Hướng dẫn nghiệp vụ xử lý đối với giấy tờ, văn bản được chứng thực sai quy định
Xử lý đối với giấy tờ, văn bản được chứng thực sai quy định - Minh họa Phúc đáp Công văn 5143/STP-BTTP của Sở Tư pháp TP. HCM, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực Bộ Tư pháp có Công văn 1218/HTQTCT-CT trả lời 3 nội dung về nghiệp vụ chứng thực. Thứ nhất: Về xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã được chứng thực không đúng quy định pháp luật do công chứng viên thực hiện. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư 01/2020/TT-BTP thì các giấy tờ, văn bản được chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký không đúng quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP và Thông tư 01/2020/TT-BTP thì không có giá trị pháp lý. Như vậy, kể cả các giấy tờ, văn bản do công chứng viên chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký không đúng quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP và Thông tư 01/2020/TT-BTP thì cũng không có giá trị pháp lý. Khi phát hiện các giấy tờ, văn bản do công chứng viên thực hiện thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký không đúng quy định, Sở Tư pháp đề nghị tổ chức hành nghề công chứng báo cáo để xem xét, hướng dẫn đối với từng trường hợp cụ thể. Thứ hai: Về thủ tục chứng thực chữ ký người dịch Khoản 1 Điều 30 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định: “Người dịch phải chịu trách nhiệm trước khách hàng, trước cơ quan thực hiện chứng thực về tính chính xác của nội dung bản dịch; không được dịch những giấy tờ, văn bản quy định tại Điều 32 của Nghị định này để yêu cầu chứng thực chữ ký người dịch”. Như vậy, những giấy tờ, văn bản không phải là bản chính (như văn bản do cá nhân tự lập, bài báo, tạp chí...) vẫn được thực hiện dịch để chứng thực chữ ký người dịch. Khi giải quyết yêu cầu chứng thực chữ ký người dịch, người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra nếu văn bản được dịch không thuộc trường hợp quy định tại Điều 32 Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì thực hiện đối chiếu chữ ký mẫu của cộng tác viên dịch thuật hoặc yêu cầu người dịch ký trước mặt (đối với trường hợp không phải là cộng tác viên) và chuyển người thực hiện chứng thực ký chứng thực. Thứ ba: Về việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch Khi chứng thực việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch thì cơ quan thực hiện chứng thực sử dụng lời chứng chứng thực hợp đồng, giao dịch chung quy định tại Điểm a, Mục 4, phần I của Phụ lục mẫu lời chứng, mẫu sổ chứng thực ban hành kèm theo Nghị định 23/2015/NĐ-CP. Xem chi tiết công văn tại file đính kèm.
Từ 12/12/2019: Thêm 03 cơ quan có trách nhiệm xử lý công trình sai phạm tại TP.HCM
Là nội dung quy định tại Quyết định 30/2019/QĐ-UBND, thay thế Quyết định 58/2013/QĐ-UBND ngày 18/12/2013 của ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn TP.HCM. Theo đó, mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân khi phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng trên địa bàn TP.HCM đều có quyền phản ánh thông tin đến các cơ quan Nhà nước và những người có thẩm quyền để được xác minh, xử lý theo quy định. Các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm lập hộp thư thoại; số điện thoại đường dây nóng; hộp thư điện tử; sổ tiếp nhận thông tin tại trụ sở cơ quan, đơn vị; đồng thời, có kế hoạch tổ chức, phân công lịch trực, người trực tiếp nhận thông tin phản ánh, theo dõi và xử lý thông tin phản ánh các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng theo quy định. Các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm tiếp nhận thông tin: a) Ủy ban nhân dân cấp xã; b) Đội Thanh tra địa bàn huyện-quận; c) Ủy ban nhân dân cấp huyện; d) Thanh tra Sở Xây dựng; đ) Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp thành phố; e) Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Khu đô thị mới Nam thành phố; g) Ban Quản lý Phát triển đô thị thành phố. => Bổ sung 3 cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận thông tin phản ánh. Theo quy định hiện hành chỉ có 4 cơ quan sau: “1. Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm tiếp nhận thông tin: a) Ủy ban nhân dân cấp xã; b) Đội Thanh tra địa bàn quận, huyện; c) Ủy ban nhân dân cấp huyện; d) Thanh tra Sở Xây dựng” Các cá nhân có trách nhiệm tiếp nhận thông tin: a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; b) Đội trưởng Đội Thanh tra địa bàn huyện-quận; c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; d) Chánh Thanh tra Sở Xây dựng; đ) Trưởng Ban Ọuản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp thành phố; e) Trưởng Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Khu đô thị mới Nam thành phố; g) Trưởng Ban Quản lý Phát triển đô thị thành phố. => Bổ sung 2 cá nhân có trách nhiệm tiếp nhận thông tin phản ánh. Theo quy định hiện hành có 04 cá nhân sau: “2. Các cá nhân có trách nhiệm tiếp nhận thông tin: a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; b) Đội trưởng Đội Thanh tra địa bàn quận, huyện; c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; d) Chánh Thanh tra Sở Xây dựng” Trách nhiệm xử lý thông tin phản ánh: 1. Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, các cơ quan và cá nhân có trách nhiệm tiếp nhận thông tin phải kịp thời phân công thanh tra viên, cán bộ, công chức, nhân viên thuộc quyền được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng kịp thời kiêm tra, xác minh, xử lý theo quy định và báo cáo kết quả trong ngày. 2. Trường hợp thông tin về một công trình vi phạm trật tự xây dựng được phản ánh đến nhiều cơ quan, cá nhân có trách nhiệm tiếp nhận thông tin thì thông tin phản ánh đó phải được chuyên tiếp đến người có trách nhiệm kiểm tra, xử lý công trình xây dựng có thẩm quyền theo quy định. Việc chuyên tiếp thông tin phải được cập nhật vào sồ tiếp nhận thông tin để theo dõi và xử lý theo quy định. Quyết định này có hiệu lực thi hành kế từ ngày 12/12/2019. Xem thêm: >>> Bảng giá nhà ở, công trình từ 10/9/2019 tại Thành phố Hồ Chí Minh >>> Tin vui: TP.Hồ Chí Minh sắp có quy định mới về diện tích tách thửa tối thiểu
Hướng dẫn nghiệp vụ xử lý đối với giấy tờ, văn bản được chứng thực sai quy định
Xử lý đối với giấy tờ, văn bản được chứng thực sai quy định - Minh họa Phúc đáp Công văn 5143/STP-BTTP của Sở Tư pháp TP. HCM, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực Bộ Tư pháp có Công văn 1218/HTQTCT-CT trả lời 3 nội dung về nghiệp vụ chứng thực. Thứ nhất: Về xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã được chứng thực không đúng quy định pháp luật do công chứng viên thực hiện. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư 01/2020/TT-BTP thì các giấy tờ, văn bản được chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký không đúng quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP và Thông tư 01/2020/TT-BTP thì không có giá trị pháp lý. Như vậy, kể cả các giấy tờ, văn bản do công chứng viên chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký không đúng quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP và Thông tư 01/2020/TT-BTP thì cũng không có giá trị pháp lý. Khi phát hiện các giấy tờ, văn bản do công chứng viên thực hiện thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký không đúng quy định, Sở Tư pháp đề nghị tổ chức hành nghề công chứng báo cáo để xem xét, hướng dẫn đối với từng trường hợp cụ thể. Thứ hai: Về thủ tục chứng thực chữ ký người dịch Khoản 1 Điều 30 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định: “Người dịch phải chịu trách nhiệm trước khách hàng, trước cơ quan thực hiện chứng thực về tính chính xác của nội dung bản dịch; không được dịch những giấy tờ, văn bản quy định tại Điều 32 của Nghị định này để yêu cầu chứng thực chữ ký người dịch”. Như vậy, những giấy tờ, văn bản không phải là bản chính (như văn bản do cá nhân tự lập, bài báo, tạp chí...) vẫn được thực hiện dịch để chứng thực chữ ký người dịch. Khi giải quyết yêu cầu chứng thực chữ ký người dịch, người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra nếu văn bản được dịch không thuộc trường hợp quy định tại Điều 32 Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì thực hiện đối chiếu chữ ký mẫu của cộng tác viên dịch thuật hoặc yêu cầu người dịch ký trước mặt (đối với trường hợp không phải là cộng tác viên) và chuyển người thực hiện chứng thực ký chứng thực. Thứ ba: Về việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch Khi chứng thực việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch thì cơ quan thực hiện chứng thực sử dụng lời chứng chứng thực hợp đồng, giao dịch chung quy định tại Điểm a, Mục 4, phần I của Phụ lục mẫu lời chứng, mẫu sổ chứng thực ban hành kèm theo Nghị định 23/2015/NĐ-CP. Xem chi tiết công văn tại file đính kèm.
Từ 12/12/2019: Thêm 03 cơ quan có trách nhiệm xử lý công trình sai phạm tại TP.HCM
Là nội dung quy định tại Quyết định 30/2019/QĐ-UBND, thay thế Quyết định 58/2013/QĐ-UBND ngày 18/12/2013 của ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn TP.HCM. Theo đó, mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân khi phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng trên địa bàn TP.HCM đều có quyền phản ánh thông tin đến các cơ quan Nhà nước và những người có thẩm quyền để được xác minh, xử lý theo quy định. Các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm lập hộp thư thoại; số điện thoại đường dây nóng; hộp thư điện tử; sổ tiếp nhận thông tin tại trụ sở cơ quan, đơn vị; đồng thời, có kế hoạch tổ chức, phân công lịch trực, người trực tiếp nhận thông tin phản ánh, theo dõi và xử lý thông tin phản ánh các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng theo quy định. Các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm tiếp nhận thông tin: a) Ủy ban nhân dân cấp xã; b) Đội Thanh tra địa bàn huyện-quận; c) Ủy ban nhân dân cấp huyện; d) Thanh tra Sở Xây dựng; đ) Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp thành phố; e) Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Khu đô thị mới Nam thành phố; g) Ban Quản lý Phát triển đô thị thành phố. => Bổ sung 3 cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận thông tin phản ánh. Theo quy định hiện hành chỉ có 4 cơ quan sau: “1. Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm tiếp nhận thông tin: a) Ủy ban nhân dân cấp xã; b) Đội Thanh tra địa bàn quận, huyện; c) Ủy ban nhân dân cấp huyện; d) Thanh tra Sở Xây dựng” Các cá nhân có trách nhiệm tiếp nhận thông tin: a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; b) Đội trưởng Đội Thanh tra địa bàn huyện-quận; c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; d) Chánh Thanh tra Sở Xây dựng; đ) Trưởng Ban Ọuản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp thành phố; e) Trưởng Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Khu đô thị mới Nam thành phố; g) Trưởng Ban Quản lý Phát triển đô thị thành phố. => Bổ sung 2 cá nhân có trách nhiệm tiếp nhận thông tin phản ánh. Theo quy định hiện hành có 04 cá nhân sau: “2. Các cá nhân có trách nhiệm tiếp nhận thông tin: a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; b) Đội trưởng Đội Thanh tra địa bàn quận, huyện; c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; d) Chánh Thanh tra Sở Xây dựng” Trách nhiệm xử lý thông tin phản ánh: 1. Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, các cơ quan và cá nhân có trách nhiệm tiếp nhận thông tin phải kịp thời phân công thanh tra viên, cán bộ, công chức, nhân viên thuộc quyền được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng kịp thời kiêm tra, xác minh, xử lý theo quy định và báo cáo kết quả trong ngày. 2. Trường hợp thông tin về một công trình vi phạm trật tự xây dựng được phản ánh đến nhiều cơ quan, cá nhân có trách nhiệm tiếp nhận thông tin thì thông tin phản ánh đó phải được chuyên tiếp đến người có trách nhiệm kiểm tra, xử lý công trình xây dựng có thẩm quyền theo quy định. Việc chuyên tiếp thông tin phải được cập nhật vào sồ tiếp nhận thông tin để theo dõi và xử lý theo quy định. Quyết định này có hiệu lực thi hành kế từ ngày 12/12/2019. Xem thêm: >>> Bảng giá nhà ở, công trình từ 10/9/2019 tại Thành phố Hồ Chí Minh >>> Tin vui: TP.Hồ Chí Minh sắp có quy định mới về diện tích tách thửa tối thiểu