Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng
Doanh nghiệp kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng tại Việt Nam được quy định rõ ràng tại Nghị định 121/2021/NĐ-CP. Trong đó, quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng. 1. Quyền của doanh nghiệp kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng Căn cứ khoản 1 Điều 18 Nghị định 121/2021/NĐ-CP thì doanh nghiệp kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng có quyền: - Tổ chức kinh doanh các chủng loại, loại hình trò chơi điện tử có thưởng theo quy định của pháp luật và quy định tại Nghị định 121/2021/NĐ-CP; - Từ chối bất kỳ cá nhân không thuộc đối tượng được phép ra, vào, chơi tại Điểm kinh doanh; - Yêu cầu rời khỏi Điểm kinh doanh bất kỳ đối tượng nào vi phạm Thể lệ trò chơi, nội quy, Quy chế quản lý nội bộ mà doanh nghiệp đã công bố; - Yêu cầu tất cả người chơi xuất trình giấy tờ tùy thân để chứng minh thuộc đối tượng được phép chơi tại Điểm kinh doanh; - Ký hợp đồng thuê quản lý. Việc thuê quản lý và trả phí thuê quản lý thực hiện theo quy định của pháp luật và không được vượt quá mức tối đa theo quy định của Bộ Tài chính. 2. Nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng Căn cứ khoản 2 Điều 18 Nghị định 121/2021/NĐ-CP thì doanh nghiệp kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng có nghĩa vụ như sau: - Tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng tại Nghị định 121/2021/NĐ-CP và quy định của pháp luật có liên quan. Trường hợp pháp luật có thay đổi phải cập nhật lại các quy trình, quy chế hoạt động nội bộ theo đúng quy định của pháp luật; - Bố trí người quản lý, điều hành Điểm kinh doanh theo đúng quy định tại Nghị định 121/2021/NĐ-CP; - Tổ chức các loại hình trò chơi theo đúng Thể lệ trò chơi đã công bố với người chơi; - Thanh toán đầy đủ, kịp thời các giải thưởng cho người chơi. Thực hiện xác nhận tiền trúng thưởng đúng số thực tế nếu người chơi yêu cầu; - Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại của người chơi theo đúng Thể lệ trò chơi và quy định của pháp luật; - Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế và các quy định của pháp luật khác có liên quan trong quá trình hoạt động kinh doanh; - Thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền, phòng, chống phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt theo quy định của pháp luật; - Thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh, trật tự và an toàn xã hội theo quy định của pháp luật; - Giữ bí mật về thông tin trúng thưởng theo yêu cầu của người chơi, ngoại trừ việc cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu để phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát theo quy định của pháp luật; - Chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về mọi hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng. 3. Điều kiện hoạt động của Điểm kinh doanh Doanh nghiệp kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng chỉ được phép tổ chức các trò chơi điện tử có thưởng tại một Điểm kinh doanh duy nhất được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép kinh doanh theo quy định của pháp luật. Và để hoạt động Điểm kinh doanh phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 121/2021/NĐ-CP bao gồm: - Được bố trí cách ly ra khỏi các khu vực tổ chức hoạt động kinh doanh khác của doanh nghiệp và có cửa ra, vào riêng; - Có các thiết bị điện tử và hệ thống camera để theo dõi, giám sát thường xuyên toàn bộ hoạt động trong Điểm kinh doanh (24/24h). Các hình ảnh phải được lưu trữ đầy đủ trong thời hạn tối thiểu 180 ngày kể từ ngày ghi hình và đảm bảo hình ảnh rõ nét tại các vị trí sau: khu vực cửa ra, vào Điểm kinh doanh; khu vực bố trí các máy trò chơi điện tử có thưởng; khu vực thu ngân, kho quỹ kiểm đếm tiền mặt, đồng tiền quy ước và lưu giữ thiết bị đựng tiền mặt, đồng tiền quy ước; - Tuân thủ điều kiện về an ninh, trật tự theo quy định của pháp luật về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; - Có niêm yết đầy đủ nội quy ra, vào bằng tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng nước ngoài khác (nếu có) ở vị trí dễ nhận biết tại cửa ra, vào Điểm kinh doanh. Như vậy, Nghị định 121/2021/NĐ-CP quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng tại Việt Nam. Doanh nghiệp được trao quyền chủ động trong việc tổ chức và quản lý các hoạt động kinh doanh, từ việc lựa chọn loại hình trò chơi đến việc ký hợp đồng thuê quản lý. Đồng thời, doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật, đảm bảo công bằng trong việc thanh toán giải thưởng, an ninh trật tự và bảo vệ thông tin người chơi. Điều này góp phần duy trì một môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch và tuân thủ pháp luật.
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thẩm định giá cần phải đáp ứng những điều kiện gì?
Doanh nghiệp thẩm định giá là doanh nghiệp được thành lập, đăng ký ngành, nghề kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và được Bộ Tài chính cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá. Những người nào không được thành lập doanh nghiệp thẩm định giá? Theo Khoản 2 Điều 48 Luật Giá 2023: Người có chức vụ, quyền hạn thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước về giá, sau khi thôi giữ chức vụ, không được thành lập hoặc giữ các chức danh, chức vụ quản lý, điều hành tại doanh nghiệp thẩm định giá trong thời hạn theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Đối chiếu quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư 60/2022/TT-BTC thì trong thời hạn đủ 24 tháng kể từ ngày thôi giữ chức vụ theo quyết định của cấp có thẩm quyền, người có chức vụ, quyền hạn công tác trong các lĩnh vực quản lý nhà nước về giá không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý. => Theo đó, đối với người có chức vụ, quyền hạn thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước về giá thì sau khi thôi giữ chức vụ sẽ không được thành lập hoặc giữ các chức danh, chức vụ quản lý, điều hành tại doanh nghiệp thẩm định giá trong thời hạn đủ 24 tháng kể từ ngày thôi giữ chức vụ. Điều kiện hoạt động của doanh nghiệp thẩm định giá từ 01/7/2024 Theo quy định tại Điều 52 Luật Giá 2023, điều kiện hoạt động của doanh nghiệp thẩm định giá là: - Có ít nhất 05 người có thẻ thẩm định viên về giá đủ các điều kiện đăng ký hành nghề thẩm định giá đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp và được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định. - Bảo đảm duy trì các điều kiện quy định tại Điều 49 Luật Giá 2023 như sau: + Đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty hợp danh: Chủ doanh nghiệp, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc doanh nghiệp tư nhân; người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty hợp danh phải đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 51 Luật Giá 2023. Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân, các thành viên hợp danh công ty hợp danh phải là người có thẻ thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp; + Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần: Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của doanh nghiệp phải đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 51 Luật Giá 2023; đồng thời doanh nghiệp phải có ít nhất 02 thành viên góp vốn hoặc 02 cổ đông phải là người có thẻ thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp. Trường hợp thành viên góp vốn hoặc cổ đông là tổ chức thì người đại diện theo ủy quyền của của tổ chức góp vốn phải là người có thẻ thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp; tổng phần vốn góp của các thành viên là tổ chức không quá 35% vốn điều lệ. Tổng số vốn góp của các thành viên hoặc cổ đông là người có thẻ thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp phải chiếm trên 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp. => Theo đó, doanh nghiệp thẩm định giá sau khi được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá thì cần phải đảm bảo duy trì những điều kiện trên để hoạt động dịch vụ. Doanh nghiệp thẩm định giá không đảm bảo điều kiện hoạt động theo quy định thì bị gì? - Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày không đáp ứng một trong các điều kiện quy định tại Điều 49 Luật Giá 2023, doanh nghiệp thẩm định giá phải báo cáo Bộ Tài chính; đồng thời phải khắc phục trong thời hạn tối đa 03 tháng kể từ ngày không đủ điều kiện. - Trong thời gian khắc phục điều kiện hoạt động, hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện như sau: + Trường hợp người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không còn là thẩm định viên về giá tại doanh nghiệp hoặc không còn đáp ứng điều kiện quy định tại các điểm a, b, d và đ khoản 1 Điều 45 Luật Giá 2023 thì doanh nghiệp và chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá không được phát hành chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá. + Trường hợp không đủ số lượng thẩm định viên về giá tối thiểu nhưng không thuộc trường hợp quy định như trên thì doanh nghiệp thẩm định giá được phát hành chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá với những hợp đồng thẩm định giá đã ký kết trong giai đoạn còn đủ điều kiện về số lượng thẩm định viên về giá nhưng không được ký kết hợp đồng dịch vụ thẩm định giá mới. - Sau thời hạn 03 tháng liên tục kể từ ngày không đủ điều kiện quy định tại Điều 49 Luật Giá 2023 doanh nghiệp thẩm định giá không khắc phục các điều kiện hoạt động thẩm định giá thì bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, doanh nghiệp vẫn tiếp không khắc phục được thì bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định tại Điều 54 Luật Giá 2023. => Như vậy, doanh nghiệp thẩm định giá cần phải đảm bảo duy trì những điều kiện theo quy định để hoạt động dịch vụ. Trường hợp doanh nghiệp thẩm định giá đáp ứng điều kiện và không khắc phục được các điều kiện hoạt động thẩm định giá theo quy định thì bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá hoặc thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá.
Điều kiện hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài
Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài muốn hoạt động ở Việt Nam phải đáp ứng điều kiện gì? Có thể hoạt động dưới các hình thức nào? Có phải đăng ký cấp phép hoạt động và thủ tục đăng ký như thế nào? Điều kiện hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài Căn cứ Điều 68 Luật luật sư 2006 được sửa đổi bởi Luật Luật sư sửa đổi 2012 điều kiện hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài bao gồm: Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài đã được thành lập và đang hành nghề luật sư hợp pháp tại nước ngoài được phép hành nghề tại Việt Nam theo quy định khi có đủ các điều kiện sau đây: - Cam kết và bảo đảm tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; - Cam kết và bảo đảm có ít nhất hai luật sư nước ngoài, kể cả Trưởng chi nhánh, Giám đốc công ty luật nước ngoài có mặt và hành nghề tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong khoảng thời gian liên tục mười hai tháng; - Trưởng chi nhánh, Giám đốc công ty luật nước ngoài tại Việt Nam phải có ít nhất hai năm liên tục hành nghề luật sư Các hình thức hành nghề luật sư của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài Căn cứ Điều 69 Luật luật sư 2006 được sửa đổi bởi Luật Luật sư sửa đổi 2012 ổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam dưới các hình thức sau đây: - Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài (sau đây gọi là chi nhánh); - Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một trăm phần trăm vốn nước ngoài, công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh, công ty luật hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam (sau đây gọi chung là công ty luật nước ngoài). Trình tự thủ tục cấp giấy phép thành lập chi nhánh, công ty luật nước ngoài Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài phải có hồ sơ thành lập chi nhánh, công ty luật nước ngoài gửi Bộ Tư pháp. Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và lệ phí, Bộ Tư pháp xem xét cấp Giấy phép thành lập chi nhánh, công ty luật nước ngoài; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản. Giấy phép thành lập chi nhánh, công ty luật nước ngoài có hiệu lực kể từ ngày ký. Hồ sơ thành lập chi nhánh: Đơn đề nghị thành lập chi nhánh; Bản sao giấy tờ chứng minh việc thành lập hợp pháp của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp; Bản giới thiệu về hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài; Danh sách luật sư nước ngoài dự kiến làm việc tại chi nhánh; Quyết định cử luật sư làm Trưởng chi nhánh. Hồ sơ thành lập công ty luật nước ngoài: Đơn đề nghị thành lập công ty luật nước ngoài; Bản sao giấy tờ chứng minh việc thành lập hợp pháp của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp; bản sao Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam đối với hình thức liên doanh; Bản giới thiệu về hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài; bản giới thiệu về hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam đối với hình thức liên doanh; Danh sách luật sư nước ngoài dự kiến làm việc tại công ty; danh sách luật sư Việt Nam dự kiến làm việc tại công ty kèm theo bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư; Dự thảo Điều lệ công ty luật nước ngoài; hợp đồng liên doanh đối với hình thức liên doanh. Đăng ký hoạt động sau khi được cấp giấy phép Căn cứ Điều 79 Luật luật sư 2006 được sửa đổi bởi Luật Luật sư sửa đổi 2012 thủ tục đăng ký hoạt động Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập, chi nhánh, công ty luật nước ngoài phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi đặt trụ sở. Hồ sơ đăng ký hoạt động gồm có: Bản sao Giấy phép thành lập chi nhánh, công ty luật nước ngoài; Giấy tờ chứng minh về trụ sở. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho chi nhánh, công ty luật nước ngoài. Chi nhánh, công ty luật nước ngoài được hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động. =>> Như vậy, các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài vẫn có thể hành nghề luật sư ở Việt Nam. Tuy nhiên, phải xin cấp giấy phép thành lập và đăng ký hoạt động thì mới có thể thực hiện hành nghề.
Thẩm mỹ viện như thế nào là đủ điều kiện hoạt đông? Biến tướng hình thức hoạt động của thẩm mỹ viện
Thẩm mỹ không còn là quá xa lạ đối với chúng ta hiện nay, bởi nhu cầu làm đẹp không chỉ ở phái nữ mà nam giới cũng ngày càng cao. Tuy nhiên, không phải cơ sở thẩm mỹ nào cũng có đủ điều kiện hoạt động, nhiều trường hợp bệnh nhân phải gánh chịu nhiều biến chứng hay thậm chí cắt bỏ đi bộ phân đó. Hơn nữa, ngày nay một số cơ sở thẩm mỹ còn biến tướng hình thức hoạt động. Theo đó, hiện nay một số phòng khám, chuyên khoa thẩm mỹ/ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hay nói cách khác là không đủ điều kiện hoạt động, thế nhưng những cơ sở này thực hiện luồn lách, hoạt động chui qua mặt các cơ quan có thẩm quyền. Vậy những hành vi vi phạm về hoạt động thẩm mỹ bị xử lý như thế nào? Người vi phạm quy định về thẩm mỹ tùy theo tính chất hành vi vi phạm mà căn cứ tại Điều 315 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi khoản 117 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau: Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác Khung 1: Người nào vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 259 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: - Làm chết người; - Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; - Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; - Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: - Làm chết 02 người; - Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; - Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. Khung 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: - Làm chết 03 người trở lên; - Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; - Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. Khung 4: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Tham khảo: Điều kiện chung để cấp giấy phép hoạt động Ngoài ra khách hàng có quyền yêu cầu các cơ sở xuất trình các loại giấy tờ có liên quan về phạm vi hoạt động, chứng chỉ hành nghề của kỹ thuật viên. Các dịch vụ làm đẹp trên chỉ được thực hiện tại bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ hoặc phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ, hoặc cơ sở khám bệnh chữa bệnh có phạm vi chuyên môn về chuyên khoa thẩm mỹ tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Căn cứ tại Điều 26 Nghị định 109/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP quy định về Điều kiện chung để cấp giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau: (1) Cơ sở vật chất: - Có địa điểm cố định (trừ trường hợp tổ chức khám bệnh, chữa bệnh lưu động); - Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật; - Phải bố trí khu vực tiệt trùng để xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại, trừ trường hợp không có dụng cụ phải tiệt trùng lại hoặc có hợp đồng với cơ sở y tế khác để tiệt trùng dụng cụ. (2) Trang thiết bị y tế: - Có đủ trang thiết bị y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở; - Riêng cơ sở khám, điều trị bệnh nghề nghiệp ít nhất phải có bộ phận xét nghiệm sinh hóa; - Phòng khám tư vấn sức khỏe hoặc phòng tư vấn sức khỏe qua các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông không bắt buộc phải có trang thiết bị y tế quy định tại điểm a, b khoản này nhưng phải có đủ các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông, thiết bị phù hợp với phạm vi hoạt động đăng ký. (3) Nhân lực: - Các đối tượng làm việc trong cơ sở nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Căn cứ vào phạm vi hoạt động chuyên môn, văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận đào tạo và năng lực của người hành nghề, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phân công người hành nghề được thực hiện các kỹ thuật chuyên môn bằng văn bản; - Kỹ thuật viên xét nghiệm có trình độ đại học được đọc và ký kết quả xét nghiệm. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có bác sỹ chuyên khoa xét nghiệm hoặc kỹ thuật viên xét nghiệm có trình độ đại học thì bác sỹ chỉ định xét nghiệm đọc và ký kết quả xét nghiệm; - Cử nhân X-Quang có trình độ đại học được đọc và mô tả hình ảnh chẩn đoán. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có bác sỹ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh hoặc bác sỹ X-Quang thì bác sỹ chỉ định kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh đọc và ký kết quả chẩn đoán hình ảnh; - Các đối tượng khác tham gia vào quá trình khám bệnh, chữa bệnh nhưng không cần phải cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh thì được phép thực hiện các hoạt động theo phân công của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (kỹ sư vật lý y học, kỹ sư xạ trị, âm ngữ trị liệu, tâm lý trị liệu và các đối tượng khác), việc phân công phải phù hợp với văn bằng chuyên môn của người đó. (4) Cơ sở khám sức khỏe đáp ứng các điều kiện sau: - Là cơ sở khám, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật; - Phải có đủ các bộ phận khám lâm sàng, cận lâm sàng, nhân lực và thiết bị y tế cần thiết để khám, phát hiện được tình trạng sức khỏe theo tiêu chuẩn sức khỏe và mẫu phiếu khám sức khỏe được ban hành kèm theo các văn bản hướng dẫn khám sức khỏe theo quy định của pháp luật. (5) Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ không thuộc loại hình phải có giấy phép hoạt động nhưng phải có văn bản thông báo đáp ứng đủ điều kiện cung cấp dịch vụ thẩm mỹ theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII gửi về Sở Y tế nơi đặt trụ sở trước khi hoạt động ít nhất 10 ngày. Các dịch vụ thẩm mỹ có sử dụng thuốc, các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người (phẫu thuật, thủ thuật, các can thiệp có tiêm, chích, bơm, chiếu tia, sóng, đốt hoặc các can thiệp xâm lấn khác) làm thay đổi màu sắc da, hình dạng, cân nặng, khiếm khuyết của các bộ phận trên cơ thể (da, mũi, mắt, môi, khuôn mặt, ngực, bụng, mông và các bộ phận khác trên cơ thể người), xăm, phun, thêu trên da có sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm chỉ được thực hiện tại bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ hoặc phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn về chuyên khoa thẩm mỹ tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.” Điều kiện riêng Ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 23a Nghị định 109/2016/NĐ-CP về Điều kiện chung để cấp giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (trừ điều kiện về người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật, phòng khám chuyên khoa) thì Thẩm mỹ viện cần phải đáp ứng thêm các điều kiện sau: (1) Cơ sở vật chất: - Trường hợp thực hiện thủ thuật, bao gồm cả kỹ thuật cấy ghép răng (implant), châm cứu, xoa bóp day ấn huyệt thì phải có phòng hoặc khu vực riêng dành cho việc thực hiện thủ thuật. Phòng hoặc khu vực thực hiện thủ thuật phải có đủ diện tích để thực hiện kỹ thuật chuyên môn; - Trường hợp phòng khám chuyên khoa thực hiện cả hai kỹ thuật nội soi tiêu hóa trên và nội soi tiêu hóa dưới thì phải có 02 phòng riêng biệt; - Trường hợp khám điều trị bệnh nghề nghiệp phải có bộ phận xét nghiệm sinh hóa. (2) Thiết bị y tế: Có hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa. Theo đó, thẩm mỹ viện muốn có Giấy phép hoạt động phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ thì ngoài các điều kiện trên, Thẩm mỹ viện phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự và Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy, chữa cháy (nếu có);
Thủ tục đăng ký hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài năm 2022
Các tổ chức phi chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận nước ngoài đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững, hợp tác quốc tế giữa các nước cần được hỗ trợ và cộng đồng các nước viện trợ. Đây được coi là một trong những tác nhân thúc đẩy sự phát triển bền vững, khắc phục những điểm còn hạn chế mà ở những nước đang phát triển còn thiếu, góp phần xây dựng quan hệ thương mại bình đẳng giữa các nước. Hiện nay, có khá nhiều tổ chức phi chính phủ nước ngoài đầu tư viện trợ vào Việt Nam phân bổ vào nhiều nhóm lĩnh vực khác nhau như giáo dục, y tế, nông nghiệp, bảo vệ môi trường và một số vấn đề xã hội khác. Bên cạnh đó, nước ta cũng đặc ra một số quy định về thủ tục đăng ký hoạt động cũng như chính sách ưu đãi cho những tổ chức phi chính phủ đầu tư vào Việt Nam. Vậy, tổ chức phi chính phủ nước ngoài là gì? Thủ tục cấp Giấy đăng ký hoạt động tại Việt Nam của tổ chức này được thực hiện ra sao? Tổ chức phi chính phủ nước ngoài là gì? Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 58/2022/NĐ-CP giải thích tổ chức phi chính phủ nước ngoài là tổ chức phi lợi nhuận, quỹ xã hội, quỹ tư nhân và được thành lập theo pháp luật nước ngoài. Ngoài ra, tổ chức này phải có nguồn vốn hợp pháp từ nước ngoài; hoạt động hỗ trợ phát triển, viện trợ nhân đạo tại Việt Nam không vì mục đích lợi nhuận và các mục đích khác. Lưu ý: Các tổ chức này không quyên góp tài chính, vận động tài trợ, gây quỹ từ các tổ chức, cá nhân Việt Nam. Nhằm đảm bảo các nguyên tắc minh bạch về tài chính và nguồn vốn phải thuộc 100% từ các tổ chức này. Điều kiện đăng ký hoạt động Trước khi tiến hành thủ tục đăng ký hoạt động tại Việt Nam, tổ chức phi chính phủ nước ngoài nếu đáp ứng các điều kiện sau thì được cấp Giấy đăng ký hoạt động theo quy định tại Điều 10 Nghị định 58/2022/NĐ-CP bao gồm các điều kiện sau: Thứ nhất, tổ chức này có tư cách pháp nhân hợp lệ theo quy định pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ nơi thành lập trước khi đăng ký vào Việt Nam. Thứ hai, điều lệ, tôn chỉ, mục đích hoạt động của tổ chức phải rõ ràng, phù hợp với lợi ích và nhu cầu của Việt Nam. Thứ ba, đáp ứng được các như cầu về kế hoạch có đề xuất cụ thể về dự kiến chương trình, dự án, phi dự án để hỗ trợ phát triển, viện trợ nhân đạo tại Việt Nam ít nhất trong 03 năm. Cuối cùng là có đề xuất Người đại diện tại Việt Nam. Khi đáp ứng đủ 4 nguyên tắc trên thì tổ chức phi chính phủ nước ngoài được xem xét và tiến hành thủ tục cấp giấy đăng ký hoạt động tại Việt Nam theo quy định. Thủ tục cấp Giấy đăng ký hoạt động Không giống như việc đăng ký hoạt động đầu tư có vốn điều lệ nước ngoài, đối với tổ chức phi chính phủ sẽ thực hiện thủ tục cấp Giấy đăng ký hoạt động theo một trình tự riêng được quy định cụ thể tại Điều 11 Nghị định 58/2022/NĐ-CP như sau: (1) Nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến đến Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy đăng ký hoạt động gồm các văn bản sau: - 01 đơn đề nghị cấp Giấy đăng ký hoạt động theo Mẫu số 03a quy định tại Phụ lục. - 01 bản sao Điều lệ và 01 bản sao Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của tổ chức phi chính phủ nước ngoài. - 01 bản thống kê chi tiết các chương trình, dự án, phi dự án dự kiến sẽ triển khai tại Việt Nam trong 03 năm. - 01 hồ sơ đề nghị chấp thuận Người đại diện gồm các văn bản sau: 01 Quyết định bổ nhiệm do người đứng đầu của tổ chức ký tên, đóng dấu. 01 bản tiểu sử của người được đề nghị chấp thuận làm Người đại diện. 01 bản lý lịch tư pháp của người được đề nghị chấp thuận làm Người đại diện do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó mang quốc tịch hoặc nước mà người đó đã thường trú trong vòng 06 tháng gần nhất cấp. 01 bản sao hộ chiếu còn hiệu lực nếu người được đề nghị chấp thuận làm Người đại diện là người nước ngoài. 01 bản sao hộ chiếu, giấy CMND hoặc CCCD còn hiệu lực nếu người được bổ nhiệm là người Việt Nam. Các văn bản bằng tiếng nước ngoài trong hồ sơ nêu trên phải được hợp pháp hóa lãnh sự, kèm theo bản dịch tiếng Việt được chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại. (2) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, Ủy ban công tác kiểm tra thành phần hồ sơ đề nghị của tổ chức phi chính phủ nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 58/2022/NĐ-CP và yêu cầu tổ chức phi chính phủ nước ngoài bổ sung hồ sơ nếu cần thiết. (3) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, Ủy ban công tác gửi văn bản lấy ý kiến các bộ trực thuộc và cơ quan ngang bộ quản lý nhà nước chuyên ngành về lĩnh vực mà tổ chức phi chính phủ nước ngoài đăng ký hoạt động. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức phi chính phủ nước ngoài đăng ký triển khai hoạt động. (4) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, các cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản. (5) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ ý kiến của các cơ quan, Ủy ban công tác chuyển hồ sơ và ý kiến của các cơ quan liên quan cho Bộ Ngoại giao để thẩm định. (6) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ và ý kiến của các cơ quan liên quan, Bộ Ngoại giao thẩm định hồ sơ, quyết định cấp hoặc không cấp Giấy đăng ký hoạt động và thông báo kết quả tới Ủy ban công tác. Giấy đăng ký hoạt động được cấp theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 58/2022/NĐ-CP. Việc thẩm định được thực hiện bằng hình thức tổng hợp ý kiến bằng văn bản hoặc tổ chức hội nghị thẩm định về các nội dung sau: - Tính hợp pháp và đầy đủ của hồ sơ. - Tính phù hợp của mục tiêu, tôn chỉ hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài đối với chủ trương, đường lối, chính sách của Việt Nam và mục tiêu phát triển cụ thể của bộ, ngành, địa phương. - Tư cách pháp nhân và quá trình hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài. - Nhân thân, lý lịch của Người đại diện. - Hiệu quả, tác động về kinh tế - xã hội, an ninh, trật tự xã hội của các hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài. (7) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài chuyển Giấy đăng ký hoạt động tới tổ chức phi chính phủ nước ngoài bằng hình thức trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính. Lưu ý: Trường hợp hồ sơ không được chấp thuận, Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do. Sau gần 02 tháng thẩm định hồ sơ và hoàn tất toàn bộ thủ tục thì tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam được phép đi vào động trong phạm vi mà mình được cho phép cũng như tôn trọng luật pháp tại Việt Nam. Trên đây là tổng hợp các điều kiện, thủ tục đăng ký hoạt động của tổ chức phi chính phủ, qua đó nhằm giải đáp các thủ tục đăng ký được quy định mới nhất kể từ năm 2022. Qua đó, nhằm đảm bảo quản lý chặt chẽ hơn về tổ chức phi chính phủ nước ngoài so với quy định hiện hành là Nghị định 12/2012/NĐ-CP đã bắt đầu cho thấy nhiều điểm hạn chế và nhiều tổ chức gắn mác phi lợi nhuận đã thu lợi bất chính. Xem thêm Nghị định 58/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/11/2022 thay thế Nghị định 12/2012/NĐ-CP.
Điều kiện hoạt động đối với cơ sở dịch vụ xoa bóp (massage)
Căn cứ Điều 38 Nghị định 109/2016/NĐ-CP: “Điều kiện hoạt động đối với cơ sở dịch vụ xoa bóp (massage)” “1. Cơ sở vật chất: a. Địa điểm cố định, có đủ ánh sáng, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình. b. Các phòng xoa bóp phải bảo đảm các điều kiện sau đây: - Mỗi phòng xoa bóp có chuông cấp cứu bố trí một chiều từ phòng xoa bóp tới phòng bác sỹ hoặc nơi đón tiếp khách hàng; - Có bản quy trình kỹ thuật xoa bóp chữ to, dễ đọc dán hoặc treo trên tường phòng xoa bóp in trên khổ giấy A1. c) Có buồng tắm hợp vệ sinh, bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện vệ sinh khác để chăm sóc khách hàng. 2. Thiết bị: a) Có giường xoa bóp hoặc ghế hoặc đệm phù hợp; ga trải giường, gối, khăn tắm phải bảo đảm vệ sinh; b) Có giường khám bệnh, tủ thuốc cấp cứu, bàn làm việc và một số dụng cụ y tế (ống nghe, huyết áp, nhiệt kế, bơm kim tiêm) tại phòng trực của bác sỹ; c) Có đủ thuốc cấp cứu thông thường. 3. Nhân sự: a) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật đối với cơ sở dịch vụ xoa bóp phải là bác sỹ hoặc y sỹ hoặc kỹ thuật viên thuộc một trong các chuyên ngành phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, y học cổ truyền hoặc có chứng chỉ đào tạo chuyên khoa phục hồi chức năng, vật lý trị liệu hoặc y học cổ truyền. Trường hợp có chỉ định thuốc thì người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải là bác sỹ các chuyên ngành phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, y học cổ truyền; b) Người làm việc tại cơ sở nếu có thực hiện kỹ thuật xoa bóp thì phải có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đào tạo về xoa bóp do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp. Nhân viên thực hiện kỹ thuật xoa bóp phải mặc trang phục gọn, sạch, đẹp, có phù hiệu ghi rõ tên cơ sở, tên nhân viên, có ảnh 3 cm x 4 cm. 4. Cơ sở dịch vụ xoa bóp không thuộc loại hình phải cấp giấy phép hoạt động nhưng trong thời hạn 10 ngày, trước khi hoạt động phải có văn bản thông báo đủ điều kiện quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này gửi về Sở Y tế nơi đặt trụ sở để quản lý. Văn bản thông báo theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định này.” Theo quy định trên thì trước khi mở cơ sở kinh doanh dịch vụ xoa bóp (massage), cần phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện trên. Cơ sở kinh doanh dịch vụ xoa bóp (massage) không yêu cầu phải làm hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động. Tuy nhiên, trước khi trực tiếp kinh doanh trên thực tế cần phải làm thông báo theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP nộp tại Sở y tế nơi đặt cơ sở xoa bóp để quản lý, thông báo này phải nộp trong thời hạn 10 ngày trước ngày hoạt động.
Điều kiện đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán?
Tình huống: Điều kiện đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán?. Tôi muốn được hoạt động dịch vụ kế toán riêng lẻ (không thành lập doanh nghiệp) thì phải thỏa mãn những điều kiện gì ạ? Trả lời: Quy định về hành nghề dịch vụ kế toán được quy định tại Điều 58 Luật kế toán 2015. Cụ thể: "Điều 58. Đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán 1. Người có chứng chỉ kế toán viên hoặc chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của Luật kiểm toán độc lập được đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán qua doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc hộ kinh doanh dịch vụ kế toán khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Có năng lực hành vi dân sự; b) Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán từ 36 tháng trở lên kể từ thời điểm tốt nghiệp đại học; c) Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức theo quy định. 2. Người có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện đăng ký hành nghề và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán. Bộ Tài chính quy định thủ tục cấp và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán. 3. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán chỉ có giá trị khi người được cấp có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian cho một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc làm việc tại hộ kinh doanh dịch vụ kế toán. 4. Những người không được đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán gồm: ...". Như vậy, theo quy định trên, để hành nghề dịch vụ kế toán, thì chị cần phải có chứng chỉ kế toán viên hoặc chứng chỉ kiểm toán viên. Và phải có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian cho một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc làm việc tại hộ kinh doanh dịch vụ kế toán.
Điều kiện đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán?
Câu hỏi: Điều kiện đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán?. Tôi muốn được hoạt động dịch vụ kế toán riêng lẻ (không thành lập doanh nghiệp) thì phải thỏa mãn những điều kiện gì ạ? Câu trả lời: Quy định về hành nghề dịch vụ kế toán được quy định tại Điều 58 Luật Kế toán 2015. Cụ thể: "Điều 58. Đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán 1. Người có chứng chỉ kế toán viên hoặc chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của Luật kiểm toán độc lập được đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán qua doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc hộ kinh doanh dịch vụ kế toán khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Có năng lực hành vi dân sự; b) Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán từ 36 tháng trở lên kể từ thời điểm tốt nghiệp đại học; c) Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức theo quy định. 2. Người có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện đăng ký hành nghề và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán. Bộ Tài chính quy định thủ tục cấp và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán. 3. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán chỉ có giá trị khi người được cấp có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian cho một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc làm việc tại hộ kinh doanh dịch vụ kế toán. 4. Những người không được đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán gồm: ...". Như vậy, theo quy định trên, để hành nghề dịch vụ kế toán, thì chị cần phải có chứng chỉ kế toán viên hoặc chứng chỉ kiểm toán viên. Và phải có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian cho một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc làm việc tại hộ kinh doanh dịch vụ kế toán.
Điều kiện hoạt động của công ty tư vấn thiết kế
Kính gửi Luật sư, Em tên là Tâm (nữ, 32 tuổi). Xin được hỏi Luật sư về thủ tục thành lập pháp nhân cùa 1 công ty tư vấn thiết kế kiến trúc 100% vốn Hàn Quốc (có công ty mẹ ở Hàn Quốc), đồng thời xin Luật sư tư vấn giúp các điều kiện bắt buộc để 1 công ty/ văn phòng thiết kế kiến trúc hoạt động được theo luật định. Em được 1 công ty luật khác tư vấn là bên em vừa phải xin cấp giấy đăng ký kinh doanh cho các ngành nghề công ty hoạt động, mặt khác phải lên Sở xây dựng xin cấp giấy phép riêng cho ngành nghề kiến trúc thì mới hoạt động được, như vậy là đúng hay sai ạ? Và giấy phép này có phải là chứng chỉ năng lực hoạt động của tổ chức được đề cập đến trong điều 60,61 của Nghị định 59/2015/NĐ-CP hay không ạ? Em đọc nghị định 59/2015 thì có thấy quy định về điều đó, tuy nhiên khi đọc Thông tư số 17/2016/TT-BXD, tại khoản 3 điều 10 có ghi " Tổ chức nước ngoài không yêu cầu phải có chứng chỉ nãng lực theo quy định tại Thông tư này khi hoạt động xây dựng tại Việt Nam" Như vậy, với trường hợp của công ty em là 100% nước ngoài thành lập pháp nhân ở Việt Nam, thì có được áp dụng theo Khoản 3 Điều 3 của Thông tư 17/2016 không? Hay đó chỉ là nói đến những công ty ở nước ngoài? Ghi chú: Ngành nghề hoạt động: Bên công ty em dự kiến sẽ thành lập pháp nhân về thiết kế quy hoạch và thiết kế kiến trúc ạ. Rất mong nhận được câu trả lời của Luật sư trong thời gian sớm nhất ạ. Em cảm ơn Luật sư nhiều. Kính chào, Nguyễn Thị Thanh Tâm - 0907 320 019
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng
Doanh nghiệp kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng tại Việt Nam được quy định rõ ràng tại Nghị định 121/2021/NĐ-CP. Trong đó, quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng. 1. Quyền của doanh nghiệp kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng Căn cứ khoản 1 Điều 18 Nghị định 121/2021/NĐ-CP thì doanh nghiệp kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng có quyền: - Tổ chức kinh doanh các chủng loại, loại hình trò chơi điện tử có thưởng theo quy định của pháp luật và quy định tại Nghị định 121/2021/NĐ-CP; - Từ chối bất kỳ cá nhân không thuộc đối tượng được phép ra, vào, chơi tại Điểm kinh doanh; - Yêu cầu rời khỏi Điểm kinh doanh bất kỳ đối tượng nào vi phạm Thể lệ trò chơi, nội quy, Quy chế quản lý nội bộ mà doanh nghiệp đã công bố; - Yêu cầu tất cả người chơi xuất trình giấy tờ tùy thân để chứng minh thuộc đối tượng được phép chơi tại Điểm kinh doanh; - Ký hợp đồng thuê quản lý. Việc thuê quản lý và trả phí thuê quản lý thực hiện theo quy định của pháp luật và không được vượt quá mức tối đa theo quy định của Bộ Tài chính. 2. Nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng Căn cứ khoản 2 Điều 18 Nghị định 121/2021/NĐ-CP thì doanh nghiệp kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng có nghĩa vụ như sau: - Tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng tại Nghị định 121/2021/NĐ-CP và quy định của pháp luật có liên quan. Trường hợp pháp luật có thay đổi phải cập nhật lại các quy trình, quy chế hoạt động nội bộ theo đúng quy định của pháp luật; - Bố trí người quản lý, điều hành Điểm kinh doanh theo đúng quy định tại Nghị định 121/2021/NĐ-CP; - Tổ chức các loại hình trò chơi theo đúng Thể lệ trò chơi đã công bố với người chơi; - Thanh toán đầy đủ, kịp thời các giải thưởng cho người chơi. Thực hiện xác nhận tiền trúng thưởng đúng số thực tế nếu người chơi yêu cầu; - Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại của người chơi theo đúng Thể lệ trò chơi và quy định của pháp luật; - Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế và các quy định của pháp luật khác có liên quan trong quá trình hoạt động kinh doanh; - Thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền, phòng, chống phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt theo quy định của pháp luật; - Thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh, trật tự và an toàn xã hội theo quy định của pháp luật; - Giữ bí mật về thông tin trúng thưởng theo yêu cầu của người chơi, ngoại trừ việc cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu để phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát theo quy định của pháp luật; - Chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về mọi hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng. 3. Điều kiện hoạt động của Điểm kinh doanh Doanh nghiệp kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng chỉ được phép tổ chức các trò chơi điện tử có thưởng tại một Điểm kinh doanh duy nhất được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép kinh doanh theo quy định của pháp luật. Và để hoạt động Điểm kinh doanh phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 121/2021/NĐ-CP bao gồm: - Được bố trí cách ly ra khỏi các khu vực tổ chức hoạt động kinh doanh khác của doanh nghiệp và có cửa ra, vào riêng; - Có các thiết bị điện tử và hệ thống camera để theo dõi, giám sát thường xuyên toàn bộ hoạt động trong Điểm kinh doanh (24/24h). Các hình ảnh phải được lưu trữ đầy đủ trong thời hạn tối thiểu 180 ngày kể từ ngày ghi hình và đảm bảo hình ảnh rõ nét tại các vị trí sau: khu vực cửa ra, vào Điểm kinh doanh; khu vực bố trí các máy trò chơi điện tử có thưởng; khu vực thu ngân, kho quỹ kiểm đếm tiền mặt, đồng tiền quy ước và lưu giữ thiết bị đựng tiền mặt, đồng tiền quy ước; - Tuân thủ điều kiện về an ninh, trật tự theo quy định của pháp luật về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; - Có niêm yết đầy đủ nội quy ra, vào bằng tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng nước ngoài khác (nếu có) ở vị trí dễ nhận biết tại cửa ra, vào Điểm kinh doanh. Như vậy, Nghị định 121/2021/NĐ-CP quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng tại Việt Nam. Doanh nghiệp được trao quyền chủ động trong việc tổ chức và quản lý các hoạt động kinh doanh, từ việc lựa chọn loại hình trò chơi đến việc ký hợp đồng thuê quản lý. Đồng thời, doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật, đảm bảo công bằng trong việc thanh toán giải thưởng, an ninh trật tự và bảo vệ thông tin người chơi. Điều này góp phần duy trì một môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch và tuân thủ pháp luật.
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thẩm định giá cần phải đáp ứng những điều kiện gì?
Doanh nghiệp thẩm định giá là doanh nghiệp được thành lập, đăng ký ngành, nghề kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và được Bộ Tài chính cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá. Những người nào không được thành lập doanh nghiệp thẩm định giá? Theo Khoản 2 Điều 48 Luật Giá 2023: Người có chức vụ, quyền hạn thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước về giá, sau khi thôi giữ chức vụ, không được thành lập hoặc giữ các chức danh, chức vụ quản lý, điều hành tại doanh nghiệp thẩm định giá trong thời hạn theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Đối chiếu quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư 60/2022/TT-BTC thì trong thời hạn đủ 24 tháng kể từ ngày thôi giữ chức vụ theo quyết định của cấp có thẩm quyền, người có chức vụ, quyền hạn công tác trong các lĩnh vực quản lý nhà nước về giá không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý. => Theo đó, đối với người có chức vụ, quyền hạn thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước về giá thì sau khi thôi giữ chức vụ sẽ không được thành lập hoặc giữ các chức danh, chức vụ quản lý, điều hành tại doanh nghiệp thẩm định giá trong thời hạn đủ 24 tháng kể từ ngày thôi giữ chức vụ. Điều kiện hoạt động của doanh nghiệp thẩm định giá từ 01/7/2024 Theo quy định tại Điều 52 Luật Giá 2023, điều kiện hoạt động của doanh nghiệp thẩm định giá là: - Có ít nhất 05 người có thẻ thẩm định viên về giá đủ các điều kiện đăng ký hành nghề thẩm định giá đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp và được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định. - Bảo đảm duy trì các điều kiện quy định tại Điều 49 Luật Giá 2023 như sau: + Đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty hợp danh: Chủ doanh nghiệp, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc doanh nghiệp tư nhân; người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty hợp danh phải đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 51 Luật Giá 2023. Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân, các thành viên hợp danh công ty hợp danh phải là người có thẻ thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp; + Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần: Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của doanh nghiệp phải đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 51 Luật Giá 2023; đồng thời doanh nghiệp phải có ít nhất 02 thành viên góp vốn hoặc 02 cổ đông phải là người có thẻ thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp. Trường hợp thành viên góp vốn hoặc cổ đông là tổ chức thì người đại diện theo ủy quyền của của tổ chức góp vốn phải là người có thẻ thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp; tổng phần vốn góp của các thành viên là tổ chức không quá 35% vốn điều lệ. Tổng số vốn góp của các thành viên hoặc cổ đông là người có thẻ thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp phải chiếm trên 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp. => Theo đó, doanh nghiệp thẩm định giá sau khi được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá thì cần phải đảm bảo duy trì những điều kiện trên để hoạt động dịch vụ. Doanh nghiệp thẩm định giá không đảm bảo điều kiện hoạt động theo quy định thì bị gì? - Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày không đáp ứng một trong các điều kiện quy định tại Điều 49 Luật Giá 2023, doanh nghiệp thẩm định giá phải báo cáo Bộ Tài chính; đồng thời phải khắc phục trong thời hạn tối đa 03 tháng kể từ ngày không đủ điều kiện. - Trong thời gian khắc phục điều kiện hoạt động, hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện như sau: + Trường hợp người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không còn là thẩm định viên về giá tại doanh nghiệp hoặc không còn đáp ứng điều kiện quy định tại các điểm a, b, d và đ khoản 1 Điều 45 Luật Giá 2023 thì doanh nghiệp và chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá không được phát hành chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá. + Trường hợp không đủ số lượng thẩm định viên về giá tối thiểu nhưng không thuộc trường hợp quy định như trên thì doanh nghiệp thẩm định giá được phát hành chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá với những hợp đồng thẩm định giá đã ký kết trong giai đoạn còn đủ điều kiện về số lượng thẩm định viên về giá nhưng không được ký kết hợp đồng dịch vụ thẩm định giá mới. - Sau thời hạn 03 tháng liên tục kể từ ngày không đủ điều kiện quy định tại Điều 49 Luật Giá 2023 doanh nghiệp thẩm định giá không khắc phục các điều kiện hoạt động thẩm định giá thì bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, doanh nghiệp vẫn tiếp không khắc phục được thì bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định tại Điều 54 Luật Giá 2023. => Như vậy, doanh nghiệp thẩm định giá cần phải đảm bảo duy trì những điều kiện theo quy định để hoạt động dịch vụ. Trường hợp doanh nghiệp thẩm định giá đáp ứng điều kiện và không khắc phục được các điều kiện hoạt động thẩm định giá theo quy định thì bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá hoặc thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá.
Điều kiện hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài
Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài muốn hoạt động ở Việt Nam phải đáp ứng điều kiện gì? Có thể hoạt động dưới các hình thức nào? Có phải đăng ký cấp phép hoạt động và thủ tục đăng ký như thế nào? Điều kiện hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài Căn cứ Điều 68 Luật luật sư 2006 được sửa đổi bởi Luật Luật sư sửa đổi 2012 điều kiện hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài bao gồm: Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài đã được thành lập và đang hành nghề luật sư hợp pháp tại nước ngoài được phép hành nghề tại Việt Nam theo quy định khi có đủ các điều kiện sau đây: - Cam kết và bảo đảm tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; - Cam kết và bảo đảm có ít nhất hai luật sư nước ngoài, kể cả Trưởng chi nhánh, Giám đốc công ty luật nước ngoài có mặt và hành nghề tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong khoảng thời gian liên tục mười hai tháng; - Trưởng chi nhánh, Giám đốc công ty luật nước ngoài tại Việt Nam phải có ít nhất hai năm liên tục hành nghề luật sư Các hình thức hành nghề luật sư của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài Căn cứ Điều 69 Luật luật sư 2006 được sửa đổi bởi Luật Luật sư sửa đổi 2012 ổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam dưới các hình thức sau đây: - Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài (sau đây gọi là chi nhánh); - Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một trăm phần trăm vốn nước ngoài, công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh, công ty luật hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam (sau đây gọi chung là công ty luật nước ngoài). Trình tự thủ tục cấp giấy phép thành lập chi nhánh, công ty luật nước ngoài Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài phải có hồ sơ thành lập chi nhánh, công ty luật nước ngoài gửi Bộ Tư pháp. Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và lệ phí, Bộ Tư pháp xem xét cấp Giấy phép thành lập chi nhánh, công ty luật nước ngoài; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản. Giấy phép thành lập chi nhánh, công ty luật nước ngoài có hiệu lực kể từ ngày ký. Hồ sơ thành lập chi nhánh: Đơn đề nghị thành lập chi nhánh; Bản sao giấy tờ chứng minh việc thành lập hợp pháp của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp; Bản giới thiệu về hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài; Danh sách luật sư nước ngoài dự kiến làm việc tại chi nhánh; Quyết định cử luật sư làm Trưởng chi nhánh. Hồ sơ thành lập công ty luật nước ngoài: Đơn đề nghị thành lập công ty luật nước ngoài; Bản sao giấy tờ chứng minh việc thành lập hợp pháp của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp; bản sao Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam đối với hình thức liên doanh; Bản giới thiệu về hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài; bản giới thiệu về hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam đối với hình thức liên doanh; Danh sách luật sư nước ngoài dự kiến làm việc tại công ty; danh sách luật sư Việt Nam dự kiến làm việc tại công ty kèm theo bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư; Dự thảo Điều lệ công ty luật nước ngoài; hợp đồng liên doanh đối với hình thức liên doanh. Đăng ký hoạt động sau khi được cấp giấy phép Căn cứ Điều 79 Luật luật sư 2006 được sửa đổi bởi Luật Luật sư sửa đổi 2012 thủ tục đăng ký hoạt động Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập, chi nhánh, công ty luật nước ngoài phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi đặt trụ sở. Hồ sơ đăng ký hoạt động gồm có: Bản sao Giấy phép thành lập chi nhánh, công ty luật nước ngoài; Giấy tờ chứng minh về trụ sở. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho chi nhánh, công ty luật nước ngoài. Chi nhánh, công ty luật nước ngoài được hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động. =>> Như vậy, các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài vẫn có thể hành nghề luật sư ở Việt Nam. Tuy nhiên, phải xin cấp giấy phép thành lập và đăng ký hoạt động thì mới có thể thực hiện hành nghề.
Thẩm mỹ viện như thế nào là đủ điều kiện hoạt đông? Biến tướng hình thức hoạt động của thẩm mỹ viện
Thẩm mỹ không còn là quá xa lạ đối với chúng ta hiện nay, bởi nhu cầu làm đẹp không chỉ ở phái nữ mà nam giới cũng ngày càng cao. Tuy nhiên, không phải cơ sở thẩm mỹ nào cũng có đủ điều kiện hoạt động, nhiều trường hợp bệnh nhân phải gánh chịu nhiều biến chứng hay thậm chí cắt bỏ đi bộ phân đó. Hơn nữa, ngày nay một số cơ sở thẩm mỹ còn biến tướng hình thức hoạt động. Theo đó, hiện nay một số phòng khám, chuyên khoa thẩm mỹ/ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hay nói cách khác là không đủ điều kiện hoạt động, thế nhưng những cơ sở này thực hiện luồn lách, hoạt động chui qua mặt các cơ quan có thẩm quyền. Vậy những hành vi vi phạm về hoạt động thẩm mỹ bị xử lý như thế nào? Người vi phạm quy định về thẩm mỹ tùy theo tính chất hành vi vi phạm mà căn cứ tại Điều 315 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi khoản 117 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau: Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác Khung 1: Người nào vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 259 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: - Làm chết người; - Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; - Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; - Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: - Làm chết 02 người; - Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; - Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. Khung 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: - Làm chết 03 người trở lên; - Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; - Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. Khung 4: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Tham khảo: Điều kiện chung để cấp giấy phép hoạt động Ngoài ra khách hàng có quyền yêu cầu các cơ sở xuất trình các loại giấy tờ có liên quan về phạm vi hoạt động, chứng chỉ hành nghề của kỹ thuật viên. Các dịch vụ làm đẹp trên chỉ được thực hiện tại bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ hoặc phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ, hoặc cơ sở khám bệnh chữa bệnh có phạm vi chuyên môn về chuyên khoa thẩm mỹ tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Căn cứ tại Điều 26 Nghị định 109/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP quy định về Điều kiện chung để cấp giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau: (1) Cơ sở vật chất: - Có địa điểm cố định (trừ trường hợp tổ chức khám bệnh, chữa bệnh lưu động); - Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật; - Phải bố trí khu vực tiệt trùng để xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại, trừ trường hợp không có dụng cụ phải tiệt trùng lại hoặc có hợp đồng với cơ sở y tế khác để tiệt trùng dụng cụ. (2) Trang thiết bị y tế: - Có đủ trang thiết bị y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở; - Riêng cơ sở khám, điều trị bệnh nghề nghiệp ít nhất phải có bộ phận xét nghiệm sinh hóa; - Phòng khám tư vấn sức khỏe hoặc phòng tư vấn sức khỏe qua các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông không bắt buộc phải có trang thiết bị y tế quy định tại điểm a, b khoản này nhưng phải có đủ các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông, thiết bị phù hợp với phạm vi hoạt động đăng ký. (3) Nhân lực: - Các đối tượng làm việc trong cơ sở nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Căn cứ vào phạm vi hoạt động chuyên môn, văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận đào tạo và năng lực của người hành nghề, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phân công người hành nghề được thực hiện các kỹ thuật chuyên môn bằng văn bản; - Kỹ thuật viên xét nghiệm có trình độ đại học được đọc và ký kết quả xét nghiệm. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có bác sỹ chuyên khoa xét nghiệm hoặc kỹ thuật viên xét nghiệm có trình độ đại học thì bác sỹ chỉ định xét nghiệm đọc và ký kết quả xét nghiệm; - Cử nhân X-Quang có trình độ đại học được đọc và mô tả hình ảnh chẩn đoán. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có bác sỹ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh hoặc bác sỹ X-Quang thì bác sỹ chỉ định kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh đọc và ký kết quả chẩn đoán hình ảnh; - Các đối tượng khác tham gia vào quá trình khám bệnh, chữa bệnh nhưng không cần phải cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh thì được phép thực hiện các hoạt động theo phân công của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (kỹ sư vật lý y học, kỹ sư xạ trị, âm ngữ trị liệu, tâm lý trị liệu và các đối tượng khác), việc phân công phải phù hợp với văn bằng chuyên môn của người đó. (4) Cơ sở khám sức khỏe đáp ứng các điều kiện sau: - Là cơ sở khám, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật; - Phải có đủ các bộ phận khám lâm sàng, cận lâm sàng, nhân lực và thiết bị y tế cần thiết để khám, phát hiện được tình trạng sức khỏe theo tiêu chuẩn sức khỏe và mẫu phiếu khám sức khỏe được ban hành kèm theo các văn bản hướng dẫn khám sức khỏe theo quy định của pháp luật. (5) Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ không thuộc loại hình phải có giấy phép hoạt động nhưng phải có văn bản thông báo đáp ứng đủ điều kiện cung cấp dịch vụ thẩm mỹ theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII gửi về Sở Y tế nơi đặt trụ sở trước khi hoạt động ít nhất 10 ngày. Các dịch vụ thẩm mỹ có sử dụng thuốc, các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người (phẫu thuật, thủ thuật, các can thiệp có tiêm, chích, bơm, chiếu tia, sóng, đốt hoặc các can thiệp xâm lấn khác) làm thay đổi màu sắc da, hình dạng, cân nặng, khiếm khuyết của các bộ phận trên cơ thể (da, mũi, mắt, môi, khuôn mặt, ngực, bụng, mông và các bộ phận khác trên cơ thể người), xăm, phun, thêu trên da có sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm chỉ được thực hiện tại bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ hoặc phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn về chuyên khoa thẩm mỹ tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.” Điều kiện riêng Ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 23a Nghị định 109/2016/NĐ-CP về Điều kiện chung để cấp giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (trừ điều kiện về người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật, phòng khám chuyên khoa) thì Thẩm mỹ viện cần phải đáp ứng thêm các điều kiện sau: (1) Cơ sở vật chất: - Trường hợp thực hiện thủ thuật, bao gồm cả kỹ thuật cấy ghép răng (implant), châm cứu, xoa bóp day ấn huyệt thì phải có phòng hoặc khu vực riêng dành cho việc thực hiện thủ thuật. Phòng hoặc khu vực thực hiện thủ thuật phải có đủ diện tích để thực hiện kỹ thuật chuyên môn; - Trường hợp phòng khám chuyên khoa thực hiện cả hai kỹ thuật nội soi tiêu hóa trên và nội soi tiêu hóa dưới thì phải có 02 phòng riêng biệt; - Trường hợp khám điều trị bệnh nghề nghiệp phải có bộ phận xét nghiệm sinh hóa. (2) Thiết bị y tế: Có hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa. Theo đó, thẩm mỹ viện muốn có Giấy phép hoạt động phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ thì ngoài các điều kiện trên, Thẩm mỹ viện phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự và Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy, chữa cháy (nếu có);
Thủ tục đăng ký hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài năm 2022
Các tổ chức phi chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận nước ngoài đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững, hợp tác quốc tế giữa các nước cần được hỗ trợ và cộng đồng các nước viện trợ. Đây được coi là một trong những tác nhân thúc đẩy sự phát triển bền vững, khắc phục những điểm còn hạn chế mà ở những nước đang phát triển còn thiếu, góp phần xây dựng quan hệ thương mại bình đẳng giữa các nước. Hiện nay, có khá nhiều tổ chức phi chính phủ nước ngoài đầu tư viện trợ vào Việt Nam phân bổ vào nhiều nhóm lĩnh vực khác nhau như giáo dục, y tế, nông nghiệp, bảo vệ môi trường và một số vấn đề xã hội khác. Bên cạnh đó, nước ta cũng đặc ra một số quy định về thủ tục đăng ký hoạt động cũng như chính sách ưu đãi cho những tổ chức phi chính phủ đầu tư vào Việt Nam. Vậy, tổ chức phi chính phủ nước ngoài là gì? Thủ tục cấp Giấy đăng ký hoạt động tại Việt Nam của tổ chức này được thực hiện ra sao? Tổ chức phi chính phủ nước ngoài là gì? Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 58/2022/NĐ-CP giải thích tổ chức phi chính phủ nước ngoài là tổ chức phi lợi nhuận, quỹ xã hội, quỹ tư nhân và được thành lập theo pháp luật nước ngoài. Ngoài ra, tổ chức này phải có nguồn vốn hợp pháp từ nước ngoài; hoạt động hỗ trợ phát triển, viện trợ nhân đạo tại Việt Nam không vì mục đích lợi nhuận và các mục đích khác. Lưu ý: Các tổ chức này không quyên góp tài chính, vận động tài trợ, gây quỹ từ các tổ chức, cá nhân Việt Nam. Nhằm đảm bảo các nguyên tắc minh bạch về tài chính và nguồn vốn phải thuộc 100% từ các tổ chức này. Điều kiện đăng ký hoạt động Trước khi tiến hành thủ tục đăng ký hoạt động tại Việt Nam, tổ chức phi chính phủ nước ngoài nếu đáp ứng các điều kiện sau thì được cấp Giấy đăng ký hoạt động theo quy định tại Điều 10 Nghị định 58/2022/NĐ-CP bao gồm các điều kiện sau: Thứ nhất, tổ chức này có tư cách pháp nhân hợp lệ theo quy định pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ nơi thành lập trước khi đăng ký vào Việt Nam. Thứ hai, điều lệ, tôn chỉ, mục đích hoạt động của tổ chức phải rõ ràng, phù hợp với lợi ích và nhu cầu của Việt Nam. Thứ ba, đáp ứng được các như cầu về kế hoạch có đề xuất cụ thể về dự kiến chương trình, dự án, phi dự án để hỗ trợ phát triển, viện trợ nhân đạo tại Việt Nam ít nhất trong 03 năm. Cuối cùng là có đề xuất Người đại diện tại Việt Nam. Khi đáp ứng đủ 4 nguyên tắc trên thì tổ chức phi chính phủ nước ngoài được xem xét và tiến hành thủ tục cấp giấy đăng ký hoạt động tại Việt Nam theo quy định. Thủ tục cấp Giấy đăng ký hoạt động Không giống như việc đăng ký hoạt động đầu tư có vốn điều lệ nước ngoài, đối với tổ chức phi chính phủ sẽ thực hiện thủ tục cấp Giấy đăng ký hoạt động theo một trình tự riêng được quy định cụ thể tại Điều 11 Nghị định 58/2022/NĐ-CP như sau: (1) Nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến đến Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy đăng ký hoạt động gồm các văn bản sau: - 01 đơn đề nghị cấp Giấy đăng ký hoạt động theo Mẫu số 03a quy định tại Phụ lục. - 01 bản sao Điều lệ và 01 bản sao Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của tổ chức phi chính phủ nước ngoài. - 01 bản thống kê chi tiết các chương trình, dự án, phi dự án dự kiến sẽ triển khai tại Việt Nam trong 03 năm. - 01 hồ sơ đề nghị chấp thuận Người đại diện gồm các văn bản sau: 01 Quyết định bổ nhiệm do người đứng đầu của tổ chức ký tên, đóng dấu. 01 bản tiểu sử của người được đề nghị chấp thuận làm Người đại diện. 01 bản lý lịch tư pháp của người được đề nghị chấp thuận làm Người đại diện do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó mang quốc tịch hoặc nước mà người đó đã thường trú trong vòng 06 tháng gần nhất cấp. 01 bản sao hộ chiếu còn hiệu lực nếu người được đề nghị chấp thuận làm Người đại diện là người nước ngoài. 01 bản sao hộ chiếu, giấy CMND hoặc CCCD còn hiệu lực nếu người được bổ nhiệm là người Việt Nam. Các văn bản bằng tiếng nước ngoài trong hồ sơ nêu trên phải được hợp pháp hóa lãnh sự, kèm theo bản dịch tiếng Việt được chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại. (2) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, Ủy ban công tác kiểm tra thành phần hồ sơ đề nghị của tổ chức phi chính phủ nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 58/2022/NĐ-CP và yêu cầu tổ chức phi chính phủ nước ngoài bổ sung hồ sơ nếu cần thiết. (3) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, Ủy ban công tác gửi văn bản lấy ý kiến các bộ trực thuộc và cơ quan ngang bộ quản lý nhà nước chuyên ngành về lĩnh vực mà tổ chức phi chính phủ nước ngoài đăng ký hoạt động. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức phi chính phủ nước ngoài đăng ký triển khai hoạt động. (4) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, các cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản. (5) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ ý kiến của các cơ quan, Ủy ban công tác chuyển hồ sơ và ý kiến của các cơ quan liên quan cho Bộ Ngoại giao để thẩm định. (6) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ và ý kiến của các cơ quan liên quan, Bộ Ngoại giao thẩm định hồ sơ, quyết định cấp hoặc không cấp Giấy đăng ký hoạt động và thông báo kết quả tới Ủy ban công tác. Giấy đăng ký hoạt động được cấp theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 58/2022/NĐ-CP. Việc thẩm định được thực hiện bằng hình thức tổng hợp ý kiến bằng văn bản hoặc tổ chức hội nghị thẩm định về các nội dung sau: - Tính hợp pháp và đầy đủ của hồ sơ. - Tính phù hợp của mục tiêu, tôn chỉ hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài đối với chủ trương, đường lối, chính sách của Việt Nam và mục tiêu phát triển cụ thể của bộ, ngành, địa phương. - Tư cách pháp nhân và quá trình hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài. - Nhân thân, lý lịch của Người đại diện. - Hiệu quả, tác động về kinh tế - xã hội, an ninh, trật tự xã hội của các hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài. (7) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài chuyển Giấy đăng ký hoạt động tới tổ chức phi chính phủ nước ngoài bằng hình thức trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính. Lưu ý: Trường hợp hồ sơ không được chấp thuận, Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do. Sau gần 02 tháng thẩm định hồ sơ và hoàn tất toàn bộ thủ tục thì tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam được phép đi vào động trong phạm vi mà mình được cho phép cũng như tôn trọng luật pháp tại Việt Nam. Trên đây là tổng hợp các điều kiện, thủ tục đăng ký hoạt động của tổ chức phi chính phủ, qua đó nhằm giải đáp các thủ tục đăng ký được quy định mới nhất kể từ năm 2022. Qua đó, nhằm đảm bảo quản lý chặt chẽ hơn về tổ chức phi chính phủ nước ngoài so với quy định hiện hành là Nghị định 12/2012/NĐ-CP đã bắt đầu cho thấy nhiều điểm hạn chế và nhiều tổ chức gắn mác phi lợi nhuận đã thu lợi bất chính. Xem thêm Nghị định 58/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/11/2022 thay thế Nghị định 12/2012/NĐ-CP.
Điều kiện hoạt động đối với cơ sở dịch vụ xoa bóp (massage)
Căn cứ Điều 38 Nghị định 109/2016/NĐ-CP: “Điều kiện hoạt động đối với cơ sở dịch vụ xoa bóp (massage)” “1. Cơ sở vật chất: a. Địa điểm cố định, có đủ ánh sáng, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình. b. Các phòng xoa bóp phải bảo đảm các điều kiện sau đây: - Mỗi phòng xoa bóp có chuông cấp cứu bố trí một chiều từ phòng xoa bóp tới phòng bác sỹ hoặc nơi đón tiếp khách hàng; - Có bản quy trình kỹ thuật xoa bóp chữ to, dễ đọc dán hoặc treo trên tường phòng xoa bóp in trên khổ giấy A1. c) Có buồng tắm hợp vệ sinh, bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện vệ sinh khác để chăm sóc khách hàng. 2. Thiết bị: a) Có giường xoa bóp hoặc ghế hoặc đệm phù hợp; ga trải giường, gối, khăn tắm phải bảo đảm vệ sinh; b) Có giường khám bệnh, tủ thuốc cấp cứu, bàn làm việc và một số dụng cụ y tế (ống nghe, huyết áp, nhiệt kế, bơm kim tiêm) tại phòng trực của bác sỹ; c) Có đủ thuốc cấp cứu thông thường. 3. Nhân sự: a) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật đối với cơ sở dịch vụ xoa bóp phải là bác sỹ hoặc y sỹ hoặc kỹ thuật viên thuộc một trong các chuyên ngành phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, y học cổ truyền hoặc có chứng chỉ đào tạo chuyên khoa phục hồi chức năng, vật lý trị liệu hoặc y học cổ truyền. Trường hợp có chỉ định thuốc thì người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải là bác sỹ các chuyên ngành phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, y học cổ truyền; b) Người làm việc tại cơ sở nếu có thực hiện kỹ thuật xoa bóp thì phải có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đào tạo về xoa bóp do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp. Nhân viên thực hiện kỹ thuật xoa bóp phải mặc trang phục gọn, sạch, đẹp, có phù hiệu ghi rõ tên cơ sở, tên nhân viên, có ảnh 3 cm x 4 cm. 4. Cơ sở dịch vụ xoa bóp không thuộc loại hình phải cấp giấy phép hoạt động nhưng trong thời hạn 10 ngày, trước khi hoạt động phải có văn bản thông báo đủ điều kiện quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này gửi về Sở Y tế nơi đặt trụ sở để quản lý. Văn bản thông báo theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định này.” Theo quy định trên thì trước khi mở cơ sở kinh doanh dịch vụ xoa bóp (massage), cần phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện trên. Cơ sở kinh doanh dịch vụ xoa bóp (massage) không yêu cầu phải làm hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động. Tuy nhiên, trước khi trực tiếp kinh doanh trên thực tế cần phải làm thông báo theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP nộp tại Sở y tế nơi đặt cơ sở xoa bóp để quản lý, thông báo này phải nộp trong thời hạn 10 ngày trước ngày hoạt động.
Điều kiện đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán?
Tình huống: Điều kiện đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán?. Tôi muốn được hoạt động dịch vụ kế toán riêng lẻ (không thành lập doanh nghiệp) thì phải thỏa mãn những điều kiện gì ạ? Trả lời: Quy định về hành nghề dịch vụ kế toán được quy định tại Điều 58 Luật kế toán 2015. Cụ thể: "Điều 58. Đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán 1. Người có chứng chỉ kế toán viên hoặc chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của Luật kiểm toán độc lập được đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán qua doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc hộ kinh doanh dịch vụ kế toán khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Có năng lực hành vi dân sự; b) Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán từ 36 tháng trở lên kể từ thời điểm tốt nghiệp đại học; c) Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức theo quy định. 2. Người có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện đăng ký hành nghề và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán. Bộ Tài chính quy định thủ tục cấp và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán. 3. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán chỉ có giá trị khi người được cấp có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian cho một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc làm việc tại hộ kinh doanh dịch vụ kế toán. 4. Những người không được đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán gồm: ...". Như vậy, theo quy định trên, để hành nghề dịch vụ kế toán, thì chị cần phải có chứng chỉ kế toán viên hoặc chứng chỉ kiểm toán viên. Và phải có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian cho một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc làm việc tại hộ kinh doanh dịch vụ kế toán.
Điều kiện đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán?
Câu hỏi: Điều kiện đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán?. Tôi muốn được hoạt động dịch vụ kế toán riêng lẻ (không thành lập doanh nghiệp) thì phải thỏa mãn những điều kiện gì ạ? Câu trả lời: Quy định về hành nghề dịch vụ kế toán được quy định tại Điều 58 Luật Kế toán 2015. Cụ thể: "Điều 58. Đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán 1. Người có chứng chỉ kế toán viên hoặc chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của Luật kiểm toán độc lập được đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán qua doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc hộ kinh doanh dịch vụ kế toán khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Có năng lực hành vi dân sự; b) Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán từ 36 tháng trở lên kể từ thời điểm tốt nghiệp đại học; c) Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức theo quy định. 2. Người có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện đăng ký hành nghề và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán. Bộ Tài chính quy định thủ tục cấp và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán. 3. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán chỉ có giá trị khi người được cấp có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian cho một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc làm việc tại hộ kinh doanh dịch vụ kế toán. 4. Những người không được đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán gồm: ...". Như vậy, theo quy định trên, để hành nghề dịch vụ kế toán, thì chị cần phải có chứng chỉ kế toán viên hoặc chứng chỉ kiểm toán viên. Và phải có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian cho một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc làm việc tại hộ kinh doanh dịch vụ kế toán.
Điều kiện hoạt động của công ty tư vấn thiết kế
Kính gửi Luật sư, Em tên là Tâm (nữ, 32 tuổi). Xin được hỏi Luật sư về thủ tục thành lập pháp nhân cùa 1 công ty tư vấn thiết kế kiến trúc 100% vốn Hàn Quốc (có công ty mẹ ở Hàn Quốc), đồng thời xin Luật sư tư vấn giúp các điều kiện bắt buộc để 1 công ty/ văn phòng thiết kế kiến trúc hoạt động được theo luật định. Em được 1 công ty luật khác tư vấn là bên em vừa phải xin cấp giấy đăng ký kinh doanh cho các ngành nghề công ty hoạt động, mặt khác phải lên Sở xây dựng xin cấp giấy phép riêng cho ngành nghề kiến trúc thì mới hoạt động được, như vậy là đúng hay sai ạ? Và giấy phép này có phải là chứng chỉ năng lực hoạt động của tổ chức được đề cập đến trong điều 60,61 của Nghị định 59/2015/NĐ-CP hay không ạ? Em đọc nghị định 59/2015 thì có thấy quy định về điều đó, tuy nhiên khi đọc Thông tư số 17/2016/TT-BXD, tại khoản 3 điều 10 có ghi " Tổ chức nước ngoài không yêu cầu phải có chứng chỉ nãng lực theo quy định tại Thông tư này khi hoạt động xây dựng tại Việt Nam" Như vậy, với trường hợp của công ty em là 100% nước ngoài thành lập pháp nhân ở Việt Nam, thì có được áp dụng theo Khoản 3 Điều 3 của Thông tư 17/2016 không? Hay đó chỉ là nói đến những công ty ở nước ngoài? Ghi chú: Ngành nghề hoạt động: Bên công ty em dự kiến sẽ thành lập pháp nhân về thiết kế quy hoạch và thiết kế kiến trúc ạ. Rất mong nhận được câu trả lời của Luật sư trong thời gian sớm nhất ạ. Em cảm ơn Luật sư nhiều. Kính chào, Nguyễn Thị Thanh Tâm - 0907 320 019