Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền đối với giống cây trồng có cần phải có chứng cứ kèm theo không?
Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền đối với giống cây trồng có bắt buộc phải có nội dung yêu cầu áp dụng biện pháp xử lý xâm phạm và chứng cứ kèm theo đơn hay không? Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền đối với giống cây trồng có cần phải có chứng cứ kèm theo không? Theo quy định tại khoản 2 Điều 89 Nghị định 65/2023/NĐ-CP về đơn yêu cầu xử lý xâm phạm: Theo đó, đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền đối với giống cây trồng phải có các tài liệu, chứng cứ kèm theo nhằm chứng minh yêu cầu đó. Tài liệu, chứng cứ chứng minh phải phù hợp với quy định tại Điều 90 của Nghị định 65/2023/NĐ-CP, cụ thể như sau: (i) Người yêu cầu xử lý xâm phạm phải gửi kèm theo đơn yêu cầu xử lý xâm phạm các tài liệu, chứng cứ sau đây để chứng minh yêu cầu của mình: - Chứng cứ chứng minh là chủ thể quyền nếu người yêu cầu là chủ sở hữu hoặc người được chuyển giao, được thừa kế, kế thừa quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng; - Chứng cứ chứng minh hành vi xâm phạm đã xảy ra; chứng cứ nghi ngờ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng đối với đơn đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan; - Các tài liệu, chứng cứ khác để chứng minh yêu cầu của mình. (ii) Trong trường hợp yêu cầu xử lý xâm phạm được thực hiện thông qua người đại diện theo ủy quyền thì phải kèm theo văn bản ủy quyền có công chứng hoặc chứng thực; nếu thông qua người đại diện theo pháp luật thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh tư cách của người đại diện theo pháp luật. Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền đối với giống cây trồng có bắt buộc phải có nội dung yêu cầu áp dụng biện pháp xử lý xâm phạm không? Đối chiếu với quy định tại Điều 89 Nghị định 65/2023/NĐ-CP thì đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền đối với giống cây trồng phải có các nội dung chủ yếu sau đây: - Ngày, tháng, năm làm đơn yêu cầu; - Tên, địa chỉ của người yêu cầu xử lý xâm phạm; họ tên người đại diện, nếu yêu cầu được thực hiện thông qua người đại diện; - Tên cơ quan nhận đơn yêu cầu; - Tên, địa chỉ của người xâm phạm; tên, địa chỉ của người bị nghi ngờ là người xâm phạm trong trường hợp yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bị nghi ngờ xâm phạm; - Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan (nếu có); - Tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có); - Thông tin tóm tắt về quyền đối với giống cây trồng bị xâm phạm: loại quyền, căn cứ phát sinh quyền, tóm tắt về đối tượng quyền; - Thông tin tóm tắt về hành vi xâm phạm: ngày, tháng, năm và nơi xảy ra xâm phạm, mô tả vắn tắt về sản phẩm xâm phạm, hành vi xâm phạm và các thông tin khác (nếu có); - Nội dung yêu cầu áp dụng biện pháp xử lý xâm phạm; - Danh mục các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn; - Chữ ký của người làm đơn và đóng dấu (nếu có). Hay nói cách khác, đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền đối với giống cây trồng bắt buộc phải có nội dung yêu cầu áp dụng biện pháp xử lý xâm phạm theo quy định. Thời hạn người yêu cầu xử lý xâm phạm quyền đối với giống cây trồng bổ sung chứng cứ khi đơn yêu cầu xử lý xâm phạm chưa đủ chứng cứ là bao lâu? Căn cứ tại khoản 3 Điều 94 Nghị định 65/2023/NĐ-CP về nộp đơn và giải quyết đơn yêu cầu xử lý xâm phạm: Theo đó, trong trường hợp đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền đối với giống cây trồng chưa đủ tài liệu, chứng cứ, hiện vật cần thiết, thì cơ quan xử lý xâm phạm yêu cầu người nộp đơn bổ sung tài liệu, chứng cứ và ấn định thời hạn hợp lý nhưng không quá ba mươi ngày để người yêu cầu xử lý xâm phạm bổ sung tài liệu, chứng cứ cần thiết. Ngoài ra, khi nhận được đơn yêu cầu xử lý xâm phạm, nếu thấy yêu cầu xử lý xâm phạm thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan khác, thì cơ quan nhận đơn hướng dẫn để người nộp đơn thực hiện việc nộp đơn tại cơ quan có thẩm quyền hoặc chuyển đơn cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đơn. Tóm lại, đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền đối với giống cây trồng phải có các tài liệu, chứng cứ kèm theo nhằm chứng minh yêu cầu đó.
Hướng dẫn viết mẫu đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai năm 2023
Nhằm giúp người dân hiểu rõ và hướng dẫn cách điền mẫu đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. Bài viết sau đây sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Căn cứ mẫu 92-DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13/01/2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Mẫu đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự (việc dân sự ở đây bao gồm tranh chấp đất đai) như sau: Mẫu 92-DS https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/02/6/M%E1%BA%ABu%2092-DS.docx Hướng dẫn cách điền mẫu số 92-DS: (1) Mục này người yêu cầu muốn giải quyết tranh chấp đất đai thì điền vào : “Tranh chấp đất đai”. (2) và (5) Ghi tên UBND có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của UBND được xác định theo khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai 2013. (3) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi họ tên; nếu người yêu cầu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và ghi họ, tên của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức yêu cầu đó. (4) Ghi địa chỉ nơi cư trú tại thời điểm nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú; nếu người yêu cầu là cơ quan, tổ chức thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó. Ghi địa chỉ nơi làm việc nếu người yêu cầu là cá nhân. (6) Ghi rõ họ tên và địa chỉ nơi cư trú, địa chỉ nơi làm việc của những người mà người yêu cầu cho rằng có liên quan đến vấn đề yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. (7) Ghi những thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình. (8) Ghi rõ tên các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu gồm có những gì, là bản sao hay bản chính, đánh số thứ tự. (9) Ghi địa điểm, thời gian làm đơn yêu cầu (ví dụ: Hà Nội, ngày….. tháng….. năm……). (10) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người yêu cầu đó; nếu là cơ quan tổ chức yêu cầu thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức yêu cầu ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó. Trường hợp tổ chức yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp. Trên đây là hướng dẫn cách viết đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
Hướng dẫn thủ tục nhận đơn khởi kiện, đơn yêu cầu tại Tòa án từ 01/01/2021
Thông tư 03/2020/TT-TANDTC Ngày 16/11/2020, Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư 03/2020/TT-TANDTC quy định chi tiết về trình tự nhận, xử lý đơn khởi kiện, đơn yêu cầu tại Tòa án và chỉ định hòa giải viên. Thông tư này quy định chi tiết về trình tự, thủ tục nhận, xử lý đơn khởi kiện, đơn yêu cầu tại Tòa án và chỉ định Hòa giải viên theo quy định tại Điều 16 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Cụ thể, theo Điều 2 Thông tư thì thủ tục nhận đơn khởi kiện, đơn yêu cầu tại Tòa án như sau: - Khi nhận được đơn khởi kiện vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn; đơn khởi kiện vụ án hành chính kèm theo tài liệu, chứng chứ theo quy định tại Điều 190 của Bô luật Tố tụng dân sự, Điều 119 của Luật Tố tụng hành chính, Tòa án ghi vào sổ nhận đơn, xác nhận việc nhận đơn theo quy định tại khoản 1 Điều 191 của Bộ luật Tố tụng dân sự, Khoản 1 Điều 121 của Luật tố tụng hành chính. - Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, đơn yêu cầu theo quy định tại các trường hợp như trên, bộ phận tiếp nhận đơn xem xét đơn và báo cáo để Chánh án xử lý đơn như sau: + Phân công thẩm phán xem xét, giải quyết đơn khởi kiện, đơn yêu cầu theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật tố tụng hành chính nếu vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính thuộc trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 4, 5, 6 và 7 Điều 19 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án; các điểm a, b, c, đ và g khoản 1 Điều 192 của Bộ luật Tố tụng dân sự; các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 123, điểm g khoản 1 Điều 143 của Luật Tố tụng hành chính; + Thực hiện thủ tục thông báo cho người khởi kiện, người yêu cầu biết về quyền được lựa chọn hòa giải, đối thoại và lựa chọn Hòa giải viên theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này nếu không thuộc trường hợp nêu trên. Thông tư 03/2020/TT-TANDTC có hiệu lực ngày 01/01/2021.
Đơn yêu cầu sửa đổi văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cần những gì?
Tùy theo nội dung cần sửa đổi, bổ sung thì đơn yêu cầu sửa đổi văn bằng bảo hộ bao gồm 01 bộ tài liệu sau đây (theo quy định tại Khoản 19 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN): - Tờ khai yêu cầu sửa đổi văn bằng bảo hộ làm theo Mẫu 01-SĐVB quy định tại Phụ lục C của Thông tư này, trong đó nêu rõ yêu cầu ghi nhận thay đổi về tên, địa chỉ của chủ văn bằng bảo hộ; tên, quốc tịch của tác giả đối với văn bằng bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp; thay đổi người đại diện của chủ văn bằng bảo hộ; thay đổi chủ văn bằng bảo hộ; yêu cầu sửa đổi bản mô tả tính chất, chất lượng, danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý, quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận; hoặc yêu cầu thu hẹp phạm vi bảo hộ; - Bản gốc văn bằng bảo hộ; - Tài liệu xác nhận việc thay đổi tên, địa chỉ (bản gốc hoặc bản sao có xác nhận của công chứng hoặc của cơ quan có thẩm quyền); quyết định đổi tên, địa chỉ; giấy phép đăng ký kinh doanh có ghi nhận việc thay đổi tên, địa chỉ; các tài liệu pháp lý khác chứng minh việc thay đổi tên, địa chỉ (có xác nhận của công chứng hoặc của cơ quan có thẩm quyền) - nếu nội dung yêu cầu sửa đổi là tên, địa chỉ; - Tài liệu chứng minh việc chuyển dịch quyền sở hữu theo quy định tại điểm 20.1.a (ii) trên đây, nếu yêu cầu thay đổi chủ văn bằng bảo hộ (tài liệu chứng minh việc thừa kế, kế thừa, sáp nhập, chia, tách, hợp nhất, liên doanh, liên kết, thành lập pháp nhân mới của cùng chủ sở hữu, chuyển đổi hình thức kinh doanh hoặc theo quyết định của Tòa án hoặc của cơ quan có thẩm quyền khác); - Tài liệu thuyết minh chi tiết nội dung sửa đổi; - 05 mẫu nhãn hiệu đã sửa đổi (nếu yêu cầu sửa đổi chi tiết nhãn hiệu); 05 bộ ảnh chụp hoặc bản vẽ kiểu dáng công nghiệp (nếu yêu cầu sửa đổi kiểu dáng công nghiệp); 02 bản mô tả tính chất, chất lượng, danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý đã sửa đổi (nếu yêu cầu sửa đổi chỉ dẫn địa lý); 02 bản quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, 02 bản quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận đã sửa đổi (nếu yêu cầu sửa đổi nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận); - Giấy ủy quyền (nếu nộp yêu cầu thông qua đại diện); - Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ). Một tờ khai yêu cầu sửa đổi văn bằng bảo hộ có thể yêu cầu sửa đổi nhiều văn bằng bảo hộ nếu có cùng nội dung sửa đổi, với điều kiện người yêu cầu phải nộp phí theo quy định đối với từng văn bằng bảo hộ.
Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền đối với giống cây trồng có cần phải có chứng cứ kèm theo không?
Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền đối với giống cây trồng có bắt buộc phải có nội dung yêu cầu áp dụng biện pháp xử lý xâm phạm và chứng cứ kèm theo đơn hay không? Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền đối với giống cây trồng có cần phải có chứng cứ kèm theo không? Theo quy định tại khoản 2 Điều 89 Nghị định 65/2023/NĐ-CP về đơn yêu cầu xử lý xâm phạm: Theo đó, đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền đối với giống cây trồng phải có các tài liệu, chứng cứ kèm theo nhằm chứng minh yêu cầu đó. Tài liệu, chứng cứ chứng minh phải phù hợp với quy định tại Điều 90 của Nghị định 65/2023/NĐ-CP, cụ thể như sau: (i) Người yêu cầu xử lý xâm phạm phải gửi kèm theo đơn yêu cầu xử lý xâm phạm các tài liệu, chứng cứ sau đây để chứng minh yêu cầu của mình: - Chứng cứ chứng minh là chủ thể quyền nếu người yêu cầu là chủ sở hữu hoặc người được chuyển giao, được thừa kế, kế thừa quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng; - Chứng cứ chứng minh hành vi xâm phạm đã xảy ra; chứng cứ nghi ngờ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng đối với đơn đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan; - Các tài liệu, chứng cứ khác để chứng minh yêu cầu của mình. (ii) Trong trường hợp yêu cầu xử lý xâm phạm được thực hiện thông qua người đại diện theo ủy quyền thì phải kèm theo văn bản ủy quyền có công chứng hoặc chứng thực; nếu thông qua người đại diện theo pháp luật thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh tư cách của người đại diện theo pháp luật. Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền đối với giống cây trồng có bắt buộc phải có nội dung yêu cầu áp dụng biện pháp xử lý xâm phạm không? Đối chiếu với quy định tại Điều 89 Nghị định 65/2023/NĐ-CP thì đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền đối với giống cây trồng phải có các nội dung chủ yếu sau đây: - Ngày, tháng, năm làm đơn yêu cầu; - Tên, địa chỉ của người yêu cầu xử lý xâm phạm; họ tên người đại diện, nếu yêu cầu được thực hiện thông qua người đại diện; - Tên cơ quan nhận đơn yêu cầu; - Tên, địa chỉ của người xâm phạm; tên, địa chỉ của người bị nghi ngờ là người xâm phạm trong trường hợp yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bị nghi ngờ xâm phạm; - Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan (nếu có); - Tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có); - Thông tin tóm tắt về quyền đối với giống cây trồng bị xâm phạm: loại quyền, căn cứ phát sinh quyền, tóm tắt về đối tượng quyền; - Thông tin tóm tắt về hành vi xâm phạm: ngày, tháng, năm và nơi xảy ra xâm phạm, mô tả vắn tắt về sản phẩm xâm phạm, hành vi xâm phạm và các thông tin khác (nếu có); - Nội dung yêu cầu áp dụng biện pháp xử lý xâm phạm; - Danh mục các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn; - Chữ ký của người làm đơn và đóng dấu (nếu có). Hay nói cách khác, đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền đối với giống cây trồng bắt buộc phải có nội dung yêu cầu áp dụng biện pháp xử lý xâm phạm theo quy định. Thời hạn người yêu cầu xử lý xâm phạm quyền đối với giống cây trồng bổ sung chứng cứ khi đơn yêu cầu xử lý xâm phạm chưa đủ chứng cứ là bao lâu? Căn cứ tại khoản 3 Điều 94 Nghị định 65/2023/NĐ-CP về nộp đơn và giải quyết đơn yêu cầu xử lý xâm phạm: Theo đó, trong trường hợp đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền đối với giống cây trồng chưa đủ tài liệu, chứng cứ, hiện vật cần thiết, thì cơ quan xử lý xâm phạm yêu cầu người nộp đơn bổ sung tài liệu, chứng cứ và ấn định thời hạn hợp lý nhưng không quá ba mươi ngày để người yêu cầu xử lý xâm phạm bổ sung tài liệu, chứng cứ cần thiết. Ngoài ra, khi nhận được đơn yêu cầu xử lý xâm phạm, nếu thấy yêu cầu xử lý xâm phạm thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan khác, thì cơ quan nhận đơn hướng dẫn để người nộp đơn thực hiện việc nộp đơn tại cơ quan có thẩm quyền hoặc chuyển đơn cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đơn. Tóm lại, đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền đối với giống cây trồng phải có các tài liệu, chứng cứ kèm theo nhằm chứng minh yêu cầu đó.
Hướng dẫn viết mẫu đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai năm 2023
Nhằm giúp người dân hiểu rõ và hướng dẫn cách điền mẫu đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. Bài viết sau đây sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Căn cứ mẫu 92-DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13/01/2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Mẫu đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự (việc dân sự ở đây bao gồm tranh chấp đất đai) như sau: Mẫu 92-DS https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/02/6/M%E1%BA%ABu%2092-DS.docx Hướng dẫn cách điền mẫu số 92-DS: (1) Mục này người yêu cầu muốn giải quyết tranh chấp đất đai thì điền vào : “Tranh chấp đất đai”. (2) và (5) Ghi tên UBND có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của UBND được xác định theo khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai 2013. (3) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi họ tên; nếu người yêu cầu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và ghi họ, tên của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức yêu cầu đó. (4) Ghi địa chỉ nơi cư trú tại thời điểm nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú; nếu người yêu cầu là cơ quan, tổ chức thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó. Ghi địa chỉ nơi làm việc nếu người yêu cầu là cá nhân. (6) Ghi rõ họ tên và địa chỉ nơi cư trú, địa chỉ nơi làm việc của những người mà người yêu cầu cho rằng có liên quan đến vấn đề yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. (7) Ghi những thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình. (8) Ghi rõ tên các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu gồm có những gì, là bản sao hay bản chính, đánh số thứ tự. (9) Ghi địa điểm, thời gian làm đơn yêu cầu (ví dụ: Hà Nội, ngày….. tháng….. năm……). (10) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người yêu cầu đó; nếu là cơ quan tổ chức yêu cầu thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức yêu cầu ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó. Trường hợp tổ chức yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp. Trên đây là hướng dẫn cách viết đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
Hướng dẫn thủ tục nhận đơn khởi kiện, đơn yêu cầu tại Tòa án từ 01/01/2021
Thông tư 03/2020/TT-TANDTC Ngày 16/11/2020, Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư 03/2020/TT-TANDTC quy định chi tiết về trình tự nhận, xử lý đơn khởi kiện, đơn yêu cầu tại Tòa án và chỉ định hòa giải viên. Thông tư này quy định chi tiết về trình tự, thủ tục nhận, xử lý đơn khởi kiện, đơn yêu cầu tại Tòa án và chỉ định Hòa giải viên theo quy định tại Điều 16 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Cụ thể, theo Điều 2 Thông tư thì thủ tục nhận đơn khởi kiện, đơn yêu cầu tại Tòa án như sau: - Khi nhận được đơn khởi kiện vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn; đơn khởi kiện vụ án hành chính kèm theo tài liệu, chứng chứ theo quy định tại Điều 190 của Bô luật Tố tụng dân sự, Điều 119 của Luật Tố tụng hành chính, Tòa án ghi vào sổ nhận đơn, xác nhận việc nhận đơn theo quy định tại khoản 1 Điều 191 của Bộ luật Tố tụng dân sự, Khoản 1 Điều 121 của Luật tố tụng hành chính. - Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, đơn yêu cầu theo quy định tại các trường hợp như trên, bộ phận tiếp nhận đơn xem xét đơn và báo cáo để Chánh án xử lý đơn như sau: + Phân công thẩm phán xem xét, giải quyết đơn khởi kiện, đơn yêu cầu theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật tố tụng hành chính nếu vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính thuộc trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 4, 5, 6 và 7 Điều 19 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án; các điểm a, b, c, đ và g khoản 1 Điều 192 của Bộ luật Tố tụng dân sự; các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 123, điểm g khoản 1 Điều 143 của Luật Tố tụng hành chính; + Thực hiện thủ tục thông báo cho người khởi kiện, người yêu cầu biết về quyền được lựa chọn hòa giải, đối thoại và lựa chọn Hòa giải viên theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này nếu không thuộc trường hợp nêu trên. Thông tư 03/2020/TT-TANDTC có hiệu lực ngày 01/01/2021.
Đơn yêu cầu sửa đổi văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cần những gì?
Tùy theo nội dung cần sửa đổi, bổ sung thì đơn yêu cầu sửa đổi văn bằng bảo hộ bao gồm 01 bộ tài liệu sau đây (theo quy định tại Khoản 19 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN): - Tờ khai yêu cầu sửa đổi văn bằng bảo hộ làm theo Mẫu 01-SĐVB quy định tại Phụ lục C của Thông tư này, trong đó nêu rõ yêu cầu ghi nhận thay đổi về tên, địa chỉ của chủ văn bằng bảo hộ; tên, quốc tịch của tác giả đối với văn bằng bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp; thay đổi người đại diện của chủ văn bằng bảo hộ; thay đổi chủ văn bằng bảo hộ; yêu cầu sửa đổi bản mô tả tính chất, chất lượng, danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý, quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận; hoặc yêu cầu thu hẹp phạm vi bảo hộ; - Bản gốc văn bằng bảo hộ; - Tài liệu xác nhận việc thay đổi tên, địa chỉ (bản gốc hoặc bản sao có xác nhận của công chứng hoặc của cơ quan có thẩm quyền); quyết định đổi tên, địa chỉ; giấy phép đăng ký kinh doanh có ghi nhận việc thay đổi tên, địa chỉ; các tài liệu pháp lý khác chứng minh việc thay đổi tên, địa chỉ (có xác nhận của công chứng hoặc của cơ quan có thẩm quyền) - nếu nội dung yêu cầu sửa đổi là tên, địa chỉ; - Tài liệu chứng minh việc chuyển dịch quyền sở hữu theo quy định tại điểm 20.1.a (ii) trên đây, nếu yêu cầu thay đổi chủ văn bằng bảo hộ (tài liệu chứng minh việc thừa kế, kế thừa, sáp nhập, chia, tách, hợp nhất, liên doanh, liên kết, thành lập pháp nhân mới của cùng chủ sở hữu, chuyển đổi hình thức kinh doanh hoặc theo quyết định của Tòa án hoặc của cơ quan có thẩm quyền khác); - Tài liệu thuyết minh chi tiết nội dung sửa đổi; - 05 mẫu nhãn hiệu đã sửa đổi (nếu yêu cầu sửa đổi chi tiết nhãn hiệu); 05 bộ ảnh chụp hoặc bản vẽ kiểu dáng công nghiệp (nếu yêu cầu sửa đổi kiểu dáng công nghiệp); 02 bản mô tả tính chất, chất lượng, danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý đã sửa đổi (nếu yêu cầu sửa đổi chỉ dẫn địa lý); 02 bản quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, 02 bản quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận đã sửa đổi (nếu yêu cầu sửa đổi nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận); - Giấy ủy quyền (nếu nộp yêu cầu thông qua đại diện); - Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ). Một tờ khai yêu cầu sửa đổi văn bằng bảo hộ có thể yêu cầu sửa đổi nhiều văn bằng bảo hộ nếu có cùng nội dung sửa đổi, với điều kiện người yêu cầu phải nộp phí theo quy định đối với từng văn bằng bảo hộ.