Năm 2025, đèn vàng có được đi tiếp không?
Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ vừa được thông qua có nhiều quy định mới khi tham gia giao thông. Vậy theo Luật mới thì đèn vàng có được đi tiếp nữa không? Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2025. Năm 2025, đèn vàng có được đi tiếp không? Theo khoản 4 Điều 12 Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định về tín hiệu đèn giao thông như sau: Màu của đèn tín hiệu giao thông gồm: màu xanh, màu vàng, màu đỏ; có hiển thị thời gian hoặc không hiển thị thời gian. Người tham gia giao thông phải chấp hành như sau: - Tín hiệu đèn màu xanh là được đi; trường hợp người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang đi ở lòng đường, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường; - Tín hiệu đèn màu vàng phải dừng lại trước vạch dừng; trường hợp tín hiệu đèn màu vàng nhấp nháy, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông được đi nhưng phải quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường hoặc các phương tiện khác theo quy định; Trong khi đó, theo quy định hiện hành tại khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì: Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường. Như vậy, quy định mới đã bãi bỏ quy định trường hợp gặp đèn vàng đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp. Theo đó, kể từ ngày 01/01/2025 khi gặp đèn vàng thì bắt buộc phải dừng lại trước vạch dừng (trường hợp đèn vàng nhấp nháy vẫn được đi tiếp như quy định cũ). Hành vi vượt đèn vàng bị phạt bao nhiêu tiền? 1) Đối với xe ô tô Theo điểm a khoản 5, điểm b, c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vượt đèn vàng đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô như sau: - Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông; - Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: + Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; +Gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. 2) Đối với xe máy Theo điểm e khoản 4, điểm b khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vượt đèn vàng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy như sau: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông; - Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: + Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng + Gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Như vậy, từ ngày 01/01/2025 nếu xe ô tô vượt đèn vàng sẽ bị phạt từ 4 - 6 triệu đồng, xe máy sẽ bị phạt từ 800 - 1 triệu đồng. Ngoài ra, người vi phạm sẽ bị tước quyền sử dụng bằng lái xe từ 1 - 3 tháng hoặc có thể hơn nếu gây tai nạn. Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.
Thực tế khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu vàng
Đèn giao thông có 3 màu: xanh, đỏ và vàng thì chắc ai ai cũng biết rồi ha :)) Và căn cứ khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định: “Điều 10. Hệ thống báo hiệu đường bộ 3. Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau: a) Tín hiệu xanh là được đi; b) Tín hiệu đỏ là cấm đi; c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.” Theo quy định trên, mỗi màu của tín hiệu đèn giao thông có mỗi ý nghĩa khác nhau và người giao thông cần tuân thủ tín hiệu đèn giao thông đó. Tưởng như đơn giản như vậy nhưng trên thực tế có thể bắt gặp trên đường nhiều người không tuân thủ tín hiệu đèn giao thông. Trong đó bài viết này mình nhắm vào tín hiệu đèn giao thông màu vàng. Khi đèn giao thông chuyển sang màu vàng thì theo quy định của pháp luật là phải DỪNG - phải DỪNG lại trước vạch kẻ đường, nếu đã đi quá vạch thì mới được đi tiếp. Và việc vận dụng linh hoạt quy định này của pháp luật mà chúng ta dễ nhìn thấy đèn sắp chuyển sang màu vàng thì cố gắng chạy tăng tốc lên để đi qua vạch khi đèn vàng để được đi tiếp và không phải dừng đèn đỏ. Thế cuối cùng những người đó có đang vi phạm luật giao thông. Và hình như chưa thấy tình huống nào bị phạt do đèn vàng mà không dừng lại nhỉ. Vậy đèn vàng đang bị lu mờ đi chăng??
Chào các vị tiền bối Dân Luật, hôm nay tại hạ viết lên đôi dòng quan điểm cá nhân về đèn tín hiệu và sự tồn tại của đèn vàng trong bộ đèn giao thông (đỏ - vàng - xanh), trong tác phẩm này, tại hạ không đề cập đến đèn vàng nhấp nháy cảnh báo nguy hiểm, đi chậm. Vì vậy, mọi cáo trạng liên quan đến “hắn” thì chúng ta không luận ở đây. Sau đây chúng ta cùng đào bới về lịch sử của chiếc đèn vàng đang yên vị giữa đèn đỏ và đèn xanh! Được hạ sinh với mục đích phục vụ cho tàu hoả, nhưng giờ đây, đèn tín hiệu giao thông được phục vụ chủ yếu là giao thông đường bộ, và dĩ nhiên, sự tồn tại của nó trong thời đại bây giờ là không thể thiếu. Nhưng với sự ra đời trước kia, đèn tín hiệu giao thông chỉ gồm 2 màu là xanh và đỏ, chiếc đèn vàng lúc đó được thay thế bằng tiếng bấm còi của các đồng chí cảnh sát. Cho đến 1920, thì đèn tín hiệu mới có đủ 3 màu xanh, đỏ, vàng. Với chủ đích báo hiệu cho những tiền bối khi tham gia giao thông nhận biết được sự chuyển đổi giữa đèn xanh và đèn đỏ, chiếc đèn vàng ngày càng phát huy tác dụng của mình. Những tiền bối nào “cưỡi ngựa” từ xa mà đã thấy đèn vàng thì liền giữ cương để tránh ngựa sắt nhú đầu qua vạch trắng, thậm chí lao đầu qua giao lộ và tông thẳng vào các chú ngựa làng bên chạy vuông góc. Nhưng giờ đây, trên các cây đèn tín hiệu giao thông, các đồng hồ đếm ngược đã được gắn vào, đồng nghĩa với việc, chỉ cần nhìn những con số chạy, các vị huynh đài có thể biết được còn bao lâu nữa thì đèn đỏ xuất hiện, bao lâu nữa thì đèn xanh thế chân. Vậy thì đèn vàng còn làm gì tại vị trí đó? Hơn nữa, gần đây, việc bị “thổi còi” về vấn đề phóng ngựa qua đèn vàng là khá phổ biến, chỉ cần thấy đèn xanhcòn 2-3s là các vị anh hùng liền kéo cương mà thúc ngựa phi qua giao lộ mặc kệ phố xá đang đông vui, bỏi vì họ “đinh ninh” rằng, còn đèn vàng. Chưa kể, nếu đèn vàng còn tồn tại, thì luật pháp chúng ta phải quy định thêm về vượt đèn vàng như thế nào thì bị hay không bị phạt. Trong khi đó, nếu trên cây đèn chỉ còn lại 2 màu xanh và đỏ, sẽ chẳng còn ai “đinh ninh” nữa, cứ chiếu theo màu mà xử phạt, há chẳng phải là dễ dàng hơn sao. Trên đây là quan điểm của tại hạ về vấn đề bỏ đèn vàng. không biết ý kiến các tiền bối Dân Luật về vấn đề này như thế nào. Hãy để lại vài dòng bút tích để tại hạ được mở rộng tầm mắt. Đa tạ
Quy định về vượt đèn vàng tại một số nước
Tại Anh: Nghĩa vụ của người lái xe là phải dừng xe trước mọi tín hiệu đèn trừ đèn xanh. Do đó, không chỉ đèn đỏ mà nếu tín hiệu đèn chuyển sang màu vàng, người lái xe cũng phải dừng lại. Người lái xe chỉ được “tha tội” nếu xe đã chạy vượt qua khỏi vạch dừng màu trắng ngay trụ đèn, hoặc xe lúc đó đã quá gần vạch và việc thắng gấp có rủi ro nguy hiểm, gây tai nạn. Luật dừng đèn vàng có hơi khác đèn đỏ một chút. Một khi tín hiệu đèn chuyển sang màu đỏ, bạn nhất thiết phải dừng xe sau vạch dừng màu trắng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Phạt vượt đèn giao thông ở Anh chủ yếu là phạt nguội. Người vi phạm sẽ nhận giấy phạt cùng hình ảnh camera giao thông chứng tỏ mình vi phạm. Mức phạt vượt đèn vàng ở Anh là 100 bảng (hơn 130 USD). Tại Úc: Mức phạt vượt đèn vàng 325-433 đô Úc (hơn 246-328 USD), tùy mức độ: Không nhường đường cho người đi bộ, cản trở người đi bộ, không nhường đường cho xe đang chạy tới, chạy xe cố tình vượt đèn vàng. Úc cũng cho phép người tham gia giao thông vượt đèn vàng nếu đang di chuyển ở tốc độ nhanh và thắng gấp có thể gây nguy cơ tai nạn. Mức phạt cao nhất được áp dụng nếu cố tình vượt đèn vàng. Số tiền này bằng với mức phạt vượt đèn đỏ. Tại New Zealand: Mức phạt vượt đèn vàng ngang với vượt đèn đỏ. Cảnh sát giao thông có quyền viết giấy phạt 150 đô New Zealand (hơn 107 USD) nếu bạn không dừng xe đúng vạch khi tín hiệu đèn chuyển sang màu vàng. Trường hợp xe đã ra tới giữa giao lộ rồi mới có tín hiệu đèn vàng, bạn có quyền đi tiếp vì lúc đó dừng lại sẽ không an toàn. Một số bang của Mỹ: Vượt đèn vàng không bị xem là vi phạm pháp luật. Cụ thể, tại bang California, đèn vàng chỉ mang ý nghĩa “cảnh báo”, cho biết đèn giao thông sắp chuyển sang màu đỏ. Bang California giải thích gọn gàng là: "Đèn khi chuyển từ xanh sang vàng tức muốn nói hãy cẩn thận, sắp có đèn đỏ. Lúc này, hãy dừng lại nếu an toàn. Nếu không thể dừng an toàn, hãy vượt qua nơi giao nhau một cách cẩn trọng". Trường hợp xe của bạn đã chạy tới giữa giao lộ, hoặc đã vượt qua vạch dành cho người đi bộ, hoặc đã vượt qua vạch dừng ngang trụ đèn trước khi tín hiệu đèn chuyển sang màu đỏ cũng không bị xem là phạm luật. Tuy nhiên, cảnh sát giao thông Mỹ cũng ghi nhận có rất nhiều người lái xe cố tình chạy nhanh khi vừa thấy đèn vàng để tránh phải dừng khi đèn đỏ bật lên. Nhiều trường hợp tai nạn giao thông được ghi nguyên nhân là vượt đèn vàng tốc độ cao. Tại Nhật và nhiều nước châu Âu: Cũng có quy định giống Australia và Mỹ, đèn vàng phải dừng, nhưng nếu dừng mất an toàn thì được đi. Thậm chí ở Đức còn có đèn vàng ở giữa thời điểm chuyển từ đỏ sang xanh. Đất nước này có hệ thống giao thông cho xe hơi phát triển, vì thế đèn vàng để tài xế chuẩn bị sẵn sàng tư thế di chuyển tiếp, nhất là cho xe số sàn có thời gian chuẩn bị côn, số. (Tổng hợp)
Năm 2025, đèn vàng có được đi tiếp không?
Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ vừa được thông qua có nhiều quy định mới khi tham gia giao thông. Vậy theo Luật mới thì đèn vàng có được đi tiếp nữa không? Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2025. Năm 2025, đèn vàng có được đi tiếp không? Theo khoản 4 Điều 12 Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định về tín hiệu đèn giao thông như sau: Màu của đèn tín hiệu giao thông gồm: màu xanh, màu vàng, màu đỏ; có hiển thị thời gian hoặc không hiển thị thời gian. Người tham gia giao thông phải chấp hành như sau: - Tín hiệu đèn màu xanh là được đi; trường hợp người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang đi ở lòng đường, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường; - Tín hiệu đèn màu vàng phải dừng lại trước vạch dừng; trường hợp tín hiệu đèn màu vàng nhấp nháy, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông được đi nhưng phải quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường hoặc các phương tiện khác theo quy định; Trong khi đó, theo quy định hiện hành tại khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì: Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường. Như vậy, quy định mới đã bãi bỏ quy định trường hợp gặp đèn vàng đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp. Theo đó, kể từ ngày 01/01/2025 khi gặp đèn vàng thì bắt buộc phải dừng lại trước vạch dừng (trường hợp đèn vàng nhấp nháy vẫn được đi tiếp như quy định cũ). Hành vi vượt đèn vàng bị phạt bao nhiêu tiền? 1) Đối với xe ô tô Theo điểm a khoản 5, điểm b, c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vượt đèn vàng đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô như sau: - Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông; - Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: + Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; +Gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. 2) Đối với xe máy Theo điểm e khoản 4, điểm b khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vượt đèn vàng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy như sau: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông; - Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: + Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng + Gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Như vậy, từ ngày 01/01/2025 nếu xe ô tô vượt đèn vàng sẽ bị phạt từ 4 - 6 triệu đồng, xe máy sẽ bị phạt từ 800 - 1 triệu đồng. Ngoài ra, người vi phạm sẽ bị tước quyền sử dụng bằng lái xe từ 1 - 3 tháng hoặc có thể hơn nếu gây tai nạn. Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.
Thực tế khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu vàng
Đèn giao thông có 3 màu: xanh, đỏ và vàng thì chắc ai ai cũng biết rồi ha :)) Và căn cứ khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định: “Điều 10. Hệ thống báo hiệu đường bộ 3. Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau: a) Tín hiệu xanh là được đi; b) Tín hiệu đỏ là cấm đi; c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.” Theo quy định trên, mỗi màu của tín hiệu đèn giao thông có mỗi ý nghĩa khác nhau và người giao thông cần tuân thủ tín hiệu đèn giao thông đó. Tưởng như đơn giản như vậy nhưng trên thực tế có thể bắt gặp trên đường nhiều người không tuân thủ tín hiệu đèn giao thông. Trong đó bài viết này mình nhắm vào tín hiệu đèn giao thông màu vàng. Khi đèn giao thông chuyển sang màu vàng thì theo quy định của pháp luật là phải DỪNG - phải DỪNG lại trước vạch kẻ đường, nếu đã đi quá vạch thì mới được đi tiếp. Và việc vận dụng linh hoạt quy định này của pháp luật mà chúng ta dễ nhìn thấy đèn sắp chuyển sang màu vàng thì cố gắng chạy tăng tốc lên để đi qua vạch khi đèn vàng để được đi tiếp và không phải dừng đèn đỏ. Thế cuối cùng những người đó có đang vi phạm luật giao thông. Và hình như chưa thấy tình huống nào bị phạt do đèn vàng mà không dừng lại nhỉ. Vậy đèn vàng đang bị lu mờ đi chăng??
Chào các vị tiền bối Dân Luật, hôm nay tại hạ viết lên đôi dòng quan điểm cá nhân về đèn tín hiệu và sự tồn tại của đèn vàng trong bộ đèn giao thông (đỏ - vàng - xanh), trong tác phẩm này, tại hạ không đề cập đến đèn vàng nhấp nháy cảnh báo nguy hiểm, đi chậm. Vì vậy, mọi cáo trạng liên quan đến “hắn” thì chúng ta không luận ở đây. Sau đây chúng ta cùng đào bới về lịch sử của chiếc đèn vàng đang yên vị giữa đèn đỏ và đèn xanh! Được hạ sinh với mục đích phục vụ cho tàu hoả, nhưng giờ đây, đèn tín hiệu giao thông được phục vụ chủ yếu là giao thông đường bộ, và dĩ nhiên, sự tồn tại của nó trong thời đại bây giờ là không thể thiếu. Nhưng với sự ra đời trước kia, đèn tín hiệu giao thông chỉ gồm 2 màu là xanh và đỏ, chiếc đèn vàng lúc đó được thay thế bằng tiếng bấm còi của các đồng chí cảnh sát. Cho đến 1920, thì đèn tín hiệu mới có đủ 3 màu xanh, đỏ, vàng. Với chủ đích báo hiệu cho những tiền bối khi tham gia giao thông nhận biết được sự chuyển đổi giữa đèn xanh và đèn đỏ, chiếc đèn vàng ngày càng phát huy tác dụng của mình. Những tiền bối nào “cưỡi ngựa” từ xa mà đã thấy đèn vàng thì liền giữ cương để tránh ngựa sắt nhú đầu qua vạch trắng, thậm chí lao đầu qua giao lộ và tông thẳng vào các chú ngựa làng bên chạy vuông góc. Nhưng giờ đây, trên các cây đèn tín hiệu giao thông, các đồng hồ đếm ngược đã được gắn vào, đồng nghĩa với việc, chỉ cần nhìn những con số chạy, các vị huynh đài có thể biết được còn bao lâu nữa thì đèn đỏ xuất hiện, bao lâu nữa thì đèn xanh thế chân. Vậy thì đèn vàng còn làm gì tại vị trí đó? Hơn nữa, gần đây, việc bị “thổi còi” về vấn đề phóng ngựa qua đèn vàng là khá phổ biến, chỉ cần thấy đèn xanhcòn 2-3s là các vị anh hùng liền kéo cương mà thúc ngựa phi qua giao lộ mặc kệ phố xá đang đông vui, bỏi vì họ “đinh ninh” rằng, còn đèn vàng. Chưa kể, nếu đèn vàng còn tồn tại, thì luật pháp chúng ta phải quy định thêm về vượt đèn vàng như thế nào thì bị hay không bị phạt. Trong khi đó, nếu trên cây đèn chỉ còn lại 2 màu xanh và đỏ, sẽ chẳng còn ai “đinh ninh” nữa, cứ chiếu theo màu mà xử phạt, há chẳng phải là dễ dàng hơn sao. Trên đây là quan điểm của tại hạ về vấn đề bỏ đèn vàng. không biết ý kiến các tiền bối Dân Luật về vấn đề này như thế nào. Hãy để lại vài dòng bút tích để tại hạ được mở rộng tầm mắt. Đa tạ
Quy định về vượt đèn vàng tại một số nước
Tại Anh: Nghĩa vụ của người lái xe là phải dừng xe trước mọi tín hiệu đèn trừ đèn xanh. Do đó, không chỉ đèn đỏ mà nếu tín hiệu đèn chuyển sang màu vàng, người lái xe cũng phải dừng lại. Người lái xe chỉ được “tha tội” nếu xe đã chạy vượt qua khỏi vạch dừng màu trắng ngay trụ đèn, hoặc xe lúc đó đã quá gần vạch và việc thắng gấp có rủi ro nguy hiểm, gây tai nạn. Luật dừng đèn vàng có hơi khác đèn đỏ một chút. Một khi tín hiệu đèn chuyển sang màu đỏ, bạn nhất thiết phải dừng xe sau vạch dừng màu trắng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Phạt vượt đèn giao thông ở Anh chủ yếu là phạt nguội. Người vi phạm sẽ nhận giấy phạt cùng hình ảnh camera giao thông chứng tỏ mình vi phạm. Mức phạt vượt đèn vàng ở Anh là 100 bảng (hơn 130 USD). Tại Úc: Mức phạt vượt đèn vàng 325-433 đô Úc (hơn 246-328 USD), tùy mức độ: Không nhường đường cho người đi bộ, cản trở người đi bộ, không nhường đường cho xe đang chạy tới, chạy xe cố tình vượt đèn vàng. Úc cũng cho phép người tham gia giao thông vượt đèn vàng nếu đang di chuyển ở tốc độ nhanh và thắng gấp có thể gây nguy cơ tai nạn. Mức phạt cao nhất được áp dụng nếu cố tình vượt đèn vàng. Số tiền này bằng với mức phạt vượt đèn đỏ. Tại New Zealand: Mức phạt vượt đèn vàng ngang với vượt đèn đỏ. Cảnh sát giao thông có quyền viết giấy phạt 150 đô New Zealand (hơn 107 USD) nếu bạn không dừng xe đúng vạch khi tín hiệu đèn chuyển sang màu vàng. Trường hợp xe đã ra tới giữa giao lộ rồi mới có tín hiệu đèn vàng, bạn có quyền đi tiếp vì lúc đó dừng lại sẽ không an toàn. Một số bang của Mỹ: Vượt đèn vàng không bị xem là vi phạm pháp luật. Cụ thể, tại bang California, đèn vàng chỉ mang ý nghĩa “cảnh báo”, cho biết đèn giao thông sắp chuyển sang màu đỏ. Bang California giải thích gọn gàng là: "Đèn khi chuyển từ xanh sang vàng tức muốn nói hãy cẩn thận, sắp có đèn đỏ. Lúc này, hãy dừng lại nếu an toàn. Nếu không thể dừng an toàn, hãy vượt qua nơi giao nhau một cách cẩn trọng". Trường hợp xe của bạn đã chạy tới giữa giao lộ, hoặc đã vượt qua vạch dành cho người đi bộ, hoặc đã vượt qua vạch dừng ngang trụ đèn trước khi tín hiệu đèn chuyển sang màu đỏ cũng không bị xem là phạm luật. Tuy nhiên, cảnh sát giao thông Mỹ cũng ghi nhận có rất nhiều người lái xe cố tình chạy nhanh khi vừa thấy đèn vàng để tránh phải dừng khi đèn đỏ bật lên. Nhiều trường hợp tai nạn giao thông được ghi nguyên nhân là vượt đèn vàng tốc độ cao. Tại Nhật và nhiều nước châu Âu: Cũng có quy định giống Australia và Mỹ, đèn vàng phải dừng, nhưng nếu dừng mất an toàn thì được đi. Thậm chí ở Đức còn có đèn vàng ở giữa thời điểm chuyển từ đỏ sang xanh. Đất nước này có hệ thống giao thông cho xe hơi phát triển, vì thế đèn vàng để tài xế chuẩn bị sẵn sàng tư thế di chuyển tiếp, nhất là cho xe số sàn có thời gian chuẩn bị côn, số. (Tổng hợp)