Chăn dắt trẻ em ăn xin, thổi lửa ngoài đường bị xử phạt thế nào?
Thời gian qua, tình trạng lợi dụng trẻ em để trục lợi vẫn thường xuyên xảy ra, đặc biệt là tại TPHCM. Vậy hành vi chăn dắt trẻ em ăn xin, thổi lửa ngoài đường bị xử phạt thế nào? (1) Chăn dắt trẻ em ăn xin, thổi lửa ngoài đường bị xử phạt thế nào? Ngày nay, tại các thành phố lớn như TP.HCM, chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh trẻ em đang lao động, mưu sinh dưới nhiều hình thức khác nhau, ở lứa tuổi mà đáng lẽ các em phải được gia đình chăm sóc, được học tập và vui chơi thay vì phải vất vả kiếm sống bằng việc xin ăn, thổi lửa. Cách đây ít lâu, có một đoạn clip quay lại sự việc một đồng chí Công an đã bắt gặp một nhóm trẻ em vị thành niên đang thổi lửa kiếm sống trong đợt kiểm tra an ninh trật tự tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ. Do nghi ngờ các em bị chăn dắt nên đồng chí công an này đã giữ các lại em để làm rõ vụ việc. Tuy nhiên trong quá trình đưa các em về trụ sở làm việc thì đã bị nhiều người dân vây quanh và ngăn cản. Trước sự ngăn cản đó, đồng chí công an đã dừng lại để giải thích trong sự bất lực: “Có ai con nít mà cầm lửa ra thổi ngoài đường không, giờ này nó phải đi học" với ánh mắt như muốn khóc. Nhiều bình luận bên dưới bày tỏ sự nghẹn ngào khi thấy sự bất lực của đồng chí công an trước việc bảo vệ trẻ em khỏi nạn chăn dắt thổi lửa, đồng thời cũng kêu gọi lên án những người chăn dắt trẻ em. Theo quy định tại Điều 1 Luật Trẻ em 2016, trẻ em là người dưới 16 tuổi. Theo khoản 7 Điều 4 Luật Trẻ em 2016 quy định, bóc lột trẻ em là hành vi bắt trẻ em lao động trái quy định của pháp luật về lao động; trình diễn hoặc sản xuất sản phẩm khiêu dâm; tổ chức, hỗ trợ hoạt động du lịch nhằm mục đích xâm hại tình dục trẻ em; cho, nhận hoặc cung cấp trẻ em để hoạt động mại dâm và các hành vi khác sử dụng trẻ em để trục lợi. Và tại khoản 3 Điều 6 Luật Trẻ em 2016, hành vi xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Vì thế, người nào có hành vi chăn dắt trẻ em xin ăn, thổi lửa để trục lợi, bóc lột thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc nặng hơn là bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể như sau: Về hành chính: - Phạt tiền từ 10 triệu đến 15 triệu đồng và nộp lại số lợi bất hợp pháp khi có hành vi ép buộc trẻ em đi xin ăn, sử dụng trẻ em để xin ăn (khoản 2, điểm a khoản 5 Điều 23 Nghị định 130/2021/NĐ-CP). - Phạt tiền từ 20 đồng đến 25 triệu đồng và nộp lại số lợi bất hợp pháp, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (nếu có) khi có hành vi lợi dụng trẻ em lao động trái quy định của pháp luật (đểm b khoản 3, khoản 4, điểm a khoản 5 Điều 23 Nghị định 130/2021/NĐ-CP). Ngoài ra, người vi phạm còn phải chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em khi có hành vi chăn dắt trẻ em đi ăn xin, thổi lửa (điểm b khoản 5 Điều 23 Nghị định 130/2021/NĐ-CP). Về trách nhiệm hình sự Hiện nay, Bộ luật Hình sự 2015 chưa quy định một tội danh nào cho hành vi chăn dắt trẻ em để trục lợi. Tuy nhiên, tùy theo tính chất, mức độ cụ thể của hành vi trên thực tế mà người chăn dắt trẻ em ăn xin, thổi lửa có thể bị xử lý hình sự về một trong các tội như: - Tội hành hạ người khác với mức phạt tù cao nhất lên đến 03 năm tù (Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015,sửa đổi 2017). - Tội vi phạm quy định về sử dụng người lao động dưới 16 tuổi với mức phạt tù cao nhất lên đến 12 năm tù (Điều 296 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017) - Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với mức hình phạt cao nhất lên đến tù chung thân (Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017) Đồng thời thì việc phạm tội đối với người dưới 16 tuổi là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, nếu người chăn dắt trẻ em là cha, mẹ ruột thì cha mẹ có thể không được trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm (Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017). (2) Tổng đài bảo vệ trẻ em Hành vi chăn dắt, ép buộc trẻ em ăn xin, đặc biệt là các hình thức nguy hiểm như thổi lửa giữa đường, là một hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, xâm hại đến quyền trẻ em và gây ảnh hưởng xấu đến xã hội. Các hình phạt hiện hành đã được tăng cường, tuy nhiên, để ngăn chặn hiệu quả tình trạng này, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, cộng đồng và cả sự thay đổi nhận thức của từng cá nhân. Được biết trước đó, TPHCM cũng như các tỉnh, thành khác đã có nhiều biện pháp để bảo vệ trẻ em lang thang như tập trung trẻ em lang thang vào các cơ sở bảo trợ xã hội để các em có điều kiện ăn, học, sinh hoạt,.. tốt nhất. Do đó, khi người dân phát hiện thì cần kịp thời báo với chính quyền địa phương, các trung tâm bảo trợ xã hội hoặc tổng đài bảo vệ trẻ em 111 hoạt động miễn phí 24/7 để có biện pháp ngăn chặn, xử lý và bảo vệ trẻ em.
Cha mẹ lợi dụng con đi ăn xin sẽ bị xử lý như thế nào?
Hình ảnh những đứa trẻ ăn xin, đeo bám khách hàng tại Sapa không phải là điều hiếm thấy. Đáng buồn thay, những đứa trẻ ấy không biết bản thân đang bị cha mẹ lợi dụng kiếm tiền. Vậy như những trường hợp trên, cha mẹ lợi dụng con đi ăn xin sẽ bị xử lý như thế nào? 1. Vấn nạn chăn dắt, bắt con đi ăn xin ở Sapa? Sapa từ lâu đã nổi danh khắp cả nước với phong cảnh đẹp, ẩm thực phong phú, bản sắc dân tộc độc đáo. Nhờ thế, Sapa đón chào hàng ngàn du khách mỗi ngày đổ về du lịch. Cũng chính vì vậy mà tại đây xảy ra tình trạng có những đứa bé bị bắt đi ăn xin, bán hàng, nhảy múa để kiếm tiền từ khách du lịch. Hình ảnh trên là hình ảnh thường thấy ở Sapa, đứng đằng sau những đứa bé ấy là những người lớn luôn “dõi theo” bọn trẻ, sẵn sàng “cầm giúp” tiền cho chúng. Đau lòng hơn là những cá nhân ấy, lại chính là cha mẹ của chúng. Vào những đêm tối của Sapa như thế, ngoài trời rất lạnh, nhưng có lẽ vẫn không lạnh lẽo bằng cách mà họ đối xử với những đứa con ruột thịt của mình. 2. Các hành vi bị nghiêm cấm đối với trẻ em. Đầu tiên, ta cần khẳng định, hành vi bắt trẻ em ăn xin, bán hàng, nhảy múa để “chèo kéo” khách du lịch như thế là đang vi phạm pháp luật. Căn cứ Điều 6 Luật trẻ em 2016, pháp luật nghiêm cấm các hành vi sau: - Tước đoạt quyền sống của trẻ em. - Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em. - Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em. - Tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn. - Sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác. - Cản trở trẻ em thực hiện quyền và bổn phận của mình. - Không cung cấp hoặc che giấu, ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại hoặc trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, bị bạo lực cho gia đình, cơ sở giáo dục, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền. - Kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì đặc điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo của trẻ em. - Bán cho trẻ em hoặc cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em. - Cung cấp dịch vụ Internet và các dịch vụ khác; sản xuất, sao chép, lưu hành, vận hành, phát tán, sở hữu, vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh xuất bản phẩm, đồ chơi, trò chơi và những sản phẩm khác phục vụ đối tượng trẻ em nhưng có nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em. - Công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em. - Lợi dụng việc nhận chăm sóc thay thế trẻ em để xâm hại trẻ em; lợi dụng chế độ, chính sách của Nhà nước và sự hỗ trợ, giúp đỡ của tổ chức, cá nhân dành cho trẻ em để trục lợi. - Đặt cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ gần cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, Điểm vui chơi, giải trí của trẻ em hoặc đặt cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, Điểm vui chơi, giải trí của trẻ em gần cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ. - Lấn chiếm, sử dụng cơ sở hạ tầng dành cho việc học tập, vui chơi, giải trí và hoạt động dịch vụ bảo vệ trẻ em sai mục đích hoặc trái quy định của pháp luật. - Từ chối, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không kịp thời việc hỗ trợ, can thiệp, điều trị trẻ em có nguy cơ hoặc đang trong tình trạng nguy hiểm, bị tổn hại thân thể, danh dự, nhân phẩm. Dựa vào quy định trên, ta thấy rõ, pháp luật nghiêm cấm việc lạm dụng, bóc lột trẻ em, đó là còn chưa kể đến những hệ quả như trẻ em bị cảm do làm việc quá sức dưới thời tiết lạnh, bị bắt bỏ học để đi ăn xin,... 3. Cha mẹ lợi dụng con đi ăn xin sẽ bị xử lý như thế nào? Trước hết, ta xem xét hành vi lợi dụng trẻ em đi ăn xin. Căn cứ Điều 23 Chương II Nghị định số 130/2021/NĐ-CP, vi phạm quy định về cấm lạm dụng, bóc lột trẻ em, tổ chức, hỗ trợ, xúi giục: - Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: + Bắt trẻ em làm công việc gia đình quá sức, quá thời gian, ảnh hưởng đến việc học tập, vui chơi, giải trí, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ em; + Tổ chức, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn. - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: + Tổ chức, ép buộc trẻ em đi xin ăn; + Cho thuê, cho mượn trẻ em hoặc sử dụng trẻ em để xin ăn. Trường hợp người bóc lột là cha mẹ lợi dụng con đi ăn xin thì pháp luật có các quy định xử lý sau: Căn cứ khoản 3 Điều 58 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, quy định về bạo lực kinh tế: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi ép buộc thành viên gia đình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống. Ngoài ra, căn cứ Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cha mẹ sẽ bị hạn chế quyền đối với con nếu: +Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; + Phá tán tài sản của con; + Có lối sống đồi trụy; + Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Như vậy có thể thấy, hành vi cha mẹ lợi dụng con đi ăn xin là vi phạm pháp luật và có thể bị pháp luật trừng trị từ phạt tiền đến hạn chế quyền nuôi con. Thậm chí, nếu trường hợp thực tế có mức độ nguy hiểm, họ còn phải đối mặt với án hình sự.
Sử dụng trẻ em đi ăn xin để trục lợi bị phạt như thế nào?
Hiện nay, việc trẻ em đi ăn xin xuất hiện ngày càng nhiều, đặc biệt ở các thành phố lớn. Tuy nhiên, nhiều người lợi dụng trẻ em đi ăn xin để trục lợi cá nhân, vì vậy việc dụng trẻ em đi ăn xin để trục lợi bị phạt như thế nào? Tại Điều 23 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về cấm lạm dụng, bóc lột trẻ em, tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn như sau: 1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Bắt trẻ em làm công việc gia đình quá sức, quá thời gian, ảnh hưởng đến việc học tập, vui chơi, giải trí, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ em; b) Tổ chức, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn. 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Tổ chức, ép buộc trẻ em đi xin ăn; b) Cho thuê, cho mượn trẻ em hoặc sử dụng trẻ em để xin ăn. 3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Dẫn dắt, rủ rê, xúi giục, dụ dỗ, lôi kéo, kích động, lợi dụng, ép buộc làm trung gian giao dịch hoạt động bóc lột trẻ em; b) Dẫn dắt, rủ rê, xúi giục, dụ dỗ, lôi kéo, kích động, lợi dụng trẻ em lao động trái quy định của pháp luật; c) Bắt trẻ em lao động trước tuổi, quá thời gian, làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật hoặc làm việc ở nơi mất an ninh trật tự, có ảnh hưởng xấu đến nhân cách và sự phát triển của trẻ em. Trường hợp người sử dụng lao động sử dụng trẻ em làm công việc ngoài danh mục được pháp luật cho phép thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; d) Bóc lột sức lao động trẻ em. Trường hợp người sử dụng lao động lợi dụng danh nghĩa học nghề, tập nghề để bóc lột sức lao động của trẻ em thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. 4. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm tại khoản 3 Điều này. 5. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 2 và khoản 3 Điều này; b) Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi vi phạm tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này. Như vậy, việc trục lợi từ việc lợi dụng trẻ em lang thang sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng, đồng thời phải nộp lại số tiền đã trục lợi từ hành vi này và chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em.
Người ăn xin bị phạt tù đến 3 năm?
Hôm nay, hơn 90 triệu con tim nước nhà hướng về thủ đô Hà Nội thân yêu đang long trọng kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9. Bật chợt, tôi tự hỏi: “Liệu 70 năm sau, con, cháu chúng ta sẽ long trọng kỷ niệm thành công của 70 năm trước hay là của 140 năm trước?” Giật mình! Nếu như lủ trẻ cứ mãi kỷ niệm chuyện của 140 năm trước... thì chúng ta có lỗi với thế hệ cha, ông và hậu thế. Vậy ngay bây giờ chúng ta (chúng ta là bạn, tôi và tất cả mọi người chứ không phải riêng ai) hãy hành động một cách thiết thực. Vâng! DÂN GIÀU góp với VĂN MINH thì QUỐC GIA mới HÙNG MẠNH ... nhưng hiện nay DÂN chúng ta chưa GIÀU mà lại kém VĂN MINH nên việc cốt yếu bây giờ là tạo nên sự VĂN MINH trong mỗi con người để DÂN GIÀU... Theo tôi, trước tiên phải triệt để vấn nạn ăn xin; bởi nó thể hiện sự kém văn minh và lười biếng lao động. Giả dạng tu hành, thầy Sáu lê la trước cổng bệnh viện để xin tiền (Nguồn Internet) Ăn xin là phạm pháp sao nó cứ mãi tồn tại? Thành phố Đà Nẵng không còn người ăn xin, tại sao địa phương khác vẫn còn? - Bởi sự làm việc chưa tới nơi tới chốn của chính quyền địa phương. - Chế tài nhẹ, hay nói đúng hơn là chưa có chế tài. - Sự thương hại của kẻ làm “từ thiện”. Tính đến thời điểm hiện tại, Vương quốc Na Uy cùng với Đan Mạch và Anh là 3 quốc gia đầu tiên thuộc Liên minh châu Âu (EU) cấm tuyệt đối tệ nạn ăn xin trên đường phố. Riêng ở vùng đô thị Arendal, phía nam Na Uy, chính quyền địa phương đã áp dụng biện pháp phạt tù đối với hành vi bố thí cho người ăn xin từ cuối năm 2013, góp phần chặn đứng dòng người nhập cư phi pháp đổ đến hành nghề ăn xin tại miền đất trù phú này. Nên truy cứu trách nhiệm hình sự người ăn xin Hầu hết, người ta cho tiền ăn xin xuất phát từ lòng thương người, mang tính từ thiện, giúp người trong trong hoàn cảnh khó khăn chứ không ai bố thí cho người KHỎE. Lợi dụng thực tế đó, một bộ phận không nhỏ là người khỏe mạnh giả dạng thành ốm yếu gầy mòn để hành nghề ăn xin bất chấp đạo lý và lừa đảo lòng tốt của người làm từ thiện. Như vậy, với những hành vi của “kẻ mạnh giả yếu” đi ăn xin trong một số trường hợp sẽ đủ yếu tố cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự để bảo đảm tính răn đe, góp phần tạo nên một xã hội văn minh. Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản – Bộ luật Hình sự 1999 (đã được sửa đổi năm 2009) 1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Tái phạm nguy hiểm; d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; g) Gây hậu quả nghiêm trọng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoăc tù chung thân hình: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người ăn xin sẽ tiêu diệt căn bệnh “lười biếng lao động” của một bộ phận không nhỏ, từ đó lực lượng lao động này sẽ góp phần cho DÂN GIÀU – NƯỚC MẠNH. Biết bao người mù, người khuyết tật, người bị bệnh hiểm nghèo... họ vẫn lao động cần cù để kiếm tiền trang trải cuộc sống cho mình và gia đình mà không bao giờ đưa tay xin ai bố thì 1 đồng nào. Chị Lệ bị mù nhưng vẫn mò mẫm đi bán vé số (Nguồn Internet) Mặt khác, trong mỗi chúng ta đừng nên bố thí cho người ăn xin, bởi hành động đó không phải là cứu người mà là tiếp tay cho kẻ phạm pháp.
Kinh doanh kiểu ăn mày, ăn xin
- Tới nhà thằng bạn chơi, nó cứ lẩm bẩm trong miệng hình như là đang chửi ai “kinh doanh kiểu ăn mày, ăn xin” gì đó. Tôi hoảng quá hỏi lại: mày chửi tao hả? - Đâu có! Tao chửi cái bọn ô lại kia kìa! Kinh doanh thì đàng hoàng chân chính một chút đi. Lúc nào cũng khóc lóc, than vãn, kêu lỗ … để xin tăng giá, vậy có phải là kinh doanh kiểu ăn mày ăn xin không mày? Càng nghĩ lại càng thấy bực, nếu lỗ tại sao bọn chúng nó không trả lại giấy phép, tìm việc khác làm đi. Mà bọn nó bố láo lắm, kêu lỗ nhưng lãnh đạo vẫn hưởng lương cao vậy mà có kẻ còn bảo phù hợp với quy định của pháp luật nữa chứ! Ôi giời! Đúng là kinh doanh kiểu ăn mày ăn xin. Rõ chỉ hại dân! - Thôi đi mày, hãy bỏ ngoài tai chuyện nhỏ nhoi đó đi, thực tế còn nhiều chuyện hơn đó nữa, nghĩ chi cho hại não.
Chăn dắt trẻ em ăn xin, thổi lửa ngoài đường bị xử phạt thế nào?
Thời gian qua, tình trạng lợi dụng trẻ em để trục lợi vẫn thường xuyên xảy ra, đặc biệt là tại TPHCM. Vậy hành vi chăn dắt trẻ em ăn xin, thổi lửa ngoài đường bị xử phạt thế nào? (1) Chăn dắt trẻ em ăn xin, thổi lửa ngoài đường bị xử phạt thế nào? Ngày nay, tại các thành phố lớn như TP.HCM, chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh trẻ em đang lao động, mưu sinh dưới nhiều hình thức khác nhau, ở lứa tuổi mà đáng lẽ các em phải được gia đình chăm sóc, được học tập và vui chơi thay vì phải vất vả kiếm sống bằng việc xin ăn, thổi lửa. Cách đây ít lâu, có một đoạn clip quay lại sự việc một đồng chí Công an đã bắt gặp một nhóm trẻ em vị thành niên đang thổi lửa kiếm sống trong đợt kiểm tra an ninh trật tự tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ. Do nghi ngờ các em bị chăn dắt nên đồng chí công an này đã giữ các lại em để làm rõ vụ việc. Tuy nhiên trong quá trình đưa các em về trụ sở làm việc thì đã bị nhiều người dân vây quanh và ngăn cản. Trước sự ngăn cản đó, đồng chí công an đã dừng lại để giải thích trong sự bất lực: “Có ai con nít mà cầm lửa ra thổi ngoài đường không, giờ này nó phải đi học" với ánh mắt như muốn khóc. Nhiều bình luận bên dưới bày tỏ sự nghẹn ngào khi thấy sự bất lực của đồng chí công an trước việc bảo vệ trẻ em khỏi nạn chăn dắt thổi lửa, đồng thời cũng kêu gọi lên án những người chăn dắt trẻ em. Theo quy định tại Điều 1 Luật Trẻ em 2016, trẻ em là người dưới 16 tuổi. Theo khoản 7 Điều 4 Luật Trẻ em 2016 quy định, bóc lột trẻ em là hành vi bắt trẻ em lao động trái quy định của pháp luật về lao động; trình diễn hoặc sản xuất sản phẩm khiêu dâm; tổ chức, hỗ trợ hoạt động du lịch nhằm mục đích xâm hại tình dục trẻ em; cho, nhận hoặc cung cấp trẻ em để hoạt động mại dâm và các hành vi khác sử dụng trẻ em để trục lợi. Và tại khoản 3 Điều 6 Luật Trẻ em 2016, hành vi xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Vì thế, người nào có hành vi chăn dắt trẻ em xin ăn, thổi lửa để trục lợi, bóc lột thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc nặng hơn là bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể như sau: Về hành chính: - Phạt tiền từ 10 triệu đến 15 triệu đồng và nộp lại số lợi bất hợp pháp khi có hành vi ép buộc trẻ em đi xin ăn, sử dụng trẻ em để xin ăn (khoản 2, điểm a khoản 5 Điều 23 Nghị định 130/2021/NĐ-CP). - Phạt tiền từ 20 đồng đến 25 triệu đồng và nộp lại số lợi bất hợp pháp, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (nếu có) khi có hành vi lợi dụng trẻ em lao động trái quy định của pháp luật (đểm b khoản 3, khoản 4, điểm a khoản 5 Điều 23 Nghị định 130/2021/NĐ-CP). Ngoài ra, người vi phạm còn phải chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em khi có hành vi chăn dắt trẻ em đi ăn xin, thổi lửa (điểm b khoản 5 Điều 23 Nghị định 130/2021/NĐ-CP). Về trách nhiệm hình sự Hiện nay, Bộ luật Hình sự 2015 chưa quy định một tội danh nào cho hành vi chăn dắt trẻ em để trục lợi. Tuy nhiên, tùy theo tính chất, mức độ cụ thể của hành vi trên thực tế mà người chăn dắt trẻ em ăn xin, thổi lửa có thể bị xử lý hình sự về một trong các tội như: - Tội hành hạ người khác với mức phạt tù cao nhất lên đến 03 năm tù (Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015,sửa đổi 2017). - Tội vi phạm quy định về sử dụng người lao động dưới 16 tuổi với mức phạt tù cao nhất lên đến 12 năm tù (Điều 296 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017) - Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với mức hình phạt cao nhất lên đến tù chung thân (Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017) Đồng thời thì việc phạm tội đối với người dưới 16 tuổi là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, nếu người chăn dắt trẻ em là cha, mẹ ruột thì cha mẹ có thể không được trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm (Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017). (2) Tổng đài bảo vệ trẻ em Hành vi chăn dắt, ép buộc trẻ em ăn xin, đặc biệt là các hình thức nguy hiểm như thổi lửa giữa đường, là một hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, xâm hại đến quyền trẻ em và gây ảnh hưởng xấu đến xã hội. Các hình phạt hiện hành đã được tăng cường, tuy nhiên, để ngăn chặn hiệu quả tình trạng này, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, cộng đồng và cả sự thay đổi nhận thức của từng cá nhân. Được biết trước đó, TPHCM cũng như các tỉnh, thành khác đã có nhiều biện pháp để bảo vệ trẻ em lang thang như tập trung trẻ em lang thang vào các cơ sở bảo trợ xã hội để các em có điều kiện ăn, học, sinh hoạt,.. tốt nhất. Do đó, khi người dân phát hiện thì cần kịp thời báo với chính quyền địa phương, các trung tâm bảo trợ xã hội hoặc tổng đài bảo vệ trẻ em 111 hoạt động miễn phí 24/7 để có biện pháp ngăn chặn, xử lý và bảo vệ trẻ em.
Cha mẹ lợi dụng con đi ăn xin sẽ bị xử lý như thế nào?
Hình ảnh những đứa trẻ ăn xin, đeo bám khách hàng tại Sapa không phải là điều hiếm thấy. Đáng buồn thay, những đứa trẻ ấy không biết bản thân đang bị cha mẹ lợi dụng kiếm tiền. Vậy như những trường hợp trên, cha mẹ lợi dụng con đi ăn xin sẽ bị xử lý như thế nào? 1. Vấn nạn chăn dắt, bắt con đi ăn xin ở Sapa? Sapa từ lâu đã nổi danh khắp cả nước với phong cảnh đẹp, ẩm thực phong phú, bản sắc dân tộc độc đáo. Nhờ thế, Sapa đón chào hàng ngàn du khách mỗi ngày đổ về du lịch. Cũng chính vì vậy mà tại đây xảy ra tình trạng có những đứa bé bị bắt đi ăn xin, bán hàng, nhảy múa để kiếm tiền từ khách du lịch. Hình ảnh trên là hình ảnh thường thấy ở Sapa, đứng đằng sau những đứa bé ấy là những người lớn luôn “dõi theo” bọn trẻ, sẵn sàng “cầm giúp” tiền cho chúng. Đau lòng hơn là những cá nhân ấy, lại chính là cha mẹ của chúng. Vào những đêm tối của Sapa như thế, ngoài trời rất lạnh, nhưng có lẽ vẫn không lạnh lẽo bằng cách mà họ đối xử với những đứa con ruột thịt của mình. 2. Các hành vi bị nghiêm cấm đối với trẻ em. Đầu tiên, ta cần khẳng định, hành vi bắt trẻ em ăn xin, bán hàng, nhảy múa để “chèo kéo” khách du lịch như thế là đang vi phạm pháp luật. Căn cứ Điều 6 Luật trẻ em 2016, pháp luật nghiêm cấm các hành vi sau: - Tước đoạt quyền sống của trẻ em. - Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em. - Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em. - Tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn. - Sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác. - Cản trở trẻ em thực hiện quyền và bổn phận của mình. - Không cung cấp hoặc che giấu, ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại hoặc trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, bị bạo lực cho gia đình, cơ sở giáo dục, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền. - Kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì đặc điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo của trẻ em. - Bán cho trẻ em hoặc cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em. - Cung cấp dịch vụ Internet và các dịch vụ khác; sản xuất, sao chép, lưu hành, vận hành, phát tán, sở hữu, vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh xuất bản phẩm, đồ chơi, trò chơi và những sản phẩm khác phục vụ đối tượng trẻ em nhưng có nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em. - Công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em. - Lợi dụng việc nhận chăm sóc thay thế trẻ em để xâm hại trẻ em; lợi dụng chế độ, chính sách của Nhà nước và sự hỗ trợ, giúp đỡ của tổ chức, cá nhân dành cho trẻ em để trục lợi. - Đặt cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ gần cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, Điểm vui chơi, giải trí của trẻ em hoặc đặt cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, Điểm vui chơi, giải trí của trẻ em gần cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ. - Lấn chiếm, sử dụng cơ sở hạ tầng dành cho việc học tập, vui chơi, giải trí và hoạt động dịch vụ bảo vệ trẻ em sai mục đích hoặc trái quy định của pháp luật. - Từ chối, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không kịp thời việc hỗ trợ, can thiệp, điều trị trẻ em có nguy cơ hoặc đang trong tình trạng nguy hiểm, bị tổn hại thân thể, danh dự, nhân phẩm. Dựa vào quy định trên, ta thấy rõ, pháp luật nghiêm cấm việc lạm dụng, bóc lột trẻ em, đó là còn chưa kể đến những hệ quả như trẻ em bị cảm do làm việc quá sức dưới thời tiết lạnh, bị bắt bỏ học để đi ăn xin,... 3. Cha mẹ lợi dụng con đi ăn xin sẽ bị xử lý như thế nào? Trước hết, ta xem xét hành vi lợi dụng trẻ em đi ăn xin. Căn cứ Điều 23 Chương II Nghị định số 130/2021/NĐ-CP, vi phạm quy định về cấm lạm dụng, bóc lột trẻ em, tổ chức, hỗ trợ, xúi giục: - Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: + Bắt trẻ em làm công việc gia đình quá sức, quá thời gian, ảnh hưởng đến việc học tập, vui chơi, giải trí, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ em; + Tổ chức, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn. - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: + Tổ chức, ép buộc trẻ em đi xin ăn; + Cho thuê, cho mượn trẻ em hoặc sử dụng trẻ em để xin ăn. Trường hợp người bóc lột là cha mẹ lợi dụng con đi ăn xin thì pháp luật có các quy định xử lý sau: Căn cứ khoản 3 Điều 58 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, quy định về bạo lực kinh tế: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi ép buộc thành viên gia đình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống. Ngoài ra, căn cứ Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cha mẹ sẽ bị hạn chế quyền đối với con nếu: +Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; + Phá tán tài sản của con; + Có lối sống đồi trụy; + Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Như vậy có thể thấy, hành vi cha mẹ lợi dụng con đi ăn xin là vi phạm pháp luật và có thể bị pháp luật trừng trị từ phạt tiền đến hạn chế quyền nuôi con. Thậm chí, nếu trường hợp thực tế có mức độ nguy hiểm, họ còn phải đối mặt với án hình sự.
Sử dụng trẻ em đi ăn xin để trục lợi bị phạt như thế nào?
Hiện nay, việc trẻ em đi ăn xin xuất hiện ngày càng nhiều, đặc biệt ở các thành phố lớn. Tuy nhiên, nhiều người lợi dụng trẻ em đi ăn xin để trục lợi cá nhân, vì vậy việc dụng trẻ em đi ăn xin để trục lợi bị phạt như thế nào? Tại Điều 23 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về cấm lạm dụng, bóc lột trẻ em, tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn như sau: 1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Bắt trẻ em làm công việc gia đình quá sức, quá thời gian, ảnh hưởng đến việc học tập, vui chơi, giải trí, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ em; b) Tổ chức, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn. 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Tổ chức, ép buộc trẻ em đi xin ăn; b) Cho thuê, cho mượn trẻ em hoặc sử dụng trẻ em để xin ăn. 3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Dẫn dắt, rủ rê, xúi giục, dụ dỗ, lôi kéo, kích động, lợi dụng, ép buộc làm trung gian giao dịch hoạt động bóc lột trẻ em; b) Dẫn dắt, rủ rê, xúi giục, dụ dỗ, lôi kéo, kích động, lợi dụng trẻ em lao động trái quy định của pháp luật; c) Bắt trẻ em lao động trước tuổi, quá thời gian, làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật hoặc làm việc ở nơi mất an ninh trật tự, có ảnh hưởng xấu đến nhân cách và sự phát triển của trẻ em. Trường hợp người sử dụng lao động sử dụng trẻ em làm công việc ngoài danh mục được pháp luật cho phép thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; d) Bóc lột sức lao động trẻ em. Trường hợp người sử dụng lao động lợi dụng danh nghĩa học nghề, tập nghề để bóc lột sức lao động của trẻ em thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. 4. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm tại khoản 3 Điều này. 5. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 2 và khoản 3 Điều này; b) Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi vi phạm tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này. Như vậy, việc trục lợi từ việc lợi dụng trẻ em lang thang sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng, đồng thời phải nộp lại số tiền đã trục lợi từ hành vi này và chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em.
Người ăn xin bị phạt tù đến 3 năm?
Hôm nay, hơn 90 triệu con tim nước nhà hướng về thủ đô Hà Nội thân yêu đang long trọng kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9. Bật chợt, tôi tự hỏi: “Liệu 70 năm sau, con, cháu chúng ta sẽ long trọng kỷ niệm thành công của 70 năm trước hay là của 140 năm trước?” Giật mình! Nếu như lủ trẻ cứ mãi kỷ niệm chuyện của 140 năm trước... thì chúng ta có lỗi với thế hệ cha, ông và hậu thế. Vậy ngay bây giờ chúng ta (chúng ta là bạn, tôi và tất cả mọi người chứ không phải riêng ai) hãy hành động một cách thiết thực. Vâng! DÂN GIÀU góp với VĂN MINH thì QUỐC GIA mới HÙNG MẠNH ... nhưng hiện nay DÂN chúng ta chưa GIÀU mà lại kém VĂN MINH nên việc cốt yếu bây giờ là tạo nên sự VĂN MINH trong mỗi con người để DÂN GIÀU... Theo tôi, trước tiên phải triệt để vấn nạn ăn xin; bởi nó thể hiện sự kém văn minh và lười biếng lao động. Giả dạng tu hành, thầy Sáu lê la trước cổng bệnh viện để xin tiền (Nguồn Internet) Ăn xin là phạm pháp sao nó cứ mãi tồn tại? Thành phố Đà Nẵng không còn người ăn xin, tại sao địa phương khác vẫn còn? - Bởi sự làm việc chưa tới nơi tới chốn của chính quyền địa phương. - Chế tài nhẹ, hay nói đúng hơn là chưa có chế tài. - Sự thương hại của kẻ làm “từ thiện”. Tính đến thời điểm hiện tại, Vương quốc Na Uy cùng với Đan Mạch và Anh là 3 quốc gia đầu tiên thuộc Liên minh châu Âu (EU) cấm tuyệt đối tệ nạn ăn xin trên đường phố. Riêng ở vùng đô thị Arendal, phía nam Na Uy, chính quyền địa phương đã áp dụng biện pháp phạt tù đối với hành vi bố thí cho người ăn xin từ cuối năm 2013, góp phần chặn đứng dòng người nhập cư phi pháp đổ đến hành nghề ăn xin tại miền đất trù phú này. Nên truy cứu trách nhiệm hình sự người ăn xin Hầu hết, người ta cho tiền ăn xin xuất phát từ lòng thương người, mang tính từ thiện, giúp người trong trong hoàn cảnh khó khăn chứ không ai bố thí cho người KHỎE. Lợi dụng thực tế đó, một bộ phận không nhỏ là người khỏe mạnh giả dạng thành ốm yếu gầy mòn để hành nghề ăn xin bất chấp đạo lý và lừa đảo lòng tốt của người làm từ thiện. Như vậy, với những hành vi của “kẻ mạnh giả yếu” đi ăn xin trong một số trường hợp sẽ đủ yếu tố cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự để bảo đảm tính răn đe, góp phần tạo nên một xã hội văn minh. Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản – Bộ luật Hình sự 1999 (đã được sửa đổi năm 2009) 1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Tái phạm nguy hiểm; d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; g) Gây hậu quả nghiêm trọng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoăc tù chung thân hình: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người ăn xin sẽ tiêu diệt căn bệnh “lười biếng lao động” của một bộ phận không nhỏ, từ đó lực lượng lao động này sẽ góp phần cho DÂN GIÀU – NƯỚC MẠNH. Biết bao người mù, người khuyết tật, người bị bệnh hiểm nghèo... họ vẫn lao động cần cù để kiếm tiền trang trải cuộc sống cho mình và gia đình mà không bao giờ đưa tay xin ai bố thì 1 đồng nào. Chị Lệ bị mù nhưng vẫn mò mẫm đi bán vé số (Nguồn Internet) Mặt khác, trong mỗi chúng ta đừng nên bố thí cho người ăn xin, bởi hành động đó không phải là cứu người mà là tiếp tay cho kẻ phạm pháp.
Kinh doanh kiểu ăn mày, ăn xin
- Tới nhà thằng bạn chơi, nó cứ lẩm bẩm trong miệng hình như là đang chửi ai “kinh doanh kiểu ăn mày, ăn xin” gì đó. Tôi hoảng quá hỏi lại: mày chửi tao hả? - Đâu có! Tao chửi cái bọn ô lại kia kìa! Kinh doanh thì đàng hoàng chân chính một chút đi. Lúc nào cũng khóc lóc, than vãn, kêu lỗ … để xin tăng giá, vậy có phải là kinh doanh kiểu ăn mày ăn xin không mày? Càng nghĩ lại càng thấy bực, nếu lỗ tại sao bọn chúng nó không trả lại giấy phép, tìm việc khác làm đi. Mà bọn nó bố láo lắm, kêu lỗ nhưng lãnh đạo vẫn hưởng lương cao vậy mà có kẻ còn bảo phù hợp với quy định của pháp luật nữa chứ! Ôi giời! Đúng là kinh doanh kiểu ăn mày ăn xin. Rõ chỉ hại dân! - Thôi đi mày, hãy bỏ ngoài tai chuyện nhỏ nhoi đó đi, thực tế còn nhiều chuyện hơn đó nữa, nghĩ chi cho hại não.