Trộm cắp vặt là gì? Hành vi trộm cắp vặt bị xử phạt như thế nào? 1. Trộm cắp vặt là gì? Trộm cắp vặt hay ăn cắp vặt được hiểu là hành vi lén lút, bí mật chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị nhỏ (chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự). Theo quy định tại Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), hành vi trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc trường hợp luật định sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản. Vì vậy, một số người nghĩ rằng thực hiện hành vi trộm cắp tài sản với giá trị nhỏ và không thuộc trường hợp luật định sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nên từ đó hành vi này diễn ra phổ biến hơn và càng ngày càng táo bạo. 2. Chế tài đối với hành vi trộm cắp tài sản: Theo quy định tại khoản 1 Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), người có hành vi trộm cắp tài sản có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm trong các trường hợp: - Có hành vi trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; - Có hành vi trộm cắp tài sản của người khác trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp: (i) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; (ii) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; (iii) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; (iv) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; (v) Tài sản là di vật, cổ vật. Đối với hành vi trộm cắp tài sản, người thực hiện hành vi có thể bị xử phạt tối đa lên đến 20 năm tù. Nếu thực hiện hành vi trộm cắp chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, người thực hiện hành vi này có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Đối với trường hợp trộm cắp vặt, tại mục 3 Phần I Công văn 64/TANDTC-PC năm 2019 hướng dẫn: "Hiện nay, chưa có Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn quy định này của Bộ luật Hình sự năm 2015. Tuy nhiên, vận dụng Thông tư liên tịch số 02 này thì trường hợp một người thực hiện nhiều lần cùng loại hành vi xâm phạm sở hữu, nhưng mỗi lần trị giá tài sản bị xâm phạm dưới mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự và không thuộc một trong các trường hợp khác để truy cứu trách nhiệm hình sự, đồng thời trong các hành vi xâm phạm đó chưa có lần nào bị xử phạt hành chính và chưa hết thời hiệu xử phạt hành chính, nếu tổng trị giá tài sản của các lần bị xâm phạm bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự, thì người thực hiện nhiều lần cùng loại hành vi xâm phạm sở hữu phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng theo tổng trị giá tài sản của các lần bị xâm phạm, nếu các hành vi xâm phạm sở hữu được thực hiện một cách liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian." Như vậy nếu một người thực hiện nhiều lần hành vi trộm cắp tài sản với giá trị nhỏ, chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chưa bị xử phạt vi phạm hành chính thì giá trị tài sản được tính để truy cứu trách nhiệm hình sự là tổng trị giá tài sản của các lần thực hiện hành vi trộm cắp, nếu hành vi trộm cắp tài sản được thực hiện một cách liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian. Do đó, hành vi trộm cắp vặt một cách liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian mà tổng giá trị tài sản từ 2 triệu đồng trở lên vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản theo Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017).
Người đã áp dụng biện pháp giáo dưỡng thì có xem là phạm tội lần đầu?
Người được xác định là phạm tội lần đầu được sẽ được Tòa án xem xét giảm án khi là lần đầu vi phạm. Tình tiết trên là dữ kiện quý giá cho việc tuyên mức án của người phạm tội. Vậy trường hợp trước đó đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng được áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng thì có được xem là phạm tội lần đầu? 1. Phạm tội lần đầu là gì? Cụ thể tại mục 4 Công văn 01/2017/GĐ-TANDTC có giải thích tình tiết “phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” quy định tại điểm h khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự 1999 được hiểu như sau: Phạm tội lần đầu là từ trước đến nay chưa phạm tội lần nào. Nếu trước đó đã phạm tội và bị kết án, nhưng đã được xóa án tích hoặc chưa bị kết án, nhưng đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa bị kết án, chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự nay bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong cùng lần phạm tội sau, thì không được coi là phạm tội lần đầu. Hiện nay, chưa có quy định chính thức về thuật ngữ phạm tội lần đầu nhưng từ dữ kiện trên có thể hiểu người phạm tội lần đầu là người chưa lần chưa phạm tội hoặc đã phạm tội nhưng không xem xét truy cứu trách nhiệm hoặc đã được xóa án tích. 2. Có bao nhiêu trường hợp được xác định là phạm tội lần đầu? Căn cứ khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 01/2018/NQ-HĐTP quy định phạm tội được coi là phạm tội lần đầu và có thể xem xét nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Trước đó chưa phạm tội lần nào. - Trước đó đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng được miễn trách nhiệm hình sự. - Trước đó đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng được áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng. - Trước đó đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích. 3. Người phạm tội lần đầu có phải đi tù? Tù có thời hạn hiện nay được quy định tại Điều 38 Bộ luật Hình sự 2015 được Tòa án áp dụng thực hiện như sau: - Tù có thời hạn là buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại cơ sở giam giữ trong một thời hạn nhất định. - Tù có thời hạn đối với người phạm một tội có mức tối thiểu là 03 tháng và mức tối đa là 20 năm. - Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 01 ngày tù. Ngoài ra, không áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng do vô ý và có nơi cư trú rõ ràng. Do đó, nếu người phạm tội lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng do vô ý và có nơi cư trú rõ ràng thì được xem xét không áp dụng hình phạt tù. Trường hợp thiếu các điều kiện trên thì có thể áp dụng hình phạt tù. 4. Như thế nào được xem là phạm tội ít nghiêm trọng? Hiện hành theo Bộ luật Hình sự 2015 thì các tội được xem là tội phạm ít nghiêm trọng thì vẫn có tính chất nguy hiểm cho xã hội nhưng ở mức thấp. Theo đó, người phạm tội ít nghiêm trọng sẽ bị phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc cao nhất là phạt tù đến 3 năm. Sau đây là ví dụ về tội phạm ít nghiêm trọng: - Điều 124 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội giết hoặc loại bỏ con mới đẻ. - Điều 126 khoản 1 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội giết người do vượt quá giới hạn khả năng tự vệ hoặc vượt mức cần thiết khi truy bắt người phạm tội. - Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội hành hạ người khác và nhiều tội danh khác nhưng đều chỉ có mức hình phạt cao nhất của khung hình phạt đối với tội đó là đến hai năm tù (theo quy định là dưới ba năm tù). Như vậy, người bị áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng do đã vi phạm trước đó mà lần tiếp theo vẫn phạm tội thì sẽ được xác định là phạm tội lần đầu nếu là phạm tội ít nghiêm trọng, vô ý phạm tội và có nơi cư trú rõ ràng.
Đi tù vì trộm cắp ở nước ngoài, về nước có bị xem là đã có án tích?
Người Việt Nam phạm tội trộm cắp bị kết án tù ở nước ngoài, sau khi chấp hành xong án ở nước sở tại, người này đã về Việt Nam sinh sống và bị coi là đã có án tích, pháp luật quy định về vấn đề trên như thế nào? 1.Hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ quốc gia Theo Điều 6 Bộ luật hình sự 2015 về công dân Việt Nam hoặc pháp nhân thương mại Việt Nam có hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà Bộ luật hình sự 2015 quy định là tội phạm, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật này. Như vậy, công dân Việt Nam phạm tội trộm cắp ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vẫn có thể bị xử lý theo pháp luật hình sự của Việt Nam. Bên cạnh đó, việc xử lý tội phạm diễn ra tại nước ngoài còn cần đến sự hỗ trợ của nước bạn thông qua các Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam và nước sở tại. Theo đó, việc dẫn độ tội phạm giữa hai nước phải bảo đảm phù hợp với những điều khoản đã ghi trong Hiệp định tương trợ tư pháp, nước ký kết này sẽ dẫn độ công dân của nước ký kết kia đang ở trên lãnh thổ của nước mình cho nước kia để tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc để thi hành bản án, quyết định hình sự. Việc dẫn độ phải đáp ứng điều kiện dẫn độ và không thuộc các trường hợp từ chối dẫn độ cũng thường được quy định trong Hiệp định tương trợ tư pháp hoặc theo quy định của nước sở tại. Trong trường hợp, không có hiệp định tương trợ tư pháp việc tương trợ trong việc dẫn độ, hỗ trợ điều tra ... sẽ phụ thuộc vào sự hợp tác của các quốc gia trên nguyên tắc có đi có lại trong từng trường hợp cụ thể. Nếu nước sở tại không dẫn độ người phạm tội, người này có thể bị xử lý theo quy định và trình tự tố tụng tại nước sở tại. Trường hợp Việt Nam không có hiệp định tương trợ tư pháp với bất kỳ quốc gia nào thì có thể người bạn đó sẽ bị xử lý hành vi trộm cắp tại nước sở tại. 2. Phạm tội ở nước ngoài có bị coi là đã có án tích Điều 5 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định về đối tượng quản lý lý lịch tư pháp như sau: -Công dân Việt Nam bị kết án bằng bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật của Toà án Việt Nam, Toà án nước ngoài mà trích lục bản án hoặc trích lục án tích của người bị kết án được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cung cấp theo điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự hoặc theo nguyên tắc có đi có lại. -Người nước ngoài bị Toà án Việt Nam kết án bằng bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật. -Công dân Việt Nam, người nước ngoài bị Toà án Việt Nam cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong quyết định tuyên bố phá sản đã có hiệu lực pháp luật. Theo đó pháp luật Việt Nam chỉ quản lý lý lịch tư pháp với công dân Việt nam bị kết án bằng bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật của tòa án Việt Nam, Tòa án nước ngoài mà trích lục bản án hoặc trích lục án tích của người bị kết án được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cung cấp theo điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự hoặc theo nguyên tắc có đi có lại. Như vậy, nếu tồn tại điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự thì trong lý lịch tư pháp của người phạm tội sẽ thể hiện nội dung về việc người này phạm tội và bị kết án tại nước ngoài. Nếu hai nước không tồn tại điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự, trong lý lịch tư pháp của người đó sẽ thể hiện nội dung “không có án tích”, là việc phạm tội ở nước ngoài không bị thể hiện trong lý lịch tư pháp. Vậy phạm tội trộm cắp ở nước ngoài chỉ được coi là có án tích khi giữa Việt Nam và nước đó có tồn tại điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự.
Người yêu có được thăm phạm nhân không?
Cho mình hỏi là bạn trai bị đi tù thì có được vào thăm không?
Hạn chế số người thăm gặp phạm nhân
Có thể thấy đối với thân nhân; cá nhân; đại diện cơ quan, tổ chức đến thăm gặp phạm nhân phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, Nội quy nhà thăm gặp, tuân theo sự hướng dẫn của cán bộ làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp và những cán bộ có trách nhiệm khác. Nếu gửi đồ vật cho phạm nhân thì phải kê khai danh mục các đồ vật và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc gửi đồ không đúng quy định. Tuy nhiêm,, số lượng thăm gặp phạm nhân không phải ở mức nào cũng được mà giới hạn về số lượng người thăm gặp, cụ thể: Căn cứ Khoản 1 Điều 4 Thông tư 14/2020/TT-BCA quy định về đối tượng gặp phạm nhân như sau: Thân nhân được gặp phạm nhân gồm: Ông, bà nội; ông, bà ngoại; bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ (hoặc chồng); bố, mẹ nuôi hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp; anh, chị, em ruột, dâu, rể; anh, chị em vợ (hoặc chồng); cô, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột. Mỗi lần đến gặp phạm nhân tối đa không quá 03 thân nhân, trường hợp đặc biệt do yêu cầu giáo dục cải tạo, Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân có thể quyết định việc tăng số lượng thân nhân được gặp phạm nhân nhưng không quá 05 người và phải đảm bảo việc phạm nhân gặp thân nhân không làm ảnh hưởng đến an ninh, an toàn cơ sở giam giữ phạm nhân. Như vậy, theo quy định trên thì có thể thấy đối với trường hợp này thì mỗi lần đến gặp phạm nhân tối đa không quá 03 thân nhân. Tuy nhiên, Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân có thể quyết định việc tăng số lượng thân nhân được gặp phạm nhân nhưng không quá 05 người và phải đảm bảo việc phạm nhân gặp thân nhân không làm ảnh hưởng đến an ninh, an toàn cơ sở giam giữ phạm nhân. Do đó, khi đến thăm gặp quá số người trên có thể đề xuất, thông báo cho thủ trưởng để được hướng dẫn.
Những trường hợp làm chết người nhưng không phải chịu trách nhiệm hình sự
Ảnh minh họa: Làm chết người nhưng không phải chịu TNHS Mọi hành vi phạm tội đều chịu trách nhiệm trước pháp luật, tuy nhiên BLHS 2015 quy định có những trường hợp ngoại lệ, dù làm chết người cũng không phải chịu TNHS. Cụ thể là các trường hợp dưới đây: 1. Làm chết người trong trường hợp chưa đủ 14 tuổi Theo đó, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác. Điều 12 BLHS 2. Sự kiện bất ngờ Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Điều 20 BLHS 3. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Điều 21 BLHS 4. Phòng vệ chính đáng - Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm. - Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này. Khoản 1, Điều 22 BLHS 5. Tình thế cấp thiết - Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm. - Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự. Khoản 1, Điều 23 BLHS 6. Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội - Hành vi của người để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải là tội phạm. - Trường hợp gây thiệt hại do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần thiết, thì người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự. Khoản 1, Điều 24 BLHS 7. Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ Hành vi gây ra thiệt hại trong khi thực hiện việc nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới mặc dù đã tuân thủ đúng quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa thì không phải là tội phạm. Người nào không áp dụng đúng quy trình, quy phạm, không áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa mà gây thiệt hại thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Điều 25 BLHS 8. Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên Người thực hiện hành vi gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên trong lực lượng vũ trang nhân dân để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nếu đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này người ra mệnh lệnh phải chịu trách nhiệm hình sự. Quy định này không áp dụng đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 421, khoản 2 Điều 422 và khoản 2 Điều 423 của Bộ luật Hình sự. Điều 26 BLHS Cần chú ý: - Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt. - Trường hợp Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
Nhờ luật sư giúp trường hợp này có bị đi tù không ạ?
E trai của e được bạn nhờ đi can thiệp nói chuyện giảng hòa xô xát nhưng khi đến điểm hẹn có đi cùng một số người bạn khi đến nơi vừa xuống xe đã bị bên kia ném đá và lao vào đâm. E của e do hoảng loạn đã lấy baton có trong người phòng vệ nhưng chưa đánh bên kia mà đã bị bên kia đâm cho thương tích 31% và bạn của e e thì bị thương 40% do lao vào can để e của e có thể chạy được. Nhà e có kiện nhưng lại bị cơ quan công an khởi tố theo khoản 2 điều 318, và bên kia có bị đứt gân tay do khi chém k may tự va vào tay ạ. Vậy cho e hỏi e của e có bị đi tù theo khoản 2 điều 318 không ạ? Xin luật sư tư vấn giúp ạ
Chủ sở hữu có mất quyền quản lý công ty khi phải đi tù?
Công dân khi bị kết án phạt tù chắc chắn sẽ bị tước hoặc hạn chế một số quyền công dân. Trường hợp chủ sở hữu doanh nghiệp bị phạt tù khi đang doanh nghiệp đang hoạt động phải giải quyết như thế nào? Bộ luật hình sự 2015 và Luật doanh nghiệp 2014 đã có quy định khá rõ ràng về trường hợp này, cụ thể như sau: Tại Điều 44 Bộ luật hình sự 2015 quy định “1. Công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do Bộ luật này quy định, thì bị tước một hoặc một số quyền công dân sau đây: a) Quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước; b) Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân. 2. Thời hạn tước một số quyền công dân là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.” Có thể hiểu, công dân dù bị kết án tù cũng chỉ bị hạn chế một số quyền công dân, cụ thể là quyền ứng cử đại biểu, quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân; không bị hạn chế quyền điều hành, quản lý doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 77 Luật doanh nghiệp 2014 quy định về thực hiện quyền của chủ sở hữu công ty trong một vài trường hợp đặc biệt, cụ thể đối với Trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân bị tạm giam, bị kết án tù hoặc bị Tòa án tước quyền hành nghề theo quy định của pháp luật, thành viên đó ủy quyền cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty. Như vậy, đối với trường hợp chủ sở hữu công ty phải thi hành án tù thì trong thời hạn thi hành án phạt tù có thể tạm dừng hoạt động của công ty, đợi đến khi thi hành xong bản án có thể quay trở lại điều hành công ty một cách bình thường hoặc có thể ủy quyền cho một người khác quản lý trong thời gian trên.
Trộm cắp vặt là gì? Hành vi trộm cắp vặt bị xử phạt như thế nào? 1. Trộm cắp vặt là gì? Trộm cắp vặt hay ăn cắp vặt được hiểu là hành vi lén lút, bí mật chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị nhỏ (chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự). Theo quy định tại Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), hành vi trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc trường hợp luật định sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản. Vì vậy, một số người nghĩ rằng thực hiện hành vi trộm cắp tài sản với giá trị nhỏ và không thuộc trường hợp luật định sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nên từ đó hành vi này diễn ra phổ biến hơn và càng ngày càng táo bạo. 2. Chế tài đối với hành vi trộm cắp tài sản: Theo quy định tại khoản 1 Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), người có hành vi trộm cắp tài sản có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm trong các trường hợp: - Có hành vi trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; - Có hành vi trộm cắp tài sản của người khác trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp: (i) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; (ii) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; (iii) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; (iv) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; (v) Tài sản là di vật, cổ vật. Đối với hành vi trộm cắp tài sản, người thực hiện hành vi có thể bị xử phạt tối đa lên đến 20 năm tù. Nếu thực hiện hành vi trộm cắp chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, người thực hiện hành vi này có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Đối với trường hợp trộm cắp vặt, tại mục 3 Phần I Công văn 64/TANDTC-PC năm 2019 hướng dẫn: "Hiện nay, chưa có Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn quy định này của Bộ luật Hình sự năm 2015. Tuy nhiên, vận dụng Thông tư liên tịch số 02 này thì trường hợp một người thực hiện nhiều lần cùng loại hành vi xâm phạm sở hữu, nhưng mỗi lần trị giá tài sản bị xâm phạm dưới mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự và không thuộc một trong các trường hợp khác để truy cứu trách nhiệm hình sự, đồng thời trong các hành vi xâm phạm đó chưa có lần nào bị xử phạt hành chính và chưa hết thời hiệu xử phạt hành chính, nếu tổng trị giá tài sản của các lần bị xâm phạm bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự, thì người thực hiện nhiều lần cùng loại hành vi xâm phạm sở hữu phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng theo tổng trị giá tài sản của các lần bị xâm phạm, nếu các hành vi xâm phạm sở hữu được thực hiện một cách liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian." Như vậy nếu một người thực hiện nhiều lần hành vi trộm cắp tài sản với giá trị nhỏ, chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chưa bị xử phạt vi phạm hành chính thì giá trị tài sản được tính để truy cứu trách nhiệm hình sự là tổng trị giá tài sản của các lần thực hiện hành vi trộm cắp, nếu hành vi trộm cắp tài sản được thực hiện một cách liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian. Do đó, hành vi trộm cắp vặt một cách liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian mà tổng giá trị tài sản từ 2 triệu đồng trở lên vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản theo Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017).
Người đã áp dụng biện pháp giáo dưỡng thì có xem là phạm tội lần đầu?
Người được xác định là phạm tội lần đầu được sẽ được Tòa án xem xét giảm án khi là lần đầu vi phạm. Tình tiết trên là dữ kiện quý giá cho việc tuyên mức án của người phạm tội. Vậy trường hợp trước đó đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng được áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng thì có được xem là phạm tội lần đầu? 1. Phạm tội lần đầu là gì? Cụ thể tại mục 4 Công văn 01/2017/GĐ-TANDTC có giải thích tình tiết “phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” quy định tại điểm h khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự 1999 được hiểu như sau: Phạm tội lần đầu là từ trước đến nay chưa phạm tội lần nào. Nếu trước đó đã phạm tội và bị kết án, nhưng đã được xóa án tích hoặc chưa bị kết án, nhưng đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa bị kết án, chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự nay bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong cùng lần phạm tội sau, thì không được coi là phạm tội lần đầu. Hiện nay, chưa có quy định chính thức về thuật ngữ phạm tội lần đầu nhưng từ dữ kiện trên có thể hiểu người phạm tội lần đầu là người chưa lần chưa phạm tội hoặc đã phạm tội nhưng không xem xét truy cứu trách nhiệm hoặc đã được xóa án tích. 2. Có bao nhiêu trường hợp được xác định là phạm tội lần đầu? Căn cứ khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 01/2018/NQ-HĐTP quy định phạm tội được coi là phạm tội lần đầu và có thể xem xét nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Trước đó chưa phạm tội lần nào. - Trước đó đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng được miễn trách nhiệm hình sự. - Trước đó đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng được áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng. - Trước đó đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích. 3. Người phạm tội lần đầu có phải đi tù? Tù có thời hạn hiện nay được quy định tại Điều 38 Bộ luật Hình sự 2015 được Tòa án áp dụng thực hiện như sau: - Tù có thời hạn là buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại cơ sở giam giữ trong một thời hạn nhất định. - Tù có thời hạn đối với người phạm một tội có mức tối thiểu là 03 tháng và mức tối đa là 20 năm. - Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 01 ngày tù. Ngoài ra, không áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng do vô ý và có nơi cư trú rõ ràng. Do đó, nếu người phạm tội lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng do vô ý và có nơi cư trú rõ ràng thì được xem xét không áp dụng hình phạt tù. Trường hợp thiếu các điều kiện trên thì có thể áp dụng hình phạt tù. 4. Như thế nào được xem là phạm tội ít nghiêm trọng? Hiện hành theo Bộ luật Hình sự 2015 thì các tội được xem là tội phạm ít nghiêm trọng thì vẫn có tính chất nguy hiểm cho xã hội nhưng ở mức thấp. Theo đó, người phạm tội ít nghiêm trọng sẽ bị phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc cao nhất là phạt tù đến 3 năm. Sau đây là ví dụ về tội phạm ít nghiêm trọng: - Điều 124 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội giết hoặc loại bỏ con mới đẻ. - Điều 126 khoản 1 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội giết người do vượt quá giới hạn khả năng tự vệ hoặc vượt mức cần thiết khi truy bắt người phạm tội. - Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội hành hạ người khác và nhiều tội danh khác nhưng đều chỉ có mức hình phạt cao nhất của khung hình phạt đối với tội đó là đến hai năm tù (theo quy định là dưới ba năm tù). Như vậy, người bị áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng do đã vi phạm trước đó mà lần tiếp theo vẫn phạm tội thì sẽ được xác định là phạm tội lần đầu nếu là phạm tội ít nghiêm trọng, vô ý phạm tội và có nơi cư trú rõ ràng.
Đi tù vì trộm cắp ở nước ngoài, về nước có bị xem là đã có án tích?
Người Việt Nam phạm tội trộm cắp bị kết án tù ở nước ngoài, sau khi chấp hành xong án ở nước sở tại, người này đã về Việt Nam sinh sống và bị coi là đã có án tích, pháp luật quy định về vấn đề trên như thế nào? 1.Hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ quốc gia Theo Điều 6 Bộ luật hình sự 2015 về công dân Việt Nam hoặc pháp nhân thương mại Việt Nam có hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà Bộ luật hình sự 2015 quy định là tội phạm, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật này. Như vậy, công dân Việt Nam phạm tội trộm cắp ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vẫn có thể bị xử lý theo pháp luật hình sự của Việt Nam. Bên cạnh đó, việc xử lý tội phạm diễn ra tại nước ngoài còn cần đến sự hỗ trợ của nước bạn thông qua các Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam và nước sở tại. Theo đó, việc dẫn độ tội phạm giữa hai nước phải bảo đảm phù hợp với những điều khoản đã ghi trong Hiệp định tương trợ tư pháp, nước ký kết này sẽ dẫn độ công dân của nước ký kết kia đang ở trên lãnh thổ của nước mình cho nước kia để tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc để thi hành bản án, quyết định hình sự. Việc dẫn độ phải đáp ứng điều kiện dẫn độ và không thuộc các trường hợp từ chối dẫn độ cũng thường được quy định trong Hiệp định tương trợ tư pháp hoặc theo quy định của nước sở tại. Trong trường hợp, không có hiệp định tương trợ tư pháp việc tương trợ trong việc dẫn độ, hỗ trợ điều tra ... sẽ phụ thuộc vào sự hợp tác của các quốc gia trên nguyên tắc có đi có lại trong từng trường hợp cụ thể. Nếu nước sở tại không dẫn độ người phạm tội, người này có thể bị xử lý theo quy định và trình tự tố tụng tại nước sở tại. Trường hợp Việt Nam không có hiệp định tương trợ tư pháp với bất kỳ quốc gia nào thì có thể người bạn đó sẽ bị xử lý hành vi trộm cắp tại nước sở tại. 2. Phạm tội ở nước ngoài có bị coi là đã có án tích Điều 5 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định về đối tượng quản lý lý lịch tư pháp như sau: -Công dân Việt Nam bị kết án bằng bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật của Toà án Việt Nam, Toà án nước ngoài mà trích lục bản án hoặc trích lục án tích của người bị kết án được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cung cấp theo điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự hoặc theo nguyên tắc có đi có lại. -Người nước ngoài bị Toà án Việt Nam kết án bằng bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật. -Công dân Việt Nam, người nước ngoài bị Toà án Việt Nam cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong quyết định tuyên bố phá sản đã có hiệu lực pháp luật. Theo đó pháp luật Việt Nam chỉ quản lý lý lịch tư pháp với công dân Việt nam bị kết án bằng bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật của tòa án Việt Nam, Tòa án nước ngoài mà trích lục bản án hoặc trích lục án tích của người bị kết án được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cung cấp theo điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự hoặc theo nguyên tắc có đi có lại. Như vậy, nếu tồn tại điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự thì trong lý lịch tư pháp của người phạm tội sẽ thể hiện nội dung về việc người này phạm tội và bị kết án tại nước ngoài. Nếu hai nước không tồn tại điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự, trong lý lịch tư pháp của người đó sẽ thể hiện nội dung “không có án tích”, là việc phạm tội ở nước ngoài không bị thể hiện trong lý lịch tư pháp. Vậy phạm tội trộm cắp ở nước ngoài chỉ được coi là có án tích khi giữa Việt Nam và nước đó có tồn tại điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự.
Người yêu có được thăm phạm nhân không?
Cho mình hỏi là bạn trai bị đi tù thì có được vào thăm không?
Hạn chế số người thăm gặp phạm nhân
Có thể thấy đối với thân nhân; cá nhân; đại diện cơ quan, tổ chức đến thăm gặp phạm nhân phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, Nội quy nhà thăm gặp, tuân theo sự hướng dẫn của cán bộ làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp và những cán bộ có trách nhiệm khác. Nếu gửi đồ vật cho phạm nhân thì phải kê khai danh mục các đồ vật và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc gửi đồ không đúng quy định. Tuy nhiêm,, số lượng thăm gặp phạm nhân không phải ở mức nào cũng được mà giới hạn về số lượng người thăm gặp, cụ thể: Căn cứ Khoản 1 Điều 4 Thông tư 14/2020/TT-BCA quy định về đối tượng gặp phạm nhân như sau: Thân nhân được gặp phạm nhân gồm: Ông, bà nội; ông, bà ngoại; bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ (hoặc chồng); bố, mẹ nuôi hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp; anh, chị, em ruột, dâu, rể; anh, chị em vợ (hoặc chồng); cô, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột. Mỗi lần đến gặp phạm nhân tối đa không quá 03 thân nhân, trường hợp đặc biệt do yêu cầu giáo dục cải tạo, Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân có thể quyết định việc tăng số lượng thân nhân được gặp phạm nhân nhưng không quá 05 người và phải đảm bảo việc phạm nhân gặp thân nhân không làm ảnh hưởng đến an ninh, an toàn cơ sở giam giữ phạm nhân. Như vậy, theo quy định trên thì có thể thấy đối với trường hợp này thì mỗi lần đến gặp phạm nhân tối đa không quá 03 thân nhân. Tuy nhiên, Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân có thể quyết định việc tăng số lượng thân nhân được gặp phạm nhân nhưng không quá 05 người và phải đảm bảo việc phạm nhân gặp thân nhân không làm ảnh hưởng đến an ninh, an toàn cơ sở giam giữ phạm nhân. Do đó, khi đến thăm gặp quá số người trên có thể đề xuất, thông báo cho thủ trưởng để được hướng dẫn.
Những trường hợp làm chết người nhưng không phải chịu trách nhiệm hình sự
Ảnh minh họa: Làm chết người nhưng không phải chịu TNHS Mọi hành vi phạm tội đều chịu trách nhiệm trước pháp luật, tuy nhiên BLHS 2015 quy định có những trường hợp ngoại lệ, dù làm chết người cũng không phải chịu TNHS. Cụ thể là các trường hợp dưới đây: 1. Làm chết người trong trường hợp chưa đủ 14 tuổi Theo đó, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác. Điều 12 BLHS 2. Sự kiện bất ngờ Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Điều 20 BLHS 3. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Điều 21 BLHS 4. Phòng vệ chính đáng - Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm. - Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này. Khoản 1, Điều 22 BLHS 5. Tình thế cấp thiết - Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm. - Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự. Khoản 1, Điều 23 BLHS 6. Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội - Hành vi của người để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải là tội phạm. - Trường hợp gây thiệt hại do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần thiết, thì người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự. Khoản 1, Điều 24 BLHS 7. Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ Hành vi gây ra thiệt hại trong khi thực hiện việc nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới mặc dù đã tuân thủ đúng quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa thì không phải là tội phạm. Người nào không áp dụng đúng quy trình, quy phạm, không áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa mà gây thiệt hại thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Điều 25 BLHS 8. Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên Người thực hiện hành vi gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên trong lực lượng vũ trang nhân dân để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nếu đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này người ra mệnh lệnh phải chịu trách nhiệm hình sự. Quy định này không áp dụng đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 421, khoản 2 Điều 422 và khoản 2 Điều 423 của Bộ luật Hình sự. Điều 26 BLHS Cần chú ý: - Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt. - Trường hợp Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
Nhờ luật sư giúp trường hợp này có bị đi tù không ạ?
E trai của e được bạn nhờ đi can thiệp nói chuyện giảng hòa xô xát nhưng khi đến điểm hẹn có đi cùng một số người bạn khi đến nơi vừa xuống xe đã bị bên kia ném đá và lao vào đâm. E của e do hoảng loạn đã lấy baton có trong người phòng vệ nhưng chưa đánh bên kia mà đã bị bên kia đâm cho thương tích 31% và bạn của e e thì bị thương 40% do lao vào can để e của e có thể chạy được. Nhà e có kiện nhưng lại bị cơ quan công an khởi tố theo khoản 2 điều 318, và bên kia có bị đứt gân tay do khi chém k may tự va vào tay ạ. Vậy cho e hỏi e của e có bị đi tù theo khoản 2 điều 318 không ạ? Xin luật sư tư vấn giúp ạ
Chủ sở hữu có mất quyền quản lý công ty khi phải đi tù?
Công dân khi bị kết án phạt tù chắc chắn sẽ bị tước hoặc hạn chế một số quyền công dân. Trường hợp chủ sở hữu doanh nghiệp bị phạt tù khi đang doanh nghiệp đang hoạt động phải giải quyết như thế nào? Bộ luật hình sự 2015 và Luật doanh nghiệp 2014 đã có quy định khá rõ ràng về trường hợp này, cụ thể như sau: Tại Điều 44 Bộ luật hình sự 2015 quy định “1. Công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do Bộ luật này quy định, thì bị tước một hoặc một số quyền công dân sau đây: a) Quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước; b) Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân. 2. Thời hạn tước một số quyền công dân là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.” Có thể hiểu, công dân dù bị kết án tù cũng chỉ bị hạn chế một số quyền công dân, cụ thể là quyền ứng cử đại biểu, quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân; không bị hạn chế quyền điều hành, quản lý doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 77 Luật doanh nghiệp 2014 quy định về thực hiện quyền của chủ sở hữu công ty trong một vài trường hợp đặc biệt, cụ thể đối với Trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân bị tạm giam, bị kết án tù hoặc bị Tòa án tước quyền hành nghề theo quy định của pháp luật, thành viên đó ủy quyền cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty. Như vậy, đối với trường hợp chủ sở hữu công ty phải thi hành án tù thì trong thời hạn thi hành án phạt tù có thể tạm dừng hoạt động của công ty, đợi đến khi thi hành xong bản án có thể quay trở lại điều hành công ty một cách bình thường hoặc có thể ủy quyền cho một người khác quản lý trong thời gian trên.