Thẻ căn cước được sử dụng thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh trong trường hợp nào?
Thẻ căn cước có giá trị chứng minh về căn cước và thông tin khác đã được tích hợp vào thẻ căn cước của người được cấp thẻ để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác trên lãnh thổ Việt Nam. Vậy trong trường hợp nào thẻ căn cước được sử dụng thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh? Thẻ căn cước công dân là gì? Thông tin nào được in trên thẻ căn cước công dân? Căn cứ tại khoản 11 Điều 3 Luật Căn cước 2023 định nghĩa thẻ căn cước là giấy tờ tùy thân chứa đựng căn cước và thông tin khác đã được tích hợp vào thẻ căn cước của công dân Việt Nam, do cơ quan quản lý căn cước cấp theo quy định của Luật Căn cước 2023. Đồng thời căn cứ tại khoản 2 Điều 18 Luật Căn cước 2023 quy định thông tin được in trên thẻ căn cước bao gồm: - Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; - Dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”; - Dòng chữ “CĂN CƯỚC”; - Ảnh khuôn mặt; - Số định danh cá nhân; - Họ, chữ đệm và tên khai sinh; - Ngày, tháng, năm sinh; - Giới tính; - Nơi đăng ký khai sinh; - Quốc tịch; - Nơi cư trú; - Ngày, tháng, năm cấp thẻ; ngày, tháng, năm hết hạn sử dụng; - Nơi cấp: Bộ Công an. Trường hợp nào được cấp đổi thẻ căn cước? Độ tuổi cấp đổi thẻ căn cước bao nhiêu? Căn cứ tại Điều 24 Luật Căn cước 2023 quy định các trường hợp cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước như sau: Thứ nhất, các trường hợp cấp đổi thẻ căn cước bao gồm: - Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Căn cước 2023; - Thay đổi, cải chính thông tin về họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; - Thay đổi nhân dạng; bổ sung thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay; xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật; - Có sai sót về thông tin in trên thẻ căn cước; - Theo yêu cầu của người được cấp thẻ căn cước khi thông tin trên thẻ căn cước thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính; - Xác lập lại số định danh cá nhân; - Khi người được cấp thẻ căn cước có yêu cầu. Thứ hai, các trường hợp cấp lại thẻ căn cước bao gồm: - Bị mất thẻ căn cước hoặc thẻ căn cước bị hư hỏng không sử dụng được, trừ trường hợp quy định tại Điều 21 Luật Căn cước 2023; - Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam. Đồng thời căn cứ tại Điều 21 Luật Căn cước 2023 quy định độ tuổi cấp đổi thẻ căn cước như sau: - Công dân Việt Nam đã được cấp thẻ căn cước phải thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ căn cước khi đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi. - Thẻ căn cước đã được cấp, cấp đổi, cấp lại trong thời hạn 02 năm trước độ tuổi cấp đổi thẻ căn cước quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Căn cước 2023 có giá trị sử dụng đến tuổi cấp đổi thẻ căn cước tiếp theo. Trong trường hợp nào thẻ căn cước được sử dụng thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh? Căn cứ tại Điều 20 Luật Căn cước 2023 quy định giá trị sử dụng của thẻ căn cước như sau: - Thẻ căn cước có giá trị chứng minh về căn cước và thông tin khác đã được tích hợp vào thẻ căn cước của người được cấp thẻ để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác trên lãnh thổ Việt Nam. - Thẻ căn cước được sử dụng thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh trong trường hợp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép người dân nước ký kết được sử dụng thẻ căn cước thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh trên lãnh thổ của nhau. - Thẻ căn cước hoặc số định danh cá nhân được sử dụng để cơ quan, tổ chức, cá nhân kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia khác và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật. Trường hợp người được cấp thẻ căn cước phải xuất trình thẻ căn cước theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân đó không được yêu cầu người được cấp thẻ xuất trình giấy tờ hoặc cung cấp thông tin đã được in, tích hợp vào thẻ căn cước; trường hợp thông tin đã thay đổi so với thông tin trên thẻ căn cước, người được cấp thẻ phải cung cấp giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý chứng minh các thông tin đã thay đổi. - Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được cấp thẻ căn cước theo quy định của pháp luật. => Theo đó trong trường hợp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép người dân nước ký kết được sử dụng thẻ căn cước thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh trên lãnh thổ của nhau thì thẻ căn cước được sử dụng thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh.
Đăng tin tuyển dụng có yêu cầu giới tính, độ tuổi có vi phạm không?
Người sử dụng lao động đăng tin tuyển dụng để yêu cầu giới tính và độ tuổi có vi phạm của luật lao động về phân biệt đối xử không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé. Đăng tin tuyển dụng có yêu cầu giới tính, độ tuổi có vi phạm không? Theo khoản 1 Điều 8 Bộ luật lao động 2019 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động thì trong đó có phân biệt đối xử trong lao động. Mà theo khoản 8 Điều 3 Bộ luật lao động 2019 quy định: - Phân biệt đối xử trong lao động là hành vi phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên dựa trên chủng tộc, màu da, nguồn gốc quốc gia hoặc nguồn gốc xã hội, dân tộc, giới tính, độ tuổi, tình trạng thai sản, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, tín ngưỡng, chính kiến, khuyết tật, trách nhiệm gia đình hoặc trên cơ sở tình trạng nhiễm HIV hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp có tác động làm ảnh hưởng đến bình đẳng về cơ hội việc làm hoặc nghề nghiệp. - Việc phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên xuất phát từ yêu cầu đặc thù của công việc và các hành vi duy trì, bảo vệ việc làm cho người lao động dễ bị tổn thương thì không bị xem là phân biệt đối xử. Như vậy, trường hợp thông thường nếu phân biệt giới tính, độ tuổi của người lao động thì được xem là phân biệt đối xử trong lao động. Tuy nhiên, trường hợp yêu cầu giới tính, độ tuổi là vì đặc thù công việc hay để bảo vệ người lao động dễ bị tổn thương thì không phải là phân biệt đối xử và không vi phạm pháp luật. Chỉ tuyển nhân viên part-time thì có được yêu cầu giới tính, độ tuổi không? Theo Điều 32 Bộ luật lao động 2019 quy định về làm việc không trọn thời gian như sau: - Người lao động làm việc không trọn thời gian là người lao động có thời gian làm việc ngắn hơn so với thời gian làm việc bình thường theo ngày hoặc theo tuần hoặc theo tháng được quy định trong pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động. - Người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động làm việc không trọn thời gian khi giao kết hợp đồng lao động. - Người lao động làm việc không trọn thời gian được hưởng lương; bình đẳng trong thực hiện quyền và nghĩa vụ với người lao động làm việc trọn thời gian; bình đẳng về cơ hội, không bị phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động. Như vậy, nhân viên part-time cũng có quyền không bị phân biệt đối xử. Theo đó, dù người sử dụng lao động chỉ tuyển nhân viên part-time thì cũng không được yêu cầu giới tính, độ tuổi, ngoài trừ vì tính chất công việc hay để bảo vệ người lao động dễ bị tổn thương theo khoản 8 Điều 3 Bộ luật lao động 2019. Khi bị phân biệt giới tính, độ tuổi thì người lao động phải báo cáo cho ai? Theo điểm c khoản 2 Điều 179 Bộ luật lao động 2019 quy định tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động phát sinh trong trường hợp sau đây: - Có sự khác nhau trong việc hiểu và thực hiện quy định của thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thỏa thuận hợp pháp khác; - Có sự khác nhau trong việc hiểu và thực hiện quy định của pháp luật về lao động; - Khi người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử đối với người lao động, thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động vì lý do thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động; can thiệp, thao túng tổ chức đại diện người lao động; vi phạm nghĩa vụ về thương lượng thiện chí. Đồng thời, theo Điều 191 Bộ luật lao động 2019 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền như sau: - Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền bao gồm: + Hòa giải viên lao động; + Hội đồng trọng tài lao động; + Tòa án nhân dân. - Tranh chấp lao động tập thể về quyền phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết. Như vậy, khi người lao động bị phân biệt đối xử thì đây là tranh chấp lao động tập thể và người lao động sẽ báo cáo lên các cơ quan theo thứ tự sau đây: Hoà giải viên lao động => Hội đồng trọng tài lao động/Toà án.
Bằng A1 chạy được xe bao nhiêu cc? Điều kiện, độ tuổi thi bằng lái xe A1?
Bằng lái xe A1 là loại giấy phép lái xe phổ biến tại Việt Nam, dành cho các phương tiện xe máy có dung tích động cơ nhỏ. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa rõ bằng A1 chạy được xe bao nhiêu cc? Điều kiện, độ tuổi thi bằng lái xe A1? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về vấn đề này Bằng lái xe A1 cho phép người điều khiển xe máy tham gia giao thông một cách hợp pháp. Việc hiểu rõ về dung tích động cơ tối đa cho phép, điều kiện và độ tuổi thi bằng A1 là rất quan trọng để đảm bảo an toàn giao thông và tuân thủ pháp luật. (1) Bằng A1 chạy được xe bao nhiêu cc? Theo khoản 2 Điều 59 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định như sau: Giấy phép lái xe không thời hạn bao gồm các hạng sau đây: - Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50cm3 đến dưới 175cm3. -Hạng A2 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1. - Hạng A3 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự. Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT hướng dẫn Điều 59 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định như hạng A1 cấp cho: - Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50cm3 đến dưới 175cm3. - Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật. Như vậy, bằng A1 sẽ được chạy xe có dung tích xi lanh từ 50cm3 đến dưới 175cm3. Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật. (2) Điều kiện, độ tuổi thi bằng lái xe A1? Độ tuổi của người lái xe quy định như sau: Căn cứ theo Điều 60 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định độ tuổi như sau: - Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3. - Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi. Điều kiện thi bằng lái xe A1: Theo Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định điều kiện người lái xe như sau: - Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam. - Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định. Đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định. Như vậy, người muốn thi bằng lái xe A1 phải đủ 18 tuổi trở lên và đáp ứng các điều kiện về sức khỏe, trình độ văn hóa. Hồ sơ học thi bằng lái xe A1 gồm những gì? Theo Điều 9 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT về hồ sơ học lái xe của người thi bằng A1 như sau: - Đối với người học lái xe lần đầu lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ học lái xe bao gồm: - Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư 05/2024/TT-BGTVT. Xem và tải Đơn đề nghị học tại đây:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/13/mau-don-de-nghi-hoc-sat-hach-lai-xe.docx - Bản sao thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài. - Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định. - Đối với người dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt học lái xe mô tô hạng A1, hạng A4 lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Tóm lại, bằng A1 sẽ được chạy xe có dung tích xi lanh từ 50cm3 đến dưới 175cm3. Bên cạnh đó, người muốn thi bằng lái xe A1 phải đủ 18 tuổi trở lên và đáp ứng các điều kiện cơ bản như là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam cũng như thỏa mãn các điều kiện về sức khỏe, trình độ văn hóa.
Làm CCCD trước 60 tuổi và sau 60 tuổi như thế nào?
Mẹ tôi năm nay 60 tuổi nhưng bà đã làm lại căn cước công dân vào tháng 10 năm 2022. Vậy sau khi 60 tuổi bà có cần làm lại căn cước nữa không?
Mẫu giấy khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự mới nhất. Lưu ý giấy tờ gì khi khám NVQS?
Khi nhận được giấy gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, công dân cần chuẩn bị những gì? Cần mang theo những giấy tờ gì? Khám nghĩa vụ quân sự là khám những nội dung gì? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. (1) Độ tuổi phải khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự Theo Luật nghĩa vụ quân sự quy định, nam công dân nằm trong độ tuổi từ 18 - 25 sẽ nhận được lệnh gọi thăm khám sức khoẻ nghĩa vụ quân sự. Trường hợp các công dân nằm trong diện hoãn nghĩa vụ quân sự do theo học Cao đẳng hoặc Đại học thì độ tuổi nhập ngũ sẽ kéo dài từ 18 - 27 tuổi. (2) Yêu cầu đối với công dân khi đi kiểm tra, sơ tuyển, khám sức khỏe thực hiện NVQS Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, quy định như sau: - Phải xuất trình + Lệnh gọi khám sức khỏe hoặc kiểm tra sức khỏe của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện; + Giấy chứng minh nhân dân; + Các giấy tờ liên quan đến sức khỏe cá nhân (nếu có) để giao cho Hội đồng khám sức khỏe hoặc Tổ kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự. - Không uống rượu, bia hoặc dùng chất kích thích. - Chấp hành nội quy khu vực khám sức khỏe, kiểm tra sức khỏe. - Cấm các hành vi lợi dụng việc khám sức khỏe để trốn, tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự. (3) Khám nghĩa vụ quân sự là khám những gì? Khoản 2, 3 Điều 2 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định về khám nghĩa vụ quân sự như sau: Việc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự được thực hiện qua 2 vòng: - Vòng 1: Sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự Sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự là việc thực hiện kiểm tra, đánh giá sơ bộ sức khỏe đối với công dân được gọi khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự trước mỗi đợt tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ. - Vòng 2: Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự là việc thực hiện khám, phân loại, kết luận sức khỏe đối với công dân được gọi làm nghĩa vụ quân sự đã qua sơ tuyển sức khỏe và công dân đăng ký dự thi tuyển sinh quân sự, do Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện thực hiện. Trong đó: Vòng 1: Sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự Điều 5 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định quy trình sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự như sau: Đối với vòng khám sơ tuyển, được thực hiện tại Trạm y tế xã: - Sơ tuyển sức khỏe do Trạm y tế xã tiến hành dưới sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Trung tâm y tế huyện. - Căn cứ vào kế hoạch tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ của Hội đồng nghĩa vụ quân sự địa phương, lập danh sách các đối tượng là công dân thuộc diện gọi khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự trên địa bàn được giao quản lý; - Tổ chức sơ tuyển sức khỏe theo các nội dung sau: + Phát hiện những trường hợp không đủ sức khỏe về thể lực, dị tật, dị dạng và những bệnh lý thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự; + Khai thác tiền sử bệnh tật bản thân và gia đình. - Hoàn chỉnh và xác nhận tiền sử bệnh tật bản thân và thông tin của công dân được gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo quy định tại Mục I Mẫu 2 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP; - Lập danh sách những công dân mắc các bệnh thuộc Danh mục bệnh miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự theo Bảng số 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, báo cáo Hội đồng Nghĩa vụ quân sự xã; - Tổng hợp, thống kê, báo cáo kết quả sơ tuyển sức khỏe theo Mẫu 2 và Mẫu 5b Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP. Vòng 2: Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự Theo Điều 6 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, quy trình khám nghĩa vụ quân sự (vòng 2) thực hiện như sau: Đối với vòng khám sức khỏe chi tiết tại Trung tâm y tế huyện: - Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện gồm: bác sỹ, nhân viên y tế thuộc Trung tâm Y tế huyện, cán bộ chuyên môn Phòng Y tế, quân y Ban Chỉ huy quân sự huyện và các đơn vị có liên quan. - Lập danh sách các đối tượng là công dân thuộc diện được gọi nhập ngũ đã qua sơ tuyển sức khỏe trên địa bàn được giao quản lý; - Thông báo thời gian, địa điểm tổ chức khám sức khỏe; - Tổ chức khám sức khỏe theo các nội dung sau: + Khám thể lực: Khi khám thể lực, người được khám phải bỏ mũ, nón, không đi giày hoặc dép (chân đất, đầu trần): Nếu là nam giới phải cởi hết quần áo dài, áo lót, chỉ mặc 1 quần đùi. Nếu là nữ giới mặc quần dài, áo mỏng. (1) Đo chiều cao: Người được đo phải đứng ở tư thể thẳng, 2 gót chân chạm vào nhau, 2 tay buông thõng tự nhiên, mắt nhìn ngang, tầm nhìn là 1 đường thẳng nằm ngang song song với mặt đất. (2) Đo vòng ngực (đối với nam giới): Vòng đo qua ngực vuông góc với trục thân đi qua núm vú ở phía trước, qua 2 bờ dưới xương bả vai ở phía sau. Dùng thước dây đo, người được đo hít thở bình thường. + Khám mắt: Người đọc phải che mắt 1 bên bằng 1 miếng bìa cứng (không che bằng tay) và khi đọc cả 2 mắt đều mở (1 mắt mở sau bìa che). Cự ly giữa bảng tới chỗ đứng của người đọc là 5m. + Khám răng: Kiểm tra răng sâu, mất răng và các bệnh về răng miệng Công dân được kiểm tra về tình trạng răng sâu, mất răng. Trong đó, có kiểm tra về tình trạng răng giả. Ngoài ra, còn kiểm tra về các bệnh răng miệng như viêm cuống răng, viêm tủy, tủy hoại tử,… + Khám tai - mũi - họng: Đo sức nghe (khi nói thầm và nói thường), kiểm tra chóng mặt mê nhĩ, biểu hiện, viêm họng mạn tính. + Khám tâm thần và thần kinh: Kiểm tra ra mồ hôi tay, chân (chia làm các mức độ: nhẹ, vừa, nặng), các bệnh cơ, bệnh nhược cơ, bệnh máy cơ. + Khám nội khoa: Khám các bệnh về huyết áp, tim mạch Đồng thời khi khám nội khoa, công dân còn được khám các bệnh như bệnh đại, trực tràng; bệnh gan; các bệnh phế quản… + Khám da liễu: Khám các bệnh liên quan đến da liễu như nấm da, nấm móng, bệnh da mọng nước. Đặc biệt còn khám các bệnh lây qua đường tình dục như giang mai I, II, III... + Khám ngoại khoa: Tại phần khám ngoại khoa, công dân sẽ được yêu cầu khám từng người một ở nơi đủ ánh sáng, người được khám chổng mông, tự banh rộng hậu môn và rặn mạnh. Đây là phương pháp dùng để kiểm tra bệnh trĩ. Ngoài ra, còn khám các bệnh ngoại khoa khác như giãn tĩnh mạch thừng tinh, bàn chân bẹt. + Khám sản phụ khoa: Khám sản phụ khoa phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: Phòng khám phải kín đáo, nghiêm túc. Khi khám phụ khoa cố gắng bố trí cán bộ chuyên môn là nữ. Đối với nữ thanh niên, màng trinh chưa rách thì chỉ khám nắn bụng, không khám mỏ vịt, không thăm âm đạo, chỉ khám qua hậu môn những trường hợp cần thiết. Đối với người màng trinh đã rách cũ, khi có nghi ngờ bệnh phụ khoa thì khám bằng dụng cụ qua âm đạo để xác định chẩn đoán. Nếu không có cán bộ chuyên khoa phụ sản thì chỉ định bác sĩ ngoại khoa thay thế, nhưng phải có nhân viên nữ tham dự. Không sử dụng y sĩ để khám, phân loại bệnh tật. Kết quả khám sản phụ khoa được ghi vào phần khám ngoại khoa, da liễu. - Sau khi thực hiện khám các nội dung nêu trên, tổ chức tư vấn và xét nghiệm HIV theo quy định của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đối với các trường hợp đạt tiêu chuẩn sức khỏe gọi nhập ngũ hằng năm theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; - Hoàn chỉnh phiếu sức khỏe theo quy định tại Mục II Mẫu 2 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP; - Tổng hợp, báo cáo kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo Mẫu 3a Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP. (4) Các mẫu giấy khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự Mẫu 1: Phiếu kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/11/08/mau-1.docx Mẫu 2: Phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/11/08/mau-2.docx * Hướng dẫn ghi chép mẫu phiếu kiểm tra sức khoẻ nghĩa vụ quân sự và mẫu phiếu sức khoẻ nghĩa vụ quân sự. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/11/08/huong-dan.docx
Hướng dẫn cụ thể cách tính tuổi đi nghĩa vụ quân sự 2024
Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi công dân. Mỗi công dân không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo khi đến độ tuổi quy định phải tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự. Như vậy, để nắm rõ hơn cách tính tuổi đi nghĩa vụ quân sự để thực hiện cho đúng, bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cách tính đủ để người dân hiểu rõ hơn. Độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự Độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự là độ tuổi công dân thực hiện nghĩa vụ phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân. Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, trong đó, khi thuộc độ tuổi quy định, sẽ phải thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn cũng như nghề nghiệp, nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú). Về độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự tại Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định: - Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; - Công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi. Như vậy, trong trường hợp công dân được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi nhập ngũ sẽ bị kéo dài thêm 02 năm so với các trường hợp thông thường. Cách tính tuổi đi nghĩa vụ quân sự Hiện nay, không có quy định cụ thể về cách tính tuổi gọi nghĩa vụ quân sự năm 2024. Tuy nhiên, căn cứ phân tích ở trên, độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự gồm: - Trường hợp thông thường: Từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. - Trường hợp tạm hoãn vì được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học: Từ đủ 18 tuổi đến hết 27 tuổi. Ví dụ: Theo Kế hoạch 152/KH-UBND, KẾ HOẠCH TUYỂN CHỌN VÀ GỌI CÔNG DÂN NHẬP NGŨ VÀ THỰC HIỆN NGHĨA VỤ THAM GIA CÔNG AN NHÂN DÂN NĂM 2024 của Phường Minh Khai như sau: Độ tuổi nhập ngũ năm 2024 Công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi (Có ngày, tháng, năm sinh từ: Ngày 25/02/1999 đến 24/02/2006); công dân nam được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi (Sinh từ ngày 25/02/1997 đến 24/02/2006); (sau đây gọi chung là công dân trong độ tuổi gọi nhập ngũ). Trường hợp được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự Các trường hợp tạm hoãn NVQS bao gồm: - Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe; - Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận; - Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%; - Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; - Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định; - Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; - Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo. - Dân quân thường trực. Xem thêm các trường hợp miễn, hoãn nghĩa vụ quân sự tại đây
Từ bao nhiêu tuổi được đứng tên sở hữu xe máy
Căn cứ tại khoản 4 Điều 6 Thông tư 58/2020/TT-BCA quy định: “Điều 6. Trách nhiệm của chủ xe … 4. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe thì tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng, được phân bổ, thừa kế xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục cấp đăng ký, biển số.” Mặt khác, căn cứ tại Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Điều 21. Người chưa thành niên 1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi. 2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện. 3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. 4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.” Theo đó, người từ đủ 06 tuổi được quyền thực hiện giao dịch dân sự. Tuy nhiên, từ đủ 06 đến dưới 18 tuổi, khi thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến động sản phải đăng ký phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. Do đó, nếu đảm bảo điều kiện trên, người từ đủ 06 có thể thực hiện việc tham gia giao dịch dân sự và đăng ký quyền sở hữu đối với động sản phải đăng ký.
Điều khiển xe máy điện có cần phải có bằng lái?
Xe máy điện ngày càng được ưa chuộng tại Việt Nam không chỉ vì tính tiện lợi của nó, thân thiện môi trường mà còn phù hợp với đối tượng học sinh. Tuy nhiên, một điều mà nhiều phụ huynh, học sinh vẫn thắc mắc là xe máy điện có cần phải có bằng lái? Mặc dù, xe máy điện được quy định phù hợp với học sinh nhưng hiện nay nhiều hãng xe sản xuất nhiều lợi với tốc độ cao theo quy chuẩn như xe máy đòi hỏi người điều khiển phải có bằng lái xe. Xe máy điện được quy định ra sao? Xe máy điện với tính tiện lợi là gọn nhẹ. Thực tế còn có tốc độ khá nhanh so với một số dòng xe máy hiện nay trên thị trường vì vậy pháp luật về giao thông đường bộ cũng có quy định chi tiết cho dòng xe này. Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 3 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có giải thích xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4 kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Xe bao nhiêu phân phối mới cần bằng lái? Căn cứ vào kiểu loại, công suất động cơ, tải trọng và công dụng của xe cơ giới, giấy phép lái xe được phân thành GPLX không thời hạn và GPLX có thời hạn thì được cấp GPLX theo Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau: Đối với GPLX không thời hạn bao gồm các hạng sau đây: - Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3. - Hạng A2 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho GPLX hạng A1. - Hạng A3 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho GPLX hạng A1 và các xe tương tự. Theo đó, trường hợp người điều khiển xe máy điện mà sử dụng loại có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên tức là xe có tốc độ trên 50 km/h phải học bằng lái xe hạng A1. Hiện nay, đa phần các xe máy điện thường có công suất 4 kW thì không cần phải học bằng lái xe A1. Độ tuổi được phép lái xe Bên cạnh việc sử dụng loại xe máy điện có đảm bảo được công suất quy định mà không cần phải có GPLX. Thì người điều khiển cũng phải đảm bảo được độ tuổi, sức khỏe theo Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau: (1) Độ tuổi của người lái xe quy định như sau: - Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3. - Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi. - Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2). - Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC). - Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD). - Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam. (2) Sức khỏe của người lái xe quy định như sau: Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khỏe của người lái xe. Xử phạt hành chính hành vi vi phạm điều kiện điều khiển xe Trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông hay cụ thể hơn là người chưa đủ tuổi điều khiển xe máy có phân phối lớn vượt quá độ tuổi cho phép theo Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) như sau: - Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô. - Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên. Như vậy, người điều khiển xe máy điện phải thỏa 2 điều kiện theo quy định hiện nay thứ nhất là phải đủ từ 16 tuổi đến 18 tuổi, thứ hai là xe máy điện phải có tốc độ tối đa chỉ 50 km/h thì không cần phải thi bằng lái xe A1.
Độ tuổi giữ chức vụ lần đầu đối với cán bộ cấp xã
Căn cứ Hướng dẫn 06-HD/BTCTW năm 2021 có quy định như sau: "1 - Thống nhất lấy tuổi nghỉ hưu thực tế của cán bộ theo quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019 vị Nghị định số 135/2020/NĐ-CP , ngày 18/11/2020 của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu để làm căn cứ xác định điều kiện về tuổi bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử. Thời điểm tính và cách tính tuổi bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử như sau 1.1- Thời điểm tính: Là thời điểm cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ có thẩm quyền (Ban Tổ chức Trung ương đối với trường hợp thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý1; ban tổ chức tỉnh ủy, thành ủy, vụ tổ chức cán bộ...đối với trường hợp không thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý) nhận được tờ trình và hồ sơ nhân sự theo quy định. 1.2- Cách tính: Lấy tuổi nghỉ hưu thực tế của cán bộ trừ đi tuổi của cán bộ tại thời điểm được đề nghị bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử lần đầu vào vị trí lãnh đạo, quản lý nếu còn đủ 5 năm (60 tháng) trở lên thì đủ điều kiện về tuổi bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử (chức vụ có thời hạn bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử là 5 năm). Ví dụ: Nam sinh tháng 02/1965, theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP thì tuổi nghỉ hưu là 61 tuổi 6 tháng, thời điểm tháng 8/2021 tuổi của cán bộ là 56 tuổi 6 tháng (61 tuổi 6 tháng - 56 tuổi 6 tháng = 5 năm); như vậy, đến thời điểm tháng 8/2021 đủ tuổi bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử lần đầu. Nữ sinh tháng 8/1969, theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP thì tuổi nghỉ hưu là 57 tuổi, thời điểm tháng 8/2021 tuổi của cán bộ là 52 tuổi (57 tuổi - 52 tuổi = 5 năm); như vậy, đến thời điểm tháng 8/2021 đủ tuổi bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử lần đầu." =>> Như vậy, hiện tại luật không có quy định cụ thể về độ tuổi cán bộ lãnh đạo cấp xã giữ chức vụ lần đầu. Mà ở đây đối với cán bộ được đề nghị bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử lần đầu vào vị trí lãnh đạo, quản lý sẽ lấy tuổi nghỉ hưu thực tế của cán bộ trừ đi tuổi của cán bộ tại thời điểm được đề nghị bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử nếu còn đủ 5 năm (60 tháng) trở lên thì đủ điều kiện về tuổi bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử.
Bao nhiêu tuổi được vay vốn ngân hàng?
Vay vốn ngân hàng không còn xa lạ đối với chúng ta. Việc kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu của mọi người về việc vay vốn cũng phổ biến hơn. Mặc dù vậy, không phải ai cũng nắm rõ quy định phá luật về việc vay vốn. Bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về độ tuổi nào được vay vốn ngân hàng và những trường hợp nào thì sẽ không được vay vốn nhé. Quy định về độ tuổi vay vốn ngân hàng Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng quy định về điều kiện vay vốn như sau: - Tổ chức tín dụng xem xét, quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây: - Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. - Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp. - Có phương án sử dụng vốn khả thi. - Có khả năng tài chính để trả nợ. - Trường hợp khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng theo lãi suất cho vay quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN, thì khách hàng được tổ chức tín dụng đánh giá là có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh. Có quy định như vậy bởi theo khoản 4 Điều 21 Bộ luật Dân sự, người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trừ các giao dịch liên quan đến bất động sản hoặc động sản phỉa đăng ký hoặc các giao dịch phải có người đại diện theo pháp luật đồng ý. Như vậy, cá nhân là khách hàng vay vốn có độ tuổi từ đủ 15 tuổi trở lên không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật và đáp ứng đầy đủ các điều kiện về nhu cầu vay vốn, phương án sử dụng vốn và khả năng tài chính để trả nợ thì vẫn sẽ được vay vốn của ngân hàng. Lãi suất vay là bao nhiêu? Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN, lãi suất cho vay sẽ do công ty tài chính và khách hàng tự thoả thuận với nhau theo thị cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng. Do đó, khi vay tiêu dùng tại các công ty tài chính, người vay cần phải xem xét cụ thể lãi suất cho vay được ghi cụ thể trong hợp đồng và phương pháp tính lãi với khoản vay trước khi quyết định có vay vốn tại công ty tài chính không. Tính lãi suất khi người vay không trả hoặc trả không đủ Khi đến hạn thanh toán mà người vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì việc tính lãi sẽ được thực hiện theo khoản 4 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN như sau: - Lãi trên nợ gốc theo lãi suất đã thoả thuận tương ứng với thời hạn vay mà chưa đến hạn trả. - Lãi chậm trả theo mức lãi suất thoả thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. - Nợ vay bị chuyển nợ quá hạn: Lãi suất không quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn và phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn. Có nhu cầu vay vốn nhưng không được cho vay khi nào? Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 39/2016/TT-NHNN về những trường hợp có nhu cầu vốn nhưng không được cho vay. Cụ thể như sau: - Để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh. - Để thanh toán các chi phí, đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch, hành vi mà pháp luật cấm. - Để mua, sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh. - Để mua vàng miếng. - Để trả nợ khoản cấp tín dụng tại chính tổ chức tín dụng cho vay trừ trường hợp cho vay để thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình, mà chi phí lãi tiền vay được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật. - Để trả nợ khoản cấp tín dụng tại tổ chức tín dụng khác và trả nợ khoản vay nước ngoài, trừ trường hợp cho vay để trả nợ trước hạn khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: Là khoản vay phục vụ hoạt động kinh doanh; Thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ; Là khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Độ tuổi được lái cano dưới biển là bao nhiêu?
Hoạt động vui chơi dưới nước là một trong những hoạt động vui chơi nguy hiểm, vì vậy, pháp luật đã quy định độ tuổi lái phương tiện hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước. Căn cứ Điều 6 Nghị định 48/2019/NĐ-CP quy định về điều kiện đối với phương tiện, người lái phương tiện khi tham gia hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước như sau: 1. Phương tiện phục vụ hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước phải thực hiện đăng kiểm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành và đăng ký theo quy định tại Nghị định này, trừ phương tiện đã được đăng ký theo các quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa hoặc pháp luật về hàng hải. 2. Đối với người lái phương tiện vui chơi, giải trí dưới nước a) Người lái phương tiện hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước phải đủ 15 tuổi trở lên, đảm bảo về sức khỏe; b) Người lái phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 05 sức ngựa phải có giấy chứng nhận lái phương tiện theo quy định; c) Người lái phương tiện phải mặc áo phao trong suốt thời gian tham gia hoạt động vui chơi, giải trí; d) Người lái phương tiện không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này phải được hướng dẫn về kỹ năng an toàn do tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ tổ chức trước khi điều khiển phương tiện hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước. Theo đó, người phải đủ 15 tuổi trở lên, đảm bảo về sức khỏe thì mới được tham gia lái cano dưới biển.
Nghỉ hưu cao hơn tuổi quy định được không?
Nghỉ hưu là việc một người lao động khi đến một độ tuổi nhất định, điều kiện sức khỏe nhất định sẽ không làm việc nữa. Tuổi nghỉ hưu là độ tuổi theo quy định của pháp luật lao động mà người lao động đang làm những công việc do pháp luật quy định sẽ phải chấm dứt hợp đồng, chấm dứt làm việc để an dưỡng tuổi già. Độ tuổi nghỉ hưu ở mỗi thời gian khác nhau là khác nhau, giữa nam và nữ cũng khác nhau. Sự khác nhau này là do sự phát triển của xã hội, sự phát triển của thể chất, sức khỏe trung bình của xã hội cũng khác nhau. Nhưng nếu với trường hợp người lao động đã đến độ tuổi nghỉ hưu nhưng vẫn cảm thấy bản thân mình đủ sức khoẻ để tiếp tục và muốn cống hiến thêm những gì mình có cho công việc. Vậy người lao động có thể nghỉ hưu cao hơn so với tuổi nghỉ hưu quy định được không? Tại khoản 2 và khoản 4 Điều 169 Bộ luật lao động 2019 có quy định về tuổi nghỉ hưu như sau: 1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu. 2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035. Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ. 3. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 4. Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Theo Điều 6 Nghị định 135/2020/NĐ-CP nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường được quy định: Nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường của người lao động theo khoản 4 Điều 169 của Bộ luật Lao động được quy định cụ thể như sau: 1. Người lao động có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn khi thỏa thuận với người sử dụng lao động tiếp tục làm việc sau tuổi nghỉ hưu quy định tại Điều 4 của Nghị định này. 2. Việc chấm dứt hợp đồng lao động và giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương III của Bộ luật Lao động và quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Như vậy, khi người lao động cảm thấy bản thân mình còn đủ sức khoẻ để tiếp tục làm việc và cống hiến thêm cho nghề thì có thể nghỉ hưu cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định.
Làm việc tại môi trường độc hại có được nghỉ hưu sớm không?
Sức khoẻ của con người là quan trọng trên hết, nếu như không có sức khoẻ thì không thể làm gì cả. Môi trường làm việc độc hại là cơ sở làm việc có môi trường ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Với mấy chục năm cống hiến cho nghề và nhận ra sức của mình đã không còn đáp ứng được cho môi trường mình đang làm nữa vậy người lao động làm việc tại môi trường độc hại có thể nghỉ hưu sớm hơn tuổi quy định chứ? Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định 135/2020/NĐ-CP có quy định về nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường: 1. Người lao động thuộc các trường hợp dưới đây có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Điều 4 của Nghị định này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác: a) Người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. b) Người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. c) Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. d) Người lao động có tổng thời gian làm nghề, công việc quy định tại điểm a và thời gian làm việc ở vùng quy định tại điểm b khoản này từ đủ 15 năm trở lên. Như vậy, người lao động làm việc tại môi trường độc hại có thể nghỉ hưu sớm hơn nhưng không quá 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định với điều kiện đã làm việc từ đủ 15 năm trở lên.
Liệu có giới hạn độ tuổi với diễn viên múa?
Với bản chất là diễn viên nên diễn viên múa cũng được xem là một phần công việc trong ngành nghề có liên quan tới nghệ thuật. Dưới nhịp điệu của một bài nhạc được dàn dựng, các diễn viên múa sẽ biểu diễn các động tác trước đông đảo khán giả. Bạn có thể bắt gặp các diễn viên múa ở rất nhiều sân khấu khác nhau như tại các đám cưới, buổi diễn, hòa nhạc, ca nhạc hay nhà hát kịch… Vậy diễn viên múa có bị giới hạn độ tuổi trên phương diện pháp luật hay không? Căn cứ Điều 8 Thông tư 09/2020/TT-BLDTBXH có quy định về công việc nhẹ người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi được làm như sau: Ban hành kèm theo Thông tư này Phụ lục II - Danh mục công việc nhẹ người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi được làm. Theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 09/2020/TT-BLDTBXH – Danh mục công việc nhẹ người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi được làm: 1. Biểu diễn nghệ thuật. 2. Vận động viên thể thao. 3. Lập trình phần mềm. 4. Các nghề truyền thống: chấm men gốm; cưa vỏ trai; làm giấy dó; làm nón lá; chấm nón; dệt chiếu; làm trống; dệt thổ cẩm; thêu thổ cẩm; làm bún gạo; làm miến; làm giá đỗ; làm bánh đa; dệt tơ tằm; se sợi hoa sen; vẽ tranh sơn mài, se nhang, làm vàng mã (trừ các công đoạn có sử dụng hóa chất độc hại như sơn ta, hóa chất tẩy rửa, hóa chất dùng để ướp màu, hóa chất tạo mùi, tạo tàn nhang cong…). 5. Các nghề thủ công mỹ nghệ: thêu ren; mộc mỹ nghệ; làm lược sừng; làm tranh dân gian (tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống…); nặn tò he; làm tranh khắc gỗ, biểu tranh lụa; nhặt vỏ sò, điệp để gắn trên tranh mỹ nghệ; mài đánh bóng tranh mỹ nghệ; xâu chuỗi tràng hạt kết cườm, đánh bóng trang sức mỹ nghệ; làm rối búp bê; làm thiếp mừng các sản phẩm từ giấy nghệ thuật trang trí trên thiếp mừng; làm khung tranh mô hình giấy, hộp giấy, túi giấy. 6. Đan lát, làm các đồ gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu tự nhiên như: mây, tre, nứa, dừa, chuối, bèo lục bình, đay, cói, quế, guột, đót, lá nón. 7. Gói nem, gói kẹo, gói bánh(trừ việc vận hành hoặc sử dụng các máy, thiết bị, dụng cụ đóng gói). 8. Nuôi tằm. 9. Làm cỏ vườn rau sạch; thu hoạch rau, củ, quả sạch theo mùa. 10. Chăn thả gia súc tại nông trại. 11. Phụ gỡ lưới cá, đan lưới cá, phơi khô thủy sản. 12. Cắt chỉ, đơm nút, thùa khuyết, đóng gói vào hộp các sản phẩm dệt thủ công. Do đó, diễn viên múa xét trên phương diện của pháp luật thì sẽ được công nhận khi từ đủ 13 tuổi.
Em chào luật sư. e Sn 4/10/1993 hiện tại E đã trúng tuyễn nghĩa vụ quân sự sức khoẻ loại 3. Theo diện đã được đào tạo trình độ cao đẳng. Nhưng năm 2013 e có học lớp Quản trị mạng của cao đẳng nghề ispace nhưng đến 2014. vì lý do cá nhân nên e nghĩ học và e cũng có giấy xác minh của nhà trường e không được đào tạo cao đẳng. Và năm nay 2021 E đang 27t e trúng tuyển nghĩa vụ quân sự theo diện đã đc đào tạo cao đẳng không ạ . và xét như 1 công dân trình độ 12/12 không ạ ?
Tuổi của học sinh vào học lớp 10?
Theo Điều 37 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT về Điều lệ trường trung học cơ sở, phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành "Điều 37. Tuổi học sinh trường trung học 1. Tuổi của học sinh vào học lớp 6 là 11 tuổi. Tuổi của học sinh vào học lớp 10 là 15 tuổi. Đối với những học sinh được học vượt lớp ở cấp học trước hoặc học sinh vào cấp học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định thì tuổi vào lớp 6 và lớp 10 được giảm hoặc tăng căn cứ vào tuổi của năm tốt nghiệp cấp học trước. 2. Học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học sinh ở nước ngoài về nước có thể vào cấp học ở tuổi cao hơn 3 tuổi so với tuổi quy định. 3. Học sinh không được lưu ban quá 02 lần trong một cấp học. ..." Như vậy, chỉ đối với học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học sinh ở nước ngoài về nước có thể vào cấp học ở tuổi cao hơn 3 tuổi so với tuổi quy định.
Infographic - Tổng hợp quyền và nghĩa vụ pháp lý của cá nhân theo độ tuổi
Để có cái nhìn tổng quát nhất về quyền và nghĩa vụ pháp lý của cá nhân phát triển theo từng độ tuổi của. Nay mình gửi đến thành viên của Diễn đàn Dân luật bài tổng hợp sau: Căn cứ pháp lý: - Bộ luật Dân sự 2015; - Bộ luật Hình sự 2015; - Bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung 2017; - Bộ luật Lao động 2012; - Bộ luật Lao động 2019; - Luật Hôn nhân và gia đình 2014; - Luật Nghĩa vụ quân sự 2015;
Độ tuổi được sử dụng xe máy điện
Trong thời đại phát triển, điều kiện kinh tế cũng theo đó mà được cải thiện, kết hợp với điều kiện học tập đòi hỏi cần có phương tiện thích hợp với học sinh để phục vụ việc đi lại. Đáp ứng nhu cầu đó, hiện nay trên thị trường xuất hiện các loại xe máy điện, xe gắn máy dưới 50 cm3... Vậy, bao nhiêu tuổi thì được sử dụng các loại xe này? Theo quy định tại Khoản 1 Điều 60 Luật giao thông đường bộ năm 2008 độ tuổi của người lái xe gắn máy được quy định như sau: Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3; Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi. Một điều rõ ràng là nếu đã đủ 18 tuổi thì có thể lái tất cả các loại xe gắn máy khác nhau. Trong trường hợp, học sinh chưa đủ 18 tuổi nhưng đã đủ 16 tuổi thì được lái xe gắn máy dưới 50 cm3. Loại xe gắn máy này có bao gồm xe máy điện. Sở dĩ xe máy điện được xếp vào loại xe dưới 50 cm3 là vì theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 3 Nghị định 46/2016/NĐ-CP “Xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4 kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h”. Mọi người nên chú ý kỹ những quy định trên để bản thân và gia đình không bị phạt khi vô tình vi phạm. Mức phạt dành cho trường hơp điều khiển phương tiên tham gia giao thông khi chưa đủ tuổi là: “Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc Điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô” (khoản 1 Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP). Mong rằng bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc về độ tuổi được điều khiển xe máy điện của các bậc phụ huynh và học sinh.
Độ tuổi nào được phép sử dụng xe đạp điện?
Nhiều người thắc mắc là học sinh bao nhiêu tuổi thì được đi xe đạp điện theo quy định của pháp luật? Mình xin trao đổi với các bạn một số thông tin như sau: Căn cứ Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định về tuổi, sức khỏe của người lái xe, theo đó: Điều 3. Giải thích từ ngữ … 19. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.” Điều 60. Tuổi, sức khỏe của người lái xe 1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau: a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3; ... Như vậy, theo quy định của pháp luật, người từ đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi lanh dưới 50cm3; Bên cạnh đó, theo QCVN 41:2016/BGTVT: "3.25. Xe cơ giới là chỉ các loại xe ôtô; máy kéo; rơ-moóc hoặc sơ-mi rơ-moóc được kéo bởi xe ôtô; xe máy 2 bánh; xe máy 3 bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự được thiết kế để chở người và hàng hóa trên đường bộ. Xe cơ giới bao gồm cả tàu điện bánh lốp (là loại tàu dùng điện nhưng không chạy trên đường ray). 3.40. Xe gắn máy là chỉ phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Nếu dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không lớn hơn 50 cm3. 3.41. Xe thô sơ gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy, xe đạp điện), xe xích lô, xe súc vật kéo, xe lăn dùng cho người khuyết tật và các loại xe tương tự không sử dụng động cơ gây ra sức kéo." Như vậy, chỉ có xe máy điện thì yêu cầu người điều khiển phải từ đủ 16 tuổi trở lên, đối với xe đạp điện thì không có quy định về độ tuổi.
Nhiều truyện tranh nước ngoài dành cho trẻ em phải biên tập lại nội dung
Bộ Thông tin và Truyền thông đang xây dựng dự thảo Thông tư quy định về thời lượng, thời điểm và việc cảnh báo nội dung không phù hợp của chương trình truyền hình, phát thanh, báo chí và xuất bản phẩm. Có một số nội dung đáng chú ý trong dự thảo lần này của Bộ Thông tin và Truyền thông như sau: 1. Đối với chương trình truyền hình, phát thanh - Tin tức về trẻ em: Thời lượng phát sóng tối thiểu 30 giây/lần phát sóng, vào tháng 6 hàng năm thì phải phát ít nhất 01 lần/ngày và sẽ được phát sóng trong các chương trình bảng tin hằng ngày. - Các chương trình khoa giáo: Thời lượng tối thiểu là 5 phút/lần phát sóng, mỗi tháng ít nhất phát 02 lần. Thời điểm phát sóng từ 6h đến 7h30 hoặc 12h00 đến 13h30 hoặc từ 17h30 đến 19h, phát ở chuyên đề về trẻ em của các kênh. - Các chương trình giải trí giành cho thiếu nhi: bao gồm các chương trình ca nhạc, kể chuyện, hoạt hình, trò chơi, truyền hình thực tế. Thời lượng phát sóng tối thiểu: 10 phút/lần, tối thiểu 1 lần/tuần Khung giờ phát sóng: Từ 6h00 đến 22h00, ưu tiên khung giờ từ 20h00 đến 22h00. 2. Quy định về việc cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em Nội dung cảnh báo về chương trình không phù hợp với trẻ em bao gồm: - Nội dung không phù hợp cho trẻ em đề nghị cân nhắc trước khi đọc, nghe, xem. - Cha mẹ, người lớn cần hướng dẫn nếu trẻ em đọc, nghe, xem. - Nội dung không phù hợp cho trẻ dưới 6 tuổi; Nội dung không phù hợp cho trẻ từ 6 tuổi đến 10 tuổi; Nội dung không phù hợp cho trẻ từ 11 tuổi đến dưới 16 tuổi. 3. Quy định về xuất bản phẩm - Tất cả xuất bản phẩm trẻ em đều phải ghi rõ đối tượng phục vụ trên trang bìa theo các lứa tuổi: Trẻ dưới 06 tuổi, trẻ từ 6 đến 10 tuổi, trẻ từ 11 đến 16 tuổi. - Quy định về xuất bản phẩm có xuất xứ nước ngoài: Phải được chuyển ngữ và biên tập lại cho phù hợp với thuần phong mỹ tục, điều kiện chính trị xã hội, quy định pháp luật Việt Nam. Chiếu theo quy định này, rất có thể trong thời gian tới những truyện tranh giành cho trẻ em như Shin bút chì rất có thể sẽ phải biên tập lại rất nhiều nội dung nhạy cảm và không phù hợp với lứa tuổi - Quy định về xuất bản phẩm của tác giả trong nước đặc biệt chú trọng: + Tính chính xác về lịch sử, chủ quyền lãnh thổ quốc gia. + Đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc. + Bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách cao đẹp, thể chất lành mạnh. Ngoài ra Dự thảo Thông tư còn đề xuất nhiều quy định khác liên quan đến các sản phẩm truyền hình, phát thanh, xuất bản phẩm về trẻ em. Cụ thể xem tại file đính kèm.
Thẻ căn cước được sử dụng thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh trong trường hợp nào?
Thẻ căn cước có giá trị chứng minh về căn cước và thông tin khác đã được tích hợp vào thẻ căn cước của người được cấp thẻ để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác trên lãnh thổ Việt Nam. Vậy trong trường hợp nào thẻ căn cước được sử dụng thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh? Thẻ căn cước công dân là gì? Thông tin nào được in trên thẻ căn cước công dân? Căn cứ tại khoản 11 Điều 3 Luật Căn cước 2023 định nghĩa thẻ căn cước là giấy tờ tùy thân chứa đựng căn cước và thông tin khác đã được tích hợp vào thẻ căn cước của công dân Việt Nam, do cơ quan quản lý căn cước cấp theo quy định của Luật Căn cước 2023. Đồng thời căn cứ tại khoản 2 Điều 18 Luật Căn cước 2023 quy định thông tin được in trên thẻ căn cước bao gồm: - Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; - Dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”; - Dòng chữ “CĂN CƯỚC”; - Ảnh khuôn mặt; - Số định danh cá nhân; - Họ, chữ đệm và tên khai sinh; - Ngày, tháng, năm sinh; - Giới tính; - Nơi đăng ký khai sinh; - Quốc tịch; - Nơi cư trú; - Ngày, tháng, năm cấp thẻ; ngày, tháng, năm hết hạn sử dụng; - Nơi cấp: Bộ Công an. Trường hợp nào được cấp đổi thẻ căn cước? Độ tuổi cấp đổi thẻ căn cước bao nhiêu? Căn cứ tại Điều 24 Luật Căn cước 2023 quy định các trường hợp cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước như sau: Thứ nhất, các trường hợp cấp đổi thẻ căn cước bao gồm: - Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Căn cước 2023; - Thay đổi, cải chính thông tin về họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; - Thay đổi nhân dạng; bổ sung thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay; xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật; - Có sai sót về thông tin in trên thẻ căn cước; - Theo yêu cầu của người được cấp thẻ căn cước khi thông tin trên thẻ căn cước thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính; - Xác lập lại số định danh cá nhân; - Khi người được cấp thẻ căn cước có yêu cầu. Thứ hai, các trường hợp cấp lại thẻ căn cước bao gồm: - Bị mất thẻ căn cước hoặc thẻ căn cước bị hư hỏng không sử dụng được, trừ trường hợp quy định tại Điều 21 Luật Căn cước 2023; - Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam. Đồng thời căn cứ tại Điều 21 Luật Căn cước 2023 quy định độ tuổi cấp đổi thẻ căn cước như sau: - Công dân Việt Nam đã được cấp thẻ căn cước phải thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ căn cước khi đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi. - Thẻ căn cước đã được cấp, cấp đổi, cấp lại trong thời hạn 02 năm trước độ tuổi cấp đổi thẻ căn cước quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Căn cước 2023 có giá trị sử dụng đến tuổi cấp đổi thẻ căn cước tiếp theo. Trong trường hợp nào thẻ căn cước được sử dụng thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh? Căn cứ tại Điều 20 Luật Căn cước 2023 quy định giá trị sử dụng của thẻ căn cước như sau: - Thẻ căn cước có giá trị chứng minh về căn cước và thông tin khác đã được tích hợp vào thẻ căn cước của người được cấp thẻ để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác trên lãnh thổ Việt Nam. - Thẻ căn cước được sử dụng thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh trong trường hợp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép người dân nước ký kết được sử dụng thẻ căn cước thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh trên lãnh thổ của nhau. - Thẻ căn cước hoặc số định danh cá nhân được sử dụng để cơ quan, tổ chức, cá nhân kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia khác và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật. Trường hợp người được cấp thẻ căn cước phải xuất trình thẻ căn cước theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân đó không được yêu cầu người được cấp thẻ xuất trình giấy tờ hoặc cung cấp thông tin đã được in, tích hợp vào thẻ căn cước; trường hợp thông tin đã thay đổi so với thông tin trên thẻ căn cước, người được cấp thẻ phải cung cấp giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý chứng minh các thông tin đã thay đổi. - Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được cấp thẻ căn cước theo quy định của pháp luật. => Theo đó trong trường hợp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép người dân nước ký kết được sử dụng thẻ căn cước thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh trên lãnh thổ của nhau thì thẻ căn cước được sử dụng thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh.
Đăng tin tuyển dụng có yêu cầu giới tính, độ tuổi có vi phạm không?
Người sử dụng lao động đăng tin tuyển dụng để yêu cầu giới tính và độ tuổi có vi phạm của luật lao động về phân biệt đối xử không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé. Đăng tin tuyển dụng có yêu cầu giới tính, độ tuổi có vi phạm không? Theo khoản 1 Điều 8 Bộ luật lao động 2019 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động thì trong đó có phân biệt đối xử trong lao động. Mà theo khoản 8 Điều 3 Bộ luật lao động 2019 quy định: - Phân biệt đối xử trong lao động là hành vi phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên dựa trên chủng tộc, màu da, nguồn gốc quốc gia hoặc nguồn gốc xã hội, dân tộc, giới tính, độ tuổi, tình trạng thai sản, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, tín ngưỡng, chính kiến, khuyết tật, trách nhiệm gia đình hoặc trên cơ sở tình trạng nhiễm HIV hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp có tác động làm ảnh hưởng đến bình đẳng về cơ hội việc làm hoặc nghề nghiệp. - Việc phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên xuất phát từ yêu cầu đặc thù của công việc và các hành vi duy trì, bảo vệ việc làm cho người lao động dễ bị tổn thương thì không bị xem là phân biệt đối xử. Như vậy, trường hợp thông thường nếu phân biệt giới tính, độ tuổi của người lao động thì được xem là phân biệt đối xử trong lao động. Tuy nhiên, trường hợp yêu cầu giới tính, độ tuổi là vì đặc thù công việc hay để bảo vệ người lao động dễ bị tổn thương thì không phải là phân biệt đối xử và không vi phạm pháp luật. Chỉ tuyển nhân viên part-time thì có được yêu cầu giới tính, độ tuổi không? Theo Điều 32 Bộ luật lao động 2019 quy định về làm việc không trọn thời gian như sau: - Người lao động làm việc không trọn thời gian là người lao động có thời gian làm việc ngắn hơn so với thời gian làm việc bình thường theo ngày hoặc theo tuần hoặc theo tháng được quy định trong pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động. - Người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động làm việc không trọn thời gian khi giao kết hợp đồng lao động. - Người lao động làm việc không trọn thời gian được hưởng lương; bình đẳng trong thực hiện quyền và nghĩa vụ với người lao động làm việc trọn thời gian; bình đẳng về cơ hội, không bị phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động. Như vậy, nhân viên part-time cũng có quyền không bị phân biệt đối xử. Theo đó, dù người sử dụng lao động chỉ tuyển nhân viên part-time thì cũng không được yêu cầu giới tính, độ tuổi, ngoài trừ vì tính chất công việc hay để bảo vệ người lao động dễ bị tổn thương theo khoản 8 Điều 3 Bộ luật lao động 2019. Khi bị phân biệt giới tính, độ tuổi thì người lao động phải báo cáo cho ai? Theo điểm c khoản 2 Điều 179 Bộ luật lao động 2019 quy định tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động phát sinh trong trường hợp sau đây: - Có sự khác nhau trong việc hiểu và thực hiện quy định của thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thỏa thuận hợp pháp khác; - Có sự khác nhau trong việc hiểu và thực hiện quy định của pháp luật về lao động; - Khi người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử đối với người lao động, thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động vì lý do thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động; can thiệp, thao túng tổ chức đại diện người lao động; vi phạm nghĩa vụ về thương lượng thiện chí. Đồng thời, theo Điều 191 Bộ luật lao động 2019 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền như sau: - Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền bao gồm: + Hòa giải viên lao động; + Hội đồng trọng tài lao động; + Tòa án nhân dân. - Tranh chấp lao động tập thể về quyền phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết. Như vậy, khi người lao động bị phân biệt đối xử thì đây là tranh chấp lao động tập thể và người lao động sẽ báo cáo lên các cơ quan theo thứ tự sau đây: Hoà giải viên lao động => Hội đồng trọng tài lao động/Toà án.
Bằng A1 chạy được xe bao nhiêu cc? Điều kiện, độ tuổi thi bằng lái xe A1?
Bằng lái xe A1 là loại giấy phép lái xe phổ biến tại Việt Nam, dành cho các phương tiện xe máy có dung tích động cơ nhỏ. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa rõ bằng A1 chạy được xe bao nhiêu cc? Điều kiện, độ tuổi thi bằng lái xe A1? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về vấn đề này Bằng lái xe A1 cho phép người điều khiển xe máy tham gia giao thông một cách hợp pháp. Việc hiểu rõ về dung tích động cơ tối đa cho phép, điều kiện và độ tuổi thi bằng A1 là rất quan trọng để đảm bảo an toàn giao thông và tuân thủ pháp luật. (1) Bằng A1 chạy được xe bao nhiêu cc? Theo khoản 2 Điều 59 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định như sau: Giấy phép lái xe không thời hạn bao gồm các hạng sau đây: - Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50cm3 đến dưới 175cm3. -Hạng A2 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1. - Hạng A3 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự. Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT hướng dẫn Điều 59 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định như hạng A1 cấp cho: - Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50cm3 đến dưới 175cm3. - Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật. Như vậy, bằng A1 sẽ được chạy xe có dung tích xi lanh từ 50cm3 đến dưới 175cm3. Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật. (2) Điều kiện, độ tuổi thi bằng lái xe A1? Độ tuổi của người lái xe quy định như sau: Căn cứ theo Điều 60 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định độ tuổi như sau: - Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3. - Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi. Điều kiện thi bằng lái xe A1: Theo Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định điều kiện người lái xe như sau: - Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam. - Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định. Đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định. Như vậy, người muốn thi bằng lái xe A1 phải đủ 18 tuổi trở lên và đáp ứng các điều kiện về sức khỏe, trình độ văn hóa. Hồ sơ học thi bằng lái xe A1 gồm những gì? Theo Điều 9 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT về hồ sơ học lái xe của người thi bằng A1 như sau: - Đối với người học lái xe lần đầu lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ học lái xe bao gồm: - Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư 05/2024/TT-BGTVT. Xem và tải Đơn đề nghị học tại đây:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/13/mau-don-de-nghi-hoc-sat-hach-lai-xe.docx - Bản sao thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài. - Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định. - Đối với người dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt học lái xe mô tô hạng A1, hạng A4 lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Tóm lại, bằng A1 sẽ được chạy xe có dung tích xi lanh từ 50cm3 đến dưới 175cm3. Bên cạnh đó, người muốn thi bằng lái xe A1 phải đủ 18 tuổi trở lên và đáp ứng các điều kiện cơ bản như là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam cũng như thỏa mãn các điều kiện về sức khỏe, trình độ văn hóa.
Làm CCCD trước 60 tuổi và sau 60 tuổi như thế nào?
Mẹ tôi năm nay 60 tuổi nhưng bà đã làm lại căn cước công dân vào tháng 10 năm 2022. Vậy sau khi 60 tuổi bà có cần làm lại căn cước nữa không?
Mẫu giấy khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự mới nhất. Lưu ý giấy tờ gì khi khám NVQS?
Khi nhận được giấy gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, công dân cần chuẩn bị những gì? Cần mang theo những giấy tờ gì? Khám nghĩa vụ quân sự là khám những nội dung gì? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. (1) Độ tuổi phải khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự Theo Luật nghĩa vụ quân sự quy định, nam công dân nằm trong độ tuổi từ 18 - 25 sẽ nhận được lệnh gọi thăm khám sức khoẻ nghĩa vụ quân sự. Trường hợp các công dân nằm trong diện hoãn nghĩa vụ quân sự do theo học Cao đẳng hoặc Đại học thì độ tuổi nhập ngũ sẽ kéo dài từ 18 - 27 tuổi. (2) Yêu cầu đối với công dân khi đi kiểm tra, sơ tuyển, khám sức khỏe thực hiện NVQS Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, quy định như sau: - Phải xuất trình + Lệnh gọi khám sức khỏe hoặc kiểm tra sức khỏe của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện; + Giấy chứng minh nhân dân; + Các giấy tờ liên quan đến sức khỏe cá nhân (nếu có) để giao cho Hội đồng khám sức khỏe hoặc Tổ kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự. - Không uống rượu, bia hoặc dùng chất kích thích. - Chấp hành nội quy khu vực khám sức khỏe, kiểm tra sức khỏe. - Cấm các hành vi lợi dụng việc khám sức khỏe để trốn, tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự. (3) Khám nghĩa vụ quân sự là khám những gì? Khoản 2, 3 Điều 2 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định về khám nghĩa vụ quân sự như sau: Việc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự được thực hiện qua 2 vòng: - Vòng 1: Sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự Sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự là việc thực hiện kiểm tra, đánh giá sơ bộ sức khỏe đối với công dân được gọi khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự trước mỗi đợt tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ. - Vòng 2: Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự là việc thực hiện khám, phân loại, kết luận sức khỏe đối với công dân được gọi làm nghĩa vụ quân sự đã qua sơ tuyển sức khỏe và công dân đăng ký dự thi tuyển sinh quân sự, do Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện thực hiện. Trong đó: Vòng 1: Sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự Điều 5 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định quy trình sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự như sau: Đối với vòng khám sơ tuyển, được thực hiện tại Trạm y tế xã: - Sơ tuyển sức khỏe do Trạm y tế xã tiến hành dưới sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Trung tâm y tế huyện. - Căn cứ vào kế hoạch tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ của Hội đồng nghĩa vụ quân sự địa phương, lập danh sách các đối tượng là công dân thuộc diện gọi khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự trên địa bàn được giao quản lý; - Tổ chức sơ tuyển sức khỏe theo các nội dung sau: + Phát hiện những trường hợp không đủ sức khỏe về thể lực, dị tật, dị dạng và những bệnh lý thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự; + Khai thác tiền sử bệnh tật bản thân và gia đình. - Hoàn chỉnh và xác nhận tiền sử bệnh tật bản thân và thông tin của công dân được gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo quy định tại Mục I Mẫu 2 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP; - Lập danh sách những công dân mắc các bệnh thuộc Danh mục bệnh miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự theo Bảng số 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, báo cáo Hội đồng Nghĩa vụ quân sự xã; - Tổng hợp, thống kê, báo cáo kết quả sơ tuyển sức khỏe theo Mẫu 2 và Mẫu 5b Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP. Vòng 2: Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự Theo Điều 6 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, quy trình khám nghĩa vụ quân sự (vòng 2) thực hiện như sau: Đối với vòng khám sức khỏe chi tiết tại Trung tâm y tế huyện: - Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện gồm: bác sỹ, nhân viên y tế thuộc Trung tâm Y tế huyện, cán bộ chuyên môn Phòng Y tế, quân y Ban Chỉ huy quân sự huyện và các đơn vị có liên quan. - Lập danh sách các đối tượng là công dân thuộc diện được gọi nhập ngũ đã qua sơ tuyển sức khỏe trên địa bàn được giao quản lý; - Thông báo thời gian, địa điểm tổ chức khám sức khỏe; - Tổ chức khám sức khỏe theo các nội dung sau: + Khám thể lực: Khi khám thể lực, người được khám phải bỏ mũ, nón, không đi giày hoặc dép (chân đất, đầu trần): Nếu là nam giới phải cởi hết quần áo dài, áo lót, chỉ mặc 1 quần đùi. Nếu là nữ giới mặc quần dài, áo mỏng. (1) Đo chiều cao: Người được đo phải đứng ở tư thể thẳng, 2 gót chân chạm vào nhau, 2 tay buông thõng tự nhiên, mắt nhìn ngang, tầm nhìn là 1 đường thẳng nằm ngang song song với mặt đất. (2) Đo vòng ngực (đối với nam giới): Vòng đo qua ngực vuông góc với trục thân đi qua núm vú ở phía trước, qua 2 bờ dưới xương bả vai ở phía sau. Dùng thước dây đo, người được đo hít thở bình thường. + Khám mắt: Người đọc phải che mắt 1 bên bằng 1 miếng bìa cứng (không che bằng tay) và khi đọc cả 2 mắt đều mở (1 mắt mở sau bìa che). Cự ly giữa bảng tới chỗ đứng của người đọc là 5m. + Khám răng: Kiểm tra răng sâu, mất răng và các bệnh về răng miệng Công dân được kiểm tra về tình trạng răng sâu, mất răng. Trong đó, có kiểm tra về tình trạng răng giả. Ngoài ra, còn kiểm tra về các bệnh răng miệng như viêm cuống răng, viêm tủy, tủy hoại tử,… + Khám tai - mũi - họng: Đo sức nghe (khi nói thầm và nói thường), kiểm tra chóng mặt mê nhĩ, biểu hiện, viêm họng mạn tính. + Khám tâm thần và thần kinh: Kiểm tra ra mồ hôi tay, chân (chia làm các mức độ: nhẹ, vừa, nặng), các bệnh cơ, bệnh nhược cơ, bệnh máy cơ. + Khám nội khoa: Khám các bệnh về huyết áp, tim mạch Đồng thời khi khám nội khoa, công dân còn được khám các bệnh như bệnh đại, trực tràng; bệnh gan; các bệnh phế quản… + Khám da liễu: Khám các bệnh liên quan đến da liễu như nấm da, nấm móng, bệnh da mọng nước. Đặc biệt còn khám các bệnh lây qua đường tình dục như giang mai I, II, III... + Khám ngoại khoa: Tại phần khám ngoại khoa, công dân sẽ được yêu cầu khám từng người một ở nơi đủ ánh sáng, người được khám chổng mông, tự banh rộng hậu môn và rặn mạnh. Đây là phương pháp dùng để kiểm tra bệnh trĩ. Ngoài ra, còn khám các bệnh ngoại khoa khác như giãn tĩnh mạch thừng tinh, bàn chân bẹt. + Khám sản phụ khoa: Khám sản phụ khoa phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: Phòng khám phải kín đáo, nghiêm túc. Khi khám phụ khoa cố gắng bố trí cán bộ chuyên môn là nữ. Đối với nữ thanh niên, màng trinh chưa rách thì chỉ khám nắn bụng, không khám mỏ vịt, không thăm âm đạo, chỉ khám qua hậu môn những trường hợp cần thiết. Đối với người màng trinh đã rách cũ, khi có nghi ngờ bệnh phụ khoa thì khám bằng dụng cụ qua âm đạo để xác định chẩn đoán. Nếu không có cán bộ chuyên khoa phụ sản thì chỉ định bác sĩ ngoại khoa thay thế, nhưng phải có nhân viên nữ tham dự. Không sử dụng y sĩ để khám, phân loại bệnh tật. Kết quả khám sản phụ khoa được ghi vào phần khám ngoại khoa, da liễu. - Sau khi thực hiện khám các nội dung nêu trên, tổ chức tư vấn và xét nghiệm HIV theo quy định của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đối với các trường hợp đạt tiêu chuẩn sức khỏe gọi nhập ngũ hằng năm theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; - Hoàn chỉnh phiếu sức khỏe theo quy định tại Mục II Mẫu 2 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP; - Tổng hợp, báo cáo kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo Mẫu 3a Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP. (4) Các mẫu giấy khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự Mẫu 1: Phiếu kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/11/08/mau-1.docx Mẫu 2: Phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/11/08/mau-2.docx * Hướng dẫn ghi chép mẫu phiếu kiểm tra sức khoẻ nghĩa vụ quân sự và mẫu phiếu sức khoẻ nghĩa vụ quân sự. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/11/08/huong-dan.docx
Hướng dẫn cụ thể cách tính tuổi đi nghĩa vụ quân sự 2024
Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi công dân. Mỗi công dân không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo khi đến độ tuổi quy định phải tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự. Như vậy, để nắm rõ hơn cách tính tuổi đi nghĩa vụ quân sự để thực hiện cho đúng, bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cách tính đủ để người dân hiểu rõ hơn. Độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự Độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự là độ tuổi công dân thực hiện nghĩa vụ phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân. Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, trong đó, khi thuộc độ tuổi quy định, sẽ phải thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn cũng như nghề nghiệp, nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú). Về độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự tại Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định: - Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; - Công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi. Như vậy, trong trường hợp công dân được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi nhập ngũ sẽ bị kéo dài thêm 02 năm so với các trường hợp thông thường. Cách tính tuổi đi nghĩa vụ quân sự Hiện nay, không có quy định cụ thể về cách tính tuổi gọi nghĩa vụ quân sự năm 2024. Tuy nhiên, căn cứ phân tích ở trên, độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự gồm: - Trường hợp thông thường: Từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. - Trường hợp tạm hoãn vì được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học: Từ đủ 18 tuổi đến hết 27 tuổi. Ví dụ: Theo Kế hoạch 152/KH-UBND, KẾ HOẠCH TUYỂN CHỌN VÀ GỌI CÔNG DÂN NHẬP NGŨ VÀ THỰC HIỆN NGHĨA VỤ THAM GIA CÔNG AN NHÂN DÂN NĂM 2024 của Phường Minh Khai như sau: Độ tuổi nhập ngũ năm 2024 Công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi (Có ngày, tháng, năm sinh từ: Ngày 25/02/1999 đến 24/02/2006); công dân nam được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi (Sinh từ ngày 25/02/1997 đến 24/02/2006); (sau đây gọi chung là công dân trong độ tuổi gọi nhập ngũ). Trường hợp được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự Các trường hợp tạm hoãn NVQS bao gồm: - Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe; - Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận; - Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%; - Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; - Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định; - Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; - Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo. - Dân quân thường trực. Xem thêm các trường hợp miễn, hoãn nghĩa vụ quân sự tại đây
Từ bao nhiêu tuổi được đứng tên sở hữu xe máy
Căn cứ tại khoản 4 Điều 6 Thông tư 58/2020/TT-BCA quy định: “Điều 6. Trách nhiệm của chủ xe … 4. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe thì tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng, được phân bổ, thừa kế xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục cấp đăng ký, biển số.” Mặt khác, căn cứ tại Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Điều 21. Người chưa thành niên 1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi. 2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện. 3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. 4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.” Theo đó, người từ đủ 06 tuổi được quyền thực hiện giao dịch dân sự. Tuy nhiên, từ đủ 06 đến dưới 18 tuổi, khi thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến động sản phải đăng ký phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. Do đó, nếu đảm bảo điều kiện trên, người từ đủ 06 có thể thực hiện việc tham gia giao dịch dân sự và đăng ký quyền sở hữu đối với động sản phải đăng ký.
Điều khiển xe máy điện có cần phải có bằng lái?
Xe máy điện ngày càng được ưa chuộng tại Việt Nam không chỉ vì tính tiện lợi của nó, thân thiện môi trường mà còn phù hợp với đối tượng học sinh. Tuy nhiên, một điều mà nhiều phụ huynh, học sinh vẫn thắc mắc là xe máy điện có cần phải có bằng lái? Mặc dù, xe máy điện được quy định phù hợp với học sinh nhưng hiện nay nhiều hãng xe sản xuất nhiều lợi với tốc độ cao theo quy chuẩn như xe máy đòi hỏi người điều khiển phải có bằng lái xe. Xe máy điện được quy định ra sao? Xe máy điện với tính tiện lợi là gọn nhẹ. Thực tế còn có tốc độ khá nhanh so với một số dòng xe máy hiện nay trên thị trường vì vậy pháp luật về giao thông đường bộ cũng có quy định chi tiết cho dòng xe này. Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 3 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có giải thích xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4 kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Xe bao nhiêu phân phối mới cần bằng lái? Căn cứ vào kiểu loại, công suất động cơ, tải trọng và công dụng của xe cơ giới, giấy phép lái xe được phân thành GPLX không thời hạn và GPLX có thời hạn thì được cấp GPLX theo Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau: Đối với GPLX không thời hạn bao gồm các hạng sau đây: - Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3. - Hạng A2 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho GPLX hạng A1. - Hạng A3 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho GPLX hạng A1 và các xe tương tự. Theo đó, trường hợp người điều khiển xe máy điện mà sử dụng loại có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên tức là xe có tốc độ trên 50 km/h phải học bằng lái xe hạng A1. Hiện nay, đa phần các xe máy điện thường có công suất 4 kW thì không cần phải học bằng lái xe A1. Độ tuổi được phép lái xe Bên cạnh việc sử dụng loại xe máy điện có đảm bảo được công suất quy định mà không cần phải có GPLX. Thì người điều khiển cũng phải đảm bảo được độ tuổi, sức khỏe theo Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau: (1) Độ tuổi của người lái xe quy định như sau: - Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3. - Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi. - Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2). - Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC). - Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD). - Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam. (2) Sức khỏe của người lái xe quy định như sau: Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khỏe của người lái xe. Xử phạt hành chính hành vi vi phạm điều kiện điều khiển xe Trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông hay cụ thể hơn là người chưa đủ tuổi điều khiển xe máy có phân phối lớn vượt quá độ tuổi cho phép theo Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) như sau: - Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô. - Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên. Như vậy, người điều khiển xe máy điện phải thỏa 2 điều kiện theo quy định hiện nay thứ nhất là phải đủ từ 16 tuổi đến 18 tuổi, thứ hai là xe máy điện phải có tốc độ tối đa chỉ 50 km/h thì không cần phải thi bằng lái xe A1.
Độ tuổi giữ chức vụ lần đầu đối với cán bộ cấp xã
Căn cứ Hướng dẫn 06-HD/BTCTW năm 2021 có quy định như sau: "1 - Thống nhất lấy tuổi nghỉ hưu thực tế của cán bộ theo quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019 vị Nghị định số 135/2020/NĐ-CP , ngày 18/11/2020 của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu để làm căn cứ xác định điều kiện về tuổi bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử. Thời điểm tính và cách tính tuổi bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử như sau 1.1- Thời điểm tính: Là thời điểm cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ có thẩm quyền (Ban Tổ chức Trung ương đối với trường hợp thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý1; ban tổ chức tỉnh ủy, thành ủy, vụ tổ chức cán bộ...đối với trường hợp không thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý) nhận được tờ trình và hồ sơ nhân sự theo quy định. 1.2- Cách tính: Lấy tuổi nghỉ hưu thực tế của cán bộ trừ đi tuổi của cán bộ tại thời điểm được đề nghị bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử lần đầu vào vị trí lãnh đạo, quản lý nếu còn đủ 5 năm (60 tháng) trở lên thì đủ điều kiện về tuổi bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử (chức vụ có thời hạn bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử là 5 năm). Ví dụ: Nam sinh tháng 02/1965, theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP thì tuổi nghỉ hưu là 61 tuổi 6 tháng, thời điểm tháng 8/2021 tuổi của cán bộ là 56 tuổi 6 tháng (61 tuổi 6 tháng - 56 tuổi 6 tháng = 5 năm); như vậy, đến thời điểm tháng 8/2021 đủ tuổi bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử lần đầu. Nữ sinh tháng 8/1969, theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP thì tuổi nghỉ hưu là 57 tuổi, thời điểm tháng 8/2021 tuổi của cán bộ là 52 tuổi (57 tuổi - 52 tuổi = 5 năm); như vậy, đến thời điểm tháng 8/2021 đủ tuổi bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử lần đầu." =>> Như vậy, hiện tại luật không có quy định cụ thể về độ tuổi cán bộ lãnh đạo cấp xã giữ chức vụ lần đầu. Mà ở đây đối với cán bộ được đề nghị bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử lần đầu vào vị trí lãnh đạo, quản lý sẽ lấy tuổi nghỉ hưu thực tế của cán bộ trừ đi tuổi của cán bộ tại thời điểm được đề nghị bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử nếu còn đủ 5 năm (60 tháng) trở lên thì đủ điều kiện về tuổi bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử.
Bao nhiêu tuổi được vay vốn ngân hàng?
Vay vốn ngân hàng không còn xa lạ đối với chúng ta. Việc kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu của mọi người về việc vay vốn cũng phổ biến hơn. Mặc dù vậy, không phải ai cũng nắm rõ quy định phá luật về việc vay vốn. Bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về độ tuổi nào được vay vốn ngân hàng và những trường hợp nào thì sẽ không được vay vốn nhé. Quy định về độ tuổi vay vốn ngân hàng Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng quy định về điều kiện vay vốn như sau: - Tổ chức tín dụng xem xét, quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây: - Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. - Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp. - Có phương án sử dụng vốn khả thi. - Có khả năng tài chính để trả nợ. - Trường hợp khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng theo lãi suất cho vay quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN, thì khách hàng được tổ chức tín dụng đánh giá là có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh. Có quy định như vậy bởi theo khoản 4 Điều 21 Bộ luật Dân sự, người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trừ các giao dịch liên quan đến bất động sản hoặc động sản phỉa đăng ký hoặc các giao dịch phải có người đại diện theo pháp luật đồng ý. Như vậy, cá nhân là khách hàng vay vốn có độ tuổi từ đủ 15 tuổi trở lên không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật và đáp ứng đầy đủ các điều kiện về nhu cầu vay vốn, phương án sử dụng vốn và khả năng tài chính để trả nợ thì vẫn sẽ được vay vốn của ngân hàng. Lãi suất vay là bao nhiêu? Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN, lãi suất cho vay sẽ do công ty tài chính và khách hàng tự thoả thuận với nhau theo thị cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng. Do đó, khi vay tiêu dùng tại các công ty tài chính, người vay cần phải xem xét cụ thể lãi suất cho vay được ghi cụ thể trong hợp đồng và phương pháp tính lãi với khoản vay trước khi quyết định có vay vốn tại công ty tài chính không. Tính lãi suất khi người vay không trả hoặc trả không đủ Khi đến hạn thanh toán mà người vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì việc tính lãi sẽ được thực hiện theo khoản 4 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN như sau: - Lãi trên nợ gốc theo lãi suất đã thoả thuận tương ứng với thời hạn vay mà chưa đến hạn trả. - Lãi chậm trả theo mức lãi suất thoả thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. - Nợ vay bị chuyển nợ quá hạn: Lãi suất không quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn và phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn. Có nhu cầu vay vốn nhưng không được cho vay khi nào? Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 39/2016/TT-NHNN về những trường hợp có nhu cầu vốn nhưng không được cho vay. Cụ thể như sau: - Để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh. - Để thanh toán các chi phí, đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch, hành vi mà pháp luật cấm. - Để mua, sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh. - Để mua vàng miếng. - Để trả nợ khoản cấp tín dụng tại chính tổ chức tín dụng cho vay trừ trường hợp cho vay để thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình, mà chi phí lãi tiền vay được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật. - Để trả nợ khoản cấp tín dụng tại tổ chức tín dụng khác và trả nợ khoản vay nước ngoài, trừ trường hợp cho vay để trả nợ trước hạn khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: Là khoản vay phục vụ hoạt động kinh doanh; Thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ; Là khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Độ tuổi được lái cano dưới biển là bao nhiêu?
Hoạt động vui chơi dưới nước là một trong những hoạt động vui chơi nguy hiểm, vì vậy, pháp luật đã quy định độ tuổi lái phương tiện hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước. Căn cứ Điều 6 Nghị định 48/2019/NĐ-CP quy định về điều kiện đối với phương tiện, người lái phương tiện khi tham gia hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước như sau: 1. Phương tiện phục vụ hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước phải thực hiện đăng kiểm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành và đăng ký theo quy định tại Nghị định này, trừ phương tiện đã được đăng ký theo các quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa hoặc pháp luật về hàng hải. 2. Đối với người lái phương tiện vui chơi, giải trí dưới nước a) Người lái phương tiện hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước phải đủ 15 tuổi trở lên, đảm bảo về sức khỏe; b) Người lái phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 05 sức ngựa phải có giấy chứng nhận lái phương tiện theo quy định; c) Người lái phương tiện phải mặc áo phao trong suốt thời gian tham gia hoạt động vui chơi, giải trí; d) Người lái phương tiện không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này phải được hướng dẫn về kỹ năng an toàn do tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ tổ chức trước khi điều khiển phương tiện hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước. Theo đó, người phải đủ 15 tuổi trở lên, đảm bảo về sức khỏe thì mới được tham gia lái cano dưới biển.
Nghỉ hưu cao hơn tuổi quy định được không?
Nghỉ hưu là việc một người lao động khi đến một độ tuổi nhất định, điều kiện sức khỏe nhất định sẽ không làm việc nữa. Tuổi nghỉ hưu là độ tuổi theo quy định của pháp luật lao động mà người lao động đang làm những công việc do pháp luật quy định sẽ phải chấm dứt hợp đồng, chấm dứt làm việc để an dưỡng tuổi già. Độ tuổi nghỉ hưu ở mỗi thời gian khác nhau là khác nhau, giữa nam và nữ cũng khác nhau. Sự khác nhau này là do sự phát triển của xã hội, sự phát triển của thể chất, sức khỏe trung bình của xã hội cũng khác nhau. Nhưng nếu với trường hợp người lao động đã đến độ tuổi nghỉ hưu nhưng vẫn cảm thấy bản thân mình đủ sức khoẻ để tiếp tục và muốn cống hiến thêm những gì mình có cho công việc. Vậy người lao động có thể nghỉ hưu cao hơn so với tuổi nghỉ hưu quy định được không? Tại khoản 2 và khoản 4 Điều 169 Bộ luật lao động 2019 có quy định về tuổi nghỉ hưu như sau: 1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu. 2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035. Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ. 3. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 4. Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Theo Điều 6 Nghị định 135/2020/NĐ-CP nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường được quy định: Nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường của người lao động theo khoản 4 Điều 169 của Bộ luật Lao động được quy định cụ thể như sau: 1. Người lao động có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn khi thỏa thuận với người sử dụng lao động tiếp tục làm việc sau tuổi nghỉ hưu quy định tại Điều 4 của Nghị định này. 2. Việc chấm dứt hợp đồng lao động và giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương III của Bộ luật Lao động và quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Như vậy, khi người lao động cảm thấy bản thân mình còn đủ sức khoẻ để tiếp tục làm việc và cống hiến thêm cho nghề thì có thể nghỉ hưu cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định.
Làm việc tại môi trường độc hại có được nghỉ hưu sớm không?
Sức khoẻ của con người là quan trọng trên hết, nếu như không có sức khoẻ thì không thể làm gì cả. Môi trường làm việc độc hại là cơ sở làm việc có môi trường ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Với mấy chục năm cống hiến cho nghề và nhận ra sức của mình đã không còn đáp ứng được cho môi trường mình đang làm nữa vậy người lao động làm việc tại môi trường độc hại có thể nghỉ hưu sớm hơn tuổi quy định chứ? Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định 135/2020/NĐ-CP có quy định về nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường: 1. Người lao động thuộc các trường hợp dưới đây có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Điều 4 của Nghị định này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác: a) Người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. b) Người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. c) Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. d) Người lao động có tổng thời gian làm nghề, công việc quy định tại điểm a và thời gian làm việc ở vùng quy định tại điểm b khoản này từ đủ 15 năm trở lên. Như vậy, người lao động làm việc tại môi trường độc hại có thể nghỉ hưu sớm hơn nhưng không quá 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định với điều kiện đã làm việc từ đủ 15 năm trở lên.
Liệu có giới hạn độ tuổi với diễn viên múa?
Với bản chất là diễn viên nên diễn viên múa cũng được xem là một phần công việc trong ngành nghề có liên quan tới nghệ thuật. Dưới nhịp điệu của một bài nhạc được dàn dựng, các diễn viên múa sẽ biểu diễn các động tác trước đông đảo khán giả. Bạn có thể bắt gặp các diễn viên múa ở rất nhiều sân khấu khác nhau như tại các đám cưới, buổi diễn, hòa nhạc, ca nhạc hay nhà hát kịch… Vậy diễn viên múa có bị giới hạn độ tuổi trên phương diện pháp luật hay không? Căn cứ Điều 8 Thông tư 09/2020/TT-BLDTBXH có quy định về công việc nhẹ người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi được làm như sau: Ban hành kèm theo Thông tư này Phụ lục II - Danh mục công việc nhẹ người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi được làm. Theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 09/2020/TT-BLDTBXH – Danh mục công việc nhẹ người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi được làm: 1. Biểu diễn nghệ thuật. 2. Vận động viên thể thao. 3. Lập trình phần mềm. 4. Các nghề truyền thống: chấm men gốm; cưa vỏ trai; làm giấy dó; làm nón lá; chấm nón; dệt chiếu; làm trống; dệt thổ cẩm; thêu thổ cẩm; làm bún gạo; làm miến; làm giá đỗ; làm bánh đa; dệt tơ tằm; se sợi hoa sen; vẽ tranh sơn mài, se nhang, làm vàng mã (trừ các công đoạn có sử dụng hóa chất độc hại như sơn ta, hóa chất tẩy rửa, hóa chất dùng để ướp màu, hóa chất tạo mùi, tạo tàn nhang cong…). 5. Các nghề thủ công mỹ nghệ: thêu ren; mộc mỹ nghệ; làm lược sừng; làm tranh dân gian (tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống…); nặn tò he; làm tranh khắc gỗ, biểu tranh lụa; nhặt vỏ sò, điệp để gắn trên tranh mỹ nghệ; mài đánh bóng tranh mỹ nghệ; xâu chuỗi tràng hạt kết cườm, đánh bóng trang sức mỹ nghệ; làm rối búp bê; làm thiếp mừng các sản phẩm từ giấy nghệ thuật trang trí trên thiếp mừng; làm khung tranh mô hình giấy, hộp giấy, túi giấy. 6. Đan lát, làm các đồ gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu tự nhiên như: mây, tre, nứa, dừa, chuối, bèo lục bình, đay, cói, quế, guột, đót, lá nón. 7. Gói nem, gói kẹo, gói bánh(trừ việc vận hành hoặc sử dụng các máy, thiết bị, dụng cụ đóng gói). 8. Nuôi tằm. 9. Làm cỏ vườn rau sạch; thu hoạch rau, củ, quả sạch theo mùa. 10. Chăn thả gia súc tại nông trại. 11. Phụ gỡ lưới cá, đan lưới cá, phơi khô thủy sản. 12. Cắt chỉ, đơm nút, thùa khuyết, đóng gói vào hộp các sản phẩm dệt thủ công. Do đó, diễn viên múa xét trên phương diện của pháp luật thì sẽ được công nhận khi từ đủ 13 tuổi.
Em chào luật sư. e Sn 4/10/1993 hiện tại E đã trúng tuyễn nghĩa vụ quân sự sức khoẻ loại 3. Theo diện đã được đào tạo trình độ cao đẳng. Nhưng năm 2013 e có học lớp Quản trị mạng của cao đẳng nghề ispace nhưng đến 2014. vì lý do cá nhân nên e nghĩ học và e cũng có giấy xác minh của nhà trường e không được đào tạo cao đẳng. Và năm nay 2021 E đang 27t e trúng tuyển nghĩa vụ quân sự theo diện đã đc đào tạo cao đẳng không ạ . và xét như 1 công dân trình độ 12/12 không ạ ?
Tuổi của học sinh vào học lớp 10?
Theo Điều 37 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT về Điều lệ trường trung học cơ sở, phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành "Điều 37. Tuổi học sinh trường trung học 1. Tuổi của học sinh vào học lớp 6 là 11 tuổi. Tuổi của học sinh vào học lớp 10 là 15 tuổi. Đối với những học sinh được học vượt lớp ở cấp học trước hoặc học sinh vào cấp học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định thì tuổi vào lớp 6 và lớp 10 được giảm hoặc tăng căn cứ vào tuổi của năm tốt nghiệp cấp học trước. 2. Học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học sinh ở nước ngoài về nước có thể vào cấp học ở tuổi cao hơn 3 tuổi so với tuổi quy định. 3. Học sinh không được lưu ban quá 02 lần trong một cấp học. ..." Như vậy, chỉ đối với học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học sinh ở nước ngoài về nước có thể vào cấp học ở tuổi cao hơn 3 tuổi so với tuổi quy định.
Infographic - Tổng hợp quyền và nghĩa vụ pháp lý của cá nhân theo độ tuổi
Để có cái nhìn tổng quát nhất về quyền và nghĩa vụ pháp lý của cá nhân phát triển theo từng độ tuổi của. Nay mình gửi đến thành viên của Diễn đàn Dân luật bài tổng hợp sau: Căn cứ pháp lý: - Bộ luật Dân sự 2015; - Bộ luật Hình sự 2015; - Bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung 2017; - Bộ luật Lao động 2012; - Bộ luật Lao động 2019; - Luật Hôn nhân và gia đình 2014; - Luật Nghĩa vụ quân sự 2015;
Độ tuổi được sử dụng xe máy điện
Trong thời đại phát triển, điều kiện kinh tế cũng theo đó mà được cải thiện, kết hợp với điều kiện học tập đòi hỏi cần có phương tiện thích hợp với học sinh để phục vụ việc đi lại. Đáp ứng nhu cầu đó, hiện nay trên thị trường xuất hiện các loại xe máy điện, xe gắn máy dưới 50 cm3... Vậy, bao nhiêu tuổi thì được sử dụng các loại xe này? Theo quy định tại Khoản 1 Điều 60 Luật giao thông đường bộ năm 2008 độ tuổi của người lái xe gắn máy được quy định như sau: Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3; Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi. Một điều rõ ràng là nếu đã đủ 18 tuổi thì có thể lái tất cả các loại xe gắn máy khác nhau. Trong trường hợp, học sinh chưa đủ 18 tuổi nhưng đã đủ 16 tuổi thì được lái xe gắn máy dưới 50 cm3. Loại xe gắn máy này có bao gồm xe máy điện. Sở dĩ xe máy điện được xếp vào loại xe dưới 50 cm3 là vì theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 3 Nghị định 46/2016/NĐ-CP “Xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4 kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h”. Mọi người nên chú ý kỹ những quy định trên để bản thân và gia đình không bị phạt khi vô tình vi phạm. Mức phạt dành cho trường hơp điều khiển phương tiên tham gia giao thông khi chưa đủ tuổi là: “Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc Điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô” (khoản 1 Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP). Mong rằng bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc về độ tuổi được điều khiển xe máy điện của các bậc phụ huynh và học sinh.
Độ tuổi nào được phép sử dụng xe đạp điện?
Nhiều người thắc mắc là học sinh bao nhiêu tuổi thì được đi xe đạp điện theo quy định của pháp luật? Mình xin trao đổi với các bạn một số thông tin như sau: Căn cứ Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định về tuổi, sức khỏe của người lái xe, theo đó: Điều 3. Giải thích từ ngữ … 19. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.” Điều 60. Tuổi, sức khỏe của người lái xe 1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau: a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3; ... Như vậy, theo quy định của pháp luật, người từ đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi lanh dưới 50cm3; Bên cạnh đó, theo QCVN 41:2016/BGTVT: "3.25. Xe cơ giới là chỉ các loại xe ôtô; máy kéo; rơ-moóc hoặc sơ-mi rơ-moóc được kéo bởi xe ôtô; xe máy 2 bánh; xe máy 3 bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự được thiết kế để chở người và hàng hóa trên đường bộ. Xe cơ giới bao gồm cả tàu điện bánh lốp (là loại tàu dùng điện nhưng không chạy trên đường ray). 3.40. Xe gắn máy là chỉ phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Nếu dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không lớn hơn 50 cm3. 3.41. Xe thô sơ gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy, xe đạp điện), xe xích lô, xe súc vật kéo, xe lăn dùng cho người khuyết tật và các loại xe tương tự không sử dụng động cơ gây ra sức kéo." Như vậy, chỉ có xe máy điện thì yêu cầu người điều khiển phải từ đủ 16 tuổi trở lên, đối với xe đạp điện thì không có quy định về độ tuổi.
Nhiều truyện tranh nước ngoài dành cho trẻ em phải biên tập lại nội dung
Bộ Thông tin và Truyền thông đang xây dựng dự thảo Thông tư quy định về thời lượng, thời điểm và việc cảnh báo nội dung không phù hợp của chương trình truyền hình, phát thanh, báo chí và xuất bản phẩm. Có một số nội dung đáng chú ý trong dự thảo lần này của Bộ Thông tin và Truyền thông như sau: 1. Đối với chương trình truyền hình, phát thanh - Tin tức về trẻ em: Thời lượng phát sóng tối thiểu 30 giây/lần phát sóng, vào tháng 6 hàng năm thì phải phát ít nhất 01 lần/ngày và sẽ được phát sóng trong các chương trình bảng tin hằng ngày. - Các chương trình khoa giáo: Thời lượng tối thiểu là 5 phút/lần phát sóng, mỗi tháng ít nhất phát 02 lần. Thời điểm phát sóng từ 6h đến 7h30 hoặc 12h00 đến 13h30 hoặc từ 17h30 đến 19h, phát ở chuyên đề về trẻ em của các kênh. - Các chương trình giải trí giành cho thiếu nhi: bao gồm các chương trình ca nhạc, kể chuyện, hoạt hình, trò chơi, truyền hình thực tế. Thời lượng phát sóng tối thiểu: 10 phút/lần, tối thiểu 1 lần/tuần Khung giờ phát sóng: Từ 6h00 đến 22h00, ưu tiên khung giờ từ 20h00 đến 22h00. 2. Quy định về việc cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em Nội dung cảnh báo về chương trình không phù hợp với trẻ em bao gồm: - Nội dung không phù hợp cho trẻ em đề nghị cân nhắc trước khi đọc, nghe, xem. - Cha mẹ, người lớn cần hướng dẫn nếu trẻ em đọc, nghe, xem. - Nội dung không phù hợp cho trẻ dưới 6 tuổi; Nội dung không phù hợp cho trẻ từ 6 tuổi đến 10 tuổi; Nội dung không phù hợp cho trẻ từ 11 tuổi đến dưới 16 tuổi. 3. Quy định về xuất bản phẩm - Tất cả xuất bản phẩm trẻ em đều phải ghi rõ đối tượng phục vụ trên trang bìa theo các lứa tuổi: Trẻ dưới 06 tuổi, trẻ từ 6 đến 10 tuổi, trẻ từ 11 đến 16 tuổi. - Quy định về xuất bản phẩm có xuất xứ nước ngoài: Phải được chuyển ngữ và biên tập lại cho phù hợp với thuần phong mỹ tục, điều kiện chính trị xã hội, quy định pháp luật Việt Nam. Chiếu theo quy định này, rất có thể trong thời gian tới những truyện tranh giành cho trẻ em như Shin bút chì rất có thể sẽ phải biên tập lại rất nhiều nội dung nhạy cảm và không phù hợp với lứa tuổi - Quy định về xuất bản phẩm của tác giả trong nước đặc biệt chú trọng: + Tính chính xác về lịch sử, chủ quyền lãnh thổ quốc gia. + Đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc. + Bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách cao đẹp, thể chất lành mạnh. Ngoài ra Dự thảo Thông tư còn đề xuất nhiều quy định khác liên quan đến các sản phẩm truyền hình, phát thanh, xuất bản phẩm về trẻ em. Cụ thể xem tại file đính kèm.