Hình thức xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm quy định công tác tổ chức, cán bộ
Hình thức xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm quy định công tác tổ chức, cán bộ được quy định tại Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm. 1. Đảng viên vi phạm Theo khoản 2 Điều 3 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm do Ban Chấp hành Trung ương ban hành định nghĩa đảng viên vi phạm như sau: Đảng viên vi phạm là đảng viên không làm theo hoặc làm trái chủ trương, quy định của Đảng; pháp luật của Nhà nước; Điều lệ, quy định của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội mà đảng viên là thành viên. 2. Hình thức xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm quy định công tác tổ chức, cán bộ Hình thức xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm quy định công tác tổ chức, cán bộ được quy định tại Điều 29 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm do Ban Chấp hành Trung ương ban hành như sau: (1) Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách: - Can thiệp, tác động tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để bản thân hoặc người khác được bầu, chỉ định, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, điều động, miễn nhiệm, từ chức, đề cử, ứng cử, đi học, phong, thăng, công nhận danh hiệu, cấp bậc hàm, xét công nhận đạt chuẩn chức danh, thi nâng ngạch, nâng lương, đi nước ngoài, thực hiện chế độ, chính sách cán bộ trái quy định. - Chỉ đạo hoặc yêu cầu bổ nhiệm người không đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định. - Thực hiện không đúng nguyên tắc, quy trình, thủ tục công tác cán bộ; không chấp hành quy định về công tác cán bộ; làm sai lệch hoặc tự ý sửa chữa tài liệu, hồ sơ đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; nhận xét, đánh giá cán bộ không có căn cứ, không trung thực, không khách quan. - Không chấp hành quyết định bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, phân công công tác, nghỉ chế độ, cử đi học, chuyển sinh hoạt đảng theo quy định. - Thực hiện việc thẩm định, tham mưu, đề xuất, quyết định tiếp nhận, tuyển dụng, cho thi nâng ngạch, bậc, đi học, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, giới thiệu bầu cử, ứng cử, khen thưởng, phong, thăng cấp bậc hàm, công nhận danh hiệu, xét công nhận đạt chuẩn chức danh cho bố, mẹ (của mình, của vợ hoặc chồng), vợ (chồng), con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột (của mình, của vợ hoặc chồng) không đủ tiêu chuẩn, điều kiện. - Chỉ đạo hoặc thẩm định, tham mưu, đề xuất, thực hiện tuyển dụng, tiếp nhận, bố trí công tác, bổ nhiệm, phong, thăng, công nhận danh hiệu, cấp bậc hàm, xét công nhận đạt chuẩn chức danh, luân chuyển, điều động, nâng ngạch, khen thưởng, kỷ luật không đúng nguyên tắc, quy trình, quy định; quy hoạch, đào tạo, cử người đi công tác nước ngoài không đủ tiêu chuẩn. - Làm mất thẻ đảng viên không có lý do chính đáng; nhận xét, đề nghị kết nạp và công nhận đảng viên chính thức không đủ tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình, thủ tục; thực hiện không đúng quy định về chuyển sinh hoạt đảng của đảng viên hoặc nộp hồ sơ chuyển sinh hoạt đảng không đúng quy định; không thực hiện viết phiếu báo chuyển sinh hoạt đảng của đảng viên; xác nhận tuổi Đảng cho đảng viên không đúng quy định. - Báo cáo, lập hồ sơ, khai sơ lược lý lịch, lịch sử bản thân và gia đình không đầy đủ, không trung thực. Khai lý lịch đảng viên không đúng đặc điểm chính trị của bản thân và quan hệ gia đình. (2) Trường hợp đã bị kỷ luật theo mục (1) mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ): - Vì động cơ cá nhân mà điều động, cho thôi việc, cho thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, kỷ luật, giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động không đúng quy định. - Chỉ đạo hoặc tiếp nhận, tuyển dụng, bố trí, sắp xếp nhân sự thuộc đối tượng pháp luật không cho phép vào làm việc tại cơ quan, đơn vị, tổ chức mình. - Lợi dụng quy định về luân chuyển, định kỳ chuyển đổi vị trí công tác để trù dập cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động. - Bao che cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động đang bị kiểm tra, thanh tra, điều tra, xem xét kỷ luật. - Thiếu trách nhiệm hoặc vì động cơ cá nhân mà chỉ đạo hoặc thực hiện thẩm định, đề xuất, quyết định tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển, giới thiệu bầu cử, ứng cử, phong, thăng cấp bậc hàm, công nhận danh hiệu, xét công nhận chuẩn chức danh, khen thưởng không đúng tiêu chuẩn, điều kiện hoặc quyết định kỷ luật oan, sai cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động. - Có hành vi không trung thực để được phong hàm, đề bạt, nâng lương, được xét công nhận đạt chuẩn chức danh, khen thưởng, công nhận danh hiệu hoặc được hưởng chế độ, chính sách trái quy định. - Tham mưu cấp có thẩm quyền quyết định hoặc cho ý kiến về công tác tổ chức, cán bộ không đúng nguyên tắc, quy trình, thủ tục, thẩm quyền. Xác nhận, chứng thực, nhận xét, đánh giá không đúng sự thật hoặc làm giả, làm sai lệch hồ sơ nhân sự, kết quả bầu cử, lấy phiếu giới thiệu, phiếu tín nhiệm, xét tuyển, thi tuyển. - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn người đứng đầu để quyết định không đúng nguyên tắc, quy định, thẩm quyền về công tác tổ chức, cán bộ. - Không trung thực, không gương mẫu, biết mình không đủ tiêu chuẩn, điều kiện nhưng vẫn tìm cách để được tiếp nhận, tuyển dụng, quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm, giới thiệu bầu cử, ứng cử, phong, thăng công nhận danh hiệu, cấp bậc hàm, xét công nhận đạt chuẩn chức danh, khen thưởng, hưởng chế độ, chính sách trái quy định. - Thiếu trách nhiệm hoặc động cơ cá nhân làm thất lạc, mất hồ sơ cán bộ, đảng viên, tài liệu hồ sơ của tổ chức đảng thuộc trách nhiệm quản lý; cung cấp hồ sơ cán bộ, hồ sơ đảng viên cho người không có trách nhiệm. - Lợi dụng phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội đưa tin không đúng sự thật, xuyên tạc, kích động, gây mất đoàn kết nội bộ, ảnh hưởng xấu đến công tác nhân sự. (3) Trường hợp vi phạm quy định tại mục (1), mục (2) gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ: - Môi giới, nhận hối lộ trong tiếp nhận, tuyển dụng, cử tuyển, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, bố trí công tác, nâng lương, nâng ngạch, khen thưởng, kỷ luật, xét công nhận đạt chuẩn chức danh, xét phong tặng danh hiệu đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động. - Có hành vi chạy tuổi, thâm niên công tác, danh hiệu, kỷ luật, bằng cấp, vị trí công tác, luân chuyển... để trục lợi cho bản thân hoặc người khác. - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vị trí công tác để tạo điều kiện, tác động, can thiệp trái quy định việc tiếp nhận, tuyển dụng, quy hoạch, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, bố trí cán bộ. - Làm giả, làm sai lệch hồ sơ, tài liệu để được đi học, tiếp nhận, tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức. - Dùng thẻ đảng viên, thẻ ngành, thẻ công chức để thế chấp, cầm cố vay, mượn tiền, tài sản. Tóm lại, đảng viên vi phạm quy định công tác tổ chức, cán bộ có thể bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ) hay nặng nhất là bị khai trừ khỏi Đảng.
Hình thức xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm quy định khiếu nại tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo
Hình thức kỷ luật đảng viên vi phạm quy định khiếu nại tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo quy định tại Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm. 1. Một số hành vi của đảng viên được xác định là vi phạm quy định khiếu nại tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo Theo khoản 5 Mục III Hướng dẫn 05-HD/UBKTTW năm 2022, một số hành vi của đảng viên được xác định là vi phạm quy định khiếu nại tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo bao gồm: - Ngăn cản, gây khó khăn cho việc thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp trong thi chuyển ngạch, nâng bậc, nâng lương, khen thưởng, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm và quyền, lợi ích hợp pháp khác của người tố cáo. - Phân biệt đối xử, lôi kéo người khác cản trở việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người tố cáo. - Xử lý trái quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thay đổi công việc của người tố cáo với động cơ trù dập. - Trực tiếp hoặc thuê, nhờ người khác đe dọa, trấn áp, trả thù, trù dập, khống chế, vu khống người trực tiếp giải quyết khiếu nại tố cáo. - Trực tiếp hoặc thông qua người khác gặp, điện thoại, nhắn tin hoặc dùng các hành vi khác gây sức ép với người giải quyết nhằm làm sai lệch nội dung giải quyết khiếu nại, tố cáo. 2. Hình thức xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm quy định khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo Hình thức xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm quy định khiếu nại tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo được quy định tại Điều 38 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 như sau: (1) Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách: - Viết đơn tố cáo giấu tên, mạo tên. Tham gia cùng người khác viết, soạn thảo, ký tên trong cùng một đơn tố cáo. Gửi, tán phát đơn tố cáo đến những nơi không có thẩm quyền giải quyết. - Tham gia khiếu nại, tố cáo đông người gây mất trật tự, an toàn xã hội. - Có trách nhiệm thụ lý, giải quyết tố cáo nhưng tiết lộ, làm lộ danh tính, bút tích của người tố cáo và nội dung tố cáo; tiết lộ thông tin, tài liệu, chứng cứ vụ việc cho tổ chức, cá nhân không có trách nhiệm. - Thiếu trách nhiệm, gây phiền hà, sách nhiễu trong giải quyết khiếu nại, tố cáo; gây khó khăn, cản trở đảng viên, công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo. Can thiệp, tác động vào việc giải quyết khiếu nại, tố cáo để bao che, tiếp tay cho hành vi vi phạm chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. - Không thực hiện yêu cầu, kiến nghị, kết luận, quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo. - Không chỉ đạo hoặc không xem xét, giải quyết đơn tố cáo, khiếu nại, phản ánh, kiến nghị theo quy định. Để quá thời hạn chuyển đơn khiếu nại tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết mà không có lý do chính đáng. (2) Trường hợp đã kỷ luật theo mục (1) mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ): - Trì hoãn hoặc trốn tránh trách nhiệm giải quyết khiếu nại tố cáo; không yêu cầu hoặc không thực hiện trách nhiệm bảo vệ người tố cáo theo quy định. - Làm sai lệch hồ sơ vụ việc trong quá trình thẩm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị giải quyết khiếu nại tố cáo; báo cáo kết quả thẩm tra, xác minh không đúng sự thật. - Không chấp hành quyết định, kết luận cuối cùng của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo. - Vu cáo hoặc cản trở người đang thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo; tung tin sai sự thật về tố cáo và giải quyết tố cáo. - Truy tìm, đe dọa, trù dập, trả thù người khiếu nại; người phát hiện, báo cáo, tố giác, tố cáo, cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ; người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo. Không thực hiện đầy đủ trách nhiệm bảo vệ người tố cáo, phê bình, góp ý. - Tổ chức, kích động, xúi giục, mua chuộc, cưỡng ép người khác khiếu nại, tố cáo. - Tố cáo có nội dung bịa đặt, đả kích gây tổn hại uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân. (3) Trường hợp vi phạm tại mục (1), mục (2) gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ: - Tổ chức, cưỡng ép, kích động, xúi giục, giúp sức, dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo người khác khiếu nại tố cáo sai sự thật hoặc gây áp lực, đòi yêu sách hoặc tập trung đông người khiếu nại tố cáo gây mất an ninh, trật tự. - Lợi dụng khiếu nại, tố cáo để gây mất trật tự, thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chống Đảng, Nhà nước; xuyên tạc sự thật, đe dọa, xúc phạm nghiêm trọng uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giải quyết hoặc xâm phạm tính mạng người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tóm lại, tùy theo mức độ, tính chất của hành vi vi phạm, đảng viên vi phạm quy định khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo có thể bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo hoặc cách chức và nặng nhất là bị khai trừ khỏi Đảng.
Vi phạm quy định về tín ngưỡng tôn giáo, đảng viên bị xử lý kỷ luật như thế nào?
Hình thức xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm quy định về tín ngưỡng, tôn giáo được quy định tại Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm. 1. Đảng viên vi phạm Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm thì đảng viên vi phạm là đảng viên không làm theo hoặc làm trái chủ trương, quy định của Đảng; pháp luật của Nhà nước; Điều lệ, quy định của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội mà đảng viên là thành viên. 2. Hình thức xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm quy định về tín ngưỡng tôn giáo Hình thức xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm quy định về tín ngưỡng tôn giáo được quy định tại Điều 55 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm như sau: (1) Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách: - Biết mà không có biện pháp giáo dục, ngăn chặn hoặc không báo cáo để vợ (chồng) hoặc con cùng sống chung trong gia đình tham gia tổ chức tôn giáo chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký hoạt động, công nhận tổ chức tôn giáo; truyền đạo trái pháp luật. - Mê tín, dị đoan: Tổ chức lễ cầu lên chức; xem bói, xóc thẻ, nhờ thầy yểm bùa trừ tà ma và những việc mê tín, dị đoan khác. - Có hành vi cưỡng ép, ngăn cản hoạt động tự do tín ngưỡng, tôn giáo hợp pháp của người khác. - Có hành vi tiếp tay hoặc trực tiếp vận động tổ chức, cá nhân xây dựng cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo chưa được phép của cấp có thẩm quyền. (2) Trường hợp đã kỷ luật theo mục (1) mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ): - Tự ý theo tôn giáo hoặc tiếp nhận phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức sắc, chức việc của tổ chức tôn giáo mà không báo cáo, xin ý kiến chi bộ và tổ chức đảng quản lý trực tiếp mình hoặc đã báo cáo nhưng chưa được tổ chức đảng có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản. - Phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức. - Tổ chức, vận động, dụ dỗ, kích động, lôi kéo, đe dọa, ép buộc người khác tham gia tôn giáo bất hợp pháp. - Ủng hộ hoặc tham gia các tổ chức tôn giáo chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký hoạt động tôn giáo, công nhận tổ chức tôn giáo. Vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, tác động xấu đến đoàn kết dân tộc, truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc. - Bao che, tiếp tay cho các hoạt động mê tín, dị đoan trong các lễ hội; lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức để trục lợi. (3) Trường hợp vi phạm tại mục (1) và mục (2) gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ: - Tổ chức kích động nhằm chia rẽ đoàn kết giữa các tôn giáo trong nước và ngoài nước. - Hoạt động mê tín, dị đoan đến mức cuồng tín, mù quáng; hành nghề đồng cốt, thầy cúng, thầy bói, thầy địa lý. - Lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để kích động bạo lực hoặc tuyên truyền chiến tranh, tuyên truyền trái pháp luật của Nhà nước nhằm phá hoại hoà bình, độc lập, thống nhất đất nước. - Lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để gây chia rẽ, kỳ thị, ly khai giữa các dân tộc, tôn giáo với nhau hoặc giữa các tôn giáo, dân tộc với Đảng, Nhà nước, nhân dân; gây rối trật tự công cộng, xâm hại tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, tài sản của tổ chức, cá nhân; gây cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân. - Tham gia hoặc vận động, ủng hộ hoặc bao che, tiếp tay cho cá nhân, tổ chức lập mới và xây mới cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền gây hậu quả rất nghiêm trọng. Tóm lại, vi phạm các quy định về tín ngưỡng tôn giáo, đảng viên có thể bị xử lý kỷ luật theo các hình thức sau: - Khiển trách; - Cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ); - Khai trừ khỏi Đảng.
Xử lý đảng viên vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng
Các bác cho em hỏi Đảng viên ngoại tình thì bị xử lý kỷ luật như thế nào nhỉ?
Đảng viên vi phạm sinh con thứ 3
Bạn tôi là Đảng viên, năm 2006 có sinh con thứ 3, nhưng đến nay không bị hình thức kỷ luật đảng nào, đến tháng 8/2018 được đề bạc lên chức vụ Phó Chủ tịch và có người nộp đơn khiếu nại vấn đề sinh con thứ 3 Xin hỏi Luật sư, vấn đề trên bạn tôi có bị xử lý kỷ luật không? nếu không vì sao; ngược lại nếu có bị kỷ luật thì hình thức kỷ luật như thế nào. Xin cảm ơn Luật sư
Sắp sửa đổi quy định về xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm
Cụ thể, tại Hội nghị sơ kết công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2017, Ủy ban Kiểm tra Trung ương được giao nhiệm vụ tham mưu, xây dựng, ban hành các vấn đề trong công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng. Đồng thời, có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung kịp thời: 1. Quy định 181-QĐ/TW ngày 30/03/2013 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm 2. Quy định 55-QĐ/TW ngày 10/01/2012 của Ban Bí thư về công tác kiểm tra của tổ chức đảng đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên. Xây dựng, ban hành mới các quy định sau: 1. Quy định về xin lỗi và phục hồi quyền lợi của đảng viên bị xử lý kỷ luật oan; 2. Quy định về trách nhiệm, thẩm quyền của Ủy ban Kiểm tra Trung ương trong công tác đấu tranh, phòng, chống tham nhũng... Chi tiết nội dung các văn bản này sẽ được cập nhật sớm nhất cho các bạn.
Hình thức xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm quy định công tác tổ chức, cán bộ
Hình thức xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm quy định công tác tổ chức, cán bộ được quy định tại Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm. 1. Đảng viên vi phạm Theo khoản 2 Điều 3 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm do Ban Chấp hành Trung ương ban hành định nghĩa đảng viên vi phạm như sau: Đảng viên vi phạm là đảng viên không làm theo hoặc làm trái chủ trương, quy định của Đảng; pháp luật của Nhà nước; Điều lệ, quy định của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội mà đảng viên là thành viên. 2. Hình thức xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm quy định công tác tổ chức, cán bộ Hình thức xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm quy định công tác tổ chức, cán bộ được quy định tại Điều 29 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm do Ban Chấp hành Trung ương ban hành như sau: (1) Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách: - Can thiệp, tác động tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để bản thân hoặc người khác được bầu, chỉ định, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, điều động, miễn nhiệm, từ chức, đề cử, ứng cử, đi học, phong, thăng, công nhận danh hiệu, cấp bậc hàm, xét công nhận đạt chuẩn chức danh, thi nâng ngạch, nâng lương, đi nước ngoài, thực hiện chế độ, chính sách cán bộ trái quy định. - Chỉ đạo hoặc yêu cầu bổ nhiệm người không đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định. - Thực hiện không đúng nguyên tắc, quy trình, thủ tục công tác cán bộ; không chấp hành quy định về công tác cán bộ; làm sai lệch hoặc tự ý sửa chữa tài liệu, hồ sơ đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; nhận xét, đánh giá cán bộ không có căn cứ, không trung thực, không khách quan. - Không chấp hành quyết định bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, phân công công tác, nghỉ chế độ, cử đi học, chuyển sinh hoạt đảng theo quy định. - Thực hiện việc thẩm định, tham mưu, đề xuất, quyết định tiếp nhận, tuyển dụng, cho thi nâng ngạch, bậc, đi học, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, giới thiệu bầu cử, ứng cử, khen thưởng, phong, thăng cấp bậc hàm, công nhận danh hiệu, xét công nhận đạt chuẩn chức danh cho bố, mẹ (của mình, của vợ hoặc chồng), vợ (chồng), con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột (của mình, của vợ hoặc chồng) không đủ tiêu chuẩn, điều kiện. - Chỉ đạo hoặc thẩm định, tham mưu, đề xuất, thực hiện tuyển dụng, tiếp nhận, bố trí công tác, bổ nhiệm, phong, thăng, công nhận danh hiệu, cấp bậc hàm, xét công nhận đạt chuẩn chức danh, luân chuyển, điều động, nâng ngạch, khen thưởng, kỷ luật không đúng nguyên tắc, quy trình, quy định; quy hoạch, đào tạo, cử người đi công tác nước ngoài không đủ tiêu chuẩn. - Làm mất thẻ đảng viên không có lý do chính đáng; nhận xét, đề nghị kết nạp và công nhận đảng viên chính thức không đủ tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình, thủ tục; thực hiện không đúng quy định về chuyển sinh hoạt đảng của đảng viên hoặc nộp hồ sơ chuyển sinh hoạt đảng không đúng quy định; không thực hiện viết phiếu báo chuyển sinh hoạt đảng của đảng viên; xác nhận tuổi Đảng cho đảng viên không đúng quy định. - Báo cáo, lập hồ sơ, khai sơ lược lý lịch, lịch sử bản thân và gia đình không đầy đủ, không trung thực. Khai lý lịch đảng viên không đúng đặc điểm chính trị của bản thân và quan hệ gia đình. (2) Trường hợp đã bị kỷ luật theo mục (1) mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ): - Vì động cơ cá nhân mà điều động, cho thôi việc, cho thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, kỷ luật, giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động không đúng quy định. - Chỉ đạo hoặc tiếp nhận, tuyển dụng, bố trí, sắp xếp nhân sự thuộc đối tượng pháp luật không cho phép vào làm việc tại cơ quan, đơn vị, tổ chức mình. - Lợi dụng quy định về luân chuyển, định kỳ chuyển đổi vị trí công tác để trù dập cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động. - Bao che cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động đang bị kiểm tra, thanh tra, điều tra, xem xét kỷ luật. - Thiếu trách nhiệm hoặc vì động cơ cá nhân mà chỉ đạo hoặc thực hiện thẩm định, đề xuất, quyết định tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển, giới thiệu bầu cử, ứng cử, phong, thăng cấp bậc hàm, công nhận danh hiệu, xét công nhận chuẩn chức danh, khen thưởng không đúng tiêu chuẩn, điều kiện hoặc quyết định kỷ luật oan, sai cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động. - Có hành vi không trung thực để được phong hàm, đề bạt, nâng lương, được xét công nhận đạt chuẩn chức danh, khen thưởng, công nhận danh hiệu hoặc được hưởng chế độ, chính sách trái quy định. - Tham mưu cấp có thẩm quyền quyết định hoặc cho ý kiến về công tác tổ chức, cán bộ không đúng nguyên tắc, quy trình, thủ tục, thẩm quyền. Xác nhận, chứng thực, nhận xét, đánh giá không đúng sự thật hoặc làm giả, làm sai lệch hồ sơ nhân sự, kết quả bầu cử, lấy phiếu giới thiệu, phiếu tín nhiệm, xét tuyển, thi tuyển. - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn người đứng đầu để quyết định không đúng nguyên tắc, quy định, thẩm quyền về công tác tổ chức, cán bộ. - Không trung thực, không gương mẫu, biết mình không đủ tiêu chuẩn, điều kiện nhưng vẫn tìm cách để được tiếp nhận, tuyển dụng, quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm, giới thiệu bầu cử, ứng cử, phong, thăng công nhận danh hiệu, cấp bậc hàm, xét công nhận đạt chuẩn chức danh, khen thưởng, hưởng chế độ, chính sách trái quy định. - Thiếu trách nhiệm hoặc động cơ cá nhân làm thất lạc, mất hồ sơ cán bộ, đảng viên, tài liệu hồ sơ của tổ chức đảng thuộc trách nhiệm quản lý; cung cấp hồ sơ cán bộ, hồ sơ đảng viên cho người không có trách nhiệm. - Lợi dụng phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội đưa tin không đúng sự thật, xuyên tạc, kích động, gây mất đoàn kết nội bộ, ảnh hưởng xấu đến công tác nhân sự. (3) Trường hợp vi phạm quy định tại mục (1), mục (2) gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ: - Môi giới, nhận hối lộ trong tiếp nhận, tuyển dụng, cử tuyển, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, bố trí công tác, nâng lương, nâng ngạch, khen thưởng, kỷ luật, xét công nhận đạt chuẩn chức danh, xét phong tặng danh hiệu đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động. - Có hành vi chạy tuổi, thâm niên công tác, danh hiệu, kỷ luật, bằng cấp, vị trí công tác, luân chuyển... để trục lợi cho bản thân hoặc người khác. - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vị trí công tác để tạo điều kiện, tác động, can thiệp trái quy định việc tiếp nhận, tuyển dụng, quy hoạch, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, bố trí cán bộ. - Làm giả, làm sai lệch hồ sơ, tài liệu để được đi học, tiếp nhận, tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức. - Dùng thẻ đảng viên, thẻ ngành, thẻ công chức để thế chấp, cầm cố vay, mượn tiền, tài sản. Tóm lại, đảng viên vi phạm quy định công tác tổ chức, cán bộ có thể bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ) hay nặng nhất là bị khai trừ khỏi Đảng.
Hình thức xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm quy định khiếu nại tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo
Hình thức kỷ luật đảng viên vi phạm quy định khiếu nại tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo quy định tại Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm. 1. Một số hành vi của đảng viên được xác định là vi phạm quy định khiếu nại tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo Theo khoản 5 Mục III Hướng dẫn 05-HD/UBKTTW năm 2022, một số hành vi của đảng viên được xác định là vi phạm quy định khiếu nại tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo bao gồm: - Ngăn cản, gây khó khăn cho việc thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp trong thi chuyển ngạch, nâng bậc, nâng lương, khen thưởng, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm và quyền, lợi ích hợp pháp khác của người tố cáo. - Phân biệt đối xử, lôi kéo người khác cản trở việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người tố cáo. - Xử lý trái quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thay đổi công việc của người tố cáo với động cơ trù dập. - Trực tiếp hoặc thuê, nhờ người khác đe dọa, trấn áp, trả thù, trù dập, khống chế, vu khống người trực tiếp giải quyết khiếu nại tố cáo. - Trực tiếp hoặc thông qua người khác gặp, điện thoại, nhắn tin hoặc dùng các hành vi khác gây sức ép với người giải quyết nhằm làm sai lệch nội dung giải quyết khiếu nại, tố cáo. 2. Hình thức xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm quy định khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo Hình thức xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm quy định khiếu nại tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo được quy định tại Điều 38 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 như sau: (1) Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách: - Viết đơn tố cáo giấu tên, mạo tên. Tham gia cùng người khác viết, soạn thảo, ký tên trong cùng một đơn tố cáo. Gửi, tán phát đơn tố cáo đến những nơi không có thẩm quyền giải quyết. - Tham gia khiếu nại, tố cáo đông người gây mất trật tự, an toàn xã hội. - Có trách nhiệm thụ lý, giải quyết tố cáo nhưng tiết lộ, làm lộ danh tính, bút tích của người tố cáo và nội dung tố cáo; tiết lộ thông tin, tài liệu, chứng cứ vụ việc cho tổ chức, cá nhân không có trách nhiệm. - Thiếu trách nhiệm, gây phiền hà, sách nhiễu trong giải quyết khiếu nại, tố cáo; gây khó khăn, cản trở đảng viên, công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo. Can thiệp, tác động vào việc giải quyết khiếu nại, tố cáo để bao che, tiếp tay cho hành vi vi phạm chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. - Không thực hiện yêu cầu, kiến nghị, kết luận, quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo. - Không chỉ đạo hoặc không xem xét, giải quyết đơn tố cáo, khiếu nại, phản ánh, kiến nghị theo quy định. Để quá thời hạn chuyển đơn khiếu nại tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết mà không có lý do chính đáng. (2) Trường hợp đã kỷ luật theo mục (1) mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ): - Trì hoãn hoặc trốn tránh trách nhiệm giải quyết khiếu nại tố cáo; không yêu cầu hoặc không thực hiện trách nhiệm bảo vệ người tố cáo theo quy định. - Làm sai lệch hồ sơ vụ việc trong quá trình thẩm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị giải quyết khiếu nại tố cáo; báo cáo kết quả thẩm tra, xác minh không đúng sự thật. - Không chấp hành quyết định, kết luận cuối cùng của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo. - Vu cáo hoặc cản trở người đang thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo; tung tin sai sự thật về tố cáo và giải quyết tố cáo. - Truy tìm, đe dọa, trù dập, trả thù người khiếu nại; người phát hiện, báo cáo, tố giác, tố cáo, cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ; người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo. Không thực hiện đầy đủ trách nhiệm bảo vệ người tố cáo, phê bình, góp ý. - Tổ chức, kích động, xúi giục, mua chuộc, cưỡng ép người khác khiếu nại, tố cáo. - Tố cáo có nội dung bịa đặt, đả kích gây tổn hại uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân. (3) Trường hợp vi phạm tại mục (1), mục (2) gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ: - Tổ chức, cưỡng ép, kích động, xúi giục, giúp sức, dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo người khác khiếu nại tố cáo sai sự thật hoặc gây áp lực, đòi yêu sách hoặc tập trung đông người khiếu nại tố cáo gây mất an ninh, trật tự. - Lợi dụng khiếu nại, tố cáo để gây mất trật tự, thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chống Đảng, Nhà nước; xuyên tạc sự thật, đe dọa, xúc phạm nghiêm trọng uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giải quyết hoặc xâm phạm tính mạng người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tóm lại, tùy theo mức độ, tính chất của hành vi vi phạm, đảng viên vi phạm quy định khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo có thể bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo hoặc cách chức và nặng nhất là bị khai trừ khỏi Đảng.
Vi phạm quy định về tín ngưỡng tôn giáo, đảng viên bị xử lý kỷ luật như thế nào?
Hình thức xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm quy định về tín ngưỡng, tôn giáo được quy định tại Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm. 1. Đảng viên vi phạm Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm thì đảng viên vi phạm là đảng viên không làm theo hoặc làm trái chủ trương, quy định của Đảng; pháp luật của Nhà nước; Điều lệ, quy định của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội mà đảng viên là thành viên. 2. Hình thức xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm quy định về tín ngưỡng tôn giáo Hình thức xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm quy định về tín ngưỡng tôn giáo được quy định tại Điều 55 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm như sau: (1) Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách: - Biết mà không có biện pháp giáo dục, ngăn chặn hoặc không báo cáo để vợ (chồng) hoặc con cùng sống chung trong gia đình tham gia tổ chức tôn giáo chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký hoạt động, công nhận tổ chức tôn giáo; truyền đạo trái pháp luật. - Mê tín, dị đoan: Tổ chức lễ cầu lên chức; xem bói, xóc thẻ, nhờ thầy yểm bùa trừ tà ma và những việc mê tín, dị đoan khác. - Có hành vi cưỡng ép, ngăn cản hoạt động tự do tín ngưỡng, tôn giáo hợp pháp của người khác. - Có hành vi tiếp tay hoặc trực tiếp vận động tổ chức, cá nhân xây dựng cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo chưa được phép của cấp có thẩm quyền. (2) Trường hợp đã kỷ luật theo mục (1) mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ): - Tự ý theo tôn giáo hoặc tiếp nhận phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức sắc, chức việc của tổ chức tôn giáo mà không báo cáo, xin ý kiến chi bộ và tổ chức đảng quản lý trực tiếp mình hoặc đã báo cáo nhưng chưa được tổ chức đảng có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản. - Phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức. - Tổ chức, vận động, dụ dỗ, kích động, lôi kéo, đe dọa, ép buộc người khác tham gia tôn giáo bất hợp pháp. - Ủng hộ hoặc tham gia các tổ chức tôn giáo chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký hoạt động tôn giáo, công nhận tổ chức tôn giáo. Vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, tác động xấu đến đoàn kết dân tộc, truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc. - Bao che, tiếp tay cho các hoạt động mê tín, dị đoan trong các lễ hội; lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức để trục lợi. (3) Trường hợp vi phạm tại mục (1) và mục (2) gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ: - Tổ chức kích động nhằm chia rẽ đoàn kết giữa các tôn giáo trong nước và ngoài nước. - Hoạt động mê tín, dị đoan đến mức cuồng tín, mù quáng; hành nghề đồng cốt, thầy cúng, thầy bói, thầy địa lý. - Lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để kích động bạo lực hoặc tuyên truyền chiến tranh, tuyên truyền trái pháp luật của Nhà nước nhằm phá hoại hoà bình, độc lập, thống nhất đất nước. - Lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để gây chia rẽ, kỳ thị, ly khai giữa các dân tộc, tôn giáo với nhau hoặc giữa các tôn giáo, dân tộc với Đảng, Nhà nước, nhân dân; gây rối trật tự công cộng, xâm hại tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, tài sản của tổ chức, cá nhân; gây cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân. - Tham gia hoặc vận động, ủng hộ hoặc bao che, tiếp tay cho cá nhân, tổ chức lập mới và xây mới cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền gây hậu quả rất nghiêm trọng. Tóm lại, vi phạm các quy định về tín ngưỡng tôn giáo, đảng viên có thể bị xử lý kỷ luật theo các hình thức sau: - Khiển trách; - Cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ); - Khai trừ khỏi Đảng.
Xử lý đảng viên vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng
Các bác cho em hỏi Đảng viên ngoại tình thì bị xử lý kỷ luật như thế nào nhỉ?
Đảng viên vi phạm sinh con thứ 3
Bạn tôi là Đảng viên, năm 2006 có sinh con thứ 3, nhưng đến nay không bị hình thức kỷ luật đảng nào, đến tháng 8/2018 được đề bạc lên chức vụ Phó Chủ tịch và có người nộp đơn khiếu nại vấn đề sinh con thứ 3 Xin hỏi Luật sư, vấn đề trên bạn tôi có bị xử lý kỷ luật không? nếu không vì sao; ngược lại nếu có bị kỷ luật thì hình thức kỷ luật như thế nào. Xin cảm ơn Luật sư
Sắp sửa đổi quy định về xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm
Cụ thể, tại Hội nghị sơ kết công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2017, Ủy ban Kiểm tra Trung ương được giao nhiệm vụ tham mưu, xây dựng, ban hành các vấn đề trong công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng. Đồng thời, có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung kịp thời: 1. Quy định 181-QĐ/TW ngày 30/03/2013 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm 2. Quy định 55-QĐ/TW ngày 10/01/2012 của Ban Bí thư về công tác kiểm tra của tổ chức đảng đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên. Xây dựng, ban hành mới các quy định sau: 1. Quy định về xin lỗi và phục hồi quyền lợi của đảng viên bị xử lý kỷ luật oan; 2. Quy định về trách nhiệm, thẩm quyền của Ủy ban Kiểm tra Trung ương trong công tác đấu tranh, phòng, chống tham nhũng... Chi tiết nội dung các văn bản này sẽ được cập nhật sớm nhất cho các bạn.