Hình thức lừa đảo đầu tư tài chính trên mạng khiến người dân mất hàng chục tỷ đồng
Tham gia đầu tư tài chính trên mạng, người dân bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản lên đến vài tỷ đồng. Bài viết sẽ đề cập đến thủ đoạn và khung hình phạt của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản để người dân nắm rõ. Theo Báo điện tử VTV đưa tin, thời gian gần đây, Công an TP Hà Nội liên tiếp nhận đơn trình báo người dân về việc bị lừa số tiền từ vài tỷ đồng cho đến hàng chục tỷ đồng, vì tham gia đầu tư tài chính trên mạng. Thậm chí có nạn nhân bị lừa nhiều nhất 57 tỷ đồng. Hình thức lừa đảo Theo đó, được biết các đối tượng thường sử dụng phương thức "đầu tư tài chính" dựa trên mô hình kinh doanh đa cấp nhưng biến tướng. Hình thức phổ biến nhất là lôi kéo tham gia đầu tư tiền ảo trên các sàn giao dịch. Theo cơ quan công an, lừa đảo tài chính là loại lừa đảo quy mô nhất trong các loại lừa đảo, vì độ phức tạp cũng như độ hiểu biết luật của các đối tượng. Nhiều người bị lừa vẫn không biết mình bị lừa như thế nào. Trung tá Nguyễn Thành Chung, Phó Trưởng phòng 4, Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an, cho biết: Thời gian qua, nhiều vụ việc, vụ án liên quan đến lừa đảo, đầu tư tài chính trên không gian mạng, cũng như vụ việc liên quan đến lừa đảo tiền ảo, tiền mã hóa đã xảy ra, gây thiệt hại lớn về tài sản, gây bức xúc trong nhân dân. Một số phương thức, thủ đoạn lừa đảo phổ biến có thể kể đến như: kinh doanh đa cấp tiền ảo, tiền mã hóa biến tướng trên không gian mạng nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, lừa đảo thông qua hoạt động của các sàn giao dịch ngoại hối, quyền chọn nhị phân... Đáng chú ý, trong giai đoạn giá của một số đồng tiền mã hóa, tiền ảo tăng trong thời gian qua cũng là thời điểm các đối tượng phạm tội tăng cường hoạt động quảng cáo, lôi kéo, dụ dỗ người dân tham gia vào hoạt động kinh doanh, giao dịch mua bán tiền ảo, tiền mã hóa trên không gian mạng thông qua các sàn giao dịch, các website đối tượng đưa ra. Mục đích cuối cùng là nhằm chiếm đoạt tài sản của nhà đầu tư. Chỉ số giá trên các sàn giao dịch cũng như trang web giao dịch do các đối tượng thiết lập có thể được các đối tượng điều chỉnh theo hướng có lợi cho các đối tượng. Tham khảo: Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản Truy cứu TNHS tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Theo đó, căn cứ Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a, c Khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về mức phạt cho tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cụ thể: Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2-50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: - Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; - Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật Hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; - Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; - Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; Mức phạt cao nhất của tội này có thể bị phạt tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01-05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác bị xử phạt hành chính như thế nào? Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau: Phạt tiền từ 2-3 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản; - Công nhiên chiếm đoạt tài sản; - Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; - Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản; - Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Mức phạt cao nhất cho Hành vi này có thể đến 05 triệu đồng. Ngoài ra, còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: - Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; - Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính. Biện pháp khắc phục hậu quả đối với tội này là: - Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; - Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép; - Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Bảo vệ người tiêu dùng dễ bị tổn thương theo quy định mới từ 01/7/2024
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) vừa được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ V đã bổ sung tổ chức tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đồng thời quy định rõ hơn về Quyền của người tiêu dùng và có hiệu lực từ ngày 01/7/2024. Theo đó, một số quy định mới tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 như sau: (1) Bảo vệ quyền lợi cho đối tượng người tiêu dùng dễ bị tổn thương Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương là quy định mới, thể hiện rõ nét chủ trương, chính sách nhân văn của Nhà nước và Chính phủ trong việc bảo vệ toàn diện quyền lợi chính đáng của người dân. Theo đó, Luật đã xác định rõ các nhóm người tiêu dùng dễ bị tổn thương, bao gồm: - Người cao tuổi; - Người khuyết tật; - Trẻ em; - Người dân tộc thiểu số; - Người sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; - Phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi; - Người bị bệnh hiểm nghèo và thành viên hộ nghèo theo quy định của pháp luật. Như vậy, để tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương, Luật quy định một số trách nhiệm cụ thể của tổ chức, cá nhân kinh doanh, trong đó nổi bật là trách nhiệm áp dụng cơ chế giải quyết khiếu nại, tranh chấp theo quy định của pháp luật phù hợp với từng đối tượng người tiêu dùng dễ bị tổn thương. Xem bài viết liên quan: Thông qua 8 luật tại Quốc hội khóa XV kỳ họp thứ 5 ngày 17/7/2023 (2) Phương thức giải quyết tranh chấp Luật bổ sung quy định về quyền của người tiêu dùng yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh thương lượng hoặc quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hỗ trợ thương lượng khi quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Về giải quyết tranh chấp tại tòa án, Luật sửa đổi lần này đã khẳng định rõ vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chỉ cần có giá trị giao dịch dưới 100 triệu đồng là được giải quyết theo thủ tục rút gọn mà không cần đáp ứng bất cứ điều kiện nào khác. Tòa án giải quyết theo trình tự, thủ tục quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật Tố tụng Dân sự. Việc áp dụng thủ tục rút gọn đối với các vụ việc có giá trị nhỏ; đối với vụ việc có giá trị xác định nhằm bảo đảm tiết kiệm chi phí, nguồn lực xã hội để giải quyết các vụ việc có giá trị không lớn, góp phần tạo niềm tin cho người tiêu dùng và nâng cao ý thức pháp luật một cách hiệu quả cho tổ chức, cá nhân kinh doanh. Ngoài ra, Luật bổ sung quy định về tiền bồi thường thiệt hại trong vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cụ thể như sau: Trong trường hợp không xác định được đối tượng thụ hưởng, tiền bồi thường thiệt hại trong vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vì lợi ích công cộng do tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khởi kiện được sử dụng để phục vụ cho các hoạt động chung vì quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của Chính phủ. (3) Bổ sung một số các hành vi bị cấm Luật bổ sung một số hành vi bị cấm, trong đó, bao gồm hành vi bị cấm đối với tổ chức, cá nhân bán hàng đa cấp; tổ chức, cá nhân kinh doanh thiết lập, vận hành, cung cấp dịch vụ nền tảng số như: - Cấm thực hiện hành vi không thông báo trước, không công khai cho người tiêu dùng việc tài trợ cho người có ảnh hưởng dưới mọi hình thức để sử dụng hình ảnh, lời khuyên, khuyến nghị của người này nhằm xúc tiến thương mại hoặc khuyến khích người tiêu dùng mua, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; - Cấm thực hiện hành vi ngăn cản người tiêu dùng kiểm tra về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; - Cấm hành vi yêu cầu người tiêu dùng phải mua thêm sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ như là điều kiện bắt buộc để giao kết hợp đồng trái với ý muốn của người tiêu dùng. Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) gồm 7 chương, 80 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024. Xem bài viết liên quan: Thông qua 8 luật tại Quốc hội khóa XV kỳ họp thứ 5 ngày 17/7/2023
Mua hàng hoá từ công ty đa cấp có thể trả lại được hay không?
Tại Điều 47 Nghị định 40/2018/NĐ-CP quy định về trả lại, mua lại hàng hóa như sau: 1. Người tham gia bán hàng đa cấp có quyền trả lại hàng hóa đã mua từ doanh nghiệp bán hàng đa cấp, bao gồm cả hàng hóa được mua theo chương trình khuyến mại, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận hàng. 2. Hàng hóa trả lại phải đáp ứng các điều kiện sau đây: a) Hàng hóa còn nguyên bao bì, tem, nhãn; b) Kèm theo hóa đơn mua số hàng hóa được yêu cầu trả lại. 3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày người tham gia bán hàng đa cấp có yêu cầu trả lại hàng hóa hợp lệ, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm mua lại các hàng hóa đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này và hoàn trả theo mức thỏa thuận với người tham gia bán hàng đa cấp nhưng không thấp hơn 90% số tiền mà người tham gia bán hàng đa cấp đã trả để nhận số hàng hóa đó. 4. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có quyền khấu trừ tiền hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác mà người tham gia bán hàng đa cấp đã nhận từ việc mua số hàng hóa bị trả lại theo quy định tại Điều này. 5. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có quyền thu lại từ những người tham gia bán hàng đa cấp khác tiền hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác đã nhận liên quan đến số hàng hóa bị trả lại theo quy định tại Điều này. 6. Trường hợp hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp chấm dứt, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm mua lại hàng hóa đã bán cho người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này. Như vậy, khi hàng hóa còn nguyên vẹn bao bì, tem, nhãn và có kèm theo hóa đơn mua số hàng hóa được yêu cầu trả lại thì cá nhân mua hàng hóa đa cấp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận hàng có yêu cầu trả lại hàng hóa hợp lệ thì doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm mua lại các hàng hóa đó và hoàn trả theo mức thỏa thuận với người tham gia bán hàng đa cấp nhưng không thấp hơn 90% số tiền mà người tham gia bán hàng đa cấp đã trả để nhận số hàng đó.
Rủi ro khi tham gia sàn đầu tư tài chính theo mô hình đa cấp
Qua rà soát trên các phương tiện Internet, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (CT&BVNTD) thu thập được nhiều thông tin quảng cáo, kêu gọi đầu tư tài chính thông qua các sàn đầu tư tài chính, đặc biệt là hình thức đầu tư Thị trường ngoại hối (Foreign Exchange hay Forex) và Đầu tư quyền chọn nhị phân (Binary Options hay BO). Đánh giá các nội dung quảng cáo này, Cục CT&BVNTD nhận thấy mô hình hoạt động của một số sàn đầu tư tài chính này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho người tham gia, cụ thể: 1. Rủi ro về mặt tài chính Mọi giao dịch của người tham gia đều thông qua tài khoản được mở trên hệ thống Internet mà không có cơ quan quản lý tại Việt Nam cấp phép, trong trường hợp nếu có các vấn đề rủi ro liên quan đến hệ thống thì kết quả đầu tư của người tham gia đều không được đảm bảo. Ngoài ra, tiền người tham gia nộp vào hệ thống là tiền thật trong khi những lợi ích hay hoa hồng được ghi nhận trên hệ thống là các loại tiền ảo hay ví điện tử, những loại tiền ảo và ví điền tử này đều không được cơ quan quản lý nhà nước thừa nhận là công cụ thanh toán hợp pháp. Cục CT&BVNTD đã có nhiều cảnh báo cho người dân liên quan đến những hình thức tương tự. Mặt khác, nhà đầu tư còn bị những rủi ro khác khi tham gia các sàn đầu tư tài chính kiểu này như: lộ bí mật thông tin cá nhân, bị lừa đảo do một số sàn huy động tài chính lừa đảo bằng cách sửa lệnh hệ thống (nhà đầu tư nghĩ là mình đang đầu tư theo lệnh thị trường, song thực tế là đánh với sàn, luôn luôn bị sàn cho thua) hoặc thậm chí khi số người tham gia nộp tiền đủ nhiều, sàn cũng sẽ tự… biến mất. 2. Rủi ro về mặt pháp lý Rất nhiều các sàn đầu tư tài chính này có dấu hiệu lôi kéo người tham gia bằng hình thức trả thưởng, hoa hồng cho việc mời thêm thành viên tham gia đầu tư theo nhiều cấp nhiều nhánh, có dấu hiệu của việc kinh doanh theo phương thức trái phép, ví dụ: Forex Liber, AFGold, Bitomo… Dấu hiệu kinh doanh theo phương thức đa cấp trái phép của Sàn AF GOLD Dấu hiệu kinh doanh theo phương thức đa cấp trái phép của Sàn Bitono Theo quy định của Nghị định 40/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp (Nghị định 40/2018/NĐ-CP), mọi hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp với đối tượng không phải là hàng hóa đều bị cấm (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác), theo đó các sàn đầu tư tài chính trên đều không được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của Nghị định 40/2018/NĐ-CP. Do đó, các tổ chức cá nhân tham gia, vận động người tham gia đầu tư thông qua các sàn đầu tư tài chính này đều có thể bị xử lý hình sự (xử phạt tới 5 tỷ đồng hoặc 5 năm tù giam theo Điều 217a Bộ Luật Hình sự về Tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp). Lưu ý: (1) Kinh doanh đa cấp là hoạt động kinh doanh sử dụng mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh, trong đó, người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác từ kết quả kinh doanh của mình và của những người khác trong mạng lưới. Hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp phải được đăng ký theo quy định của Nghị định số 40/2018/NĐ-CP. (2) Theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 40/2018/NĐ-CP, hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp chỉ được thực hiện đối với hàng hóa. Mọi hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp với đối tượng không phải là hàng hóa đều bị cấm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Một số loại hàng hóa sau không được kinh doanh theo phương thức đa cấp gồm: - Thuốc; trang thiết bị y tế; các loại thuốc thú y (bao gồm cả thuốc thú y thủy sản); thuốc bảo vệ thực vật; hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn hạn chế sử dụng và cấm sử dụng trong lĩnh vực gia dụng và y tế và các loại hóa chất nguy hiểm; - Sản phẩm nội dung thông tin số. (3) Các tổ chức cá nhân trên có dấu hiệu kinh doanh theo phương thức đa cấp khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp và có thể bị xử lý hình sự với mức phạt tới 5 tỉ đồng hoặc 5 năm tù giam (Điều 217a Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi năm 2017). Trường hợp phạm tội có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý theo Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trường hợp phạm tội có yếu tố sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thì bị xử lý theo Điều 290 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 về Tội danh sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, cụ thể về Lừa đảo trong thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp. Theo Cục cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng
Những hành vi bị cấm trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp?
Bên gia đình em có người thân nghi ngờ bị dính vào đa cấp lừa. Họ đã phải đóng rất nhiều tiền vào công ty này. Cho em hỏi những hành vi bị cấm trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp và bây giờ gia đình em phải làm sao ạ?
Chào mọi người. Hiện mình đang tìm hiểu về hoạt động đa cấp cũng như thủ tục pháp lý liên quan đến hoạt động này. Mong có thể nhận được những chia sẻ của mọi người. Xin cảm ơn!
Có đòi lại được tiền từ đa cấp không?
Em là sinh viên năm 2, cuối năm nên tính đi làm thêm kiếm chút thu nhập. Theo tin tuyển dụng trên facebook, e xin vô làm cho một cơ sơ kinh doanh. Mặc dù, lúc đầu e thấy nghi vấn là một công ty đa cấp, nhưng chính sự nhiệt tình và mềm lòng của em mà đã lỡ sa vào con đường này. Đầu tiên, e đóng 120k để mua bộ công cụ sản phẩm. Và ngày tiếp theo, kêu e đóng 9.090k để mua sản phẩm của công ty để chính thức trở thành nhân viên kinh doanh và hứa giúp e thu hồi vốn cách nhanh nhất. Em không có tiền, và a quản lí kêu e có thể cầm xe máy và đánh vào tâm lí bản lĩnh của e. Và rồi e cầm xe thật để nộp tiền vào đó, tuy nhiên lại không đưa e giữ hóa đơn với lí do cầm về lỡ bạn bè thấy sẽ nghỉ sai. Em ngu muội, cả tin vào những lời đường ngọt, tuy nhiên e vẫn chưa nhận được sản phẩm. Ngày hôm sau, chị hướng dẫn kêu em viết bản cam kết nói rằng số tiền nộp vào là tự nguyện. Em thực sự rất hối hận và buồn bã. Em biết mình đã bị lừa rồi, nhưng giờ e không biết mình phải làm sao để lấy lại số tiền đó. Xin luật sư tư vấn giúp e ạ.
Luật sư cho e hỏi là: Cách đây 2 hôm mình có 1 người bạn giới thiệu đi làm rồi dẫn mình đến văn phòng các kiểu. Rồi tư vấn cho mình đủ thứ chuyện với giới thiệu mức lương ưu đãi.Nch đc 1 lúc thì chị kia kêu nếu e làm thì anh chị sẽ giúp đỡ này nọ rồi nhờ người giúp e cắm cmnd 8tr đóng cho họ chỉ cầm về phiếu lấy thuốc thì liệu có gọi là lừa đảo hay liên quan gì tới luật pháp k ạ
Điều kiện đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp
Doanh nghiệp Việt Nam được đăng ký kinh doanh đa cấp khi đáp ứng các điều kiện sau: - Chưa từng bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp; - Có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên; - Thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, chủ sở hữu đối với doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên, cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không bao gồm tổ chức hoặc cá nhân từng giữ một trong các chức vụ nêu trên tại doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp; - Ký quỹ một khoản tiền tương đương 5% vốn điều lệ nhưng không thấp hơn 10 tỷ đồng tại một ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. - Có mẫu hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, quy tắc hoạt động, kế hoạch trả thưởng, chương trình đào tạo cơ bản rõ ràng, minh bạch; - Có hệ thống công nghệ thông tin quản lý mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp, trang thông tin điện tử để cung cấp thông tin về doanh nghiệp và hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp; - Có hệ thống thông tin liên lạc để tiếp nhận, giải quyết thắc mắc, khiếu nại của người tham gia bán hàng đa cấp. Doanh nghiệp này nộp hồ sơ đăng ký về Bộ Công thương để Bộ Công thương thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp. Chi phí thẩm định hồ sơ là 5.000.000 đồng/01 lần thẩm định. Xem tại: Nghị định 40/2018/NĐ-CP và Thông tư 156/2016/TT-BTC
Lý giải tại sao đa cấp rất ít bị pháp luật "sờ gáy"
Sắp đến thời điểm chuyển giao vào mùa hè – thời điểm mà nhiều sinh viên sẽ chọn đi làm để kiếm chút tiền lương. Vì thế đây cũng thường là thời điểm mà tình trạng đa cấp lôi kéo các sinh viên hoặc những người nhẹ dạ cả tin nhiều hơn. Tuy vậy một điều mà có lẽ mọi người vẫn thường thắc mắc, tại sao các công ty đa cấp rất ít khi bị “sờ gáy” bởi pháp luật? Đầu tiên, hãy điểm qua đa cấp hoạt động như thế nào? Kinh doanh đa cấp (MLM – Multi-level Marketing) hay bán hàng đa cấp (tên gọi thông dụng tại Việt Nam) là một hình thức bán hàng trực tiếp trong đó việc lưu hành, bán và phân phối sản phẩm được thực hiện qua qua một mô hình nhiều tầng bao gồm những cá nhân hoạt động riêng biệt, họ có thể mua hàng trực tiếp tại công ty mà không phải thông qua các đại lý hay cửa hàng bán lẻ. Bản chất những cá nhân này không phải là nhân viên của công ty, họ chỉ là đối tác phân phối hàng hóa cho công ty mà thôi. Nhiệm vụ của họ là giới thiệu, bán hàng sản phẩm tới người tiêu dùng và nhờ vào việc đó họ sẽ có lợi nhuận từ hoa hồng bán sản phẩm. Ngoài ra, họ có nhiệm vụ giúp đỡ những người khác cùng tham gia doanh nghiệp MLM, dạy họ cách xây dựng mạng lưới phân phối viên của riêng mình, mạng lưới đó thường được gọi là downline (tuyến dưới). Ngoài thu nhập từ hoa hồng bán sản phẩm, họ còn nhận được hoa hồng từ mạng lưới tuyến dưới, tiền thưởng nếu đạt doanh số => Có thể thấy việc đa cấp biến tướng xuất phát từ mô hình kim tự tháp của “người đứng đầu”. Lý do là hoạt động kinh doanh chân chính sẽ thu lợi nhuận từ doanh thu sản phẩm chứ không phải là kêu nhiều người tham gia để thu lại khoảng phí “đặt cọc”. Hơn nữa các hình thức tiếp thị sản phẩm này thường sẽ bị thổi phồng quá công dụng của nó, thường ẩn dưới vỏ bọc là các sản phẩm chức năng hoặc các khóa học đào tạo. Tuy vậy hoạt động kinh doanh đa cấp không bị pháp luật nước ta cấm. Cụ thể hơn theo Khoản 11 Điều 3 Luật thương mại 2005 quy định rằng việc bán hàng đa cấp là hợp pháp khi: ● Việc tiếp thị để bán lẻ hàng hóa được thực hiện thông qua mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau; ● Hàng hóa được người tham gia bán hàng đa cấp tiếp thị trực tiếp cho người tiêu dùng tại nơi ở, nơi làm việc của người tiêu dùng hoặc địa điểm khác không phải là địa điểm bán lẻ thường xuyên của doanh nghiệp hoặc của người tham gia; ● Người tham gia bán hàng đa cấp được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả tiếp thị bán hàng của mình và của người tham gia bán hàng đa cấp cấp dưới trong mạng lưới do mình tổ chức và mạng lưới đó được doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấp thuận. Như vậy hình thức kinh doanh đa cấp chỉ sai khi có các hành vi gian dối, không đúng với các quy định trên. Tuy nhiên các hành vi trên thường bị che giấu dưới các hình thức như hoa hồng được sinh ra do lôi kéo người khác, cung cấp thông tin sai lệch về sản phẩm để thu được một khoản tiền lớn hơn... Tất cả đều được thực hiện rất tinh vi và đa phần những người khi biết mình bị lừa gạt vào đường dây đa cấp đều “cắn răng” chấp nhận mà không báo với cơ quan chức năng, vì lẽ đó mà vấn nạn này ngày qua ngày vẫn liên tục mọc lên mà không có sự kiểm soát. Vậy tại sao các công ty đa cấp vẫn mọc tràn lan? Lý giải điều này theo mình có rất nhiều nguyên nhân, có thể điểm qua vài ý kiến sau: Kinh doanh đa cấp nhưng không tiến hành đăng ký nhận giấy phép để lách luật, không chịu sự điều chỉnh của luật về bán hàng đa cấp. Sau đó khi đã có rất nhiều “con mồi” bị dụ dỗ thì họ lợi dụng mô hình biến tướng của hình thức này là việc di chuyển địa bàn kinh doanh liên tục, đăng ký kinh doanh ở tỉnh này nhưng sang tỉnh khác hoạt động. Những nạn nhân khi phát hiện cũng không biết nơi nào để tìm. Kinh doanh theo hình tháp ảo, không bán hàng, chỉ mời người vào mạng lưới. Hoa hồng thu được là do phần tiền phí mà người mới vào đóng hoặc có bán hàng nhưng quảng cáo sai sự thật, thực hiện sai những nội dung trong đề án. Đa phần trường hợp này người tham gia vào mạng lưới chỉ có cách âm thầm tự rời khỏi vì chính ho5 chấp nhận những việc trên để kiềm được nhiều tiền hơn. Các công ty đa cấp cho kí các hợp đồng “ma” với điều khoản ràng buộc vô lý khiến người tham gia giao dịch lo sợ những chế tài trong hợp đồng ấy, tứ đó không dám tố cáo lên cơ quan chức năng mà chỉ lo thực hiện nội dung giao kết. Kết: Tuy vậy, hiện nay pháp luật ta đã có những dự thảo về việc quy định cụ thể hơn về vấn đề kinh doanh đa cấp, do đó có thể trong tương lai hình thức này sẽ tiếp tục hoạt động núp bóng dưới dạng khác với những nguyên nhân mình liệt kê bên trên. Vì thế ngay từ bây giờ mọi người nên trang bị những kiến thức cơ bản và hãy tỉnh táo khi đăng kí việc làm với một doanh nghiệp bất kì, đừng để “đồng tiền” lôi kéo chúng ta vào con đường phạm pháp ấy. Mọi người có thể tham khảo thêm các căn cứ pháp lý có liên quan bên dưới để nắm bắt thông tin về vấn đề trên: Luật cạnh tranh 2004 Nghị định 110/2005/NĐ-CP quy định về quản lý bán hàng đa cấp
Điểm mới trong quản lý kinh doanh theo phương thức đa cấp
Vừa qua Chính phủ đã ban hành Nghị định 40/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp sẽ có hiệu lực từ ngày 2/5/2018 để thay thế cho Nghị định 42/2014/NĐ-CP trước đây. Nghị định gồm 61 Điều với 8 Chương, quy định về hoạt động, quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp. Nghị định 40/2018/NĐ-CP có một số điểm mới đáng lưu ý được tổng hợp như sau: 1. Thay đổi đối tượng không được kinh doanh theo phương thức đa cấp - Bỏ nội dung: Hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp phải đáp ứng các quy định của pháp luật có liên quan. - Thêm đối tượng là sản phẩm nội dung thông tin số. - Không còn quy định đối tượng hàng hóa thuộc các danh mục cấm, hạn chế kinh doanh, bị áp dụng biện pháp khẩn cấp phải thu hồi, cấm lưu thông hoặc tạm ngưng hoạt động. (Căn cứ: Khoản 4 Điều 5 Nghị định 40/2018/NĐ-CP) 2. Quy định mô tả cụ thể và thể hiện vai trò quản lý chặt chẽ hơn của Nhà nước đối với cả doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức đa cấp và người tham gia bán hàng đa cấp như: - Đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp, có thêm những quy định mới về việc cấm: + Cung cấp thông tin gian dối về kế hoạch trả lương, về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp; + Thực hiện khuyến mại sử dụng mạng lưới gồm nhiều cấp, nhiều nhánh mà trong đó người tham gia chương trình khuyến mãi có nhiều hơn một vị trí, mã số hoặc các hình thức tương đương khác; + Tổ chức các hoạt động trung gian thương mại theo quy định của pháp luật thương mại nhằm phục vụ cho việc duy trì, mở rộng và phát triển mạng lưới bán hàng đa cấp; + Tiếp nhận hoặc chấp nhận đơn hoặc bất kỳ hình thức văn bản nào khác của người tham gia bán hàng đa cấp, trong đó người tham gia bán hàng đa cấp tuyên bố từ bỏ một phần hoặc toàn bộ quyền của mình theo quy định của Nghị định này hoặc cho phép doanh nghiệp không phải thực hiện nghĩa vụ đối với người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định của Nghị định này; + Không sử dụng hệ thống quản lý người tham gia bán hàng đa cấp đã đăng ký với cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp để quản lý người tham gia bán hàng đa cấp.”. * Bổ sung hành vi thực hiện bán hàng đa cấp tại địa phương nơi doanh nghiệp chưa được cấp xác nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương. * Ngoài ra còn bổ sung thêm hành vi bị cấm trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp + Cấm tổ chức, cá nhân kinh doanh theo phương thức đa cấp, tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo, giới thiệu về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp của mình hoặc của tổ chức, cá nhân khác khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. + Cấm cá nhân tham gia vào hoạt động của tổ chức, cá nhân kinh doanh theo phương thức đa cấp chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Hiện tại: Không quy định nội dung này (Căn cứ: Khoản 1, Điều 5; Điểm e, Khoản 2 Điều 5 Nghị định 40/2018/NĐ-CP) 3. Bổ sung điều kiện đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp - Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam - Có mẫu hợp đồng bán hàng đâ cấp - chương trình đào tạo rõ ràng, minh bạch - Có hệ thống công nghệ thông tin quản lý mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp, trang thông tin điện tử để cung cấp thông tin về doanh nghiệp và hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp; - Có hệ thống thông tin liên lạc để tiếp nhận, giải quyết thắc mắc, khiếu nại của người tham gia bán hàng đa cấp. Hiện tại: Không quy định những nội dung này (Căn cứ: Khoản 1 Điều 7 Nghị định 40/2018/NĐ-CP) 4. Bổ sung quy định về thông tin GCNĐK hoạt động bán hàng đa cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp bao gồm các nội dung sau: Tên doanh nghiệp; thông tin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có): Mã số doanh nghiệp, nơi cấp, ngày cấp lần đầu, ngày thay đổi lần gần nhất; địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại, số fax, website, email; thông tin người đại diện theo pháp luật: Họ tên, quốc tịch, thông tin chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu, chức vụ, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú/nơi đăng ký lưu trú; phạm vi hàng hóa được phép kinh doanh theo phương thức đa cấp. Hiện tại: Không quy định những nội dung này (Căn cứ: Khoản 3 Điều 8 Nghị định 40/2018/NĐ-CP) 5. Bổ sung quy định về hồ sơ đề nghị cấ GCNĐK họa động bán hàng đa cấp Hồ sơ bao gồm các tài liệu sau: Đơn đề nghị, bản sao GCĐKDN, 01 bản danh sách kèm theo bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân hợp lệ, 02 bộ tài liệu liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp (gồm mẫu HĐ, kê hoạch trả thưởng,chương trình đào tạo và quy tắc hoạt động), bản chính xác nhận ký quỹ, tài liệu giải trình kỹ thuật về hệ thống công nghệ thông tin quản lý mạng lưới, Tài liệu chứng minh doanh nghiệp có trang thông tin điện tử, Tài liệu chứng minh doanh nghiệp có hệ thống thông tin liên lạc để tiếp nhận, giải quyết thắc mắc, khiếu nại của người tham gia bán hàng đa cấp. Hiện tại: Không quy định những nội dung này (Căn cứ: Điều 9 Nghị định 40/2018/NĐ-CP) 6. Bổ sung quy định về Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp Quy định nêu rõ quy trình để được cấp GCNĐKHĐKD bán hàng đa cấp: Bắt đầu từ việc tiếp nhận hồ sơ sau đó sẽ tiến hành thẩm định. Trường hợp DN không sửa đổi, bổ sung , BCT sẽ thông báo trả hồ sơ và ghi rõ lý do. Trường hợp hồ sơ của doanh nghiệp thì BCT cấp GCNĐK hoạt động đa cấp => công bố lên trang thông tin điện tử, thông báo cho ngân hàng nơi DN ký quỹ và các tài liệu liên quan. Hiện tại: Không quy định những nội dung này (Căn cứ: Điều 10 Nghị định 40/2018/NĐ-CP)
“Đằng sau” IFAN và 15 nghìn tỷ không cánh mà bay
Một dự án thu hút được nhiều nhà đầu tư từ lớn đến nhỏ - IFAN. Huy động đầu tư bằng đồng tiền số, đến thời điểm hiện tại hàng loạt tiếng “kêu cứu” khi 15 nghìn tỷ tàn hình trong phút chốc. *HOẠT ĐỘNG CỦA IFAN: IFAN là đồng coin đầu tiên dành cho thần tượng Âm Nhạc. Tổ chức tạo ra đồng tiền số tích điểm cho ứng dụng liên quan đến showbiz. Bằng cách kêu gọi đầu tư vào đồng tiền IFAN để giải quyết những nhu cầu về fan hâm mộ và thần tượng trong việc thanh toán trực tuyến mua vé biểu diễn nhạc, phim, thanh toán khi xem các video,.. của các ca sĩ, diễn viên. Lợi dụng niềm tin của nhà đầu tư bằng việc quảng bá hình ảnh của các nghệ sĩ nổi tiếng, IFAN đã thành công khi chiếm dụng được đông đảo nguồn vốn đầu tư mà không một yêu cầu giải thích. Ra mắt ứng dụng tạo thu nhập có người nổi tiếng và để chiếm dụng lòng tin của các nhà đầu tư các buổi sự kiện. IFAN phát hành token ra công chúng, đây là khái niệm tiền ảo do chủ đầu tư tạo ra. Sau khi mua token, giá token sẽ tăng dần với các nhà đầu tư đi mới, nhà đầu tư có hai cách để lựa chọn đối với token đã mua hoặc là giữ chờ giá tăng hoặc ủy thác cho vay. Để giữ chân nhà đầu tư tránh thoái vốn, IFAN mở ra các gói cho vay, theo đó lãi suất càng tăng thì số tiền cho vay càng tăng và khi nhà đầu tư cho vay 25.000 USD thì lãi suất sẽ là 57%, thử hỏi với con số này làm sao không chiêu mộ được những nhà đầu tư muốn làm giàu. Sau khi huy động vốn thành công, IFAN lập sàn giao dịch nội bộ, rồi tự tuyên bố dự án thất bại. *IFAN CÓ PHẢI LÀ ĐA CẤP? Quy định tại Điều 3, Nghị định 40/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 02/5/2018 thì Kinh doanh theo phương thức đa cấp là hoạt động kinh doanh sử dụng mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh, trong đó, người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác từ kết quả kinh doanh của mình và của những người khác trong mạng lưới. Tuy nhiên, “hình tháp ảo” hiện nay là kết quả của bán hàng đa cấp bất chính, khi lợi nhuận thật sự không xuất phát từ việc giới thiệu sản phẩm mà là từ việc tuyển mộ các thành viên – IFAN không phải là ngoại lệ. Chiêu dụ các nhà đầu tư bằng khoản lợi nhuận thông qua việc góp vốn với lãi suất cao. Ngoài ra, nếu lôi kéo được người vào hệ thống khách hàng sẽ được hưởng thêm 8% số tiền người mới tham gia. Tuy nhiên, hình thức trả sau đó được IFAN quy đổi dưới dạng tiền số với giá 0,01 USD/ đồng so với 5USD như đã công bố ban đầu. Núp dưới vỏ bọc là “ứng dụng công nghệ blockchain 4.0”, IFAN vận hành theo mô hình “Kim tự tháp” tức là lấy tiền người sau trả cho người trước. Với những cam kết giá trị đồng tiền sẽ tăng lên khi có sự tương tác giữa người nổi tiếng với fan, những người ở cấp cao hơn sẽ tiếp tục chiêu mộ những người khác tham gia vào mô hình đầu tư và hưởng hoa hồng trên số lượng người tham gia đầu tư đó. Hoa hồng giới thiệu mạng lưới sẽ được chia theo cấp độ. IFAN rất “tinh” khi biến tướng đa cấp dưới dạng gọi góp vốn đầu tư trước khi thực hiện dự án thông qua phát hành tiền ảo. Đó là lý do tại sao 32.000 nhà đầu tư đang “dỡ khóc, dỡ cười” và những trang chủ về IFAN cũng từ đó “đổ sập”. Những phủ nhận trách nhiệm của người đứng đầu và số tiền khủng 15 tỷ đã về đâu khi công ty Modern Tech - pháp nhân của các hệ thống tiền số lừa đảo, vẫn im hơi lặng tiếng trước cáo buộc "lừa đảo 15.000 tỷ" vẫn còn là ẩn số. Thông qua sự việc lần này, là hồi chuông cảnh tỉnh cho các nhà đầu tư với những dự án mang tính lợi nhuận cao và tồn tại dưới dạng tiền ảo.
Khung pháp lý nào cho việc kinh doanh đa cấp?
Kinh doanh theo phương thức đa cấp là hình thức kinh doanh thông qua mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau, trong đó, người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác từ hoạt động kinh doanh của mình và của mạng lưới do mình xây dựng. Với phương thức đa cấp, hàng hóa của công ty sẽ đến tận tay người tiêu dùng mà không phải thông qua đại lý, nhưng nhiều Doanh nghiệp kinh doanh đa cấp ở Việt Nam vi phạm nặng nề về nguyên tắc của loại hình kinh doanh này. Nghị định 42/2014/NĐ-CP quy định về những hành vi bị cấm trong hoạt động bán hàng đa cấp: Theo đó, một số hành vi doanh nghiệp kinh doanh đa cấp bị cấm thực hiện như sau: - Yêu cầu người muốn tham gia bán hàng đa cấp phải đặt cọc, đóng tiền, mua hàng hóa mới được tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp. - Cho người tham gia bán hàng đa cấp nhận hoa hồng, tiền thưởng từ việc dụ dỗ người khác tham gia vào mạng lưới đa cấp của mình - Không cam kết cho người tham gia bán hàng đa cấp trả lại hàng hóa và nhận lại khoản tiền đã chuyển cho doanh nghiệp - Cung cấp thông tin sai lệch hoặc gây nhầm lẫn về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, về tính chất, công dụng của hàng hóa, về hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp để dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp - Yêu cầu người tham gia bán hàng đa cấp phải tuyển dụng mới hoặc gia hạn hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp với một số lượng nhất định Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức đa cấp đều vi phạm những điều cấm như trên. Nhưng cho đến nay, các công ty đa cấp và phương thức kinh doanh đa cấp vẫn đang phát triển mạnh. Số lượng người tham gia vào những mạng lưới đa cấp ngày càng đông. Những hành vi này sẽ được xử lý như thế nào khi doanh nghiệp thì trắng trợn “cướp” tiền, còn người dân thì vì lòng tham mà tự nguyện “cho tiền”. Theo Điều 36 Nghị định 71/2014/NĐ-CP, doanh nghiệp thực hiện các hành vi như nêu ở trên có thể bị phạt tiền từ 60 đến 100 triệu đồng. Nghị định còn quy định cụ thể các mức phạt đối với cá nhân và doanh nghiệp vi phạm những điều cấm trong hoạt động kinh doanh đa cấp. Tuy nhiên, pháp luật chưa quan tâm đến việc truy cứu trách nhiệm của những người tham gia trong chuỗi các cấp bán hàng khi có hành vi vi phạm mang tính hệ thống. Cơ chế hoạt động của mạng lưới bán hàng đa cấp có đặc thù là những người tham gia ở các cấp khác nhau có mối liên hệ về tổ chức, hoạt động và lợi ích với nhau. Theo đó, người tham gia ở cấp trên có vai trò tổ chức, điều hành hoạt động và được hưởng hoa hồng, tiền thưởng... từ kết quả bán hàng của những người trong mạng lưới cấp dưới. Như vậy, khi thông tin đưa ra có sai phạm,gian dối, người tham gia cấp trên là đầu mối cung cấp tài liệu cho cấp dưới. Khi áp dụng truy cứu trách nhiệm đối với từng cá nhân là vô cùng khó khăn vì không thể xác định được mức độ vi phạm của từng người. Với những quy định như trên, thực chất không thể khắc phục được những hành vi vi phạm do doanh nghiệp đa cấp gây ra. Vì mỗi một “cú lừa” có thể thu về hàng chục triệu đồng. Việc xử phạt hành chính là quá nhẹ và những quy chế pháp lý như trên không đủ sức điều chỉnh được sự “bùng nổ” của “con đĩa hút máu” mang tên đa cấp.
Hợp đồng với Thiên Ngọc Minh Uy
Xin chào luật sư , cháu có 1 vài vấn đề muốn hỏi luật sư ạ . Cháu mới đồng ý tham gia là chuyên viên kinh doanh của công ty thiên ngọc minh uy , là 1 công ty bán hàng đa cấp . Cháu đã đồng ý mua 1 máy khử ozon để có thể trở thành 1 CVKD ở đó với mức giá là 6.400.000đ , nhưng khi cháu muốn trả lại hàng thì do công ty đang có 1 sự kiện kích cầu là " long phụng hòa ca " nên cháu không thể trả lại hàng . Sự kiện này có ý nghĩa là khi mình ký hợp đồng từ thời điểm 1-6-2012 => 30-6-2012 thì chắc chắn 100% là mình sẽ nhận được 12.000.000đ . Công ty có nói thế này với cháu ạ : " chỉ cần em ký hợp đồng vào thời gian này , sau đó nếu 6 người cũng ký hợp đồng giống em nhưng sau em , thì em sẽ nhận được 500.000đ , nếu 6 người đó cũng nhận được 500.000đ giống em thì em sẽ nhận được 2.500.500đ , nếu 6 người đó cũng nhận được 2.500.000đ thì em sẽ nhận được 9.000.000đ , vậy chắc chắn 100% em sẽ nhận được 12.000.000đ , vấn đề chỉ là thời gian " . Vậy cháu đã ko thể trả lại hàng , nên cháu vẫn đồng ý là CVKD ở đó và ko hủy hợp đồng nữa , nhưng cháu cũng sẽ ko lên công ty làm và chỉ ở nhà chờ thời gian để hưởng số tiền 12.000.000đ đó . Vậy luật sư cho cháu hỏi với bản hợp đồng như ở dưới đây , thì cháu làm như vậy có sao ko ạ , có bị vi phạm hợp đồng ko ạ . Bởi vì lúc đầu mới vào các chị cấp trên đã nói , công ty ko giới hạn thời gian làm việc , em làm hay ko là tùy ạ . Sau đây là bản hợp đồng cháu đã ký với công ty , nhưng do 1 chị cấp trên của cháu giữ , và để có số tiền 6.400.000đ này , mấy chị cấp trên này cũng đã thuyết phục cháu cắm cmtnd và thẻ sinh viên để vay được ạ . Sau đây là bản hợp đồng ạ . Thien ngọc minh uy Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số: ...... Độc lập - tự do - hạnh phúc HỢP ĐỒNG BÁN HÀNG ĐA CẤP (bán đúng giá công ty quy định) - căn cứ vào nhu cầu thực tiễn của 2 bên - Căn cứ vào luật cạnh tranh - Căn cứ vào Nghị định110/2005/NĐ-CP ngày 24/08/2005 của Chính Phủ - Căn cứ Thông tư số 19/2005/TT - BTM ngày 08/11/2005 của Bộ Thương Mại Bên A: Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy Địa chỉ: số 15 - Ngõ 251 Phố Mai Dịch - Phường Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội Điện Thoại: 04.3769605....................fax: 04.37635231 Người đại diên theo pháp luật của doanh nghiệp: PENG HAI TAO Chức vụ: Giám đốc Bên B: Người tiếp thị (hay còn gọi là chuyên viên kinh doanh - gọi tắt là CVKD) Họ và tên: N T L ............Nam/nữ: NỮ Nguyên quán: .....................Năm sinh:...... Hô khẩu thường trú:...................ĐTLL........................ Nơi đăng kí tạm trú:................................................... Số CMND hoặc hộ chiếu:............................Ngày cấp:............Nơi cấp.................. Số GPLĐ(dành cho người nước ngoài):............................................................... MSTT: Họ tên người giới thiệu: Trịnh Thị H .....MSNGT: .... Số CMND: ....................ĐTLL: ...... Hai bên thỏa thuận cùng kí kết hợp đồng này với các điều khoản sau: ĐIỀU 1: Điều kiện tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp -là công dân từ 18 tuổi trở ên và có đủ năng lực hành vi dân sự -Không thuộc đối tượng bị cấm tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp theo mục 2, điều 4 của Nghị định110/2005/NĐ-CP /> -Phải kí kết hợp đồng bán hàng đa cấp với Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh uy -Mua tài liệu nghiệp vụ của công ty (không bắt buộc) ĐIỀU II: Trách nhiệm bên A -Có trách nhiệm xây dựng và công bố công khai "cách thức trả thưởng" và "Quy tắc hoạt động" của Công ty và CVKD -Có trách nhiệm cung cấp tài liệu cho CVKD về các nội dung: Chương trình bán hàng; chương trình đào tạo; Quy tắc hoạt động và trách nhiệm của CVKD; Điều kiện và quyền lợi để có được lợi ích mà CVKD có thể có được bằng việc tiếp thịhay trực tiếp bán hàng hóa; -Bảo đảm tính trung thực và độ chính xác của các thông tin cung cấp cho CVKD -Đảm bảo chất lượng của hàng hóa được bán. -Khấu trừ hộ tiền thuế thu nhập cá nhân của CVKD và người tiêu dùng theo quy định tại điều a, khoản b, mục 1, điều 12 của Nghị định 110/2005 NĐ-CP -có trách nhiệm bồi thường cho CVKD để nộp vào Ngân sách nhà nước trước khi trả thù lao cho CVKD -Chỉ trả thù lao cho CVKD (nếu có phát sinh) ngay trong tháng kế tiếp đối với các CVKD thực hiện nghiệp vụ bán hàng và trả thù lao cách tháng cho các CVKD thực hiện nghiệp vụ mua đi bán lại. ĐIỀU III: Quyền lợi và Nghĩa Vụ của bên B -CVKD không phải là nhân viên của công ty TNMU theo quy định luật lao động Việt Nam, việc ký kết HĐBHĐC này không cho phép CVKD đại diện Công ty TNMU đưa ra những giải thích cũng như mượn danh Công ty TNMU để thực hiện mục đích cá nhân. -CVKD phải tìm hiểu nguồn gốc, chủng loại, chất lượng giá cả, công dụng, cách thức sử dụng hàng hóa được niêm yết tại Công ty, chi nhánh và các đại lý. -Phạm vi bảo hành sản phẩm phụ thuộc vào chủng loại và tính đặc thù của sản phẩm, CVKD có trách nhiệm tìm hiểu trước khi tiêu thụ -CVKD cam đoan giới thiệu, tiếp thị sản phẩm, đúng theo hướng dẫn sử dụng của Công ty. -CVKD không được sử dụng mạng lưới bán hàng của Công Ty TNMU cũng nhưnhững thông tin cá nhân của khách hàng để quảng cáo và tiếp thị những sản phẩm khác, CVKD phải giữ bí mật những thông tin liên quan đến hoạt động của công ty TNMU, không cung cấp những thông tin này cho bất kì ai hoặc tổ chức nào. -CVKD được cấp thẻ CVKD theo mẫu quy định và sử dụng thẻ theo quy định đối với người sử dụng thẻ. -Hợp đồng này được ký kết giữa Công ty với cá nhân tham gia do đó không được phép chuyển nhượng, chuyển giao cho cá nhân khác. ĐIỀU IV: Quy định về việc mua lại hàng hóa khi chấm dứt hợp đồng. - Đối với các CVKD thực hiện nghiệp vụ mua hàng đi bán lẻ, trong trường hợp muốn chấm dứt hợp đồng tiếp thị này, có thể yêu cầu công ty cho trả hàng trong thời hạn 30 ngày kẻ từ ngày mua hàng và được nhận lại tối thiểu 90% giá bán của hàng hóa sau khi đã khấu trừ các chi phí và quản lí hành chính. Ngoài ra, CVKD có nghĩa vụ phải hoàn trả lại toàn bộ các khoản thù lao, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác đã nhận từ việc mua lô hàng nói trên của CÔng ty. -Đối với các chuyên viên kinh doanh không mua hàng từ công ty để đi bán lẻ, mà chỉ giới thiệu và hướng dẫn người tiêu dùng đến mua và nhận hàng trực tiếp tại kho của Công ty, sẽ không áp dụng quy định này khi chấm dứt hợp đồng -Đối với khách hàng là người tiêu dùng trực tiếp( mua hàng tại công ty hoặc mua qua CVKD), Công ty thực hiện chế độ trả hàng hoặc đổi hàng trong thời hạn 05 ngày kẻ từ ngày mua hàng. -Khách hàng, CVKD chỉ được đổi hàng khi giá trị hàng hóa của lần đổi sau bằng hoặc lớn hơn giá trị mua ban đầu, đồng thời phải chịu 5% chi phí thủ tục hành chính cho việc đổi hàng đó -Mọi hàng hóa chỉ được đổi hoặc trả khi có thể bán lại thoe mục đích sử dụng ban đầu, đồng thời còn nguyên hình trạng ban đầu, chưa qua sử dụng, không trầy xước bong tróc, khôn móp méo, cũ kỹ, mất màu...cả phần sản phẩm lẫn bao bì. Đối với những hàng hóa mua vào thời điểm khuyến mãi hoặc những chương trình mang tính kích cầu sẽ không được đổi - trả theo quy định trên ĐIỀU V: Thời hạn HĐ và quy định về chấm dứt hợp đồng -Mỗi bên được đơn phương chấm dứt HĐ BHĐC sau 7 ngày kẻ từ ngày gửi thông báo bằng văn bản cho bên kia. - Trong vòng 12 tháng liên tiếp nếu cá nhân CVKD không tiêu thụ được hàng hóa thì Hợp đồng này sẽ tự động chấm dứt mà không cần thông báo trước. -Khi chấm dứt hợp đồng, công ty có trách nhiệm thanh toán khoản thù lao mà CVKD tiêu thụ và bán được trong tháng đó. CVKD có trách nhiệm hoàn trả lại tất cả những giấy tờ, hồ sơ liên quan đến công ty, đồng thời không được mượn danh nghĩa CVKD để làm bất kỳ việc gì. -Thời hạn Hợp Đồng được tính từ ngày ký......cho đến ngày.....Nếu sau 60 ngày kểtừ ngày hết thời hạn hợp đồng mà CVKD không đến kí kết hợp đồng mới thì hợp đồng cũ coi như chấm dứt mà không cần thông báo. ĐIỀU V: Điều khoản chung - Công ty được quyền thay đổi, điều chỉnh các Quy định, Cách thức trả thưởng cũng như kê hoạch - chiến lược kinh doanh của công ty theo Quy định của pháp luật hiện hành. - Hai bên cam kết thực hiện đúng các điều khoản đã quy định trong Hợp đồng. Trường hợp có tranh chấp thì cùng nhau bàn bạc giải quyết trên tinh thần tựnguyện. Nếu không thống nhất được thì phải nhờ đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo luật định. - Hợp đồng được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ một bản có giá trị pháp lí nhưnhau. bên A Bên B Xin luật sư trả lời cháu sớm ạ , bởi vì giờ vẫn trong thời hạn cháu có thể hủy hợp đồng .
Hình thức lừa đảo đầu tư tài chính trên mạng khiến người dân mất hàng chục tỷ đồng
Tham gia đầu tư tài chính trên mạng, người dân bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản lên đến vài tỷ đồng. Bài viết sẽ đề cập đến thủ đoạn và khung hình phạt của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản để người dân nắm rõ. Theo Báo điện tử VTV đưa tin, thời gian gần đây, Công an TP Hà Nội liên tiếp nhận đơn trình báo người dân về việc bị lừa số tiền từ vài tỷ đồng cho đến hàng chục tỷ đồng, vì tham gia đầu tư tài chính trên mạng. Thậm chí có nạn nhân bị lừa nhiều nhất 57 tỷ đồng. Hình thức lừa đảo Theo đó, được biết các đối tượng thường sử dụng phương thức "đầu tư tài chính" dựa trên mô hình kinh doanh đa cấp nhưng biến tướng. Hình thức phổ biến nhất là lôi kéo tham gia đầu tư tiền ảo trên các sàn giao dịch. Theo cơ quan công an, lừa đảo tài chính là loại lừa đảo quy mô nhất trong các loại lừa đảo, vì độ phức tạp cũng như độ hiểu biết luật của các đối tượng. Nhiều người bị lừa vẫn không biết mình bị lừa như thế nào. Trung tá Nguyễn Thành Chung, Phó Trưởng phòng 4, Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an, cho biết: Thời gian qua, nhiều vụ việc, vụ án liên quan đến lừa đảo, đầu tư tài chính trên không gian mạng, cũng như vụ việc liên quan đến lừa đảo tiền ảo, tiền mã hóa đã xảy ra, gây thiệt hại lớn về tài sản, gây bức xúc trong nhân dân. Một số phương thức, thủ đoạn lừa đảo phổ biến có thể kể đến như: kinh doanh đa cấp tiền ảo, tiền mã hóa biến tướng trên không gian mạng nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, lừa đảo thông qua hoạt động của các sàn giao dịch ngoại hối, quyền chọn nhị phân... Đáng chú ý, trong giai đoạn giá của một số đồng tiền mã hóa, tiền ảo tăng trong thời gian qua cũng là thời điểm các đối tượng phạm tội tăng cường hoạt động quảng cáo, lôi kéo, dụ dỗ người dân tham gia vào hoạt động kinh doanh, giao dịch mua bán tiền ảo, tiền mã hóa trên không gian mạng thông qua các sàn giao dịch, các website đối tượng đưa ra. Mục đích cuối cùng là nhằm chiếm đoạt tài sản của nhà đầu tư. Chỉ số giá trên các sàn giao dịch cũng như trang web giao dịch do các đối tượng thiết lập có thể được các đối tượng điều chỉnh theo hướng có lợi cho các đối tượng. Tham khảo: Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản Truy cứu TNHS tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Theo đó, căn cứ Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a, c Khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về mức phạt cho tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cụ thể: Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2-50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: - Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; - Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật Hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; - Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; - Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; Mức phạt cao nhất của tội này có thể bị phạt tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01-05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác bị xử phạt hành chính như thế nào? Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau: Phạt tiền từ 2-3 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản; - Công nhiên chiếm đoạt tài sản; - Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; - Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản; - Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Mức phạt cao nhất cho Hành vi này có thể đến 05 triệu đồng. Ngoài ra, còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: - Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; - Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính. Biện pháp khắc phục hậu quả đối với tội này là: - Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; - Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép; - Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Bảo vệ người tiêu dùng dễ bị tổn thương theo quy định mới từ 01/7/2024
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) vừa được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ V đã bổ sung tổ chức tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đồng thời quy định rõ hơn về Quyền của người tiêu dùng và có hiệu lực từ ngày 01/7/2024. Theo đó, một số quy định mới tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 như sau: (1) Bảo vệ quyền lợi cho đối tượng người tiêu dùng dễ bị tổn thương Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương là quy định mới, thể hiện rõ nét chủ trương, chính sách nhân văn của Nhà nước và Chính phủ trong việc bảo vệ toàn diện quyền lợi chính đáng của người dân. Theo đó, Luật đã xác định rõ các nhóm người tiêu dùng dễ bị tổn thương, bao gồm: - Người cao tuổi; - Người khuyết tật; - Trẻ em; - Người dân tộc thiểu số; - Người sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; - Phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi; - Người bị bệnh hiểm nghèo và thành viên hộ nghèo theo quy định của pháp luật. Như vậy, để tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương, Luật quy định một số trách nhiệm cụ thể của tổ chức, cá nhân kinh doanh, trong đó nổi bật là trách nhiệm áp dụng cơ chế giải quyết khiếu nại, tranh chấp theo quy định của pháp luật phù hợp với từng đối tượng người tiêu dùng dễ bị tổn thương. Xem bài viết liên quan: Thông qua 8 luật tại Quốc hội khóa XV kỳ họp thứ 5 ngày 17/7/2023 (2) Phương thức giải quyết tranh chấp Luật bổ sung quy định về quyền của người tiêu dùng yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh thương lượng hoặc quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hỗ trợ thương lượng khi quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Về giải quyết tranh chấp tại tòa án, Luật sửa đổi lần này đã khẳng định rõ vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chỉ cần có giá trị giao dịch dưới 100 triệu đồng là được giải quyết theo thủ tục rút gọn mà không cần đáp ứng bất cứ điều kiện nào khác. Tòa án giải quyết theo trình tự, thủ tục quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật Tố tụng Dân sự. Việc áp dụng thủ tục rút gọn đối với các vụ việc có giá trị nhỏ; đối với vụ việc có giá trị xác định nhằm bảo đảm tiết kiệm chi phí, nguồn lực xã hội để giải quyết các vụ việc có giá trị không lớn, góp phần tạo niềm tin cho người tiêu dùng và nâng cao ý thức pháp luật một cách hiệu quả cho tổ chức, cá nhân kinh doanh. Ngoài ra, Luật bổ sung quy định về tiền bồi thường thiệt hại trong vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cụ thể như sau: Trong trường hợp không xác định được đối tượng thụ hưởng, tiền bồi thường thiệt hại trong vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vì lợi ích công cộng do tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khởi kiện được sử dụng để phục vụ cho các hoạt động chung vì quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của Chính phủ. (3) Bổ sung một số các hành vi bị cấm Luật bổ sung một số hành vi bị cấm, trong đó, bao gồm hành vi bị cấm đối với tổ chức, cá nhân bán hàng đa cấp; tổ chức, cá nhân kinh doanh thiết lập, vận hành, cung cấp dịch vụ nền tảng số như: - Cấm thực hiện hành vi không thông báo trước, không công khai cho người tiêu dùng việc tài trợ cho người có ảnh hưởng dưới mọi hình thức để sử dụng hình ảnh, lời khuyên, khuyến nghị của người này nhằm xúc tiến thương mại hoặc khuyến khích người tiêu dùng mua, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; - Cấm thực hiện hành vi ngăn cản người tiêu dùng kiểm tra về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; - Cấm hành vi yêu cầu người tiêu dùng phải mua thêm sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ như là điều kiện bắt buộc để giao kết hợp đồng trái với ý muốn của người tiêu dùng. Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) gồm 7 chương, 80 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024. Xem bài viết liên quan: Thông qua 8 luật tại Quốc hội khóa XV kỳ họp thứ 5 ngày 17/7/2023
Mua hàng hoá từ công ty đa cấp có thể trả lại được hay không?
Tại Điều 47 Nghị định 40/2018/NĐ-CP quy định về trả lại, mua lại hàng hóa như sau: 1. Người tham gia bán hàng đa cấp có quyền trả lại hàng hóa đã mua từ doanh nghiệp bán hàng đa cấp, bao gồm cả hàng hóa được mua theo chương trình khuyến mại, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận hàng. 2. Hàng hóa trả lại phải đáp ứng các điều kiện sau đây: a) Hàng hóa còn nguyên bao bì, tem, nhãn; b) Kèm theo hóa đơn mua số hàng hóa được yêu cầu trả lại. 3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày người tham gia bán hàng đa cấp có yêu cầu trả lại hàng hóa hợp lệ, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm mua lại các hàng hóa đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này và hoàn trả theo mức thỏa thuận với người tham gia bán hàng đa cấp nhưng không thấp hơn 90% số tiền mà người tham gia bán hàng đa cấp đã trả để nhận số hàng hóa đó. 4. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có quyền khấu trừ tiền hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác mà người tham gia bán hàng đa cấp đã nhận từ việc mua số hàng hóa bị trả lại theo quy định tại Điều này. 5. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có quyền thu lại từ những người tham gia bán hàng đa cấp khác tiền hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác đã nhận liên quan đến số hàng hóa bị trả lại theo quy định tại Điều này. 6. Trường hợp hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp chấm dứt, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm mua lại hàng hóa đã bán cho người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này. Như vậy, khi hàng hóa còn nguyên vẹn bao bì, tem, nhãn và có kèm theo hóa đơn mua số hàng hóa được yêu cầu trả lại thì cá nhân mua hàng hóa đa cấp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận hàng có yêu cầu trả lại hàng hóa hợp lệ thì doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm mua lại các hàng hóa đó và hoàn trả theo mức thỏa thuận với người tham gia bán hàng đa cấp nhưng không thấp hơn 90% số tiền mà người tham gia bán hàng đa cấp đã trả để nhận số hàng đó.
Rủi ro khi tham gia sàn đầu tư tài chính theo mô hình đa cấp
Qua rà soát trên các phương tiện Internet, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (CT&BVNTD) thu thập được nhiều thông tin quảng cáo, kêu gọi đầu tư tài chính thông qua các sàn đầu tư tài chính, đặc biệt là hình thức đầu tư Thị trường ngoại hối (Foreign Exchange hay Forex) và Đầu tư quyền chọn nhị phân (Binary Options hay BO). Đánh giá các nội dung quảng cáo này, Cục CT&BVNTD nhận thấy mô hình hoạt động của một số sàn đầu tư tài chính này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho người tham gia, cụ thể: 1. Rủi ro về mặt tài chính Mọi giao dịch của người tham gia đều thông qua tài khoản được mở trên hệ thống Internet mà không có cơ quan quản lý tại Việt Nam cấp phép, trong trường hợp nếu có các vấn đề rủi ro liên quan đến hệ thống thì kết quả đầu tư của người tham gia đều không được đảm bảo. Ngoài ra, tiền người tham gia nộp vào hệ thống là tiền thật trong khi những lợi ích hay hoa hồng được ghi nhận trên hệ thống là các loại tiền ảo hay ví điện tử, những loại tiền ảo và ví điền tử này đều không được cơ quan quản lý nhà nước thừa nhận là công cụ thanh toán hợp pháp. Cục CT&BVNTD đã có nhiều cảnh báo cho người dân liên quan đến những hình thức tương tự. Mặt khác, nhà đầu tư còn bị những rủi ro khác khi tham gia các sàn đầu tư tài chính kiểu này như: lộ bí mật thông tin cá nhân, bị lừa đảo do một số sàn huy động tài chính lừa đảo bằng cách sửa lệnh hệ thống (nhà đầu tư nghĩ là mình đang đầu tư theo lệnh thị trường, song thực tế là đánh với sàn, luôn luôn bị sàn cho thua) hoặc thậm chí khi số người tham gia nộp tiền đủ nhiều, sàn cũng sẽ tự… biến mất. 2. Rủi ro về mặt pháp lý Rất nhiều các sàn đầu tư tài chính này có dấu hiệu lôi kéo người tham gia bằng hình thức trả thưởng, hoa hồng cho việc mời thêm thành viên tham gia đầu tư theo nhiều cấp nhiều nhánh, có dấu hiệu của việc kinh doanh theo phương thức trái phép, ví dụ: Forex Liber, AFGold, Bitomo… Dấu hiệu kinh doanh theo phương thức đa cấp trái phép của Sàn AF GOLD Dấu hiệu kinh doanh theo phương thức đa cấp trái phép của Sàn Bitono Theo quy định của Nghị định 40/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp (Nghị định 40/2018/NĐ-CP), mọi hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp với đối tượng không phải là hàng hóa đều bị cấm (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác), theo đó các sàn đầu tư tài chính trên đều không được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của Nghị định 40/2018/NĐ-CP. Do đó, các tổ chức cá nhân tham gia, vận động người tham gia đầu tư thông qua các sàn đầu tư tài chính này đều có thể bị xử lý hình sự (xử phạt tới 5 tỷ đồng hoặc 5 năm tù giam theo Điều 217a Bộ Luật Hình sự về Tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp). Lưu ý: (1) Kinh doanh đa cấp là hoạt động kinh doanh sử dụng mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh, trong đó, người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác từ kết quả kinh doanh của mình và của những người khác trong mạng lưới. Hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp phải được đăng ký theo quy định của Nghị định số 40/2018/NĐ-CP. (2) Theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 40/2018/NĐ-CP, hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp chỉ được thực hiện đối với hàng hóa. Mọi hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp với đối tượng không phải là hàng hóa đều bị cấm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Một số loại hàng hóa sau không được kinh doanh theo phương thức đa cấp gồm: - Thuốc; trang thiết bị y tế; các loại thuốc thú y (bao gồm cả thuốc thú y thủy sản); thuốc bảo vệ thực vật; hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn hạn chế sử dụng và cấm sử dụng trong lĩnh vực gia dụng và y tế và các loại hóa chất nguy hiểm; - Sản phẩm nội dung thông tin số. (3) Các tổ chức cá nhân trên có dấu hiệu kinh doanh theo phương thức đa cấp khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp và có thể bị xử lý hình sự với mức phạt tới 5 tỉ đồng hoặc 5 năm tù giam (Điều 217a Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi năm 2017). Trường hợp phạm tội có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý theo Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trường hợp phạm tội có yếu tố sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thì bị xử lý theo Điều 290 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 về Tội danh sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, cụ thể về Lừa đảo trong thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp. Theo Cục cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng
Những hành vi bị cấm trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp?
Bên gia đình em có người thân nghi ngờ bị dính vào đa cấp lừa. Họ đã phải đóng rất nhiều tiền vào công ty này. Cho em hỏi những hành vi bị cấm trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp và bây giờ gia đình em phải làm sao ạ?
Chào mọi người. Hiện mình đang tìm hiểu về hoạt động đa cấp cũng như thủ tục pháp lý liên quan đến hoạt động này. Mong có thể nhận được những chia sẻ của mọi người. Xin cảm ơn!
Có đòi lại được tiền từ đa cấp không?
Em là sinh viên năm 2, cuối năm nên tính đi làm thêm kiếm chút thu nhập. Theo tin tuyển dụng trên facebook, e xin vô làm cho một cơ sơ kinh doanh. Mặc dù, lúc đầu e thấy nghi vấn là một công ty đa cấp, nhưng chính sự nhiệt tình và mềm lòng của em mà đã lỡ sa vào con đường này. Đầu tiên, e đóng 120k để mua bộ công cụ sản phẩm. Và ngày tiếp theo, kêu e đóng 9.090k để mua sản phẩm của công ty để chính thức trở thành nhân viên kinh doanh và hứa giúp e thu hồi vốn cách nhanh nhất. Em không có tiền, và a quản lí kêu e có thể cầm xe máy và đánh vào tâm lí bản lĩnh của e. Và rồi e cầm xe thật để nộp tiền vào đó, tuy nhiên lại không đưa e giữ hóa đơn với lí do cầm về lỡ bạn bè thấy sẽ nghỉ sai. Em ngu muội, cả tin vào những lời đường ngọt, tuy nhiên e vẫn chưa nhận được sản phẩm. Ngày hôm sau, chị hướng dẫn kêu em viết bản cam kết nói rằng số tiền nộp vào là tự nguyện. Em thực sự rất hối hận và buồn bã. Em biết mình đã bị lừa rồi, nhưng giờ e không biết mình phải làm sao để lấy lại số tiền đó. Xin luật sư tư vấn giúp e ạ.
Luật sư cho e hỏi là: Cách đây 2 hôm mình có 1 người bạn giới thiệu đi làm rồi dẫn mình đến văn phòng các kiểu. Rồi tư vấn cho mình đủ thứ chuyện với giới thiệu mức lương ưu đãi.Nch đc 1 lúc thì chị kia kêu nếu e làm thì anh chị sẽ giúp đỡ này nọ rồi nhờ người giúp e cắm cmnd 8tr đóng cho họ chỉ cầm về phiếu lấy thuốc thì liệu có gọi là lừa đảo hay liên quan gì tới luật pháp k ạ
Điều kiện đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp
Doanh nghiệp Việt Nam được đăng ký kinh doanh đa cấp khi đáp ứng các điều kiện sau: - Chưa từng bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp; - Có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên; - Thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, chủ sở hữu đối với doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên, cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không bao gồm tổ chức hoặc cá nhân từng giữ một trong các chức vụ nêu trên tại doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp; - Ký quỹ một khoản tiền tương đương 5% vốn điều lệ nhưng không thấp hơn 10 tỷ đồng tại một ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. - Có mẫu hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, quy tắc hoạt động, kế hoạch trả thưởng, chương trình đào tạo cơ bản rõ ràng, minh bạch; - Có hệ thống công nghệ thông tin quản lý mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp, trang thông tin điện tử để cung cấp thông tin về doanh nghiệp và hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp; - Có hệ thống thông tin liên lạc để tiếp nhận, giải quyết thắc mắc, khiếu nại của người tham gia bán hàng đa cấp. Doanh nghiệp này nộp hồ sơ đăng ký về Bộ Công thương để Bộ Công thương thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp. Chi phí thẩm định hồ sơ là 5.000.000 đồng/01 lần thẩm định. Xem tại: Nghị định 40/2018/NĐ-CP và Thông tư 156/2016/TT-BTC
Lý giải tại sao đa cấp rất ít bị pháp luật "sờ gáy"
Sắp đến thời điểm chuyển giao vào mùa hè – thời điểm mà nhiều sinh viên sẽ chọn đi làm để kiếm chút tiền lương. Vì thế đây cũng thường là thời điểm mà tình trạng đa cấp lôi kéo các sinh viên hoặc những người nhẹ dạ cả tin nhiều hơn. Tuy vậy một điều mà có lẽ mọi người vẫn thường thắc mắc, tại sao các công ty đa cấp rất ít khi bị “sờ gáy” bởi pháp luật? Đầu tiên, hãy điểm qua đa cấp hoạt động như thế nào? Kinh doanh đa cấp (MLM – Multi-level Marketing) hay bán hàng đa cấp (tên gọi thông dụng tại Việt Nam) là một hình thức bán hàng trực tiếp trong đó việc lưu hành, bán và phân phối sản phẩm được thực hiện qua qua một mô hình nhiều tầng bao gồm những cá nhân hoạt động riêng biệt, họ có thể mua hàng trực tiếp tại công ty mà không phải thông qua các đại lý hay cửa hàng bán lẻ. Bản chất những cá nhân này không phải là nhân viên của công ty, họ chỉ là đối tác phân phối hàng hóa cho công ty mà thôi. Nhiệm vụ của họ là giới thiệu, bán hàng sản phẩm tới người tiêu dùng và nhờ vào việc đó họ sẽ có lợi nhuận từ hoa hồng bán sản phẩm. Ngoài ra, họ có nhiệm vụ giúp đỡ những người khác cùng tham gia doanh nghiệp MLM, dạy họ cách xây dựng mạng lưới phân phối viên của riêng mình, mạng lưới đó thường được gọi là downline (tuyến dưới). Ngoài thu nhập từ hoa hồng bán sản phẩm, họ còn nhận được hoa hồng từ mạng lưới tuyến dưới, tiền thưởng nếu đạt doanh số => Có thể thấy việc đa cấp biến tướng xuất phát từ mô hình kim tự tháp của “người đứng đầu”. Lý do là hoạt động kinh doanh chân chính sẽ thu lợi nhuận từ doanh thu sản phẩm chứ không phải là kêu nhiều người tham gia để thu lại khoảng phí “đặt cọc”. Hơn nữa các hình thức tiếp thị sản phẩm này thường sẽ bị thổi phồng quá công dụng của nó, thường ẩn dưới vỏ bọc là các sản phẩm chức năng hoặc các khóa học đào tạo. Tuy vậy hoạt động kinh doanh đa cấp không bị pháp luật nước ta cấm. Cụ thể hơn theo Khoản 11 Điều 3 Luật thương mại 2005 quy định rằng việc bán hàng đa cấp là hợp pháp khi: ● Việc tiếp thị để bán lẻ hàng hóa được thực hiện thông qua mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau; ● Hàng hóa được người tham gia bán hàng đa cấp tiếp thị trực tiếp cho người tiêu dùng tại nơi ở, nơi làm việc của người tiêu dùng hoặc địa điểm khác không phải là địa điểm bán lẻ thường xuyên của doanh nghiệp hoặc của người tham gia; ● Người tham gia bán hàng đa cấp được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả tiếp thị bán hàng của mình và của người tham gia bán hàng đa cấp cấp dưới trong mạng lưới do mình tổ chức và mạng lưới đó được doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấp thuận. Như vậy hình thức kinh doanh đa cấp chỉ sai khi có các hành vi gian dối, không đúng với các quy định trên. Tuy nhiên các hành vi trên thường bị che giấu dưới các hình thức như hoa hồng được sinh ra do lôi kéo người khác, cung cấp thông tin sai lệch về sản phẩm để thu được một khoản tiền lớn hơn... Tất cả đều được thực hiện rất tinh vi và đa phần những người khi biết mình bị lừa gạt vào đường dây đa cấp đều “cắn răng” chấp nhận mà không báo với cơ quan chức năng, vì lẽ đó mà vấn nạn này ngày qua ngày vẫn liên tục mọc lên mà không có sự kiểm soát. Vậy tại sao các công ty đa cấp vẫn mọc tràn lan? Lý giải điều này theo mình có rất nhiều nguyên nhân, có thể điểm qua vài ý kiến sau: Kinh doanh đa cấp nhưng không tiến hành đăng ký nhận giấy phép để lách luật, không chịu sự điều chỉnh của luật về bán hàng đa cấp. Sau đó khi đã có rất nhiều “con mồi” bị dụ dỗ thì họ lợi dụng mô hình biến tướng của hình thức này là việc di chuyển địa bàn kinh doanh liên tục, đăng ký kinh doanh ở tỉnh này nhưng sang tỉnh khác hoạt động. Những nạn nhân khi phát hiện cũng không biết nơi nào để tìm. Kinh doanh theo hình tháp ảo, không bán hàng, chỉ mời người vào mạng lưới. Hoa hồng thu được là do phần tiền phí mà người mới vào đóng hoặc có bán hàng nhưng quảng cáo sai sự thật, thực hiện sai những nội dung trong đề án. Đa phần trường hợp này người tham gia vào mạng lưới chỉ có cách âm thầm tự rời khỏi vì chính ho5 chấp nhận những việc trên để kiềm được nhiều tiền hơn. Các công ty đa cấp cho kí các hợp đồng “ma” với điều khoản ràng buộc vô lý khiến người tham gia giao dịch lo sợ những chế tài trong hợp đồng ấy, tứ đó không dám tố cáo lên cơ quan chức năng mà chỉ lo thực hiện nội dung giao kết. Kết: Tuy vậy, hiện nay pháp luật ta đã có những dự thảo về việc quy định cụ thể hơn về vấn đề kinh doanh đa cấp, do đó có thể trong tương lai hình thức này sẽ tiếp tục hoạt động núp bóng dưới dạng khác với những nguyên nhân mình liệt kê bên trên. Vì thế ngay từ bây giờ mọi người nên trang bị những kiến thức cơ bản và hãy tỉnh táo khi đăng kí việc làm với một doanh nghiệp bất kì, đừng để “đồng tiền” lôi kéo chúng ta vào con đường phạm pháp ấy. Mọi người có thể tham khảo thêm các căn cứ pháp lý có liên quan bên dưới để nắm bắt thông tin về vấn đề trên: Luật cạnh tranh 2004 Nghị định 110/2005/NĐ-CP quy định về quản lý bán hàng đa cấp
Điểm mới trong quản lý kinh doanh theo phương thức đa cấp
Vừa qua Chính phủ đã ban hành Nghị định 40/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp sẽ có hiệu lực từ ngày 2/5/2018 để thay thế cho Nghị định 42/2014/NĐ-CP trước đây. Nghị định gồm 61 Điều với 8 Chương, quy định về hoạt động, quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp. Nghị định 40/2018/NĐ-CP có một số điểm mới đáng lưu ý được tổng hợp như sau: 1. Thay đổi đối tượng không được kinh doanh theo phương thức đa cấp - Bỏ nội dung: Hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp phải đáp ứng các quy định của pháp luật có liên quan. - Thêm đối tượng là sản phẩm nội dung thông tin số. - Không còn quy định đối tượng hàng hóa thuộc các danh mục cấm, hạn chế kinh doanh, bị áp dụng biện pháp khẩn cấp phải thu hồi, cấm lưu thông hoặc tạm ngưng hoạt động. (Căn cứ: Khoản 4 Điều 5 Nghị định 40/2018/NĐ-CP) 2. Quy định mô tả cụ thể và thể hiện vai trò quản lý chặt chẽ hơn của Nhà nước đối với cả doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức đa cấp và người tham gia bán hàng đa cấp như: - Đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp, có thêm những quy định mới về việc cấm: + Cung cấp thông tin gian dối về kế hoạch trả lương, về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp; + Thực hiện khuyến mại sử dụng mạng lưới gồm nhiều cấp, nhiều nhánh mà trong đó người tham gia chương trình khuyến mãi có nhiều hơn một vị trí, mã số hoặc các hình thức tương đương khác; + Tổ chức các hoạt động trung gian thương mại theo quy định của pháp luật thương mại nhằm phục vụ cho việc duy trì, mở rộng và phát triển mạng lưới bán hàng đa cấp; + Tiếp nhận hoặc chấp nhận đơn hoặc bất kỳ hình thức văn bản nào khác của người tham gia bán hàng đa cấp, trong đó người tham gia bán hàng đa cấp tuyên bố từ bỏ một phần hoặc toàn bộ quyền của mình theo quy định của Nghị định này hoặc cho phép doanh nghiệp không phải thực hiện nghĩa vụ đối với người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định của Nghị định này; + Không sử dụng hệ thống quản lý người tham gia bán hàng đa cấp đã đăng ký với cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp để quản lý người tham gia bán hàng đa cấp.”. * Bổ sung hành vi thực hiện bán hàng đa cấp tại địa phương nơi doanh nghiệp chưa được cấp xác nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương. * Ngoài ra còn bổ sung thêm hành vi bị cấm trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp + Cấm tổ chức, cá nhân kinh doanh theo phương thức đa cấp, tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo, giới thiệu về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp của mình hoặc của tổ chức, cá nhân khác khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. + Cấm cá nhân tham gia vào hoạt động của tổ chức, cá nhân kinh doanh theo phương thức đa cấp chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Hiện tại: Không quy định nội dung này (Căn cứ: Khoản 1, Điều 5; Điểm e, Khoản 2 Điều 5 Nghị định 40/2018/NĐ-CP) 3. Bổ sung điều kiện đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp - Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam - Có mẫu hợp đồng bán hàng đâ cấp - chương trình đào tạo rõ ràng, minh bạch - Có hệ thống công nghệ thông tin quản lý mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp, trang thông tin điện tử để cung cấp thông tin về doanh nghiệp và hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp; - Có hệ thống thông tin liên lạc để tiếp nhận, giải quyết thắc mắc, khiếu nại của người tham gia bán hàng đa cấp. Hiện tại: Không quy định những nội dung này (Căn cứ: Khoản 1 Điều 7 Nghị định 40/2018/NĐ-CP) 4. Bổ sung quy định về thông tin GCNĐK hoạt động bán hàng đa cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp bao gồm các nội dung sau: Tên doanh nghiệp; thông tin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có): Mã số doanh nghiệp, nơi cấp, ngày cấp lần đầu, ngày thay đổi lần gần nhất; địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại, số fax, website, email; thông tin người đại diện theo pháp luật: Họ tên, quốc tịch, thông tin chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu, chức vụ, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú/nơi đăng ký lưu trú; phạm vi hàng hóa được phép kinh doanh theo phương thức đa cấp. Hiện tại: Không quy định những nội dung này (Căn cứ: Khoản 3 Điều 8 Nghị định 40/2018/NĐ-CP) 5. Bổ sung quy định về hồ sơ đề nghị cấ GCNĐK họa động bán hàng đa cấp Hồ sơ bao gồm các tài liệu sau: Đơn đề nghị, bản sao GCĐKDN, 01 bản danh sách kèm theo bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân hợp lệ, 02 bộ tài liệu liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp (gồm mẫu HĐ, kê hoạch trả thưởng,chương trình đào tạo và quy tắc hoạt động), bản chính xác nhận ký quỹ, tài liệu giải trình kỹ thuật về hệ thống công nghệ thông tin quản lý mạng lưới, Tài liệu chứng minh doanh nghiệp có trang thông tin điện tử, Tài liệu chứng minh doanh nghiệp có hệ thống thông tin liên lạc để tiếp nhận, giải quyết thắc mắc, khiếu nại của người tham gia bán hàng đa cấp. Hiện tại: Không quy định những nội dung này (Căn cứ: Điều 9 Nghị định 40/2018/NĐ-CP) 6. Bổ sung quy định về Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp Quy định nêu rõ quy trình để được cấp GCNĐKHĐKD bán hàng đa cấp: Bắt đầu từ việc tiếp nhận hồ sơ sau đó sẽ tiến hành thẩm định. Trường hợp DN không sửa đổi, bổ sung , BCT sẽ thông báo trả hồ sơ và ghi rõ lý do. Trường hợp hồ sơ của doanh nghiệp thì BCT cấp GCNĐK hoạt động đa cấp => công bố lên trang thông tin điện tử, thông báo cho ngân hàng nơi DN ký quỹ và các tài liệu liên quan. Hiện tại: Không quy định những nội dung này (Căn cứ: Điều 10 Nghị định 40/2018/NĐ-CP)
“Đằng sau” IFAN và 15 nghìn tỷ không cánh mà bay
Một dự án thu hút được nhiều nhà đầu tư từ lớn đến nhỏ - IFAN. Huy động đầu tư bằng đồng tiền số, đến thời điểm hiện tại hàng loạt tiếng “kêu cứu” khi 15 nghìn tỷ tàn hình trong phút chốc. *HOẠT ĐỘNG CỦA IFAN: IFAN là đồng coin đầu tiên dành cho thần tượng Âm Nhạc. Tổ chức tạo ra đồng tiền số tích điểm cho ứng dụng liên quan đến showbiz. Bằng cách kêu gọi đầu tư vào đồng tiền IFAN để giải quyết những nhu cầu về fan hâm mộ và thần tượng trong việc thanh toán trực tuyến mua vé biểu diễn nhạc, phim, thanh toán khi xem các video,.. của các ca sĩ, diễn viên. Lợi dụng niềm tin của nhà đầu tư bằng việc quảng bá hình ảnh của các nghệ sĩ nổi tiếng, IFAN đã thành công khi chiếm dụng được đông đảo nguồn vốn đầu tư mà không một yêu cầu giải thích. Ra mắt ứng dụng tạo thu nhập có người nổi tiếng và để chiếm dụng lòng tin của các nhà đầu tư các buổi sự kiện. IFAN phát hành token ra công chúng, đây là khái niệm tiền ảo do chủ đầu tư tạo ra. Sau khi mua token, giá token sẽ tăng dần với các nhà đầu tư đi mới, nhà đầu tư có hai cách để lựa chọn đối với token đã mua hoặc là giữ chờ giá tăng hoặc ủy thác cho vay. Để giữ chân nhà đầu tư tránh thoái vốn, IFAN mở ra các gói cho vay, theo đó lãi suất càng tăng thì số tiền cho vay càng tăng và khi nhà đầu tư cho vay 25.000 USD thì lãi suất sẽ là 57%, thử hỏi với con số này làm sao không chiêu mộ được những nhà đầu tư muốn làm giàu. Sau khi huy động vốn thành công, IFAN lập sàn giao dịch nội bộ, rồi tự tuyên bố dự án thất bại. *IFAN CÓ PHẢI LÀ ĐA CẤP? Quy định tại Điều 3, Nghị định 40/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 02/5/2018 thì Kinh doanh theo phương thức đa cấp là hoạt động kinh doanh sử dụng mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh, trong đó, người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác từ kết quả kinh doanh của mình và của những người khác trong mạng lưới. Tuy nhiên, “hình tháp ảo” hiện nay là kết quả của bán hàng đa cấp bất chính, khi lợi nhuận thật sự không xuất phát từ việc giới thiệu sản phẩm mà là từ việc tuyển mộ các thành viên – IFAN không phải là ngoại lệ. Chiêu dụ các nhà đầu tư bằng khoản lợi nhuận thông qua việc góp vốn với lãi suất cao. Ngoài ra, nếu lôi kéo được người vào hệ thống khách hàng sẽ được hưởng thêm 8% số tiền người mới tham gia. Tuy nhiên, hình thức trả sau đó được IFAN quy đổi dưới dạng tiền số với giá 0,01 USD/ đồng so với 5USD như đã công bố ban đầu. Núp dưới vỏ bọc là “ứng dụng công nghệ blockchain 4.0”, IFAN vận hành theo mô hình “Kim tự tháp” tức là lấy tiền người sau trả cho người trước. Với những cam kết giá trị đồng tiền sẽ tăng lên khi có sự tương tác giữa người nổi tiếng với fan, những người ở cấp cao hơn sẽ tiếp tục chiêu mộ những người khác tham gia vào mô hình đầu tư và hưởng hoa hồng trên số lượng người tham gia đầu tư đó. Hoa hồng giới thiệu mạng lưới sẽ được chia theo cấp độ. IFAN rất “tinh” khi biến tướng đa cấp dưới dạng gọi góp vốn đầu tư trước khi thực hiện dự án thông qua phát hành tiền ảo. Đó là lý do tại sao 32.000 nhà đầu tư đang “dỡ khóc, dỡ cười” và những trang chủ về IFAN cũng từ đó “đổ sập”. Những phủ nhận trách nhiệm của người đứng đầu và số tiền khủng 15 tỷ đã về đâu khi công ty Modern Tech - pháp nhân của các hệ thống tiền số lừa đảo, vẫn im hơi lặng tiếng trước cáo buộc "lừa đảo 15.000 tỷ" vẫn còn là ẩn số. Thông qua sự việc lần này, là hồi chuông cảnh tỉnh cho các nhà đầu tư với những dự án mang tính lợi nhuận cao và tồn tại dưới dạng tiền ảo.
Khung pháp lý nào cho việc kinh doanh đa cấp?
Kinh doanh theo phương thức đa cấp là hình thức kinh doanh thông qua mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau, trong đó, người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác từ hoạt động kinh doanh của mình và của mạng lưới do mình xây dựng. Với phương thức đa cấp, hàng hóa của công ty sẽ đến tận tay người tiêu dùng mà không phải thông qua đại lý, nhưng nhiều Doanh nghiệp kinh doanh đa cấp ở Việt Nam vi phạm nặng nề về nguyên tắc của loại hình kinh doanh này. Nghị định 42/2014/NĐ-CP quy định về những hành vi bị cấm trong hoạt động bán hàng đa cấp: Theo đó, một số hành vi doanh nghiệp kinh doanh đa cấp bị cấm thực hiện như sau: - Yêu cầu người muốn tham gia bán hàng đa cấp phải đặt cọc, đóng tiền, mua hàng hóa mới được tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp. - Cho người tham gia bán hàng đa cấp nhận hoa hồng, tiền thưởng từ việc dụ dỗ người khác tham gia vào mạng lưới đa cấp của mình - Không cam kết cho người tham gia bán hàng đa cấp trả lại hàng hóa và nhận lại khoản tiền đã chuyển cho doanh nghiệp - Cung cấp thông tin sai lệch hoặc gây nhầm lẫn về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, về tính chất, công dụng của hàng hóa, về hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp để dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp - Yêu cầu người tham gia bán hàng đa cấp phải tuyển dụng mới hoặc gia hạn hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp với một số lượng nhất định Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức đa cấp đều vi phạm những điều cấm như trên. Nhưng cho đến nay, các công ty đa cấp và phương thức kinh doanh đa cấp vẫn đang phát triển mạnh. Số lượng người tham gia vào những mạng lưới đa cấp ngày càng đông. Những hành vi này sẽ được xử lý như thế nào khi doanh nghiệp thì trắng trợn “cướp” tiền, còn người dân thì vì lòng tham mà tự nguyện “cho tiền”. Theo Điều 36 Nghị định 71/2014/NĐ-CP, doanh nghiệp thực hiện các hành vi như nêu ở trên có thể bị phạt tiền từ 60 đến 100 triệu đồng. Nghị định còn quy định cụ thể các mức phạt đối với cá nhân và doanh nghiệp vi phạm những điều cấm trong hoạt động kinh doanh đa cấp. Tuy nhiên, pháp luật chưa quan tâm đến việc truy cứu trách nhiệm của những người tham gia trong chuỗi các cấp bán hàng khi có hành vi vi phạm mang tính hệ thống. Cơ chế hoạt động của mạng lưới bán hàng đa cấp có đặc thù là những người tham gia ở các cấp khác nhau có mối liên hệ về tổ chức, hoạt động và lợi ích với nhau. Theo đó, người tham gia ở cấp trên có vai trò tổ chức, điều hành hoạt động và được hưởng hoa hồng, tiền thưởng... từ kết quả bán hàng của những người trong mạng lưới cấp dưới. Như vậy, khi thông tin đưa ra có sai phạm,gian dối, người tham gia cấp trên là đầu mối cung cấp tài liệu cho cấp dưới. Khi áp dụng truy cứu trách nhiệm đối với từng cá nhân là vô cùng khó khăn vì không thể xác định được mức độ vi phạm của từng người. Với những quy định như trên, thực chất không thể khắc phục được những hành vi vi phạm do doanh nghiệp đa cấp gây ra. Vì mỗi một “cú lừa” có thể thu về hàng chục triệu đồng. Việc xử phạt hành chính là quá nhẹ và những quy chế pháp lý như trên không đủ sức điều chỉnh được sự “bùng nổ” của “con đĩa hút máu” mang tên đa cấp.
Hợp đồng với Thiên Ngọc Minh Uy
Xin chào luật sư , cháu có 1 vài vấn đề muốn hỏi luật sư ạ . Cháu mới đồng ý tham gia là chuyên viên kinh doanh của công ty thiên ngọc minh uy , là 1 công ty bán hàng đa cấp . Cháu đã đồng ý mua 1 máy khử ozon để có thể trở thành 1 CVKD ở đó với mức giá là 6.400.000đ , nhưng khi cháu muốn trả lại hàng thì do công ty đang có 1 sự kiện kích cầu là " long phụng hòa ca " nên cháu không thể trả lại hàng . Sự kiện này có ý nghĩa là khi mình ký hợp đồng từ thời điểm 1-6-2012 => 30-6-2012 thì chắc chắn 100% là mình sẽ nhận được 12.000.000đ . Công ty có nói thế này với cháu ạ : " chỉ cần em ký hợp đồng vào thời gian này , sau đó nếu 6 người cũng ký hợp đồng giống em nhưng sau em , thì em sẽ nhận được 500.000đ , nếu 6 người đó cũng nhận được 500.000đ giống em thì em sẽ nhận được 2.500.500đ , nếu 6 người đó cũng nhận được 2.500.000đ thì em sẽ nhận được 9.000.000đ , vậy chắc chắn 100% em sẽ nhận được 12.000.000đ , vấn đề chỉ là thời gian " . Vậy cháu đã ko thể trả lại hàng , nên cháu vẫn đồng ý là CVKD ở đó và ko hủy hợp đồng nữa , nhưng cháu cũng sẽ ko lên công ty làm và chỉ ở nhà chờ thời gian để hưởng số tiền 12.000.000đ đó . Vậy luật sư cho cháu hỏi với bản hợp đồng như ở dưới đây , thì cháu làm như vậy có sao ko ạ , có bị vi phạm hợp đồng ko ạ . Bởi vì lúc đầu mới vào các chị cấp trên đã nói , công ty ko giới hạn thời gian làm việc , em làm hay ko là tùy ạ . Sau đây là bản hợp đồng cháu đã ký với công ty , nhưng do 1 chị cấp trên của cháu giữ , và để có số tiền 6.400.000đ này , mấy chị cấp trên này cũng đã thuyết phục cháu cắm cmtnd và thẻ sinh viên để vay được ạ . Sau đây là bản hợp đồng ạ . Thien ngọc minh uy Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số: ...... Độc lập - tự do - hạnh phúc HỢP ĐỒNG BÁN HÀNG ĐA CẤP (bán đúng giá công ty quy định) - căn cứ vào nhu cầu thực tiễn của 2 bên - Căn cứ vào luật cạnh tranh - Căn cứ vào Nghị định110/2005/NĐ-CP ngày 24/08/2005 của Chính Phủ - Căn cứ Thông tư số 19/2005/TT - BTM ngày 08/11/2005 của Bộ Thương Mại Bên A: Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy Địa chỉ: số 15 - Ngõ 251 Phố Mai Dịch - Phường Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội Điện Thoại: 04.3769605....................fax: 04.37635231 Người đại diên theo pháp luật của doanh nghiệp: PENG HAI TAO Chức vụ: Giám đốc Bên B: Người tiếp thị (hay còn gọi là chuyên viên kinh doanh - gọi tắt là CVKD) Họ và tên: N T L ............Nam/nữ: NỮ Nguyên quán: .....................Năm sinh:...... Hô khẩu thường trú:...................ĐTLL........................ Nơi đăng kí tạm trú:................................................... Số CMND hoặc hộ chiếu:............................Ngày cấp:............Nơi cấp.................. Số GPLĐ(dành cho người nước ngoài):............................................................... MSTT: Họ tên người giới thiệu: Trịnh Thị H .....MSNGT: .... Số CMND: ....................ĐTLL: ...... Hai bên thỏa thuận cùng kí kết hợp đồng này với các điều khoản sau: ĐIỀU 1: Điều kiện tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp -là công dân từ 18 tuổi trở ên và có đủ năng lực hành vi dân sự -Không thuộc đối tượng bị cấm tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp theo mục 2, điều 4 của Nghị định110/2005/NĐ-CP /> -Phải kí kết hợp đồng bán hàng đa cấp với Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh uy -Mua tài liệu nghiệp vụ của công ty (không bắt buộc) ĐIỀU II: Trách nhiệm bên A -Có trách nhiệm xây dựng và công bố công khai "cách thức trả thưởng" và "Quy tắc hoạt động" của Công ty và CVKD -Có trách nhiệm cung cấp tài liệu cho CVKD về các nội dung: Chương trình bán hàng; chương trình đào tạo; Quy tắc hoạt động và trách nhiệm của CVKD; Điều kiện và quyền lợi để có được lợi ích mà CVKD có thể có được bằng việc tiếp thịhay trực tiếp bán hàng hóa; -Bảo đảm tính trung thực và độ chính xác của các thông tin cung cấp cho CVKD -Đảm bảo chất lượng của hàng hóa được bán. -Khấu trừ hộ tiền thuế thu nhập cá nhân của CVKD và người tiêu dùng theo quy định tại điều a, khoản b, mục 1, điều 12 của Nghị định 110/2005 NĐ-CP -có trách nhiệm bồi thường cho CVKD để nộp vào Ngân sách nhà nước trước khi trả thù lao cho CVKD -Chỉ trả thù lao cho CVKD (nếu có phát sinh) ngay trong tháng kế tiếp đối với các CVKD thực hiện nghiệp vụ bán hàng và trả thù lao cách tháng cho các CVKD thực hiện nghiệp vụ mua đi bán lại. ĐIỀU III: Quyền lợi và Nghĩa Vụ của bên B -CVKD không phải là nhân viên của công ty TNMU theo quy định luật lao động Việt Nam, việc ký kết HĐBHĐC này không cho phép CVKD đại diện Công ty TNMU đưa ra những giải thích cũng như mượn danh Công ty TNMU để thực hiện mục đích cá nhân. -CVKD phải tìm hiểu nguồn gốc, chủng loại, chất lượng giá cả, công dụng, cách thức sử dụng hàng hóa được niêm yết tại Công ty, chi nhánh và các đại lý. -Phạm vi bảo hành sản phẩm phụ thuộc vào chủng loại và tính đặc thù của sản phẩm, CVKD có trách nhiệm tìm hiểu trước khi tiêu thụ -CVKD cam đoan giới thiệu, tiếp thị sản phẩm, đúng theo hướng dẫn sử dụng của Công ty. -CVKD không được sử dụng mạng lưới bán hàng của Công Ty TNMU cũng nhưnhững thông tin cá nhân của khách hàng để quảng cáo và tiếp thị những sản phẩm khác, CVKD phải giữ bí mật những thông tin liên quan đến hoạt động của công ty TNMU, không cung cấp những thông tin này cho bất kì ai hoặc tổ chức nào. -CVKD được cấp thẻ CVKD theo mẫu quy định và sử dụng thẻ theo quy định đối với người sử dụng thẻ. -Hợp đồng này được ký kết giữa Công ty với cá nhân tham gia do đó không được phép chuyển nhượng, chuyển giao cho cá nhân khác. ĐIỀU IV: Quy định về việc mua lại hàng hóa khi chấm dứt hợp đồng. - Đối với các CVKD thực hiện nghiệp vụ mua hàng đi bán lẻ, trong trường hợp muốn chấm dứt hợp đồng tiếp thị này, có thể yêu cầu công ty cho trả hàng trong thời hạn 30 ngày kẻ từ ngày mua hàng và được nhận lại tối thiểu 90% giá bán của hàng hóa sau khi đã khấu trừ các chi phí và quản lí hành chính. Ngoài ra, CVKD có nghĩa vụ phải hoàn trả lại toàn bộ các khoản thù lao, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác đã nhận từ việc mua lô hàng nói trên của CÔng ty. -Đối với các chuyên viên kinh doanh không mua hàng từ công ty để đi bán lẻ, mà chỉ giới thiệu và hướng dẫn người tiêu dùng đến mua và nhận hàng trực tiếp tại kho của Công ty, sẽ không áp dụng quy định này khi chấm dứt hợp đồng -Đối với khách hàng là người tiêu dùng trực tiếp( mua hàng tại công ty hoặc mua qua CVKD), Công ty thực hiện chế độ trả hàng hoặc đổi hàng trong thời hạn 05 ngày kẻ từ ngày mua hàng. -Khách hàng, CVKD chỉ được đổi hàng khi giá trị hàng hóa của lần đổi sau bằng hoặc lớn hơn giá trị mua ban đầu, đồng thời phải chịu 5% chi phí thủ tục hành chính cho việc đổi hàng đó -Mọi hàng hóa chỉ được đổi hoặc trả khi có thể bán lại thoe mục đích sử dụng ban đầu, đồng thời còn nguyên hình trạng ban đầu, chưa qua sử dụng, không trầy xước bong tróc, khôn móp méo, cũ kỹ, mất màu...cả phần sản phẩm lẫn bao bì. Đối với những hàng hóa mua vào thời điểm khuyến mãi hoặc những chương trình mang tính kích cầu sẽ không được đổi - trả theo quy định trên ĐIỀU V: Thời hạn HĐ và quy định về chấm dứt hợp đồng -Mỗi bên được đơn phương chấm dứt HĐ BHĐC sau 7 ngày kẻ từ ngày gửi thông báo bằng văn bản cho bên kia. - Trong vòng 12 tháng liên tiếp nếu cá nhân CVKD không tiêu thụ được hàng hóa thì Hợp đồng này sẽ tự động chấm dứt mà không cần thông báo trước. -Khi chấm dứt hợp đồng, công ty có trách nhiệm thanh toán khoản thù lao mà CVKD tiêu thụ và bán được trong tháng đó. CVKD có trách nhiệm hoàn trả lại tất cả những giấy tờ, hồ sơ liên quan đến công ty, đồng thời không được mượn danh nghĩa CVKD để làm bất kỳ việc gì. -Thời hạn Hợp Đồng được tính từ ngày ký......cho đến ngày.....Nếu sau 60 ngày kểtừ ngày hết thời hạn hợp đồng mà CVKD không đến kí kết hợp đồng mới thì hợp đồng cũ coi như chấm dứt mà không cần thông báo. ĐIỀU V: Điều khoản chung - Công ty được quyền thay đổi, điều chỉnh các Quy định, Cách thức trả thưởng cũng như kê hoạch - chiến lược kinh doanh của công ty theo Quy định của pháp luật hiện hành. - Hai bên cam kết thực hiện đúng các điều khoản đã quy định trong Hợp đồng. Trường hợp có tranh chấp thì cùng nhau bàn bạc giải quyết trên tinh thần tựnguyện. Nếu không thống nhất được thì phải nhờ đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo luật định. - Hợp đồng được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ một bản có giá trị pháp lí nhưnhau. bên A Bên B Xin luật sư trả lời cháu sớm ạ , bởi vì giờ vẫn trong thời hạn cháu có thể hủy hợp đồng .