thảo Luật Điện ảnh - Minh họa Cụ thể, Khoản 1 Điều 8 Dự thảo này nghiêm cấm các hoạt động điện ảnh chứa một trong những nội dung sau đây: - Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc - Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; truyền bá tư tưởng phản động, tệ nạn xã hội, phá hoại truyền thống văn hóa và đạo đức xã hội - Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định - Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân - Kích động bạo lực, hành vi tội ác bằng việc thể hiện chi tiết hình ảnh, âm thanh, lời thoại cảnh đánh đập, tra tấn, giết người dã man, tàn bạo và những hành vi khác xúc phạm đến nhân phẩm con người, trái với truyền thống yêu hoà bình và nhân ái của dân tộc, trừ trường hợp nội dung nhằm phê phán, tố cáo, lên án tội ác, đề cao chính nghĩa. - Dâm ô, đồi trụy thể hiện chi tiết hình ảnh, âm thanh, lời thoại khêu gợi, kích thích dâm ô, truỵ lạc, loạn luân - Mê tín dị đoan làm mê hoặc người khác, trái với tự nhiên, gây tác động xấu về nhận thức. Đáng chú ý ở đây là cụm từ “nội dung nhằm phê phán, tố cáo, lên án”, quả thật rất khó đánh giá một bộ phim đang phê phán, lên án hay cổ xúy cho một vấn đề nào đó. Chẳng hạn hiện nay những bộ phim về giang hồ, xã hội đen đang rất thịnh hành, trên các nền tảng mạng xã hội những bộ phim này luôn được công chúng theo dõi. Tuy nhiên, trong nội dung phim có tình tiết đâm chém, bạo lực, tệ nạn xã hội,… Sau khi xem, có người sẽ hiểu rằng đây là những chuyện xấu xa, cần tránh, có người lại nghĩ làm giang hồ, xã hội đen là oai phong, đáng khen, mà cảm nhận thì thuộc về cá nhân mỗi người, chúng ta không thể kiểm soát được nhận thức của họ (kể cả loại trừ đối tượng xem phim là trẻ em). Như vậy đâu sẽ là thước đo để đánh giá một nội dung có rơi vào những điều khoản cấm này hay không? Ở một góc độ khác, cũng không thể đưa bộ phim ra làm khảo sát trong xã hội trước khi cấp phép lưu hành một nội dung điện ảnh nào đó vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến doanh thu của nhà sản xuất, điều này dễ khiến cho họ e ngại, rụt rè khi lên ý tưởng phim, gián tiếp ảnh hưởng đến nền công nghiệp phim ảnh nước nhà và rất dễ làm nảy sinh các hành vi tiêu cực trong quá trình đánh giá, cấp phép. Nghệ thuật là một lĩnh vực trừu tượng, gần như không có giới hạn, tuy nhiên pháp luật thì lại phải rõ ràng, cụ thể. Bộ VHTTDL cần có thêm những phương án giải quyết được vấn đề này trong thời gian tới. Xem chi tiết nội dung dự thảo tại file đính kèm.
Đến năm 2030 VN trở thành 1 nền điện ảnh mạnh ở Châu Á
Đây là nội dung tại Dự thảo QUYẾT ĐỊNH “CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐIỆN ẢNH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030” Mục tiêu cơ bản của Việt Nam là đến năm 2020, phấn đấu xây dựng điện ảnh Việt Nam thành một trong nền điện ảnh hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á; đến năm 2030, trở thành một trong những nền điện ảnh mạnh ở châu Á. Để thực hiện được việc này, ta cần đặt ra các mục tiêu chụ thể như: - Khuyến khích môi trường tự do sáng tạo cho các nghệ sĩ thông qua các cuộc thi kịch bản, các trại sáng tác; phấn đấu có những tác phẩm có chất lượng nghệ thuật cao, phản ánh đất nước và con người Việt Nam, về công cuộc Đổi mới, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng tăng của người dân; - Đẩy mạnh công tác giáo dục nghệ thuật thông qua điện ảnh cho thiếu nhi và giới trẻ tạo nền tảng cho sự sáng tạo chuyên nghiệp; ứng dụng các phương pháp và công nghệ sáng tạo nghệ thuật mới của điện ảnh thế giới. - Chuyển đổi quy trình tổ chức sản xuất phim theo chuẩn quốc tế, phù hợp với từng loại hình và dòng phim, trong đó chú trọng vai trò quan trọng của nhà sản xuất phim; nâng cao năng lực quản trị, tiếp cận thị trường của các cơ sở sản xuất phim; tăng cường hợp tác quốc tế để thúc đẩy quá trình nâng cao năng lực tổ chức sản xuất phim cho các cơ sở sản xuất, phân phối phim. - Nâng cao năng lực quản lý nhà nước của Cục Điện ảnh - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; hoàn thiện cơ cấu tổ chức ngành ở trung ương và địa phương; hoàn thiện tiêu chí phân loại phim để áp dụng trong quy trình thẩm định và cấp phép phổ biến phim... Cánh đồng bất tận ghi dấu với vai diễn của Ninh Dương Lan Ngọc Để thực hiện được những mục tiêu trên, nhà nước sẽ chi ra dự kiến theo tỉ lệ ngân sách nhà nước chiếm 60,2%, các nguồn huy động khác chiếm 39,8% cho giai đoạn 2013 - 2020. Tổng số rạp chiếu phim cần nâng cấp và xây dựng mới là 106 rạp (trong đó xây dựng mới 57 rạp, nâng cấp 49 rạp), bao gồm: - Xây mới 2 trung tâm điện ảnh đa năng tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh với quy mô khoảng 1.500 ghế, mỗi cụm rạp có từ 8 đến 10 phòng chiếu và có thể bố trí một số rạp chiếu phim công nghệ 3D, 4D và các dịch vụ văn hóa tổng hợp khác, đảm bảo có thể tổ chức liên hoan phim quốc tế và trong nước; - Xây mới 55 rạp quy mô từ 500 đến 1.000 ghế có từ 2 đến 6 phòng chiếu; nâng cấp cải tạo, đầu tư, hiện đại hóa trang thiết bị kỹ thuật 49 công trình rạp chiếu phim đã bị xuống cấp, hư hỏng.
Dự thảo Luật Điện ảnh: Quy định mơ hồ sẽ làm khó các nhà làm phim
Bộ Thể thao Văn hóa và Du lịch đang soạn thảo Luật Điện ảnh sửa đổi. Khi xem qua dự thảo lần 4 của Luật này, có một chi tiết làm không ít người có chuyên môn về điện ảnh thắc mắc, lo ngại, đó là những nội dung cảm tính tại quy định về những nội dung, hành vi bị cấm trong hoạt động điện ảnh. Quy định mơ hồ trong dự thảo Luật Điện ảnh - Minh họa Cụ thể, Khoản 1 Điều 8 Dự thảo này nghiêm cấm các hoạt động điện ảnh chứa một trong những nội dung sau đây: - Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc - Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; truyền bá tư tưởng phản động, tệ nạn xã hội, phá hoại truyền thống văn hóa và đạo đức xã hội - Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định - Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân - Kích động bạo lực, hành vi tội ác bằng việc thể hiện chi tiết hình ảnh, âm thanh, lời thoại cảnh đánh đập, tra tấn, giết người dã man, tàn bạo và những hành vi khác xúc phạm đến nhân phẩm con người, trái với truyền thống yêu hoà bình và nhân ái của dân tộc, trừ trường hợp nội dung nhằm phê phán, tố cáo, lên án tội ác, đề cao chính nghĩa. - Dâm ô, đồi trụy thể hiện chi tiết hình ảnh, âm thanh, lời thoại khêu gợi, kích thích dâm ô, truỵ lạc, loạn luân - Mê tín dị đoan làm mê hoặc người khác, trái với tự nhiên, gây tác động xấu về nhận thức. Đáng chú ý ở đây là cụm từ “nội dung nhằm phê phán, tố cáo, lên án”, quả thật rất khó đánh giá một bộ phim đang phê phán, lên án hay cổ xúy cho một vấn đề nào đó. Chẳng hạn hiện nay những bộ phim về giang hồ, xã hội đen đang rất thịnh hành, trên các nền tảng mạng xã hội những bộ phim này luôn được công chúng theo dõi. Tuy nhiên, trong nội dung phim có tình tiết đâm chém, bạo lực, tệ nạn xã hội,… Sau khi xem, có người sẽ hiểu rằng đây là những chuyện xấu xa, cần tránh, có người lại nghĩ làm giang hồ, xã hội đen là oai phong, đáng khen, mà cảm nhận thì thuộc về cá nhân mỗi người, chúng ta không thể kiểm soát được nhận thức của họ (kể cả loại trừ đối tượng xem phim là trẻ em). Như vậy đâu sẽ là thước đo để đánh giá một nội dung có rơi vào những điều khoản cấm này hay không? Ở một góc độ khác, cũng không thể đưa bộ phim ra làm khảo sát trong xã hội trước khi cấp phép lưu hành một nội dung điện ảnh nào đó vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến doanh thu của nhà sản xuất, điều này dễ khiến cho họ e ngại, rụt rè khi lên ý tưởng phim, gián tiếp ảnh hưởng đến nền công nghiệp phim ảnh nước nhà và rất dễ làm nảy sinh các hành vi tiêu cực trong quá trình đánh giá, cấp phép. Nghệ thuật là một lĩnh vực trừu tượng, gần như không có giới hạn, tuy nhiên pháp luật thì lại phải rõ ràng, cụ thể. Bộ VHTTDL cần có thêm những phương án giải quyết được vấn đề này trong thời gian tới. Xem chi tiết nội dung dự thảo tại file đính kèm.
Đến năm 2030 VN trở thành 1 nền điện ảnh mạnh ở Châu Á
Đây là nội dung tại Dự thảo QUYẾT ĐỊNH “CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐIỆN ẢNH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030” Mục tiêu cơ bản của Việt Nam là đến năm 2020, phấn đấu xây dựng điện ảnh Việt Nam thành một trong nền điện ảnh hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á; đến năm 2030, trở thành một trong những nền điện ảnh mạnh ở châu Á. Để thực hiện được việc này, ta cần đặt ra các mục tiêu chụ thể như: - Khuyến khích môi trường tự do sáng tạo cho các nghệ sĩ thông qua các cuộc thi kịch bản, các trại sáng tác; phấn đấu có những tác phẩm có chất lượng nghệ thuật cao, phản ánh đất nước và con người Việt Nam, về công cuộc Đổi mới, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng tăng của người dân; - Đẩy mạnh công tác giáo dục nghệ thuật thông qua điện ảnh cho thiếu nhi và giới trẻ tạo nền tảng cho sự sáng tạo chuyên nghiệp; ứng dụng các phương pháp và công nghệ sáng tạo nghệ thuật mới của điện ảnh thế giới. - Chuyển đổi quy trình tổ chức sản xuất phim theo chuẩn quốc tế, phù hợp với từng loại hình và dòng phim, trong đó chú trọng vai trò quan trọng của nhà sản xuất phim; nâng cao năng lực quản trị, tiếp cận thị trường của các cơ sở sản xuất phim; tăng cường hợp tác quốc tế để thúc đẩy quá trình nâng cao năng lực tổ chức sản xuất phim cho các cơ sở sản xuất, phân phối phim. - Nâng cao năng lực quản lý nhà nước của Cục Điện ảnh - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; hoàn thiện cơ cấu tổ chức ngành ở trung ương và địa phương; hoàn thiện tiêu chí phân loại phim để áp dụng trong quy trình thẩm định và cấp phép phổ biến phim... Cánh đồng bất tận ghi dấu với vai diễn của Ninh Dương Lan Ngọc Để thực hiện được những mục tiêu trên, nhà nước sẽ chi ra dự kiến theo tỉ lệ ngân sách nhà nước chiếm 60,2%, các nguồn huy động khác chiếm 39,8% cho giai đoạn 2013 - 2020. Tổng số rạp chiếu phim cần nâng cấp và xây dựng mới là 106 rạp (trong đó xây dựng mới 57 rạp, nâng cấp 49 rạp), bao gồm: - Xây mới 2 trung tâm điện ảnh đa năng tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh với quy mô khoảng 1.500 ghế, mỗi cụm rạp có từ 8 đến 10 phòng chiếu và có thể bố trí một số rạp chiếu phim công nghệ 3D, 4D và các dịch vụ văn hóa tổng hợp khác, đảm bảo có thể tổ chức liên hoan phim quốc tế và trong nước; - Xây mới 55 rạp quy mô từ 500 đến 1.000 ghế có từ 2 đến 6 phòng chiếu; nâng cấp cải tạo, đầu tư, hiện đại hóa trang thiết bị kỹ thuật 49 công trình rạp chiếu phim đã bị xuống cấp, hư hỏng.