Học sinh cấp 3 có được kết nạp Đảng không? Đảng viên có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Trường hợp học sinh cấp 3 muốn kết nạp Đảng thì có đủ điều kiện gia nhập Đảng hay không? Sau khi gia nhập Đảng thì Đảng viên có nhiệm vụ và quyền hạn gì? Học sinh cấp 3 có được kết nạp Đảng không? Căn cứ khoản 2 Điều 1 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 và Quy định 24-QĐ/TW năm 2021 thì xét về tuổi đời để được kết nạp Đảng được quy định như sau: - Tại thời điểm chi bộ xét kết nạp, người vào Đảng phải đủ 18 tuổi đến đủ 60 tuổi (tính theo tháng). - Việc kết nạp vào Đảng những người trên 60 tuổi do cấp ủy trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định. Bên cạnh đó, theo Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, để được kết nạp vào Đảng ngoài điều kiện về độ tuổi thì công dân còn phải đáp ứng được các điều kiện về trình độ học vấn, có lý lịch rõ ràng, đã học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng (hay còn gọi là cảm tình Đảng), được đảng viên chính thức giới thiệu,... Như vậy, để được kết nạp vào Đảng thì công dân phải đáp ứng được các điều kiện về tuổi đời là từ đủ 18 tuổi. Đối với trường hợp học sinh cấp 3 thì hầu hết độ tuổi là từ 15 tuổi đến 18 tuổi (trừ trường hợp học vượt hoặc ở lại lớp). Do đó, nếu học sinh cấp 3 đã đủ 18 tuổi, đồng thời đáp ứng được các điều kiện đã nêu trên thì hoàn toàn có thể được kết nạp vào Đảng. Đảng viên có nhiệm vụ gì? Căn cứ Điều 2 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011, nhiệm vụ của Đảng viên được quy định như sau: - Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng. - Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác. Chấp hành quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm. - Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân; tích cực tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở; tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. - Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Đảng; phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng; làm công tác phát triển đảng viên; sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đúng quy định. Như vậy, sau khi được kết nạp vào Đảng thì mỗi Đảng viên phải thực hiện những nhiệm vụ của một Đảng viên theo quy định và phấn đấu trở thành một Đảng viên ưu tú, trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng. Đảng viên có quyền gì? Căn cứ Điều 3 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011, sau khi gia nhập Đảng thì Đảng viên có các quyền sau đây: - Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng. - Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương. - Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời. - Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình. Đảng viên dự bị có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng. Như vậy, bên cạnh những nhiệm vụ cần thực hiện thì mỗi Đảng viên có những quyền được liệt kê nêu trên nhằm phát huy giá trị bản thân, thực hiện tốt công tác phát triển Đảng viên.
Không đóng đảng phí bao lâu thì bị xóa tên trong danh sách đảng viên?
Đóng đảng phí là một trong các nhiệm vụ của đảng viên được quy định tại Điều lệ Đảng. Trong trường hợp quên, không đóng đảng phí bao lâu thì bị xóa tên trong danh sách đảng viên? (1) Không đóng đảng phí bao lâu thì bị xóa tên trong danh sách đảng viên? Theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011, nhiệm vụ của đảng viên là: “.... 4.Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Đảng; phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng; làm công tác phát triển đảng viên; sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đúng quy định.” Dựa theo quy định trên, việc đóng đảng phí đúng quy định là nhiệm vụ của đảng viên khi tham gia vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Căn cứ theo khoản 8.1 Điều 8 Quy định 24/QĐ-TW quy định về việc xóa tên đảng viên khỏi danh sách như sau: Chi bộ xem xét, đề nghị cấp uỷ có thẩm quyền quyết định xoá tên trong danh sách đảng viên đối với các trường hợp sau: - Đảng viên bỏ sinh hoạt đảng hoặc không đóng đảng phí ba tháng trong năm mà không có lý do chính đáng - Đảng viên tự ý trả thẻ đảng viên hoặc tự huỷ thẻ đảng viên - Đảng viên giảm sút ý chí phấn đấu, không thực hiện nhiệm vụ đảng viên, đã được chi bộ giáo dục nhưng sau thời gian 12 tháng phấn đấu không tiến bộ - Đảng viên hai năm liền vi phạm tư cách đảng viên - Đảng viên không bảo đảm tiêu chuẩn chính trị theo quy định của Bộ Chính trị Như vậy, đảng viên bỏ sinh hoạt đảng hoặc không đóng đảng phí 03 tháng trong năm mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị chi bộ xem xét, đề nghị cấp ủy có thẩm quyền quyết định xóa tên trong danh sách đảng viên. Trường hợp đảng viên có lý do chính đáng cho việc không đóng đảng phí thì sẽ không bị xóa tên trong danh sách đảng viên. (2) Trường hợp được miễn giảm mức đóng đảng phí Để tạo điều kiện cho các đảng viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, Đảng cũng có quy định về việc miễn giảm mức đóng đảng phí cho đảng viên. Theo đó, tại khoản 6 Mục I trong Quy định về chế độ đảng phí được ban hành kèm theo Quyết định 342/QĐ-TW năm 2010 quy định như sau: - Khuyến khích đảng viên thuộc mọi đối tượng trên đây tự nguyện đóng đảng phí cao hơn mức quy định nhưng phải được chi ủy đồng ý. - Đảng viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nếu có đơn đề nghị miễn hoặc giảm mức đóng đảng phí, chi bộ xem xét, báo cáo lên cấp ủy cơ sở quyết định. Như vậy, đảng viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn làm đơn đề nghị miễn hoặc giảm mức đóng đảng phí thì sẽ được chi bộ xem xét, báo cáo lên cấp ủy để đưa ra quyết định có miễn hoặc giảm mức đóng đảng phí cho đảng viên không. (3) Mức đóng đảng phí hiện nay như thế nào? Căn cứ theo Mục I của Quy định về chế độ đảng phí được ban hành kèm theo Quyết định 342/QĐ-TW năm 2010, thu nhập hằng tháng của đảng viên để tính đóng đảng phí bao gồm: - Tiền lương, một số khoản phụ cấp - Tiền công - Sinh hoạt phí - Thu nhập khác. - Đảng viên xác định được thu nhập thường xuyên, đóng đảng phí theo tỷ lệ (%) của thu nhập hằng tháng (chưa tính trừ thuế thu nhập cá nhân) - Đảng viên khó xác định được thu nhập thì quy định mức đóng cụ thể hằng tháng cho từng loại đối tượng. Theo đó, mức đóng đảng phí được quy định cho từng đối tượng được quy định như sau: - Đảng viên trong các cơ quan hành chính, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang: đóng đảng phí hằng tháng bằng 1% tiền lương, các khoản phụ cấp; tiền công; sinh hoạt phí. - Đảng viên hưởng lương bảo hiểm xã hội: đóng đảng phí hằng tháng bằng 0,5% mức tiền lương bảo hiểm xã hội. - Đảng viên làm việc trong các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức kinh tế: đóng đảng phí hằng tháng bằng 1% tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập khác từ quỹ tiền lương của đơn vị. - Đảng viên khác ở trong nước (bao gồm đảng viên nông nghiệp, nông thôn, đảng viên là học sinh, sinh viên…): đóng đảng phí từ 2.000 đồng đến 30.000 đồng/tháng. Đối với đảng viên ngoài độ tuổi lao động, mức đóng đảng phí bằng 50% đảng viên trong độ tuổi lao động. - Đảng viên sống, học tập, làm việc ở ngoài nước: + Đảng viên làm việc tại các cơ quan đại diện của Việt Nam ở ngoài nước; đảng viên là lưu học sinh theo Hiệp định được nước ngoài tài trợ hoặc được đài thọ từ ngân sách nhà nước đóng đảng phí bằng 1% mức sinh hoạt phí hằng tháng. + Đảng viên đi du học tự túc; đảng viên đi xuất khẩu lao động; đảng viên đi theo gia đình, đảng viên là thành phần tự do làm ăn sinh sống, mức đóng hằng tháng từ 2 đến 5 USD. + Đảng viên là chủ hoặc đồng chủ sở hữu các doanh nghiệp, khu thương mại, cửa hàng dịch vụ, mức đóng tối thiểu hằng tháng là 10 USD Như vậy, tùy theo công việc và đối tượng mà mức đóng đảng phí sẽ khác nhau, không áp dụng một mức phí cho tất cả đảng viên. Đảng viên có nhiệm vụ phải đóng đảng phí đúng quy định, trừ các trường hợp được miễn, giảm đóng đảng phí.
Ai sẽ được làm Bí thư chi bộ Đảng? Nhiệm vụ của Bí thư chi bộ là gì?
Bí thư chi bộ là những người đứng đầu cơ sở Đảng, giữ vai trò lãnh đạo, có trách nhiệm tổ chức thực hiện sự lãnh đạo của chi bộ trên mọi mặt công tác theo quy định của Điều lệ Đảng. Vậy, ai sẽ được làm Bí thư chi bộ? Bí thư chi bộ có những nhiệm vụ nào? Bí thư chi bộ là chức danh nào? Theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Quyết định 04/2004/QĐ-BNV, Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ, Chi ủy, Thường trực đảng uỷ xã, phường, thị trấn có chức trách sau: Là cán bộ chuyên trách công tác Đảng ở Đảng bộ, chi bộ (nơi chưa thành lập Đảng bộ) xã, phường, thị trấn, có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ, cùng tập thể đảng uỷ, chi uỷ lãnh đạo toàn diện đối với hệ thống chính trị ở cơ sở trong việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước trên địa bàn xã,phường, thị trấn. Như vậy, Bí thư chi bộ là cán bộ chuyên trách cấp xã. Ai sẽ được làm Bí thư chi bộ? 1) Tiêu chuẩn chung Tiêu chuẩn chung đối với Bí thư chi bộ được quy định tại Điều 3 Quyết định 04/2004/QĐ-BNV như sau: Cán bộ, công chức cấp xã phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau đây: - Có tinh thần yêu nước sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có năng lực tổ chức vận động nhân dân thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước ở địa phương. - Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, công tâm thạo việc, tận tụy với dân. Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Có ý thức kỷ luật trong công tác. Trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm. - Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; có trình độ học vấn, chuyên môn, đủ năng lực và sức khỏe để làm việc có hiệu quả đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. 2) Tiêu chuẩn cụ thể Theo Khoản 4 Điều 5 Quyết định 04/2004/QĐ-BNV, tiêu chuẩn cụ thể đối với Bí thư chi bộ là: - Tuổi đời: Không quá 45 tuổi khi tham gia giữ chức vụ lần đầu. - Học vấn: Có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông. - Lý luận chính trị: Có trình độ trung cấp chính trị trở lên. - Chuyên môn, nghiệp vụ: ở khu vực đồng bằng và đô thị có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên, ở khu vực miền núi phải được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn (tương đương trình độ sơ cấp trở lên), nếu tham gia giữ chức vụ lần đầu phải có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên. Đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng, nghiệp vụ quản lý hành chính Nhà nước, nghiệp vụ quản lý kinh tế. Như vậy, người đủ các điều kiện như trên, nhận được sự tin tưởng, tín nhiệm sẽ được bầu làm Bí thư chi bộ Đảng. Nhiệm vụ của Bí thư chi bộ là gì? Theo Khoản 2 Điều 5 Quyết định 04/2004/QĐ-BNV quy định Bí thư có những nhiệm vụ sau: - Nắm vững: + Cương lĩnh, Điều lệ Đảng và đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết và chỉ thị của cấp trên và chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cấp mình; + Nhiệm vụ trọng tâm, giải quyết có hiệu quả công việc đột xuất; nắm chắc và sát tình hình đảng bộ, tổ chức đảng trực thuộc và của nhân dân trên địa bàn; - Chịu trách nhiệm chủ yếu về các mặt công tác của đảng bộ. - Chủ trì cuộc họp của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và chỉ đạo việc chuẩn bị xây dựng nghị quyết của đảng bộ, của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và tổ chức chỉ đạo thực hiện thắng lợi các nghị quyết đó. - Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo,chỉ đạo hoạt động và giữ vai trò trung tâm đoàn kết giữ vững vai trò lãnh đạo toàn diện đối với các tổ chức trong hệ thống chính trị ở xã, phường, thị trấn. - Lãnh đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, của đảng bộ, của Ban Chấp hành và Ban Thường Vụ Đảng uỷ. Trên đây là giải đáp thông tin về các tiêu chuẩn và nhiệm vụ của Bí thư chi bộ Đảng. Người đọc có thể tham khảo để cập nhật thêm cho mình những kiến thức pháp luật.
Kết nạp Đảng cần điều kiện gì? Học sinh THCS có được kết nạp Đảng?
Đảng Cộng sản là giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Được đứng vào hàng ngũ của Đảng là điều thiêng liêng, là niềm tự hào của mỗi con người Việt Nam. Vậy, để được trở thành Đảng viên phải đáp ứng những điều kiện gì? Học sinh THCS có được kết nạp Đảng không? Đảng viên là ai? Tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011 đã nêu: “Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đã lãnh đạo nhân dân tiến hành Cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà (nay là nước CHXHCN Việt Nam), đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược, xoá bỏ chế độ thực dân, phong kiến, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ quốc”. Theo Khoản 1 Điều 1 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011, quy định Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam: - Là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; - Chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; - Có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; - Có đạo đức và lối sống lành mạnh; - Gắn bó mật thiết với nhân dân; - Phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, - Giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng. Như vậy, Đảng viên là thành viên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Để được đứng vào hàng ngũ của Đảng phải đáp ứng được những tiêu chí và điều kiện nhất định về lý lịch, đạo đức, lối sống theo quy định tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam. Học sinh THCS có được kết nạp Đảng không? Theo Khoản 2 Điều 1 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011, để được xem xét kết nạp vào Đảng, trước hết phải là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, phải thừa nhận và tự nguyện: - Thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; - Qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm. Đây là những tiêu chuẩn tiên quyết để được trở thành Đảng viên. Căn cứ Điều 28 Luật Giáo dục 2019 quy định về độ tuổi học sinh THCS như sau: Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm. Đồng thời, cũng tại quy định trên vẫn có trường hợp học sinh học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh thuộc hộ nghèo, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Như vậy, đối với học sinh THCS theo đúng lứa tuổi tức từ 11-15 tuổi sẽ chưa đủ tiêu chuẩn để trở thành Đảng viên. Tuy nhiên, đối với những học sinh đã 18 tuổi nhưng vẫn đang học chương trình THCS, nếu đáp ứng đủ điều kiện để được kết nạp Đảng theo quy định thì vẫn có thể xem xét để được kết nạp vào Đảng. Điều kiện để được kết nạp Đảng năm 2024 Theo Khoản 1 Điều 4 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 và Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021. Quần chúng phải đáp ứng các điều kiện sau đây để được xem xét kết nạp vào Đảng: 1) Tuổi đời - Tại thời điểm chi bộ xét kết nạp, người vào Đảng phải đủ 18 tuổi đến đủ 60 tuổi (tính theo tháng). - Chỉ xem xét kết nạp vào Đảng những người trên 60 tuổi khi đủ các điều kiện: Có sức khoẻ và uy tín; đang công tác, cư trú ở cơ sở chưa có tổ chức đảng, chưa có đảng viên hoặc do yêu cầu đặc biệt; được ban thường vụ cấp ủy trực thuộc Trung ương đồng ý bằng văn bản trước khi cấp ủy có thẩm quyền ra quyết định kết nạp. Việc kết nạp vào Đảng những người trên 60 tuổi do cấp ủy trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định. 2) Trình độ học vấn - Người vào Đảng phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên. - Người vào Đảng đang sinh sống ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc ngư dân thường xuyên làm việc ngoài biển, đảo, nếu không bảo đảm theo Quy định thi hành Điều lệ Đảng của Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII thì phải có trình độ học vấn tối thiểu hoàn thành chương trình bậc tiểu học. - Trình độ học vấn của người vào Đảng là già làng, trưởng bản, người có uy tín, đang sinh sống ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc ngư dân thường xuyên làm việc ngoài biển, đảo tối thiểu phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ và được ban thường vụ cấp ủy trực thuộc Trung ương đồng ý bằng văn bản trước khi cấp ủy có thẩm quyền ra quyết định kết nạp. 3) Thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng. 4) Qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm. 5) Bồi dưỡng nhận thức về Đảng: Người vào Đảng phải học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, có giấy chứng nhận do trung tâm chính trị cấp huyện hoặc tương đương cấp; nơi không có trung tâm chính trị thì do cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên cấp. 6) Có đơn tự nguyện xin vào Đảng: Người vào Đảng phải tự làm đơn, trình bày rõ những nhận thức của mình về mục đích, lý tưởng của Đảng, về động cơ xin vào Đảng. 7) Báo cáo trung thực lý lịch với chi bộ: Người vào Đảng tự khai lý lịch, đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, chịu trách nhiệm về nội dung đã khai; nếu có vấn đề nào không hiểu và không nhớ chính xác thì phải báo cáo với chi bộ. Lý lịch phải được cấp ủy cơ sở thẩm tra, kết luận trước khi ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu. 8) Được hai đảng viên chính thức giới thiệu: Nơi có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng trong độ tuổi thanh niên phải là đoàn viên, được ban chấp hành đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu. Ở các cơ quan, doanh nghiệp nơi không có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng phải là đoàn viên công đoàn, được ban chấp hành công đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu. Như vậy, sau khi đáp ứng những điều kiện này thì quần chúng sẽ được xem xét kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Để được chính thức trở thành Đảng viên, quần chúng cần thực hiện các thủ tục cần thiết theo Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011 và các hướng dẫn liên quan.
Danh mục 25 loại văn bản của Đảng theo quy định hiện hành
Hiện nay, các cơ quan có thẩm quyền của Đảng ban hành những loại văn bản nào? Sau đây, bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này để bạn tham khảo. Văn bản của Đảng là gì? Căn cứ khoản 1 Điều 1 Quy định 66-QĐ/TW năm 2017 quy định văn bản và hệ thống văn bản có định nghĩa về văn bản của Đảng là loại hình tài liệu được thể hiện bằng ngôn ngữ viết tiếng Việt để ghi lại hoạt động của các tổ chức Đảng. Các văn bản của Đảng là loại hình tài liệu được thể hiện bằng ngôn ngữ viết tiếng Việt để ghi lại hoạt động của các tổ chức Đảng. Hệ thống văn bản của Đảng gồm toàn bộ các loại văn bản của Đảng được sử dụng trong hoạt động của hệ thống tổ chức đảng từ Trung ương đến cơ sở. Tổng hợp 25 loại văn bản của Đảng theo quy định mới nhất? Quy định tại Điều 4 Quy định 66-QĐ/TW năm 2017, các loại văn bản của Đảng được các cơ quan có thẩm quyền ban hành như sau: - Cương lĩnh chính trị là văn bản trình bày những nội dung cơ bản về mục tiêu, đường lối, nhiệm vụ và phương pháp cách mạng trong một giai đoạn nhất định. - Điều lệ Đảng là văn bản xác định tôn chỉ, mục đích, hệ tư tưởng, các nguyên tắc về tổ chức và hoạt động, cơ cấu tổ chức bộ máy của Đảng, quy định trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của đảng viên và các tổ chức đảng. - Chiến lược là văn bản trình bày quan điểm, phương châm, mục tiêu chủ yếu và các giải pháp có tính toàn cục về phát triển một hoặc một số lĩnh vực trong một giai đoạn nhất định. - Nghị quyết là văn bản ghi lại các quyết định được thông qua ở đại hội, hội nghị cơ quan lãnh đạo đảng các cấp, hội nghị đảng viên về đường lối, chủ trương, chính sách, kế hoạch hoặc các vấn đề cụ thể. - Quyết định là văn bản dùng để ban hành hoặc bãi bỏ các quy chế, quy định, quyết định cụ thể về chủ trương, chính sách, tổ chức bộ máy, nhân sự thuộc phạm vi quyền hạn của cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng. - Chỉ thị là văn bản dùng để chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng cấp dưới thực hiện các chủ trương, chính sách hoặc một số nhiệm vụ cụ thể. - Kết luận là văn bản ghi lại ý kiến chính thức của cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng về những vấn đề nhất định hoặc về chủ trương, biện pháp xử lý công việc cụ thể. - Quy chế là văn bản xác định nguyên tắc, trách nhiệm, quyền hạn, chế độ và lề lối làm việc của cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng. - Quy định là văn bản xác định các nguyên tắc, tiêu chuẩn, thủ tục và chế độ cụ thể về một lĩnh vực công tác nhất định của cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng hoặc trong hệ thống các cơ quan chuyên môn có cùng chức năng, nhiệm vụ. - Thông tri là văn bản chỉ đạo, giải thích, hướng dẫn các cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng cấp dưới thực hiện nghị quyết, quyết định, chỉ thị… của cấp ủy, hoặc thực hiện một nhiệm vụ cụ thể. - Hướng dẫn là văn bản giải thích, chỉ dẫn cụ thể việc tổ chức thực hiện văn bản của cấp ủy hoặc của cơ quan đảng cấp trên. - Thông báo là văn bản dùng để thông tin về một vấn đề, một sự việc cụ thể để các cơ quan, cá nhân có liên quan biết hoặc thực hiện. - Thông cáo là văn bản dùng để công bố về một sự kiện, sự việc quan trọng. - Tuyên bố là văn bản dùng để chính thức công bố lập trường, quan điểm, thái độ của Đảng về một sự kiện, sự việc quan trọng. - Lời kêu gọi là văn bản dùng để yêu cầu hoặc động viên mọi người thực hiện một nhiệm vụ hoặc hưởng ứng một chủ trương có ý nghĩa chính trị. - Báo cáo là văn bản dùng để tường trình về tình hình hoạt động của một cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng hoặc về một đề án, một vấn đề, sự việc nhất định. - Kế hoạch là văn bản dùng để xác định mục đích, yêu cầu, chỉ tiêu của nhiệm vụ cần hoàn thành trong khoảng thời gian nhất định và các biện pháp về tổ chức, nhân sự, cơ sở vật chất cần thiết để thực hiện nhiệm vụ đó. - Quy hoạch là văn bản xác định mục tiêu và các phương án, giải pháp lớn cho một vấn đề, một lĩnh vực cần thực hiện trong một thời gian tương đối dài, nhiều năm. - Chương trình là văn bản dùng để trình bày, sắp xếp toàn bộ những việc cần làm đối với một lĩnh vực công tác hoặc tất cả các mặt công tác của cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng (hoặc của các đồng chí lãnh đạo) theo một trình tự nhất định, trong một thời gian cụ thể. - Đề án là văn bản dùng để trình bày có hệ thống về một kế hoạch, giải pháp giải quyết một nhiệm vụ, một vấn đề nhất định để cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Phương án là văn bản trình bày các cách thức hành động tối ưu để thực hiện nhiệm vụ công tác nhất định của cơ quan, tổ chức. - Dự án là văn bản trình bày có hệ thống về dự kiến cách thức thực hiện các mục tiêu riêng biệt trong giới hạn về nguồn lực, ngân sách, thời gian đã được xác định trước để triển khai chương trình, đề án, kế hoạch công tác đã đề ra. - Tờ trình là văn bản dùng để thuyết trình tổng quát một đề án, một vấn đề, một dự thảo văn bản để cấp trên xem xét, quyết định. - Công văn là văn bản dùng để truyền đạt, trao đổi các công việc cụ thể trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng. - Biên bản là văn bản ghi chép diễn biến, ý kiến phát biểu và ý kiến kết luận của đại hội Đảng và các hội nghị của cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng. Các cấp ủy, tổ chức, cơ quan Đảng thường dùng các loại văn bản, giấy tờ hành chính nào? Tại Điều 5 Quy định 66-QĐ/TW năm 2017 quy định các loại văn bản, giấy tờ hành chính mà các cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng thường dùng như sau: - Giấy giới thiệu là văn bản được dùng để giới thiệu cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, tổ chức khi đi liên hệ giao dịch với cơ quan, tổ chức khác để thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết việc riêng. - Giấy chứng nhận là văn bản do một cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân cấp cho một tổ chức hoặc cá nhân để xác nhận một vấn đề nào đó. - Giấy đi đường là văn bản do cơ quan, tổ chức cấp cho cán bộ, công chức, viên chức được cử đi công tác làm văn bản xác nhận công vụ và là phương tiện để thanh toán các chế độ công tác phí theo quy định. - Giấy nghỉ phép là văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp cho cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ phép theo chế độ quy định. - Phiếu gửi là văn bản được gửi kèm theo tài liệu phát hành đến cơ quan, tổ chức khác, nhằm làm bằng chứng cho việc gửi và nhận tài liệu. - Giấy mời là văn bản của cơ quan, tổ chức dùng để mời tập thể hoặc cá nhân tham dự các hoạt động mang tính sự kiện sắp được tổ chức (cuộc họp, hội nghị, hội thảo…). - Phiếu chuyển là văn bản của cơ quan, tổ chức dùng để gửi kèm văn bản đã nhận được đến cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giải quyết. - Thư công là văn bản không chính thức của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trao đổi việc công với người đứng đầu cơ quan, tổ chức khác hoặc để thăm hỏi, chúc mừng, cảm ơn, chia buồn… đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức. Danh mục 25 loại văn bản của Đảng theo quy định hiện hành Mô tả: Hiện nay, các cơ quan có thẩm quyền của Đảng ban hành những loại văn bản nào? Sau đây, bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này để bạn tham khảo. Nội dung: Văn bản của Đảng là gì? Căn cứ khoản 1 Điều 1 Quy định 66-QĐ/TW năm 2017 quy định văn bản và hệ thống văn bản có định nghĩa về văn bản của Đảng là loại hình tài liệu được thể hiện bằng ngôn ngữ viết tiếng Việt để ghi lại hoạt động của các tổ chức Đảng. Các văn bản của Đảng là loại hình tài liệu được thể hiện bằng ngôn ngữ viết tiếng Việt để ghi lại hoạt động của các tổ chức Đảng. Hệ thống văn bản của Đảng gồm toàn bộ các loại văn bản của Đảng được sử dụng trong hoạt động của hệ thống tổ chức đảng từ Trung ương đến cơ sở. Tổng hợp 25 loại văn bản của Đảng theo quy định mới nhất? Quy định tại Điều 4 Quy định 66-QĐ/TW năm 2017, các loại văn bản của Đảng được các cơ quan có thẩm quyền ban hành như sau: - Cương lĩnh chính trị là văn bản trình bày những nội dung cơ bản về mục tiêu, đường lối, nhiệm vụ và phương pháp cách mạng trong một giai đoạn nhất định. - Điều lệ Đảng là văn bản xác định tôn chỉ, mục đích, hệ tư tưởng, các nguyên tắc về tổ chức và hoạt động, cơ cấu tổ chức bộ máy của Đảng, quy định trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của đảng viên và các tổ chức đảng. - Chiến lược là văn bản trình bày quan điểm, phương châm, mục tiêu chủ yếu và các giải pháp có tính toàn cục về phát triển một hoặc một số lĩnh vực trong một giai đoạn nhất định. - Nghị quyết là văn bản ghi lại các quyết định được thông qua ở đại hội, hội nghị cơ quan lãnh đạo đảng các cấp, hội nghị đảng viên về đường lối, chủ trương, chính sách, kế hoạch hoặc các vấn đề cụ thể. - Quyết định là văn bản dùng để ban hành hoặc bãi bỏ các quy chế, quy định, quyết định cụ thể về chủ trương, chính sách, tổ chức bộ máy, nhân sự thuộc phạm vi quyền hạn của cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng. - Chỉ thị là văn bản dùng để chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng cấp dưới thực hiện các chủ trương, chính sách hoặc một số nhiệm vụ cụ thể. - Kết luận là văn bản ghi lại ý kiến chính thức của cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng về những vấn đề nhất định hoặc về chủ trương, biện pháp xử lý công việc cụ thể. - Quy chế là văn bản xác định nguyên tắc, trách nhiệm, quyền hạn, chế độ và lề lối làm việc của cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng. - Quy định là văn bản xác định các nguyên tắc, tiêu chuẩn, thủ tục và chế độ cụ thể về một lĩnh vực công tác nhất định của cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng hoặc trong hệ thống các cơ quan chuyên môn có cùng chức năng, nhiệm vụ. - Thông tri là văn bản chỉ đạo, giải thích, hướng dẫn các cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng cấp dưới thực hiện nghị quyết, quyết định, chỉ thị… của cấp ủy, hoặc thực hiện một nhiệm vụ cụ thể. - Hướng dẫn là văn bản giải thích, chỉ dẫn cụ thể việc tổ chức thực hiện văn bản của cấp ủy hoặc của cơ quan đảng cấp trên. - Thông báo là văn bản dùng để thông tin về một vấn đề, một sự việc cụ thể để các cơ quan, cá nhân có liên quan biết hoặc thực hiện. - Thông cáo là văn bản dùng để công bố về một sự kiện, sự việc quan trọng. - Tuyên bố là văn bản dùng để chính thức công bố lập trường, quan điểm, thái độ của Đảng về một sự kiện, sự việc quan trọng. - Lời kêu gọi là văn bản dùng để yêu cầu hoặc động viên mọi người thực hiện một nhiệm vụ hoặc hưởng ứng một chủ trương có ý nghĩa chính trị. - Báo cáo là văn bản dùng để tường trình về tình hình hoạt động của một cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng hoặc về một đề án, một vấn đề, sự việc nhất định. - Kế hoạch là văn bản dùng để xác định mục đích, yêu cầu, chỉ tiêu của nhiệm vụ cần hoàn thành trong khoảng thời gian nhất định và các biện pháp về tổ chức, nhân sự, cơ sở vật chất cần thiết để thực hiện nhiệm vụ đó. - Quy hoạch là văn bản xác định mục tiêu và các phương án, giải pháp lớn cho một vấn đề, một lĩnh vực cần thực hiện trong một thời gian tương đối dài, nhiều năm. - Chương trình là văn bản dùng để trình bày, sắp xếp toàn bộ những việc cần làm đối với một lĩnh vực công tác hoặc tất cả các mặt công tác của cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng (hoặc của các đồng chí lãnh đạo) theo một trình tự nhất định, trong một thời gian cụ thể. - Đề án là văn bản dùng để trình bày có hệ thống về một kế hoạch, giải pháp giải quyết một nhiệm vụ, một vấn đề nhất định để cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Phương án là văn bản trình bày các cách thức hành động tối ưu để thực hiện nhiệm vụ công tác nhất định của cơ quan, tổ chức. - Dự án là văn bản trình bày có hệ thống về dự kiến cách thức thực hiện các mục tiêu riêng biệt trong giới hạn về nguồn lực, ngân sách, thời gian đã được xác định trước để triển khai chương trình, đề án, kế hoạch công tác đã đề ra. - Tờ trình là văn bản dùng để thuyết trình tổng quát một đề án, một vấn đề, một dự thảo văn bản để cấp trên xem xét, quyết định. - Công văn là văn bản dùng để truyền đạt, trao đổi các công việc cụ thể trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng. - Biên bản là văn bản ghi chép diễn biến, ý kiến phát biểu và ý kiến kết luận của đại hội Đảng và các hội nghị của cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng. Các cấp ủy, tổ chức, cơ quan Đảng thường dùng các loại văn bản, giấy tờ hành chính nào? Tại Điều 5 Quy định 66-QĐ/TW năm 2017 quy định các loại văn bản, giấy tờ hành chính mà các cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng thường dùng như sau: - Giấy giới thiệu là văn bản được dùng để giới thiệu cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, tổ chức khi đi liên hệ giao dịch với cơ quan, tổ chức khác để thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết việc riêng. - Giấy chứng nhận là văn bản do một cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân cấp cho một tổ chức hoặc cá nhân để xác nhận một vấn đề nào đó. - Giấy đi đường là văn bản do cơ quan, tổ chức cấp cho cán bộ, công chức, viên chức được cử đi công tác làm văn bản xác nhận công vụ và là phương tiện để thanh toán các chế độ công tác phí theo quy định. - Giấy nghỉ phép là văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp cho cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ phép theo chế độ quy định. - Phiếu gửi là văn bản được gửi kèm theo tài liệu phát hành đến cơ quan, tổ chức khác, nhằm làm bằng chứng cho việc gửi và nhận tài liệu. - Giấy mời là văn bản của cơ quan, tổ chức dùng để mời tập thể hoặc cá nhân tham dự các hoạt động mang tính sự kiện sắp được tổ chức (cuộc họp, hội nghị, hội thảo…). - Phiếu chuyển là văn bản của cơ quan, tổ chức dùng để gửi kèm văn bản đã nhận được đến cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giải quyết. - Thư công là văn bản không chính thức của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trao đổi việc công với người đứng đầu cơ quan, tổ chức khác hoặc để thăm hỏi, chúc mừng, cảm ơn, chia buồn… đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Đảng viên dự bị có những quyền gì?
Đảng giữ một vai trò vô cùng quan trọng hướng định hướng và điều hành đất nước. Trong đó, những thành viên của Đảng là những Đảng viên là thành phần không thể thiếu nhằm thực hiện nhiệm vụ của Đảng viên cũng như đối với Nhà nước. Tuy nhiên, để trở thành Đảng viên chính thức thì người được kết nạp Đảng phải đáp ứng đủ các điều kiện bắt buộc. Trong đó, có yêu cầu Đảng viên dự bị để học tập và tích lũy kinh nghiệm trước khi trở thành Đảng viên chính thức. Vậy, Đảng viên dự bị có được những quyền gì và đối tượng này có được bỏ phiếu bầu cử? Đảng viên dự là ai? định nghĩa Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân. Chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng. Điều kiện trở thành Đảng viên phải là công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện : thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng. Theo đó, căn cứ Điều 5 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định để được kết nạp Đảng viên chính thức thì công dân phải trải qua thời kỳ dự bị mười hai tháng, tính từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp. Trong thời kỳ dự bị, chi bộ tiếp tục giáo dục, rèn luyện và phân công đảng viên chính thức giúp đảng viên đó tiến bộ. Sau thời gian dự bị, thì chi bộ xét công nhận đảng viên chính thức từng người một và biểu quyết như khi xét kết nạp; nếu không đủ tư cách đảng viên thì đề nghị lên cấp uỷ có thẩm quyền quyết định xóa tên trong danh sách đảng viên dự bị. Đảng viên đã được công nhận chính thức thì tuổi đảng của đảng viên tính từ ngày ghi trong quyết định kết nạp. Như vậy, để được trở thành Đảng viên chính thức thì công dân phải dự bị 01 năm và vẫn chưa được hưởng các quyền và nghĩa vụ tương tự như Đảng viên chính thức mà còn phải tiếp tục trau dồi tư tưởng, kinh nghiệm và kiến thức trong thời gian dự bị. Quyền của Đảng viên dự bị Nhằm thực hiện các các nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao thì công dân là Đảng viên được trao các quyền mà chỉ Đảng viên mới có thể thực hiện nhằm phát huy tối ưu khả năng hoàn tất nhiệm vụ được giao. Cụ thể tại Điều 3 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định quyền của Đảng viên bao gồm: Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng. Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương. Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời. Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình. Đặc biệt Đảng viên dự bị có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng. Đặc biệt, khoản 2 Điều 15 Quyết định 244-QĐ/TW cũng khẳng định ở đại hội Đảng viên, Đảng viên sinh hoạt tạm thời và Đảng viên dự bị không có quyền bầu cử. Theo đó, Đảng viên dự bị không có quyền bầu cử. Tuy nhiên, ở đại hội Đảng viên, Đảng viên chính thức, Đảng viên sinh hoạt tạm thời và Đảng viên dự bị đều có quyền đề cử Đảng viên chính thức của Đảng bộ, chi bộ để được bầu làm đại biểu dự đại hội Đảng bộ cấp trên hoặc để được Như vậy, căn cứ các quy định trên thì Đảng viên dự bị hầu như đã có đầy đủ các quyền của một Đảng viên chính thức. Nhưng không được thực hiện quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử tại các cơ quan lãnh đạo của Đảng nhằm hạn chế quyền hạn Đảng viên dự bị vẫn chưa hoàn thành quy trình Đảng viên chính thức.
Điều kiện kết nạp Đảng viên mới nhất
1. Điều kiện kết nạp Đảng viên 1.1. Về tuổi đời. 1.1.1. Tại thời điểm chi bộ xét kết nạp, người vào Đảng phải đủ 18 tuổi đến đủ 60 tuổi (tính theo tháng). 1.1.2. Việc kết nạp vào Đảng những người trên 60 tuổi do cấp uỷ trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định. Chỉ xem xét kết nạp vào Đảng những người trên 60 tuổi khi đủ các điều kiện: Có sức khoẻ và uy tín; đang công tác, cư trú ở cơ sở chưa có tổ chức đảng, chưa có đảng viên hoặc do yêu cầu đặc biệt; được ban thường vụ cấp ủy trực thuộc Trung ương đồng ý bằng văn bản trước khi cấp ủy có thẩm quyền ra quyết định kết nạp. 1.2. Về trình độ học vấn. 1.2.1. Người vào Đảng phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên. 1.2.2. Học vấn của người vào Đảng đang sinh sống ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và những trường hợp cụ thể khác do yêu cầu phát triển đảng mà không bảo đảm được quy định chung thì thực hiện theo hướng dẫn của Ban Bí thư. - Người vào Đảng đang sinh sống ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc ngư dân thường xuyên làm việc ngoài biển, đảo, nếu không bảo đảm theo Quy định thi hành Điều lệ Đảng của Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII thì phải có trình độ học vấn tối thiểu hoàn thành chương trình bậc tiểu học. - Trình độ học vấn của người vào Đảng là già làng, trưởng bản, người có uy tín, đang sinh sống ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc ngư dân thường xuyên làm việc ngoài biển, đảo tối thiểu phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ và được ban thường vụ cấp ủy trực thuộc Trung ương đồng ý bằng văn bản trước khi cấp ủy có thẩm quyền ra quyết định kết nạp. 2. Thủ tục xem xét kết nạp Đảng 2.1. Người vào Đảng phải : - Có đơn tự nguyện xin vào Đảng; Người vào Đảng phải tự làm đơn, trình bày rõ những nhận thức của mình về mục đích, lý tưởng của Đảng, về động cơ xin vào Đảng. - Báo cáo trung thực lý lịch với chi bộ; + Người vào Đảng tự khai lý lịch, đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, chịu trách nhiệm về nội dung đã khai; nếu có vấn đề nào không hiểu và không nhớ chính xác thì phải báo cáo với chi bộ. + Lý lịch phải được cấp ủy cơ sở thẩm tra, kết luận trước khi ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu. - Được hai đảng viên chính thức giới thiệu. Nơi có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng trong độ tuổi thanh niên phải là đoàn viên, được ban chấp hành đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu. Ở các cơ quan, doanh nghiệp nơi không có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng phải là đoàn viên công đoàn, được ban chấp hành công đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu. 2.2. Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng a) Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm: - Người vào Đảng. - Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân). b) Nội dung thẩm tra, xác minh - Đối với người vào Đảng: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. - Đối với người thân: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. c) Phương pháp thẩm tra, xác minh - Nếu người vào Đảng có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: Cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột, con đẻ và trong lý lịch người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, thì không phải thẩm tra, xác minh. - Nếu vợ (chồng) người vào Đảng đang là đảng viên hoặc có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: Cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột và trong lý lịch của người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, thì không phải thẩm tra, xác minh bên vợ (chồng). - Nội dung nào chưa rõ thì thẩm tra, xác minh nội dung đó; khi cấp ủy cơ sở (ở quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc) đã xác nhận, nếu có nội dung nào chưa rõ thì đến ban tổ chức cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng để thẩm tra làm rõ. - Những nội dung đã biết rõ trong lý lịch của người vào Đảng và những người thân đều sinh sống, làm việc tại quê quán trong cùng một tổ chức cơ sở đảng (xã, phường, thị trấn...) từ đời ông, bà nội đến nay thì chi ủy báo cáo với chi bộ, chi bộ kết luận, cấp ủy cơ sở kiểm tra và ghi ý kiến chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch, không cần thẩm tra riêng. - Việc thẩm tra lý lịch của người vào Đảng trong lực lượng vũ trang được đối chiếu với lý lịch của người đó khai khi nhập ngũ hoặc khi được tuyển sinh, tuyển dụng. Nếu có nội dung nào chưa rõ phải tiến hành thẩm tra, xác minh để làm rõ. - Người vào Đảng đang ở ngoài nước thì đối chiếu với lý lịch của người đó do cơ quan có thẩm quyền ở trong nước đang quản lý hoặc lấy xác nhận của cấp ủy cơ sở nơi quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc của người đó ở trong nước. - Người thân của người vào Đảng đang ở ngoài nước, thì cấp ủy nơi người vào Đảng làm văn bản nêu rõ nội dung đề nghị cấp ủy hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở ngoài nước (qua Đảng ủy Bộ Ngoại giao) để lấy xác nhận; trường hợp chưa rõ về chính trị thì đến cơ quan an ninh có trách nhiệm quản lý, theo dõi tổ chức đó để thẩm tra. - Người vào Đảng và người thân của người vào Đảng đang làm việc tại cơ quan đại diện, tổ chức phi chính phủ của nước ngoài và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, thì đại diện cấp ủy cơ sở đến nơi làm việc và cơ quan an ninh có trách nhiệm quản lý, theo dõi các tổ chức đó để thẩm tra những vấn đề có liên quan đến chính trị của những người này. d) Trách nhiệm của các cấp ủy và đảng viên - Trách nhiệm của chi bộ và cấp ủy cơ sở nơi có người vào Đảng: + Kiểm tra, đóng dấu giáp lai vào các trang trong lý lịch của người vào Đảng (chi ủy chưa nhận xét và cấp ủy cơ sở chưa chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch). + Gửi công văn đề nghị thẩm tra và lý lịch người xin vào Đảng đến cấp ủy cơ sở hoặc cơ quan có trách nhiệm để thẩm tra; trường hợp cần thiết thì chi bộ cử đảng viên đi thẩm tra. Đảng viên đi thẩm tra có trách nhiệm báo cáo cấp ủy những nội dung được giao bằng văn bản và chịu trách nhiệm trước Đảng về nội dung đó. + Tổng hợp kết quả thẩm tra, ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch của người vào Đảng. - Trách nhiệm của cấp ủy cơ sở và cơ quan nơi được yêu cầu xác nhận lý lịch: + Chỉ đạo chi ủy hoặc bí thư chi bộ (nơi chưa có chi ủy) và cơ quan trực thuộc có liên quan xác nhận vào lý lịch người xin vào Đảng. + Cấp ủy cơ sở nơi đến thẩm tra: Thẩm định, ghi nội dung cần thiết về lý lịch của người xin vào Đảng do cấp ủy nơi có người xin vào Đảng yêu cầu đã đúng, hay chưa đúng hoặc chưa đủ với nội dung người xin vào Đảng đã khai trong lý lịch; tập thể cấp ủy hoặc ban thường vụ cấp ủy thống nhất nội dung ghi vào mục “Nhận xét của cấp ủy, tổ chức đảng...” ở phần cuối bản “Lý lịch của người xin vào Đảng”. Người thay mặt cấp ủy xác nhận, ký tên, ghi rõ chức vụ, đóng dấu vào lý lịch và gửi cho cấp ủy cơ sở có yêu cầu; nếu gửi theo đường công văn thì không để chậm quá 30 ngày làm việc (ở trong nước), 90 ngày làm việc (ở ngoài nước) kể từ khi nhận được công văn đề nghị thẩm tra lý lịch. + Tập thể lãnh đạo ban tổ chức cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi được yêu cầu thẩm tra lý lịch thống nhất về nội dung trước khi xác nhận vào lý lịch của người xin vào Đảng. đ) Kinh phí chi cho việc đi thẩm tra lý lịch của người vào Đảng ở các cơ quan, đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, cước gửi công văn thẩm tra, công tác phí cho đảng viên đi thẩm tra được thanh toán theo quy định hiện hành của Đảng và Nhà nước; ở các đơn vị khác nếu có khó khăn về kinh phí thì cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng cấp kinh phí. 2.3. Lấy ý kiến nhận xét của đoàn thể chính trị - xã hội nơi người vào Đảng sinh hoạt và chi ủy nơi người vào Đảng cư trú Chi ủy hoặc bí thư chi bộ (nơi chưa có chi ủy) lấy ý kiến của đại diện các đoàn thể chính trị - xã hội mà người vào Đảng là thành viên; lấy ý kiến nhận xét của chỉ ủy hoặc chi bộ (nơi chưa có chi ủy) nơi cư trú của người vào Đảng; tổng hợp thành văn bản báo cáo chi bộ. Trường hợp đặc biệt không phải lấy ý kiến nhận xét của chi ủy hoặc chi bộ nơi cư trú đối với người vào Đảng thực hiện theo quy định của Ban Bí thư. 2.4. Nghị quyết của chi bộ và cấp ủy cơ sở xét kết nạp người vào Đảng a) Chi bộ (kể cả chi bộ cơ sở) xem xét: Đơn xin vào Đảng; lý lịch của người vào Đảng; văn bản giới thiệu của đảng viên chính thức; nghị quyết giới thiệu đoàn viên của Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cơ sở (hoặc tập thể chi đoàn cơ sở) hoặc nghị quyết giới thiệu đoàn viên công đoàn của ban chấp hành công đoàn cơ sở; bản tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể chính trị - xã hội nơi người vào Đảng sinh hoạt và chi ủy hoặc chi bộ nơi cư trú. b) Nếu được hai phần ba số đảng viên chính thức trở lên đồng ý kết nạp người vào Đảng thì chi bộ ra nghị quyết đề nghị cấp ủy cấp trên xem xét, quyết định. Nghị quyết nêu rõ kết luận của chi bộ về lý lịch; ý thức giác ngộ chính trị; ưu, khuyết điểm về phẩm chất đạo đức, lối sống; năng lực công tác; quan hệ quần chúng của người vào Đảng; số đảng viên chính thức tán thành, không tán thành. Ở những nơi cỏ đảng ủy bộ phận thì đảng ủy bộ phận thẩm định nghị quyết của chi bộ về kết nạp đảng viên, báo cáo cấp ủy cơ sở. c) Tập thể đảng ủy cơ sở thảo luận, biểu quyết, nếu được hai phần ba số cấp ủy viên trở lên đồng ý thì ra nghị quyết đề nghị cấp ủy cấp trên xét kết nạp. Nếu đảng ủy cơ sở được ủy quyền quyết định kết nạp đảng viên thì do đảng ủy cơ sở đó ra nghị quyết và quyết định kết nạp. 2.5. Quyết định của cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên a) Sau khi nhận được nghị quyết đề nghị kết nạp đảng viên của cấp ủy cơ sở, ban tổ chức của cấp ủy có thẩm quyền tiến hành thẩm định lại, trích lục tài liệu gửi các đồng chí ủy viên ban thường vụ cấp ủy nghiên cứu. Ban thường vụ cấp ủy họp xét, nếu được trên một nửa số thành viên ban thường vụ đồng ý thì ra quyết định kết nạp đảng viên. Đối với đảng ủy cơ sở được ủy quyền quyết định kết nạp đảng viên thì phải được ít nhất hai phần ba cấp ủy viên đồng ý mới được ra quyết định kết nạp đảng viên. b) Đối với tổ chức cơ sở đảng trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương không được ủy quyền quyết định kết nạp đảng viên thì cấp ủy cơ sở gửi văn bản kèm hồ sơ đề nghị lên ban tổ chức tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương để thẩm định, báo cáo thường trực cấp ủy; thường trực cấp ủy chủ trì cùng với các đồng chí ủy viên ban thường vụ là trưởng các ban đảng xem xét, nếu được trên một nửa số thành viên đồng ý thì ra quyết định kết nạp đảng viên. Đối với các cấp ủy cơ sở trực thuộc Đảng ủy Công an Trung ương không được ủy quyền quyết định kết nạp đảng viên thì gửi văn bản kèm hồ sơ đề nghị để Cục Công tác đảng và công tác chính trị thẩm định, báo cáo Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương xét, nếu được trên một nửa số thành viên đồng ý thì ra quyết định kết nạp đảng viên. c) Trường hợp người vào Đảng có vấn đề liên quan đến lịch sử chính trị hoặc chính trị hiện nay, nếu thuộc thẩm quyền quyết định của cấp ủy thì cấp ủy chỉ đạo xem xét, kết luận trước khi xét kết nạp; nếu không thuộc thẩm quyền quyết định của cấp ủy (theo quy định của Bộ Chính trị) thì báo cáo ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy hoặc đảng ủy trực thuộc Trung ương xem xét, nếu được sự đồng ý bằng văn bản thì cấp ủy có thẩm quyền mới ra quyết định kết nạp. 2.6. Tổ chức lễ kết nạp đảng viên a) Lễ kết nạp đảng viên phải được tổ chức trang nghiêm; tiến hành kết nạp từng người một (nếu kết nạp từ hai người trở lên trong cùng một buổi lễ). b) Trang trí lễ kết nạp (nhìn từ dưới lên): Trên cùng là khẩu hiệu “Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm”; cờ Đảng, cờ Tổ quốc, tượng hoặc ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh (bên trái), ảnh Mác - Lênin (bên phải), tiêu đề: “Lễ kết nạp đảng viên”. c) Chương trình buổi lễ kết nạp - Chào cờ (hát Quốc ca, Quốc tế ca). - Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu. - Bí thư chi bộ hoặc đại diện chi ủy đọc quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền. - Đảng viên mới đọc lời tuyên thệ. - Đại diện chi ủy nói rõ nhiệm vụ, quyền hạn của đảng viên, nhiệm vụ của chi bộ và phân công đảng viên chính thức giúp đỡ đảng viên dự bị. - Đại diện cấp ủy cấp trên phát biểu ý kiến (nếu có). - Bế mạc (hát Quốc ca, Quốc tế ca). 3. Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức 3.1. Giấy chứng nhận học lớp bồi dưỡng đảng viên mới Đảng viên dự bị phải học lớp bồi dưỡng đảng viên mới, được trung tâm chính trị cấp huyện hoặc cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên cấp giấy chứng nhận theo mẫu của Ban Tổ chức Trung ương. 3.2. Bản tự kiểm điểm của đảng viên dự bị Sau 12 tháng, kể từ ngày chi bộ kết nạp, đảng viên dự bị viết bản tự kiểm điểm nêu rõ ưu điểm, khuyết điểm về thực hiện nhiệm vụ đảng viên và biện pháp khắc phục khuyết điểm, tồn tại; đề nghị chi bộ xét, công nhận đảng viên chính thức. 3.3. Bản nhận xét về đảng viên dự bị của đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ Đảng viên được phân công giúp đỡ viết bản nhận xét đảng viên dự bị nêu rõ ưu điểm, khuyết điểm, lập trường tư tưởng, nhận thức về Đảng, đạo đức, lối sống và mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của đảng viên dự bị; báo cáo chi bộ. 3.4. Bản nhận xét của đoàn thể chính trị - xã hội nơi làm việc và chi ủy nơi cư trú Chi ủy có đảng viên dự bị tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể chính trị - xã hội mà người đó là thành viên; ý kiến nhận xét của chi ủy hoặc chi bộ (nơi chưa có chi ủy) nơi cư trú đối với đảng viên dự bị để báo cáo chi bộ. Trường hợp đặc biệt không phải lấy ý kiến nhận xét của chi ủy hoặc chi bộ nơi cư trú đối với đảng viên dự bị thực hiện theo quy định của Ban Bí thư. 3.5. Nghị quyết của chi bộ, đảng ủy cơ sở và quyết định công nhận đảng viên chính thức của cấp ủy có thẩm quyền a) Nội dung và cách tiến hành của chi bộ, đảng ủy bộ phận (nếu có), đảng ủy cơ sở, cấp có thẩm quyền xét, quyết định công nhận đảng viên chính thức thực hiện theo Điểm 3.6 và 3.7, Mục 3 của Hướng dẫn này. b) Sau khi có quyết định của cấp có thẩm quyền công nhận đảng viên chính thức, chi ủy công bố quyết định trong kỳ sinh hoạt chi bộ gần nhất. 3.6. Thủ tục xoá tên đảng viên dự bị vi phạm tư cách a) Chi bộ xem xét, nếu có hai phần ba đảng viên chính thức trở lên biểu quyết đồng ý xoá tên đảng viên dự bị thì ra nghị quyết, báo cáo cấp ủy cấp trên. b) Đảng ủy cơ sở xem xét, nếu có hai phần ba đảng ủy viên trở lên biểu quyết đồng ý xoá tên đảng viên dự bị thì ra nghị quyết, báo cáo cấp ủy có thẩm quyền. c) Ban thường vụ cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên xem xét, nếu có trên một nửa số thành viên biểu quyết đồng ý xoá tên thì ra quyết định xoá tên. d) Đảng ủy cơ sở được ủy quyền quyết định kết nạp đảng viên ra quyết định xoá tên đảng viên dự bị nếu được sự đồng ý của ít nhất hai phần ba đảng ủy viên đương nhiệm. 4. Một số vấn đề liên quan đến kết nạp đảng viên và công nhận đảng viên chính thức 4.1. Hình thức biểu quyết để quyết định hoặc đề nghị kết nạp đảng viên, công nhận đảng viên chính thức, xoá tên trong danh sách đảng viên Việc biểu quyết để ban hành nghị quyết hoặc quyết định đề nghị kết nạp đảng viên, công nhận đảng viên chính thức, xoá tên trong danh sách đảng viên được thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết bằng thẻ đảng viên, do hội nghị chi bộ và hội nghị của cấp ủy quyết định. Trường hợp biểu quyết không đủ tỷ lệ theo quy định để ban hành nghị quyết hoặc quyết định thì phải báo cáo đầy đủ kết quả biểu quyết lên cấp ủy có thẩm quyền xem xét, quyết định. 4.2. Trách nhiệm của chi bộ nơi sinh hoạt tạm thời đối với người vào Đảng và công nhận đảng viên chính thức a) Kết nạp đảng viên - Người đang trong thời gian xem xét kết nạp được cấp ủy đảng nơi làm việc chính thức giới thiệu đến, chi bộ cơ quan, đơn vị nơi sinh hoạt tạm thời của người vào Đảng cử đảng viên chính thức theo dõi, giúp đỡ. Khi đủ điều kiện, chi bộ gửi nhận xét về chi bộ nơi người xin vào Đảng công tác chính thức để xem xét kết nạp vào Đảng theo quy định. - Sau khi có quyết định của cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên, chi bộ nơi ban hành nghị quyết đề nghị kết nạp tổ chức kết nạp đảng viên và làm thủ tục giới thiệu đảng viên đến sinh hoạt đảng tạm thời tại chi bộ nơi học tập, làm việc. b) Công nhận đảng viên chính thức - Khi đảng viên hết thời gian dự bị, chi bộ nơi sinh hoạt tạm thời của đảng viên dự bị thực hiện các thủ tục theo quy định tại Điểm 4 của Hướng dẫn này gửi về chi bộ nơi đảng viên sinh hoạt chính thức để xem xét công nhận đảng viên chính thức. - Khi có quyết định của cấp ủy có thẩm quyền công nhận đảng viên chính thức, chi ủy nơi đảng viên sinh hoạt đảng chính thức công bố quyết định trong kỳ sinh hoạt chi bộ gần nhất; thông báo cho tổ chức đảng nơi đảng viên sinh hoạt đảng tạm thời biết. 4.3. Thủ tục và cách tính tuổi đảng cho đảng viên - Tuổi đảng của đảng viên được tính từ ngày cấp có thẩm quyền ký quyết định kết nạp đảng viên, nếu không có quyết định kết nạp hoặc không còn lưu giữ được quyết định kết nạp thì lấy ngày vào Đảng ghi trong thẻ đảng viên (trường hợp người đã ra khỏi Đảng mà trước đó đã được xác nhận tuổi đảng thì không được tính lại tuổi đảng theo quy định này). Đối với những người bị đưa ra khỏi Đảng đã được cấp có thẩm quyền thẩm tra, xác minh, kết luận là bị oan, sai và từ khi đưa ra khỏi Đảng đến nay không vi phạm tư cách đảng viên được khôi phục quyền đảng viên thì tuổi đảng được tính liên tục. Đảng viên có trách nhiệm truy nộp đủ số đảng phí cho chi bộ trong thời gian gián đoạn sinh hoạt đảng theo mức đóng đảng phí quy định trong thời gian đó. Đảng viên được kết nạp lại phải làm bản kê khai về tuổi đảng của mình, báo cáo chi bộ; chi bộ thẩm tra, báo cáo đảng ủy cơ sở; đảng ủy cơ sở thẩm định, báo cáo cấp ủy cấp trên trực tiếp. Ban thường vụ cấp ủy cấp trên trực tiếp xem xét, ra quyết định tính lại tuổi đảng cho đảng viên (việc tính lại tuổi đảng đối với đảng viên bị khai trừ có thời hạn theo quy định của Điều lệ Đảng khoá II, thời gian mất liên lạc với tổ chức đảng và thời gian gián đoạn do chuyển sinh hoạt đảng thực hiện theo quy định này). 4.4. Thời hạn sử dụng văn bản trong hồ sơ xét kết nạp người vào Đảng a) Quá 12 tháng, kể từ khi lập hồ sơ đề nghị xét kết nạp người vào Đảng mà chi bộ chưa xem xét đề nghị kết nạp được thì phải làm lại các tài liệu sau: - Văn bản giới thiệu của đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ người vào Đảng. - Nghị quyết giới thiệu đoàn viên vào Đảng của Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cơ sở hoặc tập thể chi đoàn cơ sở; ban chấp hành công đoàn cơ sở. - Văn bản thẩm tra bổ sung lý lịch của người vào Đảng nếu có thay đổi so với thời điểm thẩm tra lần trước. - Ý kiến nhận xét bổ sung của đoàn thể chính trị - xã hội nơi người vào Đảng sinh hoạt và chi ủy hoặc chi bộ nơi cư trú đối với người xin vào Đảng. b) Quá 60 tháng, kể từ ngày người xin vào Đảng được cấp giấy chứng nhận đã học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng mà chi bộ chưa xem xét đề nghị kết nạp, thì chi bộ phải giới thiệu người vào Đảng học lại để được cấp giấy chứng nhận mới trước khi xem xét, kết nạp. 5. Kết nạp đảng viên trong một số trường hợp cụ thể 5.1. Kết nạp đảng viên đối với người theo tôn giáo; người có quan hệ hôn nhân với người nước ngoài; người có quốc tịch Việt Nam nhưng gốc là người nước ngoài thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương. 5.2. Một số trường hợp cụ thể khác a) Người đang học tập trung ở cơ sở đào tạo từ 12 tháng trở lên: Do tổ chức đảng ở cơ sở đào tạo xem xét kết nạp. Người đang công tác biệt phái từ 12 tháng trở lên, do tổ chức đảng nơi công tác biệt phái xem xét, kết nạp. Tổ chức đảng đơn vị cử đi học, đi công tác biệt phái và tổ chức đảng ở địa phương nơi người vào Đảng cư trú có văn bản nhận xét về phẩm chất chính trị; đạo đức, lối sống; quan hệ xã hội; việc chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước gửi về cấp ủy cơ sở đào tạo hoặc cấp ủy nơi người vào Đảng công tác biệt phái để có cơ sở xem xét. b) Người đã tốt nghiệp ra trường về địa phương chờ việc làm thì tổ chức đảng ở địa phương xem xét kết nạp. c) Người đang làm hợp đồng tại cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp: - Nếu làm hợp đồng có thời hạn, thời gian thực tế làm việc tại cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp dưới 12 tháng thì tổ chức đảng nơi cư trú xem xét kết nạp; trước khi làm thủ tục xem xét kết nạp phải có nhận xét của cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp nơi người vào Đảng đang làm việc. - Nếu làm hợp đồng liên tục từ đủ 12 tháng trở lên thì tổ chức đảng của cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp nơi người đó làm việc xem xét kết nạp; nơi không có tổ chức đảng thực hiện theo hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương. Cơ sở pháp lý: - Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 - Quy định 24-QĐ/TW năm 2021 về thi hành Điều lệ Đảng - Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 về một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng
Vận động bí thư chi bộ thôn làm đơn xin rút khỏi BCH Đảng bộ xã có đúng điều lệ Đảng?
Đảng bộ xã tôi đang sinh hoạt đã tiến hành ĐH nhiệm kỳ 2020-2025 vào tháng 6/2020 và đã bầu BCH nhiệm kỳ mới. Không hiểu vì lý do gì tháng 12/2020 BCH khoá mới lại vận động một trong ba đc ủy viên là bí thư chi bộ thôn làm đơn xin rút khỏi BCH Đảng bộ xã, mặc dù các đc này không có vi phạm gì. Tôi xin hỏi Đảng ủy xã làm như vậy có đúng điều lệ của ĐẢNG không? Xin chân thành cảm ơn
Hướng dẫn nội dung sinh hoạt chi bộ hàng tháng và chuyên đề
Hiện nay, nội dung sinh hoạt chi bộ được quy định tại Hướng dẫn 12-HD/BTCTW ngày 06/7/2018 của Ban Tổ chức Trung ương về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Theo đó, hướng dẫn nội dung sinh hoạt chi bộ như sau: Đối với sinh hoạt thường kỳ Căn cứ Điều lệ Đảng, định hướng của cấp trên, tình hình, đặc điểm của chi bộ và kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, hằng tháng chi bộ sinh hoạt gồm các nội dung chủ yếu sau: Về công tác chính trị, tư tưởng - Lựa chọn những nội dung thời sự trong nước, quốc tế, các vấn đề của địa phương, cơ quan, đơn vị sát với tình hình và phù hợp chức năng, nhiệm vụ của chi bộ để phổ biến, trao đổi. - Thông báo kịp thời chủ trương, các văn bản của Đảng, Nhà nước, của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp cần phổ biến đến chi bộ. - Đánh giá tình hình tư tưởng của đảng viên, quần chúng thuộc phạm vi lãnh đạo của chi bộ; những vấn đề chi bộ cần quan tâm. Kịp thời định hướng nhận thức, tư tưởng cho đảng viên. Về thực hiện nhiệm vụ chính trị - Đánh giá kết quả công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị trong tháng của chi bộ và việc thực hiện nhiệm vụ của đảng viên; chỉ rõ ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân để đề ra biện pháp khắc phục. - Đánh giá việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ gắn với thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. - Đảng viên, nhất là người đứng đầu liên hệ, đánh giá việc thực hiện nội dung đã cam kết theo Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII; về những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị; về chống chạy chức, chạy quyền và chống chủ nghĩa cá nhân, quan liêu, xa rời quần chúng. - Kết quả lãnh đạo chính quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội. - Xác định nhiệm vụ của chi bộ tháng tiếp theo và biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo; phân công nhiệm vụ cho đảng viên. Đối với sinh hoạt chuyên đề Căn cứ chỉ thị, nghị quyết và định hướng của cấp trên, tình hình, đặc điểm của chi bộ, mỗi quý ít nhất một lần chi bộ tổ chức sinh hoạt theo các nhóm vấn đề sau: - Về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo hướng dẫn của Trung ương và cấp ủy, tổ chức đảng cấp trên. - Về các giải pháp nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên. - Về triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan trực tiếp đến sự lãnh đạo, chỉ đạo của chi bộ. - Về các giải pháp phòng, chống, khắc phục, sửa chữa các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong chi bộ. - Về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, quan liêu, xa dân, cá nhân chủ nghĩa ở địa phương, cơ quan, đơn vị. - Về việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chuyên môn của cơ quan, đơn vị, chi bộ. - Về giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống của địa phương, cơ quan, đơn vị cho cán bộ, đảng viên. - Những nội dung khác theo đặc điểm của từng loại hình chi bộ.
Điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam có là văn bản quy phạm pháp luật không?
Cho e hỏi Điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam có là văn bản quy phạm pháp luật không ạ?
07 điều đảng viên là sinh viên không được làm
>>>19 điều đảng viên không được làm Được đứng chân vào hàng ngũ của Đảng là một vinh dự lớn của mỗi sinh viên. Để xứng đáng với vị trí đó đảng viên là sinh viên bên cạnh việc gương mẫu chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết của Đảng,... còn phải nghiêm chỉnh chấp hành những điều đảng viên không được làm. Theo Quy định 47-QĐ/TW có 19 điều đảng viên không được làm, trong đó đảng viên là sinh viên cần chú ý 07 trường hợp sau: 1. Nói, làm trái hoặc không thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, ... của Đảng; làm những việc mà pháp luật không cho phép - Phát ngôn, trả lời phỏng vấn, viết bài cho báo chí (kể cả báo chí nước ngoài) có nội dung trái với Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng,... và pháp luật của Nhà nước. - Làm những việc pháp luật không cấm nhưng ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, vai trò tiên phong gương mẫu của đảng viên. 2. Viết bài, cho đăng tải tin, bài sai sự thật, vu cáo, bịa đặt,.... Sáng tác, sản xuất, tàng trữ, tán phát các tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật không lành mạnh, mang tính kích động gây ảnh hưởng xấu trong xã hội; tán phát bài viết, hồi ký không đúng sự thật. Được hiểu là có nội kích động chống Đảng, chống Nhà nước, chống chế độ; tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc; truyền bá lối sống cơ hội, thực dụng, trái đạo lý; xuyên tạc lịch sử,... 3. Tố cáo mang tính bịa đặt; viết đơn tố cáo giấu tên, mạo tên Cùng người khác tham gia viết, ký tên trong một đơn tố cáo. Tổ chức, tham gia kích động, xúi giục, mua chuộc, cưỡng ép người khác khiếu nại, tố cáo. Cố ý gửi hoặc tán phát đơn khiếu nại, tố cáo đến những nơi không có thẩm quyền giải quyết. 4. Tổ chức, tham gia các hội trái quy định của pháp luật; biểu tình, tập trung đông người gây mất an ninh, trật tự Được hiểu là hành vi chủ trì, tổ chức, tham gia hoặc ủng hộ, vận động, xúi giục, ép buộc người khác tham gia các hội trái quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. 5. Tổ chức, tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức; cho vay trái quy định của pháp luật; sử dụng các chất ma tuý; uống rượu, bia đến mức bê tha và các tệ nạn xã hội khác Các hành vi khác như: - Tham gia hụi, họ, cho vay trái quy định của pháp luật; - Chưa có vợ, có chồng, đang có vợ, có chồng mà sống chung hoặc quan hệ như vợ chồng với người khác. 6. Mê tín, hoạt động mê tín Các hành vi phổ biến như: - Đốt đồ mã: đốt các vật dụng làm bằng giấy hoặc bằng các vật liệu khác như máy bay, ô tô, xe máy, ti vi, tủ lạnh, nhà, thuyền, người, động vật với số lượng lớn, gây lãng phí. - Xem số, xem bói, xóc thẻ, yểm bùa, trừ tà và những việc mê tín dị đoan khác (tin vào thần linh, ma quỷ, những việc quái đản, huyễn hoặc do tin đồn nhảm nhí mà có). Hành nghề đồng cốt, thầy cúng, thầy bói nhằm lừa bịp để trục lợi. Lập đền, miếu, nơi thờ tự của các tôn giáo trái phép; ủng hộ hoặc tham gia tôn giáo bất hợp pháp; tham gia các tổ chức do tôn giáo lập ra chưa được cấp có thẩm quyền cho phép. Lợi dụng tín ngưỡng để trục lợi. 7. Tổ chức việc cưới, các ngày lễ, tết, sinh nhật, kỷ niệm ngày cưới, ... xa hoa, lãng phí hoặc nhằm trục lợi Bất kỳ ai cũng được tổ chức hoạt động trên nhưng phải bảo đảm yêu cầu thực hiện nếp sống văn hóa mới, phù hợp phong tục, tập quán, đời sống chung trong xã hội, tiết kiệm, chống lãng phí. Trên đây là 07 điều đảng viên là sinh viên nên lưu ý không được làm. Việc chấp hành tốt 07 điều trên, đảng viên là sinh viên sẽ phát huy được tính nêu gương, góp phần hoàn thiện bản thân và xây dựng đảng vững mạnh.
Chào bạn, theo mình thì không có quy định nào bắt buộc phải kết nạp Đảng tại cơ quan làm việc. Bạn có thể tham khảo Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 nhé.
Mình không hiểu sinh họat Đoàn 2 chiều của bạn ở đây là gì? Nhưng nếu theo Điều lệ Đảng có quy định Điều 4: Thủ tục kết nạp đảng viên (kể cả kết nạp lại): 1. Người vào Đảng phải: - Có đơn tự nguyện xin vào Đảng; - Báo cáo trung thực lý lịch với chi bộ; - Được hai đảng viên chính thức giới thiệu. Nơi có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng trong độ tuổi thanh niên phải là đoàn viên, được ban chấp hành đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu. Ở các cơ quan, doanh nghiệp nơi không có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng phải là đoàn viên công đoàn, được ban chấp hành công đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu. 2. Người giới thiệu phải: - Là đảng viên chính thức và cùng công tác với người vào Đảng ít nhất một năm; - Báo cáo với chi bộ về lý lịch, phẩm chất, năng lực của người vào Đảng và chịu trách nhiệm về sự giới thiệu của mình. Có điều gì chưa rõ thì báo cáo để chi bộ và cấp trên xem xét. Theo điều kiện bình thường thì bạn chưa đủ điều kiện để kết nạp Đảng, nhưng tại Khoản 4 Điều 4 có quy định: 4. Nơi chưa có đảng viên hoặc có đảng viên nhưng chưa đủ điều kiện giới thiệu thì cấp uỷ cấp trên trực tiếp cử đảng viên về làm công tác tuyên truyền, xem xét, giới thiệu kết nạp vào Đảng. Trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quy định. Có gì bạn xin ý kiến Chi Bộ nhá!
Học sinh cấp 3 có được kết nạp Đảng không? Đảng viên có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Trường hợp học sinh cấp 3 muốn kết nạp Đảng thì có đủ điều kiện gia nhập Đảng hay không? Sau khi gia nhập Đảng thì Đảng viên có nhiệm vụ và quyền hạn gì? Học sinh cấp 3 có được kết nạp Đảng không? Căn cứ khoản 2 Điều 1 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 và Quy định 24-QĐ/TW năm 2021 thì xét về tuổi đời để được kết nạp Đảng được quy định như sau: - Tại thời điểm chi bộ xét kết nạp, người vào Đảng phải đủ 18 tuổi đến đủ 60 tuổi (tính theo tháng). - Việc kết nạp vào Đảng những người trên 60 tuổi do cấp ủy trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định. Bên cạnh đó, theo Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, để được kết nạp vào Đảng ngoài điều kiện về độ tuổi thì công dân còn phải đáp ứng được các điều kiện về trình độ học vấn, có lý lịch rõ ràng, đã học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng (hay còn gọi là cảm tình Đảng), được đảng viên chính thức giới thiệu,... Như vậy, để được kết nạp vào Đảng thì công dân phải đáp ứng được các điều kiện về tuổi đời là từ đủ 18 tuổi. Đối với trường hợp học sinh cấp 3 thì hầu hết độ tuổi là từ 15 tuổi đến 18 tuổi (trừ trường hợp học vượt hoặc ở lại lớp). Do đó, nếu học sinh cấp 3 đã đủ 18 tuổi, đồng thời đáp ứng được các điều kiện đã nêu trên thì hoàn toàn có thể được kết nạp vào Đảng. Đảng viên có nhiệm vụ gì? Căn cứ Điều 2 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011, nhiệm vụ của Đảng viên được quy định như sau: - Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng. - Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác. Chấp hành quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm. - Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân; tích cực tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở; tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. - Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Đảng; phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng; làm công tác phát triển đảng viên; sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đúng quy định. Như vậy, sau khi được kết nạp vào Đảng thì mỗi Đảng viên phải thực hiện những nhiệm vụ của một Đảng viên theo quy định và phấn đấu trở thành một Đảng viên ưu tú, trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng. Đảng viên có quyền gì? Căn cứ Điều 3 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011, sau khi gia nhập Đảng thì Đảng viên có các quyền sau đây: - Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng. - Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương. - Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời. - Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình. Đảng viên dự bị có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng. Như vậy, bên cạnh những nhiệm vụ cần thực hiện thì mỗi Đảng viên có những quyền được liệt kê nêu trên nhằm phát huy giá trị bản thân, thực hiện tốt công tác phát triển Đảng viên.
Không đóng đảng phí bao lâu thì bị xóa tên trong danh sách đảng viên?
Đóng đảng phí là một trong các nhiệm vụ của đảng viên được quy định tại Điều lệ Đảng. Trong trường hợp quên, không đóng đảng phí bao lâu thì bị xóa tên trong danh sách đảng viên? (1) Không đóng đảng phí bao lâu thì bị xóa tên trong danh sách đảng viên? Theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011, nhiệm vụ của đảng viên là: “.... 4.Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Đảng; phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng; làm công tác phát triển đảng viên; sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đúng quy định.” Dựa theo quy định trên, việc đóng đảng phí đúng quy định là nhiệm vụ của đảng viên khi tham gia vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Căn cứ theo khoản 8.1 Điều 8 Quy định 24/QĐ-TW quy định về việc xóa tên đảng viên khỏi danh sách như sau: Chi bộ xem xét, đề nghị cấp uỷ có thẩm quyền quyết định xoá tên trong danh sách đảng viên đối với các trường hợp sau: - Đảng viên bỏ sinh hoạt đảng hoặc không đóng đảng phí ba tháng trong năm mà không có lý do chính đáng - Đảng viên tự ý trả thẻ đảng viên hoặc tự huỷ thẻ đảng viên - Đảng viên giảm sút ý chí phấn đấu, không thực hiện nhiệm vụ đảng viên, đã được chi bộ giáo dục nhưng sau thời gian 12 tháng phấn đấu không tiến bộ - Đảng viên hai năm liền vi phạm tư cách đảng viên - Đảng viên không bảo đảm tiêu chuẩn chính trị theo quy định của Bộ Chính trị Như vậy, đảng viên bỏ sinh hoạt đảng hoặc không đóng đảng phí 03 tháng trong năm mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị chi bộ xem xét, đề nghị cấp ủy có thẩm quyền quyết định xóa tên trong danh sách đảng viên. Trường hợp đảng viên có lý do chính đáng cho việc không đóng đảng phí thì sẽ không bị xóa tên trong danh sách đảng viên. (2) Trường hợp được miễn giảm mức đóng đảng phí Để tạo điều kiện cho các đảng viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, Đảng cũng có quy định về việc miễn giảm mức đóng đảng phí cho đảng viên. Theo đó, tại khoản 6 Mục I trong Quy định về chế độ đảng phí được ban hành kèm theo Quyết định 342/QĐ-TW năm 2010 quy định như sau: - Khuyến khích đảng viên thuộc mọi đối tượng trên đây tự nguyện đóng đảng phí cao hơn mức quy định nhưng phải được chi ủy đồng ý. - Đảng viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nếu có đơn đề nghị miễn hoặc giảm mức đóng đảng phí, chi bộ xem xét, báo cáo lên cấp ủy cơ sở quyết định. Như vậy, đảng viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn làm đơn đề nghị miễn hoặc giảm mức đóng đảng phí thì sẽ được chi bộ xem xét, báo cáo lên cấp ủy để đưa ra quyết định có miễn hoặc giảm mức đóng đảng phí cho đảng viên không. (3) Mức đóng đảng phí hiện nay như thế nào? Căn cứ theo Mục I của Quy định về chế độ đảng phí được ban hành kèm theo Quyết định 342/QĐ-TW năm 2010, thu nhập hằng tháng của đảng viên để tính đóng đảng phí bao gồm: - Tiền lương, một số khoản phụ cấp - Tiền công - Sinh hoạt phí - Thu nhập khác. - Đảng viên xác định được thu nhập thường xuyên, đóng đảng phí theo tỷ lệ (%) của thu nhập hằng tháng (chưa tính trừ thuế thu nhập cá nhân) - Đảng viên khó xác định được thu nhập thì quy định mức đóng cụ thể hằng tháng cho từng loại đối tượng. Theo đó, mức đóng đảng phí được quy định cho từng đối tượng được quy định như sau: - Đảng viên trong các cơ quan hành chính, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang: đóng đảng phí hằng tháng bằng 1% tiền lương, các khoản phụ cấp; tiền công; sinh hoạt phí. - Đảng viên hưởng lương bảo hiểm xã hội: đóng đảng phí hằng tháng bằng 0,5% mức tiền lương bảo hiểm xã hội. - Đảng viên làm việc trong các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức kinh tế: đóng đảng phí hằng tháng bằng 1% tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập khác từ quỹ tiền lương của đơn vị. - Đảng viên khác ở trong nước (bao gồm đảng viên nông nghiệp, nông thôn, đảng viên là học sinh, sinh viên…): đóng đảng phí từ 2.000 đồng đến 30.000 đồng/tháng. Đối với đảng viên ngoài độ tuổi lao động, mức đóng đảng phí bằng 50% đảng viên trong độ tuổi lao động. - Đảng viên sống, học tập, làm việc ở ngoài nước: + Đảng viên làm việc tại các cơ quan đại diện của Việt Nam ở ngoài nước; đảng viên là lưu học sinh theo Hiệp định được nước ngoài tài trợ hoặc được đài thọ từ ngân sách nhà nước đóng đảng phí bằng 1% mức sinh hoạt phí hằng tháng. + Đảng viên đi du học tự túc; đảng viên đi xuất khẩu lao động; đảng viên đi theo gia đình, đảng viên là thành phần tự do làm ăn sinh sống, mức đóng hằng tháng từ 2 đến 5 USD. + Đảng viên là chủ hoặc đồng chủ sở hữu các doanh nghiệp, khu thương mại, cửa hàng dịch vụ, mức đóng tối thiểu hằng tháng là 10 USD Như vậy, tùy theo công việc và đối tượng mà mức đóng đảng phí sẽ khác nhau, không áp dụng một mức phí cho tất cả đảng viên. Đảng viên có nhiệm vụ phải đóng đảng phí đúng quy định, trừ các trường hợp được miễn, giảm đóng đảng phí.
Ai sẽ được làm Bí thư chi bộ Đảng? Nhiệm vụ của Bí thư chi bộ là gì?
Bí thư chi bộ là những người đứng đầu cơ sở Đảng, giữ vai trò lãnh đạo, có trách nhiệm tổ chức thực hiện sự lãnh đạo của chi bộ trên mọi mặt công tác theo quy định của Điều lệ Đảng. Vậy, ai sẽ được làm Bí thư chi bộ? Bí thư chi bộ có những nhiệm vụ nào? Bí thư chi bộ là chức danh nào? Theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Quyết định 04/2004/QĐ-BNV, Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ, Chi ủy, Thường trực đảng uỷ xã, phường, thị trấn có chức trách sau: Là cán bộ chuyên trách công tác Đảng ở Đảng bộ, chi bộ (nơi chưa thành lập Đảng bộ) xã, phường, thị trấn, có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ, cùng tập thể đảng uỷ, chi uỷ lãnh đạo toàn diện đối với hệ thống chính trị ở cơ sở trong việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước trên địa bàn xã,phường, thị trấn. Như vậy, Bí thư chi bộ là cán bộ chuyên trách cấp xã. Ai sẽ được làm Bí thư chi bộ? 1) Tiêu chuẩn chung Tiêu chuẩn chung đối với Bí thư chi bộ được quy định tại Điều 3 Quyết định 04/2004/QĐ-BNV như sau: Cán bộ, công chức cấp xã phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau đây: - Có tinh thần yêu nước sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có năng lực tổ chức vận động nhân dân thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước ở địa phương. - Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, công tâm thạo việc, tận tụy với dân. Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Có ý thức kỷ luật trong công tác. Trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm. - Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; có trình độ học vấn, chuyên môn, đủ năng lực và sức khỏe để làm việc có hiệu quả đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. 2) Tiêu chuẩn cụ thể Theo Khoản 4 Điều 5 Quyết định 04/2004/QĐ-BNV, tiêu chuẩn cụ thể đối với Bí thư chi bộ là: - Tuổi đời: Không quá 45 tuổi khi tham gia giữ chức vụ lần đầu. - Học vấn: Có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông. - Lý luận chính trị: Có trình độ trung cấp chính trị trở lên. - Chuyên môn, nghiệp vụ: ở khu vực đồng bằng và đô thị có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên, ở khu vực miền núi phải được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn (tương đương trình độ sơ cấp trở lên), nếu tham gia giữ chức vụ lần đầu phải có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên. Đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng, nghiệp vụ quản lý hành chính Nhà nước, nghiệp vụ quản lý kinh tế. Như vậy, người đủ các điều kiện như trên, nhận được sự tin tưởng, tín nhiệm sẽ được bầu làm Bí thư chi bộ Đảng. Nhiệm vụ của Bí thư chi bộ là gì? Theo Khoản 2 Điều 5 Quyết định 04/2004/QĐ-BNV quy định Bí thư có những nhiệm vụ sau: - Nắm vững: + Cương lĩnh, Điều lệ Đảng và đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết và chỉ thị của cấp trên và chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cấp mình; + Nhiệm vụ trọng tâm, giải quyết có hiệu quả công việc đột xuất; nắm chắc và sát tình hình đảng bộ, tổ chức đảng trực thuộc và của nhân dân trên địa bàn; - Chịu trách nhiệm chủ yếu về các mặt công tác của đảng bộ. - Chủ trì cuộc họp của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và chỉ đạo việc chuẩn bị xây dựng nghị quyết của đảng bộ, của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và tổ chức chỉ đạo thực hiện thắng lợi các nghị quyết đó. - Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo,chỉ đạo hoạt động và giữ vai trò trung tâm đoàn kết giữ vững vai trò lãnh đạo toàn diện đối với các tổ chức trong hệ thống chính trị ở xã, phường, thị trấn. - Lãnh đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, của đảng bộ, của Ban Chấp hành và Ban Thường Vụ Đảng uỷ. Trên đây là giải đáp thông tin về các tiêu chuẩn và nhiệm vụ của Bí thư chi bộ Đảng. Người đọc có thể tham khảo để cập nhật thêm cho mình những kiến thức pháp luật.
Kết nạp Đảng cần điều kiện gì? Học sinh THCS có được kết nạp Đảng?
Đảng Cộng sản là giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Được đứng vào hàng ngũ của Đảng là điều thiêng liêng, là niềm tự hào của mỗi con người Việt Nam. Vậy, để được trở thành Đảng viên phải đáp ứng những điều kiện gì? Học sinh THCS có được kết nạp Đảng không? Đảng viên là ai? Tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011 đã nêu: “Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đã lãnh đạo nhân dân tiến hành Cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà (nay là nước CHXHCN Việt Nam), đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược, xoá bỏ chế độ thực dân, phong kiến, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ quốc”. Theo Khoản 1 Điều 1 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011, quy định Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam: - Là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; - Chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; - Có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; - Có đạo đức và lối sống lành mạnh; - Gắn bó mật thiết với nhân dân; - Phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, - Giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng. Như vậy, Đảng viên là thành viên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Để được đứng vào hàng ngũ của Đảng phải đáp ứng được những tiêu chí và điều kiện nhất định về lý lịch, đạo đức, lối sống theo quy định tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam. Học sinh THCS có được kết nạp Đảng không? Theo Khoản 2 Điều 1 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011, để được xem xét kết nạp vào Đảng, trước hết phải là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, phải thừa nhận và tự nguyện: - Thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; - Qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm. Đây là những tiêu chuẩn tiên quyết để được trở thành Đảng viên. Căn cứ Điều 28 Luật Giáo dục 2019 quy định về độ tuổi học sinh THCS như sau: Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm. Đồng thời, cũng tại quy định trên vẫn có trường hợp học sinh học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh thuộc hộ nghèo, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Như vậy, đối với học sinh THCS theo đúng lứa tuổi tức từ 11-15 tuổi sẽ chưa đủ tiêu chuẩn để trở thành Đảng viên. Tuy nhiên, đối với những học sinh đã 18 tuổi nhưng vẫn đang học chương trình THCS, nếu đáp ứng đủ điều kiện để được kết nạp Đảng theo quy định thì vẫn có thể xem xét để được kết nạp vào Đảng. Điều kiện để được kết nạp Đảng năm 2024 Theo Khoản 1 Điều 4 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 và Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021. Quần chúng phải đáp ứng các điều kiện sau đây để được xem xét kết nạp vào Đảng: 1) Tuổi đời - Tại thời điểm chi bộ xét kết nạp, người vào Đảng phải đủ 18 tuổi đến đủ 60 tuổi (tính theo tháng). - Chỉ xem xét kết nạp vào Đảng những người trên 60 tuổi khi đủ các điều kiện: Có sức khoẻ và uy tín; đang công tác, cư trú ở cơ sở chưa có tổ chức đảng, chưa có đảng viên hoặc do yêu cầu đặc biệt; được ban thường vụ cấp ủy trực thuộc Trung ương đồng ý bằng văn bản trước khi cấp ủy có thẩm quyền ra quyết định kết nạp. Việc kết nạp vào Đảng những người trên 60 tuổi do cấp ủy trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định. 2) Trình độ học vấn - Người vào Đảng phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên. - Người vào Đảng đang sinh sống ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc ngư dân thường xuyên làm việc ngoài biển, đảo, nếu không bảo đảm theo Quy định thi hành Điều lệ Đảng của Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII thì phải có trình độ học vấn tối thiểu hoàn thành chương trình bậc tiểu học. - Trình độ học vấn của người vào Đảng là già làng, trưởng bản, người có uy tín, đang sinh sống ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc ngư dân thường xuyên làm việc ngoài biển, đảo tối thiểu phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ và được ban thường vụ cấp ủy trực thuộc Trung ương đồng ý bằng văn bản trước khi cấp ủy có thẩm quyền ra quyết định kết nạp. 3) Thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng. 4) Qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm. 5) Bồi dưỡng nhận thức về Đảng: Người vào Đảng phải học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, có giấy chứng nhận do trung tâm chính trị cấp huyện hoặc tương đương cấp; nơi không có trung tâm chính trị thì do cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên cấp. 6) Có đơn tự nguyện xin vào Đảng: Người vào Đảng phải tự làm đơn, trình bày rõ những nhận thức của mình về mục đích, lý tưởng của Đảng, về động cơ xin vào Đảng. 7) Báo cáo trung thực lý lịch với chi bộ: Người vào Đảng tự khai lý lịch, đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, chịu trách nhiệm về nội dung đã khai; nếu có vấn đề nào không hiểu và không nhớ chính xác thì phải báo cáo với chi bộ. Lý lịch phải được cấp ủy cơ sở thẩm tra, kết luận trước khi ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu. 8) Được hai đảng viên chính thức giới thiệu: Nơi có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng trong độ tuổi thanh niên phải là đoàn viên, được ban chấp hành đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu. Ở các cơ quan, doanh nghiệp nơi không có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng phải là đoàn viên công đoàn, được ban chấp hành công đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu. Như vậy, sau khi đáp ứng những điều kiện này thì quần chúng sẽ được xem xét kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Để được chính thức trở thành Đảng viên, quần chúng cần thực hiện các thủ tục cần thiết theo Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011 và các hướng dẫn liên quan.
Danh mục 25 loại văn bản của Đảng theo quy định hiện hành
Hiện nay, các cơ quan có thẩm quyền của Đảng ban hành những loại văn bản nào? Sau đây, bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này để bạn tham khảo. Văn bản của Đảng là gì? Căn cứ khoản 1 Điều 1 Quy định 66-QĐ/TW năm 2017 quy định văn bản và hệ thống văn bản có định nghĩa về văn bản của Đảng là loại hình tài liệu được thể hiện bằng ngôn ngữ viết tiếng Việt để ghi lại hoạt động của các tổ chức Đảng. Các văn bản của Đảng là loại hình tài liệu được thể hiện bằng ngôn ngữ viết tiếng Việt để ghi lại hoạt động của các tổ chức Đảng. Hệ thống văn bản của Đảng gồm toàn bộ các loại văn bản của Đảng được sử dụng trong hoạt động của hệ thống tổ chức đảng từ Trung ương đến cơ sở. Tổng hợp 25 loại văn bản của Đảng theo quy định mới nhất? Quy định tại Điều 4 Quy định 66-QĐ/TW năm 2017, các loại văn bản của Đảng được các cơ quan có thẩm quyền ban hành như sau: - Cương lĩnh chính trị là văn bản trình bày những nội dung cơ bản về mục tiêu, đường lối, nhiệm vụ và phương pháp cách mạng trong một giai đoạn nhất định. - Điều lệ Đảng là văn bản xác định tôn chỉ, mục đích, hệ tư tưởng, các nguyên tắc về tổ chức và hoạt động, cơ cấu tổ chức bộ máy của Đảng, quy định trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của đảng viên và các tổ chức đảng. - Chiến lược là văn bản trình bày quan điểm, phương châm, mục tiêu chủ yếu và các giải pháp có tính toàn cục về phát triển một hoặc một số lĩnh vực trong một giai đoạn nhất định. - Nghị quyết là văn bản ghi lại các quyết định được thông qua ở đại hội, hội nghị cơ quan lãnh đạo đảng các cấp, hội nghị đảng viên về đường lối, chủ trương, chính sách, kế hoạch hoặc các vấn đề cụ thể. - Quyết định là văn bản dùng để ban hành hoặc bãi bỏ các quy chế, quy định, quyết định cụ thể về chủ trương, chính sách, tổ chức bộ máy, nhân sự thuộc phạm vi quyền hạn của cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng. - Chỉ thị là văn bản dùng để chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng cấp dưới thực hiện các chủ trương, chính sách hoặc một số nhiệm vụ cụ thể. - Kết luận là văn bản ghi lại ý kiến chính thức của cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng về những vấn đề nhất định hoặc về chủ trương, biện pháp xử lý công việc cụ thể. - Quy chế là văn bản xác định nguyên tắc, trách nhiệm, quyền hạn, chế độ và lề lối làm việc của cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng. - Quy định là văn bản xác định các nguyên tắc, tiêu chuẩn, thủ tục và chế độ cụ thể về một lĩnh vực công tác nhất định của cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng hoặc trong hệ thống các cơ quan chuyên môn có cùng chức năng, nhiệm vụ. - Thông tri là văn bản chỉ đạo, giải thích, hướng dẫn các cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng cấp dưới thực hiện nghị quyết, quyết định, chỉ thị… của cấp ủy, hoặc thực hiện một nhiệm vụ cụ thể. - Hướng dẫn là văn bản giải thích, chỉ dẫn cụ thể việc tổ chức thực hiện văn bản của cấp ủy hoặc của cơ quan đảng cấp trên. - Thông báo là văn bản dùng để thông tin về một vấn đề, một sự việc cụ thể để các cơ quan, cá nhân có liên quan biết hoặc thực hiện. - Thông cáo là văn bản dùng để công bố về một sự kiện, sự việc quan trọng. - Tuyên bố là văn bản dùng để chính thức công bố lập trường, quan điểm, thái độ của Đảng về một sự kiện, sự việc quan trọng. - Lời kêu gọi là văn bản dùng để yêu cầu hoặc động viên mọi người thực hiện một nhiệm vụ hoặc hưởng ứng một chủ trương có ý nghĩa chính trị. - Báo cáo là văn bản dùng để tường trình về tình hình hoạt động của một cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng hoặc về một đề án, một vấn đề, sự việc nhất định. - Kế hoạch là văn bản dùng để xác định mục đích, yêu cầu, chỉ tiêu của nhiệm vụ cần hoàn thành trong khoảng thời gian nhất định và các biện pháp về tổ chức, nhân sự, cơ sở vật chất cần thiết để thực hiện nhiệm vụ đó. - Quy hoạch là văn bản xác định mục tiêu và các phương án, giải pháp lớn cho một vấn đề, một lĩnh vực cần thực hiện trong một thời gian tương đối dài, nhiều năm. - Chương trình là văn bản dùng để trình bày, sắp xếp toàn bộ những việc cần làm đối với một lĩnh vực công tác hoặc tất cả các mặt công tác của cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng (hoặc của các đồng chí lãnh đạo) theo một trình tự nhất định, trong một thời gian cụ thể. - Đề án là văn bản dùng để trình bày có hệ thống về một kế hoạch, giải pháp giải quyết một nhiệm vụ, một vấn đề nhất định để cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Phương án là văn bản trình bày các cách thức hành động tối ưu để thực hiện nhiệm vụ công tác nhất định của cơ quan, tổ chức. - Dự án là văn bản trình bày có hệ thống về dự kiến cách thức thực hiện các mục tiêu riêng biệt trong giới hạn về nguồn lực, ngân sách, thời gian đã được xác định trước để triển khai chương trình, đề án, kế hoạch công tác đã đề ra. - Tờ trình là văn bản dùng để thuyết trình tổng quát một đề án, một vấn đề, một dự thảo văn bản để cấp trên xem xét, quyết định. - Công văn là văn bản dùng để truyền đạt, trao đổi các công việc cụ thể trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng. - Biên bản là văn bản ghi chép diễn biến, ý kiến phát biểu và ý kiến kết luận của đại hội Đảng và các hội nghị của cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng. Các cấp ủy, tổ chức, cơ quan Đảng thường dùng các loại văn bản, giấy tờ hành chính nào? Tại Điều 5 Quy định 66-QĐ/TW năm 2017 quy định các loại văn bản, giấy tờ hành chính mà các cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng thường dùng như sau: - Giấy giới thiệu là văn bản được dùng để giới thiệu cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, tổ chức khi đi liên hệ giao dịch với cơ quan, tổ chức khác để thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết việc riêng. - Giấy chứng nhận là văn bản do một cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân cấp cho một tổ chức hoặc cá nhân để xác nhận một vấn đề nào đó. - Giấy đi đường là văn bản do cơ quan, tổ chức cấp cho cán bộ, công chức, viên chức được cử đi công tác làm văn bản xác nhận công vụ và là phương tiện để thanh toán các chế độ công tác phí theo quy định. - Giấy nghỉ phép là văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp cho cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ phép theo chế độ quy định. - Phiếu gửi là văn bản được gửi kèm theo tài liệu phát hành đến cơ quan, tổ chức khác, nhằm làm bằng chứng cho việc gửi và nhận tài liệu. - Giấy mời là văn bản của cơ quan, tổ chức dùng để mời tập thể hoặc cá nhân tham dự các hoạt động mang tính sự kiện sắp được tổ chức (cuộc họp, hội nghị, hội thảo…). - Phiếu chuyển là văn bản của cơ quan, tổ chức dùng để gửi kèm văn bản đã nhận được đến cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giải quyết. - Thư công là văn bản không chính thức của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trao đổi việc công với người đứng đầu cơ quan, tổ chức khác hoặc để thăm hỏi, chúc mừng, cảm ơn, chia buồn… đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức. Danh mục 25 loại văn bản của Đảng theo quy định hiện hành Mô tả: Hiện nay, các cơ quan có thẩm quyền của Đảng ban hành những loại văn bản nào? Sau đây, bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này để bạn tham khảo. Nội dung: Văn bản của Đảng là gì? Căn cứ khoản 1 Điều 1 Quy định 66-QĐ/TW năm 2017 quy định văn bản và hệ thống văn bản có định nghĩa về văn bản của Đảng là loại hình tài liệu được thể hiện bằng ngôn ngữ viết tiếng Việt để ghi lại hoạt động của các tổ chức Đảng. Các văn bản của Đảng là loại hình tài liệu được thể hiện bằng ngôn ngữ viết tiếng Việt để ghi lại hoạt động của các tổ chức Đảng. Hệ thống văn bản của Đảng gồm toàn bộ các loại văn bản của Đảng được sử dụng trong hoạt động của hệ thống tổ chức đảng từ Trung ương đến cơ sở. Tổng hợp 25 loại văn bản của Đảng theo quy định mới nhất? Quy định tại Điều 4 Quy định 66-QĐ/TW năm 2017, các loại văn bản của Đảng được các cơ quan có thẩm quyền ban hành như sau: - Cương lĩnh chính trị là văn bản trình bày những nội dung cơ bản về mục tiêu, đường lối, nhiệm vụ và phương pháp cách mạng trong một giai đoạn nhất định. - Điều lệ Đảng là văn bản xác định tôn chỉ, mục đích, hệ tư tưởng, các nguyên tắc về tổ chức và hoạt động, cơ cấu tổ chức bộ máy của Đảng, quy định trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của đảng viên và các tổ chức đảng. - Chiến lược là văn bản trình bày quan điểm, phương châm, mục tiêu chủ yếu và các giải pháp có tính toàn cục về phát triển một hoặc một số lĩnh vực trong một giai đoạn nhất định. - Nghị quyết là văn bản ghi lại các quyết định được thông qua ở đại hội, hội nghị cơ quan lãnh đạo đảng các cấp, hội nghị đảng viên về đường lối, chủ trương, chính sách, kế hoạch hoặc các vấn đề cụ thể. - Quyết định là văn bản dùng để ban hành hoặc bãi bỏ các quy chế, quy định, quyết định cụ thể về chủ trương, chính sách, tổ chức bộ máy, nhân sự thuộc phạm vi quyền hạn của cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng. - Chỉ thị là văn bản dùng để chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng cấp dưới thực hiện các chủ trương, chính sách hoặc một số nhiệm vụ cụ thể. - Kết luận là văn bản ghi lại ý kiến chính thức của cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng về những vấn đề nhất định hoặc về chủ trương, biện pháp xử lý công việc cụ thể. - Quy chế là văn bản xác định nguyên tắc, trách nhiệm, quyền hạn, chế độ và lề lối làm việc của cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng. - Quy định là văn bản xác định các nguyên tắc, tiêu chuẩn, thủ tục và chế độ cụ thể về một lĩnh vực công tác nhất định của cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng hoặc trong hệ thống các cơ quan chuyên môn có cùng chức năng, nhiệm vụ. - Thông tri là văn bản chỉ đạo, giải thích, hướng dẫn các cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng cấp dưới thực hiện nghị quyết, quyết định, chỉ thị… của cấp ủy, hoặc thực hiện một nhiệm vụ cụ thể. - Hướng dẫn là văn bản giải thích, chỉ dẫn cụ thể việc tổ chức thực hiện văn bản của cấp ủy hoặc của cơ quan đảng cấp trên. - Thông báo là văn bản dùng để thông tin về một vấn đề, một sự việc cụ thể để các cơ quan, cá nhân có liên quan biết hoặc thực hiện. - Thông cáo là văn bản dùng để công bố về một sự kiện, sự việc quan trọng. - Tuyên bố là văn bản dùng để chính thức công bố lập trường, quan điểm, thái độ của Đảng về một sự kiện, sự việc quan trọng. - Lời kêu gọi là văn bản dùng để yêu cầu hoặc động viên mọi người thực hiện một nhiệm vụ hoặc hưởng ứng một chủ trương có ý nghĩa chính trị. - Báo cáo là văn bản dùng để tường trình về tình hình hoạt động của một cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng hoặc về một đề án, một vấn đề, sự việc nhất định. - Kế hoạch là văn bản dùng để xác định mục đích, yêu cầu, chỉ tiêu của nhiệm vụ cần hoàn thành trong khoảng thời gian nhất định và các biện pháp về tổ chức, nhân sự, cơ sở vật chất cần thiết để thực hiện nhiệm vụ đó. - Quy hoạch là văn bản xác định mục tiêu và các phương án, giải pháp lớn cho một vấn đề, một lĩnh vực cần thực hiện trong một thời gian tương đối dài, nhiều năm. - Chương trình là văn bản dùng để trình bày, sắp xếp toàn bộ những việc cần làm đối với một lĩnh vực công tác hoặc tất cả các mặt công tác của cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng (hoặc của các đồng chí lãnh đạo) theo một trình tự nhất định, trong một thời gian cụ thể. - Đề án là văn bản dùng để trình bày có hệ thống về một kế hoạch, giải pháp giải quyết một nhiệm vụ, một vấn đề nhất định để cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Phương án là văn bản trình bày các cách thức hành động tối ưu để thực hiện nhiệm vụ công tác nhất định của cơ quan, tổ chức. - Dự án là văn bản trình bày có hệ thống về dự kiến cách thức thực hiện các mục tiêu riêng biệt trong giới hạn về nguồn lực, ngân sách, thời gian đã được xác định trước để triển khai chương trình, đề án, kế hoạch công tác đã đề ra. - Tờ trình là văn bản dùng để thuyết trình tổng quát một đề án, một vấn đề, một dự thảo văn bản để cấp trên xem xét, quyết định. - Công văn là văn bản dùng để truyền đạt, trao đổi các công việc cụ thể trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng. - Biên bản là văn bản ghi chép diễn biến, ý kiến phát biểu và ý kiến kết luận của đại hội Đảng và các hội nghị của cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng. Các cấp ủy, tổ chức, cơ quan Đảng thường dùng các loại văn bản, giấy tờ hành chính nào? Tại Điều 5 Quy định 66-QĐ/TW năm 2017 quy định các loại văn bản, giấy tờ hành chính mà các cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng thường dùng như sau: - Giấy giới thiệu là văn bản được dùng để giới thiệu cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, tổ chức khi đi liên hệ giao dịch với cơ quan, tổ chức khác để thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết việc riêng. - Giấy chứng nhận là văn bản do một cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân cấp cho một tổ chức hoặc cá nhân để xác nhận một vấn đề nào đó. - Giấy đi đường là văn bản do cơ quan, tổ chức cấp cho cán bộ, công chức, viên chức được cử đi công tác làm văn bản xác nhận công vụ và là phương tiện để thanh toán các chế độ công tác phí theo quy định. - Giấy nghỉ phép là văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp cho cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ phép theo chế độ quy định. - Phiếu gửi là văn bản được gửi kèm theo tài liệu phát hành đến cơ quan, tổ chức khác, nhằm làm bằng chứng cho việc gửi và nhận tài liệu. - Giấy mời là văn bản của cơ quan, tổ chức dùng để mời tập thể hoặc cá nhân tham dự các hoạt động mang tính sự kiện sắp được tổ chức (cuộc họp, hội nghị, hội thảo…). - Phiếu chuyển là văn bản của cơ quan, tổ chức dùng để gửi kèm văn bản đã nhận được đến cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giải quyết. - Thư công là văn bản không chính thức của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trao đổi việc công với người đứng đầu cơ quan, tổ chức khác hoặc để thăm hỏi, chúc mừng, cảm ơn, chia buồn… đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Đảng viên dự bị có những quyền gì?
Đảng giữ một vai trò vô cùng quan trọng hướng định hướng và điều hành đất nước. Trong đó, những thành viên của Đảng là những Đảng viên là thành phần không thể thiếu nhằm thực hiện nhiệm vụ của Đảng viên cũng như đối với Nhà nước. Tuy nhiên, để trở thành Đảng viên chính thức thì người được kết nạp Đảng phải đáp ứng đủ các điều kiện bắt buộc. Trong đó, có yêu cầu Đảng viên dự bị để học tập và tích lũy kinh nghiệm trước khi trở thành Đảng viên chính thức. Vậy, Đảng viên dự bị có được những quyền gì và đối tượng này có được bỏ phiếu bầu cử? Đảng viên dự là ai? định nghĩa Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân. Chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng. Điều kiện trở thành Đảng viên phải là công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện : thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng. Theo đó, căn cứ Điều 5 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định để được kết nạp Đảng viên chính thức thì công dân phải trải qua thời kỳ dự bị mười hai tháng, tính từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp. Trong thời kỳ dự bị, chi bộ tiếp tục giáo dục, rèn luyện và phân công đảng viên chính thức giúp đảng viên đó tiến bộ. Sau thời gian dự bị, thì chi bộ xét công nhận đảng viên chính thức từng người một và biểu quyết như khi xét kết nạp; nếu không đủ tư cách đảng viên thì đề nghị lên cấp uỷ có thẩm quyền quyết định xóa tên trong danh sách đảng viên dự bị. Đảng viên đã được công nhận chính thức thì tuổi đảng của đảng viên tính từ ngày ghi trong quyết định kết nạp. Như vậy, để được trở thành Đảng viên chính thức thì công dân phải dự bị 01 năm và vẫn chưa được hưởng các quyền và nghĩa vụ tương tự như Đảng viên chính thức mà còn phải tiếp tục trau dồi tư tưởng, kinh nghiệm và kiến thức trong thời gian dự bị. Quyền của Đảng viên dự bị Nhằm thực hiện các các nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao thì công dân là Đảng viên được trao các quyền mà chỉ Đảng viên mới có thể thực hiện nhằm phát huy tối ưu khả năng hoàn tất nhiệm vụ được giao. Cụ thể tại Điều 3 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định quyền của Đảng viên bao gồm: Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng. Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương. Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời. Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình. Đặc biệt Đảng viên dự bị có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng. Đặc biệt, khoản 2 Điều 15 Quyết định 244-QĐ/TW cũng khẳng định ở đại hội Đảng viên, Đảng viên sinh hoạt tạm thời và Đảng viên dự bị không có quyền bầu cử. Theo đó, Đảng viên dự bị không có quyền bầu cử. Tuy nhiên, ở đại hội Đảng viên, Đảng viên chính thức, Đảng viên sinh hoạt tạm thời và Đảng viên dự bị đều có quyền đề cử Đảng viên chính thức của Đảng bộ, chi bộ để được bầu làm đại biểu dự đại hội Đảng bộ cấp trên hoặc để được Như vậy, căn cứ các quy định trên thì Đảng viên dự bị hầu như đã có đầy đủ các quyền của một Đảng viên chính thức. Nhưng không được thực hiện quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử tại các cơ quan lãnh đạo của Đảng nhằm hạn chế quyền hạn Đảng viên dự bị vẫn chưa hoàn thành quy trình Đảng viên chính thức.
Điều kiện kết nạp Đảng viên mới nhất
1. Điều kiện kết nạp Đảng viên 1.1. Về tuổi đời. 1.1.1. Tại thời điểm chi bộ xét kết nạp, người vào Đảng phải đủ 18 tuổi đến đủ 60 tuổi (tính theo tháng). 1.1.2. Việc kết nạp vào Đảng những người trên 60 tuổi do cấp uỷ trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định. Chỉ xem xét kết nạp vào Đảng những người trên 60 tuổi khi đủ các điều kiện: Có sức khoẻ và uy tín; đang công tác, cư trú ở cơ sở chưa có tổ chức đảng, chưa có đảng viên hoặc do yêu cầu đặc biệt; được ban thường vụ cấp ủy trực thuộc Trung ương đồng ý bằng văn bản trước khi cấp ủy có thẩm quyền ra quyết định kết nạp. 1.2. Về trình độ học vấn. 1.2.1. Người vào Đảng phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên. 1.2.2. Học vấn của người vào Đảng đang sinh sống ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và những trường hợp cụ thể khác do yêu cầu phát triển đảng mà không bảo đảm được quy định chung thì thực hiện theo hướng dẫn của Ban Bí thư. - Người vào Đảng đang sinh sống ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc ngư dân thường xuyên làm việc ngoài biển, đảo, nếu không bảo đảm theo Quy định thi hành Điều lệ Đảng của Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII thì phải có trình độ học vấn tối thiểu hoàn thành chương trình bậc tiểu học. - Trình độ học vấn của người vào Đảng là già làng, trưởng bản, người có uy tín, đang sinh sống ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc ngư dân thường xuyên làm việc ngoài biển, đảo tối thiểu phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ và được ban thường vụ cấp ủy trực thuộc Trung ương đồng ý bằng văn bản trước khi cấp ủy có thẩm quyền ra quyết định kết nạp. 2. Thủ tục xem xét kết nạp Đảng 2.1. Người vào Đảng phải : - Có đơn tự nguyện xin vào Đảng; Người vào Đảng phải tự làm đơn, trình bày rõ những nhận thức của mình về mục đích, lý tưởng của Đảng, về động cơ xin vào Đảng. - Báo cáo trung thực lý lịch với chi bộ; + Người vào Đảng tự khai lý lịch, đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, chịu trách nhiệm về nội dung đã khai; nếu có vấn đề nào không hiểu và không nhớ chính xác thì phải báo cáo với chi bộ. + Lý lịch phải được cấp ủy cơ sở thẩm tra, kết luận trước khi ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu. - Được hai đảng viên chính thức giới thiệu. Nơi có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng trong độ tuổi thanh niên phải là đoàn viên, được ban chấp hành đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu. Ở các cơ quan, doanh nghiệp nơi không có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng phải là đoàn viên công đoàn, được ban chấp hành công đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu. 2.2. Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng a) Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm: - Người vào Đảng. - Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân). b) Nội dung thẩm tra, xác minh - Đối với người vào Đảng: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. - Đối với người thân: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. c) Phương pháp thẩm tra, xác minh - Nếu người vào Đảng có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: Cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột, con đẻ và trong lý lịch người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, thì không phải thẩm tra, xác minh. - Nếu vợ (chồng) người vào Đảng đang là đảng viên hoặc có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: Cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột và trong lý lịch của người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, thì không phải thẩm tra, xác minh bên vợ (chồng). - Nội dung nào chưa rõ thì thẩm tra, xác minh nội dung đó; khi cấp ủy cơ sở (ở quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc) đã xác nhận, nếu có nội dung nào chưa rõ thì đến ban tổ chức cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng để thẩm tra làm rõ. - Những nội dung đã biết rõ trong lý lịch của người vào Đảng và những người thân đều sinh sống, làm việc tại quê quán trong cùng một tổ chức cơ sở đảng (xã, phường, thị trấn...) từ đời ông, bà nội đến nay thì chi ủy báo cáo với chi bộ, chi bộ kết luận, cấp ủy cơ sở kiểm tra và ghi ý kiến chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch, không cần thẩm tra riêng. - Việc thẩm tra lý lịch của người vào Đảng trong lực lượng vũ trang được đối chiếu với lý lịch của người đó khai khi nhập ngũ hoặc khi được tuyển sinh, tuyển dụng. Nếu có nội dung nào chưa rõ phải tiến hành thẩm tra, xác minh để làm rõ. - Người vào Đảng đang ở ngoài nước thì đối chiếu với lý lịch của người đó do cơ quan có thẩm quyền ở trong nước đang quản lý hoặc lấy xác nhận của cấp ủy cơ sở nơi quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc của người đó ở trong nước. - Người thân của người vào Đảng đang ở ngoài nước, thì cấp ủy nơi người vào Đảng làm văn bản nêu rõ nội dung đề nghị cấp ủy hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở ngoài nước (qua Đảng ủy Bộ Ngoại giao) để lấy xác nhận; trường hợp chưa rõ về chính trị thì đến cơ quan an ninh có trách nhiệm quản lý, theo dõi tổ chức đó để thẩm tra. - Người vào Đảng và người thân của người vào Đảng đang làm việc tại cơ quan đại diện, tổ chức phi chính phủ của nước ngoài và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, thì đại diện cấp ủy cơ sở đến nơi làm việc và cơ quan an ninh có trách nhiệm quản lý, theo dõi các tổ chức đó để thẩm tra những vấn đề có liên quan đến chính trị của những người này. d) Trách nhiệm của các cấp ủy và đảng viên - Trách nhiệm của chi bộ và cấp ủy cơ sở nơi có người vào Đảng: + Kiểm tra, đóng dấu giáp lai vào các trang trong lý lịch của người vào Đảng (chi ủy chưa nhận xét và cấp ủy cơ sở chưa chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch). + Gửi công văn đề nghị thẩm tra và lý lịch người xin vào Đảng đến cấp ủy cơ sở hoặc cơ quan có trách nhiệm để thẩm tra; trường hợp cần thiết thì chi bộ cử đảng viên đi thẩm tra. Đảng viên đi thẩm tra có trách nhiệm báo cáo cấp ủy những nội dung được giao bằng văn bản và chịu trách nhiệm trước Đảng về nội dung đó. + Tổng hợp kết quả thẩm tra, ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch của người vào Đảng. - Trách nhiệm của cấp ủy cơ sở và cơ quan nơi được yêu cầu xác nhận lý lịch: + Chỉ đạo chi ủy hoặc bí thư chi bộ (nơi chưa có chi ủy) và cơ quan trực thuộc có liên quan xác nhận vào lý lịch người xin vào Đảng. + Cấp ủy cơ sở nơi đến thẩm tra: Thẩm định, ghi nội dung cần thiết về lý lịch của người xin vào Đảng do cấp ủy nơi có người xin vào Đảng yêu cầu đã đúng, hay chưa đúng hoặc chưa đủ với nội dung người xin vào Đảng đã khai trong lý lịch; tập thể cấp ủy hoặc ban thường vụ cấp ủy thống nhất nội dung ghi vào mục “Nhận xét của cấp ủy, tổ chức đảng...” ở phần cuối bản “Lý lịch của người xin vào Đảng”. Người thay mặt cấp ủy xác nhận, ký tên, ghi rõ chức vụ, đóng dấu vào lý lịch và gửi cho cấp ủy cơ sở có yêu cầu; nếu gửi theo đường công văn thì không để chậm quá 30 ngày làm việc (ở trong nước), 90 ngày làm việc (ở ngoài nước) kể từ khi nhận được công văn đề nghị thẩm tra lý lịch. + Tập thể lãnh đạo ban tổ chức cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi được yêu cầu thẩm tra lý lịch thống nhất về nội dung trước khi xác nhận vào lý lịch của người xin vào Đảng. đ) Kinh phí chi cho việc đi thẩm tra lý lịch của người vào Đảng ở các cơ quan, đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, cước gửi công văn thẩm tra, công tác phí cho đảng viên đi thẩm tra được thanh toán theo quy định hiện hành của Đảng và Nhà nước; ở các đơn vị khác nếu có khó khăn về kinh phí thì cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng cấp kinh phí. 2.3. Lấy ý kiến nhận xét của đoàn thể chính trị - xã hội nơi người vào Đảng sinh hoạt và chi ủy nơi người vào Đảng cư trú Chi ủy hoặc bí thư chi bộ (nơi chưa có chi ủy) lấy ý kiến của đại diện các đoàn thể chính trị - xã hội mà người vào Đảng là thành viên; lấy ý kiến nhận xét của chỉ ủy hoặc chi bộ (nơi chưa có chi ủy) nơi cư trú của người vào Đảng; tổng hợp thành văn bản báo cáo chi bộ. Trường hợp đặc biệt không phải lấy ý kiến nhận xét của chi ủy hoặc chi bộ nơi cư trú đối với người vào Đảng thực hiện theo quy định của Ban Bí thư. 2.4. Nghị quyết của chi bộ và cấp ủy cơ sở xét kết nạp người vào Đảng a) Chi bộ (kể cả chi bộ cơ sở) xem xét: Đơn xin vào Đảng; lý lịch của người vào Đảng; văn bản giới thiệu của đảng viên chính thức; nghị quyết giới thiệu đoàn viên của Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cơ sở (hoặc tập thể chi đoàn cơ sở) hoặc nghị quyết giới thiệu đoàn viên công đoàn của ban chấp hành công đoàn cơ sở; bản tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể chính trị - xã hội nơi người vào Đảng sinh hoạt và chi ủy hoặc chi bộ nơi cư trú. b) Nếu được hai phần ba số đảng viên chính thức trở lên đồng ý kết nạp người vào Đảng thì chi bộ ra nghị quyết đề nghị cấp ủy cấp trên xem xét, quyết định. Nghị quyết nêu rõ kết luận của chi bộ về lý lịch; ý thức giác ngộ chính trị; ưu, khuyết điểm về phẩm chất đạo đức, lối sống; năng lực công tác; quan hệ quần chúng của người vào Đảng; số đảng viên chính thức tán thành, không tán thành. Ở những nơi cỏ đảng ủy bộ phận thì đảng ủy bộ phận thẩm định nghị quyết của chi bộ về kết nạp đảng viên, báo cáo cấp ủy cơ sở. c) Tập thể đảng ủy cơ sở thảo luận, biểu quyết, nếu được hai phần ba số cấp ủy viên trở lên đồng ý thì ra nghị quyết đề nghị cấp ủy cấp trên xét kết nạp. Nếu đảng ủy cơ sở được ủy quyền quyết định kết nạp đảng viên thì do đảng ủy cơ sở đó ra nghị quyết và quyết định kết nạp. 2.5. Quyết định của cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên a) Sau khi nhận được nghị quyết đề nghị kết nạp đảng viên của cấp ủy cơ sở, ban tổ chức của cấp ủy có thẩm quyền tiến hành thẩm định lại, trích lục tài liệu gửi các đồng chí ủy viên ban thường vụ cấp ủy nghiên cứu. Ban thường vụ cấp ủy họp xét, nếu được trên một nửa số thành viên ban thường vụ đồng ý thì ra quyết định kết nạp đảng viên. Đối với đảng ủy cơ sở được ủy quyền quyết định kết nạp đảng viên thì phải được ít nhất hai phần ba cấp ủy viên đồng ý mới được ra quyết định kết nạp đảng viên. b) Đối với tổ chức cơ sở đảng trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương không được ủy quyền quyết định kết nạp đảng viên thì cấp ủy cơ sở gửi văn bản kèm hồ sơ đề nghị lên ban tổ chức tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương để thẩm định, báo cáo thường trực cấp ủy; thường trực cấp ủy chủ trì cùng với các đồng chí ủy viên ban thường vụ là trưởng các ban đảng xem xét, nếu được trên một nửa số thành viên đồng ý thì ra quyết định kết nạp đảng viên. Đối với các cấp ủy cơ sở trực thuộc Đảng ủy Công an Trung ương không được ủy quyền quyết định kết nạp đảng viên thì gửi văn bản kèm hồ sơ đề nghị để Cục Công tác đảng và công tác chính trị thẩm định, báo cáo Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương xét, nếu được trên một nửa số thành viên đồng ý thì ra quyết định kết nạp đảng viên. c) Trường hợp người vào Đảng có vấn đề liên quan đến lịch sử chính trị hoặc chính trị hiện nay, nếu thuộc thẩm quyền quyết định của cấp ủy thì cấp ủy chỉ đạo xem xét, kết luận trước khi xét kết nạp; nếu không thuộc thẩm quyền quyết định của cấp ủy (theo quy định của Bộ Chính trị) thì báo cáo ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy hoặc đảng ủy trực thuộc Trung ương xem xét, nếu được sự đồng ý bằng văn bản thì cấp ủy có thẩm quyền mới ra quyết định kết nạp. 2.6. Tổ chức lễ kết nạp đảng viên a) Lễ kết nạp đảng viên phải được tổ chức trang nghiêm; tiến hành kết nạp từng người một (nếu kết nạp từ hai người trở lên trong cùng một buổi lễ). b) Trang trí lễ kết nạp (nhìn từ dưới lên): Trên cùng là khẩu hiệu “Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm”; cờ Đảng, cờ Tổ quốc, tượng hoặc ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh (bên trái), ảnh Mác - Lênin (bên phải), tiêu đề: “Lễ kết nạp đảng viên”. c) Chương trình buổi lễ kết nạp - Chào cờ (hát Quốc ca, Quốc tế ca). - Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu. - Bí thư chi bộ hoặc đại diện chi ủy đọc quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền. - Đảng viên mới đọc lời tuyên thệ. - Đại diện chi ủy nói rõ nhiệm vụ, quyền hạn của đảng viên, nhiệm vụ của chi bộ và phân công đảng viên chính thức giúp đỡ đảng viên dự bị. - Đại diện cấp ủy cấp trên phát biểu ý kiến (nếu có). - Bế mạc (hát Quốc ca, Quốc tế ca). 3. Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức 3.1. Giấy chứng nhận học lớp bồi dưỡng đảng viên mới Đảng viên dự bị phải học lớp bồi dưỡng đảng viên mới, được trung tâm chính trị cấp huyện hoặc cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên cấp giấy chứng nhận theo mẫu của Ban Tổ chức Trung ương. 3.2. Bản tự kiểm điểm của đảng viên dự bị Sau 12 tháng, kể từ ngày chi bộ kết nạp, đảng viên dự bị viết bản tự kiểm điểm nêu rõ ưu điểm, khuyết điểm về thực hiện nhiệm vụ đảng viên và biện pháp khắc phục khuyết điểm, tồn tại; đề nghị chi bộ xét, công nhận đảng viên chính thức. 3.3. Bản nhận xét về đảng viên dự bị của đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ Đảng viên được phân công giúp đỡ viết bản nhận xét đảng viên dự bị nêu rõ ưu điểm, khuyết điểm, lập trường tư tưởng, nhận thức về Đảng, đạo đức, lối sống và mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của đảng viên dự bị; báo cáo chi bộ. 3.4. Bản nhận xét của đoàn thể chính trị - xã hội nơi làm việc và chi ủy nơi cư trú Chi ủy có đảng viên dự bị tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể chính trị - xã hội mà người đó là thành viên; ý kiến nhận xét của chi ủy hoặc chi bộ (nơi chưa có chi ủy) nơi cư trú đối với đảng viên dự bị để báo cáo chi bộ. Trường hợp đặc biệt không phải lấy ý kiến nhận xét của chi ủy hoặc chi bộ nơi cư trú đối với đảng viên dự bị thực hiện theo quy định của Ban Bí thư. 3.5. Nghị quyết của chi bộ, đảng ủy cơ sở và quyết định công nhận đảng viên chính thức của cấp ủy có thẩm quyền a) Nội dung và cách tiến hành của chi bộ, đảng ủy bộ phận (nếu có), đảng ủy cơ sở, cấp có thẩm quyền xét, quyết định công nhận đảng viên chính thức thực hiện theo Điểm 3.6 và 3.7, Mục 3 của Hướng dẫn này. b) Sau khi có quyết định của cấp có thẩm quyền công nhận đảng viên chính thức, chi ủy công bố quyết định trong kỳ sinh hoạt chi bộ gần nhất. 3.6. Thủ tục xoá tên đảng viên dự bị vi phạm tư cách a) Chi bộ xem xét, nếu có hai phần ba đảng viên chính thức trở lên biểu quyết đồng ý xoá tên đảng viên dự bị thì ra nghị quyết, báo cáo cấp ủy cấp trên. b) Đảng ủy cơ sở xem xét, nếu có hai phần ba đảng ủy viên trở lên biểu quyết đồng ý xoá tên đảng viên dự bị thì ra nghị quyết, báo cáo cấp ủy có thẩm quyền. c) Ban thường vụ cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên xem xét, nếu có trên một nửa số thành viên biểu quyết đồng ý xoá tên thì ra quyết định xoá tên. d) Đảng ủy cơ sở được ủy quyền quyết định kết nạp đảng viên ra quyết định xoá tên đảng viên dự bị nếu được sự đồng ý của ít nhất hai phần ba đảng ủy viên đương nhiệm. 4. Một số vấn đề liên quan đến kết nạp đảng viên và công nhận đảng viên chính thức 4.1. Hình thức biểu quyết để quyết định hoặc đề nghị kết nạp đảng viên, công nhận đảng viên chính thức, xoá tên trong danh sách đảng viên Việc biểu quyết để ban hành nghị quyết hoặc quyết định đề nghị kết nạp đảng viên, công nhận đảng viên chính thức, xoá tên trong danh sách đảng viên được thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết bằng thẻ đảng viên, do hội nghị chi bộ và hội nghị của cấp ủy quyết định. Trường hợp biểu quyết không đủ tỷ lệ theo quy định để ban hành nghị quyết hoặc quyết định thì phải báo cáo đầy đủ kết quả biểu quyết lên cấp ủy có thẩm quyền xem xét, quyết định. 4.2. Trách nhiệm của chi bộ nơi sinh hoạt tạm thời đối với người vào Đảng và công nhận đảng viên chính thức a) Kết nạp đảng viên - Người đang trong thời gian xem xét kết nạp được cấp ủy đảng nơi làm việc chính thức giới thiệu đến, chi bộ cơ quan, đơn vị nơi sinh hoạt tạm thời của người vào Đảng cử đảng viên chính thức theo dõi, giúp đỡ. Khi đủ điều kiện, chi bộ gửi nhận xét về chi bộ nơi người xin vào Đảng công tác chính thức để xem xét kết nạp vào Đảng theo quy định. - Sau khi có quyết định của cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên, chi bộ nơi ban hành nghị quyết đề nghị kết nạp tổ chức kết nạp đảng viên và làm thủ tục giới thiệu đảng viên đến sinh hoạt đảng tạm thời tại chi bộ nơi học tập, làm việc. b) Công nhận đảng viên chính thức - Khi đảng viên hết thời gian dự bị, chi bộ nơi sinh hoạt tạm thời của đảng viên dự bị thực hiện các thủ tục theo quy định tại Điểm 4 của Hướng dẫn này gửi về chi bộ nơi đảng viên sinh hoạt chính thức để xem xét công nhận đảng viên chính thức. - Khi có quyết định của cấp ủy có thẩm quyền công nhận đảng viên chính thức, chi ủy nơi đảng viên sinh hoạt đảng chính thức công bố quyết định trong kỳ sinh hoạt chi bộ gần nhất; thông báo cho tổ chức đảng nơi đảng viên sinh hoạt đảng tạm thời biết. 4.3. Thủ tục và cách tính tuổi đảng cho đảng viên - Tuổi đảng của đảng viên được tính từ ngày cấp có thẩm quyền ký quyết định kết nạp đảng viên, nếu không có quyết định kết nạp hoặc không còn lưu giữ được quyết định kết nạp thì lấy ngày vào Đảng ghi trong thẻ đảng viên (trường hợp người đã ra khỏi Đảng mà trước đó đã được xác nhận tuổi đảng thì không được tính lại tuổi đảng theo quy định này). Đối với những người bị đưa ra khỏi Đảng đã được cấp có thẩm quyền thẩm tra, xác minh, kết luận là bị oan, sai và từ khi đưa ra khỏi Đảng đến nay không vi phạm tư cách đảng viên được khôi phục quyền đảng viên thì tuổi đảng được tính liên tục. Đảng viên có trách nhiệm truy nộp đủ số đảng phí cho chi bộ trong thời gian gián đoạn sinh hoạt đảng theo mức đóng đảng phí quy định trong thời gian đó. Đảng viên được kết nạp lại phải làm bản kê khai về tuổi đảng của mình, báo cáo chi bộ; chi bộ thẩm tra, báo cáo đảng ủy cơ sở; đảng ủy cơ sở thẩm định, báo cáo cấp ủy cấp trên trực tiếp. Ban thường vụ cấp ủy cấp trên trực tiếp xem xét, ra quyết định tính lại tuổi đảng cho đảng viên (việc tính lại tuổi đảng đối với đảng viên bị khai trừ có thời hạn theo quy định của Điều lệ Đảng khoá II, thời gian mất liên lạc với tổ chức đảng và thời gian gián đoạn do chuyển sinh hoạt đảng thực hiện theo quy định này). 4.4. Thời hạn sử dụng văn bản trong hồ sơ xét kết nạp người vào Đảng a) Quá 12 tháng, kể từ khi lập hồ sơ đề nghị xét kết nạp người vào Đảng mà chi bộ chưa xem xét đề nghị kết nạp được thì phải làm lại các tài liệu sau: - Văn bản giới thiệu của đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ người vào Đảng. - Nghị quyết giới thiệu đoàn viên vào Đảng của Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cơ sở hoặc tập thể chi đoàn cơ sở; ban chấp hành công đoàn cơ sở. - Văn bản thẩm tra bổ sung lý lịch của người vào Đảng nếu có thay đổi so với thời điểm thẩm tra lần trước. - Ý kiến nhận xét bổ sung của đoàn thể chính trị - xã hội nơi người vào Đảng sinh hoạt và chi ủy hoặc chi bộ nơi cư trú đối với người xin vào Đảng. b) Quá 60 tháng, kể từ ngày người xin vào Đảng được cấp giấy chứng nhận đã học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng mà chi bộ chưa xem xét đề nghị kết nạp, thì chi bộ phải giới thiệu người vào Đảng học lại để được cấp giấy chứng nhận mới trước khi xem xét, kết nạp. 5. Kết nạp đảng viên trong một số trường hợp cụ thể 5.1. Kết nạp đảng viên đối với người theo tôn giáo; người có quan hệ hôn nhân với người nước ngoài; người có quốc tịch Việt Nam nhưng gốc là người nước ngoài thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương. 5.2. Một số trường hợp cụ thể khác a) Người đang học tập trung ở cơ sở đào tạo từ 12 tháng trở lên: Do tổ chức đảng ở cơ sở đào tạo xem xét kết nạp. Người đang công tác biệt phái từ 12 tháng trở lên, do tổ chức đảng nơi công tác biệt phái xem xét, kết nạp. Tổ chức đảng đơn vị cử đi học, đi công tác biệt phái và tổ chức đảng ở địa phương nơi người vào Đảng cư trú có văn bản nhận xét về phẩm chất chính trị; đạo đức, lối sống; quan hệ xã hội; việc chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước gửi về cấp ủy cơ sở đào tạo hoặc cấp ủy nơi người vào Đảng công tác biệt phái để có cơ sở xem xét. b) Người đã tốt nghiệp ra trường về địa phương chờ việc làm thì tổ chức đảng ở địa phương xem xét kết nạp. c) Người đang làm hợp đồng tại cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp: - Nếu làm hợp đồng có thời hạn, thời gian thực tế làm việc tại cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp dưới 12 tháng thì tổ chức đảng nơi cư trú xem xét kết nạp; trước khi làm thủ tục xem xét kết nạp phải có nhận xét của cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp nơi người vào Đảng đang làm việc. - Nếu làm hợp đồng liên tục từ đủ 12 tháng trở lên thì tổ chức đảng của cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp nơi người đó làm việc xem xét kết nạp; nơi không có tổ chức đảng thực hiện theo hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương. Cơ sở pháp lý: - Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 - Quy định 24-QĐ/TW năm 2021 về thi hành Điều lệ Đảng - Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 về một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng
Vận động bí thư chi bộ thôn làm đơn xin rút khỏi BCH Đảng bộ xã có đúng điều lệ Đảng?
Đảng bộ xã tôi đang sinh hoạt đã tiến hành ĐH nhiệm kỳ 2020-2025 vào tháng 6/2020 và đã bầu BCH nhiệm kỳ mới. Không hiểu vì lý do gì tháng 12/2020 BCH khoá mới lại vận động một trong ba đc ủy viên là bí thư chi bộ thôn làm đơn xin rút khỏi BCH Đảng bộ xã, mặc dù các đc này không có vi phạm gì. Tôi xin hỏi Đảng ủy xã làm như vậy có đúng điều lệ của ĐẢNG không? Xin chân thành cảm ơn
Hướng dẫn nội dung sinh hoạt chi bộ hàng tháng và chuyên đề
Hiện nay, nội dung sinh hoạt chi bộ được quy định tại Hướng dẫn 12-HD/BTCTW ngày 06/7/2018 của Ban Tổ chức Trung ương về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Theo đó, hướng dẫn nội dung sinh hoạt chi bộ như sau: Đối với sinh hoạt thường kỳ Căn cứ Điều lệ Đảng, định hướng của cấp trên, tình hình, đặc điểm của chi bộ và kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, hằng tháng chi bộ sinh hoạt gồm các nội dung chủ yếu sau: Về công tác chính trị, tư tưởng - Lựa chọn những nội dung thời sự trong nước, quốc tế, các vấn đề của địa phương, cơ quan, đơn vị sát với tình hình và phù hợp chức năng, nhiệm vụ của chi bộ để phổ biến, trao đổi. - Thông báo kịp thời chủ trương, các văn bản của Đảng, Nhà nước, của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp cần phổ biến đến chi bộ. - Đánh giá tình hình tư tưởng của đảng viên, quần chúng thuộc phạm vi lãnh đạo của chi bộ; những vấn đề chi bộ cần quan tâm. Kịp thời định hướng nhận thức, tư tưởng cho đảng viên. Về thực hiện nhiệm vụ chính trị - Đánh giá kết quả công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị trong tháng của chi bộ và việc thực hiện nhiệm vụ của đảng viên; chỉ rõ ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân để đề ra biện pháp khắc phục. - Đánh giá việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ gắn với thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. - Đảng viên, nhất là người đứng đầu liên hệ, đánh giá việc thực hiện nội dung đã cam kết theo Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII; về những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị; về chống chạy chức, chạy quyền và chống chủ nghĩa cá nhân, quan liêu, xa rời quần chúng. - Kết quả lãnh đạo chính quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội. - Xác định nhiệm vụ của chi bộ tháng tiếp theo và biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo; phân công nhiệm vụ cho đảng viên. Đối với sinh hoạt chuyên đề Căn cứ chỉ thị, nghị quyết và định hướng của cấp trên, tình hình, đặc điểm của chi bộ, mỗi quý ít nhất một lần chi bộ tổ chức sinh hoạt theo các nhóm vấn đề sau: - Về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo hướng dẫn của Trung ương và cấp ủy, tổ chức đảng cấp trên. - Về các giải pháp nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên. - Về triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan trực tiếp đến sự lãnh đạo, chỉ đạo của chi bộ. - Về các giải pháp phòng, chống, khắc phục, sửa chữa các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong chi bộ. - Về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, quan liêu, xa dân, cá nhân chủ nghĩa ở địa phương, cơ quan, đơn vị. - Về việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chuyên môn của cơ quan, đơn vị, chi bộ. - Về giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống của địa phương, cơ quan, đơn vị cho cán bộ, đảng viên. - Những nội dung khác theo đặc điểm của từng loại hình chi bộ.
Điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam có là văn bản quy phạm pháp luật không?
Cho e hỏi Điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam có là văn bản quy phạm pháp luật không ạ?
07 điều đảng viên là sinh viên không được làm
>>>19 điều đảng viên không được làm Được đứng chân vào hàng ngũ của Đảng là một vinh dự lớn của mỗi sinh viên. Để xứng đáng với vị trí đó đảng viên là sinh viên bên cạnh việc gương mẫu chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết của Đảng,... còn phải nghiêm chỉnh chấp hành những điều đảng viên không được làm. Theo Quy định 47-QĐ/TW có 19 điều đảng viên không được làm, trong đó đảng viên là sinh viên cần chú ý 07 trường hợp sau: 1. Nói, làm trái hoặc không thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, ... của Đảng; làm những việc mà pháp luật không cho phép - Phát ngôn, trả lời phỏng vấn, viết bài cho báo chí (kể cả báo chí nước ngoài) có nội dung trái với Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng,... và pháp luật của Nhà nước. - Làm những việc pháp luật không cấm nhưng ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, vai trò tiên phong gương mẫu của đảng viên. 2. Viết bài, cho đăng tải tin, bài sai sự thật, vu cáo, bịa đặt,.... Sáng tác, sản xuất, tàng trữ, tán phát các tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật không lành mạnh, mang tính kích động gây ảnh hưởng xấu trong xã hội; tán phát bài viết, hồi ký không đúng sự thật. Được hiểu là có nội kích động chống Đảng, chống Nhà nước, chống chế độ; tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc; truyền bá lối sống cơ hội, thực dụng, trái đạo lý; xuyên tạc lịch sử,... 3. Tố cáo mang tính bịa đặt; viết đơn tố cáo giấu tên, mạo tên Cùng người khác tham gia viết, ký tên trong một đơn tố cáo. Tổ chức, tham gia kích động, xúi giục, mua chuộc, cưỡng ép người khác khiếu nại, tố cáo. Cố ý gửi hoặc tán phát đơn khiếu nại, tố cáo đến những nơi không có thẩm quyền giải quyết. 4. Tổ chức, tham gia các hội trái quy định của pháp luật; biểu tình, tập trung đông người gây mất an ninh, trật tự Được hiểu là hành vi chủ trì, tổ chức, tham gia hoặc ủng hộ, vận động, xúi giục, ép buộc người khác tham gia các hội trái quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. 5. Tổ chức, tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức; cho vay trái quy định của pháp luật; sử dụng các chất ma tuý; uống rượu, bia đến mức bê tha và các tệ nạn xã hội khác Các hành vi khác như: - Tham gia hụi, họ, cho vay trái quy định của pháp luật; - Chưa có vợ, có chồng, đang có vợ, có chồng mà sống chung hoặc quan hệ như vợ chồng với người khác. 6. Mê tín, hoạt động mê tín Các hành vi phổ biến như: - Đốt đồ mã: đốt các vật dụng làm bằng giấy hoặc bằng các vật liệu khác như máy bay, ô tô, xe máy, ti vi, tủ lạnh, nhà, thuyền, người, động vật với số lượng lớn, gây lãng phí. - Xem số, xem bói, xóc thẻ, yểm bùa, trừ tà và những việc mê tín dị đoan khác (tin vào thần linh, ma quỷ, những việc quái đản, huyễn hoặc do tin đồn nhảm nhí mà có). Hành nghề đồng cốt, thầy cúng, thầy bói nhằm lừa bịp để trục lợi. Lập đền, miếu, nơi thờ tự của các tôn giáo trái phép; ủng hộ hoặc tham gia tôn giáo bất hợp pháp; tham gia các tổ chức do tôn giáo lập ra chưa được cấp có thẩm quyền cho phép. Lợi dụng tín ngưỡng để trục lợi. 7. Tổ chức việc cưới, các ngày lễ, tết, sinh nhật, kỷ niệm ngày cưới, ... xa hoa, lãng phí hoặc nhằm trục lợi Bất kỳ ai cũng được tổ chức hoạt động trên nhưng phải bảo đảm yêu cầu thực hiện nếp sống văn hóa mới, phù hợp phong tục, tập quán, đời sống chung trong xã hội, tiết kiệm, chống lãng phí. Trên đây là 07 điều đảng viên là sinh viên nên lưu ý không được làm. Việc chấp hành tốt 07 điều trên, đảng viên là sinh viên sẽ phát huy được tính nêu gương, góp phần hoàn thiện bản thân và xây dựng đảng vững mạnh.
Chào bạn, theo mình thì không có quy định nào bắt buộc phải kết nạp Đảng tại cơ quan làm việc. Bạn có thể tham khảo Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 nhé.
Mình không hiểu sinh họat Đoàn 2 chiều của bạn ở đây là gì? Nhưng nếu theo Điều lệ Đảng có quy định Điều 4: Thủ tục kết nạp đảng viên (kể cả kết nạp lại): 1. Người vào Đảng phải: - Có đơn tự nguyện xin vào Đảng; - Báo cáo trung thực lý lịch với chi bộ; - Được hai đảng viên chính thức giới thiệu. Nơi có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng trong độ tuổi thanh niên phải là đoàn viên, được ban chấp hành đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu. Ở các cơ quan, doanh nghiệp nơi không có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng phải là đoàn viên công đoàn, được ban chấp hành công đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu. 2. Người giới thiệu phải: - Là đảng viên chính thức và cùng công tác với người vào Đảng ít nhất một năm; - Báo cáo với chi bộ về lý lịch, phẩm chất, năng lực của người vào Đảng và chịu trách nhiệm về sự giới thiệu của mình. Có điều gì chưa rõ thì báo cáo để chi bộ và cấp trên xem xét. Theo điều kiện bình thường thì bạn chưa đủ điều kiện để kết nạp Đảng, nhưng tại Khoản 4 Điều 4 có quy định: 4. Nơi chưa có đảng viên hoặc có đảng viên nhưng chưa đủ điều kiện giới thiệu thì cấp uỷ cấp trên trực tiếp cử đảng viên về làm công tác tuyên truyền, xem xét, giới thiệu kết nạp vào Đảng. Trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quy định. Có gì bạn xin ý kiến Chi Bộ nhá!