03 điểm mới trong dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi)
Bộ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội dự thảo Luật Việc làm sửa đổi. Bài viết sẽ cung cấp chi tiết 03 điểm mới trong dự thảo Luật Việc làm sửa đổi. Dự thảo quy định chính sách hỗ trợ tạo việc làm; đăng ký lao động; hệ thống thông tin thị trường lao động; phát triển kỹ năng nghề; dịch vụ việc làm; bảo hiểm thất nghiệp và quản lý nhà nước về việc làm. Áp dụng đối với người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc làm. So với Luật Việc làm năm 2013, dự thảo Luật Việc làm sửa đổi đã sửa đổi, bổ sung thêm nhiều điểm mới. Dưới đây là 03 điểm mới trong dự thảo. (1) Đề xuất các đối tượng vay vốn đi làm việc ở nước ngoài Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho người lao động có nhu cầu và khả năng đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Theo khoản 2 Điều 20 của Luật Việc làm năm 2013, các đối tượng được hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi bao gồm: - Người lao động là người dân tộc thiểu số. - Người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp. - Thân nhân của người có công với cách mạng có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được Nhà nước hỗ trợ. Đối với đối tượng được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài, theo Điều 17 của dự thảo Luật Việc làm sửa đổi, bao gồm: - Đối tượng vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. - Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc các trường hợp sau đây được ưu tiên vay vốn: + Người lao động là người dân tộc thiểu số. + Người lao động là người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo. + Người lao động thuộc hộ mới thoát nghèo, hộ có mức sống trung bình. + Người lao động là thân nhân người có công với cách mạng. + Người lao động thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. + Người lao động thuộc xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo. + Người lao động có đất thu hồi. + Người lao động là thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện sau khi kết thúc chương trình, đề án, dự án, trí thức trẻ tình nguyện sau khi hoàn thành nhiệm vụ công tác tại các khu kinh tế - quốc phòng. Như vậy, so với Luật hiện hành, dự thảo đã bổ sung thêm người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo dạng hợp đồng, người lao động thuộc hộ mới thoát nghèo, hộ có mức sống trung bình; người lao động thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; người lao động thuộc xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo và thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự sẽ được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài. Xem cập nhật mới nhất về dự thảo Luật Việc làm sửa đổi: Bài được viết theo dự thảo Luật Việc làm sửa đổi (lần thứ 03):https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/22/du-thao-luat-viec-lam-.doc (2) Bổ sung quy định về tư vấn viên dịch vụ việc làm Tại Điều 77 dự thảo Luật Việc làm sửa đổi đã bổ sung thêm quy định về tư vấn dịch vụ việc làm. Cụ thể như sau: - Tư vấn viên dịch vụ việc làm là người trực tiếp thực hiện các hoạt động tư vấn; giới thiệu việc làm; cung ứng và tuyển lao động cho tổ chức, cá nhân khi được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp chứng chỉ tư vấn viên dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 2 Điều 77 dự thảo. - Người được cấp chứng chỉ tư vấn viên dịch vụ việc làm khi có đủ các điều kiện sau: + Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. + Có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế. + Hoàn thành chương trình đào tạo nghiệp vụ tư vấn dịch vụ việc làm. + Có trình độ cao đẳng và tương đương trở lên. - Trường hợp có sự thay đổi về chính sách, pháp luật về việc làm thì người được cấp chứng chỉ tư vấn dịch vụ việc làm phải tham gia các khóa bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng. (3) Bổ sung việc phát triển kỹ năng nghề Đối với Luật hiện hành, chỉ quy định về đánh giá và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bao gồm mục đích, nguyên tắc, tổ chức đánh giá, chưa quy định về việc phát triển kỹ năng nghề. Tại chương V dự thảo Luật Việc làm sửa đổi đã bổ sung thêm các quy định về phát triển kỹ năng nghề. - Mục đích phát triển kỹ năng nghề: Trong đó mục đích phát triển kỹ năng nghề nhằm nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động, thúc đẩy tuyển dụng và sử dụng lao động có trình độ kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động, tạo việc làm bền vững và hội nhập quốc tế về lao động theo Điều 54 dự thảo - Khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia: Khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia là khung phân loại các bậc trình độ kỹ năng nghề nhằm chuẩn hóa trình độ kỹ năng nghề của lực lượng lao động gắn với việc làm. - Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia: Tại Điều 55 dự thảo Luật Việc làm sửa đổi quy định tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia được xây dựng theo từng bậc trình độ kỹ năng nghề cho mỗi nghề và khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia. Số lượng bậc trình độ kỹ năng nghề phụ thuộc vào mức độ phức tạp của từng nghề. - Hội đồng kỹ năng nghề: Theo Điều 56 dự thảo Luật Việc làm sửa đổi đề cập hội đồng kỹ năng nghề là tổ chức tư vấn về chính sách phát triển kỹ năng nghề, tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia và thực hiện các hoạt động phát triển kỹ năng nghề theo ngành, lĩnh vực, do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ ra quyết định thành lập sau khi thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Thành viên Hội đồng kỹ năng nghề hoạt động kiêm nhiệm, gồm đại diện các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý ngành, lĩnh vực; đại diện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; đại diện người sử dụng lao động, người lao động trong ngành, lĩnh vực; đại diện các cơ sở giáo dục đào tạo và các chuyên gia độc lập. Tóm lại, so với luật hiện hành, dự thảo Luật Việc sửa đổi đã sửa đổi, bổ sung một số điều luật trong đó bao gồm bổ sung các đối tượng vay vốn đi làm việc ở nước ngoài, thêm quy định về tư vấn viên dịch vụ việc làm và phát triển kỹ năng nghề. Xem cập nhật mới nhất về dự thảo Luật Việc làm sửa đổi: Bài được viết theo dự thảo Luật Việc làm sửa đổi (lần thứ 03):https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/22/du-thao-luat-viec-lam-.doc
Quyết định 22/2023/QĐ-TTg: Đối tượng và điều kiện vay vốn đối với người chấp hành xong án phạt tù
Đối tượng và điều kiện vay vốn đối với người chấp hành xong án phạt tù được quy định tại Quyết định 22/2023/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 17/8/2023 về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù iều Đối tượng và điều kiện vay vốn Đối tượng vay vốn và điều kiện vay vốn bao gồm: - Đối tượng vay vốn + Người chấp hành xong án phạt tù bao gồm người chấp hành xong thời hạn chấp hành án phạt tù đã được cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù quy định tại Luật Thi hành án hình sự và người được đặc xá đã được cấp giấy chứng nhận đặc xá quy định tại Luật Đặc xá; + Cơ sở sản xuất kinh doanh bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù. - Điều kiện vay vốn + Người chấp hành xong án phạt tù: Có nhu cầu vay vốn; có tên trong danh sách người chấp hành xong án phạt tù về cư trú tại địa phương, chấp hành tốt các quy định của pháp luật, không tham gia các tệ nạn xã hội, do Công an cấp xã lập và được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận theo Mẫu số 01 kèm theo Quyết định này. Thời gian kể từ khi chấp hành xong án phạt tù đến thời điểm vay vốn tối đa là 05 năm; + Cơ sở sản xuất kinh doanh: Được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật; sử dụng tối thiểu 10% tổng số lao động là người chấp hành xong án phạt tù đáp ứng các điều kiện nêu tại điểm a khoản này và ký hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động; có phương án vay vốn và được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện phương án xác nhận theo Mẫu số 02 kèm theo Quyết định này. - Người chấp hành xong án phạt tù và cơ sở sản xuất kinh doanh quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải thuộc trường hợp không còn dư nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội đối với các chương trình tín dụng khác có cùng mục đích sử dụng vốn vay để đào tạo nghề và sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm theo quy định của pháp luật. Phương thức cho vay - Đối với người chấp hành xong án phạt tù + Thực hiện phương thức cho vay thông qua hộ gia đình. Đại diện hộ gia đình của người chấp hành xong án phạt tù là người đứng tên vay vốn và giao dịch với Ngân hàng Chính sách xã hội. Trường hợp trong hộ gia đình không còn thành viên nào từ đủ 18 tuổi trở lên hoặc thành viên còn lại không còn sức lao động, không có đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật thì người chấp hành xong án phạt tù trực tiếp đứng tên vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội; + Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay thực hiện cho vay theo phương thức ủy thác cho các tổ chức chính trị - xã hội. - Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay thực hiện cho vay trực tiếp. Mức vốn cho vay - Đối với vay vốn để đào tạo nghề Mức vốn cho vay tối đa là 04 triệu đồng/tháng/người chấp hành xong án phạt tù. - Đối với vay vốn để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm + Người chấp hành xong án phạt tù: Mức vốn cho vay tối đa là 100 triệu đồng/người chấp hành xong án phạt tù; + Cơ sở sản xuất kinh doanh: Mức vốn cho vay tối đa là 02 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng/người lao động tại cơ sở sản xuất kinh doanh. Quyết định 22/2023/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 10/10/2023.
03 điểm mới trong dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi)
Bộ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội dự thảo Luật Việc làm sửa đổi. Bài viết sẽ cung cấp chi tiết 03 điểm mới trong dự thảo Luật Việc làm sửa đổi. Dự thảo quy định chính sách hỗ trợ tạo việc làm; đăng ký lao động; hệ thống thông tin thị trường lao động; phát triển kỹ năng nghề; dịch vụ việc làm; bảo hiểm thất nghiệp và quản lý nhà nước về việc làm. Áp dụng đối với người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc làm. So với Luật Việc làm năm 2013, dự thảo Luật Việc làm sửa đổi đã sửa đổi, bổ sung thêm nhiều điểm mới. Dưới đây là 03 điểm mới trong dự thảo. (1) Đề xuất các đối tượng vay vốn đi làm việc ở nước ngoài Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho người lao động có nhu cầu và khả năng đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Theo khoản 2 Điều 20 của Luật Việc làm năm 2013, các đối tượng được hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi bao gồm: - Người lao động là người dân tộc thiểu số. - Người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp. - Thân nhân của người có công với cách mạng có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được Nhà nước hỗ trợ. Đối với đối tượng được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài, theo Điều 17 của dự thảo Luật Việc làm sửa đổi, bao gồm: - Đối tượng vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. - Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc các trường hợp sau đây được ưu tiên vay vốn: + Người lao động là người dân tộc thiểu số. + Người lao động là người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo. + Người lao động thuộc hộ mới thoát nghèo, hộ có mức sống trung bình. + Người lao động là thân nhân người có công với cách mạng. + Người lao động thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. + Người lao động thuộc xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo. + Người lao động có đất thu hồi. + Người lao động là thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện sau khi kết thúc chương trình, đề án, dự án, trí thức trẻ tình nguyện sau khi hoàn thành nhiệm vụ công tác tại các khu kinh tế - quốc phòng. Như vậy, so với Luật hiện hành, dự thảo đã bổ sung thêm người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo dạng hợp đồng, người lao động thuộc hộ mới thoát nghèo, hộ có mức sống trung bình; người lao động thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; người lao động thuộc xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo và thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự sẽ được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài. Xem cập nhật mới nhất về dự thảo Luật Việc làm sửa đổi: Bài được viết theo dự thảo Luật Việc làm sửa đổi (lần thứ 03):https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/22/du-thao-luat-viec-lam-.doc (2) Bổ sung quy định về tư vấn viên dịch vụ việc làm Tại Điều 77 dự thảo Luật Việc làm sửa đổi đã bổ sung thêm quy định về tư vấn dịch vụ việc làm. Cụ thể như sau: - Tư vấn viên dịch vụ việc làm là người trực tiếp thực hiện các hoạt động tư vấn; giới thiệu việc làm; cung ứng và tuyển lao động cho tổ chức, cá nhân khi được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp chứng chỉ tư vấn viên dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 2 Điều 77 dự thảo. - Người được cấp chứng chỉ tư vấn viên dịch vụ việc làm khi có đủ các điều kiện sau: + Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. + Có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế. + Hoàn thành chương trình đào tạo nghiệp vụ tư vấn dịch vụ việc làm. + Có trình độ cao đẳng và tương đương trở lên. - Trường hợp có sự thay đổi về chính sách, pháp luật về việc làm thì người được cấp chứng chỉ tư vấn dịch vụ việc làm phải tham gia các khóa bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng. (3) Bổ sung việc phát triển kỹ năng nghề Đối với Luật hiện hành, chỉ quy định về đánh giá và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bao gồm mục đích, nguyên tắc, tổ chức đánh giá, chưa quy định về việc phát triển kỹ năng nghề. Tại chương V dự thảo Luật Việc làm sửa đổi đã bổ sung thêm các quy định về phát triển kỹ năng nghề. - Mục đích phát triển kỹ năng nghề: Trong đó mục đích phát triển kỹ năng nghề nhằm nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động, thúc đẩy tuyển dụng và sử dụng lao động có trình độ kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động, tạo việc làm bền vững và hội nhập quốc tế về lao động theo Điều 54 dự thảo - Khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia: Khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia là khung phân loại các bậc trình độ kỹ năng nghề nhằm chuẩn hóa trình độ kỹ năng nghề của lực lượng lao động gắn với việc làm. - Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia: Tại Điều 55 dự thảo Luật Việc làm sửa đổi quy định tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia được xây dựng theo từng bậc trình độ kỹ năng nghề cho mỗi nghề và khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia. Số lượng bậc trình độ kỹ năng nghề phụ thuộc vào mức độ phức tạp của từng nghề. - Hội đồng kỹ năng nghề: Theo Điều 56 dự thảo Luật Việc làm sửa đổi đề cập hội đồng kỹ năng nghề là tổ chức tư vấn về chính sách phát triển kỹ năng nghề, tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia và thực hiện các hoạt động phát triển kỹ năng nghề theo ngành, lĩnh vực, do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ ra quyết định thành lập sau khi thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Thành viên Hội đồng kỹ năng nghề hoạt động kiêm nhiệm, gồm đại diện các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý ngành, lĩnh vực; đại diện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; đại diện người sử dụng lao động, người lao động trong ngành, lĩnh vực; đại diện các cơ sở giáo dục đào tạo và các chuyên gia độc lập. Tóm lại, so với luật hiện hành, dự thảo Luật Việc sửa đổi đã sửa đổi, bổ sung một số điều luật trong đó bao gồm bổ sung các đối tượng vay vốn đi làm việc ở nước ngoài, thêm quy định về tư vấn viên dịch vụ việc làm và phát triển kỹ năng nghề. Xem cập nhật mới nhất về dự thảo Luật Việc làm sửa đổi: Bài được viết theo dự thảo Luật Việc làm sửa đổi (lần thứ 03):https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/22/du-thao-luat-viec-lam-.doc
Quyết định 22/2023/QĐ-TTg: Đối tượng và điều kiện vay vốn đối với người chấp hành xong án phạt tù
Đối tượng và điều kiện vay vốn đối với người chấp hành xong án phạt tù được quy định tại Quyết định 22/2023/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 17/8/2023 về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù iều Đối tượng và điều kiện vay vốn Đối tượng vay vốn và điều kiện vay vốn bao gồm: - Đối tượng vay vốn + Người chấp hành xong án phạt tù bao gồm người chấp hành xong thời hạn chấp hành án phạt tù đã được cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù quy định tại Luật Thi hành án hình sự và người được đặc xá đã được cấp giấy chứng nhận đặc xá quy định tại Luật Đặc xá; + Cơ sở sản xuất kinh doanh bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù. - Điều kiện vay vốn + Người chấp hành xong án phạt tù: Có nhu cầu vay vốn; có tên trong danh sách người chấp hành xong án phạt tù về cư trú tại địa phương, chấp hành tốt các quy định của pháp luật, không tham gia các tệ nạn xã hội, do Công an cấp xã lập và được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận theo Mẫu số 01 kèm theo Quyết định này. Thời gian kể từ khi chấp hành xong án phạt tù đến thời điểm vay vốn tối đa là 05 năm; + Cơ sở sản xuất kinh doanh: Được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật; sử dụng tối thiểu 10% tổng số lao động là người chấp hành xong án phạt tù đáp ứng các điều kiện nêu tại điểm a khoản này và ký hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động; có phương án vay vốn và được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện phương án xác nhận theo Mẫu số 02 kèm theo Quyết định này. - Người chấp hành xong án phạt tù và cơ sở sản xuất kinh doanh quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải thuộc trường hợp không còn dư nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội đối với các chương trình tín dụng khác có cùng mục đích sử dụng vốn vay để đào tạo nghề và sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm theo quy định của pháp luật. Phương thức cho vay - Đối với người chấp hành xong án phạt tù + Thực hiện phương thức cho vay thông qua hộ gia đình. Đại diện hộ gia đình của người chấp hành xong án phạt tù là người đứng tên vay vốn và giao dịch với Ngân hàng Chính sách xã hội. Trường hợp trong hộ gia đình không còn thành viên nào từ đủ 18 tuổi trở lên hoặc thành viên còn lại không còn sức lao động, không có đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật thì người chấp hành xong án phạt tù trực tiếp đứng tên vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội; + Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay thực hiện cho vay theo phương thức ủy thác cho các tổ chức chính trị - xã hội. - Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay thực hiện cho vay trực tiếp. Mức vốn cho vay - Đối với vay vốn để đào tạo nghề Mức vốn cho vay tối đa là 04 triệu đồng/tháng/người chấp hành xong án phạt tù. - Đối với vay vốn để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm + Người chấp hành xong án phạt tù: Mức vốn cho vay tối đa là 100 triệu đồng/người chấp hành xong án phạt tù; + Cơ sở sản xuất kinh doanh: Mức vốn cho vay tối đa là 02 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng/người lao động tại cơ sở sản xuất kinh doanh. Quyết định 22/2023/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 10/10/2023.