Không có giấy chứng sinh và người làm chứng thì đăng ký khai sinh cho con được không?
Trường hợp không có giấy chứng sinh và không có luôn người làm chứng thì có đăng ký khai sinh cho con được không? Hồ sơ, thủ tục đăng ký khai sinh cho con thế nào? Không có giấy chứng sinh, người làm chứng thì đăng ký khai sinh cho con được không? Theo khoản 1 Điều 16 Luật Hộ tịch 2014 quy định như sau: Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật. Như vậy, trường hợp không có giấy chứng sinh và người làm chứng thì có thể dùng giấy cam đoan về việc sinh để thay thế và đăng ký khai sinh như bình thường. Hồ sơ, thủ tục đăng ký khai sinh khi không có giấy chứng sinh và người làm chứng Cũng theo Điều 16 Luật Hộ tịch 2014, hồ sơ, thủ tục đăng ký khai sinh khi không có giấy chứng sinh và người làm chứng được thực hiện như sau: (1) Hồ sơ cần chuẩn bị - Tờ khai đăng ký khai sinh: Hiện nay mẫu tờ khai đăng ký khai sinh mới nhất được sử dụng là mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 04/2024/TT-BTP: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/10/10/tk-dng-ky-khai-sinh.doc - Giấy cam đoan về việc sinh. (2) Thủ tục - Người đi đăng ký khai sinh nộp hồ sơ cho cơ quan đăng ký hộ tịch. - Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp - hộ tịch: + Ghi nội dung khai sinh vào Sổ hộ tịch, gồm: ++ Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch; ++ Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; + Cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân. - Công chức tư pháp - hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh. Như vậy, hồ sơ, thủ tục đăng ký khai sinh khi không có giấy chứng sinh và người làm chứng sẽ được thực hiện như trên, Đăng ký khai sinh cho con ở đâu? Theo Điều 13 Luật Hộ tịch 2014, người có trách nhiệm (cha, mẹ; ông hoặc bà hoặc người thân thích khác; cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ) sẽ đăng ký khai sinh cho con tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ. Theo đó, Điều 11 Luật Cư trú 2020, nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú. Trường hợp không xác định được nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi cư trú của công dân là nơi ở hiện tại được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Cư trú 2020. Ngoài ra, theo Điều 7 Luật Hộ tịch 2014 thì các trường hợp khai sinh có yếu tố nước ngoài như sau: - Trường hợp làm Giấy khai sinh cho trẻ có yếu tố nước ngoài thì được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của cha hoặc mẹ. - Trường hợp đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú tại khu vực biên giới, còn người kia là công dân của nước láng giềng thường trú tại khu vực biên giới với Việt Nam thì được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú tiếp giáp với đơn vị hành chính tương đương cấp xã của Việt Nam nơi mẹ hoặc cha là công dân nước láng giềng thường trú. - Trường hợp, trẻ là công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài thì đăng ký khai sinh tại Cơ quan đại diện. Như vậy, trường hợp thông thường thì sẽ đăng ký khai sinh cho con tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú của cha hoặc mẹ
Không có giấy chứng sinh, làm thế nào để khai sinh cho con?
Trường hợp vì lý lý do nào đó mà để mất hoặc không có giấy chứng sinh của con, cha mẹ thực hiện theo các bước dưới đây để khai sinh cho con (1) Giấy chứng sinh là gì? Giấy chứng sinh là một văn bản do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền cấp cho trẻ em sau khi sinh, ghi nhận sự ra đời hợp pháp của trẻ. Giấy chứng sinh đóng vai trò quan trọng trong việc xác định danh tính, quyền lợi và nghĩa vụ của trẻ em. Giấy chứng sinh có thể coi như là một bằng chứng pháp lý xác nhận sự ra đời của trẻ em, thật vậy, giấy chứng sinh chính là căn cứ mạnh mẽ để xác định danh tính của trẻ, giúp trẻ được hưởng các quyền lợi và nghĩa vụ của công dân. Ngoài ra, Điều 16 Luật Hộ tịch 2014 có quy định, người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch, như vậy, giấy chứng sinh còn là một trong những thành phần hồ sơ cần thiết để khai sinh cho trẻ tại địa phương nơi trẻ cư trú. (2) Không có giấy chứng sinh, làm thế nào để khai sinh cho con? Có thể thấy, giấy chứng sinh là một loại giấy tờ quan trọng, là một thành phần giấy tờ để làm thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ. Tuy nhiên, vì lý do gì đó mà để mất giấy chứng sinh của con thì các bậc cha mẹ hoặc người thân thích cũng đừng quá hoang mang mà hãy bình tĩnh thực hiện việc đề nghị cấp lại Giấy chứng sinh cho con. Theo đó, cha, mẹ hoặc người thân thích của trẻ phải làm Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng sinh, đơn phải có xác nhận của Tổ trưởng Tổ dân phố hoặc trưởng thôn về việc sinh con và đang sinh sống tại địa bàn khu dân cư. Sau đó gửi đơn về bệnh viện, trạm y tế nơi đã cấp Giấy chứng sinh cho trẻ lần đầu để được cấp lại giấy chứng sinh. Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Luật Hộ tịch 2014, trường hợp không có giấy chứng sinh và cũng không xin cấp lại được thì cha mẹ cần có văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh con nộp kèm theo tờ khai đăng ký khai sinh để thực hiện khai sinh cho trẻ. Còn nếu cũng không có người làm chứng về việc sinh con thì cha mẹ phải làm giấy cam đoan về việc sinh con nộp kèm theo tờ khai đăng ký khai sinh để thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ. Nhìn chung, nếu không có giấy chứng sinh của con thì cũng còn nhiều cách khác để đăng ký khai sinh cho con mới sinh như đã đề cập. Ngoài ra, các bậc cha mẹ nên liên hệ ngay với bộ phận Tư pháp - Hộ tịch thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ để được hướng dẫn chi tiết các bước cần phải làm để đăng ký khai sinh cho con nhanh chóng. (3) Trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ Theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014, Giấy khai sinh đóng vai trò vô cùng quan trọng, là "chìa khóa" mở ra cánh cửa cuộc đời của mỗi cá nhân. Nó ghi nhận sự ra đời hợp pháp, xác định danh tính và mở ra cánh cửa cho hàng loạt quyền lợi, nghĩa vụ của mỗi công dân. Theo đó, Điều 15 Luật Hộ tịch 2014 quy định về trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ như sau: - Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em. - Công chức tư pháp - hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động Có thể thấy, Giấy khai sinh là một văn bản vô cùng quan trọng đối với mỗi cá nhân. Cha mẹ và người giám hộ có trách nhiệm khai sinh cho con em mình trong vòng 60 ngày sau ngày sinh để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của trẻ được thực hiện đầy đủ.
Mẹ đơn thân làm giấy khai sinh cho con thế nào?
Giấy khai sinh là giấy tờ quan trọng của cá nhân, từ khi được sinh ra thì cá nhân đã có quyền được khai sinh. Vậy trường hợp mẹ đơn thân thì làm khai sinh cho con như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau. (1) Mẹ đơn thân có làm giấy khai sinh cho con được không? Căn cứ Điều 15 Luật Hộ tịch 2014 có quy định về trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con như sau: - Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em. - Công chức tư pháp - hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định. Trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động. Đồng thời, tại Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP có quy định về đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ như sau: - UBND cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ. - Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống. - Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 Luật Hộ tịch 2014 thì UBND kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh. - Trường hợp trẻ chưa xác định được mẹ mà khi đăng ký khai sinh cha yêu cầu làm thủ tục nhận con thì giải quyết theo quy định tại Khoản 3 Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP; phần khai về mẹ trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ em để trống. - Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ không thuộc diện bị bỏ rơi, chưa xác định được cha và mẹ được thực hiện như quy định tại Khoản 3 Điều 14 Nghị định 123/2015/NĐ-CP; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ chưa xác định được cha, mẹ”. Từ dẫn chiếu các quy định nêu trên, có thể thấy, mẹ đơn thân vẫn được đăng ký khai sinh cho con của mình và phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống. Trường hợp muốn có thông tin về người cha thì phải kết hợp đăng ký khai sinh và đăng ký nhận con. (2) Mẹ đơn thân làm giấy khai sinh cho con thế nào? Cụ thể, để làm giấy khai sinh cho con trong trường hợp là mẹ đơn thì thực hiện theo trình tự như sau: Bước 01: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại Điều 16 Luật Hộ tịch 2014, bao gồm: - Tờ khai đăng ký khai sinh theo Thông tư 04/2024/TT-BTP https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/12/to-khai-dang-ky-giay-khai-sinh.doc Mẫu tờ khai đăng ký khai sinh - Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay thế giấy chứng sinh (văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh hoặc giấy cam đoan về việc sinh,..). Bước 02: Người mẹ có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nơi cư trú của mình ( thường trú hoặc tạm trú) hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu chính Lưu ý: Khi đi khai sinh cho con thì người mẹ cần phải xuất trình được giấy tờ tùy thân như CMND/CCCD, hộ chiếu,... và các giấy tờ chứng minh nơi cư trú để chứng minh thẩm quyền đăng ký khai sinh (giấy xác nhận thông tin về cư trú, giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư,... Bước 03: Nộp tờ khai theo mẫu quy định cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Bước 04: Ngay trong ngày tiếp nhận yêu cầu (trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo), sau khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức Tư pháp - Hộ tịch sẽ báo cáo với Chủ tịch UBND cấp xã. Trường hợp Chủ tịch UBND cấp xã đồng ý giải quyết thì công chức Tư pháp - Hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ hộ tịch, cập nhật vào CSDL hộ tịch điện tử, CSDL quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân, cùng người đi đăng ký khai sinh ký tên vào Sổ hộ tịch. Cuối cùng, Chủ tịch UBND cấp xã sẽ cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh. Theo đó, hiện nay, trường hợp là mẹ đơn thân chuẩn bị làm giấy khai sinh cho con thì có thể tham khảo theo trình tự các bước như đã nêu trên.
Làm giấy khai sinh cho con ở đâu? Có bắt buộc là ở quê cha hay quê mẹ?
Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân, từ khi được sinh ra thì cá nhân đã có quyền được khai sinh, vậy cha mẹ có thể thực hiện đăng ký khai sinh cho con ở đâu? Ở quê cha hay quê mẹ? Những ai có thể đăng ký khai sinh cho con? Căn cứ tại Điều 15 Luật Hộ tịch 2014, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; Trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em Làm giấy khai sinh cho con ở đâu? Làm ở quê cha hay mẹ? (1) Đăng ký khai sinh tại UBND cấp xã Căn cứ Điều 13 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thẩm quyền đăng ký khai sinh, như sau: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh. Như vậy, cha, mẹ, ông, bà hoặc người thân thích khác thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ ở UBND cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ (bao gồm cả nơi thường trú và tạm trú) (2) Đăng ký khai sinh tại UBND cấp huyện Thuộc vào các trường hợp sau đây thì phải thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ tại UBND cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ (bao gồm cả nơi thường trú và tạm trú) - Trẻ em được sinh ra tại Việt Nam: + Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch + Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước còn người kia là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài + Có cha và mẹ là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài + Có cha và mẹ là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch - Trẻ em được sinh ra ở nước ngoài chưa được đăng ký khai sinh về cư trú tại Việt Nam: + Có cha và mẹ là công dân Việt Nam + Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam (căn cứ Điều 35 Luật Hộ tịch 2014) (3) Đăng ký khai sinh trong trường hợp đặc biệt - Trường hợp trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú tại khu vực biên giới, còn người kia là công dân nước láng giềng (Campuchia, Lào, Trung Quốc) thường trú tại đơn vị hành chính tương đương cấp xã của Việt Nam tiếp giáp với xã ở khu vực biên giới của Việt Nam nơi công dân Việt Nam thường trú thì thực hiện đăng ký khai sinh tại UBND cấp xã nơi cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú. (Điều 7 Luật Hộ tịch 2014; Điều 17 Nghị định 123/2015/NĐ-CP) - Trường hợp trẻ em sinh ra tại nước ngoài, chưa được đăng ký khai sinh tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài và thuộc một trong các trường hợp sau đây thì thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ tại Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài ở khu vực lãnh sự nơi cha hoặc mẹ cư trú hoặc nơi trẻ em được sinh ra: + Có cha và mẹ là công dân Việt Nam + Có mẹ là công dân Việt Nam, cha là người không quốc tịch hoặc chưa xác định được người cha + Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, người kia là người nước ngoài, cha và mẹ có văn bản thỏa thuận lựa chọn quốc tịch Việt Nam cho con khi đăng ký khai sinh (Điều 7 Luật Hộ tịch 2014; Điều 2, Điều 6 Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-BNG-BTP) - Trường hợp chưa xác định được cha, mẹ thì đăng ký khai sinh cho trẻ ở UBND cấp xã nơi trẻ đang cư trú (nơi ở hiện tại của trẻ) (Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP) - Trường hợp cá nhân, tổ chức nuôi dưỡng trẻ em bị bỏ rơi thì đăng ký khai sinh cho trẻ ở UBND cấp xã nơi trẻ bị bỏ rơi. (Điều 14 Nghị định 123/2015/NĐ-CP) Tóm lại, cha, mẹ, ông, bà hoặc người thân thích khác có thể thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ ở quê cha hoặc mẹ đều được (kể cả nơi thường trú và tạm trú). Ngoài ra, có một số trường hợp phải đăng ký khai sinh cho con theo mục (2) (3) nêu trên.
Liên thông thủ tục hành chính '3 trong 1' cho trẻ em dưới 6 tuổi từ 1/7/2024
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 63/2024/NĐ-CP quy định việc liên thông điện tử 03 thủ tục hành chính: Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú và cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi (1) Liên thông thủ tục hành chính '3 trong 1' cho trẻ em dưới 6 tuổi từ 1/7/2024 Theo Nghị định 63/2024/NĐ-CP, kể từ ngày 01/7/2024, hồ sơ 02 nhóm thủ tục hành chính liên thông điện tử được tiếp nhận, giải quyết. Theo đó, việc thực hiện liên thông điện tử sẽ được thực hiện cho 02 nhóm chính bao gồm: - Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi - Đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, giải quyết mai táng phí, tử tuất Như vậy, tuy Nghị định 63/2024/NĐ-CP được quy định có hiệu lực ngay sau khi được ban hành nhưng đến ngày 01/7/2024 mới bắt đầu triển khai việc liên thông các thủ tục hành chính trên, lý do bởi vì các Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh, phần mềm nghiệp vụ của các bộ, ngành, địa phương phải nâng cấp, hoàn thiện kết nối, chia sẻ, thông suốt với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm, Cơ sở dữ liệu chuyên ngành và Phần mềm dịch vụ công liên thông. Theo quy định về nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính liên thông điện tử tại Điều 4 Nghị định 63/2024/NĐ-CP, việc thực hiện thủ tục hành chính liên thông điện tử này có giá trị pháp lý như các hình thức khác theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, khi thực hiện thủ tục hành chính liên thông sẽ không làm tăng chi phí cho cá nhân, tổ chức mà còn giúp cho cá nhân, tổ chức tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức khi không phải thực hiện các thủ tục hành chính này riêng lẻ như trước đây. (2) Hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính ‘3 trong 1’ cho trẻ em dưới 6 tuổi Việc thực hiện liên thông thủ tục hành chính ‘3 trong 1’ cho trẻ em dưới 6 tuổi sẽ được thực hiện hoàn toàn trên môi trường trực tuyến. Khi có nhu cầu thực hiện liên thông thủ tục hành chính: Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi thì phải chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm các thành phần sau: - Tờ khai điện tử (Mẫu số 01 kèm theo Nghị định 63/2024/NĐ-CP)https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/11/m%E1%BA%ABu%20s%E1%BB%91%2001%20li%C3%AAn%20th%C3%B4ng%20khai%20sinh.docx - Dữ liệu điện tử có ký số của Giấy chứng sinh được liên thông từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh với Phần mềm dịch vụ công liên thông. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì đính kèm các thành phần hồ sơ thay thế theo quy định pháp luật về Hộ tịch. - Trường hợp đăng ký thường trú cho trẻ em khác nơi thường trú của cha, mẹ (nếu được cha, mẹ đồng ý) thì đính kèm các thành phần hồ sơ theo quy định pháp luật về cư trú. Lưu ý: Nếu các thành phần hồ sơ trên là bản giấy thì phải thực hiện số hóa theo quy định tại Nghị định 107/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, người yêu cầu truy cập vào Cổng Dịch vụ công quốc gia (tại địa chỉ dichvucong.gov.vn) hoặc trên ứng dụng VNeID, lựa chọn mục “Dịch vụ công liên thông khai sinh, khai tử” để thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến và lệ phí theo quy định. (căn cứ Điều 5 và Điều 6 Nghị định 63/2024/NĐ-CP) (3) Ý nghĩa và lợi ích khi thực hiện liên thông thủ tục hành chính ‘3 trong 1’ cho trẻ em dưới 6 tuổi Việc triển khai liên thông thủ tục hành chính "3 trong 1" cho trẻ em dưới 6 tuổi từ 01/7/2024 là một bước tiến lớn của Chính phủ trong việc cải thiện dịch vụ công, mang lại nhiều lợi ích cho người dân: • Tiết kiệm thời gian, chi phí: Thay vì thực hiện 3 thủ tục riêng lẻ, nay chỉ cần thực hiện 1 lần, giảm bớt gánh nặng cho người dân. • Nhanh chóng: Hệ thống liên thông giúp giải quyết thủ tục nhanh chóng, đảm bảo thời gian cho người dân. • An toàn, chính xác: Dữ liệu được liên thông đảm bảo tính chính xác, an toàn và tránh sai sót. • Thuận lợi: Người dân có thể thực hiện thủ tục trực tuyến hoặc tại các cơ quan hành chính một cách dễ dàng. Đây là một giải pháp thiết thực góp phần hiện đại hóa nền hành chính, tạo môi trường thuận lợi cho người dân, đặc biệt là đối tượng trẻ em. Việc triển khai hiệu quả mô hình này sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo điều kiện cho trẻ em phát triển toàn diện. Liên thông thủ tục hành chính "3 trong 1" cho trẻ em dưới 6 tuổi là một chính sách sáng tạo, thiết thực, thể hiện sự quan tâm của Chính phủ đối với thế hệ tương lai. Mỗi cá nhân, gia đình và cơ quan chức năng hãy chung tay thực hiện hiệu quả mô hình này để mang lại lợi ích tốt nhất cho trẻ em.
Chưa đăng ký kết hôn nhưng có con, có thể nhờ cha mẹ đẻ của bạn trai làm giấy khai sinh?
Trường hợp 02 người chưa đăng ký kết hôn nhưng đã có con. Người đàn ông trong trường hợp này phải đi làm xa trong thời điểm sinh con thì có được nhờ bố mẹ đẻ làm giấy khai sinh cho đứa bé không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau. (1) Những ai có thể đăng ký khai sinh cho trẻ em? Căn cứ Điều 15 Luật Hộ tịch 2014 có quy định về trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em như sau: - Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em. - Công chức tư pháp - hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động. Như vậy, người có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em bao gồm những người như đã kể trên. (2) Chưa đăng ký kết hôn nhưng có con, có thể nhờ cha mẹ đẻ của bạn trai làm giấy khai sinh? Tại Điều 13 Luật Trẻ em 2016 có nêu rõ, trẻ em có quyền được khai sinh, khai tử, có họ, tên, có quốc tịch. Được xác định cha, mẹ, dân tộc và giới tính theo quy định của pháp luật. Từ dẫn chiếu quy định nêu trên và quy định tại mục (1), có thể thấy, đăng ký khai sinh là quyền lợi của đứa trẻ và là trách nhiệm của cha mẹ, ông bà, người thân thích hoặc tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em. Tuy nhiên, như đã có nêu trên, 02 người nam nữ tại đây chưa đăng ký kết hôn và trong trường hợp này chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Bộ luật Dân sự 2015.Theo đó, khi đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha thì họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con sẽ theo mẹ. Phần ghi về cha trong sổ hộ tịch và giấy khai sinh sẽ để trống. Như vậy, trong trường hợp này vẫn có thể ủy quyền cho cha, mẹ đẻ của người bạn trai để đi đăng ký khai sinh cho đứa trẻ và để trống phần ghi về cha trong giấy khai sinh. Sau đó, khi người cha trở về thì 02 người có thể đăng ký kết hôn và có văn bản thừa nhận là con chung. Tiếp đến là làm thủ tục bổ sung thông tin hộ tịch cho con theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Thông tư 04/2020/TT-BTP và thủ tục thay đổi họ cho con từ họ của mẹ đẻ sang họ của cha đẻ. (3) Trường hợp không muốn để trống thông tin người cha trong giấy khai sinh thì cần phải làm gì? Nếu không đăng ký kết hôn nhưng muốn giấy khai sinh của con có đầy đủ thông tin của cha để con được mang họ cha thì trong trường hợp này phải làm thủ tục nhận con theo quy định tại Điều 25 Luật Hộ tịch 2014 và Điều 15 Thông tư 04/2020/TT-BTP như sau: - Tờ khai đăng ký nhận cha con. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/28/to-khai-dang-ky-cha-me-con.doc Mẫu Tờ khai đăng ký nhận cha con - Chứng cứ chứng minh quan hệ cha con gồm: + Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con. + Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, con theo quy định thì các bên nhận cha, mẹ, con phải lập văn bản cam đoan về mối quan hệ theo quy định và có ít nhất 02 người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con. Lưu ý: Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp các giấy tờ cho cơ quan đăng ký hộ tịch - Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy việc nhận cha, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu. - Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc. Trường hợp nếu làm thủ tục đăng ký nhận cha con tại UBND cấp huyện: Thực hiện theo Điều 44 Luật Hộ tịch 2014. Như vậy, trường hợp muốn thông tin của người con trên giấy khai sinh được được đầy đủ thì phải làm thủ tục nhận con như đã nêu trên.
Bố mẹ không đăng ký khai sinh cho con thì chú, bác ruột có thể thực hiện thay không?
Nếu ba mẹ của cháu vì lý do nào đó mà không thể đi hoặc không đi đăng ký khai sinh cho cọn thì chú, bác ruột có được đi đăng ký khai sinh cho cháu mình không? Cụ thể qua bài viết sau. Bố mẹ không đăng ký khai sinh cho con thì chú, bác ruột có thể thực hiện thay không? Theo Điều 15 Luật Hộ tịch 2014 quy định về trách nhiệm đăng ký khai sinh như sau: - Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em. - Công chức tư pháp - hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động. Theo đó, tại Điều 2 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định về việc ủy quyền đăng ký hộ tịch như sau: - Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch theo quy định tại Điều 3 Luật hộ tịch (sau đây gọi là yêu cầu đăng ký hộ tịch) được uỷ quyền cho người khác thực hiện thay; trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con thì không được ủy quyền cho người khác thực hiện, nhưng một bên có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền, không phải có văn bản ủy quyền của bên còn lại. Việc ủy quyền phải lập thành văn bản, được chứng thực theo quy định của pháp luật. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực. - Trường hợp người đi đăng ký khai sinh cho trẻ em là ông, bà, người thân thích khác theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật hộ tịch thì không phải có văn bản ủy quyền của cha, mẹ trẻ em, nhưng phải thống nhất với cha, mẹ trẻ em về các nội dung khai sinh. Như vậy, nếu bố mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì chú, bác ruột có thể đăng ký khai sinh cho cháu, phải có giấy uỷ quyền những không cần công chứng, nhưng phải thống nhất với cha, mẹ của cháu về các nội dung khai sinh. Thủ tục đăng ký khai sinh cho cháu mới nhất Theo Điều 16 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thủ tục đăng ký khai sinh như sau: - Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. + Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; + Trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; + Trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật. - Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Hộ tịch 2014 vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân. - Công chức tư pháp - hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh. Như vậy, có thể thấy mặc dù chú, bác ruột thay bố mẹ đăng ký khai sinh cho cháu nhưng vẫn thực hiện thủ tục theo quy định chung như bố mẹ đăng ký khai sinh cho con. Đăng ký khai sinh cho con muộn thì có bị phạt không? Theo Điều 37 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm về đăng ký khai sinh cụ thể như - Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký khai sinh. - Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: + Cam đoan, làm chứng sai sự thật về việc sinh; + Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về nội dung khai sinh; + Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký khai sinh. - Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm. - Biện pháp khắc phục hậu quả: Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy khai sinh đã cấp do có hành vi vi phạm quy định; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định. Như vậy, pháp luật không quy định xử phạt đối với việc đăng ký khai sinh chậm cho con. Tuy nhiên, bố mẹ và những người có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con cần phải đăng ký khai sinh đúng quy định để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho con.
Thủ tục đăng ký khai sinh cho con năm 2024
Năm 2024 theo Âm lịch là năm Giáp Thìn, với quan niệm từ xưa đến nay của ông cha ta, nhiều gia đình có xu hướng "săn Rồng con" để mong cho con mình có một cuộc sống ấm no. Chính vì vậy, nhu cầu làm khai sinh cho con năm nay cũng gia tăng đáng kể. Theo quy định pháp luật hiện hành năm 2024 thì đăng ký khai sinh cho con ở đâu? Hồ sơ và trình tự thủ tục đăng ký khai sinh như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giúp các bậc cha mẹ giải đáp những thắc mắc trên. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy khai sinh năm 2024 Theo Điều 13 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thẩm quyền đăng ký khai sinh của Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp xã như sau: UBND cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh. Theo Điều 35 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thẩm quyền đăng ký khai sinh của UBND cấp huyện như sau: UBND cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em trong các trường hợp sau đây: - Đối với trẻ em được sinh ra tại Việt Nam: + Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch; + Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước còn người kia là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; + Có cha và mẹ là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; + Có cha và mẹ là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch. - Đối với trẻ em được sinh ra ở nước ngoài chưa được đăng ký khai sinh về cư trú tại Việt Nam: + Có cha và mẹ là công dân Việt Nam; + Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam. Như vậy, theo quy định Pháp luật hiện hành có 02 cơ quan có thẩm quyền đăng ký và cấp Giấy khai sinh là UBND cấp xã và UBND cấp huyện. Các trường hợp cha và mẹ đều là người Việt Nam, sinh con ra ở Việt Nam thì đăng ký tại UBND cấp xã và các trường hợp khác sẽ đăng ký ở UBND cấp huyện. Nội dung đăng ký khai sinh cho con năm 2024 1) Đăng ký tại UBND cấp xã Theo Điều 14 Luật Hộ tịch 2014, nội dung đăng ký tại UBND cấp xã bao gồm: - Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch; - Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; - Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh. Nội dung đăng ký khai sinh quy định tại khoản 1 Điều này là thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân, được ghi vào Sổ hộ tịch, Giấy khai sinh, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Hồ sơ, giấy tờ của cá nhân liên quan đến thông tin khai sinh phải phù hợp với nội dung đăng ký khai sinh của người đó. 2) Đăng ký tại UBND cấp huyện Nội dung đăng ký tại UBND cấp huyện cũng giống như tại cấp xã đã nêu trên. Việc xác định quốc tịch, dân tộc, họ của người được khai sinh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam và pháp luật dân sự. Hồ sơ và thủ tục đăng ký khai sinh con năm 2024 1) Đăng ký tại UBND cấp xã Quy định về hồ sơ và thủ tục đăng ký khai sinh cho con tại UBND cấp xã theo Điều 16 Luật hộ tịch 2014 như sau: Về hồ sơ - Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/03/14/M%E1%BA%ABu-t%E1%BB%9D-khai-%C4%91%C4%83ng-k%C3%BD-khai-sinh-2024.docx - Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh. - Trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập. - Trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật. Về thủ tục - Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo nêu trên, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ hộ tịch. Đồng thời, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân. - Công chức tư pháp - hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh. 2) Đăng ký tại UBND cấp huyện Về hồ sơ: Đối với trẻ em sinh ra tại Việt Nam: Quy định về hồ sơ đăng ký khai sinh cho con tại UBND cấp huyện theo Điều 36 Luật hộ tịch 2014 như sau: - Người đi đăng ký khai sinh nộp giấy tờ theo quy định như khi đăng ký tại UBND cấp xã cho cơ quan đăng ký hộ tịch. - Trường hợp cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là người nước ngoài thì phải nộp văn bản thỏa thuận của cha, mẹ về việc chọn quốc tịch cho con. - Trường hợp cha, mẹ chọn quốc tịch nước ngoài cho con thì văn bản thỏa thuận phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài mà người đó là công dân. Đối với trẻ em được sinh ra ở nước ngoài chưa được đăng ký khai sinh về cư trú tại Việt Nam: Quy định về hồ sơ đăng ký khai sinh cho con tại UBND cấp huyện theo Điều 29 Nghị định 123/2015/NĐ-CP như sau: - Người yêu cầu đăng ký khai sinh xuất trình giấy tờ chứng minh việc trẻ em cư trú tại Việt Nam (các giấy tờ này theo điểm a Khoản 1 Điều 7 Thông tư 04/2020/TT-BTP bao gồm giấy tờ chứng minh việc trẻ em đã nhập cảnh hợp pháp vào Việt Nam (như: hộ chiếu, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế có dấu xác nhận nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh) và văn bản xác nhận của cơ quan công an có thẩm quyền về việc trẻ em đang cư trú tại Việt Nam) và nộp các giấy tờ sau: + Tờ khai theo mẫu quy định https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/03/14/M%E1%BA%ABu-t%E1%BB%9D-khai-%C4%91%C4%83ng-k%C3%BD-khai-sinh-2024.docx + Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp xác nhận về việc trẻ em được sinh ra ở nước ngoài và quan hệ mẹ - con nếu có + Văn bản thỏa thuận của cha mẹ lựa chọn quốc tịch cho con đối với trường hợp trẻ em có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, người kia là công dân nước ngoài. - Trường hợp không có giấy chứng sinh hoặc xác nhận về việc trẻ em được sinh ra ở nước ngoài và quan hệ mẹ - con thì thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em theo thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ không thuộc diện bị bỏ rơi, chưa xác định được cha và mẹ theo quy định tại Khoản 5 Điều 15 Nghị định này. Về thủ tục: Đối với trẻ em sinh ra tại Việt Nam: Quy định về thủ tục đăng ký khai sinh cho con tại UBND cấp huyện theo Điều 36 Luật hộ tịch 2014 như sau: - Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định trên, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức làm công tác hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ hộ tịch; trường hợp trẻ em có quốc tịch nước ngoài thì không ghi nội dung số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh. - Công chức làm công tác hộ tịch, người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh. Đối với trẻ em được sinh ra ở nước ngoài chưa được đăng ký khai sinh: Quy định về thủ tục đăng ký khai sinh cho con tại UBND cấp huyện theo Điều 29 Nghị định 123/2015/NĐ-CP như sau: Ngay trong ngày tiếp nhận yêu cầu, Phòng Tư pháp kiểm tra hồ sơ. Nếu thấy hồ sơ đầy đủ, chính xác và đúng quy định pháp luật thì đăng ký theo trình tự, thủ tục quy giống như đối với trẻ em sinh ra tại Việt Nam. Như vậy, hồ sơ và trình tự thủ tục đăng ký khai sinh cho con năm 2024 có sự khác nhau đối với các trường hợp phải đăng ký ở UBND cấp xã và UBND cấp huyện. Trong trình tự, thủ tục đăng ký tại UBND cấp huyện cũng khác nhau đối với trẻ em được sinh ra ở Việt Nam và ở nước ngoài chưa được đăng ký khai sinh về cư trú tại Việt Nam. Mọi người cần thực hiện theo những hướng dẫn trên để có thể thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh cho con một cách hợp pháp và dễ dàng.
Ăn cơm trước kẻng là gì? Sinh con trước khi kết hôn có làm giấy khai sinh được không?
Tôi có thắc mắc: Ăn cơm trước kẻng là gì? Sinh con trước khi kết hôn có làm giấy khai sinh được không? (Câu hỏi của chị Trinh - Đồng Nai) Ăn cơm trước kẻng là gì? Sinh con trước khi kết hôn có làm giấy khai sinh được không? Theo đó, "Ăn cơm trước kẻng" là một thành ngữ tiếng Việt có nghĩa bóng là quan hệ tình dục trước hôn nhân. Thành ngữ này xuất phát từ hình ảnh bữa cơm gia đình. Khi tiếng kẻng báo hiệu giờ ăn vang lên, mọi người mới được phép bắt đầu ăn. Tuy nhiên, nếu ai đó ăn trước kẻng, nghĩa là họ đã vi phạm quy tắc chung. Ý nghĩa: Trong xã hội truyền thống Việt Nam, trinh tiết được xem là một phẩm chất quan trọng của người phụ nữ. Quan hệ tình dục trước hôn nhân được coi là hành vi sai trái, vi phạm đạo đức và có thể ảnh hưởng đến danh dự của người phụ nữ và gia đình. Tuy nhiên, với sự phát triển của xã hội, quan niệm về "ăn cơm trước kẻng" đã dần thay đổi. Nhiều người trẻ tuổi có tư tưởng cởi mở hơn và cho rằng việc quan hệ tình dục trước hôn nhân là chuyện bình thường. Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều người giữ quan điểm truyền thống và cho rằng đây là hành vi không nên. *Nội dung về Ăn cơm trước kẻng là gì? chỉ mang tính chất tham khảo Căn cứ theo Điều 20 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định về đăng ký nhận cha, mẹ, con, bổ sung hộ tịch trong một số trường hợp đặc biệt như sau: - Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, đã được đăng ký khai sinh nhưng không có thông tin về người cha, nay vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì không phải làm thủ tục nhận cha, con mà làm thủ tục bổ sung hộ tịch để ghi bổ sung thông tin về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của người con. - Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, chưa được đăng ký khai sinh mà khi đăng ký khai sinh, vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì thông tin về người cha được ghi ngay vào Giấy khai sinh của người con mà không phải làm thủ tục đăng ký nhận cha, con. - Trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cung cấp thông tin về người mẹ và lập văn bản thừa nhận con chung không đúng sự thật tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này theo quy định tại Điều 5 Thông tư này. Thông qua quy định trên, sinh con trước khi kết hôn vẫn làm giấy khai sinh được, cụ thể trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, chưa được đăng ký khai sinh thì khi đăng ký khai sinh, vợ chồng cần có văn bản thừa nhận là con chung thì thông tin về người cha được ghi ngay vào Giấy khai sinh của người con mà không phải làm thủ tục đăng ký nhận cha, con. Làm giấy khai sinh muộn bị phạt nhiêu bao tiền? Căn cứ tại Điều 37 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm về đăng ký khai sinh cụ thể như - Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký khai sinh. - Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: + Cam đoan, làm chứng sai sự thật về việc sinh; + Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về nội dung khai sinh; + Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký khai sinh. - Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này. - Biện pháp khắc phục hậu quả: Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy khai sinh đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại khoản 1 Điều này. Thông qua quy định trên, các hành vi vi phạm về đăng ký khai sinh không bao gồm về việc làm giấy khai sinh muộn. Do đó, việc làm giấy khai sinh cho con muộn cho con sẽ không bị phạt tiền. Mặc dù vậy, cha mẹ và người thân nên làm giấy khai sinh cho trẻ sớm nhất có thể để không làm ảnh hưởng đến nhiều hoạt động khác của con như: nhập học cho trẻ, khám chữa bệnh,... Giấy khai sinh bao gồm những nội dung gì? Theo khoản 6 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 có quy định như sau: - Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này. Theo đó, giấy khai sinh bao gồm những nội dung như sau: - Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch. - Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú. - Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.
Khai sinh cho con nhưng chưa nhập khẩu khi không biết có bị phạt không?
Xin chào luật sư, vợ chồng tôi lấy nhau được gần 5 năm, con lớn của tôi cũng được 4 tuổi rồi. Từ lúc cháu sinh ra thì chồng tôi cũng mang hộ khẩu ra công an xã làm giấy khai sinh và nhập khẩu, nhưng ko hiểu sao cháu chỉ được cấp giấy khai sinh và chưa được nhập khẩu vào. Và đến giờ tôi mới biết là cháu chưa được nhập khẩu vào của bố. Giờ tôi nhập khẩu cho cháu thì cần thủ tục gì? và liệu có bị phạt ko ạ?
Cha mẹ chưa đủ tuổi kết hôn thì con có được làm giấy khai sinh không?
Hiện nay, tình trạng kết hôn sớm hay có con rồi mới kết hôn cũng không còn quá xa lạ đối với chúng ta. Tuy nhiên, có những trường hợp đặc biệt như con được sinh ra khi cha mẹ chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật. Vậy trong trường hợp này, con có được làm giấy khai sinh hay không? Độ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật là bao nhiêu? Căn cứ tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về điều kiện kết hôn của nam và nữ như sau: - Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; - Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; - Không bị mất năng lực hành vi dân sự; - Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định Luật Hôn nhân và gia đình. Như vậy, nam từ đủ 20 tuổi trở lên và nữ từ đủ 18 tuổi trở lên là đủ tuổi đăng ký kết hôn trừ các trường hợp cấm kết hôn theo quy định pháp luật. Hành vi kết hôn với người chưa đủ tuổi (tảo hôn) hay tổ chức tảo hôn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 58 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, cụ thể: - Phạt tiền từ 01-03 triệu đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn. - Phạt tiền từ 03-05 triệu đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án. Xem bài viết liên quan: Liên thông các thủ tục hành chính về đăng ký khai sinh, cấp Thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi Khai sinh nhưng chưa nhập hộ khẩu cho con có bị phạt không? Con có được khai sinh khi cha mẹ không đủ tuổi đăng ký kết hôn không? Căn cứ tại khoản 1 Điều 30 Bộ luật Dân sự 2015 về quyền được khai sinh, khai tử như sau: Cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh. Đồng thời, căn cứ tại Điều 13 Luật Trẻ em 2016 cũng quy định trẻ em có quyền được khai sinh, khai tử, có họ, tên, quốc tịch; được xác định cha, mẹ, dân tộc, giới tính theo quy định của pháp luật. Như vậy, trẻ em có quyền được khai sinh kể cả khi cha mẹ chưa đủ tuổi để đăng ký kết hôn. Ngoài ra, hiện nay, không có quy định nào bắt buộc mẹ phải trên 18 tuổi mới được quyền đăng ký khai sinh cho con. Cha mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con Căn cứ tại Điều 15 Luật Hộ tịch 2014 quy định trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em. Ví dụ: Trường hợp khi cha, mẹ không đủ tuổi thì khi đăng ký khai sinh cho con trên giấy khai sinh chỉ ghi tên người mẹ, bỏ trống tên cha và xác định họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ. Nếu muốn có tên cha trong Giấy khai sinh thì cha, mẹ phải cùng lúc phải thực hiện thủ tục nhận cha con và đăng ký khai sinh cho con. Xem hướng dẫn: Thủ tục bổ sung tên cha vào giấy khai sinh cho con Xem bài viết liên quan: Đăng ký khai sinh cho con sinh ra ở nước ngoài về cư trú tại Việt Nam Có được làm lại giấy khai sinh cho người đã chết hay không?
Liên thông các thủ tục hành chính về đăng ký khai sinh, cấp Thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi
Để thuận tiện, tiết kiệm thời gian và nhanh chóng, bài viết hướng dẫn cụ thể các bước cần thực hiện khi liên thông các thủ tục hành chính về đăng ký khai sinh, cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi. (1) Trình tự thực hiện Người có yêu cầu nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế “Một cửa” của Ủy ban nhân dân cấp xã. Cán bộ, công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận, viết giấy nhận hồ sơ, hẹn trả kết quả từng loại việc cho người đi đăng ký; nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn người có yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ; văn bản hướng dẫn phải ghi đầy đủ, rõ ràng loại giấy tờ cần bổ sung, hoàn thiện; cán bộ tiếp nhận hồ sơ ký, ghi rõ họ tên và giao cho người nộp hồ sơ. Công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã đăng ký khai sinh cho trẻ em ngay trong ngày tiếp nhận hồ sơ Sau khi công chức Tư pháp – hộ tịch cấp xã thực hiện việc đăng ký khai sinh và cấp Giấy khai sinh cho trẻ em, cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ lập lập hồ sơ cấp Thẻ bảo hiểm y tế chuyển cho Bảo hiểm xã hội cấp huyện để cấp Thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em. Cơ quan Bảo hiểm xã hội kiểm tra hồ sơ, nếu thấy đầy đủ, hợp lệ thì thực hiện cấp Thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em (trong thời hạn 10 ngày). Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã biết, hoàn thiện. Cơ quan Bảo hiểm xã hội chuyển trả Thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em về Ủy ban nhân dân cấp xã. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế “Một cửa” tại Ủy ban nhân dân cấp xã trả kết quả cho người có yêu cầu. Khi trả Giấy khai sinh cho người có yêu cầu, công chức Tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký khai sinh, yêu cầu người có yêu cầu ký tên vào Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh. (2) Cách thức thực hiện Hình thức nộp Thời hạn giải quyết Phí, lệ phí Mô tả Trực tiếp - Thời hạn thực hiện liên thông các thủ tục hành chính đăng ký khai sinh, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi tối đa không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định. - Trường hợp hồ sơ, thông tin chưa đầy đủ hoặc chưa đúng quy định mà Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã phải hoàn thiện hồ sơ, bổ sung thông tin theo yêu cầu của cơ quan Bảo hiểm xã hội thì thời hạn giải quyết được kéo dài thêm không quá 02 ngày làm việc. - Đối với các xã cách xa trụ sở cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp huyện từ 50 km trở lên, giao thông đi lại khó khăn, chưa được kết nối Internet thì thời hạn trả kết quả được kéo dài thêm nhưng không quá 05 ngày làm việc. - Căn cứ vào tình hình thực tế, các địa phương có thể quy định cụ thể thời hạn thực hiện liên thông các thủ tục hành chính ngắn hơn thời hạn tối đa nêu trên. Người có yêu cầu trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Ủy ban nhân dân cấp xã. (3) Thành phần hồ sơ, bao gồm: Tên giấy tờ Mẫu đơn, tờ khai Số lượng - Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu quy định. Tờ khai đăng ký khai sinh. Bản chính: 1 - Bản sao: 0 - Giấy chứng sinh do cơ sở y tế nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế thì giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng; trường hợp không có người làm chứng thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực. Đối với trường hợp trẻ em bị bỏ rơi thì nộp biên bản về việc trẻ em bị bỏ rơi thay cho giấy chứng sinh. Bản chính: 1 - Bản sao: 0 - Tờ khai tham gia bảo hiểm y tế, Danh sách đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi của Ủy ban nhân dân cấp xã (theo mẫu quy định) Bản chính: 1 - Bản sao: 0 Xem và tải Tờ khai đăng ký khai sinh https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/10/07/T%E1%BB%9D%20khai%20%C4%91%C4%83ng%20k%C3%BD%20khai%20sinh.docx (4) Cơ quan thực hiện Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn. Bảo hiểm xã hội cấp huyện (5) Yêu cầu, điều kiện thực hiện - Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã. - Các cơ quan có thẩm quyền thực hiện liên thông các thủ tục hành chính phải cùng thuộc địa bàn một huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc cùng thuộc địa bàn một quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương. Trên đây là Liên thông các thủ tục hành chính về đăng ký khai sinh, cấp Thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi
Thủ tục đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài thực hiện như thế nào?
Thủ tục đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài hiện nay được quy định tại Quyết định 1872/QĐ-BTP năm 2020 công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hộ tịch thực hiện tại cơ quan đăng ký hộ tịch trong nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp Trình tự thực hiện đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài: 1. Người có yêu cầu đăng ký khai sinh nộp hồ sơ đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền. 2. Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình. 3. Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn ngay để người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định. Trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì người tiếp nhận phải lập văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, tên của người tiếp nhận. 4. Ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Trường hợp Chủ tịch đồng ý giải quyết thì công chức làm công tác hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ đăng ký khai sinh. Khi trả kết quả đăng ký hộ tịch, người trả kết quả có trách nhiệm hướng dẫn người yêu cầu đăng ký hộ tịch kiểm tra nội dung Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh; cùng người đi đăng ký khai sinh ký tên vào Sổ, cấp 01 bản chính Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh. Trường hợp cha, mẹ lựa chọn quốc tịch Việt Nam cho con thì công chức làm công tác hộ tịch cập nhật thông tin khai sinh theo hướng dẫn để lấy Số định danh cá nhân. Cách thức thực hiện đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài: - Người có yêu cầu đăng ký khai sinh trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện việc đăng ký khai sinh; - Người thực hiện việc đăng ký khai sinh có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc gửi qua hệ thống đăng ký hộ tịch trực tuyến. Thành phần hồ sơ đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài: * Giấy tờ phải xuất trình: - Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký khai sinh; - Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền đăng ký khai sinh. - Giấy chứng nhận kết hôn nếu cha, mẹ đã đăng ký kết hôn. - Trường hợp trẻ em sinh ra ở nước ngoài, có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam hoặc cha và mẹ đều là công dân Việt Nam, chưa được đăng ký khai sinh ở nước ngoài, về cư trú tại Việt Nam thì xuất trình giấy tờ chứng minh việc trẻ em đã nhập cảnh hợp pháp vào Việt Nam (như: hộ chiếu, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế có dấu xác nhận nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh) và văn bản xác nhận của cơ quan công an có thẩm quyền về việc trẻ em đang cư trú tại Việt Nam. Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực các giấy tờ phải xuất trình nêu trên. * Giấy tờ phải nộp: - Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT-BTP. - Giấy chứng sinh. Trường hợp không có Giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có văn bản của người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh. Trường hợp trẻ em sinh ra tại nước ngoài thì nộp Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp xác nhận về việc trẻ em được sinh ra ở nước ngoài và quan hệ mẹ - con (nếu có); - Trường hợp cha hoặc mẹ hoặc cả cha, mẹ là người nước ngoài thì phải nộp văn bản thỏa thuận của cha, mẹ về việc lựa chọn quốc tịch cho con. Trường hợp cha, mẹ lựa chọn quốc tịch nước ngoài cho con, thì ngoài văn bản thỏa thuận lựa chọn quốc tịch còn phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước mà trẻ được chọn mang quốc tịch về việc trẻ có quốc tịch phù hợp quy định pháp luật của nước đó. - Văn bản ủy quyền (được chứng thực) theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký khai sinh. * Lưu ý: - Đối với giấy tờ nộp, xuất trình: + Đối với công dân Việt Nam, giấy tờ chứng minh nơi cư trú và Giấy chứng nhận kết hôn chỉ xuất trình trong giai đoạn Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc chưa được xây dựng xong và thực hiện thống nhất trên toàn quốc (giai đoạn chuyển tiếp). + Đối với giấy tờ xuất trình khi đăng ký hộ tịch, người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu với thông tin trong tờ khai, chụp lại hoặc ghi lại thông tin để lưu trong hồ sơ và trả lại cho người xuất trình, không được yêu cầu nộp bản sao hoặc bản chụp giấy tờ đó. + Người yêu cầu đăng ký hộ tịch có thể nộp bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản chụp kèm theo bản chính giấy tờ để đối chiếu. Trường hợp người yêu cầu nộp bản chụp kèm theo bản chính giấy tờ thì người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính và ký xác nhận, không được yêu cầu người đi đăng ký nộp bản sao giấy tờ đó. + Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc xác nhận để sử dụng cho việc đăng ký hộ tịch tại Việt Nam phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; giấy tờ bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và công chứng bản dịch hoặc chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật. + Người tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận đúng, đủ hồ sơ đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật hộ tịch, không được yêu cầu người đăng ký hộ tịch nộp thêm giấy tờ mà pháp luật hộ tịch không quy định phải nộp. + Trường hợp người đi đăng ký khai sinh cho trẻ em là ông, bà, người thân thích khác thì không phải có văn bản ủy quyền của cha, mẹ trẻ em, nhưng phải thống nhất với cha, mẹ trẻ em về các nội dung khai sinh. - Đối với việc xác định họ, dân tộc, đặt tên cho trẻ: + Việc xác định họ, dân tộc, đặt tên cho trẻ em phải phù hợp với pháp luật và yêu cầu giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam; không đặt tên quá dài, khó sử dụng. + Trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được về họ, dân tộc, quê quán của con khi đăng ký khai sinh thì họ, dân tộc, quê quán của con được xác định theo tập quán nhưng phải bảo đảm theo họ, dân tộc, quê quán của cha hoặc mẹ. Thời hạn giải quyết đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài: Ngay trong ngày tiếp nhận hồ sơ; trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo. Trên đây là thủ tục thực hiện đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài.
Đăng ký khai sinh có được để trống tên cha?
Xin hỏi Luật sư, vợ chồng chưa ly hôn. Khi đăng ký khai sinh cho con nhưng muốn để trống tên cha có được không? Xin cảm ơn LS.
Hướng dẫn đăng ký khai sinh cho trẻ trong trường hợp đặc biệt
Ngày 11/5/2023 Chính phủ và Bộ Tư pháp vừa có Văn bản hợp nhất Nghị định 1843/VBHN-BTP năm 2023 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch 2014. Theo đó, văn bản hướng dẫn thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ trong trường hợp đặc biệt như sau: (1) Đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi - Người phát hiện trẻ bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và thông báo ngay cho UBND hoặc công an cấp xã nơi trẻ bị bỏ rơi. Trường hợp trẻ bị bỏ rơi tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo. - Ngay sau khi nhận được thông báo, Chủ tịch UBND cấp xã hoặc Trưởng công an cấp xã có trách nhiệm tổ chức lập biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi. UBND cấp xã có trách nhiệm giao trẻ cho cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng theo quy định pháp luật. Biên bản được lập thành hai bản, một bản lưu tại cơ quan lập, một bản giao cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ. - Sau khi lập biên bản UBND cấp xã tiến hành niêm yết tại trụ sở UBND trong 7 ngày liên tục về việc trẻ bị bỏ rơi. - Hết thời hạn niêm yết, nếu không có thông tin về cha, mẹ đẻ của trẻ, UBND cấp xã thông báo cho cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ để tiến hành đăng ký khai sinh cho trẻ. Cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm khai sinh cho trẻ em. Thủ tục đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật Hộ tịch 2014. - Họ, chữ đệm, tên của trẻ được xác định theo quy định của pháp luật dân sự. Nếu không có cơ sở để xác định ngày, tháng, năm sinh và nơi sinh của trẻ thì lấy ngày, tháng phát hiện trẻ bị bỏ rơi là ngày, tháng sinh. - Căn cứ thể trạng của trẻ để xác định năm sinh; nơi sinh là nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi. - Quê quán được xác định theo nơi sinh; quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam. - Phần khai về cha, mẹ và dân tộc của trẻ trong Giấy khai sinh và Sổ hộ tịch để trống; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ bị bỏ rơi”. (2) Đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ - UBND cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ. - Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống. - Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Hộ tịch 2014 thì UBND kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 1843/VBHN-BTP năm 2023. - Trường hợp trẻ chưa xác định được mẹ mà khi đăng ký khai sinh cha yêu cầu làm thủ tục nhận con thì giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều này; phần khai về mẹ trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ em để trống. - Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ không thuộc diện bị bỏ rơi, chưa xác định được cha và mẹ được thực hiện như quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định 1843/VBHN-BTP năm 2023; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ chưa xác định được cha, mẹ”. (3) Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ - Người yêu cầu đăng ký khai sinh nộp giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật Hộ tịch 2014 và văn bản xác nhận của cơ sở y tế đã thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho việc mang thai hộ. Phần khai về cha, mẹ của trẻ được xác định theo cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ. - Thủ tục đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật Hộ tịch 2014; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 1843/VBHN-BTP năm 2023. Xem thêm Văn bản hợp nhất Nghị định 1843/VBHN-BTP năm 2023.
Vợ hoặc chồng chưa nhập khẩu thủ tục đăng ký khai sinh cho con như thế nào?
Đăng ký khai sinh là một trong những những nghĩa vụ đăng ký hộ tịch. Việc vợ chưa nhập khẩu về nhà chồng hoặc ngược lại thì có đăng ký khai sinh cho con được không, thủ tục khai sinh cho con thực hiện như thế nào? được quy định tại Luật hộ tịch 2014. Cụ thể: 1. Thẩm quyền, trách nhiệm đăng ký khai sinh - Tại Điều 13 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thẩm quyền đăng ký khai sinh như sau: “ Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh.” - Về trách nhiệm đăng ký khai sinh được quy định tại Điều 15 Luật Hộ tịch 2014 như sau: Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em. 2. Hồ sơ làm giấy khai sinh gồm những gì? - Giấy tờ phải xuất trình: + Hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân của người yêu cầu làm giấy khai sinh do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân (khoản 1 Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP). + Giấy tờ chứng minh nơi cư trú của người yêu cầu là giấy khai sinh để chứng minh thẩm quyền đăng ký khai sinh. + Trường hợp cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn thì phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn. - Giấy tờ phải nộp: + Tờ khai theo mẫu được ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT-BTP. + Giấy chứng sinh. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh. (khoản 2 Điều 16 Luật Hộ tịch 2014) 3. Thủ tục làm giấy khai sinh - Người có yêu cầu đăng ký khai sinh nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền. - Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình. + Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; + Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận. - Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đồng ý giải quyết thì công chức tư pháp - hộ tịch cập nhật thông tin khai sinh theo hướng dẫn để lấy Số định danh cá nhân, ghi nội dung khai sinh vào Sổ đăng ký khai sinh, hướng dẫn người đi đăng ký khai sinh kiểm tra nội dung Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh, cùng người đi đăng ký khai sinh ký tên vào Sổ. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký 01 bản chính Giấy khai sinh cấp cho người được đăng ký khai sinh, số lượng bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu. (Mục I.1 phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 1872/QĐ-BTP) Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, có thể thấy thẩm quyền đăng ký khai sinh cho con là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh. Nếu vợ hoặc chồng chưa nhập khẩu vẫn có thể thực hiện đăng ký khai sinh cho con ở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cha hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của mẹ.
Đăng ký khai sinh cho con riêng khi chưa ly hôn với chồng
Tình huống là người mẹ chưa ly hôn thì có con với người khác. Lúc lên xã thì bên tư pháp nói không làm được giấy khai sinh với tên người cha đúng được. Vậy trường hợp này để làm được giấy khai sinh thì làm như thế nào? Liên quan đến vấn đề này, theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có nêu: "Điều 88. Xác định cha, mẹ 1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân. Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng. 2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định." ==> Theo đó, khi chưa ly hôn thì khi con sinh ra vẫn xác định cha mẹ là 2 vợ chồng (chồng trước). Khi đi đăng ký khai sinh thì công chức hộ tịch xã sẽ ghi nhận cha của đứa trẻ là chồng trước. Nếu vì lý do không muốn đăng ký thông tin cha là chồng trước mà muốn đăng ký thông tin cha là chồng sau thì người chồng trước phải tiến hành không thừa nhận người con này và gửi đơn đến Tòa để Tòa xác định. Sau đó dự vào quyết định của Tòa để không ghi nhận thông tin cha là người chồng trước. Đối với thông tin cha là người chồng sau thì sau khi thực hiện thủ tục ở trên, người chồng sau cần làm thêm thủ tục cha nhận con để ghi nhận thông tin người cha. Do chưa ly hôn nên việc xã từ chối đăng ký khai sinh khi hồ sơ ban đầu ghi tên vợ và người chồng sau là có cơ sở. Nếu muốn đăng ký thì phải làm các bước nêu trên thì mới ghi nhận thông tin vợ và người chồng sau là cha mẹ của đứa trẻ.
Đăng ký khai sinh cho con riêng khi chưa ly hôn với chồng cũ như thế nào?
1. Xác định cha mẹ cho con riêng được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân như thế nào? Theo Điều 88 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc xác định cha, mẹ như sau: Điều 88. Xác định cha, mẹ 1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân. Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng. 2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định. Như vậy, mặc dù là con riêng của người vợ nhưng được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân (khi vợ chồng chưa ly hôn) thì vẫn được xác định là con chung của vợ, chồng. Nếu người cha không thừa nhận đứa con riêng này thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định. 2. Đăng ký khai sinh cho con cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Theo Quyết định 1872/QĐ-BTP năm 2020, bố mẹ, người đi đăng ký khai sinh cho trẻ cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau: (1) Giấy tờ để xuất trình: - Hộ chiếu hoặc Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký khai sinh. - Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để chứng minh thẩm quyền đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn thì phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn (trong giai đoạn chuyển tiếp). Lưu ý: Đối với trường hợp đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài cần xuất trình thêm: + Giấy chứng nhận kết hôn nếu cha, mẹ đã đăng ký kết hôn. + Trường hợp trẻ em sinh ra ở nước ngoài, có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam hoặc cha và mẹ đều là công dân Việt Nam, chưa được đăng ký khai sinh ở nước ngoài, về cư trú tại Việt Nam thì xuất trình giấy tờ chứng minh việc trẻ em đã nhập cảnh hợp pháp vào Việt Nam như: Hộ chiếu, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế có dấu xác nhận nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh. Văn bản xác nhận của cơ quan công an có thẩm quyền về việc trẻ em đang cư trú tại Việt Nam. Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực các giấy tờ phải xuất trình nêu trên. (2) Giấy tờ để nộp: - Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu. - Bản chính Giấy chứng sinh; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh. Lưu ý: Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi thì phải có biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập. - Trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản xác nhận của cơ sở y tế đã thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho việc mang thai hộ. - Trường hợp có yếu tố nước ngoài thì có thêm: + Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp xác nhận về việc trẻ em được sinh ra ở nước ngoài và quan hệ mẹ - con (nếu có). + Nếu cha hoặc mẹ hoặc cả cha, mẹ là người nước ngoài thì phải nộp văn bản thỏa thuận của cha, mẹ về việc lựa chọn quốc tịch cho con. + Nếu cha, mẹ lựa chọn quốc tịch nước ngoài cho con, thì ngoài văn bản thỏa thuận lựa chọn quốc tịch còn phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước mà trẻ được chọn mang quốc tịch về việc trẻ có quốc tịch phù hợp quy định pháp luật của nước đó. - Trường hợp kết hợp đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ, con thì có thêm: + Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu. + Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, con hoặc quan hệ mẹ, con gồm: Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con. Trường hợp không có văn bản nêu trên thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.
Cha mẹ đang bị tạm giam thì đăng ký khai sinh cho con như thế nào?
Theo Điều 24 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định về các trường hợp đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn lưu động như sau: 1. Trường hợp trẻ em sinh ra mà cha mẹ bị khuyết tật, ốm bệnh không thể đi đăng ký khai sinh cho con; cha mẹ bị bắt, tạm giam hoặc đang thi hành án phạt tù mà không còn ông bà nội, ngoại và người thân thích khác hoặc những người này không thể đi đăng ký khai sinh cho trẻ thì Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành đăng ký khai sinh lưu động. Trường hợp người chết không có người thân thích, người thân thích không sống cùng địa bàn xã hoặc là người già, yếu, khuyết tật không đi đăng ký khai tử được thì Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành đăng ký khai tử lưu động. Trường hợp hai bên nam, nữ cùng thường trú trên địa bàn cấp xã mà một hoặc cả hai bên nam, nữ là người khuyết tật, ốm bệnh không thể đi đăng ký kết hôn được thì Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành đăng ký kết hôn lưu động. 2. Ngoài các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, căn cứ điều kiện thực tế của địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định tổ chức đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn lưu động. 3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm bố trí thời gian, kinh phí, nhân lực để thực hiện đăng ký hộ tịch lưu động theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này với hình thức phù hợp, bảo đảm mọi sự kiện sinh, tử, kết hôn của người dân được đăng ký đầy đủ. Vậy, trường hợp cha mẹ bị tạm giam thì việc đăng ký khai sinh cho con sẽ do ông bà nội, ngoại và người thân thích khác thực hiện. Trường hợp không còn ông bà nội, ngoại và người thân thích khác hoặc những người này không thể đi đăng ký khai sinh cho trẻ thì Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành đăng ký khai sinh lưu động.
Thời gian giải quyết thủ tục đăng ký khai sinh cho con là bao lâu?
Em đang thắc mắc về thời gian giải quyết thủ tục đăng ký khai sinh cho con. Anh/chị cho em hỏi là em đi làm giấy khai sinh ngày 2/8/2022 cán bộ tư pháp hẹn ngày trả kết quả vào ngày 25/8/2022. Như vậy có sai không ạ?
Không có giấy chứng sinh và người làm chứng thì đăng ký khai sinh cho con được không?
Trường hợp không có giấy chứng sinh và không có luôn người làm chứng thì có đăng ký khai sinh cho con được không? Hồ sơ, thủ tục đăng ký khai sinh cho con thế nào? Không có giấy chứng sinh, người làm chứng thì đăng ký khai sinh cho con được không? Theo khoản 1 Điều 16 Luật Hộ tịch 2014 quy định như sau: Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật. Như vậy, trường hợp không có giấy chứng sinh và người làm chứng thì có thể dùng giấy cam đoan về việc sinh để thay thế và đăng ký khai sinh như bình thường. Hồ sơ, thủ tục đăng ký khai sinh khi không có giấy chứng sinh và người làm chứng Cũng theo Điều 16 Luật Hộ tịch 2014, hồ sơ, thủ tục đăng ký khai sinh khi không có giấy chứng sinh và người làm chứng được thực hiện như sau: (1) Hồ sơ cần chuẩn bị - Tờ khai đăng ký khai sinh: Hiện nay mẫu tờ khai đăng ký khai sinh mới nhất được sử dụng là mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 04/2024/TT-BTP: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/10/10/tk-dng-ky-khai-sinh.doc - Giấy cam đoan về việc sinh. (2) Thủ tục - Người đi đăng ký khai sinh nộp hồ sơ cho cơ quan đăng ký hộ tịch. - Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp - hộ tịch: + Ghi nội dung khai sinh vào Sổ hộ tịch, gồm: ++ Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch; ++ Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; + Cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân. - Công chức tư pháp - hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh. Như vậy, hồ sơ, thủ tục đăng ký khai sinh khi không có giấy chứng sinh và người làm chứng sẽ được thực hiện như trên, Đăng ký khai sinh cho con ở đâu? Theo Điều 13 Luật Hộ tịch 2014, người có trách nhiệm (cha, mẹ; ông hoặc bà hoặc người thân thích khác; cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ) sẽ đăng ký khai sinh cho con tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ. Theo đó, Điều 11 Luật Cư trú 2020, nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú. Trường hợp không xác định được nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi cư trú của công dân là nơi ở hiện tại được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Cư trú 2020. Ngoài ra, theo Điều 7 Luật Hộ tịch 2014 thì các trường hợp khai sinh có yếu tố nước ngoài như sau: - Trường hợp làm Giấy khai sinh cho trẻ có yếu tố nước ngoài thì được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của cha hoặc mẹ. - Trường hợp đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú tại khu vực biên giới, còn người kia là công dân của nước láng giềng thường trú tại khu vực biên giới với Việt Nam thì được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú tiếp giáp với đơn vị hành chính tương đương cấp xã của Việt Nam nơi mẹ hoặc cha là công dân nước láng giềng thường trú. - Trường hợp, trẻ là công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài thì đăng ký khai sinh tại Cơ quan đại diện. Như vậy, trường hợp thông thường thì sẽ đăng ký khai sinh cho con tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú của cha hoặc mẹ
Không có giấy chứng sinh, làm thế nào để khai sinh cho con?
Trường hợp vì lý lý do nào đó mà để mất hoặc không có giấy chứng sinh của con, cha mẹ thực hiện theo các bước dưới đây để khai sinh cho con (1) Giấy chứng sinh là gì? Giấy chứng sinh là một văn bản do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền cấp cho trẻ em sau khi sinh, ghi nhận sự ra đời hợp pháp của trẻ. Giấy chứng sinh đóng vai trò quan trọng trong việc xác định danh tính, quyền lợi và nghĩa vụ của trẻ em. Giấy chứng sinh có thể coi như là một bằng chứng pháp lý xác nhận sự ra đời của trẻ em, thật vậy, giấy chứng sinh chính là căn cứ mạnh mẽ để xác định danh tính của trẻ, giúp trẻ được hưởng các quyền lợi và nghĩa vụ của công dân. Ngoài ra, Điều 16 Luật Hộ tịch 2014 có quy định, người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch, như vậy, giấy chứng sinh còn là một trong những thành phần hồ sơ cần thiết để khai sinh cho trẻ tại địa phương nơi trẻ cư trú. (2) Không có giấy chứng sinh, làm thế nào để khai sinh cho con? Có thể thấy, giấy chứng sinh là một loại giấy tờ quan trọng, là một thành phần giấy tờ để làm thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ. Tuy nhiên, vì lý do gì đó mà để mất giấy chứng sinh của con thì các bậc cha mẹ hoặc người thân thích cũng đừng quá hoang mang mà hãy bình tĩnh thực hiện việc đề nghị cấp lại Giấy chứng sinh cho con. Theo đó, cha, mẹ hoặc người thân thích của trẻ phải làm Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng sinh, đơn phải có xác nhận của Tổ trưởng Tổ dân phố hoặc trưởng thôn về việc sinh con và đang sinh sống tại địa bàn khu dân cư. Sau đó gửi đơn về bệnh viện, trạm y tế nơi đã cấp Giấy chứng sinh cho trẻ lần đầu để được cấp lại giấy chứng sinh. Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Luật Hộ tịch 2014, trường hợp không có giấy chứng sinh và cũng không xin cấp lại được thì cha mẹ cần có văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh con nộp kèm theo tờ khai đăng ký khai sinh để thực hiện khai sinh cho trẻ. Còn nếu cũng không có người làm chứng về việc sinh con thì cha mẹ phải làm giấy cam đoan về việc sinh con nộp kèm theo tờ khai đăng ký khai sinh để thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ. Nhìn chung, nếu không có giấy chứng sinh của con thì cũng còn nhiều cách khác để đăng ký khai sinh cho con mới sinh như đã đề cập. Ngoài ra, các bậc cha mẹ nên liên hệ ngay với bộ phận Tư pháp - Hộ tịch thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ để được hướng dẫn chi tiết các bước cần phải làm để đăng ký khai sinh cho con nhanh chóng. (3) Trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ Theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014, Giấy khai sinh đóng vai trò vô cùng quan trọng, là "chìa khóa" mở ra cánh cửa cuộc đời của mỗi cá nhân. Nó ghi nhận sự ra đời hợp pháp, xác định danh tính và mở ra cánh cửa cho hàng loạt quyền lợi, nghĩa vụ của mỗi công dân. Theo đó, Điều 15 Luật Hộ tịch 2014 quy định về trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ như sau: - Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em. - Công chức tư pháp - hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động Có thể thấy, Giấy khai sinh là một văn bản vô cùng quan trọng đối với mỗi cá nhân. Cha mẹ và người giám hộ có trách nhiệm khai sinh cho con em mình trong vòng 60 ngày sau ngày sinh để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của trẻ được thực hiện đầy đủ.
Mẹ đơn thân làm giấy khai sinh cho con thế nào?
Giấy khai sinh là giấy tờ quan trọng của cá nhân, từ khi được sinh ra thì cá nhân đã có quyền được khai sinh. Vậy trường hợp mẹ đơn thân thì làm khai sinh cho con như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau. (1) Mẹ đơn thân có làm giấy khai sinh cho con được không? Căn cứ Điều 15 Luật Hộ tịch 2014 có quy định về trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con như sau: - Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em. - Công chức tư pháp - hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định. Trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động. Đồng thời, tại Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP có quy định về đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ như sau: - UBND cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ. - Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống. - Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 Luật Hộ tịch 2014 thì UBND kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh. - Trường hợp trẻ chưa xác định được mẹ mà khi đăng ký khai sinh cha yêu cầu làm thủ tục nhận con thì giải quyết theo quy định tại Khoản 3 Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP; phần khai về mẹ trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ em để trống. - Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ không thuộc diện bị bỏ rơi, chưa xác định được cha và mẹ được thực hiện như quy định tại Khoản 3 Điều 14 Nghị định 123/2015/NĐ-CP; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ chưa xác định được cha, mẹ”. Từ dẫn chiếu các quy định nêu trên, có thể thấy, mẹ đơn thân vẫn được đăng ký khai sinh cho con của mình và phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống. Trường hợp muốn có thông tin về người cha thì phải kết hợp đăng ký khai sinh và đăng ký nhận con. (2) Mẹ đơn thân làm giấy khai sinh cho con thế nào? Cụ thể, để làm giấy khai sinh cho con trong trường hợp là mẹ đơn thì thực hiện theo trình tự như sau: Bước 01: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại Điều 16 Luật Hộ tịch 2014, bao gồm: - Tờ khai đăng ký khai sinh theo Thông tư 04/2024/TT-BTP https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/12/to-khai-dang-ky-giay-khai-sinh.doc Mẫu tờ khai đăng ký khai sinh - Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay thế giấy chứng sinh (văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh hoặc giấy cam đoan về việc sinh,..). Bước 02: Người mẹ có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nơi cư trú của mình ( thường trú hoặc tạm trú) hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu chính Lưu ý: Khi đi khai sinh cho con thì người mẹ cần phải xuất trình được giấy tờ tùy thân như CMND/CCCD, hộ chiếu,... và các giấy tờ chứng minh nơi cư trú để chứng minh thẩm quyền đăng ký khai sinh (giấy xác nhận thông tin về cư trú, giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư,... Bước 03: Nộp tờ khai theo mẫu quy định cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Bước 04: Ngay trong ngày tiếp nhận yêu cầu (trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo), sau khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức Tư pháp - Hộ tịch sẽ báo cáo với Chủ tịch UBND cấp xã. Trường hợp Chủ tịch UBND cấp xã đồng ý giải quyết thì công chức Tư pháp - Hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ hộ tịch, cập nhật vào CSDL hộ tịch điện tử, CSDL quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân, cùng người đi đăng ký khai sinh ký tên vào Sổ hộ tịch. Cuối cùng, Chủ tịch UBND cấp xã sẽ cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh. Theo đó, hiện nay, trường hợp là mẹ đơn thân chuẩn bị làm giấy khai sinh cho con thì có thể tham khảo theo trình tự các bước như đã nêu trên.
Làm giấy khai sinh cho con ở đâu? Có bắt buộc là ở quê cha hay quê mẹ?
Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân, từ khi được sinh ra thì cá nhân đã có quyền được khai sinh, vậy cha mẹ có thể thực hiện đăng ký khai sinh cho con ở đâu? Ở quê cha hay quê mẹ? Những ai có thể đăng ký khai sinh cho con? Căn cứ tại Điều 15 Luật Hộ tịch 2014, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; Trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em Làm giấy khai sinh cho con ở đâu? Làm ở quê cha hay mẹ? (1) Đăng ký khai sinh tại UBND cấp xã Căn cứ Điều 13 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thẩm quyền đăng ký khai sinh, như sau: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh. Như vậy, cha, mẹ, ông, bà hoặc người thân thích khác thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ ở UBND cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ (bao gồm cả nơi thường trú và tạm trú) (2) Đăng ký khai sinh tại UBND cấp huyện Thuộc vào các trường hợp sau đây thì phải thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ tại UBND cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ (bao gồm cả nơi thường trú và tạm trú) - Trẻ em được sinh ra tại Việt Nam: + Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch + Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước còn người kia là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài + Có cha và mẹ là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài + Có cha và mẹ là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch - Trẻ em được sinh ra ở nước ngoài chưa được đăng ký khai sinh về cư trú tại Việt Nam: + Có cha và mẹ là công dân Việt Nam + Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam (căn cứ Điều 35 Luật Hộ tịch 2014) (3) Đăng ký khai sinh trong trường hợp đặc biệt - Trường hợp trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú tại khu vực biên giới, còn người kia là công dân nước láng giềng (Campuchia, Lào, Trung Quốc) thường trú tại đơn vị hành chính tương đương cấp xã của Việt Nam tiếp giáp với xã ở khu vực biên giới của Việt Nam nơi công dân Việt Nam thường trú thì thực hiện đăng ký khai sinh tại UBND cấp xã nơi cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú. (Điều 7 Luật Hộ tịch 2014; Điều 17 Nghị định 123/2015/NĐ-CP) - Trường hợp trẻ em sinh ra tại nước ngoài, chưa được đăng ký khai sinh tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài và thuộc một trong các trường hợp sau đây thì thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ tại Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài ở khu vực lãnh sự nơi cha hoặc mẹ cư trú hoặc nơi trẻ em được sinh ra: + Có cha và mẹ là công dân Việt Nam + Có mẹ là công dân Việt Nam, cha là người không quốc tịch hoặc chưa xác định được người cha + Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, người kia là người nước ngoài, cha và mẹ có văn bản thỏa thuận lựa chọn quốc tịch Việt Nam cho con khi đăng ký khai sinh (Điều 7 Luật Hộ tịch 2014; Điều 2, Điều 6 Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-BNG-BTP) - Trường hợp chưa xác định được cha, mẹ thì đăng ký khai sinh cho trẻ ở UBND cấp xã nơi trẻ đang cư trú (nơi ở hiện tại của trẻ) (Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP) - Trường hợp cá nhân, tổ chức nuôi dưỡng trẻ em bị bỏ rơi thì đăng ký khai sinh cho trẻ ở UBND cấp xã nơi trẻ bị bỏ rơi. (Điều 14 Nghị định 123/2015/NĐ-CP) Tóm lại, cha, mẹ, ông, bà hoặc người thân thích khác có thể thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ ở quê cha hoặc mẹ đều được (kể cả nơi thường trú và tạm trú). Ngoài ra, có một số trường hợp phải đăng ký khai sinh cho con theo mục (2) (3) nêu trên.
Liên thông thủ tục hành chính '3 trong 1' cho trẻ em dưới 6 tuổi từ 1/7/2024
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 63/2024/NĐ-CP quy định việc liên thông điện tử 03 thủ tục hành chính: Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú và cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi (1) Liên thông thủ tục hành chính '3 trong 1' cho trẻ em dưới 6 tuổi từ 1/7/2024 Theo Nghị định 63/2024/NĐ-CP, kể từ ngày 01/7/2024, hồ sơ 02 nhóm thủ tục hành chính liên thông điện tử được tiếp nhận, giải quyết. Theo đó, việc thực hiện liên thông điện tử sẽ được thực hiện cho 02 nhóm chính bao gồm: - Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi - Đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, giải quyết mai táng phí, tử tuất Như vậy, tuy Nghị định 63/2024/NĐ-CP được quy định có hiệu lực ngay sau khi được ban hành nhưng đến ngày 01/7/2024 mới bắt đầu triển khai việc liên thông các thủ tục hành chính trên, lý do bởi vì các Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh, phần mềm nghiệp vụ của các bộ, ngành, địa phương phải nâng cấp, hoàn thiện kết nối, chia sẻ, thông suốt với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm, Cơ sở dữ liệu chuyên ngành và Phần mềm dịch vụ công liên thông. Theo quy định về nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính liên thông điện tử tại Điều 4 Nghị định 63/2024/NĐ-CP, việc thực hiện thủ tục hành chính liên thông điện tử này có giá trị pháp lý như các hình thức khác theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, khi thực hiện thủ tục hành chính liên thông sẽ không làm tăng chi phí cho cá nhân, tổ chức mà còn giúp cho cá nhân, tổ chức tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức khi không phải thực hiện các thủ tục hành chính này riêng lẻ như trước đây. (2) Hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính ‘3 trong 1’ cho trẻ em dưới 6 tuổi Việc thực hiện liên thông thủ tục hành chính ‘3 trong 1’ cho trẻ em dưới 6 tuổi sẽ được thực hiện hoàn toàn trên môi trường trực tuyến. Khi có nhu cầu thực hiện liên thông thủ tục hành chính: Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi thì phải chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm các thành phần sau: - Tờ khai điện tử (Mẫu số 01 kèm theo Nghị định 63/2024/NĐ-CP)https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/11/m%E1%BA%ABu%20s%E1%BB%91%2001%20li%C3%AAn%20th%C3%B4ng%20khai%20sinh.docx - Dữ liệu điện tử có ký số của Giấy chứng sinh được liên thông từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh với Phần mềm dịch vụ công liên thông. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì đính kèm các thành phần hồ sơ thay thế theo quy định pháp luật về Hộ tịch. - Trường hợp đăng ký thường trú cho trẻ em khác nơi thường trú của cha, mẹ (nếu được cha, mẹ đồng ý) thì đính kèm các thành phần hồ sơ theo quy định pháp luật về cư trú. Lưu ý: Nếu các thành phần hồ sơ trên là bản giấy thì phải thực hiện số hóa theo quy định tại Nghị định 107/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, người yêu cầu truy cập vào Cổng Dịch vụ công quốc gia (tại địa chỉ dichvucong.gov.vn) hoặc trên ứng dụng VNeID, lựa chọn mục “Dịch vụ công liên thông khai sinh, khai tử” để thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến và lệ phí theo quy định. (căn cứ Điều 5 và Điều 6 Nghị định 63/2024/NĐ-CP) (3) Ý nghĩa và lợi ích khi thực hiện liên thông thủ tục hành chính ‘3 trong 1’ cho trẻ em dưới 6 tuổi Việc triển khai liên thông thủ tục hành chính "3 trong 1" cho trẻ em dưới 6 tuổi từ 01/7/2024 là một bước tiến lớn của Chính phủ trong việc cải thiện dịch vụ công, mang lại nhiều lợi ích cho người dân: • Tiết kiệm thời gian, chi phí: Thay vì thực hiện 3 thủ tục riêng lẻ, nay chỉ cần thực hiện 1 lần, giảm bớt gánh nặng cho người dân. • Nhanh chóng: Hệ thống liên thông giúp giải quyết thủ tục nhanh chóng, đảm bảo thời gian cho người dân. • An toàn, chính xác: Dữ liệu được liên thông đảm bảo tính chính xác, an toàn và tránh sai sót. • Thuận lợi: Người dân có thể thực hiện thủ tục trực tuyến hoặc tại các cơ quan hành chính một cách dễ dàng. Đây là một giải pháp thiết thực góp phần hiện đại hóa nền hành chính, tạo môi trường thuận lợi cho người dân, đặc biệt là đối tượng trẻ em. Việc triển khai hiệu quả mô hình này sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo điều kiện cho trẻ em phát triển toàn diện. Liên thông thủ tục hành chính "3 trong 1" cho trẻ em dưới 6 tuổi là một chính sách sáng tạo, thiết thực, thể hiện sự quan tâm của Chính phủ đối với thế hệ tương lai. Mỗi cá nhân, gia đình và cơ quan chức năng hãy chung tay thực hiện hiệu quả mô hình này để mang lại lợi ích tốt nhất cho trẻ em.
Chưa đăng ký kết hôn nhưng có con, có thể nhờ cha mẹ đẻ của bạn trai làm giấy khai sinh?
Trường hợp 02 người chưa đăng ký kết hôn nhưng đã có con. Người đàn ông trong trường hợp này phải đi làm xa trong thời điểm sinh con thì có được nhờ bố mẹ đẻ làm giấy khai sinh cho đứa bé không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau. (1) Những ai có thể đăng ký khai sinh cho trẻ em? Căn cứ Điều 15 Luật Hộ tịch 2014 có quy định về trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em như sau: - Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em. - Công chức tư pháp - hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động. Như vậy, người có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em bao gồm những người như đã kể trên. (2) Chưa đăng ký kết hôn nhưng có con, có thể nhờ cha mẹ đẻ của bạn trai làm giấy khai sinh? Tại Điều 13 Luật Trẻ em 2016 có nêu rõ, trẻ em có quyền được khai sinh, khai tử, có họ, tên, có quốc tịch. Được xác định cha, mẹ, dân tộc và giới tính theo quy định của pháp luật. Từ dẫn chiếu quy định nêu trên và quy định tại mục (1), có thể thấy, đăng ký khai sinh là quyền lợi của đứa trẻ và là trách nhiệm của cha mẹ, ông bà, người thân thích hoặc tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em. Tuy nhiên, như đã có nêu trên, 02 người nam nữ tại đây chưa đăng ký kết hôn và trong trường hợp này chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Bộ luật Dân sự 2015.Theo đó, khi đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha thì họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con sẽ theo mẹ. Phần ghi về cha trong sổ hộ tịch và giấy khai sinh sẽ để trống. Như vậy, trong trường hợp này vẫn có thể ủy quyền cho cha, mẹ đẻ của người bạn trai để đi đăng ký khai sinh cho đứa trẻ và để trống phần ghi về cha trong giấy khai sinh. Sau đó, khi người cha trở về thì 02 người có thể đăng ký kết hôn và có văn bản thừa nhận là con chung. Tiếp đến là làm thủ tục bổ sung thông tin hộ tịch cho con theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Thông tư 04/2020/TT-BTP và thủ tục thay đổi họ cho con từ họ của mẹ đẻ sang họ của cha đẻ. (3) Trường hợp không muốn để trống thông tin người cha trong giấy khai sinh thì cần phải làm gì? Nếu không đăng ký kết hôn nhưng muốn giấy khai sinh của con có đầy đủ thông tin của cha để con được mang họ cha thì trong trường hợp này phải làm thủ tục nhận con theo quy định tại Điều 25 Luật Hộ tịch 2014 và Điều 15 Thông tư 04/2020/TT-BTP như sau: - Tờ khai đăng ký nhận cha con. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/28/to-khai-dang-ky-cha-me-con.doc Mẫu Tờ khai đăng ký nhận cha con - Chứng cứ chứng minh quan hệ cha con gồm: + Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con. + Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, con theo quy định thì các bên nhận cha, mẹ, con phải lập văn bản cam đoan về mối quan hệ theo quy định và có ít nhất 02 người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con. Lưu ý: Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp các giấy tờ cho cơ quan đăng ký hộ tịch - Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy việc nhận cha, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu. - Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc. Trường hợp nếu làm thủ tục đăng ký nhận cha con tại UBND cấp huyện: Thực hiện theo Điều 44 Luật Hộ tịch 2014. Như vậy, trường hợp muốn thông tin của người con trên giấy khai sinh được được đầy đủ thì phải làm thủ tục nhận con như đã nêu trên.
Bố mẹ không đăng ký khai sinh cho con thì chú, bác ruột có thể thực hiện thay không?
Nếu ba mẹ của cháu vì lý do nào đó mà không thể đi hoặc không đi đăng ký khai sinh cho cọn thì chú, bác ruột có được đi đăng ký khai sinh cho cháu mình không? Cụ thể qua bài viết sau. Bố mẹ không đăng ký khai sinh cho con thì chú, bác ruột có thể thực hiện thay không? Theo Điều 15 Luật Hộ tịch 2014 quy định về trách nhiệm đăng ký khai sinh như sau: - Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em. - Công chức tư pháp - hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động. Theo đó, tại Điều 2 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định về việc ủy quyền đăng ký hộ tịch như sau: - Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch theo quy định tại Điều 3 Luật hộ tịch (sau đây gọi là yêu cầu đăng ký hộ tịch) được uỷ quyền cho người khác thực hiện thay; trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con thì không được ủy quyền cho người khác thực hiện, nhưng một bên có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền, không phải có văn bản ủy quyền của bên còn lại. Việc ủy quyền phải lập thành văn bản, được chứng thực theo quy định của pháp luật. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực. - Trường hợp người đi đăng ký khai sinh cho trẻ em là ông, bà, người thân thích khác theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật hộ tịch thì không phải có văn bản ủy quyền của cha, mẹ trẻ em, nhưng phải thống nhất với cha, mẹ trẻ em về các nội dung khai sinh. Như vậy, nếu bố mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì chú, bác ruột có thể đăng ký khai sinh cho cháu, phải có giấy uỷ quyền những không cần công chứng, nhưng phải thống nhất với cha, mẹ của cháu về các nội dung khai sinh. Thủ tục đăng ký khai sinh cho cháu mới nhất Theo Điều 16 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thủ tục đăng ký khai sinh như sau: - Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. + Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; + Trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; + Trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật. - Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Hộ tịch 2014 vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân. - Công chức tư pháp - hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh. Như vậy, có thể thấy mặc dù chú, bác ruột thay bố mẹ đăng ký khai sinh cho cháu nhưng vẫn thực hiện thủ tục theo quy định chung như bố mẹ đăng ký khai sinh cho con. Đăng ký khai sinh cho con muộn thì có bị phạt không? Theo Điều 37 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm về đăng ký khai sinh cụ thể như - Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký khai sinh. - Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: + Cam đoan, làm chứng sai sự thật về việc sinh; + Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về nội dung khai sinh; + Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký khai sinh. - Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm. - Biện pháp khắc phục hậu quả: Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy khai sinh đã cấp do có hành vi vi phạm quy định; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định. Như vậy, pháp luật không quy định xử phạt đối với việc đăng ký khai sinh chậm cho con. Tuy nhiên, bố mẹ và những người có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con cần phải đăng ký khai sinh đúng quy định để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho con.
Thủ tục đăng ký khai sinh cho con năm 2024
Năm 2024 theo Âm lịch là năm Giáp Thìn, với quan niệm từ xưa đến nay của ông cha ta, nhiều gia đình có xu hướng "săn Rồng con" để mong cho con mình có một cuộc sống ấm no. Chính vì vậy, nhu cầu làm khai sinh cho con năm nay cũng gia tăng đáng kể. Theo quy định pháp luật hiện hành năm 2024 thì đăng ký khai sinh cho con ở đâu? Hồ sơ và trình tự thủ tục đăng ký khai sinh như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giúp các bậc cha mẹ giải đáp những thắc mắc trên. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy khai sinh năm 2024 Theo Điều 13 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thẩm quyền đăng ký khai sinh của Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp xã như sau: UBND cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh. Theo Điều 35 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thẩm quyền đăng ký khai sinh của UBND cấp huyện như sau: UBND cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em trong các trường hợp sau đây: - Đối với trẻ em được sinh ra tại Việt Nam: + Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch; + Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước còn người kia là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; + Có cha và mẹ là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; + Có cha và mẹ là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch. - Đối với trẻ em được sinh ra ở nước ngoài chưa được đăng ký khai sinh về cư trú tại Việt Nam: + Có cha và mẹ là công dân Việt Nam; + Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam. Như vậy, theo quy định Pháp luật hiện hành có 02 cơ quan có thẩm quyền đăng ký và cấp Giấy khai sinh là UBND cấp xã và UBND cấp huyện. Các trường hợp cha và mẹ đều là người Việt Nam, sinh con ra ở Việt Nam thì đăng ký tại UBND cấp xã và các trường hợp khác sẽ đăng ký ở UBND cấp huyện. Nội dung đăng ký khai sinh cho con năm 2024 1) Đăng ký tại UBND cấp xã Theo Điều 14 Luật Hộ tịch 2014, nội dung đăng ký tại UBND cấp xã bao gồm: - Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch; - Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; - Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh. Nội dung đăng ký khai sinh quy định tại khoản 1 Điều này là thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân, được ghi vào Sổ hộ tịch, Giấy khai sinh, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Hồ sơ, giấy tờ của cá nhân liên quan đến thông tin khai sinh phải phù hợp với nội dung đăng ký khai sinh của người đó. 2) Đăng ký tại UBND cấp huyện Nội dung đăng ký tại UBND cấp huyện cũng giống như tại cấp xã đã nêu trên. Việc xác định quốc tịch, dân tộc, họ của người được khai sinh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam và pháp luật dân sự. Hồ sơ và thủ tục đăng ký khai sinh con năm 2024 1) Đăng ký tại UBND cấp xã Quy định về hồ sơ và thủ tục đăng ký khai sinh cho con tại UBND cấp xã theo Điều 16 Luật hộ tịch 2014 như sau: Về hồ sơ - Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/03/14/M%E1%BA%ABu-t%E1%BB%9D-khai-%C4%91%C4%83ng-k%C3%BD-khai-sinh-2024.docx - Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh. - Trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập. - Trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật. Về thủ tục - Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo nêu trên, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ hộ tịch. Đồng thời, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân. - Công chức tư pháp - hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh. 2) Đăng ký tại UBND cấp huyện Về hồ sơ: Đối với trẻ em sinh ra tại Việt Nam: Quy định về hồ sơ đăng ký khai sinh cho con tại UBND cấp huyện theo Điều 36 Luật hộ tịch 2014 như sau: - Người đi đăng ký khai sinh nộp giấy tờ theo quy định như khi đăng ký tại UBND cấp xã cho cơ quan đăng ký hộ tịch. - Trường hợp cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là người nước ngoài thì phải nộp văn bản thỏa thuận của cha, mẹ về việc chọn quốc tịch cho con. - Trường hợp cha, mẹ chọn quốc tịch nước ngoài cho con thì văn bản thỏa thuận phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài mà người đó là công dân. Đối với trẻ em được sinh ra ở nước ngoài chưa được đăng ký khai sinh về cư trú tại Việt Nam: Quy định về hồ sơ đăng ký khai sinh cho con tại UBND cấp huyện theo Điều 29 Nghị định 123/2015/NĐ-CP như sau: - Người yêu cầu đăng ký khai sinh xuất trình giấy tờ chứng minh việc trẻ em cư trú tại Việt Nam (các giấy tờ này theo điểm a Khoản 1 Điều 7 Thông tư 04/2020/TT-BTP bao gồm giấy tờ chứng minh việc trẻ em đã nhập cảnh hợp pháp vào Việt Nam (như: hộ chiếu, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế có dấu xác nhận nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh) và văn bản xác nhận của cơ quan công an có thẩm quyền về việc trẻ em đang cư trú tại Việt Nam) và nộp các giấy tờ sau: + Tờ khai theo mẫu quy định https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/03/14/M%E1%BA%ABu-t%E1%BB%9D-khai-%C4%91%C4%83ng-k%C3%BD-khai-sinh-2024.docx + Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp xác nhận về việc trẻ em được sinh ra ở nước ngoài và quan hệ mẹ - con nếu có + Văn bản thỏa thuận của cha mẹ lựa chọn quốc tịch cho con đối với trường hợp trẻ em có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, người kia là công dân nước ngoài. - Trường hợp không có giấy chứng sinh hoặc xác nhận về việc trẻ em được sinh ra ở nước ngoài và quan hệ mẹ - con thì thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em theo thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ không thuộc diện bị bỏ rơi, chưa xác định được cha và mẹ theo quy định tại Khoản 5 Điều 15 Nghị định này. Về thủ tục: Đối với trẻ em sinh ra tại Việt Nam: Quy định về thủ tục đăng ký khai sinh cho con tại UBND cấp huyện theo Điều 36 Luật hộ tịch 2014 như sau: - Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định trên, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức làm công tác hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ hộ tịch; trường hợp trẻ em có quốc tịch nước ngoài thì không ghi nội dung số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh. - Công chức làm công tác hộ tịch, người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh. Đối với trẻ em được sinh ra ở nước ngoài chưa được đăng ký khai sinh: Quy định về thủ tục đăng ký khai sinh cho con tại UBND cấp huyện theo Điều 29 Nghị định 123/2015/NĐ-CP như sau: Ngay trong ngày tiếp nhận yêu cầu, Phòng Tư pháp kiểm tra hồ sơ. Nếu thấy hồ sơ đầy đủ, chính xác và đúng quy định pháp luật thì đăng ký theo trình tự, thủ tục quy giống như đối với trẻ em sinh ra tại Việt Nam. Như vậy, hồ sơ và trình tự thủ tục đăng ký khai sinh cho con năm 2024 có sự khác nhau đối với các trường hợp phải đăng ký ở UBND cấp xã và UBND cấp huyện. Trong trình tự, thủ tục đăng ký tại UBND cấp huyện cũng khác nhau đối với trẻ em được sinh ra ở Việt Nam và ở nước ngoài chưa được đăng ký khai sinh về cư trú tại Việt Nam. Mọi người cần thực hiện theo những hướng dẫn trên để có thể thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh cho con một cách hợp pháp và dễ dàng.
Ăn cơm trước kẻng là gì? Sinh con trước khi kết hôn có làm giấy khai sinh được không?
Tôi có thắc mắc: Ăn cơm trước kẻng là gì? Sinh con trước khi kết hôn có làm giấy khai sinh được không? (Câu hỏi của chị Trinh - Đồng Nai) Ăn cơm trước kẻng là gì? Sinh con trước khi kết hôn có làm giấy khai sinh được không? Theo đó, "Ăn cơm trước kẻng" là một thành ngữ tiếng Việt có nghĩa bóng là quan hệ tình dục trước hôn nhân. Thành ngữ này xuất phát từ hình ảnh bữa cơm gia đình. Khi tiếng kẻng báo hiệu giờ ăn vang lên, mọi người mới được phép bắt đầu ăn. Tuy nhiên, nếu ai đó ăn trước kẻng, nghĩa là họ đã vi phạm quy tắc chung. Ý nghĩa: Trong xã hội truyền thống Việt Nam, trinh tiết được xem là một phẩm chất quan trọng của người phụ nữ. Quan hệ tình dục trước hôn nhân được coi là hành vi sai trái, vi phạm đạo đức và có thể ảnh hưởng đến danh dự của người phụ nữ và gia đình. Tuy nhiên, với sự phát triển của xã hội, quan niệm về "ăn cơm trước kẻng" đã dần thay đổi. Nhiều người trẻ tuổi có tư tưởng cởi mở hơn và cho rằng việc quan hệ tình dục trước hôn nhân là chuyện bình thường. Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều người giữ quan điểm truyền thống và cho rằng đây là hành vi không nên. *Nội dung về Ăn cơm trước kẻng là gì? chỉ mang tính chất tham khảo Căn cứ theo Điều 20 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định về đăng ký nhận cha, mẹ, con, bổ sung hộ tịch trong một số trường hợp đặc biệt như sau: - Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, đã được đăng ký khai sinh nhưng không có thông tin về người cha, nay vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì không phải làm thủ tục nhận cha, con mà làm thủ tục bổ sung hộ tịch để ghi bổ sung thông tin về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của người con. - Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, chưa được đăng ký khai sinh mà khi đăng ký khai sinh, vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì thông tin về người cha được ghi ngay vào Giấy khai sinh của người con mà không phải làm thủ tục đăng ký nhận cha, con. - Trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cung cấp thông tin về người mẹ và lập văn bản thừa nhận con chung không đúng sự thật tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này theo quy định tại Điều 5 Thông tư này. Thông qua quy định trên, sinh con trước khi kết hôn vẫn làm giấy khai sinh được, cụ thể trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, chưa được đăng ký khai sinh thì khi đăng ký khai sinh, vợ chồng cần có văn bản thừa nhận là con chung thì thông tin về người cha được ghi ngay vào Giấy khai sinh của người con mà không phải làm thủ tục đăng ký nhận cha, con. Làm giấy khai sinh muộn bị phạt nhiêu bao tiền? Căn cứ tại Điều 37 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm về đăng ký khai sinh cụ thể như - Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký khai sinh. - Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: + Cam đoan, làm chứng sai sự thật về việc sinh; + Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về nội dung khai sinh; + Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký khai sinh. - Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này. - Biện pháp khắc phục hậu quả: Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy khai sinh đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại khoản 1 Điều này. Thông qua quy định trên, các hành vi vi phạm về đăng ký khai sinh không bao gồm về việc làm giấy khai sinh muộn. Do đó, việc làm giấy khai sinh cho con muộn cho con sẽ không bị phạt tiền. Mặc dù vậy, cha mẹ và người thân nên làm giấy khai sinh cho trẻ sớm nhất có thể để không làm ảnh hưởng đến nhiều hoạt động khác của con như: nhập học cho trẻ, khám chữa bệnh,... Giấy khai sinh bao gồm những nội dung gì? Theo khoản 6 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 có quy định như sau: - Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này. Theo đó, giấy khai sinh bao gồm những nội dung như sau: - Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch. - Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú. - Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.
Khai sinh cho con nhưng chưa nhập khẩu khi không biết có bị phạt không?
Xin chào luật sư, vợ chồng tôi lấy nhau được gần 5 năm, con lớn của tôi cũng được 4 tuổi rồi. Từ lúc cháu sinh ra thì chồng tôi cũng mang hộ khẩu ra công an xã làm giấy khai sinh và nhập khẩu, nhưng ko hiểu sao cháu chỉ được cấp giấy khai sinh và chưa được nhập khẩu vào. Và đến giờ tôi mới biết là cháu chưa được nhập khẩu vào của bố. Giờ tôi nhập khẩu cho cháu thì cần thủ tục gì? và liệu có bị phạt ko ạ?
Cha mẹ chưa đủ tuổi kết hôn thì con có được làm giấy khai sinh không?
Hiện nay, tình trạng kết hôn sớm hay có con rồi mới kết hôn cũng không còn quá xa lạ đối với chúng ta. Tuy nhiên, có những trường hợp đặc biệt như con được sinh ra khi cha mẹ chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật. Vậy trong trường hợp này, con có được làm giấy khai sinh hay không? Độ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật là bao nhiêu? Căn cứ tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về điều kiện kết hôn của nam và nữ như sau: - Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; - Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; - Không bị mất năng lực hành vi dân sự; - Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định Luật Hôn nhân và gia đình. Như vậy, nam từ đủ 20 tuổi trở lên và nữ từ đủ 18 tuổi trở lên là đủ tuổi đăng ký kết hôn trừ các trường hợp cấm kết hôn theo quy định pháp luật. Hành vi kết hôn với người chưa đủ tuổi (tảo hôn) hay tổ chức tảo hôn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 58 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, cụ thể: - Phạt tiền từ 01-03 triệu đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn. - Phạt tiền từ 03-05 triệu đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án. Xem bài viết liên quan: Liên thông các thủ tục hành chính về đăng ký khai sinh, cấp Thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi Khai sinh nhưng chưa nhập hộ khẩu cho con có bị phạt không? Con có được khai sinh khi cha mẹ không đủ tuổi đăng ký kết hôn không? Căn cứ tại khoản 1 Điều 30 Bộ luật Dân sự 2015 về quyền được khai sinh, khai tử như sau: Cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh. Đồng thời, căn cứ tại Điều 13 Luật Trẻ em 2016 cũng quy định trẻ em có quyền được khai sinh, khai tử, có họ, tên, quốc tịch; được xác định cha, mẹ, dân tộc, giới tính theo quy định của pháp luật. Như vậy, trẻ em có quyền được khai sinh kể cả khi cha mẹ chưa đủ tuổi để đăng ký kết hôn. Ngoài ra, hiện nay, không có quy định nào bắt buộc mẹ phải trên 18 tuổi mới được quyền đăng ký khai sinh cho con. Cha mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con Căn cứ tại Điều 15 Luật Hộ tịch 2014 quy định trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em. Ví dụ: Trường hợp khi cha, mẹ không đủ tuổi thì khi đăng ký khai sinh cho con trên giấy khai sinh chỉ ghi tên người mẹ, bỏ trống tên cha và xác định họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ. Nếu muốn có tên cha trong Giấy khai sinh thì cha, mẹ phải cùng lúc phải thực hiện thủ tục nhận cha con và đăng ký khai sinh cho con. Xem hướng dẫn: Thủ tục bổ sung tên cha vào giấy khai sinh cho con Xem bài viết liên quan: Đăng ký khai sinh cho con sinh ra ở nước ngoài về cư trú tại Việt Nam Có được làm lại giấy khai sinh cho người đã chết hay không?
Liên thông các thủ tục hành chính về đăng ký khai sinh, cấp Thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi
Để thuận tiện, tiết kiệm thời gian và nhanh chóng, bài viết hướng dẫn cụ thể các bước cần thực hiện khi liên thông các thủ tục hành chính về đăng ký khai sinh, cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi. (1) Trình tự thực hiện Người có yêu cầu nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế “Một cửa” của Ủy ban nhân dân cấp xã. Cán bộ, công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận, viết giấy nhận hồ sơ, hẹn trả kết quả từng loại việc cho người đi đăng ký; nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn người có yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ; văn bản hướng dẫn phải ghi đầy đủ, rõ ràng loại giấy tờ cần bổ sung, hoàn thiện; cán bộ tiếp nhận hồ sơ ký, ghi rõ họ tên và giao cho người nộp hồ sơ. Công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã đăng ký khai sinh cho trẻ em ngay trong ngày tiếp nhận hồ sơ Sau khi công chức Tư pháp – hộ tịch cấp xã thực hiện việc đăng ký khai sinh và cấp Giấy khai sinh cho trẻ em, cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ lập lập hồ sơ cấp Thẻ bảo hiểm y tế chuyển cho Bảo hiểm xã hội cấp huyện để cấp Thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em. Cơ quan Bảo hiểm xã hội kiểm tra hồ sơ, nếu thấy đầy đủ, hợp lệ thì thực hiện cấp Thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em (trong thời hạn 10 ngày). Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã biết, hoàn thiện. Cơ quan Bảo hiểm xã hội chuyển trả Thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em về Ủy ban nhân dân cấp xã. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế “Một cửa” tại Ủy ban nhân dân cấp xã trả kết quả cho người có yêu cầu. Khi trả Giấy khai sinh cho người có yêu cầu, công chức Tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký khai sinh, yêu cầu người có yêu cầu ký tên vào Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh. (2) Cách thức thực hiện Hình thức nộp Thời hạn giải quyết Phí, lệ phí Mô tả Trực tiếp - Thời hạn thực hiện liên thông các thủ tục hành chính đăng ký khai sinh, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi tối đa không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định. - Trường hợp hồ sơ, thông tin chưa đầy đủ hoặc chưa đúng quy định mà Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã phải hoàn thiện hồ sơ, bổ sung thông tin theo yêu cầu của cơ quan Bảo hiểm xã hội thì thời hạn giải quyết được kéo dài thêm không quá 02 ngày làm việc. - Đối với các xã cách xa trụ sở cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp huyện từ 50 km trở lên, giao thông đi lại khó khăn, chưa được kết nối Internet thì thời hạn trả kết quả được kéo dài thêm nhưng không quá 05 ngày làm việc. - Căn cứ vào tình hình thực tế, các địa phương có thể quy định cụ thể thời hạn thực hiện liên thông các thủ tục hành chính ngắn hơn thời hạn tối đa nêu trên. Người có yêu cầu trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Ủy ban nhân dân cấp xã. (3) Thành phần hồ sơ, bao gồm: Tên giấy tờ Mẫu đơn, tờ khai Số lượng - Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu quy định. Tờ khai đăng ký khai sinh. Bản chính: 1 - Bản sao: 0 - Giấy chứng sinh do cơ sở y tế nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế thì giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng; trường hợp không có người làm chứng thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực. Đối với trường hợp trẻ em bị bỏ rơi thì nộp biên bản về việc trẻ em bị bỏ rơi thay cho giấy chứng sinh. Bản chính: 1 - Bản sao: 0 - Tờ khai tham gia bảo hiểm y tế, Danh sách đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi của Ủy ban nhân dân cấp xã (theo mẫu quy định) Bản chính: 1 - Bản sao: 0 Xem và tải Tờ khai đăng ký khai sinh https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/10/07/T%E1%BB%9D%20khai%20%C4%91%C4%83ng%20k%C3%BD%20khai%20sinh.docx (4) Cơ quan thực hiện Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn. Bảo hiểm xã hội cấp huyện (5) Yêu cầu, điều kiện thực hiện - Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã. - Các cơ quan có thẩm quyền thực hiện liên thông các thủ tục hành chính phải cùng thuộc địa bàn một huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc cùng thuộc địa bàn một quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương. Trên đây là Liên thông các thủ tục hành chính về đăng ký khai sinh, cấp Thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi
Thủ tục đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài thực hiện như thế nào?
Thủ tục đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài hiện nay được quy định tại Quyết định 1872/QĐ-BTP năm 2020 công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hộ tịch thực hiện tại cơ quan đăng ký hộ tịch trong nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp Trình tự thực hiện đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài: 1. Người có yêu cầu đăng ký khai sinh nộp hồ sơ đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền. 2. Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình. 3. Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn ngay để người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định. Trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì người tiếp nhận phải lập văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, tên của người tiếp nhận. 4. Ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Trường hợp Chủ tịch đồng ý giải quyết thì công chức làm công tác hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ đăng ký khai sinh. Khi trả kết quả đăng ký hộ tịch, người trả kết quả có trách nhiệm hướng dẫn người yêu cầu đăng ký hộ tịch kiểm tra nội dung Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh; cùng người đi đăng ký khai sinh ký tên vào Sổ, cấp 01 bản chính Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh. Trường hợp cha, mẹ lựa chọn quốc tịch Việt Nam cho con thì công chức làm công tác hộ tịch cập nhật thông tin khai sinh theo hướng dẫn để lấy Số định danh cá nhân. Cách thức thực hiện đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài: - Người có yêu cầu đăng ký khai sinh trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện việc đăng ký khai sinh; - Người thực hiện việc đăng ký khai sinh có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc gửi qua hệ thống đăng ký hộ tịch trực tuyến. Thành phần hồ sơ đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài: * Giấy tờ phải xuất trình: - Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký khai sinh; - Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền đăng ký khai sinh. - Giấy chứng nhận kết hôn nếu cha, mẹ đã đăng ký kết hôn. - Trường hợp trẻ em sinh ra ở nước ngoài, có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam hoặc cha và mẹ đều là công dân Việt Nam, chưa được đăng ký khai sinh ở nước ngoài, về cư trú tại Việt Nam thì xuất trình giấy tờ chứng minh việc trẻ em đã nhập cảnh hợp pháp vào Việt Nam (như: hộ chiếu, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế có dấu xác nhận nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh) và văn bản xác nhận của cơ quan công an có thẩm quyền về việc trẻ em đang cư trú tại Việt Nam. Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực các giấy tờ phải xuất trình nêu trên. * Giấy tờ phải nộp: - Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT-BTP. - Giấy chứng sinh. Trường hợp không có Giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có văn bản của người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh. Trường hợp trẻ em sinh ra tại nước ngoài thì nộp Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp xác nhận về việc trẻ em được sinh ra ở nước ngoài và quan hệ mẹ - con (nếu có); - Trường hợp cha hoặc mẹ hoặc cả cha, mẹ là người nước ngoài thì phải nộp văn bản thỏa thuận của cha, mẹ về việc lựa chọn quốc tịch cho con. Trường hợp cha, mẹ lựa chọn quốc tịch nước ngoài cho con, thì ngoài văn bản thỏa thuận lựa chọn quốc tịch còn phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước mà trẻ được chọn mang quốc tịch về việc trẻ có quốc tịch phù hợp quy định pháp luật của nước đó. - Văn bản ủy quyền (được chứng thực) theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký khai sinh. * Lưu ý: - Đối với giấy tờ nộp, xuất trình: + Đối với công dân Việt Nam, giấy tờ chứng minh nơi cư trú và Giấy chứng nhận kết hôn chỉ xuất trình trong giai đoạn Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc chưa được xây dựng xong và thực hiện thống nhất trên toàn quốc (giai đoạn chuyển tiếp). + Đối với giấy tờ xuất trình khi đăng ký hộ tịch, người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu với thông tin trong tờ khai, chụp lại hoặc ghi lại thông tin để lưu trong hồ sơ và trả lại cho người xuất trình, không được yêu cầu nộp bản sao hoặc bản chụp giấy tờ đó. + Người yêu cầu đăng ký hộ tịch có thể nộp bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản chụp kèm theo bản chính giấy tờ để đối chiếu. Trường hợp người yêu cầu nộp bản chụp kèm theo bản chính giấy tờ thì người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính và ký xác nhận, không được yêu cầu người đi đăng ký nộp bản sao giấy tờ đó. + Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc xác nhận để sử dụng cho việc đăng ký hộ tịch tại Việt Nam phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; giấy tờ bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và công chứng bản dịch hoặc chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật. + Người tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận đúng, đủ hồ sơ đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật hộ tịch, không được yêu cầu người đăng ký hộ tịch nộp thêm giấy tờ mà pháp luật hộ tịch không quy định phải nộp. + Trường hợp người đi đăng ký khai sinh cho trẻ em là ông, bà, người thân thích khác thì không phải có văn bản ủy quyền của cha, mẹ trẻ em, nhưng phải thống nhất với cha, mẹ trẻ em về các nội dung khai sinh. - Đối với việc xác định họ, dân tộc, đặt tên cho trẻ: + Việc xác định họ, dân tộc, đặt tên cho trẻ em phải phù hợp với pháp luật và yêu cầu giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam; không đặt tên quá dài, khó sử dụng. + Trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được về họ, dân tộc, quê quán của con khi đăng ký khai sinh thì họ, dân tộc, quê quán của con được xác định theo tập quán nhưng phải bảo đảm theo họ, dân tộc, quê quán của cha hoặc mẹ. Thời hạn giải quyết đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài: Ngay trong ngày tiếp nhận hồ sơ; trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo. Trên đây là thủ tục thực hiện đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài.
Đăng ký khai sinh có được để trống tên cha?
Xin hỏi Luật sư, vợ chồng chưa ly hôn. Khi đăng ký khai sinh cho con nhưng muốn để trống tên cha có được không? Xin cảm ơn LS.
Hướng dẫn đăng ký khai sinh cho trẻ trong trường hợp đặc biệt
Ngày 11/5/2023 Chính phủ và Bộ Tư pháp vừa có Văn bản hợp nhất Nghị định 1843/VBHN-BTP năm 2023 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch 2014. Theo đó, văn bản hướng dẫn thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ trong trường hợp đặc biệt như sau: (1) Đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi - Người phát hiện trẻ bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và thông báo ngay cho UBND hoặc công an cấp xã nơi trẻ bị bỏ rơi. Trường hợp trẻ bị bỏ rơi tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo. - Ngay sau khi nhận được thông báo, Chủ tịch UBND cấp xã hoặc Trưởng công an cấp xã có trách nhiệm tổ chức lập biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi. UBND cấp xã có trách nhiệm giao trẻ cho cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng theo quy định pháp luật. Biên bản được lập thành hai bản, một bản lưu tại cơ quan lập, một bản giao cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ. - Sau khi lập biên bản UBND cấp xã tiến hành niêm yết tại trụ sở UBND trong 7 ngày liên tục về việc trẻ bị bỏ rơi. - Hết thời hạn niêm yết, nếu không có thông tin về cha, mẹ đẻ của trẻ, UBND cấp xã thông báo cho cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ để tiến hành đăng ký khai sinh cho trẻ. Cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm khai sinh cho trẻ em. Thủ tục đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật Hộ tịch 2014. - Họ, chữ đệm, tên của trẻ được xác định theo quy định của pháp luật dân sự. Nếu không có cơ sở để xác định ngày, tháng, năm sinh và nơi sinh của trẻ thì lấy ngày, tháng phát hiện trẻ bị bỏ rơi là ngày, tháng sinh. - Căn cứ thể trạng của trẻ để xác định năm sinh; nơi sinh là nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi. - Quê quán được xác định theo nơi sinh; quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam. - Phần khai về cha, mẹ và dân tộc của trẻ trong Giấy khai sinh và Sổ hộ tịch để trống; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ bị bỏ rơi”. (2) Đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ - UBND cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ. - Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống. - Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Hộ tịch 2014 thì UBND kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 1843/VBHN-BTP năm 2023. - Trường hợp trẻ chưa xác định được mẹ mà khi đăng ký khai sinh cha yêu cầu làm thủ tục nhận con thì giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều này; phần khai về mẹ trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ em để trống. - Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ không thuộc diện bị bỏ rơi, chưa xác định được cha và mẹ được thực hiện như quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định 1843/VBHN-BTP năm 2023; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ chưa xác định được cha, mẹ”. (3) Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ - Người yêu cầu đăng ký khai sinh nộp giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật Hộ tịch 2014 và văn bản xác nhận của cơ sở y tế đã thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho việc mang thai hộ. Phần khai về cha, mẹ của trẻ được xác định theo cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ. - Thủ tục đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật Hộ tịch 2014; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 1843/VBHN-BTP năm 2023. Xem thêm Văn bản hợp nhất Nghị định 1843/VBHN-BTP năm 2023.
Vợ hoặc chồng chưa nhập khẩu thủ tục đăng ký khai sinh cho con như thế nào?
Đăng ký khai sinh là một trong những những nghĩa vụ đăng ký hộ tịch. Việc vợ chưa nhập khẩu về nhà chồng hoặc ngược lại thì có đăng ký khai sinh cho con được không, thủ tục khai sinh cho con thực hiện như thế nào? được quy định tại Luật hộ tịch 2014. Cụ thể: 1. Thẩm quyền, trách nhiệm đăng ký khai sinh - Tại Điều 13 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thẩm quyền đăng ký khai sinh như sau: “ Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh.” - Về trách nhiệm đăng ký khai sinh được quy định tại Điều 15 Luật Hộ tịch 2014 như sau: Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em. 2. Hồ sơ làm giấy khai sinh gồm những gì? - Giấy tờ phải xuất trình: + Hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân của người yêu cầu làm giấy khai sinh do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân (khoản 1 Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP). + Giấy tờ chứng minh nơi cư trú của người yêu cầu là giấy khai sinh để chứng minh thẩm quyền đăng ký khai sinh. + Trường hợp cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn thì phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn. - Giấy tờ phải nộp: + Tờ khai theo mẫu được ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT-BTP. + Giấy chứng sinh. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh. (khoản 2 Điều 16 Luật Hộ tịch 2014) 3. Thủ tục làm giấy khai sinh - Người có yêu cầu đăng ký khai sinh nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền. - Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình. + Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; + Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận. - Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đồng ý giải quyết thì công chức tư pháp - hộ tịch cập nhật thông tin khai sinh theo hướng dẫn để lấy Số định danh cá nhân, ghi nội dung khai sinh vào Sổ đăng ký khai sinh, hướng dẫn người đi đăng ký khai sinh kiểm tra nội dung Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh, cùng người đi đăng ký khai sinh ký tên vào Sổ. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký 01 bản chính Giấy khai sinh cấp cho người được đăng ký khai sinh, số lượng bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu. (Mục I.1 phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 1872/QĐ-BTP) Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, có thể thấy thẩm quyền đăng ký khai sinh cho con là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh. Nếu vợ hoặc chồng chưa nhập khẩu vẫn có thể thực hiện đăng ký khai sinh cho con ở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cha hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của mẹ.
Đăng ký khai sinh cho con riêng khi chưa ly hôn với chồng
Tình huống là người mẹ chưa ly hôn thì có con với người khác. Lúc lên xã thì bên tư pháp nói không làm được giấy khai sinh với tên người cha đúng được. Vậy trường hợp này để làm được giấy khai sinh thì làm như thế nào? Liên quan đến vấn đề này, theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có nêu: "Điều 88. Xác định cha, mẹ 1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân. Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng. 2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định." ==> Theo đó, khi chưa ly hôn thì khi con sinh ra vẫn xác định cha mẹ là 2 vợ chồng (chồng trước). Khi đi đăng ký khai sinh thì công chức hộ tịch xã sẽ ghi nhận cha của đứa trẻ là chồng trước. Nếu vì lý do không muốn đăng ký thông tin cha là chồng trước mà muốn đăng ký thông tin cha là chồng sau thì người chồng trước phải tiến hành không thừa nhận người con này và gửi đơn đến Tòa để Tòa xác định. Sau đó dự vào quyết định của Tòa để không ghi nhận thông tin cha là người chồng trước. Đối với thông tin cha là người chồng sau thì sau khi thực hiện thủ tục ở trên, người chồng sau cần làm thêm thủ tục cha nhận con để ghi nhận thông tin người cha. Do chưa ly hôn nên việc xã từ chối đăng ký khai sinh khi hồ sơ ban đầu ghi tên vợ và người chồng sau là có cơ sở. Nếu muốn đăng ký thì phải làm các bước nêu trên thì mới ghi nhận thông tin vợ và người chồng sau là cha mẹ của đứa trẻ.
Đăng ký khai sinh cho con riêng khi chưa ly hôn với chồng cũ như thế nào?
1. Xác định cha mẹ cho con riêng được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân như thế nào? Theo Điều 88 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc xác định cha, mẹ như sau: Điều 88. Xác định cha, mẹ 1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân. Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng. 2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định. Như vậy, mặc dù là con riêng của người vợ nhưng được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân (khi vợ chồng chưa ly hôn) thì vẫn được xác định là con chung của vợ, chồng. Nếu người cha không thừa nhận đứa con riêng này thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định. 2. Đăng ký khai sinh cho con cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Theo Quyết định 1872/QĐ-BTP năm 2020, bố mẹ, người đi đăng ký khai sinh cho trẻ cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau: (1) Giấy tờ để xuất trình: - Hộ chiếu hoặc Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký khai sinh. - Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để chứng minh thẩm quyền đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn thì phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn (trong giai đoạn chuyển tiếp). Lưu ý: Đối với trường hợp đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài cần xuất trình thêm: + Giấy chứng nhận kết hôn nếu cha, mẹ đã đăng ký kết hôn. + Trường hợp trẻ em sinh ra ở nước ngoài, có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam hoặc cha và mẹ đều là công dân Việt Nam, chưa được đăng ký khai sinh ở nước ngoài, về cư trú tại Việt Nam thì xuất trình giấy tờ chứng minh việc trẻ em đã nhập cảnh hợp pháp vào Việt Nam như: Hộ chiếu, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế có dấu xác nhận nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh. Văn bản xác nhận của cơ quan công an có thẩm quyền về việc trẻ em đang cư trú tại Việt Nam. Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực các giấy tờ phải xuất trình nêu trên. (2) Giấy tờ để nộp: - Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu. - Bản chính Giấy chứng sinh; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh. Lưu ý: Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi thì phải có biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập. - Trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản xác nhận của cơ sở y tế đã thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho việc mang thai hộ. - Trường hợp có yếu tố nước ngoài thì có thêm: + Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp xác nhận về việc trẻ em được sinh ra ở nước ngoài và quan hệ mẹ - con (nếu có). + Nếu cha hoặc mẹ hoặc cả cha, mẹ là người nước ngoài thì phải nộp văn bản thỏa thuận của cha, mẹ về việc lựa chọn quốc tịch cho con. + Nếu cha, mẹ lựa chọn quốc tịch nước ngoài cho con, thì ngoài văn bản thỏa thuận lựa chọn quốc tịch còn phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước mà trẻ được chọn mang quốc tịch về việc trẻ có quốc tịch phù hợp quy định pháp luật của nước đó. - Trường hợp kết hợp đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ, con thì có thêm: + Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu. + Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, con hoặc quan hệ mẹ, con gồm: Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con. Trường hợp không có văn bản nêu trên thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.
Cha mẹ đang bị tạm giam thì đăng ký khai sinh cho con như thế nào?
Theo Điều 24 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định về các trường hợp đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn lưu động như sau: 1. Trường hợp trẻ em sinh ra mà cha mẹ bị khuyết tật, ốm bệnh không thể đi đăng ký khai sinh cho con; cha mẹ bị bắt, tạm giam hoặc đang thi hành án phạt tù mà không còn ông bà nội, ngoại và người thân thích khác hoặc những người này không thể đi đăng ký khai sinh cho trẻ thì Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành đăng ký khai sinh lưu động. Trường hợp người chết không có người thân thích, người thân thích không sống cùng địa bàn xã hoặc là người già, yếu, khuyết tật không đi đăng ký khai tử được thì Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành đăng ký khai tử lưu động. Trường hợp hai bên nam, nữ cùng thường trú trên địa bàn cấp xã mà một hoặc cả hai bên nam, nữ là người khuyết tật, ốm bệnh không thể đi đăng ký kết hôn được thì Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành đăng ký kết hôn lưu động. 2. Ngoài các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, căn cứ điều kiện thực tế của địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định tổ chức đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn lưu động. 3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm bố trí thời gian, kinh phí, nhân lực để thực hiện đăng ký hộ tịch lưu động theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này với hình thức phù hợp, bảo đảm mọi sự kiện sinh, tử, kết hôn của người dân được đăng ký đầy đủ. Vậy, trường hợp cha mẹ bị tạm giam thì việc đăng ký khai sinh cho con sẽ do ông bà nội, ngoại và người thân thích khác thực hiện. Trường hợp không còn ông bà nội, ngoại và người thân thích khác hoặc những người này không thể đi đăng ký khai sinh cho trẻ thì Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành đăng ký khai sinh lưu động.
Thời gian giải quyết thủ tục đăng ký khai sinh cho con là bao lâu?
Em đang thắc mắc về thời gian giải quyết thủ tục đăng ký khai sinh cho con. Anh/chị cho em hỏi là em đi làm giấy khai sinh ngày 2/8/2022 cán bộ tư pháp hẹn ngày trả kết quả vào ngày 25/8/2022. Như vậy có sai không ạ?