Xử lý kỷ luật sa thải hay đơn phương chấm dứt hợp đồng?
Em muốn tư vấn một trường hợp như sau - Công ty em có một trường hợp như sau: người lao động tự ý nghỈ việc từ 14/04/2019 đến nay, không liên lạc được, gửi giấy mời về gia đình-gia đình báo lại là không liên lạc được hiện không có thông tin gì về NLĐ, hiện tại không một ai liên lạc được với người này. Kỳ lương tháng 4 công ty hiện chấm công là nghỉ việc riêng không hưởng lương Trong tháng 5 công ty tạm ra quyết định đình chỉ Xin cho em hỏi, trường hợp này nếu công ty ra quyết định sa thải (Căn cứ Điều 123 bộ luật lao động 2012) là đúng luật đúng không, vậy một thời gian sau NLD quay trở lại và chứng minh lý do mất tích thÌ công ty có xử lý sai không. Nếu không xử lý sa thải, công ty có được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo 1a điều 38 bộ luật lao động 2012 không ạ ----------------- Thứ nhất, căn cứ tại Khoản 3 Điều 126 Bộ luật lao động 2012 quy định về áp dụng hình thức xử lý ký luật sa thải, như sau: “ Điều 126: Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải … 3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng. Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.” Theo đó, trong trường hợp này người lao động đã tự ý nghỉ quá 05 ngày làm việc công dồn trong vòng 30 ngày kể từ ngày nghỉ đầu tiên và công ty bạn có quyền áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động này. Tuy nhiên, việc sa thải phải được thực hiện theo nguyên tắc, trình tự được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 123 Bộ luật lao động 2012 là phải có mặt của người lao động để tự bào chữa, nhờ luật sư bào chữa hoặc người khác bào chữa cho lỗi của mình trong cuộc họp xử lý kỷ luật lao động. Chị phải thông báo cho người lao động bằng văn bản và phải đảm bảo người lao động nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp. Nếu thông báo 03 lần bằng văn bản mà người lao động vẫn không có mặt thì công ty vẫn tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động. Theo đó, không thể xử lý kỷ luật lao động với người lao động trong thời gian này. Thứ hai, tại điểm a khoản 1 Điều 38 Bộ luật lao động 2012 quy định: “Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động 1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây: a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động; …” Hiện tại pháp luật chưa quy định cụ thể về mức độ thường xuyên không hoàn thành công việc, để có cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành công việc sẽ căn cứ vào quy chế của công ty với cụ thể các tiêu chí đánh giá. Do đó, nếu trong quy chế nội bộ có quy định về việc tự ý nghỉ bất ngờ, trong thời gian dài làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc và phải chứng minh được việc đó thì công ty chị mới được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động này. Như vậy, trong trường hợp này, không thể áp dụng hình thức xử lý kỷ luật hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu không có quy định chi tiết trong quy chế nội bộ. Các bạn nghĩ thế nào???
Thời điểm ghi trong QĐ xử lý kỷ luật sa thải
Thưa Luật sư. Cho em hỏi một vấn đề như sau ạ: - NLĐ A nghỉ phép liên tục vì báo là bị bệnh cần đi khám. Lúc đầu thì nghỉ lẻ tẻ vài ngày trong tháng, nghỉ xong thì mới báo Công ty là do bệnh. - Sau đó, NLĐ nộp đơn xin nghỉ chữa bệnh 1 tháng, khi công ty chưa duyệt đơn thì đã tự ý nghỉ và không liên hệ được (Từ tháng 4). Sau đó, Công ty cố gắng liên hệ nhưng NLĐ chỉ nt hoặc trả lời qua loa, kéo dài đến giữa tháng 5. - Công ty quyết định đưa sự việc ra xử lý kỷ luật, khi yêu cầu Ông A cung cấp giấy tờ chứng minh việc nghỉ bệnh thì ông A không cung cấp được. Công ty quyết định kỷ luật sa thải ông A vào tầm cuối tháng 5. => Vậy ngày ghi kỷ luật sa thải sẽ ghi nhận ngày tại thời điểm ra quyết định (cuối tháng 5) HAY là quyết định ghi rõ Kỷ luật sa thải từ ngày A tự ý bỏ việc không có lý do ạ (từ cuối tháng 4). Mong nhận được tư vấn từ luật sư. Xin cám ơn.
Xử lý kỷ luật sa thải hay đơn phương chấm dứt hợp đồng?
Em muốn tư vấn một trường hợp như sau - Công ty em có một trường hợp như sau: người lao động tự ý nghỈ việc từ 14/04/2019 đến nay, không liên lạc được, gửi giấy mời về gia đình-gia đình báo lại là không liên lạc được hiện không có thông tin gì về NLĐ, hiện tại không một ai liên lạc được với người này. Kỳ lương tháng 4 công ty hiện chấm công là nghỉ việc riêng không hưởng lương Trong tháng 5 công ty tạm ra quyết định đình chỉ Xin cho em hỏi, trường hợp này nếu công ty ra quyết định sa thải (Căn cứ Điều 123 bộ luật lao động 2012) là đúng luật đúng không, vậy một thời gian sau NLD quay trở lại và chứng minh lý do mất tích thÌ công ty có xử lý sai không. Nếu không xử lý sa thải, công ty có được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo 1a điều 38 bộ luật lao động 2012 không ạ ----------------- Thứ nhất, căn cứ tại Khoản 3 Điều 126 Bộ luật lao động 2012 quy định về áp dụng hình thức xử lý ký luật sa thải, như sau: “ Điều 126: Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải … 3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng. Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.” Theo đó, trong trường hợp này người lao động đã tự ý nghỉ quá 05 ngày làm việc công dồn trong vòng 30 ngày kể từ ngày nghỉ đầu tiên và công ty bạn có quyền áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động này. Tuy nhiên, việc sa thải phải được thực hiện theo nguyên tắc, trình tự được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 123 Bộ luật lao động 2012 là phải có mặt của người lao động để tự bào chữa, nhờ luật sư bào chữa hoặc người khác bào chữa cho lỗi của mình trong cuộc họp xử lý kỷ luật lao động. Chị phải thông báo cho người lao động bằng văn bản và phải đảm bảo người lao động nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp. Nếu thông báo 03 lần bằng văn bản mà người lao động vẫn không có mặt thì công ty vẫn tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động. Theo đó, không thể xử lý kỷ luật lao động với người lao động trong thời gian này. Thứ hai, tại điểm a khoản 1 Điều 38 Bộ luật lao động 2012 quy định: “Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động 1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây: a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động; …” Hiện tại pháp luật chưa quy định cụ thể về mức độ thường xuyên không hoàn thành công việc, để có cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành công việc sẽ căn cứ vào quy chế của công ty với cụ thể các tiêu chí đánh giá. Do đó, nếu trong quy chế nội bộ có quy định về việc tự ý nghỉ bất ngờ, trong thời gian dài làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc và phải chứng minh được việc đó thì công ty chị mới được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động này. Như vậy, trong trường hợp này, không thể áp dụng hình thức xử lý kỷ luật hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu không có quy định chi tiết trong quy chế nội bộ. Các bạn nghĩ thế nào???
Thời điểm ghi trong QĐ xử lý kỷ luật sa thải
Thưa Luật sư. Cho em hỏi một vấn đề như sau ạ: - NLĐ A nghỉ phép liên tục vì báo là bị bệnh cần đi khám. Lúc đầu thì nghỉ lẻ tẻ vài ngày trong tháng, nghỉ xong thì mới báo Công ty là do bệnh. - Sau đó, NLĐ nộp đơn xin nghỉ chữa bệnh 1 tháng, khi công ty chưa duyệt đơn thì đã tự ý nghỉ và không liên hệ được (Từ tháng 4). Sau đó, Công ty cố gắng liên hệ nhưng NLĐ chỉ nt hoặc trả lời qua loa, kéo dài đến giữa tháng 5. - Công ty quyết định đưa sự việc ra xử lý kỷ luật, khi yêu cầu Ông A cung cấp giấy tờ chứng minh việc nghỉ bệnh thì ông A không cung cấp được. Công ty quyết định kỷ luật sa thải ông A vào tầm cuối tháng 5. => Vậy ngày ghi kỷ luật sa thải sẽ ghi nhận ngày tại thời điểm ra quyết định (cuối tháng 5) HAY là quyết định ghi rõ Kỷ luật sa thải từ ngày A tự ý bỏ việc không có lý do ạ (từ cuối tháng 4). Mong nhận được tư vấn từ luật sư. Xin cám ơn.