Thủ tục đăng ký khai tử có yếu tố nước ngoài như thế nào? Thành phần hồ sơ bao gồm những gì?
Quyết định số 1872/QĐ-BTP ngày 04/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hộ tịch thực hiện tại cơ quan đăng ký hộ tịch trong nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp, trong đó có thủ tục thực hiện đăng ký khai tử có yếu tố nước ngoài là thủ tục hành chính thực hiện tại cấp Huyện. Trình tự thực hiện đăng ký khai tử có yếu tố nước ngoài - Người có yêu cầu đăng ký khai tử nộp hồ sơ đăng ký khai tử tại Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền. - Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình. - Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, tên của người tiếp nhận. - Ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ, nếu thấy thông tin khai tử đầy đủ và phù hợp, Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đồng ý giải quyết thì ký Trích lục khai tử cấp cho người có yêu cầu; công chức làm công tác hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký khai tử. Khi trả kết quả đăng ký hộ tịch, người trả kết quả có trách nhiệm hướng dẫn người yêu cầu đăng ký hộ tịch kiểm tra nội dung Trích lục khai tử và Sổ đăng ký khai tử, cùng người đi đăng ký khai tử ký vào Sổ. - Sau khi đăng ký khai tử, Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn bản thông báo, kèm theo Trích lục khai tử (bản sao) cho Bộ Ngoại giao để thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước mà người chết là công dân. Cách thức thực hiện: - Người có yêu cầu đăng ký khai tử trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện việc đăng ký khai tử; - Người thực hiện việc đăng ký khai tử có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc gửi hồ sơ theo hệ thống đăng ký hộ tịch trực tuyến. Thành phần hồ sơ đăng ký khai tử có yếu tố nước ngoài bao gồm những gì? * Giấy tờ phải xuất trình - Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký khai tử. - Giấy tờ chứng minh nơi cư trú cuối cùng của người chết để xác định thẩm quyền (trong giai đoạn chuyển tiếp); trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì xuất trình giấy tờ chứng minh nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể của người chết. Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực các giấy tờ phải xuất trình nêu trên. * Giấy tờ phải nộp - Tờ khai đăng ký khai tử theo mẫu; - Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay thế Giấy báo tử do cơ quan có thẩm quyền cấp. - Giấy tờ, tài liệu, chứng cứ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận hợp lệ chứng minh sự kiện chết đối với trường hợp đăng ký khai tử cho người chết đã lâu, không có Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay thế Giấy báo tử. - Văn bản ủy quyền (được chứng thực) theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký khai tử. Trường hợp người có trách nhiệm đăng ký khai tử ủy quyền cho người khác thực hiện việc đăng ký khai tử mà người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực. * Lưu ý: - Đối với giấy tờ phải nộp, xuất trình: + Trường hợp người yêu cầu nộp giấy tờ là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính thì người tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu xuất trình bản chính; trường hợp người yêu cầu nộp bản chụp kèm theo bản chính giấy tờ thì người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính và ký xác nhận, không được yêu cầu người đi đăng ký nộp bản sao giấy tờ đó. + Đối với giấy tờ xuất trình khi đăng ký hộ tịch, người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu với thông tin trong tờ khai, chụp lại hoặc ghi lại thông tin để lưu trong hồ sơ và trả lại cho người xuất trình, không được yêu cầu nộp bản sao hoặc bản chụp giấy tờ đó. + Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc xác nhận để sử dụng cho việc đăng ký hộ tịch tại Việt Nam phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; giấy tờ bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và công chứng bản dịch hoặc chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật. + Người tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận đúng, đủ hồ sơ đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật hộ tịch, không được yêu cầu người đăng ký hộ tịch nộp thêm giấy tờ mà pháp luật hộ tịch không quy định phải nộp. Số lượng hồ sơ: 01 bộ Thời hạn giải quyết: Ngay trong ngày tiếp nhận hồ sơ, trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 03 ngày làm việc. Cơ quan có thẩm quyền quyết định: - Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú cuối cùng của người chết thực hiện việc đăng ký khai tử cho người nước ngoài hoặc công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài chết tại Việt Nam; - Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết thực hiện việc đăng ký khai tử trong trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Tư pháp cấp huyện tiếp nhận hồ sơ và tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Trích lục khai tử (bản chính). Lệ phí: Theo mức thu lệ phí do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định. Miễn lệ phí cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật. Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai đăng ký khai tử.
Thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài như thế nào? Thành phần hồ sơ bao gồm những gì?
Quyết định số 1872/QĐ-BTP ngày 04/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hộ tịch thực hiện tại cơ quan đăng ký hộ tịch trong nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp, trong đó có thủ tục thực hiện đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài là thủ tục hành chính thực hiện tại cấp Huyện. Trình tự, thủ tục thực hiện đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài - Người có yêu cầu đăng ký kết hôn nộp hồ sơ đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền. - Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình. - Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn ngay để người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì người tiếp nhận phải lập văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, tên của người tiếp nhận. - Phòng Tư pháp tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn. Trường hợp có khiếu nại, tố cáo việc kết hôn không đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình hoặc xét thấy có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của bên nam, bên nữ hoặc giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn thì Phòng Tư pháp phối hợp với cơ quan có liên quan xác minh làm rõ. Trong quá trình thẩm tra, xác minh hồ sơ, nếu thấy cần thiết, Phòng Tư pháp làm việc trực tiếp với các bên để làm rõ về nhân thân, sự tự nguyện kết hôn, mục đích kết hôn. - Nếu thấy hồ sơ hợp lệ, các bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, không thuộc trường hợp từ chối đăng ký kết hôn theo quy định, Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định. Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân đồng ý giải quyết thì ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn. - Phòng Tư pháp tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ. - Khi đăng ký kết hôn cả hai bên nam, nữ phải có mặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân, công chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến hai bên nam, nữ, nếu các bên tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào Sổ đăng ký kết hôn. Công chức làm công tác hộ tịch hướng dẫn hai bên nam, nữ kiểm tra nội dung trong Giấy chứng nhận kết hôn và Sổ đăng ký kết hôn, nếu hai bên thấy nội dung đúng, phù hợp với hồ sơ đăng ký kết hôn thì công chức làm công tác hộ tịch cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ; hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn. Trường hợp một hoặc hai bên nam, nữ không thể có mặt để nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì theo đề nghị bằng văn bản của họ, Phòng Tư pháp gia hạn thời gian trao Giấy chứng nhận kết hôn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn. Hết 60 ngày mà hai bên nam, nữ không đến nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hủy Giấy chứng nhận kết hôn đã ký. Nếu sau đó hai bên nam, nữ vẫn muốn kết hôn với nhau thì phải tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn từ đầu. Cách thức thực hiện: Người yêu cầu đăng ký kết hôn trực tiếp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền (bên nam hoặc bên nữ có thể trực tiếp nộp hồ sơ mà không cần có văn bản ủy quyền của bên còn lại). Thành phần hồ sơ đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài bao gồm những gì? * Giấy tờ phải xuất trình - Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của công dân Việt Nam. - Người nước ngoài xuất trình bản chính hộ chiếu để chứng minh về nhân thân; trường hợp người nước ngoài không có hộ chiếu để xuất trình thì có thể xuất trình giấy tờ đi lại quốc tế hoặc thẻ cư trú. - Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền đăng ký kết hôn. (trong giai đoạn chuyển tiếp). * Giấy tờ phải nộp - Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu, có đủ thông tin của hai bên nam, nữ. Hai bên nam, nữ có thể khai chung vào một Tờ khai đăng ký kết hôn; - Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận các bên kết hôn không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình; - Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp còn giá trị sử dụng, xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc không có chồng; trường hợp nước ngoài không cấp xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó. Giá trị sử dụng của giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài được xác định theo thời hạn ghi trên giấy tờ đó.Trường hợp giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân không ghi thời hạn sử dụng thì giấy tờ này và giấy xác nhận của tổ chức y tế có giá trị trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày cấp. - Người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài phải nộp bản sao hộ chiếu/giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu. - Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của công dân Việt Nam cư trú trong nước (trong giai đoạn chuyển tiếp). * Ngoài giấy tờ nêu trên, tùy từng trường hợp, bên nam, bên nữ phải nộp hoặc xuất trình giấy tờ tương ứng sau đây: - Công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài phải nộp bản sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn trái pháp luật (Trích lục ghi chú ly hôn); - Công dân Việt Nam là công chức, viên chức hoặc đang phục vụ trong lực lượng vũ trang phải nộp văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận việc kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành đó; - Trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn đang công tác, học tập, lao động có thời hạn ở nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp. * Lưu ý: - Đối với giấy tờ phải nộp, xuất trình: + Trường hợp người yêu cầu nộp giấy tờ là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính thì người tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu xuất trình bản chính; nếu người yêu cầu chỉ nộp bản chụp và xuất trình bản chính thì người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính và ký xác nhận, không được yêu cầu nộp bản sao giấy tờ đó. + Đối với giấy tờ xuất trình khi đăng ký hộ tịch, người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu với thông tin trong tờ khai, chụp lại hoặc ghi lại thông tin để lưu trong hồ sơ và trả lại cho người xuất trình, không được yêu cầu nộp bản sao hoặc bản chụp giấy tờ đó. + Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc xác nhận để sử dụng cho việc đăng ký hộ tịch tại Việt Nam phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; giấy tờ bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và công chứng bản dịch hoặc chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật. + Người tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận đúng, đủ hồ sơ đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật hộ tịch, không được yêu cầu người đăng ký hộ tịch nộp thêm giấy tờ mà pháp luật hộ tịch không quy định phải nộp. Số lượng hồ sơ: 01 bộ Thời hạn giải quyết: 15 ngày. Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài. - Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Tư pháp cấp huyện tiếp nhận hồ sơ và tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định. Cơ quan phối hợp: Cơ quan có liên quan. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận kết hôn (02 bản chính), mỗi bên vợ, chồng 01 bản. Lệ phí: Theo mức thu lệ phí do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định. Miễn lệ phí cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật. Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai đăng ký kết hôn Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài là gì? - Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; - Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; - Các bên không bị mất năng lực hành vi dân sự; - Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có giấy tờ cho phép cư trú do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp. - Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và Gia đình gồm: + Kết hôn giả tạo; + Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; + Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn với người đang có chồng, có vợ; + Kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. * Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Trình tự thủ tục và hồ sơ đăng ký lại khai tử có yếu tố nước ngoài
Đối với trường hợp đăng ký lại khai tử nếu khai tử có yếu tố nước ngoài thì người có nhu cầu đăng ký phải thực hiện như thế nào. Trình tự thủ tục các bước cần thực hiện. Cũng như cần phải xuất trình giấy tờ và nộp giấy tờ gì cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đăng ký lại khai tử có yếu tố nước ngoài Trình tự thủ tục đăng ký lại khai tử có yếu tố nước ngoài - Người có yêu cầu đăng ký lại khai tử nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền. - Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, xác định tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình; đối chiếu thông tin trong Tờ khai với giấy tờ trong hồ sơ. - Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận. - Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Phòng Tư pháp kiểm tra hồ sơ, tiến hành xác minh (nếu thấy cần thiết). - Sau khi kiểm tra, xác minh, nếu thấy thông tin khai tử đầy đủ, chính xác, việc đăng ký lại khai tử đúng pháp luật thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định. Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đồng ý giải quyết thì ký Trích lục khai tử cấp cho người có yêu cầu; công chức làm công tác hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký khai tử, hướng dẫn người yêu cầu đăng ký hộ tịch kiểm tra nội dung Trích lục khai tử và Sổ đăng ký khai tử, cùng người đi đăng ký lại khai tử ký vào Sổ. Hồ sơ đăng ký lại khai tử có yếu tố nước ngoài - Giấy tờ phải xuất trình: Giấy chứng nhận kết hôn nếu cha, mẹ đã đăng ký kết hôn Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền đăng ký khai sinh Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký khai sinh. Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực các giấy tờ phải xuất trình nêu trên Trường hợp trẻ em sinh ra ở nước ngoài về cư trú tại Việt Nam thì xuất trình giấy tờ chứng minh việc trẻ em nhập cảnh (hộ chiếu, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế có dấu xác nhận nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh) và giấy tờ chứng minh việc trẻ em cư trú tại Việt Nam (văn bản xác nhận của cơ quan công an có thẩm quyền) - Giấy tờ phải nộp: - Tờ khai cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo mẫu. - Trường hợp người yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã có vợ hoặc chồng nhưng đã ly hôn hoặc người vợ/chồng đã chết thì phải xuất trình (bản chính) hoặc nộp bản sao giấy tờ hợp lệ để chứng minh. - Công dân Việt Nam đã ly hôn, hủy việc kết hôn ở nước ngoài thì phải nộp bản sao Trích lục ghi chú ly hôn. - Trường hợp cá nhân yêu cầu cấp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để sử dụng vào mục đích khác hoặc do Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã hết thời hạn sử dụng theo quy định thì phải nộp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã được cấp trước đó. - Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực. * Lưu ý: Đối với giấy tờ nộp, xuất trình: + Trường hợp người yêu cầu nộp giấy tờ là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính thì người tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu xuất trình bản chính; nếu người yêu cầu chỉ nộp bản chụp và xuất trình bản chính thì người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính và ký vào bản chụp xác nhận về việc đã đối chiếu nội dung giấy tờ đó, không được yêu cầu người đi đăng ký nộp bản sao giấy tờ đó. + Đối với giấy tờ xuất trình khi đăng ký hộ tịch, người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu với thông tin trong tờ khai, chụp lại hoặc ghi lại thông tin để lưu trong hồ sơ và trả lại cho người xuất trình, không được yêu cầu nộp bản sao hoặc bản chụp giấy tờ đó. + Người tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận đúng, đủ hồ sơ đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật hộ tịch, không được yêu cầu người đăng ký hộ tịch nộp thêm giấy tờ mà pháp luật hộ tịch không quy định phải nộp. - Trường hợp cho phép người yêu cầu đăng ký hộ tịch lập văn bản cam đoan về nội dung yêu cầu đăng ký hộ tịch thì cơ quan đăng ký hộ tịch phải giải thích rõ cho người lập văn bản cam đoan về trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cam đoan không đúng sự thật. Nguồn: Công dịch vụ công Bộ tư pháp
Từng đi lao động ở nước ngoài có cần xác nhận độc thân ở nước ngoài để kết hôn không?
Trên thực tế thực hiện thủ tục, công dân từng cư trú một thời gian ở nước ngoài nhưng không xóa thường trú ở Việt Nam vẫn phải thực hiện xác nhận tình trạng hôn nhân của mình trong khoảng thời gian ở nước ngoài khi đăng ký kết hôn ở Việt Nam. Như vậy, pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này? Cán bộ thực hiện thủ tục có được yêu cầu công dân làm thủ tục xác nhận độc thân ở nước ngoài để kết hôn không? Bài viết sau sẽ giải quyết vấn đề trên. Quy định về thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam: Theo Điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP về Giấy tờ nộp và xuất trình khi đăng ký kết hôn: Người yêu cầu đăng ký kết hôn xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này, nộp giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 của Luật Hộ tịch khi đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch khi đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện và nộp bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định sau: - Trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà người yêu cầu đăng ký kết hôn không thường trú tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký kết hôn thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 của Nghị định này. Trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện thì người yêu cầu đăng ký kết hôn đang cư trú ở trong nước phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 của Nghị định này. - Trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn đang công tác, học tập, lao động có thời hạn ở nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện) cấp. Như vậy, công dân khi đăng ký kết hôn tại Việt Nam phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân nơi mình thường trú cấp để thực hiện đăng ký kết hôn. Trường hợp từng đi lao động ở nước ngoài có cần xác nhận độc thân ở nước ngoài không? Quy định về thủ tục cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo Điều 22 Nghị định 123/2015/NĐ-CP như sau: 1. Người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân nộp Tờ khai theo mẫu quy định. Trường hợp yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân nhằm mục đích kết hôn thì người yêu cầu phải đáp ứng đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. 2. Trường hợp người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân đã có vợ hoặc chồng nhưng đã ly hôn hoặc người vợ hoặc chồng đã chết thì phải xuất trình hoặc nộp giấy tờ hợp lệ để chứng minh; nếu thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 37 của Nghị định này thì nộp bản sao trích lục hộ tịch tương ứng. 3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra, xác minh tình trạng hôn nhân của người có yêu cầu. Nếu người yêu cầu có đủ điều kiện, việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là phù hợp quy định pháp luật thì công chức tư pháp - hộ tịch trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân ký cấp 01 bản Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người có yêu cầu. Nội dung Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân phải ghi đúng tình trạng hôn nhân của người có yêu cầu và mục đích sử dụng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. 4. Trường hợp người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân đã từng đăng ký thường trú tại nhiều nơi khác nhau, người đó có trách nhiệm chứng minh về tình trạng hôn nhân của mình. Trường hợp người đó không chứng minh được thì công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó đã từng đăng ký thường trú tiến hành kiểm tra, xác minh về tình trạng hôn nhân của người đó. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân cấp xã được yêu cầu tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu về tình trạng hôn nhân của người đó trong thời gian thường trú tại địa phương. 5. Ngay trong ngày nhận được văn bản trả lời, nếu thấy đủ cơ sở, Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người yêu cầu theo quy định tại Khoản 3 Điều này. 6. Trường hợp cá nhân yêu cầu cấp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để sử dụng vào mục đích khác hoặc do Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã hết thời hạn sử dụng theo quy định tại Điều 23 của Nghị định này, thì phải nộp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã được cấp trước đó. Như vậy, trường hợp công dân đã từng đăng ký thường trú tại nhiều nơi khác nhau (bao gồm cả những nơi tại Việt Nam và tại nước ngoài), công dân có trách nhiệm chứng minh về tình trạng hôn nhân của mình trong thời gian công dân cư trú ở địa phương khác để cán bộ có căn cứ xác nhận công dân đang độc thân. Trường hợp công dân không chứng minh được thì công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi công dân đã từng đăng ký thường trú tiến hành kiểm tra, xác minh về tình trạng hôn nhân của công dân. Tuy nhiên, do nơi công dân cư trú ở nước ngoài không có cơ quan "Ủy ban nhân dân cấp xã" của Việt Nam, mà theo câu chữ của quy định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi công dân thường trú chỉ gửi xác minh đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi công dân đã từng đăng ký thường trú tiến hành kiểm tra, xác minh về tình trạng hôn nhân của công dân. Trường hợp nơi công dân cư trú ở nước ngoài không có cơ quan "Ủy ban nhân dân cấp xã" của Việt Nam thì hiện chưa có quy định hướng dẫn Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi công dân thường trú xác minh như thế nào. Vì thế, trường hợp này, để công dân làm được thủ tục xác nhận tình trạng hôn nhân tại Việt Nam thì công dân cần tự có phương thức chứng minh mình độc thân trong thời gian cư trú ở nước ngoài. Mà hiện nay, trên thực tế, công dân từng cư trú ở nước ngoài có thể xác nhận độc thân thông qua cơ quan ngoại giao việt nam ở nước ngoài. Cơ quan ngoại giao việt nam ở nước ngoài có thẩm quyền xác nhận độc thân cho công dân Việt Nam ở nước ngoài để kết hôn tại Việt Nam không? Căn cứ khoản 6 Điều 8 Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài 2009 thì cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được thực hiện nhiệm vụ liên quan đến hộ tịch, con nuôi phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và không trái với pháp luật của quốc gia tiếp nhận hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận là thành viên. Căn cứ khoản 1 Điều 4 Luật hộ tịch 2014 thì Cơ quan đăng ký hộ tịch là Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện), Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện). Như vậy, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài vẫn có thể thực hiện thủ tục xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam trong khoảng thời gian công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài.
Trình tự Giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài khi cha dượng nhận con riêng của vợ?
Hồ sơ đề nghị Giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đối với trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ? Trình tự giải quyết ra sao? Hồ sơ đề nghị Giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đối với trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ? Căn cứ tiểu mục 2 Mục B Phần I Thủ tục hành chính được chuẩn hóa trong lĩnh vực nuôi con nuôi ban hành kèm theo Quyết định 169/QĐ-BTP năm 2021 quy định về hồ sơ đề nghị Giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đối với trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ bao gồm: Hồ sơ của người nhận con nuôi: - Đơn xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi (sử dụng cho trường hợp nhận con riêng, cháu ruột); - Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế; - Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam; - Bản điều tra về tâm lý, gia đình; - Văn bản xác nhận về tình trạng sức khỏe; - Văn bản xác nhận về thu nhập và tài sản; - Phiếu lý lịch tư pháp; - Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân: + Trường hợp người nhận con nuôi là cặp vợ chồng nhận con nuôi: Giấy chứng nhận kết hôn. + Trường hợp người nhận con nuôi là người độc thân nhận con nuôi: Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. - Tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được xin đích danh, bao gồm: +) Bản sao giấy chứng nhận kết hôn của cha dượng hoặc mẹ kế với mẹ đẻ hoặc cha đẻ của người được nhận làm con nuôi. +) Giấy tờ, tài liệu để chứng minh người nhận con nuôi là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi. Lưu ý: Các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài lập, cấp phải được: *) Hợp pháp hoá lãnh sự tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao Việt Nam, Cơ quan đại diện Ngoại giao hoặc Cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại. *) Dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải được chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật Việt Nam về chứng thực chữ ký. Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi: - Giấy khai sinh; - Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; - Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng; - Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự; - Văn bản lấy ý kiến đồng ý về việc cho trẻ em làm con nuôi của cha mẹ đẻ, người giám hộ và của trẻ em từ đủ 9 tuổi trở lên; - Văn bản của Sở Tư pháp xác nhận trẻ em đủ điều kiện cho làm con nuôi nước ngoài. - Văn bản về đặc điểm, sở thích, thói quen đáng lưu ý của trẻ em được nhận làm con nuôi (đối với trường hợp cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi). - Trường hợp nhận đích danh trẻ em là anh, chị, em ruột của con nuôi trước đó: Bản sao quyết định của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cho người nhận con nuôi nhận con nuôi trước đó và giấy tờ, tài liệu để chứng minh người con nuôi đó với trẻ em được nhận làm con nuôi là anh, chị em ruột. Trình tự Giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đối với trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ? Theo tiểu mục 2 Mục B Phần I Thủ tục hành chính được chuẩn hóa trong lĩnh vực nuôi con nuôi ban hành kèm theo Quyết định 169/QĐ-BTP năm 2021 quy định về trình tự đề nghị Giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đối với trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ bao gồm: Bước 01: Nộp hồ sơ Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ lập hồ sơ của người được nhận làm con nuôi gửi Sở Tư pháp nơi người được nhận làm con nuôi thường trú. - Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, tiến hành lấy ý kiến của những người có liên quan kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. - Sau khi kiểm tra, nếu thấy người được nhận làm con nuôi có đủ điều kiện để cho làm con nuôi nước ngoài thì Sở Tư pháp xác nhận trẻ em đủ điều kiện cho làm con nuôi nước ngoài, thông báo cho người nộp hồ sơ và gửi Cục Con nuôi hồ sơ của trẻ em kèm theo văn bản xác nhận trẻ em đủ điều kiện được cho làm con nuôi, văn bản lấy ý kiến của cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ và ý kiến của trẻ em từ đủ chín (09) tuổi trở lên về việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôi. Bước 02: Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài Người nhận con nuôi nộp hồ sơ của mình và bản chụp hồ sơ của người được nhận làm con nuôi cho Cục Con nuôi. - Cục Con nuôi kiểm tra, thẩm định hồ sơ của người nhận con nuôi, người được nhận làm con nuôi. Trường hợp không chấp thuận hồ sơ, trả lại hồ sơ cho người nhận con nuôi, nêu rõ lý do bằng văn bản. Trường hợp chấp thuận hồ sơ: +) Đối với trường hợp người nhận làm con nuôi ở những nước chưa có quan hệ hợp tác về nuôi con nuôi quốc tế với Việt Nam trong khuôn khổ Công ước Lahay: Cục Con nuôi chuyển hồ sơ của người nhận con nuôi cho Sở Tư pháp nơi người được nhận làm con nuôi thường trú để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc nuôi con nuôi nước ngoài. +) Đối với trường hợp người nhận làm con nuôi ở những nước có quan hệ hợp tác về nuôi con nuôi quốc tế với Việt Nam trong khuôn khổ Công ước Lahay: Cục Con nuôi thông báo bằng văn bản cho người nhận con nuôi và Cơ quan Trung ương về nuôi con nuôi của nước ngoài hữu quan, kèm theo báo cáo đánh giá về trẻ em đủ điều kiện cho làm con nuôi ở nước ngoài và văn bản lấy ý kiến của cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ và ý kiến của trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên về việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôi. Sau khi nhận được văn bản của Cơ quan Trung ương về nuôi con nuôi của nước ngoài hữu quan xác nhận trẻ em sẽ được nhập cảnh và thường trú tại nước mà trẻ em được nhận làm con nuôi, Cục Con nuôi chuyển hồ sơ của người nhận con nuôi về Sở Tư pháp, đề nghị Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc nuôi con nuôi nước ngoài. Trường hợp Cơ quan Trung ương về nuôi con nuôi của nước ngoài hữu quan không chấp thuận, Cục Con nuôi trả lại hồ sơ và nêu rõ lý do bằng văn bản cho người nhận con nuôi và thông báo cho Sở Tư pháp. - Sau khi có quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tư pháp thông báo cho người nhận con nuôi đến Việt Nam để nhận con nuôi. - Sở Tư pháp đăng ký việc nuôi con nuôi và tổ chức lễ giao nhận con nuôi. Tại lễ giao nhận con nuôi, Sở Tư pháp giao cho cha, mẹ nuôi 01 bộ hồ sơ trẻ em, văn bản lấy ý kiến của cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ và ý kiến của trẻ em từ đủ chín tuổi trở lên về việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôi. - Bộ Tư pháp cấp Giấy chứng nhận việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài phù hợp với Công ước La Hay (nếu có yêu cầu). Tóm lại, hồ sơ đề nghị Giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đối với trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ được thực hiện như quy định trên.
Thủ tục đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài thực hiện như thế nào?
Thủ tục đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài hiện nay được quy định tại Quyết định 1872/QĐ-BTP năm 2020 công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hộ tịch thực hiện tại cơ quan đăng ký hộ tịch trong nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp Trình tự thực hiện đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài: 1. Người có yêu cầu đăng ký khai sinh nộp hồ sơ đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền. 2. Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình. 3. Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn ngay để người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định. Trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì người tiếp nhận phải lập văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, tên của người tiếp nhận. 4. Ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Trường hợp Chủ tịch đồng ý giải quyết thì công chức làm công tác hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ đăng ký khai sinh. Khi trả kết quả đăng ký hộ tịch, người trả kết quả có trách nhiệm hướng dẫn người yêu cầu đăng ký hộ tịch kiểm tra nội dung Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh; cùng người đi đăng ký khai sinh ký tên vào Sổ, cấp 01 bản chính Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh. Trường hợp cha, mẹ lựa chọn quốc tịch Việt Nam cho con thì công chức làm công tác hộ tịch cập nhật thông tin khai sinh theo hướng dẫn để lấy Số định danh cá nhân. Cách thức thực hiện đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài: - Người có yêu cầu đăng ký khai sinh trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện việc đăng ký khai sinh; - Người thực hiện việc đăng ký khai sinh có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc gửi qua hệ thống đăng ký hộ tịch trực tuyến. Thành phần hồ sơ đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài: * Giấy tờ phải xuất trình: - Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký khai sinh; - Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền đăng ký khai sinh. - Giấy chứng nhận kết hôn nếu cha, mẹ đã đăng ký kết hôn. - Trường hợp trẻ em sinh ra ở nước ngoài, có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam hoặc cha và mẹ đều là công dân Việt Nam, chưa được đăng ký khai sinh ở nước ngoài, về cư trú tại Việt Nam thì xuất trình giấy tờ chứng minh việc trẻ em đã nhập cảnh hợp pháp vào Việt Nam (như: hộ chiếu, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế có dấu xác nhận nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh) và văn bản xác nhận của cơ quan công an có thẩm quyền về việc trẻ em đang cư trú tại Việt Nam. Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực các giấy tờ phải xuất trình nêu trên. * Giấy tờ phải nộp: - Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT-BTP. - Giấy chứng sinh. Trường hợp không có Giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có văn bản của người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh. Trường hợp trẻ em sinh ra tại nước ngoài thì nộp Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp xác nhận về việc trẻ em được sinh ra ở nước ngoài và quan hệ mẹ - con (nếu có); - Trường hợp cha hoặc mẹ hoặc cả cha, mẹ là người nước ngoài thì phải nộp văn bản thỏa thuận của cha, mẹ về việc lựa chọn quốc tịch cho con. Trường hợp cha, mẹ lựa chọn quốc tịch nước ngoài cho con, thì ngoài văn bản thỏa thuận lựa chọn quốc tịch còn phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước mà trẻ được chọn mang quốc tịch về việc trẻ có quốc tịch phù hợp quy định pháp luật của nước đó. - Văn bản ủy quyền (được chứng thực) theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký khai sinh. * Lưu ý: - Đối với giấy tờ nộp, xuất trình: + Đối với công dân Việt Nam, giấy tờ chứng minh nơi cư trú và Giấy chứng nhận kết hôn chỉ xuất trình trong giai đoạn Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc chưa được xây dựng xong và thực hiện thống nhất trên toàn quốc (giai đoạn chuyển tiếp). + Đối với giấy tờ xuất trình khi đăng ký hộ tịch, người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu với thông tin trong tờ khai, chụp lại hoặc ghi lại thông tin để lưu trong hồ sơ và trả lại cho người xuất trình, không được yêu cầu nộp bản sao hoặc bản chụp giấy tờ đó. + Người yêu cầu đăng ký hộ tịch có thể nộp bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản chụp kèm theo bản chính giấy tờ để đối chiếu. Trường hợp người yêu cầu nộp bản chụp kèm theo bản chính giấy tờ thì người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính và ký xác nhận, không được yêu cầu người đi đăng ký nộp bản sao giấy tờ đó. + Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc xác nhận để sử dụng cho việc đăng ký hộ tịch tại Việt Nam phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; giấy tờ bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và công chứng bản dịch hoặc chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật. + Người tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận đúng, đủ hồ sơ đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật hộ tịch, không được yêu cầu người đăng ký hộ tịch nộp thêm giấy tờ mà pháp luật hộ tịch không quy định phải nộp. + Trường hợp người đi đăng ký khai sinh cho trẻ em là ông, bà, người thân thích khác thì không phải có văn bản ủy quyền của cha, mẹ trẻ em, nhưng phải thống nhất với cha, mẹ trẻ em về các nội dung khai sinh. - Đối với việc xác định họ, dân tộc, đặt tên cho trẻ: + Việc xác định họ, dân tộc, đặt tên cho trẻ em phải phù hợp với pháp luật và yêu cầu giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam; không đặt tên quá dài, khó sử dụng. + Trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được về họ, dân tộc, quê quán của con khi đăng ký khai sinh thì họ, dân tộc, quê quán của con được xác định theo tập quán nhưng phải bảo đảm theo họ, dân tộc, quê quán của cha hoặc mẹ. Thời hạn giải quyết đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài: Ngay trong ngày tiếp nhận hồ sơ; trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo. Trên đây là thủ tục thực hiện đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài.
Người Việt Nam kết hôn ở nước ngoài có được công nhận ở Việt Nam?
Hiện nay một số công dân Việt Nam sang nước ngoài du học, làm việc hoặc định cư rồi kết hôn tại nước sở tại mà không có thông báo đến cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam hoặc Đại sứ quán Việt Nam tại đó thì có được công nhận tại Việt Nam? 1. Hôn nhân với người nước ngoài có được pháp luật công nhận? Theo khoản 2 Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nguyên tắc trong hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Theo đó, trường hợp mà hôn nhân giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài được gọi là quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài. Do đó, hôn nhân giữa người Việt Nam sinh sống tại nước ngoài với người nước ngoài theo quy định hôn nhân của nước sở tại được gọi là quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. 2. Điều kiện đối với kết hôn ở nước ngoài được công nhận tại Việt Nam Căn cứ Điều 34 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định điều kiện ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài như sau: - Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài được ghi vào Sổ hộ tịch nếu tại thời điểm kết hôn, các bên đáp ứng đủ điều kiện kết hôn và không vi phạm điều cấm theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014. - Nếu vào thời điểm đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài, việc kết hôn không đáp ứng điều kiện kết hôn, nhưng không vi phạm điều cấm theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Nhưng vào thời điểm yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn, hậu quả đã được khắc phục hoặc việc ghi chú kết hôn là nhằm bảo vệ quyền lợi của công dân Việt Nam và trẻ em, thì việc kết hôn cũng được ghi vào Sổ hộ tịch. 3. Hôn nhân tại nước ngoài phải đáp ứng điều kiện theo quy định Việt Nam Trường hợp chưa đăng ký kết hôn với cơ quan Việt Nam thì gia đình có yếu tố nước ngoài đến cơ quan có thẩm quyền đăng ký để ghi vào sổ hộ tịch và buộc phải cam kết đáp ứng các nội dung sau: - Cụ thể tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đối với nam, nữ kết hôn cần đáp ứng điều kiện kết hôn như sau: + Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; + Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; + Không bị mất năng lực hành vi dân sự; + Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. - Không được thực hiện các hành vi được quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như: + Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; + Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; + Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; + Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; + Yêu sách của cải trong kết hôn; + Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn; + Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính; + Bạo lực gia đình; + Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi. Như vậy, hôn nhân giữa công dân Việt Nam sinh sống tại nước ngoài kết hôn với người nước ngoài hoàn toàn được Việt Nam công nhận. Nhưng khi thực hiện thủ tục công nhận hôn nhân vào sổ hộ tịch thì phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của Việt Nam
Thủ tục xin xác nhận tình trạng hôn nhân cho người nước ngoài
Ngày nay, nhiều gia đình Việt Nam cho phép con cái của họ kết hôn với người nước ngoài cũng như một hình thức xuất khẩu lao động được dễ dàng hơn. Tuy nhiên, dù là mục đích gì thì việc kết hôn cũng cần phải thực hiện đúng thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định pháp luật Việt Nam. Vậy người nước ngoài có thể xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân thực hiện tại ra sao? Thủ tục đăng ký kết hôn cần những giấy tờ gì khác tiến hành đăng ký kết hôn ở đâu? 1. Hồ sơ đăng ký kết hôn cho người nước ngoài Căn cứ khoản 1, 2 Điều 38 Luật Hộ tịch 2014 quy định thủ tục đăng ký kết hôn thực hiện như sau: - Hai bên nam, nữ nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cho cơ quan đăng ký hộ tịch. - Người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài phải nộp thêm giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân, bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu. Trong 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ đủ điều kiện kết hôn thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết. Theo đó, tại Điều 11 Thông tư 04/2020/TT-BTP hướng dẫn việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài như sau: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tư pháp có trách nhiệm nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn. Trường hợp có khiếu nại, tố cáo việc kết hôn không đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 hoặc xét thấy có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của bên nam, bên nữ hoặc giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn thì Phòng Tư pháp phối hợp với cơ quan có liên quan xác minh làm rõ. Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp. 2. Thẩm quyền thực hiện đăng ký kết hôn cho người nước ngoài Để được xác nhận hồ sơ đăng ký kết hôn và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn thì thẩm quyền căn cứ theo Điều 37 Luật Hộ tịch 2014 như sau: UBND cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài. Giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài. Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì UBND cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn. 3. Thẩm quyền xác nhận tình trạng hôn nhân cho người nước ngoài Để đăng ký thủ tục làm Giấy đăng ký kết hôn thì hồ sơ bắt buộc phải có giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Vì vậy thẩm quyền cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được quy định tại Điều 21 Nghị định 123/2015/NĐ-CP như sau: UBND cấp xã, nơi thường trú của công dân Việt Nam thực hiện việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Trường hợp công dân Việt Nam không có nơi thường trú, nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì UBND cấp xã, nơi người đó đăng ký tạm trú cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 123/2015/NĐ-CP cũng được áp dụng để cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân nước ngoài và người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam, nếu có yêu cầu. Như vậy, khi đăng ký kết hôn hay xin Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân mà có yếu tố nước ngoài thì thủ tục có thể sẽ lâu hơn thông thường vì cơ quan chuyên môn sẽ xác phải xác minh tình trạng hôn nhân, cư trú phải phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam.
Ly hôn với chồng là người nước ngoài thì tài sản chung là nhà đất được chia như thế nào?
Căn cứ Điều 127 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về ly hôn có yếu tố nước ngoài: 1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này. 2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam. 3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó. Như vậy, tài sản chung là nhà đất ở nước ngoài thì khi phân chia sẽ tuân theo pháp luật của nước nơi có nhà đất đó. Đối với trường hợp tài sản là nhà đất ở Việt Nam: Theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 159 Luật Nhà ở 2014 quy đinh: tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức: Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ. Nặt khác tại Khoản 1 Điều 75 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định: tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu nhà ở (bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ) trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật Việt Nam. Theo đó, người nước ngoài không được đứng tên trên quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất mà chỉ được mà chỉ được sở hữu nhà ở chung cư hoặc nhà ở riêng lẽ theo như quy định trên. Chính vì vậy, theo quan điểm của tôi việc phân chia nhà đất là tài sản chung trong trường hợp này thì người vợ sẽ được đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất, còn người nước ngoài sẽ nhận được phần giá trị tương ứng được phân chia quy đổi thành tiền.
Ly hôn với vợ đang ở nước ngoài và không liên lạc được?
Xin chào Luật sư/ tư vấn viên. Vào năm 2016 anh mình có kết hôn với chị dâu, sau đó chị ra nước ngoài học tập, còn anh trai mình vẫn ở trong nước làm việc. Đến năm 2018 thì giữa 2 anh chị có xích mích qua lại và cả hai đồng ý li hôn nhưng đến nay thì không liên lạc được với chị ấy nữa. Cả gia đình bên ngoại cũng thế. Trong khi chị vẫn học tập và làm việc bên kia bình thường, liên hệ với trường bên kia thì họ báo chị vẫn đến lab. Chỉ là giờ người bên VN liên lạc thì chị không trả lời. không mail, không số điện thoại... Vậy Luật sư/tư vấn viên cho mình hỏi, giờ anh mình muốn li hôn thì phải làm thế nào?
Cần tư vấn về lao động tiền lương có yếu tố nước ngoài?
Tôi làm việc cho chi nhánh công ty A Việt Nam tại trụ sở ở nước ngoài, lương tháng 440 đô theo thoả thuận hợp đồng, hàng tháng đều nhận đủ. Nhưng tháng 11 vừa qua khi ký bảng lương tôi phát hiện số tiền trong bản lương cao hơn so với thực tế, tôi có thắc mắc thì kế toán giải thích đó là tiền hỗ trợ về phép trong mùa dịch. Tuy nhiên khi ký xong thì chỉ nhận được tiền lương hàng tháng. Sau đó tôi có hỏi giám đốc thì được giải thích đó là tiền hỗ trợ cách ly khi về nước, nếu ai không về thì số tiền đó sẽ không được nhận mà trả lại cho tổng công ty (tất cả nhân viên điều bị như vậy, ai ko ký nhận sẽ bị giam lương "giám đốc nói"), các chỉ đạo trên điều bằng lời nói không có văn bản nào. Rất mong Luật sư tư vấn giúp: hành vi ép ký nhận lương đó có trái pháp luật ko? Nếu có kiện ở đâu? Cơ quan nào thụ lý? trình tự thủ tục khởi kiện? Cần thu thập chứng cứ nào? Vụ việc thuộc thẩm quyền nước nào?
Người Việt phạm tội ở nước ngoài có bị pháp luật Việt Nam xử lý?
Người Việt phạm tội ở nước ngoài - Ảnh minh họa Nếu công dân Việt Nam đang cư trú tại nước khác vi phạm pháp luật của nước đó, họ có bị pháp luật Việt Nam trừng trị, răn đe hay không? Quy định của pháp luật Việt Nam về hành vi phạm tội ở nước ngoài Tại Khoản 1 Điều 6 Bộ luật hình sự 2015 có quy định: “1. Công dân Việt Nam hoặc pháp nhân thương mại Việt Nam có hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà Bộ luật này quy định là tội phạm, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật này.” Theo đó, đối với một hành vi phạm tội tại nước ngoài, pháp luật hình sự của Việt Nam vẫn sẽ xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội, tuy nhiên hành vi đó phải được “Bộ luật này quy định là tội phạm." Điều này có nghĩa, cùng là một hành vi, tuy nhiên nếu pháp luật nước khác quy định đó là hành vi phạm tội, nhưng trong Bộ luật hình sự của Việt Nam, hành vi đó không cấu thành tội phạm nào thì vẫn không có căn cứ xử lý Mặt khác, chẳng hạn hành vi phạm tội của người này đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo pháp luật Việt Nam, khi đó giống như bất kỳ tội phạm nào xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam, chúng ta cần xem xét các thủ tục tố tụng tại Bộ luật tố tụng hình sự (hiện tại là Bộ luật tố tụng hình sự 2015). Quy trình tố tụng để kết tội một người phải tra qua các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử,… và căn cứ vào thời hiệu truy cứu, vì vậy nếu hành vi phạm tội và cả người phạm tội đều không ở trên lãnh thổ Việt Nam thì gân như không thể có đủ căn cứ tuyên án với tội phạm. Các quy tắc quốc tế đối với hành vi phạm pháp trên lãnh thổ quốc gia khác Pháp luật mỗi quốc gia có những nguyên tắc khác nhau, vì vậy việc xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp này sẽ còn phụ thuộc vào các điều ước quốc tế giữa Việt Nam và nước mà người đó phạm tội. Việc xử lý tội phạm diễn ra tại nước ngoài còn cần đến sự hỗ trợ của nước bạn thông qua các Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam và nước sở tại. Theo đó, việc dẫn độ tội phạm giữa hai nước phải bảo đảm phù hợp với những điều khoản đã ghi trong Hiệp định tương trợ tư pháp. Cụ thể, khi hai nước A và B ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp với nhau, công dân của nước A phạm tội trên lãnh thổ nước B mà đáp ứng đủ điều kiện để được dẫn độ thì sẽ được ưu tiên dẫn độ về nước A để tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc để thi hành bản án, quyết định hình sự mà nước B đã tuyên. Đặc biệt, việc dẫn độ phải đáp ứng điều kiện dẫn độ và không thuộc các trường hợp từ chối dẫn độ cũng thường được quy định trong Hiệp định tương trợ tư pháp hoặc theo quy định của nước sở tại. Trong trường hợp không có Hiệp định tương trợ tư pháp, việc tương trợ dẫn độ, hỗ trợ điều tra … sẽ phụ thuộc vào sự hợp tác của các quốc gia trên nguyên tắc có đi có lại (Principle of reciprocity) trong từng trường hợp cụ thể. Nếu nước bạn không dẫn độ người phạm tội, người này sẽ bị xử lý theo quy định và trình tự tố tụng của nước sở tại. Như vậy, người Việt Nam phạm tội ở nước ngoài sẽ bị pháp luật Việt Nam xử lý trong trường hợp nước bạn có ký kết các hiệp đình về dẫn độ để đưa người này về Việt Nam tiến hành thủ tục tố tụng, tuy nhiên khi đó hành vi được cho là phạm tội của người này phải được áp dụng bằng pháp luật Việt Nam.
Giải quyết các trường hợp đơn phương ly hôn với người nước ngoài tại Việt Nam
Đơn phương ly hôn với người nước ngoài - Ảnh minh họa Những trường hợp ly hôn với người nước ngoài tại Việt Nam được giải quyết trên căn cứ nào? Bài viết phân tích một số nội dung liên quan tới vấn đề này. Điều kiện để giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Tòa án Việt Nam Trước hết, khi phân tích các vấn đề liên quan đến ly hôn có yếu tố nước ngoài, cần xác định thẩm quyền của Tòa án nhân dân (TAND) trong trường hợp ly hôn này. Điều 127 Luật hôn nhân và gia đình 2014 (LHNGĐ) quy định TAND tại Việt Nam sẽ giải quyết những vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài như sau: - Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam. - Việc ly hôn mà bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn nhưng vợ chồng không có nơi thường trú chung (tức hai người này không ở cùng 1 quốc gia, nhưng 1 người là công dân Việt Nam thì Tòa án Việt Nam vẫn sẽ giải quyết) - Việc ly hôn có yêu cầu giải quyết tranh chấp tài sản mà tài sản đó xác lập tại Việt Nam. Mặt khác tại Điểm d Khoản 1 Điều 469 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì “Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam” thuộc thẩm quyền của TAND tại Việt Nam Tiếp đến, trong quá trình giải quyết các vụ việc hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài, các giấy tờ, tài liệu không được cấp hoặc xác nhận ở Việt Nam phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại. (Điều 124 LHNGĐ) Giải quyết một số trường hợp đơn phương ly hôn với người nước ngoài Trường hợp 1: Cả hai người đang thường trú tại Việt Nam Lúc này theo nguyên tắc Luật nơi cư trú (lex domicilli) trong tư pháp quốc tế thì luật được áp dụng giải quyết là Luật pháp Việt Nam, tức cho dù việc kết hôn xác lập bằng pháp luật của nước nào thì khi ly hôn vẫn áp dụng theo pháp luật Việt Nam. Như vậy, trường hợp này người muốn đơn phương ly hôn sẽ áp dụng các quy định pháp luật về đơn phương ly hôn theo Pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nơi bị đơn cư trú (Khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015) Trường hợp 2: Cả hai người đều không thường trú ở Việt Nam nhưng có một người có quốc tịch Việt Nam Lúc này theo nguyên tắc Luật quốc tịch (lex patriae) trong tư pháp quốc tế thì luật được áp dụng giải quyết là Luật pháp Việt Nam và giải quyết đơn phương ly hôn theo pháp luật Việt Nam. Trong quá trình tìm hiểu, người viết chưa tìm thấy căn cứ giải quyết thẩm quyền thụ lý đơn khởi kiện trong trường hợp này. Bởi lẽ cả nguyên đơn và bị đơn đều không có hộ khẩu thường trú tại Việt Nam, mà theo nguyên tắc tại Điều 39 BLTTDS thì đơn khởi kiện phải được nộp tại nơi bị đơn cư trú, vậy trường hợp bị đơn chưa từng cư trú cũng như chưa từng có tài sản ở Việt Nam thì giải quyết như thế nào, có thể nộp đơn tại nơi cư trú cũ khi nguyên đơn còn ở Việt Nam hay không? Trường hợp 3: Người yêu cầu ly hôn đang ở Việt Nam và có quốc tịch Việt Nam: Trường hợp này cần xác định căn cứ xác lập Hôn nhân là tại nước nào, trong trường hợp hôn nhân không xác lập ở Việt Nam nhưng vẫn muốn giải quyết đơn phương ly hôn tại Việt Nam thì phải thực hiện Hợp pháp hóa lãnh sự theo Điều 124 LHNGĐ. Giống như ở trường hợp 2, lúc này giả sử bị đơn chưa từng cư trú tại Việt Nam và cũng chưa từng có tài sản ở Việt Nam thì Tòa án nào sẽ thụ lý đơn khởi kiện này, có thể nộp tại nơi cư trú của nguyên đơn hay không? >> Mẫu đơn yêu cầu giải quyết đơn phương ly hôn xem tại đây Lưu ý trong quá trình thực hiện yêu cầu giải quyết đơn phương ly hôn Khi thực hiện các thủ tục tố tụng liên quan đến ly hôn mà người yêu cầu không ở Việt Nam, cần lưu ý quy định tại Khoản 4 Điều 85 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015: “Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật hôn nhân và gia đình thì họ là người đại diện.” Theo đó tại Khoản 2 Điều 51 nêu trên: “Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.” Chiếu theo các quy định được trích dẫn, việc thực hiện yêu cầu đơn phương ly hôn phải được trực tiếp thực hiện tại Tòa cho dù người yêu cầu có ở Việt Nam hay không, trừ trường hợp là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ. Như vậy người yêu cầu giải quyết đơn phương ly hôn theo pháp luật Việt Nam cần xác định xem trường hợp ly hôn của mình có đủ những điều kiện để giải quyết theo thẩm quyền của TAND tại Việt Nam hay không và phải trực tiếp thực hiện thủ tục tố tụng trừ một số trường hợp được ủy quyền cho người thân.
Các loại bản án, QĐ dân sự của Tòa nước ngoài không được xem xét công nhận và cho thi hành tại VN
Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đang dự thảo Nghị quyết hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật TTDS về thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài. Dự thảo Nghị quyết quy định về các loại bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài sau đây không được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam gồm: 1. Bản án, quyết định về thủ tục tố tụng, bao gồm bản án, quyết định xác định thẩm quyền của Tòa án đối với vụ việc, quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, các quyết định tố tụng khác do Tòa án ban hành trong quá trình giải quyết vụ việc; 2. Quyết định về thỏa thuận trọng tài, tố tụng trọng tài nước ngoài gồm: - Quyết định về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài, thẩm quyền của hội đồng trọng tài, chỉ định, bổ nhiệm, thay đổi trọng tài viên, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; - Các quyết định khác mà Tòa án nước ngoài ban hành để hỗ trợ, giám sát hoạt động tố tụngtrọng tài theo quy định của pháp luật nước đó. 3. Bản án, quyết địnhvề việc tái cấu trúc ngân hàng, tổ chức tín dụng; 4. Bản án, quyết định về việcgiải quyết phá sản; 5. Bản án, quyết định vềviệc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể doanh nghiệp, pháp nhân hoặc hiệu lực của việc đăng ký doanh nghiệp, điều lệ công ty, pháp nhânvà các văn bản do tổ chức này ban hành nếu tổ chức đó được thành lập tại Việt Nam hoặc tại nước khác với nước nơi có Tòa án đã ra bản án, quyết định; 6. Bản án, quyết định về việc đăng ký hoặc hiệu lực của quyền sở hữu trí tuệmà quyền đó phải đăng ký mới được bảo hộ, bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, giống cây trồng...nếu một trong các quyền sở hữu trí tuệ này đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam,đăng ký bảo hộ quốc tế theo quy định tạiđiều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặcđã được đăng kýbảo hộ tại nước khác với nước nơi có Tòa án đã ra bản án, quyết định; 7. Quyết định về việc truy tìm, tịch thu tài sản, bảo đảm việc tịch thu tài sản (kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, tạm giữ tài sản...) do phạm tội mà có tại Việt Namtrong bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài; 8. Bản án, quyết định công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài hoặc phán quyết của trọng tài nước ngoài; 9. Bản án, quyết định về vụ việc dân sự mà trọng tài nước ngoài đã ra phán quyết và đã được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành. Nghị quyết này cũng được áp dụng để giải quyết đơn yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam, bao gồm bản án, quyết định dân sự không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam Xem chi tiết dự thảo tại file đính kèm:
Cách xác định tài sản riêng của vợ chồng có yếu tố nước ngoài
Trước hết phải khẳng định đây là quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài (khi có chủ thể trong quan hệ hôn nhân này là người nước ngoài (hay nói cách khác người này không được xác định là công dân Việt Nam), bao gồm: Người có quốc tịch nước ngoài, người không có quốc tịch; Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài; hay các bên tham gia đều là công dân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài). Nên việc giải quyết các nội dung có liên quan đến chế độ hôn nhân và gia đình nói chung và chế độ tài sản trong hôn nhân nói riêng sẽ do pháp luật Tư pháp Quốc tế điều chỉnh (không phải chỉ áp dụng pháp luật Việt Nam mà còn áp dụng pháp luật nước ngoài/ pháp luật Điều ước quốc tế/ Pháp luật tập quán Quốc tế/... để giải quyết). Đứng trên quan hệ pháp luật Việt Nam điều chỉnh, để xác lập quyền đối với tài sản riêng của vợ chồng thì chúng ta sẽ thực hiện theo một trong hai cách xác định sau: Thứ nhất: Nếu tài sản riêng này (ví dụ như mảnh đất) được hình thành trước khi quan hệ hôn nhân được xác lập (trước thời điểm đăng ký kết hôn có hiệu lực) hoặc được tặng cho riêng, được thừa kế riêng đối với người vợ. Thì theo quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì sẽ mặc nhiên thuộc sở hữu riêng của người vợ (trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác). Thứ hai: Ngược lại với trường hợp thứ nhất trên, nếu tài sản này được hình thành trong thời kỳ hôn nhân, thì theo quy định tại Điều 33 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì tài sản này được xác định là tài sản chung của hai vợ chồng (không quan trọng ai đưng tên trên quyền sử dụng đất/ tài khoản ngân hàng/…). Trong trường hợp này, để tài sản thuộc quyền của người Việt Nam/ người nước ngoài (hay nói cách khác là cách để định đoạt tài sản riêng của hai vợ chồng) thì phải sẽ thực hiện theo các cách sau đây: Áp dụng chế độ chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân theo quy định từ Điều 38 đến Điều 42 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014; Người chồng/ người vợ thực hiện việc tặng cho phần tài sản của mình trong khối tài sản chung cho người vợ/ người chồng còn lại.
Điều kiện đặt tên khai sinh cho con bằng tiếng nước ngoài
Có rất nhiều trường hợp trẻ em sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, còn người kia là người nước ngoài làm dấy lên câu hỏi điều kiện nào để có thể đặt tên khai sinh cho con có yếu tố nước ngoài? Quy định tại khoản 3 Điều 26 Bộ luật dân sự 2015 đã nêu rõ: “Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.” Có thế thấy tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam, không được thêm ngôn ngữ nước ngoài. Như vậy, để được đặt tên khai sinh cho con bằng tiếng nước ngoài, phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: - Thứ nhất, có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là người nước ngoài - Thứ hai, có văn bản thỏa thuận có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giữa cha và mẹ về việc lựa chọn quốc tịch cho con là quốc tịch nước ngoài Theo quy định tại Điều 16 Luật quốc tịch 2008, đối với trường hợp cha hoặc mẹ là người nước ngoài, khi sinh con tại Việt Nam nếu không có thỏa thuận việc chọn quốc tịch thì đứa bé sẽ mang quốc tịch Việt Nam và việc đặt tên con sẽ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Vì vậy, khi cha mẹ đã có văn bản thỏa thuận về việc lựa chọn quốc tịch cho con là quốc tịch nước ngoài (theo quy định tại Điều 36 Luật hộ tịch 2014), không phải quốc tịch Việt Nam thì hoàn toàn có thể thêm yếu tố nước ngoài khi đặt tên khai sinh cho con; vì lúc này đứa bé được xác định là công dân của nước được chọn mang quốc tịch – không phải công dân Việt Nam nên không cần tuân theo quy định về đặt tên theo pháp luật Việt Nam.
Hướng dẫn xác định thẩm quyền giải quyết vụ việc DS có yếu tố nước ngoài
HĐTP TANDTC đang Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về thẩm quyền, thủ tục giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Theo đó, nội dung dự thảo có hướng dẫn cách xác định vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam theo quy định tại điều 469 của BLTTDS như sau: Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam được xác định như sau: 1. Vụ án có bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam quy định tại điểm a khoản 1 Điều 469 của Bộ luật tố tụng dân sự là một trong các vụ án sau đây: a) Vụ án giữa nguyên đơn là công dân Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài và bị đơn là công dân Việt Nam ở trong nước; b) Vụ án giữa nguyên đơn quy định tại điểm a khoản này với bị đơn là người nước ngoài đang cư trú, làm việc tại Việt Nam và được cấp thẻ thường trú, thẻ tạm trú hoặc được cấp giấy miễn thị thực có thời hạn không quá 5 năm, kể cả trường hợp được xem xét cấp lại thẻ hoặc giấy này theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2. Vụ án mà bị đơn có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam quy định tại điểm c khoản 1 Điều 469 của Bộ luật tố tụng dân sự là một trong các vụ án sau đây: a) Vụ án giữa nguyên đơn là người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài và bị đơn là công dân Việt Nam, cơ quan, tổ chức Việt Nam có tài sản tại Việt Nam; b) Vụ án giữa nguyên đơn là công dân Việt Nam, cơ quan, tổ chức Việt Nam, người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài với bị đạn là người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài có tài sản tại Việt Nam. 3. Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam quy định tại điểm d khoản 1 Điều 469 của Bộ luật tố tụng dân sự là một trong các vụ việc sau đây: a) Vụ việc ly hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài mà nguyên đơn hoặc bị đơn ở nước ngoài hoặc các bên đương sự đều ở nước ngoài; b) Vụ việc ly hôn giữa các bên đương sự là người nước ngoài và người nước ngoài đó thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. Ngoài ra, nội dung còn hướng dẫn: - Cách xác định vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa VN - Xác định vụ việc dân sự mà tòa án phải trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu hoặc đình chỉ giải quyết - Xác định vụ việc dân sự vẫn thuộc thẩm quyền của Tòa án Việt Nam - Cơ quan, tổ chức nước ngoài ủy quyền khởi kiện vụ án dân sự ... Xem chi tiết nội dung tại file đính kèm:
Những điều cần biết khi giải quyết tranh chấp đất đai có yếu tố nước ngoài
>>> Tìm hiểu về 03 dạng tranh chấp đất đai phổ biến >>> Những tranh chấp đất đai phải tiến hành hòa giải >>> Quy trình chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư Mình đang tìm hiểu những quy định pháp luật khi giải quyết tranh chấp đất đai có yếu tố nước ngoài, dưới đây là hệ thống lại những nội dung liên quan. Nội dung còn thiếu sót bạn nào có thông tin thì đóng góp bên dưới giúp mình để hoàn thiện hơn nhé! Theo quy định của Luật đất đai 2013 thì Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Vậy có những lưu ý gì khi xảy ra tranh chấp mà có yếu tố nước ngoài? 1. Xác định đối tượng của tranh chấp có yếu tố nước ngoài: Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài; b) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài; c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài. (Điều 663 Bộ luật dân sự 2015) 2. Có bắt buộc phải tiến hành hòa giải? Những tranh chấp liên quan đến “Ai là người có quyền sử dụng đất” thì bắt buộc phải tiến hành hòa giải. Còn các tranh chấp khác về thừa kế, tranh chấp các giao dịch liên quan đến QSDĐ,... thì không bắt buộc. 3. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp: Xem TẠI ĐÂY 4. Đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai: - Trường hợp giải quyết tại Tòa án: Đơn khởi kiện; Biên bản hòa giải; Chứng cứ chứng minh yêu cầu khởi kiện; Văn bản xác minh nơi cư trú của bị đơn. - Trường hợp giải quyết tại UBND: Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai; Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai; Tài liệu khác. 5. Quy trình giải quyết tranh chấp đất dai: Xem TẠI ĐÂY
Công ty TNHH 1 TV có yếu tố nước ngoài
Chào Luật sư! Tôi có tình huống như sau, mong Luật sư giải đáp ạ A là công ty được thành lập và hoạt động tại Hàn Quôc; B là công ty con của công ty A được thành lập và hoạt động tại Việt Nam từ 2014, 100% vốn Hàn Quốc; C là công ty con của công ty B, thành lập tháng 12/2016 tại Việt Nam, 100% vốn nước ngoài, chủ sở hữu công ty B Công ty B chuyển nhượng 100% vốn của công ty C cho công ty A. Luật sư cho tôi hỏi: 1.Thủ tục thay đổi chủ sở hữu của Công ty C gồm những gì ah? 2.Trường hợp công ty C muốn tăng vốn góp bằng việc chủ sở hữu mới của công ty C đầu tư thêm vốn vào Công ty C, thì hồ sơ thay đổi như thế nào ah? Mong nhận được câu trả lời của Luật sư. Cảm ơn Luật sư!
Sinh viên Luật liệu có cần chứng chỉ anh văn, tin học ?
Hiện nay, ở một số thông tin tuyển dụng thường hay yêu cầu các ứng viên cần có bằng anh văn như TOEIC, IELTS,..hay bằng tin học MOS,....Tuy nhiên, những bằng cấp này liệu có thật sự cần thiết và quan trọng đối với người học Luật ? Nếu định hướng nghề nghiệp của ngành Luật theo con đường làm nhà nước như công tác ở Toà án, VKS, Thi hành án,..thì việc sử dụng ngoại ngữ hay tin học có thể không nhiều nên các thông tin tuyển dụng ở các cơ quan này thường ít khi đề cập đến các chứng chỉ ngoại ngữ. Tuy nhiên khi bạn xác định hướng làm việc ở các doanh nghiệp hay các văn phòng - công ty Luật có quan hệ với nước ngoài thì có một chứng chỉ ngoại ngữ hay một chứng chỉ tin học quốc tế giúp bạn ghi điểm với các nhà tuyển dụng và có một mức lương hậu hĩnh, tương xứng với năng lực của mình. Đơn giản vì nếu doanh nghiệp có hợp tác với đối tác nước ngoài thì các hợp đồng, văn bản cần phải có song ngữ, mà không phải công ty hay văn phòng luật nào cũng có 1 bộ phận dịch thuật riêng, thì việc của bạn ở phòng pháp chế hay bản thân là một chuyên viên pháp lý thì bạn phải hỗ trợ soạn thảo các hợp đồng văn bản đó cả ở tiếng Việt và tiếng Anh, như vậy sẽ đỡ mất thời gian và chi phí để doanh nghiệp mang ra nơi khác dịch thuật. Bản thân là một người học luật thì việc đàm phán hợp đồng nằm trong phạm vi hoạt động của bạn, trong trường hợp cần đàm phán các điều khoản với đối tác nước ngoài thì bạn cần có vốn ngoại ngữ "đủ dùng" để có thể đi đến kết quả tốt cho việc ký kết hợp đồng Doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, và họ lúc nào cũng muốn sử dụng một người đã được trang bị các kiến thức căn bản như tin học để có thể dễ dàng nắm bắt được công việc và làm việc hiệu quả, các nhà tuyển dụng không hề muốn tốn thời gian để đào tạo lại cho bạn những kiến thức căn bản mà đáng lẽ ra bạn đã phải biết từ lâu rồi. Tuy nhiên, nếu bạn không có những bằng cấp, chứng chỉ đó thì sao ? Câu trả lời là chẳng sao cả nếu bạn tự bồi dưỡng khả năng ngoại ngữ và tin học của bạn, tự tin thể hiện nó ở buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng họ không phải cần những tấm bằng đó để làm đẹp hồ sơ nhân viên của họ mà đơn giản chỉ vì họ muốn tiết kiệm thời gian sàng lọc các ứng viên, các chứng chỉ đó là minh chứng cho quá trình học tập của bạn và khi nhìn vào họ sẽ không phải tốn thời gian để test năng lực anh văn hay tin học của bạn thêm lần nữa. Vậy nên lời khuyên ở đây là mặc dù khả năng thực tế của bạn quan trọng hơn rất nhiều so với các loại bằng cấp, chứng chỉ, nhưng nhà tuyển dụng sẽ không thể biết được khả năng của bạn tới đâu nếu chưa tiếp xúc với bạn mà chỉ có thể xem trước các hồ sơ xin việc mà tiến hành sàng lọc, do đó các chứng chỉ đó có thể sẽ là bước đệm giúp bạn dễ dàng đi đến buổi phỏng vấn cùng nhà tuyển dụng. Nếu có thời gian và khả năng, bạn nên ôn luyện và "thủ" sẵn vài chứng chỉ có giá trị quốc tế để có thể thuận lợi trong quá trình xin việc và có mức thu nhập hài lòng.
Thủ tục đăng ký khai tử có yếu tố nước ngoài như thế nào? Thành phần hồ sơ bao gồm những gì?
Quyết định số 1872/QĐ-BTP ngày 04/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hộ tịch thực hiện tại cơ quan đăng ký hộ tịch trong nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp, trong đó có thủ tục thực hiện đăng ký khai tử có yếu tố nước ngoài là thủ tục hành chính thực hiện tại cấp Huyện. Trình tự thực hiện đăng ký khai tử có yếu tố nước ngoài - Người có yêu cầu đăng ký khai tử nộp hồ sơ đăng ký khai tử tại Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền. - Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình. - Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, tên của người tiếp nhận. - Ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ, nếu thấy thông tin khai tử đầy đủ và phù hợp, Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đồng ý giải quyết thì ký Trích lục khai tử cấp cho người có yêu cầu; công chức làm công tác hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký khai tử. Khi trả kết quả đăng ký hộ tịch, người trả kết quả có trách nhiệm hướng dẫn người yêu cầu đăng ký hộ tịch kiểm tra nội dung Trích lục khai tử và Sổ đăng ký khai tử, cùng người đi đăng ký khai tử ký vào Sổ. - Sau khi đăng ký khai tử, Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn bản thông báo, kèm theo Trích lục khai tử (bản sao) cho Bộ Ngoại giao để thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước mà người chết là công dân. Cách thức thực hiện: - Người có yêu cầu đăng ký khai tử trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện việc đăng ký khai tử; - Người thực hiện việc đăng ký khai tử có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc gửi hồ sơ theo hệ thống đăng ký hộ tịch trực tuyến. Thành phần hồ sơ đăng ký khai tử có yếu tố nước ngoài bao gồm những gì? * Giấy tờ phải xuất trình - Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký khai tử. - Giấy tờ chứng minh nơi cư trú cuối cùng của người chết để xác định thẩm quyền (trong giai đoạn chuyển tiếp); trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì xuất trình giấy tờ chứng minh nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể của người chết. Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực các giấy tờ phải xuất trình nêu trên. * Giấy tờ phải nộp - Tờ khai đăng ký khai tử theo mẫu; - Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay thế Giấy báo tử do cơ quan có thẩm quyền cấp. - Giấy tờ, tài liệu, chứng cứ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận hợp lệ chứng minh sự kiện chết đối với trường hợp đăng ký khai tử cho người chết đã lâu, không có Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay thế Giấy báo tử. - Văn bản ủy quyền (được chứng thực) theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký khai tử. Trường hợp người có trách nhiệm đăng ký khai tử ủy quyền cho người khác thực hiện việc đăng ký khai tử mà người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực. * Lưu ý: - Đối với giấy tờ phải nộp, xuất trình: + Trường hợp người yêu cầu nộp giấy tờ là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính thì người tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu xuất trình bản chính; trường hợp người yêu cầu nộp bản chụp kèm theo bản chính giấy tờ thì người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính và ký xác nhận, không được yêu cầu người đi đăng ký nộp bản sao giấy tờ đó. + Đối với giấy tờ xuất trình khi đăng ký hộ tịch, người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu với thông tin trong tờ khai, chụp lại hoặc ghi lại thông tin để lưu trong hồ sơ và trả lại cho người xuất trình, không được yêu cầu nộp bản sao hoặc bản chụp giấy tờ đó. + Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc xác nhận để sử dụng cho việc đăng ký hộ tịch tại Việt Nam phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; giấy tờ bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và công chứng bản dịch hoặc chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật. + Người tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận đúng, đủ hồ sơ đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật hộ tịch, không được yêu cầu người đăng ký hộ tịch nộp thêm giấy tờ mà pháp luật hộ tịch không quy định phải nộp. Số lượng hồ sơ: 01 bộ Thời hạn giải quyết: Ngay trong ngày tiếp nhận hồ sơ, trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 03 ngày làm việc. Cơ quan có thẩm quyền quyết định: - Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú cuối cùng của người chết thực hiện việc đăng ký khai tử cho người nước ngoài hoặc công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài chết tại Việt Nam; - Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết thực hiện việc đăng ký khai tử trong trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Tư pháp cấp huyện tiếp nhận hồ sơ và tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Trích lục khai tử (bản chính). Lệ phí: Theo mức thu lệ phí do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định. Miễn lệ phí cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật. Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai đăng ký khai tử.
Thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài như thế nào? Thành phần hồ sơ bao gồm những gì?
Quyết định số 1872/QĐ-BTP ngày 04/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hộ tịch thực hiện tại cơ quan đăng ký hộ tịch trong nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp, trong đó có thủ tục thực hiện đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài là thủ tục hành chính thực hiện tại cấp Huyện. Trình tự, thủ tục thực hiện đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài - Người có yêu cầu đăng ký kết hôn nộp hồ sơ đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền. - Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình. - Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn ngay để người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì người tiếp nhận phải lập văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, tên của người tiếp nhận. - Phòng Tư pháp tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn. Trường hợp có khiếu nại, tố cáo việc kết hôn không đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình hoặc xét thấy có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của bên nam, bên nữ hoặc giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn thì Phòng Tư pháp phối hợp với cơ quan có liên quan xác minh làm rõ. Trong quá trình thẩm tra, xác minh hồ sơ, nếu thấy cần thiết, Phòng Tư pháp làm việc trực tiếp với các bên để làm rõ về nhân thân, sự tự nguyện kết hôn, mục đích kết hôn. - Nếu thấy hồ sơ hợp lệ, các bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, không thuộc trường hợp từ chối đăng ký kết hôn theo quy định, Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định. Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân đồng ý giải quyết thì ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn. - Phòng Tư pháp tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ. - Khi đăng ký kết hôn cả hai bên nam, nữ phải có mặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân, công chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến hai bên nam, nữ, nếu các bên tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào Sổ đăng ký kết hôn. Công chức làm công tác hộ tịch hướng dẫn hai bên nam, nữ kiểm tra nội dung trong Giấy chứng nhận kết hôn và Sổ đăng ký kết hôn, nếu hai bên thấy nội dung đúng, phù hợp với hồ sơ đăng ký kết hôn thì công chức làm công tác hộ tịch cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ; hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn. Trường hợp một hoặc hai bên nam, nữ không thể có mặt để nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì theo đề nghị bằng văn bản của họ, Phòng Tư pháp gia hạn thời gian trao Giấy chứng nhận kết hôn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn. Hết 60 ngày mà hai bên nam, nữ không đến nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hủy Giấy chứng nhận kết hôn đã ký. Nếu sau đó hai bên nam, nữ vẫn muốn kết hôn với nhau thì phải tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn từ đầu. Cách thức thực hiện: Người yêu cầu đăng ký kết hôn trực tiếp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền (bên nam hoặc bên nữ có thể trực tiếp nộp hồ sơ mà không cần có văn bản ủy quyền của bên còn lại). Thành phần hồ sơ đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài bao gồm những gì? * Giấy tờ phải xuất trình - Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của công dân Việt Nam. - Người nước ngoài xuất trình bản chính hộ chiếu để chứng minh về nhân thân; trường hợp người nước ngoài không có hộ chiếu để xuất trình thì có thể xuất trình giấy tờ đi lại quốc tế hoặc thẻ cư trú. - Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền đăng ký kết hôn. (trong giai đoạn chuyển tiếp). * Giấy tờ phải nộp - Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu, có đủ thông tin của hai bên nam, nữ. Hai bên nam, nữ có thể khai chung vào một Tờ khai đăng ký kết hôn; - Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận các bên kết hôn không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình; - Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp còn giá trị sử dụng, xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc không có chồng; trường hợp nước ngoài không cấp xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó. Giá trị sử dụng của giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài được xác định theo thời hạn ghi trên giấy tờ đó.Trường hợp giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân không ghi thời hạn sử dụng thì giấy tờ này và giấy xác nhận của tổ chức y tế có giá trị trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày cấp. - Người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài phải nộp bản sao hộ chiếu/giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu. - Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của công dân Việt Nam cư trú trong nước (trong giai đoạn chuyển tiếp). * Ngoài giấy tờ nêu trên, tùy từng trường hợp, bên nam, bên nữ phải nộp hoặc xuất trình giấy tờ tương ứng sau đây: - Công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài phải nộp bản sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn trái pháp luật (Trích lục ghi chú ly hôn); - Công dân Việt Nam là công chức, viên chức hoặc đang phục vụ trong lực lượng vũ trang phải nộp văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận việc kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành đó; - Trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn đang công tác, học tập, lao động có thời hạn ở nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp. * Lưu ý: - Đối với giấy tờ phải nộp, xuất trình: + Trường hợp người yêu cầu nộp giấy tờ là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính thì người tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu xuất trình bản chính; nếu người yêu cầu chỉ nộp bản chụp và xuất trình bản chính thì người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính và ký xác nhận, không được yêu cầu nộp bản sao giấy tờ đó. + Đối với giấy tờ xuất trình khi đăng ký hộ tịch, người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu với thông tin trong tờ khai, chụp lại hoặc ghi lại thông tin để lưu trong hồ sơ và trả lại cho người xuất trình, không được yêu cầu nộp bản sao hoặc bản chụp giấy tờ đó. + Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc xác nhận để sử dụng cho việc đăng ký hộ tịch tại Việt Nam phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; giấy tờ bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và công chứng bản dịch hoặc chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật. + Người tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận đúng, đủ hồ sơ đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật hộ tịch, không được yêu cầu người đăng ký hộ tịch nộp thêm giấy tờ mà pháp luật hộ tịch không quy định phải nộp. Số lượng hồ sơ: 01 bộ Thời hạn giải quyết: 15 ngày. Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài. - Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Tư pháp cấp huyện tiếp nhận hồ sơ và tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định. Cơ quan phối hợp: Cơ quan có liên quan. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận kết hôn (02 bản chính), mỗi bên vợ, chồng 01 bản. Lệ phí: Theo mức thu lệ phí do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định. Miễn lệ phí cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật. Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai đăng ký kết hôn Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài là gì? - Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; - Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; - Các bên không bị mất năng lực hành vi dân sự; - Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có giấy tờ cho phép cư trú do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp. - Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và Gia đình gồm: + Kết hôn giả tạo; + Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; + Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn với người đang có chồng, có vợ; + Kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. * Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Trình tự thủ tục và hồ sơ đăng ký lại khai tử có yếu tố nước ngoài
Đối với trường hợp đăng ký lại khai tử nếu khai tử có yếu tố nước ngoài thì người có nhu cầu đăng ký phải thực hiện như thế nào. Trình tự thủ tục các bước cần thực hiện. Cũng như cần phải xuất trình giấy tờ và nộp giấy tờ gì cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đăng ký lại khai tử có yếu tố nước ngoài Trình tự thủ tục đăng ký lại khai tử có yếu tố nước ngoài - Người có yêu cầu đăng ký lại khai tử nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền. - Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, xác định tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình; đối chiếu thông tin trong Tờ khai với giấy tờ trong hồ sơ. - Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận. - Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Phòng Tư pháp kiểm tra hồ sơ, tiến hành xác minh (nếu thấy cần thiết). - Sau khi kiểm tra, xác minh, nếu thấy thông tin khai tử đầy đủ, chính xác, việc đăng ký lại khai tử đúng pháp luật thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định. Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đồng ý giải quyết thì ký Trích lục khai tử cấp cho người có yêu cầu; công chức làm công tác hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký khai tử, hướng dẫn người yêu cầu đăng ký hộ tịch kiểm tra nội dung Trích lục khai tử và Sổ đăng ký khai tử, cùng người đi đăng ký lại khai tử ký vào Sổ. Hồ sơ đăng ký lại khai tử có yếu tố nước ngoài - Giấy tờ phải xuất trình: Giấy chứng nhận kết hôn nếu cha, mẹ đã đăng ký kết hôn Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền đăng ký khai sinh Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký khai sinh. Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực các giấy tờ phải xuất trình nêu trên Trường hợp trẻ em sinh ra ở nước ngoài về cư trú tại Việt Nam thì xuất trình giấy tờ chứng minh việc trẻ em nhập cảnh (hộ chiếu, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế có dấu xác nhận nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh) và giấy tờ chứng minh việc trẻ em cư trú tại Việt Nam (văn bản xác nhận của cơ quan công an có thẩm quyền) - Giấy tờ phải nộp: - Tờ khai cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo mẫu. - Trường hợp người yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã có vợ hoặc chồng nhưng đã ly hôn hoặc người vợ/chồng đã chết thì phải xuất trình (bản chính) hoặc nộp bản sao giấy tờ hợp lệ để chứng minh. - Công dân Việt Nam đã ly hôn, hủy việc kết hôn ở nước ngoài thì phải nộp bản sao Trích lục ghi chú ly hôn. - Trường hợp cá nhân yêu cầu cấp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để sử dụng vào mục đích khác hoặc do Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã hết thời hạn sử dụng theo quy định thì phải nộp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã được cấp trước đó. - Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực. * Lưu ý: Đối với giấy tờ nộp, xuất trình: + Trường hợp người yêu cầu nộp giấy tờ là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính thì người tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu xuất trình bản chính; nếu người yêu cầu chỉ nộp bản chụp và xuất trình bản chính thì người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính và ký vào bản chụp xác nhận về việc đã đối chiếu nội dung giấy tờ đó, không được yêu cầu người đi đăng ký nộp bản sao giấy tờ đó. + Đối với giấy tờ xuất trình khi đăng ký hộ tịch, người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu với thông tin trong tờ khai, chụp lại hoặc ghi lại thông tin để lưu trong hồ sơ và trả lại cho người xuất trình, không được yêu cầu nộp bản sao hoặc bản chụp giấy tờ đó. + Người tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận đúng, đủ hồ sơ đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật hộ tịch, không được yêu cầu người đăng ký hộ tịch nộp thêm giấy tờ mà pháp luật hộ tịch không quy định phải nộp. - Trường hợp cho phép người yêu cầu đăng ký hộ tịch lập văn bản cam đoan về nội dung yêu cầu đăng ký hộ tịch thì cơ quan đăng ký hộ tịch phải giải thích rõ cho người lập văn bản cam đoan về trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cam đoan không đúng sự thật. Nguồn: Công dịch vụ công Bộ tư pháp
Từng đi lao động ở nước ngoài có cần xác nhận độc thân ở nước ngoài để kết hôn không?
Trên thực tế thực hiện thủ tục, công dân từng cư trú một thời gian ở nước ngoài nhưng không xóa thường trú ở Việt Nam vẫn phải thực hiện xác nhận tình trạng hôn nhân của mình trong khoảng thời gian ở nước ngoài khi đăng ký kết hôn ở Việt Nam. Như vậy, pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này? Cán bộ thực hiện thủ tục có được yêu cầu công dân làm thủ tục xác nhận độc thân ở nước ngoài để kết hôn không? Bài viết sau sẽ giải quyết vấn đề trên. Quy định về thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam: Theo Điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP về Giấy tờ nộp và xuất trình khi đăng ký kết hôn: Người yêu cầu đăng ký kết hôn xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này, nộp giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 của Luật Hộ tịch khi đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch khi đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện và nộp bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định sau: - Trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà người yêu cầu đăng ký kết hôn không thường trú tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký kết hôn thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 của Nghị định này. Trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện thì người yêu cầu đăng ký kết hôn đang cư trú ở trong nước phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 của Nghị định này. - Trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn đang công tác, học tập, lao động có thời hạn ở nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện) cấp. Như vậy, công dân khi đăng ký kết hôn tại Việt Nam phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân nơi mình thường trú cấp để thực hiện đăng ký kết hôn. Trường hợp từng đi lao động ở nước ngoài có cần xác nhận độc thân ở nước ngoài không? Quy định về thủ tục cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo Điều 22 Nghị định 123/2015/NĐ-CP như sau: 1. Người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân nộp Tờ khai theo mẫu quy định. Trường hợp yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân nhằm mục đích kết hôn thì người yêu cầu phải đáp ứng đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. 2. Trường hợp người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân đã có vợ hoặc chồng nhưng đã ly hôn hoặc người vợ hoặc chồng đã chết thì phải xuất trình hoặc nộp giấy tờ hợp lệ để chứng minh; nếu thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 37 của Nghị định này thì nộp bản sao trích lục hộ tịch tương ứng. 3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra, xác minh tình trạng hôn nhân của người có yêu cầu. Nếu người yêu cầu có đủ điều kiện, việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là phù hợp quy định pháp luật thì công chức tư pháp - hộ tịch trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân ký cấp 01 bản Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người có yêu cầu. Nội dung Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân phải ghi đúng tình trạng hôn nhân của người có yêu cầu và mục đích sử dụng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. 4. Trường hợp người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân đã từng đăng ký thường trú tại nhiều nơi khác nhau, người đó có trách nhiệm chứng minh về tình trạng hôn nhân của mình. Trường hợp người đó không chứng minh được thì công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó đã từng đăng ký thường trú tiến hành kiểm tra, xác minh về tình trạng hôn nhân của người đó. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân cấp xã được yêu cầu tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu về tình trạng hôn nhân của người đó trong thời gian thường trú tại địa phương. 5. Ngay trong ngày nhận được văn bản trả lời, nếu thấy đủ cơ sở, Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người yêu cầu theo quy định tại Khoản 3 Điều này. 6. Trường hợp cá nhân yêu cầu cấp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để sử dụng vào mục đích khác hoặc do Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã hết thời hạn sử dụng theo quy định tại Điều 23 của Nghị định này, thì phải nộp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã được cấp trước đó. Như vậy, trường hợp công dân đã từng đăng ký thường trú tại nhiều nơi khác nhau (bao gồm cả những nơi tại Việt Nam và tại nước ngoài), công dân có trách nhiệm chứng minh về tình trạng hôn nhân của mình trong thời gian công dân cư trú ở địa phương khác để cán bộ có căn cứ xác nhận công dân đang độc thân. Trường hợp công dân không chứng minh được thì công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi công dân đã từng đăng ký thường trú tiến hành kiểm tra, xác minh về tình trạng hôn nhân của công dân. Tuy nhiên, do nơi công dân cư trú ở nước ngoài không có cơ quan "Ủy ban nhân dân cấp xã" của Việt Nam, mà theo câu chữ của quy định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi công dân thường trú chỉ gửi xác minh đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi công dân đã từng đăng ký thường trú tiến hành kiểm tra, xác minh về tình trạng hôn nhân của công dân. Trường hợp nơi công dân cư trú ở nước ngoài không có cơ quan "Ủy ban nhân dân cấp xã" của Việt Nam thì hiện chưa có quy định hướng dẫn Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi công dân thường trú xác minh như thế nào. Vì thế, trường hợp này, để công dân làm được thủ tục xác nhận tình trạng hôn nhân tại Việt Nam thì công dân cần tự có phương thức chứng minh mình độc thân trong thời gian cư trú ở nước ngoài. Mà hiện nay, trên thực tế, công dân từng cư trú ở nước ngoài có thể xác nhận độc thân thông qua cơ quan ngoại giao việt nam ở nước ngoài. Cơ quan ngoại giao việt nam ở nước ngoài có thẩm quyền xác nhận độc thân cho công dân Việt Nam ở nước ngoài để kết hôn tại Việt Nam không? Căn cứ khoản 6 Điều 8 Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài 2009 thì cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được thực hiện nhiệm vụ liên quan đến hộ tịch, con nuôi phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và không trái với pháp luật của quốc gia tiếp nhận hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận là thành viên. Căn cứ khoản 1 Điều 4 Luật hộ tịch 2014 thì Cơ quan đăng ký hộ tịch là Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện), Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện). Như vậy, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài vẫn có thể thực hiện thủ tục xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam trong khoảng thời gian công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài.
Trình tự Giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài khi cha dượng nhận con riêng của vợ?
Hồ sơ đề nghị Giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đối với trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ? Trình tự giải quyết ra sao? Hồ sơ đề nghị Giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đối với trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ? Căn cứ tiểu mục 2 Mục B Phần I Thủ tục hành chính được chuẩn hóa trong lĩnh vực nuôi con nuôi ban hành kèm theo Quyết định 169/QĐ-BTP năm 2021 quy định về hồ sơ đề nghị Giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đối với trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ bao gồm: Hồ sơ của người nhận con nuôi: - Đơn xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi (sử dụng cho trường hợp nhận con riêng, cháu ruột); - Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế; - Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam; - Bản điều tra về tâm lý, gia đình; - Văn bản xác nhận về tình trạng sức khỏe; - Văn bản xác nhận về thu nhập và tài sản; - Phiếu lý lịch tư pháp; - Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân: + Trường hợp người nhận con nuôi là cặp vợ chồng nhận con nuôi: Giấy chứng nhận kết hôn. + Trường hợp người nhận con nuôi là người độc thân nhận con nuôi: Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. - Tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được xin đích danh, bao gồm: +) Bản sao giấy chứng nhận kết hôn của cha dượng hoặc mẹ kế với mẹ đẻ hoặc cha đẻ của người được nhận làm con nuôi. +) Giấy tờ, tài liệu để chứng minh người nhận con nuôi là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi. Lưu ý: Các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài lập, cấp phải được: *) Hợp pháp hoá lãnh sự tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao Việt Nam, Cơ quan đại diện Ngoại giao hoặc Cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại. *) Dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải được chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật Việt Nam về chứng thực chữ ký. Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi: - Giấy khai sinh; - Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; - Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng; - Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự; - Văn bản lấy ý kiến đồng ý về việc cho trẻ em làm con nuôi của cha mẹ đẻ, người giám hộ và của trẻ em từ đủ 9 tuổi trở lên; - Văn bản của Sở Tư pháp xác nhận trẻ em đủ điều kiện cho làm con nuôi nước ngoài. - Văn bản về đặc điểm, sở thích, thói quen đáng lưu ý của trẻ em được nhận làm con nuôi (đối với trường hợp cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi). - Trường hợp nhận đích danh trẻ em là anh, chị, em ruột của con nuôi trước đó: Bản sao quyết định của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cho người nhận con nuôi nhận con nuôi trước đó và giấy tờ, tài liệu để chứng minh người con nuôi đó với trẻ em được nhận làm con nuôi là anh, chị em ruột. Trình tự Giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đối với trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ? Theo tiểu mục 2 Mục B Phần I Thủ tục hành chính được chuẩn hóa trong lĩnh vực nuôi con nuôi ban hành kèm theo Quyết định 169/QĐ-BTP năm 2021 quy định về trình tự đề nghị Giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đối với trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ bao gồm: Bước 01: Nộp hồ sơ Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ lập hồ sơ của người được nhận làm con nuôi gửi Sở Tư pháp nơi người được nhận làm con nuôi thường trú. - Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, tiến hành lấy ý kiến của những người có liên quan kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. - Sau khi kiểm tra, nếu thấy người được nhận làm con nuôi có đủ điều kiện để cho làm con nuôi nước ngoài thì Sở Tư pháp xác nhận trẻ em đủ điều kiện cho làm con nuôi nước ngoài, thông báo cho người nộp hồ sơ và gửi Cục Con nuôi hồ sơ của trẻ em kèm theo văn bản xác nhận trẻ em đủ điều kiện được cho làm con nuôi, văn bản lấy ý kiến của cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ và ý kiến của trẻ em từ đủ chín (09) tuổi trở lên về việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôi. Bước 02: Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài Người nhận con nuôi nộp hồ sơ của mình và bản chụp hồ sơ của người được nhận làm con nuôi cho Cục Con nuôi. - Cục Con nuôi kiểm tra, thẩm định hồ sơ của người nhận con nuôi, người được nhận làm con nuôi. Trường hợp không chấp thuận hồ sơ, trả lại hồ sơ cho người nhận con nuôi, nêu rõ lý do bằng văn bản. Trường hợp chấp thuận hồ sơ: +) Đối với trường hợp người nhận làm con nuôi ở những nước chưa có quan hệ hợp tác về nuôi con nuôi quốc tế với Việt Nam trong khuôn khổ Công ước Lahay: Cục Con nuôi chuyển hồ sơ của người nhận con nuôi cho Sở Tư pháp nơi người được nhận làm con nuôi thường trú để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc nuôi con nuôi nước ngoài. +) Đối với trường hợp người nhận làm con nuôi ở những nước có quan hệ hợp tác về nuôi con nuôi quốc tế với Việt Nam trong khuôn khổ Công ước Lahay: Cục Con nuôi thông báo bằng văn bản cho người nhận con nuôi và Cơ quan Trung ương về nuôi con nuôi của nước ngoài hữu quan, kèm theo báo cáo đánh giá về trẻ em đủ điều kiện cho làm con nuôi ở nước ngoài và văn bản lấy ý kiến của cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ và ý kiến của trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên về việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôi. Sau khi nhận được văn bản của Cơ quan Trung ương về nuôi con nuôi của nước ngoài hữu quan xác nhận trẻ em sẽ được nhập cảnh và thường trú tại nước mà trẻ em được nhận làm con nuôi, Cục Con nuôi chuyển hồ sơ của người nhận con nuôi về Sở Tư pháp, đề nghị Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc nuôi con nuôi nước ngoài. Trường hợp Cơ quan Trung ương về nuôi con nuôi của nước ngoài hữu quan không chấp thuận, Cục Con nuôi trả lại hồ sơ và nêu rõ lý do bằng văn bản cho người nhận con nuôi và thông báo cho Sở Tư pháp. - Sau khi có quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tư pháp thông báo cho người nhận con nuôi đến Việt Nam để nhận con nuôi. - Sở Tư pháp đăng ký việc nuôi con nuôi và tổ chức lễ giao nhận con nuôi. Tại lễ giao nhận con nuôi, Sở Tư pháp giao cho cha, mẹ nuôi 01 bộ hồ sơ trẻ em, văn bản lấy ý kiến của cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ và ý kiến của trẻ em từ đủ chín tuổi trở lên về việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôi. - Bộ Tư pháp cấp Giấy chứng nhận việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài phù hợp với Công ước La Hay (nếu có yêu cầu). Tóm lại, hồ sơ đề nghị Giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đối với trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ được thực hiện như quy định trên.
Thủ tục đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài thực hiện như thế nào?
Thủ tục đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài hiện nay được quy định tại Quyết định 1872/QĐ-BTP năm 2020 công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hộ tịch thực hiện tại cơ quan đăng ký hộ tịch trong nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp Trình tự thực hiện đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài: 1. Người có yêu cầu đăng ký khai sinh nộp hồ sơ đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền. 2. Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình. 3. Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn ngay để người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định. Trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì người tiếp nhận phải lập văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, tên của người tiếp nhận. 4. Ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Trường hợp Chủ tịch đồng ý giải quyết thì công chức làm công tác hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ đăng ký khai sinh. Khi trả kết quả đăng ký hộ tịch, người trả kết quả có trách nhiệm hướng dẫn người yêu cầu đăng ký hộ tịch kiểm tra nội dung Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh; cùng người đi đăng ký khai sinh ký tên vào Sổ, cấp 01 bản chính Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh. Trường hợp cha, mẹ lựa chọn quốc tịch Việt Nam cho con thì công chức làm công tác hộ tịch cập nhật thông tin khai sinh theo hướng dẫn để lấy Số định danh cá nhân. Cách thức thực hiện đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài: - Người có yêu cầu đăng ký khai sinh trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện việc đăng ký khai sinh; - Người thực hiện việc đăng ký khai sinh có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc gửi qua hệ thống đăng ký hộ tịch trực tuyến. Thành phần hồ sơ đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài: * Giấy tờ phải xuất trình: - Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký khai sinh; - Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền đăng ký khai sinh. - Giấy chứng nhận kết hôn nếu cha, mẹ đã đăng ký kết hôn. - Trường hợp trẻ em sinh ra ở nước ngoài, có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam hoặc cha và mẹ đều là công dân Việt Nam, chưa được đăng ký khai sinh ở nước ngoài, về cư trú tại Việt Nam thì xuất trình giấy tờ chứng minh việc trẻ em đã nhập cảnh hợp pháp vào Việt Nam (như: hộ chiếu, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế có dấu xác nhận nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh) và văn bản xác nhận của cơ quan công an có thẩm quyền về việc trẻ em đang cư trú tại Việt Nam. Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực các giấy tờ phải xuất trình nêu trên. * Giấy tờ phải nộp: - Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT-BTP. - Giấy chứng sinh. Trường hợp không có Giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có văn bản của người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh. Trường hợp trẻ em sinh ra tại nước ngoài thì nộp Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp xác nhận về việc trẻ em được sinh ra ở nước ngoài và quan hệ mẹ - con (nếu có); - Trường hợp cha hoặc mẹ hoặc cả cha, mẹ là người nước ngoài thì phải nộp văn bản thỏa thuận của cha, mẹ về việc lựa chọn quốc tịch cho con. Trường hợp cha, mẹ lựa chọn quốc tịch nước ngoài cho con, thì ngoài văn bản thỏa thuận lựa chọn quốc tịch còn phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước mà trẻ được chọn mang quốc tịch về việc trẻ có quốc tịch phù hợp quy định pháp luật của nước đó. - Văn bản ủy quyền (được chứng thực) theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký khai sinh. * Lưu ý: - Đối với giấy tờ nộp, xuất trình: + Đối với công dân Việt Nam, giấy tờ chứng minh nơi cư trú và Giấy chứng nhận kết hôn chỉ xuất trình trong giai đoạn Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc chưa được xây dựng xong và thực hiện thống nhất trên toàn quốc (giai đoạn chuyển tiếp). + Đối với giấy tờ xuất trình khi đăng ký hộ tịch, người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu với thông tin trong tờ khai, chụp lại hoặc ghi lại thông tin để lưu trong hồ sơ và trả lại cho người xuất trình, không được yêu cầu nộp bản sao hoặc bản chụp giấy tờ đó. + Người yêu cầu đăng ký hộ tịch có thể nộp bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản chụp kèm theo bản chính giấy tờ để đối chiếu. Trường hợp người yêu cầu nộp bản chụp kèm theo bản chính giấy tờ thì người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính và ký xác nhận, không được yêu cầu người đi đăng ký nộp bản sao giấy tờ đó. + Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc xác nhận để sử dụng cho việc đăng ký hộ tịch tại Việt Nam phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; giấy tờ bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và công chứng bản dịch hoặc chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật. + Người tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận đúng, đủ hồ sơ đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật hộ tịch, không được yêu cầu người đăng ký hộ tịch nộp thêm giấy tờ mà pháp luật hộ tịch không quy định phải nộp. + Trường hợp người đi đăng ký khai sinh cho trẻ em là ông, bà, người thân thích khác thì không phải có văn bản ủy quyền của cha, mẹ trẻ em, nhưng phải thống nhất với cha, mẹ trẻ em về các nội dung khai sinh. - Đối với việc xác định họ, dân tộc, đặt tên cho trẻ: + Việc xác định họ, dân tộc, đặt tên cho trẻ em phải phù hợp với pháp luật và yêu cầu giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam; không đặt tên quá dài, khó sử dụng. + Trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được về họ, dân tộc, quê quán của con khi đăng ký khai sinh thì họ, dân tộc, quê quán của con được xác định theo tập quán nhưng phải bảo đảm theo họ, dân tộc, quê quán của cha hoặc mẹ. Thời hạn giải quyết đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài: Ngay trong ngày tiếp nhận hồ sơ; trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo. Trên đây là thủ tục thực hiện đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài.
Người Việt Nam kết hôn ở nước ngoài có được công nhận ở Việt Nam?
Hiện nay một số công dân Việt Nam sang nước ngoài du học, làm việc hoặc định cư rồi kết hôn tại nước sở tại mà không có thông báo đến cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam hoặc Đại sứ quán Việt Nam tại đó thì có được công nhận tại Việt Nam? 1. Hôn nhân với người nước ngoài có được pháp luật công nhận? Theo khoản 2 Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nguyên tắc trong hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Theo đó, trường hợp mà hôn nhân giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài được gọi là quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài. Do đó, hôn nhân giữa người Việt Nam sinh sống tại nước ngoài với người nước ngoài theo quy định hôn nhân của nước sở tại được gọi là quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. 2. Điều kiện đối với kết hôn ở nước ngoài được công nhận tại Việt Nam Căn cứ Điều 34 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định điều kiện ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài như sau: - Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài được ghi vào Sổ hộ tịch nếu tại thời điểm kết hôn, các bên đáp ứng đủ điều kiện kết hôn và không vi phạm điều cấm theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014. - Nếu vào thời điểm đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài, việc kết hôn không đáp ứng điều kiện kết hôn, nhưng không vi phạm điều cấm theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Nhưng vào thời điểm yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn, hậu quả đã được khắc phục hoặc việc ghi chú kết hôn là nhằm bảo vệ quyền lợi của công dân Việt Nam và trẻ em, thì việc kết hôn cũng được ghi vào Sổ hộ tịch. 3. Hôn nhân tại nước ngoài phải đáp ứng điều kiện theo quy định Việt Nam Trường hợp chưa đăng ký kết hôn với cơ quan Việt Nam thì gia đình có yếu tố nước ngoài đến cơ quan có thẩm quyền đăng ký để ghi vào sổ hộ tịch và buộc phải cam kết đáp ứng các nội dung sau: - Cụ thể tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đối với nam, nữ kết hôn cần đáp ứng điều kiện kết hôn như sau: + Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; + Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; + Không bị mất năng lực hành vi dân sự; + Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. - Không được thực hiện các hành vi được quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như: + Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; + Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; + Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; + Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; + Yêu sách của cải trong kết hôn; + Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn; + Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính; + Bạo lực gia đình; + Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi. Như vậy, hôn nhân giữa công dân Việt Nam sinh sống tại nước ngoài kết hôn với người nước ngoài hoàn toàn được Việt Nam công nhận. Nhưng khi thực hiện thủ tục công nhận hôn nhân vào sổ hộ tịch thì phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của Việt Nam
Thủ tục xin xác nhận tình trạng hôn nhân cho người nước ngoài
Ngày nay, nhiều gia đình Việt Nam cho phép con cái của họ kết hôn với người nước ngoài cũng như một hình thức xuất khẩu lao động được dễ dàng hơn. Tuy nhiên, dù là mục đích gì thì việc kết hôn cũng cần phải thực hiện đúng thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định pháp luật Việt Nam. Vậy người nước ngoài có thể xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân thực hiện tại ra sao? Thủ tục đăng ký kết hôn cần những giấy tờ gì khác tiến hành đăng ký kết hôn ở đâu? 1. Hồ sơ đăng ký kết hôn cho người nước ngoài Căn cứ khoản 1, 2 Điều 38 Luật Hộ tịch 2014 quy định thủ tục đăng ký kết hôn thực hiện như sau: - Hai bên nam, nữ nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cho cơ quan đăng ký hộ tịch. - Người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài phải nộp thêm giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân, bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu. Trong 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ đủ điều kiện kết hôn thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết. Theo đó, tại Điều 11 Thông tư 04/2020/TT-BTP hướng dẫn việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài như sau: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tư pháp có trách nhiệm nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn. Trường hợp có khiếu nại, tố cáo việc kết hôn không đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 hoặc xét thấy có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của bên nam, bên nữ hoặc giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn thì Phòng Tư pháp phối hợp với cơ quan có liên quan xác minh làm rõ. Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp. 2. Thẩm quyền thực hiện đăng ký kết hôn cho người nước ngoài Để được xác nhận hồ sơ đăng ký kết hôn và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn thì thẩm quyền căn cứ theo Điều 37 Luật Hộ tịch 2014 như sau: UBND cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài. Giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài. Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì UBND cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn. 3. Thẩm quyền xác nhận tình trạng hôn nhân cho người nước ngoài Để đăng ký thủ tục làm Giấy đăng ký kết hôn thì hồ sơ bắt buộc phải có giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Vì vậy thẩm quyền cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được quy định tại Điều 21 Nghị định 123/2015/NĐ-CP như sau: UBND cấp xã, nơi thường trú của công dân Việt Nam thực hiện việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Trường hợp công dân Việt Nam không có nơi thường trú, nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì UBND cấp xã, nơi người đó đăng ký tạm trú cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 123/2015/NĐ-CP cũng được áp dụng để cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân nước ngoài và người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam, nếu có yêu cầu. Như vậy, khi đăng ký kết hôn hay xin Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân mà có yếu tố nước ngoài thì thủ tục có thể sẽ lâu hơn thông thường vì cơ quan chuyên môn sẽ xác phải xác minh tình trạng hôn nhân, cư trú phải phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam.
Ly hôn với chồng là người nước ngoài thì tài sản chung là nhà đất được chia như thế nào?
Căn cứ Điều 127 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về ly hôn có yếu tố nước ngoài: 1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này. 2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam. 3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó. Như vậy, tài sản chung là nhà đất ở nước ngoài thì khi phân chia sẽ tuân theo pháp luật của nước nơi có nhà đất đó. Đối với trường hợp tài sản là nhà đất ở Việt Nam: Theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 159 Luật Nhà ở 2014 quy đinh: tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức: Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ. Nặt khác tại Khoản 1 Điều 75 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định: tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu nhà ở (bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ) trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật Việt Nam. Theo đó, người nước ngoài không được đứng tên trên quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất mà chỉ được mà chỉ được sở hữu nhà ở chung cư hoặc nhà ở riêng lẽ theo như quy định trên. Chính vì vậy, theo quan điểm của tôi việc phân chia nhà đất là tài sản chung trong trường hợp này thì người vợ sẽ được đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất, còn người nước ngoài sẽ nhận được phần giá trị tương ứng được phân chia quy đổi thành tiền.
Ly hôn với vợ đang ở nước ngoài và không liên lạc được?
Xin chào Luật sư/ tư vấn viên. Vào năm 2016 anh mình có kết hôn với chị dâu, sau đó chị ra nước ngoài học tập, còn anh trai mình vẫn ở trong nước làm việc. Đến năm 2018 thì giữa 2 anh chị có xích mích qua lại và cả hai đồng ý li hôn nhưng đến nay thì không liên lạc được với chị ấy nữa. Cả gia đình bên ngoại cũng thế. Trong khi chị vẫn học tập và làm việc bên kia bình thường, liên hệ với trường bên kia thì họ báo chị vẫn đến lab. Chỉ là giờ người bên VN liên lạc thì chị không trả lời. không mail, không số điện thoại... Vậy Luật sư/tư vấn viên cho mình hỏi, giờ anh mình muốn li hôn thì phải làm thế nào?
Cần tư vấn về lao động tiền lương có yếu tố nước ngoài?
Tôi làm việc cho chi nhánh công ty A Việt Nam tại trụ sở ở nước ngoài, lương tháng 440 đô theo thoả thuận hợp đồng, hàng tháng đều nhận đủ. Nhưng tháng 11 vừa qua khi ký bảng lương tôi phát hiện số tiền trong bản lương cao hơn so với thực tế, tôi có thắc mắc thì kế toán giải thích đó là tiền hỗ trợ về phép trong mùa dịch. Tuy nhiên khi ký xong thì chỉ nhận được tiền lương hàng tháng. Sau đó tôi có hỏi giám đốc thì được giải thích đó là tiền hỗ trợ cách ly khi về nước, nếu ai không về thì số tiền đó sẽ không được nhận mà trả lại cho tổng công ty (tất cả nhân viên điều bị như vậy, ai ko ký nhận sẽ bị giam lương "giám đốc nói"), các chỉ đạo trên điều bằng lời nói không có văn bản nào. Rất mong Luật sư tư vấn giúp: hành vi ép ký nhận lương đó có trái pháp luật ko? Nếu có kiện ở đâu? Cơ quan nào thụ lý? trình tự thủ tục khởi kiện? Cần thu thập chứng cứ nào? Vụ việc thuộc thẩm quyền nước nào?
Người Việt phạm tội ở nước ngoài có bị pháp luật Việt Nam xử lý?
Người Việt phạm tội ở nước ngoài - Ảnh minh họa Nếu công dân Việt Nam đang cư trú tại nước khác vi phạm pháp luật của nước đó, họ có bị pháp luật Việt Nam trừng trị, răn đe hay không? Quy định của pháp luật Việt Nam về hành vi phạm tội ở nước ngoài Tại Khoản 1 Điều 6 Bộ luật hình sự 2015 có quy định: “1. Công dân Việt Nam hoặc pháp nhân thương mại Việt Nam có hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà Bộ luật này quy định là tội phạm, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật này.” Theo đó, đối với một hành vi phạm tội tại nước ngoài, pháp luật hình sự của Việt Nam vẫn sẽ xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội, tuy nhiên hành vi đó phải được “Bộ luật này quy định là tội phạm." Điều này có nghĩa, cùng là một hành vi, tuy nhiên nếu pháp luật nước khác quy định đó là hành vi phạm tội, nhưng trong Bộ luật hình sự của Việt Nam, hành vi đó không cấu thành tội phạm nào thì vẫn không có căn cứ xử lý Mặt khác, chẳng hạn hành vi phạm tội của người này đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo pháp luật Việt Nam, khi đó giống như bất kỳ tội phạm nào xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam, chúng ta cần xem xét các thủ tục tố tụng tại Bộ luật tố tụng hình sự (hiện tại là Bộ luật tố tụng hình sự 2015). Quy trình tố tụng để kết tội một người phải tra qua các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử,… và căn cứ vào thời hiệu truy cứu, vì vậy nếu hành vi phạm tội và cả người phạm tội đều không ở trên lãnh thổ Việt Nam thì gân như không thể có đủ căn cứ tuyên án với tội phạm. Các quy tắc quốc tế đối với hành vi phạm pháp trên lãnh thổ quốc gia khác Pháp luật mỗi quốc gia có những nguyên tắc khác nhau, vì vậy việc xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp này sẽ còn phụ thuộc vào các điều ước quốc tế giữa Việt Nam và nước mà người đó phạm tội. Việc xử lý tội phạm diễn ra tại nước ngoài còn cần đến sự hỗ trợ của nước bạn thông qua các Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam và nước sở tại. Theo đó, việc dẫn độ tội phạm giữa hai nước phải bảo đảm phù hợp với những điều khoản đã ghi trong Hiệp định tương trợ tư pháp. Cụ thể, khi hai nước A và B ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp với nhau, công dân của nước A phạm tội trên lãnh thổ nước B mà đáp ứng đủ điều kiện để được dẫn độ thì sẽ được ưu tiên dẫn độ về nước A để tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc để thi hành bản án, quyết định hình sự mà nước B đã tuyên. Đặc biệt, việc dẫn độ phải đáp ứng điều kiện dẫn độ và không thuộc các trường hợp từ chối dẫn độ cũng thường được quy định trong Hiệp định tương trợ tư pháp hoặc theo quy định của nước sở tại. Trong trường hợp không có Hiệp định tương trợ tư pháp, việc tương trợ dẫn độ, hỗ trợ điều tra … sẽ phụ thuộc vào sự hợp tác của các quốc gia trên nguyên tắc có đi có lại (Principle of reciprocity) trong từng trường hợp cụ thể. Nếu nước bạn không dẫn độ người phạm tội, người này sẽ bị xử lý theo quy định và trình tự tố tụng của nước sở tại. Như vậy, người Việt Nam phạm tội ở nước ngoài sẽ bị pháp luật Việt Nam xử lý trong trường hợp nước bạn có ký kết các hiệp đình về dẫn độ để đưa người này về Việt Nam tiến hành thủ tục tố tụng, tuy nhiên khi đó hành vi được cho là phạm tội của người này phải được áp dụng bằng pháp luật Việt Nam.
Giải quyết các trường hợp đơn phương ly hôn với người nước ngoài tại Việt Nam
Đơn phương ly hôn với người nước ngoài - Ảnh minh họa Những trường hợp ly hôn với người nước ngoài tại Việt Nam được giải quyết trên căn cứ nào? Bài viết phân tích một số nội dung liên quan tới vấn đề này. Điều kiện để giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Tòa án Việt Nam Trước hết, khi phân tích các vấn đề liên quan đến ly hôn có yếu tố nước ngoài, cần xác định thẩm quyền của Tòa án nhân dân (TAND) trong trường hợp ly hôn này. Điều 127 Luật hôn nhân và gia đình 2014 (LHNGĐ) quy định TAND tại Việt Nam sẽ giải quyết những vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài như sau: - Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam. - Việc ly hôn mà bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn nhưng vợ chồng không có nơi thường trú chung (tức hai người này không ở cùng 1 quốc gia, nhưng 1 người là công dân Việt Nam thì Tòa án Việt Nam vẫn sẽ giải quyết) - Việc ly hôn có yêu cầu giải quyết tranh chấp tài sản mà tài sản đó xác lập tại Việt Nam. Mặt khác tại Điểm d Khoản 1 Điều 469 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì “Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam” thuộc thẩm quyền của TAND tại Việt Nam Tiếp đến, trong quá trình giải quyết các vụ việc hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài, các giấy tờ, tài liệu không được cấp hoặc xác nhận ở Việt Nam phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại. (Điều 124 LHNGĐ) Giải quyết một số trường hợp đơn phương ly hôn với người nước ngoài Trường hợp 1: Cả hai người đang thường trú tại Việt Nam Lúc này theo nguyên tắc Luật nơi cư trú (lex domicilli) trong tư pháp quốc tế thì luật được áp dụng giải quyết là Luật pháp Việt Nam, tức cho dù việc kết hôn xác lập bằng pháp luật của nước nào thì khi ly hôn vẫn áp dụng theo pháp luật Việt Nam. Như vậy, trường hợp này người muốn đơn phương ly hôn sẽ áp dụng các quy định pháp luật về đơn phương ly hôn theo Pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nơi bị đơn cư trú (Khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015) Trường hợp 2: Cả hai người đều không thường trú ở Việt Nam nhưng có một người có quốc tịch Việt Nam Lúc này theo nguyên tắc Luật quốc tịch (lex patriae) trong tư pháp quốc tế thì luật được áp dụng giải quyết là Luật pháp Việt Nam và giải quyết đơn phương ly hôn theo pháp luật Việt Nam. Trong quá trình tìm hiểu, người viết chưa tìm thấy căn cứ giải quyết thẩm quyền thụ lý đơn khởi kiện trong trường hợp này. Bởi lẽ cả nguyên đơn và bị đơn đều không có hộ khẩu thường trú tại Việt Nam, mà theo nguyên tắc tại Điều 39 BLTTDS thì đơn khởi kiện phải được nộp tại nơi bị đơn cư trú, vậy trường hợp bị đơn chưa từng cư trú cũng như chưa từng có tài sản ở Việt Nam thì giải quyết như thế nào, có thể nộp đơn tại nơi cư trú cũ khi nguyên đơn còn ở Việt Nam hay không? Trường hợp 3: Người yêu cầu ly hôn đang ở Việt Nam và có quốc tịch Việt Nam: Trường hợp này cần xác định căn cứ xác lập Hôn nhân là tại nước nào, trong trường hợp hôn nhân không xác lập ở Việt Nam nhưng vẫn muốn giải quyết đơn phương ly hôn tại Việt Nam thì phải thực hiện Hợp pháp hóa lãnh sự theo Điều 124 LHNGĐ. Giống như ở trường hợp 2, lúc này giả sử bị đơn chưa từng cư trú tại Việt Nam và cũng chưa từng có tài sản ở Việt Nam thì Tòa án nào sẽ thụ lý đơn khởi kiện này, có thể nộp tại nơi cư trú của nguyên đơn hay không? >> Mẫu đơn yêu cầu giải quyết đơn phương ly hôn xem tại đây Lưu ý trong quá trình thực hiện yêu cầu giải quyết đơn phương ly hôn Khi thực hiện các thủ tục tố tụng liên quan đến ly hôn mà người yêu cầu không ở Việt Nam, cần lưu ý quy định tại Khoản 4 Điều 85 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015: “Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật hôn nhân và gia đình thì họ là người đại diện.” Theo đó tại Khoản 2 Điều 51 nêu trên: “Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.” Chiếu theo các quy định được trích dẫn, việc thực hiện yêu cầu đơn phương ly hôn phải được trực tiếp thực hiện tại Tòa cho dù người yêu cầu có ở Việt Nam hay không, trừ trường hợp là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ. Như vậy người yêu cầu giải quyết đơn phương ly hôn theo pháp luật Việt Nam cần xác định xem trường hợp ly hôn của mình có đủ những điều kiện để giải quyết theo thẩm quyền của TAND tại Việt Nam hay không và phải trực tiếp thực hiện thủ tục tố tụng trừ một số trường hợp được ủy quyền cho người thân.
Các loại bản án, QĐ dân sự của Tòa nước ngoài không được xem xét công nhận và cho thi hành tại VN
Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đang dự thảo Nghị quyết hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật TTDS về thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài. Dự thảo Nghị quyết quy định về các loại bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài sau đây không được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam gồm: 1. Bản án, quyết định về thủ tục tố tụng, bao gồm bản án, quyết định xác định thẩm quyền của Tòa án đối với vụ việc, quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, các quyết định tố tụng khác do Tòa án ban hành trong quá trình giải quyết vụ việc; 2. Quyết định về thỏa thuận trọng tài, tố tụng trọng tài nước ngoài gồm: - Quyết định về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài, thẩm quyền của hội đồng trọng tài, chỉ định, bổ nhiệm, thay đổi trọng tài viên, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; - Các quyết định khác mà Tòa án nước ngoài ban hành để hỗ trợ, giám sát hoạt động tố tụngtrọng tài theo quy định của pháp luật nước đó. 3. Bản án, quyết địnhvề việc tái cấu trúc ngân hàng, tổ chức tín dụng; 4. Bản án, quyết định về việcgiải quyết phá sản; 5. Bản án, quyết định vềviệc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể doanh nghiệp, pháp nhân hoặc hiệu lực của việc đăng ký doanh nghiệp, điều lệ công ty, pháp nhânvà các văn bản do tổ chức này ban hành nếu tổ chức đó được thành lập tại Việt Nam hoặc tại nước khác với nước nơi có Tòa án đã ra bản án, quyết định; 6. Bản án, quyết định về việc đăng ký hoặc hiệu lực của quyền sở hữu trí tuệmà quyền đó phải đăng ký mới được bảo hộ, bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, giống cây trồng...nếu một trong các quyền sở hữu trí tuệ này đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam,đăng ký bảo hộ quốc tế theo quy định tạiđiều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặcđã được đăng kýbảo hộ tại nước khác với nước nơi có Tòa án đã ra bản án, quyết định; 7. Quyết định về việc truy tìm, tịch thu tài sản, bảo đảm việc tịch thu tài sản (kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, tạm giữ tài sản...) do phạm tội mà có tại Việt Namtrong bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài; 8. Bản án, quyết định công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài hoặc phán quyết của trọng tài nước ngoài; 9. Bản án, quyết định về vụ việc dân sự mà trọng tài nước ngoài đã ra phán quyết và đã được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành. Nghị quyết này cũng được áp dụng để giải quyết đơn yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam, bao gồm bản án, quyết định dân sự không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam Xem chi tiết dự thảo tại file đính kèm:
Cách xác định tài sản riêng của vợ chồng có yếu tố nước ngoài
Trước hết phải khẳng định đây là quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài (khi có chủ thể trong quan hệ hôn nhân này là người nước ngoài (hay nói cách khác người này không được xác định là công dân Việt Nam), bao gồm: Người có quốc tịch nước ngoài, người không có quốc tịch; Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài; hay các bên tham gia đều là công dân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài). Nên việc giải quyết các nội dung có liên quan đến chế độ hôn nhân và gia đình nói chung và chế độ tài sản trong hôn nhân nói riêng sẽ do pháp luật Tư pháp Quốc tế điều chỉnh (không phải chỉ áp dụng pháp luật Việt Nam mà còn áp dụng pháp luật nước ngoài/ pháp luật Điều ước quốc tế/ Pháp luật tập quán Quốc tế/... để giải quyết). Đứng trên quan hệ pháp luật Việt Nam điều chỉnh, để xác lập quyền đối với tài sản riêng của vợ chồng thì chúng ta sẽ thực hiện theo một trong hai cách xác định sau: Thứ nhất: Nếu tài sản riêng này (ví dụ như mảnh đất) được hình thành trước khi quan hệ hôn nhân được xác lập (trước thời điểm đăng ký kết hôn có hiệu lực) hoặc được tặng cho riêng, được thừa kế riêng đối với người vợ. Thì theo quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì sẽ mặc nhiên thuộc sở hữu riêng của người vợ (trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác). Thứ hai: Ngược lại với trường hợp thứ nhất trên, nếu tài sản này được hình thành trong thời kỳ hôn nhân, thì theo quy định tại Điều 33 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì tài sản này được xác định là tài sản chung của hai vợ chồng (không quan trọng ai đưng tên trên quyền sử dụng đất/ tài khoản ngân hàng/…). Trong trường hợp này, để tài sản thuộc quyền của người Việt Nam/ người nước ngoài (hay nói cách khác là cách để định đoạt tài sản riêng của hai vợ chồng) thì phải sẽ thực hiện theo các cách sau đây: Áp dụng chế độ chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân theo quy định từ Điều 38 đến Điều 42 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014; Người chồng/ người vợ thực hiện việc tặng cho phần tài sản của mình trong khối tài sản chung cho người vợ/ người chồng còn lại.
Điều kiện đặt tên khai sinh cho con bằng tiếng nước ngoài
Có rất nhiều trường hợp trẻ em sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, còn người kia là người nước ngoài làm dấy lên câu hỏi điều kiện nào để có thể đặt tên khai sinh cho con có yếu tố nước ngoài? Quy định tại khoản 3 Điều 26 Bộ luật dân sự 2015 đã nêu rõ: “Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.” Có thế thấy tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam, không được thêm ngôn ngữ nước ngoài. Như vậy, để được đặt tên khai sinh cho con bằng tiếng nước ngoài, phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: - Thứ nhất, có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là người nước ngoài - Thứ hai, có văn bản thỏa thuận có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giữa cha và mẹ về việc lựa chọn quốc tịch cho con là quốc tịch nước ngoài Theo quy định tại Điều 16 Luật quốc tịch 2008, đối với trường hợp cha hoặc mẹ là người nước ngoài, khi sinh con tại Việt Nam nếu không có thỏa thuận việc chọn quốc tịch thì đứa bé sẽ mang quốc tịch Việt Nam và việc đặt tên con sẽ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Vì vậy, khi cha mẹ đã có văn bản thỏa thuận về việc lựa chọn quốc tịch cho con là quốc tịch nước ngoài (theo quy định tại Điều 36 Luật hộ tịch 2014), không phải quốc tịch Việt Nam thì hoàn toàn có thể thêm yếu tố nước ngoài khi đặt tên khai sinh cho con; vì lúc này đứa bé được xác định là công dân của nước được chọn mang quốc tịch – không phải công dân Việt Nam nên không cần tuân theo quy định về đặt tên theo pháp luật Việt Nam.
Hướng dẫn xác định thẩm quyền giải quyết vụ việc DS có yếu tố nước ngoài
HĐTP TANDTC đang Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về thẩm quyền, thủ tục giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Theo đó, nội dung dự thảo có hướng dẫn cách xác định vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam theo quy định tại điều 469 của BLTTDS như sau: Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam được xác định như sau: 1. Vụ án có bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam quy định tại điểm a khoản 1 Điều 469 của Bộ luật tố tụng dân sự là một trong các vụ án sau đây: a) Vụ án giữa nguyên đơn là công dân Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài và bị đơn là công dân Việt Nam ở trong nước; b) Vụ án giữa nguyên đơn quy định tại điểm a khoản này với bị đơn là người nước ngoài đang cư trú, làm việc tại Việt Nam và được cấp thẻ thường trú, thẻ tạm trú hoặc được cấp giấy miễn thị thực có thời hạn không quá 5 năm, kể cả trường hợp được xem xét cấp lại thẻ hoặc giấy này theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2. Vụ án mà bị đơn có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam quy định tại điểm c khoản 1 Điều 469 của Bộ luật tố tụng dân sự là một trong các vụ án sau đây: a) Vụ án giữa nguyên đơn là người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài và bị đơn là công dân Việt Nam, cơ quan, tổ chức Việt Nam có tài sản tại Việt Nam; b) Vụ án giữa nguyên đơn là công dân Việt Nam, cơ quan, tổ chức Việt Nam, người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài với bị đạn là người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài có tài sản tại Việt Nam. 3. Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam quy định tại điểm d khoản 1 Điều 469 của Bộ luật tố tụng dân sự là một trong các vụ việc sau đây: a) Vụ việc ly hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài mà nguyên đơn hoặc bị đơn ở nước ngoài hoặc các bên đương sự đều ở nước ngoài; b) Vụ việc ly hôn giữa các bên đương sự là người nước ngoài và người nước ngoài đó thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. Ngoài ra, nội dung còn hướng dẫn: - Cách xác định vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa VN - Xác định vụ việc dân sự mà tòa án phải trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu hoặc đình chỉ giải quyết - Xác định vụ việc dân sự vẫn thuộc thẩm quyền của Tòa án Việt Nam - Cơ quan, tổ chức nước ngoài ủy quyền khởi kiện vụ án dân sự ... Xem chi tiết nội dung tại file đính kèm:
Những điều cần biết khi giải quyết tranh chấp đất đai có yếu tố nước ngoài
>>> Tìm hiểu về 03 dạng tranh chấp đất đai phổ biến >>> Những tranh chấp đất đai phải tiến hành hòa giải >>> Quy trình chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư Mình đang tìm hiểu những quy định pháp luật khi giải quyết tranh chấp đất đai có yếu tố nước ngoài, dưới đây là hệ thống lại những nội dung liên quan. Nội dung còn thiếu sót bạn nào có thông tin thì đóng góp bên dưới giúp mình để hoàn thiện hơn nhé! Theo quy định của Luật đất đai 2013 thì Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Vậy có những lưu ý gì khi xảy ra tranh chấp mà có yếu tố nước ngoài? 1. Xác định đối tượng của tranh chấp có yếu tố nước ngoài: Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài; b) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài; c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài. (Điều 663 Bộ luật dân sự 2015) 2. Có bắt buộc phải tiến hành hòa giải? Những tranh chấp liên quan đến “Ai là người có quyền sử dụng đất” thì bắt buộc phải tiến hành hòa giải. Còn các tranh chấp khác về thừa kế, tranh chấp các giao dịch liên quan đến QSDĐ,... thì không bắt buộc. 3. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp: Xem TẠI ĐÂY 4. Đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai: - Trường hợp giải quyết tại Tòa án: Đơn khởi kiện; Biên bản hòa giải; Chứng cứ chứng minh yêu cầu khởi kiện; Văn bản xác minh nơi cư trú của bị đơn. - Trường hợp giải quyết tại UBND: Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai; Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai; Tài liệu khác. 5. Quy trình giải quyết tranh chấp đất dai: Xem TẠI ĐÂY
Công ty TNHH 1 TV có yếu tố nước ngoài
Chào Luật sư! Tôi có tình huống như sau, mong Luật sư giải đáp ạ A là công ty được thành lập và hoạt động tại Hàn Quôc; B là công ty con của công ty A được thành lập và hoạt động tại Việt Nam từ 2014, 100% vốn Hàn Quốc; C là công ty con của công ty B, thành lập tháng 12/2016 tại Việt Nam, 100% vốn nước ngoài, chủ sở hữu công ty B Công ty B chuyển nhượng 100% vốn của công ty C cho công ty A. Luật sư cho tôi hỏi: 1.Thủ tục thay đổi chủ sở hữu của Công ty C gồm những gì ah? 2.Trường hợp công ty C muốn tăng vốn góp bằng việc chủ sở hữu mới của công ty C đầu tư thêm vốn vào Công ty C, thì hồ sơ thay đổi như thế nào ah? Mong nhận được câu trả lời của Luật sư. Cảm ơn Luật sư!
Sinh viên Luật liệu có cần chứng chỉ anh văn, tin học ?
Hiện nay, ở một số thông tin tuyển dụng thường hay yêu cầu các ứng viên cần có bằng anh văn như TOEIC, IELTS,..hay bằng tin học MOS,....Tuy nhiên, những bằng cấp này liệu có thật sự cần thiết và quan trọng đối với người học Luật ? Nếu định hướng nghề nghiệp của ngành Luật theo con đường làm nhà nước như công tác ở Toà án, VKS, Thi hành án,..thì việc sử dụng ngoại ngữ hay tin học có thể không nhiều nên các thông tin tuyển dụng ở các cơ quan này thường ít khi đề cập đến các chứng chỉ ngoại ngữ. Tuy nhiên khi bạn xác định hướng làm việc ở các doanh nghiệp hay các văn phòng - công ty Luật có quan hệ với nước ngoài thì có một chứng chỉ ngoại ngữ hay một chứng chỉ tin học quốc tế giúp bạn ghi điểm với các nhà tuyển dụng và có một mức lương hậu hĩnh, tương xứng với năng lực của mình. Đơn giản vì nếu doanh nghiệp có hợp tác với đối tác nước ngoài thì các hợp đồng, văn bản cần phải có song ngữ, mà không phải công ty hay văn phòng luật nào cũng có 1 bộ phận dịch thuật riêng, thì việc của bạn ở phòng pháp chế hay bản thân là một chuyên viên pháp lý thì bạn phải hỗ trợ soạn thảo các hợp đồng văn bản đó cả ở tiếng Việt và tiếng Anh, như vậy sẽ đỡ mất thời gian và chi phí để doanh nghiệp mang ra nơi khác dịch thuật. Bản thân là một người học luật thì việc đàm phán hợp đồng nằm trong phạm vi hoạt động của bạn, trong trường hợp cần đàm phán các điều khoản với đối tác nước ngoài thì bạn cần có vốn ngoại ngữ "đủ dùng" để có thể đi đến kết quả tốt cho việc ký kết hợp đồng Doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, và họ lúc nào cũng muốn sử dụng một người đã được trang bị các kiến thức căn bản như tin học để có thể dễ dàng nắm bắt được công việc và làm việc hiệu quả, các nhà tuyển dụng không hề muốn tốn thời gian để đào tạo lại cho bạn những kiến thức căn bản mà đáng lẽ ra bạn đã phải biết từ lâu rồi. Tuy nhiên, nếu bạn không có những bằng cấp, chứng chỉ đó thì sao ? Câu trả lời là chẳng sao cả nếu bạn tự bồi dưỡng khả năng ngoại ngữ và tin học của bạn, tự tin thể hiện nó ở buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng họ không phải cần những tấm bằng đó để làm đẹp hồ sơ nhân viên của họ mà đơn giản chỉ vì họ muốn tiết kiệm thời gian sàng lọc các ứng viên, các chứng chỉ đó là minh chứng cho quá trình học tập của bạn và khi nhìn vào họ sẽ không phải tốn thời gian để test năng lực anh văn hay tin học của bạn thêm lần nữa. Vậy nên lời khuyên ở đây là mặc dù khả năng thực tế của bạn quan trọng hơn rất nhiều so với các loại bằng cấp, chứng chỉ, nhưng nhà tuyển dụng sẽ không thể biết được khả năng của bạn tới đâu nếu chưa tiếp xúc với bạn mà chỉ có thể xem trước các hồ sơ xin việc mà tiến hành sàng lọc, do đó các chứng chỉ đó có thể sẽ là bước đệm giúp bạn dễ dàng đi đến buổi phỏng vấn cùng nhà tuyển dụng. Nếu có thời gian và khả năng, bạn nên ôn luyện và "thủ" sẵn vài chứng chỉ có giá trị quốc tế để có thể thuận lợi trong quá trình xin việc và có mức thu nhập hài lòng.