Giá vé đi máy bay dịp Tết Nguyên đán 2024 khá cao so với cùng kỳ
Trước thềm Tết Nguyên đán, nhiều người đã mua vé máy bay từ sớm khi đã có kế hoạch để về quê ăn Tết, tuy nhiên số còn lại vẫn chưa có kế hoạch cụ thể hoặc đang chờ giá vé đi máy bay hạ nhiệt mới mua. So với năm trước, giá vé đi máy bay năm nay khá cao, bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Vé đi máy bay giá khá cao dịp Tết Nguyên đán 2024 Theo Báo Vietnamplus, lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2024 sẽ kéo dài 7 ngày từ 8/2 đến hết ngày 14/2/2024 (tức từ ngày 29 tháng Chạp năm Quý Mão đến mùng 5 tháng Giêng năm Giáp Thìn), theo khảo sát trên các website bán vé của các hãng bay, giá vé máy bay khứ hồi cho chặng từ Thành phố Hồ Chí Minh-Hà Nội đi vào ngày 8/2/2024 (ngày 29 tháng Chạp) và chiều vào ngày 14/2/2024 (mùng 5 tháng Giêng) của Vietnam Airlines, Bamboo Airways ở hầu hết các khung giờ đều khoảng 7 triệu đồng. Cùng chặng này, Vietjet đang mở bán giá 6,37 triệu đồng. Giá vé khứ hồi chặng đi ngày 9/2/2024 (tức chiều 30 Tết) và chặng về ngày 16/2/2024 (mùng 7 Tết) từ Thành phố Hồ Chí Minh-Vinh (Nghệ An) của VietJet Air là 5,63 triệu đồng; Bamboo Airways có giá 7,1 triệu đồng và Vietnam Airlines là 9,92 triệu đồng. Đường bay Thành phố Hồ Chí Minh-Hải Phòng, vé bay của VietJet Air giá hơn 6 triệu đồng; Vietravel Airlines 3,83 triệu đồng đồng; Vietnam Airlines là hơn 4 triệu đồng. Chặng bay từ Hà Nội-Phú Quốc vào dịp Tết, giá vé rẻ nhất cũng lên tới 7 triệu đồng/vé Vietjet Air cho ngày đi 11/2 (tức mùng 2 Tết) và ngày về 14/2, tức (tức mùng 5 Tết). Mức vé của Vietnam Airlines lên tới 9 triệu đồng. Trong khi đó, Bamboo Airways không còn khai thác chặng bay này. Cũng đi ngày 11/2 và về 17/2, chặng bay Hà Nội-Đà Lạt của Vietjet Air có giá 4,6 triệu đồng/chiều; Bamboo Airways 7,1 triệu đồng/chiều. Trong khi đó, chặng Hà Nội-Đà Nẵng của Vietjet Air là 3,31 triệu đồng/chiều; Vietravel Airlines là 3,2 triệu đồng; Bamboo Airways 5,1 triệu đồng và Vietnam Airlines 4,97 triệu đồng/chiều. Tham khảo: Chính sách bồi thường cho khách hàng khi máy bay bị hủy chuyến Căn cứ tại Thông tư 19/2023/TT-BGTVT quy định về nghĩa vụ tối thiểu đối với hành khách đã được xác nhận chỗ và có vé mà hành khách không được vận chuyển do lỗi của người vận chuyển trong trường hợp: - Chuyến bay bị chậm - Chuyến bay bị hủy - Chuyến bay khởi hành sớm Trong các trường hợp này, hãng hàng không có trách nhiệm thông báo ngay cho hành khách về việc thay đổi thời gian khởi hành của chuyến bay: *Trường hợp chuyến bay bị chậm Chuyến bay bị chậm là chuyến bay có thời gian khởi hành thực tế muộn trên 15 phút so với thời gian khởi hành theo kế hoạch trong lịch bay căn cứ. Trường hợp không phải do lỗi của hành khách mà chuyến bay bị chậm: Trong trường hợp này, người vận chuyển có nghĩa vụ: - Cung cấp, cập nhật đầy đủ thông tin cho hành khách theo phương thức thích hợp; xin lỗi hành khách; bảo đảm việc ăn, nghỉ, đi lại. - Chịu các chi phí khác có liên quan trực tiếp phù hợp với thời gian chờ đợi tại cảng hàng không được quy định trong Điều lệ vận chuyển. - Phải đảm bảo chất lượng dịch vụ hành khách tại cảng hàng không theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Trường hợp chuyến bay bị chậm do lỗi của người vận chuyển ngoài các nghĩa vụ trên, người vận chuyển có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ khác đối với hành khách như sau: - Đối với chuyến bay chậm từ 02 giờ trở lên: trong phạm vi cung cấp dịch vụ của người vận chuyển, chuyển đổi hành trình phù hợp cho hành khách hoặc chuyển sang chuyến bay khác để hành khách tới được điểm cuối của hành trình, miễn trừ điều kiện hạn chế về chuyển đổi hành trình hoặc chuyển đổi chuyến bay và phụ thu liên quan (nếu có) cho hành khách; - Đối với chuyến bay chậm từ 05 giờ trở lên: trường hợp hành khách không yêu cầu người vận chuyển thực hiện nghĩa vụ theo quy định mà yêu cầu hoàn trả tiền vé, người vận chuyển hoàn trả toàn bộ tiền vé hoặc hoàn trả tiền phần vé chưa sử dụng theo sự lựa chọn của hành khách tại cảng hàng không hoặc tại các văn phòng đại diện, chi nhánh hoặc đại lý bán vé do hãng hàng không chỉ định; - Đối với chuyến bay chậm kéo dài: ngoài các nghĩa vụ quy định trên thì khi hành khách có yêu cầu, người vận chuyển phải thực hiện bồi thường ứng trước không hoàn lại cho hành khách đã được xác nhận chỗ và có vé trên chuyến bay theo quy định về việc bồi thường ứng trước không hoàn lại trong vận chuyển hành khách bằng đường hàng không của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Xem thêm trường hợp bị hủy chuyến hay khởi hành sớm tại: Quy định mới về bồi thường cho hành khách khi máy bay bị delay hoặc hủy chuyến Cục Hàng không Việt Nam thông báo số hotline để phản ánh tình trạng tăng gía vé sai quy định Trước đó, một số phương tiện thông tin đại chúng phản ánh việc hành khách phải mua vé máy bay cao hơn mức giá quy định trên các đường bay nội địa, đặc biệt trong dịp cao điểm Tết Nguyên đán năm 2023. Theo đó, Cục Hàng không Việt Nam khuyến cáo hành khách có thể truy cập vào các trang thông tin điện tử hoặc gọi đến tổng đài hỗ trợ của các hãng hàng không để tìm hiểu các thông tin liên quan đến giá vé máy bay khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ vận tải hàng không. Đồng thời, trong quá trình mua vé qua các kênh phân phối, nếu thấy giá vé cao hơn quy định, hành khách có thể phản ánh đến đường dây nóng (hotline: 0916562119) của Cục Hàng không Việt Nam các thông tin về giá vé, đường bay, đại lý bán vé, hãng hàng không… để Cục có cơ sở xử lý theo quy định đối với các vi phạm (nếu có).
Để đảm bảo việc hiểu, triển khai thực hiện triển khai thống nhất trong toàn ngành nội dung quy định Phụ lục XIV của Thông tư số 13/2019/TT-BGTVT ngày 29 tháng 3 năm 2019 của Bộ GTVT đối với các loại giấy tờ về nhân thân của hành khách sử dụng để làm thủ tục đi tàu bay trên các chuyến bay nội địa, Cục Hàng không Việt Nam đã triển khai cụ thể tới các đơn vị trong ngành nội dung này. Đối với hành khách mang quốc tịch nước ngoài, thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 và khoản 3 mục I của Phụ lục XIV). Ngoài ra, trường hợp trẻ em không có hộ chiếu riêng: chấp nhận hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật (cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi hoặc người giám hộ) của trẻ em đó có chứa các thông tin: họ tên, ngày, tháng, năm sinh và ảnh của trẻ em. Không cần phải có người đại diện theo pháp luật đi cùng trẻ em để làm thủ tục hàng không. Thẻ thường trú do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cấp cho người nước ngoài được phép cư trú không thời hạn tại Việt Nam và có giá trị thay thị thực. Thẻ tạm trú do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao cấp cho người nước ngoài được phép cư trú có thời hạn tại Việt Nam và có giá trị thay thị thực. Giấy phép lái xe (ô tô, mô tô) của Việt Nam. Trường hợp sử dụng Giấy phép lái xe của nước ngoài,phải mang theo Giấy phép lái xe quốc tế (IDP) và giấy phép lái xe quốc giađược cấpcủa hành khách, tuân thủ quy định tại Thông tư số 29/2015/TT-BGTVT ngày 06/7/2015 của Bộ Giao thông vận tải. Thẻ nhận dạng của các hãng hàng không Việt Nam. Các hãng hàng không quyết định thẻ nhận dạng của hãng nào được chấp nhận cho việc làm thủ tục hàng không của hãng mình và quy định cụ thể trong chương trình an ninh hàng không của hãng. Đối với hành khách mang quốc tịch Việt Nam chưa đủ 14 tuổi, thực hiện theo quy định tại khoản 3 mục I của Phụ lục XIV. Ngoài ra, trường hợp trẻ em không có hộ chiếu riêng, chấp nhận hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật (cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi hoặc người giám hộ) của trẻ em đó có chứa các thông tin: họ tên, ngày, tháng, năm sinh và ảnh của trẻ em. Không cần phải có người đại diện theo pháp luật đi cùng trẻ em để làm thủ tục hàng không. Trường hợp sử dụng giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh thì phải là bản chính hoặc bản sao có chứng thực, bản sao từ sổ gốc theo quy định tại Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ. Đối với hành khách mang quốc tịch Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 mục I của Phụ lục XIV và các nội dung sau: Giấy chứng minh, chứng nhận của công an nhân dân được quy định tại Nghị định số 59/2008/NĐ-CP ngày 08/5/2008 của Chính phủ; Thông tư số 13/2008/TT-BCA ngày 29/8/2008 của Bộ Công an như: Giấy chứng minh Công an nhân dân cấp cho sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân đang phục vụ tại ngũ trong lực lượng Công an nhân dân theo chế độ chuyên nghiệp; Giấy chứng nhận cấp cho hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn; công nhân, nhân viên; nhân viên tạm tuyển đang phục vụ trong lực lượng Công an nhân dân. Giấy chứng minh, chứng nhận của quân đội nhân dân được quy định tại Nghị định số 130/2008/NĐ-CP ngày 19/12/2008; Nghị định số 59/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ; Thông tư số 218/2016/TT-BQP ngày 27/12/2016 của Bộ Quốc phòng như: Giấy chứng minh sĩ quan Quân đội nhân dân; Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; Thẻ hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ; Thẻ sĩ quan dự bị; Thẻ quân nhân chuyên nghiệp và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị. Thẻ Nhà báo do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp được quy định tại Thông tư số 49/2016/TT-BTTTT ngày 26/12/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông. Giấy phép lái xe ô tô, mô tô của Việt Nam cấp. Lưu ý Giấy phép IDP do Việt Nam cấp không có hiệu lực sử dụng trong nước theo quy định tại Thông tư số 29/2015/TT-BGTVT ngày 06/7/2015 của Bộ Giao thông vận tải. Thẻ nhận dạng của các hãng hàng không Việt Nam, Các hãng hàng không quyết định thẻ nhận dạng của hãng nào được chấp nhận cho việc làm thủ tục hàng không của hãng mình và quy định cụ thể trong chương trình an ninh hàng không của hãng. Trường hợp sử dụng Giấy xác nhận nhân thân do công an phường, xã nơi thường trú hoặc tạm trú xác nhận: Thông tư số 13/2019/TT-BGTVT quy định không ban hành mẫu giấy xác nhận, chỉ yêu cầu các nội dung cần có trong văn bản xác nhận (bao gồm: cơ quan xác nhận, người xác nhận; ngày, tháng, năm xác nhận; họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, quê quán, nơi thường trú của người được xác nhận; lý do xác nhận). Giấy xác nhận có dán ảnh, đóng dấu giáp lai và chỉ có giá trị trong vòng 30 ngày kể từ ngày xác nhận. Việc tiến hành phỏng vấn, đối chiếu nhằm xác minh đúng nhân thân hành khách (nhận biết các loại Giấy phép lái xe của nước ngoài; Giấy chứng nhận của công an nhân dân, quân đội nhân dân; Thẻ Nhà báo); kiểm tra, đánh giá các điều kiện tại điểm 5 mục I Phụ lục XIV; tuyên truyền để hành khách hiểu và tuân thủ theo đúng quy định cần có sự phối hợp giữa nhân viên giám sát của hãng hàng không và lực lượng kiểm soát an ninh hàng không, nhân viên làm thủ tục hàng không. Các cảng vụ hàng không giám sát và chủ động chủ trì giải quyết các trường hợp phát sinh vướng mắc. Ngoài ra, Cục Hàng không Việt Nam cũng lưu ý các đơn vị trong ngành khi áp dụng và triển khai thực hiện, cần chú ý một số giấy tờ không còn giá trị áp dụng như: hủy bỏ mẫu Giấy xác nhân nhân thân; bỏ nội dung lưu ý các loại giấy tờ hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy thông hành, thị thực rời, thẻ thường trú, thẻ tạm trú do Việt Nam cấp phải có dấu xuất, nhập cảnh Việt Nam theo quy định; Bỏ nội dung giấy uỷ quyển của cha, mẹ, người giám hộ đối với trẻ em. Nội dung chi tiết Thông tư 13/2019/TT-BGTVT ngày 29 tháng 3 năm 2019 của Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam được đăng tải tại mục văn bản mới (https://www.caa.gov.vn/van-ban/13-2019-tt-bgtvt-8202.htm).) Theo Cục hàng không Việt Nam
Lưu ý 08 hành vi khi đi máy bay tưởng không là gì nhưng có thể bị xử phạt
Những hành động này tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng có thể khiến bạn gặp rắc rối vì vi phạm các điều khoản an toàn bay. 1. Tháo bỏ dây an toàn Bạn có cho rằng, hành động tháo dây an toàn, rời khỏi vị trí (mặc dù đó là để đi vệ sinh) khi máy bay chuẩn bị cất, hạ cánh là không vi phạm quy định nào của an toàn bay và hoàn toàn không bị xử phạt. Nhưng sự thật là, hành động này là vi phạm quy định của ngành hàng không. Việc tháo bỏ dây an toàn trong lúc này là hành động bị nghiêm cấm do có thể gây nguy hiểm cho tất cả những người xung quanh. Ngoài ra, nếu bạn lỡ “giải quyết nhu cầu” quá lâu có thể sẽ khiến phi công phải trì hoãn thời gian hạ cánh. Theo Nghị định Chính phủ 147/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không, việc tự ý tháo dây an toàn khi đèn hiệu máy bay vẫn bật sáng là hành vi không tuân thủ quy định về an toàn chuyến bay, vi phạm trật tự, an ninh của ngành hàng không. Theo đó, bạn có thể bị phạt từ 1 đến 3 triệu đồng. 2. Nói đùa có bom trên máy bay Đối với hành vi này nếu thực tế đã gây cản trở hoạt động bình thường của hàng không dân dụng và gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản cho hãng hàng không thì đủ yếu tố cấu thành tội “Cản trở giao thông đường không” BLHS sửa đổi, bổ sung 2017. Đối với tội này, chỉ cần có lỗi vô ý, nhưng hậu quả đã xảy ra cũng là đủ yếu tố cầu thành tội phạm Điểm đ, khoản 4 Điều 24 Nghị định 147/2013/ NĐ-CP quy định Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân có hành vi sau đây: Tung tin hoặc cung cấp thông tin sai về việc có bom, mìn, vật liệu nổ, chất nổ, chất phóng xạ, vũ khí sinh hóa học mà chưa gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hoạt động hàng không dân dụng; Như vậy cần đánh giá mức độ nghiêm trọng của sự việc để xử lý thích đáng 3. Hút thuốc trên máy bay: Mức phạt cho vi phạm này là 3-5 triệu đồng. Nếu du khách hút thuốc tại khu vực không được phép trong sân bay, mức phạt là 5-10 triệu đồng. 4. Mở cửa thoát hiểm khi không được phép: Phạt 10-20 triệu đồng. 5. Sử dụng điện thoại trên máy bay: Mức phạt là 3-5 triệu đồng. Ngoài điện thoại, quy định còn cấm các thiết bị điện tử, thu phát sóng nói chung ( máy tính cá nhân, iPad, tai nghe nhạc các nhân trên máy bay trong quá trình máy bay cất cánh và hạ cánh.) 6. Gây gổ, la hét trên máy bay: Phạt 5-10 triệu đồng. Đây cũng là mức phạt cho du khách làm mất an ninh trật tự khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay và nơi có công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng. 7. Không tuân theo sự chỉ dẫn của nhân viên an ninh hàng không Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân có hành vi không tuân theo sự chỉ dẫn của nhân viên an ninh hàng không khi ở trong khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay. 8. Làm hư hỏng trang bị, thiết bị của tàu bay; Phạt tiền từ 3.000.000 - 5.000.000 Căn cứ: - Nghị định 147/2013/ NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng Trên đây là một số quy định mà bạn cần nắm được khi đi máy bay để tránh bị phạt, bạn nào có thông tin khác bổ sung để mọi người cùng biết nhé!
Sổ tay hướng dẫn hành khách đi máy bay
Mình tìm được cái này khá hay, do Cục Hàng không Việt Nam thuộc Bộ Giao thông vận tải ban hành, nên share cho các bạn, bạn nào có dự định du lịch vào dịp lễ 30/4 này bằng máy bay thì cũng nên xem nhé. Chúc các bạn có kỳ nghỉ vui vẻ, an toàn nhé! Thân.
Giá vé đi máy bay dịp Tết Nguyên đán 2024 khá cao so với cùng kỳ
Trước thềm Tết Nguyên đán, nhiều người đã mua vé máy bay từ sớm khi đã có kế hoạch để về quê ăn Tết, tuy nhiên số còn lại vẫn chưa có kế hoạch cụ thể hoặc đang chờ giá vé đi máy bay hạ nhiệt mới mua. So với năm trước, giá vé đi máy bay năm nay khá cao, bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Vé đi máy bay giá khá cao dịp Tết Nguyên đán 2024 Theo Báo Vietnamplus, lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2024 sẽ kéo dài 7 ngày từ 8/2 đến hết ngày 14/2/2024 (tức từ ngày 29 tháng Chạp năm Quý Mão đến mùng 5 tháng Giêng năm Giáp Thìn), theo khảo sát trên các website bán vé của các hãng bay, giá vé máy bay khứ hồi cho chặng từ Thành phố Hồ Chí Minh-Hà Nội đi vào ngày 8/2/2024 (ngày 29 tháng Chạp) và chiều vào ngày 14/2/2024 (mùng 5 tháng Giêng) của Vietnam Airlines, Bamboo Airways ở hầu hết các khung giờ đều khoảng 7 triệu đồng. Cùng chặng này, Vietjet đang mở bán giá 6,37 triệu đồng. Giá vé khứ hồi chặng đi ngày 9/2/2024 (tức chiều 30 Tết) và chặng về ngày 16/2/2024 (mùng 7 Tết) từ Thành phố Hồ Chí Minh-Vinh (Nghệ An) của VietJet Air là 5,63 triệu đồng; Bamboo Airways có giá 7,1 triệu đồng và Vietnam Airlines là 9,92 triệu đồng. Đường bay Thành phố Hồ Chí Minh-Hải Phòng, vé bay của VietJet Air giá hơn 6 triệu đồng; Vietravel Airlines 3,83 triệu đồng đồng; Vietnam Airlines là hơn 4 triệu đồng. Chặng bay từ Hà Nội-Phú Quốc vào dịp Tết, giá vé rẻ nhất cũng lên tới 7 triệu đồng/vé Vietjet Air cho ngày đi 11/2 (tức mùng 2 Tết) và ngày về 14/2, tức (tức mùng 5 Tết). Mức vé của Vietnam Airlines lên tới 9 triệu đồng. Trong khi đó, Bamboo Airways không còn khai thác chặng bay này. Cũng đi ngày 11/2 và về 17/2, chặng bay Hà Nội-Đà Lạt của Vietjet Air có giá 4,6 triệu đồng/chiều; Bamboo Airways 7,1 triệu đồng/chiều. Trong khi đó, chặng Hà Nội-Đà Nẵng của Vietjet Air là 3,31 triệu đồng/chiều; Vietravel Airlines là 3,2 triệu đồng; Bamboo Airways 5,1 triệu đồng và Vietnam Airlines 4,97 triệu đồng/chiều. Tham khảo: Chính sách bồi thường cho khách hàng khi máy bay bị hủy chuyến Căn cứ tại Thông tư 19/2023/TT-BGTVT quy định về nghĩa vụ tối thiểu đối với hành khách đã được xác nhận chỗ và có vé mà hành khách không được vận chuyển do lỗi của người vận chuyển trong trường hợp: - Chuyến bay bị chậm - Chuyến bay bị hủy - Chuyến bay khởi hành sớm Trong các trường hợp này, hãng hàng không có trách nhiệm thông báo ngay cho hành khách về việc thay đổi thời gian khởi hành của chuyến bay: *Trường hợp chuyến bay bị chậm Chuyến bay bị chậm là chuyến bay có thời gian khởi hành thực tế muộn trên 15 phút so với thời gian khởi hành theo kế hoạch trong lịch bay căn cứ. Trường hợp không phải do lỗi của hành khách mà chuyến bay bị chậm: Trong trường hợp này, người vận chuyển có nghĩa vụ: - Cung cấp, cập nhật đầy đủ thông tin cho hành khách theo phương thức thích hợp; xin lỗi hành khách; bảo đảm việc ăn, nghỉ, đi lại. - Chịu các chi phí khác có liên quan trực tiếp phù hợp với thời gian chờ đợi tại cảng hàng không được quy định trong Điều lệ vận chuyển. - Phải đảm bảo chất lượng dịch vụ hành khách tại cảng hàng không theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Trường hợp chuyến bay bị chậm do lỗi của người vận chuyển ngoài các nghĩa vụ trên, người vận chuyển có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ khác đối với hành khách như sau: - Đối với chuyến bay chậm từ 02 giờ trở lên: trong phạm vi cung cấp dịch vụ của người vận chuyển, chuyển đổi hành trình phù hợp cho hành khách hoặc chuyển sang chuyến bay khác để hành khách tới được điểm cuối của hành trình, miễn trừ điều kiện hạn chế về chuyển đổi hành trình hoặc chuyển đổi chuyến bay và phụ thu liên quan (nếu có) cho hành khách; - Đối với chuyến bay chậm từ 05 giờ trở lên: trường hợp hành khách không yêu cầu người vận chuyển thực hiện nghĩa vụ theo quy định mà yêu cầu hoàn trả tiền vé, người vận chuyển hoàn trả toàn bộ tiền vé hoặc hoàn trả tiền phần vé chưa sử dụng theo sự lựa chọn của hành khách tại cảng hàng không hoặc tại các văn phòng đại diện, chi nhánh hoặc đại lý bán vé do hãng hàng không chỉ định; - Đối với chuyến bay chậm kéo dài: ngoài các nghĩa vụ quy định trên thì khi hành khách có yêu cầu, người vận chuyển phải thực hiện bồi thường ứng trước không hoàn lại cho hành khách đã được xác nhận chỗ và có vé trên chuyến bay theo quy định về việc bồi thường ứng trước không hoàn lại trong vận chuyển hành khách bằng đường hàng không của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Xem thêm trường hợp bị hủy chuyến hay khởi hành sớm tại: Quy định mới về bồi thường cho hành khách khi máy bay bị delay hoặc hủy chuyến Cục Hàng không Việt Nam thông báo số hotline để phản ánh tình trạng tăng gía vé sai quy định Trước đó, một số phương tiện thông tin đại chúng phản ánh việc hành khách phải mua vé máy bay cao hơn mức giá quy định trên các đường bay nội địa, đặc biệt trong dịp cao điểm Tết Nguyên đán năm 2023. Theo đó, Cục Hàng không Việt Nam khuyến cáo hành khách có thể truy cập vào các trang thông tin điện tử hoặc gọi đến tổng đài hỗ trợ của các hãng hàng không để tìm hiểu các thông tin liên quan đến giá vé máy bay khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ vận tải hàng không. Đồng thời, trong quá trình mua vé qua các kênh phân phối, nếu thấy giá vé cao hơn quy định, hành khách có thể phản ánh đến đường dây nóng (hotline: 0916562119) của Cục Hàng không Việt Nam các thông tin về giá vé, đường bay, đại lý bán vé, hãng hàng không… để Cục có cơ sở xử lý theo quy định đối với các vi phạm (nếu có).
Để đảm bảo việc hiểu, triển khai thực hiện triển khai thống nhất trong toàn ngành nội dung quy định Phụ lục XIV của Thông tư số 13/2019/TT-BGTVT ngày 29 tháng 3 năm 2019 của Bộ GTVT đối với các loại giấy tờ về nhân thân của hành khách sử dụng để làm thủ tục đi tàu bay trên các chuyến bay nội địa, Cục Hàng không Việt Nam đã triển khai cụ thể tới các đơn vị trong ngành nội dung này. Đối với hành khách mang quốc tịch nước ngoài, thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 và khoản 3 mục I của Phụ lục XIV). Ngoài ra, trường hợp trẻ em không có hộ chiếu riêng: chấp nhận hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật (cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi hoặc người giám hộ) của trẻ em đó có chứa các thông tin: họ tên, ngày, tháng, năm sinh và ảnh của trẻ em. Không cần phải có người đại diện theo pháp luật đi cùng trẻ em để làm thủ tục hàng không. Thẻ thường trú do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cấp cho người nước ngoài được phép cư trú không thời hạn tại Việt Nam và có giá trị thay thị thực. Thẻ tạm trú do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao cấp cho người nước ngoài được phép cư trú có thời hạn tại Việt Nam và có giá trị thay thị thực. Giấy phép lái xe (ô tô, mô tô) của Việt Nam. Trường hợp sử dụng Giấy phép lái xe của nước ngoài,phải mang theo Giấy phép lái xe quốc tế (IDP) và giấy phép lái xe quốc giađược cấpcủa hành khách, tuân thủ quy định tại Thông tư số 29/2015/TT-BGTVT ngày 06/7/2015 của Bộ Giao thông vận tải. Thẻ nhận dạng của các hãng hàng không Việt Nam. Các hãng hàng không quyết định thẻ nhận dạng của hãng nào được chấp nhận cho việc làm thủ tục hàng không của hãng mình và quy định cụ thể trong chương trình an ninh hàng không của hãng. Đối với hành khách mang quốc tịch Việt Nam chưa đủ 14 tuổi, thực hiện theo quy định tại khoản 3 mục I của Phụ lục XIV. Ngoài ra, trường hợp trẻ em không có hộ chiếu riêng, chấp nhận hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật (cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi hoặc người giám hộ) của trẻ em đó có chứa các thông tin: họ tên, ngày, tháng, năm sinh và ảnh của trẻ em. Không cần phải có người đại diện theo pháp luật đi cùng trẻ em để làm thủ tục hàng không. Trường hợp sử dụng giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh thì phải là bản chính hoặc bản sao có chứng thực, bản sao từ sổ gốc theo quy định tại Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ. Đối với hành khách mang quốc tịch Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 mục I của Phụ lục XIV và các nội dung sau: Giấy chứng minh, chứng nhận của công an nhân dân được quy định tại Nghị định số 59/2008/NĐ-CP ngày 08/5/2008 của Chính phủ; Thông tư số 13/2008/TT-BCA ngày 29/8/2008 của Bộ Công an như: Giấy chứng minh Công an nhân dân cấp cho sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân đang phục vụ tại ngũ trong lực lượng Công an nhân dân theo chế độ chuyên nghiệp; Giấy chứng nhận cấp cho hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn; công nhân, nhân viên; nhân viên tạm tuyển đang phục vụ trong lực lượng Công an nhân dân. Giấy chứng minh, chứng nhận của quân đội nhân dân được quy định tại Nghị định số 130/2008/NĐ-CP ngày 19/12/2008; Nghị định số 59/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ; Thông tư số 218/2016/TT-BQP ngày 27/12/2016 của Bộ Quốc phòng như: Giấy chứng minh sĩ quan Quân đội nhân dân; Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; Thẻ hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ; Thẻ sĩ quan dự bị; Thẻ quân nhân chuyên nghiệp và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị. Thẻ Nhà báo do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp được quy định tại Thông tư số 49/2016/TT-BTTTT ngày 26/12/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông. Giấy phép lái xe ô tô, mô tô của Việt Nam cấp. Lưu ý Giấy phép IDP do Việt Nam cấp không có hiệu lực sử dụng trong nước theo quy định tại Thông tư số 29/2015/TT-BGTVT ngày 06/7/2015 của Bộ Giao thông vận tải. Thẻ nhận dạng của các hãng hàng không Việt Nam, Các hãng hàng không quyết định thẻ nhận dạng của hãng nào được chấp nhận cho việc làm thủ tục hàng không của hãng mình và quy định cụ thể trong chương trình an ninh hàng không của hãng. Trường hợp sử dụng Giấy xác nhận nhân thân do công an phường, xã nơi thường trú hoặc tạm trú xác nhận: Thông tư số 13/2019/TT-BGTVT quy định không ban hành mẫu giấy xác nhận, chỉ yêu cầu các nội dung cần có trong văn bản xác nhận (bao gồm: cơ quan xác nhận, người xác nhận; ngày, tháng, năm xác nhận; họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, quê quán, nơi thường trú của người được xác nhận; lý do xác nhận). Giấy xác nhận có dán ảnh, đóng dấu giáp lai và chỉ có giá trị trong vòng 30 ngày kể từ ngày xác nhận. Việc tiến hành phỏng vấn, đối chiếu nhằm xác minh đúng nhân thân hành khách (nhận biết các loại Giấy phép lái xe của nước ngoài; Giấy chứng nhận của công an nhân dân, quân đội nhân dân; Thẻ Nhà báo); kiểm tra, đánh giá các điều kiện tại điểm 5 mục I Phụ lục XIV; tuyên truyền để hành khách hiểu và tuân thủ theo đúng quy định cần có sự phối hợp giữa nhân viên giám sát của hãng hàng không và lực lượng kiểm soát an ninh hàng không, nhân viên làm thủ tục hàng không. Các cảng vụ hàng không giám sát và chủ động chủ trì giải quyết các trường hợp phát sinh vướng mắc. Ngoài ra, Cục Hàng không Việt Nam cũng lưu ý các đơn vị trong ngành khi áp dụng và triển khai thực hiện, cần chú ý một số giấy tờ không còn giá trị áp dụng như: hủy bỏ mẫu Giấy xác nhân nhân thân; bỏ nội dung lưu ý các loại giấy tờ hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy thông hành, thị thực rời, thẻ thường trú, thẻ tạm trú do Việt Nam cấp phải có dấu xuất, nhập cảnh Việt Nam theo quy định; Bỏ nội dung giấy uỷ quyển của cha, mẹ, người giám hộ đối với trẻ em. Nội dung chi tiết Thông tư 13/2019/TT-BGTVT ngày 29 tháng 3 năm 2019 của Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam được đăng tải tại mục văn bản mới (https://www.caa.gov.vn/van-ban/13-2019-tt-bgtvt-8202.htm).) Theo Cục hàng không Việt Nam
Lưu ý 08 hành vi khi đi máy bay tưởng không là gì nhưng có thể bị xử phạt
Những hành động này tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng có thể khiến bạn gặp rắc rối vì vi phạm các điều khoản an toàn bay. 1. Tháo bỏ dây an toàn Bạn có cho rằng, hành động tháo dây an toàn, rời khỏi vị trí (mặc dù đó là để đi vệ sinh) khi máy bay chuẩn bị cất, hạ cánh là không vi phạm quy định nào của an toàn bay và hoàn toàn không bị xử phạt. Nhưng sự thật là, hành động này là vi phạm quy định của ngành hàng không. Việc tháo bỏ dây an toàn trong lúc này là hành động bị nghiêm cấm do có thể gây nguy hiểm cho tất cả những người xung quanh. Ngoài ra, nếu bạn lỡ “giải quyết nhu cầu” quá lâu có thể sẽ khiến phi công phải trì hoãn thời gian hạ cánh. Theo Nghị định Chính phủ 147/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không, việc tự ý tháo dây an toàn khi đèn hiệu máy bay vẫn bật sáng là hành vi không tuân thủ quy định về an toàn chuyến bay, vi phạm trật tự, an ninh của ngành hàng không. Theo đó, bạn có thể bị phạt từ 1 đến 3 triệu đồng. 2. Nói đùa có bom trên máy bay Đối với hành vi này nếu thực tế đã gây cản trở hoạt động bình thường của hàng không dân dụng và gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản cho hãng hàng không thì đủ yếu tố cấu thành tội “Cản trở giao thông đường không” BLHS sửa đổi, bổ sung 2017. Đối với tội này, chỉ cần có lỗi vô ý, nhưng hậu quả đã xảy ra cũng là đủ yếu tố cầu thành tội phạm Điểm đ, khoản 4 Điều 24 Nghị định 147/2013/ NĐ-CP quy định Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân có hành vi sau đây: Tung tin hoặc cung cấp thông tin sai về việc có bom, mìn, vật liệu nổ, chất nổ, chất phóng xạ, vũ khí sinh hóa học mà chưa gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hoạt động hàng không dân dụng; Như vậy cần đánh giá mức độ nghiêm trọng của sự việc để xử lý thích đáng 3. Hút thuốc trên máy bay: Mức phạt cho vi phạm này là 3-5 triệu đồng. Nếu du khách hút thuốc tại khu vực không được phép trong sân bay, mức phạt là 5-10 triệu đồng. 4. Mở cửa thoát hiểm khi không được phép: Phạt 10-20 triệu đồng. 5. Sử dụng điện thoại trên máy bay: Mức phạt là 3-5 triệu đồng. Ngoài điện thoại, quy định còn cấm các thiết bị điện tử, thu phát sóng nói chung ( máy tính cá nhân, iPad, tai nghe nhạc các nhân trên máy bay trong quá trình máy bay cất cánh và hạ cánh.) 6. Gây gổ, la hét trên máy bay: Phạt 5-10 triệu đồng. Đây cũng là mức phạt cho du khách làm mất an ninh trật tự khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay và nơi có công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng. 7. Không tuân theo sự chỉ dẫn của nhân viên an ninh hàng không Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân có hành vi không tuân theo sự chỉ dẫn của nhân viên an ninh hàng không khi ở trong khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay. 8. Làm hư hỏng trang bị, thiết bị của tàu bay; Phạt tiền từ 3.000.000 - 5.000.000 Căn cứ: - Nghị định 147/2013/ NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng Trên đây là một số quy định mà bạn cần nắm được khi đi máy bay để tránh bị phạt, bạn nào có thông tin khác bổ sung để mọi người cùng biết nhé!
Sổ tay hướng dẫn hành khách đi máy bay
Mình tìm được cái này khá hay, do Cục Hàng không Việt Nam thuộc Bộ Giao thông vận tải ban hành, nên share cho các bạn, bạn nào có dự định du lịch vào dịp lễ 30/4 này bằng máy bay thì cũng nên xem nhé. Chúc các bạn có kỳ nghỉ vui vẻ, an toàn nhé! Thân.