Điều lệ công ty là gì? Ai có quyền thay đổi Điều lệ công ty?
Điều lệ công ty được ví như “Hiến pháp” của một doanh nghiệp, quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của các thành viên, cơ cấu tổ chức, hoạt động kinh doanh và các vấn đề pháp lý khác của công ty. (1) Điều lệ công ty là gì? Theo khoản 1 Điều 24 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định, Điều lệ công ty bao gồm Điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp và Điều lệ được sửa đổi, bổ sung trong quá trình hoạt động. Theo đó, các nội dung chủ yếu có trong Điều lệ công ty bao gồm: - Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; tên, địa chỉ chi nhánh và văn phòng đại diện (nếu có); - Ngành, nghề kinh doanh; - Vốn điều lệ; tổng số cổ phần, loại cổ phần và mệnh giá từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần; - Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ sở hữu công ty, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần. Phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh. Số cổ phần, loại cổ phần, mệnh giá từng loại cổ phần của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần; - Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; của cổ đông đối với công ty cổ phần; - Cơ cấu tổ chức quản lý; - Số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; phân chia quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật trong trường hợp công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật; - Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ; - Căn cứ và phương pháp xác định tiền lương, thù lao, thưởng của người quản lý và Kiểm soát viên; - Trường hợp thành viên, cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần đối với công ty cổ phần; - Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh; - Trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty; - Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty. Như vậy, có thể thấy, Điều lệ công ty là một văn bản pháp lý quan trọng, không chỉ là cơ sở để đăng ký doanh nghiệp mà còn là khung pháp lý điều chỉnh hoạt động của công ty trong suốt quá trình hoạt động. Ngoài ra, Điều lệ công ty còn có vai trò như có vai trò như xương sống của một công ty, nó giúp xác định quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của các thành viên, cổ đông, từ đó tạo ra sự minh bạch và ổn định trong quản lý và vận hành công ty. (2) Ai có quyền thay đổi Điều lệ công ty? Tùy theo loại hình công ty là công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên, hai thành viên hay công ty cổ phần, công ty hợp danh mà quyền thay đổi, bổ sung Điều lệ công ty cũng có sự khác nhau. Cụ thể: Công ty TNHH một thành viên Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 76 Luật Doanh nghiệp 2020, chủ sở hữu công ty là người có quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty. Công ty TNHH hai thành viên Theo quy định tại điểm k khoản 2 Điều 55 Luật Doanh nghiệp 2020, Hội đồng thành viên của công ty TNHH hai thành viên trở lên có quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty. Công ty cổ phần Theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 138 Luật Doanh nghiệp 2020, Đại hội đồng cổ đông của công ty cổ phần có quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty. Công ty hợp danh Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 182 Luật Doanh nghiệp 2020, Hội đồng thành viên của công ty hợp danh có quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty. Ngoài ra, khi Điều lệ công ty được thay đổi, bổ sung thì phải bao gồm họ, tên và chữ ký của những người sau đây: - Chủ tịch Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh; - Chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu hoặc người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; - Người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty cổ phần. Bởi vì mỗi loại hình công ty có cơ chế và chủ thể khác nhau nên quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ cũng được quy định khác nhau, điều này góp phần đảm bảo tính linh hoạt và phù hợp với cấu trúc tổ chức của từng loại hình doanh nghiệp.
Công ty cổ phần thay đổi ngành nghề kinh doanh có cần Quyết định của Đại hội đồng cổ đông?
Công ty cổ phần muốn thay đổi ngành nghề kinh doanh thì cần phải thực hiện những thủ tục gì? Quyết định của Đại hội đồng cổ đông có vai trò như thế nào trong quá trình này? (1) Công ty cổ phần thay đổi ngành nghề kinh doanh có cần Quyết định của Đại hội đồng cổ đông? Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 24 Luật Doanh nghiệp 2020, ngành nghề kinh doanh của một doanh nghiệp sẽ được thể hiện rõ trong Điều lệ của công ty, và công ty cổ phần cũng không ngoại lệ. Cùng với đó, tại khoản 4 Điều 24 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định, Điều lệ công ty được sửa đổi, bổ sung phải bao gồm họ, tên và chữ ký của người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty cổ phần. Ngoài ra, tại Điều 138 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định, Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần. Theo đó, Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nghĩa vụ sau đây: - Thông qua định hướng phát triển của công ty; - Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần; - Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên; - Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ hoặc một giá trị khác; - Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; - Thông qua báo cáo tài chính hằng năm; - Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại; - Xem xét, xử lý vi phạm của thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty; - Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty; - Quyết định ngân sách hoặc tổng mức thù lao, thưởng và lợi ích khác cho Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; - Phê duyệt quy chế quản trị nội bộ; quy chế hoạt động Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; - Phê duyệt danh sách công ty kiểm toán độc lập; quyết định công ty kiểm toán độc lập thực hiện kiểm tra hoạt động của công ty, bãi miễn kiểm toán viên độc lập khi xét thấy cần thiết; - Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. Như vậy, trong số các quyền trên, khi thay đổi Điều lệ công ty thì Đại hội đồng cổ đông có vai trò ra quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty. Điều này đồng nghĩa với việc khi công ty cổ phần muốn thay đổi về ngành nghề kinh doanh được quy định trong Điều lệ công ty thì phải thông qua và cần có Quyết định của Đại hội đồng cổ đông. (2) Thủ tục thông báo thay đổi ngành nghề kinh doanh đối với công ty cổ phần Theo quy định tại Điều 56 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, trường hợp thay đổi ngành, nghề kinh doanh, công ty cổ phần gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm các giấy tờ sau đây: - Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký; - Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi ngành, nghề kinh doanh. Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và điều kiện tiếp cận thị trường đối với các ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư, cập nhật thông tin về ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Mọi thành viên của công ty TNHH đều có quyền yêu cầu triệu tập cuộc họp HĐTV trong trường hợp nào?
Theo quy định pháp luật thì mọi thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên đều được yêu cầu triệu tập cuộc họp Hội đồng thành viên trong trường hợp nào? Tất cả thành viên của công ty TNHH đều có quyền yêu cầu triệu tập cuộc họp Hội đồng thành viên trong trường hợp nào? Căn cứ theo quy định tại Điều 49 Luật Doanh nghiệp 2020 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 7 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022) về quyền của thành viên công ty như sau: Trường hợp công ty có một thành viên sở hữu trên 90% vốn điều lệ và Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật Doanh nghiệp 2020 thì nhóm thành viên còn lại đương nhiên có các quyền sau: + Yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên để giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền; + Kiểm tra, xem xét, tra cứu sổ ghi chép và theo dõi các giao dịch, sổ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm; + Kiểm tra, xem xét, tra cứu và sao chụp sổ đăng ký thành viên, biên bản họp, nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên và tài liệu khác của công ty; + Yêu cầu Tòa án hủy bỏ nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày kết thúc họp Hội đồng thành viên, nếu trình tự, thủ tục, điều kiện cuộc họp hoặc nội dung nghị quyết, quyết định đó không thực hiện đúng hoặc không phù hợp với quy định của Luật này và Điều lệ công ty. Như vậy, trong trường hợp công ty TNHH hai thành viên trở lên có một thành viên sở hữu trên 90% vốn điều lệ và Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác nhỏ hơn 10% số vốn điều lệ để có quyền yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên thì nhóm thành viên còn lại đương nhiên có quyền yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên để giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền. Báo cáo tài chính hằng năm của công ty có bắt buộc phải được thông qua bằng biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên không? Căn cứ theo Điều 59 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên như sau: - Hội đồng thành viên thông qua nghị quyết, quyết định thuộc thẩm quyền bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định. - Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì nghị quyết, quyết định về các vấn đề sau đây phải được thông qua bằng biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên: - Sửa đổi, bổ sung nội dung Điều lệ công ty; - Quyết định phương hướng phát triển công ty; - Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; - Thông qua báo cáo tài chính hằng năm; - Tổ chức lại, giải thể công ty. Theo đó, báo cáo tài chính hằng năm của công ty TNHH hai thành viên trở lên bắt buộc phải được thông qua bằng biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên. Và theo quy định tại khoản 3 Điều 59 Luật Doanh nghiệp 2020 thì trường hợp Điều lệ công ty không có quy định một tỷ lệ khác, nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua tại cuộc họp trong trường hợp sau đây: (1) Được các thành viên dự họp sở hữu từ 65% tổng số vốn góp của tất cả thành viên dự họp trở lên tán thành, trừ trường hợp (2); (2) Được các thành viên dự họp sở hữu từ 75% tổng số vốn góp của tất cả thành viên dự họp trở lên tán thành đối với nghị quyết, quyết định bán tài sản có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; tổ chức lại, giải thể công ty. Như vậy, trong trường hợp công ty TNHH hai thành viên trở lên có một thành viên sở hữu trên 90% vốn điều lệ và Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác nhỏ hơn 10% số vốn điều lệ để có quyền yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên thì nhóm thành viên còn lại đương nhiên có quyền yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên để giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền.
Thành viên góp vốn công ty hợp danh có quyền biểu quyết sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty không?
Công ty hợp danh có 02 loại thành viên là thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh là bắt buộc phải có còn thành viên góp vốn không có cũng được, tuỳ công ty. Vậy theo quy định thì thành viên vốn có quyền biểu quyết sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty không? Thành viên góp vốn công ty hợp danh có quyền biểu quyết sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty không? Theo khoản 1 Điều 187 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định về quyền của thành viên góp vốn của công ty hợp danh như sau: - Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết tại Hội đồng thành viên về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung các quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn, về tổ chức lại, giải thể công ty và nội dung khác của Điều lệ công ty có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ; - Được chia lợi nhuận hằng năm tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp trong vốn điều lệ của công ty; - Được cung cấp báo cáo tài chính hằng năm của công ty; có quyền yêu cầu Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên hợp danh cung cấp đầy đủ và trung thực thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của công ty; xem xét sổ kế toán, biên bản, hợp đồng, giao dịch, hồ sơ và tài liệu khác của công ty; - Chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác; - Nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác tiến hành kinh doanh ngành, nghề kinh doanh của công ty; - Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách để thừa kế, tặng cho, thế chấp, cầm cố và các hình thức khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty; trường hợp chết thì người thừa kế thay thế thành viên đã chết trở thành thành viên góp vốn của công ty; - Được chia một phần giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp trong vốn điều lệ công ty khi công ty giải thể hoặc phá sản; - Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. Như vậy, theo quy định thì thành viên góp công ty hợp danh có quyền tham gia họp, thảo luận và biểu quyết tại Hội đồng thành viên về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty. Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty hợp danh chỉ được thông qua khi nào? Theo khoản 3 Điều 182 Luật Doanh nghiệp 2020 thì Hội đồng thành viên của công ty hợp danh có quyền quyết định tất cả công việc kinh doanh của công ty. Nếu Điều lệ công ty không quy định thì quyết định các vấn đề sau đây phải được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh tán thành: - Định hướng, chiến lược phát triển công ty; - Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; - Tiếp nhận thêm thành viên mới; - Chấp thuận thành viên hợp danh rút khỏi công ty hoặc quyết định khai trừ thành viên; - Quyết định dự án đầu tư; - Quyết định việc vay và huy động vốn dưới hình thức khác, cho vay với giá trị từ 50% vốn điều lệ của công ty trở lên, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn; - Quyết định mua, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn vốn điều lệ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn; - Thông qua báo cáo tài chính hằng năm, tổng số lợi nhuận được chia và số lợi nhuận chia cho từng thành viên; - Quyết định giải thể; yêu cầu phá sản công ty. Như vậy, việc quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty chỉ được thực hiện, thông qua khi ít nhất 3/4 tổng số thành viên hợp danh tán thành nếu như Điều lệ công ty không có quy định hoặc có quy định khác.
Hợp đồng thi công ký giữa bản thân và công ty do mình làm đại diện được không?
Xin được Luất sư giải đáp hợp đồng thi công ký giữa bản thân và công ty do mình làm đại diện có được không?
Thay đổi thông tin trong Điều lệ doanh nghiệp
Cho mình xin hỏi vấn đề này với ạ: Đối với doanh nghiệp thì Điều lệ công ty điều chỉnh sau giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có phù hợp không ạ? Cụ thể là công ty thay đổi người đại diện theo pháp luật và thành viên góp vốn. Mình xin cảm ơn.
Sửa đổi Điều lệ công ty thì có cần chữ ký của các thành viên góp vốn?
Theo quy định tại điểm k khoản 2 Điều 55 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty TNHH 2 thành viên trở lên thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên. Đồng thời tại điểm c khoản 4 Điều 24 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định Điều lệ công ty của công ty TNHH 2 thành viên trở lên khi được sửa đổi, bổ sung phải bao gồm họ, tên và chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty. Theo quy định nói trên thì khi công ty TNHH 2 thành viên trở lên khi sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty chỉ bao gồm họ, tên và chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty chứ không bắt buộc tất cả thành viên góp vốn phải ký vào. Ngoài ra, theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 59 Luật Doanh nghiệp 2020 thì nghị quyết, quyết định về vấn để sửa đổi, bổ sung nội dung Điều lệ công ty phải được thông qua bằng biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác. Như vậy: - Nếu Điều lệ công ty có quy định khi sửa đổi, bổ sung nội dung Điều lệ công ty cần tất cả các thành viên góp vốn ký vào bản Điều lệ này thì bắt buộc tất cả các thành viên góp vốn phải ký vào; - Nếu Điều lệ công ty không có quy định khác thì không bắt buộc tất cả các thành viên góp vốn phải ký vào.
Thay đổi điều lệ Công ty Cổ phần có cần phải thông báo với Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền?
Về vấn đề thay đổi điều lệ Công ty Cố Phần có cần phải thông báo với Cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay không? Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu quy định pháp luật liên quan nhé! Theo Điểm c Khoản 1 và Khoản 3 Điều 31 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về nghĩa vụ thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp như sau: “Điều 31. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp 1. Doanh nghiệp phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi một trong những nội dung sau đây: [...] c) Nội dung khác trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. [...] 3. Công ty cổ phần phải thông báo bằng văn bản đến Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi đối với cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài được đăng ký trong sổ đăng ký cổ đông của công ty. [...]” Theo đó, Khoản 2 Điều 22 Luật doanh nghiệp 2020 có quy định về thành phần hồ sơ đăng ký kinh doanh công ty cổ phần bao gồm Điều lệ công ty: “Điều 22. Hồ sơ đăng ký công ty cổ phần [...] 2. Điều lệ công ty. [...]” Theo Điểm a Khoản 2 Điều 63 Nghị định 01/2020/NĐ-CP về cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh là Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư: “Điều 63. Cập nhật, bổ sung thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp [...] 2. Doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện việc cập nhật, bổ sung thông tin trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Luật Doanh nghiệp, như sau: [...] b) Trường hợp doanh nghiệp chỉ cập nhật, bổ sung các thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp mà không làm thay đổi nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và không thuộc các trường hợp thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quy định tại các điều từ Điều 56 đến Điều 60 Nghị định này thì doanh nghiệp gửi thông báo đề nghị cập nhật, bổ sung thông tin đăng ký doanh nghiệp đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Phòng Đăng ký kinh doanh bổ sung thông tin vào hồ sơ của doanh nghiệp, cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. [...]” Như vậy, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp có bao gồm Điều lệ, khi thay đổi Điều lệ sẽ làm thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Mà việc thay đổi này không làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nên khi thay đổi Điều lệ, doanh nghiệp cần tiến hành thực hiện thông báo đề nghị cập nhật, bổ sung thông tin đăng ký doanh nghiệp đến Phòng đăng ký kinh doanh (thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư) nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Bài tập luật Doanh nghiệp về điều lệ công ty
Chào luật sư em là sinh viên em có bài tập như sau em mong luật sư giúp đỡ Công ty cổ phần xây dựng Minh Tâm có 8 cổ đông là cá nhân và 4 cổ đông là tổ chức đang họp bàn và dự kiến quy định trong Điều lệ công ty một số vấn đề như sau: a/ Công ty chỉ có cổ phần phổ thông, không có cổ phần ưu đãi; b/ Cơ cấu tổ chức của Công ty gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc; c/ Hội đồng quản trị có 13 thành viên và thành viên Hội đồng quản trị không nhất thiết là cổ đông. Căn cứ Luật Doanh nghiệp 2020, đối với mỗi vấn đề trên Công ty có thể quyết định như vậy hay không? Có phân tích giải thích cụ thể
Ủy quyền không căn cứ vào điều lệ Công ty đúng không?
Xi hỏi Luật sư: Tôi mới nhận chức vụ Giám đốc công ty CP có vốn chi phối của nhà nước. Ông Chủ tịch HĐQT làm giấy ủy quyền cho tôi để hoạt động ký kết các hợp đồng sản xuất kinh doanh nhưng không căn cứ Điều lệ của Công ty có đúng không ? (Ông nói: Điều lệ chỉ lưu hành nội bộ)
Áp dụng Điều lệ công ty hay Luật Doanh nghiệp khi xảy ra tranh chấp
>>> Điều lệ công ty là gì? Trong lĩnh vực doanh nghiệp, cùng với những quy định pháp luật điều chỉnh các vấn đề có liên quan đến doanh nghiệp mà doanh nghiệp luôn phải chấp hành thì “điều lệ công ty” là một trong những văn bản quan trọng nhất trong việc điều hành và quản lý doanh nghiệp. Về cơ bản, điều lệ công ty được xem là bản thỏa thuận giữa các thành viên/chủ sở hữu công ty với nhau để ghi nhận những nguyên tắc về cách thức hoạt động, quản lý hay giải thể doanh. Điều lệ công ty là một tài liệu bắt buộc phải có trong hồ sơ đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp, được lưu trong hồ sơ công ty và lưu tại phòng đăng kí kinh doanh. Như vậy, giá trị của điều lệ có thể được xem như là “luật” riêng của từng doanh nghiệp. Trước đây, theo khoản 16 Điều 22 luật cũ (Luật doanh nghiệp 2005) có quy định nội dung điều lệ công ty có thể bao gồm: “Các nội dung khác do thành viên, cổ đông thoả thuận nhưng không được trái với quy định của pháp luật.” Tuy nhiên, Luật doanh nghiệp 2005 đã hết hiệu lực và đến Luật doanh nghiệp 2014 hiện nay không còn đề cập đến nội dung quy định này. Thay vào đó, tại khoản 1 Điều 25 Luật doanh nghiệp 2014 chỉ quy định về các nội dung chủ yếu trong điều lệ công ty. Tính tự quyết của doanh nghiệp nghiệp thông qua điều lệ được thể hiện rất rõ trong nhiều điều khoản mở của Luật Doanh nghiệp năm 2014 với các nội dung như: “theo quy định của Điều lệ công ty”, trừ trường hợp Điều lệ Công ty có quy định khác”;… Điều 50. Quyền của thành viên (Công ty TNHH hai thành viên trở lên) … 6. Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ, tặng cho và cách khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty. 8. Trừ trường hợp quy định tại khoản 9 Điều này, thành viên, nhóm thành viên sở hữu từ 10% số vốn điều lệ trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định còn có thêm các quyền sau đây: … Điều 56. Hội đồng thành viên (Công ty TNHH hai thành viên trở lên) 2. Hội đồng thành viên có các quyền và nghĩa vụ sau đây: d) Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và chuyển giao công nghệ; thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; … Điều 112. Thanh toán cổ phần đã đăng ký mua khi đăng ký doanh nghiệp (Công ty cổ phần) 2. Trong thời hạn từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến ngày cuối cùng phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua quy định tại khoản 1 Điều này, số phiếu biểu quyết của các cổ đông được tính theo số cổ phần phổ thông đã được đăng ký mua, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác. … Điều 162. Hợp đồng, giao dịch phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận (Công ty cổ phần) 2. Hội đồng quản trị chấp thuận các hợp đồng và giao dịch có giá trị nhỏ hơn 35% tổng giá trị tài sản doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính, gần nhất hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty. … Điều 176. Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh (Công ty hợp danh) 1. Thành viên hợp danh có các quyền sau đây: a) Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết về các vấn đề của công ty; mỗi thành viên hợp danh có một phiếu biểu quyết hoặc có số phiếu biểu quyết khác quy định tại Điều lệ công ty; … Câu hỏi đặt ra, trong trường hợp điều lệ công ty quy định khác với quy định của Luật doanh nghiệp thì sao? Lấy ví dụ: với quy định tại khoản 1 Điều 162 Luật doanh nghiệp 2014, pháp luật cho phép Hội đồng quản trị chấp thuận các hợp đồng và giao dịch có giá trị nhỏ hơn 35% tổng giá trị tài sản doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính, gần nhất hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty. Hiểu theo nội dung câu chữ luật định thì điều lệ công ty được quy định về một tỷ lệ tài sản nhỏ hơn và đảm bảo trong phạm vi không quá 35%. Như vậy, nếu trường hợp điều lệ lại quy định tỷ lệ lớn hơn 35% thì sao? Lúc này, doanh nghiệp phải áp dụng văn bản nào mới đúng. Luật doanh nghiệp là một bộ phận của văn bản quy phạm pháp luật. Do đó, để xác định xem nên áp dụng Luật doanh nghiệp hay điều lệ công ty, chúng ta cần phân tích khoản 1 Điều 155 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định về hiệu lực về không gian: Điều 155. Hiệu lực về không gian 1. Văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước ở trung ương có hiệu lực trong phạm vi cả nước và được áp dụng đối với mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân trừ trường hợp văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên có thẩm quyền hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác. Theo đó, Luật doanh nghiệp có hiệu lực áp dụng trong phạm vi cả nước và đương nhiên Luật có giá trị pháp lý cao hơn điều lệ công ty và sẽ áp dụng theo Luật doanh nghiệp nếu trong trường hợp Luật và điều lệ công ty có quy định khác nhau. Kết luận: Trong trường hợp pháp luật có cho phép doanh nghiệp được quyền tự quyết đối với một số vấn đề nhất định. Xong, quyền tự quyết của doanh nghiệp vẫn phải đảm bảo tuân thủ trong phạm vi giới hạn của luật.
Điều lệ công ty có thể được coi là "hợp đồng" hay "luật" của công ty, của các chủ sở hữu công ty. Điều lệ công ty do các bên tự lập nhưng có nội dung không được trái với các quy định của Luật Doanh nghiệp. Việc xác lập, hủy bỏ và thay thế điều lệ của công ty phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Điều lệ công ty là một tài liệu bắt buộc phải có trong hồ sơ đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp, được lưu trong hồ sơ công ty và lưu tại phòng đăng kí kinh doanh. Nguyên tắc xây dựng Điều lệ công ty: - Không được trái pháp luật - Không được xâm phạm đến lợi ích của bên thứ ba - Tự nguyện và thỏa thuận trong giới hạn pháp luật quy định Khi soạn thảo điều lệ công ty, cần chú ý làm rõ một số nội dung sau: - Thể thức thông qua quyết định của từng cơ quan trong cơ cấu tổ chức quản lí, nguyên tắc giải quyết tranh chấp giữa các thành viên - Nguyên tắc định giá doanh nghiệp - Những trường hợp thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp, các tỷ lệ áp dụng cho các trường hợp triệu tập cuộc họp, thông qua các nghị quyết, quyền triệu tập họp Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông - Các trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lí tài sản công ty, thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty. Và Điều lệ công ty phải có các nội dung chủ yếu sau đây: a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; tên, địa chỉ chi nhánh và văn phòng đại diện (nếu có); b) Ngành, nghề kinh doanh; c) Vốn điều lệ; tổng số cổ phần, loại cổ phần và mệnh giá từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần; d) Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch và các đặc điểm cơ bản khác của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ sở hữu công ty, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần; phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh; số cổ phần, loại cổ phần, mệnh giá cổ phần từng loại của cổ đông sáng lập; đ) Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; của cổ đông đối với công ty cổ phần; e) Cơ cấu tổ chức quản lý; g) Người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần; h) Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ; i) Căn cứ và phương pháp xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho người quản lý và Kiểm soát viên; k) Những trường hợp thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần đối với công ty cổ phần; l) Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh; m) Các trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty; n) Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty. Lưu ý khi lập Điều lệ công ty: - Điều lệ công ty là một hợp đồng nhiều bên dựa trên nguyên tắc tự nguyện, thỏa thuận để quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên, tổ chức quản lý, hoạt động của công ty - Điều lệ không được trái với quy định của pháp luật - Điều lệ phải có đủ các nội dung chủ yếu quy định tại Điều 25 Luật doanh nghiệp 2014 cho phép tự thỏa thuận trong Điều lệ, nhưng các thỏa thuận này không vượt quá giới hạn “trần” và “sàn” và có thể quy định một số nội dung khác như giải quyết tranh chấp, thanh lý tài sản... - Khi áp dụng các điều khoản của Điều lệ công ty, trong trường hợp pháp luật có quy định khác với nội dung các điều khoản của điều lệ đó thì các điều khoản đó của Điều lệ công ty đương nhiên vô hiệu và Công ty luôn phải thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành. Trong một số trường hợp cụ thể, nếu công ty muốn sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty thì được thực hiện sửa đổi, bổ sung theo quy định pháp luật. Pháp luật hiện nay cũng đồng thời quy định, trong điều lệ sửa đổi, bổ sung của công ty phải có họ, tên và chữ ký của người có thẩm quyền theo quy định.
Hiệu lực giữa thỏa thuận hợp đồng và điều lệ công ty
Công ty cổ phần A (Công ty A) bán 65% cổ phần cho Công ty cổ phần B (cổ đông Công ty B). Hợp đồng ghi rõ Công ty A bảo đảm cho công ty B sẽ có quyền chỉ định thành viên Hội đồng quản trị của Công ty A. Tuy nhiên, điều lệ công ty B quy định quyền chỉ định thành viên Hội đồng quản trị thuộc về cổ đông bán (cổ đông Công ty B). Như vậy, giữa thỏa thuận quyền chỉ định thành viên Hội đồng quản trị ghi trong hợp đồng và Điều lệ công ty khi tranh chấp xảy ra thì cái nào có hiệu lực hơn ạ?
Điều lệ công ty khác với luật doanh nghiệp
Luật DN quy định: 1) Tham dự và phát biểu trong các Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện theo ủy quyền hoặc theo hình thức khác do pháp luật, Điều lệ công ty quy định. Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết; 2) Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ hoặc một giá trị khác; 3). Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải gửi thông báo mời họp đến tất cả các cổ đông trong Danh sách cổ đông có quyền dự họp chậm nhất 10 ngày trước ngày khai mạc nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn dài hơn. Điều lệ công ty quy định: 1) Cổ đông hoặc đại diện các cổ đông có số cổ phiếu có giá trị từ 1% Vốn điều lệ trở lên là đại biểu dự Đại hội đồng cổ đông. 2) Quyết định dự án đầu tư, bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của Công ty. 3) Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông phải lập xong chậm nhất 10 ngày trước khi khai mạc Đại hội đồng cổ đông. Giấy mời họp phải gửi tới các cổ đông chậm nhất 7 ngày trước ngày khai mạc. Giấy mời họp cổ đông phải kèm theo dự thảo chương trình nghị sự và địa điểm họp Đại hội. Vậy Điều lệ công ty có vi phạm và trái với Luật hay không xin Luật sư giải đáp. Trân trọng cám ơn!
Tập hợp những câu hỏi liên quan đến các họat động của Doanh nghiệp
Xin chào Luật sư! Luật sư vui lòng cho tôi hỏi: một công ty TNHH Một thành viên theo quy định của pháp luật có bắt buộc phải có bảng điều lệ công ty hay không? nếu có xin luật sư cho biết văn bản pháp luật quy định về vấn đề này. Rất mong nhận được sự tư vấn của Luật sư, xin chân thành cảm ơn! Nguyễn Hữu Lợi Với những nội dung bạn cung cấp Luật sư Lưu Hải Vũ tư vấn giúp bạn như sau: Việc đăng ký điều lệ đối với công ty TNHH một thành viên là bắt buộc. Cụ thể tại Điều 21 Nghị định43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; 2. Dự thảo Điều lệ công ty có đầy đủ chữ ký của chủ sở hữu công ty, người đại diện theo pháp luật đối với trường hợp chủ sở hữu là cá nhân; người đại diện theo ủy quyền, người đại diện theo pháp luật đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức. Chủ sở hữu công ty phải chịu trách nhiệm về sự phù hợp pháp luật của điều lệ công ty; 3. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 24 Nghị định này của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân hoặc Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); 4. Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo quy định tại khoản 3 Điều 67 của Luật Doanh nghiệp lập theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định. Kèm theo danh sách này phải có Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 24 Nghị định này của từng đại diện theo ủy quyền. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 24 Nghị định này của người đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo quy định tại khoản 4 Điều 67 của Luật Doanh nghiệp; 5. Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức; 6. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định; 7. Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân theo quy định đối với công ty kinh doanh các ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề. Như vậy điều kiện tiên quyết để có thể thành lập công ty TNHH 1TV là phải có điều lệ Trân trọng! Xem thêm: http://danluat.thuvienphapluat.vn/v-v-dang-ky-dieu-le-cong-ty-tnhh-mot-thanh-vien.-95180.aspx
Điều lệ công ty là gì? Ai có quyền thay đổi Điều lệ công ty?
Điều lệ công ty được ví như “Hiến pháp” của một doanh nghiệp, quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của các thành viên, cơ cấu tổ chức, hoạt động kinh doanh và các vấn đề pháp lý khác của công ty. (1) Điều lệ công ty là gì? Theo khoản 1 Điều 24 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định, Điều lệ công ty bao gồm Điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp và Điều lệ được sửa đổi, bổ sung trong quá trình hoạt động. Theo đó, các nội dung chủ yếu có trong Điều lệ công ty bao gồm: - Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; tên, địa chỉ chi nhánh và văn phòng đại diện (nếu có); - Ngành, nghề kinh doanh; - Vốn điều lệ; tổng số cổ phần, loại cổ phần và mệnh giá từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần; - Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ sở hữu công ty, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần. Phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh. Số cổ phần, loại cổ phần, mệnh giá từng loại cổ phần của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần; - Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; của cổ đông đối với công ty cổ phần; - Cơ cấu tổ chức quản lý; - Số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; phân chia quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật trong trường hợp công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật; - Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ; - Căn cứ và phương pháp xác định tiền lương, thù lao, thưởng của người quản lý và Kiểm soát viên; - Trường hợp thành viên, cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần đối với công ty cổ phần; - Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh; - Trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty; - Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty. Như vậy, có thể thấy, Điều lệ công ty là một văn bản pháp lý quan trọng, không chỉ là cơ sở để đăng ký doanh nghiệp mà còn là khung pháp lý điều chỉnh hoạt động của công ty trong suốt quá trình hoạt động. Ngoài ra, Điều lệ công ty còn có vai trò như có vai trò như xương sống của một công ty, nó giúp xác định quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của các thành viên, cổ đông, từ đó tạo ra sự minh bạch và ổn định trong quản lý và vận hành công ty. (2) Ai có quyền thay đổi Điều lệ công ty? Tùy theo loại hình công ty là công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên, hai thành viên hay công ty cổ phần, công ty hợp danh mà quyền thay đổi, bổ sung Điều lệ công ty cũng có sự khác nhau. Cụ thể: Công ty TNHH một thành viên Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 76 Luật Doanh nghiệp 2020, chủ sở hữu công ty là người có quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty. Công ty TNHH hai thành viên Theo quy định tại điểm k khoản 2 Điều 55 Luật Doanh nghiệp 2020, Hội đồng thành viên của công ty TNHH hai thành viên trở lên có quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty. Công ty cổ phần Theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 138 Luật Doanh nghiệp 2020, Đại hội đồng cổ đông của công ty cổ phần có quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty. Công ty hợp danh Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 182 Luật Doanh nghiệp 2020, Hội đồng thành viên của công ty hợp danh có quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty. Ngoài ra, khi Điều lệ công ty được thay đổi, bổ sung thì phải bao gồm họ, tên và chữ ký của những người sau đây: - Chủ tịch Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh; - Chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu hoặc người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; - Người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty cổ phần. Bởi vì mỗi loại hình công ty có cơ chế và chủ thể khác nhau nên quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ cũng được quy định khác nhau, điều này góp phần đảm bảo tính linh hoạt và phù hợp với cấu trúc tổ chức của từng loại hình doanh nghiệp.
Công ty cổ phần thay đổi ngành nghề kinh doanh có cần Quyết định của Đại hội đồng cổ đông?
Công ty cổ phần muốn thay đổi ngành nghề kinh doanh thì cần phải thực hiện những thủ tục gì? Quyết định của Đại hội đồng cổ đông có vai trò như thế nào trong quá trình này? (1) Công ty cổ phần thay đổi ngành nghề kinh doanh có cần Quyết định của Đại hội đồng cổ đông? Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 24 Luật Doanh nghiệp 2020, ngành nghề kinh doanh của một doanh nghiệp sẽ được thể hiện rõ trong Điều lệ của công ty, và công ty cổ phần cũng không ngoại lệ. Cùng với đó, tại khoản 4 Điều 24 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định, Điều lệ công ty được sửa đổi, bổ sung phải bao gồm họ, tên và chữ ký của người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty cổ phần. Ngoài ra, tại Điều 138 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định, Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần. Theo đó, Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nghĩa vụ sau đây: - Thông qua định hướng phát triển của công ty; - Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần; - Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên; - Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ hoặc một giá trị khác; - Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; - Thông qua báo cáo tài chính hằng năm; - Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại; - Xem xét, xử lý vi phạm của thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty; - Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty; - Quyết định ngân sách hoặc tổng mức thù lao, thưởng và lợi ích khác cho Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; - Phê duyệt quy chế quản trị nội bộ; quy chế hoạt động Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; - Phê duyệt danh sách công ty kiểm toán độc lập; quyết định công ty kiểm toán độc lập thực hiện kiểm tra hoạt động của công ty, bãi miễn kiểm toán viên độc lập khi xét thấy cần thiết; - Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. Như vậy, trong số các quyền trên, khi thay đổi Điều lệ công ty thì Đại hội đồng cổ đông có vai trò ra quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty. Điều này đồng nghĩa với việc khi công ty cổ phần muốn thay đổi về ngành nghề kinh doanh được quy định trong Điều lệ công ty thì phải thông qua và cần có Quyết định của Đại hội đồng cổ đông. (2) Thủ tục thông báo thay đổi ngành nghề kinh doanh đối với công ty cổ phần Theo quy định tại Điều 56 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, trường hợp thay đổi ngành, nghề kinh doanh, công ty cổ phần gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm các giấy tờ sau đây: - Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký; - Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi ngành, nghề kinh doanh. Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và điều kiện tiếp cận thị trường đối với các ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư, cập nhật thông tin về ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Mọi thành viên của công ty TNHH đều có quyền yêu cầu triệu tập cuộc họp HĐTV trong trường hợp nào?
Theo quy định pháp luật thì mọi thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên đều được yêu cầu triệu tập cuộc họp Hội đồng thành viên trong trường hợp nào? Tất cả thành viên của công ty TNHH đều có quyền yêu cầu triệu tập cuộc họp Hội đồng thành viên trong trường hợp nào? Căn cứ theo quy định tại Điều 49 Luật Doanh nghiệp 2020 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 7 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022) về quyền của thành viên công ty như sau: Trường hợp công ty có một thành viên sở hữu trên 90% vốn điều lệ và Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật Doanh nghiệp 2020 thì nhóm thành viên còn lại đương nhiên có các quyền sau: + Yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên để giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền; + Kiểm tra, xem xét, tra cứu sổ ghi chép và theo dõi các giao dịch, sổ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm; + Kiểm tra, xem xét, tra cứu và sao chụp sổ đăng ký thành viên, biên bản họp, nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên và tài liệu khác của công ty; + Yêu cầu Tòa án hủy bỏ nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày kết thúc họp Hội đồng thành viên, nếu trình tự, thủ tục, điều kiện cuộc họp hoặc nội dung nghị quyết, quyết định đó không thực hiện đúng hoặc không phù hợp với quy định của Luật này và Điều lệ công ty. Như vậy, trong trường hợp công ty TNHH hai thành viên trở lên có một thành viên sở hữu trên 90% vốn điều lệ và Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác nhỏ hơn 10% số vốn điều lệ để có quyền yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên thì nhóm thành viên còn lại đương nhiên có quyền yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên để giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền. Báo cáo tài chính hằng năm của công ty có bắt buộc phải được thông qua bằng biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên không? Căn cứ theo Điều 59 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên như sau: - Hội đồng thành viên thông qua nghị quyết, quyết định thuộc thẩm quyền bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định. - Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì nghị quyết, quyết định về các vấn đề sau đây phải được thông qua bằng biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên: - Sửa đổi, bổ sung nội dung Điều lệ công ty; - Quyết định phương hướng phát triển công ty; - Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; - Thông qua báo cáo tài chính hằng năm; - Tổ chức lại, giải thể công ty. Theo đó, báo cáo tài chính hằng năm của công ty TNHH hai thành viên trở lên bắt buộc phải được thông qua bằng biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên. Và theo quy định tại khoản 3 Điều 59 Luật Doanh nghiệp 2020 thì trường hợp Điều lệ công ty không có quy định một tỷ lệ khác, nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua tại cuộc họp trong trường hợp sau đây: (1) Được các thành viên dự họp sở hữu từ 65% tổng số vốn góp của tất cả thành viên dự họp trở lên tán thành, trừ trường hợp (2); (2) Được các thành viên dự họp sở hữu từ 75% tổng số vốn góp của tất cả thành viên dự họp trở lên tán thành đối với nghị quyết, quyết định bán tài sản có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; tổ chức lại, giải thể công ty. Như vậy, trong trường hợp công ty TNHH hai thành viên trở lên có một thành viên sở hữu trên 90% vốn điều lệ và Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác nhỏ hơn 10% số vốn điều lệ để có quyền yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên thì nhóm thành viên còn lại đương nhiên có quyền yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên để giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền.
Thành viên góp vốn công ty hợp danh có quyền biểu quyết sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty không?
Công ty hợp danh có 02 loại thành viên là thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh là bắt buộc phải có còn thành viên góp vốn không có cũng được, tuỳ công ty. Vậy theo quy định thì thành viên vốn có quyền biểu quyết sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty không? Thành viên góp vốn công ty hợp danh có quyền biểu quyết sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty không? Theo khoản 1 Điều 187 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định về quyền của thành viên góp vốn của công ty hợp danh như sau: - Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết tại Hội đồng thành viên về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung các quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn, về tổ chức lại, giải thể công ty và nội dung khác của Điều lệ công ty có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ; - Được chia lợi nhuận hằng năm tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp trong vốn điều lệ của công ty; - Được cung cấp báo cáo tài chính hằng năm của công ty; có quyền yêu cầu Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên hợp danh cung cấp đầy đủ và trung thực thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của công ty; xem xét sổ kế toán, biên bản, hợp đồng, giao dịch, hồ sơ và tài liệu khác của công ty; - Chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác; - Nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác tiến hành kinh doanh ngành, nghề kinh doanh của công ty; - Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách để thừa kế, tặng cho, thế chấp, cầm cố và các hình thức khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty; trường hợp chết thì người thừa kế thay thế thành viên đã chết trở thành thành viên góp vốn của công ty; - Được chia một phần giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp trong vốn điều lệ công ty khi công ty giải thể hoặc phá sản; - Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. Như vậy, theo quy định thì thành viên góp công ty hợp danh có quyền tham gia họp, thảo luận và biểu quyết tại Hội đồng thành viên về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty. Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty hợp danh chỉ được thông qua khi nào? Theo khoản 3 Điều 182 Luật Doanh nghiệp 2020 thì Hội đồng thành viên của công ty hợp danh có quyền quyết định tất cả công việc kinh doanh của công ty. Nếu Điều lệ công ty không quy định thì quyết định các vấn đề sau đây phải được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh tán thành: - Định hướng, chiến lược phát triển công ty; - Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; - Tiếp nhận thêm thành viên mới; - Chấp thuận thành viên hợp danh rút khỏi công ty hoặc quyết định khai trừ thành viên; - Quyết định dự án đầu tư; - Quyết định việc vay và huy động vốn dưới hình thức khác, cho vay với giá trị từ 50% vốn điều lệ của công ty trở lên, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn; - Quyết định mua, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn vốn điều lệ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn; - Thông qua báo cáo tài chính hằng năm, tổng số lợi nhuận được chia và số lợi nhuận chia cho từng thành viên; - Quyết định giải thể; yêu cầu phá sản công ty. Như vậy, việc quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty chỉ được thực hiện, thông qua khi ít nhất 3/4 tổng số thành viên hợp danh tán thành nếu như Điều lệ công ty không có quy định hoặc có quy định khác.
Hợp đồng thi công ký giữa bản thân và công ty do mình làm đại diện được không?
Xin được Luất sư giải đáp hợp đồng thi công ký giữa bản thân và công ty do mình làm đại diện có được không?
Thay đổi thông tin trong Điều lệ doanh nghiệp
Cho mình xin hỏi vấn đề này với ạ: Đối với doanh nghiệp thì Điều lệ công ty điều chỉnh sau giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có phù hợp không ạ? Cụ thể là công ty thay đổi người đại diện theo pháp luật và thành viên góp vốn. Mình xin cảm ơn.
Sửa đổi Điều lệ công ty thì có cần chữ ký của các thành viên góp vốn?
Theo quy định tại điểm k khoản 2 Điều 55 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty TNHH 2 thành viên trở lên thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên. Đồng thời tại điểm c khoản 4 Điều 24 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định Điều lệ công ty của công ty TNHH 2 thành viên trở lên khi được sửa đổi, bổ sung phải bao gồm họ, tên và chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty. Theo quy định nói trên thì khi công ty TNHH 2 thành viên trở lên khi sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty chỉ bao gồm họ, tên và chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty chứ không bắt buộc tất cả thành viên góp vốn phải ký vào. Ngoài ra, theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 59 Luật Doanh nghiệp 2020 thì nghị quyết, quyết định về vấn để sửa đổi, bổ sung nội dung Điều lệ công ty phải được thông qua bằng biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác. Như vậy: - Nếu Điều lệ công ty có quy định khi sửa đổi, bổ sung nội dung Điều lệ công ty cần tất cả các thành viên góp vốn ký vào bản Điều lệ này thì bắt buộc tất cả các thành viên góp vốn phải ký vào; - Nếu Điều lệ công ty không có quy định khác thì không bắt buộc tất cả các thành viên góp vốn phải ký vào.
Thay đổi điều lệ Công ty Cổ phần có cần phải thông báo với Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền?
Về vấn đề thay đổi điều lệ Công ty Cố Phần có cần phải thông báo với Cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay không? Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu quy định pháp luật liên quan nhé! Theo Điểm c Khoản 1 và Khoản 3 Điều 31 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về nghĩa vụ thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp như sau: “Điều 31. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp 1. Doanh nghiệp phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi một trong những nội dung sau đây: [...] c) Nội dung khác trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. [...] 3. Công ty cổ phần phải thông báo bằng văn bản đến Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi đối với cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài được đăng ký trong sổ đăng ký cổ đông của công ty. [...]” Theo đó, Khoản 2 Điều 22 Luật doanh nghiệp 2020 có quy định về thành phần hồ sơ đăng ký kinh doanh công ty cổ phần bao gồm Điều lệ công ty: “Điều 22. Hồ sơ đăng ký công ty cổ phần [...] 2. Điều lệ công ty. [...]” Theo Điểm a Khoản 2 Điều 63 Nghị định 01/2020/NĐ-CP về cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh là Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư: “Điều 63. Cập nhật, bổ sung thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp [...] 2. Doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện việc cập nhật, bổ sung thông tin trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Luật Doanh nghiệp, như sau: [...] b) Trường hợp doanh nghiệp chỉ cập nhật, bổ sung các thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp mà không làm thay đổi nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và không thuộc các trường hợp thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quy định tại các điều từ Điều 56 đến Điều 60 Nghị định này thì doanh nghiệp gửi thông báo đề nghị cập nhật, bổ sung thông tin đăng ký doanh nghiệp đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Phòng Đăng ký kinh doanh bổ sung thông tin vào hồ sơ của doanh nghiệp, cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. [...]” Như vậy, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp có bao gồm Điều lệ, khi thay đổi Điều lệ sẽ làm thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Mà việc thay đổi này không làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nên khi thay đổi Điều lệ, doanh nghiệp cần tiến hành thực hiện thông báo đề nghị cập nhật, bổ sung thông tin đăng ký doanh nghiệp đến Phòng đăng ký kinh doanh (thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư) nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Bài tập luật Doanh nghiệp về điều lệ công ty
Chào luật sư em là sinh viên em có bài tập như sau em mong luật sư giúp đỡ Công ty cổ phần xây dựng Minh Tâm có 8 cổ đông là cá nhân và 4 cổ đông là tổ chức đang họp bàn và dự kiến quy định trong Điều lệ công ty một số vấn đề như sau: a/ Công ty chỉ có cổ phần phổ thông, không có cổ phần ưu đãi; b/ Cơ cấu tổ chức của Công ty gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc; c/ Hội đồng quản trị có 13 thành viên và thành viên Hội đồng quản trị không nhất thiết là cổ đông. Căn cứ Luật Doanh nghiệp 2020, đối với mỗi vấn đề trên Công ty có thể quyết định như vậy hay không? Có phân tích giải thích cụ thể
Ủy quyền không căn cứ vào điều lệ Công ty đúng không?
Xi hỏi Luật sư: Tôi mới nhận chức vụ Giám đốc công ty CP có vốn chi phối của nhà nước. Ông Chủ tịch HĐQT làm giấy ủy quyền cho tôi để hoạt động ký kết các hợp đồng sản xuất kinh doanh nhưng không căn cứ Điều lệ của Công ty có đúng không ? (Ông nói: Điều lệ chỉ lưu hành nội bộ)
Áp dụng Điều lệ công ty hay Luật Doanh nghiệp khi xảy ra tranh chấp
>>> Điều lệ công ty là gì? Trong lĩnh vực doanh nghiệp, cùng với những quy định pháp luật điều chỉnh các vấn đề có liên quan đến doanh nghiệp mà doanh nghiệp luôn phải chấp hành thì “điều lệ công ty” là một trong những văn bản quan trọng nhất trong việc điều hành và quản lý doanh nghiệp. Về cơ bản, điều lệ công ty được xem là bản thỏa thuận giữa các thành viên/chủ sở hữu công ty với nhau để ghi nhận những nguyên tắc về cách thức hoạt động, quản lý hay giải thể doanh. Điều lệ công ty là một tài liệu bắt buộc phải có trong hồ sơ đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp, được lưu trong hồ sơ công ty và lưu tại phòng đăng kí kinh doanh. Như vậy, giá trị của điều lệ có thể được xem như là “luật” riêng của từng doanh nghiệp. Trước đây, theo khoản 16 Điều 22 luật cũ (Luật doanh nghiệp 2005) có quy định nội dung điều lệ công ty có thể bao gồm: “Các nội dung khác do thành viên, cổ đông thoả thuận nhưng không được trái với quy định của pháp luật.” Tuy nhiên, Luật doanh nghiệp 2005 đã hết hiệu lực và đến Luật doanh nghiệp 2014 hiện nay không còn đề cập đến nội dung quy định này. Thay vào đó, tại khoản 1 Điều 25 Luật doanh nghiệp 2014 chỉ quy định về các nội dung chủ yếu trong điều lệ công ty. Tính tự quyết của doanh nghiệp nghiệp thông qua điều lệ được thể hiện rất rõ trong nhiều điều khoản mở của Luật Doanh nghiệp năm 2014 với các nội dung như: “theo quy định của Điều lệ công ty”, trừ trường hợp Điều lệ Công ty có quy định khác”;… Điều 50. Quyền của thành viên (Công ty TNHH hai thành viên trở lên) … 6. Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ, tặng cho và cách khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty. 8. Trừ trường hợp quy định tại khoản 9 Điều này, thành viên, nhóm thành viên sở hữu từ 10% số vốn điều lệ trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định còn có thêm các quyền sau đây: … Điều 56. Hội đồng thành viên (Công ty TNHH hai thành viên trở lên) 2. Hội đồng thành viên có các quyền và nghĩa vụ sau đây: d) Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và chuyển giao công nghệ; thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; … Điều 112. Thanh toán cổ phần đã đăng ký mua khi đăng ký doanh nghiệp (Công ty cổ phần) 2. Trong thời hạn từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến ngày cuối cùng phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua quy định tại khoản 1 Điều này, số phiếu biểu quyết của các cổ đông được tính theo số cổ phần phổ thông đã được đăng ký mua, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác. … Điều 162. Hợp đồng, giao dịch phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận (Công ty cổ phần) 2. Hội đồng quản trị chấp thuận các hợp đồng và giao dịch có giá trị nhỏ hơn 35% tổng giá trị tài sản doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính, gần nhất hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty. … Điều 176. Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh (Công ty hợp danh) 1. Thành viên hợp danh có các quyền sau đây: a) Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết về các vấn đề của công ty; mỗi thành viên hợp danh có một phiếu biểu quyết hoặc có số phiếu biểu quyết khác quy định tại Điều lệ công ty; … Câu hỏi đặt ra, trong trường hợp điều lệ công ty quy định khác với quy định của Luật doanh nghiệp thì sao? Lấy ví dụ: với quy định tại khoản 1 Điều 162 Luật doanh nghiệp 2014, pháp luật cho phép Hội đồng quản trị chấp thuận các hợp đồng và giao dịch có giá trị nhỏ hơn 35% tổng giá trị tài sản doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính, gần nhất hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty. Hiểu theo nội dung câu chữ luật định thì điều lệ công ty được quy định về một tỷ lệ tài sản nhỏ hơn và đảm bảo trong phạm vi không quá 35%. Như vậy, nếu trường hợp điều lệ lại quy định tỷ lệ lớn hơn 35% thì sao? Lúc này, doanh nghiệp phải áp dụng văn bản nào mới đúng. Luật doanh nghiệp là một bộ phận của văn bản quy phạm pháp luật. Do đó, để xác định xem nên áp dụng Luật doanh nghiệp hay điều lệ công ty, chúng ta cần phân tích khoản 1 Điều 155 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định về hiệu lực về không gian: Điều 155. Hiệu lực về không gian 1. Văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước ở trung ương có hiệu lực trong phạm vi cả nước và được áp dụng đối với mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân trừ trường hợp văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên có thẩm quyền hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác. Theo đó, Luật doanh nghiệp có hiệu lực áp dụng trong phạm vi cả nước và đương nhiên Luật có giá trị pháp lý cao hơn điều lệ công ty và sẽ áp dụng theo Luật doanh nghiệp nếu trong trường hợp Luật và điều lệ công ty có quy định khác nhau. Kết luận: Trong trường hợp pháp luật có cho phép doanh nghiệp được quyền tự quyết đối với một số vấn đề nhất định. Xong, quyền tự quyết của doanh nghiệp vẫn phải đảm bảo tuân thủ trong phạm vi giới hạn của luật.
Điều lệ công ty có thể được coi là "hợp đồng" hay "luật" của công ty, của các chủ sở hữu công ty. Điều lệ công ty do các bên tự lập nhưng có nội dung không được trái với các quy định của Luật Doanh nghiệp. Việc xác lập, hủy bỏ và thay thế điều lệ của công ty phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Điều lệ công ty là một tài liệu bắt buộc phải có trong hồ sơ đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp, được lưu trong hồ sơ công ty và lưu tại phòng đăng kí kinh doanh. Nguyên tắc xây dựng Điều lệ công ty: - Không được trái pháp luật - Không được xâm phạm đến lợi ích của bên thứ ba - Tự nguyện và thỏa thuận trong giới hạn pháp luật quy định Khi soạn thảo điều lệ công ty, cần chú ý làm rõ một số nội dung sau: - Thể thức thông qua quyết định của từng cơ quan trong cơ cấu tổ chức quản lí, nguyên tắc giải quyết tranh chấp giữa các thành viên - Nguyên tắc định giá doanh nghiệp - Những trường hợp thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp, các tỷ lệ áp dụng cho các trường hợp triệu tập cuộc họp, thông qua các nghị quyết, quyền triệu tập họp Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông - Các trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lí tài sản công ty, thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty. Và Điều lệ công ty phải có các nội dung chủ yếu sau đây: a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; tên, địa chỉ chi nhánh và văn phòng đại diện (nếu có); b) Ngành, nghề kinh doanh; c) Vốn điều lệ; tổng số cổ phần, loại cổ phần và mệnh giá từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần; d) Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch và các đặc điểm cơ bản khác của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ sở hữu công ty, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần; phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh; số cổ phần, loại cổ phần, mệnh giá cổ phần từng loại của cổ đông sáng lập; đ) Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; của cổ đông đối với công ty cổ phần; e) Cơ cấu tổ chức quản lý; g) Người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần; h) Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ; i) Căn cứ và phương pháp xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho người quản lý và Kiểm soát viên; k) Những trường hợp thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần đối với công ty cổ phần; l) Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh; m) Các trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty; n) Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty. Lưu ý khi lập Điều lệ công ty: - Điều lệ công ty là một hợp đồng nhiều bên dựa trên nguyên tắc tự nguyện, thỏa thuận để quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên, tổ chức quản lý, hoạt động của công ty - Điều lệ không được trái với quy định của pháp luật - Điều lệ phải có đủ các nội dung chủ yếu quy định tại Điều 25 Luật doanh nghiệp 2014 cho phép tự thỏa thuận trong Điều lệ, nhưng các thỏa thuận này không vượt quá giới hạn “trần” và “sàn” và có thể quy định một số nội dung khác như giải quyết tranh chấp, thanh lý tài sản... - Khi áp dụng các điều khoản của Điều lệ công ty, trong trường hợp pháp luật có quy định khác với nội dung các điều khoản của điều lệ đó thì các điều khoản đó của Điều lệ công ty đương nhiên vô hiệu và Công ty luôn phải thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành. Trong một số trường hợp cụ thể, nếu công ty muốn sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty thì được thực hiện sửa đổi, bổ sung theo quy định pháp luật. Pháp luật hiện nay cũng đồng thời quy định, trong điều lệ sửa đổi, bổ sung của công ty phải có họ, tên và chữ ký của người có thẩm quyền theo quy định.
Hiệu lực giữa thỏa thuận hợp đồng và điều lệ công ty
Công ty cổ phần A (Công ty A) bán 65% cổ phần cho Công ty cổ phần B (cổ đông Công ty B). Hợp đồng ghi rõ Công ty A bảo đảm cho công ty B sẽ có quyền chỉ định thành viên Hội đồng quản trị của Công ty A. Tuy nhiên, điều lệ công ty B quy định quyền chỉ định thành viên Hội đồng quản trị thuộc về cổ đông bán (cổ đông Công ty B). Như vậy, giữa thỏa thuận quyền chỉ định thành viên Hội đồng quản trị ghi trong hợp đồng và Điều lệ công ty khi tranh chấp xảy ra thì cái nào có hiệu lực hơn ạ?
Điều lệ công ty khác với luật doanh nghiệp
Luật DN quy định: 1) Tham dự và phát biểu trong các Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện theo ủy quyền hoặc theo hình thức khác do pháp luật, Điều lệ công ty quy định. Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết; 2) Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ hoặc một giá trị khác; 3). Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải gửi thông báo mời họp đến tất cả các cổ đông trong Danh sách cổ đông có quyền dự họp chậm nhất 10 ngày trước ngày khai mạc nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn dài hơn. Điều lệ công ty quy định: 1) Cổ đông hoặc đại diện các cổ đông có số cổ phiếu có giá trị từ 1% Vốn điều lệ trở lên là đại biểu dự Đại hội đồng cổ đông. 2) Quyết định dự án đầu tư, bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của Công ty. 3) Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông phải lập xong chậm nhất 10 ngày trước khi khai mạc Đại hội đồng cổ đông. Giấy mời họp phải gửi tới các cổ đông chậm nhất 7 ngày trước ngày khai mạc. Giấy mời họp cổ đông phải kèm theo dự thảo chương trình nghị sự và địa điểm họp Đại hội. Vậy Điều lệ công ty có vi phạm và trái với Luật hay không xin Luật sư giải đáp. Trân trọng cám ơn!
Tập hợp những câu hỏi liên quan đến các họat động của Doanh nghiệp
Xin chào Luật sư! Luật sư vui lòng cho tôi hỏi: một công ty TNHH Một thành viên theo quy định của pháp luật có bắt buộc phải có bảng điều lệ công ty hay không? nếu có xin luật sư cho biết văn bản pháp luật quy định về vấn đề này. Rất mong nhận được sự tư vấn của Luật sư, xin chân thành cảm ơn! Nguyễn Hữu Lợi Với những nội dung bạn cung cấp Luật sư Lưu Hải Vũ tư vấn giúp bạn như sau: Việc đăng ký điều lệ đối với công ty TNHH một thành viên là bắt buộc. Cụ thể tại Điều 21 Nghị định43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; 2. Dự thảo Điều lệ công ty có đầy đủ chữ ký của chủ sở hữu công ty, người đại diện theo pháp luật đối với trường hợp chủ sở hữu là cá nhân; người đại diện theo ủy quyền, người đại diện theo pháp luật đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức. Chủ sở hữu công ty phải chịu trách nhiệm về sự phù hợp pháp luật của điều lệ công ty; 3. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 24 Nghị định này của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân hoặc Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); 4. Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo quy định tại khoản 3 Điều 67 của Luật Doanh nghiệp lập theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định. Kèm theo danh sách này phải có Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 24 Nghị định này của từng đại diện theo ủy quyền. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 24 Nghị định này của người đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo quy định tại khoản 4 Điều 67 của Luật Doanh nghiệp; 5. Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức; 6. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định; 7. Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân theo quy định đối với công ty kinh doanh các ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề. Như vậy điều kiện tiên quyết để có thể thành lập công ty TNHH 1TV là phải có điều lệ Trân trọng! Xem thêm: http://danluat.thuvienphapluat.vn/v-v-dang-ky-dieu-le-cong-ty-tnhh-mot-thanh-vien.-95180.aspx