Các nguyên tắc đảm bảo đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành
Qua bài viết cùng tìm hiểu thêm về các nguyên tắc đảm bảo đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành và văn bản nhà nước Việt Nam tham gia ký kết. 1. Bảo đảm đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư Khoản 4 Điều 5 Luật Đầu tư 2014 có quy định: “Nhà nước đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư; có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, phát triển bền vững các ngành kinh tế.” Các quy định của pháp luật Việt Nam về các biện pháp bảo đảm đầu tư, khuyến khích đầu tư, quyền và nghĩa vụ của các nhà đầu tư đều được quy định chung cho các nhà đầu tư mà không có sự khác biệt, đảm bảo cho Nhà nước Việt Nam không phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài. Cùng với đó, các cam kết quốc tế mà nhà nước Việt Nam tham gia ký kết cũng thể hiện nguyên tắc này, nội dung của nguyên tắc này được cụ thể hóa bằng nguyên tắc Đối xử tối huệ quốc (MFN) và nguyên tắc Đối xử quốc gia (NT). Theo đó, nội dung của nguyên tắc MFN quốc được hiểu là: “Mỗi Bên phải dành cho nhà đầu tư của Bên kia sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử dành cho nhà đầu tư của nước mình, hoặc nhà đầu tư của Bên không phải thành viên Hiệp định này trong những hoàn cảnh tương tự ….” . Nguyên tắc NT được hiểu một cách tương tự, đó là: “Mỗi Bên phải dành cho nhà đầu tư của Bên kia sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử dành cho nhà đầu tư của nước mình trong những hoàn cảnh tương tự….” Trong những hiệp định song phương được hình thành từ những thập niên trước, mặc dù được thể hiện có hơi chút khác biệt nhưng về nội dung của phương nguyên tắc này cũng được thể hiện rõ nét, như quy định tại Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam - Nhật Bản: “Mỗi Bên Ký kết sẽ dành cho hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư của Bên Ký kết kia trong Khu vực của mình sự đối xử công bằng, thỏa đáng và sự bảo vệ và an ninh đầy đủ và lâu dài”. Nguyên tắc đối xử công bằng, bình đẳng giữa các nhà đầu tư là một trong những nguyên tắc được xem là tối quan trọng, là những điều khoản cơ bản của luật trong nước cũng như các Hiệp định về đầu tư. Khi các nhà đầu tư được đối xử công bằng, khả năng cạnh tranh trên thị trường của họ được đảm bảo, đó là một trong những lý do làm cho họ quyết định sẽ đầu tư. Hơn thế nữa, đây còn nội dung quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong việc tạo ra một môi trường đầu tư lành mạnh, tiềm năng theo xu hướng toàn cầu hóa, xây dưng nền kinh tế thị trường trong nước. 2. Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu về tài sản Hoạt động đầu tư mang đặc trưng riêng của nó là luôn gắn liền với tài sản, vốn đầu tư, thu nhập từ hoạt động động đầu tư. Khi nhà đầu tư nước ngoài thực hiện đầu tư vào nước mà họ không mang quốc tịch, được xem là nơi “xa lạ” với họ về tất cả phương diện từ đời sống, văn hóa cho đến pháp luật và tình hình an ninh chính trị. Không một nhà đầu tư nào mong muốn rằng khi họ thực hiện đầu tư ra nước ngoài mà không thể chuyển thu nhập của họ về hoặc một ngày nào đó nhà nước sở tại tuyên bố tài sản của họ bị quốc hữu hóa. Nhà nước tiếp nhận đầu tư ghi nhận nguyên tắc này tức là đảm bảo cho tài sản hợp pháp của họ luôn được nhà nước công nhận và họ có đầy đủ các quyền trên số tài sản hợp pháp này. Nguyên tắc này được thể hiện rõ hơn trong các khoản về đảm bảo đầu tư và sẽ được phân tích cụ thể hơn ở phần sau. 3. Nhà đầu tư được quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà pháp luật không cấm Đây là một thay đổi lớn của pháp luật Việt Nam so với trước đây. Từ khi Luật Đầu tư 2014, Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực thì đều ghi nhận các chủ thể của các luật này được đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực, nghành nghề mà pháp luật không cấm thay vì trước đây là đầu tư, kinh doanh trong các nghành nghề mà pháp luật cho phép. Đối với hoạt động đầu tư, các nghành nghề kinh doanh mà pháp luật cấm được quy định tại Khoản 1, Điều 6, Luật Đầu tư 2014. Tất nhiên, khi tiến hành các hoạt động đầu tư mà pháp luật không cấm thì nhà đầu tư vẫn phải thực hiện các thủ tục cần thiết cũng như cần có các điều kiện nhất định theo quy định, đặc biệt là đối với các nghành nghề kinh doanh có điều kiện. 4. Nhà đầu tư được tự chủ quyết định hoạt động đầu tư kinh doanh theo quy định Nguyên tắc ngày thể hiện quyền tự định đoạt của các nhà đầu tư. Khi họ thực hiện đầu tư tức là họ phải bỏ tiền hoặc tài sản khác ra để thực hiện hoạt động đầu tư thì họ phải đòi hỏi quyền định đoạt của mình đối với hoạt đông đầu tư kinh doanh đó. Nhà nước ghi nhận quyền cơ bản này của họ được xem là hợp lý và tất yếu để đảm bảo quyền cơ bản của các nhà đầu tư. 5. Nhà nước tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến đầu tư Khi Việt Nam tham gia ký kết các Điều ước quốc tế với các thành viên khác của điều ước thì tất nhiên những điều khoản của điều ước đó phải được ưu tiên sử dụng, cho dù có sự khác biệt với pháp luật trong nước, chỉ trừ Hiến pháp nước nhà . Điều này được ghi nhận trong Luật Đầu tư 2014, cụ thể như sau: “Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó”. Đây là một nguyên tắc quan trọng trong việc xác định luật áp dụng và phù hợp với pháp luật quốc tế, khi cùng một nội dung luật mà có nhiều văn bản quy định và có sự mâu thuẫn với nhau. Ngoại trừ Hiến pháp thì Điều ước quốc tế sẽ được ưu tiên áp dụng.
Phán quyết của Tòa Hình sự Quốc tế có giá trị ra sao?
Khi nhắc đến Tòa Hình sự Quốc tế, người ta thường được biết đến là nơi xét xử những bản án làm rung động thế giới như các tội phạm chiến tranh, diệt chủng thuộc Đức Quốc xã, Nhật Bản vào thời kỳ trước. Thì mới đây, Tòa hình sự đã phát lệnh bắt khẩn cấp Tổng thống Nga với nhiều cáo buộc cho rằng ông chịu trách nhiệm trực tiếp cho phép quân sự nước này di chuyển trẻ em Ukraine ra ngoài lãnh thổ. Vậy phán quyết của Tòa Hình sự Quốc tế có giá trị ra sao? 1. Tòa Hình sự Quốc tế là gì? Tòa Hình sự Quốc tế (International Criminal Court) được Liên Hợp Quốc thành lập dựa trên Quy chế Rome vào năm 1998. Trong đó, có 120 phiếu ủng hộ, 7 phiếu chống và 21 quốc gia không tham gia bỏ phiếu. Đa phần Tòa hình sự Quốc tế sẽ tổ chức xét xử, thi hành các bản án và hợp tác trong lĩnh vực hình sự. Đặc biệt nhấn mạnh đến những nguyên tắc của luật hình sự quốc tế. Tòa sẽ thực hiện các chức năng và quyền hạn của mình trên lãnh thổ của quốc gia thành viên Quy chế bất kỳ, các quốc gia tham gia không được phép bảo lưu đối với bất kỳ điều khoản nào trong Quy chế. Lưu ý, Tòa Hình sự sẽ căn cứ vào những thỏa thuận riêng, trên lãnh thổ của một quốc gia khác không phải là thành viên của Quy chế. 2. Tòa Hình sự Quốc tế có được bắt nguyên thủ quốc gia? Tòa Hình sự Quốc tế được thành lập và phát triển bởi Liên Hợp Quốc vì vậy sẽ có nước tham gia hoặc không tham gia. Các nước không tham gia có quyền từ chối các điều khoản được quy định bởi Tòa. Tòa Hình sự Quốc tế chủ yếu nhắm đến các đối tượng đặc biệt nguy hiểm không chỉ trong nước mà còn ở đa quốc gia. Tòa có thiết chế độc lập với các Tòa án hình sự trong nước, thẩm quyền xét xử của Tòa là sự ‘bổ trợ” (Complementarity) đối với thẩm quyền xét xử của các Tòa án trong nước. Thông thường nguyên thủ quốc gia lại được miễn trừ trách nhiệm hình sự căn cứ vào Hiến pháp của nước sở tại. Mà Tòa Hình sự Quốc tế không phải là một cấp xét xử cao hơn so với các Tòa trong nước. Hoặc là một Tòa phúc thẩm đối với các Tòa án quốc gia nên không có thẩm quyền tác động đến quy định của các quốc gia nên không thể bắt nguyên thủ quốc gia theo luật dẫn độ. 3. Giá trị phán quyết của Tòa Hình sự quốc tế Từ những dữ liệu trên cho thấy Tòa Hình sự Quốc tế là một chủ thể của Luật quốc tế, Tòa án do các quốc gia độc lập có chủ quyền thỏa thuận thành lập nên với mục đích ngăn ngừa và trừng trị những hành vi nguy hiểm nhất xâm phạm đến cộng đồng quốc tế nói chung. Tư cách chủ thể của Tòa độc lập với các quốc gia thành viên và hoạt động của Tòa căn cứ trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế và không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia thành viên. Tòa Hình sự là một thiết chế và vị trí pháp lý độc lập so với LHQ, điều đó thể hiện không chỉ ở cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn mà còn nguồn tài chính được đóng góp từ phía các thành viên chứ không phải sự hỗ trợ tài chính từ phía LHQ. Đối tượng chịu sự xét xử của Tòa là các cá nhân, điểm này giúp phân biệt với Tòa án Công lý quốc tế ở chỗ. Tòa án Công lý quốc tế chỉ giải quyết các tranh chấp giữa các chủ thể của luật quốc tế mà thôi. Do đó Tòa án Công lý quốc tế không chấp nhận những vụ việc mà một bên hoặc các bên là những cá nhân. Như vậy, phán quyết của Tòa Hình sự Quốc tế có giá trị độc lập với chủ thể là một tổ chức được hoạt động dựa trên sự công nhận của các thành viên tham gia và công nhận. Còn đối với các quốc gia không là thành viên và không có giao kết điều ước quốc tế có liên quan đến Tòa sẽ không phải chịu trách nhiệm thi hành phán quyết của Tòa này.
Luật áp dụng đối với hợp đồng tặng cho vốn góp tại Việt Nam của công ty nước ngoài
Ngày nay rất nhiều công ty nước ngoài thoả thuận hợp đồng tặng cho phần vốn góp của công ty đó tại Việt Nam. Vậy hợp đồng này chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật nào? Các bên có thể tự do lựa chọn luật áp dụng không? Quan điểm cá nhân của tôi về vấn đề trên như sau: (1) Hợp đồng tặng cho phần vốn góp là giao dịch dân sự có yếu tố nước ngoài. Giao dịch dân sự có yếu tố nước ngoài là một khái niệm rộng lớn, bao gồm tất cả những giao dịch thỏa mãn điều kiện tại khoản 2 Điều 663 Bộ luật Dân sự 2015. “Điều 663. Phạm vi áp dụng …2. Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;” Theo đó hợp đồng tặng cho phần vốn góp trong trường hợp này cũng là một giao dịch dân sự có yếu tố nước ngoài vì đây là giao dịch giữa hai bên chủ thể là pháp nhân nước ngoài (cụ thể là giao dịch giữa hai công ty Nhật Bản), đối tượng của giao dịch là phần vốn góp của công ty tại Việt Nam. (2) Pháp luật áp dụng đối với Hợp đồng tặng cho phần vốn góp Căn cứ theo quy định tại Điều 664 Bộ luật Dân sự 2015: "Điều 664. Xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài 1. Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam. 2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam có quy định các bên có quyền lựa chọn thì pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa chọn của các bên. 3. Trường hợp không xác định được pháp luật áp dụng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đó." Theo đó, trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam cho phép các bên có quyền lựa chọn luật áp dụng thì sẽ được xác định theo lựa chọn các bên. - Đối với Công ước viên 1980 - CISG của Liên Hợp Quốc về mua bán hàng hóa quốc tế (Việt Nam là thành viên) thì hợp đồng tặng cho không thuộc đối tượng điều chỉnh, CISG chỉ quy định về luật áp dụng đối với hợp đồng thương mại quốc tế, hợp đồng kinh doanh quốc tế hay có thể nói trường hợp trên các bên không được quyền thỏa thuận luật áp dụng. - Theo luật Việt Nam: Căn cứ theo khoản 1 Điều 683 Bộ luật Dân sự 2015, các bên có quyền được thỏa thuận chọn lựa luật áp dụng nếu đây là hợp đồng, trừ trường hợp: + Đối tượng giao dịch là bất động sản thì áp dụng luật của nước nơi có bất động sản; + Pháp luật do các bên lựa chọn trong hợp đồng lao động, thương mại ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người lao động, người tiêu dùng thì áp dụng luật Việt Nam; + Có sự thỏa thuận thay đổi pháp luật áp dụng đối với hợp đồng không được ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba hoặc được người thứ ba đồng ý. Vì vậy, Luật điều chỉnh sẽ được áp dụng theo thứ tự sau: luật áp dụng theo sự thỏa thuận của các bên trong trường hợp này các bên có quyền được thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng => Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam => Luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Dẫn độ về Việt Nam trong trường hợp phối hợp điều ước quốc tế
Ngày 17/8/2022 vừa qua, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế vừa ban hành Công văn 159/TANDTC-HTQT về việc góp ý dự thảo Thông tư liên tịch kèm theo giữa Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, TANDTC, VKSNDTC quy định về quan hệ phối hợp thực hiện một số hoạt động hợp tác quốc tế trong tố tụng. Tại dự thảo Thông tư liên tịch quy định quan hệ phối hợp trong dẫn độ khi áp dụng điều ước quốc tế. Cụ thể, dự thảo lần này nêu ra trình tự, thủ tục dẫn độ công dân phạm tội hình sự tại nước ngoài về Việt Nam được thực hiện như sau: Lập hồ sơ yêu cầu độ Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự có công dân phạm tội tại nước ngoài, để thực hiện việc dẫn độ công dân về Việt Nam thì cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền phải thực hiện việc lập hồ sơ yêu cầu dẫn độ. Nội dung trong hồ sơ cơ quan Việt Nam yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài dẫn độ một người về Việt Nam. Việc lập hồ sơ dẫn độ phải tuân thủ các quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước được yêu câu là thành viên, pháp luật nước được yêu cầu dẫn độ, Điều 36, Điều 37 Luật Tương trợ tư pháp năm 2007, quy định pháp luật có liên quan. Sau khi đáp ứng các thủ tục về lập hồ sơ, gửi cho Bộ Công an để kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ cuối cùng là chuyển cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài tiếp nhận. Trong trường hợp xét thấy cần thiết, cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền có văn bản đề nghị Bộ Công an hướng dẫn việc lập hồ sơ yêu cầu dẫn độ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Bộ Công an có văn bản trả lời cơ quan tiến hành tố tụng có thấm quyên. Bộ Công an tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ và chuyển hồ sơ (1) Về thời gian tiếp nhận kiểm định hồ sơ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu dẫn độ, Bộ Công an vào sồ hồ sơ dẫn độ, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại Điều 7 Thông tư liên tịch về căn cứ xem xét, áp dụng nguyên tắc có đi có lại. (2) Trường hợp hồ sơ hợp lệ Bộ Công an có Công hàm kèm theo hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài là thành viên; đồng thời gửi bản sao Công hàm cho cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền lập hồ sơ ủy thác tư pháp về hình sự. Theo quy định trên việc gửi hồ sơ sẽ đến hai nơi thứ nhất là gửi đến cơ quan có thẩm quyền tại nước sở tại, thứ hai là gửi bản sao cho cơ quan tiến hành tố tụng tại Việt Nam. Việc gửi đến hai nơi trên nhằm mang tính đồng bộ và thực hiện cùng lúc. (3) Trường hợp hồ sơ không hợp lệ Bộ Công an có văn bản đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền bổ sung thông tin hoặc trả lại hồ sơ, nêu rõ lý do và hướng dẫn cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định của điều ước quốc tế và pháp luật Việt Nam. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Công an, cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền hoàn thiện hồ sơ và chuyển đến Bộ Công an để tiến hành các thủ tục tiếp theo. Cần tuân thủ điều ước quốc tế về việc bắt người trước khi gửi yêu cầu dẫn độ chính thức Đây là nội dung cực kỳ quan trong trong việc bắt người đang bị truy nã hay bị yêu cầu dẫn độ. Trước khi gửi yêu cầu dẫn độ chính thức Bộ Công an có thể hướng dẫn cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền lập văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền của nước được yêu cầu dẫn độ áp dụng quy định của điều ước quốc tế về việc bắt người bị truy nã và là người bị yêu cầu dẫn độ để tạm giam. Thời hạn áp dụng biện pháp bắt người bị yêu cầu dẫn độ theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước yêu cầu là thành viên. Điều này được thực hiện theo quy định Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, qua đó bảo vệ công dân Việt Nam theo quy định hợp pháp mà nước ta đã chấp thuận. Trình tự, thủ tục yêu cầu bắt người đang bị truy nã và là người bị yêu cầu dẫn độ để tạm giam được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước được yêu câu dân độ là thành viên và quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước được yêu cầu. Như vậy, quy định này nhằm đảm bảo công nhân Việt Nam sẽ được bảo vệ và không thiệt thòi khi nước bắt giữ là thành viên có ký kết Điều ước quốc tế chung với Việt Nam. Xử lý trường hợp nước được yêu cầu đề nghị cam kết đặc biệt Trường hợp cơ quan có thẩm quyền của nước được yêu cầu đề nghị Việt Nam thực hiện cam kết chưa có quy định hoặc không phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam được thực hiện như sau: Bộ Công an có văn bản lấy ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, TANDTC, VKSNDTC và các cơ quan có liên quan về đề nghị của nước được yêu cầu dẫn độ trước khi báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền quyết định. Nội dung này cần có sự ý kiến của toàn bộ cơ quan thuộc liên tịch để đưa ra quyết định cuối cùng. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, TANDTC và VKSNDTC có văn bản trả lời Bộ Công an đề tổng hợp, báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, quyết định. Đôn đốc xử lý yêu cầu dẫn độ của nước được yêu cầu Sau khi yêu cầu dẫn độ chuyển đến cơ quan Trung ương về dẫn độ của nước được yêu cầu. Để đẩy nhanh tiến độ xử lý của cơ quan nước ngoài Bộ Công an chủ trì, phối hợp với bộ, ngành có liên quan và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước được yêu cầu thu thập thông tin, theo dõi tình hình xem xét, giải quyết yêu cầu dẫn độ, tình hình của người bị yêu cầu dẫn độ; đôn đốc, thúc đẩy cơ quan có thẩm quyền của nước được yêu cầu dẫn độ xử lý, giải quyết hồ sơ yêu cầu dẫn độ của Việt Nam. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao đề nghị cơ quan đại diện Việt Nam ở nước được yêu cầu cử đại diện tham dự phiên xem xét yêu câu dân độ và cung cấp thông tin về kết quả phiên xem xét yêu câu dân độ đên Bộ Công an. Việc đôn đốc, xử lý của Bộ Công an đóng vai trò quan trọng trong công tác dẫn độ được diễn ra nhanh chóng nhất có thể. Tổ chức tiếp nhận người bị dẫn độ về Việt Nam Sau khi cơ quan nước ngoài bàn nhận đơn đề nghị và có thông báo chính thức về việc đồng ý dẫn độ của nước được yêu cầu, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan và cơ quan đại diện Việt Nam tại nước được yêu cầu tổ chức tiếp nhận người bị yêu cầu dẫn độ về Việt Nam. Cung cấp thông tin về kết quả xử lý đối với người bị dẫn độ Sau khi tiếp nhận người bị dẫn độ về Việt Nam, theo đề nghị của nước được yêu cầu, Bộ Công an phối hợp với cơ quan lập yêu cầu dẫn độ (tức là cơ quan tiến hành tố tụng tại Việt Nam) và các cơ quan có liên quan. Cần thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước được yêu cầu về kết quả truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án đối với người bị dẫn độ. Việc cung cấp thông tin về kết quả truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án đối với người bị dẫn độ được gửi cùng kênh với gửi yêu cầu dẫn độ. Dự thảo Thông tư liên tịch lần 2 là văn bản quy phạm pháp luật quan trọng điều chỉnh trực tiếp hoạt động tố tụng tống đạt văn bản tố tụng của Tòa án ra nước ngoài trong quá trình giải quyết vụ án hình sự có người bị hại, đương sự là công dân quốc tịch Việt Nam ở nước ngoài. Bên cạnh đó, quy định công tác giải quyết của Tòa án đối với yêu cầu dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù. Hiện đang được lấy ý kiến từ các cá nhân, tổ chức, cơ quan để hoàn thiện dự thảo.
[Cập nhật] Những Hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam tham gia
Hiệp định tương trợ tư pháp Gần đây vụ án ông chủ người Hàn bị xử lý hình sự tại Việt Nam đang làm xôn xao dư luận. Trong những thông tin pháp luật về vụ án này thường xuất hiện cụm từ “Hiệp định tương trợ tư pháp”, vậy Hiệp định hỗ trợ tư pháp là gì và Việt Nam ký kết Hiệp định này với những quốc gia nào, mới bạn đọc tham khảo những thông tin dưới đây. Trước hết, Hiệp định tương trợ tư pháp là Điều ước quốc tế chuyên môn được ký kết nhằm thiết lập các nguyên tắc, quy chuẩn, quy phạm pháp luật hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước trong giải quyết các vấn đề tư pháp. Hiệp định tương trợ tư pháp thường là điều ước quốc tế song phương chuyên về hợp tác giữa các cơ quan tư pháp các nước kết ước trong lĩnh vực dân sự và hình sự. Tuy vậy, cũng có không ít trường hợp hiệp định tương trợ tư pháp chỉ được ký kết nhằm hợp tác giữa các nước trong một lĩnh vực nhỏ của hoạt động tư pháp. DANH MỤC HIỆP ĐỊNH CHUYỂN GIAO NGƯỜI BỊ KẾT ÁN STT Tên nước Tên điều ước Ngày ký Ngày có hiệu lực 1 Anh Hiệp định chuyển giao người bị kết án phạt tù 12/09/2008 20/09/2009 2 Hàn Quốc Hiệp định về chuyển giao người bị kết án phạt tù 29/05/2009 30/08/2010 3 Ô-xtơ-rây-li-a Hiệp định về chuyển giao người bị kết án phạt tù 13/10/2008 11/12/2009 4 Thái Lan Hiệp định về chuyển giao người bị kết án phạt tù và hợp tác thi hành án hình sự 03/03/2010 19/07/2010 5 Hung-ga-ri Hiệp định chuyển giao người bị kết án phạt tù 16/09/2013 30/06/2017 6 Nga Hiệp định về chuyển giao người bị kết án phạt tù 12/11/2013 15/05/2017 7 Xri Lan-ca Hiệp định về chuyển giao người bị kết án phạt tù 07/04/2014 01/05/2017 8 Tây Ban Nha Hiệp định về chuyển giao người bị kết án phạt tù 01/10/2014 01/05/2017 9 Séc Hiệp định về chuyển giao người bị kết án phạt tù 06/07/2017 02/07/2019 10 Nhật Bản Hiệp định về chuyển giao người bị kết án phạt tù 01/7/2019 19/08/2020 DANH MỤC HIỆP ĐỊNH DẪN ĐỘ STT Tên nước Tên điều ước Ngày ký Ngày có hiệu lực 1 An-giê-ri Hiệp định về dẫn độ 14/04/2010 Chưa có hiệu lực 2 Ấn Độ Hiệp định về dẫn độ 12/10/2011 12/08/2013 3 Hàn Quốc Hiệp định về dẫn độ 15/09/2003 19/04/2005 4 Ô-xtơ-rây-li-a Hiệp định về dẫn độ 10/04/2012 07/04/2014 5 In-đô-nê-xi-a Hiệp định về dẫn độ 27/06/2013 26/04/2015 6 Hung-ga-ri Hiệp định về dẫn độ 16/09/2013 30/06/2017 7 Cam-pu-chia Hiệp định về dẫn độ 23/12/2013 09/10/2014 8 Xri Lan-ca Hiệp định về dẫn độ 07/04/2014 01/12/2017 9 Tây Ban Nha Hiệp định về dẫn độ 01/10/2014 01/05/2017 10 Trung Hoa Hiệp định về dẫn độ 04/07/2015 12/12/2019 11 Pháp Hiệp định về dẫn độ 06/09/2016 01/05/2020 12 Ca-dắc-xtan Hiệp định về dẫn độ 15/06/2017 15/11/2019 DANH MỤC HIỆP ĐỊNH TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP STT Tên nước Tên điều ước Ngày ký Ngày có hiệu lực 1 Ấn độ Hiệp định về tương trợ tư pháp về hình sự 8/10/2007 11/17/2008 2 An-giê-ri Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự 14/04/2010 28/03/2014 3 An-giê-ri Hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại 14/04/2010 24/06/2012 4 Anh Hiệp định về tương trợ tư pháp về hình sự 13/01/2009 30/09/2009 5 Ba Lan Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự 22/03/1993 18/01/1995 6 Bê-la-rút Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự, gia đình, lao động và hình sự 14/9/2000 18/10/2001 7 Bun-ga-ri Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự 3/10/1986 Đang có hiệu lực 8 Ca-dắc-xtan Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự 15/06/2017 01/06/2019. 9 Ca-dắc-xtan Hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự 31/10/2011 28/06/2015 10 Cam-pu-chia Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự 21/01/2013 09/10/2014 11 Cu Ba Hiệp định tương trợ tư pháp về vấn đề dân sự, gia đình, lao động và hình sự 30/11/1984 19/09/1987 12 Cu Ba Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự 29/03/2018 29/09/2018 13 Đài Loan Trung Quốc Thỏa thuận tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại 12/4/2010 02/12/2011 14 Hàn Quốc Hiệp định về tương trợ tư pháp về hình sự 15/09/2003 19/04/2005 15 Hung-ga-ri Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự 10/09/2018 06/03/2019 16 Hung-ga-ri Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự 16/03/2016 30/06/2017 17 In-đô-nê-xi-a Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự và hình sự 27/06/2013 22/01/2016 18 Lào Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự và hình sự 06/07/1998 19/02/2000 19 Liên Xô (Nga kế thừa) Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự 10/12/1981 10/10/1982 20 Mông Cổ Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự 17/04/2000 13/06/2002 21 Nga Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về vấn đề dân sự, gia đình và hình sự 10/10/1981 10/10/1982 22 Nga Nghị định thư bổ sung Hiệp định tương trợ tư pháp về và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự 23/04/2003 27/07/2012 23 Ơ-xtrây-lia Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự 02/07/2014 05/04/2017 24 Pháp Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự 06/09/2016 01/05/2020 25 Pháp Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự 24/02/1999 Đang có hiệu lực 26 Tiệp Khắc (Séc và Xlô-va-ki-a kế thừa) Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về dân sự và hình sự 12/10/1982 16/04/1984 27 Triều Tiên Hiệp định về tương trợ tư pháp trong các vấn đề dân sự và hình sự 04/05/2002 24/02/2004 28 Trung Quốc Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự và hình sự 19/10/1998 25/12/1999 29 U-crai-na Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự 06/04/2000 19/08/2002 30 ASEAN Hiệp định ASEAN về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự 29/11/2004 20/9/2005 (chỉ có hiệu lực giữa các nước đã phê chuẩn) 31 Tây Ban Nha Hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự 18/09/2015 08/07/2017 Các Hiệp ước, Hiệp định trong bài được cập nhật đến thời điểm hiện tại, mong bạn đọc bổ sung giúp nếu còn thiếu!
Tổng hợp câu hỏi ôn tập môn Công pháp quốc tế
Công pháp quốc tế (Public international law) là ngành luật quốc tế điều chỉnh các quan hệ chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật... nảy sinh giữa các quốc gia trong quan hệ hợp tác với nhau. Những vấn đề chủ yếu khi nghiên cứu môn Công pháp quốc tế: - Lý luận chung về hệ thống Luật Quốc tế (khái niệm, đặc điểm, hệ thống các nguyên tắc cơ bản, cấu trúc, nguồn pháp lý) - Những vấn đề lý luận cơ bản về quốc gia với tư cách là chủ thể cơ bản của luật quốc tế - Kiến thức cơ bản về lý luận nguồn của luật quốc tế và mối quan hệ giữa các loại nguồn - Nghiên cứu quốc gia và những vấn đề pháp lý liên quan đến quốc gia – chủ thể cơ bản và chủ yếu của luật quốc tế - như khái niệm, các yếu tố cấu thành, vấn đề công nhận quốc gia, chính phủ mới và hệ quả pháp lý, vấn đề kế thừa quốc gia à các nguyên tắc giải quyết kế thừa cho những trường hợp kế thừa cụ thể - Những vấn đề pháp lý liên quan đên quốc tịch và những vấn đề pháp lý khác liên quan đến dân cư trong quan hệ quốc tế như chế độ pháp lý của người nước ngoài, cư trú chính trị, bảo hộ công dân,.. - Các vấn đề pháp lý liên quan đến lãnh thổ quốc gia như khái niệm, các bộ phận cấu thành cũng như tính chất chủ quyền quốc gia đối với từng vùng lãnh thổ, các nguyên tắc chiếm cứ và xác lập chủ quyền quốc gia - Các vấn đề pháp lý liên quan đến biên giới quốc gia như khái niệm, phân loại và các nguyên tắc xác dịnh Biên giới quốc gia trong trường hợp cụ thể - Khái niệm, cách xác định và quy chế pháp lý của các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền quốc gia - Các vấn đề pháp lý liên quan đến pháp luật quốc tế điều chỉnh quan hệ ngoại giao và lãnh sự cũng như cơ cấu tổ chức, chức năng, hoạt động và quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan kanhx sự và các thành viên của cơ quan - Khái niệm, đặc điểm và phân loại tranh chấp quốc tế và các cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế theo công pháp quốc tế - Khái niệm, đặc điểm của trách nhiệm pháp lý quốc tế, vấn đề truy cứu và thực hiện trách nhiệm pháp lý quốc tế Pháp luật quốc tế bao gồm Công pháp quốc tế và Tư pháp quốc tế, vì vậy, hiểu rõ các vấn đề điều chỉnh để phân biệt hai ngành luật này Các văn bản liên quan khi nghiên cứu môn Công pháp quốc tế Bộ Luật Dân sự 2015 Luật Quốc tịch Luật điều ước quốc tế 2016 Công ước viên 1980 Hiến chương Liên Hiệp Quốc Một số câu hỏi ôn tập môn Công pháp quốc tế (xem chi tiết tại file đính kèm)
Các nguyên tắc đảm bảo đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành
Qua bài viết cùng tìm hiểu thêm về các nguyên tắc đảm bảo đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành và văn bản nhà nước Việt Nam tham gia ký kết. 1. Bảo đảm đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư Khoản 4 Điều 5 Luật Đầu tư 2014 có quy định: “Nhà nước đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư; có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, phát triển bền vững các ngành kinh tế.” Các quy định của pháp luật Việt Nam về các biện pháp bảo đảm đầu tư, khuyến khích đầu tư, quyền và nghĩa vụ của các nhà đầu tư đều được quy định chung cho các nhà đầu tư mà không có sự khác biệt, đảm bảo cho Nhà nước Việt Nam không phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài. Cùng với đó, các cam kết quốc tế mà nhà nước Việt Nam tham gia ký kết cũng thể hiện nguyên tắc này, nội dung của nguyên tắc này được cụ thể hóa bằng nguyên tắc Đối xử tối huệ quốc (MFN) và nguyên tắc Đối xử quốc gia (NT). Theo đó, nội dung của nguyên tắc MFN quốc được hiểu là: “Mỗi Bên phải dành cho nhà đầu tư của Bên kia sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử dành cho nhà đầu tư của nước mình, hoặc nhà đầu tư của Bên không phải thành viên Hiệp định này trong những hoàn cảnh tương tự ….” . Nguyên tắc NT được hiểu một cách tương tự, đó là: “Mỗi Bên phải dành cho nhà đầu tư của Bên kia sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử dành cho nhà đầu tư của nước mình trong những hoàn cảnh tương tự….” Trong những hiệp định song phương được hình thành từ những thập niên trước, mặc dù được thể hiện có hơi chút khác biệt nhưng về nội dung của phương nguyên tắc này cũng được thể hiện rõ nét, như quy định tại Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam - Nhật Bản: “Mỗi Bên Ký kết sẽ dành cho hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư của Bên Ký kết kia trong Khu vực của mình sự đối xử công bằng, thỏa đáng và sự bảo vệ và an ninh đầy đủ và lâu dài”. Nguyên tắc đối xử công bằng, bình đẳng giữa các nhà đầu tư là một trong những nguyên tắc được xem là tối quan trọng, là những điều khoản cơ bản của luật trong nước cũng như các Hiệp định về đầu tư. Khi các nhà đầu tư được đối xử công bằng, khả năng cạnh tranh trên thị trường của họ được đảm bảo, đó là một trong những lý do làm cho họ quyết định sẽ đầu tư. Hơn thế nữa, đây còn nội dung quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong việc tạo ra một môi trường đầu tư lành mạnh, tiềm năng theo xu hướng toàn cầu hóa, xây dưng nền kinh tế thị trường trong nước. 2. Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu về tài sản Hoạt động đầu tư mang đặc trưng riêng của nó là luôn gắn liền với tài sản, vốn đầu tư, thu nhập từ hoạt động động đầu tư. Khi nhà đầu tư nước ngoài thực hiện đầu tư vào nước mà họ không mang quốc tịch, được xem là nơi “xa lạ” với họ về tất cả phương diện từ đời sống, văn hóa cho đến pháp luật và tình hình an ninh chính trị. Không một nhà đầu tư nào mong muốn rằng khi họ thực hiện đầu tư ra nước ngoài mà không thể chuyển thu nhập của họ về hoặc một ngày nào đó nhà nước sở tại tuyên bố tài sản của họ bị quốc hữu hóa. Nhà nước tiếp nhận đầu tư ghi nhận nguyên tắc này tức là đảm bảo cho tài sản hợp pháp của họ luôn được nhà nước công nhận và họ có đầy đủ các quyền trên số tài sản hợp pháp này. Nguyên tắc này được thể hiện rõ hơn trong các khoản về đảm bảo đầu tư và sẽ được phân tích cụ thể hơn ở phần sau. 3. Nhà đầu tư được quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà pháp luật không cấm Đây là một thay đổi lớn của pháp luật Việt Nam so với trước đây. Từ khi Luật Đầu tư 2014, Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực thì đều ghi nhận các chủ thể của các luật này được đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực, nghành nghề mà pháp luật không cấm thay vì trước đây là đầu tư, kinh doanh trong các nghành nghề mà pháp luật cho phép. Đối với hoạt động đầu tư, các nghành nghề kinh doanh mà pháp luật cấm được quy định tại Khoản 1, Điều 6, Luật Đầu tư 2014. Tất nhiên, khi tiến hành các hoạt động đầu tư mà pháp luật không cấm thì nhà đầu tư vẫn phải thực hiện các thủ tục cần thiết cũng như cần có các điều kiện nhất định theo quy định, đặc biệt là đối với các nghành nghề kinh doanh có điều kiện. 4. Nhà đầu tư được tự chủ quyết định hoạt động đầu tư kinh doanh theo quy định Nguyên tắc ngày thể hiện quyền tự định đoạt của các nhà đầu tư. Khi họ thực hiện đầu tư tức là họ phải bỏ tiền hoặc tài sản khác ra để thực hiện hoạt động đầu tư thì họ phải đòi hỏi quyền định đoạt của mình đối với hoạt đông đầu tư kinh doanh đó. Nhà nước ghi nhận quyền cơ bản này của họ được xem là hợp lý và tất yếu để đảm bảo quyền cơ bản của các nhà đầu tư. 5. Nhà nước tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến đầu tư Khi Việt Nam tham gia ký kết các Điều ước quốc tế với các thành viên khác của điều ước thì tất nhiên những điều khoản của điều ước đó phải được ưu tiên sử dụng, cho dù có sự khác biệt với pháp luật trong nước, chỉ trừ Hiến pháp nước nhà . Điều này được ghi nhận trong Luật Đầu tư 2014, cụ thể như sau: “Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó”. Đây là một nguyên tắc quan trọng trong việc xác định luật áp dụng và phù hợp với pháp luật quốc tế, khi cùng một nội dung luật mà có nhiều văn bản quy định và có sự mâu thuẫn với nhau. Ngoại trừ Hiến pháp thì Điều ước quốc tế sẽ được ưu tiên áp dụng.
Phán quyết của Tòa Hình sự Quốc tế có giá trị ra sao?
Khi nhắc đến Tòa Hình sự Quốc tế, người ta thường được biết đến là nơi xét xử những bản án làm rung động thế giới như các tội phạm chiến tranh, diệt chủng thuộc Đức Quốc xã, Nhật Bản vào thời kỳ trước. Thì mới đây, Tòa hình sự đã phát lệnh bắt khẩn cấp Tổng thống Nga với nhiều cáo buộc cho rằng ông chịu trách nhiệm trực tiếp cho phép quân sự nước này di chuyển trẻ em Ukraine ra ngoài lãnh thổ. Vậy phán quyết của Tòa Hình sự Quốc tế có giá trị ra sao? 1. Tòa Hình sự Quốc tế là gì? Tòa Hình sự Quốc tế (International Criminal Court) được Liên Hợp Quốc thành lập dựa trên Quy chế Rome vào năm 1998. Trong đó, có 120 phiếu ủng hộ, 7 phiếu chống và 21 quốc gia không tham gia bỏ phiếu. Đa phần Tòa hình sự Quốc tế sẽ tổ chức xét xử, thi hành các bản án và hợp tác trong lĩnh vực hình sự. Đặc biệt nhấn mạnh đến những nguyên tắc của luật hình sự quốc tế. Tòa sẽ thực hiện các chức năng và quyền hạn của mình trên lãnh thổ của quốc gia thành viên Quy chế bất kỳ, các quốc gia tham gia không được phép bảo lưu đối với bất kỳ điều khoản nào trong Quy chế. Lưu ý, Tòa Hình sự sẽ căn cứ vào những thỏa thuận riêng, trên lãnh thổ của một quốc gia khác không phải là thành viên của Quy chế. 2. Tòa Hình sự Quốc tế có được bắt nguyên thủ quốc gia? Tòa Hình sự Quốc tế được thành lập và phát triển bởi Liên Hợp Quốc vì vậy sẽ có nước tham gia hoặc không tham gia. Các nước không tham gia có quyền từ chối các điều khoản được quy định bởi Tòa. Tòa Hình sự Quốc tế chủ yếu nhắm đến các đối tượng đặc biệt nguy hiểm không chỉ trong nước mà còn ở đa quốc gia. Tòa có thiết chế độc lập với các Tòa án hình sự trong nước, thẩm quyền xét xử của Tòa là sự ‘bổ trợ” (Complementarity) đối với thẩm quyền xét xử của các Tòa án trong nước. Thông thường nguyên thủ quốc gia lại được miễn trừ trách nhiệm hình sự căn cứ vào Hiến pháp của nước sở tại. Mà Tòa Hình sự Quốc tế không phải là một cấp xét xử cao hơn so với các Tòa trong nước. Hoặc là một Tòa phúc thẩm đối với các Tòa án quốc gia nên không có thẩm quyền tác động đến quy định của các quốc gia nên không thể bắt nguyên thủ quốc gia theo luật dẫn độ. 3. Giá trị phán quyết của Tòa Hình sự quốc tế Từ những dữ liệu trên cho thấy Tòa Hình sự Quốc tế là một chủ thể của Luật quốc tế, Tòa án do các quốc gia độc lập có chủ quyền thỏa thuận thành lập nên với mục đích ngăn ngừa và trừng trị những hành vi nguy hiểm nhất xâm phạm đến cộng đồng quốc tế nói chung. Tư cách chủ thể của Tòa độc lập với các quốc gia thành viên và hoạt động của Tòa căn cứ trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế và không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia thành viên. Tòa Hình sự là một thiết chế và vị trí pháp lý độc lập so với LHQ, điều đó thể hiện không chỉ ở cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn mà còn nguồn tài chính được đóng góp từ phía các thành viên chứ không phải sự hỗ trợ tài chính từ phía LHQ. Đối tượng chịu sự xét xử của Tòa là các cá nhân, điểm này giúp phân biệt với Tòa án Công lý quốc tế ở chỗ. Tòa án Công lý quốc tế chỉ giải quyết các tranh chấp giữa các chủ thể của luật quốc tế mà thôi. Do đó Tòa án Công lý quốc tế không chấp nhận những vụ việc mà một bên hoặc các bên là những cá nhân. Như vậy, phán quyết của Tòa Hình sự Quốc tế có giá trị độc lập với chủ thể là một tổ chức được hoạt động dựa trên sự công nhận của các thành viên tham gia và công nhận. Còn đối với các quốc gia không là thành viên và không có giao kết điều ước quốc tế có liên quan đến Tòa sẽ không phải chịu trách nhiệm thi hành phán quyết của Tòa này.
Luật áp dụng đối với hợp đồng tặng cho vốn góp tại Việt Nam của công ty nước ngoài
Ngày nay rất nhiều công ty nước ngoài thoả thuận hợp đồng tặng cho phần vốn góp của công ty đó tại Việt Nam. Vậy hợp đồng này chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật nào? Các bên có thể tự do lựa chọn luật áp dụng không? Quan điểm cá nhân của tôi về vấn đề trên như sau: (1) Hợp đồng tặng cho phần vốn góp là giao dịch dân sự có yếu tố nước ngoài. Giao dịch dân sự có yếu tố nước ngoài là một khái niệm rộng lớn, bao gồm tất cả những giao dịch thỏa mãn điều kiện tại khoản 2 Điều 663 Bộ luật Dân sự 2015. “Điều 663. Phạm vi áp dụng …2. Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;” Theo đó hợp đồng tặng cho phần vốn góp trong trường hợp này cũng là một giao dịch dân sự có yếu tố nước ngoài vì đây là giao dịch giữa hai bên chủ thể là pháp nhân nước ngoài (cụ thể là giao dịch giữa hai công ty Nhật Bản), đối tượng của giao dịch là phần vốn góp của công ty tại Việt Nam. (2) Pháp luật áp dụng đối với Hợp đồng tặng cho phần vốn góp Căn cứ theo quy định tại Điều 664 Bộ luật Dân sự 2015: "Điều 664. Xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài 1. Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam. 2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam có quy định các bên có quyền lựa chọn thì pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa chọn của các bên. 3. Trường hợp không xác định được pháp luật áp dụng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đó." Theo đó, trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam cho phép các bên có quyền lựa chọn luật áp dụng thì sẽ được xác định theo lựa chọn các bên. - Đối với Công ước viên 1980 - CISG của Liên Hợp Quốc về mua bán hàng hóa quốc tế (Việt Nam là thành viên) thì hợp đồng tặng cho không thuộc đối tượng điều chỉnh, CISG chỉ quy định về luật áp dụng đối với hợp đồng thương mại quốc tế, hợp đồng kinh doanh quốc tế hay có thể nói trường hợp trên các bên không được quyền thỏa thuận luật áp dụng. - Theo luật Việt Nam: Căn cứ theo khoản 1 Điều 683 Bộ luật Dân sự 2015, các bên có quyền được thỏa thuận chọn lựa luật áp dụng nếu đây là hợp đồng, trừ trường hợp: + Đối tượng giao dịch là bất động sản thì áp dụng luật của nước nơi có bất động sản; + Pháp luật do các bên lựa chọn trong hợp đồng lao động, thương mại ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người lao động, người tiêu dùng thì áp dụng luật Việt Nam; + Có sự thỏa thuận thay đổi pháp luật áp dụng đối với hợp đồng không được ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba hoặc được người thứ ba đồng ý. Vì vậy, Luật điều chỉnh sẽ được áp dụng theo thứ tự sau: luật áp dụng theo sự thỏa thuận của các bên trong trường hợp này các bên có quyền được thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng => Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam => Luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Dẫn độ về Việt Nam trong trường hợp phối hợp điều ước quốc tế
Ngày 17/8/2022 vừa qua, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế vừa ban hành Công văn 159/TANDTC-HTQT về việc góp ý dự thảo Thông tư liên tịch kèm theo giữa Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, TANDTC, VKSNDTC quy định về quan hệ phối hợp thực hiện một số hoạt động hợp tác quốc tế trong tố tụng. Tại dự thảo Thông tư liên tịch quy định quan hệ phối hợp trong dẫn độ khi áp dụng điều ước quốc tế. Cụ thể, dự thảo lần này nêu ra trình tự, thủ tục dẫn độ công dân phạm tội hình sự tại nước ngoài về Việt Nam được thực hiện như sau: Lập hồ sơ yêu cầu độ Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự có công dân phạm tội tại nước ngoài, để thực hiện việc dẫn độ công dân về Việt Nam thì cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền phải thực hiện việc lập hồ sơ yêu cầu dẫn độ. Nội dung trong hồ sơ cơ quan Việt Nam yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài dẫn độ một người về Việt Nam. Việc lập hồ sơ dẫn độ phải tuân thủ các quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước được yêu câu là thành viên, pháp luật nước được yêu cầu dẫn độ, Điều 36, Điều 37 Luật Tương trợ tư pháp năm 2007, quy định pháp luật có liên quan. Sau khi đáp ứng các thủ tục về lập hồ sơ, gửi cho Bộ Công an để kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ cuối cùng là chuyển cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài tiếp nhận. Trong trường hợp xét thấy cần thiết, cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền có văn bản đề nghị Bộ Công an hướng dẫn việc lập hồ sơ yêu cầu dẫn độ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Bộ Công an có văn bản trả lời cơ quan tiến hành tố tụng có thấm quyên. Bộ Công an tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ và chuyển hồ sơ (1) Về thời gian tiếp nhận kiểm định hồ sơ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu dẫn độ, Bộ Công an vào sồ hồ sơ dẫn độ, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại Điều 7 Thông tư liên tịch về căn cứ xem xét, áp dụng nguyên tắc có đi có lại. (2) Trường hợp hồ sơ hợp lệ Bộ Công an có Công hàm kèm theo hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài là thành viên; đồng thời gửi bản sao Công hàm cho cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền lập hồ sơ ủy thác tư pháp về hình sự. Theo quy định trên việc gửi hồ sơ sẽ đến hai nơi thứ nhất là gửi đến cơ quan có thẩm quyền tại nước sở tại, thứ hai là gửi bản sao cho cơ quan tiến hành tố tụng tại Việt Nam. Việc gửi đến hai nơi trên nhằm mang tính đồng bộ và thực hiện cùng lúc. (3) Trường hợp hồ sơ không hợp lệ Bộ Công an có văn bản đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền bổ sung thông tin hoặc trả lại hồ sơ, nêu rõ lý do và hướng dẫn cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định của điều ước quốc tế và pháp luật Việt Nam. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Công an, cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền hoàn thiện hồ sơ và chuyển đến Bộ Công an để tiến hành các thủ tục tiếp theo. Cần tuân thủ điều ước quốc tế về việc bắt người trước khi gửi yêu cầu dẫn độ chính thức Đây là nội dung cực kỳ quan trong trong việc bắt người đang bị truy nã hay bị yêu cầu dẫn độ. Trước khi gửi yêu cầu dẫn độ chính thức Bộ Công an có thể hướng dẫn cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền lập văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền của nước được yêu cầu dẫn độ áp dụng quy định của điều ước quốc tế về việc bắt người bị truy nã và là người bị yêu cầu dẫn độ để tạm giam. Thời hạn áp dụng biện pháp bắt người bị yêu cầu dẫn độ theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước yêu cầu là thành viên. Điều này được thực hiện theo quy định Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, qua đó bảo vệ công dân Việt Nam theo quy định hợp pháp mà nước ta đã chấp thuận. Trình tự, thủ tục yêu cầu bắt người đang bị truy nã và là người bị yêu cầu dẫn độ để tạm giam được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước được yêu câu dân độ là thành viên và quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước được yêu cầu. Như vậy, quy định này nhằm đảm bảo công nhân Việt Nam sẽ được bảo vệ và không thiệt thòi khi nước bắt giữ là thành viên có ký kết Điều ước quốc tế chung với Việt Nam. Xử lý trường hợp nước được yêu cầu đề nghị cam kết đặc biệt Trường hợp cơ quan có thẩm quyền của nước được yêu cầu đề nghị Việt Nam thực hiện cam kết chưa có quy định hoặc không phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam được thực hiện như sau: Bộ Công an có văn bản lấy ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, TANDTC, VKSNDTC và các cơ quan có liên quan về đề nghị của nước được yêu cầu dẫn độ trước khi báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền quyết định. Nội dung này cần có sự ý kiến của toàn bộ cơ quan thuộc liên tịch để đưa ra quyết định cuối cùng. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, TANDTC và VKSNDTC có văn bản trả lời Bộ Công an đề tổng hợp, báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, quyết định. Đôn đốc xử lý yêu cầu dẫn độ của nước được yêu cầu Sau khi yêu cầu dẫn độ chuyển đến cơ quan Trung ương về dẫn độ của nước được yêu cầu. Để đẩy nhanh tiến độ xử lý của cơ quan nước ngoài Bộ Công an chủ trì, phối hợp với bộ, ngành có liên quan và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước được yêu cầu thu thập thông tin, theo dõi tình hình xem xét, giải quyết yêu cầu dẫn độ, tình hình của người bị yêu cầu dẫn độ; đôn đốc, thúc đẩy cơ quan có thẩm quyền của nước được yêu cầu dẫn độ xử lý, giải quyết hồ sơ yêu cầu dẫn độ của Việt Nam. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao đề nghị cơ quan đại diện Việt Nam ở nước được yêu cầu cử đại diện tham dự phiên xem xét yêu câu dân độ và cung cấp thông tin về kết quả phiên xem xét yêu câu dân độ đên Bộ Công an. Việc đôn đốc, xử lý của Bộ Công an đóng vai trò quan trọng trong công tác dẫn độ được diễn ra nhanh chóng nhất có thể. Tổ chức tiếp nhận người bị dẫn độ về Việt Nam Sau khi cơ quan nước ngoài bàn nhận đơn đề nghị và có thông báo chính thức về việc đồng ý dẫn độ của nước được yêu cầu, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan và cơ quan đại diện Việt Nam tại nước được yêu cầu tổ chức tiếp nhận người bị yêu cầu dẫn độ về Việt Nam. Cung cấp thông tin về kết quả xử lý đối với người bị dẫn độ Sau khi tiếp nhận người bị dẫn độ về Việt Nam, theo đề nghị của nước được yêu cầu, Bộ Công an phối hợp với cơ quan lập yêu cầu dẫn độ (tức là cơ quan tiến hành tố tụng tại Việt Nam) và các cơ quan có liên quan. Cần thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước được yêu cầu về kết quả truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án đối với người bị dẫn độ. Việc cung cấp thông tin về kết quả truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án đối với người bị dẫn độ được gửi cùng kênh với gửi yêu cầu dẫn độ. Dự thảo Thông tư liên tịch lần 2 là văn bản quy phạm pháp luật quan trọng điều chỉnh trực tiếp hoạt động tố tụng tống đạt văn bản tố tụng của Tòa án ra nước ngoài trong quá trình giải quyết vụ án hình sự có người bị hại, đương sự là công dân quốc tịch Việt Nam ở nước ngoài. Bên cạnh đó, quy định công tác giải quyết của Tòa án đối với yêu cầu dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù. Hiện đang được lấy ý kiến từ các cá nhân, tổ chức, cơ quan để hoàn thiện dự thảo.
[Cập nhật] Những Hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam tham gia
Hiệp định tương trợ tư pháp Gần đây vụ án ông chủ người Hàn bị xử lý hình sự tại Việt Nam đang làm xôn xao dư luận. Trong những thông tin pháp luật về vụ án này thường xuất hiện cụm từ “Hiệp định tương trợ tư pháp”, vậy Hiệp định hỗ trợ tư pháp là gì và Việt Nam ký kết Hiệp định này với những quốc gia nào, mới bạn đọc tham khảo những thông tin dưới đây. Trước hết, Hiệp định tương trợ tư pháp là Điều ước quốc tế chuyên môn được ký kết nhằm thiết lập các nguyên tắc, quy chuẩn, quy phạm pháp luật hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước trong giải quyết các vấn đề tư pháp. Hiệp định tương trợ tư pháp thường là điều ước quốc tế song phương chuyên về hợp tác giữa các cơ quan tư pháp các nước kết ước trong lĩnh vực dân sự và hình sự. Tuy vậy, cũng có không ít trường hợp hiệp định tương trợ tư pháp chỉ được ký kết nhằm hợp tác giữa các nước trong một lĩnh vực nhỏ của hoạt động tư pháp. DANH MỤC HIỆP ĐỊNH CHUYỂN GIAO NGƯỜI BỊ KẾT ÁN STT Tên nước Tên điều ước Ngày ký Ngày có hiệu lực 1 Anh Hiệp định chuyển giao người bị kết án phạt tù 12/09/2008 20/09/2009 2 Hàn Quốc Hiệp định về chuyển giao người bị kết án phạt tù 29/05/2009 30/08/2010 3 Ô-xtơ-rây-li-a Hiệp định về chuyển giao người bị kết án phạt tù 13/10/2008 11/12/2009 4 Thái Lan Hiệp định về chuyển giao người bị kết án phạt tù và hợp tác thi hành án hình sự 03/03/2010 19/07/2010 5 Hung-ga-ri Hiệp định chuyển giao người bị kết án phạt tù 16/09/2013 30/06/2017 6 Nga Hiệp định về chuyển giao người bị kết án phạt tù 12/11/2013 15/05/2017 7 Xri Lan-ca Hiệp định về chuyển giao người bị kết án phạt tù 07/04/2014 01/05/2017 8 Tây Ban Nha Hiệp định về chuyển giao người bị kết án phạt tù 01/10/2014 01/05/2017 9 Séc Hiệp định về chuyển giao người bị kết án phạt tù 06/07/2017 02/07/2019 10 Nhật Bản Hiệp định về chuyển giao người bị kết án phạt tù 01/7/2019 19/08/2020 DANH MỤC HIỆP ĐỊNH DẪN ĐỘ STT Tên nước Tên điều ước Ngày ký Ngày có hiệu lực 1 An-giê-ri Hiệp định về dẫn độ 14/04/2010 Chưa có hiệu lực 2 Ấn Độ Hiệp định về dẫn độ 12/10/2011 12/08/2013 3 Hàn Quốc Hiệp định về dẫn độ 15/09/2003 19/04/2005 4 Ô-xtơ-rây-li-a Hiệp định về dẫn độ 10/04/2012 07/04/2014 5 In-đô-nê-xi-a Hiệp định về dẫn độ 27/06/2013 26/04/2015 6 Hung-ga-ri Hiệp định về dẫn độ 16/09/2013 30/06/2017 7 Cam-pu-chia Hiệp định về dẫn độ 23/12/2013 09/10/2014 8 Xri Lan-ca Hiệp định về dẫn độ 07/04/2014 01/12/2017 9 Tây Ban Nha Hiệp định về dẫn độ 01/10/2014 01/05/2017 10 Trung Hoa Hiệp định về dẫn độ 04/07/2015 12/12/2019 11 Pháp Hiệp định về dẫn độ 06/09/2016 01/05/2020 12 Ca-dắc-xtan Hiệp định về dẫn độ 15/06/2017 15/11/2019 DANH MỤC HIỆP ĐỊNH TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP STT Tên nước Tên điều ước Ngày ký Ngày có hiệu lực 1 Ấn độ Hiệp định về tương trợ tư pháp về hình sự 8/10/2007 11/17/2008 2 An-giê-ri Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự 14/04/2010 28/03/2014 3 An-giê-ri Hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại 14/04/2010 24/06/2012 4 Anh Hiệp định về tương trợ tư pháp về hình sự 13/01/2009 30/09/2009 5 Ba Lan Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự 22/03/1993 18/01/1995 6 Bê-la-rút Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự, gia đình, lao động và hình sự 14/9/2000 18/10/2001 7 Bun-ga-ri Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự 3/10/1986 Đang có hiệu lực 8 Ca-dắc-xtan Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự 15/06/2017 01/06/2019. 9 Ca-dắc-xtan Hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự 31/10/2011 28/06/2015 10 Cam-pu-chia Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự 21/01/2013 09/10/2014 11 Cu Ba Hiệp định tương trợ tư pháp về vấn đề dân sự, gia đình, lao động và hình sự 30/11/1984 19/09/1987 12 Cu Ba Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự 29/03/2018 29/09/2018 13 Đài Loan Trung Quốc Thỏa thuận tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại 12/4/2010 02/12/2011 14 Hàn Quốc Hiệp định về tương trợ tư pháp về hình sự 15/09/2003 19/04/2005 15 Hung-ga-ri Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự 10/09/2018 06/03/2019 16 Hung-ga-ri Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự 16/03/2016 30/06/2017 17 In-đô-nê-xi-a Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự và hình sự 27/06/2013 22/01/2016 18 Lào Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự và hình sự 06/07/1998 19/02/2000 19 Liên Xô (Nga kế thừa) Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự 10/12/1981 10/10/1982 20 Mông Cổ Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự 17/04/2000 13/06/2002 21 Nga Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về vấn đề dân sự, gia đình và hình sự 10/10/1981 10/10/1982 22 Nga Nghị định thư bổ sung Hiệp định tương trợ tư pháp về và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự 23/04/2003 27/07/2012 23 Ơ-xtrây-lia Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự 02/07/2014 05/04/2017 24 Pháp Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự 06/09/2016 01/05/2020 25 Pháp Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự 24/02/1999 Đang có hiệu lực 26 Tiệp Khắc (Séc và Xlô-va-ki-a kế thừa) Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về dân sự và hình sự 12/10/1982 16/04/1984 27 Triều Tiên Hiệp định về tương trợ tư pháp trong các vấn đề dân sự và hình sự 04/05/2002 24/02/2004 28 Trung Quốc Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự và hình sự 19/10/1998 25/12/1999 29 U-crai-na Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự 06/04/2000 19/08/2002 30 ASEAN Hiệp định ASEAN về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự 29/11/2004 20/9/2005 (chỉ có hiệu lực giữa các nước đã phê chuẩn) 31 Tây Ban Nha Hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự 18/09/2015 08/07/2017 Các Hiệp ước, Hiệp định trong bài được cập nhật đến thời điểm hiện tại, mong bạn đọc bổ sung giúp nếu còn thiếu!
Tổng hợp câu hỏi ôn tập môn Công pháp quốc tế
Công pháp quốc tế (Public international law) là ngành luật quốc tế điều chỉnh các quan hệ chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật... nảy sinh giữa các quốc gia trong quan hệ hợp tác với nhau. Những vấn đề chủ yếu khi nghiên cứu môn Công pháp quốc tế: - Lý luận chung về hệ thống Luật Quốc tế (khái niệm, đặc điểm, hệ thống các nguyên tắc cơ bản, cấu trúc, nguồn pháp lý) - Những vấn đề lý luận cơ bản về quốc gia với tư cách là chủ thể cơ bản của luật quốc tế - Kiến thức cơ bản về lý luận nguồn của luật quốc tế và mối quan hệ giữa các loại nguồn - Nghiên cứu quốc gia và những vấn đề pháp lý liên quan đến quốc gia – chủ thể cơ bản và chủ yếu của luật quốc tế - như khái niệm, các yếu tố cấu thành, vấn đề công nhận quốc gia, chính phủ mới và hệ quả pháp lý, vấn đề kế thừa quốc gia à các nguyên tắc giải quyết kế thừa cho những trường hợp kế thừa cụ thể - Những vấn đề pháp lý liên quan đên quốc tịch và những vấn đề pháp lý khác liên quan đến dân cư trong quan hệ quốc tế như chế độ pháp lý của người nước ngoài, cư trú chính trị, bảo hộ công dân,.. - Các vấn đề pháp lý liên quan đến lãnh thổ quốc gia như khái niệm, các bộ phận cấu thành cũng như tính chất chủ quyền quốc gia đối với từng vùng lãnh thổ, các nguyên tắc chiếm cứ và xác lập chủ quyền quốc gia - Các vấn đề pháp lý liên quan đến biên giới quốc gia như khái niệm, phân loại và các nguyên tắc xác dịnh Biên giới quốc gia trong trường hợp cụ thể - Khái niệm, cách xác định và quy chế pháp lý của các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền quốc gia - Các vấn đề pháp lý liên quan đến pháp luật quốc tế điều chỉnh quan hệ ngoại giao và lãnh sự cũng như cơ cấu tổ chức, chức năng, hoạt động và quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan kanhx sự và các thành viên của cơ quan - Khái niệm, đặc điểm và phân loại tranh chấp quốc tế và các cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế theo công pháp quốc tế - Khái niệm, đặc điểm của trách nhiệm pháp lý quốc tế, vấn đề truy cứu và thực hiện trách nhiệm pháp lý quốc tế Pháp luật quốc tế bao gồm Công pháp quốc tế và Tư pháp quốc tế, vì vậy, hiểu rõ các vấn đề điều chỉnh để phân biệt hai ngành luật này Các văn bản liên quan khi nghiên cứu môn Công pháp quốc tế Bộ Luật Dân sự 2015 Luật Quốc tịch Luật điều ước quốc tế 2016 Công ước viên 1980 Hiến chương Liên Hiệp Quốc Một số câu hỏi ôn tập môn Công pháp quốc tế (xem chi tiết tại file đính kèm)