Xăm mình có được đi nghĩa vụ Công an không?
Với những quy định ngày càng chặt chẽ về ngoại hình của người chiến sĩ Công an, việc có hình xăm trên cơ thể liệu có phải là rào cản để được nhập ngũ nghĩa vụ công an? (1) Xăm mình có được đi nghĩa vụ Công an không? Theo Điều 7 Luật Công an nhân dân 2018, để được tuyển chọn tham gia nghĩa vụ Công an thì công dân phải đáp ứng được các tiêu chuẩn sau đây: - Công dân có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ, sức khỏe, độ tuổi và năng khiếu phù hợp với công tác Công an, có nguyện vọng và Công an nhân dân có nhu cầu thì có thể được tuyển chọn vào Công an nhân dân. - Công an nhân dân được ưu tiên tuyển chọn sinh viên, học sinh xuất sắc tốt nghiệp ở các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đủ tiêu chuẩn để đào tạo, bổ sung vào Công an nhân dân. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 6 Thông tư 45/2019/TT-BCA, người muốn tham gia nghĩa vụ Công an còn phải bảo đảm các chỉ số đặc biệt sau đây: - Không nghiện các chất ma túy, tiền chất ma túy - Màu và dạng tóc bình thường - Không bị rối loạn sắc tố da - Không có các vết trổ (xăm) trên da, kể cả phun xăm trên da - Không bấm lỗ ở tai (đối với nam), ở mũi và ở các vị trí khác trên cơ thể để đeo đồ trang sức - Không mắc các bệnh mạn tính, bệnh xã hội - Không có sẹo lồi co kéo ở vùng đầu, mặt, cổ, cẳng tay, bàn tay, bàn chân Như vậy, ngoài các tiêu chuẩn khắt khe theo quy định của ngành thì người muốn tham gia nghĩa vụ Công an còn phải bảo đảm được các chỉ số đặc biệt kể trên, trong đó bao gồm cả việc không được xăm mình. (2) Thẩm quyền quyết định gọi công dân nhập ngũ nghĩa vụ Công an Theo Điều 34 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, thẩm quyền quyết định việc gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được quy định như sau: - Thủ tướng Chính phủ: Quyết định thời gian, số lượng gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân đối với cấp tỉnh; quyết định gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai; quyết định điều chỉnh số lượng, thời gian gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân đối với cấp tỉnh theo quy định tại Điều 33 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015. - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an: Căn cứ vào quyết định của Thủ tướng Chính phủ, quyết định số lượng gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân cho đơn vị thuộc quyền ở từng địa phương cấp tỉnh. - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Quyết định giao số lượng gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân cho địa phương cấp huyện. - Chỉ huy trưởng cơ quan quân sự cấp tỉnh, cấp huyện, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Trưởng Công an cấp huyện: Có trách nhiệm tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc giao số lượng gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân cho địa phương cấp huyện, cấp xã và cơ quan, tổ chức trên địa bàn; chỉ đạo tuyển chọn công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện: quyết định giao số lượng gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân cho địa phương cấp xã và cơ quan, tổ chức trên địa bàn; quyết định danh sách công dân gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân theo đề nghị của Hội đồng nghĩa vụ quân sự cùng cấp. - Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện: Ra lệnh gọi từng công dân nhập ngũ, lệnh gọi nhập ngũ phải được giao cho công dân trước thời gian ghi trong lệnh 15 ngày - Trưởng Công an cấp huyện: Ra lệnh gọi từng công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân, lệnh gọi thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân phải được giao cho công dân trước thời gian ghi trong lệnh 15 ngày. Có thể thấy, quy định này không chỉ tạo ra một khung pháp lý rõ ràng cho việc thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ Công an mà còn đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp chính quyền và cơ quan quân sự, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự xã hội.
Chiến sĩ tự tẩy xóa hình xăm nếu muốn được đào tạo quân nhân chuyên nghiệp
Ngày 06/11/2023 Bộ Quốc phòng đã có Công văn 4267/BQP-TM năm 2023 về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2024. Theo đó, để triển khai thực hiện công tác tuyển quân năm 2024 đảm bảo đủ số lượng, chất lượng tốt, đúng Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 và các văn bản pháp luật hiện hành, trên cơ sở kết quả tổng kết 08 năm thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 gắn với kết quả tuyển quân năm 2023, Bộ Quốc phòng đề nghị các địa phương và yêu cầu các đơn vị quân đội thực hiện tốt các nội dung trọng tâm sau: (1) Công tác đối với đơn vị giao quân Chú trọng tuyển chọn những công dân đã tốt nghiệp đại học tham gia NVQS Các địa phương giao quân tiến hành sơ tuyển, xét duyệt ở cấp xã chặt chẽ, đúng quy định; chỉ đạo niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã và thông báo đến từng thôn về: - Chỉ tiêu tuyển quân huyện giao cho xã; - Điều kiện, tiêu chuẩn tuyển quân; - Trường hợp tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ; - Danh sách công dân trong diện gọi nhập ngũ; danh sách công dân tạm hoãn gọi nhập ngũ, miễn gọi nhập ngũ; - Danh sách công dân đủ điều kiện nhập ngũ; kết quả phân loại sức khỏe theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe thực hiện NVQS; - Danh sách công dân trúng tuyển NVQS sẵn sàng nhập ngũ theo đúng quy định tại điểm c khoản 4 Điều 6 Thông tư 148/2018/TT-BQP; - Chú trọng tuyển chọn những công dân đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng có ngành nghề phù hợp với nhu cầu bố trí, sử dụng của Quân đội, con em vùng đồng bào dân tộc ít người (dưới 10.000 người) để tạo nguồn cán bộ cơ sở cho địa phương; bảo đảm tất cả các xã, phường, thị trấn đều có công dân nhập ngũ. - Tiếp tục thực hiện tuyển quân “tròn khâu” với phương châm “tuyển người nào chắc người đó”, chú ý về độ tuổi gọi nhập ngũ phải đủ 18 tuổi tính đến ngày giao nhận quân; - Hạn chế thấp nhất bù đổi, loại trả sau giao nhận quân; - Phân bổ chỉ tiêu tuyển quân cho địa phương gắn với địa bàn động viên đến cấp huyện. - Tạo điều kiện giúp các đơn vị được quy định thâm nhập “ba gặp, bốn biết” và các đơn vị được giao tuyển chọn công dân nữ nhập ngũ thực hiện đúng quy định. Tổ chức Lễ Giao nhận quân trang trọng, an toàn, tiết kiệm - Làm tốt công tác bảo đảm cho công dân nhập ngũ; - Xác lập, cập nhật bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ công dân nhập ngũ, đảm bảo chặt chẽ và chất lượng; - Đẩy mạnh cải cách và đơn giản hóa thủ tục hành chính trong quá trình tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ; - Chuẩn bị mọi mặt chu đáo, tổ chức Lễ Giao nhận quân trang trọng, an toàn, tiết kiệm và phòng chống, dịch bệnh; - Trường hợp địa phương có thảm họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm, kịp thời báo cáo về Bộ Quốc phòng xem xét theo quy định tại Điều 33 Luật NVQS 2015. - Quan tâm làm tốt công tác chính sách đối với công dân và gia đình có công dân nhập ngũ. - Phối hợp chặt chẽ với đơn vị nhận quân trong quá trình phúc tra tiêu chuẩn chiến sĩ mới, thực hiện bù đổi đúng quy định (nếu có). Xử lý nghiêm cá nhân lợi dụng chức vụ gây nhũng nhiễu khi thực hiện NVQS Thường xuyên nắm chắc tình hình, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm đối với mọi tổ chức, cá nhân vi phạm kỷ luật, pháp luật về thực hiện NVQS hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây phiền hà, nhũng nhiễu, tiêu cực trong tuyển quân, không để xảy ra tình trạng đơn thư kiến nghị, khiếu nại vượt cấp. (2) Công tác đối với các đơn vị nhận quân Đơn vị nhận quân có trách nhiệm nâng cao nhận thức cho chiến sĩ mới - Tăng cường giáo dục chính trị, tuyên truyền phổ biến pháp luật, định hướng tư tưởng, nâng cao nhận thức trách nhiệm cho bộ đội. - Rà soát, phát hiện, động viên những chiến sĩ mới trên cơ thể có hình xăm, chữ xăm; hình, chữ dán, phun, vẽ... tự tẩy xóa (trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ trên cơ thể có hình xăm, chữ xăm sẽ không được xem xét tuyển chọn, đào tạo sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp... phục vụ lâu dài trong Quân đội); - Thường xuyên duy trì thực hiện nghiêm kỷ luật Quân đội và thực hiện nền nếp chính quy theo quy định. Các đơn vị phối hợp chặt chẽ với đơn tiếp huấn luyện giúp Những đơn vị có chỉ tiêu tuyển nhận quân nhưng không đủ điều kiện tuyển nhận, huấn luyện chiến sĩ mới được Bộ giao đơn vị khác huấn luyện giúp phải thường xuyên phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với các đơn vị tuyển nhận, huấn luyện giúp để nắm tình hình tư tưởng, kỷ luật, kịp thời giải quyết mọi vướng mắc phát sinh và thực hiện quản lý quân số theo đúng quy định. Xem thêm Công văn 4267/BQP-TM năm 2023 ban hành ngày 06/11/2023.
Xăm mình có được xét tuyển vào trường quân sự không?
Xin chào ạ! Cho em hỏi em đang học lớp 12 em muốn thi vào trường sĩ quan lục quân 2 đại học Nguyễn Huệ nhưng em có một hình xăm hình mũi tên màu đen dài khoảng 10cm chiều ngang 1.5cm nằm ở cánh tay trái ở phía dưới của bắp tay trước thì em có được thi vào trường trên k ạ rất mong được giúp đỡ ạ
Bạn có biết tóc nhuộm, xăm mình thì không được đi nghĩa vụ công an?
Đây là một quy định đặc biệt tại Thông tư 45/2019/TT-BCA quy định về Nghĩa vụ công an. Để đảm bảo đội ngũ công an trong sạch, vững mạnh, đảm bảo việc thực thi pháp luật và trấn áp tội phạm, việc tuyển chọn công dân nhập ngũ phải đảm bảo không vi phạm các quy định đặc biệt. Theo đó: “Công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân phải bảo đảm các chỉ số đặc biệt sau: 1. Không nghiện các chất ma túy, tiền chất ma túy. 2. Màu và dạng tóc bình thường. 3. Không bị rối loạn sắc tố da. 4. Không có các vết trổ (xăm) trên da, kể cả phun xăm trên da. 5. Không bấm lỗ ở tai (đối với nam), ở mũi và ở các vị trí khác trên cơ thể để đeo đồ trang sức. 6. Không mắc các bệnh mạn tính, bệnh xã hội. 7. Không có sẹo lồi co kéo ở vùng đầu, mặt, cổ, cẳng tay, bàn tay, bàn chân.” Công dân vi phạm một trong các điều kiện trên sẽ không được tuyển tham gia nghĩa vụ công an. Đây là nghĩa vụ công an còn đối với nghĩa vụ quân đội thì không nhắc đến, chỉ có 4 tiêu chuẩn cơ bản được quy định tại Điều 31 Luật nghĩa vụ quân sự 2015, bao gồm: - Có lý lịch rõ ràng; - Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; - Có đủ sức khỏe để phục vụ tại ngũ; - Có trình độ văn hóa phù hợp. Theo đó, nếu đạt tiêu chuẩn thì công dân nhuộm tóc, xăm mình hay bấm lỗ tai đều phải đi nghĩa vụ quân sự.
Xăm mình có được đi nghĩa vụ Công an không?
Với những quy định ngày càng chặt chẽ về ngoại hình của người chiến sĩ Công an, việc có hình xăm trên cơ thể liệu có phải là rào cản để được nhập ngũ nghĩa vụ công an? (1) Xăm mình có được đi nghĩa vụ Công an không? Theo Điều 7 Luật Công an nhân dân 2018, để được tuyển chọn tham gia nghĩa vụ Công an thì công dân phải đáp ứng được các tiêu chuẩn sau đây: - Công dân có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ, sức khỏe, độ tuổi và năng khiếu phù hợp với công tác Công an, có nguyện vọng và Công an nhân dân có nhu cầu thì có thể được tuyển chọn vào Công an nhân dân. - Công an nhân dân được ưu tiên tuyển chọn sinh viên, học sinh xuất sắc tốt nghiệp ở các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đủ tiêu chuẩn để đào tạo, bổ sung vào Công an nhân dân. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 6 Thông tư 45/2019/TT-BCA, người muốn tham gia nghĩa vụ Công an còn phải bảo đảm các chỉ số đặc biệt sau đây: - Không nghiện các chất ma túy, tiền chất ma túy - Màu và dạng tóc bình thường - Không bị rối loạn sắc tố da - Không có các vết trổ (xăm) trên da, kể cả phun xăm trên da - Không bấm lỗ ở tai (đối với nam), ở mũi và ở các vị trí khác trên cơ thể để đeo đồ trang sức - Không mắc các bệnh mạn tính, bệnh xã hội - Không có sẹo lồi co kéo ở vùng đầu, mặt, cổ, cẳng tay, bàn tay, bàn chân Như vậy, ngoài các tiêu chuẩn khắt khe theo quy định của ngành thì người muốn tham gia nghĩa vụ Công an còn phải bảo đảm được các chỉ số đặc biệt kể trên, trong đó bao gồm cả việc không được xăm mình. (2) Thẩm quyền quyết định gọi công dân nhập ngũ nghĩa vụ Công an Theo Điều 34 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, thẩm quyền quyết định việc gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được quy định như sau: - Thủ tướng Chính phủ: Quyết định thời gian, số lượng gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân đối với cấp tỉnh; quyết định gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai; quyết định điều chỉnh số lượng, thời gian gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân đối với cấp tỉnh theo quy định tại Điều 33 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015. - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an: Căn cứ vào quyết định của Thủ tướng Chính phủ, quyết định số lượng gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân cho đơn vị thuộc quyền ở từng địa phương cấp tỉnh. - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Quyết định giao số lượng gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân cho địa phương cấp huyện. - Chỉ huy trưởng cơ quan quân sự cấp tỉnh, cấp huyện, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Trưởng Công an cấp huyện: Có trách nhiệm tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc giao số lượng gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân cho địa phương cấp huyện, cấp xã và cơ quan, tổ chức trên địa bàn; chỉ đạo tuyển chọn công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện: quyết định giao số lượng gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân cho địa phương cấp xã và cơ quan, tổ chức trên địa bàn; quyết định danh sách công dân gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân theo đề nghị của Hội đồng nghĩa vụ quân sự cùng cấp. - Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện: Ra lệnh gọi từng công dân nhập ngũ, lệnh gọi nhập ngũ phải được giao cho công dân trước thời gian ghi trong lệnh 15 ngày - Trưởng Công an cấp huyện: Ra lệnh gọi từng công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân, lệnh gọi thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân phải được giao cho công dân trước thời gian ghi trong lệnh 15 ngày. Có thể thấy, quy định này không chỉ tạo ra một khung pháp lý rõ ràng cho việc thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ Công an mà còn đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp chính quyền và cơ quan quân sự, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự xã hội.
Chiến sĩ tự tẩy xóa hình xăm nếu muốn được đào tạo quân nhân chuyên nghiệp
Ngày 06/11/2023 Bộ Quốc phòng đã có Công văn 4267/BQP-TM năm 2023 về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2024. Theo đó, để triển khai thực hiện công tác tuyển quân năm 2024 đảm bảo đủ số lượng, chất lượng tốt, đúng Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 và các văn bản pháp luật hiện hành, trên cơ sở kết quả tổng kết 08 năm thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 gắn với kết quả tuyển quân năm 2023, Bộ Quốc phòng đề nghị các địa phương và yêu cầu các đơn vị quân đội thực hiện tốt các nội dung trọng tâm sau: (1) Công tác đối với đơn vị giao quân Chú trọng tuyển chọn những công dân đã tốt nghiệp đại học tham gia NVQS Các địa phương giao quân tiến hành sơ tuyển, xét duyệt ở cấp xã chặt chẽ, đúng quy định; chỉ đạo niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã và thông báo đến từng thôn về: - Chỉ tiêu tuyển quân huyện giao cho xã; - Điều kiện, tiêu chuẩn tuyển quân; - Trường hợp tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ; - Danh sách công dân trong diện gọi nhập ngũ; danh sách công dân tạm hoãn gọi nhập ngũ, miễn gọi nhập ngũ; - Danh sách công dân đủ điều kiện nhập ngũ; kết quả phân loại sức khỏe theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe thực hiện NVQS; - Danh sách công dân trúng tuyển NVQS sẵn sàng nhập ngũ theo đúng quy định tại điểm c khoản 4 Điều 6 Thông tư 148/2018/TT-BQP; - Chú trọng tuyển chọn những công dân đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng có ngành nghề phù hợp với nhu cầu bố trí, sử dụng của Quân đội, con em vùng đồng bào dân tộc ít người (dưới 10.000 người) để tạo nguồn cán bộ cơ sở cho địa phương; bảo đảm tất cả các xã, phường, thị trấn đều có công dân nhập ngũ. - Tiếp tục thực hiện tuyển quân “tròn khâu” với phương châm “tuyển người nào chắc người đó”, chú ý về độ tuổi gọi nhập ngũ phải đủ 18 tuổi tính đến ngày giao nhận quân; - Hạn chế thấp nhất bù đổi, loại trả sau giao nhận quân; - Phân bổ chỉ tiêu tuyển quân cho địa phương gắn với địa bàn động viên đến cấp huyện. - Tạo điều kiện giúp các đơn vị được quy định thâm nhập “ba gặp, bốn biết” và các đơn vị được giao tuyển chọn công dân nữ nhập ngũ thực hiện đúng quy định. Tổ chức Lễ Giao nhận quân trang trọng, an toàn, tiết kiệm - Làm tốt công tác bảo đảm cho công dân nhập ngũ; - Xác lập, cập nhật bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ công dân nhập ngũ, đảm bảo chặt chẽ và chất lượng; - Đẩy mạnh cải cách và đơn giản hóa thủ tục hành chính trong quá trình tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ; - Chuẩn bị mọi mặt chu đáo, tổ chức Lễ Giao nhận quân trang trọng, an toàn, tiết kiệm và phòng chống, dịch bệnh; - Trường hợp địa phương có thảm họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm, kịp thời báo cáo về Bộ Quốc phòng xem xét theo quy định tại Điều 33 Luật NVQS 2015. - Quan tâm làm tốt công tác chính sách đối với công dân và gia đình có công dân nhập ngũ. - Phối hợp chặt chẽ với đơn vị nhận quân trong quá trình phúc tra tiêu chuẩn chiến sĩ mới, thực hiện bù đổi đúng quy định (nếu có). Xử lý nghiêm cá nhân lợi dụng chức vụ gây nhũng nhiễu khi thực hiện NVQS Thường xuyên nắm chắc tình hình, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm đối với mọi tổ chức, cá nhân vi phạm kỷ luật, pháp luật về thực hiện NVQS hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây phiền hà, nhũng nhiễu, tiêu cực trong tuyển quân, không để xảy ra tình trạng đơn thư kiến nghị, khiếu nại vượt cấp. (2) Công tác đối với các đơn vị nhận quân Đơn vị nhận quân có trách nhiệm nâng cao nhận thức cho chiến sĩ mới - Tăng cường giáo dục chính trị, tuyên truyền phổ biến pháp luật, định hướng tư tưởng, nâng cao nhận thức trách nhiệm cho bộ đội. - Rà soát, phát hiện, động viên những chiến sĩ mới trên cơ thể có hình xăm, chữ xăm; hình, chữ dán, phun, vẽ... tự tẩy xóa (trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ trên cơ thể có hình xăm, chữ xăm sẽ không được xem xét tuyển chọn, đào tạo sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp... phục vụ lâu dài trong Quân đội); - Thường xuyên duy trì thực hiện nghiêm kỷ luật Quân đội và thực hiện nền nếp chính quy theo quy định. Các đơn vị phối hợp chặt chẽ với đơn tiếp huấn luyện giúp Những đơn vị có chỉ tiêu tuyển nhận quân nhưng không đủ điều kiện tuyển nhận, huấn luyện chiến sĩ mới được Bộ giao đơn vị khác huấn luyện giúp phải thường xuyên phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với các đơn vị tuyển nhận, huấn luyện giúp để nắm tình hình tư tưởng, kỷ luật, kịp thời giải quyết mọi vướng mắc phát sinh và thực hiện quản lý quân số theo đúng quy định. Xem thêm Công văn 4267/BQP-TM năm 2023 ban hành ngày 06/11/2023.
Xăm mình có được xét tuyển vào trường quân sự không?
Xin chào ạ! Cho em hỏi em đang học lớp 12 em muốn thi vào trường sĩ quan lục quân 2 đại học Nguyễn Huệ nhưng em có một hình xăm hình mũi tên màu đen dài khoảng 10cm chiều ngang 1.5cm nằm ở cánh tay trái ở phía dưới của bắp tay trước thì em có được thi vào trường trên k ạ rất mong được giúp đỡ ạ
Bạn có biết tóc nhuộm, xăm mình thì không được đi nghĩa vụ công an?
Đây là một quy định đặc biệt tại Thông tư 45/2019/TT-BCA quy định về Nghĩa vụ công an. Để đảm bảo đội ngũ công an trong sạch, vững mạnh, đảm bảo việc thực thi pháp luật và trấn áp tội phạm, việc tuyển chọn công dân nhập ngũ phải đảm bảo không vi phạm các quy định đặc biệt. Theo đó: “Công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân phải bảo đảm các chỉ số đặc biệt sau: 1. Không nghiện các chất ma túy, tiền chất ma túy. 2. Màu và dạng tóc bình thường. 3. Không bị rối loạn sắc tố da. 4. Không có các vết trổ (xăm) trên da, kể cả phun xăm trên da. 5. Không bấm lỗ ở tai (đối với nam), ở mũi và ở các vị trí khác trên cơ thể để đeo đồ trang sức. 6. Không mắc các bệnh mạn tính, bệnh xã hội. 7. Không có sẹo lồi co kéo ở vùng đầu, mặt, cổ, cẳng tay, bàn tay, bàn chân.” Công dân vi phạm một trong các điều kiện trên sẽ không được tuyển tham gia nghĩa vụ công an. Đây là nghĩa vụ công an còn đối với nghĩa vụ quân đội thì không nhắc đến, chỉ có 4 tiêu chuẩn cơ bản được quy định tại Điều 31 Luật nghĩa vụ quân sự 2015, bao gồm: - Có lý lịch rõ ràng; - Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; - Có đủ sức khỏe để phục vụ tại ngũ; - Có trình độ văn hóa phù hợp. Theo đó, nếu đạt tiêu chuẩn thì công dân nhuộm tóc, xăm mình hay bấm lỗ tai đều phải đi nghĩa vụ quân sự.