Quy định về dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ ra sao?
Với thời đại công nghệ số 4.0 hiện nay thì giao dịch điện tử đang dần trở nên phổ biến. Việc vận dụng chữ ký điện tử vào các giao dịch điện tử rất quan trọng. Vậy chữ ký điện tử chuyên dùng sẽ có giá trị pháp lý như thế nào Chữ ký điện tử chuyên dùng là gì? Căn cứ theo Điều 22 Luật Giao dịch điện tử 2023 quy định như sau: - Chữ ký điện tử được phân loại theo phạm vi sử dụng bao gồm: + Chữ ký điện tử chuyên dùng là chữ ký điện tử do cơ quan, tổ chức tạo lập, sử dụng riêng cho hoạt động của cơ quan, tổ chức đó phù hợp với chức năng, nhiệm vụ; + Chữ ký số công cộng là chữ ký số được sử dụng trong hoạt động công cộng và được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký số công cộng; + Chữ ký số chuyên dùng công vụ là chữ ký số được sử dụng trong hoạt động công vụ và được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ. Như vậy, theo quy định thì chữ ký điện tử chuyên dùng được định nghĩa là chữ ký điện tử do cơ quan, tổ chức tạo lập, sử dụng riêng cho hoạt động của cơ quan, tổ chức đó phù hợp với chức năng, nhiệm vụ. Chữ ký điện tử chuyên dùng có giá trị pháp lý như thế nào? Căn cứ theo Điều 23 Luật Giao dịch điện tử 2023 thì chữ ký điện tử nói chung có giá trị pháp lý như sau: - Chữ ký điện tử không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì được thể hiện dưới dạng chữ ký điện tử. - Chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn hoặc chữ ký số có giá trị pháp lý tương đương chữ ký của cá nhân đó trong văn bản giấy. - Trường hợp pháp luật quy định văn bản phải được cơ quan, tổ chức xác nhận thì yêu cầu đó được xem là đáp ứng đối với một thông điệp dữ liệu nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn hoặc chữ ký số của cơ quan, tổ chức đó. Như vậy, quy định trên áp dụng chung cho các trường hợp chữ ký điện tử, do đó chữ ký điện tử chuyên dùng sẽ có giá trị pháp lý tương tự như trên. Quy định về dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ ra sao? Căn cứ theo Điều 24 Luật Giao dịch điện tử 2023 quy định vcề dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ như sau: - Dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ là dịch vụ chứng thực chữ ký số trong hoạt động công vụ. - Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ được quản lý, cung cấp bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử và pháp luật về cơ yếu. - Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ thực hiện các hoạt động sau đây: + Phát hành chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ để xác nhận và duy trì trạng thái hiệu lực chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ của chủ thể ký thông điệp dữ liệu; + Thu hồi chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ; + Kiểm tra hiệu lực chữ ký số chuyên dùng công vụ và duy trì trạng thái hiệu lực của chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ; không sử dụng rào cản kỹ thuật, công nghệ để hạn chế việc kiểm tra hiệu lực chữ ký số chuyên dùng công vụ; + Cung cấp thông tin cần thiết để chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ; + Liên thông với tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia để bảo đảm cho việc kiểm tra hiệu lực chữ ký số chuyên dùng công vụ; + Cấp dấu thời gian trong hoạt động công vụ. - Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ, chữ ký số chuyên dùng công vụ phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật, yêu cầu kỹ thuật đối với chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số theo quy định của pháp luật. Như vậy, quy định về dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ được quy định cụ thể trong điều luật đã nêu.
Chứng thư thẩm định giá có được phát hành dưới dạng điện tử không?
Chứng thư thẩm định giá là văn bản do doanh nghiệp thẩm định giá phát hành sau khi kết thúc hoạt động thẩm định giá để thông báo cho khách hàng, các tổ chức, cá nhân có liên quan được ghi trong hợp đồng thẩm định giá về giá trị tài sản thẩm định giá và những nội dung chính của báo cáo thẩm định giá. Nội dung cơ bản của chứng thư thẩm định giá Theo Điều 6 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về hồ sơ thẩm định giá ban hành kèm Thông tư 30/2024/TT-BTC, chứng thư thẩm định giá bao gồm 14 nội dung cơ bản sau: - Số hợp đồng thẩm định giá và/hoặc văn bản yêu cầu/đề nghị thẩm định giá. - Tên và địa chỉ của doanh nghiệp thẩm định giá, hoặc chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá. - Thông tin về khách hàng thẩm định giá. - Thông tin chính về tài sản thẩm định giá (tên và chủng loại tài sản, đặc điểm cơ bản về mặt pháp lý và kinh tế - kỹ thuật). - Mục đích thẩm định giá. - Thời điểm thẩm định giá. - Cơ sở giá trị thẩm định giá. - Giả thiết và giả thiết đặc biệt (nếu có). - Tên cách tiếp cận và tên phương pháp thẩm định giá. - Những điều khoản loại trừ và hạn chế của kết quả thẩm định giá. - Giá trị tài sản thẩm định giá. - Họ tên, số thẻ thẩm định viên về giá và chữ ký của thẩm định viên được giao chịu trách nhiệm thực hiện thẩm định giá đã ký báo cáo thẩm định giá. - Họ tên, số thẻ thẩm định viên về giá, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp được người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ủy quyền và dấu của doanh nghiệp thẩm định giá trường hợp phát hành chứng thư tại doanh nghiệp thẩm định giá. Họ tên, số thẻ thẩm định viên về giá, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá và dấu của chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá trong trường hợp phát hành chứng thư tại chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá. - Thời hạn có hiệu lực của chứng thư thẩm định giá. Chứng thư thẩm định có được phát hành dưới dạng điện tử không? Tại Điều 5 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về hồ sơ thẩm định giá ban hành kèm Thông tư 30/2024/TT-BTC quy định: - Chứng thư thẩm định giá cần có báo cáo thẩm định giá kèm theo. - Chứng thư thẩm định giá có thể được phát hành dưới dạng điện tử với chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử trên cơ sở hợp đồng thẩm định giá hoặc yêu cầu thẩm định giá. - Mẫu chứng thư thẩm định giá được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam này. Số của chứng thư thẩm định giá được đánh số theo nguyên tắc: Phần số của Mã số doanh nghiệp thẩm định giá/Năm phát hành chứng thư thẩm định giá/số thứ tự của chứng thư thẩm định giá do doanh nghiệp phát hành trong năm. Ví dụ số chứng thư thẩm định giá có số thứ tự 6 của doanh nghiệp thẩm định giá mã số 001/TĐG phát hành năm 2023 là: 001/2023/6. => Theo đó, chứng thư thẩm định giá vẫn có thể được phát hành dưới dạng điện tử với chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. Chứng thư thẩm định giá phải được ký như thế nào? Tại Điều 55 Luật Giá 2023 quy định chứng thư thẩm định giá phải có chữ ký của thẩm định viên về giá thực hiện thẩm định giá và do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thẩm định giá hoặc người đứng đầu chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá ký và đóng dấu. Bên cạnh đó, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thẩm định giá được phép ủy quyền cho người quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp ký chứng thư thẩm định giá và xem xét, phê duyệt báo cáo thẩm định giá. Người được ủy quyền phải là thẩm định viên về giá tại doanh nghiệp. Chứng thư thẩm định giá và báo cáo thẩm định giá được sử dụng làm một trong những cơ sở để khách hàng, tổ chức, cá nhân có liên quan được ghi tại hợp đồng thẩm định giá xem xét, quyết định hoặc phê duyệt giá của tài sản. Chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá chỉ có giá trị sử dụng trong thời hạn hiệu lực theo đúng mục đích thẩm định giá gắn với đúng thông tin tài sản, số lượng tài sản tại hợp đồng thẩm định giá. Chứng thư thẩm định giá phải được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá theo quy định của Bộ Tài chính, trừ trường hợp thuộc danh mục bí mật nhà nước. Như vậy, chứng thư thẩm định giá là một trong những văn bản quan trọng, phải đảm bảo các nội dung cơ bản theo quy định, đáp ứng quy định về chữ ký và có thể được phát hành dưới dạng điện tử.
Nhà sản xuất sản phẩm điện tử thực hiện trách nhiệm tái chế từ 01/01/2025?
Nhà sản xuất sản phẩm điện tử thực hiện trách nhiệm tái chế từ 01/01/2025? Danh mục sản phẩm điện tử được tái chế kèm theo tỷ lệ tái chế và quy cách tái chế bắt buộc? Nhà sản xuất sản phẩm điện tử thực hiện trách nhiệm tái chế từ 01/01/2025? Theo quy định tại khoản 4 Điều 77 Nghị định 08/2022/NĐ-CP về đối tượng, lộ trình thực hiện trách nhiệm tái chế: Theo đó, nhà sản xuất, nhập khẩu thực hiện trách nhiệm tái chế các sản phẩm, bao bì do mình sản xuất, nhập khẩu theo lộ trình sau đây: (1) Bao bì và các sản phẩm ắc quy, pin; dầu nhớt; săm lốp: từ ngày 01 tháng 01 năm 2024; (2) Sản phẩm điện, điện tử: từ ngày 01 tháng 01 năm 2025; (3) Phương tiện giao thông: từ ngày 01 tháng 01 năm 2027. Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định việc thải bỏ phương tiện giao thông trước ngày 01 tháng 01 năm 2025. Như vậy, nhà sản xuất, nhập khẩu thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm điện, điện tử do mình sản xuất, nhập khẩu từ 01/01/2025. Danh mục sản phẩm điện, điện tử phải được tái chế kèm theo tỷ lệ tái chế và quy cách tái chế bắt buộc? Căn cứ tại Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì: Danh mục sản phẩm điện, điện tử phải được tái chế kèm theo tỷ lệ tái chế và quy cách tái chế bắt buộc cụ thể như sau: TT (1) Phân nhóm sản phẩm, bao bì (2) Danh mục sản phẩm, bao bì (3) Tỷ lệ tái chế bắt buộc cho 3 năm đầu tiên (4) Quy cách tái chế bắt buộc (Thu hồi tối thiểu 40% khối lượng của sản phẩm, bao bì được tái chế theo tỷ lệ tái chế bắt buộc) (5) 19 Đ.1. Thiết bị nhiệt lạnh Đ.1.1. Tủ lạnh, tủ đông, thiết bị tự động cung cấp sản phẩm đông lạnh, máy bán hàng tự động 05% Giải pháp tái chế được lựa chọn: 1. Thu hồi và tái sử dụng linh kiện, phụ kiện bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà sản xuất. 2. Sản xuất thanh, phôi kim loại là nguyên liệu cho các ngành công nghiệp. 3. Sản xuất hạt nhựa tái sinh hoặc các sản phẩm phụ từ nhựa như hóa chất thương phẩm, dầu nặng, khí tổng hợp làm nguyên, nhiên liệu sản xuất cho các ngành công nghiệp. 4. Sản xuất các sản phẩm tái chế khác. 20 Đ.1.2. Điều hòa không khí cố định, di động 05% Giải pháp tái chế được lựa chọn: 1. Thu hồi và tái sử dụng linh kiện, phụ kiện bảo đảm tiêu chuẩn của nhà sản xuất. 2. Sản xuất thanh, phôi kim loại là nguyên liệu cho các ngành công nghiệp. 3. Sản xuất hạt nhựa tái sinh hoặc các sản phẩm phụ từ nhựa như hóa chất thương phẩm, dầu nặng, khí tổng hợp làm nguyên, nhiên liệu sản xuất cho các ngành công nghiệp. 4. Sản xuất các sản phẩm tái chế khác. 21 Đ.2. Màn hình và thiết bị chứa màn hình Đ.2.1. Máy tính bảng, máy tính xách tay (laptop, notebook) 09% Giải pháp tái chế được lựa chọn: 1. Thu hồi, tái sử dụng linh kiện, phụ kiện bảo đảm tiêu chuẩn của nhà sản xuất. 2. Sản xuất thanh, phôi kim loại làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp. 3. Sản xuất hạt nhựa tái sinh hoặc các sản phẩm phụ từ nhựa như hóa chất thương phẩm, dầu nặng, khí tổng hợp. 4. Sản xuất thủy tinh dưới dạng hạt có kích thước 5. Sản xuất các sản phẩm tái chế khác. 22 Đ.2.2. Ti vi và màn hình máy tính, các loại màn hình khác 07% Giải pháp tái chế được lựa chọn: 1. Thu hồi, tái sử dụng linh kiện, phụ kiện bảo đảo tiêu chuẩn của nhà sản xuất. 2. Sản xuất thanh, phôi kim loại làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp. 3. Sản xuất hạt nhựa tái sinh hoặc các sản phẩm phụ từ nhựa như hóa chất thương phẩm, dầu nặng, khí tổng hợp làm nguyên, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp. 4. Sản xuất thủy tinh dưới dạng hạt có kích thước 5. Sản xuất thành các sản phẩm tái chế khác. 23 Đ.3. Bóng đèn Đ.3.1. Bóng đèn compact 08% Giải pháp tái chế được lựa chọn: 1. Sản xuất, chế biến thành bột, hạt thủy tinh/cullet (kích thước 2. Sản xuất thanh, phôi kim loại làm nguyên liệu sản xuất cho các ngành công nghiệp. 3. Sản xuất các sản phẩm khác. 24 Đ.3.2. Bóng đèn huỳnh quang 08% Giải pháp tái chế được lựa chọn: 1. Sản xuất, chế biến bột, hạt thủy tinh/cullet (kích thước 2. Sản xuất thanh, phôi kim loại làm nguyên liệu sản xuất cho các ngành công nghiệp. 3. Sản xuất các sản phẩm tái chế khác. 25 Đ.4. Thiết bị lớn Đ.4.1. Bếp điện, bếp từ, bếp hồng ngoại, lò nướng, lò vi sóng 05% Giải pháp tái chế được lựa chọn: 1. Thu hồi, tái sử dụng linh kiện, phụ kiện bảo đảm tiêu chuẩn của nhà sản xuất. 2. Sản xuất thanh, phôi kim làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp. 3. Sản xuất hạt nhựa tái sinh hoặc các sản phẩm phụ từ nhựa như hóa chất thương phẩm, dầu nặng, khí tổng hợp làm nguyên, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp. 4. Sản xuất hạt thủy tinh có kích thước 5. Sản xuất các sản phẩm tái chế khác. 26 Đ.4.2. Máy giặt, máy sấy 09% Giải pháp tái chế được lựa chọn: 1. Thu hồi, tái sử dụng linh kiện, phụ kiện bảo đảm tiêu chuẩn của nhà sản xuất. 2. Sản xuất thanh, phôi kim làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp. 3. Sản xuất hạt nhựa tái sinh hoặc các sản phẩm phụ từ nhựa như hóa chất thương phẩm, dầu nặng, khí tổng hợp làm nguyên, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp. 4. Sản xuất hạt thủy tinh có kích thước 5. Sản xuất thành các sản phẩm tái chế khác. 27 Đ.5. Thiết bị vừa và nhỏ Đ.5.1. Máy ảnh (kể cả đèn flash), máy quay phim 09% Giải pháp tái chế được lựa chọn: 1. Thu hồi, tái sử dụng linh kiện, phụ kiện bảo đảm tiêu chuẩn của nhà sản xuất. 2. Sản xuất thanh, phôi kim làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp. 3. Sản xuất hạt nhựa tái sinh hoặc các sản phẩm phụ từ nhựa như hóa chất thương phẩm, dầu nặng, khí tổng hợp làm nguyên, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp. 4. Sản xuất hạt thủy tinh có kích thước 5. Sản xuất các sản phẩm tái chế khác. 28 Đ.5.2. Thiết bị âm thanh: loa, amply 09% Giải pháp tái chế được lựa chọn: 1. Thu hồi, tái sử dụng linh kiện, phụ kiện bảo đảm tiêu chuẩn của nhà sản xuất. 2. Sản xuất thanh, phôi kim làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp. 3. Sản xuất hạt nhựa tái sinh hoặc các sản phẩm phụ từ nhựa như hóa chất thương phẩm, dầu nặng, khí tổng hợp làm nguyên, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp. 4. Sản xuất các sản phẩm tái chế khác. 29 Đ.6. Thiết bị công nghệ thông tin Đ.6.1. Máy tính để bàn 09% Giải pháp tái chế được lựa chọn: 1. Thu hồi, tái sử dụng linh kiện, phụ kiện bảo đảm tiêu chuẩn của nhà sản xuất. 2. Sản xuất thanh, phôi kim làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp. 3. Sản xuất hạt nhựa tái sinh hoặc các sản phẩm phụ từ nhựa như hóa chất thương phẩm, dầu nặng, khí tổng hợp làm nguyên, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp. 4. Sản xuất hạt thủy tinh có kích thước 5. Sản xuất các sản phẩm tái chế khác. 30 Đ.6.2. Máy in, photocopy 09% Giải pháp tái chế được lựa chọn: 1. Thu hồi, tái sử dụng linh kiện, phụ kiện bảo đảm tiêu chuẩn của nhà sản xuất. 2. Sản xuất thanh, phôi kim làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp. 3. Sản xuất hạt nhựa tái sinh hoặc các sản phẩm phụ từ nhựa như hóa chất thương phẩm, dầu nặng, khí tổng hợp làm nguyên, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp. 4. Sản xuất hạt thủy tinh có kích thước 5. Sản xuất các sản phẩm tái chế khác. 31 Đ.6.3. Điện thoại di động 15% Giải pháp tái chế được lựa chọn: 1. Thu hồi, tái sử dụng linh kiện, phụ kiện bảo đảm tiêu chuẩn của nhà sản xuất. 2. Sản xuất thanh, phôi kim loại làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp. 3. Sản xuất hạt nhựa tái sinh hoặc các sản phẩm phụ từ nhựa như hóa chất thương phẩm, dầu nặng, khí tổng hợp làm nguyên, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp. 4. Sản xuất hạt thủy tinh có kích thước 5. Sản xuất các sản phẩm khác. 32 Đ.7. Tấm quang năng Đ.7.1. Tấm quang năng 03% Giải pháp tái chế được lựa chọn: 1. Thu hồi, tái sử dụng kính, tế bào quang năng bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà sản xuất. 2. Sản xuất thanh, phôi kim loại làm nguyên liệu sản xuất cho các ngành công nghiệp. 3. Sản xuất hạt thủy tinh có kích thước 4. Sản xuất các sản phẩm khác. Tóm lại, nhà sản xuất, nhập khẩu thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm điện, điện tử do mình sản xuất, nhập khẩu từ 01/01/2025.
Nghiệp vụ thư tín dụng điện tử và yêu cầu về công nghệ thực hiện nghiệp vụ thư tín dụng điện tử?
Ngày 28 tháng 6 năm 2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 21/2024/TT-NHNN quy định về nghiệp vụ thư tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến thư tín dụng. Theo đó, việc thực hiệu nghiệp vụ thư tín dụng điện tử được quy định như sau: Thư tín dụng , nghiệp vụ thư tín dụng là gì? Thư tín dụng là cam kết không thể hủy ngang của ngân hàng phát hành cho bên thụ hưởng về việc sẽ thanh toán trên cơ sở nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp. Nghiệp vụ thư tín dụng là hình thức cấp tín dụng thông qua nghiệp vụ phát hành, xác nhận, thương lượng thanh toán, hoàn trả thư tín dụng để phục vụ cho hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ. Nghiệp vụ thư tín dụng điện tử Theo Điều 18 Thông tư 21/2024/TT-NHNN quy định nghiệp vụ thư tín dụng điện tử được thực hiện như sau: Ngân hàng và khách hàng được lựa chọn thực hiện nghiệp vụ thư tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến thư tín dụng qua việc sử dụng các phương tiện điện tử. Việc thực hiện nghiệp vụ thư tín dụng điện tử phù hợp với quy định tại Thông tư 21/2024/TT-NHNN; quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền; giao dịch điện tử; bảo vệ dữ liệu cá nhân; an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ trực tuyến trong ngành ngân hàng và các quy định của pháp luật có liên quan. Khi thực hiện nhận biết và xác minh thông tin nhận biết khách hàng qua phương tiện điện tử đối với khách hàng lần đầu thiết lập mối quan hệ với ngân hàng (trừ trường hợp khách hàng gửi đề nghị bằng điện xác thực thông qua hệ thống SWIFT hoặc khách hàng sử dụng chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật), ngân hàng thực hiện như sau: - Đối với khách hàng là người cư trú: Ngân hàng thực hiện nhận biết và xác minh thông tin nhận biết khách hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. - Đối với khách hàng là người không cư trú: Ngân hàng thực hiện nhận biết và xác minh thông tin nhận biết khách hàng trên cơ sở tự đánh giá mức độ rủi ro để lựa chọn, quyết định biện pháp, hình thức, công nghệ xác thực giao dịch điện tử phù hợp, đảm bảo an toàn và tự chịu rủi ro phát sinh. Yêu cầu về công nghệ thực hiện nghiệp vụ thư tín dụng điện tử Theo khoản 3 Điều 18 Thông tư 21/2024/TT-NHNN quy định Ngân hàng tự quyết định biện pháp, hình thức, công nghệ thực hiện nghiệp vụ thư tín dụng điện tử đối với toàn bộ hoặc từng khâu trong quy trình nghiệp vụ, tự chịu rủi ro phát sinh (nếu có) và phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu sau: - Biện pháp, hình thức, công nghệ được ngân hàng lựa chọn phải đảm bảo tiêu chuẩn về an ninh, an toàn, bảo mật theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; - Áp dụng các hình thức xác thực giao dịch điện tử để xác nhận việc khách hàng chấp thuận với ngân hàng khi thực hiện các giao dịch điện tử trong quá trình thực hiện nghiệp vụ thư tín dụng điện tử theo quy định của pháp luật liên quan. - Lưu trữ, bảo quản đầy đủ, chi tiết đối với các tài liệu, thông tin, dữ liệu nhận biết khách hàng trong quá trình thực hiện nghiệp vụ thư tín dụng điện tử. Các thông tin, dữ liệu phải được lưu trữ an toàn, bảo mật, được sao lưu dự phòng, đảm bảo tính đầy đủ, toàn vẹn của dữ liệu để phục vụ cho công tác kiểm tra, đối chiếu, xác thực khách hàng trong quá trình thực hiện nghiệp vụ thư tín dụng điện tử; giải quyết tra soát, khiếu nại, tranh chấp và cung cấp thông tin khi có yêu cầu từ cơ quan có thẩm quyền. Thời gian lưu trữ, bảo quản thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền và luật giao dịch điện tử; - Ngân hàng phải thực hiện kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn, bảo mật của biện pháp, hình thức, công nghệ và thực hiện tạm dừng cung cấp dịch vụ để nâng cấp, chỉnh sửa, hoàn thiện trong trường hợp có dấu hiệu mất an toàn; - Phân công trách nhiệm cụ thể của từng cá nhân, bộ phận xây dựng, thiết lập và vận hành hệ thống thông tin phục vụ khâu thẩm định và quyết định cấp tín dụng trong nghiệp vụ thư tín dụng điện tử. Trường hợp có rủi ro phát sinh, ngân hàng phải có cơ chế để xác định từng cá nhân, bộ phận chịu trách nhiệm và xử lý kịp thời các vấn đề, rủi ro phát sinh để đảm bảo hiệu quả, an toàn trong quá trình thực hiện nghiệp vụ thư tín dụng điện tử của ngân hàng. Hệ thống thông tin thực hiện nghiệp vụ thư tín dụng điện tử phải tuân thủ theo quy định về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin cấp độ 3 trở lên theo quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ, quy định của Ngân hàng Nhà nước về an toàn hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng. Trên đây là quy định về nghiệp vụ thư tín dụng điện tử theo Thông tư 21/2024/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/07/2024.
Nghị định 69/2024/NĐ-CP: Sử dụng tài khoản định danh điện tử và tạo lập tài khoản giao dịch điện tử?
Ngày 25 tháng 6 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định 69/2024/NĐ-CP quy định về định danh và xác thực điện tử. Theo đó, việc sử dụng tài khoản định danh điện tử, tài khoản giao dịch điện tử khác do cơ quan, tổ chức, cá nhân tạo lập được quy định như sau: Danh tính điện tử, tài khoản định danh điện tử, trang thông tin định danh điện tử là gì? Theo Điều 2 Nghị định 69/2024/NĐ-CP giải thích một số thuật ngữ liên quan đến sử dụng tài khoản định danh điện tử, tài khoản giao dịch điện tử khác do cơ quan, tổ chức, cá nhân tạo lập như sau - Danh tính điện tử là thông tin của một cơ quan hoặc một tổ chức hoặc một cá nhân trong hệ thống định danh và xác thực điện tử cho phép xác định duy nhất cá nhân, cơ quan, tổ chức đó trên môi trường điện tử. - Tài khoản định danh điện tử là tập hợp gồm tên đăng nhập, mật khẩu hoặc phương tiện xác thực khác được tạo lập bởi cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử, được dùng để truy cập, sử dụng các tính năng, tiện ích, ứng dụng của hệ thống định danh và xác thực điện tử và hệ thống thông tin đã được kết nối, chia sẻ theo quy định của pháp luật. - Trang thông tin định danh điện tử là tiện ích do Bộ Công an tạo lập, phát triển từ hệ thống định danh và xác thực điện tử để thực hiện hoạt động định danh điện tử và xác thực điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công và giao dịch khác trên môi trường điện tử; phát triển các tính năng, tiện ích, ứng dụng để phục vụ cơ quan, tổ chức, cá nhân. Như vậy, có thể hiểu tài khoản định danh điện tử được sử dụng để đăng nhập, xác thực và sử dụng các tính năng, tiện ích trên ứng dụng định danh quốc gia, trang thông tin định danh điện tửhoặc các tiện ích khác trên các ứng dụng, phần mềm của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đã được kết nối với hệ thống định danh và xác thực điện tử. Sử dụng tài khoản định danh điện tử, tài khoản giao dịch điện tử khác do cơ quan, tổ chức, cá nhân tạo lập Theo Điều 9 Nghị định 69/2024/NĐ-CP việc sử dụng tài khoản định danh điện tử, tài khoản giao dịch điện tử khác do cơ quan, tổ chức, cá nhân tạo lập được quy định như sau: -Tài khoản định danh điện tử mức độ 01 của công dân Việt Nam, người nước ngoài được sử dụng để truy cập, khai thác, sử dụng thông tin về danh tính điện tử và một số tính năng, tiện ích, ứng dụng của hệ thống định danh và xác thực điện tử, hệ thống thông tin đã được kết nối, chia sẻ theo quy định của pháp luật. - Tài khoản định danh điện tử mức độ 02 của công dân Việt Nam được sử dụng để truy cập, khai thác, sử dụng căn cước điện tử, thông tin khác ngoài thông tin đã tích hợp vào căn cước điện tử được chia sẻ, tích hợp, cập nhật từ cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành và toàn bộ tính năng, tiện ích, ứng dụng của hệ thống định danh và xác thực điện tử, hệ thống thông tin đã được kết nối, chia sẻ theo quy định của pháp luật. - Tài khoản định danh điện tử mức độ 02 của người nước ngoài, tài khoản định danh điện tử của cơ quan, tổ chức được sử dụng để truy cập, khai thác, sử dụng thông tin danh tính điện tử và thông tin khác được chia sẻ, tích hợp, cập nhật từ cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành và toàn bộ tính năng, tiện ích, ứng dụng của hệ thống định danh và xác thực điện tử, hệ thống thông tin đã được kết nối, chia sẻ theo quy định của pháp luật. - Chủ thể danh tính điện tử sử dụng tài khoản định danh điện tử để đăng nhập, xác thực và sử dụng các tính năng, tiện ích trên ứng dụng định danh quốc gia, trang thông tin định danh điện tử có địa chỉ dinhdanhdientu.gov.vn hoặc vneid.gov.vn hoặc các tiện ích khác trên các ứng dụng, phần mềm của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đã được kết nối với hệ thống định danh và xác thực điện tử. - Tài khoản định danh điện tử được sử dụng để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công trên môi trường điện tử và các hoạt động khác theo nhu cầu của chủ thể danh tính điện tử. - Thông tin về danh tính điện tử và thông tin tích hợp trên căn cước điện tử, tài khoản định danh điện tử có giá trị chứng minh, tương đương với việc cung cấp thông tin hoặc sử dụng, xuất trình giấy tờ, tài liệu có chứa thông tin đó trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác. - Cơ quan, tổ chức, cá nhân được tạo lập tài khoản giao dịch điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử để phục vụ giao dịch, hoạt động của mình và chịu trách nhiệm xác thực, bảo đảm tính chính xác của tài khoản do mình tạo lập, quyết định mức độ và giá trị sử dụng của từng mức độ tài khoản. Thông tin để tạo lập tài khoản giao dịch điện tử phải do chủ thể của tài khoản cung cấp và đồng ý cho cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng để tạo lập tài khoản. Trên đây, là quy định về việc việc sử dụng tài khoản định danh điện tử, tài khoản giao dịch điện tử khác do cơ quan, tổ chức, cá nhân tạo lập theo Nghị định 69/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2024.
Trình tự, thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử đối với người nước ngoài
Chính phủ ban hành Nghị định 69/2024/NĐ-CP quy định về định danh và xác thực điện tử; trong đó, quy định rõ trình tự, thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử cho người nước ngoài. 1. Cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 01 Theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 69/2024/NĐ-CP có quy định về cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 01, như sau: - Người nước ngoài sử dụng thiết bị số tải và cài đặt Ứng dụng định danh quốc gia; - Người nước ngoài sử dụng Ứng dụng định danh quốc gia để nhập thông tin về số hộ chiếu hoặc số giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và địa chỉ thư điện tử hoặc số thuê bao di động đã đăng ký thông tin thuê bao (nếu có); kê khai các thông tin theo hướng dẫn trên Ứng dụng định danh quốc gia; thu nhận ảnh khuôn mặt bằng thiết bị số và gửi yêu cầu đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử tới cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử qua Ứng dụng định danh quốc gia; - Cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua Ứng dụng định danh quốc gia hoặc số thuê bao di động chính chủ hoặc địa chỉ thư điện tử; - Người đại diện, người giám hộ sử dụng số thuê bao di động chính chủ và tài khoản định danh điện tử mức độ 02 của mình để kê khai, đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 01 cho người nước ngoài dưới 14 tuổi, người được giám hộ, người được đại diện thông qua ứng dụng định danh quốc gia.” 2. Cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 02 Theo khoản 2 Điều 11 Nghị định 69/2024/NĐ-CP có quy định về cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 02, như sau: - Người nước ngoài đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an hoặc Công an cấp tỉnh xuất trình hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và làm thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2; - Người nước ngoài cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin trên Phiếu đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử theo mẫu TK01 ban hành kèm theo Nghị định 69/2024/NĐ-CP; trong đó cung cấp rõ số thuê bao di động chính chủ, địa chỉ thư điện tử của công dân (nếu có) và thông tin khác đề nghị tích hợp vào Ứng dụng định danh quốc gia cho cán bộ tiếp nhận; - Cán bộ tiếp nhận nhập thông tin người nước ngoài cung cấp vào hệ thống định danh và xác thực điện tử; thu nhận ảnh khuôn mặt, thu nhận vân tay của người nước ngoài đến để thực hiện xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh; - Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh gửi yêu cầu cấp tài khoản định danh điện tử tới cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử; - Cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua Ứng dụng định danh quốc gia hoặc số thuê bao di động chính chủ hoặc địa chỉ thư điện tử; - Người nước ngoài là người dưới 14 tuổi, người được giám hộ, người được đại diện cùng người đại diện hoặc người giám hộ của mình đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an hoặc Công an cấp tỉnh để làm thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 02; Người đại diện, người giám hộ sử dụng số thuê bao di động chính chủ của mình để kê khai, đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 02 cho người nước ngoài là người từ đủ 06 tuổi đến dưới 14 tuổi, người được giám hộ, người được đại diện. Việc sử dụng tài khoản định danh điện tử, dịch vụ xác thực điện tử có giá trị pháp lý để khẳng định, chứng minh chủ thể danh tính điện tử đã thực hiện và chấp thuận đối với giao dịch.
Cách tra cứu tiền điện hàng tháng online
Đi cùng với sự phát triển của thời đại số hoá, các dịch vụ công trực tuyến cũng ngày càng hiện đại. Theo đó, giờ đây người dân có thể tra cứu tiền điện hàng tháng của gia đình online mà không cần chờ hoá đơn giấy. Vậy, cách tra cứu online như thế nào? Hoá đơn điện tử tiền điện là gì? Theo Khoản 2 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định như sau: Hóa đơn điện tử là hóa đơn có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập bằng phương tiện điện tử để ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế, trong đó: - Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua. Mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử bao gồm số giao dịch là một dãy số duy nhất do hệ thống của cơ quan thuế tạo ra và một chuỗi ký tự được cơ quan thuế mã hóa dựa trên thông tin của người bán lập trên hóa đơn. - Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử do tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua không có mã của cơ quan thuế. Như vậy, hóa đơn điện tử tiền điện có thể hiểu là hóa đơn điện tử được lập ra để ghi nhận thông tin về việc cung cấp dịch vụ điện năng. Hóa đơn điện tử tiền điện sẽ bao gồm những thông tin về người bán (đơn vị cung cấp điện), người mua (khách hàng sử dụng điện), thông tin về lượng điện sử dụng, đơn giá, và tổng số tiền phải thanh toán. Tra cứu tiền điện hàng tháng qua ứng dụng Zalo Bước 1: Mở ứng dụng zalo và tìm kiếm TCT điện lực. Tùy vào khu vực đang sinh sống để lựa chọn tra cứu tiền điện Bước 2: Nhấn vào nút Quan tâm Bước 3: Truy cập vào màn hình chat của TCT điện lực và chọn Nhấn vào đây để đăng ký trong trường hợp chưa đăng ký thông tin Bước 4: Chọn liên kết thêm khách hàng, sau đó nhập mã khách hàng và mã captcha Mã khách hàng luôn bắt đầu bằng PE và có chiều dài cố định 13 ký tự, VD: PE12345678912 Bước 5: Sau khi hoàn tất đăng ký, tại màn hình chat chọn “Tra cứu" và chọn “Tra cước nhanh Bước 6: Để xem hóa đơn theo tháng, hãy soạn tin nhắn theo cú pháp MM/YYYY. VD: Nếu muốn xem tiền điện tháng 4 năm 2024, soạn "04/2024". Tra cứu tiền điện hàng tháng online miền Bắc Bước 1: Truy cập website của EVN khu vực miền Bắc: http://cskh.npc.com.vn/ Bước 2: Di chuột đến mục Tra cứu trên thanh chỉ dẫn, nhấn chọn "Hóa đơn tiền điện". Bước 3: Đăng nhập để xem hóa đơn Tên đăng nhập là mã khách hàng được in trên hóa đơn hoặc thông báo tiền điện. Tra cứu tiền điện hàng tháng online miền Trung Bước 1: Truy cập website EVN khu vực miền Trung: https://cskh.cpc.vn/ Bước 2: Chọn mục "Hóa đơn tiền điện" ngay trên màn hình chính Bước 3: Đăng nhập để xem hóa đơn Tra cứu tiền điện hàng tháng online miền Nam Bước 1: Truy cập website EVN khu vực miền Nam: https://cskh.evnspc.vn/ Bước 2: Di chuột đến mục Tra cứu trên thanh chỉ dẫn, nhấn chọn "Hóa đơn tiền điện". Bước 3: Đăng nhập để xem hóa đơn Xem thêm: Người dân TP.HCM cần cài ứng dụng để biết tiền điện từ 1/4
Nghị quyết 175/NQ-CP: Vị trí và mục tiêu của Trung tâm dữ liệu quốc gia
Ngày 30/10/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 175/NQ-CP phê duyệt Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia. Tại Nghị quyết 175/NQ-CP, nêu rõ vị trí và mục tiêu của Trung tâm dữ liệu quốc gia như sau: (1) Trung tâm dữ liệu quốc gia là trung tâm dữ liệu do Chính phủ xây dựng, quản lý, khai thác và vận hành; tích hợp, đồng bộ, lưu trữ, chia sẻ, phân tích, điều phối dữ liệu của các cơ quan nhà nước nhằm hình thành kho dữ liệu về con người và kho dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu quốc gia. Dữ liệu tại Trung tâm dữ liệu quốc gia là nền tảng cốt lõi cung cấp các dịch vụ liên quan đến dữ liệu, hỗ trợ hoạch định chính sách, kiến tạo phát triển, xây dựng Chính phủ số, xã hội số và kinh tế số, bảo đảm quốc phòng an ninh. Đồng thời cung cấp hạ tầng công nghệ thông tin cho các tổ chức chính trị - xã hội, hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia và các cơ quan có nhu cầu sử dụng để khai thác, vận hành, nâng cao hiệu quả, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin. (2) Mục tiêu đến năm 2025, hoàn thành xây dựng và đưa vào khai thác kho dữ liệu tổng hợp, triển khai ngay việc tổng hợp dữ liệu liên quan đến công dân Việt Nam và người nước ngoài sinh sống, có hoạt động tại Việt Nam làm tiền đề phát triển các cơ sở dữ liệu quốc gia phục vụ bảo đảm an ninh quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội Mục tiêu đến năm 2030, hoàn thành việc triển khai Trung tâm dữ liệu quốc gia là nơi lưu trữ dữ liệu, hệ thống thông tin của các cơ sở dữ liệu quốc gia, kết nối liên thông dữ liệu với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, các hệ thống thông tin trong nước và tổ chức Chính phủ các nước để phục vụ các hoạt động trên môi trường số đảm bảo lợi ích hợp pháp của Việt Nam. (3) Đến năm 2030, trên 90% các hoạt động hành chính trao đổi, phối hợp cung cấp thông tin giữa các cơ quan nhà nước được thay thế bằng chia sẻ dữ liệu số từ các kho dữ liệu tổng hợp trong Trung tâm dữ liệu quốc gia. Phấn đấu Việt Nam thuộc nhóm: 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI); 30 nước dẫn đầu về công nghệ thông tin (IDI); 30 nước dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng (GCI). (4) Đảm bảo 100% kết quả giải quyết thủ tục hành chính, giấy tờ do cơ quan Nhà nước ban hành được lưu trữ trong kho dữ liệu số của các cơ quan Nhà nước, được chia sử và sử dụng lại trong các thủ tục hành chính, hoạt động hành chính và sử dụng thay thế hoàn toàn bản giấy. 100% người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực thông suốt, hợp nhất trên tất cả các hệ thống của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương. Đến năm 2025, tối thiểu 80% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trực tuyến, người dân, tổ chức và đơn vị chỉ phải nhập dữ liệu một lần. Cắt giảm tối thiểu 20% thành phần hồ sơ thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước so với hiện nay. Mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính đạt tối thiểu 90%. Đến năm 2030, 90% số lượng người dân, doanh nghiệp tham gia hệ thống Chính phủ điện tử được xác thực định danh điện tử thông suốt và hợp nhất trên tất cả các hệ thống thông tin của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương. Mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính đạt tối thiểu 95%. Xem chi tiết tại Nghị quyết 175/NQ-CP có hiệu lực kể từ ngày 30/10/2023.
Thẻ cán bộ, CCVC điện tử phải đảm bảo những quy định kỹ thuật gì?
Ngày 25/10/2023, Bộ Nội vụ ban hành Quyết định 838/QĐ-BNV ban hành quy định kỹ thuật đối với thẻ cán bộ, công chức, viên chức điện tử. Theo Quyết định 838/QĐ-BNV quy định chung về thẻ cán bộ, công chức, viên chức điện tử như sau: - Thẻ cán bộ, công chức, viên chức điện tử là thẻ gắn thiết bị điện tử (chip RFID), chứa thông tin cơ bản của cá nhân cũng như các thông tin liên quan đến cơ quan, đơn vị công tác, chức vụ, chức danh, vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức. Thẻ được cấp cho cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập để sử dụng trong hoạt động công vụ, thực hiện nhiệm vụ; ra vào, đi lại, xuất trình, kiểm soát thời giờ làm việc trong các cơ quan, công sở, hỗ trợ thực hiện tinh giản hồ sơ giấy tờ,... Tùy theo nhu cầu, cán bộ, công chức, viên chức có thể sử dụng các tiện ích khác của thẻ để thuận tiện trong sinh hoạt và đời sống, khai thác dịch vụ công,…; qua đó thúc đẩy việc hiện đại hóa công sở, nâng cao ý thức trách nhiệm, văn hóa giao tiếp công vụ của công chức, viên chức, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về công chức, công vụ, cải cách hành chính; chuyển đổi số, dần hình thành công chức, viên chức số, xây dựng Chính phủ số, chính quyền số, thành phố thông minh. - Thông tin in trên thẻ và lưu trữ trong chip được kết xuất từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan Nhà nước. - Bộ Nội vụ thống nhất quản lý tiêu chuẩn kỹ thuật phôi thẻ và cơ sở dữ liệu thẻ điện tử; các Bộ, ngành, địa phương quản lý phôi thẻ, thẻ điện tử (bao gồm việc thu hồi thẻ, khóa thẻ) và tổ chức in phôi thẻ; cá thể hóa, in thẻ phục vụ việc cấp, đổi thẻ cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi thuộc thẩm quyền quản lý. - Tùy theo yêu cầu quản lý, yêu cầu kỹ thuật và mức độ hiện đại hóa công sở, các Bộ, ngành, địa phương lựa chọn các quy định kỹ thuật tại Quyết định này và các quy định khác liên quan để áp dụng cho các đối tượng là người lao động, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và các đối tượng khác; mở rộng các tính năng, chức năng của thẻ điện tử (tích hợp với các dịch vụ thẻ ngân hàng, tích hợp thẻ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kiểm soát ra vào cơ quan, chấm công điện tử,…) phù hợp với tình hình thực tế. Ngoài ra, Bộ Nội vụ đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Vụ, Ban Tổ chức, Sở Nội vụ) thực hiện: - Tổ chức cập nhật dữ liệu Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan Nhà nước bảo đảm đúng quy định; cập nhật cơ sở dữ liệu thẻ điện tử do Bộ Nội vụ quản lý (bao gồm đăng ký, cấp, đổi, thu hồi, khóa thẻ,…). - Xây dựng kế hoạch, lộ trình, ưu tiên kinh phí cho việc chuyển đổi cấp thẻ hiện tại sang cấp thẻ cán bộ, công chức, viên chức điện tử. - Lựa chọn loại phôi thẻ; tổng hợp nhu cầu cấp, đổi thẻ điện tử đối với các công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý; gửi văn bản về Bộ Nội vụ (qua Trung tâm Thông tin) hoặc đăng ký qua Cổng thông tin của Bộ Nội vụ để Bộ Nội vụ tổng hợp, hướng dẫn thực hiện. - Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị để thực hiện việc cá thể hóa thẻ; bảo đảm hạ tầng kỹ thuật, đường truyền internet, đáp ứng các yêu cầu quy chuẩn kỹ thuật để kết nối với cơ sở dữ liệu quản lý thẻ cán bộ, công chức, viên chức điện tử của Bộ Nội vụ. - Ban hành quy chế quản lý và sử dụng thẻ, đeo thẻ cán bộ, công chức, viên chức điện tử; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc đeo thẻ và sử dụng thẻ cán bộ, công chức, viên chức điện tử đối với công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý. - Tổng hợp báo cáo hàng năm gửi Bộ Nội vụ (qua Vụ Công chức - Viên chức) về việc thực hiện quy định quản lý và sử dụng thẻ cán bộ, công chức, viên chức điện tử. - Đối với các cơ quan, đơn vị sử dụng các phương tiện sinh trắc, app điện tử (nhận diện khuôn mặt, vân tay, mống mắt, app điện tử,…) để kiểm soát ra vào cơ quan, thì các thông tin này phải được kết xuất từ cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức của các Bộ, ngành, địa phương. Về việc tiếp tục thực hiện Quyết định 06/2008/QĐ-BNV: - Đối với loại thẻ cũ (trong thời gian chưa triển khai việc cấp thẻ cán bộ, công chức, viên chức điện tử), khi cấp, đổi thẻ mới, đề nghị các cơ quan, đơn vị áp dụng: + Thẻ nhựa (có chíp tương đương hoặc không có chip) kích thước dài x rộng: 85,725 mm x 53,975mm; in màu theo mẫu thẻ quy định tại Quyết định 06/2008/QĐ-BNV; + Số hiệu thẻ cán bộ, công chức, viên chức: Áp dụng theo khoản 2 Điều 2 của Quyết định 838/QĐ-BNV. - Đối với thẻ cán bộ, công chức, viên chức điện tử: Các quy định về việc quản lý, sử dụng thẻ điện tử, tiếp tục thực hiện theo Quyết định 06/2008/QĐ- BNV quy định mẫu thẻ và việc quản lý, sử dụng thẻ đối với cán bộ, công chức, viên chức. Xem chi tiết tại Quyết định 838/QĐ-BNV có hiệu lực từ ngày 25/10/2023.
Nộp xuất bản phẩm lưu chiểu đối với xuất bản phẩm điện tử thực hiện như thế nào?
Nộp xuất bản phẩm lưu chiểu đối với xuất bản phẩm điện tử là thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông. Thủ tục này được công bố chi tiết tại Quyết định 1001/QĐ-BTTTT năm 2023 công bố thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước. Trình tự thực hiện nộp xuất bản phẩm lưu chiểu đối với xuất bản phẩm điện tử 1. Khi nộp lưu chiểu xuất bản phẩm điện tử cho cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản, nhà xuất bản, cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản phải nộp xuất bản phẩm điện tử dưới dạng 01 (một) bản ghi trong thiết bị lưu trữ dữ liệu hoặc nộp qua mạng Internet bằng định dạng số theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về định dạng tệp tin, âm thanh, hình ảnh và có chữ ký số kèm theo 02 (hai) tờ khai lưu chiểu theo mẫu quy định. Ngoài việc thực hiện quy định trên, nhà xuất bản, cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh phải đáp ứng các yêu cầu sau: a) Có chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp để thực hiện nộp lưu chiểu xuất bản phẩm qua mạng Internet và đảm bảo tính toàn vẹn của xuất bản phẩm nộp lưu chiểu; b) Trường hợp nộp xuất bản phẩm điện tử qua mạng Internet phải thực hiện theo hướng dẫn về cách thức nộp trên Cổng thông tin điện tử của Cục Xuất bản, In và Phát hành, Sở Thông tin và Truyền thông; c) Trường hợp xuất bản phẩm điện tử được chứa trong thiết bị lưu trữ dữ liệu thì phải gửi qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp tại Cục Xuất bản, In và Phát hành, Sở Thông tin và Truyền thông. 2. Chậm nhất là 10 ngày trước khi phát hành, nhà xuất bản, cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản phải nộp lưu chiểu xuất bản phẩm điện tử cho cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản, cụ thể như sau: a) Nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Xuất bản, In và Phát hành) cấp giấy phép xuất bản nộp lưu chiểu xuất bản phẩm điện tử cho Cục Xuất bản, In và Phát hành. b) Cơ quan, tổ chức được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Thông tin và Truyền thông hoặc cơ quan chuyên môn được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao nhiệm vụ quản lý lĩnh vực Xuất bản, gọi tắt là Sở Thông tin và Truyền thông) cấp giấy phép xuất bản phải nộp lưu chiểu xuất bản phẩm điện tử cho Sở Thông tin và Truyền thông và đồng thời gửi cho Cục Xuất bản, In và Phát hành. c) Đối với xuất bản phẩm tái bản không sửa chữa, bổ sung thì nộp cho Cục Xuất bản, In và Phát hành; trường hợp có sửa chữa, bổ sung thì thực hiện theo quy định tại điểm a và điểm b như trên. d) Xuất bản phẩm có nội dung thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật thì chỉ nộp tờ khai nộp xuất bản phẩm lưu chiểu; 3. Mỗi xuất bản phẩm khi nộp lưu chiểu phải kèm theo 02 (hai) tờ khai nộp xuất bản phẩm lưu chiểu theo mẫu quy định (Mẫu số 12). Thời điểm nộp xuất bản phẩm lưu chiểu được xác định tại phần ký nhận của cơ quan nhận lưu chiểu trong tờ khai lưu chiểu. 4. Cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản chỉ được sử dụng xuất bản phẩm điện tử lưu chiểu để phục vụ công tác quản lý. Cách thức thực hiện nộp xuất bản phẩm lưu chiểu đối với xuất bản phẩm điện tử - Nộp trực tiếp tại cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản; - Nộp qua dịch vụ bưu chính; - Nộp qua mạng Internet. Thành phần, số lượng hồ sơ nộp xuất bản phẩm lưu chiểu đối với xuất bản phẩm điện tử 1. Thành phần hồ sơ: - Tờ khai nộp xuất bản phẩm lưu chiểu (02 bản); - 01 bản ghi trong thiết bị lưu trữ dữ liệu hoặc dữ liệu xuất bản phẩm nộp lưu chiểu qua mạng internet định dạng số. 2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ Thời hạn giải quyết nộp xuất bản phẩm lưu chiểu đối với xuất bản phẩm điện tử: Hiện hành không có quy định về thời hạn giải quyết thủ tục này. Kết quả thực hiện thủ tục nộp xuất bản phẩm lưu chiểu đối với xuất bản phẩm điện tử: Tờ khai nộp xuất bản phẩm lưu chiểu được xác nhận. Trên đây là thủ tục hành chính giải quyết nộp xuất bản phẩm lưu chiểu đối với xuất bản phẩm điện tử.
Hướng dẫn quy trình chứng thực bản sao điện tử từ bản chính
1. Cách thức người dân, doanh nghiệp đăng ký dịch vụ chứng thực bản sao điện tử a. Cách thức thực hiện Người dân, doanh nghiệp truy cập vào cổng DVCQG, chọn menu “Dịch vụ công nổi bật”, tại địa chỉ: https://dichvucong.gov.vn/ như sau: Người dân, doanh nghiệp (ND/DN) chọn thủ tục: “Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận”, hệ thống hiển thị màn hình hướng dẫn thông tin thủ tục hành chính như sau: Tại màn hình hướng dẫn thông tin thủ tục hành chính, ND/DN chọn UBND cấp xã hoặc Phòng Tư pháp cấp huyện để đăng ký đặt lịch hẹn chứng thực, sau đó bấm nút [Đồng ý], như sau: (với 2 đơn vị là Tổ chức hành nghề công chứng và Cơ quan đại diện sẽ được triển khai ở giai đoạn sau). Sau khi chọn cơ quan chứng thực, hệ thống hiển thị màn hình đặt lịch hẹn như sau: ND/DN chọn loại giấy tờ cần chứng thực, chọn ngày hẹn, giờ hẹn (những ngày, giờ hẹn nào đã đủ lượt đặt lịch hẹn, hệ thống tự động ẩn đi): Sau khi chọn loại giấy tờ và chọn ngày giờ hẹn, ND/DN bấm nút [Đặt lịch hẹn], hệ thống hiển thị thông báo thành công và mã lịch hẹn: Đồng thời hệ thống gửi sms tới số điện thoại của ND/DN thông báo mã lịch hẹn và thời gian hẹn.Trong trường hợp cán bộ tư pháp hẹn lại vào thời điểm khác, hệ thống sẽ gửi sms tới số điện thoại của ND/DN thông báo thời gian hẹn lại, đồng thời notify tới tài khoản DVCQG của ND/DN. ND/DN đến cơ quan đã đăng ký chứng thực theo lịch hẹn, mang bản chính giấy tờ cần chứng thực, nộp lệ phí chứng thực. b. Nhận kết quả chứng thực bản sao điện tử Trường hợp ND/DN có tài khoản cổng DVCQG và đăng ký chứng thực bằng hình thức đặt lịch hẹn hoặc khi tới cơ quan tư pháp, ND/DN thông báo với cán bộ tư pháp có tài khoản DVCQG và cung cấp CMND/CCCD hoặc MST (với doanh nghiệp), khi đó sau khi cơ quan tư pháp hoàn tất việc cấp bản chứng thực điện tử, thì hồ sơ sẽ được gửi về tài khoản DVCQG của ND/DN như sau: Để xem file kết quả, ND/DN bấm nút [Xem giấy tờ] trên hồ sơ, hệ thống hiển thị màn hình như sau: ND/DN bấm nút [Xem chi tiết], hệ thống hiển thị file CTĐT: Trường hợp ND/DN không có tài khoản DVCQG, khi tới cơ quan tư pháp, cán bộ tư pháp sẽ yêu cầu cung cấp email. Khi đó sau khi cơ quan tư pháp hoàn tất việc cấp bản chứng thực điện tử, thì file CTĐT sẽ được gửi về email mà ND/DN đã cung cấp. 2. Cách thức Công chức tư pháp, lãnh đạo, văn thư thuộc UBND cấp xã, Phòng Tư pháp xử lý hồ sơ yêu cầu chứng thực bản sao điện tử Cán bộ được phân quyền thực hiện truy cập địa chỉ https://quantri.dichvucong.gov.vn/ và thực hiện đăng nhập bằng tài khoản vnconnect (Lưu ý: tài khoản đã được phân quyền tương ứng với từng vai trò xử lý) a. Công chức Tư pháp Công chức tư pháp sau khi truy cập hệ thống, đăng nhập thành công, căn cứ vào cách thức người dân, doanh nghiệp thực hiện đăng ký chứng thực điện tử bằng hình thức đặt lịch hẹn hay đến trực tiếp mà Công chức tư pháp cũng có 2 hình thức xử lý cho người dân, doanh nghiệp. - Xử lý không qua lịch hẹn Cán bộ tư pháp chọn menu [Thêm mới bản sao từ bản chính], hệ thống hiển thị màn hình như sau: Lúc này, tại cơ quan tư pháp, cán bộ tư pháp hỏi người dân, doanh nghiệp có tài khoản cổng DVCQG hay không, trường hợp người dân, doanh nghiệp có tài khoản cổng DVCQG thì yêu cầu ND/DN cung cấp CMND/CCCD hoặc MST. Cán bộ tư pháp nhập CMND/CCCD hoặc MST để thực hiện tìm kiếm tài khoản như sau: Trường hợp người dân không có tài khoản DVCQG thì cán bộ Tư pháp check radio box “Đối tượng không có tài khoản DVCQG”, sau đó nhập email của người dân như sau: Sau đó cán bộ tư pháp đính kèm bản scan của bản gốc, file đính kèm bắt buộc định dạng .pdf và dung lượng - Xử lý lịch hẹn Trường hợp người dân đã đặt lịch hẹn trên cổng DVCQG, cán bộ tư pháp chọn menu [Lịch hẹn chờ duyệt], hệ thống hiển thị màn hình như sau: Xử lý lịch hẹn Hệ thống hiển thị toàn bộ các lịch hẹn của đơn vị mà người dân, doanh nghiệp đã hẹn, cán bộ tư pháp chọn 1 lịch hẹn để xử lý, bấm nút [Xử lý], hệ thống hiển thị màn hình như sau: Trên giao diện hiển thị thông tin của người dân, doanh nghiệp đăng ký chứng thực, loại giấy tờ cần chứng thực, cán bộ tư pháp cần scan bản giấy của giấy tờ (người dân mang bản giấy tới), sau đó đính kèm lên trên hệ thống, file đính kèm bắt buộc định dạng .pdf và dung lượng Dời lịch hẹn Trong trường hợp lịch hẹn của người dân, doanh nghiệp trùng lịch với lịch của cơ quan hoặc cán bộ bận việc đột xuất, hệ thống cung cấp chức năng cho cán bộ tư pháp dời lịch hẹn. Để dời lịch hẹn, cán bộ bấm nút “Dời lịch hẹn” của lịch hẹn cần dời, hệ thống hiển thị màn hình như sau: Cán bộ tư pháp chọn lại giờ hẹn, nhập lý do hẹn, bấm nút [Đặt lại lịch hẹn]. Sau khi đặt lại lịch hẹn thành công, hệ thống sẽ gửi sms tới số điện thoại của người dân, doanh nghiệp, đồng thời gửi notify tới tài khoản cổng DVCQG của người dân, doanh nghiệp. - Xử lý hồ sơ bị từ chối Hồ sơ bị từ chối là các hồ sơ do lãnh đạo đơn vị trả về, có 2 cách xử lý: Cách 1: hủy hồ sơ, hủy bỏ hoàn toàn hồ sơ, dừng xử lý Cách 2: Xử lý tiếp, cán bộ bấm nút “Xử lý tiếp” => cán bộ tư pháp có thể chỉnh sửa các thông tin như file scan… để trình ký lại lãnh đạo. b. Lãnh đạo ký bản sao Lãnh đạo sau khi truy cập thành công hệ thống, sẽ hiển thị màn hình danh sách các bản sao chờ ký như sau: Lãnh đạo bấm nút [Xử lý], hệ thống hiển thị màn hình như sau: Chú ý: để ký số được thì máy tính của lãnh đạo phải được cài công cụ plugin ký số. Lãnh đạo bấm nút [Ký số], khi đó hệ thống gọi đến plugin để ký số như sau: Lãnh đạo bấm nút [Ok] trên plugin để thực hiện ký, sau khi ký plugin hiển thị file đã có chữ ký và lời chứng như sau: Hệ thống mặc định thêm trang trắng để hiển thị chữ ký và lời chứng, tuy nhiên trong trường hợp muốn căn chỉnh vị trí thì click vào hình ảnh chữ ký để kéo thả vị trí theo ý muốn. Bấm nút [Áp dụng] trên plugin để hoàn tất việc ký, hệ thống sẽ hiển thị file đã ký như sau: Lãnh đạo bấm nút [Chuyển cấp số và đóng dấu] để chuyển tới văn thư đóng dấu c. Văn thư đóng dấu bản sao - Quản lý sổ chứng thực Văn thư sau khi đăng nhập thành công, chọn menu [Quản lý sổ chứng thực], hệ thống hiển thị màn hình như sau: Tại màn hình quản lý sổ chứng thực, văn thư có thể thực hiện các chức năng: Thêm mới sổ chứng thực Văn thư bấm nút [Thêm mới], hệ thống hiển thị màn hình như sau: Văn thư nhập các thông tin: Tên sổ chứng thực Số bắt đầu sổ: chỉ nhập số Ngày mở sổ Ngày đóng sổ Bấm nút [Lưu] để hoàn tất việc thêm mới sổ Chỉnh sửa sổ Để chỉnh sửa sổ, văn thư bấm icon [chỉnh sửa] trên danh sách, hệ thống hiển thị màn hình sau: Văn thư chỉnh sửa các thông tin và bấm nút [Lưu] để hoàn thành việc chỉnh sửa Xóa sổ Sổ chỉ được xóa khi sổ còn trống, sổ đã được cấp sổ không thể thực hiện xóa, để xóa sổ người dùng bấm nút [Xóa] để thực hiện xóa sổ View thông tin sổ Văn thư bấm nút view thông tin sổ trên danh sách sổ, hệ thống hiển thị màn hình như sau: Hệ thống hiển thị thông tin sổ và danh sách hồ sơ chứng thực được cấp trong sổ. Xuất báo cáo Văn thư bấm nút xuất báo cáo dữ liệu của sổ, hệ thống xuất báo cáo ra file excel như sau: - Cấp số và đóng dấu bản chứng thực điện tử Văn thư chọn menu [Bản sao chờ đóng dấu], hệ thống hiển thị danh sách các bản sao chờ đóng dấu như sau: Văn thư bấm nút [Xử lý] của một hồ sơ trên danh sách, hệ thống hiển thị như sau: Văn thư chọn sổ chứng thực, hệ thống tự động sinh số theo sổ chứng thực. Sau đó, văn thư bấm nút [Đóng dấu] để thực hiện đóng dấu cho bản sao, hệ thống gọi tới plugin để đóng dấu. Chú ý: để đóng dấu được thì máy tính của văn thư phải được cài công cụ plugin ký số. Văn thư chọn chứng thư số để đóng dấu, hệ thống hiển thị màn hình như sau: Văn thư bấm nút [Áp dụng] trên plugin để hoàn thành việc đóng dấu, khi đó hệ thống hiển thị bản đã đóng dấu như sau: Văn thư bấm nút [Hoàn thành và chuyển bản CTĐT tới người dân/doanh nghiệp], khi đó bản CTĐT sẽ được chuyển tới tài khoản DVCQG của ND/DN hoặc chuyển tới email trong trường hợp ND/DN không có tài khoản DVCQG./. Nguồn: https://pbgdpl.tiengiang.gov.vn/chi-tiet-tin?/huong-dan-quy-trinh-chung-thuc-ban-sao-ien-tu-tu-ban-chinh/30612569
Dịch vụ phần mềm phải chịu thuế GTGT bao nhiêu?
Hiện nay, khi công nghệ có nhiều cải tiến phát triển hơn thì dịch vụ phần mềm là một ngành nghề không thể thiếu. Tuy nhiên, việc kinh doanh dịch vụ hỗ trợ phần mềm hầu như không phát sinh sản phẩm có giá trị thì phải chịu thuế GTGT (VAT) là bao nhiêu? 1. Dịch vụ phần mềm được hiểu ra sao? Cụ thể tại khoản 10 Điều 3 Nghị định 71/2007/NĐ-CP có giải thích dịch vụ phần mềm được hiểu là hoạt động trực tiếp hỗ trợ, phục vụ việc sản xuất, cài đặt, khai thác, sử dụng, nâng cấp, bảo hành, bảo trì phần mềm và các hoạt động tương tự khác liên quan đến phần mềm. Đặc biệt là tại các cửa hàng bán đồ điện tử hiện nay trên thị trường sẽ có kinh doanh thêm dịch vụ phần mềm kèm theo khi kinh doanh hàng điện tử phần cứng của máy tính. 2. Kinh doanh dịch vụ phần mềm bao gồm những hoạt động gì? Căn cứ Điều 9 Nghị định 71/2007/NĐ-CP quy định hoạt động công nghiệp phần mềm là bao gồm các hoạt động sau đây: Theo đó, dịch vụ phần mềm là thực hiện thiết kế, sản xuất và cung cấp sản phẩm và dịch vụ phần mềm, bao gồm sản xuất phần mềm đóng gói. Ngoài ra, còn sản xuất phần mềm theo đơn đặt hàng; sản xuất phần mềm nhúng; hoạt động gia công phần mềm và hoạt động cung cấp, thực hiện các dịch vụ phần mềm. - Các loại sản phẩm phần mềm bao gồm: + Phần mềm hệ thống; + Phần mềm ứng dụng; + Phần mềm tiện ích; + Phần mềm công cụ, + Các phần mềm khác. - Các loại dịch vụ phần mềm bao gồm: + Dịch vụ quản trị, bảo hành, bảo trì hoạt động của phần mềm và hệ thống thông tin; + Dịch vụ tư vấn, đánh giá, thẩm định chất lượng phần mềm; + Dịch vụ tư vấn, xây dựng dự án phần mềm; + Dịch vụ tư vấn định giá phần mềm; + Dịch vụ chuyển giao công nghệ phần mềm; + Dịch vụ tích hợp hệ thống; + Dịch vụ bảo đảm an toàn, an ninh cho sản phẩm phần mềm, hệ thống thông tin; + Dịch vụ phân phối, cung ứng sản phẩm phần mềm; + Các dịch vụ phần mềm khác. 3. Kinh doanh dịch vụ phần mềm có phải chịu thuế GTGT hay không? Đa phần thu nhập từ các sản phẩm kinh doanh phải thực hiện đóng thuế GTGT, tuy nhiên theo khoản 21 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định kinh doanh dịch vụ phần mềm thì không phải đóng thuế GTGT khi chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật Chuyển giao công nghệ 2017; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Trường hợp hợp đồng chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ có kèm theo chuyển giao máy móc, thiết bị thì đối tượng không chịu thuế GTGT tính trên phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng. Trường hợp không tách riêng được thì thuế GTGT được tính trên cả phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng cùng với máy móc, thiết bị. Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật. Như vậy, kinh doanh dịch vụ phần mềm là một trong những ngành nghề được miễn thuế GTGT khi dịch vụ này không tạo ra các sản phẩm có thể chuyển giao công nghệ làm tăng giá trị sau này.
Bộ TNMT hướng dẫn cấp Sổ đỏ lần đầu online
Đây là nội dung trong Quyết định 1085/QĐ-BTNMT được Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 28/4/2023 về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung; thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực đất đai thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của bộ tài nguyên và môi trường. Theo đó, trường hợp đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu, cần thực hiện các bước như sau: (1) Trình tự thực hiện *Trực tiếp - Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc địa điểm theo nhu cầu đối với những địa phương mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã ban hành quy chế tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ, giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục theo nhu cầu về địa điểm. Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nếu có nhu cầu. Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. - Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả và trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai. - Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cập nhật thông tin thửa đất đăng ký vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có). *Thực hiện thủ tục trên môi trường điện tử Cơ quan tiếp nhận, giải quyết hồ sơ có trách nhiệm thực hiện các trình tự, thủ tục hành chính về đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai; trường hợp cần phải kiểm tra, xác minh làm rõ hoặc do nguyên nhân khác mà không trả kết quả giải quyết hồ sơ theo đúng quy định về thời gian giải quyết thủ tục hành chính về đất đai thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục gửi thông báo bằng văn bản hoặc qua Cổng dịch vụ công hoặc qua tin nhắn SMS cho người yêu cầu, trong đó nêu rõ lý do. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật bằng hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua chức năng thanh toán của Cổng dịch vụ công. Việc trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc tại địa điểm theo yêu cầu đối với trường hợp tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục đăng ký đất đai, tài sản khác gắn liền với đất. (2) Cách thức thực hiện - Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc địa điểm theo nhu cầu đối với những địa phương mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã ban hành quy chế tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ, giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục theo nhu cầu về địa điểm hoặc trên môi trường điện tử. - Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nếu có nhu cầu. (3) Thời hạn giải quyết: Do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Thời gian này không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định. Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày. Kết quả giải quyết thủ tục hành chính phải trả cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả giải quyết. Đối với những địa phương mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã ban hành quy chế tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ, giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục theo nhu cầu về thời gian thì thời gian giải quyết thủ tục được thực hiện theo thỏa thuận giữa người có nhu cầu và Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai nhưng không quá thời gian thực hiện thủ tục do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định. Xem chi tiết tại Quyết định 1085/QĐ-BTNMT có hiệu lực từ ngày 20/5/2023.
Quyết định 1923/QĐ-BYT 2023: Triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử
Ngày 20/4/2023 Bộ Y tế đã có Quyết định 1923/QĐ-BYT 2023 phê duyệt kế hoạch triển khai nền tảng hồ sơ sức khỏe điện tử năm 2023. Theo đó, các cơ quan thuộc Bộ Y tế có nhiệm vụ thực hiện triển khai nền tảng hồ sơ sức khỏe điện tử năm 2023 như sau: (1) Cục Công nghệ thông tin (Trung tâm Thông tin y tế Quốc gia) - Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai các nhiệm vụ cụ thể được giao trong kế hoạch đáp ứng mục tiêu, lộ trình đề ra; báo cáo Lãnh đạo Bộ Y tế về kết quả thực hiện kế hoạch. - Lập kế hoạch và tổ chức ra mắt Nền tảng VHR theo đúng chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ, bảo đảm phổ biến đầy đủ ý nghĩa, thông điệp phát triển Nền tảng đến người dân, các cơ sở y tế và cộng đồng doanh nghiệp công nghệ thông tin cùng chung tay tham gia phát triển Nền tảng. - Tổ chức các hoạt động truyền thông, đào tạo, hướng dẫn, hỗ trợ địa phương và các cơ sở y tế trong việc triển khai Nền tảng VHR. - Thực hiện đánh giá, báo cáo Lãnh đạo Bộ Y tế về đề xuất xây dựng văn bản quy phạm pháp luật căn cứ trên cơ sở thực tiễn triển khai Nền tảng VHR. (2) Vụ Kế hoạch - Tài chính - Trên cơ sở đề xuất của Cục Công nghệ thông tin (Trung tâm Thông tin y tế Quốc gia) và các hồ sơ dự án được phê duyệt kèm theo, Vụ Kế hoạch - Tài chính tổng hợp dự toán gửi các Bộ, ngành bố trí kinh phí triển khai thực hiện theo quy định. - Trên cơ sở quyết định giao dự toán của Bộ Tài chính, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Cục Công nghệ thông tin (Trung tâm Thông tin y tế Quốc gia) trình Lãnh đạo Bộ phân bổ dự toán cho các đơn vị trực thuộc Bộ theo quy định. - Vụ Kế hoạch - Tài chính phối hợp cùng các Cục/Vụ chức năng có liên quan hướng dẫn các đơn vị triển khai thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định. (3) Cục Quản lý Khám, chữa bệnh Chủ trì chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở khám, chữa bệnh trên toàn quốc triển khai các yêu cầu nhiệm vụ trong kế hoạch đáp ứng mục tiêu, lộ trình đề ra. (4) Các Vụ, Cục, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ Y tế Có trách nhiệm phối hợp thực hiện các nhiệm vụ triển khai Nền tảng VHR trên cơ sở đề xuất của Cục Công nghệ thông tin (Trung tâm Thông tin y tế Quốc gia) được Lãnh đạo Bộ phê duyệt. (5) Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế Tổ chức thực hiện kế hoạch này theo hướng dẫn của Cục Công nghệ thông tin (Trung tâm Thông tin y tế Quốc gia); chủ động xây dựng và thực hiện các dự án ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu triển khai Nền tảng VHR tại đơn vị. Đẩy mạnh triển khai áp dụng bệnh án điện tử, hình thành kho dữ liệu bệnh án điện tử đảm bảo kết nối, chia sẻ dữ liệu trên Nền tảng VHR. Xem thêm Quyết định 1923/QĐ-BYT 2023 có hiệu lực ngày 20/4/2023
Nghị định 10/2023/NĐ-CP: Chính thức cấp sổ hồng cho condotel, resort villa từ ngày 20/5/2023
Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 10/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai. Trong đó, nổi bật về quy định cấp sổ hồng cho condotel, resort villa từ ngày 20/5/2023. Cấp sổ hồng cho công trình xây dựng lưu trú du lịch Cụ thể, tại khoản 3 Điều 1 của Nghị định 10/2023/NĐ-CP bổ sung quy định cấp sổ đỏ cho condotel tại khoản 5 Điều 32 Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Theo đó, đối với công trình xây dựng có sử dụng vào mục đích lưu trú du lịch (trong đó có condotel, resort villa,…) theo quy định của pháp luật về du lịch trên đất thương mại, dịch vụ nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về xây dựng, pháp luật về kinh doanh bất động sản thì: - Được chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng gắn liền với đất theo mục đích sử dụng đất thương mại, dịch vụ; thời hạn sử dụng đất theo quy định tại khoản 3 Điều 126, khoản 1 Điều 128 Luật Đất đai 2013. - Chủ sở hữu công trình xây dựng chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về kinh doanh BĐS. - Việc chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng quy định này được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 32 Nghị định 43/2014/NĐ-CP. - Việc thể hiện thông tin về thửa đất trên Giấy chứng nhận phải đúng mục đích và thời hạn sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Thời hạn sử dụng đất Như đã nói ở trên, căn cứ theo khoản 3 Điều 126 và khoản 1 Điều 128 Luật Đất đai 2013 quy định: Thời hạn giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ, làm cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; tổ chức để thực hiện các dự án đầu tư; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam được xem xét, quyết định trên cơ sở dự án đầu tư hoặc đơn xin giao đất, thuê đất nhưng không quá 50 năm. Đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà cần thời hạn dài hơn thì thời hạn giao đất, cho thuê đất không quá 70 năm; Đối với dự án kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp với cho thuê hoặc để cho thuê mua thì thời hạn giao đất cho chủ đầu tư được xác định theo thời hạn của dự án; người mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất được sử dụng đất ổn định lâu dài. Khi hết thời hạn, người sử dụng đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì được Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất nhưng không quá thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 126 Luật Đất đai 2013. Thời hạn sử dụng đất khi nhận chuyển quyền sử dụng đất đối với loại đất có quy định thời hạn là thời gian sử dụng đất còn lại của thời hạn sử dụng đất trước khi nhận chuyển quyền sử dụng đất. Như vậy, thời hạn sở hữu của căn hộ condotel, resort villa sẽ phụ thuộc vào mục đích sử dụng đất. Thực hiện thủ tục về đất đai trên môi trường điện tử Theo đó, cũng tại Nghị định 10/2023/NĐ-CP Chính phủ quy định cụ thể việc tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử theo hướng làm rõ trách nhiệm của cơ quan tiếp nhận, giải quyết hồ sơ. Cụ thể, căn cứ điều kiện hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai đang quản lý, cơ quan tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính về đất đai có trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Đối với trường hợp thực hiện thủ tục cấp sổ hồng qua mạng, cơ quan tiếp nhận, giải quyết hồ sơ có trách nhiệm thực hiện các trình tự, thủ tục hành chính về đất đai theo quy định, trường hợp không trả kết quả giải quyết hồ sơ theo đúng thời hạn luật định thì phải gửi thông báo bằng văn bản/cổng dịch vụ công/tin nhắn SMS cho người yêu cầu, trong đó nêu rõ lý do. Xem chi tiết tại Nghị định 10/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/5/2023.
Đề xuất cấp cho từng NLĐ sổ Bảo hiểm xã hội điện tử
Bộ Lao động - Thương binh và xã hội đang lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Theo đó, đề xuất quy định sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ được xây dựng trên môi trường điện tử và cấp cho từng người lao động để tiện theo dõi quá trình tham gia BHXH. Hiện nay, sổ BHXH vẫn đang được cấp cho NLĐ dưới hình thức sổ giấy, ngoài ra cũng xây dựng ứng dụng BHXH số - VssID với đầy đủ thông tin như sổ giấy nhưng chỉ là một phương thức khuyến khích người lao động sử dụng, không bắt buộc. Tuy nhiên, việc sử dụng ứng dụng VssID này vẫn chưa được phổ biến nhiều, cụ thể nhiều người lao động chưa cài đặt ứng dụng này mà chỉ sử dụng sổ BHXH giấy. Điều này, hiện nay phát sinh những vấn đề như mất sổ, sai sót thông tin cần cấp lại nhưng còn gặp nhiều rắc rối trong khâu thủ tục hành chính. Hay một số trường hợp, người lao động nghỉ việc nhưng không được hưởng các quyền lợi bảo hiểm theo luật định bởi khi được công ty chốt sổ BHXH mới biết mình bị nợ BHXH và các loại bảo hiểm khác. Dựa trên những bất cập đó, Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đề xuất đưa vào luật quy định cấp sổ BHXH điện tử cho từng lao động. Cụ thể, Khoản 1 Điều 32 của Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) quy định: Sổ BHXH được xây dựng trên môi trường điện tử và được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng, là cơ sở để giải quyết các chế độ BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện theo quy định của Luật này và chế độ theo quy định tại Điều 29 của Luật BHXH. Khoản 2 Điều 32 của dự thảo luật cũng nêu rõ: "Chính phủ quy định cụ thể về nội dung, cách thức khai thác, sử dụng sổ BHXH và trình tự, thủ tục tham gia, giải quyết các chế độ BHXH bằng phương thức giao dịch điện tử". Lợi ích của VssID Theo đó, VssID đẫ chính thức được BHXH Việt Nam đưa vào sử dụng từ tháng 11/2020. Sử dụng VssID, người dùng có thể hưởng những lợi ích sau: - Thay thế thẻ BHYT khi đi khám, chữa bệnh. - Cung cấp thông tin: Người dùng có thể dễ dàng tìm các thông tin về Thẻ BHYT, quá trình tham gia BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, các thông tin ilên quan đến chế độ BHXH (một lần, thai sản...), lịch sử khám chữa bệnh… - Cung cấp tiện ích tra cứu: Với ứng dụng VssID, người dùng có thể tra cứu mã số BHXH, cơ quan BHXH, cơ sở khám, chữa bệnh cấp giấy nghỉ hưởng chế độ BHXH, cơ sở khám, chữa bệnh ký hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT… - Cung cấp các dịch vụ công trực tuyến: Người dùng có thể thực hiện các thủ tục như cấp lại sổ BHXH, thẻ BHYT hoặc điều chỉnh thông tin cá nhân của người tham gia BHXH một cách dễ dàng trên ứng dụng. Ngoài ra, từ ngày 14/3, VssID còn được bổ sung thêm tính năng hiển thị thời gian chưa đóng BHXH, BHTN cho người lao động tại cơ quan BHXH đang quản lý; gửi tin thông báo khi đơn vị sử dụng lao động chậm đóng các loại bảo hiểm cho người lao động quá thời gian luật định. Xem thêm bài viết Kể tên những ứng dụng thay thế Sổ hộ khẩu, Sổ BHXH hay CCCD khi thực hiện thủ tục hành chính Hướng dẫn cài đặt ứng dụng VssID - Đối với điện thoại sử dụng hệ điều hành Android thực hiện như sau: Mở ứng dụng CHPlay, gõ từ khóa “VssID” tại thanh công cụ tìm kiếm để tìm kiếm. Sau khi app “VssID” hiển thị bạn nhấn chọn “Cài đặt” để tải về máy. - Đối với thiết bị sử dụng hệ điều hành IOS: Mở ứng dụng Appstore sau đó gõ từ khóa “VssID”. Tại thanh công cụ tìm kiếm gõ “VssID” để tìm kiếm. Sau khi app “VssID” hiển thị bạn nhấn chọn “Cài đặt” để tải về máy. Trường hợp đã có tài khoản giao dịch điện tử cá nhân với cơ quan BHXH - Đăng nhập ứng dụng: Nhập tài khoản (mã số BHXH) và mật khẩu vào các ô tương ứng để đăng nhập ứng dụng. - Đổi mật khẩu: Người sử dụng nên thực hiện đổi mật khẩu cho lần đăng nhập đầu tiên nhằm bảo vệ thông tin cá nhân. + Chọn biểu tượng 3 gạch -> Chọn Đổi Mật Khẩu + Nhập Mật khẩu cũ, Mật khẩu mới và Nhập lại lại mật khẩu mới + Chọn Hoàn tất. Hệ thống sẽ gửi đến số điện thoại mà người sử dụng đã đăng ký giao dịch điện tử với cơ quan BHXH mã OTP để xác thực việc đổi mật khẩu. Trường hợp chưa có tài khoản giao dịch điện tử cá nhân với cơ quan BHXH Người sử dụng chưa có tài khoản giao dịch điện tử cá nhân với cơ quan BHXH chỉ có thể sử dụng một số tiện ích. Để có thể sử dụng tất cả các chức năng của ứng dụng VssID, người sử dụng cần đăng ký giao dịch điện tử các nhân với cơ quan BHXH, cụ thể như sau: Bước 1: Đăng ký Chọn Đăng ký ngay trên ứng dụng VssID hoặc truy cập địa chỉ: https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn và Trên màn hình trang chủ, chọn “Đăng ký” để hiển thị màn hình đăng ký. Bước 2: Chọn đối tượng đăng ký Chọn đối tượng đăng ký là “Cá nhân” và chọn "Tiếp" để chuyển sang bước kê khai các thông tin đăng ký. Bước 3: Kê khai thông tin Thực hiện kê khai thông tin đăng ký giao dịch với cơ quan BHXH bằng phương thức điện tử theo mẫu số 01 (ban hành kèm theo Văn bản 5236/VBHN-BLĐTBXH): Bước 4: Chọn nút “Ghi nhận”, sẽ hiển thị thông tin đã đăng ký theo mẫu 01 như sau: Bước 5: Thực hiện in, ký, ghi rõ họ tên và nộp tờ khai Lưu ý: Khi nộp hồ sơ, cá nhân cung cấp cho cán bộ tiếp nhận hồ sơ tờ khai theo mẫu số 01, ký và ghi rõ họ tên, sau đó xuất trình CMND/thẻ Căn cước công dân/hộ chiếu để xác minh thông tin. - Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Hệ thống thực hiện cấp và kích hoạt tài khoản sử dụng phương thức giao dịch điện tử với cơ quan BHXH. Cổng dịch vụ công của BHXH Việt Nam gửi thông báo chấp thuận kèm thông tin về tài khoản giao dịch bảo hiểm xã hội điện tử vào địa chỉ thư điện tử (nếu có) và gửi tin nhắn tới số điện thoại đã được đăng ký sau khi nhận đủ hồ sơ đăng ký. Cá nhân có trách nhiệm đổi mật khẩu tài khoản đã được cấp lần đầu và thay đổi mật khẩu ít nhất 06 (sáu) tháng một lần để đảm bảo an toàn, bảo mật. - Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: Cổng dịch vụ công của BHXH Việt Nam gửi thông báo về việc không chấp nhận đăng ký sử dụng phương thức giao dịch điện tử vào địa chỉ thư điện tử (nếu có) và gửi tin nhắn tới số điện thoại đã đăng ký sau khi nhận được hồ sơ, cá nhân căn cứ thông báo không chấp nhận hồ sơ đăng ký sử dụng phương thức giao dịch điện tử của cơ quan BHXH để hoàn chỉnh thông tin đăng ký hoặc liên hệ với cơ quan BHXH nơi gần nhất. - Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày khai tờ khai, nếu cá nhân không đến Cơ quan BHXH để nộp hồ sơ thì thông tin về tờ khai điện tử sẽ tự động xóa trên Cổng dịch vụ công của BHXH Việt Nam. Xem thêm bài viết Kể tên những ứng dụng thay thế Sổ hộ khẩu, Sổ BHXH hay CCCD khi thực hiện thủ tục hành chính
Khi nào thông điệp dữ liệu điện tử là chứng cứ hợp pháp?
Trong thời điểm hiện nay, chứng cứ không còn chỉ được thể hiện dưới dạng vật chứng hay lời khai mà nó còn được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu trên môi trường điện tử. Nhằm đảm bảo tính công bằng, khách quan qua đó hỗ trợ quá trình tố tụng dân sự, thì thông dữ liệu điện tử có được xem là chứng cứ hợp pháp? 1. Thông điệp dữ liệu điện tử là gì? Căn cứ khoản 12 Điều 4 Luật Giao dịch điện tử 2005 quy định thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử. Thông điệp dữ liệu được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác. Đồng thời Điều 11 Luật Giao dịch điện tử 2005 cho rằng thông tin trong thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì thông tin đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu. 2. Nguồn chứng cứ được lấy từ đâu? Cơ quan tiến hành tố tụng sẽ xem xét chứng cứ thu thập được hoặc được cung cấp phải phù hợp với nguồn chứng cứ được quy định tại Điều 94 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 bao gồm: - Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử. - Vật chứng. - Lời khai của đương sự. - Lời khai của người làm chứng. - Kết luận giám định. - Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ. - Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản. - Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập. - Văn bản công chứng, chứng thực. - Các nguồn khác mà pháp luật có quy định. Qua quy định trên cho thấy nguồn chứng cứ mà cơ quan tiến hành tố tụng cũng lấy từ tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử để hỗ trợ quá trình tố tụng. 3. Giá trị của thông điệp dữ liệu làm chứng cứ Trường hợp sử dụng thông điệp dữ liệu làm chứng cứ trong tố tụng sẽ không bị phủ nhận giá trị dùng làm chứng cứ chỉ vì đó là một thông điệp dữ liệu. Giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác. Đồng thời, tại khoản 3 Điều 95 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có nói thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, qua đó cơ quan tố tụng có chuyên môn sẽ giám định thông điệp dữ liệu để xem xét làm chứng cứ. Như vậy, thông điệp dữ liệu vẫn được xem là chứng cứ hợp pháp và giá trị được lưu trữ trong dữ liệu điện tử sẽ không bị phủ nhận giá trị làm chứng cứ trong quá trình điều tra, xét xử tố tụng.
Chữ ký điện tử và chữ ký số có khác nhau không?
Thời đại 4.0 bùng nổ với cuộc cách mạng chuyển đổi số mạnh mẽ tại VIệt Nam thì hiện nay chữ ký điện tử và chữ ký số được ứng dụng phổ biến tại hầu hết các lĩnh vực. Với tính năng nhanh gọn, bảo mật cao và tích hợp được nhiều thông tin. Tuy nhiên, khi nhắc đến chữ ký số và chữ ký điện tử nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa các thuật ngữ này và cách sử dụng của chúng. Vậy, hai loại chữ ký này có khác nhau không? 1. Chữ ký điện tử và chữ ký số là gì? 1.1 Chữ ký điện tử Căn cứ khoản 1 Điều 21 Luật Giao dịch điện tử 2005 giải thích chữ ký điện tử là loại chữ ký được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử. Theo đó, gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký. Do đó, chữ ký điện tử là một dạng thông tin được đi kèm theo dữ liệu. Dữ liệu đó có thể là: văn bản, video hoặc hình ảnh, mục đích chính của chữ ký điện tử là xác định người chủ của dữ liệu đó. 2.2 Chữ ký số Còn đối với chữ ký số được quy định là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng. Theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác: - Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa. - Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên. Chữ ký số được quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 130/2018/NĐ-CP. Hai khái niệm chữ ký số và chữ ký điện tử thường được dùng thay thế cho nhau mặc dù chúng không hoàn toàn có cùng nghĩa. Chữ ký số chỉ là một tập con của chữ ký điện tử (chữ ký điện tử bao hàm chữ ký số). 2. Điều kiện đảm bảo an toàn chữ ký điện tử và chữ ký số 2.1 Điều kiện đảm bảo an toàn của chữ ký điện tử Theo Điều 22 Luật Giao dịch điện tử 2005 về điều kiện để bảo đảm an toàn cho chữ ký điện tử được quy định như sau: Chữ ký điện tử được xem là bảo đảm an toàn nếu được kiểm chứng an toàn do các bên giao dịch thỏa thuận và đáp ứng được 04 điều kiện sau đây: - Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ gắn duy nhất với người ký trong bối cảnh dữ liệu đó được sử dụng. - Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký. - Mọi thay đổi đối với chữ ký điện tử sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện. - Mọi thay đổi đối với nội dung của thông điệp dữ liệu sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện. Chữ ký điện tử đã được tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử chứng thực được xem là bảo đảm các điều kiện an toàn 04 quy định nêu trên. 2.2 Điều kiện đảm bảo an toàn của chữ ký số Đối với chữ ký số căn cứ Điều 9 Nghị định 130/2018/NĐ-CP về điều kiện đảm bảo an toàn chữ ký số được xem là chữ ký điện tử an toàn khi đáp ứng các điều kiện sau: (1) Chữ ký số được tạo ra trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và kiểm tra được bằng khóa công khai ghi trên chứng thư số đó. (2) Chữ ký số được tạo ra bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai ghi trên chứng thư số do một trong các tổ chức sau đây cấp: - Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia. - Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ. - Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng. - Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của các cơ quan, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng được quy định tại Điều 40 Nghị định 130/2018/NĐ-CP. (3) Khóa bí mật chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký. 3. Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử và chữ ký số Giá trị pháp lý của 02 loại chữ ký này cực kỳ quan trọng trong các giao dịch điện tử vì nó thể hiện việc xác thực người ký và có trách nhiệm với giao dịch mà mình thực hiện như các giao dịch văn bản thông thường. 3.1 Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu chữ ký điện tử được sử dụng để ký thông điệp dữ liệu đó đáp ứng các điều kiện sau đây: - Phương pháp tạo chữ ký điện tử cho phép xác minh được người ký và chứng tỏ được sự chấp thuận của người ký đối với nội dung thông điệp dữ liệu. - Phương pháp đó là đủ tin cậy và phù hợp với mục đích mà theo đó thông điệp dữ liệu được tạo ra và gửi đi. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan, tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký điện tử của cơ quan, tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Giao dịch điện tử 2005 và chữ ký điện tử đó có chứng thực. 3.2 Giá trị pháp lý của chữ ký số Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký số và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định 130/2018/NĐ-CP. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký số cơ quan, tổ chức và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định 130/2018/NĐ-CP. Chữ ký số và chứng thư số nước ngoài được cấp giấy phép sử dụng tại Việt Nam theo quy định tại Chương V Nghị định 130/2018/NĐ-CP có giá trị pháp lý và hiệu lực như chữ ký số và chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của Việt Nam cấp. Như vậy, chữ ký điện tử và chữ ký số là hai loại chữ ký khác nhau chỉ là được thực hiện trên môi trường điện tử. Ngoài ra, chữ ký số còn được xem là tập con của chữ ký điện tử và chữ ký điện tử được thể hiện dưới dạng người dùng có thể sử dụng được còn chữ ký số không được sử dụng bằng các hình thức thông thường.
Thủ tục đăng ký chữ ký điện tử cá nhân. Hiện nay, với thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa, thời đại 4.0 cùng với bối cảnh thanh toán số, kinh tế số thì mỗi cá nhân đều nên có một chữ ký cá nhân riêng của mình. Mọi công dân Việt nam đều có quyền lợi sử dụng chữ ký điện tử như nhau: cá nhân đại diện cho tổ chức, doanh nghiệp; cá nhân trực thuộc tổ chức, doanh nghiệp; cá nhân độc lập. Chữ ký số được hiểu là một thiết bị được mã hóa bằng các dữ liệu, thông tin của doanh nghiệp để thực hiện ký các giấy tờ, tài liệu số được thực hiện đối với các giao dịch qua mạng (theo khoản 6 Điều 3 Nghị định 130/2018/NĐ-CP). Người dùng phải đăng ký chứng thư số cá nhân với đơn vị cung cấp chữ ký số để được phép sử dụng chữ ký số cá nhân. Nội dung của chứng thư số bao gồm: Tên của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số; Tên của thuê bao; Số hiệu chứng thư số; Thời hạn có hiệu lực của chứng minh thư số; Khóa công khai của thuê bao; Chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số; Các hạn chế về mục đích, phạm vi sử dụng của chứng thư số; Các hạn chế về trách nhiệm pháp lý của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số; Thuật toán mật mã; Các nội dung cần thiết khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền Thông. Được quy định tại Điều 5 Nghị định 130/2018/NĐ-CP. Trình tự thủ tục đăng ký chữ ký số cá nhân như sau: Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký cấp chữ ký số cá nhân. Bước 2: Nhà cung cấp kiểm tra, thẩm định hồ sơ đăng ký chữ ký số cá nhân. Bước 3: Cài đặt và kích hoạt Bước 4: Doanh nghiệp đăng ký tài khoản với Tổng cục thuế Bước 5: Sau khi xác nhận thông tin, Trung tâm chứng thực chữ ký số quốc gia sẽ trả lại kết quả xác nhận với cơ quan thuế. Chữ ký số không hoàn toàn được xác định cứng giống các loại chữ ký thông thường, mà chỉ là thông tin đi kèm theo thông điệp dữ liệu, nhằm mục đích xác định người chủ của dữ liệu đó. Quyết định số 1984/2015/QĐ-TCT quy định về giá trị pháp lý của chữ ký số, theo đó chữ ký số có giá trị pháp lý trên tất cả các văn bản điện tử. Chữ ký số được đánh giá là thiết bị tốt đảm bảo được sự an toàn và chính xác, bảo mật chặt chẽ, không thể bị sao chép và giả mạo, tối ưu thời gian và chi phí giao dịch. Chữ ký số dễ dàng tiếp cận và sử dụng với cá nhân và doanh nghiệp.
Cần lưu ý gì về các ký hiệu trên hóa đơn điện tử
Ký hiệu trên hóa đơn điện tử bao gồm hai thành phần là ký hiệu mẫu số và ký hiệu hóa đơn được quy định như sau: Thứ nhất, về ký hiệu mẫu số Căn cứ Điều 4 Thông tư 78/2021/TT-BTC, ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử là một chữ số tự nhiên từ 1 đến 6 để phản ánh loại hóa đơn điện tử như sau: - Số 1: hóa đơn điện tử giá trị gia tăng; - Số 2: hóa đơn điện tử bán hàng; - Số 3: hóa đơn điện tử bán tài sản công; - Số 4: hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia; - Số 5: hóa đơn điện tử khác là tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác nhưng có nội dung của hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP; - Số 6: Phản ánh các chứng từ điện tử được sử dụng và quản lý như hóa đơn gồm phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ điện tử, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý điện tử. Thứ hai, về ký hiệu hóa đơn điện tử Ký hiệu hóa đơn điện tử là nhóm 6 ký tự gồm cả chữ viết và chữ số được quy định như sau: - Ký tự đầu tiên là một chữ cái được quy định là C hoặc K, trong đó: + C thể hiện hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế; + K thể hiện hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế; - Hai ký tự tiếp theo là hai chữ số Ả rập được xác định theo 2 chữ số cuối của năm lập hóa đơn điện tử (theo năm dương lịch). Ví dụ: Năm lập hóa đơn điện tử là năm 2022 thì thể hiện là số 22. - Một ký tự tiếp theo là một chữ cái được quy định là T, D, L, M, N, B, G, H thể hiện loại hóa đơn điện tử được sử dụng, cụ thể: + Chữ T: Áp dụng đối với hóa đơn điện tử do các doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh đăng ký sử dụng với cơ quan thuế; + Chữ D: Áp dụng đối với hóa đơn bán tài sản công và hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia hoặc hóa đơn điện tử đặc thù không nhất thiết phải có một số tiêu thức do các doanh nghiệp, tổ chức đăng ký sử dụng; + Chữ L: Áp dụng đối với hóa đơn điện tử của cơ quan thuế cấp theo từng lần phát sinh; + Chữ M: Áp dụng đối với hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền; + Chữ N: Áp dụng đối với phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ điện tử; + Chữ B: Áp dụng đối với phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý điện tử; + Chữ G: Áp dụng đối với tem, vé, thẻ điện tử là hóa đơn giá trị gia tăng; + Chữ H: Áp dụng đối với tem, vé, thẻ điện tử là hóa đơn bán hàng. - Hai ký tự cuối là chữ viết do người bán tự xác định căn cứ theo nhu cầu quản lý. Trường hợp người bán sử dụng nhiều mẫu hóa đơn điện tử trong cùng một loại hóa đơn thì sử dụng hai ký tự cuối nêu trên để phân biệt các mẫu hóa đơn khác nhau trong cùng một loại hóa đơn. Trường hợp không có nhu cầu quản lý thì để là YY;
Quy định về dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ ra sao?
Với thời đại công nghệ số 4.0 hiện nay thì giao dịch điện tử đang dần trở nên phổ biến. Việc vận dụng chữ ký điện tử vào các giao dịch điện tử rất quan trọng. Vậy chữ ký điện tử chuyên dùng sẽ có giá trị pháp lý như thế nào Chữ ký điện tử chuyên dùng là gì? Căn cứ theo Điều 22 Luật Giao dịch điện tử 2023 quy định như sau: - Chữ ký điện tử được phân loại theo phạm vi sử dụng bao gồm: + Chữ ký điện tử chuyên dùng là chữ ký điện tử do cơ quan, tổ chức tạo lập, sử dụng riêng cho hoạt động của cơ quan, tổ chức đó phù hợp với chức năng, nhiệm vụ; + Chữ ký số công cộng là chữ ký số được sử dụng trong hoạt động công cộng và được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký số công cộng; + Chữ ký số chuyên dùng công vụ là chữ ký số được sử dụng trong hoạt động công vụ và được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ. Như vậy, theo quy định thì chữ ký điện tử chuyên dùng được định nghĩa là chữ ký điện tử do cơ quan, tổ chức tạo lập, sử dụng riêng cho hoạt động của cơ quan, tổ chức đó phù hợp với chức năng, nhiệm vụ. Chữ ký điện tử chuyên dùng có giá trị pháp lý như thế nào? Căn cứ theo Điều 23 Luật Giao dịch điện tử 2023 thì chữ ký điện tử nói chung có giá trị pháp lý như sau: - Chữ ký điện tử không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì được thể hiện dưới dạng chữ ký điện tử. - Chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn hoặc chữ ký số có giá trị pháp lý tương đương chữ ký của cá nhân đó trong văn bản giấy. - Trường hợp pháp luật quy định văn bản phải được cơ quan, tổ chức xác nhận thì yêu cầu đó được xem là đáp ứng đối với một thông điệp dữ liệu nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn hoặc chữ ký số của cơ quan, tổ chức đó. Như vậy, quy định trên áp dụng chung cho các trường hợp chữ ký điện tử, do đó chữ ký điện tử chuyên dùng sẽ có giá trị pháp lý tương tự như trên. Quy định về dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ ra sao? Căn cứ theo Điều 24 Luật Giao dịch điện tử 2023 quy định vcề dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ như sau: - Dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ là dịch vụ chứng thực chữ ký số trong hoạt động công vụ. - Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ được quản lý, cung cấp bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử và pháp luật về cơ yếu. - Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ thực hiện các hoạt động sau đây: + Phát hành chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ để xác nhận và duy trì trạng thái hiệu lực chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ của chủ thể ký thông điệp dữ liệu; + Thu hồi chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ; + Kiểm tra hiệu lực chữ ký số chuyên dùng công vụ và duy trì trạng thái hiệu lực của chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ; không sử dụng rào cản kỹ thuật, công nghệ để hạn chế việc kiểm tra hiệu lực chữ ký số chuyên dùng công vụ; + Cung cấp thông tin cần thiết để chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ; + Liên thông với tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia để bảo đảm cho việc kiểm tra hiệu lực chữ ký số chuyên dùng công vụ; + Cấp dấu thời gian trong hoạt động công vụ. - Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ, chữ ký số chuyên dùng công vụ phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật, yêu cầu kỹ thuật đối với chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số theo quy định của pháp luật. Như vậy, quy định về dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ được quy định cụ thể trong điều luật đã nêu.
Chứng thư thẩm định giá có được phát hành dưới dạng điện tử không?
Chứng thư thẩm định giá là văn bản do doanh nghiệp thẩm định giá phát hành sau khi kết thúc hoạt động thẩm định giá để thông báo cho khách hàng, các tổ chức, cá nhân có liên quan được ghi trong hợp đồng thẩm định giá về giá trị tài sản thẩm định giá và những nội dung chính của báo cáo thẩm định giá. Nội dung cơ bản của chứng thư thẩm định giá Theo Điều 6 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về hồ sơ thẩm định giá ban hành kèm Thông tư 30/2024/TT-BTC, chứng thư thẩm định giá bao gồm 14 nội dung cơ bản sau: - Số hợp đồng thẩm định giá và/hoặc văn bản yêu cầu/đề nghị thẩm định giá. - Tên và địa chỉ của doanh nghiệp thẩm định giá, hoặc chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá. - Thông tin về khách hàng thẩm định giá. - Thông tin chính về tài sản thẩm định giá (tên và chủng loại tài sản, đặc điểm cơ bản về mặt pháp lý và kinh tế - kỹ thuật). - Mục đích thẩm định giá. - Thời điểm thẩm định giá. - Cơ sở giá trị thẩm định giá. - Giả thiết và giả thiết đặc biệt (nếu có). - Tên cách tiếp cận và tên phương pháp thẩm định giá. - Những điều khoản loại trừ và hạn chế của kết quả thẩm định giá. - Giá trị tài sản thẩm định giá. - Họ tên, số thẻ thẩm định viên về giá và chữ ký của thẩm định viên được giao chịu trách nhiệm thực hiện thẩm định giá đã ký báo cáo thẩm định giá. - Họ tên, số thẻ thẩm định viên về giá, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp được người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ủy quyền và dấu của doanh nghiệp thẩm định giá trường hợp phát hành chứng thư tại doanh nghiệp thẩm định giá. Họ tên, số thẻ thẩm định viên về giá, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá và dấu của chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá trong trường hợp phát hành chứng thư tại chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá. - Thời hạn có hiệu lực của chứng thư thẩm định giá. Chứng thư thẩm định có được phát hành dưới dạng điện tử không? Tại Điều 5 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về hồ sơ thẩm định giá ban hành kèm Thông tư 30/2024/TT-BTC quy định: - Chứng thư thẩm định giá cần có báo cáo thẩm định giá kèm theo. - Chứng thư thẩm định giá có thể được phát hành dưới dạng điện tử với chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử trên cơ sở hợp đồng thẩm định giá hoặc yêu cầu thẩm định giá. - Mẫu chứng thư thẩm định giá được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam này. Số của chứng thư thẩm định giá được đánh số theo nguyên tắc: Phần số của Mã số doanh nghiệp thẩm định giá/Năm phát hành chứng thư thẩm định giá/số thứ tự của chứng thư thẩm định giá do doanh nghiệp phát hành trong năm. Ví dụ số chứng thư thẩm định giá có số thứ tự 6 của doanh nghiệp thẩm định giá mã số 001/TĐG phát hành năm 2023 là: 001/2023/6. => Theo đó, chứng thư thẩm định giá vẫn có thể được phát hành dưới dạng điện tử với chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. Chứng thư thẩm định giá phải được ký như thế nào? Tại Điều 55 Luật Giá 2023 quy định chứng thư thẩm định giá phải có chữ ký của thẩm định viên về giá thực hiện thẩm định giá và do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thẩm định giá hoặc người đứng đầu chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá ký và đóng dấu. Bên cạnh đó, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thẩm định giá được phép ủy quyền cho người quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp ký chứng thư thẩm định giá và xem xét, phê duyệt báo cáo thẩm định giá. Người được ủy quyền phải là thẩm định viên về giá tại doanh nghiệp. Chứng thư thẩm định giá và báo cáo thẩm định giá được sử dụng làm một trong những cơ sở để khách hàng, tổ chức, cá nhân có liên quan được ghi tại hợp đồng thẩm định giá xem xét, quyết định hoặc phê duyệt giá của tài sản. Chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá chỉ có giá trị sử dụng trong thời hạn hiệu lực theo đúng mục đích thẩm định giá gắn với đúng thông tin tài sản, số lượng tài sản tại hợp đồng thẩm định giá. Chứng thư thẩm định giá phải được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá theo quy định của Bộ Tài chính, trừ trường hợp thuộc danh mục bí mật nhà nước. Như vậy, chứng thư thẩm định giá là một trong những văn bản quan trọng, phải đảm bảo các nội dung cơ bản theo quy định, đáp ứng quy định về chữ ký và có thể được phát hành dưới dạng điện tử.
Nhà sản xuất sản phẩm điện tử thực hiện trách nhiệm tái chế từ 01/01/2025?
Nhà sản xuất sản phẩm điện tử thực hiện trách nhiệm tái chế từ 01/01/2025? Danh mục sản phẩm điện tử được tái chế kèm theo tỷ lệ tái chế và quy cách tái chế bắt buộc? Nhà sản xuất sản phẩm điện tử thực hiện trách nhiệm tái chế từ 01/01/2025? Theo quy định tại khoản 4 Điều 77 Nghị định 08/2022/NĐ-CP về đối tượng, lộ trình thực hiện trách nhiệm tái chế: Theo đó, nhà sản xuất, nhập khẩu thực hiện trách nhiệm tái chế các sản phẩm, bao bì do mình sản xuất, nhập khẩu theo lộ trình sau đây: (1) Bao bì và các sản phẩm ắc quy, pin; dầu nhớt; săm lốp: từ ngày 01 tháng 01 năm 2024; (2) Sản phẩm điện, điện tử: từ ngày 01 tháng 01 năm 2025; (3) Phương tiện giao thông: từ ngày 01 tháng 01 năm 2027. Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định việc thải bỏ phương tiện giao thông trước ngày 01 tháng 01 năm 2025. Như vậy, nhà sản xuất, nhập khẩu thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm điện, điện tử do mình sản xuất, nhập khẩu từ 01/01/2025. Danh mục sản phẩm điện, điện tử phải được tái chế kèm theo tỷ lệ tái chế và quy cách tái chế bắt buộc? Căn cứ tại Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì: Danh mục sản phẩm điện, điện tử phải được tái chế kèm theo tỷ lệ tái chế và quy cách tái chế bắt buộc cụ thể như sau: TT (1) Phân nhóm sản phẩm, bao bì (2) Danh mục sản phẩm, bao bì (3) Tỷ lệ tái chế bắt buộc cho 3 năm đầu tiên (4) Quy cách tái chế bắt buộc (Thu hồi tối thiểu 40% khối lượng của sản phẩm, bao bì được tái chế theo tỷ lệ tái chế bắt buộc) (5) 19 Đ.1. Thiết bị nhiệt lạnh Đ.1.1. Tủ lạnh, tủ đông, thiết bị tự động cung cấp sản phẩm đông lạnh, máy bán hàng tự động 05% Giải pháp tái chế được lựa chọn: 1. Thu hồi và tái sử dụng linh kiện, phụ kiện bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà sản xuất. 2. Sản xuất thanh, phôi kim loại là nguyên liệu cho các ngành công nghiệp. 3. Sản xuất hạt nhựa tái sinh hoặc các sản phẩm phụ từ nhựa như hóa chất thương phẩm, dầu nặng, khí tổng hợp làm nguyên, nhiên liệu sản xuất cho các ngành công nghiệp. 4. Sản xuất các sản phẩm tái chế khác. 20 Đ.1.2. Điều hòa không khí cố định, di động 05% Giải pháp tái chế được lựa chọn: 1. Thu hồi và tái sử dụng linh kiện, phụ kiện bảo đảm tiêu chuẩn của nhà sản xuất. 2. Sản xuất thanh, phôi kim loại là nguyên liệu cho các ngành công nghiệp. 3. Sản xuất hạt nhựa tái sinh hoặc các sản phẩm phụ từ nhựa như hóa chất thương phẩm, dầu nặng, khí tổng hợp làm nguyên, nhiên liệu sản xuất cho các ngành công nghiệp. 4. Sản xuất các sản phẩm tái chế khác. 21 Đ.2. Màn hình và thiết bị chứa màn hình Đ.2.1. Máy tính bảng, máy tính xách tay (laptop, notebook) 09% Giải pháp tái chế được lựa chọn: 1. Thu hồi, tái sử dụng linh kiện, phụ kiện bảo đảm tiêu chuẩn của nhà sản xuất. 2. Sản xuất thanh, phôi kim loại làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp. 3. Sản xuất hạt nhựa tái sinh hoặc các sản phẩm phụ từ nhựa như hóa chất thương phẩm, dầu nặng, khí tổng hợp. 4. Sản xuất thủy tinh dưới dạng hạt có kích thước 5. Sản xuất các sản phẩm tái chế khác. 22 Đ.2.2. Ti vi và màn hình máy tính, các loại màn hình khác 07% Giải pháp tái chế được lựa chọn: 1. Thu hồi, tái sử dụng linh kiện, phụ kiện bảo đảo tiêu chuẩn của nhà sản xuất. 2. Sản xuất thanh, phôi kim loại làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp. 3. Sản xuất hạt nhựa tái sinh hoặc các sản phẩm phụ từ nhựa như hóa chất thương phẩm, dầu nặng, khí tổng hợp làm nguyên, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp. 4. Sản xuất thủy tinh dưới dạng hạt có kích thước 5. Sản xuất thành các sản phẩm tái chế khác. 23 Đ.3. Bóng đèn Đ.3.1. Bóng đèn compact 08% Giải pháp tái chế được lựa chọn: 1. Sản xuất, chế biến thành bột, hạt thủy tinh/cullet (kích thước 2. Sản xuất thanh, phôi kim loại làm nguyên liệu sản xuất cho các ngành công nghiệp. 3. Sản xuất các sản phẩm khác. 24 Đ.3.2. Bóng đèn huỳnh quang 08% Giải pháp tái chế được lựa chọn: 1. Sản xuất, chế biến bột, hạt thủy tinh/cullet (kích thước 2. Sản xuất thanh, phôi kim loại làm nguyên liệu sản xuất cho các ngành công nghiệp. 3. Sản xuất các sản phẩm tái chế khác. 25 Đ.4. Thiết bị lớn Đ.4.1. Bếp điện, bếp từ, bếp hồng ngoại, lò nướng, lò vi sóng 05% Giải pháp tái chế được lựa chọn: 1. Thu hồi, tái sử dụng linh kiện, phụ kiện bảo đảm tiêu chuẩn của nhà sản xuất. 2. Sản xuất thanh, phôi kim làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp. 3. Sản xuất hạt nhựa tái sinh hoặc các sản phẩm phụ từ nhựa như hóa chất thương phẩm, dầu nặng, khí tổng hợp làm nguyên, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp. 4. Sản xuất hạt thủy tinh có kích thước 5. Sản xuất các sản phẩm tái chế khác. 26 Đ.4.2. Máy giặt, máy sấy 09% Giải pháp tái chế được lựa chọn: 1. Thu hồi, tái sử dụng linh kiện, phụ kiện bảo đảm tiêu chuẩn của nhà sản xuất. 2. Sản xuất thanh, phôi kim làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp. 3. Sản xuất hạt nhựa tái sinh hoặc các sản phẩm phụ từ nhựa như hóa chất thương phẩm, dầu nặng, khí tổng hợp làm nguyên, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp. 4. Sản xuất hạt thủy tinh có kích thước 5. Sản xuất thành các sản phẩm tái chế khác. 27 Đ.5. Thiết bị vừa và nhỏ Đ.5.1. Máy ảnh (kể cả đèn flash), máy quay phim 09% Giải pháp tái chế được lựa chọn: 1. Thu hồi, tái sử dụng linh kiện, phụ kiện bảo đảm tiêu chuẩn của nhà sản xuất. 2. Sản xuất thanh, phôi kim làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp. 3. Sản xuất hạt nhựa tái sinh hoặc các sản phẩm phụ từ nhựa như hóa chất thương phẩm, dầu nặng, khí tổng hợp làm nguyên, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp. 4. Sản xuất hạt thủy tinh có kích thước 5. Sản xuất các sản phẩm tái chế khác. 28 Đ.5.2. Thiết bị âm thanh: loa, amply 09% Giải pháp tái chế được lựa chọn: 1. Thu hồi, tái sử dụng linh kiện, phụ kiện bảo đảm tiêu chuẩn của nhà sản xuất. 2. Sản xuất thanh, phôi kim làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp. 3. Sản xuất hạt nhựa tái sinh hoặc các sản phẩm phụ từ nhựa như hóa chất thương phẩm, dầu nặng, khí tổng hợp làm nguyên, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp. 4. Sản xuất các sản phẩm tái chế khác. 29 Đ.6. Thiết bị công nghệ thông tin Đ.6.1. Máy tính để bàn 09% Giải pháp tái chế được lựa chọn: 1. Thu hồi, tái sử dụng linh kiện, phụ kiện bảo đảm tiêu chuẩn của nhà sản xuất. 2. Sản xuất thanh, phôi kim làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp. 3. Sản xuất hạt nhựa tái sinh hoặc các sản phẩm phụ từ nhựa như hóa chất thương phẩm, dầu nặng, khí tổng hợp làm nguyên, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp. 4. Sản xuất hạt thủy tinh có kích thước 5. Sản xuất các sản phẩm tái chế khác. 30 Đ.6.2. Máy in, photocopy 09% Giải pháp tái chế được lựa chọn: 1. Thu hồi, tái sử dụng linh kiện, phụ kiện bảo đảm tiêu chuẩn của nhà sản xuất. 2. Sản xuất thanh, phôi kim làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp. 3. Sản xuất hạt nhựa tái sinh hoặc các sản phẩm phụ từ nhựa như hóa chất thương phẩm, dầu nặng, khí tổng hợp làm nguyên, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp. 4. Sản xuất hạt thủy tinh có kích thước 5. Sản xuất các sản phẩm tái chế khác. 31 Đ.6.3. Điện thoại di động 15% Giải pháp tái chế được lựa chọn: 1. Thu hồi, tái sử dụng linh kiện, phụ kiện bảo đảm tiêu chuẩn của nhà sản xuất. 2. Sản xuất thanh, phôi kim loại làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp. 3. Sản xuất hạt nhựa tái sinh hoặc các sản phẩm phụ từ nhựa như hóa chất thương phẩm, dầu nặng, khí tổng hợp làm nguyên, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp. 4. Sản xuất hạt thủy tinh có kích thước 5. Sản xuất các sản phẩm khác. 32 Đ.7. Tấm quang năng Đ.7.1. Tấm quang năng 03% Giải pháp tái chế được lựa chọn: 1. Thu hồi, tái sử dụng kính, tế bào quang năng bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà sản xuất. 2. Sản xuất thanh, phôi kim loại làm nguyên liệu sản xuất cho các ngành công nghiệp. 3. Sản xuất hạt thủy tinh có kích thước 4. Sản xuất các sản phẩm khác. Tóm lại, nhà sản xuất, nhập khẩu thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm điện, điện tử do mình sản xuất, nhập khẩu từ 01/01/2025.
Nghiệp vụ thư tín dụng điện tử và yêu cầu về công nghệ thực hiện nghiệp vụ thư tín dụng điện tử?
Ngày 28 tháng 6 năm 2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 21/2024/TT-NHNN quy định về nghiệp vụ thư tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến thư tín dụng. Theo đó, việc thực hiệu nghiệp vụ thư tín dụng điện tử được quy định như sau: Thư tín dụng , nghiệp vụ thư tín dụng là gì? Thư tín dụng là cam kết không thể hủy ngang của ngân hàng phát hành cho bên thụ hưởng về việc sẽ thanh toán trên cơ sở nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp. Nghiệp vụ thư tín dụng là hình thức cấp tín dụng thông qua nghiệp vụ phát hành, xác nhận, thương lượng thanh toán, hoàn trả thư tín dụng để phục vụ cho hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ. Nghiệp vụ thư tín dụng điện tử Theo Điều 18 Thông tư 21/2024/TT-NHNN quy định nghiệp vụ thư tín dụng điện tử được thực hiện như sau: Ngân hàng và khách hàng được lựa chọn thực hiện nghiệp vụ thư tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến thư tín dụng qua việc sử dụng các phương tiện điện tử. Việc thực hiện nghiệp vụ thư tín dụng điện tử phù hợp với quy định tại Thông tư 21/2024/TT-NHNN; quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền; giao dịch điện tử; bảo vệ dữ liệu cá nhân; an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ trực tuyến trong ngành ngân hàng và các quy định của pháp luật có liên quan. Khi thực hiện nhận biết và xác minh thông tin nhận biết khách hàng qua phương tiện điện tử đối với khách hàng lần đầu thiết lập mối quan hệ với ngân hàng (trừ trường hợp khách hàng gửi đề nghị bằng điện xác thực thông qua hệ thống SWIFT hoặc khách hàng sử dụng chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật), ngân hàng thực hiện như sau: - Đối với khách hàng là người cư trú: Ngân hàng thực hiện nhận biết và xác minh thông tin nhận biết khách hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. - Đối với khách hàng là người không cư trú: Ngân hàng thực hiện nhận biết và xác minh thông tin nhận biết khách hàng trên cơ sở tự đánh giá mức độ rủi ro để lựa chọn, quyết định biện pháp, hình thức, công nghệ xác thực giao dịch điện tử phù hợp, đảm bảo an toàn và tự chịu rủi ro phát sinh. Yêu cầu về công nghệ thực hiện nghiệp vụ thư tín dụng điện tử Theo khoản 3 Điều 18 Thông tư 21/2024/TT-NHNN quy định Ngân hàng tự quyết định biện pháp, hình thức, công nghệ thực hiện nghiệp vụ thư tín dụng điện tử đối với toàn bộ hoặc từng khâu trong quy trình nghiệp vụ, tự chịu rủi ro phát sinh (nếu có) và phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu sau: - Biện pháp, hình thức, công nghệ được ngân hàng lựa chọn phải đảm bảo tiêu chuẩn về an ninh, an toàn, bảo mật theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; - Áp dụng các hình thức xác thực giao dịch điện tử để xác nhận việc khách hàng chấp thuận với ngân hàng khi thực hiện các giao dịch điện tử trong quá trình thực hiện nghiệp vụ thư tín dụng điện tử theo quy định của pháp luật liên quan. - Lưu trữ, bảo quản đầy đủ, chi tiết đối với các tài liệu, thông tin, dữ liệu nhận biết khách hàng trong quá trình thực hiện nghiệp vụ thư tín dụng điện tử. Các thông tin, dữ liệu phải được lưu trữ an toàn, bảo mật, được sao lưu dự phòng, đảm bảo tính đầy đủ, toàn vẹn của dữ liệu để phục vụ cho công tác kiểm tra, đối chiếu, xác thực khách hàng trong quá trình thực hiện nghiệp vụ thư tín dụng điện tử; giải quyết tra soát, khiếu nại, tranh chấp và cung cấp thông tin khi có yêu cầu từ cơ quan có thẩm quyền. Thời gian lưu trữ, bảo quản thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền và luật giao dịch điện tử; - Ngân hàng phải thực hiện kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn, bảo mật của biện pháp, hình thức, công nghệ và thực hiện tạm dừng cung cấp dịch vụ để nâng cấp, chỉnh sửa, hoàn thiện trong trường hợp có dấu hiệu mất an toàn; - Phân công trách nhiệm cụ thể của từng cá nhân, bộ phận xây dựng, thiết lập và vận hành hệ thống thông tin phục vụ khâu thẩm định và quyết định cấp tín dụng trong nghiệp vụ thư tín dụng điện tử. Trường hợp có rủi ro phát sinh, ngân hàng phải có cơ chế để xác định từng cá nhân, bộ phận chịu trách nhiệm và xử lý kịp thời các vấn đề, rủi ro phát sinh để đảm bảo hiệu quả, an toàn trong quá trình thực hiện nghiệp vụ thư tín dụng điện tử của ngân hàng. Hệ thống thông tin thực hiện nghiệp vụ thư tín dụng điện tử phải tuân thủ theo quy định về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin cấp độ 3 trở lên theo quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ, quy định của Ngân hàng Nhà nước về an toàn hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng. Trên đây là quy định về nghiệp vụ thư tín dụng điện tử theo Thông tư 21/2024/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/07/2024.
Nghị định 69/2024/NĐ-CP: Sử dụng tài khoản định danh điện tử và tạo lập tài khoản giao dịch điện tử?
Ngày 25 tháng 6 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định 69/2024/NĐ-CP quy định về định danh và xác thực điện tử. Theo đó, việc sử dụng tài khoản định danh điện tử, tài khoản giao dịch điện tử khác do cơ quan, tổ chức, cá nhân tạo lập được quy định như sau: Danh tính điện tử, tài khoản định danh điện tử, trang thông tin định danh điện tử là gì? Theo Điều 2 Nghị định 69/2024/NĐ-CP giải thích một số thuật ngữ liên quan đến sử dụng tài khoản định danh điện tử, tài khoản giao dịch điện tử khác do cơ quan, tổ chức, cá nhân tạo lập như sau - Danh tính điện tử là thông tin của một cơ quan hoặc một tổ chức hoặc một cá nhân trong hệ thống định danh và xác thực điện tử cho phép xác định duy nhất cá nhân, cơ quan, tổ chức đó trên môi trường điện tử. - Tài khoản định danh điện tử là tập hợp gồm tên đăng nhập, mật khẩu hoặc phương tiện xác thực khác được tạo lập bởi cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử, được dùng để truy cập, sử dụng các tính năng, tiện ích, ứng dụng của hệ thống định danh và xác thực điện tử và hệ thống thông tin đã được kết nối, chia sẻ theo quy định của pháp luật. - Trang thông tin định danh điện tử là tiện ích do Bộ Công an tạo lập, phát triển từ hệ thống định danh và xác thực điện tử để thực hiện hoạt động định danh điện tử và xác thực điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công và giao dịch khác trên môi trường điện tử; phát triển các tính năng, tiện ích, ứng dụng để phục vụ cơ quan, tổ chức, cá nhân. Như vậy, có thể hiểu tài khoản định danh điện tử được sử dụng để đăng nhập, xác thực và sử dụng các tính năng, tiện ích trên ứng dụng định danh quốc gia, trang thông tin định danh điện tửhoặc các tiện ích khác trên các ứng dụng, phần mềm của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đã được kết nối với hệ thống định danh và xác thực điện tử. Sử dụng tài khoản định danh điện tử, tài khoản giao dịch điện tử khác do cơ quan, tổ chức, cá nhân tạo lập Theo Điều 9 Nghị định 69/2024/NĐ-CP việc sử dụng tài khoản định danh điện tử, tài khoản giao dịch điện tử khác do cơ quan, tổ chức, cá nhân tạo lập được quy định như sau: -Tài khoản định danh điện tử mức độ 01 của công dân Việt Nam, người nước ngoài được sử dụng để truy cập, khai thác, sử dụng thông tin về danh tính điện tử và một số tính năng, tiện ích, ứng dụng của hệ thống định danh và xác thực điện tử, hệ thống thông tin đã được kết nối, chia sẻ theo quy định của pháp luật. - Tài khoản định danh điện tử mức độ 02 của công dân Việt Nam được sử dụng để truy cập, khai thác, sử dụng căn cước điện tử, thông tin khác ngoài thông tin đã tích hợp vào căn cước điện tử được chia sẻ, tích hợp, cập nhật từ cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành và toàn bộ tính năng, tiện ích, ứng dụng của hệ thống định danh và xác thực điện tử, hệ thống thông tin đã được kết nối, chia sẻ theo quy định của pháp luật. - Tài khoản định danh điện tử mức độ 02 của người nước ngoài, tài khoản định danh điện tử của cơ quan, tổ chức được sử dụng để truy cập, khai thác, sử dụng thông tin danh tính điện tử và thông tin khác được chia sẻ, tích hợp, cập nhật từ cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành và toàn bộ tính năng, tiện ích, ứng dụng của hệ thống định danh và xác thực điện tử, hệ thống thông tin đã được kết nối, chia sẻ theo quy định của pháp luật. - Chủ thể danh tính điện tử sử dụng tài khoản định danh điện tử để đăng nhập, xác thực và sử dụng các tính năng, tiện ích trên ứng dụng định danh quốc gia, trang thông tin định danh điện tử có địa chỉ dinhdanhdientu.gov.vn hoặc vneid.gov.vn hoặc các tiện ích khác trên các ứng dụng, phần mềm của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đã được kết nối với hệ thống định danh và xác thực điện tử. - Tài khoản định danh điện tử được sử dụng để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công trên môi trường điện tử và các hoạt động khác theo nhu cầu của chủ thể danh tính điện tử. - Thông tin về danh tính điện tử và thông tin tích hợp trên căn cước điện tử, tài khoản định danh điện tử có giá trị chứng minh, tương đương với việc cung cấp thông tin hoặc sử dụng, xuất trình giấy tờ, tài liệu có chứa thông tin đó trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác. - Cơ quan, tổ chức, cá nhân được tạo lập tài khoản giao dịch điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử để phục vụ giao dịch, hoạt động của mình và chịu trách nhiệm xác thực, bảo đảm tính chính xác của tài khoản do mình tạo lập, quyết định mức độ và giá trị sử dụng của từng mức độ tài khoản. Thông tin để tạo lập tài khoản giao dịch điện tử phải do chủ thể của tài khoản cung cấp và đồng ý cho cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng để tạo lập tài khoản. Trên đây, là quy định về việc việc sử dụng tài khoản định danh điện tử, tài khoản giao dịch điện tử khác do cơ quan, tổ chức, cá nhân tạo lập theo Nghị định 69/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2024.
Trình tự, thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử đối với người nước ngoài
Chính phủ ban hành Nghị định 69/2024/NĐ-CP quy định về định danh và xác thực điện tử; trong đó, quy định rõ trình tự, thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử cho người nước ngoài. 1. Cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 01 Theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 69/2024/NĐ-CP có quy định về cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 01, như sau: - Người nước ngoài sử dụng thiết bị số tải và cài đặt Ứng dụng định danh quốc gia; - Người nước ngoài sử dụng Ứng dụng định danh quốc gia để nhập thông tin về số hộ chiếu hoặc số giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và địa chỉ thư điện tử hoặc số thuê bao di động đã đăng ký thông tin thuê bao (nếu có); kê khai các thông tin theo hướng dẫn trên Ứng dụng định danh quốc gia; thu nhận ảnh khuôn mặt bằng thiết bị số và gửi yêu cầu đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử tới cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử qua Ứng dụng định danh quốc gia; - Cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua Ứng dụng định danh quốc gia hoặc số thuê bao di động chính chủ hoặc địa chỉ thư điện tử; - Người đại diện, người giám hộ sử dụng số thuê bao di động chính chủ và tài khoản định danh điện tử mức độ 02 của mình để kê khai, đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 01 cho người nước ngoài dưới 14 tuổi, người được giám hộ, người được đại diện thông qua ứng dụng định danh quốc gia.” 2. Cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 02 Theo khoản 2 Điều 11 Nghị định 69/2024/NĐ-CP có quy định về cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 02, như sau: - Người nước ngoài đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an hoặc Công an cấp tỉnh xuất trình hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và làm thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2; - Người nước ngoài cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin trên Phiếu đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử theo mẫu TK01 ban hành kèm theo Nghị định 69/2024/NĐ-CP; trong đó cung cấp rõ số thuê bao di động chính chủ, địa chỉ thư điện tử của công dân (nếu có) và thông tin khác đề nghị tích hợp vào Ứng dụng định danh quốc gia cho cán bộ tiếp nhận; - Cán bộ tiếp nhận nhập thông tin người nước ngoài cung cấp vào hệ thống định danh và xác thực điện tử; thu nhận ảnh khuôn mặt, thu nhận vân tay của người nước ngoài đến để thực hiện xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh; - Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh gửi yêu cầu cấp tài khoản định danh điện tử tới cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử; - Cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua Ứng dụng định danh quốc gia hoặc số thuê bao di động chính chủ hoặc địa chỉ thư điện tử; - Người nước ngoài là người dưới 14 tuổi, người được giám hộ, người được đại diện cùng người đại diện hoặc người giám hộ của mình đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an hoặc Công an cấp tỉnh để làm thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 02; Người đại diện, người giám hộ sử dụng số thuê bao di động chính chủ của mình để kê khai, đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 02 cho người nước ngoài là người từ đủ 06 tuổi đến dưới 14 tuổi, người được giám hộ, người được đại diện. Việc sử dụng tài khoản định danh điện tử, dịch vụ xác thực điện tử có giá trị pháp lý để khẳng định, chứng minh chủ thể danh tính điện tử đã thực hiện và chấp thuận đối với giao dịch.
Cách tra cứu tiền điện hàng tháng online
Đi cùng với sự phát triển của thời đại số hoá, các dịch vụ công trực tuyến cũng ngày càng hiện đại. Theo đó, giờ đây người dân có thể tra cứu tiền điện hàng tháng của gia đình online mà không cần chờ hoá đơn giấy. Vậy, cách tra cứu online như thế nào? Hoá đơn điện tử tiền điện là gì? Theo Khoản 2 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định như sau: Hóa đơn điện tử là hóa đơn có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập bằng phương tiện điện tử để ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế, trong đó: - Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua. Mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử bao gồm số giao dịch là một dãy số duy nhất do hệ thống của cơ quan thuế tạo ra và một chuỗi ký tự được cơ quan thuế mã hóa dựa trên thông tin của người bán lập trên hóa đơn. - Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử do tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua không có mã của cơ quan thuế. Như vậy, hóa đơn điện tử tiền điện có thể hiểu là hóa đơn điện tử được lập ra để ghi nhận thông tin về việc cung cấp dịch vụ điện năng. Hóa đơn điện tử tiền điện sẽ bao gồm những thông tin về người bán (đơn vị cung cấp điện), người mua (khách hàng sử dụng điện), thông tin về lượng điện sử dụng, đơn giá, và tổng số tiền phải thanh toán. Tra cứu tiền điện hàng tháng qua ứng dụng Zalo Bước 1: Mở ứng dụng zalo và tìm kiếm TCT điện lực. Tùy vào khu vực đang sinh sống để lựa chọn tra cứu tiền điện Bước 2: Nhấn vào nút Quan tâm Bước 3: Truy cập vào màn hình chat của TCT điện lực và chọn Nhấn vào đây để đăng ký trong trường hợp chưa đăng ký thông tin Bước 4: Chọn liên kết thêm khách hàng, sau đó nhập mã khách hàng và mã captcha Mã khách hàng luôn bắt đầu bằng PE và có chiều dài cố định 13 ký tự, VD: PE12345678912 Bước 5: Sau khi hoàn tất đăng ký, tại màn hình chat chọn “Tra cứu" và chọn “Tra cước nhanh Bước 6: Để xem hóa đơn theo tháng, hãy soạn tin nhắn theo cú pháp MM/YYYY. VD: Nếu muốn xem tiền điện tháng 4 năm 2024, soạn "04/2024". Tra cứu tiền điện hàng tháng online miền Bắc Bước 1: Truy cập website của EVN khu vực miền Bắc: http://cskh.npc.com.vn/ Bước 2: Di chuột đến mục Tra cứu trên thanh chỉ dẫn, nhấn chọn "Hóa đơn tiền điện". Bước 3: Đăng nhập để xem hóa đơn Tên đăng nhập là mã khách hàng được in trên hóa đơn hoặc thông báo tiền điện. Tra cứu tiền điện hàng tháng online miền Trung Bước 1: Truy cập website EVN khu vực miền Trung: https://cskh.cpc.vn/ Bước 2: Chọn mục "Hóa đơn tiền điện" ngay trên màn hình chính Bước 3: Đăng nhập để xem hóa đơn Tra cứu tiền điện hàng tháng online miền Nam Bước 1: Truy cập website EVN khu vực miền Nam: https://cskh.evnspc.vn/ Bước 2: Di chuột đến mục Tra cứu trên thanh chỉ dẫn, nhấn chọn "Hóa đơn tiền điện". Bước 3: Đăng nhập để xem hóa đơn Xem thêm: Người dân TP.HCM cần cài ứng dụng để biết tiền điện từ 1/4
Nghị quyết 175/NQ-CP: Vị trí và mục tiêu của Trung tâm dữ liệu quốc gia
Ngày 30/10/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 175/NQ-CP phê duyệt Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia. Tại Nghị quyết 175/NQ-CP, nêu rõ vị trí và mục tiêu của Trung tâm dữ liệu quốc gia như sau: (1) Trung tâm dữ liệu quốc gia là trung tâm dữ liệu do Chính phủ xây dựng, quản lý, khai thác và vận hành; tích hợp, đồng bộ, lưu trữ, chia sẻ, phân tích, điều phối dữ liệu của các cơ quan nhà nước nhằm hình thành kho dữ liệu về con người và kho dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu quốc gia. Dữ liệu tại Trung tâm dữ liệu quốc gia là nền tảng cốt lõi cung cấp các dịch vụ liên quan đến dữ liệu, hỗ trợ hoạch định chính sách, kiến tạo phát triển, xây dựng Chính phủ số, xã hội số và kinh tế số, bảo đảm quốc phòng an ninh. Đồng thời cung cấp hạ tầng công nghệ thông tin cho các tổ chức chính trị - xã hội, hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia và các cơ quan có nhu cầu sử dụng để khai thác, vận hành, nâng cao hiệu quả, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin. (2) Mục tiêu đến năm 2025, hoàn thành xây dựng và đưa vào khai thác kho dữ liệu tổng hợp, triển khai ngay việc tổng hợp dữ liệu liên quan đến công dân Việt Nam và người nước ngoài sinh sống, có hoạt động tại Việt Nam làm tiền đề phát triển các cơ sở dữ liệu quốc gia phục vụ bảo đảm an ninh quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội Mục tiêu đến năm 2030, hoàn thành việc triển khai Trung tâm dữ liệu quốc gia là nơi lưu trữ dữ liệu, hệ thống thông tin của các cơ sở dữ liệu quốc gia, kết nối liên thông dữ liệu với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, các hệ thống thông tin trong nước và tổ chức Chính phủ các nước để phục vụ các hoạt động trên môi trường số đảm bảo lợi ích hợp pháp của Việt Nam. (3) Đến năm 2030, trên 90% các hoạt động hành chính trao đổi, phối hợp cung cấp thông tin giữa các cơ quan nhà nước được thay thế bằng chia sẻ dữ liệu số từ các kho dữ liệu tổng hợp trong Trung tâm dữ liệu quốc gia. Phấn đấu Việt Nam thuộc nhóm: 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI); 30 nước dẫn đầu về công nghệ thông tin (IDI); 30 nước dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng (GCI). (4) Đảm bảo 100% kết quả giải quyết thủ tục hành chính, giấy tờ do cơ quan Nhà nước ban hành được lưu trữ trong kho dữ liệu số của các cơ quan Nhà nước, được chia sử và sử dụng lại trong các thủ tục hành chính, hoạt động hành chính và sử dụng thay thế hoàn toàn bản giấy. 100% người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực thông suốt, hợp nhất trên tất cả các hệ thống của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương. Đến năm 2025, tối thiểu 80% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trực tuyến, người dân, tổ chức và đơn vị chỉ phải nhập dữ liệu một lần. Cắt giảm tối thiểu 20% thành phần hồ sơ thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước so với hiện nay. Mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính đạt tối thiểu 90%. Đến năm 2030, 90% số lượng người dân, doanh nghiệp tham gia hệ thống Chính phủ điện tử được xác thực định danh điện tử thông suốt và hợp nhất trên tất cả các hệ thống thông tin của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương. Mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính đạt tối thiểu 95%. Xem chi tiết tại Nghị quyết 175/NQ-CP có hiệu lực kể từ ngày 30/10/2023.
Thẻ cán bộ, CCVC điện tử phải đảm bảo những quy định kỹ thuật gì?
Ngày 25/10/2023, Bộ Nội vụ ban hành Quyết định 838/QĐ-BNV ban hành quy định kỹ thuật đối với thẻ cán bộ, công chức, viên chức điện tử. Theo Quyết định 838/QĐ-BNV quy định chung về thẻ cán bộ, công chức, viên chức điện tử như sau: - Thẻ cán bộ, công chức, viên chức điện tử là thẻ gắn thiết bị điện tử (chip RFID), chứa thông tin cơ bản của cá nhân cũng như các thông tin liên quan đến cơ quan, đơn vị công tác, chức vụ, chức danh, vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức. Thẻ được cấp cho cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập để sử dụng trong hoạt động công vụ, thực hiện nhiệm vụ; ra vào, đi lại, xuất trình, kiểm soát thời giờ làm việc trong các cơ quan, công sở, hỗ trợ thực hiện tinh giản hồ sơ giấy tờ,... Tùy theo nhu cầu, cán bộ, công chức, viên chức có thể sử dụng các tiện ích khác của thẻ để thuận tiện trong sinh hoạt và đời sống, khai thác dịch vụ công,…; qua đó thúc đẩy việc hiện đại hóa công sở, nâng cao ý thức trách nhiệm, văn hóa giao tiếp công vụ của công chức, viên chức, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về công chức, công vụ, cải cách hành chính; chuyển đổi số, dần hình thành công chức, viên chức số, xây dựng Chính phủ số, chính quyền số, thành phố thông minh. - Thông tin in trên thẻ và lưu trữ trong chip được kết xuất từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan Nhà nước. - Bộ Nội vụ thống nhất quản lý tiêu chuẩn kỹ thuật phôi thẻ và cơ sở dữ liệu thẻ điện tử; các Bộ, ngành, địa phương quản lý phôi thẻ, thẻ điện tử (bao gồm việc thu hồi thẻ, khóa thẻ) và tổ chức in phôi thẻ; cá thể hóa, in thẻ phục vụ việc cấp, đổi thẻ cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi thuộc thẩm quyền quản lý. - Tùy theo yêu cầu quản lý, yêu cầu kỹ thuật và mức độ hiện đại hóa công sở, các Bộ, ngành, địa phương lựa chọn các quy định kỹ thuật tại Quyết định này và các quy định khác liên quan để áp dụng cho các đối tượng là người lao động, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và các đối tượng khác; mở rộng các tính năng, chức năng của thẻ điện tử (tích hợp với các dịch vụ thẻ ngân hàng, tích hợp thẻ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kiểm soát ra vào cơ quan, chấm công điện tử,…) phù hợp với tình hình thực tế. Ngoài ra, Bộ Nội vụ đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Vụ, Ban Tổ chức, Sở Nội vụ) thực hiện: - Tổ chức cập nhật dữ liệu Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan Nhà nước bảo đảm đúng quy định; cập nhật cơ sở dữ liệu thẻ điện tử do Bộ Nội vụ quản lý (bao gồm đăng ký, cấp, đổi, thu hồi, khóa thẻ,…). - Xây dựng kế hoạch, lộ trình, ưu tiên kinh phí cho việc chuyển đổi cấp thẻ hiện tại sang cấp thẻ cán bộ, công chức, viên chức điện tử. - Lựa chọn loại phôi thẻ; tổng hợp nhu cầu cấp, đổi thẻ điện tử đối với các công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý; gửi văn bản về Bộ Nội vụ (qua Trung tâm Thông tin) hoặc đăng ký qua Cổng thông tin của Bộ Nội vụ để Bộ Nội vụ tổng hợp, hướng dẫn thực hiện. - Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị để thực hiện việc cá thể hóa thẻ; bảo đảm hạ tầng kỹ thuật, đường truyền internet, đáp ứng các yêu cầu quy chuẩn kỹ thuật để kết nối với cơ sở dữ liệu quản lý thẻ cán bộ, công chức, viên chức điện tử của Bộ Nội vụ. - Ban hành quy chế quản lý và sử dụng thẻ, đeo thẻ cán bộ, công chức, viên chức điện tử; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc đeo thẻ và sử dụng thẻ cán bộ, công chức, viên chức điện tử đối với công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý. - Tổng hợp báo cáo hàng năm gửi Bộ Nội vụ (qua Vụ Công chức - Viên chức) về việc thực hiện quy định quản lý và sử dụng thẻ cán bộ, công chức, viên chức điện tử. - Đối với các cơ quan, đơn vị sử dụng các phương tiện sinh trắc, app điện tử (nhận diện khuôn mặt, vân tay, mống mắt, app điện tử,…) để kiểm soát ra vào cơ quan, thì các thông tin này phải được kết xuất từ cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức của các Bộ, ngành, địa phương. Về việc tiếp tục thực hiện Quyết định 06/2008/QĐ-BNV: - Đối với loại thẻ cũ (trong thời gian chưa triển khai việc cấp thẻ cán bộ, công chức, viên chức điện tử), khi cấp, đổi thẻ mới, đề nghị các cơ quan, đơn vị áp dụng: + Thẻ nhựa (có chíp tương đương hoặc không có chip) kích thước dài x rộng: 85,725 mm x 53,975mm; in màu theo mẫu thẻ quy định tại Quyết định 06/2008/QĐ-BNV; + Số hiệu thẻ cán bộ, công chức, viên chức: Áp dụng theo khoản 2 Điều 2 của Quyết định 838/QĐ-BNV. - Đối với thẻ cán bộ, công chức, viên chức điện tử: Các quy định về việc quản lý, sử dụng thẻ điện tử, tiếp tục thực hiện theo Quyết định 06/2008/QĐ- BNV quy định mẫu thẻ và việc quản lý, sử dụng thẻ đối với cán bộ, công chức, viên chức. Xem chi tiết tại Quyết định 838/QĐ-BNV có hiệu lực từ ngày 25/10/2023.
Nộp xuất bản phẩm lưu chiểu đối với xuất bản phẩm điện tử thực hiện như thế nào?
Nộp xuất bản phẩm lưu chiểu đối với xuất bản phẩm điện tử là thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông. Thủ tục này được công bố chi tiết tại Quyết định 1001/QĐ-BTTTT năm 2023 công bố thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước. Trình tự thực hiện nộp xuất bản phẩm lưu chiểu đối với xuất bản phẩm điện tử 1. Khi nộp lưu chiểu xuất bản phẩm điện tử cho cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản, nhà xuất bản, cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản phải nộp xuất bản phẩm điện tử dưới dạng 01 (một) bản ghi trong thiết bị lưu trữ dữ liệu hoặc nộp qua mạng Internet bằng định dạng số theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về định dạng tệp tin, âm thanh, hình ảnh và có chữ ký số kèm theo 02 (hai) tờ khai lưu chiểu theo mẫu quy định. Ngoài việc thực hiện quy định trên, nhà xuất bản, cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh phải đáp ứng các yêu cầu sau: a) Có chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp để thực hiện nộp lưu chiểu xuất bản phẩm qua mạng Internet và đảm bảo tính toàn vẹn của xuất bản phẩm nộp lưu chiểu; b) Trường hợp nộp xuất bản phẩm điện tử qua mạng Internet phải thực hiện theo hướng dẫn về cách thức nộp trên Cổng thông tin điện tử của Cục Xuất bản, In và Phát hành, Sở Thông tin và Truyền thông; c) Trường hợp xuất bản phẩm điện tử được chứa trong thiết bị lưu trữ dữ liệu thì phải gửi qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp tại Cục Xuất bản, In và Phát hành, Sở Thông tin và Truyền thông. 2. Chậm nhất là 10 ngày trước khi phát hành, nhà xuất bản, cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản phải nộp lưu chiểu xuất bản phẩm điện tử cho cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản, cụ thể như sau: a) Nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Xuất bản, In và Phát hành) cấp giấy phép xuất bản nộp lưu chiểu xuất bản phẩm điện tử cho Cục Xuất bản, In và Phát hành. b) Cơ quan, tổ chức được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Thông tin và Truyền thông hoặc cơ quan chuyên môn được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao nhiệm vụ quản lý lĩnh vực Xuất bản, gọi tắt là Sở Thông tin và Truyền thông) cấp giấy phép xuất bản phải nộp lưu chiểu xuất bản phẩm điện tử cho Sở Thông tin và Truyền thông và đồng thời gửi cho Cục Xuất bản, In và Phát hành. c) Đối với xuất bản phẩm tái bản không sửa chữa, bổ sung thì nộp cho Cục Xuất bản, In và Phát hành; trường hợp có sửa chữa, bổ sung thì thực hiện theo quy định tại điểm a và điểm b như trên. d) Xuất bản phẩm có nội dung thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật thì chỉ nộp tờ khai nộp xuất bản phẩm lưu chiểu; 3. Mỗi xuất bản phẩm khi nộp lưu chiểu phải kèm theo 02 (hai) tờ khai nộp xuất bản phẩm lưu chiểu theo mẫu quy định (Mẫu số 12). Thời điểm nộp xuất bản phẩm lưu chiểu được xác định tại phần ký nhận của cơ quan nhận lưu chiểu trong tờ khai lưu chiểu. 4. Cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản chỉ được sử dụng xuất bản phẩm điện tử lưu chiểu để phục vụ công tác quản lý. Cách thức thực hiện nộp xuất bản phẩm lưu chiểu đối với xuất bản phẩm điện tử - Nộp trực tiếp tại cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản; - Nộp qua dịch vụ bưu chính; - Nộp qua mạng Internet. Thành phần, số lượng hồ sơ nộp xuất bản phẩm lưu chiểu đối với xuất bản phẩm điện tử 1. Thành phần hồ sơ: - Tờ khai nộp xuất bản phẩm lưu chiểu (02 bản); - 01 bản ghi trong thiết bị lưu trữ dữ liệu hoặc dữ liệu xuất bản phẩm nộp lưu chiểu qua mạng internet định dạng số. 2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ Thời hạn giải quyết nộp xuất bản phẩm lưu chiểu đối với xuất bản phẩm điện tử: Hiện hành không có quy định về thời hạn giải quyết thủ tục này. Kết quả thực hiện thủ tục nộp xuất bản phẩm lưu chiểu đối với xuất bản phẩm điện tử: Tờ khai nộp xuất bản phẩm lưu chiểu được xác nhận. Trên đây là thủ tục hành chính giải quyết nộp xuất bản phẩm lưu chiểu đối với xuất bản phẩm điện tử.
Hướng dẫn quy trình chứng thực bản sao điện tử từ bản chính
1. Cách thức người dân, doanh nghiệp đăng ký dịch vụ chứng thực bản sao điện tử a. Cách thức thực hiện Người dân, doanh nghiệp truy cập vào cổng DVCQG, chọn menu “Dịch vụ công nổi bật”, tại địa chỉ: https://dichvucong.gov.vn/ như sau: Người dân, doanh nghiệp (ND/DN) chọn thủ tục: “Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận”, hệ thống hiển thị màn hình hướng dẫn thông tin thủ tục hành chính như sau: Tại màn hình hướng dẫn thông tin thủ tục hành chính, ND/DN chọn UBND cấp xã hoặc Phòng Tư pháp cấp huyện để đăng ký đặt lịch hẹn chứng thực, sau đó bấm nút [Đồng ý], như sau: (với 2 đơn vị là Tổ chức hành nghề công chứng và Cơ quan đại diện sẽ được triển khai ở giai đoạn sau). Sau khi chọn cơ quan chứng thực, hệ thống hiển thị màn hình đặt lịch hẹn như sau: ND/DN chọn loại giấy tờ cần chứng thực, chọn ngày hẹn, giờ hẹn (những ngày, giờ hẹn nào đã đủ lượt đặt lịch hẹn, hệ thống tự động ẩn đi): Sau khi chọn loại giấy tờ và chọn ngày giờ hẹn, ND/DN bấm nút [Đặt lịch hẹn], hệ thống hiển thị thông báo thành công và mã lịch hẹn: Đồng thời hệ thống gửi sms tới số điện thoại của ND/DN thông báo mã lịch hẹn và thời gian hẹn.Trong trường hợp cán bộ tư pháp hẹn lại vào thời điểm khác, hệ thống sẽ gửi sms tới số điện thoại của ND/DN thông báo thời gian hẹn lại, đồng thời notify tới tài khoản DVCQG của ND/DN. ND/DN đến cơ quan đã đăng ký chứng thực theo lịch hẹn, mang bản chính giấy tờ cần chứng thực, nộp lệ phí chứng thực. b. Nhận kết quả chứng thực bản sao điện tử Trường hợp ND/DN có tài khoản cổng DVCQG và đăng ký chứng thực bằng hình thức đặt lịch hẹn hoặc khi tới cơ quan tư pháp, ND/DN thông báo với cán bộ tư pháp có tài khoản DVCQG và cung cấp CMND/CCCD hoặc MST (với doanh nghiệp), khi đó sau khi cơ quan tư pháp hoàn tất việc cấp bản chứng thực điện tử, thì hồ sơ sẽ được gửi về tài khoản DVCQG của ND/DN như sau: Để xem file kết quả, ND/DN bấm nút [Xem giấy tờ] trên hồ sơ, hệ thống hiển thị màn hình như sau: ND/DN bấm nút [Xem chi tiết], hệ thống hiển thị file CTĐT: Trường hợp ND/DN không có tài khoản DVCQG, khi tới cơ quan tư pháp, cán bộ tư pháp sẽ yêu cầu cung cấp email. Khi đó sau khi cơ quan tư pháp hoàn tất việc cấp bản chứng thực điện tử, thì file CTĐT sẽ được gửi về email mà ND/DN đã cung cấp. 2. Cách thức Công chức tư pháp, lãnh đạo, văn thư thuộc UBND cấp xã, Phòng Tư pháp xử lý hồ sơ yêu cầu chứng thực bản sao điện tử Cán bộ được phân quyền thực hiện truy cập địa chỉ https://quantri.dichvucong.gov.vn/ và thực hiện đăng nhập bằng tài khoản vnconnect (Lưu ý: tài khoản đã được phân quyền tương ứng với từng vai trò xử lý) a. Công chức Tư pháp Công chức tư pháp sau khi truy cập hệ thống, đăng nhập thành công, căn cứ vào cách thức người dân, doanh nghiệp thực hiện đăng ký chứng thực điện tử bằng hình thức đặt lịch hẹn hay đến trực tiếp mà Công chức tư pháp cũng có 2 hình thức xử lý cho người dân, doanh nghiệp. - Xử lý không qua lịch hẹn Cán bộ tư pháp chọn menu [Thêm mới bản sao từ bản chính], hệ thống hiển thị màn hình như sau: Lúc này, tại cơ quan tư pháp, cán bộ tư pháp hỏi người dân, doanh nghiệp có tài khoản cổng DVCQG hay không, trường hợp người dân, doanh nghiệp có tài khoản cổng DVCQG thì yêu cầu ND/DN cung cấp CMND/CCCD hoặc MST. Cán bộ tư pháp nhập CMND/CCCD hoặc MST để thực hiện tìm kiếm tài khoản như sau: Trường hợp người dân không có tài khoản DVCQG thì cán bộ Tư pháp check radio box “Đối tượng không có tài khoản DVCQG”, sau đó nhập email của người dân như sau: Sau đó cán bộ tư pháp đính kèm bản scan của bản gốc, file đính kèm bắt buộc định dạng .pdf và dung lượng - Xử lý lịch hẹn Trường hợp người dân đã đặt lịch hẹn trên cổng DVCQG, cán bộ tư pháp chọn menu [Lịch hẹn chờ duyệt], hệ thống hiển thị màn hình như sau: Xử lý lịch hẹn Hệ thống hiển thị toàn bộ các lịch hẹn của đơn vị mà người dân, doanh nghiệp đã hẹn, cán bộ tư pháp chọn 1 lịch hẹn để xử lý, bấm nút [Xử lý], hệ thống hiển thị màn hình như sau: Trên giao diện hiển thị thông tin của người dân, doanh nghiệp đăng ký chứng thực, loại giấy tờ cần chứng thực, cán bộ tư pháp cần scan bản giấy của giấy tờ (người dân mang bản giấy tới), sau đó đính kèm lên trên hệ thống, file đính kèm bắt buộc định dạng .pdf và dung lượng Dời lịch hẹn Trong trường hợp lịch hẹn của người dân, doanh nghiệp trùng lịch với lịch của cơ quan hoặc cán bộ bận việc đột xuất, hệ thống cung cấp chức năng cho cán bộ tư pháp dời lịch hẹn. Để dời lịch hẹn, cán bộ bấm nút “Dời lịch hẹn” của lịch hẹn cần dời, hệ thống hiển thị màn hình như sau: Cán bộ tư pháp chọn lại giờ hẹn, nhập lý do hẹn, bấm nút [Đặt lại lịch hẹn]. Sau khi đặt lại lịch hẹn thành công, hệ thống sẽ gửi sms tới số điện thoại của người dân, doanh nghiệp, đồng thời gửi notify tới tài khoản cổng DVCQG của người dân, doanh nghiệp. - Xử lý hồ sơ bị từ chối Hồ sơ bị từ chối là các hồ sơ do lãnh đạo đơn vị trả về, có 2 cách xử lý: Cách 1: hủy hồ sơ, hủy bỏ hoàn toàn hồ sơ, dừng xử lý Cách 2: Xử lý tiếp, cán bộ bấm nút “Xử lý tiếp” => cán bộ tư pháp có thể chỉnh sửa các thông tin như file scan… để trình ký lại lãnh đạo. b. Lãnh đạo ký bản sao Lãnh đạo sau khi truy cập thành công hệ thống, sẽ hiển thị màn hình danh sách các bản sao chờ ký như sau: Lãnh đạo bấm nút [Xử lý], hệ thống hiển thị màn hình như sau: Chú ý: để ký số được thì máy tính của lãnh đạo phải được cài công cụ plugin ký số. Lãnh đạo bấm nút [Ký số], khi đó hệ thống gọi đến plugin để ký số như sau: Lãnh đạo bấm nút [Ok] trên plugin để thực hiện ký, sau khi ký plugin hiển thị file đã có chữ ký và lời chứng như sau: Hệ thống mặc định thêm trang trắng để hiển thị chữ ký và lời chứng, tuy nhiên trong trường hợp muốn căn chỉnh vị trí thì click vào hình ảnh chữ ký để kéo thả vị trí theo ý muốn. Bấm nút [Áp dụng] trên plugin để hoàn tất việc ký, hệ thống sẽ hiển thị file đã ký như sau: Lãnh đạo bấm nút [Chuyển cấp số và đóng dấu] để chuyển tới văn thư đóng dấu c. Văn thư đóng dấu bản sao - Quản lý sổ chứng thực Văn thư sau khi đăng nhập thành công, chọn menu [Quản lý sổ chứng thực], hệ thống hiển thị màn hình như sau: Tại màn hình quản lý sổ chứng thực, văn thư có thể thực hiện các chức năng: Thêm mới sổ chứng thực Văn thư bấm nút [Thêm mới], hệ thống hiển thị màn hình như sau: Văn thư nhập các thông tin: Tên sổ chứng thực Số bắt đầu sổ: chỉ nhập số Ngày mở sổ Ngày đóng sổ Bấm nút [Lưu] để hoàn tất việc thêm mới sổ Chỉnh sửa sổ Để chỉnh sửa sổ, văn thư bấm icon [chỉnh sửa] trên danh sách, hệ thống hiển thị màn hình sau: Văn thư chỉnh sửa các thông tin và bấm nút [Lưu] để hoàn thành việc chỉnh sửa Xóa sổ Sổ chỉ được xóa khi sổ còn trống, sổ đã được cấp sổ không thể thực hiện xóa, để xóa sổ người dùng bấm nút [Xóa] để thực hiện xóa sổ View thông tin sổ Văn thư bấm nút view thông tin sổ trên danh sách sổ, hệ thống hiển thị màn hình như sau: Hệ thống hiển thị thông tin sổ và danh sách hồ sơ chứng thực được cấp trong sổ. Xuất báo cáo Văn thư bấm nút xuất báo cáo dữ liệu của sổ, hệ thống xuất báo cáo ra file excel như sau: - Cấp số và đóng dấu bản chứng thực điện tử Văn thư chọn menu [Bản sao chờ đóng dấu], hệ thống hiển thị danh sách các bản sao chờ đóng dấu như sau: Văn thư bấm nút [Xử lý] của một hồ sơ trên danh sách, hệ thống hiển thị như sau: Văn thư chọn sổ chứng thực, hệ thống tự động sinh số theo sổ chứng thực. Sau đó, văn thư bấm nút [Đóng dấu] để thực hiện đóng dấu cho bản sao, hệ thống gọi tới plugin để đóng dấu. Chú ý: để đóng dấu được thì máy tính của văn thư phải được cài công cụ plugin ký số. Văn thư chọn chứng thư số để đóng dấu, hệ thống hiển thị màn hình như sau: Văn thư bấm nút [Áp dụng] trên plugin để hoàn thành việc đóng dấu, khi đó hệ thống hiển thị bản đã đóng dấu như sau: Văn thư bấm nút [Hoàn thành và chuyển bản CTĐT tới người dân/doanh nghiệp], khi đó bản CTĐT sẽ được chuyển tới tài khoản DVCQG của ND/DN hoặc chuyển tới email trong trường hợp ND/DN không có tài khoản DVCQG./. Nguồn: https://pbgdpl.tiengiang.gov.vn/chi-tiet-tin?/huong-dan-quy-trinh-chung-thuc-ban-sao-ien-tu-tu-ban-chinh/30612569
Dịch vụ phần mềm phải chịu thuế GTGT bao nhiêu?
Hiện nay, khi công nghệ có nhiều cải tiến phát triển hơn thì dịch vụ phần mềm là một ngành nghề không thể thiếu. Tuy nhiên, việc kinh doanh dịch vụ hỗ trợ phần mềm hầu như không phát sinh sản phẩm có giá trị thì phải chịu thuế GTGT (VAT) là bao nhiêu? 1. Dịch vụ phần mềm được hiểu ra sao? Cụ thể tại khoản 10 Điều 3 Nghị định 71/2007/NĐ-CP có giải thích dịch vụ phần mềm được hiểu là hoạt động trực tiếp hỗ trợ, phục vụ việc sản xuất, cài đặt, khai thác, sử dụng, nâng cấp, bảo hành, bảo trì phần mềm và các hoạt động tương tự khác liên quan đến phần mềm. Đặc biệt là tại các cửa hàng bán đồ điện tử hiện nay trên thị trường sẽ có kinh doanh thêm dịch vụ phần mềm kèm theo khi kinh doanh hàng điện tử phần cứng của máy tính. 2. Kinh doanh dịch vụ phần mềm bao gồm những hoạt động gì? Căn cứ Điều 9 Nghị định 71/2007/NĐ-CP quy định hoạt động công nghiệp phần mềm là bao gồm các hoạt động sau đây: Theo đó, dịch vụ phần mềm là thực hiện thiết kế, sản xuất và cung cấp sản phẩm và dịch vụ phần mềm, bao gồm sản xuất phần mềm đóng gói. Ngoài ra, còn sản xuất phần mềm theo đơn đặt hàng; sản xuất phần mềm nhúng; hoạt động gia công phần mềm và hoạt động cung cấp, thực hiện các dịch vụ phần mềm. - Các loại sản phẩm phần mềm bao gồm: + Phần mềm hệ thống; + Phần mềm ứng dụng; + Phần mềm tiện ích; + Phần mềm công cụ, + Các phần mềm khác. - Các loại dịch vụ phần mềm bao gồm: + Dịch vụ quản trị, bảo hành, bảo trì hoạt động của phần mềm và hệ thống thông tin; + Dịch vụ tư vấn, đánh giá, thẩm định chất lượng phần mềm; + Dịch vụ tư vấn, xây dựng dự án phần mềm; + Dịch vụ tư vấn định giá phần mềm; + Dịch vụ chuyển giao công nghệ phần mềm; + Dịch vụ tích hợp hệ thống; + Dịch vụ bảo đảm an toàn, an ninh cho sản phẩm phần mềm, hệ thống thông tin; + Dịch vụ phân phối, cung ứng sản phẩm phần mềm; + Các dịch vụ phần mềm khác. 3. Kinh doanh dịch vụ phần mềm có phải chịu thuế GTGT hay không? Đa phần thu nhập từ các sản phẩm kinh doanh phải thực hiện đóng thuế GTGT, tuy nhiên theo khoản 21 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định kinh doanh dịch vụ phần mềm thì không phải đóng thuế GTGT khi chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật Chuyển giao công nghệ 2017; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Trường hợp hợp đồng chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ có kèm theo chuyển giao máy móc, thiết bị thì đối tượng không chịu thuế GTGT tính trên phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng. Trường hợp không tách riêng được thì thuế GTGT được tính trên cả phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng cùng với máy móc, thiết bị. Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật. Như vậy, kinh doanh dịch vụ phần mềm là một trong những ngành nghề được miễn thuế GTGT khi dịch vụ này không tạo ra các sản phẩm có thể chuyển giao công nghệ làm tăng giá trị sau này.
Bộ TNMT hướng dẫn cấp Sổ đỏ lần đầu online
Đây là nội dung trong Quyết định 1085/QĐ-BTNMT được Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 28/4/2023 về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung; thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực đất đai thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của bộ tài nguyên và môi trường. Theo đó, trường hợp đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu, cần thực hiện các bước như sau: (1) Trình tự thực hiện *Trực tiếp - Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc địa điểm theo nhu cầu đối với những địa phương mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã ban hành quy chế tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ, giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục theo nhu cầu về địa điểm. Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nếu có nhu cầu. Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. - Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả và trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai. - Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cập nhật thông tin thửa đất đăng ký vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có). *Thực hiện thủ tục trên môi trường điện tử Cơ quan tiếp nhận, giải quyết hồ sơ có trách nhiệm thực hiện các trình tự, thủ tục hành chính về đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai; trường hợp cần phải kiểm tra, xác minh làm rõ hoặc do nguyên nhân khác mà không trả kết quả giải quyết hồ sơ theo đúng quy định về thời gian giải quyết thủ tục hành chính về đất đai thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục gửi thông báo bằng văn bản hoặc qua Cổng dịch vụ công hoặc qua tin nhắn SMS cho người yêu cầu, trong đó nêu rõ lý do. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật bằng hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua chức năng thanh toán của Cổng dịch vụ công. Việc trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc tại địa điểm theo yêu cầu đối với trường hợp tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục đăng ký đất đai, tài sản khác gắn liền với đất. (2) Cách thức thực hiện - Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc địa điểm theo nhu cầu đối với những địa phương mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã ban hành quy chế tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ, giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục theo nhu cầu về địa điểm hoặc trên môi trường điện tử. - Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nếu có nhu cầu. (3) Thời hạn giải quyết: Do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Thời gian này không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định. Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày. Kết quả giải quyết thủ tục hành chính phải trả cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả giải quyết. Đối với những địa phương mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã ban hành quy chế tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ, giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục theo nhu cầu về thời gian thì thời gian giải quyết thủ tục được thực hiện theo thỏa thuận giữa người có nhu cầu và Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai nhưng không quá thời gian thực hiện thủ tục do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định. Xem chi tiết tại Quyết định 1085/QĐ-BTNMT có hiệu lực từ ngày 20/5/2023.
Quyết định 1923/QĐ-BYT 2023: Triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử
Ngày 20/4/2023 Bộ Y tế đã có Quyết định 1923/QĐ-BYT 2023 phê duyệt kế hoạch triển khai nền tảng hồ sơ sức khỏe điện tử năm 2023. Theo đó, các cơ quan thuộc Bộ Y tế có nhiệm vụ thực hiện triển khai nền tảng hồ sơ sức khỏe điện tử năm 2023 như sau: (1) Cục Công nghệ thông tin (Trung tâm Thông tin y tế Quốc gia) - Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai các nhiệm vụ cụ thể được giao trong kế hoạch đáp ứng mục tiêu, lộ trình đề ra; báo cáo Lãnh đạo Bộ Y tế về kết quả thực hiện kế hoạch. - Lập kế hoạch và tổ chức ra mắt Nền tảng VHR theo đúng chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ, bảo đảm phổ biến đầy đủ ý nghĩa, thông điệp phát triển Nền tảng đến người dân, các cơ sở y tế và cộng đồng doanh nghiệp công nghệ thông tin cùng chung tay tham gia phát triển Nền tảng. - Tổ chức các hoạt động truyền thông, đào tạo, hướng dẫn, hỗ trợ địa phương và các cơ sở y tế trong việc triển khai Nền tảng VHR. - Thực hiện đánh giá, báo cáo Lãnh đạo Bộ Y tế về đề xuất xây dựng văn bản quy phạm pháp luật căn cứ trên cơ sở thực tiễn triển khai Nền tảng VHR. (2) Vụ Kế hoạch - Tài chính - Trên cơ sở đề xuất của Cục Công nghệ thông tin (Trung tâm Thông tin y tế Quốc gia) và các hồ sơ dự án được phê duyệt kèm theo, Vụ Kế hoạch - Tài chính tổng hợp dự toán gửi các Bộ, ngành bố trí kinh phí triển khai thực hiện theo quy định. - Trên cơ sở quyết định giao dự toán của Bộ Tài chính, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Cục Công nghệ thông tin (Trung tâm Thông tin y tế Quốc gia) trình Lãnh đạo Bộ phân bổ dự toán cho các đơn vị trực thuộc Bộ theo quy định. - Vụ Kế hoạch - Tài chính phối hợp cùng các Cục/Vụ chức năng có liên quan hướng dẫn các đơn vị triển khai thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định. (3) Cục Quản lý Khám, chữa bệnh Chủ trì chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở khám, chữa bệnh trên toàn quốc triển khai các yêu cầu nhiệm vụ trong kế hoạch đáp ứng mục tiêu, lộ trình đề ra. (4) Các Vụ, Cục, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ Y tế Có trách nhiệm phối hợp thực hiện các nhiệm vụ triển khai Nền tảng VHR trên cơ sở đề xuất của Cục Công nghệ thông tin (Trung tâm Thông tin y tế Quốc gia) được Lãnh đạo Bộ phê duyệt. (5) Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế Tổ chức thực hiện kế hoạch này theo hướng dẫn của Cục Công nghệ thông tin (Trung tâm Thông tin y tế Quốc gia); chủ động xây dựng và thực hiện các dự án ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu triển khai Nền tảng VHR tại đơn vị. Đẩy mạnh triển khai áp dụng bệnh án điện tử, hình thành kho dữ liệu bệnh án điện tử đảm bảo kết nối, chia sẻ dữ liệu trên Nền tảng VHR. Xem thêm Quyết định 1923/QĐ-BYT 2023 có hiệu lực ngày 20/4/2023
Nghị định 10/2023/NĐ-CP: Chính thức cấp sổ hồng cho condotel, resort villa từ ngày 20/5/2023
Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 10/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai. Trong đó, nổi bật về quy định cấp sổ hồng cho condotel, resort villa từ ngày 20/5/2023. Cấp sổ hồng cho công trình xây dựng lưu trú du lịch Cụ thể, tại khoản 3 Điều 1 của Nghị định 10/2023/NĐ-CP bổ sung quy định cấp sổ đỏ cho condotel tại khoản 5 Điều 32 Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Theo đó, đối với công trình xây dựng có sử dụng vào mục đích lưu trú du lịch (trong đó có condotel, resort villa,…) theo quy định của pháp luật về du lịch trên đất thương mại, dịch vụ nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về xây dựng, pháp luật về kinh doanh bất động sản thì: - Được chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng gắn liền với đất theo mục đích sử dụng đất thương mại, dịch vụ; thời hạn sử dụng đất theo quy định tại khoản 3 Điều 126, khoản 1 Điều 128 Luật Đất đai 2013. - Chủ sở hữu công trình xây dựng chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về kinh doanh BĐS. - Việc chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng quy định này được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 32 Nghị định 43/2014/NĐ-CP. - Việc thể hiện thông tin về thửa đất trên Giấy chứng nhận phải đúng mục đích và thời hạn sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Thời hạn sử dụng đất Như đã nói ở trên, căn cứ theo khoản 3 Điều 126 và khoản 1 Điều 128 Luật Đất đai 2013 quy định: Thời hạn giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ, làm cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; tổ chức để thực hiện các dự án đầu tư; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam được xem xét, quyết định trên cơ sở dự án đầu tư hoặc đơn xin giao đất, thuê đất nhưng không quá 50 năm. Đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà cần thời hạn dài hơn thì thời hạn giao đất, cho thuê đất không quá 70 năm; Đối với dự án kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp với cho thuê hoặc để cho thuê mua thì thời hạn giao đất cho chủ đầu tư được xác định theo thời hạn của dự án; người mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất được sử dụng đất ổn định lâu dài. Khi hết thời hạn, người sử dụng đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì được Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất nhưng không quá thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 126 Luật Đất đai 2013. Thời hạn sử dụng đất khi nhận chuyển quyền sử dụng đất đối với loại đất có quy định thời hạn là thời gian sử dụng đất còn lại của thời hạn sử dụng đất trước khi nhận chuyển quyền sử dụng đất. Như vậy, thời hạn sở hữu của căn hộ condotel, resort villa sẽ phụ thuộc vào mục đích sử dụng đất. Thực hiện thủ tục về đất đai trên môi trường điện tử Theo đó, cũng tại Nghị định 10/2023/NĐ-CP Chính phủ quy định cụ thể việc tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử theo hướng làm rõ trách nhiệm của cơ quan tiếp nhận, giải quyết hồ sơ. Cụ thể, căn cứ điều kiện hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai đang quản lý, cơ quan tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính về đất đai có trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Đối với trường hợp thực hiện thủ tục cấp sổ hồng qua mạng, cơ quan tiếp nhận, giải quyết hồ sơ có trách nhiệm thực hiện các trình tự, thủ tục hành chính về đất đai theo quy định, trường hợp không trả kết quả giải quyết hồ sơ theo đúng thời hạn luật định thì phải gửi thông báo bằng văn bản/cổng dịch vụ công/tin nhắn SMS cho người yêu cầu, trong đó nêu rõ lý do. Xem chi tiết tại Nghị định 10/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/5/2023.
Đề xuất cấp cho từng NLĐ sổ Bảo hiểm xã hội điện tử
Bộ Lao động - Thương binh và xã hội đang lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Theo đó, đề xuất quy định sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ được xây dựng trên môi trường điện tử và cấp cho từng người lao động để tiện theo dõi quá trình tham gia BHXH. Hiện nay, sổ BHXH vẫn đang được cấp cho NLĐ dưới hình thức sổ giấy, ngoài ra cũng xây dựng ứng dụng BHXH số - VssID với đầy đủ thông tin như sổ giấy nhưng chỉ là một phương thức khuyến khích người lao động sử dụng, không bắt buộc. Tuy nhiên, việc sử dụng ứng dụng VssID này vẫn chưa được phổ biến nhiều, cụ thể nhiều người lao động chưa cài đặt ứng dụng này mà chỉ sử dụng sổ BHXH giấy. Điều này, hiện nay phát sinh những vấn đề như mất sổ, sai sót thông tin cần cấp lại nhưng còn gặp nhiều rắc rối trong khâu thủ tục hành chính. Hay một số trường hợp, người lao động nghỉ việc nhưng không được hưởng các quyền lợi bảo hiểm theo luật định bởi khi được công ty chốt sổ BHXH mới biết mình bị nợ BHXH và các loại bảo hiểm khác. Dựa trên những bất cập đó, Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đề xuất đưa vào luật quy định cấp sổ BHXH điện tử cho từng lao động. Cụ thể, Khoản 1 Điều 32 của Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) quy định: Sổ BHXH được xây dựng trên môi trường điện tử và được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng, là cơ sở để giải quyết các chế độ BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện theo quy định của Luật này và chế độ theo quy định tại Điều 29 của Luật BHXH. Khoản 2 Điều 32 của dự thảo luật cũng nêu rõ: "Chính phủ quy định cụ thể về nội dung, cách thức khai thác, sử dụng sổ BHXH và trình tự, thủ tục tham gia, giải quyết các chế độ BHXH bằng phương thức giao dịch điện tử". Lợi ích của VssID Theo đó, VssID đẫ chính thức được BHXH Việt Nam đưa vào sử dụng từ tháng 11/2020. Sử dụng VssID, người dùng có thể hưởng những lợi ích sau: - Thay thế thẻ BHYT khi đi khám, chữa bệnh. - Cung cấp thông tin: Người dùng có thể dễ dàng tìm các thông tin về Thẻ BHYT, quá trình tham gia BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, các thông tin ilên quan đến chế độ BHXH (một lần, thai sản...), lịch sử khám chữa bệnh… - Cung cấp tiện ích tra cứu: Với ứng dụng VssID, người dùng có thể tra cứu mã số BHXH, cơ quan BHXH, cơ sở khám, chữa bệnh cấp giấy nghỉ hưởng chế độ BHXH, cơ sở khám, chữa bệnh ký hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT… - Cung cấp các dịch vụ công trực tuyến: Người dùng có thể thực hiện các thủ tục như cấp lại sổ BHXH, thẻ BHYT hoặc điều chỉnh thông tin cá nhân của người tham gia BHXH một cách dễ dàng trên ứng dụng. Ngoài ra, từ ngày 14/3, VssID còn được bổ sung thêm tính năng hiển thị thời gian chưa đóng BHXH, BHTN cho người lao động tại cơ quan BHXH đang quản lý; gửi tin thông báo khi đơn vị sử dụng lao động chậm đóng các loại bảo hiểm cho người lao động quá thời gian luật định. Xem thêm bài viết Kể tên những ứng dụng thay thế Sổ hộ khẩu, Sổ BHXH hay CCCD khi thực hiện thủ tục hành chính Hướng dẫn cài đặt ứng dụng VssID - Đối với điện thoại sử dụng hệ điều hành Android thực hiện như sau: Mở ứng dụng CHPlay, gõ từ khóa “VssID” tại thanh công cụ tìm kiếm để tìm kiếm. Sau khi app “VssID” hiển thị bạn nhấn chọn “Cài đặt” để tải về máy. - Đối với thiết bị sử dụng hệ điều hành IOS: Mở ứng dụng Appstore sau đó gõ từ khóa “VssID”. Tại thanh công cụ tìm kiếm gõ “VssID” để tìm kiếm. Sau khi app “VssID” hiển thị bạn nhấn chọn “Cài đặt” để tải về máy. Trường hợp đã có tài khoản giao dịch điện tử cá nhân với cơ quan BHXH - Đăng nhập ứng dụng: Nhập tài khoản (mã số BHXH) và mật khẩu vào các ô tương ứng để đăng nhập ứng dụng. - Đổi mật khẩu: Người sử dụng nên thực hiện đổi mật khẩu cho lần đăng nhập đầu tiên nhằm bảo vệ thông tin cá nhân. + Chọn biểu tượng 3 gạch -> Chọn Đổi Mật Khẩu + Nhập Mật khẩu cũ, Mật khẩu mới và Nhập lại lại mật khẩu mới + Chọn Hoàn tất. Hệ thống sẽ gửi đến số điện thoại mà người sử dụng đã đăng ký giao dịch điện tử với cơ quan BHXH mã OTP để xác thực việc đổi mật khẩu. Trường hợp chưa có tài khoản giao dịch điện tử cá nhân với cơ quan BHXH Người sử dụng chưa có tài khoản giao dịch điện tử cá nhân với cơ quan BHXH chỉ có thể sử dụng một số tiện ích. Để có thể sử dụng tất cả các chức năng của ứng dụng VssID, người sử dụng cần đăng ký giao dịch điện tử các nhân với cơ quan BHXH, cụ thể như sau: Bước 1: Đăng ký Chọn Đăng ký ngay trên ứng dụng VssID hoặc truy cập địa chỉ: https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn và Trên màn hình trang chủ, chọn “Đăng ký” để hiển thị màn hình đăng ký. Bước 2: Chọn đối tượng đăng ký Chọn đối tượng đăng ký là “Cá nhân” và chọn "Tiếp" để chuyển sang bước kê khai các thông tin đăng ký. Bước 3: Kê khai thông tin Thực hiện kê khai thông tin đăng ký giao dịch với cơ quan BHXH bằng phương thức điện tử theo mẫu số 01 (ban hành kèm theo Văn bản 5236/VBHN-BLĐTBXH): Bước 4: Chọn nút “Ghi nhận”, sẽ hiển thị thông tin đã đăng ký theo mẫu 01 như sau: Bước 5: Thực hiện in, ký, ghi rõ họ tên và nộp tờ khai Lưu ý: Khi nộp hồ sơ, cá nhân cung cấp cho cán bộ tiếp nhận hồ sơ tờ khai theo mẫu số 01, ký và ghi rõ họ tên, sau đó xuất trình CMND/thẻ Căn cước công dân/hộ chiếu để xác minh thông tin. - Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Hệ thống thực hiện cấp và kích hoạt tài khoản sử dụng phương thức giao dịch điện tử với cơ quan BHXH. Cổng dịch vụ công của BHXH Việt Nam gửi thông báo chấp thuận kèm thông tin về tài khoản giao dịch bảo hiểm xã hội điện tử vào địa chỉ thư điện tử (nếu có) và gửi tin nhắn tới số điện thoại đã được đăng ký sau khi nhận đủ hồ sơ đăng ký. Cá nhân có trách nhiệm đổi mật khẩu tài khoản đã được cấp lần đầu và thay đổi mật khẩu ít nhất 06 (sáu) tháng một lần để đảm bảo an toàn, bảo mật. - Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: Cổng dịch vụ công của BHXH Việt Nam gửi thông báo về việc không chấp nhận đăng ký sử dụng phương thức giao dịch điện tử vào địa chỉ thư điện tử (nếu có) và gửi tin nhắn tới số điện thoại đã đăng ký sau khi nhận được hồ sơ, cá nhân căn cứ thông báo không chấp nhận hồ sơ đăng ký sử dụng phương thức giao dịch điện tử của cơ quan BHXH để hoàn chỉnh thông tin đăng ký hoặc liên hệ với cơ quan BHXH nơi gần nhất. - Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày khai tờ khai, nếu cá nhân không đến Cơ quan BHXH để nộp hồ sơ thì thông tin về tờ khai điện tử sẽ tự động xóa trên Cổng dịch vụ công của BHXH Việt Nam. Xem thêm bài viết Kể tên những ứng dụng thay thế Sổ hộ khẩu, Sổ BHXH hay CCCD khi thực hiện thủ tục hành chính
Khi nào thông điệp dữ liệu điện tử là chứng cứ hợp pháp?
Trong thời điểm hiện nay, chứng cứ không còn chỉ được thể hiện dưới dạng vật chứng hay lời khai mà nó còn được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu trên môi trường điện tử. Nhằm đảm bảo tính công bằng, khách quan qua đó hỗ trợ quá trình tố tụng dân sự, thì thông dữ liệu điện tử có được xem là chứng cứ hợp pháp? 1. Thông điệp dữ liệu điện tử là gì? Căn cứ khoản 12 Điều 4 Luật Giao dịch điện tử 2005 quy định thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử. Thông điệp dữ liệu được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác. Đồng thời Điều 11 Luật Giao dịch điện tử 2005 cho rằng thông tin trong thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì thông tin đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu. 2. Nguồn chứng cứ được lấy từ đâu? Cơ quan tiến hành tố tụng sẽ xem xét chứng cứ thu thập được hoặc được cung cấp phải phù hợp với nguồn chứng cứ được quy định tại Điều 94 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 bao gồm: - Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử. - Vật chứng. - Lời khai của đương sự. - Lời khai của người làm chứng. - Kết luận giám định. - Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ. - Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản. - Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập. - Văn bản công chứng, chứng thực. - Các nguồn khác mà pháp luật có quy định. Qua quy định trên cho thấy nguồn chứng cứ mà cơ quan tiến hành tố tụng cũng lấy từ tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử để hỗ trợ quá trình tố tụng. 3. Giá trị của thông điệp dữ liệu làm chứng cứ Trường hợp sử dụng thông điệp dữ liệu làm chứng cứ trong tố tụng sẽ không bị phủ nhận giá trị dùng làm chứng cứ chỉ vì đó là một thông điệp dữ liệu. Giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác. Đồng thời, tại khoản 3 Điều 95 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có nói thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, qua đó cơ quan tố tụng có chuyên môn sẽ giám định thông điệp dữ liệu để xem xét làm chứng cứ. Như vậy, thông điệp dữ liệu vẫn được xem là chứng cứ hợp pháp và giá trị được lưu trữ trong dữ liệu điện tử sẽ không bị phủ nhận giá trị làm chứng cứ trong quá trình điều tra, xét xử tố tụng.
Chữ ký điện tử và chữ ký số có khác nhau không?
Thời đại 4.0 bùng nổ với cuộc cách mạng chuyển đổi số mạnh mẽ tại VIệt Nam thì hiện nay chữ ký điện tử và chữ ký số được ứng dụng phổ biến tại hầu hết các lĩnh vực. Với tính năng nhanh gọn, bảo mật cao và tích hợp được nhiều thông tin. Tuy nhiên, khi nhắc đến chữ ký số và chữ ký điện tử nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa các thuật ngữ này và cách sử dụng của chúng. Vậy, hai loại chữ ký này có khác nhau không? 1. Chữ ký điện tử và chữ ký số là gì? 1.1 Chữ ký điện tử Căn cứ khoản 1 Điều 21 Luật Giao dịch điện tử 2005 giải thích chữ ký điện tử là loại chữ ký được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử. Theo đó, gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký. Do đó, chữ ký điện tử là một dạng thông tin được đi kèm theo dữ liệu. Dữ liệu đó có thể là: văn bản, video hoặc hình ảnh, mục đích chính của chữ ký điện tử là xác định người chủ của dữ liệu đó. 2.2 Chữ ký số Còn đối với chữ ký số được quy định là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng. Theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác: - Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa. - Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên. Chữ ký số được quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 130/2018/NĐ-CP. Hai khái niệm chữ ký số và chữ ký điện tử thường được dùng thay thế cho nhau mặc dù chúng không hoàn toàn có cùng nghĩa. Chữ ký số chỉ là một tập con của chữ ký điện tử (chữ ký điện tử bao hàm chữ ký số). 2. Điều kiện đảm bảo an toàn chữ ký điện tử và chữ ký số 2.1 Điều kiện đảm bảo an toàn của chữ ký điện tử Theo Điều 22 Luật Giao dịch điện tử 2005 về điều kiện để bảo đảm an toàn cho chữ ký điện tử được quy định như sau: Chữ ký điện tử được xem là bảo đảm an toàn nếu được kiểm chứng an toàn do các bên giao dịch thỏa thuận và đáp ứng được 04 điều kiện sau đây: - Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ gắn duy nhất với người ký trong bối cảnh dữ liệu đó được sử dụng. - Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký. - Mọi thay đổi đối với chữ ký điện tử sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện. - Mọi thay đổi đối với nội dung của thông điệp dữ liệu sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện. Chữ ký điện tử đã được tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử chứng thực được xem là bảo đảm các điều kiện an toàn 04 quy định nêu trên. 2.2 Điều kiện đảm bảo an toàn của chữ ký số Đối với chữ ký số căn cứ Điều 9 Nghị định 130/2018/NĐ-CP về điều kiện đảm bảo an toàn chữ ký số được xem là chữ ký điện tử an toàn khi đáp ứng các điều kiện sau: (1) Chữ ký số được tạo ra trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và kiểm tra được bằng khóa công khai ghi trên chứng thư số đó. (2) Chữ ký số được tạo ra bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai ghi trên chứng thư số do một trong các tổ chức sau đây cấp: - Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia. - Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ. - Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng. - Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của các cơ quan, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng được quy định tại Điều 40 Nghị định 130/2018/NĐ-CP. (3) Khóa bí mật chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký. 3. Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử và chữ ký số Giá trị pháp lý của 02 loại chữ ký này cực kỳ quan trọng trong các giao dịch điện tử vì nó thể hiện việc xác thực người ký và có trách nhiệm với giao dịch mà mình thực hiện như các giao dịch văn bản thông thường. 3.1 Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu chữ ký điện tử được sử dụng để ký thông điệp dữ liệu đó đáp ứng các điều kiện sau đây: - Phương pháp tạo chữ ký điện tử cho phép xác minh được người ký và chứng tỏ được sự chấp thuận của người ký đối với nội dung thông điệp dữ liệu. - Phương pháp đó là đủ tin cậy và phù hợp với mục đích mà theo đó thông điệp dữ liệu được tạo ra và gửi đi. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan, tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký điện tử của cơ quan, tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Giao dịch điện tử 2005 và chữ ký điện tử đó có chứng thực. 3.2 Giá trị pháp lý của chữ ký số Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký số và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định 130/2018/NĐ-CP. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký số cơ quan, tổ chức và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định 130/2018/NĐ-CP. Chữ ký số và chứng thư số nước ngoài được cấp giấy phép sử dụng tại Việt Nam theo quy định tại Chương V Nghị định 130/2018/NĐ-CP có giá trị pháp lý và hiệu lực như chữ ký số và chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của Việt Nam cấp. Như vậy, chữ ký điện tử và chữ ký số là hai loại chữ ký khác nhau chỉ là được thực hiện trên môi trường điện tử. Ngoài ra, chữ ký số còn được xem là tập con của chữ ký điện tử và chữ ký điện tử được thể hiện dưới dạng người dùng có thể sử dụng được còn chữ ký số không được sử dụng bằng các hình thức thông thường.
Thủ tục đăng ký chữ ký điện tử cá nhân. Hiện nay, với thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa, thời đại 4.0 cùng với bối cảnh thanh toán số, kinh tế số thì mỗi cá nhân đều nên có một chữ ký cá nhân riêng của mình. Mọi công dân Việt nam đều có quyền lợi sử dụng chữ ký điện tử như nhau: cá nhân đại diện cho tổ chức, doanh nghiệp; cá nhân trực thuộc tổ chức, doanh nghiệp; cá nhân độc lập. Chữ ký số được hiểu là một thiết bị được mã hóa bằng các dữ liệu, thông tin của doanh nghiệp để thực hiện ký các giấy tờ, tài liệu số được thực hiện đối với các giao dịch qua mạng (theo khoản 6 Điều 3 Nghị định 130/2018/NĐ-CP). Người dùng phải đăng ký chứng thư số cá nhân với đơn vị cung cấp chữ ký số để được phép sử dụng chữ ký số cá nhân. Nội dung của chứng thư số bao gồm: Tên của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số; Tên của thuê bao; Số hiệu chứng thư số; Thời hạn có hiệu lực của chứng minh thư số; Khóa công khai của thuê bao; Chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số; Các hạn chế về mục đích, phạm vi sử dụng của chứng thư số; Các hạn chế về trách nhiệm pháp lý của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số; Thuật toán mật mã; Các nội dung cần thiết khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền Thông. Được quy định tại Điều 5 Nghị định 130/2018/NĐ-CP. Trình tự thủ tục đăng ký chữ ký số cá nhân như sau: Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký cấp chữ ký số cá nhân. Bước 2: Nhà cung cấp kiểm tra, thẩm định hồ sơ đăng ký chữ ký số cá nhân. Bước 3: Cài đặt và kích hoạt Bước 4: Doanh nghiệp đăng ký tài khoản với Tổng cục thuế Bước 5: Sau khi xác nhận thông tin, Trung tâm chứng thực chữ ký số quốc gia sẽ trả lại kết quả xác nhận với cơ quan thuế. Chữ ký số không hoàn toàn được xác định cứng giống các loại chữ ký thông thường, mà chỉ là thông tin đi kèm theo thông điệp dữ liệu, nhằm mục đích xác định người chủ của dữ liệu đó. Quyết định số 1984/2015/QĐ-TCT quy định về giá trị pháp lý của chữ ký số, theo đó chữ ký số có giá trị pháp lý trên tất cả các văn bản điện tử. Chữ ký số được đánh giá là thiết bị tốt đảm bảo được sự an toàn và chính xác, bảo mật chặt chẽ, không thể bị sao chép và giả mạo, tối ưu thời gian và chi phí giao dịch. Chữ ký số dễ dàng tiếp cận và sử dụng với cá nhân và doanh nghiệp.
Cần lưu ý gì về các ký hiệu trên hóa đơn điện tử
Ký hiệu trên hóa đơn điện tử bao gồm hai thành phần là ký hiệu mẫu số và ký hiệu hóa đơn được quy định như sau: Thứ nhất, về ký hiệu mẫu số Căn cứ Điều 4 Thông tư 78/2021/TT-BTC, ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử là một chữ số tự nhiên từ 1 đến 6 để phản ánh loại hóa đơn điện tử như sau: - Số 1: hóa đơn điện tử giá trị gia tăng; - Số 2: hóa đơn điện tử bán hàng; - Số 3: hóa đơn điện tử bán tài sản công; - Số 4: hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia; - Số 5: hóa đơn điện tử khác là tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác nhưng có nội dung của hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP; - Số 6: Phản ánh các chứng từ điện tử được sử dụng và quản lý như hóa đơn gồm phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ điện tử, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý điện tử. Thứ hai, về ký hiệu hóa đơn điện tử Ký hiệu hóa đơn điện tử là nhóm 6 ký tự gồm cả chữ viết và chữ số được quy định như sau: - Ký tự đầu tiên là một chữ cái được quy định là C hoặc K, trong đó: + C thể hiện hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế; + K thể hiện hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế; - Hai ký tự tiếp theo là hai chữ số Ả rập được xác định theo 2 chữ số cuối của năm lập hóa đơn điện tử (theo năm dương lịch). Ví dụ: Năm lập hóa đơn điện tử là năm 2022 thì thể hiện là số 22. - Một ký tự tiếp theo là một chữ cái được quy định là T, D, L, M, N, B, G, H thể hiện loại hóa đơn điện tử được sử dụng, cụ thể: + Chữ T: Áp dụng đối với hóa đơn điện tử do các doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh đăng ký sử dụng với cơ quan thuế; + Chữ D: Áp dụng đối với hóa đơn bán tài sản công và hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia hoặc hóa đơn điện tử đặc thù không nhất thiết phải có một số tiêu thức do các doanh nghiệp, tổ chức đăng ký sử dụng; + Chữ L: Áp dụng đối với hóa đơn điện tử của cơ quan thuế cấp theo từng lần phát sinh; + Chữ M: Áp dụng đối với hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền; + Chữ N: Áp dụng đối với phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ điện tử; + Chữ B: Áp dụng đối với phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý điện tử; + Chữ G: Áp dụng đối với tem, vé, thẻ điện tử là hóa đơn giá trị gia tăng; + Chữ H: Áp dụng đối với tem, vé, thẻ điện tử là hóa đơn bán hàng. - Hai ký tự cuối là chữ viết do người bán tự xác định căn cứ theo nhu cầu quản lý. Trường hợp người bán sử dụng nhiều mẫu hóa đơn điện tử trong cùng một loại hóa đơn thì sử dụng hai ký tự cuối nêu trên để phân biệt các mẫu hóa đơn khác nhau trong cùng một loại hóa đơn. Trường hợp không có nhu cầu quản lý thì để là YY;