Viên chức chuyển công tác nhưng có vi phạm ở đơn vị cũ thì ai có quyền xử lý kỷ luật người đó?
Trường hợp viên chức đã chuyển công tác sang đơn vị mới, xác định có vi phạm ở đơn vị cũ thì cơ quan nào có quyền thành lập hội đồng kỷ luật người này? 1. Các hình thức xử lý kỷ luật viên chức Các hình thức xử lý kỷ luật viên chức được quy định tại Điều 15 Nghị định 112/2020/NĐ-CP như sau: - Áp dụng đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý: + Khiển trách + Cảnh cáo +Buộc thôi việc - Áp dụng đối với viên chức quản lý: + Khiển trách + Cảnh cáo + Cách chức + Buộc thôi việc. Viên chức bị kỷ luật bằng một trong các hình thức quy định tại Điều này còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan. => Theo đó, đối với viên chức quản lý sẽ có 04 hình thức xử lý kỷ luật là khiển trách, cảnh cáo, cách chức và buộc thôi việc. Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý thì sẽ có 03 hình thức xử lý kỷ luật đó là khiển trách, cảnh cáo và buộc thôi việc. Ngoài ra, viên chức còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp khi bị xử lý kỷ luật. 2. Thẩm quyền xử lý kỷ luật viên chức khi viên chức có vi phạm ở đơn vị cũ Tại Điều 31 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với viên chức như sau: - Đối với viên chức quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật. Đối với viên chức giữ chức vụ, chức danh do bầu cử thì cấp có thẩm quyền phê chuẩn, quyết định công nhận kết quả bầu cử tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật. - Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật. - Đối với viên chức biệt phái, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi viên chức được cử đến biệt phái tiến hành xem xét xử lý kỷ luật, đề nghị hình thức kỷ luật. Hồ sơ xử lý kỷ luật phải được gửi về đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái để ra quyết định kỷ luật theo thẩm quyền. - Trường hợp viên chức có hành vi vi phạm trong thời gian công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ mà khi chuyển sang cơ quan, tổ chức, đơn vị mới mới phát hiện hành vi vi phạm luật và vẫn còn trong thời hiệu xử lý kỷ luật thì thẩm quyền tiến hành và xử lý kỷ luật thuộc cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ nơi viên chức công tác. Hồ sơ, quyết định kỷ luật phải được gửi về cơ quan, tổ chức, đơn vị đang quản lý viên chức. Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập trước đây đã giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách thì những người có trách nhiệm liên quan phải bàn giao hồ sơ để đơn vị sự nghiệp công lập đang quản lý viên chức thực hiện việc xử lý kỷ luật. - Đối với viên chức làm việc trong Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân thì thẩm quyền xử lý kỷ luật được thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền của cơ quan quản lý viên chức. => Theo đó, căn cứ tại khoản 4 Điều 31 Nghị định 112/2020/NĐ-CP: khi viên chức không giữ chức vụ quản lý nếu có vi phạm tại đơn vị cũ mà vẫn còn trong thời hiệu xử lý kỷ luật thì thẩm quyền tiến hành và xử lý kỷ luật thuộc đơn vị cũ nơi viên chức công tác. Hồ sơ, quyết định kỷ luật phải được gửi về cơ quan, đơn vị mới. Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật đối với viên chức thực hiện theo Điều 53 Luật viên chức 2010 được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 7 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019. 3. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với viên chức Theo quy định tại Điều 32 Nghị định 112/2020/NĐ-CP: Việc xử lý kỷ luật đối với viên chức được thực hiện theo các bước sau đây: Bước 1: Tổ chức họp kiểm điểm; Bước 2: Thành lập Hội đồng kỷ luật; Bước 3: Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật. Trường hợp viên chức đang bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật thì không thực hiện tổ chức họp kiểm điểm. Trường hợp viên chức có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng thì không thực hiện tổ chức họp kiểm điểm và thành lập Hội đồng kỷ luật. => Theo đó, xử lý kỷ luật viên chức có hành vi vi phạm được thực hiện theo 03 bước như trên. Như vậy, khi viên chức đã chuyển công tác sang đơn vị mới, xác định có vi phạm ở đơn vị cũ thì đơn vị cũ là cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật viên chức. Đơn vị cũ sẽ tổ chức họp kiểm điểm; thành lập Hội đồng kỷ luật và ra quyết định xử lý kỷ luật sau đó gửi hồ sơ, quyết định kỷ luật về cơ quan, đơn vị mới.
Giáo viên có được xin nghỉ tự túc không và được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày trong 01 năm?
Giáo viên đã nghỉ hết ngày phép năm thì có được xin nghỉ tự túc hay nghỉ không hưởng lương không? Trường hợp được nghỉ không hưởng lương thì được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày? 1. Quy định về nghỉ tự túc - nghỉ không hưởng lương của giáo viên là viên chức Căn cứ tại Khoản 1 Điều 13 Luật viên chức 2010 quy định về quyền của viên chức về nghỉ ngơi. Theo đó, viên chức được: - Nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ. - Nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 115 Bộ Luật lao động 2019: ngoại trừ các trường hợp nghỉ việc riêng, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương. => Như vậy, khi giáo viên đã dùng hết số ngày nghỉ phép năm và muốn nghỉ tự túc, nghỉ không hưởng lương thì cần xin phép đơn vị trường học để được nghỉ. Giáo viên được nghỉ không lương phải đảm bảo 02 điều kiện là có lý do chính đáng và phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị. 2. Giáo viên được nghỉ không hưởng lương tối đa bao nhiêu ngày? Theo quy định tại Điều 115 Bộ Luật lao động 2019 về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương thì người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày đối với trường hợp ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn và phải thông báo với người sử dụng lao động. Theo đó, giáo viên là viên chức được nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật về lao động như trên. Khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn thì giáo viên được nghỉ không hưởng lương 01 ngày. Còn đối với các trường hợp nghỉ không hưởng lương khác, hiện tại pháp luật không có quy định về số ngày nghỉ tối đa mà vấn đề này sẽ do giáo viên và đơn vị trường hợp tự thỏa thuận với nhau. 3. Xử lý kỷ luật viên chức đối với giáo viên nghỉ trái phép: Căn cứ tại Điều 16 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về hình thức kỷ luật khiển trách đối với viên chức như sau: Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp, đã được cấp có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản; - Vi phạm quy định của pháp luật về: thực hiện chức trách, nhiệm vụ của viên chức; kỷ luật lao động; quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản. => Theo đó, trường hợp trường học không cho phép giáo viên nghỉ mà giáo viên vẫn nghỉ tự túc không đúng theo quy định trong quy chế của trường thì trường học áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách, nhắc nhở giáo viên bằng văn bản. Sau đó giáo viên vẫn tiếp tục vi phạm thì tùy vào tính chất và mức độ vi phạm mà áp dụng hình thức xử lý kỷ luật theo hình thức cảnh cáo, cách chức, buộc thôi tại Điều 17, Điều 18, Điều 19 Nghị định 112/2020/NĐ-CP. Như vậy, giáo viên có thể thỏa thuận với đơn vị trường học để xin nghỉ tự túc - nghỉ không hưởng lương khi có lý do chính đáng và phải được đơn vị đồng ý. Số ngày nghỉ tối đa cũng sẽ do hai bên thỏa thuận. Trường hợp giáo viên nghỉ mà không được sự đồng ý sẽ bị xử lý kỷ luật viên chức theo quy định của pháp luật.
Hỏi về trình tự xử lý kỷ luật viên chức
-Trình tự xử lý kỷ luật: viên chức là giảng viên của Trường Đại học . có đơn tố cáo viên chức nộp bằng ngoại ngữ ko hợp pháp để tham gia xét tuyển đặc cách; . Trường gửi CV đề nghị Công an xác minh; . Sau khi có VB của Công an xác nhận là chứng chỉ ko hợp pháp; ngày 22/01/2019 (gần 2 tháng sau khi công an trả lời bằng VB) Hiệu trưởng có CV gửi Khoa yêu cầu họp để xem xét, xử lý kỷ luật ; . 23/01/2019 LĐ Trường trao đổi với viên chức về hướng giải quyết vi phạm; . 24/01/2019, Khoa tổ chức họp kiểm điểm để báo cáo kết quả cho Trường; . 28/01/2019, Trường thành lập Hội đồng kỷ luạt viên chức; đồng thời có giấy triệu tập lần 1 cho viên chức ; . 30/01/2019,Trường tổ chức họp lãnh đạo về kỷ luật viên chức; . CHiều ngày 31/01/2019: Trường tổ chức họp Hội đồng xử lý kỷ luật viên chức;họp lúc 14h, kết thúc lúc 16h50; Làm VB kiến nghị Hiệu trưởng xử lý kỷ luật viên chức; Hiệu trưởng ra Quyết định xử lý kỷ luật viên chức, hình thức buộc thôi việc, thời gian buộc thôi việc ngay ngày hôm sau là ngày 01/02/2019) Về trình tự có đúng không thưa Luật sư
Chào Luật sư, Cơ quan tôi là đơn vị sự nghiệp công lập, có trường hợp viên chức khai lý lịch viên chức không trung thực thì có bị xử lý kỷ luật không? Nếu có thì sẽ xử lý kỷ luật bằng hình thức nào? Rất mong nhận được phản hồi sớm từ Luật sư. Xin trân trọng cảm ơn!
Hiểu đúng quy định về xử lý kỷ luật viên chức
Xin chào luật sư , Theo qui định tại khoản 1,khoản 2 điều 10 , nghị định số 27/2012/NĐ-CP , ngày 06 tháng 04 năm 2012 của Chính phủ về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường , hoàn trả của viên chức : Điều 10 : Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với viên chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây: 1. Vi phạm các quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập đã được người có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản; 2. Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp, đã được người có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản; Có 2 quan điểm khác nhau khi hiểu về văn bản này : - Quan điểm thứ nhất : Cho rằng khái niệm:"... đã được người có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản ." có nghĩa là khi viên chức bị vi phạm lần đầu đối với các hành vi vi phạm tại khỏan 1 và 2 nêu trên thì người có thẩm quyền chỉ cần ra văn bản nhắc nhở đối với viên chức đó . Lần thứ hai trở đi nếu viên chức đó tiếp tục vi phạm thì người có thẩm quyền mới áp dụng được hình thức Khiển trách để xử lý vi phạm. - Quan điểm thứ hai : Cho rằng khái niệm:"... đã được người có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản ." có nghĩa là hành vi vi phạm tại khoản 1 và 2 nêu trên nếu đã được người có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản ( ví dụ như trong nội qui , qui chế , qui trình , qui định chuyên môn , đạo đức nghề nghiệp …) thì ngay cả khi viên chức vi phạm lần đầu vẫn áp dụng được hình thức khiển trách. Xin hỏi : - Hiểu như thế nào cho đúng văn bản đã qui định .
Viên chức chuyển công tác nhưng có vi phạm ở đơn vị cũ thì ai có quyền xử lý kỷ luật người đó?
Trường hợp viên chức đã chuyển công tác sang đơn vị mới, xác định có vi phạm ở đơn vị cũ thì cơ quan nào có quyền thành lập hội đồng kỷ luật người này? 1. Các hình thức xử lý kỷ luật viên chức Các hình thức xử lý kỷ luật viên chức được quy định tại Điều 15 Nghị định 112/2020/NĐ-CP như sau: - Áp dụng đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý: + Khiển trách + Cảnh cáo +Buộc thôi việc - Áp dụng đối với viên chức quản lý: + Khiển trách + Cảnh cáo + Cách chức + Buộc thôi việc. Viên chức bị kỷ luật bằng một trong các hình thức quy định tại Điều này còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan. => Theo đó, đối với viên chức quản lý sẽ có 04 hình thức xử lý kỷ luật là khiển trách, cảnh cáo, cách chức và buộc thôi việc. Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý thì sẽ có 03 hình thức xử lý kỷ luật đó là khiển trách, cảnh cáo và buộc thôi việc. Ngoài ra, viên chức còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp khi bị xử lý kỷ luật. 2. Thẩm quyền xử lý kỷ luật viên chức khi viên chức có vi phạm ở đơn vị cũ Tại Điều 31 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với viên chức như sau: - Đối với viên chức quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật. Đối với viên chức giữ chức vụ, chức danh do bầu cử thì cấp có thẩm quyền phê chuẩn, quyết định công nhận kết quả bầu cử tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật. - Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật. - Đối với viên chức biệt phái, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi viên chức được cử đến biệt phái tiến hành xem xét xử lý kỷ luật, đề nghị hình thức kỷ luật. Hồ sơ xử lý kỷ luật phải được gửi về đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái để ra quyết định kỷ luật theo thẩm quyền. - Trường hợp viên chức có hành vi vi phạm trong thời gian công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ mà khi chuyển sang cơ quan, tổ chức, đơn vị mới mới phát hiện hành vi vi phạm luật và vẫn còn trong thời hiệu xử lý kỷ luật thì thẩm quyền tiến hành và xử lý kỷ luật thuộc cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ nơi viên chức công tác. Hồ sơ, quyết định kỷ luật phải được gửi về cơ quan, tổ chức, đơn vị đang quản lý viên chức. Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập trước đây đã giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách thì những người có trách nhiệm liên quan phải bàn giao hồ sơ để đơn vị sự nghiệp công lập đang quản lý viên chức thực hiện việc xử lý kỷ luật. - Đối với viên chức làm việc trong Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân thì thẩm quyền xử lý kỷ luật được thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền của cơ quan quản lý viên chức. => Theo đó, căn cứ tại khoản 4 Điều 31 Nghị định 112/2020/NĐ-CP: khi viên chức không giữ chức vụ quản lý nếu có vi phạm tại đơn vị cũ mà vẫn còn trong thời hiệu xử lý kỷ luật thì thẩm quyền tiến hành và xử lý kỷ luật thuộc đơn vị cũ nơi viên chức công tác. Hồ sơ, quyết định kỷ luật phải được gửi về cơ quan, đơn vị mới. Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật đối với viên chức thực hiện theo Điều 53 Luật viên chức 2010 được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 7 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019. 3. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với viên chức Theo quy định tại Điều 32 Nghị định 112/2020/NĐ-CP: Việc xử lý kỷ luật đối với viên chức được thực hiện theo các bước sau đây: Bước 1: Tổ chức họp kiểm điểm; Bước 2: Thành lập Hội đồng kỷ luật; Bước 3: Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật. Trường hợp viên chức đang bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật thì không thực hiện tổ chức họp kiểm điểm. Trường hợp viên chức có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng thì không thực hiện tổ chức họp kiểm điểm và thành lập Hội đồng kỷ luật. => Theo đó, xử lý kỷ luật viên chức có hành vi vi phạm được thực hiện theo 03 bước như trên. Như vậy, khi viên chức đã chuyển công tác sang đơn vị mới, xác định có vi phạm ở đơn vị cũ thì đơn vị cũ là cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật viên chức. Đơn vị cũ sẽ tổ chức họp kiểm điểm; thành lập Hội đồng kỷ luật và ra quyết định xử lý kỷ luật sau đó gửi hồ sơ, quyết định kỷ luật về cơ quan, đơn vị mới.
Giáo viên có được xin nghỉ tự túc không và được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày trong 01 năm?
Giáo viên đã nghỉ hết ngày phép năm thì có được xin nghỉ tự túc hay nghỉ không hưởng lương không? Trường hợp được nghỉ không hưởng lương thì được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày? 1. Quy định về nghỉ tự túc - nghỉ không hưởng lương của giáo viên là viên chức Căn cứ tại Khoản 1 Điều 13 Luật viên chức 2010 quy định về quyền của viên chức về nghỉ ngơi. Theo đó, viên chức được: - Nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ. - Nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 115 Bộ Luật lao động 2019: ngoại trừ các trường hợp nghỉ việc riêng, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương. => Như vậy, khi giáo viên đã dùng hết số ngày nghỉ phép năm và muốn nghỉ tự túc, nghỉ không hưởng lương thì cần xin phép đơn vị trường học để được nghỉ. Giáo viên được nghỉ không lương phải đảm bảo 02 điều kiện là có lý do chính đáng và phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị. 2. Giáo viên được nghỉ không hưởng lương tối đa bao nhiêu ngày? Theo quy định tại Điều 115 Bộ Luật lao động 2019 về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương thì người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày đối với trường hợp ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn và phải thông báo với người sử dụng lao động. Theo đó, giáo viên là viên chức được nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật về lao động như trên. Khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn thì giáo viên được nghỉ không hưởng lương 01 ngày. Còn đối với các trường hợp nghỉ không hưởng lương khác, hiện tại pháp luật không có quy định về số ngày nghỉ tối đa mà vấn đề này sẽ do giáo viên và đơn vị trường hợp tự thỏa thuận với nhau. 3. Xử lý kỷ luật viên chức đối với giáo viên nghỉ trái phép: Căn cứ tại Điều 16 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về hình thức kỷ luật khiển trách đối với viên chức như sau: Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp, đã được cấp có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản; - Vi phạm quy định của pháp luật về: thực hiện chức trách, nhiệm vụ của viên chức; kỷ luật lao động; quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản. => Theo đó, trường hợp trường học không cho phép giáo viên nghỉ mà giáo viên vẫn nghỉ tự túc không đúng theo quy định trong quy chế của trường thì trường học áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách, nhắc nhở giáo viên bằng văn bản. Sau đó giáo viên vẫn tiếp tục vi phạm thì tùy vào tính chất và mức độ vi phạm mà áp dụng hình thức xử lý kỷ luật theo hình thức cảnh cáo, cách chức, buộc thôi tại Điều 17, Điều 18, Điều 19 Nghị định 112/2020/NĐ-CP. Như vậy, giáo viên có thể thỏa thuận với đơn vị trường học để xin nghỉ tự túc - nghỉ không hưởng lương khi có lý do chính đáng và phải được đơn vị đồng ý. Số ngày nghỉ tối đa cũng sẽ do hai bên thỏa thuận. Trường hợp giáo viên nghỉ mà không được sự đồng ý sẽ bị xử lý kỷ luật viên chức theo quy định của pháp luật.
Hỏi về trình tự xử lý kỷ luật viên chức
-Trình tự xử lý kỷ luật: viên chức là giảng viên của Trường Đại học . có đơn tố cáo viên chức nộp bằng ngoại ngữ ko hợp pháp để tham gia xét tuyển đặc cách; . Trường gửi CV đề nghị Công an xác minh; . Sau khi có VB của Công an xác nhận là chứng chỉ ko hợp pháp; ngày 22/01/2019 (gần 2 tháng sau khi công an trả lời bằng VB) Hiệu trưởng có CV gửi Khoa yêu cầu họp để xem xét, xử lý kỷ luật ; . 23/01/2019 LĐ Trường trao đổi với viên chức về hướng giải quyết vi phạm; . 24/01/2019, Khoa tổ chức họp kiểm điểm để báo cáo kết quả cho Trường; . 28/01/2019, Trường thành lập Hội đồng kỷ luạt viên chức; đồng thời có giấy triệu tập lần 1 cho viên chức ; . 30/01/2019,Trường tổ chức họp lãnh đạo về kỷ luật viên chức; . CHiều ngày 31/01/2019: Trường tổ chức họp Hội đồng xử lý kỷ luật viên chức;họp lúc 14h, kết thúc lúc 16h50; Làm VB kiến nghị Hiệu trưởng xử lý kỷ luật viên chức; Hiệu trưởng ra Quyết định xử lý kỷ luật viên chức, hình thức buộc thôi việc, thời gian buộc thôi việc ngay ngày hôm sau là ngày 01/02/2019) Về trình tự có đúng không thưa Luật sư
Chào Luật sư, Cơ quan tôi là đơn vị sự nghiệp công lập, có trường hợp viên chức khai lý lịch viên chức không trung thực thì có bị xử lý kỷ luật không? Nếu có thì sẽ xử lý kỷ luật bằng hình thức nào? Rất mong nhận được phản hồi sớm từ Luật sư. Xin trân trọng cảm ơn!
Hiểu đúng quy định về xử lý kỷ luật viên chức
Xin chào luật sư , Theo qui định tại khoản 1,khoản 2 điều 10 , nghị định số 27/2012/NĐ-CP , ngày 06 tháng 04 năm 2012 của Chính phủ về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường , hoàn trả của viên chức : Điều 10 : Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với viên chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây: 1. Vi phạm các quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập đã được người có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản; 2. Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp, đã được người có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản; Có 2 quan điểm khác nhau khi hiểu về văn bản này : - Quan điểm thứ nhất : Cho rằng khái niệm:"... đã được người có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản ." có nghĩa là khi viên chức bị vi phạm lần đầu đối với các hành vi vi phạm tại khỏan 1 và 2 nêu trên thì người có thẩm quyền chỉ cần ra văn bản nhắc nhở đối với viên chức đó . Lần thứ hai trở đi nếu viên chức đó tiếp tục vi phạm thì người có thẩm quyền mới áp dụng được hình thức Khiển trách để xử lý vi phạm. - Quan điểm thứ hai : Cho rằng khái niệm:"... đã được người có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản ." có nghĩa là hành vi vi phạm tại khoản 1 và 2 nêu trên nếu đã được người có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản ( ví dụ như trong nội qui , qui chế , qui trình , qui định chuyên môn , đạo đức nghề nghiệp …) thì ngay cả khi viên chức vi phạm lần đầu vẫn áp dụng được hình thức khiển trách. Xin hỏi : - Hiểu như thế nào cho đúng văn bản đã qui định .