Hoãn phiên phúc thẩm xét kháng cáo của mẹ nữ sinh giao gà
TTO - Theo chủ tọa, bị cáo Vì Thị Thu bị truy tố khung hình phạt cao nhất là tử hình nên phải có người bào chữa. Tại tòa, luật sư của bị cáo vắng mặt lần đầu, có lý do chính đáng nên HĐXX quyết định hoãn phiên tòa. Sáng 15-6, TAND cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa phúc thẩm xét kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm của bị cáo Trần Thị Hiền (44 tuổi, mẹ nữ sinh giao gà bị cưỡng bức, sát hại ở Điện Biên) về tội mua bán trái phép chất ma túy. Tại tòa, bị cáo Trần Thị Hiền gầy hơn so với phiên tòa sơ thẩm. Vừa bước vào tòa, bà Hiền ngoái tìm người thân, vẫy tay chào chồng và con gái đang ngồi phía dưới. Các bị cáo Vì Văn Toán (37 tuổi, chồng Thu), Lường Văn Hùng (38 tuổi) và Bùi Văn Công (44 tuổi) là ba bị cáo không kháng cáo, cũng không có kháng nghị nhưng được triệu tập đến tòa với tư cách người làm chứng. Đây cũng chính là ba trong số những bị cáo bị cáo buộc tội bắt cóc, cưỡng bức rồi sát hại con gái bà Hiền. Bước vào phần thủ tục, VKS đề nghị hoãn phiên tòa do luật sư của bị cáo Vì Thị Thu vắng mặt và có đơn xin hoãn phiên tòa. VKS cho hay bị cáo Thu bị truy tố khung hình phạt đến tử hình nên bắt buộc phải có luật sư bào chữa. Sau ít phút hội ý, HĐXX quyết định hoãn phiên tòa. Theo chủ tọa, bị cáo Thu bị truy tố khung hình phạt cao nhất là tử hình nên phải có người bào chữa. Tại tòa, luật sư của bị cáo vắng mặt lần đầu, có lý do chính đáng. Thời gian mở lại phiên tòa sẽ được thông báo sau. Trước đó, hồi tháng 11- 2019, bị cáo Hiền bị tòa sơ thẩm tuyên phạt 20 năm tù về tội mua bán trái phép chất ma túy. Sau sơ thẩm, bà Hiền cùng Vì Thị Thu (bị tuyên án chung thân) có đơn kháng cáo kêu oan. Trong đơn kháng cáo, bà Hiền cho rằng không phạm tội như bản án sơ thẩm quy kết do không quen và không tham gia buôn ma túy với các bị cáo khác. Hồ sơ vụ án cho thấy giữa tháng 5-2017, Công đi xe máy đến nhà Hiền để hỏi mua gà. Tại đây, bị cáo Hiền hỏi Công "có heroin bán không", nếu có thì mua bốn bánh. Hai bên thống nhất giá mua là 160 triệu đồng/bánh. Sau cuộc thương lượng, Công đến nhà Thu đặt mua bốn bánh heroin với giá 150 triệu đồng/bánh. Ít ngày sau, bà Hiền đến hỏi Công có heroin chưa và được bị cáo này trả lời "chỉ có hai bánh thôi". Hiền nhất trí và bảo khi nào có thì gọi điện thoại hẹn đến khu vực nghĩa trang xã Thanh Hưng giao hàng. Tại khu vực nghĩa trang, Công gọi điện thoại cho bà Hiền. Bà Hiền nhận hàng, bỏ vào chiếc làn treo trên xe máy rồi đưa túi màu xanh chứa 290 triệu đồng cho Công, xin nợ lại 30 triệu đồng. Toàn bộ việc mua bán hai bánh heroin giữa Công và Hiền có sự chứng kiến của Hùng. Mua bán ma túy xong, Hiền quay xe hướng về UBND xã Thanh Hưng, Công và Hùng mang 290 triệu đồng đi trả cho Thu, xin nợ lại 10 triệu đồng. Cơ quan tố tụng xác định Hiền là người đặt vấn đề và trực tiếp giao dịch hai bánh heroin với Công, Thu là người tìm mua hai bánh heroin về bán cho Công, Vì Văn Toán (chồng của Thu) giúp sức tích cực. Quá trình xét xử sơ thẩm, bà Hiền liên tục kêu oan, cho rằng bị các bị cáo khác đổ tội. "Nếu tôi bán ma túy thì có chết cũng không hối hận, vì đó là cái chết trắng. Bọn chúng do nghiện ma túy nên bắt cóc, hiếp dâm, giết con tôi", bị cáo Hiền nói. Bị cáo cho rằng Công và Hùng âm mưu sát hại con gái rồi đổ tội cho mình nên lời khai của họ không đầy đủ, không thống nhất về số tiền. Theo Tuổi trẻ
Chủ mưu khai người mẹ biết con gái đi giao gà bị bắt cóc: Căn cứ nào để khởi tố?
Đến thời điểm hiện tại, vụ án nữ sinh ở Điện Biên bị giết khi đang đi giao gà vẫn gây chấn động đối với dư luận, tuy nhiên vấn đề càng trở nên gây bức xúc khi Chủ mưu Vì Văn Toán nói bà Hiền biết con gái đi giao gà bị bắt cóc. (Xem thêm: TẠI ĐÂY) Trước đó, [Vnexpress] Theo Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên (Sùng A Hồng), nếu bà Trần Thị Hiền báo tin con gái bị bắt cóc chứ không phải mất tích thì việc cứu cô gái "rất đơn giản". Theo ông Hồng, trong quá trình phá án, mẹ nạn nhân là bà Trần Thị Hiền liên tục gây khó khăn cho cơ quan điều tra. Là người đầu tiên biết con gái bị nhóm người nghiện bắt cóc để gây sức ép do mình không trả nợ tiền mua ma tuý nhưng bà lại không báo trung thực với cảnh sát mà "chỉ nói con gái đi giao gà và mất tích". Về vấn đề này có thể phân tích như sau: Trường hợp biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong các trường hợp được quy định tại điều 390 BLHS. Điều 390 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội không tố giác tội phạm: 1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 14 của Bộ luật này đang được chuẩn bị hoặc một trong các tội phạm quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt. Tuy nhiên để kết tội này phải đáp ứng đầy đủ Các yếu tố cấu thành tội không tố giác tội phạm được phân tích như sau: * Mặt chủ quan: Người thực hiện hành vi có lỗi cố ý. * Mặt khách quan: Có hành vi không báo cho cơ quan có thẩm quyền về việc một tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà mình biết rõ. – Tội phạm đang chuẩn bị: Là trường hợp người phạm tội đang tiến hành tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết khác để thực hiện tội phạm. – Tội phạm đang thực hiện: Là trường hợp người phạm tội đang thực hiện các hành vi phạm tội mà chưa hoàn thành tội phạm đó – Tội phạm đã được thực hiện: Là trường hợp người phạm tội đã thực hiện xong những hành vi cấu thành của một tội phạm. * Khách thể: Làm ảnh hưởng đến hoạt động giải quyết vụ án của cơ quan tiến hành tố tụng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm. * Chủ thể: Là người có năng lực trách nhiệm hình sự. Chú ý: - Tội phạm mà người phạm tội biết rõ là đang chuẩn bị, đang hoặc đã thực hiện phải là một trong các tội phạm được quy định tại Điều 389 Bộ luật Hình sự, đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội phạm này. Những tội phạm khác dù biêt rõ đã chuẩn bị, đã hoặc đang thực hiện mà không tố giác thì cũng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này. - Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự Trường hợp không đủ căn cứ để kết luận bà Hiền biết việc nhóm của Toán bắt cóc con gái nên không xử lý về hành vi không tố giác tội phạm. Phía Công an tỉnh Điện Biên xác định không đủ căn cứ để kết luận bà Hiền biết việc nhóm của Toán bắt cóc con gái nên không xử lý về hành vi không tố giác tội phạm.
Toàn bộ tin mới nhất trong phiên xét xử sơ thẩm vụ nữ sinh giao gà bị sát hại ở Điện Biên
Hàng trăm cảnh sát siết chặt an ninh tại nơi xét xử nhóm sát thủ giết nữ sinh giao gà Lực lượng an ninh đã có mặt tại sân vận động Điện Biên Phủ để duy trì an ninh trước giờ diễn ra phiên xét xử khoảng 2 tiếng đồng hồ. Hôm nay (26/12), TAND tỉnh Điện Biên đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án Cao Mỹ Duyên bị bắt cóc, hiếp dâm, sát hại. Phiên xét xử diễn ra lưu động tại sân vận động Điện Biên Phủ, có sức chứa lên đến khoảng 10 ngàn người. Dự kiến phiên xét xử sẽ bắt đầu lúc 8h sáng cùng ngày và diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 26/12 đến ngày 28/12. Đích thân Chánh án TAND tỉnh Điện Biên, ông Phạm Văn Nam sẽ đảm nhiệm vai trò thẩm phán, chủ tọa phiên tòa trong phiên xét xử vụ án đặc biệt nghiêm trọng này. Ghi nhận của PV trong sáng 26/12, lực lượng an ninh cùng chó nghiệp vụ đã có mặt tại sân vận động Điện Biên Phủ để duy trì an ninh trước giờ diễn ra phiên xét xử khoảng 2 tiếng đồng hồ. Chó nghiệp vụ được đưa đến phục vụ công tác an ninh tại phiên xét xử Đại diện bị hại Cao Mỹ Duyên là bố và chị gái có mặt tham dự phiên xét xử từ rất sớm 7h15 sáng cùng ngày, một số chiếc xe chuyên dụng chở phạm nhân của Công an tỉnh Điện Biên đã tiến vào khu vực sân vận động. Đến thời điểm này, người dân theo dõi phiên toà vẫn chưa được phép tiến vào khu vực xét xử bên trong sân vận động. Lực lượng an ninh duy trì trật tự cho biết sẽ cho phép người dân tiến vào quảng trường sân vận động khi nhận được sự đồng ý từ phía HĐXX. Khoảng 7h15, xe chuyên dụng chở phạm nhân tiến vào sân vận động Cũng trong khoảng thời gian này, đại diện phía bị hại Cao Mỹ Duyên là bố và chị gái đã có mặt tại khu vực xét xử để tham dự phiên toà. Theo Báo Dân Việt Mình sẽ tiếp tục cập nhật khi có thông tin mới nhất... Bị cáo vụ sát hại nữ sinh giao gà khai bị ép cung HĐXX đề nghị cách ly Vì Văn Toán, Bùi Văn Công, Vương Văn Hùng, Phạm Văn Nhiệm, Lường Văn Hùng và Lường Văn Lả. Các bị cáo Cầm Văn Chương, Phạm Văn Dũng và Bùi Kim Thu là những người đầu tiên trả lời thẩm vấn. Trả lời chủ tọa, Cầm Văn Chương khai bị cáo biết mình bị truy tố tội Hiếp dâm với khung hình phạt tù 12 năm, 20 năm hoặc chung thân. Chương thừa nhận từ năm 2014, bị cáo nghiện ma túy nhưng sau đó thì bỏ. Bị cáo thường xuyên vào bản để mua ma túy. Chương nói quen Công do bố mẹ 2 bên cùng làm việc với nhau. "Bị cáo duy nhất một lần vào xây cho Công nhà bếp và khu vệ sinh nên quen anh ta", Chương khai và trả lời ngày 4/2, anh ta đến nhà Vì Văn Toán mua hồng phiến rồi sử dụng ngay tại đây. Hôm đó, bị cáo thấy Công đang ở nhà Toán. Nói về cáo buộc của VKS, Chương nói anh ta suy nghĩ rất nhiều về cáo trạng cũng như bản kết luận điều tra trước đó. Ngay lập tức, chủ tọa yêu cầu kiểm sát viên xét hỏi để làm rõ tội danh đã cáo buộc. Nhìn về phía công tố viên, Chương nói ngày mới bị bắt tạm giam, anh ta bị điều tra viên dùng dùi cui điện và đánh đập. “Ai là người đánh đập bị cáo?”, trả lời đại diện VKS, Chương nói không nhớ tên điều tra viên nhưng cam đoan về những lời khai của mình tại tòa hôm nay. Chương cũng thừa nhận chính tay anh ta viết các bản tự khai nhưng “viết do bị ép theo lời khai đầu tiên”. Bị cáo nghĩ sao về lời khai các đồng phạm nói bị cáo có hành vi hiếp dâm nạn nhân Duyên? Nghe VKS liên tiếp truy vấn, Chương khai anh ta không rõ. Công tố viên tiếp tục trích dẫn các tài liệu, chứng cứ thể hiện Chương đã khai chính xác trang phục, hoàn cảnh khi xảy ra tội phạm. Lúc này, bị cáo im lặng. Theo Báo Dân Việt
Bắt mẹ của thiếu nữ giao gà bị sát hại ở Điện Biên
Cảnh sát xác định bà Hiền là một mắt xích quan trọng trong đường dây buôn ma tuý lớn ở Điện Biên. Ngày 25/5, Công an tỉnh Điện Biên cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam bà Trần Thị Hiền (44 tuổi, trú huyện Điện Biên) để làm rõ hành vi mua bán trái phép chất ma tuý. Bà Hiền là mẹ thiếu nữ đi giao gà bị cưỡng bức, sát hại ở Điện Biên hồi đầu năm. "Bà Hiền là một mắt xích quan trọng trong đường dây mua bán trái phép chất ma tuý ở tỉnh Điện Biên. Hiện chưa có căn cứ xác định bà này liên quan đến cái chết của con gái", vị lãnh đạo Công an tỉnh nói. Vụ án bắt cóc, cưỡng bức và sát hại thiếu nữ đi giao gà chiều 30 Tết ở Điện Biên gây rúng động. Kết quả điều tra xác định, Vì Văn Toán nói với cả nhóm rằng mẹ nữ sinh nợ hắn tiền nên nhờ bắt cóc con gái và giữ lại ít ngày để gây sức ép đòi tiền. Toán hứa trả công đầy đủ bằng tiền và ma tuý nên cả nhóm đồng ý. Sau khi lên kế hoạch, cả nhóm cùng bắt cóc và cưỡng bức nạn nhân. Chiều cùng ngày, thấy sức khỏe của nữ sinh yếu dần, cả nhóm tìm cách bịt đầu mối và phi tang xác nạn nhân ở căn nhà hoang... Cảnh sát hiện đã khởi tố 9 bị can để điều tra vụ án này. Nguồn: VnExpress Xem thêm: >>> Nghị quyết hướng dẫn các tội về hiếp dâm, cưỡng dâm, dâm ô, giao cấu >>> Danh sách các trường đủ điều kiện tổ chức thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học
Đăng thông tin không đúng sự thật bị xử phạt như thế nào?
Mới đây, trên một số trang mạng xã hội đăng tải thông tin về việc tại cơ quan điều tra, Vì Văn Toán khai bà Trần Thị Hiền (mẹ nữ sinh Cao Mỹ Duyên) trước đây cùng làm ăn và nợ 300 triệu. Sau khi ra tù, Toán thuê Bùi Văn Công và 5 đối tượng khác “bắt cóc” để gây áp lực, buộc trả nợ. Tuy nhiên, sự việc không mong muốn xảy ra. Trước những thông tin trên, bà Trần Thị Hiền tỏ ra rất bức xúc về những điều này. Bà Hiền nói, “từ trước tới nay tôi chưa hề gặp các đối tượng này cũng như vay của ai bất cứ đồng nào. Nguồn tin: VietNamNet Và còn nhiều trường hợp hơn thế nữa việc đưa thông tin thất thiệt diễn ra một cách tràn lan với nhiều mục đích khác nhau. Vậy pháp luật quy định như thế nào về các trường hợp này? Điều 21 Hiến pháp 2013 quy định mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình. Luật Công nghệ thông tin, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự cũng có những quy định về vấn đề này. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong lĩnh vực dân sự: Căn cứ Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân và quy định tại Điều 584, từ Điều 589 đến Điều 592 Bộ luật Dân sự về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, thì cá nhân bị xâm phạm có quyền yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, yêu cầu đính chính, xin lỗi công khai và bồi thường thiệt hại. Về xử phạt hành chính: Khoản 3, Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP xử phạt VPHC trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin quy định, Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân; Xử lý hình sự: Nếu xác định được chính xác người tung tin đồn thất thiệt và tin đồn đó có tính chất vu khống thì theo quy định tại Điều 156 BLHS 2015 có thể phạt tù từ 3 tháng đến 7 năm về tội Vu khống. Ngoài ra, Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Cá nhân khi danh dự, nhân phẩm của mình bị xâm hại cần có đơn khiếu nại gửi đến đơn vị này hoặc cơ quan công an nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình
Vụ giết, hiếp nữ sinh ở Điện Biên: Căn cứ để định khung hình phạt
>>> Khi nào giết người đang mang thai được xem là tình tiết tăng nặng TNHS? Đến giờ vụ án giết, xâm hại nữ sinh ở Điện Biên khiến cộng đồng chưa hết bàng hoàng bởi mức độ nghiêm trọng cùng những hành vi vô cùng man rợ. Mặc dù trong những vụ án có đồng phạm, các bị cáo đều bị truy tố về một tội danh như nhau nhưng trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội thì các bị cáo có vai trò khác nhau, tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội khác nhau, nhân thân và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của các bị cáo khác nhau thì mức hình phạt cũng khác nhau để đảm bảo nguyên tắc công bằng, cá biệt hóa vai trò trong đồng phạm. Cụ thể: Vai trò của đồng phạm trong vụ án: - Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm. - Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. - Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. - Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. Tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm được xem xét trên các yếu tố như: – Hành vi (hành động hay không hành động); – Tội phạm được thực hiện dưới hình thức gì (một người đồng phạm hay tội phạm có tổ chức); – Giai đoạn thực hiện tội phạm (chuẩn bị phạm tội hay phạm tội chưa đạt hay tội phạm hoàn thành); – Thủ đoạn thực hiện tội phạm, hoàn cảnh, địa điểm, thời gian phạm tội… – Hậu quả thiệt hại; – Hình thức lỗi, mức độ lỗi, mục đích, động cơ phạm tội… -... Xem xét nhân thân người phạm tội: Những đặc điểm mang tính chất pháp lý và được quy định là những tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trong hình phạt (như phạm tội lần đầu hay đã có tiền án, tiền sự, tái phạm hay tái phạm nguy hiểm, có tính chất chuyên nghiệp hay không; là ngươi chưa thành niên hay người đã thành niên; có thái độ ăn năn hối cải,...) Những đặc điểm có quan hệ đến ý thức chính trị, ý thức lao động, trình độ nhận thức, hiểu biết của người phạm tội (như thành phần, quá trình hoạt động chính trị – xã hội, trình độ văn hoá, nghề nghiệp…), Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ được quy định cụ thể tại điều 51, 52 Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung 2017 Như vậy căn cứ vào những nội dung nêu trên các đối tượng trong vụ án sẽ những có quyết định hình phạt tương ứng với hành vi của mình.
Hot: Chân dung nghi phạm sát hại nữ sinh ở Điện Biên
Theo tin từ trang BẢO VỆ PHÁP LUẬT thì Công an tỉnh Điện Biên đã có thông tin chính thức về vụ sát hại nữ sinh viên Cao Mỹ Duyên (SN 1997) ở Đội 5, xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên. Theo đó đối tượng chính của vụ án đã bị bắt. Đến ngày 10/2/2019, Công an tỉnh Điện Biên đã bắt giữ đối tượng Vương Văn Hùng (SN 1984) trú tại khối Tân Thủy, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên. XEM THÊM TIN MỚI NHẤT VỀ VỤ ÁN HIẾP DÂM, GIẾT NỮ SINH GIAO GÀ Theo thông tin mà Ban chuyên án cung cấp, vào khoảng 18h30p ngày 4/2 (tức 30 Tết), con gái chị Trần Thị Hiền (SN 1975) trú tại Đội 5, xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên là Cao Mỹ Duyên (SN 1997, cùng trú tại địa chỉ trên, hiện đang là sinh viên trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên) có sử dụng xe máy BKS 27H1 - 7407 chở 13 con gà đi giao cho một người khách lạ tại khu vực C13, phường Thanh Trường, TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Sau khi Duyên đi khoảng 2 tiếng đồng hồ, gia đình đã nhiều lần gọi điện nhưng Duyên không nghe máy, sau đó điện thoại cũng bị tắt nên gia đình đã đến cơ quan Công an trình báo. Sau khi nhận được tin báo, Ban Giám đốc Công an tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh, Công an các huyện, Công an TP Điện Biên Phủ tổ chức truy tìm. Đến 9h sáng ngày 6/2 (tức mùng 2 Tết) phát hiện chiếc xe máy của Cao Mỹ Duyên dùng để chở gà tại khu vực Đội 18, xã Noong Luống, huyện Điện Biên. Đến 10h30p ngày 7/2 (tức mùng 3 Tết) tiếp tục phát hiện thi thể nạn nhân Cao Mỹ Duyên tại ngôi nhà hoang trước cổng Công ty Công trình giao thông thuộc khu vực Đội 11, xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Qua khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi cơ quan Công an xác định nạn nhân Cao Mỹ Duyên bị chết do siết cổ. Xác định đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng gây chấn động dư luận, Công an tỉnh Điện Biên đã xác lập chuyên án 219D, tập trung tối đa lực lượng phối hợp với Cục Cảnh sát hình sự, Cục Kỹ thuật nghiệp vụ, Viện Khoa học hình sự Bộ Công an sử dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ khẩn trương tiến hành điều tra làm rõ.
Hoãn phiên phúc thẩm xét kháng cáo của mẹ nữ sinh giao gà
TTO - Theo chủ tọa, bị cáo Vì Thị Thu bị truy tố khung hình phạt cao nhất là tử hình nên phải có người bào chữa. Tại tòa, luật sư của bị cáo vắng mặt lần đầu, có lý do chính đáng nên HĐXX quyết định hoãn phiên tòa. Sáng 15-6, TAND cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa phúc thẩm xét kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm của bị cáo Trần Thị Hiền (44 tuổi, mẹ nữ sinh giao gà bị cưỡng bức, sát hại ở Điện Biên) về tội mua bán trái phép chất ma túy. Tại tòa, bị cáo Trần Thị Hiền gầy hơn so với phiên tòa sơ thẩm. Vừa bước vào tòa, bà Hiền ngoái tìm người thân, vẫy tay chào chồng và con gái đang ngồi phía dưới. Các bị cáo Vì Văn Toán (37 tuổi, chồng Thu), Lường Văn Hùng (38 tuổi) và Bùi Văn Công (44 tuổi) là ba bị cáo không kháng cáo, cũng không có kháng nghị nhưng được triệu tập đến tòa với tư cách người làm chứng. Đây cũng chính là ba trong số những bị cáo bị cáo buộc tội bắt cóc, cưỡng bức rồi sát hại con gái bà Hiền. Bước vào phần thủ tục, VKS đề nghị hoãn phiên tòa do luật sư của bị cáo Vì Thị Thu vắng mặt và có đơn xin hoãn phiên tòa. VKS cho hay bị cáo Thu bị truy tố khung hình phạt đến tử hình nên bắt buộc phải có luật sư bào chữa. Sau ít phút hội ý, HĐXX quyết định hoãn phiên tòa. Theo chủ tọa, bị cáo Thu bị truy tố khung hình phạt cao nhất là tử hình nên phải có người bào chữa. Tại tòa, luật sư của bị cáo vắng mặt lần đầu, có lý do chính đáng. Thời gian mở lại phiên tòa sẽ được thông báo sau. Trước đó, hồi tháng 11- 2019, bị cáo Hiền bị tòa sơ thẩm tuyên phạt 20 năm tù về tội mua bán trái phép chất ma túy. Sau sơ thẩm, bà Hiền cùng Vì Thị Thu (bị tuyên án chung thân) có đơn kháng cáo kêu oan. Trong đơn kháng cáo, bà Hiền cho rằng không phạm tội như bản án sơ thẩm quy kết do không quen và không tham gia buôn ma túy với các bị cáo khác. Hồ sơ vụ án cho thấy giữa tháng 5-2017, Công đi xe máy đến nhà Hiền để hỏi mua gà. Tại đây, bị cáo Hiền hỏi Công "có heroin bán không", nếu có thì mua bốn bánh. Hai bên thống nhất giá mua là 160 triệu đồng/bánh. Sau cuộc thương lượng, Công đến nhà Thu đặt mua bốn bánh heroin với giá 150 triệu đồng/bánh. Ít ngày sau, bà Hiền đến hỏi Công có heroin chưa và được bị cáo này trả lời "chỉ có hai bánh thôi". Hiền nhất trí và bảo khi nào có thì gọi điện thoại hẹn đến khu vực nghĩa trang xã Thanh Hưng giao hàng. Tại khu vực nghĩa trang, Công gọi điện thoại cho bà Hiền. Bà Hiền nhận hàng, bỏ vào chiếc làn treo trên xe máy rồi đưa túi màu xanh chứa 290 triệu đồng cho Công, xin nợ lại 30 triệu đồng. Toàn bộ việc mua bán hai bánh heroin giữa Công và Hiền có sự chứng kiến của Hùng. Mua bán ma túy xong, Hiền quay xe hướng về UBND xã Thanh Hưng, Công và Hùng mang 290 triệu đồng đi trả cho Thu, xin nợ lại 10 triệu đồng. Cơ quan tố tụng xác định Hiền là người đặt vấn đề và trực tiếp giao dịch hai bánh heroin với Công, Thu là người tìm mua hai bánh heroin về bán cho Công, Vì Văn Toán (chồng của Thu) giúp sức tích cực. Quá trình xét xử sơ thẩm, bà Hiền liên tục kêu oan, cho rằng bị các bị cáo khác đổ tội. "Nếu tôi bán ma túy thì có chết cũng không hối hận, vì đó là cái chết trắng. Bọn chúng do nghiện ma túy nên bắt cóc, hiếp dâm, giết con tôi", bị cáo Hiền nói. Bị cáo cho rằng Công và Hùng âm mưu sát hại con gái rồi đổ tội cho mình nên lời khai của họ không đầy đủ, không thống nhất về số tiền. Theo Tuổi trẻ
Chủ mưu khai người mẹ biết con gái đi giao gà bị bắt cóc: Căn cứ nào để khởi tố?
Đến thời điểm hiện tại, vụ án nữ sinh ở Điện Biên bị giết khi đang đi giao gà vẫn gây chấn động đối với dư luận, tuy nhiên vấn đề càng trở nên gây bức xúc khi Chủ mưu Vì Văn Toán nói bà Hiền biết con gái đi giao gà bị bắt cóc. (Xem thêm: TẠI ĐÂY) Trước đó, [Vnexpress] Theo Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên (Sùng A Hồng), nếu bà Trần Thị Hiền báo tin con gái bị bắt cóc chứ không phải mất tích thì việc cứu cô gái "rất đơn giản". Theo ông Hồng, trong quá trình phá án, mẹ nạn nhân là bà Trần Thị Hiền liên tục gây khó khăn cho cơ quan điều tra. Là người đầu tiên biết con gái bị nhóm người nghiện bắt cóc để gây sức ép do mình không trả nợ tiền mua ma tuý nhưng bà lại không báo trung thực với cảnh sát mà "chỉ nói con gái đi giao gà và mất tích". Về vấn đề này có thể phân tích như sau: Trường hợp biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong các trường hợp được quy định tại điều 390 BLHS. Điều 390 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội không tố giác tội phạm: 1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 14 của Bộ luật này đang được chuẩn bị hoặc một trong các tội phạm quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt. Tuy nhiên để kết tội này phải đáp ứng đầy đủ Các yếu tố cấu thành tội không tố giác tội phạm được phân tích như sau: * Mặt chủ quan: Người thực hiện hành vi có lỗi cố ý. * Mặt khách quan: Có hành vi không báo cho cơ quan có thẩm quyền về việc một tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà mình biết rõ. – Tội phạm đang chuẩn bị: Là trường hợp người phạm tội đang tiến hành tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết khác để thực hiện tội phạm. – Tội phạm đang thực hiện: Là trường hợp người phạm tội đang thực hiện các hành vi phạm tội mà chưa hoàn thành tội phạm đó – Tội phạm đã được thực hiện: Là trường hợp người phạm tội đã thực hiện xong những hành vi cấu thành của một tội phạm. * Khách thể: Làm ảnh hưởng đến hoạt động giải quyết vụ án của cơ quan tiến hành tố tụng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm. * Chủ thể: Là người có năng lực trách nhiệm hình sự. Chú ý: - Tội phạm mà người phạm tội biết rõ là đang chuẩn bị, đang hoặc đã thực hiện phải là một trong các tội phạm được quy định tại Điều 389 Bộ luật Hình sự, đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội phạm này. Những tội phạm khác dù biêt rõ đã chuẩn bị, đã hoặc đang thực hiện mà không tố giác thì cũng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này. - Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự Trường hợp không đủ căn cứ để kết luận bà Hiền biết việc nhóm của Toán bắt cóc con gái nên không xử lý về hành vi không tố giác tội phạm. Phía Công an tỉnh Điện Biên xác định không đủ căn cứ để kết luận bà Hiền biết việc nhóm của Toán bắt cóc con gái nên không xử lý về hành vi không tố giác tội phạm.
Toàn bộ tin mới nhất trong phiên xét xử sơ thẩm vụ nữ sinh giao gà bị sát hại ở Điện Biên
Hàng trăm cảnh sát siết chặt an ninh tại nơi xét xử nhóm sát thủ giết nữ sinh giao gà Lực lượng an ninh đã có mặt tại sân vận động Điện Biên Phủ để duy trì an ninh trước giờ diễn ra phiên xét xử khoảng 2 tiếng đồng hồ. Hôm nay (26/12), TAND tỉnh Điện Biên đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án Cao Mỹ Duyên bị bắt cóc, hiếp dâm, sát hại. Phiên xét xử diễn ra lưu động tại sân vận động Điện Biên Phủ, có sức chứa lên đến khoảng 10 ngàn người. Dự kiến phiên xét xử sẽ bắt đầu lúc 8h sáng cùng ngày và diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 26/12 đến ngày 28/12. Đích thân Chánh án TAND tỉnh Điện Biên, ông Phạm Văn Nam sẽ đảm nhiệm vai trò thẩm phán, chủ tọa phiên tòa trong phiên xét xử vụ án đặc biệt nghiêm trọng này. Ghi nhận của PV trong sáng 26/12, lực lượng an ninh cùng chó nghiệp vụ đã có mặt tại sân vận động Điện Biên Phủ để duy trì an ninh trước giờ diễn ra phiên xét xử khoảng 2 tiếng đồng hồ. Chó nghiệp vụ được đưa đến phục vụ công tác an ninh tại phiên xét xử Đại diện bị hại Cao Mỹ Duyên là bố và chị gái có mặt tham dự phiên xét xử từ rất sớm 7h15 sáng cùng ngày, một số chiếc xe chuyên dụng chở phạm nhân của Công an tỉnh Điện Biên đã tiến vào khu vực sân vận động. Đến thời điểm này, người dân theo dõi phiên toà vẫn chưa được phép tiến vào khu vực xét xử bên trong sân vận động. Lực lượng an ninh duy trì trật tự cho biết sẽ cho phép người dân tiến vào quảng trường sân vận động khi nhận được sự đồng ý từ phía HĐXX. Khoảng 7h15, xe chuyên dụng chở phạm nhân tiến vào sân vận động Cũng trong khoảng thời gian này, đại diện phía bị hại Cao Mỹ Duyên là bố và chị gái đã có mặt tại khu vực xét xử để tham dự phiên toà. Theo Báo Dân Việt Mình sẽ tiếp tục cập nhật khi có thông tin mới nhất... Bị cáo vụ sát hại nữ sinh giao gà khai bị ép cung HĐXX đề nghị cách ly Vì Văn Toán, Bùi Văn Công, Vương Văn Hùng, Phạm Văn Nhiệm, Lường Văn Hùng và Lường Văn Lả. Các bị cáo Cầm Văn Chương, Phạm Văn Dũng và Bùi Kim Thu là những người đầu tiên trả lời thẩm vấn. Trả lời chủ tọa, Cầm Văn Chương khai bị cáo biết mình bị truy tố tội Hiếp dâm với khung hình phạt tù 12 năm, 20 năm hoặc chung thân. Chương thừa nhận từ năm 2014, bị cáo nghiện ma túy nhưng sau đó thì bỏ. Bị cáo thường xuyên vào bản để mua ma túy. Chương nói quen Công do bố mẹ 2 bên cùng làm việc với nhau. "Bị cáo duy nhất một lần vào xây cho Công nhà bếp và khu vệ sinh nên quen anh ta", Chương khai và trả lời ngày 4/2, anh ta đến nhà Vì Văn Toán mua hồng phiến rồi sử dụng ngay tại đây. Hôm đó, bị cáo thấy Công đang ở nhà Toán. Nói về cáo buộc của VKS, Chương nói anh ta suy nghĩ rất nhiều về cáo trạng cũng như bản kết luận điều tra trước đó. Ngay lập tức, chủ tọa yêu cầu kiểm sát viên xét hỏi để làm rõ tội danh đã cáo buộc. Nhìn về phía công tố viên, Chương nói ngày mới bị bắt tạm giam, anh ta bị điều tra viên dùng dùi cui điện và đánh đập. “Ai là người đánh đập bị cáo?”, trả lời đại diện VKS, Chương nói không nhớ tên điều tra viên nhưng cam đoan về những lời khai của mình tại tòa hôm nay. Chương cũng thừa nhận chính tay anh ta viết các bản tự khai nhưng “viết do bị ép theo lời khai đầu tiên”. Bị cáo nghĩ sao về lời khai các đồng phạm nói bị cáo có hành vi hiếp dâm nạn nhân Duyên? Nghe VKS liên tiếp truy vấn, Chương khai anh ta không rõ. Công tố viên tiếp tục trích dẫn các tài liệu, chứng cứ thể hiện Chương đã khai chính xác trang phục, hoàn cảnh khi xảy ra tội phạm. Lúc này, bị cáo im lặng. Theo Báo Dân Việt
Bắt mẹ của thiếu nữ giao gà bị sát hại ở Điện Biên
Cảnh sát xác định bà Hiền là một mắt xích quan trọng trong đường dây buôn ma tuý lớn ở Điện Biên. Ngày 25/5, Công an tỉnh Điện Biên cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam bà Trần Thị Hiền (44 tuổi, trú huyện Điện Biên) để làm rõ hành vi mua bán trái phép chất ma tuý. Bà Hiền là mẹ thiếu nữ đi giao gà bị cưỡng bức, sát hại ở Điện Biên hồi đầu năm. "Bà Hiền là một mắt xích quan trọng trong đường dây mua bán trái phép chất ma tuý ở tỉnh Điện Biên. Hiện chưa có căn cứ xác định bà này liên quan đến cái chết của con gái", vị lãnh đạo Công an tỉnh nói. Vụ án bắt cóc, cưỡng bức và sát hại thiếu nữ đi giao gà chiều 30 Tết ở Điện Biên gây rúng động. Kết quả điều tra xác định, Vì Văn Toán nói với cả nhóm rằng mẹ nữ sinh nợ hắn tiền nên nhờ bắt cóc con gái và giữ lại ít ngày để gây sức ép đòi tiền. Toán hứa trả công đầy đủ bằng tiền và ma tuý nên cả nhóm đồng ý. Sau khi lên kế hoạch, cả nhóm cùng bắt cóc và cưỡng bức nạn nhân. Chiều cùng ngày, thấy sức khỏe của nữ sinh yếu dần, cả nhóm tìm cách bịt đầu mối và phi tang xác nạn nhân ở căn nhà hoang... Cảnh sát hiện đã khởi tố 9 bị can để điều tra vụ án này. Nguồn: VnExpress Xem thêm: >>> Nghị quyết hướng dẫn các tội về hiếp dâm, cưỡng dâm, dâm ô, giao cấu >>> Danh sách các trường đủ điều kiện tổ chức thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học
Đăng thông tin không đúng sự thật bị xử phạt như thế nào?
Mới đây, trên một số trang mạng xã hội đăng tải thông tin về việc tại cơ quan điều tra, Vì Văn Toán khai bà Trần Thị Hiền (mẹ nữ sinh Cao Mỹ Duyên) trước đây cùng làm ăn và nợ 300 triệu. Sau khi ra tù, Toán thuê Bùi Văn Công và 5 đối tượng khác “bắt cóc” để gây áp lực, buộc trả nợ. Tuy nhiên, sự việc không mong muốn xảy ra. Trước những thông tin trên, bà Trần Thị Hiền tỏ ra rất bức xúc về những điều này. Bà Hiền nói, “từ trước tới nay tôi chưa hề gặp các đối tượng này cũng như vay của ai bất cứ đồng nào. Nguồn tin: VietNamNet Và còn nhiều trường hợp hơn thế nữa việc đưa thông tin thất thiệt diễn ra một cách tràn lan với nhiều mục đích khác nhau. Vậy pháp luật quy định như thế nào về các trường hợp này? Điều 21 Hiến pháp 2013 quy định mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình. Luật Công nghệ thông tin, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự cũng có những quy định về vấn đề này. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong lĩnh vực dân sự: Căn cứ Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân và quy định tại Điều 584, từ Điều 589 đến Điều 592 Bộ luật Dân sự về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, thì cá nhân bị xâm phạm có quyền yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, yêu cầu đính chính, xin lỗi công khai và bồi thường thiệt hại. Về xử phạt hành chính: Khoản 3, Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP xử phạt VPHC trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin quy định, Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân; Xử lý hình sự: Nếu xác định được chính xác người tung tin đồn thất thiệt và tin đồn đó có tính chất vu khống thì theo quy định tại Điều 156 BLHS 2015 có thể phạt tù từ 3 tháng đến 7 năm về tội Vu khống. Ngoài ra, Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Cá nhân khi danh dự, nhân phẩm của mình bị xâm hại cần có đơn khiếu nại gửi đến đơn vị này hoặc cơ quan công an nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình
Vụ giết, hiếp nữ sinh ở Điện Biên: Căn cứ để định khung hình phạt
>>> Khi nào giết người đang mang thai được xem là tình tiết tăng nặng TNHS? Đến giờ vụ án giết, xâm hại nữ sinh ở Điện Biên khiến cộng đồng chưa hết bàng hoàng bởi mức độ nghiêm trọng cùng những hành vi vô cùng man rợ. Mặc dù trong những vụ án có đồng phạm, các bị cáo đều bị truy tố về một tội danh như nhau nhưng trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội thì các bị cáo có vai trò khác nhau, tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội khác nhau, nhân thân và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của các bị cáo khác nhau thì mức hình phạt cũng khác nhau để đảm bảo nguyên tắc công bằng, cá biệt hóa vai trò trong đồng phạm. Cụ thể: Vai trò của đồng phạm trong vụ án: - Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm. - Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. - Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. - Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. Tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm được xem xét trên các yếu tố như: – Hành vi (hành động hay không hành động); – Tội phạm được thực hiện dưới hình thức gì (một người đồng phạm hay tội phạm có tổ chức); – Giai đoạn thực hiện tội phạm (chuẩn bị phạm tội hay phạm tội chưa đạt hay tội phạm hoàn thành); – Thủ đoạn thực hiện tội phạm, hoàn cảnh, địa điểm, thời gian phạm tội… – Hậu quả thiệt hại; – Hình thức lỗi, mức độ lỗi, mục đích, động cơ phạm tội… -... Xem xét nhân thân người phạm tội: Những đặc điểm mang tính chất pháp lý và được quy định là những tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trong hình phạt (như phạm tội lần đầu hay đã có tiền án, tiền sự, tái phạm hay tái phạm nguy hiểm, có tính chất chuyên nghiệp hay không; là ngươi chưa thành niên hay người đã thành niên; có thái độ ăn năn hối cải,...) Những đặc điểm có quan hệ đến ý thức chính trị, ý thức lao động, trình độ nhận thức, hiểu biết của người phạm tội (như thành phần, quá trình hoạt động chính trị – xã hội, trình độ văn hoá, nghề nghiệp…), Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ được quy định cụ thể tại điều 51, 52 Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung 2017 Như vậy căn cứ vào những nội dung nêu trên các đối tượng trong vụ án sẽ những có quyết định hình phạt tương ứng với hành vi của mình.
Hot: Chân dung nghi phạm sát hại nữ sinh ở Điện Biên
Theo tin từ trang BẢO VỆ PHÁP LUẬT thì Công an tỉnh Điện Biên đã có thông tin chính thức về vụ sát hại nữ sinh viên Cao Mỹ Duyên (SN 1997) ở Đội 5, xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên. Theo đó đối tượng chính của vụ án đã bị bắt. Đến ngày 10/2/2019, Công an tỉnh Điện Biên đã bắt giữ đối tượng Vương Văn Hùng (SN 1984) trú tại khối Tân Thủy, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên. XEM THÊM TIN MỚI NHẤT VỀ VỤ ÁN HIẾP DÂM, GIẾT NỮ SINH GIAO GÀ Theo thông tin mà Ban chuyên án cung cấp, vào khoảng 18h30p ngày 4/2 (tức 30 Tết), con gái chị Trần Thị Hiền (SN 1975) trú tại Đội 5, xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên là Cao Mỹ Duyên (SN 1997, cùng trú tại địa chỉ trên, hiện đang là sinh viên trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên) có sử dụng xe máy BKS 27H1 - 7407 chở 13 con gà đi giao cho một người khách lạ tại khu vực C13, phường Thanh Trường, TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Sau khi Duyên đi khoảng 2 tiếng đồng hồ, gia đình đã nhiều lần gọi điện nhưng Duyên không nghe máy, sau đó điện thoại cũng bị tắt nên gia đình đã đến cơ quan Công an trình báo. Sau khi nhận được tin báo, Ban Giám đốc Công an tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh, Công an các huyện, Công an TP Điện Biên Phủ tổ chức truy tìm. Đến 9h sáng ngày 6/2 (tức mùng 2 Tết) phát hiện chiếc xe máy của Cao Mỹ Duyên dùng để chở gà tại khu vực Đội 18, xã Noong Luống, huyện Điện Biên. Đến 10h30p ngày 7/2 (tức mùng 3 Tết) tiếp tục phát hiện thi thể nạn nhân Cao Mỹ Duyên tại ngôi nhà hoang trước cổng Công ty Công trình giao thông thuộc khu vực Đội 11, xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Qua khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi cơ quan Công an xác định nạn nhân Cao Mỹ Duyên bị chết do siết cổ. Xác định đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng gây chấn động dư luận, Công an tỉnh Điện Biên đã xác lập chuyên án 219D, tập trung tối đa lực lượng phối hợp với Cục Cảnh sát hình sự, Cục Kỹ thuật nghiệp vụ, Viện Khoa học hình sự Bộ Công an sử dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ khẩn trương tiến hành điều tra làm rõ.