Báo chí, trang thông tin điện tử đăng tin sai sự thật bị xử lý thế nào?
Báo chí và trang thông tin điện tử là các trang cung cấp thông tin chính thống, nếu các báo và trang thông tin điện tử này đăng tin sai sự thật hoặc sai phạm vi trong giấy phép thì bị xử lý thế nào? (1) Báo chí và trang thông tin điện tử tổng hợp là gì? Theo quy định tại khoản 1 và khoản 20 Điều 3 Luật Báo chí 2016, báo chí và trang thông tin điện tử tổng hợp được định nghĩa như sau: - Báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử. - Trang thông tin điện tử tổng hợp là sản phẩm thông tin có tính chất báo chí của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cung cấp thông tin tổng hợp trên cơ sở đăng đường dẫn truy cập tới nguồn tin báo chí hoặc trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin báo chí theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Theo đó, có thể hiểu, báo chí là sản phẩm tự sản xuất, sáng tạo nội dung mới và có tính chất định kỳ. Còn trang thông tin điện tử tổng hợp chủ yếu là sản phẩm tổng hợp, không tự sản xuất nội dung mà dựa vào các nguồn tin khác. Các bài đăng trong báo chí nhằm mục đích cung cấp thông tin mới, phân tích và bình luận về các sự kiện xã hội. Trong khi đó bài đăng tại trang thông tin điện tử tổng hợp nhằm mục đích cung cấp thông tin một cách tổng quát và dễ tiếp cận từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy báo chí và trang thông tin điện tử tổng hợp có những đặc điểm và chức năng khác nhau nhưng cả hai đều đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho công chúng. (2) Mức xử phạt đối với báo chí đăng tin sai sự thật Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 119/2020/NĐ-CP, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: - Đăng, phát thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng ít nghiêm trọng; - Minh họa, đặt tiêu đề tin, bài không phù hợp nội dung thông tin làm cho người đọc hiểu sai nội dung thông tin; - Đăng, phát ảnh của cá nhân mà không được sự đồng ý của người đó, trừ các trường hợp pháp luật có quy định khác; - Đăng, phát ý kiến phản hồi không thể hiện đầy đủ nội dung theo quy định tại khoản 4 Điều 43 Luật Báo chí hoặc đăng, phát không đúng thời điểm theo quy định tại khoản 2 Điều 43 và khoản 5 Điều 42 Luật Báo chí. Nếu việc đăng tin sai sự thật gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng, báo chí sẽ bị phạt tiền tối đa lên đến 100.000.000 đồng. Mức phạt tiền cao nhất đối với cách hành vi vi phạm quy định về đăng, phát nội dung thông tin trên báo chí, bản tin, đặc san là từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng sẽ được áp dụng đối với một trong các hành vi sau đây: - Đăng, phát thông tin không phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân; - Đăng, phát thông tin xuyên tạc, bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; - Đăng, phát thông tin có nội dung gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người theo các tôn giáo khác nhau, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; xúc phạm niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; - Đăng, phát thông tin có nội dung thuộc danh mục bí mật nhà nước mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm l khoản 3 và điểm đ khoản 5 Điều 8 Nghị định 119/2020/NĐ-CP. Ngoài ra, cơ quan báo chí vi phạm sẽ bị buộc thực hiện các biện pháp khắc phục như phải cải chính, xin lỗi và gỡ bỏ thông tin sai sự thật, thông tin vi phạm quy định pháp luật đã đăng. (3) Mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định trong Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 119/2020/NĐ-CP, trang thông tin điện tử tổng hợp có hành vi hoạt động thông tin, báo chí không đúng mục đích, chương trình đã được ghi trong giấy phép của Bộ Ngoại giao hoặc thực hiện không đúng nội dung ghi trong giấy phép xuất bản bản tin, đặc san sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Ngoài ra, đối với hành vi hoạt động thông tin, báo chí không đúng mục đích, chương trình đã được ghi trong giấy phép của Bộ Ngoại giao, trang thông tin điện tử còn có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép từ 03 tháng đến 06 tháng.
Yêu cầu công chức thuế không dùng mạng xã hội trong giờ làm việc
Ngày 28/8/2024 vừa qua, Tổng cục Thuế đã ban hành Công văn 3821/TCT-KT về việc chấn chỉnh việc dùng mạng xã hội trong cơ quan đơn vị. (1) Yêu cầu công chức thuế không dùng mạng xã hội trong giờ làm việc Tại Công văn 3821/TCT-KT, Tổng cục Thuế nhận định, mạng xã hội là công cụ hữu hiệu để mọi người liên lạc với nhau, chia sẻ thông tin một cách nhanh chóng, hiệu quả, thuận tiện. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách sẽ gây ra những hệ lụy khó lường đối với cá nhân, cơ quan tổ chức nơi người dùng mạng xã hội công tác. Đơn cử là thời gian vừa qua, Tổng cục Thuế có tiếp nhận một số phản ánh liên quan đến việc công chức thuế đăng thông tin chưa phù hợp lên mạng xã hội. Do đó, để tăng cường ý thức chấp hành quy định trong việc dùng mạng xã hội của công chức, viên chức, người lao động toàn ngành, Tổng cục Thuế yêu cầu các đồng chí Cục trưởng Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các Vụ/đơn vị thuộc Tổng cục Thuế thực hiện các việc sau: - Quán triệt đến toàn thể công chức, viên chức, người lao động toàn ngành thực hiện nghiêm túc Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội ban hành kèm theo Quyết định 847/QĐ-BTTTT ngày 17/6/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông. - Đề nghị toàn thể công chức, viên chức, người lao động toàn ngành Thuế phải luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu khi dùng mạng xã hội. Không dùng mạng xã hội trong giờ làm việc, không đăng tải các thông tin liên quan đến danh mục bí mật nhà nước, công việc của cơ quan mà chưa được Thủ trưởng đơn vị cho phép lên mạng xã hội. Đặc biệt cần thận trọng rà soát kỹ nội dung trước khi đăng tải thông tin lên mạng xã hội đảm bảo phải phù hợp với Bộ quy tắc ứng xử. - Áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm tăng cường kỷ luật, ý thức tuân thủ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi dùng mạng xã hội. Đề cao trách nhiệm, vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị trong công tác chỉ đạo, tuyên truyền và thực hiện. Theo đó, Tổng cục thuế đề nghị các đồng chí Cục trưởng Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng các Vụ/đơn vị thuộc Tổng cục Thuế nghiêm túc thực hiện và khẩn trương triển khai chỉ đạo nêu trên tại đơn vị mình. Trường hợp phát hiện có sai phạm cần nghiêm túc xem xét kiểm điểm trách nhiệm của cá nhân có liên quan. (2) Hành vi đăng tin sai sự thật bị phạt bao nhiêu tiền? Theo quy định tại khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP, hành vi vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội sẽ bị xử phạt như sau: - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau: + Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; + Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; + Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn; + Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc; + Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu; + Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm; + Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; + Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm. - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, người vi phạm còn bị buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục là gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP.
Cá tháng Tư là ngày gì? Đăng tin sai sự thật trong ngày Cá tháng Tư bị phạt thế nào?
Cá tháng Tư là ngày được nhiều bạn trẻ chờ đón vì đây là ngày nói đùa, ngày vơi bớt áp lực trong cuộc sống. Vậy Cá tháng tư là ngày gì? Liệu những lời nói dối khi nào cũng là trò đùa? 1. Cá tháng Tư là ngày gì? Ngày Cá tháng Tư (trong Tiếng Anh là April Fool’s Day) là ngày 01 tháng 4 dương lịch hàng năm. Vào ngày này mọi người có thể nói dối, thoải mái trêu chọc mọi người mà không sợ bị giận. Ngày Cá tháng Tư năm 2024 rơi vào ngày Thứ hai. Ngày Cá tháng Tư có nguồn gốc từ nước Pháp. Có nhiều truyền thuyết xung quanh ngày Cá tháng Tư nhưng phổ biến nhất là câu chuyện liên quan đến sự kiện thay đổi lịch mừng năm mới của Pháp. Vào năm 1564, nước Pháp quyết định đổi từ lịch Julius sang dùng lịch Gregory do Giáo hoàng Gregory XIII ban hành. Theo đó, lịch mừng năm mới chuyển từ tuần cuối cùng của tháng 3 sang ngày mùng 1/1. Tuy nhiên, thời điểm này chưa có nhiều phương tiện truyền tin nên một bộ phận những người dân thôn quê Pháp vẫn ăn mừng năm mới theo hệ thống lịch cũ. Những người tiếp tục kỷ niệm năm mới vào ngày 01.4 bị gọi là “kẻ ngốc” và trở thành trò cười cho thiên hạ. Từ đó, người ta gọi ngày 1/4 là ngày nói dối và cái tên “Cá tháng Tư” chính thức xuất hiện. Khái niệm Cá tháng Tư lần đầu xuất hiện trong các sáng tác của nhà thơ, nhà soạn nhạc người Pháp Eloy d'Amerval. Nhà soạn nhạc đã sử dụng hình ảnh những chú cá để mô tả về tháng Tư - thời điểm những loài cá sống trong vùng nhiệt độ ôn hòa dễ bị đánh bắt nhất do đi riêng lẻ. Theo nghĩa bóng, Cá tháng Tư còn ám chỉ sự khù khờ, dễ bị đánh lừa. Trò đùa vào ngày 01 tháng 4 dần trở thành truyền thống của Pháp và lan sang các nước khác, trở thành một lễ hội quốc tế được chấp nhận ở nhiều quốc gia trên thế giới. 2. Đăng tin sai sự thật trong ngày Cá tháng Tư bị phạt thế nào? Theo quan niệm một số nơi thì trong ngày Cá tháng Tư, tất cả mọi người có thể nói khoác với nhau càng nhiều càng tốt. Mặc dù, đây được xem là ngày nói dối tuy nhiên khi đăng thông tin sai sự thật, trái quy định pháp luật lên mạng xã hội thì người đăng tải thông tin cũng sẽ bị xử phạt hành chính, xử lý hình sự và bồi thường dân sự tùy theo tính chất, mức độ lỗi và hậu quả mà hành vi gây ra. Cụ thể: Xử phạt hành chính: Hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân, cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng; bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm (Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 và Khoản 3 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP) Xử lý hình sự: Hành vi đăng tin sai sự thật, giả mạo trên mạng xã hội làm nhục người khác tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định. Trường hợp hành vi đăng tin sai sự thật, giả mạo trên mạng xã hội có yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể xử lý hình sự, cụ thể: Thứ nhất, căn cứ theo quy định Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội làm nhục người khác như sau: - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm đối người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. - Phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm đối với người có hành vi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Phạm tội 02 lần trở lên; + Đối với 02 người trở lên; + Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; + Đối với người đang thi hành công vụ; + Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình; + Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; + Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%. - Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm đối với người có hành vi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; + Làm nạn nhân tự sát. Thứ hai, tại Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội vu khống như sau: - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm đối với người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây: + Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; + Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền,… Bồi thường dân sự Trong trường hợp khi có hành vi đăng thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm trên mạng xã hội thì cá nhân, tổ chức bị thiệt hại có thể yêu cầu bồi thường theo nguyên tắc bồi thường thiệt hại (Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015) như sau: - Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. - Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình. - Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
Xử phạt bao nhiêu khi đăng tin không đúng sự thật lên Facebook?
Căn cứ vào quy định nào mà xử phạt cá nhân 7.5 triệu khi cá nhân đó đăng tin không đúng sự thật trên Facebook? Tại sao phải 7.5 triệu mà không phải con số khác? Mình thấy báo chính thống đăng tin và trích dẫn văn bản chưa được rõ ràng lắm.
Xử lý đối với trường hợp phóng viên đăng tin sai sự thật
Theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Báo chí 2016 có nêu như sau: “Điều 43. Phản hồi thông tin 1. Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có căn cứ cho rằng cơ quan báo chí thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của mình hoặc gây hiểu lầm làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của mình thì có quyền nêu ý kiến phản hồi bằng văn bản đến cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí hoặc khởi kiện tại Tòa án. […]”. Theo đó trường hợp này trước tiên nếu cơ quan báo chí đăng tin sai sự thật thì nên có văn bản kiến nghị gửi đến cơ quan đưa thông tin sai sự thật đó để làm rõ. Căn cứ quy định tại Điều 8 Nghị định 159/2013/NĐ-CP thì trường hợp báo chí đăng, phát thông tin sai sự thật thì tùy vào mức độ nghiêm trong có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với các mức độ khác nhau. Đồng thời còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc cải chính, xin lỗi. Nếu sau khi gửi văn bản kiến nghị nhưng không được giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng có thể có văn bản gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể ở đây có thể gửi đến chủ tịch UBND cấp huyện. Ngoài ra nếu như hành vi này gây thiệt hại cho đơn vị thì có thể yêu cầu phía phóng viên đó bồi thường thiệt hại. Nếu không thể thống nhất được mức bồi thường thì có thể khởi kiện ra tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu bồi thường.
Thông tin sai sự thật, họa từ trên trời rơi xuống!
Truyền thông đại chúng đang ngày càng phát triển, sự phát triển đó mang lại cho người dân khá nhiều những lợi ích. Mọi thông tin trong và ngoài nước nhanh chóng được cung cấp cho mọi người. Tuy nhiên, đi kèm với những lợi ích đó thì cũng đã có không ít những sự vụ đăng tin, đăng bài sai sự thật, thông tin không được kiểm chứng gây ra những tổn thất không nhỏ cho xã hội. Ngày 3-5-2016, chương trình “Cà phê sáng với VTV3” phát sóng phóng sự “Cây chổi quét rau” sai sự thật đã gây ra ảnh hưởng không nhỏ đối với việc tiêu thụ sản phẩm rau sạch của người dân. Hay như, những ngày gần đây thông tin các sản phẩm xúc xích Viet Foods có Natri Nitrat INS 251 (Sodium Nitrat) là chất cấm, chất gây ung thư, không được Bộ Y tế cho phép lưu hành. Mặc dù, sau đó Đài truyền hình Việt Nam đã bị xử phạt 50 triệu đồng và buộc phải cải chính xin lỗi. Hay cơ sở kinh doanh thực phẩm Việt (Viet Foods) đã trưng bày kết luận của Cục An toàn thực phẩm Nitrat 251 được dùng trong sản xuất, chế biến thực phẩm, đồng thời công bố Quyết đinh của đội 14 về việc trả hàng lại cho Công ty Hùng Anh. Tuy nhiên, việc đưa ra những thông tin sai sự thật ít nhiều đã gây ra sự hoang mang trong dư luận xã hội. Người tiêu dùng sẽ lưỡng lự khi sử dụng những sản phẩm được đăng tin. Việc bồi thường, hay đính chính của cơ quan truyền thông chỉ làm giảm bớt một phần tổn thất của người sản xuất. Phần còn lại của cái họa từ trên trời rơi xuống này ai sẽ là người gánh chịu? Tại Điều 8 Nghị định 159/2013/NĐ-CP có quy định về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về nội dung thông tin. Thế nhưng với mức phạt như vậy có thật sự đủ để các cơ quan truyền thông phải thật sự quan tâm, thắt chặt hơn nữa trong việc đưa tin hay không?
Báo chí, trang thông tin điện tử đăng tin sai sự thật bị xử lý thế nào?
Báo chí và trang thông tin điện tử là các trang cung cấp thông tin chính thống, nếu các báo và trang thông tin điện tử này đăng tin sai sự thật hoặc sai phạm vi trong giấy phép thì bị xử lý thế nào? (1) Báo chí và trang thông tin điện tử tổng hợp là gì? Theo quy định tại khoản 1 và khoản 20 Điều 3 Luật Báo chí 2016, báo chí và trang thông tin điện tử tổng hợp được định nghĩa như sau: - Báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử. - Trang thông tin điện tử tổng hợp là sản phẩm thông tin có tính chất báo chí của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cung cấp thông tin tổng hợp trên cơ sở đăng đường dẫn truy cập tới nguồn tin báo chí hoặc trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin báo chí theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Theo đó, có thể hiểu, báo chí là sản phẩm tự sản xuất, sáng tạo nội dung mới và có tính chất định kỳ. Còn trang thông tin điện tử tổng hợp chủ yếu là sản phẩm tổng hợp, không tự sản xuất nội dung mà dựa vào các nguồn tin khác. Các bài đăng trong báo chí nhằm mục đích cung cấp thông tin mới, phân tích và bình luận về các sự kiện xã hội. Trong khi đó bài đăng tại trang thông tin điện tử tổng hợp nhằm mục đích cung cấp thông tin một cách tổng quát và dễ tiếp cận từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy báo chí và trang thông tin điện tử tổng hợp có những đặc điểm và chức năng khác nhau nhưng cả hai đều đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho công chúng. (2) Mức xử phạt đối với báo chí đăng tin sai sự thật Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 119/2020/NĐ-CP, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: - Đăng, phát thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng ít nghiêm trọng; - Minh họa, đặt tiêu đề tin, bài không phù hợp nội dung thông tin làm cho người đọc hiểu sai nội dung thông tin; - Đăng, phát ảnh của cá nhân mà không được sự đồng ý của người đó, trừ các trường hợp pháp luật có quy định khác; - Đăng, phát ý kiến phản hồi không thể hiện đầy đủ nội dung theo quy định tại khoản 4 Điều 43 Luật Báo chí hoặc đăng, phát không đúng thời điểm theo quy định tại khoản 2 Điều 43 và khoản 5 Điều 42 Luật Báo chí. Nếu việc đăng tin sai sự thật gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng, báo chí sẽ bị phạt tiền tối đa lên đến 100.000.000 đồng. Mức phạt tiền cao nhất đối với cách hành vi vi phạm quy định về đăng, phát nội dung thông tin trên báo chí, bản tin, đặc san là từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng sẽ được áp dụng đối với một trong các hành vi sau đây: - Đăng, phát thông tin không phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân; - Đăng, phát thông tin xuyên tạc, bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; - Đăng, phát thông tin có nội dung gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người theo các tôn giáo khác nhau, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; xúc phạm niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; - Đăng, phát thông tin có nội dung thuộc danh mục bí mật nhà nước mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm l khoản 3 và điểm đ khoản 5 Điều 8 Nghị định 119/2020/NĐ-CP. Ngoài ra, cơ quan báo chí vi phạm sẽ bị buộc thực hiện các biện pháp khắc phục như phải cải chính, xin lỗi và gỡ bỏ thông tin sai sự thật, thông tin vi phạm quy định pháp luật đã đăng. (3) Mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định trong Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 119/2020/NĐ-CP, trang thông tin điện tử tổng hợp có hành vi hoạt động thông tin, báo chí không đúng mục đích, chương trình đã được ghi trong giấy phép của Bộ Ngoại giao hoặc thực hiện không đúng nội dung ghi trong giấy phép xuất bản bản tin, đặc san sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Ngoài ra, đối với hành vi hoạt động thông tin, báo chí không đúng mục đích, chương trình đã được ghi trong giấy phép của Bộ Ngoại giao, trang thông tin điện tử còn có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép từ 03 tháng đến 06 tháng.
Yêu cầu công chức thuế không dùng mạng xã hội trong giờ làm việc
Ngày 28/8/2024 vừa qua, Tổng cục Thuế đã ban hành Công văn 3821/TCT-KT về việc chấn chỉnh việc dùng mạng xã hội trong cơ quan đơn vị. (1) Yêu cầu công chức thuế không dùng mạng xã hội trong giờ làm việc Tại Công văn 3821/TCT-KT, Tổng cục Thuế nhận định, mạng xã hội là công cụ hữu hiệu để mọi người liên lạc với nhau, chia sẻ thông tin một cách nhanh chóng, hiệu quả, thuận tiện. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách sẽ gây ra những hệ lụy khó lường đối với cá nhân, cơ quan tổ chức nơi người dùng mạng xã hội công tác. Đơn cử là thời gian vừa qua, Tổng cục Thuế có tiếp nhận một số phản ánh liên quan đến việc công chức thuế đăng thông tin chưa phù hợp lên mạng xã hội. Do đó, để tăng cường ý thức chấp hành quy định trong việc dùng mạng xã hội của công chức, viên chức, người lao động toàn ngành, Tổng cục Thuế yêu cầu các đồng chí Cục trưởng Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các Vụ/đơn vị thuộc Tổng cục Thuế thực hiện các việc sau: - Quán triệt đến toàn thể công chức, viên chức, người lao động toàn ngành thực hiện nghiêm túc Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội ban hành kèm theo Quyết định 847/QĐ-BTTTT ngày 17/6/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông. - Đề nghị toàn thể công chức, viên chức, người lao động toàn ngành Thuế phải luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu khi dùng mạng xã hội. Không dùng mạng xã hội trong giờ làm việc, không đăng tải các thông tin liên quan đến danh mục bí mật nhà nước, công việc của cơ quan mà chưa được Thủ trưởng đơn vị cho phép lên mạng xã hội. Đặc biệt cần thận trọng rà soát kỹ nội dung trước khi đăng tải thông tin lên mạng xã hội đảm bảo phải phù hợp với Bộ quy tắc ứng xử. - Áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm tăng cường kỷ luật, ý thức tuân thủ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi dùng mạng xã hội. Đề cao trách nhiệm, vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị trong công tác chỉ đạo, tuyên truyền và thực hiện. Theo đó, Tổng cục thuế đề nghị các đồng chí Cục trưởng Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng các Vụ/đơn vị thuộc Tổng cục Thuế nghiêm túc thực hiện và khẩn trương triển khai chỉ đạo nêu trên tại đơn vị mình. Trường hợp phát hiện có sai phạm cần nghiêm túc xem xét kiểm điểm trách nhiệm của cá nhân có liên quan. (2) Hành vi đăng tin sai sự thật bị phạt bao nhiêu tiền? Theo quy định tại khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP, hành vi vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội sẽ bị xử phạt như sau: - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau: + Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; + Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; + Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn; + Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc; + Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu; + Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm; + Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; + Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm. - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, người vi phạm còn bị buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục là gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP.
Cá tháng Tư là ngày gì? Đăng tin sai sự thật trong ngày Cá tháng Tư bị phạt thế nào?
Cá tháng Tư là ngày được nhiều bạn trẻ chờ đón vì đây là ngày nói đùa, ngày vơi bớt áp lực trong cuộc sống. Vậy Cá tháng tư là ngày gì? Liệu những lời nói dối khi nào cũng là trò đùa? 1. Cá tháng Tư là ngày gì? Ngày Cá tháng Tư (trong Tiếng Anh là April Fool’s Day) là ngày 01 tháng 4 dương lịch hàng năm. Vào ngày này mọi người có thể nói dối, thoải mái trêu chọc mọi người mà không sợ bị giận. Ngày Cá tháng Tư năm 2024 rơi vào ngày Thứ hai. Ngày Cá tháng Tư có nguồn gốc từ nước Pháp. Có nhiều truyền thuyết xung quanh ngày Cá tháng Tư nhưng phổ biến nhất là câu chuyện liên quan đến sự kiện thay đổi lịch mừng năm mới của Pháp. Vào năm 1564, nước Pháp quyết định đổi từ lịch Julius sang dùng lịch Gregory do Giáo hoàng Gregory XIII ban hành. Theo đó, lịch mừng năm mới chuyển từ tuần cuối cùng của tháng 3 sang ngày mùng 1/1. Tuy nhiên, thời điểm này chưa có nhiều phương tiện truyền tin nên một bộ phận những người dân thôn quê Pháp vẫn ăn mừng năm mới theo hệ thống lịch cũ. Những người tiếp tục kỷ niệm năm mới vào ngày 01.4 bị gọi là “kẻ ngốc” và trở thành trò cười cho thiên hạ. Từ đó, người ta gọi ngày 1/4 là ngày nói dối và cái tên “Cá tháng Tư” chính thức xuất hiện. Khái niệm Cá tháng Tư lần đầu xuất hiện trong các sáng tác của nhà thơ, nhà soạn nhạc người Pháp Eloy d'Amerval. Nhà soạn nhạc đã sử dụng hình ảnh những chú cá để mô tả về tháng Tư - thời điểm những loài cá sống trong vùng nhiệt độ ôn hòa dễ bị đánh bắt nhất do đi riêng lẻ. Theo nghĩa bóng, Cá tháng Tư còn ám chỉ sự khù khờ, dễ bị đánh lừa. Trò đùa vào ngày 01 tháng 4 dần trở thành truyền thống của Pháp và lan sang các nước khác, trở thành một lễ hội quốc tế được chấp nhận ở nhiều quốc gia trên thế giới. 2. Đăng tin sai sự thật trong ngày Cá tháng Tư bị phạt thế nào? Theo quan niệm một số nơi thì trong ngày Cá tháng Tư, tất cả mọi người có thể nói khoác với nhau càng nhiều càng tốt. Mặc dù, đây được xem là ngày nói dối tuy nhiên khi đăng thông tin sai sự thật, trái quy định pháp luật lên mạng xã hội thì người đăng tải thông tin cũng sẽ bị xử phạt hành chính, xử lý hình sự và bồi thường dân sự tùy theo tính chất, mức độ lỗi và hậu quả mà hành vi gây ra. Cụ thể: Xử phạt hành chính: Hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân, cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng; bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm (Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 và Khoản 3 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP) Xử lý hình sự: Hành vi đăng tin sai sự thật, giả mạo trên mạng xã hội làm nhục người khác tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định. Trường hợp hành vi đăng tin sai sự thật, giả mạo trên mạng xã hội có yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể xử lý hình sự, cụ thể: Thứ nhất, căn cứ theo quy định Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội làm nhục người khác như sau: - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm đối người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. - Phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm đối với người có hành vi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Phạm tội 02 lần trở lên; + Đối với 02 người trở lên; + Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; + Đối với người đang thi hành công vụ; + Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình; + Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; + Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%. - Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm đối với người có hành vi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; + Làm nạn nhân tự sát. Thứ hai, tại Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội vu khống như sau: - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm đối với người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây: + Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; + Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền,… Bồi thường dân sự Trong trường hợp khi có hành vi đăng thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm trên mạng xã hội thì cá nhân, tổ chức bị thiệt hại có thể yêu cầu bồi thường theo nguyên tắc bồi thường thiệt hại (Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015) như sau: - Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. - Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình. - Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
Xử phạt bao nhiêu khi đăng tin không đúng sự thật lên Facebook?
Căn cứ vào quy định nào mà xử phạt cá nhân 7.5 triệu khi cá nhân đó đăng tin không đúng sự thật trên Facebook? Tại sao phải 7.5 triệu mà không phải con số khác? Mình thấy báo chính thống đăng tin và trích dẫn văn bản chưa được rõ ràng lắm.
Xử lý đối với trường hợp phóng viên đăng tin sai sự thật
Theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Báo chí 2016 có nêu như sau: “Điều 43. Phản hồi thông tin 1. Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có căn cứ cho rằng cơ quan báo chí thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của mình hoặc gây hiểu lầm làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của mình thì có quyền nêu ý kiến phản hồi bằng văn bản đến cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí hoặc khởi kiện tại Tòa án. […]”. Theo đó trường hợp này trước tiên nếu cơ quan báo chí đăng tin sai sự thật thì nên có văn bản kiến nghị gửi đến cơ quan đưa thông tin sai sự thật đó để làm rõ. Căn cứ quy định tại Điều 8 Nghị định 159/2013/NĐ-CP thì trường hợp báo chí đăng, phát thông tin sai sự thật thì tùy vào mức độ nghiêm trong có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với các mức độ khác nhau. Đồng thời còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc cải chính, xin lỗi. Nếu sau khi gửi văn bản kiến nghị nhưng không được giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng có thể có văn bản gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể ở đây có thể gửi đến chủ tịch UBND cấp huyện. Ngoài ra nếu như hành vi này gây thiệt hại cho đơn vị thì có thể yêu cầu phía phóng viên đó bồi thường thiệt hại. Nếu không thể thống nhất được mức bồi thường thì có thể khởi kiện ra tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu bồi thường.
Thông tin sai sự thật, họa từ trên trời rơi xuống!
Truyền thông đại chúng đang ngày càng phát triển, sự phát triển đó mang lại cho người dân khá nhiều những lợi ích. Mọi thông tin trong và ngoài nước nhanh chóng được cung cấp cho mọi người. Tuy nhiên, đi kèm với những lợi ích đó thì cũng đã có không ít những sự vụ đăng tin, đăng bài sai sự thật, thông tin không được kiểm chứng gây ra những tổn thất không nhỏ cho xã hội. Ngày 3-5-2016, chương trình “Cà phê sáng với VTV3” phát sóng phóng sự “Cây chổi quét rau” sai sự thật đã gây ra ảnh hưởng không nhỏ đối với việc tiêu thụ sản phẩm rau sạch của người dân. Hay như, những ngày gần đây thông tin các sản phẩm xúc xích Viet Foods có Natri Nitrat INS 251 (Sodium Nitrat) là chất cấm, chất gây ung thư, không được Bộ Y tế cho phép lưu hành. Mặc dù, sau đó Đài truyền hình Việt Nam đã bị xử phạt 50 triệu đồng và buộc phải cải chính xin lỗi. Hay cơ sở kinh doanh thực phẩm Việt (Viet Foods) đã trưng bày kết luận của Cục An toàn thực phẩm Nitrat 251 được dùng trong sản xuất, chế biến thực phẩm, đồng thời công bố Quyết đinh của đội 14 về việc trả hàng lại cho Công ty Hùng Anh. Tuy nhiên, việc đưa ra những thông tin sai sự thật ít nhiều đã gây ra sự hoang mang trong dư luận xã hội. Người tiêu dùng sẽ lưỡng lự khi sử dụng những sản phẩm được đăng tin. Việc bồi thường, hay đính chính của cơ quan truyền thông chỉ làm giảm bớt một phần tổn thất của người sản xuất. Phần còn lại của cái họa từ trên trời rơi xuống này ai sẽ là người gánh chịu? Tại Điều 8 Nghị định 159/2013/NĐ-CP có quy định về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về nội dung thông tin. Thế nhưng với mức phạt như vậy có thật sự đủ để các cơ quan truyền thông phải thật sự quan tâm, thắt chặt hơn nữa trong việc đưa tin hay không?