Cùng suy ngẫm hình thức tử hình!
>Tử hình bằng tiêm thuốc độc - Hiệu lực vẫn nằm trên giấy Quy định tử hình bằng hình thức xử bắn được thay thế bằng tiêm thuốc độc có hiệu lực từ 01/7/2011 nhưng mãi đến 06/8/2013 hình thức tiêm thuốc độc mới được thực hiện, đến nay cũng chỉ 7 trường hợp tử hình bằng tiêm thuốc độc. Hiện tại còn 676 án đang chờ được thi hành án tử hình, trong đó có 167 án đủ điều kiện để thi hành. Tuy nhiên, thực tế thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc còn nhiều vướng mắc nên các tử tù vẫn phải “chờ đợi” cái chết dài dài… Trước tình hình trên, chiều này (7/11) tại hội trường Quốc hội nhiều đại biểu đề nghị Quốc hội thông qua Nghị quyết cho phép áp dụng lại hình thức xử bắn song song với tiêm thuốc độc. Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang cũng đồng tình với ý kiến trên, như vậy nhiều khả năng trong kỳ họp này Quốc hội sẽ cho phép quay lại tử hình bằng xử bắn. ---------------------------------------------- P/s: Pháp luật thay đổi để phù hợp với thực tiễn là điều đúng cần được phát huy. Tuy nhiên, Luật ban hành năm 2010 nay mới 2013 mà đã “rối bời” (thực sự đã “rối bời” từ ngày Luật có hiệu lực, thậm chí trước đó) cần phải chỉnh sửa thì nên xem lại khả năng lập pháp hiện nay. Người làm luật dự đoán yếu hay đời sống xã hội nước nhà phát triển nhanh đến mức không thể dự đoán được?
Nông dân TTĐ gửi thư chỉ trích “Quốc hội thiếu thực tế”
Dân Luật xin gửi đến bạn đọc toàn văn bức thư mà Bác TTĐ gửi đến Ủy ban thường vụ Quốc hội sáng nay. Kính gửi: Ủy ban thường vụ Quốc hội Cả cuộc đời tôi “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, học vấn thì chữ có chữ không, nên chẳng biết viết thư từ gì đâu, hôm nay sẵn tiện có thằng cháu học trên Thành Phố nghỉ hè về quê chơi nên tôi nhờ nó đánh máy dùm bức thư này gửi đến các vị. Trước hết tôi xin cảm ơn các vị lãnh đạo đã đưa nước thủy lợi về với ruộng đồng; điện, đường, trường, trạm cũng mọc lên; văn minh về với chúng tôi; nhờ đó mà thoát được cảnh nghèo khổ. Nhưng vẫn còn nhiều thứ mà các đại biểu Quốc hội chưa làm chúng tôi hài lòng, hứa không đi đôi với hành động. Trước cuộc vận động bầu cử đại biểu Quốc hội các ứng viên luôn hứa là: “sẽ phục vụ nhân dân; tiếp thu ý kiến nhân dân trình lên Quốc hội; đề xuất Quốc hội ban hành chính sách phù hợp, thiết thực, có lợi cho dân nếu tôi được làm đại biểu quốc hội”. Nhưng khi trở thành đại biểu Quốc hội dường như “lời nói trở thành gió bay”, có mấy ai còn lắng nghe lòng dân đâu. Nào là việc cấp sổ đỏ, chính sách hỗ trợ dân mua nhà ở theo gói 30 nghìn tỉ đồng… rồi rối bùng cả lên mà chúng tôi có nếm được cái lợi nào đâu; còn cái chuyện thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc thì càng bức xúc hơn. Xưa nay tử tội bị xử bằng hình thức bắn có ảnh hưởng gì đâu, bổng nhiên Quốc hội bảo năm 2011 sẽ thay thế bằng hình thức tiêm thuốc độc, nghe đâu Chính phủ cũng có văn bản hướng dẫn, rồi Thông tư của các bộ ban hành nhằm cụ thể hóa nhưng giờ tử tù cũng phải chờ đợi cái chết, trong khi nhà thi hành án đã hoàn thành. Hôm trước, trên Ti–vi nói: “hơn 500 tử tù đang chờ chết, họ mong cái chết đến sớm với họ để thoát khỏi cảnh “sợ hãi” nên đã có hành động phá rối trại giam”. Nghe mà thấy đau lòng, tiền của dân bỏ ra xây nhà thi hành án đã xong, tử tù chưa được chết mà còn phá hoại trại giam thì lỗi do ai? Nhiều người cứ đổ lỗi cho Chính phủ và các Bộ không hướng dẫn chi tiết để thực hiện, nhưng đâu phải thế. Mà xuất phát ban đầu do lỗi của Luật thi hành án tử hình. Quốc hội cứ nghĩ tiêm thuốc độc là điều giản đơn – tim thuốc gì mà chẳng chết, nên liền quyết định thay hình thức tử hình từ bắn sang tiêm thuốc độc. Nhưng ban hành xong mới ngớ người ra là phải tiêm như thế nào cho đảm bảo tính nhân đạo, sử dụng loại thuốc nào để thế giới không chỉ trích. Vậy là quyết định nhập khẩu thuốc từ châu Âu, mà châu Âu họ đã bỏ án tử hình, nhiều lần còn đề xuất Việt Nam bỏ án tử hình thì đâu điên gì họ bán thuốc cho chúng ta. Thế là Quốc hội rơi vào cảnh “Tiến thoái lưỡng nan”, duy trì điều luật thi hành án tử hình bằng thuốc độc thì khó lòng thực thi, mà quay lại cơ chế xử bắn thì chẳng khác nào “vả vào miệng” mình. Nên Quốc hội cứ bảo trong nước sẽ điều chế được, giao nhiệm vụ cho các Bộ tiến hành. Nhưng thử hỏi biết bao giờ trong nước mới sản xuất được thuốc như tiêu chuẩn của thế giới. Lúc sáng nghe thằng cháu nói: “Bộ công an đề xuất nên quay lại hình thức xử bắn, vì chưa thể thi hành bằng tiêm thuốc độc được”. Mà không biết các vị đại biểu Quốc hội nghĩ sao đây? Thật ra các vị chưa dự liệu hết thực tế là gì, cứ ban hành trên giấy, giờ biết sai mà sợ thiên hạ chỉ trích nên chẳng dám sửa. Mà cho tôi nói thẳng một câu nhé! Đã là người ai chẳng có sai, đại biểu Quốc hội cũng là người thôi, sai cũng là lẽ thường tình, bởi vậy kính mong các vị sửa sai bằng cách quay lại hình thức xử bắn, chứ không tử tù cứ gia tăng, rồi lại phá rối trại giam cho mà coi. Đừng có vì sĩ diện cãi chày cãi cối rồi dẫn đến hiện tượng sai chồng thêm sai. Chỉ mong lần sau các đại biểu suy nghĩ cẩn trọng trước khi ban hành chính sách mới. Đối nét về Nông dân TTĐ TTĐ tên thật là Thực Tế Đâu Là người nông dân cả đời sống với đồng quê ruộng lúa, “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Nhưng cũng thường xuyên xem tin tức thời sự và gửi những bức xúc của mình tới cơ quan nhà nước xem xét. Nông dân TTĐ là nhân vật do tác giả tạo nên để thông qua đó gửi đến bạn đọc một góc nhìn nhỏ về Luật thi hành án hình sự 2010.
Cùng suy ngẫm hình thức tử hình!
>Tử hình bằng tiêm thuốc độc - Hiệu lực vẫn nằm trên giấy Quy định tử hình bằng hình thức xử bắn được thay thế bằng tiêm thuốc độc có hiệu lực từ 01/7/2011 nhưng mãi đến 06/8/2013 hình thức tiêm thuốc độc mới được thực hiện, đến nay cũng chỉ 7 trường hợp tử hình bằng tiêm thuốc độc. Hiện tại còn 676 án đang chờ được thi hành án tử hình, trong đó có 167 án đủ điều kiện để thi hành. Tuy nhiên, thực tế thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc còn nhiều vướng mắc nên các tử tù vẫn phải “chờ đợi” cái chết dài dài… Trước tình hình trên, chiều này (7/11) tại hội trường Quốc hội nhiều đại biểu đề nghị Quốc hội thông qua Nghị quyết cho phép áp dụng lại hình thức xử bắn song song với tiêm thuốc độc. Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang cũng đồng tình với ý kiến trên, như vậy nhiều khả năng trong kỳ họp này Quốc hội sẽ cho phép quay lại tử hình bằng xử bắn. ---------------------------------------------- P/s: Pháp luật thay đổi để phù hợp với thực tiễn là điều đúng cần được phát huy. Tuy nhiên, Luật ban hành năm 2010 nay mới 2013 mà đã “rối bời” (thực sự đã “rối bời” từ ngày Luật có hiệu lực, thậm chí trước đó) cần phải chỉnh sửa thì nên xem lại khả năng lập pháp hiện nay. Người làm luật dự đoán yếu hay đời sống xã hội nước nhà phát triển nhanh đến mức không thể dự đoán được?
Nông dân TTĐ gửi thư chỉ trích “Quốc hội thiếu thực tế”
Dân Luật xin gửi đến bạn đọc toàn văn bức thư mà Bác TTĐ gửi đến Ủy ban thường vụ Quốc hội sáng nay. Kính gửi: Ủy ban thường vụ Quốc hội Cả cuộc đời tôi “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, học vấn thì chữ có chữ không, nên chẳng biết viết thư từ gì đâu, hôm nay sẵn tiện có thằng cháu học trên Thành Phố nghỉ hè về quê chơi nên tôi nhờ nó đánh máy dùm bức thư này gửi đến các vị. Trước hết tôi xin cảm ơn các vị lãnh đạo đã đưa nước thủy lợi về với ruộng đồng; điện, đường, trường, trạm cũng mọc lên; văn minh về với chúng tôi; nhờ đó mà thoát được cảnh nghèo khổ. Nhưng vẫn còn nhiều thứ mà các đại biểu Quốc hội chưa làm chúng tôi hài lòng, hứa không đi đôi với hành động. Trước cuộc vận động bầu cử đại biểu Quốc hội các ứng viên luôn hứa là: “sẽ phục vụ nhân dân; tiếp thu ý kiến nhân dân trình lên Quốc hội; đề xuất Quốc hội ban hành chính sách phù hợp, thiết thực, có lợi cho dân nếu tôi được làm đại biểu quốc hội”. Nhưng khi trở thành đại biểu Quốc hội dường như “lời nói trở thành gió bay”, có mấy ai còn lắng nghe lòng dân đâu. Nào là việc cấp sổ đỏ, chính sách hỗ trợ dân mua nhà ở theo gói 30 nghìn tỉ đồng… rồi rối bùng cả lên mà chúng tôi có nếm được cái lợi nào đâu; còn cái chuyện thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc thì càng bức xúc hơn. Xưa nay tử tội bị xử bằng hình thức bắn có ảnh hưởng gì đâu, bổng nhiên Quốc hội bảo năm 2011 sẽ thay thế bằng hình thức tiêm thuốc độc, nghe đâu Chính phủ cũng có văn bản hướng dẫn, rồi Thông tư của các bộ ban hành nhằm cụ thể hóa nhưng giờ tử tù cũng phải chờ đợi cái chết, trong khi nhà thi hành án đã hoàn thành. Hôm trước, trên Ti–vi nói: “hơn 500 tử tù đang chờ chết, họ mong cái chết đến sớm với họ để thoát khỏi cảnh “sợ hãi” nên đã có hành động phá rối trại giam”. Nghe mà thấy đau lòng, tiền của dân bỏ ra xây nhà thi hành án đã xong, tử tù chưa được chết mà còn phá hoại trại giam thì lỗi do ai? Nhiều người cứ đổ lỗi cho Chính phủ và các Bộ không hướng dẫn chi tiết để thực hiện, nhưng đâu phải thế. Mà xuất phát ban đầu do lỗi của Luật thi hành án tử hình. Quốc hội cứ nghĩ tiêm thuốc độc là điều giản đơn – tim thuốc gì mà chẳng chết, nên liền quyết định thay hình thức tử hình từ bắn sang tiêm thuốc độc. Nhưng ban hành xong mới ngớ người ra là phải tiêm như thế nào cho đảm bảo tính nhân đạo, sử dụng loại thuốc nào để thế giới không chỉ trích. Vậy là quyết định nhập khẩu thuốc từ châu Âu, mà châu Âu họ đã bỏ án tử hình, nhiều lần còn đề xuất Việt Nam bỏ án tử hình thì đâu điên gì họ bán thuốc cho chúng ta. Thế là Quốc hội rơi vào cảnh “Tiến thoái lưỡng nan”, duy trì điều luật thi hành án tử hình bằng thuốc độc thì khó lòng thực thi, mà quay lại cơ chế xử bắn thì chẳng khác nào “vả vào miệng” mình. Nên Quốc hội cứ bảo trong nước sẽ điều chế được, giao nhiệm vụ cho các Bộ tiến hành. Nhưng thử hỏi biết bao giờ trong nước mới sản xuất được thuốc như tiêu chuẩn của thế giới. Lúc sáng nghe thằng cháu nói: “Bộ công an đề xuất nên quay lại hình thức xử bắn, vì chưa thể thi hành bằng tiêm thuốc độc được”. Mà không biết các vị đại biểu Quốc hội nghĩ sao đây? Thật ra các vị chưa dự liệu hết thực tế là gì, cứ ban hành trên giấy, giờ biết sai mà sợ thiên hạ chỉ trích nên chẳng dám sửa. Mà cho tôi nói thẳng một câu nhé! Đã là người ai chẳng có sai, đại biểu Quốc hội cũng là người thôi, sai cũng là lẽ thường tình, bởi vậy kính mong các vị sửa sai bằng cách quay lại hình thức xử bắn, chứ không tử tù cứ gia tăng, rồi lại phá rối trại giam cho mà coi. Đừng có vì sĩ diện cãi chày cãi cối rồi dẫn đến hiện tượng sai chồng thêm sai. Chỉ mong lần sau các đại biểu suy nghĩ cẩn trọng trước khi ban hành chính sách mới. Đối nét về Nông dân TTĐ TTĐ tên thật là Thực Tế Đâu Là người nông dân cả đời sống với đồng quê ruộng lúa, “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Nhưng cũng thường xuyên xem tin tức thời sự và gửi những bức xúc của mình tới cơ quan nhà nước xem xét. Nông dân TTĐ là nhân vật do tác giả tạo nên để thông qua đó gửi đến bạn đọc một góc nhìn nhỏ về Luật thi hành án hình sự 2010.