Nhằm hỗ trợ phần nào đó nghiệp vụ trong lĩnh vực hình sự, Tố tụng hình sự, xin gửi đến bạn đọc danh sách tổng hợp những công văn của HĐTP hướng dẫn BLHS, BLTTHS liên quan đến các nhóm tội phạm và các vấn đề liên quan đến án tù, án tử hình. Tổng hợp công văn hướng dẫn nghiệp vụ hình sự - tô tụng hình sự về thi hành án tù, án tử hình - Minh họa Phần 1: Hướng dẫn về thi hành án tù, án tử hình Công văn 276/TANDTC-PC ngày 24/12/2018 của Tòa án nhân dân tối cao về việc thi hành án đối với người bị kết án phạt tù nhưng cho hưởng án treo trước ngày 01-01-2018 vi phạm nghĩa vụ Công văn 245/TANDTC-TK ngày 16/08/2011 của Tòa án nhân dân tối cao về việc thi hành án tử hình Công văn 41/2004/KHXX ngày 10/03/2004 của Toà án nhân dân tối cao về việc uỷ thác thi hành án phạt tù Công văn 35/2000/KHXX của Tòa án nhân dân tối cao về việc thủ tục thi hành án phạt tù Công văn 12/2000/KHXX ngày 10/01/2000 của Toà án nhân dân tối cao về việc ra quyết định thi hành án phạt tù và truy nã người bị kết án phạt tù bỏ trốn Công văn 33/KHXX ngày 11/06/1996 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn giải quyết một số trường hợp cụ thể trong công tác xét xử và thi hành án phạt tù Công văn 481-NCPL ngày 18/11/1992 của Tòa án nhân dân tối cao về việc tạm giam và thi hành án phạt tù Công văn 37/NCPL ngày 24/02/1989 của Tòa án nhân dân tối cao về việc thi hành án tử hình Ở phần 2 sẽ là những công văn liên quan đến một số nhóm tội của bộ luật hình sự như tình dục, tài sản. Mong bạn đọc cùng đóng góp các Công văn khác có liên quan nếu trong bài viết còn thiếu sót. Xin trân trọng cảm ơn!
Vụ thực tập sinh Ngô Công Minh giết người ở Nhật Bản có bị kết án tử hình không?
Năm 2020, Ngô Công Minh đã sát hại Nguyễn Văn Đức (là tực tập sinh ở cùng phòng) do một số xích mích trong sinh hoạt. Minh đã có ý định và kế hoạch để giết Đức (bằng chứng trong lời khai của Minh). Minh khai là để giết Đức anh ta đã mua hung khí, và bia uống trước khi ra tay. Giết Đức xong thì Minh đã giấu xác trong nhà bếp, rồi sau đó đưa ra rãnh thoát nước gần nhà giấu nhằm phi tang. Đối với pháp luật Việt Nam trong trường hợp đó, Minh có bị kết án tử hình hay không?
Bị bắt với 2kg ma túy đá, có bị xử tử hình không?
Dạ cho e hỏi e có người nhà bị bắt trong 1 vụ án ma tuy số lượng lớn đã bị lên chuyên án trước lúc bị bắt 3 tháng. Mà người thân e mới chấp hành án tội tàng trữ ma tuý trở về được mới 2 tháng thì bi bắt lại với số lượng 2kg ma túy đá. Luật sư cho e hỏi mức án lần này người thân em có bị tử hình kg. Hiện đang bị giam tại chí hòa khu K.G
Trình tự thi hành án tử hình - Hình minh họa Tử hình là hình phạt nặng nhất trong hình phạt được quy định trong Bộ Luật hình sự 2015. Do vậy, pháp luật quy định rất chi tiết về trình tự thi hành án tử hình. Cụ thể trình tự thi hành án tử hình được quy định như sau: Theo khoản 3 Điều 82 Luật Thi hành án hình sự năm 2019: “Trước khi bị đưa ra thi hành án tử hình, người chấp hành án được ăn, uống, viết thư, ghi âm lời nói gửi lại thân nhân.” Như vậy, theo quy định pháp luật, tử tù trước giờ thi hành án không chỉ được ăn trước giờ thi hành án mà còn được viết thư, ghi âm lời nói gửi lại thân nhân. Trình tự thi hành án tử hình - Căn cứ quyết định thi hành án tử hình và yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp hoặc Vệ binh hỗ trợ tư pháp thực hiện áp giải người chấp hành án đến nơi làm việc của Hội đồng thi hành án tử hình; - Thực hiện yêu cầu của Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ chuyên môn thuộc Công an nhân dân hoặc Quân đội nhân dân tiến hành lăn tay, kiểm tra danh bản, chỉ bản, đối chiếu với hồ sơ, tài liệu có liên quan; chụp ảnh, ghi hình quá trình làm thủ tục lăn tay, kiểm tra và lập biên bản; báo cáo Hội đồng thi hành án tử hình về kết quả kiểm tra; - Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình công bố quyết định thi hành án, quyết định không kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và quyết định không kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không chấp nhận kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hoặc kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, quyết định của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm hình phạt tử hình. - Ngay sau khi Chủ tịch Hội đồng thi hành án công bố các quyết định, Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp hoặc Vệ binh hỗ trợ tư pháp có nhiệm vụ giao các quyết định trên cho người chấp hành án để người đó tự đọc. Trường hợp người chấp hành án không biết chữ, không biết tiếng Việt hoặc không tự mình đọc được thì Hội đồng thi hành án tử hình chỉ định người đọc hoặc phiên dịch các quyết định trên cho người đó nghe. Quá trình công bố và đọc các quyết định phải được chụp ảnh, ghi hình, ghi âm và lưu vào hồ sơ thi hành án tử hình; - Theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ chuyên môn do cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu chỉ định thực hiện việc thi hành án và báo cáo kết quả cho Chủ tịch Hội đồng; - Theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, bác sỹ pháp y xác định tình trạng của người đã bị thi hành án tử hình và báo cáo kết quả cho Hội đồng; - Hội đồng thi hành án tử hình lập biên bản thi hành án; báo cáo về quá trình, kết quả thi hành án cho Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan quản lý thi hành án hình sự. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu làm thủ tục khai tử tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thi hành án; - Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm bảo quản tử thi, tổ chức mai táng, vẽ sơ đồ mộ người đã bị thi hành án. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mai táng có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu trong việc mai táng và quản lý mộ của Pháp luật hiện hành đã lược bỏ quy định bữa ăn trước khi thi hành án như thế nào. Căn cứ theo khoản 4 Điều 82 Luật Thi hành án hình sự năm 2019.
Vai trò và quyền của Luật sư trong phiên tòa Giám đốc thẩm
Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án. Vậy Luật sư có vai trò và quyền gì không trong phiên giám đốc thẩm? Điều 383 Bộ luật TTHS 2015 quy định những người tham gia phiên tòa giám đốc thẩm như sau: 1. Phiên tòa giám đốc thẩm phải có sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp. 2. Trường hợp xét thấy cần thiết hoặc có căn cứ sửa một phần bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, Tòa án phải triệu tập người bị kết án, người bào chữa và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên tòa giám đốc thẩm; nếu họ vắng mặt thì phiên tòa giám đốc thẩm vẫn được tiến hành. Theo đó, phiên tòa giám đốc thẩm chỉ bắt buộc phải có đại diện Viện Kiểm sát nhưng không bắt buộc phải triệu tập người đã bị kết án, người bào chữa, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Việc triệu tập người bị kết án, người bào chữa và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có thể xảy ra khi hội đồng giám đốc thẩm xét thấy cần thiết hoặc có căn cứ để có thể sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Điều này đồng nghĩa với việc người bào chữa có được tham gia phiên Giám đốc thẩm khi xét thấy cần thiết. Hiện nay trong luật tố tụng trường hợp triệu tập Luật sư mình cũng không tìm thấy quy định về quyền cũng như vai trò cụ thể. Bạn nào có thêm thông tin về vấn đề này chia sẻ mình với nhé!
Từ vụ Hồ Duy Hải: Trường hợp nào phải hoãn thi hành án tử hình?
Liên quan đến vụ án với tử tù Hồ Duy Hải vào năm 2008, dư luận chấn động trước thông tin 2 nữ nhân viên của Bưu điện Cầu Voi (đóng tại ấp 5, xã Nhị Thành, H.Thủ Thừa, tỉnh Long An) bị sát hại dã man ngay tại nơi làm việc. Sau đó, bản án sơ thẩm (2008) và phúc thẩm (2009) tuyên án tử hình đối với Hồ Duy Hải về tội Giết người và Cướp tài sản. Hải có đơn xin Chủ tịch nước ân giảm. TAND Tối cao và VKSND Tối cao lần lượt quyết định không kháng nghị vụ án. Hải và gia đình sau đó liên tục kêu oan và xin hoãn thi hành án. Trưa 4/12/2014, một ngày trước khi thi hành án tử hình Hải, Hội đồng thi hành án tỉnh Long An ra quyết định tạm hoãn thi hành. Chắc hẳn sẽ có bạn thắc mắc pháp luật quy định cụ thể như thế nào về việc khi có bản án về tuyên án tử hình nhưng sau đó hoãn thi hành án? Điều 81 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về hoãn thi hành án tử hình. Cụ thể như sau: 1. Hội đồng thi hành án tử hình quyết định hoãn thi hành án tử hình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Người bị kết án tử hình thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 40 của Bộ luật Hình sự; Trích khoản 3 Điều 40 của Bộ luật Hình sự: Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi; b) Người đủ 75 tuổi trở lên; c) Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn. - Có lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan; - Ngay trước khi thi hành án người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm. Cần lưu ý: Khi quyết định hoãn thi hành án tử hình, Hội đồng thi hành án tử hình phải lập biên bản ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm thi hành án; họ, tên, chức vụ của thành viên Hội đồng; lý do hoãn thi hành án. Biên bản hoãn thi hành án phải được tất cả các thành viên Hội đồng ký, lưu hồ sơ thi hành án tử hình và báo cáo Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu và cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu.
Đối tượng không áp dụng, thi hành án tử hình
Tại Điều 40 Bộ Luật hình sự 2015 quy định về tử hình. Trong đó, quy định về đối tượng không áp dụng và đối tượng không thi hàng tử hình lần lượt tại khoản 2 và khoản 3 như sau: 2. Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử. Như vậy, đối tượng không áp dụng tử hình bao gồm: - Người dưới 18 tuổi khi phạm tội - Phụ nữ có thai - Phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi - Người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử. Và tại khoản 3 quy định: 3. Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi; b) Người đủ 75 tuổi trở lên; c) Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn. Như vậy, đối tượng không thi hành án tử hình và chuyển thành tù hcung thân bao gồm: - Phụ nữ có thai - Phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi - Đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử - Người bị kết an tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ¾ tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
“Án tử hình – Chúng ta lấy quyền gì để tước đoạt mạng sống người khác?” -
“Án tử hình ở Mỹ luôn có dấu hiệu oan sai. Cứ mỗi 9 người nhận án tử thì có một người được giải oan và phóng thích. Một trên chín – đó quả thật là một tỷ lệ sai sót rất đáng kinh ngạc. Trong khi đó, sẽ không đời nào chúng ta dám bước lên máy bay nếu cứ mỗi 9 chiếc cất cánh lại có một chiếc bị rơi. Dẫu vậy, bằng cách nào đó chúng ta vẫn tách mình khỏi thực tế này. Đó không phải là vấn đề của chúng ta, càng không phải gánh nặng để lao tâm khổ tứ” – luật sư Bryan Stevenson đã nói như vậy trong một trong những chương trình TED Talks được yêu thích nhất hồi năm 2012. 25 năm về trước, tại Montgomery (Alabama), từ một căn hộ nhỏ phía sau một xưởng sản xuất lốp xe, Bryan Stevenson đã thành lập nên Equal Justice Initiative (EJI) – tổ chức phi lợi nhuận trợ giúp pháp lý cho những người nghèo rơi vào vòng lao lý và các tù nhân bị đối xử bất công. Sau khi tốt nghiệp trường luật Harvard, Stevenson không vào các hãng luật trên phố Wall mặc cho những lời mời chào hấp dẫn mà chọn trở về bang Alabama làm luật sư miễn phí cho thân chủ là các tử tù. Ban đầu chỉ với một phụ tá giúp việc, đến nay văn phòng của EJI đã có 40 nhân viên gồm 20 luật sư làm việc toàn thời gian cùng một số thực tập sinh và sinh viên tốt nghiệp từ trường luật Đại học New York, nơi Stevenson giảng dạy. Cho đến nay, EJI đã giúp tổng cộng 115 người thoát án tử hình. Tổ chức của vị luật sư 55 tuổi này cũng đã kháng cáo thành công lên Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ nhằm bãi bỏ mức phạt chung thân không được ân xá áp dụng cho trẻ vị thành niên dưới 13 tuổi và việc giam giữ chúng trong các nhà tù dành cho người lớn. Đầu tháng Tư vừa qua, Stevenson đã giúp Anthony Ray Hinton – tử tù ngồi tù oan suốt 28 năm – được phóng thích sau hơn 12 năm kiên trì theo đuổi vụ án. Vì những đóng góp và nỗ lực của Bryan Stevenson, vị Tổng giám mục Nam Phi Desmond Tutu, người nhận giải Nobel Hòa Bình vào năm 1984 cho cống hiến của ông trong cuộc đấu tranh chống lại nạn Apartheid, đã gọi Stevenson là “Nelson Mandel của nước Mỹ”. Cho đến nay, Bryan Stevenson vẫn độc thân và không có con cái. Ông không tính phí đối với các thân chủ kém may mắn của mình; văn phòng của ông hoạt động dựa trên các nguồn quỹ hỗ trợ và đóng góp từ cộng đồng. Stevenson nói cuộc sống hiện tại khác hoàn toàn những gì ông đã tưởng tượng hồi còn ở trường luật. Nhưng vị cựu sinh viên Harvard không nghĩ mình đang hi sinh gì cả. Stevenson nói: “Tất nhiên có những chọn lựa khác mang đến nhiều tiền và cuộc sống sung túc hơn. Nhưng tôi không chọn cách đó. Tôi thấy mình đang giàu có bằng những cách rất riêng và sẽ không đánh đổi nó cho dù là hàng triệu đô ở nhà băng.” Năm 2012 khi giam gia chương trình TED Talk, sau khi Stevenson kết thúc phần trình bày của mình, tất cả khán giả trong hội trường đã đồng loạt đứng lên vỗ tay. Theo ghi nhận, bài diễn thuyết của ông còn có kỷ lục nhận được tràng vỗ tay lâu nhất trong lịch sử chương trình. Luật Khoa lược dịch chuyển đến quý độc giả bài thuyết trình này. Án tử hình – Chúng ta lấy quyền gì để tước đoạt mạng sống người khác? Tôi đã luôn có điều muốn nói về nền tư pháp hình sự hiện tại của chúng ta. Bối cảnh bây giờ đã khác nhiều so với 40 năm trước đây. Năm 1972, có 300 ngàn phạm nhân trong các trại tù trên khắp cả nước. Ngày nay, con số này đã tăng lên 2.3 triệu. Nước Mỹ hiện đang có tỷ lệ phạt tù cao nhất thế giới. Chúng ta còn có 7 triệu người đang tại ngoại thuộc diện cải tạo không giam giữ hoặc được đặc xá. Theo quan sát của tôi, việc phạt tù trên diện rộng đã làm cho xã hội chúng ta thay đổi tận cốt lõi. Trong những cộng đồng dân cư nghèo, cộng đồng của những người da màu, một cảm giác tuyệt vọng và bế tắc, vốn là hệ quả của tình trạng trên, đang vây lấy những con người ở đây. Cứ mỗi ba nam thanh niên da màu tuổi từ 18 đến 30, có một người lại đi tù, đang trong diện quản chế hoặc được cho về trước hạn tù. Còn ở những khu vực thành thị dọc ngang đất nước như Los Angeles, Philadelphia, Baltimore hay Washington, tỷ lệ thanh niên da màu rơi vào vòng lao lý cũng lên đến 50 đến 60 phần trăm. Hệ thống của chúng ta không chỉ được thiết kế nên với những lỗ hổng làm biến dạng nền tư pháp vì lý do chủng tộc, mà chúng còn liên quan đến khoảng cách giàu nghèo. Chúng ta hiện có một hệ thống tư pháp đang đối đãi tốt với những người có tội nhưng có tiền, và tệ với những ai ít tiền nhưng vô tội. Tài lực, chứ không phải trách nhiệm pháp lý, mới là thứ quyết định kết quả. Nhưng mặc cho thực tế này, chúng ta vẫn cảm thấy rất thoải mái với nó. Văn hóa chính trị cảm tính do nỗi sợ hãi và sự thù hằn dẫn dắt đã khiến chúng ta tin rằng đó không phải là vấn đề của mình. Chúng ta đã tự mình tách rời khỏi thực trạng. Như một số tiểu bang khác, bang Alabama nơi tôi sống sẽ tước vĩnh viễn quyền đi bầu của bạn nếu bạn đã từng bị kết án hình sự. Hiện tại, 34 phần trăm đàn ông da màu ở Alabama đã vĩnh viễn mất quyền bỏ phiếu của mình. Chúng tôi dự đoán trong vòng 10 năm nữa số lượng người bị tước quyền đi bầu sẽ vẫn ở mức cao kể từ khi Đạo luật Bầu cử được thông qua. Nhưng mặc cho thực tế này, mọi thứ chỉ là một sự im lặng đến hoang mang. Tôi là luật sư bảo vệ quyền lợi cho trẻ vị thành niên. Nhiều thân chủ của tôi có tuổi đời còn rất trẻ. Hoa Kỳ là quốc gia duy nhất trên thế giới áp dụng mức án chung thân cho một đứa trẻ 13 tuổi. Ở đất nước này, chúng ta có án chung thân không được ân xá dành cho những đứa trẻ. Thậm chí chúng ta còn truy tố ra tòa những đứa trẻ nữa. Quốc gia duy nhất trên thế giới. Thân chủ của tôi còn là những tử tù. Tôi cho rằng những tranh cãi xung quanh vấn đề án tử hình rất thú vị. Từ trước đến nay, chúng ta đã được định hướng để nghĩ câu hỏi cần phải xem xét là: một người có đáng phải chết vì tội họ đã gây ra hay không? Hẳn nhiên đó là một câu hỏi rất hợp lý. Nhưng vẫn còn một cách suy nghĩ khác xuất phát từ việc chúng ta là ai trong tư cách con người. Thay vì hỏi có đáng để một người phạm tội nhận lãnh cái chết hay không, điều mà chúng ta cần suy nghĩ là: chúng ta lấy quyền gì để tước đoạt mạng sống người khác? Án tử hình ở Mỹ luôn có dấu vết của oan sai. Cứ mỗi 9 người nhận án tử thì có một người được giải oan và phóng thích. Một trên chín – đó quả thật là một tỷ lệ sai sót rất đáng kinh ngạc. Trong khi đó, sẽ không đời nào chúng ta dám bước lên máy bay nếu cứ mỗi 9 chiếc cất cánh lại có một chiếc bị rơi. Dẫu vậy, bằng cách nào đó chúng ta vẫn tách mình khỏi thực tế này. Đó không phải là vấn đề của chúng ta, càng không phải gánh nặng để lao tâm khổ tứ. Một dạo tôi có dịp được làm diễn giả tại một hội thảo về án tử hình ở Đức. Tôi vẫn còn nhớ rất rõ khi một trong những học giả ở đó đã chia sẻ sau phần trình bày của tôi: “Anh biết đấy, tôi đã thấy rất buồn trong lúc nghe anh nói. Ở Đức chúng tôi không còn án tử hình. Và tất nhiên chúng tôi sẽ không bao giờ đưa vào áp dụng lại hình phạt ấy”. Không khí khán phòng chợt chùng xuống, thế rồi một người phụ nữ đứng lên nói: “Với quá khứ vẫn còn ám ảnh, chúng tôi không thể nào lặp lại việc giết người hàng loạt như trước đây. Sẽ rất vô lương tâm nếu hành động đó vẫn được duy trì, cho dù là với mục đích khác”. Câu nói của bà đã cho tôi nhiều suy nghĩ. Sẽ ra sao nếu nước Đức vẫn còn giữ án tử hình, và phần đông trong số những người bị hành quyết là người Do Thái? Đó là một viễn cảnh mà lương tri chúng ta không thể chịu được. Tuy vậy, ngay trên đất nước này, ở những bang miền Nam lâu đời, những người tù bị kết tội vẫn đối mặt với án tử hình. Ở các bang này, nếu nạn nhân là người da trắng, khả năng người phạm tội phải nhận án tử cao gấp 11 lần so với khi nạn nhân là một người da màu, và cao gấp 22 lần nếu bị cáo là người da màu còn nạn nhân là da trắng. Đây cũng là những bang mà dưới lòng đất người ta tìm thấy thi thể những người da đen từng bị hành quyết. Dẫu vậy, chúng ta vẫn cảm thấy không liên quan. Còn có một thực tế khác đang tồn tại ở đất nước chúng ta. Chúng ta không muốn nói về những bất cập đang hiện hữu. Chúng ta cũng không muốn nhắc lại lịch sử. Chính vì vậy, chúng ta không thật sự hiểu những gì đã xảy ra trong quá khứ, để rồi không thấy rằng chúng đang lặp lại ở hiện tại. Chúng ta vẫn luôn đối đầu nhau, vẫn luôn tạo ra những mâu thuẫn và xung đột. Chúng ta thấy thật khó để nói khi động đến chủ đề chủng tộc. Tôi tin sở dĩ như vậy là bởi chúng ta chưa sẵn lòng bước vào tiến trình hòa giải và chấp nhận sự thật. Ở Nam Phi, người ta biết sẽ không thể chấm dứt nạn kỳ thị chủng tộc (apartheid) nếu không thật sự bắt đầu tiến trình hòa giải và nhìn nhận thực tế. Ở Rwanda, ngay khi cả đất nước phải trải qua nạn diệt chủng, họ cũng đã làm việc tương tự. Nhưng ở đất nước này, chúng ta vẫn chưa làm điều đó. Khi còn là một anh chàng luật sư mới vào nghề, tôi đã có vinh dự được gặp Rosa Parks. Bà vẫn thường lui tới Montgomery. Mỗi lần như vậy, bà đi cùng hai người bạn thân của mình là Johnnie Carr, người đứng sau phong trào tẩy chay xe buýt ở Montgomery – một phụ nữ Mỹ gốc Phi rất đỗi tuyệt vời – và Virginia Durr, người có chồng là Clifford Durr, luật sư đại diện cho tiến sĩ Martin Luther King. Ba người bọn họ thường tụ lại chuyện trò mỗi lần gặp nhau. Thi thoảng cô Carr lại gọi cho tôi và bảo: “Bryan này, cô Parks sắp đến chơi đấy. Bọn cô đã hẹn nhau rồi. Cháu có muốn đến chỗ bọn cô không?” Tôi nói: “Dạ vâng, cháu muốn ạ”. Thế rồi bà hỏi: “Vậy thì cháu định làm gì khi đến đây?” Tôi trả lời: “Cháu sẽ nghe các cô nói chuyện”. Và tôi đã đến chỗ họ để lắng nghe những chủ đề đã truyền cảm hứng và động lực cho tôi. Một lần nọ, tôi đến nghe ba người họ nói chuyện. Vài tiếng sau, cô Parks quay sang tôi nói: “Bryan này, bây giờ cháu kể về tổ chức Equal Justice Initiative của cháu đi. Cho cô biết cháu đang làm gì nào”. Và thế là tôi bắt đầu bài diễn thuyết của mình không ngừng nghỉ. “Dạ thưa, bọn cháu đang cố thách thức sự bất công. Bọn cháu đang giúp đỡ những người đã bị kết án oan sai. Bọn cháu cố gắng đối diện với nạn kì thị và phân biệt đối xử đang diễn ra trong hệ thống tư pháp và hành chính. Bọn cháu mong muốn sẽ chấm dứt việc kết án chung thân không được ân xá đối với trẻ em, và cả án tử hình nữa. Bọn cháu cũng đang cố làm giảm xuống số người bị đi tù, vì bọn cháu muốn chấm dứt tình trạng kết án tù ồ ạt”. Khi tôi kết thúc, bà ấy đã nhìn tôi rồi nói: “Mmm mmm mmm, cháu sẽ phải vất vả lắm đấy”. Lúc ấy cô Carr cũng tham gia vào, bà khẽ chạm má tôi và bảo: “Vì thế nên cháu phải thật kiên cường đấy nhé!” Và tôi nghĩ tất cả chúng ta đều cần cái dũng khí đó. Chúng ta cần tìm ra cách để đối diện với những thách thức và khó khăn đang gây nên đau khổ cho đồng loại. Bởi lẽ xét cho cùng, loài người chúng ta đều phụ thuộc lẫn nhau, vào mỗi cá thể trong một tập thể. Khi làm công việc của mình, có những điều rất đơn giản mà tôi đã học được. Tôi nghiệm ra mọi người trên hành tinh này, cho dù đã làm chuyện tồi tệ đến cỡ nào, đều không chỉ được định nghĩa bởi duy nhất điều đó. Tôi tin nó đúng với tất cả chúng ta. Nếu một người nói dối bạn, cô ta không chỉ được định nghĩa là một kẻ dối trá. Nếu một người lấy đi thứ không phải tài sản của họ, anh ta không chỉ là một tên trộm. Và thậm chí nếu đã cướp đi sinh mạng ai đó, bạn cũng không chỉ là một hung thủ giết người. Chính bởi vì mỗi người chúng ta đều có một nhân phẩm, và nó cần được pháp luật tôn trọng. Tôi tin rằng dẫu có hào nhoáng, hấp dẫn, đẹp đẽ, sáng tạo hay tiến bộ đến đâu, cuối cùng thì công nghệ, sự phát triển hay hàm lượng tri thức không phải là tiêu chí chung cuộc để đánh giá một xã hội. Chúng ta đánh giá phẩm chất một xã hội không phải trên cách mà nó đối đãi với người giàu, người có thế lực và có đặc quyền, mà dựa trên cách những người nghèo, người bị kết tội và người tù được đối xử ra sao. Chỉ khi đó chúng ta mới bắt đầu có cái nhìn sâu sắc về xã hội của chúng ta. Triết lý đạo đức thì có rất nhiều, nhưng lịch sử nhân loại cho thấy điểm chung nằm ở niềm tin vào công lý. Chúng ta không thể trở thành một con người hoàn chỉnh chừng nào chúng ta vẫn chưa quan tâm đến nhân quyền và nhân phẩm của mình và người khác. Bởi sự tồn tại của tất cả chúng ta gắn chặt với sự tồn tại của từng cá nhân. Tôi tin các bạn ở đây đều hiểu điều đó, vì vậy hôm nay đến với TED, tôi muốn nói với các bạn rằng, hãy tiếp tục kiên cường cho đến khi chúng ta đạt được mục tiêu nguồn: Luật khoa Tạp chí
Án tử hình ở Malaysia - Điều Đoàn Thị Hương có thể sẽ đối mặt
Sau phiên tòa buộc tội ngày hôm qua (3/02/2017) thì Đoàn Thị Hương đã bị buộc tội "mưu sát" theo Luật hình sự Malaysia và có nguy cơ sẽ phải đối mặt với án tử hình tại nước này. Án tử hình ở Malaysia được quy định như thế nào? Có điều gì khác biệt so với Luật của Việt Nam? Mấy chế cùng tham khảo. Ở Malaysia án tử hình chỉ dành cho những tội danh rất nặng như hiếp dâm, giết người, phản bội tổ quốc... và đặc biệt những người nước ngoài dính án tử hình ở nước này thì không được miễn trừ. Và chỉ có Tòa án thượng thẩm mới có quyền tuyên hình phạt này. Khi bị tuyên án tử hình tại Malaysia, dù muốn hay không thì thủ tục kháng cáo là bắt buộc đối với bất kì trường hợp nào. Và khi bị tuyên y án ở phiên tòa phúc thẩm thì cách duy nhất để thoát án tử là xin khoan hồng của pháp luật. Có một điều đặc biệt lưu tâm, án tử hình ơ Malaysia được thực thi bằng hình thức... treo cổ. Có lẽ đây là điều đáng chú ý nhất về án tử của nước này. Theo xu hướng của thế giới thì án tử hình của các nước càng ngày càng hướng về cái chết ít đau đớn nhất có thể cho người bị thi hành án, một số nước thậm chí đã bỏ hình phạt tử hình đối với tội phạm. Hình thức thi hành án tử treo cổ nghe hơi... ghê rợn và chắc chắn người bị thi hành án phải chịu nỗi đau rất lớn trước khi qua đời. Hình thức treo cổ và một số quy định khác trong quy định về án tử ở Malaysia được Tổ chức ân xã quốc tế cho là "chưa phù hợp" với xu hướng của quốc tế. Ở nước này, chỉ có trẻ em và phụ nữ mang thai mới không bị tuyên án tử hình. Còn lại, các trường hợp khác, chỉ cần dựa vào hành vi nếu đúng như quy định để nhận án tử thì không có một cách nào khác để thoát án, không có quy định xem xét về điều kiện, hoàn cảnh, động cơ gây án. Theo: TN
Án tử hình cho tội giết người – có phải là quá nhẹ?
Qua nay trên các mặt báo tràn lan các tin tức về vụ thảm sát 6 người trong căn biệt thự, dấy lên trong dư luận về những tay sát thủ máu lạnh…Lại nhớ đến vụ án giết người của Lê Văn Luyện xảy ra cách đây 4 năm trước, vế tính chất vụ án có vẻ cũng tương tự nhau. Một điều mà ai cũng biết là tội giết người tất yếu phải bị tử hình. Lê Văn Luyện là trường hợp chưa đủ tuổi thành niên phạm tội nên không áp dụng án tử hình theo Bộ luật hình sự 1999. Thời đó, khi tuyên bố Lê Văn Luyện không phải áp dụng án tử hình, nhiều người trong dư luận tỏ ra phản đối kịch liệt về việc tuyên án phạt tù và không tử hình… Nhưng thiết nghĩ các vụ án liên quan đến giết người mức hình phạt dành cho tội này là tử hình thì liệu có quá nhẹ tay? Đứng trên một góc nhìn nào đó thì cho rằng án tử hình quá nặng tay, mang tính chất phi nhân đạo, trái với quy luật tự nhiên và có thể làm “oan” người vô tội… >>> Nên bỏ án tử hình tại Việt Nam Theo góc nhìn trung lập của mình, đúng là hiện nay, vẫn còn rất nhiều trường hợp người vô tội bị xử oan như vụ em Thiện ở tỉnh Đắc Lắc vừa rồi…Tuy nhiên, nếu xử đúng người đúng tội, thì án tử hình cho tội giết người có phải quá nhẹ tay?! Các bạn thử nghĩ xem, nếu những kẻ giết người đều bị đem ra tử hình thì xem như cuộc đời họ kết thúc, họ chẳng còn phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào về hành vi sai trái của mình nữa. Hơn nữa, tội giết người được xã hội chúng ta cho rằng là hành vi độc ác, dã man và phi nhân đạo...cần phải trừng trị thích đáng. Có chăng khi tử hình, họ chỉ cảm thấy đau đớn trong phút chốc trước khi chết, xong rồi thì chẳng còn gì nữa…Hiện nay, việc tử hình không dùng hình thức bắn như trước nữa mà là tiêm thuốc độc…Với những tay sát thủ máu lạnh, liệu có phải là cái chết êm ái, kết cục nhẹ nhàng quá cho họ sao? Sao chúng ta không thay thế án tử hình bằng một hình phạt khác, buộc họ phải chịu trách nhiệm về hành vi sai trái của mình trong suốt quãng đời còn lại của họ từ khi phạm tội cho đến lúc chết. Như vậy thì mình nghĩ tính chất răn đe sẽ có hiệu quả hơn thay vì tử hình. Hi vọng trong lần sửa đổi tới của Bộ luật hình sự 1999 sẽ thay án tử hình bằng một hình phạt khác, buộc những kẻ này phải sống, phải chịu trách nhiệm về những tội ác mà họ gây ra.
“TỬ HÌNH THÔI, CÓ GÌ ĐÂU MÀ LO”
Đó là câu nói của bị cáo Nam trong vụ án giết 03 xe ôm. Hành động cười lớn cùng câu nói đó thật sự gây căm phẫn gia đình nạn nhân cũng như người đọc. Không biết bị cáo mạnh miệng để che giấu sợ hãi hay thực sự mất hết tính người nữa. Cần tiền tiêu xài và cho bạn gái, Nam nảy sinh ý định giết người cướp của. "Con mồi" anh ta nhắm tới là những người hành nghề xe ôm. 20h ngày 10/9/2014, anh ta đứng trước cửa nhà trọ tìm xe ôm thì anh Trần Trung Hoàng (45 tuổi) chạy xe máy đến rủ đi "tâm sự". Nam vờ đồng ý rồi đến đoạn đường vắng thuộc ấp Bình Phong, xã Tân Mỹ Chánh, anh ta rút dao đâm 16 nhát vào người anh Hoàng. 0h ngày 16/10/2014, Nam nói người chạy xe ôm Lê Hoàng Thanh (33 tuổi) chở mình về nhà ở xã Tân Mỹ Chánh. Đến phường 9, TP Mỹ Tho, anh ta yêu cầu anh Thanh dừng lại rồi bất ngờ dùng dao đâm 22 nhát vào nạn nhân. Tối 19/10, bằng phương thức như 2 vụ cướp trước, Nam dụ xe ôm Trần Văn Lâm (42 tuổi) đến khu dân cư Long Thạnh Hưng (xã Long Bình Điền) rồi rút dao sát hại.
Nhiều đề xuất mới cho Bộ luật hình sự: có nên ủng hộ ???
Dự thảo Bộ luật hình sự sửa đổi đang được bàn luận rất nhiều trong thời gian gần đây. Mục đích của các hình phạt nhằm giáo dục, răn đe các hành vi vi phạm ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. Nhiều quan điểm trái chiều được đưa bàn luận cũng nhằm mục đích trên. Theo tôi, tôi ủng hộ các quan điểm sau đây, vậy còn bạn thì sao? 1/ Áp dụng hình phạt cho cá nhân và pháp nhân Quy định trước đây chỉ áp dụng đối với cá nhân, hiện nay, nhiều đề xuất ủng hộ việc áp dụng hình phạt cho cả cá nhân và pháp nhân. Thực tế, nhiều vụ việc trong lĩnh vực trách nhiệm hình sự liên quan đến pháp nhân, việc vi phạm dẫn đến hậu quả nghiêm trọng để bị xử lý hình sự không chỉ liên quan đến cá nhân người quản lý mà còn liên quan đến những người làm việc tại pháp nhân đó. Vậy sẽ xử lý ra sao khi hành vi vi vi phạm là do hầu hết những người làm việc tại pháp nhân, không thể quy trách nhiệm cụ thể cho từng người. Vì vậy, theo tôi việc bổ sung thêm đối tượng chịu trách nhiệm hình sự là pháp nhân là hợp lý. 2/ Giảm hình phạt tù, tăng hình phạt tiền Các tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng trong lĩnh vực kinh tế và môi trường được áp dụng hình phạt tiền thay cho hình phạt tù. Như đã đề cập ở trên, mục đích hình phạt là nhằm để giáo dục, răn đe, hướng đến giảm thiểu các hành vi vi phạm gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. Các hình phạt liên quan đến kinh tế và môi trường có cần thiết phải áp dụng hình phạt tù hay không? Mỗi cá nhân là một nhân tố quyết định đến sự hình thành và phát triển của xã hội. Đa số các hành vi vi phạm đến kinh tế và môi trường đều vì mục đích trục lợi, thu nguôn lợi từ tài sản của người khác về phía mình. Việc áp dụng hình phạt tù đối với các hành vi này có thật sự mang tính chất răn đe, giáo dục hay chỉ làm lãng phí nguôn ngân sách nhà nước từ việc phạt tù. Việc phạt tiền kèm theo hình phạt tù đối với các hành vi này thực chất chỉ mang tính chất tượng trưng, không bù đắp được hậu quả do các hành vi này gây ra. Thay vào đó, tăng mức tiền phạt tương xứng với hậu quả do hành vi vi phạm đó gây ra thì tính chất răn đe, giáo dục đối với các đối tương này sẽ cao hơn. Biện pháp này còn nhằm triệt tiêu mục đích thực hiện các hành vi của các đối tượng này. Tuy nhiên, có một thực tế khi áp dụng hình phạt tiền, nhiều bị cáo vẫn chây ì, chậm nộp tiền hay không nộp tiền theo đúng quy định. Để bảo đảm cho việc thực hiện này được chặt chẽ, dự thảo cũng có nêu “Nếu trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày bản án có hiệu lực, nếu người bị kết án cố ý không chấp hành hình phạt tiền, Tòa án quyết định chuyển hình phạt tiền thành hình phạt tù có thời hạn nếu đó là hình phạt chính”. 3/ Thu hẹp phạm vi áp dụng hình phạt tử hình Quy định trước đây áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, có nghĩa là các hành vi vi phạm trong tất cả các lĩnh vực với mức độ gây nguy hại đến mức đặc biệt nghiêm trọng đều bị tử hình. Dự thảo Bộ luật hình sự chỉ nêu hình phạt tử hình đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng trong lĩnh vực xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, tội phạm về ma túy, tội phạm tham nhũng và các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh Nhiều năm trước đây đã có luồng quan điểm cho rằng nên bỏ án tử hình vì lý do nhân đạo, phù hợp với quy luật tự nhiên (không ai có quyền lấy đi mạng sống thiêng liêng của con người do tạo hóa đã ban tặng ngoại trừ thiên nhiên mới có quyền tước bỏ), tránh tình trạng oan sai người vô tội (thực tế việc để xảy ra oan sai là điều không thể tránh khỏi trong xét xử, nhiều vụ việc khi được lật lại do lỗi của người xét xử mà đã làm chết oan người vô tội, nhìn lại chỉ thấy nghẹn lòng…!)…Đối với cá nhân tôi, dù vẫn còn áp dụng hình phạt tử hình (chỉ là thu hẹp phạm vi áp dụng nó) trong mọi trường hợp, người xét xử cần phải cân nhắc, hạn chế áp dụng hình phạt này đến mức có thể để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Sáng nay, Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã tuyên án tử hình cho 30 bị cáo, mức án chung thân cho 13 bị cáo trong vụ án vận chuyển, mua bán trái phép hơn 5.000 bánh heroin và hàng ngàn viên ma tuý các loại. Cùng với đó, Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Ninh cũng tiến hành tuyên án các tội danh liên quan trong vụ án như làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức, Giả mạo trong công tác, Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, Kinh doanh trái phép, Không tố giác tội phạm, Đưa hối lộ và Làm môi giới hối lộ...với mức án từ cảnh cáo đến 20 năm tù. Ngoài ra, tòa án còn yêu cầu các bị cáo phải nộp lại khoản tiền lợi nhuận do làm ăn phi pháp để xung công quỹ (từ 10 triệu cho đến 10 tỷ đồng). Ngày 18/11/2013 của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh ra Cáo trạng số 189/KSĐT, vụ án được chia thành 4 đường dây vận chuyển trái phép chất ma túy, có sự tổ chức, tham gia của 89 bị can. Cụ thể, đường dây thứ nhất do Sa Văn Cầu hiện trốn truy nã tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào cầm đầu, cùng đồng phạm mua bán ma tuý heroin, ma tuý dạng tinh thể đá và ma tuý tổng hợp dạng viên nén từ Lào về Việt Nam và sang Trung Quốc. Đường dây thứ hai do bị cáo Nguyễn Hùng Dũng và Sồng A Lâu (tức Lau) cầm đầu; các đối tượng trong đường dây này đã thực hiện hành vi mua bán ma tuý heroin, ma tuý tổng hợp dạng viên nén và ma tuý dạng tinh thể đá từ Lào về Việt Nam và sang Trung Quốc. Đường dây thứ ba, mua bán ma tuý heroin từ Việt Nam sang Trung Quốc do Nguyễn Thanh Tuân cùng vợ là Vũ Thị Thanh Huyền. Đường dây thứ tư do Nguyễn Thị Hoàn, Nguyễn Ngọc Đoan (tức Lan) cầm đầu mua bán trái phép ma tuý heroin từ Việt Nam sang Trung Quốc. Các bị cáo tại phiên tòa Các đường dây này hoạt động theo mô hình chia cấp “đại lý” (cấp 1 và cấp 2) để phân phối ma túy ra các tỉnh, thành trong nước và sang Lào, Trung Quốc. Đây là vụ án mua bán, vận chuyển ma tuý xuyên quốc gia với số lượng đặc biệt lớn, nhiều chủng loại ma túy khác nhau từ Lào qua Việt Nam sang Trung Quốc và ngược lại. Theo Vietnamplus Phải nói đây là vụ án có nhiều án tử hình nhất từ trước đến giờ, và nhìn vào hình ảnh tại phiên tòa thì lương Công an canh giữ bị cáo cũng rất đông đảo.
Nhằm hỗ trợ phần nào đó nghiệp vụ trong lĩnh vực hình sự, Tố tụng hình sự, xin gửi đến bạn đọc danh sách tổng hợp những công văn của HĐTP hướng dẫn BLHS, BLTTHS liên quan đến các nhóm tội phạm và các vấn đề liên quan đến án tù, án tử hình. Tổng hợp công văn hướng dẫn nghiệp vụ hình sự - tô tụng hình sự về thi hành án tù, án tử hình - Minh họa Phần 1: Hướng dẫn về thi hành án tù, án tử hình Công văn 276/TANDTC-PC ngày 24/12/2018 của Tòa án nhân dân tối cao về việc thi hành án đối với người bị kết án phạt tù nhưng cho hưởng án treo trước ngày 01-01-2018 vi phạm nghĩa vụ Công văn 245/TANDTC-TK ngày 16/08/2011 của Tòa án nhân dân tối cao về việc thi hành án tử hình Công văn 41/2004/KHXX ngày 10/03/2004 của Toà án nhân dân tối cao về việc uỷ thác thi hành án phạt tù Công văn 35/2000/KHXX của Tòa án nhân dân tối cao về việc thủ tục thi hành án phạt tù Công văn 12/2000/KHXX ngày 10/01/2000 của Toà án nhân dân tối cao về việc ra quyết định thi hành án phạt tù và truy nã người bị kết án phạt tù bỏ trốn Công văn 33/KHXX ngày 11/06/1996 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn giải quyết một số trường hợp cụ thể trong công tác xét xử và thi hành án phạt tù Công văn 481-NCPL ngày 18/11/1992 của Tòa án nhân dân tối cao về việc tạm giam và thi hành án phạt tù Công văn 37/NCPL ngày 24/02/1989 của Tòa án nhân dân tối cao về việc thi hành án tử hình Ở phần 2 sẽ là những công văn liên quan đến một số nhóm tội của bộ luật hình sự như tình dục, tài sản. Mong bạn đọc cùng đóng góp các Công văn khác có liên quan nếu trong bài viết còn thiếu sót. Xin trân trọng cảm ơn!
Vụ thực tập sinh Ngô Công Minh giết người ở Nhật Bản có bị kết án tử hình không?
Năm 2020, Ngô Công Minh đã sát hại Nguyễn Văn Đức (là tực tập sinh ở cùng phòng) do một số xích mích trong sinh hoạt. Minh đã có ý định và kế hoạch để giết Đức (bằng chứng trong lời khai của Minh). Minh khai là để giết Đức anh ta đã mua hung khí, và bia uống trước khi ra tay. Giết Đức xong thì Minh đã giấu xác trong nhà bếp, rồi sau đó đưa ra rãnh thoát nước gần nhà giấu nhằm phi tang. Đối với pháp luật Việt Nam trong trường hợp đó, Minh có bị kết án tử hình hay không?
Bị bắt với 2kg ma túy đá, có bị xử tử hình không?
Dạ cho e hỏi e có người nhà bị bắt trong 1 vụ án ma tuy số lượng lớn đã bị lên chuyên án trước lúc bị bắt 3 tháng. Mà người thân e mới chấp hành án tội tàng trữ ma tuý trở về được mới 2 tháng thì bi bắt lại với số lượng 2kg ma túy đá. Luật sư cho e hỏi mức án lần này người thân em có bị tử hình kg. Hiện đang bị giam tại chí hòa khu K.G
Trình tự thi hành án tử hình - Hình minh họa Tử hình là hình phạt nặng nhất trong hình phạt được quy định trong Bộ Luật hình sự 2015. Do vậy, pháp luật quy định rất chi tiết về trình tự thi hành án tử hình. Cụ thể trình tự thi hành án tử hình được quy định như sau: Theo khoản 3 Điều 82 Luật Thi hành án hình sự năm 2019: “Trước khi bị đưa ra thi hành án tử hình, người chấp hành án được ăn, uống, viết thư, ghi âm lời nói gửi lại thân nhân.” Như vậy, theo quy định pháp luật, tử tù trước giờ thi hành án không chỉ được ăn trước giờ thi hành án mà còn được viết thư, ghi âm lời nói gửi lại thân nhân. Trình tự thi hành án tử hình - Căn cứ quyết định thi hành án tử hình và yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp hoặc Vệ binh hỗ trợ tư pháp thực hiện áp giải người chấp hành án đến nơi làm việc của Hội đồng thi hành án tử hình; - Thực hiện yêu cầu của Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ chuyên môn thuộc Công an nhân dân hoặc Quân đội nhân dân tiến hành lăn tay, kiểm tra danh bản, chỉ bản, đối chiếu với hồ sơ, tài liệu có liên quan; chụp ảnh, ghi hình quá trình làm thủ tục lăn tay, kiểm tra và lập biên bản; báo cáo Hội đồng thi hành án tử hình về kết quả kiểm tra; - Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình công bố quyết định thi hành án, quyết định không kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và quyết định không kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không chấp nhận kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hoặc kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, quyết định của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm hình phạt tử hình. - Ngay sau khi Chủ tịch Hội đồng thi hành án công bố các quyết định, Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp hoặc Vệ binh hỗ trợ tư pháp có nhiệm vụ giao các quyết định trên cho người chấp hành án để người đó tự đọc. Trường hợp người chấp hành án không biết chữ, không biết tiếng Việt hoặc không tự mình đọc được thì Hội đồng thi hành án tử hình chỉ định người đọc hoặc phiên dịch các quyết định trên cho người đó nghe. Quá trình công bố và đọc các quyết định phải được chụp ảnh, ghi hình, ghi âm và lưu vào hồ sơ thi hành án tử hình; - Theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ chuyên môn do cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu chỉ định thực hiện việc thi hành án và báo cáo kết quả cho Chủ tịch Hội đồng; - Theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, bác sỹ pháp y xác định tình trạng của người đã bị thi hành án tử hình và báo cáo kết quả cho Hội đồng; - Hội đồng thi hành án tử hình lập biên bản thi hành án; báo cáo về quá trình, kết quả thi hành án cho Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan quản lý thi hành án hình sự. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu làm thủ tục khai tử tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thi hành án; - Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm bảo quản tử thi, tổ chức mai táng, vẽ sơ đồ mộ người đã bị thi hành án. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mai táng có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu trong việc mai táng và quản lý mộ của Pháp luật hiện hành đã lược bỏ quy định bữa ăn trước khi thi hành án như thế nào. Căn cứ theo khoản 4 Điều 82 Luật Thi hành án hình sự năm 2019.
Vai trò và quyền của Luật sư trong phiên tòa Giám đốc thẩm
Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án. Vậy Luật sư có vai trò và quyền gì không trong phiên giám đốc thẩm? Điều 383 Bộ luật TTHS 2015 quy định những người tham gia phiên tòa giám đốc thẩm như sau: 1. Phiên tòa giám đốc thẩm phải có sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp. 2. Trường hợp xét thấy cần thiết hoặc có căn cứ sửa một phần bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, Tòa án phải triệu tập người bị kết án, người bào chữa và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên tòa giám đốc thẩm; nếu họ vắng mặt thì phiên tòa giám đốc thẩm vẫn được tiến hành. Theo đó, phiên tòa giám đốc thẩm chỉ bắt buộc phải có đại diện Viện Kiểm sát nhưng không bắt buộc phải triệu tập người đã bị kết án, người bào chữa, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Việc triệu tập người bị kết án, người bào chữa và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có thể xảy ra khi hội đồng giám đốc thẩm xét thấy cần thiết hoặc có căn cứ để có thể sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Điều này đồng nghĩa với việc người bào chữa có được tham gia phiên Giám đốc thẩm khi xét thấy cần thiết. Hiện nay trong luật tố tụng trường hợp triệu tập Luật sư mình cũng không tìm thấy quy định về quyền cũng như vai trò cụ thể. Bạn nào có thêm thông tin về vấn đề này chia sẻ mình với nhé!
Từ vụ Hồ Duy Hải: Trường hợp nào phải hoãn thi hành án tử hình?
Liên quan đến vụ án với tử tù Hồ Duy Hải vào năm 2008, dư luận chấn động trước thông tin 2 nữ nhân viên của Bưu điện Cầu Voi (đóng tại ấp 5, xã Nhị Thành, H.Thủ Thừa, tỉnh Long An) bị sát hại dã man ngay tại nơi làm việc. Sau đó, bản án sơ thẩm (2008) và phúc thẩm (2009) tuyên án tử hình đối với Hồ Duy Hải về tội Giết người và Cướp tài sản. Hải có đơn xin Chủ tịch nước ân giảm. TAND Tối cao và VKSND Tối cao lần lượt quyết định không kháng nghị vụ án. Hải và gia đình sau đó liên tục kêu oan và xin hoãn thi hành án. Trưa 4/12/2014, một ngày trước khi thi hành án tử hình Hải, Hội đồng thi hành án tỉnh Long An ra quyết định tạm hoãn thi hành. Chắc hẳn sẽ có bạn thắc mắc pháp luật quy định cụ thể như thế nào về việc khi có bản án về tuyên án tử hình nhưng sau đó hoãn thi hành án? Điều 81 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về hoãn thi hành án tử hình. Cụ thể như sau: 1. Hội đồng thi hành án tử hình quyết định hoãn thi hành án tử hình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Người bị kết án tử hình thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 40 của Bộ luật Hình sự; Trích khoản 3 Điều 40 của Bộ luật Hình sự: Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi; b) Người đủ 75 tuổi trở lên; c) Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn. - Có lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan; - Ngay trước khi thi hành án người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm. Cần lưu ý: Khi quyết định hoãn thi hành án tử hình, Hội đồng thi hành án tử hình phải lập biên bản ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm thi hành án; họ, tên, chức vụ của thành viên Hội đồng; lý do hoãn thi hành án. Biên bản hoãn thi hành án phải được tất cả các thành viên Hội đồng ký, lưu hồ sơ thi hành án tử hình và báo cáo Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu và cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu.
Đối tượng không áp dụng, thi hành án tử hình
Tại Điều 40 Bộ Luật hình sự 2015 quy định về tử hình. Trong đó, quy định về đối tượng không áp dụng và đối tượng không thi hàng tử hình lần lượt tại khoản 2 và khoản 3 như sau: 2. Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử. Như vậy, đối tượng không áp dụng tử hình bao gồm: - Người dưới 18 tuổi khi phạm tội - Phụ nữ có thai - Phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi - Người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử. Và tại khoản 3 quy định: 3. Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi; b) Người đủ 75 tuổi trở lên; c) Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn. Như vậy, đối tượng không thi hành án tử hình và chuyển thành tù hcung thân bao gồm: - Phụ nữ có thai - Phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi - Đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử - Người bị kết an tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ¾ tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
“Án tử hình – Chúng ta lấy quyền gì để tước đoạt mạng sống người khác?” -
“Án tử hình ở Mỹ luôn có dấu hiệu oan sai. Cứ mỗi 9 người nhận án tử thì có một người được giải oan và phóng thích. Một trên chín – đó quả thật là một tỷ lệ sai sót rất đáng kinh ngạc. Trong khi đó, sẽ không đời nào chúng ta dám bước lên máy bay nếu cứ mỗi 9 chiếc cất cánh lại có một chiếc bị rơi. Dẫu vậy, bằng cách nào đó chúng ta vẫn tách mình khỏi thực tế này. Đó không phải là vấn đề của chúng ta, càng không phải gánh nặng để lao tâm khổ tứ” – luật sư Bryan Stevenson đã nói như vậy trong một trong những chương trình TED Talks được yêu thích nhất hồi năm 2012. 25 năm về trước, tại Montgomery (Alabama), từ một căn hộ nhỏ phía sau một xưởng sản xuất lốp xe, Bryan Stevenson đã thành lập nên Equal Justice Initiative (EJI) – tổ chức phi lợi nhuận trợ giúp pháp lý cho những người nghèo rơi vào vòng lao lý và các tù nhân bị đối xử bất công. Sau khi tốt nghiệp trường luật Harvard, Stevenson không vào các hãng luật trên phố Wall mặc cho những lời mời chào hấp dẫn mà chọn trở về bang Alabama làm luật sư miễn phí cho thân chủ là các tử tù. Ban đầu chỉ với một phụ tá giúp việc, đến nay văn phòng của EJI đã có 40 nhân viên gồm 20 luật sư làm việc toàn thời gian cùng một số thực tập sinh và sinh viên tốt nghiệp từ trường luật Đại học New York, nơi Stevenson giảng dạy. Cho đến nay, EJI đã giúp tổng cộng 115 người thoát án tử hình. Tổ chức của vị luật sư 55 tuổi này cũng đã kháng cáo thành công lên Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ nhằm bãi bỏ mức phạt chung thân không được ân xá áp dụng cho trẻ vị thành niên dưới 13 tuổi và việc giam giữ chúng trong các nhà tù dành cho người lớn. Đầu tháng Tư vừa qua, Stevenson đã giúp Anthony Ray Hinton – tử tù ngồi tù oan suốt 28 năm – được phóng thích sau hơn 12 năm kiên trì theo đuổi vụ án. Vì những đóng góp và nỗ lực của Bryan Stevenson, vị Tổng giám mục Nam Phi Desmond Tutu, người nhận giải Nobel Hòa Bình vào năm 1984 cho cống hiến của ông trong cuộc đấu tranh chống lại nạn Apartheid, đã gọi Stevenson là “Nelson Mandel của nước Mỹ”. Cho đến nay, Bryan Stevenson vẫn độc thân và không có con cái. Ông không tính phí đối với các thân chủ kém may mắn của mình; văn phòng của ông hoạt động dựa trên các nguồn quỹ hỗ trợ và đóng góp từ cộng đồng. Stevenson nói cuộc sống hiện tại khác hoàn toàn những gì ông đã tưởng tượng hồi còn ở trường luật. Nhưng vị cựu sinh viên Harvard không nghĩ mình đang hi sinh gì cả. Stevenson nói: “Tất nhiên có những chọn lựa khác mang đến nhiều tiền và cuộc sống sung túc hơn. Nhưng tôi không chọn cách đó. Tôi thấy mình đang giàu có bằng những cách rất riêng và sẽ không đánh đổi nó cho dù là hàng triệu đô ở nhà băng.” Năm 2012 khi giam gia chương trình TED Talk, sau khi Stevenson kết thúc phần trình bày của mình, tất cả khán giả trong hội trường đã đồng loạt đứng lên vỗ tay. Theo ghi nhận, bài diễn thuyết của ông còn có kỷ lục nhận được tràng vỗ tay lâu nhất trong lịch sử chương trình. Luật Khoa lược dịch chuyển đến quý độc giả bài thuyết trình này. Án tử hình – Chúng ta lấy quyền gì để tước đoạt mạng sống người khác? Tôi đã luôn có điều muốn nói về nền tư pháp hình sự hiện tại của chúng ta. Bối cảnh bây giờ đã khác nhiều so với 40 năm trước đây. Năm 1972, có 300 ngàn phạm nhân trong các trại tù trên khắp cả nước. Ngày nay, con số này đã tăng lên 2.3 triệu. Nước Mỹ hiện đang có tỷ lệ phạt tù cao nhất thế giới. Chúng ta còn có 7 triệu người đang tại ngoại thuộc diện cải tạo không giam giữ hoặc được đặc xá. Theo quan sát của tôi, việc phạt tù trên diện rộng đã làm cho xã hội chúng ta thay đổi tận cốt lõi. Trong những cộng đồng dân cư nghèo, cộng đồng của những người da màu, một cảm giác tuyệt vọng và bế tắc, vốn là hệ quả của tình trạng trên, đang vây lấy những con người ở đây. Cứ mỗi ba nam thanh niên da màu tuổi từ 18 đến 30, có một người lại đi tù, đang trong diện quản chế hoặc được cho về trước hạn tù. Còn ở những khu vực thành thị dọc ngang đất nước như Los Angeles, Philadelphia, Baltimore hay Washington, tỷ lệ thanh niên da màu rơi vào vòng lao lý cũng lên đến 50 đến 60 phần trăm. Hệ thống của chúng ta không chỉ được thiết kế nên với những lỗ hổng làm biến dạng nền tư pháp vì lý do chủng tộc, mà chúng còn liên quan đến khoảng cách giàu nghèo. Chúng ta hiện có một hệ thống tư pháp đang đối đãi tốt với những người có tội nhưng có tiền, và tệ với những ai ít tiền nhưng vô tội. Tài lực, chứ không phải trách nhiệm pháp lý, mới là thứ quyết định kết quả. Nhưng mặc cho thực tế này, chúng ta vẫn cảm thấy rất thoải mái với nó. Văn hóa chính trị cảm tính do nỗi sợ hãi và sự thù hằn dẫn dắt đã khiến chúng ta tin rằng đó không phải là vấn đề của mình. Chúng ta đã tự mình tách rời khỏi thực trạng. Như một số tiểu bang khác, bang Alabama nơi tôi sống sẽ tước vĩnh viễn quyền đi bầu của bạn nếu bạn đã từng bị kết án hình sự. Hiện tại, 34 phần trăm đàn ông da màu ở Alabama đã vĩnh viễn mất quyền bỏ phiếu của mình. Chúng tôi dự đoán trong vòng 10 năm nữa số lượng người bị tước quyền đi bầu sẽ vẫn ở mức cao kể từ khi Đạo luật Bầu cử được thông qua. Nhưng mặc cho thực tế này, mọi thứ chỉ là một sự im lặng đến hoang mang. Tôi là luật sư bảo vệ quyền lợi cho trẻ vị thành niên. Nhiều thân chủ của tôi có tuổi đời còn rất trẻ. Hoa Kỳ là quốc gia duy nhất trên thế giới áp dụng mức án chung thân cho một đứa trẻ 13 tuổi. Ở đất nước này, chúng ta có án chung thân không được ân xá dành cho những đứa trẻ. Thậm chí chúng ta còn truy tố ra tòa những đứa trẻ nữa. Quốc gia duy nhất trên thế giới. Thân chủ của tôi còn là những tử tù. Tôi cho rằng những tranh cãi xung quanh vấn đề án tử hình rất thú vị. Từ trước đến nay, chúng ta đã được định hướng để nghĩ câu hỏi cần phải xem xét là: một người có đáng phải chết vì tội họ đã gây ra hay không? Hẳn nhiên đó là một câu hỏi rất hợp lý. Nhưng vẫn còn một cách suy nghĩ khác xuất phát từ việc chúng ta là ai trong tư cách con người. Thay vì hỏi có đáng để một người phạm tội nhận lãnh cái chết hay không, điều mà chúng ta cần suy nghĩ là: chúng ta lấy quyền gì để tước đoạt mạng sống người khác? Án tử hình ở Mỹ luôn có dấu vết của oan sai. Cứ mỗi 9 người nhận án tử thì có một người được giải oan và phóng thích. Một trên chín – đó quả thật là một tỷ lệ sai sót rất đáng kinh ngạc. Trong khi đó, sẽ không đời nào chúng ta dám bước lên máy bay nếu cứ mỗi 9 chiếc cất cánh lại có một chiếc bị rơi. Dẫu vậy, bằng cách nào đó chúng ta vẫn tách mình khỏi thực tế này. Đó không phải là vấn đề của chúng ta, càng không phải gánh nặng để lao tâm khổ tứ. Một dạo tôi có dịp được làm diễn giả tại một hội thảo về án tử hình ở Đức. Tôi vẫn còn nhớ rất rõ khi một trong những học giả ở đó đã chia sẻ sau phần trình bày của tôi: “Anh biết đấy, tôi đã thấy rất buồn trong lúc nghe anh nói. Ở Đức chúng tôi không còn án tử hình. Và tất nhiên chúng tôi sẽ không bao giờ đưa vào áp dụng lại hình phạt ấy”. Không khí khán phòng chợt chùng xuống, thế rồi một người phụ nữ đứng lên nói: “Với quá khứ vẫn còn ám ảnh, chúng tôi không thể nào lặp lại việc giết người hàng loạt như trước đây. Sẽ rất vô lương tâm nếu hành động đó vẫn được duy trì, cho dù là với mục đích khác”. Câu nói của bà đã cho tôi nhiều suy nghĩ. Sẽ ra sao nếu nước Đức vẫn còn giữ án tử hình, và phần đông trong số những người bị hành quyết là người Do Thái? Đó là một viễn cảnh mà lương tri chúng ta không thể chịu được. Tuy vậy, ngay trên đất nước này, ở những bang miền Nam lâu đời, những người tù bị kết tội vẫn đối mặt với án tử hình. Ở các bang này, nếu nạn nhân là người da trắng, khả năng người phạm tội phải nhận án tử cao gấp 11 lần so với khi nạn nhân là một người da màu, và cao gấp 22 lần nếu bị cáo là người da màu còn nạn nhân là da trắng. Đây cũng là những bang mà dưới lòng đất người ta tìm thấy thi thể những người da đen từng bị hành quyết. Dẫu vậy, chúng ta vẫn cảm thấy không liên quan. Còn có một thực tế khác đang tồn tại ở đất nước chúng ta. Chúng ta không muốn nói về những bất cập đang hiện hữu. Chúng ta cũng không muốn nhắc lại lịch sử. Chính vì vậy, chúng ta không thật sự hiểu những gì đã xảy ra trong quá khứ, để rồi không thấy rằng chúng đang lặp lại ở hiện tại. Chúng ta vẫn luôn đối đầu nhau, vẫn luôn tạo ra những mâu thuẫn và xung đột. Chúng ta thấy thật khó để nói khi động đến chủ đề chủng tộc. Tôi tin sở dĩ như vậy là bởi chúng ta chưa sẵn lòng bước vào tiến trình hòa giải và chấp nhận sự thật. Ở Nam Phi, người ta biết sẽ không thể chấm dứt nạn kỳ thị chủng tộc (apartheid) nếu không thật sự bắt đầu tiến trình hòa giải và nhìn nhận thực tế. Ở Rwanda, ngay khi cả đất nước phải trải qua nạn diệt chủng, họ cũng đã làm việc tương tự. Nhưng ở đất nước này, chúng ta vẫn chưa làm điều đó. Khi còn là một anh chàng luật sư mới vào nghề, tôi đã có vinh dự được gặp Rosa Parks. Bà vẫn thường lui tới Montgomery. Mỗi lần như vậy, bà đi cùng hai người bạn thân của mình là Johnnie Carr, người đứng sau phong trào tẩy chay xe buýt ở Montgomery – một phụ nữ Mỹ gốc Phi rất đỗi tuyệt vời – và Virginia Durr, người có chồng là Clifford Durr, luật sư đại diện cho tiến sĩ Martin Luther King. Ba người bọn họ thường tụ lại chuyện trò mỗi lần gặp nhau. Thi thoảng cô Carr lại gọi cho tôi và bảo: “Bryan này, cô Parks sắp đến chơi đấy. Bọn cô đã hẹn nhau rồi. Cháu có muốn đến chỗ bọn cô không?” Tôi nói: “Dạ vâng, cháu muốn ạ”. Thế rồi bà hỏi: “Vậy thì cháu định làm gì khi đến đây?” Tôi trả lời: “Cháu sẽ nghe các cô nói chuyện”. Và tôi đã đến chỗ họ để lắng nghe những chủ đề đã truyền cảm hứng và động lực cho tôi. Một lần nọ, tôi đến nghe ba người họ nói chuyện. Vài tiếng sau, cô Parks quay sang tôi nói: “Bryan này, bây giờ cháu kể về tổ chức Equal Justice Initiative của cháu đi. Cho cô biết cháu đang làm gì nào”. Và thế là tôi bắt đầu bài diễn thuyết của mình không ngừng nghỉ. “Dạ thưa, bọn cháu đang cố thách thức sự bất công. Bọn cháu đang giúp đỡ những người đã bị kết án oan sai. Bọn cháu cố gắng đối diện với nạn kì thị và phân biệt đối xử đang diễn ra trong hệ thống tư pháp và hành chính. Bọn cháu mong muốn sẽ chấm dứt việc kết án chung thân không được ân xá đối với trẻ em, và cả án tử hình nữa. Bọn cháu cũng đang cố làm giảm xuống số người bị đi tù, vì bọn cháu muốn chấm dứt tình trạng kết án tù ồ ạt”. Khi tôi kết thúc, bà ấy đã nhìn tôi rồi nói: “Mmm mmm mmm, cháu sẽ phải vất vả lắm đấy”. Lúc ấy cô Carr cũng tham gia vào, bà khẽ chạm má tôi và bảo: “Vì thế nên cháu phải thật kiên cường đấy nhé!” Và tôi nghĩ tất cả chúng ta đều cần cái dũng khí đó. Chúng ta cần tìm ra cách để đối diện với những thách thức và khó khăn đang gây nên đau khổ cho đồng loại. Bởi lẽ xét cho cùng, loài người chúng ta đều phụ thuộc lẫn nhau, vào mỗi cá thể trong một tập thể. Khi làm công việc của mình, có những điều rất đơn giản mà tôi đã học được. Tôi nghiệm ra mọi người trên hành tinh này, cho dù đã làm chuyện tồi tệ đến cỡ nào, đều không chỉ được định nghĩa bởi duy nhất điều đó. Tôi tin nó đúng với tất cả chúng ta. Nếu một người nói dối bạn, cô ta không chỉ được định nghĩa là một kẻ dối trá. Nếu một người lấy đi thứ không phải tài sản của họ, anh ta không chỉ là một tên trộm. Và thậm chí nếu đã cướp đi sinh mạng ai đó, bạn cũng không chỉ là một hung thủ giết người. Chính bởi vì mỗi người chúng ta đều có một nhân phẩm, và nó cần được pháp luật tôn trọng. Tôi tin rằng dẫu có hào nhoáng, hấp dẫn, đẹp đẽ, sáng tạo hay tiến bộ đến đâu, cuối cùng thì công nghệ, sự phát triển hay hàm lượng tri thức không phải là tiêu chí chung cuộc để đánh giá một xã hội. Chúng ta đánh giá phẩm chất một xã hội không phải trên cách mà nó đối đãi với người giàu, người có thế lực và có đặc quyền, mà dựa trên cách những người nghèo, người bị kết tội và người tù được đối xử ra sao. Chỉ khi đó chúng ta mới bắt đầu có cái nhìn sâu sắc về xã hội của chúng ta. Triết lý đạo đức thì có rất nhiều, nhưng lịch sử nhân loại cho thấy điểm chung nằm ở niềm tin vào công lý. Chúng ta không thể trở thành một con người hoàn chỉnh chừng nào chúng ta vẫn chưa quan tâm đến nhân quyền và nhân phẩm của mình và người khác. Bởi sự tồn tại của tất cả chúng ta gắn chặt với sự tồn tại của từng cá nhân. Tôi tin các bạn ở đây đều hiểu điều đó, vì vậy hôm nay đến với TED, tôi muốn nói với các bạn rằng, hãy tiếp tục kiên cường cho đến khi chúng ta đạt được mục tiêu nguồn: Luật khoa Tạp chí
Án tử hình ở Malaysia - Điều Đoàn Thị Hương có thể sẽ đối mặt
Sau phiên tòa buộc tội ngày hôm qua (3/02/2017) thì Đoàn Thị Hương đã bị buộc tội "mưu sát" theo Luật hình sự Malaysia và có nguy cơ sẽ phải đối mặt với án tử hình tại nước này. Án tử hình ở Malaysia được quy định như thế nào? Có điều gì khác biệt so với Luật của Việt Nam? Mấy chế cùng tham khảo. Ở Malaysia án tử hình chỉ dành cho những tội danh rất nặng như hiếp dâm, giết người, phản bội tổ quốc... và đặc biệt những người nước ngoài dính án tử hình ở nước này thì không được miễn trừ. Và chỉ có Tòa án thượng thẩm mới có quyền tuyên hình phạt này. Khi bị tuyên án tử hình tại Malaysia, dù muốn hay không thì thủ tục kháng cáo là bắt buộc đối với bất kì trường hợp nào. Và khi bị tuyên y án ở phiên tòa phúc thẩm thì cách duy nhất để thoát án tử là xin khoan hồng của pháp luật. Có một điều đặc biệt lưu tâm, án tử hình ơ Malaysia được thực thi bằng hình thức... treo cổ. Có lẽ đây là điều đáng chú ý nhất về án tử của nước này. Theo xu hướng của thế giới thì án tử hình của các nước càng ngày càng hướng về cái chết ít đau đớn nhất có thể cho người bị thi hành án, một số nước thậm chí đã bỏ hình phạt tử hình đối với tội phạm. Hình thức thi hành án tử treo cổ nghe hơi... ghê rợn và chắc chắn người bị thi hành án phải chịu nỗi đau rất lớn trước khi qua đời. Hình thức treo cổ và một số quy định khác trong quy định về án tử ở Malaysia được Tổ chức ân xã quốc tế cho là "chưa phù hợp" với xu hướng của quốc tế. Ở nước này, chỉ có trẻ em và phụ nữ mang thai mới không bị tuyên án tử hình. Còn lại, các trường hợp khác, chỉ cần dựa vào hành vi nếu đúng như quy định để nhận án tử thì không có một cách nào khác để thoát án, không có quy định xem xét về điều kiện, hoàn cảnh, động cơ gây án. Theo: TN
Án tử hình cho tội giết người – có phải là quá nhẹ?
Qua nay trên các mặt báo tràn lan các tin tức về vụ thảm sát 6 người trong căn biệt thự, dấy lên trong dư luận về những tay sát thủ máu lạnh…Lại nhớ đến vụ án giết người của Lê Văn Luyện xảy ra cách đây 4 năm trước, vế tính chất vụ án có vẻ cũng tương tự nhau. Một điều mà ai cũng biết là tội giết người tất yếu phải bị tử hình. Lê Văn Luyện là trường hợp chưa đủ tuổi thành niên phạm tội nên không áp dụng án tử hình theo Bộ luật hình sự 1999. Thời đó, khi tuyên bố Lê Văn Luyện không phải áp dụng án tử hình, nhiều người trong dư luận tỏ ra phản đối kịch liệt về việc tuyên án phạt tù và không tử hình… Nhưng thiết nghĩ các vụ án liên quan đến giết người mức hình phạt dành cho tội này là tử hình thì liệu có quá nhẹ tay? Đứng trên một góc nhìn nào đó thì cho rằng án tử hình quá nặng tay, mang tính chất phi nhân đạo, trái với quy luật tự nhiên và có thể làm “oan” người vô tội… >>> Nên bỏ án tử hình tại Việt Nam Theo góc nhìn trung lập của mình, đúng là hiện nay, vẫn còn rất nhiều trường hợp người vô tội bị xử oan như vụ em Thiện ở tỉnh Đắc Lắc vừa rồi…Tuy nhiên, nếu xử đúng người đúng tội, thì án tử hình cho tội giết người có phải quá nhẹ tay?! Các bạn thử nghĩ xem, nếu những kẻ giết người đều bị đem ra tử hình thì xem như cuộc đời họ kết thúc, họ chẳng còn phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào về hành vi sai trái của mình nữa. Hơn nữa, tội giết người được xã hội chúng ta cho rằng là hành vi độc ác, dã man và phi nhân đạo...cần phải trừng trị thích đáng. Có chăng khi tử hình, họ chỉ cảm thấy đau đớn trong phút chốc trước khi chết, xong rồi thì chẳng còn gì nữa…Hiện nay, việc tử hình không dùng hình thức bắn như trước nữa mà là tiêm thuốc độc…Với những tay sát thủ máu lạnh, liệu có phải là cái chết êm ái, kết cục nhẹ nhàng quá cho họ sao? Sao chúng ta không thay thế án tử hình bằng một hình phạt khác, buộc họ phải chịu trách nhiệm về hành vi sai trái của mình trong suốt quãng đời còn lại của họ từ khi phạm tội cho đến lúc chết. Như vậy thì mình nghĩ tính chất răn đe sẽ có hiệu quả hơn thay vì tử hình. Hi vọng trong lần sửa đổi tới của Bộ luật hình sự 1999 sẽ thay án tử hình bằng một hình phạt khác, buộc những kẻ này phải sống, phải chịu trách nhiệm về những tội ác mà họ gây ra.
“TỬ HÌNH THÔI, CÓ GÌ ĐÂU MÀ LO”
Đó là câu nói của bị cáo Nam trong vụ án giết 03 xe ôm. Hành động cười lớn cùng câu nói đó thật sự gây căm phẫn gia đình nạn nhân cũng như người đọc. Không biết bị cáo mạnh miệng để che giấu sợ hãi hay thực sự mất hết tính người nữa. Cần tiền tiêu xài và cho bạn gái, Nam nảy sinh ý định giết người cướp của. "Con mồi" anh ta nhắm tới là những người hành nghề xe ôm. 20h ngày 10/9/2014, anh ta đứng trước cửa nhà trọ tìm xe ôm thì anh Trần Trung Hoàng (45 tuổi) chạy xe máy đến rủ đi "tâm sự". Nam vờ đồng ý rồi đến đoạn đường vắng thuộc ấp Bình Phong, xã Tân Mỹ Chánh, anh ta rút dao đâm 16 nhát vào người anh Hoàng. 0h ngày 16/10/2014, Nam nói người chạy xe ôm Lê Hoàng Thanh (33 tuổi) chở mình về nhà ở xã Tân Mỹ Chánh. Đến phường 9, TP Mỹ Tho, anh ta yêu cầu anh Thanh dừng lại rồi bất ngờ dùng dao đâm 22 nhát vào nạn nhân. Tối 19/10, bằng phương thức như 2 vụ cướp trước, Nam dụ xe ôm Trần Văn Lâm (42 tuổi) đến khu dân cư Long Thạnh Hưng (xã Long Bình Điền) rồi rút dao sát hại.
Nhiều đề xuất mới cho Bộ luật hình sự: có nên ủng hộ ???
Dự thảo Bộ luật hình sự sửa đổi đang được bàn luận rất nhiều trong thời gian gần đây. Mục đích của các hình phạt nhằm giáo dục, răn đe các hành vi vi phạm ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. Nhiều quan điểm trái chiều được đưa bàn luận cũng nhằm mục đích trên. Theo tôi, tôi ủng hộ các quan điểm sau đây, vậy còn bạn thì sao? 1/ Áp dụng hình phạt cho cá nhân và pháp nhân Quy định trước đây chỉ áp dụng đối với cá nhân, hiện nay, nhiều đề xuất ủng hộ việc áp dụng hình phạt cho cả cá nhân và pháp nhân. Thực tế, nhiều vụ việc trong lĩnh vực trách nhiệm hình sự liên quan đến pháp nhân, việc vi phạm dẫn đến hậu quả nghiêm trọng để bị xử lý hình sự không chỉ liên quan đến cá nhân người quản lý mà còn liên quan đến những người làm việc tại pháp nhân đó. Vậy sẽ xử lý ra sao khi hành vi vi vi phạm là do hầu hết những người làm việc tại pháp nhân, không thể quy trách nhiệm cụ thể cho từng người. Vì vậy, theo tôi việc bổ sung thêm đối tượng chịu trách nhiệm hình sự là pháp nhân là hợp lý. 2/ Giảm hình phạt tù, tăng hình phạt tiền Các tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng trong lĩnh vực kinh tế và môi trường được áp dụng hình phạt tiền thay cho hình phạt tù. Như đã đề cập ở trên, mục đích hình phạt là nhằm để giáo dục, răn đe, hướng đến giảm thiểu các hành vi vi phạm gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. Các hình phạt liên quan đến kinh tế và môi trường có cần thiết phải áp dụng hình phạt tù hay không? Mỗi cá nhân là một nhân tố quyết định đến sự hình thành và phát triển của xã hội. Đa số các hành vi vi phạm đến kinh tế và môi trường đều vì mục đích trục lợi, thu nguôn lợi từ tài sản của người khác về phía mình. Việc áp dụng hình phạt tù đối với các hành vi này có thật sự mang tính chất răn đe, giáo dục hay chỉ làm lãng phí nguôn ngân sách nhà nước từ việc phạt tù. Việc phạt tiền kèm theo hình phạt tù đối với các hành vi này thực chất chỉ mang tính chất tượng trưng, không bù đắp được hậu quả do các hành vi này gây ra. Thay vào đó, tăng mức tiền phạt tương xứng với hậu quả do hành vi vi phạm đó gây ra thì tính chất răn đe, giáo dục đối với các đối tương này sẽ cao hơn. Biện pháp này còn nhằm triệt tiêu mục đích thực hiện các hành vi của các đối tượng này. Tuy nhiên, có một thực tế khi áp dụng hình phạt tiền, nhiều bị cáo vẫn chây ì, chậm nộp tiền hay không nộp tiền theo đúng quy định. Để bảo đảm cho việc thực hiện này được chặt chẽ, dự thảo cũng có nêu “Nếu trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày bản án có hiệu lực, nếu người bị kết án cố ý không chấp hành hình phạt tiền, Tòa án quyết định chuyển hình phạt tiền thành hình phạt tù có thời hạn nếu đó là hình phạt chính”. 3/ Thu hẹp phạm vi áp dụng hình phạt tử hình Quy định trước đây áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, có nghĩa là các hành vi vi phạm trong tất cả các lĩnh vực với mức độ gây nguy hại đến mức đặc biệt nghiêm trọng đều bị tử hình. Dự thảo Bộ luật hình sự chỉ nêu hình phạt tử hình đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng trong lĩnh vực xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, tội phạm về ma túy, tội phạm tham nhũng và các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh Nhiều năm trước đây đã có luồng quan điểm cho rằng nên bỏ án tử hình vì lý do nhân đạo, phù hợp với quy luật tự nhiên (không ai có quyền lấy đi mạng sống thiêng liêng của con người do tạo hóa đã ban tặng ngoại trừ thiên nhiên mới có quyền tước bỏ), tránh tình trạng oan sai người vô tội (thực tế việc để xảy ra oan sai là điều không thể tránh khỏi trong xét xử, nhiều vụ việc khi được lật lại do lỗi của người xét xử mà đã làm chết oan người vô tội, nhìn lại chỉ thấy nghẹn lòng…!)…Đối với cá nhân tôi, dù vẫn còn áp dụng hình phạt tử hình (chỉ là thu hẹp phạm vi áp dụng nó) trong mọi trường hợp, người xét xử cần phải cân nhắc, hạn chế áp dụng hình phạt này đến mức có thể để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Sáng nay, Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã tuyên án tử hình cho 30 bị cáo, mức án chung thân cho 13 bị cáo trong vụ án vận chuyển, mua bán trái phép hơn 5.000 bánh heroin và hàng ngàn viên ma tuý các loại. Cùng với đó, Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Ninh cũng tiến hành tuyên án các tội danh liên quan trong vụ án như làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức, Giả mạo trong công tác, Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, Kinh doanh trái phép, Không tố giác tội phạm, Đưa hối lộ và Làm môi giới hối lộ...với mức án từ cảnh cáo đến 20 năm tù. Ngoài ra, tòa án còn yêu cầu các bị cáo phải nộp lại khoản tiền lợi nhuận do làm ăn phi pháp để xung công quỹ (từ 10 triệu cho đến 10 tỷ đồng). Ngày 18/11/2013 của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh ra Cáo trạng số 189/KSĐT, vụ án được chia thành 4 đường dây vận chuyển trái phép chất ma túy, có sự tổ chức, tham gia của 89 bị can. Cụ thể, đường dây thứ nhất do Sa Văn Cầu hiện trốn truy nã tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào cầm đầu, cùng đồng phạm mua bán ma tuý heroin, ma tuý dạng tinh thể đá và ma tuý tổng hợp dạng viên nén từ Lào về Việt Nam và sang Trung Quốc. Đường dây thứ hai do bị cáo Nguyễn Hùng Dũng và Sồng A Lâu (tức Lau) cầm đầu; các đối tượng trong đường dây này đã thực hiện hành vi mua bán ma tuý heroin, ma tuý tổng hợp dạng viên nén và ma tuý dạng tinh thể đá từ Lào về Việt Nam và sang Trung Quốc. Đường dây thứ ba, mua bán ma tuý heroin từ Việt Nam sang Trung Quốc do Nguyễn Thanh Tuân cùng vợ là Vũ Thị Thanh Huyền. Đường dây thứ tư do Nguyễn Thị Hoàn, Nguyễn Ngọc Đoan (tức Lan) cầm đầu mua bán trái phép ma tuý heroin từ Việt Nam sang Trung Quốc. Các bị cáo tại phiên tòa Các đường dây này hoạt động theo mô hình chia cấp “đại lý” (cấp 1 và cấp 2) để phân phối ma túy ra các tỉnh, thành trong nước và sang Lào, Trung Quốc. Đây là vụ án mua bán, vận chuyển ma tuý xuyên quốc gia với số lượng đặc biệt lớn, nhiều chủng loại ma túy khác nhau từ Lào qua Việt Nam sang Trung Quốc và ngược lại. Theo Vietnamplus Phải nói đây là vụ án có nhiều án tử hình nhất từ trước đến giờ, và nhìn vào hình ảnh tại phiên tòa thì lương Công an canh giữ bị cáo cũng rất đông đảo.