Đề xuất bổ sung trường hợp miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực
Dự thảo Luật Điện lực với mong muốn cải thiện những thiếu sót hiện hữu của luật hiện hành. Cụ thể, Dự thảo đề xuất bổ sung trường hợp miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực với mong muốn phát triển ngành. Hãy cùng nhau tìm hiểu. 1. Sửa đổi, bổ sung đối tượng được cấp giấy phép hoạt động điện lực và phạm vi giấy phép Tại Điều 28 Dự thảo Luật Điện lực sửa đổi, đối tượng được cấp giấy phép hoạt động điện lực và phạm vi giấy phép được quy định như sau: - Các lĩnh vực hoạt động điện lực phải được cấp phép gồm: phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện, tư vấn thiết kế công trình điện lực, tư vấn giám sát thi công công trình điện lực. - Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép để thực hiện một hoặc nhiều lĩnh vực hoạt động điện lực. - Phạm vi sử dụng của giấy phép hoạt động điện lực: + Giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực tư vấn thiết kế công trình điện lực, tư vấn giám sát thi công công trình điện lực có giá trị sử dụng trong phạm vi cả nước; + Giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phát điện được cấp cho đơn vị điện lực hoạt động phát điện có dự án phát điện hoặc một phần dự án phát điện (có thể hoạt động phát điện độc lập, được tách riêng thành giai đoạn đầu tư) đã hoàn thành việc đầu tư, xây dựng; + Giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực truyền tải điện được cấp cho đơn vị điện lực hoạt động truyền tải điện có phạm vi quản lý, vận hành lưới điện truyền tải cụ thể; + Giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phân phối điện được cấp cho đơn vị điện lực hoạt động phân phối điện có phạm vi địa lý lưới điện cụ thể; + Giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ điện được cấp cho từng đơn vị bán buôn điện, bán lẻ điện theo phạm vi địa lý cụ thể. Có thể thấy, với đề xuất này, đối tượng được cấp giấy phép hoạt động điện lực về cơ bản được mở rộng, phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu phát triển của ngành. 2. Đề xuất bổ sung trường hợp miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực Hiện hành, theo khoản 1 Điều 34 Luật Điện lực 2004 chỉ có 4 trường hợp bị miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực gồm: - Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở phát điện để tự sử dụng, không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác; - Tổ chức, cá nhân hoạt động phát điện có công suất lắp đặt dưới mức công suất theo quy định của Bộ Công nghiệp; - Tổ chức, cá nhân kinh doanh điện tại vùng nông thôn, miền núi, hải đảo mua điện với công suất nhỏ hơn 50 kVA từ lưới điện phân phối để bán điện trực tiếp tới khách hàng sử dụng điện tại vùng nông thôn, miền núi, hải đảo; - Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia và đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực. Nhưng tại khoản 1 Điều 30 Dự thảo Luật Điện lực sửa đổi, những trường hợp miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực được đề xuất bổ sung như sau: - Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở phát điện để tự sử dụng, không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác và có công suất lắp đặt dưới mức công suất theo quy định của Chính phủ; - Tổ chức, cá nhân hoạt động phát điện có công suất lắp đặt dưới mức công suất theo quy định của Chính phủ; - Tổ chức, cá nhân kinh doanh điện tại vùng nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo mua điện với công suất nhỏ hơn mức quy định của Chính phủ từ lưới điện phân phối để bán điện trực tiếp tới khách hàng sử dụng điện tại vùng nông thôn, miền núi, hải đảo; - Tổ chức, cá nhân hoạt động phát điện lên lưới điện quốc gia thì được miễn trừ giấy phép bán buôn điện; - Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia và đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực; - Tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát thi công các công trình lưới điện có điện áp cao nhất dưới 1kV. Việc bổ sung thêm những trường hợp miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực như trên là động thái quyết liệt của những cơ quan tổ chức quản lý. Chính yếu vẫn là mong muốn tăng cường hiệu quả của công tác quản lý và đảm bảo quyền lợi của các cá nhân nằm trong phạm vi của Luật Điện lực.
Người dân TP.HCM cần cài ứng dụng để biết tiền điện từ 1/4
Tổng công ty Điện lực TP.HCM cho biết từ 1/4, tiền điện chỉ thông báo qua ứng dụng của đơn vị, người dân cần cài đặt để tiếp cận các thông tin liên quan. Cụ thể từ 1/4, thông báo tiền điện và các thông tin về điện chỉ gửi qua ứng dụng EVNHCMC CSKH. Ngành điện TP.HCM thông tin để người dân biết và cài đặt ứng dụng - IOS: tại đây - Android: tại đây - Hoặc quét mã QR để tải ứng dụng Ngoài ra, toàn bộ khách hàng sử dụng điện trên địa bàn TP.HCM sẽ được ghi chỉ số vào cuối tháng, nên thời điểm thanh toán tiền điện vào đầu tháng. Thời gian thanh toán từ ngày 2 đến 5 hằng tháng. Người không có điện thoại thông minh đóng tiền thế nào? Trong dư luận có luồng ý kiến về việc sẽ có một bộ phận người dân không có điện thoại thông minh để cài ứng dụng thì làm sao biết chỉ số điện và tiền điện. Ông Bùi Trung Kiên - phó tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực TP.HCM cho biết đúng là sẽ có một bộ phận nhỏ rơi vào trường hợp trên. "Trong quá trình thực hiện, chúng tôi sẽ rà soát lại để có hướng hỗ trợ và tư vấn phương án cho khách hàng. Ngoài ra toàn TP.HCM đã chốt ghi chỉ số điện vào cuối tháng, thời gian thanh toán vào ngày 2 đến 5 hằng tháng. Do đó, người dân có thể thông qua các điểm thu hộ để trả tiền điện mình đã dùng hoặc thông qua ứng dụng ngân hàng để tra thông tin tiền điện sử dụng", ông Kiên nói. Ông Kiên cho biết thêm trước đây thông tin tiền điện có chuyển qua ứng dụng Zalo, nhưng nay đã thu phí nên việc sử dụng ứng dụng ngành điện sẽ tốt hơn. Qua đó giảm những chi phí liên quan có thể ảnh hưởng tới giá điện. Để được tư vấn cụ thể, người dân có thể liên hệ qua các hình thức dưới đây để được hỗ trợ thêm: - Tổng đài: 1900.54.54.54 - Email: cskh@hcmpc.com.vn - Ứng dụng EVNHCMC - CSKH - Fanpage: https://www.facebook.com/evnhcmc1900545454
Biểu mức thu phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực mới nhất 2024
Thông tư 106/2020/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. 1. Người nộp phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 106/2020/TT-BTC, tổ chức, cá nhân khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực phải nộp phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định tại Thông tư này. 2. Tổ chức thu phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 106/2020/TT-BTC, Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là tổ chức thu phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định tại Thông tư này. 3. Mức thu phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 106/2020/TT-BTC về mức thu phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực như sau: (1) Mức thu phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực được quy định tại Biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư 106/2020/TT-BTC. Ghi chú: * Trường hợp tổ chức, cá nhân khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép để thực hiện từ hai lĩnh vực hoạt động điện lực trở lên, thì mức thu phí thẩm định được tính như sau: Trong đó: - P1: Phí thẩm định lớn nhất của một trong các lĩnh vực hoạt động điện lực đề nghị cấp phép (được quy định tại Biểu mức thu nêu trên); - P1: Phí thẩm định của các lĩnh vực hoạt động điện lực còn lại; - 0,4: Hệ số điều chỉnh. * Đối với việc thẩm định và cấp giấy phép hoạt động lĩnh vực phân phối điện: trường hợp tổng chiều dài đường dây và tổng dung lượng trạm biến áp không nằm trong cùng một mức thu theo mục IV Biểu mức thu nêu trên thì áp dụng mức thu phí thẩm định tương ứng với Tổng chiều dài đường dây hoặc tổng dung lượng trạm biến áp có mức thu phí cao hơn. Ví dụ: Đơn vị đề nghị thẩm định cấp giấy hoạt động lĩnh vực phân phối điện có tổng chiều dài đường dây lớn hơn 3000 km nhưng có tổng dung lượng trạm biến áp nhỏ hơn 300 MVA thì xác định mức phí thẩm định theo tổng chiều dài đường dây lớn hơn 3000 km, mức phí thẩm định là 21.800.000đồng. (2) Trường hợp sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực áp dụng mức thu bằng 50% mức thu quy định tại Biểu mức thu phí trên. 4. Điều kiện chung để cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực Theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Luật Điện lực 2004, tổ chức, cá nhân được cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực khi có đủ các điều kiện sau đây: - Có dự án hoặc phương án hoạt động điện lực khả thi; - Có hồ sơ hợp lệ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực; - Người quản trị, người điều hành có năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực hoạt động điện lực. 5. Hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực Theo quy định tại Điều 33 Luật Điện lực 2004, hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực bao gồm: - Đơn đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực. - Dự án hoặc phương án hoạt động điện lực. - Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án hoạt động điện lực đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. - Danh sách, lý lịch, các văn bằng chứng minh năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người quản trị, người điều hành đơn vị điện lực. Tóm lại, mức thu phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực được quy định tại Biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư 106/2020/TT-BTC. Trường hợp sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực áp dụng mức thu bằng 50% mức thu quy định tại Biểu mức thu phí trên.
Phê duyệt Kế hoạch cung cấp và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024
Ngày 30/11/2023 Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định 3110/QĐ-BCT năm 2023 về việc phê duyệt Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024. Theo đó, thực hiện Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024 đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có trách nhiệm: (1) EVN chịu trách nhiệm đảm bảo cung ứng điện trong năm 2024 Phát huy vai trò chủ đạo, chịu trách nhiệm chính trong công tác đảm bảo cung ứng điện cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống sinh hoạt của người dân với chất lượng tốt, ổn định, tin cậy và an toàn. Kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng mất cân đối cung-cầu điện do nguyên nhân chủ quan. (2) Công bố Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện Công bố Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024 bao gồm kế hoạch huy động sản lượng điện hàng tháng trong năm 2024 theo Phương án 4a tại Công văn số 7088/EVN-KH+TTĐ+KTSX+TCKT cho Chủ đầu tư các nhà máy điện và các đơn vị liên quan để các đơn vị chủ động lập kế hoạch chuẩn bị sản xuất điện; (3) Rà soát lại Kế hoạch cung cấp điện vào ngày 15 tháng cuối cùng hàng quý Định kỳ trước ngày 15 tháng cuối cùng hàng quý, thực hiện rà soát, cập nhật số liệu và tính toán lại Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia cho các tháng còn lại trong năm 2024, trình Bộ Công Thương để xem xét, điều chỉnh Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024 được phê duyệt tại Điều 1 Quyết định này. Định kỳ hàng tháng, rà soát, cập nhật, phê duyệt và công bố theo quy định về Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia tháng tới và các tháng còn lại của năm 2024 trên cơ sở bám sát diễn biến thực tế của phụ tải điện, tình hình thời tiết (nhiệt độ, thủy văn), các điều kiện vận hành hệ thống điện và thị trường điện để xác định sản lượng hợp đồng tháng của các nhà máy điện tham gia thị trường điện. Trước ngày 15/3/2024, lập và báo cáo Bộ Công Thương Kế hoạch đảm bảo điện cho hệ thống điện quốc gia, đặc biệt là miền Bắc trong các tháng cao điểm mùa khô (4-6) năm 2024 với các kịch bản nhằm kiểm soát, ứng phó với những khó khăn về cung ứng điện, có dự phòng đảm bảo ứng phó với các tình huống cực đoan, sự cố, khó khăn xếp chồng. (4) Chuẩn bị các phương án cung ứng điện trong các dịp lễ, sự kiện lớn Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chuẩn bị các phương án đảm bảo cung cấp điện cho các dịp nghỉ Lễ, Tết và các sự kiện chính trị, văn hóa lớn trong năm 2024; Lập phương thức vận hành và huy động hợp lý các nguồn điện (bao gồm cả nguồn năng lượng tái tạo) trong hệ thống điện quốc gia để đảm bảo cung ứng đủ điện trên cơ sở nguyên tắc minh bạch, công bằng, tối ưu chi phí toàn hệ thống, phù hợp với điều kiện hạ tầng kỹ thuật của lưới điện và các quy định pháp luật. Chỉ đạo các Tổng công ty Điện lực, Công ty Điện lực xây dựng và công bố theo quy định về kế hoạch vận hành năm/tháng/tuần/ngày, kể cả phương án đối phó với tình huống cực đoan, có nguy cơ mất cân đối cung - cầu điện, chủ động báo cáo Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. (5) Xử lý dứt điểm các vướng mắc bồi thường giải phóng mặt bằng Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư xây dựng đang thực hiện và các dự án có trong kế hoạch được phê duyệt đảm bảo giải tỏa công suất cho các nguồn điện, giảm tải cho các đường dây, máy biến áp đang phải vận hành đầy và quá tải; Phối hợp chính quyền các địa phương tập trung chỉ đạo xử lý dứt điểm các khó khăn vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đối với các dự án lưới điện trọng điểm, đặc biệt là dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để đảm bảo vận hành an toàn, hiệu quả, ổn định và liên tục các nhà máy điện Phú Mỹ 3, Phú Mỹ 2.2 sau khi hoàn thành thủ tục tiếp nhận. (6) Vận hành an toàn hệ thống truyền tải điện 500kV Bắc - Trung - Nam Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành các đơn vị phát điện thuộc phạm vi quản lý về công tác bảo dưỡng, sửa chữa, chuẩn bị tốt các điều kiện để bảo đảm sản xuất điện an toàn, ổn định theo kế hoạch vận hành và huy động của hệ thống điện quốc gia. Theo dõi, giám sát chặt chẽ công tác vận hành thiết bị của nhà máy điện, không để xảy ra sự cố chủ quan; tăng cường công tác kiểm tra, củng cố thiết bị, khắc phục các khiếm khuyết đảm bảo nâng cao độ tin cậy vận hành, nâng cao khả năng phát điện của các tổ máy phát điện, hạn chế tối đa các sự cố tổ máy. Vận hành an toàn hệ thống lưới điện, đặc biệt là hệ thống truyền tải điện 500kV Bắc - Trung - Nam; bố trí lịch sửa chữa nguồn điện phù hợp, sử dụng tiết kiệm nguồn nước thủy điện, nâng cao khả dụng các nguồn điện nhất là vào cao điểm mùa khô ở miền Bắc. Phối hợp với khách hàng sử dụng điện, đặc biệt là các khách hàng sử dụng điện lớn chuẩn bị kịch bản, kế hoạch thực hiện chương trình điều chỉnh phụ tải điện trong trường hợp cần thiết nhằm đảm bảo an ninh hệ thống điện. Xem thêm Quyết định 3110/QĐ-BCT năm 2023 có hiệu lực từ ngày ban hành.
Đảm bảo điện trong dịp Lễ Noel, Tết Dương lịch và Tết Nguyên Đán Giáp Thìn năm 2024
Ngày 12/12/2023 Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã có tải Công văn 7490/EVN-KTSX+KD năm 2023 về việc đảm bảo điện trong dịp Lễ Noel, Tết Dương lịch và Tết Nguyên Đán Giáp Thìn năm 2024. Không được để mất điện nhất là từ 29 Tết đến mùng 5 Tết - Lập và thực hiện kế hoạch, đảm bảo điện cho sản xuất và tiêu dùng, trong đó có phương án đảm bảo cung cấp điện, đảm bảo an ninh, an toàn phòng chống cháy nổ trong dịp Lễ Noel, Tết Dương lịch và Tết Nguyên Đán Giáp Thìn năm 2024. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường kỷ luật vận hành, bảo vệ an ninh, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ trong dịp Lễ Noel, Tết Dương lịch và Tết Nguyên Đán Giáp Thìn năm 2024. - Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với các cấp chính quyền, công an, quân đội tại địa phương, xây dựng và triển khai các phương án bảo vệ an ninh trật tự, an toàn, phòng chống cháy nổ cho các công trình điện, trụ sở cơ quan, kho tàng... - Không thực hiện các công việc phải ngừng, giảm cung cấp điện làm mất điện khách hàng, trừ trường hợp xử lý sự cố, trong các ngày: (i) Lễ Noel - từ 0h ngày 24/12 đến hết 24h ngày 25/12/2023; (ii) Tết Dương lịch - từ 0h ngày 30/12/2023 đến hết 24h ngày 01/01/2024; (iii) Tết Nguyên Đán năm 2024 - từ 0h ngày 08/02/2024 (tức ngày 29 Tết) đến hết 24h ngày 14/02/2024 (tức ngày mùng 05 Tết). - Tổ chức trực tăng cường lãnh đạo, trực vận hành, sửa chữa điện 24/24h trong các ngày Lễ, Tết. Chuẩn bị đầy đủ vật tư, thiết bị, hệ thống thông tin liên lạc và phương tiện đi lại, sẵn sàng xử lý nhanh các sự cố phát sinh. Chú ý quan tâm đến chế độ vật chất, tinh thần cho lực lượng ứng trực trong dịp Lễ, Tết; lưu ý thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo chỉ đạo của Bộ Y tế, các cơ quan chức năng địa phương và chỉ đạo của EVN. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm hành lang an toàn đường dây truyền tải điện - Tăng cường kiểm tra, xử lý những tồn tại của các thiết bị đường dây, trạm biến áp, đặc biệt các trạm biến áp, đường dây vận hành tải cao. Bổ sung thêm lực lượng tuần tra dọc tuyến 500 kV, khắc phục kịp thời các khiếm khuyết. - Phối hợp với cơ quan chức năng địa phương tuyên truyền, ngăn ngừa và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm hành lang an toàn tuyến dây. Trong đó lưu ý ngăn ngừa các trường hợp bắn pháo giấy tráng kim loại, thả diều và ném các vật lên đường dây, vi phạm hành lang an toàn tuyến dây. - Chỉ đạo các Ban Quản lý dự án lưới điện yêu cầu các đơn vị thi công có biện pháp thi công hợp lý để đảm bảo tiến độ công trình, không thi công các hạng mục phải cắt điện trong dịp Lễ, Tết. Các Tổng công ty Điện lực đảm bảo điện cho các địa điểm quan trọng - Kiểm tra, củng cố lưới điện đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục, tin cậy cho khách hàng sử dụng điện, các địa điểm diễn ra hoạt động chính trị, văn hóa, nghệ thuật trong dịp Lễ, Tết, chú ý đảm bảo điện cho các nhà máy, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa phục vụ Tết năm 2024. - Lưu ý đặc biệt đảm bảo điện cho các địa điểm quan trọng như trụ sở cơ quan lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, quốc phòng, an ninh, các cơ quan lãnh đạo ở các tỉnh/thành phố, các cơ quan phát thanh, truyền hình ở Trung ương và địa phương, các bệnh viện, cơ sở sản xuất nước sạch. - Phối hợp với địa phương và các cơ quan thông tin tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các biện pháp sử dụng điện an toàn, tiết kiệm đến khách hàng sử dụng điện, tuyên truyền ngăn ngừa và xử lý nghiêm các trường hợp bắn pháo giấy tráng kim loại, thả diều và ném các vật lên đường dây, vi phạm hành lang tuyến. - Chỉ đạo Điều độ Công ty Điện lực tỉnh/thành phố dự báo phụ tải, tính toán phương thức vận hành hệ thống điện, kế hoạch huy động điện mặt trời mái nhà và kế hoạch vận hành tụ bù trung, hạ áp cho từng Điện lực nhằm ngăn ngừa điện áp tăng cao, hạn chế tối đa tình trạng phát ngược công suất phản kháng vào lưới điện truyền tải trong thời gian phụ tải giảm thấp. Gửi kế hoạch cắt tụ bù trước ngày 02/02/2024 về các Trung tâm Điều độ HTĐ miền để theo dõi, phối hợp vận hành. - Chỉ đạo Công ty Lưới điện cao thế, các Công ty Điện lực thực hiện nghiêm Quy trình Điều độ, vận hành hệ thống điện; tuân thủ biểu đồ điện áp của các cấp Điều độ, thực hiện nghiêm việc huy động điện mặt trời mái nhà, cắt bớt tụ bù theo kế hoạch. Xem thêm tải Công văn 7490/EVN-KTSX+KD năm 2023 ban hành ngày 12/12/2023.
Sớm có Kế hoạch tiết kiệm điện ổn định phục vụ sản xuất và sinh hoạt đến năm 2025
Ngày 30/9/2023 Văn phòng Chính phủ đã có Công văn 7555/VPCP-CN năm 2023 về việc ban hành Kế hoạch tiết kiệm điện giai đoạn 2023 - 2025. Cụ thể, về đề nghị của Bộ Công Thương tại Công văn 5435/BCT-TKNL năm 2023 về việc ban hành Kế hoạch tiết kiệm điện giai đoạn 2023 - 2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà có ý kiến như sau: Ban hành Kế hoạch tiết kiệm điện giai đoạn 2023 - 2025 Bộ Công Thương phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan triển khai thực hiện đầy đủ các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra đúng theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 20/CT-TTg năm 2023 ngày 08/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ, đảm bảo đủ điện ổn định phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong giai đoạn 2023 - 2025. Trách nhiệm của Bộ Công Thương thực hiện bảo đủ điện ổn định phục vụ - Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình triển khai Chỉ thị này, tổng hợp kết quả thực hiện hằng năm, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời báo cáo Ban Chỉ đạo quốc gia thực hiện Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030. - Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai khẩn trương các nhiệm vụ của Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030 và Chương trình quốc gia về quản lý nhu cầu điện giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030 trong đó đặc biệt chú trọng tới hoạt động điều chỉnh phụ tải điện phi thương mại và thương mại. - Xây dựng và triển khai các chương trình khuyến khích điện mặt trời mái nhà trong doanh nghiệp và hộ gia đình, chương trình tuyên truyền phổ biến trang thiết bị tiết kiệm điện trong các hộ gia đình như điều hòa, tủ lạnh, đèn LED, máy giặt... Mở rộng phạm vi dán nhãn năng lượng, thúc đẩy chuyển đổi thị trường đối với sản phẩm có hiệu suất năng lượng cao. - Chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện vận hành tối ưu các nhà máy điện và lưới điện truyền tải, phân phối nhằm sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng sơ cấp và giảm tổn thất điện năng trên toàn hệ thống. - Phối hợp với các cơ quan truyền thông tuyên truyền liên tục, rộng rãi để nhân dân biết và thực hiện tiết kiệm điện. Chủ trì phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường tuyên truyền, phổ biến các chính sách, quy định của nhà nước về tiết kiệm điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Tổ chức sự kiện tháng tiết kiệm điện hàng năm. - Đôn đốc các Sở Công Thương hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, dịch vụ thực hiện đầu tư, triển khai các giải pháp tiết kiệm năng lượng thay thế các trang thiết bị có hiệu suất thấp bằng các thiết bị, dây chuyền sản xuất có hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng. - Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành rà soát, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về định mức sử dụng năng lượng cho đơn vị sản phẩm của ngành, tiểu ngành; rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả bao gồm: Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Nghị định số 21/2011/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2011; nghiên cứu bổ sung hành lang pháp lý cho hoạt động mô hình kinh doanh công ty dịch vụ năng lượng (ESCO); các thông tư quy định định mức tiêu hao năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp, công trình xây dựng, giao thông vận tải và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. - Phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng chỉ tiêu tiết kiệm điện theo năm cho địa phương. - Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát, áp dụng chế tài xử phạt đối với các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức không thực hiện các quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. - Chủ trì xây dựng chương trình điện mặt trời áp mái nhà đối với hộ gia đình, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, bệnh viện, trường học (bao gồm chính sách khuyến khích, truyền thông...). - Phối hợp với các cơ quan truyền thông Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam,... tuyên truyền Chỉ thị và chương trình điện mặt trời áp mái. Xem thêm Công văn 7555/VPCP-CN năm 2023 ban hành ngày 30/9/2023.
Hồ sơ cấp giấy phép hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực gồm những thành phần nào?
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương gồm những thành phần nào? Thực hiện thủ tục cấp giấy phép theo trình tự nào? Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực thuộc thẩm quyền cấp của Bộ Công Thương gồm những thành phần nào? Theo tiểu mục 1 Mục 1 Phần 2 Thủ tục hành chính sửa đổi trong lĩnh vực Điện thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 2600/QĐ-BCT năm 2020. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực thuộc thẩm quyền cấp của Bộ Công Thương gồm những thành phần sau: - Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực; - Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận thành lập (đối với các tổ chức không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) của tổ chức đề nghị cấp giấy phép. - Danh sách trích ngang chuyên gia tư vấn đảm nhiệm chức danh chủ nhiệm, chức danh giám sát trưởng và các chuyên gia tư vấn khác; bản sao bằng tốt nghiệp đại học trở lên, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, hợp đồng lao động xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn của các chuyên gia tư vấn. - Tài liệu chứng minh kinh nghiệm của các chuyên gia tư vấn (Quyết định phân công nhiệm vụ, giấy xác nhận của các đơn vị có dự án mà chuyên gia đã thực hiện hoặc các tài liệu có giá trị tương đương). Thực hiện thủ tục cấp giấy phép hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực thuộc thẩm quyền cấp của Bộ Công Thương theo trình tự nào? Theo tiểu mục 1 Mục 1 Phần 2 Thủ tục hành chính sửa đổi trong lĩnh vực Điện thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 2600/QĐ-BCT năm 2020. Thủ tục cấp giấy phép hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực thuộc thẩm quyền cấp của Bộ Công Thương theo trình tự như sau: - Đối với hình thức trực tuyến được thực hiện như sau: + Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép thực hiện đăng ký tài khoản trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương sử dụng tài khoản đã đăng ký để khai báo và gửi hồ sơ trực tuyến; + Trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu và các thông tin liên quan của cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép phải bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu, các thông tin liên quan trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương. Hết thời hạn trên, tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có quyền trả lại hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực; + Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép hoạt động điện lực. - Đối với hình thức không qua trực tuyến được thực hiện như sau: + Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nếu hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ. Trong văn bản thông báo, phải nêu rõ lý do và yêu cầu bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu và các thông tin liên quan để hoàn thiện hồ sơ; + Trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu và các thông tin liên quan của cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép phải bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu, các thông tin liên quan và trả lời bằng văn bản. Hết thời hạn trên, tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có quyền trả lại hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực; + Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép hoạt động điện lực. Tóm lại, để thực hiện thủ tục cấp giấy phép hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương, tổ chức, cá nhân cần chuẩn bị đầy đủ những hồ giấy tờ, tài liệu đã nêu ở trên.
Sửa đổi thủ tục, hồ sơ cấp giấy phép hoạt động điện lực từ ngày 09/6/2023
Ngày 21/4/2023, Bộ Công thương ban hành Thông tư 10/2023/TT-BCT sửa đổi Thông tư 21/2020/TT-BCT ngày 09/9/2020 quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động điện lực. Theo đó, Thông tư 10/2023/TT-BCT sửa đổi thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực sẽ được cấp theo thời hạn của giấy phép cũ trong trường hợp cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép do thay đổi một trong các nội dung ghi trên Giấy phép gồm: tên, địa chỉ trụ sở, phạm vi hoạt động đã được cấp giấy phép. Thay vì theo quy định hiện hành tại Thông tư 21/2020/TT-BCT thì trường hợp thay đổi tên, địa chỉ trụ sở, chuyển giao tài sản, thời hạn giấy phép hoạt động điện lực được cấp theo thời hạn giấy phép cũ. Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực Trường hợp 1: Thay đổi tên hoặc địa chỉ trụ sở của đơn vị theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư Thông tư 21/2020/TT-BCT, hồ sơ bao gồm các nội dung sau: - Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực theo Mẫu 01; Xem và tải Mẫu 01 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/04/26/M%E1%BA%ABu%2001.doc - Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận thành lập (đối với các tổ chức không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) của tổ chức đề nghị cấp giấy phép. Trường hợp 2: Tổ chức đề nghị cấp giấy phép nhận chuyển giao tài sản hoặc giảm bớt một phần phạm vi hoạt động từ đơn vị đã được cấp giấy phép hoạt động điện lực, hồ sơ đề nghị sửa đổi giấy phép hoạt động điện lực bao gồm: - Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực theo Mẫu 01; Xem và tải Mẫu 01 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/04/26/M%E1%BA%ABu%2001.doc - Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận thành lập (đối với các tổ chức không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) của tổ chức đề nghị cấp giấy phép; - Tài liệu chứng minh việc chuyển giao tài sản; tài liệu chứng minh việc chuyển giao nhân sự hoặc tài liệu về đội ngũ trực tiếp quản lý kỹ thuật, quản lý vận hành, chuyên gia tư vấn theo các quy định tương ứng tại khoản 3 Điều 6, khoản 3 Điều 7, khoản 3 Điều 8 và khoản 3 Điều 9 Thông tư 21/2020/TT-BCT trong trường hợp có sự thay đổi nhân sự. (Theo quy định hiện hành hồ sơ trường hợp (2) chỉ áp dụng cho tổ chức đề nghị cấp giấy phép nhận chuyển giao tài sản từ đơn vị đã được cấp giấy phép hoạt động điện lực) Xem chi tiết tại Thông tư 10/2023/TT-BCT có hiệu lực kể từ ngày 09/6/2023.
Tăng mức giá bán lẻ điện bình quân kể từ ngày 03/02/2023
Đây là nội dung được đề cập tại Quyết định 02/2023/QĐ-TTG khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Theo đó, khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện lực và sử dụng điện. Cụ thể, Quyết định 02/2023/QĐ-TTG ban hành khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) như sau: - Mức giá bán lẻ điện bình quân tối thiểu là 1.826,22 đồng/kWh; - Mức giá bán lẻ điện bình quân tối đa là 2.444,09 đồng/kWh. Như vậy, mức giá bán lẻ điện bình quân tăng so với quy định cũ tại Quyết định 34/2017/QĐ-TTg ngày 25/7/2017, cụ thể như sau: - Mức giá bán lẻ điện bình quân tối thiểu tăng 220,03 đồng/kWh (thay vì 1.606,19 đồng/kWh) - Mức giá bán lẻ điện bình quân tối đa tăng 537,67 đồng/kWh (thay vì 1.906,42 đồng/kWh) Khi có biến động lớn về các thông số tính toán khung giá, chi phí sản xuất kinh doanh điện và yêu cầu phân bổ các khoản chi phí chưa được tính vào giá bán lẻ điện bình quân, Bộ Công Thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tính toán, điều chỉnh khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm theo dõi, báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính khi có biến động lớn về các thông số tính toán khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân, chi phí sản xuất kinh doanh điện và cần phân bổ các khoản chi phí chưa được tính vào giá bán lẻ điện bình quân. Xem chi tiết tại Quyết định 02/2023/QĐ-TTG có hiệu lực từ ngày 03/02/2023 và thay thế Quyết định 34/2017/QĐ-TTg. Tham khảo thêm bài viết Giá bán điện trong trường hợp cho sinh viên và người lao động thuê nhà
Bộ Công thương: 06 tiêu chuẩn của Kiểm tra viên điện lực
Bộ Công Thương ban hành Thông tư 42/2022/TT-BCT quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện. Theo đó, quy định về tiêu chuẩn và các trường hợp cấp, thu thẻ Kiểm tra viên điện lực . Kiểm tra viên điện lực là cá nhân thuộc đơn vị truyền tải điện, đơn vị phân phối điện, đơn vị bán buôn điện và đơn vị bán lẻ điện được tập huấn, sát hạch và cấp thẻ Kiểm tra viên điện lực theo quy định tại Thông tư 42/2022/TT-BCT . 06 Tiêu chuẩn Kiểm tra viên điện lực Kiểm tra viên điện lực phải có đủ các tiêu chuẩn sau: (1) Có trình độ trung cấp trở lên về chuyên ngành điện hoặc là công nhân kỹ thuật điện từ bậc 5/7 trở lên. (2) Có thời gian công tác trong lĩnh vực quản lý lưới điện truyền tải, lưới điện phân phối từ 03 năm trở lên đối với Kiểm tra viên điện lực của đơn vị truyền tải điện, đơn vị phân phối điện; có thời gian công tác trong lĩnh vực kinh doanh điện từ 03 năm trở lên đối với Kiểm tra viên điện lực của đơn vị bán buôn điện, đơn vị bán lẻ điện. (3) Đã được tập huấn kiến thức pháp luật về hoạt động điện lực, sử dụng điện và bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện, các tiêu chuẩn, quy trình, quy chuẩn kỹ thuật điện, an toàn điện và có kết quả sát hạch khi kết thúc tập huấn đạt yêu cầu. (4) Có khả năng nghiên cứu, phát hiện, phân tích, tổng hợp và đề xuất biện pháp giải quyết theo chức năng của công tác kiểm tra. (5) Đủ sức khoẻ, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, trung thực, công minh và khách quan. (6) Chưa bị xử lý hình sự hoặc đã bị xử lý hình sự nhưng đã được xóa án tích; chưa bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực hoặc đã được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực theo quy định tại Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Quy định về tập huấn, sát hạch, cấp thẻ, thu hồi thẻ Kiểm tra viên điện lực Đối với các đơn vị truyền tải điện, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện chịu trách nhiệm tổ chức hoặc phân cấp cho các đơn vị trực thuộc tổ chức tập huấn, sát hạch, cấp thẻ Kiểm tra viên điện lực cho công nhân viên của đơn vị mình để thực hiện công tác kiểm tra căn cứ nhu cầu thực tế của đơn vị. Trong đó, nội dung tập huấn, sát hạch do đơn vị xây dựng căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 5. Việc tổ chức sát hạch do đơn vị cấp thẻ quyết định theo tình hình thực tế nhưng không quá 05 năm một lần đối với tất cả các cá nhân trước khi cấp thẻ Kiểm tra viên điện lực (bao gồm cả cấp mới, cấp lại thẻ trong trường hợp thẻ đã cấp sắp hết hoặc hết thời hạn sử dụng). Thẻ Kiểm tra viên điện lực chỉ được cấp (bao gồm cả cấp mới và cấp lại) khi cá nhân đáp ứng tiêu chuẩn Kiểm tra viên điện lực quy định tại Điều 5 Thông tư 42/2022/TT-BCT. Trường hợp cấp lại thẻ Kiểm tra viên điện lực Theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Thông tư 42/2022/TT-BCT , trường hợp cấp lại thẻ Kiểm tra viên điện lực là: - Thẻ Kiểm tra viên điện lực đã cấp sắp hết hoặc hết thời hạn sử dụng; - Khi có sự thay đổi phạm vi, nội dung ghi trong thẻ của cá nhân đã được cấp thẻ; - Thẻ Kiểm tra viên điện lực đã cấp bị mất, bị rách, bị mờ, bị hỏng. Trường hợp phải được thu hồi thẻ Kiểm tra viên điện lực Căn cứ tại khoản 5 Điều 6 Thông tư 42/2022/TT-BCT nêu rõ 04 trường hợp thẻ Kiểm tra viên điện lực phải được thu hồi, bao gồm: - Người được cấp thẻ không còn đáp ứng được một trong các tiêu chuẩn Kiểm tra viên điện lực quy định tại Điều 5 Thông tư này; - Phạm vi, nội dung ghi trong thẻ không còn phù hợp; - Thẻ hết thời hạn sử dụng hoặc bị rách, bị mờ, bị hỏng; - Người được cấp thẻ chuyển công tác hoặc không còn thực hiện nhiệm vụ của Kiểm tra viên điện lực. Đơn vị cấp thẻ Kiểm tra viên điện lực có trách nhiệm thu hồi thẻ Kiểm tra viên điện lực trong các trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 6. Mẫu thẻ và thời hạn sử dụng thẻ Kiểm tra viên điện lực Thẻ Kiểm tra viên điện lực có kích thước 58 mm x 90 mm, mẫu thẻ được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này. - Thẻ Kiểm tra viên điện lực có màu vàng cam. - Thẻ Kiểm tra viên điện lực có thời hạn 05 năm kể từ ngày cấp thẻ. Trường hợp cấp lại thẻ theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 4 Điều 6 Thông tư này, thời hạn thẻ cấp lại theo thời hạn ghi trong thẻ cũ đã cấp. Xem chi tiết tại Thông tư 42/2022/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 16/02/2023 và thay thế Thông tư 27/2013/TT-BCT.
Chậm đóng tiền điện bao nhiêu ngày thì bị cắt?
Theo Điều 23 Luật Điện lực 2004 quy định về thanh toán tiền điện, cụ thể: - Bên mua điện phải thanh toán đủ và đúng thời hạn số tiền điện ghi trong hóa đơn cho bên bán điện theo biểu giá điện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Tiền điện được thanh toán tại trụ sở, nơi ở của bên mua điện hoặc tại địa điểm thuận lợi do hai bên thoả thuận trong hợp đồng mua bán điện. - Bên mua điện chậm trả tiền điện phải trả cả tiền lãi của khoản tiền chậm trả cho bên bán điện. - Bên bán điện thu thừa tiền điện phải hoàn trả cho bên mua điện, kể cả tiền lãi của khoản tiền thu thừa. - Lãi suất của số tiền chậm trả hoặc thu thừa do các bên thoả thuận trong hợp đồng nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay cao nhất của ngân hàng mà bên bán điện có tài khoản ghi trong hợp đồng tại thời điểm thanh toán. - Bên mua điện có quyền yêu cầu bên bán điện xem xét lại số tiền điện phải thanh toán. Khi nhận được yêu cầu của bên mua điện, bên bán điện có trách nhiệm giải quyết trong thời hạn mười lăm ngày. Trường hợp không đồng ý với cách giải quyết của bên bán điện, bên mua điện có thể đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tổ chức việc hoà giải. Trong trường hợp không đề nghị hoà giải hoặc hoà giải không thành, bên mua điện có quyền khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Trong thời gian chờ giải quyết, bên mua điện vẫn phải thanh toán tiền điện và bên bán điện không được ngừng cấp điện. .... Như vậy, bên mua điện phải thanh toán đủ và đúng thời hạn số tiền điện ghi trong hóa đơn cho bên bán điện. Do đó, theo hợp đồng mua bán điện có quy định cụ thể về ngày đóng tiền. Nhưng do anh không ở nhà nên không thể đóng thì phía Điện lực (bán điện) có thể cắt điện khi: Trong trường hợp bên mua điện không trả tiền điện và đã được bên bán điện thông báo hai lần thì sau mười lăm ngày, kể từ ngày thông báo lần đầu tiên, bên bán điện có quyền ngừng cấp điện. Bên bán điện phải thông báo thời điểm ngừng cấp điện cho bên mua điện trước 24 giờ và không chịu trách nhiệm về thiệt hại do việc ngừng cấp điện gây ra (Khoản 9 Điều 1 Luật điện lực sửa đổi 2012); Có thể thấy, nếu bên Điện lực thông báo hai lần thì sau 15 ngày, kể từ ngày thông báo đầu tiên thì sẽ có quyền cắt điện. Anh vui lòng đối chiếu trường hợp của mình với quy định trên.
Nguyên tắc cấp giấy phép và thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực kể từ ngày 26/10/2020
Thông tư 21/2020/TT-BCT có hiệu lực kể từ ngày 26/10/2020 quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động điện lực. Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện lực trong các lĩnh vực: tư vấn chuyên ngành điện lực, phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện phải đảm bảo nguyên tắc cấp giấy phép và thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực như sau: - Trước giai đoạn thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, giấy phép hoạt động điện lực lĩnh vực bán lẻ điện được cấp đồng thời với lĩnh vực phân phối điện, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư 21/2020/TT-BCT. - Đối với đơn vị phát điện đăng ký hoạt động bán lẻ điện, không mua điện từ hệ thống điện quốc gia và có lưới điện để thực hiện hoạt động bán lẻ điện: Giấy phép hoạt động điện lực lĩnh vực bán lẻ điện được cấp đồng thời với lĩnh vực phát điện. - Giấy phép phát điện được cấp cho tổ chức là đơn vị sở hữu nhà máy điện đối với từng nhà máy. - Thời hạn tối đa trong giấy phép hoạt động điện lực cấp cho đơn vị hoạt động điện lực quy định như sau: + Tư vấn chuyên ngành điện lực: 05 năm + Phát điện Nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo danh mục được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: 20 năm Nhà máy điện không thuộc danh mục nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: 10 năm + Truyền tải điện: 20 năm + Phân phối điện: 10 năm + Bán buôn điện, bán lẻ điện: 10 năm - Trường hợp thay đổi tên, địa chỉ trụ sở, chuyển giao tài sản, thời hạn giấy phép hoạt động điện lực được cấp theo thời hạn giấy phép cũ. - Tổ chức, cá nhân đề nghị ̣thời hạn giấy phép hoạt động điện lực ngắn hơn thời hạn quy định tại Khoản 4 Điều 4 Thông tư 21/2020/TT-BCT thì cấp theo thời hạn đề nghi,̣ trừ trường hợp quy định tại Khoản 7 Điều 4 Thông tư 21/2020/TT-BCT. - Căn cứ điều kiện thực tế về hạng mục công trình điện, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực cấp giấy phép hoạt động điện lực có thời hạn ngắn hơn thời hạn quy định tại Khoản 4 Điều 4 Thông tư 21/2020/TT-BCT.
Những điều cần biết khi bị ngưng cung cấp điện?
Tình trạng mất điện không phải là một điều quá xa lạ với người dân, tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài hoặc diễn ra bất ngờ, người dân cần biết những điều sau để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. 1. Thông báo về việc ngừng cung cấp điện Điều 8, Điều 9 Thông tư 22/2020/TT-BTC quy định về trình tự ngừng, giảm mức cung cấp điện trong trường hợp khẩn cấp và không khẩn cấp, trong đó: Khi ngưng cung cấp điện không khẩn cấp: - Trường hợp ngừng, giảm mức cung cấp điện không khẩn cấp, bên bán điện phải thông báo cho bên mua điện biết trước thời điểm ngừng, giảm mức cung cấp điện ít nhất 05 ngày - Thông báo trong 03 ngày liên tiếp trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc các hình thức khác đã được thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện đối với các khách hàng còn lại. Trong đó thời điểm thông báo đầu tiên phải đảm bảo trước thời điểm ngừng, giảm mức cung cấp điện ít nhất 05 ngày. - Trong thời hạn 48 giờ trước thời điểm được thông báo ngưng cung cấp điện, bên mua điện có quyền thỏa thuận thay đổi thời gian ngưng cung cấp. Khi ngưng cung cấp điện khẩn cấp: - Ngưng khẩn cấp trong các trường hợp: + Có sự cố xảy ra trên lưới điện cấp điện cho bên mua điện; sự cố trong hệ thống điện gây mất điện mà bên bán điện không kiểm soát được. + Có nguy cơ gây sự cố, mất an toàn nghiêm trọng cho người, thiết bị và hệ thống điện. + Hệ thống điện thiếu công suất dẫn đến đe dọa an ninh hệ thống điện. + Có sự kiện bất khả kháng. - Sau khi ngắt điện khẩn cấp, bên bán điện có trách nhiệm xác định nguyên nhân, phạm vi ảnh hưởng, thời gian dự kiến cấp điện trở lại và thông báo những thông tin này đến người sư dụng điện trong vòng 24 giờ. 2. Thời hạn giải quyết của người cung cấp điện Khi ngưng cung cấp điện không khẩn cấp: Bên bán điện phải cấp điện trở lại theo đúng thời hạn đã thông báo. Trường hợp thời gian cấp điện trở lại bị chậm so với thời gian đã thông báo từ 01 giờ trở lên, bên bán điện phải thông báo cho khách hàng có sản lượng mua điện trung bình trên 100.000kWh/tháng và khách hàng sử dụng điện quan trọng biết thời gian cấp điện trở lại bằng điện thoại hoặc hình thức thông báo khác do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện. Khi ngưng cung cấp điện khẩn cấp: - Bên bán điện phải ghi đầy đủ thời gian, nguyên nhân, trình tự thao tác ngừng, giảm mức cung cấp điện vào sổ nhật ký công tác hoặc nhật ký vận hành. Thời gian cung cấp điện trở lại tùy thuộc vào dự kiến đã thông báo cho người dân. - Bên bán phải hối hợp với các bên có liên quan khẩn trương khắc phục các nguyên nhân dẫn đến ngừng, giảm mức cung cấp điện khẩn cấp để cấp điện trở lại trong thời gian nhanh nhất. 3. Bồi thường thiệt hại Khoản 3 Điều 27 Luật điện lực 2004 quy định: “3. Trường hợp đơn vị điện lực ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện trái các quy định về ngừng, giảm mức cung cấp điện thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên mua điện theo quy định của pháp luật.” Khi hành vi ngừng, giảm mức cung cấp điện thực hiện trái với các quy định của pháp luật, người dân có thể được bồi thường nếu chứng minh được thiệt hại.
Chủ trọ được thu tiền điện giá cao nhất là bao nhiêu?
Thu tiền điện - Hình minh họa Hiện nay, rất nhiều bạn sinh viên, người lao động lên thành phố học và làm việc. Khi thuê trọ đa số chủ trọ thu tiền điện rất mắc, cao hơn giá điện rất nhiều. Cụ thể, chủ trọ thường thu người thuê trọ 3,5-5k/số điện. Vậy, mức giá điện hợp lý mà chủ trọ có thể thu là bao nhiêu? Để biết được chủ trọ được thu tiền điện bao nhiêu, cần xác định người thuê trọ thỏa thuận sử dụng điện dưới hình thức nào? Trường hợp 1: Sinh viên và người lao động thuê nhà đăng ký tạm trú từ 12 tháng trở lên thì sẽ được đứng tên ký hợp đồng mua bán điện. Người đại diện ký hợp đồng mua bán điện thì Công ty Điện lực sẽ phát hành hóa đơn trực tiếp cho người ở trọ. - Khi đó, giá điện bạn sử dụng sẽ được tính theo các bậc trên bảng giá điện sinh hoạt của công ty điện lực. Điện lực cấp điện tới đồng hồ "cái", còn trang thiết bị khác từ đồng hồ "cái" vô tới từng phòng trọ như dây dẫn, bóng đèn, đồng hồ 'con", táp lô công tắc, cầu chì..v..v... thì bạn sẽ tự trang bị. Thực tế, vì lắp các dây dẫn, bóng đèn, đồng hồ 'con", táp lô công tắc, cầu chì..v..v... khá tốn kém nên ít người thuê chọn cách này. Nhưng nếu xác định thuê trọ lâu dài, thì bạn nên chọn trực tiếp mua điện từ công ty điện lực. Vì giá thành điện rẻ mà bạn có sử dụng lại các thiết bị điện đó khi đến nơi ở mới. Trường hợp 2: Sinh viên và người lao động thuê thuê nhà dưới 12 tháng và chủ nhà không thực hiện kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt của bậc 3: Từ 101 - 200 kWh cho toàn bộ sản lượng điện đo đếm được tại công tơ. Trường hợp chủ nhà kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì Bên bán điện có trách nhiệm cấp định mức cho chủ nhà căn cứ vào sổ tạm trú hoặc chứng từ xác nhận tạm trú của cơ quan Công an quản lý địa bàn; cứ 04 người được tính là một hộ sử dụng điện để tính số định mức áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt, cụ thể: 01 người được tính là 1/4 định mức, 02 người được tính là 1/2 định mức, 03 người được tính là 3/4 định mức, 04 người được tính là 1 định mức. Khi có thay đổi về số người thuê nhà, chủ nhà cho thuê có trách nhiệm thông báo cho bên bán điện để điều chỉnh định mức tính toán tiền điện. Căn cứ vào Khoản 5 Điều 1 Thông tư 25/2018/TT-BCT Bạn có thể căn cứ theo bảng giá điện này để xem giá điện Bảng giá điện sinh hoạt cập nhật ngày 12/09/2020 của EVN Truy cập trang web EVN để có thể tra cứu giá điện thường xuyên Phạt vi phạm hành chính nếu thu tiền điện giá cao hơn quy định Trường hợp nếu chủ nhà trọ thu giá điện cao hơn mức giá quy định thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Khoản khoản 6 Điều 12 Nghị định 134/ 2013/ NĐ-CP quy định Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người cho thuê nhà thu tiền điện của người thuê nhà cao hơn giá quy định trong trường hợp mua điện theo giá bán lẻ điện để phục vụ mục đích sinh hoạt. Phải làm gì khi bị thu tiền điện cao Bước 1: Bạn cần xem mình thuộc trường hợp nào trong hai trường hợp được liệt kê ở trên. Thông thường giá điện của hai trường hợp ở trên cũng không chênh lệch nhau quá nhiều. mức giá điện cao nhất (bậc 6) dùng cho sinh hoạt khi bạn sử dụng từ 401 số trở lên là 2.927 đồng. Nếu bạn là sinh viên và người lao động thì mức số điện sẽ ít hơn nhiều từ khoảng 50-200 số. Thì giá điện ở mức này là 1.7234 đồng (bậc 2) và 2.014 (bậc 3) Bước 2: Gọi vào số: 1900 545454 để báo cáo về vấn đề của bạn. Đây là số tổng đài của Tổng công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh Thông qua tổng đài này, bạn có thể trực tiếp nêu thắc mắc, yêu cầu giải đáp về các hiện tượng mất điện đột ngột, cắt điện (nếu có), yêu cầu gắn mới hoặc di dời điện kế, hỏi về giá điện... cũng như các dịch vụ khác liên quan đến sử dụng điện.
Điều kiện để ký hợp đồng mua điện sinh hoạt
Hiện tại chỉ có quy định về hợp đồng mua bán điện sinh hoạt theo Điều 11 Nghị định 137/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật điện lực và Luật điện lực sửa đổi, theo đó: Bên mua điện phải có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật và có giấy đề nghị mua điện kèm theo bản sao của một trong các giấy tờ sau: Hộ khẩu thường trú, hoặc sổ tạm trú; giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc quyết định phân nhà; hợp đồng mua bán nhà hợp lệ; hợp đồng thuê nhà có thời hạn từ 01 năm trở lên; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (trên đất đã có nhà ở); Hợp đồng ủy quyền quản lý và sử dụng nhà được công chứng hoặc chứng thực;
Đây mới là sự thật dẫn đến cái chết của 2 cháu nhỏ bị điện giật tại Thủ Đức
Chắc rằng, tại thời điểm này chúng ta vẫn chưa hết bàng hoàng và đau lòng trước cái chết của 2 cháu nhỏ bị điện giật tại Thủ Đức. Khu vực xảy ra sự cố, đường dây điện do đơn vị thi công kéo để nằm trên đất - Ảnh: Điện lực cung cấp Cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra để xác định ai phải chịu trách nhiệm cho cái chết của 2 cháu, mọi người đang chờ đợi câu trả lời chính xác từ cơ quan có thẩm quyền… Theo tôi, lỗi thuộc về điện lực và đơn vị thi công là không thể chối cãi, vấn đề chỉ nằm ở chỗ ai sẽ chịu phần lớn trách nhiệm trong vụ này. Song điện lực hay đơn vị thi công chỉ “phạm lỗi phụ” còn “lỗi lớn” dẫn đến cái chết đáng thương của 2 cháu chính là phụ huynh của các cháu. Đấy mới là sự thật mọi người ạ! Giá như phụ huynh quan tâm cho con trẻ của mình thì mọi chuyện đã không như thế! Không thể để trẻ con đi chơi mà thiếu phụ huynh bên cạnh vì trẻ chưa đủ sự hiểu biết để tránh các nguy hiểm. Xã hội ngày càng phát triển thì sự nguy hiểm bên cạnh trẻ thơ càng nhiều, như bắt cóc, tai nạn giao thông, giờ đây là tai nạn điện giật tại công trường… lẽ ra phụ huynh cần ra sức bảo vệ trẻ nhiều hơn từ đầu thì đã không xảy ra chuyện đau lòng này. Qua sự việc đau lòng này cũng là hồi chuông giúp các bậc phụ huynh thức tỉnh, biết quan tâm, bảo vệ con trẻ của mình hơn. Tránh trường hợp sự việc đau lòng xảy ra rồi thì khi đó mới bảo: hồi hay, giá như, nếu thì…
Các mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực điện lực
Các mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực điện lực như sau: Hành vi Mức phạt Hành vi cản trở tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ sửa chữa, thi công công trình điện 1 – 5 triệu đồng Không kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế thiết bị đo đếm điện sau 3 ngày làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu bằng văn bản của bên mua điện 6 – 8 triệu đồng Không tiến hành xử lý sự cố để khôi phục việc cấp điện sau 2 giờ kể từ khi phát hiện hoặc nhận được thông báo của bên mua điện về sự cố lưới điện 6 – 8 triệu đồng Các đơn vị phân phối điện nếu ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện mà không thông báo trước theo quy định 8 – 10 triệu đồng Đơn vị bán lẻ điện nếu không ký hợp đồng mua bán điện sau 7 ngày làm kể từ khi bên mua điện cho mục đích sinh hoạt đã đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định 2 – 6 triệu đồng Tổ chức, người dân nếu gây hư hại, tự ý di chuyển, làm sai lệch hệ thống đo đếm điện (kể cả hòm bảo vệ côngtơ, các niêm phong…). Sử dụng các thiết bị với mục đích gây nhiễu làm hư hại, sai lệch thiết bị truyền số liệu, đo lường, bảo vệ của hệ thống điện 5 – 7 triệu đồng Hành vi cố ý xây dựng mới tổ máy phát điện có công nghệ lạc hậu, hiệu suất thấp mà Thủ tướng Chính phủ quy định không được xây dựng 100 triệu đồng Việc nhập khẩu thiết bị, phương tiện vận tải không tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật, định mức tiêu thụ năng lượng về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với thiết bị, phương tiện vận tải… 160 – 200 triệu đồng Hành vi trộm cắp điện sinh hoạt với số lượng dưới 1.500 kWh 2 – 5 triệu đồng Hành vi trộm cắp điện sinh hoạt với số lượng từ 1.500 kWh đến dưới 3.000 kWh 5 – 10 triệu đồng Hành vi trộm cắp điện sinh hoạt với số lượng từ 3.000kWh đến dưới 4.500 kWh 10 – 15 triệu đồng Hành vi trộm cắp điện sinh hoạt với số lượng từ 4.500 kWh đến dưới 6.000 kWh 15 – 20 triệu đồng Hành vi trộm cắp điện sinh hoạt với số lượng từ 6.000 kWh đến dưới 7.500 kWh 20 – 25 triệu đồng Hành vi trộm cắp điện sinh hoạt với số lượng từ 7.500 kWh đến dưới 9.000 kWh 25 – 30 triệu đồng Hành vi trộm cắp điện sinh hoạt với số lượng từ 9.000 kWh đến dưới 10.500 kWh 30 – 35 triệu đồng Hành vi trộm cắp điện sinh hoạt với số lượng từ 10.500 kWh đến dưới 12.000 kWh 35 – 40 triệu đồng Hành vi trộm cắp điện sinh hoạt với số lượng từ 12.000 kWh đến dưới 13.500 kWh 40 – 45 triệu đồng Hành vi trộm cắp điện sinh hoạt với số lượng từ 13.500 kWh đến dưới 20.000 kWh 45 – 50 triệu đồng Các mức xử phạt trên được đề cập tại dự thảo Nghị định về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực điện lực, bao gồm cả lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả… Rất mong nhận được sự quan tâm góp ý, đánh giá và bình luận từ thành viên Dân Luật.
Đề xuất bổ sung trường hợp miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực
Dự thảo Luật Điện lực với mong muốn cải thiện những thiếu sót hiện hữu của luật hiện hành. Cụ thể, Dự thảo đề xuất bổ sung trường hợp miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực với mong muốn phát triển ngành. Hãy cùng nhau tìm hiểu. 1. Sửa đổi, bổ sung đối tượng được cấp giấy phép hoạt động điện lực và phạm vi giấy phép Tại Điều 28 Dự thảo Luật Điện lực sửa đổi, đối tượng được cấp giấy phép hoạt động điện lực và phạm vi giấy phép được quy định như sau: - Các lĩnh vực hoạt động điện lực phải được cấp phép gồm: phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện, tư vấn thiết kế công trình điện lực, tư vấn giám sát thi công công trình điện lực. - Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép để thực hiện một hoặc nhiều lĩnh vực hoạt động điện lực. - Phạm vi sử dụng của giấy phép hoạt động điện lực: + Giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực tư vấn thiết kế công trình điện lực, tư vấn giám sát thi công công trình điện lực có giá trị sử dụng trong phạm vi cả nước; + Giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phát điện được cấp cho đơn vị điện lực hoạt động phát điện có dự án phát điện hoặc một phần dự án phát điện (có thể hoạt động phát điện độc lập, được tách riêng thành giai đoạn đầu tư) đã hoàn thành việc đầu tư, xây dựng; + Giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực truyền tải điện được cấp cho đơn vị điện lực hoạt động truyền tải điện có phạm vi quản lý, vận hành lưới điện truyền tải cụ thể; + Giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phân phối điện được cấp cho đơn vị điện lực hoạt động phân phối điện có phạm vi địa lý lưới điện cụ thể; + Giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ điện được cấp cho từng đơn vị bán buôn điện, bán lẻ điện theo phạm vi địa lý cụ thể. Có thể thấy, với đề xuất này, đối tượng được cấp giấy phép hoạt động điện lực về cơ bản được mở rộng, phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu phát triển của ngành. 2. Đề xuất bổ sung trường hợp miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực Hiện hành, theo khoản 1 Điều 34 Luật Điện lực 2004 chỉ có 4 trường hợp bị miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực gồm: - Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở phát điện để tự sử dụng, không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác; - Tổ chức, cá nhân hoạt động phát điện có công suất lắp đặt dưới mức công suất theo quy định của Bộ Công nghiệp; - Tổ chức, cá nhân kinh doanh điện tại vùng nông thôn, miền núi, hải đảo mua điện với công suất nhỏ hơn 50 kVA từ lưới điện phân phối để bán điện trực tiếp tới khách hàng sử dụng điện tại vùng nông thôn, miền núi, hải đảo; - Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia và đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực. Nhưng tại khoản 1 Điều 30 Dự thảo Luật Điện lực sửa đổi, những trường hợp miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực được đề xuất bổ sung như sau: - Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở phát điện để tự sử dụng, không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác và có công suất lắp đặt dưới mức công suất theo quy định của Chính phủ; - Tổ chức, cá nhân hoạt động phát điện có công suất lắp đặt dưới mức công suất theo quy định của Chính phủ; - Tổ chức, cá nhân kinh doanh điện tại vùng nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo mua điện với công suất nhỏ hơn mức quy định của Chính phủ từ lưới điện phân phối để bán điện trực tiếp tới khách hàng sử dụng điện tại vùng nông thôn, miền núi, hải đảo; - Tổ chức, cá nhân hoạt động phát điện lên lưới điện quốc gia thì được miễn trừ giấy phép bán buôn điện; - Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia và đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực; - Tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát thi công các công trình lưới điện có điện áp cao nhất dưới 1kV. Việc bổ sung thêm những trường hợp miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực như trên là động thái quyết liệt của những cơ quan tổ chức quản lý. Chính yếu vẫn là mong muốn tăng cường hiệu quả của công tác quản lý và đảm bảo quyền lợi của các cá nhân nằm trong phạm vi của Luật Điện lực.
Người dân TP.HCM cần cài ứng dụng để biết tiền điện từ 1/4
Tổng công ty Điện lực TP.HCM cho biết từ 1/4, tiền điện chỉ thông báo qua ứng dụng của đơn vị, người dân cần cài đặt để tiếp cận các thông tin liên quan. Cụ thể từ 1/4, thông báo tiền điện và các thông tin về điện chỉ gửi qua ứng dụng EVNHCMC CSKH. Ngành điện TP.HCM thông tin để người dân biết và cài đặt ứng dụng - IOS: tại đây - Android: tại đây - Hoặc quét mã QR để tải ứng dụng Ngoài ra, toàn bộ khách hàng sử dụng điện trên địa bàn TP.HCM sẽ được ghi chỉ số vào cuối tháng, nên thời điểm thanh toán tiền điện vào đầu tháng. Thời gian thanh toán từ ngày 2 đến 5 hằng tháng. Người không có điện thoại thông minh đóng tiền thế nào? Trong dư luận có luồng ý kiến về việc sẽ có một bộ phận người dân không có điện thoại thông minh để cài ứng dụng thì làm sao biết chỉ số điện và tiền điện. Ông Bùi Trung Kiên - phó tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực TP.HCM cho biết đúng là sẽ có một bộ phận nhỏ rơi vào trường hợp trên. "Trong quá trình thực hiện, chúng tôi sẽ rà soát lại để có hướng hỗ trợ và tư vấn phương án cho khách hàng. Ngoài ra toàn TP.HCM đã chốt ghi chỉ số điện vào cuối tháng, thời gian thanh toán vào ngày 2 đến 5 hằng tháng. Do đó, người dân có thể thông qua các điểm thu hộ để trả tiền điện mình đã dùng hoặc thông qua ứng dụng ngân hàng để tra thông tin tiền điện sử dụng", ông Kiên nói. Ông Kiên cho biết thêm trước đây thông tin tiền điện có chuyển qua ứng dụng Zalo, nhưng nay đã thu phí nên việc sử dụng ứng dụng ngành điện sẽ tốt hơn. Qua đó giảm những chi phí liên quan có thể ảnh hưởng tới giá điện. Để được tư vấn cụ thể, người dân có thể liên hệ qua các hình thức dưới đây để được hỗ trợ thêm: - Tổng đài: 1900.54.54.54 - Email: cskh@hcmpc.com.vn - Ứng dụng EVNHCMC - CSKH - Fanpage: https://www.facebook.com/evnhcmc1900545454
Biểu mức thu phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực mới nhất 2024
Thông tư 106/2020/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. 1. Người nộp phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 106/2020/TT-BTC, tổ chức, cá nhân khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực phải nộp phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định tại Thông tư này. 2. Tổ chức thu phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 106/2020/TT-BTC, Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là tổ chức thu phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định tại Thông tư này. 3. Mức thu phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 106/2020/TT-BTC về mức thu phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực như sau: (1) Mức thu phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực được quy định tại Biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư 106/2020/TT-BTC. Ghi chú: * Trường hợp tổ chức, cá nhân khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép để thực hiện từ hai lĩnh vực hoạt động điện lực trở lên, thì mức thu phí thẩm định được tính như sau: Trong đó: - P1: Phí thẩm định lớn nhất của một trong các lĩnh vực hoạt động điện lực đề nghị cấp phép (được quy định tại Biểu mức thu nêu trên); - P1: Phí thẩm định của các lĩnh vực hoạt động điện lực còn lại; - 0,4: Hệ số điều chỉnh. * Đối với việc thẩm định và cấp giấy phép hoạt động lĩnh vực phân phối điện: trường hợp tổng chiều dài đường dây và tổng dung lượng trạm biến áp không nằm trong cùng một mức thu theo mục IV Biểu mức thu nêu trên thì áp dụng mức thu phí thẩm định tương ứng với Tổng chiều dài đường dây hoặc tổng dung lượng trạm biến áp có mức thu phí cao hơn. Ví dụ: Đơn vị đề nghị thẩm định cấp giấy hoạt động lĩnh vực phân phối điện có tổng chiều dài đường dây lớn hơn 3000 km nhưng có tổng dung lượng trạm biến áp nhỏ hơn 300 MVA thì xác định mức phí thẩm định theo tổng chiều dài đường dây lớn hơn 3000 km, mức phí thẩm định là 21.800.000đồng. (2) Trường hợp sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực áp dụng mức thu bằng 50% mức thu quy định tại Biểu mức thu phí trên. 4. Điều kiện chung để cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực Theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Luật Điện lực 2004, tổ chức, cá nhân được cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực khi có đủ các điều kiện sau đây: - Có dự án hoặc phương án hoạt động điện lực khả thi; - Có hồ sơ hợp lệ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực; - Người quản trị, người điều hành có năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực hoạt động điện lực. 5. Hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực Theo quy định tại Điều 33 Luật Điện lực 2004, hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực bao gồm: - Đơn đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực. - Dự án hoặc phương án hoạt động điện lực. - Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án hoạt động điện lực đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. - Danh sách, lý lịch, các văn bằng chứng minh năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người quản trị, người điều hành đơn vị điện lực. Tóm lại, mức thu phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực được quy định tại Biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư 106/2020/TT-BTC. Trường hợp sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực áp dụng mức thu bằng 50% mức thu quy định tại Biểu mức thu phí trên.
Phê duyệt Kế hoạch cung cấp và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024
Ngày 30/11/2023 Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định 3110/QĐ-BCT năm 2023 về việc phê duyệt Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024. Theo đó, thực hiện Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024 đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có trách nhiệm: (1) EVN chịu trách nhiệm đảm bảo cung ứng điện trong năm 2024 Phát huy vai trò chủ đạo, chịu trách nhiệm chính trong công tác đảm bảo cung ứng điện cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống sinh hoạt của người dân với chất lượng tốt, ổn định, tin cậy và an toàn. Kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng mất cân đối cung-cầu điện do nguyên nhân chủ quan. (2) Công bố Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện Công bố Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024 bao gồm kế hoạch huy động sản lượng điện hàng tháng trong năm 2024 theo Phương án 4a tại Công văn số 7088/EVN-KH+TTĐ+KTSX+TCKT cho Chủ đầu tư các nhà máy điện và các đơn vị liên quan để các đơn vị chủ động lập kế hoạch chuẩn bị sản xuất điện; (3) Rà soát lại Kế hoạch cung cấp điện vào ngày 15 tháng cuối cùng hàng quý Định kỳ trước ngày 15 tháng cuối cùng hàng quý, thực hiện rà soát, cập nhật số liệu và tính toán lại Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia cho các tháng còn lại trong năm 2024, trình Bộ Công Thương để xem xét, điều chỉnh Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024 được phê duyệt tại Điều 1 Quyết định này. Định kỳ hàng tháng, rà soát, cập nhật, phê duyệt và công bố theo quy định về Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia tháng tới và các tháng còn lại của năm 2024 trên cơ sở bám sát diễn biến thực tế của phụ tải điện, tình hình thời tiết (nhiệt độ, thủy văn), các điều kiện vận hành hệ thống điện và thị trường điện để xác định sản lượng hợp đồng tháng của các nhà máy điện tham gia thị trường điện. Trước ngày 15/3/2024, lập và báo cáo Bộ Công Thương Kế hoạch đảm bảo điện cho hệ thống điện quốc gia, đặc biệt là miền Bắc trong các tháng cao điểm mùa khô (4-6) năm 2024 với các kịch bản nhằm kiểm soát, ứng phó với những khó khăn về cung ứng điện, có dự phòng đảm bảo ứng phó với các tình huống cực đoan, sự cố, khó khăn xếp chồng. (4) Chuẩn bị các phương án cung ứng điện trong các dịp lễ, sự kiện lớn Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chuẩn bị các phương án đảm bảo cung cấp điện cho các dịp nghỉ Lễ, Tết và các sự kiện chính trị, văn hóa lớn trong năm 2024; Lập phương thức vận hành và huy động hợp lý các nguồn điện (bao gồm cả nguồn năng lượng tái tạo) trong hệ thống điện quốc gia để đảm bảo cung ứng đủ điện trên cơ sở nguyên tắc minh bạch, công bằng, tối ưu chi phí toàn hệ thống, phù hợp với điều kiện hạ tầng kỹ thuật của lưới điện và các quy định pháp luật. Chỉ đạo các Tổng công ty Điện lực, Công ty Điện lực xây dựng và công bố theo quy định về kế hoạch vận hành năm/tháng/tuần/ngày, kể cả phương án đối phó với tình huống cực đoan, có nguy cơ mất cân đối cung - cầu điện, chủ động báo cáo Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. (5) Xử lý dứt điểm các vướng mắc bồi thường giải phóng mặt bằng Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư xây dựng đang thực hiện và các dự án có trong kế hoạch được phê duyệt đảm bảo giải tỏa công suất cho các nguồn điện, giảm tải cho các đường dây, máy biến áp đang phải vận hành đầy và quá tải; Phối hợp chính quyền các địa phương tập trung chỉ đạo xử lý dứt điểm các khó khăn vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đối với các dự án lưới điện trọng điểm, đặc biệt là dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để đảm bảo vận hành an toàn, hiệu quả, ổn định và liên tục các nhà máy điện Phú Mỹ 3, Phú Mỹ 2.2 sau khi hoàn thành thủ tục tiếp nhận. (6) Vận hành an toàn hệ thống truyền tải điện 500kV Bắc - Trung - Nam Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành các đơn vị phát điện thuộc phạm vi quản lý về công tác bảo dưỡng, sửa chữa, chuẩn bị tốt các điều kiện để bảo đảm sản xuất điện an toàn, ổn định theo kế hoạch vận hành và huy động của hệ thống điện quốc gia. Theo dõi, giám sát chặt chẽ công tác vận hành thiết bị của nhà máy điện, không để xảy ra sự cố chủ quan; tăng cường công tác kiểm tra, củng cố thiết bị, khắc phục các khiếm khuyết đảm bảo nâng cao độ tin cậy vận hành, nâng cao khả năng phát điện của các tổ máy phát điện, hạn chế tối đa các sự cố tổ máy. Vận hành an toàn hệ thống lưới điện, đặc biệt là hệ thống truyền tải điện 500kV Bắc - Trung - Nam; bố trí lịch sửa chữa nguồn điện phù hợp, sử dụng tiết kiệm nguồn nước thủy điện, nâng cao khả dụng các nguồn điện nhất là vào cao điểm mùa khô ở miền Bắc. Phối hợp với khách hàng sử dụng điện, đặc biệt là các khách hàng sử dụng điện lớn chuẩn bị kịch bản, kế hoạch thực hiện chương trình điều chỉnh phụ tải điện trong trường hợp cần thiết nhằm đảm bảo an ninh hệ thống điện. Xem thêm Quyết định 3110/QĐ-BCT năm 2023 có hiệu lực từ ngày ban hành.
Đảm bảo điện trong dịp Lễ Noel, Tết Dương lịch và Tết Nguyên Đán Giáp Thìn năm 2024
Ngày 12/12/2023 Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã có tải Công văn 7490/EVN-KTSX+KD năm 2023 về việc đảm bảo điện trong dịp Lễ Noel, Tết Dương lịch và Tết Nguyên Đán Giáp Thìn năm 2024. Không được để mất điện nhất là từ 29 Tết đến mùng 5 Tết - Lập và thực hiện kế hoạch, đảm bảo điện cho sản xuất và tiêu dùng, trong đó có phương án đảm bảo cung cấp điện, đảm bảo an ninh, an toàn phòng chống cháy nổ trong dịp Lễ Noel, Tết Dương lịch và Tết Nguyên Đán Giáp Thìn năm 2024. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường kỷ luật vận hành, bảo vệ an ninh, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ trong dịp Lễ Noel, Tết Dương lịch và Tết Nguyên Đán Giáp Thìn năm 2024. - Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với các cấp chính quyền, công an, quân đội tại địa phương, xây dựng và triển khai các phương án bảo vệ an ninh trật tự, an toàn, phòng chống cháy nổ cho các công trình điện, trụ sở cơ quan, kho tàng... - Không thực hiện các công việc phải ngừng, giảm cung cấp điện làm mất điện khách hàng, trừ trường hợp xử lý sự cố, trong các ngày: (i) Lễ Noel - từ 0h ngày 24/12 đến hết 24h ngày 25/12/2023; (ii) Tết Dương lịch - từ 0h ngày 30/12/2023 đến hết 24h ngày 01/01/2024; (iii) Tết Nguyên Đán năm 2024 - từ 0h ngày 08/02/2024 (tức ngày 29 Tết) đến hết 24h ngày 14/02/2024 (tức ngày mùng 05 Tết). - Tổ chức trực tăng cường lãnh đạo, trực vận hành, sửa chữa điện 24/24h trong các ngày Lễ, Tết. Chuẩn bị đầy đủ vật tư, thiết bị, hệ thống thông tin liên lạc và phương tiện đi lại, sẵn sàng xử lý nhanh các sự cố phát sinh. Chú ý quan tâm đến chế độ vật chất, tinh thần cho lực lượng ứng trực trong dịp Lễ, Tết; lưu ý thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo chỉ đạo của Bộ Y tế, các cơ quan chức năng địa phương và chỉ đạo của EVN. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm hành lang an toàn đường dây truyền tải điện - Tăng cường kiểm tra, xử lý những tồn tại của các thiết bị đường dây, trạm biến áp, đặc biệt các trạm biến áp, đường dây vận hành tải cao. Bổ sung thêm lực lượng tuần tra dọc tuyến 500 kV, khắc phục kịp thời các khiếm khuyết. - Phối hợp với cơ quan chức năng địa phương tuyên truyền, ngăn ngừa và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm hành lang an toàn tuyến dây. Trong đó lưu ý ngăn ngừa các trường hợp bắn pháo giấy tráng kim loại, thả diều và ném các vật lên đường dây, vi phạm hành lang an toàn tuyến dây. - Chỉ đạo các Ban Quản lý dự án lưới điện yêu cầu các đơn vị thi công có biện pháp thi công hợp lý để đảm bảo tiến độ công trình, không thi công các hạng mục phải cắt điện trong dịp Lễ, Tết. Các Tổng công ty Điện lực đảm bảo điện cho các địa điểm quan trọng - Kiểm tra, củng cố lưới điện đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục, tin cậy cho khách hàng sử dụng điện, các địa điểm diễn ra hoạt động chính trị, văn hóa, nghệ thuật trong dịp Lễ, Tết, chú ý đảm bảo điện cho các nhà máy, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa phục vụ Tết năm 2024. - Lưu ý đặc biệt đảm bảo điện cho các địa điểm quan trọng như trụ sở cơ quan lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, quốc phòng, an ninh, các cơ quan lãnh đạo ở các tỉnh/thành phố, các cơ quan phát thanh, truyền hình ở Trung ương và địa phương, các bệnh viện, cơ sở sản xuất nước sạch. - Phối hợp với địa phương và các cơ quan thông tin tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các biện pháp sử dụng điện an toàn, tiết kiệm đến khách hàng sử dụng điện, tuyên truyền ngăn ngừa và xử lý nghiêm các trường hợp bắn pháo giấy tráng kim loại, thả diều và ném các vật lên đường dây, vi phạm hành lang tuyến. - Chỉ đạo Điều độ Công ty Điện lực tỉnh/thành phố dự báo phụ tải, tính toán phương thức vận hành hệ thống điện, kế hoạch huy động điện mặt trời mái nhà và kế hoạch vận hành tụ bù trung, hạ áp cho từng Điện lực nhằm ngăn ngừa điện áp tăng cao, hạn chế tối đa tình trạng phát ngược công suất phản kháng vào lưới điện truyền tải trong thời gian phụ tải giảm thấp. Gửi kế hoạch cắt tụ bù trước ngày 02/02/2024 về các Trung tâm Điều độ HTĐ miền để theo dõi, phối hợp vận hành. - Chỉ đạo Công ty Lưới điện cao thế, các Công ty Điện lực thực hiện nghiêm Quy trình Điều độ, vận hành hệ thống điện; tuân thủ biểu đồ điện áp của các cấp Điều độ, thực hiện nghiêm việc huy động điện mặt trời mái nhà, cắt bớt tụ bù theo kế hoạch. Xem thêm tải Công văn 7490/EVN-KTSX+KD năm 2023 ban hành ngày 12/12/2023.
Sớm có Kế hoạch tiết kiệm điện ổn định phục vụ sản xuất và sinh hoạt đến năm 2025
Ngày 30/9/2023 Văn phòng Chính phủ đã có Công văn 7555/VPCP-CN năm 2023 về việc ban hành Kế hoạch tiết kiệm điện giai đoạn 2023 - 2025. Cụ thể, về đề nghị của Bộ Công Thương tại Công văn 5435/BCT-TKNL năm 2023 về việc ban hành Kế hoạch tiết kiệm điện giai đoạn 2023 - 2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà có ý kiến như sau: Ban hành Kế hoạch tiết kiệm điện giai đoạn 2023 - 2025 Bộ Công Thương phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan triển khai thực hiện đầy đủ các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra đúng theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 20/CT-TTg năm 2023 ngày 08/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ, đảm bảo đủ điện ổn định phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong giai đoạn 2023 - 2025. Trách nhiệm của Bộ Công Thương thực hiện bảo đủ điện ổn định phục vụ - Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình triển khai Chỉ thị này, tổng hợp kết quả thực hiện hằng năm, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời báo cáo Ban Chỉ đạo quốc gia thực hiện Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030. - Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai khẩn trương các nhiệm vụ của Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030 và Chương trình quốc gia về quản lý nhu cầu điện giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030 trong đó đặc biệt chú trọng tới hoạt động điều chỉnh phụ tải điện phi thương mại và thương mại. - Xây dựng và triển khai các chương trình khuyến khích điện mặt trời mái nhà trong doanh nghiệp và hộ gia đình, chương trình tuyên truyền phổ biến trang thiết bị tiết kiệm điện trong các hộ gia đình như điều hòa, tủ lạnh, đèn LED, máy giặt... Mở rộng phạm vi dán nhãn năng lượng, thúc đẩy chuyển đổi thị trường đối với sản phẩm có hiệu suất năng lượng cao. - Chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện vận hành tối ưu các nhà máy điện và lưới điện truyền tải, phân phối nhằm sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng sơ cấp và giảm tổn thất điện năng trên toàn hệ thống. - Phối hợp với các cơ quan truyền thông tuyên truyền liên tục, rộng rãi để nhân dân biết và thực hiện tiết kiệm điện. Chủ trì phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường tuyên truyền, phổ biến các chính sách, quy định của nhà nước về tiết kiệm điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Tổ chức sự kiện tháng tiết kiệm điện hàng năm. - Đôn đốc các Sở Công Thương hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, dịch vụ thực hiện đầu tư, triển khai các giải pháp tiết kiệm năng lượng thay thế các trang thiết bị có hiệu suất thấp bằng các thiết bị, dây chuyền sản xuất có hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng. - Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành rà soát, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về định mức sử dụng năng lượng cho đơn vị sản phẩm của ngành, tiểu ngành; rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả bao gồm: Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Nghị định số 21/2011/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2011; nghiên cứu bổ sung hành lang pháp lý cho hoạt động mô hình kinh doanh công ty dịch vụ năng lượng (ESCO); các thông tư quy định định mức tiêu hao năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp, công trình xây dựng, giao thông vận tải và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. - Phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng chỉ tiêu tiết kiệm điện theo năm cho địa phương. - Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát, áp dụng chế tài xử phạt đối với các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức không thực hiện các quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. - Chủ trì xây dựng chương trình điện mặt trời áp mái nhà đối với hộ gia đình, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, bệnh viện, trường học (bao gồm chính sách khuyến khích, truyền thông...). - Phối hợp với các cơ quan truyền thông Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam,... tuyên truyền Chỉ thị và chương trình điện mặt trời áp mái. Xem thêm Công văn 7555/VPCP-CN năm 2023 ban hành ngày 30/9/2023.
Hồ sơ cấp giấy phép hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực gồm những thành phần nào?
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương gồm những thành phần nào? Thực hiện thủ tục cấp giấy phép theo trình tự nào? Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực thuộc thẩm quyền cấp của Bộ Công Thương gồm những thành phần nào? Theo tiểu mục 1 Mục 1 Phần 2 Thủ tục hành chính sửa đổi trong lĩnh vực Điện thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 2600/QĐ-BCT năm 2020. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực thuộc thẩm quyền cấp của Bộ Công Thương gồm những thành phần sau: - Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực; - Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận thành lập (đối với các tổ chức không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) của tổ chức đề nghị cấp giấy phép. - Danh sách trích ngang chuyên gia tư vấn đảm nhiệm chức danh chủ nhiệm, chức danh giám sát trưởng và các chuyên gia tư vấn khác; bản sao bằng tốt nghiệp đại học trở lên, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, hợp đồng lao động xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn của các chuyên gia tư vấn. - Tài liệu chứng minh kinh nghiệm của các chuyên gia tư vấn (Quyết định phân công nhiệm vụ, giấy xác nhận của các đơn vị có dự án mà chuyên gia đã thực hiện hoặc các tài liệu có giá trị tương đương). Thực hiện thủ tục cấp giấy phép hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực thuộc thẩm quyền cấp của Bộ Công Thương theo trình tự nào? Theo tiểu mục 1 Mục 1 Phần 2 Thủ tục hành chính sửa đổi trong lĩnh vực Điện thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 2600/QĐ-BCT năm 2020. Thủ tục cấp giấy phép hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực thuộc thẩm quyền cấp của Bộ Công Thương theo trình tự như sau: - Đối với hình thức trực tuyến được thực hiện như sau: + Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép thực hiện đăng ký tài khoản trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương sử dụng tài khoản đã đăng ký để khai báo và gửi hồ sơ trực tuyến; + Trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu và các thông tin liên quan của cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép phải bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu, các thông tin liên quan trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương. Hết thời hạn trên, tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có quyền trả lại hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực; + Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép hoạt động điện lực. - Đối với hình thức không qua trực tuyến được thực hiện như sau: + Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nếu hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ. Trong văn bản thông báo, phải nêu rõ lý do và yêu cầu bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu và các thông tin liên quan để hoàn thiện hồ sơ; + Trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu và các thông tin liên quan của cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép phải bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu, các thông tin liên quan và trả lời bằng văn bản. Hết thời hạn trên, tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có quyền trả lại hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực; + Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép hoạt động điện lực. Tóm lại, để thực hiện thủ tục cấp giấy phép hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương, tổ chức, cá nhân cần chuẩn bị đầy đủ những hồ giấy tờ, tài liệu đã nêu ở trên.
Sửa đổi thủ tục, hồ sơ cấp giấy phép hoạt động điện lực từ ngày 09/6/2023
Ngày 21/4/2023, Bộ Công thương ban hành Thông tư 10/2023/TT-BCT sửa đổi Thông tư 21/2020/TT-BCT ngày 09/9/2020 quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động điện lực. Theo đó, Thông tư 10/2023/TT-BCT sửa đổi thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực sẽ được cấp theo thời hạn của giấy phép cũ trong trường hợp cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép do thay đổi một trong các nội dung ghi trên Giấy phép gồm: tên, địa chỉ trụ sở, phạm vi hoạt động đã được cấp giấy phép. Thay vì theo quy định hiện hành tại Thông tư 21/2020/TT-BCT thì trường hợp thay đổi tên, địa chỉ trụ sở, chuyển giao tài sản, thời hạn giấy phép hoạt động điện lực được cấp theo thời hạn giấy phép cũ. Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực Trường hợp 1: Thay đổi tên hoặc địa chỉ trụ sở của đơn vị theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư Thông tư 21/2020/TT-BCT, hồ sơ bao gồm các nội dung sau: - Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực theo Mẫu 01; Xem và tải Mẫu 01 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/04/26/M%E1%BA%ABu%2001.doc - Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận thành lập (đối với các tổ chức không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) của tổ chức đề nghị cấp giấy phép. Trường hợp 2: Tổ chức đề nghị cấp giấy phép nhận chuyển giao tài sản hoặc giảm bớt một phần phạm vi hoạt động từ đơn vị đã được cấp giấy phép hoạt động điện lực, hồ sơ đề nghị sửa đổi giấy phép hoạt động điện lực bao gồm: - Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực theo Mẫu 01; Xem và tải Mẫu 01 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/04/26/M%E1%BA%ABu%2001.doc - Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận thành lập (đối với các tổ chức không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) của tổ chức đề nghị cấp giấy phép; - Tài liệu chứng minh việc chuyển giao tài sản; tài liệu chứng minh việc chuyển giao nhân sự hoặc tài liệu về đội ngũ trực tiếp quản lý kỹ thuật, quản lý vận hành, chuyên gia tư vấn theo các quy định tương ứng tại khoản 3 Điều 6, khoản 3 Điều 7, khoản 3 Điều 8 và khoản 3 Điều 9 Thông tư 21/2020/TT-BCT trong trường hợp có sự thay đổi nhân sự. (Theo quy định hiện hành hồ sơ trường hợp (2) chỉ áp dụng cho tổ chức đề nghị cấp giấy phép nhận chuyển giao tài sản từ đơn vị đã được cấp giấy phép hoạt động điện lực) Xem chi tiết tại Thông tư 10/2023/TT-BCT có hiệu lực kể từ ngày 09/6/2023.
Tăng mức giá bán lẻ điện bình quân kể từ ngày 03/02/2023
Đây là nội dung được đề cập tại Quyết định 02/2023/QĐ-TTG khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Theo đó, khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện lực và sử dụng điện. Cụ thể, Quyết định 02/2023/QĐ-TTG ban hành khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) như sau: - Mức giá bán lẻ điện bình quân tối thiểu là 1.826,22 đồng/kWh; - Mức giá bán lẻ điện bình quân tối đa là 2.444,09 đồng/kWh. Như vậy, mức giá bán lẻ điện bình quân tăng so với quy định cũ tại Quyết định 34/2017/QĐ-TTg ngày 25/7/2017, cụ thể như sau: - Mức giá bán lẻ điện bình quân tối thiểu tăng 220,03 đồng/kWh (thay vì 1.606,19 đồng/kWh) - Mức giá bán lẻ điện bình quân tối đa tăng 537,67 đồng/kWh (thay vì 1.906,42 đồng/kWh) Khi có biến động lớn về các thông số tính toán khung giá, chi phí sản xuất kinh doanh điện và yêu cầu phân bổ các khoản chi phí chưa được tính vào giá bán lẻ điện bình quân, Bộ Công Thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tính toán, điều chỉnh khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm theo dõi, báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính khi có biến động lớn về các thông số tính toán khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân, chi phí sản xuất kinh doanh điện và cần phân bổ các khoản chi phí chưa được tính vào giá bán lẻ điện bình quân. Xem chi tiết tại Quyết định 02/2023/QĐ-TTG có hiệu lực từ ngày 03/02/2023 và thay thế Quyết định 34/2017/QĐ-TTg. Tham khảo thêm bài viết Giá bán điện trong trường hợp cho sinh viên và người lao động thuê nhà
Bộ Công thương: 06 tiêu chuẩn của Kiểm tra viên điện lực
Bộ Công Thương ban hành Thông tư 42/2022/TT-BCT quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện. Theo đó, quy định về tiêu chuẩn và các trường hợp cấp, thu thẻ Kiểm tra viên điện lực . Kiểm tra viên điện lực là cá nhân thuộc đơn vị truyền tải điện, đơn vị phân phối điện, đơn vị bán buôn điện và đơn vị bán lẻ điện được tập huấn, sát hạch và cấp thẻ Kiểm tra viên điện lực theo quy định tại Thông tư 42/2022/TT-BCT . 06 Tiêu chuẩn Kiểm tra viên điện lực Kiểm tra viên điện lực phải có đủ các tiêu chuẩn sau: (1) Có trình độ trung cấp trở lên về chuyên ngành điện hoặc là công nhân kỹ thuật điện từ bậc 5/7 trở lên. (2) Có thời gian công tác trong lĩnh vực quản lý lưới điện truyền tải, lưới điện phân phối từ 03 năm trở lên đối với Kiểm tra viên điện lực của đơn vị truyền tải điện, đơn vị phân phối điện; có thời gian công tác trong lĩnh vực kinh doanh điện từ 03 năm trở lên đối với Kiểm tra viên điện lực của đơn vị bán buôn điện, đơn vị bán lẻ điện. (3) Đã được tập huấn kiến thức pháp luật về hoạt động điện lực, sử dụng điện và bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện, các tiêu chuẩn, quy trình, quy chuẩn kỹ thuật điện, an toàn điện và có kết quả sát hạch khi kết thúc tập huấn đạt yêu cầu. (4) Có khả năng nghiên cứu, phát hiện, phân tích, tổng hợp và đề xuất biện pháp giải quyết theo chức năng của công tác kiểm tra. (5) Đủ sức khoẻ, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, trung thực, công minh và khách quan. (6) Chưa bị xử lý hình sự hoặc đã bị xử lý hình sự nhưng đã được xóa án tích; chưa bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực hoặc đã được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực theo quy định tại Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Quy định về tập huấn, sát hạch, cấp thẻ, thu hồi thẻ Kiểm tra viên điện lực Đối với các đơn vị truyền tải điện, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện chịu trách nhiệm tổ chức hoặc phân cấp cho các đơn vị trực thuộc tổ chức tập huấn, sát hạch, cấp thẻ Kiểm tra viên điện lực cho công nhân viên của đơn vị mình để thực hiện công tác kiểm tra căn cứ nhu cầu thực tế của đơn vị. Trong đó, nội dung tập huấn, sát hạch do đơn vị xây dựng căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 5. Việc tổ chức sát hạch do đơn vị cấp thẻ quyết định theo tình hình thực tế nhưng không quá 05 năm một lần đối với tất cả các cá nhân trước khi cấp thẻ Kiểm tra viên điện lực (bao gồm cả cấp mới, cấp lại thẻ trong trường hợp thẻ đã cấp sắp hết hoặc hết thời hạn sử dụng). Thẻ Kiểm tra viên điện lực chỉ được cấp (bao gồm cả cấp mới và cấp lại) khi cá nhân đáp ứng tiêu chuẩn Kiểm tra viên điện lực quy định tại Điều 5 Thông tư 42/2022/TT-BCT. Trường hợp cấp lại thẻ Kiểm tra viên điện lực Theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Thông tư 42/2022/TT-BCT , trường hợp cấp lại thẻ Kiểm tra viên điện lực là: - Thẻ Kiểm tra viên điện lực đã cấp sắp hết hoặc hết thời hạn sử dụng; - Khi có sự thay đổi phạm vi, nội dung ghi trong thẻ của cá nhân đã được cấp thẻ; - Thẻ Kiểm tra viên điện lực đã cấp bị mất, bị rách, bị mờ, bị hỏng. Trường hợp phải được thu hồi thẻ Kiểm tra viên điện lực Căn cứ tại khoản 5 Điều 6 Thông tư 42/2022/TT-BCT nêu rõ 04 trường hợp thẻ Kiểm tra viên điện lực phải được thu hồi, bao gồm: - Người được cấp thẻ không còn đáp ứng được một trong các tiêu chuẩn Kiểm tra viên điện lực quy định tại Điều 5 Thông tư này; - Phạm vi, nội dung ghi trong thẻ không còn phù hợp; - Thẻ hết thời hạn sử dụng hoặc bị rách, bị mờ, bị hỏng; - Người được cấp thẻ chuyển công tác hoặc không còn thực hiện nhiệm vụ của Kiểm tra viên điện lực. Đơn vị cấp thẻ Kiểm tra viên điện lực có trách nhiệm thu hồi thẻ Kiểm tra viên điện lực trong các trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 6. Mẫu thẻ và thời hạn sử dụng thẻ Kiểm tra viên điện lực Thẻ Kiểm tra viên điện lực có kích thước 58 mm x 90 mm, mẫu thẻ được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này. - Thẻ Kiểm tra viên điện lực có màu vàng cam. - Thẻ Kiểm tra viên điện lực có thời hạn 05 năm kể từ ngày cấp thẻ. Trường hợp cấp lại thẻ theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 4 Điều 6 Thông tư này, thời hạn thẻ cấp lại theo thời hạn ghi trong thẻ cũ đã cấp. Xem chi tiết tại Thông tư 42/2022/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 16/02/2023 và thay thế Thông tư 27/2013/TT-BCT.
Chậm đóng tiền điện bao nhiêu ngày thì bị cắt?
Theo Điều 23 Luật Điện lực 2004 quy định về thanh toán tiền điện, cụ thể: - Bên mua điện phải thanh toán đủ và đúng thời hạn số tiền điện ghi trong hóa đơn cho bên bán điện theo biểu giá điện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Tiền điện được thanh toán tại trụ sở, nơi ở của bên mua điện hoặc tại địa điểm thuận lợi do hai bên thoả thuận trong hợp đồng mua bán điện. - Bên mua điện chậm trả tiền điện phải trả cả tiền lãi của khoản tiền chậm trả cho bên bán điện. - Bên bán điện thu thừa tiền điện phải hoàn trả cho bên mua điện, kể cả tiền lãi của khoản tiền thu thừa. - Lãi suất của số tiền chậm trả hoặc thu thừa do các bên thoả thuận trong hợp đồng nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay cao nhất của ngân hàng mà bên bán điện có tài khoản ghi trong hợp đồng tại thời điểm thanh toán. - Bên mua điện có quyền yêu cầu bên bán điện xem xét lại số tiền điện phải thanh toán. Khi nhận được yêu cầu của bên mua điện, bên bán điện có trách nhiệm giải quyết trong thời hạn mười lăm ngày. Trường hợp không đồng ý với cách giải quyết của bên bán điện, bên mua điện có thể đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tổ chức việc hoà giải. Trong trường hợp không đề nghị hoà giải hoặc hoà giải không thành, bên mua điện có quyền khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Trong thời gian chờ giải quyết, bên mua điện vẫn phải thanh toán tiền điện và bên bán điện không được ngừng cấp điện. .... Như vậy, bên mua điện phải thanh toán đủ và đúng thời hạn số tiền điện ghi trong hóa đơn cho bên bán điện. Do đó, theo hợp đồng mua bán điện có quy định cụ thể về ngày đóng tiền. Nhưng do anh không ở nhà nên không thể đóng thì phía Điện lực (bán điện) có thể cắt điện khi: Trong trường hợp bên mua điện không trả tiền điện và đã được bên bán điện thông báo hai lần thì sau mười lăm ngày, kể từ ngày thông báo lần đầu tiên, bên bán điện có quyền ngừng cấp điện. Bên bán điện phải thông báo thời điểm ngừng cấp điện cho bên mua điện trước 24 giờ và không chịu trách nhiệm về thiệt hại do việc ngừng cấp điện gây ra (Khoản 9 Điều 1 Luật điện lực sửa đổi 2012); Có thể thấy, nếu bên Điện lực thông báo hai lần thì sau 15 ngày, kể từ ngày thông báo đầu tiên thì sẽ có quyền cắt điện. Anh vui lòng đối chiếu trường hợp của mình với quy định trên.
Nguyên tắc cấp giấy phép và thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực kể từ ngày 26/10/2020
Thông tư 21/2020/TT-BCT có hiệu lực kể từ ngày 26/10/2020 quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động điện lực. Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện lực trong các lĩnh vực: tư vấn chuyên ngành điện lực, phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện phải đảm bảo nguyên tắc cấp giấy phép và thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực như sau: - Trước giai đoạn thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, giấy phép hoạt động điện lực lĩnh vực bán lẻ điện được cấp đồng thời với lĩnh vực phân phối điện, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư 21/2020/TT-BCT. - Đối với đơn vị phát điện đăng ký hoạt động bán lẻ điện, không mua điện từ hệ thống điện quốc gia và có lưới điện để thực hiện hoạt động bán lẻ điện: Giấy phép hoạt động điện lực lĩnh vực bán lẻ điện được cấp đồng thời với lĩnh vực phát điện. - Giấy phép phát điện được cấp cho tổ chức là đơn vị sở hữu nhà máy điện đối với từng nhà máy. - Thời hạn tối đa trong giấy phép hoạt động điện lực cấp cho đơn vị hoạt động điện lực quy định như sau: + Tư vấn chuyên ngành điện lực: 05 năm + Phát điện Nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo danh mục được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: 20 năm Nhà máy điện không thuộc danh mục nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: 10 năm + Truyền tải điện: 20 năm + Phân phối điện: 10 năm + Bán buôn điện, bán lẻ điện: 10 năm - Trường hợp thay đổi tên, địa chỉ trụ sở, chuyển giao tài sản, thời hạn giấy phép hoạt động điện lực được cấp theo thời hạn giấy phép cũ. - Tổ chức, cá nhân đề nghị ̣thời hạn giấy phép hoạt động điện lực ngắn hơn thời hạn quy định tại Khoản 4 Điều 4 Thông tư 21/2020/TT-BCT thì cấp theo thời hạn đề nghi,̣ trừ trường hợp quy định tại Khoản 7 Điều 4 Thông tư 21/2020/TT-BCT. - Căn cứ điều kiện thực tế về hạng mục công trình điện, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực cấp giấy phép hoạt động điện lực có thời hạn ngắn hơn thời hạn quy định tại Khoản 4 Điều 4 Thông tư 21/2020/TT-BCT.
Những điều cần biết khi bị ngưng cung cấp điện?
Tình trạng mất điện không phải là một điều quá xa lạ với người dân, tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài hoặc diễn ra bất ngờ, người dân cần biết những điều sau để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. 1. Thông báo về việc ngừng cung cấp điện Điều 8, Điều 9 Thông tư 22/2020/TT-BTC quy định về trình tự ngừng, giảm mức cung cấp điện trong trường hợp khẩn cấp và không khẩn cấp, trong đó: Khi ngưng cung cấp điện không khẩn cấp: - Trường hợp ngừng, giảm mức cung cấp điện không khẩn cấp, bên bán điện phải thông báo cho bên mua điện biết trước thời điểm ngừng, giảm mức cung cấp điện ít nhất 05 ngày - Thông báo trong 03 ngày liên tiếp trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc các hình thức khác đã được thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện đối với các khách hàng còn lại. Trong đó thời điểm thông báo đầu tiên phải đảm bảo trước thời điểm ngừng, giảm mức cung cấp điện ít nhất 05 ngày. - Trong thời hạn 48 giờ trước thời điểm được thông báo ngưng cung cấp điện, bên mua điện có quyền thỏa thuận thay đổi thời gian ngưng cung cấp. Khi ngưng cung cấp điện khẩn cấp: - Ngưng khẩn cấp trong các trường hợp: + Có sự cố xảy ra trên lưới điện cấp điện cho bên mua điện; sự cố trong hệ thống điện gây mất điện mà bên bán điện không kiểm soát được. + Có nguy cơ gây sự cố, mất an toàn nghiêm trọng cho người, thiết bị và hệ thống điện. + Hệ thống điện thiếu công suất dẫn đến đe dọa an ninh hệ thống điện. + Có sự kiện bất khả kháng. - Sau khi ngắt điện khẩn cấp, bên bán điện có trách nhiệm xác định nguyên nhân, phạm vi ảnh hưởng, thời gian dự kiến cấp điện trở lại và thông báo những thông tin này đến người sư dụng điện trong vòng 24 giờ. 2. Thời hạn giải quyết của người cung cấp điện Khi ngưng cung cấp điện không khẩn cấp: Bên bán điện phải cấp điện trở lại theo đúng thời hạn đã thông báo. Trường hợp thời gian cấp điện trở lại bị chậm so với thời gian đã thông báo từ 01 giờ trở lên, bên bán điện phải thông báo cho khách hàng có sản lượng mua điện trung bình trên 100.000kWh/tháng và khách hàng sử dụng điện quan trọng biết thời gian cấp điện trở lại bằng điện thoại hoặc hình thức thông báo khác do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện. Khi ngưng cung cấp điện khẩn cấp: - Bên bán điện phải ghi đầy đủ thời gian, nguyên nhân, trình tự thao tác ngừng, giảm mức cung cấp điện vào sổ nhật ký công tác hoặc nhật ký vận hành. Thời gian cung cấp điện trở lại tùy thuộc vào dự kiến đã thông báo cho người dân. - Bên bán phải hối hợp với các bên có liên quan khẩn trương khắc phục các nguyên nhân dẫn đến ngừng, giảm mức cung cấp điện khẩn cấp để cấp điện trở lại trong thời gian nhanh nhất. 3. Bồi thường thiệt hại Khoản 3 Điều 27 Luật điện lực 2004 quy định: “3. Trường hợp đơn vị điện lực ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện trái các quy định về ngừng, giảm mức cung cấp điện thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên mua điện theo quy định của pháp luật.” Khi hành vi ngừng, giảm mức cung cấp điện thực hiện trái với các quy định của pháp luật, người dân có thể được bồi thường nếu chứng minh được thiệt hại.
Chủ trọ được thu tiền điện giá cao nhất là bao nhiêu?
Thu tiền điện - Hình minh họa Hiện nay, rất nhiều bạn sinh viên, người lao động lên thành phố học và làm việc. Khi thuê trọ đa số chủ trọ thu tiền điện rất mắc, cao hơn giá điện rất nhiều. Cụ thể, chủ trọ thường thu người thuê trọ 3,5-5k/số điện. Vậy, mức giá điện hợp lý mà chủ trọ có thể thu là bao nhiêu? Để biết được chủ trọ được thu tiền điện bao nhiêu, cần xác định người thuê trọ thỏa thuận sử dụng điện dưới hình thức nào? Trường hợp 1: Sinh viên và người lao động thuê nhà đăng ký tạm trú từ 12 tháng trở lên thì sẽ được đứng tên ký hợp đồng mua bán điện. Người đại diện ký hợp đồng mua bán điện thì Công ty Điện lực sẽ phát hành hóa đơn trực tiếp cho người ở trọ. - Khi đó, giá điện bạn sử dụng sẽ được tính theo các bậc trên bảng giá điện sinh hoạt của công ty điện lực. Điện lực cấp điện tới đồng hồ "cái", còn trang thiết bị khác từ đồng hồ "cái" vô tới từng phòng trọ như dây dẫn, bóng đèn, đồng hồ 'con", táp lô công tắc, cầu chì..v..v... thì bạn sẽ tự trang bị. Thực tế, vì lắp các dây dẫn, bóng đèn, đồng hồ 'con", táp lô công tắc, cầu chì..v..v... khá tốn kém nên ít người thuê chọn cách này. Nhưng nếu xác định thuê trọ lâu dài, thì bạn nên chọn trực tiếp mua điện từ công ty điện lực. Vì giá thành điện rẻ mà bạn có sử dụng lại các thiết bị điện đó khi đến nơi ở mới. Trường hợp 2: Sinh viên và người lao động thuê thuê nhà dưới 12 tháng và chủ nhà không thực hiện kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt của bậc 3: Từ 101 - 200 kWh cho toàn bộ sản lượng điện đo đếm được tại công tơ. Trường hợp chủ nhà kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì Bên bán điện có trách nhiệm cấp định mức cho chủ nhà căn cứ vào sổ tạm trú hoặc chứng từ xác nhận tạm trú của cơ quan Công an quản lý địa bàn; cứ 04 người được tính là một hộ sử dụng điện để tính số định mức áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt, cụ thể: 01 người được tính là 1/4 định mức, 02 người được tính là 1/2 định mức, 03 người được tính là 3/4 định mức, 04 người được tính là 1 định mức. Khi có thay đổi về số người thuê nhà, chủ nhà cho thuê có trách nhiệm thông báo cho bên bán điện để điều chỉnh định mức tính toán tiền điện. Căn cứ vào Khoản 5 Điều 1 Thông tư 25/2018/TT-BCT Bạn có thể căn cứ theo bảng giá điện này để xem giá điện Bảng giá điện sinh hoạt cập nhật ngày 12/09/2020 của EVN Truy cập trang web EVN để có thể tra cứu giá điện thường xuyên Phạt vi phạm hành chính nếu thu tiền điện giá cao hơn quy định Trường hợp nếu chủ nhà trọ thu giá điện cao hơn mức giá quy định thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Khoản khoản 6 Điều 12 Nghị định 134/ 2013/ NĐ-CP quy định Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người cho thuê nhà thu tiền điện của người thuê nhà cao hơn giá quy định trong trường hợp mua điện theo giá bán lẻ điện để phục vụ mục đích sinh hoạt. Phải làm gì khi bị thu tiền điện cao Bước 1: Bạn cần xem mình thuộc trường hợp nào trong hai trường hợp được liệt kê ở trên. Thông thường giá điện của hai trường hợp ở trên cũng không chênh lệch nhau quá nhiều. mức giá điện cao nhất (bậc 6) dùng cho sinh hoạt khi bạn sử dụng từ 401 số trở lên là 2.927 đồng. Nếu bạn là sinh viên và người lao động thì mức số điện sẽ ít hơn nhiều từ khoảng 50-200 số. Thì giá điện ở mức này là 1.7234 đồng (bậc 2) và 2.014 (bậc 3) Bước 2: Gọi vào số: 1900 545454 để báo cáo về vấn đề của bạn. Đây là số tổng đài của Tổng công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh Thông qua tổng đài này, bạn có thể trực tiếp nêu thắc mắc, yêu cầu giải đáp về các hiện tượng mất điện đột ngột, cắt điện (nếu có), yêu cầu gắn mới hoặc di dời điện kế, hỏi về giá điện... cũng như các dịch vụ khác liên quan đến sử dụng điện.
Điều kiện để ký hợp đồng mua điện sinh hoạt
Hiện tại chỉ có quy định về hợp đồng mua bán điện sinh hoạt theo Điều 11 Nghị định 137/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật điện lực và Luật điện lực sửa đổi, theo đó: Bên mua điện phải có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật và có giấy đề nghị mua điện kèm theo bản sao của một trong các giấy tờ sau: Hộ khẩu thường trú, hoặc sổ tạm trú; giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc quyết định phân nhà; hợp đồng mua bán nhà hợp lệ; hợp đồng thuê nhà có thời hạn từ 01 năm trở lên; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (trên đất đã có nhà ở); Hợp đồng ủy quyền quản lý và sử dụng nhà được công chứng hoặc chứng thực;
Đây mới là sự thật dẫn đến cái chết của 2 cháu nhỏ bị điện giật tại Thủ Đức
Chắc rằng, tại thời điểm này chúng ta vẫn chưa hết bàng hoàng và đau lòng trước cái chết của 2 cháu nhỏ bị điện giật tại Thủ Đức. Khu vực xảy ra sự cố, đường dây điện do đơn vị thi công kéo để nằm trên đất - Ảnh: Điện lực cung cấp Cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra để xác định ai phải chịu trách nhiệm cho cái chết của 2 cháu, mọi người đang chờ đợi câu trả lời chính xác từ cơ quan có thẩm quyền… Theo tôi, lỗi thuộc về điện lực và đơn vị thi công là không thể chối cãi, vấn đề chỉ nằm ở chỗ ai sẽ chịu phần lớn trách nhiệm trong vụ này. Song điện lực hay đơn vị thi công chỉ “phạm lỗi phụ” còn “lỗi lớn” dẫn đến cái chết đáng thương của 2 cháu chính là phụ huynh của các cháu. Đấy mới là sự thật mọi người ạ! Giá như phụ huynh quan tâm cho con trẻ của mình thì mọi chuyện đã không như thế! Không thể để trẻ con đi chơi mà thiếu phụ huynh bên cạnh vì trẻ chưa đủ sự hiểu biết để tránh các nguy hiểm. Xã hội ngày càng phát triển thì sự nguy hiểm bên cạnh trẻ thơ càng nhiều, như bắt cóc, tai nạn giao thông, giờ đây là tai nạn điện giật tại công trường… lẽ ra phụ huynh cần ra sức bảo vệ trẻ nhiều hơn từ đầu thì đã không xảy ra chuyện đau lòng này. Qua sự việc đau lòng này cũng là hồi chuông giúp các bậc phụ huynh thức tỉnh, biết quan tâm, bảo vệ con trẻ của mình hơn. Tránh trường hợp sự việc đau lòng xảy ra rồi thì khi đó mới bảo: hồi hay, giá như, nếu thì…
Các mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực điện lực
Các mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực điện lực như sau: Hành vi Mức phạt Hành vi cản trở tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ sửa chữa, thi công công trình điện 1 – 5 triệu đồng Không kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế thiết bị đo đếm điện sau 3 ngày làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu bằng văn bản của bên mua điện 6 – 8 triệu đồng Không tiến hành xử lý sự cố để khôi phục việc cấp điện sau 2 giờ kể từ khi phát hiện hoặc nhận được thông báo của bên mua điện về sự cố lưới điện 6 – 8 triệu đồng Các đơn vị phân phối điện nếu ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện mà không thông báo trước theo quy định 8 – 10 triệu đồng Đơn vị bán lẻ điện nếu không ký hợp đồng mua bán điện sau 7 ngày làm kể từ khi bên mua điện cho mục đích sinh hoạt đã đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định 2 – 6 triệu đồng Tổ chức, người dân nếu gây hư hại, tự ý di chuyển, làm sai lệch hệ thống đo đếm điện (kể cả hòm bảo vệ côngtơ, các niêm phong…). Sử dụng các thiết bị với mục đích gây nhiễu làm hư hại, sai lệch thiết bị truyền số liệu, đo lường, bảo vệ của hệ thống điện 5 – 7 triệu đồng Hành vi cố ý xây dựng mới tổ máy phát điện có công nghệ lạc hậu, hiệu suất thấp mà Thủ tướng Chính phủ quy định không được xây dựng 100 triệu đồng Việc nhập khẩu thiết bị, phương tiện vận tải không tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật, định mức tiêu thụ năng lượng về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với thiết bị, phương tiện vận tải… 160 – 200 triệu đồng Hành vi trộm cắp điện sinh hoạt với số lượng dưới 1.500 kWh 2 – 5 triệu đồng Hành vi trộm cắp điện sinh hoạt với số lượng từ 1.500 kWh đến dưới 3.000 kWh 5 – 10 triệu đồng Hành vi trộm cắp điện sinh hoạt với số lượng từ 3.000kWh đến dưới 4.500 kWh 10 – 15 triệu đồng Hành vi trộm cắp điện sinh hoạt với số lượng từ 4.500 kWh đến dưới 6.000 kWh 15 – 20 triệu đồng Hành vi trộm cắp điện sinh hoạt với số lượng từ 6.000 kWh đến dưới 7.500 kWh 20 – 25 triệu đồng Hành vi trộm cắp điện sinh hoạt với số lượng từ 7.500 kWh đến dưới 9.000 kWh 25 – 30 triệu đồng Hành vi trộm cắp điện sinh hoạt với số lượng từ 9.000 kWh đến dưới 10.500 kWh 30 – 35 triệu đồng Hành vi trộm cắp điện sinh hoạt với số lượng từ 10.500 kWh đến dưới 12.000 kWh 35 – 40 triệu đồng Hành vi trộm cắp điện sinh hoạt với số lượng từ 12.000 kWh đến dưới 13.500 kWh 40 – 45 triệu đồng Hành vi trộm cắp điện sinh hoạt với số lượng từ 13.500 kWh đến dưới 20.000 kWh 45 – 50 triệu đồng Các mức xử phạt trên được đề cập tại dự thảo Nghị định về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực điện lực, bao gồm cả lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả… Rất mong nhận được sự quan tâm góp ý, đánh giá và bình luận từ thành viên Dân Luật.