Cách xử lý số dư còn lại khi đóng tài khoản mới nhất năm 2024
Người dân thông thường sẽ lựa chọn việc đóng tài khoản thanh toán khi không còn nhu cầu sử dụng. Chính vì vậy, không ít người quan tâm đến việc số dư còn lại khi đóng tài khoản sẽ được xử lý thế nào? Bài viết sẽ cung cấp thông tin chi tiết về cách xử lý số dư còn lại khi đóng tài khoản mới nhất năm 2024 Hiện nay, vì một số lí do khác nhau mà không ít khách hàng sẽ lựa chọn việc đóng tài khoản thanh toán. Trước khi tiến hành đóng tài khoản, người dùng cần nắm rõ các quy định về xử lý số dư. Điều này không chỉ giúp đảm bảo quyền lợi tài chính của bản thân mà còn tránh được các rủi ro pháp lý có thể xảy ra. (1) Các trường hợp đóng tài khoản thanh toán Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 52/2024/NĐ-CP quy định các trường hợp đóng tài khoản thanh toán bao gồm: - Chủ tài khoản thanh toán có yêu cầu và đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến tài khoản thanh toán. - Chủ tài khoản thanh toán là cá nhân bị chết, bị tuyên bố đã chết. - Tổ chức có tài khoản thanh toán chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật. - Chủ tài khoản thanh toán vi phạm hành vi bị cấm về tài khoản thanh toán quy định tại khoản 5, khoản 8 Điều 8 Nghị định 52/2024/NĐ-CP. Theo đó, tại khoản 5, khoản 8 Điều 8 quy định như sau: + Mở hoặc duy trì tài khoản thanh toán, ví điện tử nặc danh, mạo danh; mua, bán, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn tài khoản thanh toán, ví điện tử; thuê, cho thuê, mua, bán, mở hộ thẻ ngân hàng (trừ trường hợp thẻ trả trước vô danh); lấy cắp, thông đồng để lấy cắp, mua, bán thông tin tài khoản thanh toán, thông tin thẻ ngân hàng, thông tin ví điện tử. + Thực hiện, tổ chức thực hiện hoặc tạo điều kiện thực hiện các hành vi: sử dụng, lợi dụng tài khoản thanh toán, phương tiện thanh toán, dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán để đánh bạc, tổ chức đánh bạc, gian lận, lừa đảo, kinh doanh trái pháp luật và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác. - Các trường hợp theo thỏa thuận trước bằng văn bản giữa chủ tài khoản thanh toán với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. - Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. (2) Cách xử lý số dư còn lại khi đóng tài khoản mới nhất năm 2024 Theo khoản 2 Điều 11 Nghị định 52/2024/NĐ-CP đề cập đến cách xử lý số dư còn lại sau khi đóng tài khoản như sau: - Chi trả theo yêu cầu của chủ tài khoản thanh toán hoặc được thực hiện theo thỏa thuận trước giữa chủ tài khoản thanh toán và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Trường hợp chủ tài khoản là người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, việc chi trả thực hiện theo yêu cầu người đại diện theo pháp luật, người giám hộ phù hợp với quy định pháp luật dân sự; hoặc chi trả cho người thừa kế, đại diện thừa kế hợp pháp trong trường hợp chủ tài khoản thanh toán là cá nhân bị chết, bị tuyên bố đã chết. - Chi trả theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. - Xử lý theo quy định của pháp luật đối với trường hợp người thụ hưởng hợp pháp số dư trên tài khoản thanh toán đã được thông báo mà không đến nhận. Như vậy, có 3 cách xử lý số dư còn lại khi đóng tài khoản là chi trả theo yêu cầu của chủ tài khoản, chi trả theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền và xử lý theo quy định trong trường hợp người thụ hưởng đã được thông báo nhưng không đến nhận. (3) Tài khoản thanh toán bị phong tỏa trong trường hợp nào? Bên cạnh các quy định liên quan về đóng tài khoản, Nghị định 52/2024/NĐ-CP đã đề cập đến các trường hợp bị phong tỏa tài khoản theo khoản 1 Điều 11 bao gồm: Tài khoản thanh toán bị phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số dư trên tài khoản thanh toán trong các trường hợp sau: + Theo thỏa thuận trước giữa chủ tài khoản thanh toán và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoặc theo yêu cầu của chủ tài khoản; + Khi có quyết định hoặc yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; + Khi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện có nhầm lẫn, sai sót khi ghi Có nhầm vào tài khoản thanh toán của khách hàng hoặc thực hiện theo yêu cầu hoàn trả lại tiền của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chuyển tiền do có nhầm lẫn, sai sót so với lệnh thanh toán của bên chuyển tiền sau khi ghi Có vào tài khoản thanh toán của khách hàng. Số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán không được vượt quá số tiền bị nhầm lẫn, sai sót. + Khi có yêu cầu phong tỏa của một trong các chủ tài khoản thanh toán chung trừ trường hợp có thỏa thuận trước bằng văn bản giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và các chủ tài khoản thanh toán chung. Tóm lại, trong trường hợp đóng tài khoản sẽ có 3 cách xử lý số dư còn lại là chi trả theo yêu cầu của chủ tài khoản, chi trả theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền và xử lý theo quy định trong trường hợp người thụ hưởng đã được thông báo nhưng không đến nhận.
Cách xử lý số dư còn lại khi đóng tài khoản mới nhất năm 2024
Người dân thông thường sẽ lựa chọn việc đóng tài khoản thanh toán khi không còn nhu cầu sử dụng. Chính vì vậy, không ít người quan tâm đến việc số dư còn lại khi đóng tài khoản sẽ được xử lý thế nào? Bài viết sẽ cung cấp thông tin chi tiết về cách xử lý số dư còn lại khi đóng tài khoản mới nhất năm 2024 Hiện nay, vì một số lí do khác nhau mà không ít khách hàng sẽ lựa chọn việc đóng tài khoản thanh toán. Trước khi tiến hành đóng tài khoản, người dùng cần nắm rõ các quy định về xử lý số dư. Điều này không chỉ giúp đảm bảo quyền lợi tài chính của bản thân mà còn tránh được các rủi ro pháp lý có thể xảy ra. (1) Các trường hợp đóng tài khoản thanh toán Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 52/2024/NĐ-CP quy định các trường hợp đóng tài khoản thanh toán bao gồm: - Chủ tài khoản thanh toán có yêu cầu và đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến tài khoản thanh toán. - Chủ tài khoản thanh toán là cá nhân bị chết, bị tuyên bố đã chết. - Tổ chức có tài khoản thanh toán chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật. - Chủ tài khoản thanh toán vi phạm hành vi bị cấm về tài khoản thanh toán quy định tại khoản 5, khoản 8 Điều 8 Nghị định 52/2024/NĐ-CP. Theo đó, tại khoản 5, khoản 8 Điều 8 quy định như sau: + Mở hoặc duy trì tài khoản thanh toán, ví điện tử nặc danh, mạo danh; mua, bán, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn tài khoản thanh toán, ví điện tử; thuê, cho thuê, mua, bán, mở hộ thẻ ngân hàng (trừ trường hợp thẻ trả trước vô danh); lấy cắp, thông đồng để lấy cắp, mua, bán thông tin tài khoản thanh toán, thông tin thẻ ngân hàng, thông tin ví điện tử. + Thực hiện, tổ chức thực hiện hoặc tạo điều kiện thực hiện các hành vi: sử dụng, lợi dụng tài khoản thanh toán, phương tiện thanh toán, dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán để đánh bạc, tổ chức đánh bạc, gian lận, lừa đảo, kinh doanh trái pháp luật và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác. - Các trường hợp theo thỏa thuận trước bằng văn bản giữa chủ tài khoản thanh toán với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. - Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. (2) Cách xử lý số dư còn lại khi đóng tài khoản mới nhất năm 2024 Theo khoản 2 Điều 11 Nghị định 52/2024/NĐ-CP đề cập đến cách xử lý số dư còn lại sau khi đóng tài khoản như sau: - Chi trả theo yêu cầu của chủ tài khoản thanh toán hoặc được thực hiện theo thỏa thuận trước giữa chủ tài khoản thanh toán và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Trường hợp chủ tài khoản là người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, việc chi trả thực hiện theo yêu cầu người đại diện theo pháp luật, người giám hộ phù hợp với quy định pháp luật dân sự; hoặc chi trả cho người thừa kế, đại diện thừa kế hợp pháp trong trường hợp chủ tài khoản thanh toán là cá nhân bị chết, bị tuyên bố đã chết. - Chi trả theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. - Xử lý theo quy định của pháp luật đối với trường hợp người thụ hưởng hợp pháp số dư trên tài khoản thanh toán đã được thông báo mà không đến nhận. Như vậy, có 3 cách xử lý số dư còn lại khi đóng tài khoản là chi trả theo yêu cầu của chủ tài khoản, chi trả theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền và xử lý theo quy định trong trường hợp người thụ hưởng đã được thông báo nhưng không đến nhận. (3) Tài khoản thanh toán bị phong tỏa trong trường hợp nào? Bên cạnh các quy định liên quan về đóng tài khoản, Nghị định 52/2024/NĐ-CP đã đề cập đến các trường hợp bị phong tỏa tài khoản theo khoản 1 Điều 11 bao gồm: Tài khoản thanh toán bị phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số dư trên tài khoản thanh toán trong các trường hợp sau: + Theo thỏa thuận trước giữa chủ tài khoản thanh toán và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoặc theo yêu cầu của chủ tài khoản; + Khi có quyết định hoặc yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; + Khi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện có nhầm lẫn, sai sót khi ghi Có nhầm vào tài khoản thanh toán của khách hàng hoặc thực hiện theo yêu cầu hoàn trả lại tiền của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chuyển tiền do có nhầm lẫn, sai sót so với lệnh thanh toán của bên chuyển tiền sau khi ghi Có vào tài khoản thanh toán của khách hàng. Số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán không được vượt quá số tiền bị nhầm lẫn, sai sót. + Khi có yêu cầu phong tỏa của một trong các chủ tài khoản thanh toán chung trừ trường hợp có thỏa thuận trước bằng văn bản giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và các chủ tài khoản thanh toán chung. Tóm lại, trong trường hợp đóng tài khoản sẽ có 3 cách xử lý số dư còn lại là chi trả theo yêu cầu của chủ tài khoản, chi trả theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền và xử lý theo quy định trong trường hợp người thụ hưởng đã được thông báo nhưng không đến nhận.