Ăn có nhai, nói có nghĩ có ý nghĩa gì? Phát ngôn xúc phạm danh dự người khác bị phạt bao nhiêu?
Câu tục ngữ "Ăn có nhai, nói có nghĩ" có ý nghĩa gì? Người phát ngôn xúc phạm danh dự người khác bị phạt bao nhiêu tiền theo quy định pháp luật hiện hành? Ăn có nhai, nói có nghĩ có ý nghĩa gì? Câu tục ngữ "Ăn có nhai, nói có nghĩ" là câu tục ngữ được lưu truyền từ xưa đến nay nhằm dùng một sự việc hiển nhiên như việc ăn thì phải nhai để đúc kết dạy bảo chúng ta trước khi nói thì cũng phải suy nghĩ. Câu tục ngữ "Ăn có nhai, nói có nghĩ" có ý nghĩa khuyên chúng ta phải cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói, trước khi nói phải suy nghĩ thật thận trọng, tránh việc gặp đâu nói đấy, nói bậy nói bạ, hay có những phát ngôn, những lời nói ảnh hưởng đến người khác, xúc phạm nhân phẩm, thanh danh người khác. Phát ngôn xúc phạm danh dự người khác bị phạt bao nhiêu? Căn cứ theo khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định về xử phạt đối với hành vi phát ngôn xúc phạm danh dự người khác cụ thể như sau: - Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: + Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP và Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP; + Tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; ... Như vậy, người nào phát ngôn xúc phạm danh dự người khác nhưng chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự bị phạt tiền từ 02 triệu đồng đến 03 triệu đồng. Trường hợp có lời nói lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm đối với người thi hành công vụ sẽ bị phạt tiền 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng và đối với thành viên trong gia đình sẽ bị phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 10 triệu đồng. Ngoài ra, người người có hành vi phát ngôn xúc phạm danh dự người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với các tội danh sau: (1) Tội làm nhục người khác Căn cứ Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi điểm e khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017), người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Khung hình phạt cao nhất đối với người phạm tội làm nhục người khác là 02 năm đến 05 năm tù. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. (2) Tội vu khống Theo quy định tại Điều Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi điểm e khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017), người có hành vi bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác có thể bị truy cứu truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vu khống. Khung hình phạt thấp nhất với tội danh này là bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. Và hình phạt cao nhất có thể lên đến 07 năm tù giam. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Tóm lại, câu tục ngữ "Ăn có nhai, nói có nghĩ" có ý nghĩa khuyên chúng ta cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói, trước khi nói phải suy nghĩ thật thận trọng, tránh ảnh hưởng đến người khác, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác. Và, người nào có phát ngôn xúc phạm danh dự người khác sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.
Lập nhóm anti-fan để công kích người nổi tiếng bị xử phạt thế nào?
Trên mạng xã hội hiện nay, không khó để bắt gặp một nhóm anti-fan người nổi tiếng nào đó và nhận được lượng tương tác lớn từ người dùng. Vậy hành vi này có vi phạm pháp luật không? (1) Lập nhóm anti-fan để công kích người nổi tiếng là vi phạm pháp luật? Trước tiên, theo quy định tại Điều 25 Hiến pháp 2013 thì tự do ngôn luận là quyền của công dân và pháp luật không cấm việc công dân được bày tỏ quan điểm, thái độ cũng như ý kiến của mình một cách trực tiếp hoặc trên các phương tiện truyền thông hay mạng xã hội. Tuy nhiên, quyền tự do ngôn luận tại đây cũng cần phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật cho phép và không được xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Bởi theo khoản 3 Điều 16 Luật An ninh mạng 2018 cũng có nêu rõ, hành động lợi dụng quyền tự do dân chủ để cung cấp các thông tin sai sự thật, bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác hoặc vu khống người khác là hành vi vi phạm pháp luật. Từ dẫn chiếu những quy định nêu trên, có thể thấy, pháp luật hiện hành không cấm người dân tham gia vào các nhóm anti-fan trên mạng xã hội. Tuy nhiên, người tham gia cũng cần phải tỉnh táo, tuyệt đối không được xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác cũng như là không nên bị dẫn dắt bởi những thông tin chưa được kiểm chứng. Về phần những quản trị viên (admin), quản lý các hội nhóm, đây sẽ là những người có trách nhiệm chính liên quan đến thông tin được đăng trên trang của các hội nhóm đó. Theo đó, nếu vì động cơ cá nhân hoặc thiếu kiểm soát thông tin mà biến hội nhóm trở thành công cụ để thực hiện các hành vi đưa tin trái pháp luật thì sẽ tùy theo mức độ vi phạm mà người này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. (2) Lập nhóm anti-fan để công kích người nổi tiếng bị xử phạt thế nào? Như đã có nêu tại mục (1), việc lập nhóm anti-fan để công kích người nổi tiếng cũng có thể được coi là hành vi vi phạm pháp luật nếu xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác. Theo đó, người vi phạm trong trường hợp này có thể bị xử phạt theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 14/2022/NĐ-CP là phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân. Bên cạnh đó, trường hợp hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì người này còn có thể bị xử phạt từ 20 đến 30 triệu đồng. Ngoài ra, còn bị buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, theo Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP có quy định như sau: “3. Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.” Theo đó, đối với hành vi lập nhóm anti-fan để công kích người nổi tiếng mà cung cấp thông tin sai sự thật, bịa đặt, vu khống nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thì có thể bị xử phạt từ 10 đến 20 triệu đồng đối với tổ chức và 5 đến 10 triệu đồng đối với cá nhân. (3) Có truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi lập nhóm anti-fan để công kích người nổi tiếng không? Ngoài mức xử phạt vi phạm hành chính như đã có nêu tại mục (2), trường hợp xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác gây hậu quả nghiêm trọng thì người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ Luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ Luật Hình sự 2017 với mức xử phạt cao nhất lên đến 05 năm tù và có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Bên cạnh đó, trường hợp bịa đặt, vu khống, loan truyền những thông tin sai sự thật gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác thì còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vu khống theo Điều 156 Bộ Luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ Luật Hình sự 2017 với mức xử phạt cao nhất là 07 năm tù. Ngoài ra, còn có thể bị bị phạt tiền từ 10 đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Theo đó, trường hợp lập nhóm anti-fan để công kích người nổi tiếng mà gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vu khống, loan truyền những thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định nêu trên.
Trông mặt mà bắt hình dong là gì? Xúc phạm danh dự của người khác qua vẻ bề ngoài thì có bồi thường?
Câu thành ngữ "Trông mặt mà bắt hình dong nghĩa" được hiểu là gì? Người nhìn mặt người khác mà xúc phạm danh dự, nhân phẩm của họ thì có phải bồi thường không? Trông mặt mà bắt hình dong nghĩa là gì? Từ xưa đến nay, câu thành ngữ "Trông mặt mà bắt hình dong" luôn đi kèm với những câu chuyện thực tế, giao tiếp hằng ngày. Chẳng hạn như câu nói dân gian "Bạn đừng trông mặt mà bắt hình dong, chả tốt lành gì đâu", hay trong cuộc sống thường nhật cũng diễn ra nhưng không thể hiện bằng lời nói. "Trông mặt mà bắt hình dong" có thể hiểu là việc một người nhìn mặt, nhìn vẻ bề ngoài của người khác mà phán đoán tính cách, tình cảm, suy nghĩ của người đó tốt hay xấu theo suy nghĩ của mình. Ở đây, hình dong có thể hiểu là tính nết, tình cảm, suy nghĩ bên trong con người. Ngoài ra, trên thực tế, có những người chỉ vì có vẻ ngoài không được hoàn hảo nên hay bị người khác nghĩ xấu, đổ lỗi, chỉ trích, thậm chí là người bị nghi ngờ đầu tiên khi có một chuyện không may xảy ra. Cần lưu ý rằng, có những người có vẻ bề ngoài không được xinh đẹp nhưng bên trong lại có tâm hồn đẹp, nhân hậu hay giúp đỡ mọi người xung quanh. Ngược lại, người ăn mặc chỉnh tề, sang trọng thì lại thốt ra những câu nói độc ác làm tổn thương mọi người. Có người trông tri thức luôn tỏ vẻ mình hiểu biết, thực tế chỉ là “Thùng rỗng kêu to”. Trông mặt mà bắt hình dong nghĩa là gì? Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác qua vẻ bề ngoài thì có bồi thường không?(Hình từ Internet) Nhìn mặt người khác mà xúc phạm danh dự, nhân phẩm của họ thì có bồi thường không? Để biết được nhìn mặt người khác mà xúc phạm danh dự, nhân phẩm của họ có bồi thường hay không thì theo quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau: (1) Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan quy định khác. (2) Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. (3) Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015. Trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Như vậy, người nào nhìn mặt người khác mà xúc phạm danh dự, nhân phẩm của họ mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp có quy định khác. Theo đó, tại Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm gồm có 03 loại, cụ thể như sau: (1) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; (2) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; (3) Thiệt hại khác do luật quy định. Đồng thời, người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại phát sinh và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Lưu ý: Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. Nói tóm lại, việc nhìn mặt người khác mà xúc phạm danh dự, nhân phẩm của họ mà gây thiệt hại thì còn phải bồi thường và làm cho chúng ta trở thành người không tốt trong mắt người khác. Do đó, chúng ta không nên "Trông mặt mà bắt hình dong", cụ thể là nhìn vẻ bề ngoài của người khác mà đánh giá họ bởi vì mỗi một người đều có vẻ đẹp riêng, điểm tốt riêng, thế nên muốn tìm hiểu một người không phải chỉ nhìn vào vẻ bề ngoài của họ mà cần phải tiếp xúc lâu dài.
Nấu xói là gì? Nấu xói bôi nhọ danh dự người khác bị phạt như thế nào?
Hiện nay trên mạng xuất hiện thuật ngữ "nấu xói". Vậy nấu xói là gì? Nấu xói bôi nhọ danh dự người khác bị phạt như thế nào? 1. Nấu xói là gì? Hiện nay trên mạng xã hội xuất hiện nhiều thuật ngữ mới của giới trẻ, trong đó phải kể đến từ "nấu xói". Là từ nói láy của "nói xấu" được nhiều bạn trẻ sử dụng trong các tình huống hay tạo video hài hước. Đa số mọi người dùng từ ngữ này trên mạng xã hội mang ý nghĩa tích cực tạo niềm vui. Tuy nhiên có thể nói hành vi "nói xấu" người khác vẫn luôn xuất hiện trong đời sống hằng ngày. "Nói xấu" là hành động rêu rao những điều không hay, không tốt về người khác khi họ không có mặt, hoặc bịa ra những điều xấu rồi lan truyền. Mục đích của việc này thường là để bôi nhọ, làm giảm uy tín của người bị nói xấu. Nếu ở mức độ nặng thì hành vi nói xấu người khác có thể gây nên nhiều hậu quả khôn lường và khiến người thực hiện hành vi phải chịu trách nhiệm hình sự nặng nề. 2. Nấu xói bôi nhọ danh dự người khác bị phạt như thế nào? Trong Hiến pháp 2013 quy định mọi người có quyền bất khả xâm phạm về danh dự và nhân phẩm. Bên cạnh đó, quyền này cũng được ghi nhận tại Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015. Và việc nói xấu không đúng sự thật có thể làm ảnh hưởng và bội nhọ đến danh dự của người khác, có thể xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự, cụ thể như sau: *Xử phạt hành chính: Theo đó, người thực hiện hành vi nói xấu làm bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác có thể bị xử phạt hành chính từ 02 đến 20 triệu đồng, cụ thể theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau: - Phạt tiền từ 02 - 03 triệu đồng: Khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác (Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP). Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng bôi nhọ danh dự của người thi hành công vụ; - Phạt tiền từ 05 - 20 triệu đồng: Xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình (Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP). Bên cạnh đó, theo điểm a khoản 3 Điều 99 Nghị định 15/2020/NĐ-CP nếu việc sử dụng mạng xã hội như Facebook, Zalo,… để đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự và nhân phẩm cá nhân thì có thể bị phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng *Chịu trách nhiệm hình sự: Nếu việc nói xấu là hành vi bôi nhọ danh dự, nhân phẩm người khác có mức độ nguy hiểm cao thì còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác theo khoản 1 Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015. Theo đó, người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 - 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Căn cứ theo khoản 2 Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 có cụm từ bị thay thế bởi điểm e khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017. Tùy thuộc vào tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi bôi nhọ danh dự, nhân phẩm người khác mà người phạm tội còn có thể bị phạt tù theo các khung sau đây: Hành vi bôi nhọ danh dự, nhân phẩm mà thuộc một trong các trường hợp: Hình phạt - Phạm tội 02 lần trở lên; - Với 02 người trở lên; - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; - Đối với người đang thi hành công vụ; - Với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình; - Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; - Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%. Từ 03 tháng - 02 năm - Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; - Làm nạn nhân tự sát. Từ 02 - 05 năm Bên cạnh đó, người thực hiện hành vi bôi nhọ danh dự, nhân phẩm người khác còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm. Ngoài ra, hành vi nói xấu có thể rơi vào tội vu khống theo Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể: - Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm: + Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; + Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền. - Phạt từ 01 năm đến 03 năm đối với các hành vi tại khoản 2 Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015. - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Như vậy, người hay "nấu xói" tức nói xấu người khác và lời nói đó có hành vi nhằm bôi nhọ danh dự, nhân phẩm người khác có thể bị xử lý hình sự với khung cao nhất là phạt tù lên đến 05 năm.
Cười người hôm trước hôm sau người cười là gì? Miệt thị ngoại hình người khác bị xử lý ra sao?
Câu ca dao “Cười người chớ vội cười lâu, cười người hôm trước hôm sau người cười” có nghĩa là gì? Miệt thị ngoại hình người khác bị xử phạt như thế nào? “Cười người chớ vội cười lâu, cười người hôm trước hôm sau người cười” là gì? Trước tiên, "cười" trong câu ca dao này được hiểu là hành vi cười cợt, chê bai, mỉa mai, hả hê khi thấy người khác gặp khó khăn, hoạn nạn. Ngoài thái độ cười cợt, mỉa mai người khác, một số người còn dùng những lời lẽ châm chọc, thêm bớt từ ngữ, biến câu chuyện trở nên không đúng sự thật, nhằm hạ thấp, bôi nhọ người được nhắm đến. Tuy nhiên, nên nhớ rằng, bản thân mình vào một lúc nào đó cũng sẽ rơi vào những tình cảnh khó khăn, khốn đốn và có thể cũng sẽ bị người khác cười cợt, mỉa mai. Chính vì thế, câu ca dao “Cười người chớ vội cười lâu, cười người hôm trước hôm sau người cười” khuyên răn chúng ta phải biết tôn trọng người khác, không được kinh thường bất cứ ai nhất là khi họ rơi vào hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn. Vì bất cứ ai trong cuộc sống này cũng sẽ có lúc rơi vào tình cảnh khó khăn, rơi vào những tình huống éo le. Thay vì có thái độ hả hê, hài lòng trước tình cảnh của người khác, chúng ta nên có thái độ đồng cảm, không phán xét. Liên hệ câu ca dao trên với quy định của pháp luật, hành vi chê bai, miệt thị ngoại hình người khác có thể bị xử lý theo quy định, cụ thể: Miệt thị ngoại hình người khác bị xử lý ra sao? Miệt thị người khác được hiểu là những hành động bằng ngôn ngữ như đánh giá, phán xét, chê bai ác ý về vẻ bề ngoài của một người nào đó. Miệt thị ngoại hình người khác tùy từng trường hợp có thể bị xử lý như sau: * Xử phạt vi phạm hành chính Hành vi miệt thị ngoại hình người khác nếu chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt hành chính theo điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, cụ thể: - Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ; - Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình. Lưu ý: theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì mức phạt trên là mức phạt áp dụng đối với cá nhân vi phạm, đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. * Truy cứu trách nhiệm hình sự Người có hành vi miệt thị người khác dẫn đến nhân phẩm, danh dự của họ bị xúc phạm nghiêm trọng nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm e khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017. Cụ thể, các khung hình phạt của tội làm nhục người khác như sau: Khung hình phạt 1: Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Khung hình phạt 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: - Phạm tội 02 lần trở lên; - Đối với 02 người trở lên; - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; - Đối với người đang thi hành công vụ; - Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình; - Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; - Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%. Khung hình phạt 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: - Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; - Làm nạn nhân tự sát. * Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Tóm lại, câu da dao “Cười người chớ vội cười lâu, cười người hôm trước hôm sau người cười” nhắc nhở chúng ta rằng không nên cao ngạo, khinh thường, chê bai người khác dù bản thân mình là ai, đang ở vị trí nào trong xã hội. Một trong số đó là không được có hành vi miệt thị ngoại hình người khác. Miệt thị ngoại hình người khác không chỉ là hành vi sai trái, khiến người khác tổn thương mà còn là hành vi vi phạm pháp luật. Theo đó, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm của hành vi mà cá nhân, tổ chức vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trend chửi văn minh là gì? Có gây xúc phạm danh dự đối với người khác không?
Dạo gần đây một số nền tảng mạng xã hội thường đăng những clip vui nhộn với những câu "Chửi văn minh" . Vậy "Chửi văn minh" là như thế nào? - Cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau. Trend chửi văn minh là gì? Trên một số nền tảng mạng xã hội đặc biệt là tiktok thường đăng những clip vui nhộn với những câu "Chửi văn minh" đối với người khác. "Chửi" được hiểu là việc một cá nhân những lời lẽ, lời nói thô tục và cay độc làm nhục người khác. Tuy nhiên đối với "Chửi văn minh" cá nhân sẽ dùng những câu chửi với ngôn từ có thể là hoa mỹ, dùng một hình ảnh khác một cách thâm thúy để nói với đối phương. Người bị chửi cũng sẽ không biết mình đang bị làm nhục, xúc phạm nếu họ không thể hiểu được những câu nói đó. * Tổng hợp một số câu "Chửi văn minh" đang hot trên mạng xã hội hiện nay: 1. Thiên địa đảo khai >>> Không chỗ nào chào đón. 2. Dạ dày 4 ngăn >>> Trâu bò. 3. Tôm sông thủy tức sứa biển >>> Không có não. 4. Phong lam tầm gửi >>> Vô dụng, ăn bám. 5. Ngưu đầu mã diện >>> Đầu trâu mặt ngựa. 6. Máy giặt nằm ngang >>> mất dạy ngàn năm .... Và còn rất nhiều cầu chửi văn minh khác đang được các bạn trẻ sử dụng và đăng tải trên các trang mạng xã hội. Dùng những câu chửi văn minh để nói người khác có được xem là xúc phạm danh dự đối với đối phương hay không? Như đã nói thì "chửi" được hiểu là việc một cá nhân những lời lẽ, lời nói thô tục và cay độc làm nhục người khác. Đối với trend dùng câu chửi văn minh để nói với đối phương hiện nay thì đó giống như một trò vui đối với giới trẻ khi có thể nói một câu gì đó mà đối phương không biết. Đây là việc thường xuất hiện trong những hội bạn với nhau. Trong trường hợp này thì chưa thể xem việc dùng câu chửi văn minh với người khác là hành vi xúc phạm danh dự với đối phương được. Tuy nhiên, trong trường hợp 02 có mâu thuẫn với nhau mà một trong hai có dùng những câu chửi văn mình để nói với đối phương thì có thể xem đây là hành vi xúc phạm danh dự của người khác. Theo đó mức xử phạt đối với cá nhân khi xúc phạm danh dự người khác như sau: - Cá nhân dùng câu chửi văn mình để xúc phạm danh dự của người khác có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. - Cá nhân dùng câu chửi văn mình để xúc phạm danh dự của người khác trên các kênh mạng xã hội có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 105/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP). Dùng những câu chửi để xúc phạm danh dự của người khác thì có phải bồi thường không? Căn cứ Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về việc thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm như sau: - Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm: + Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; + Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; + Thiệt hại khác do luật quy định. - Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015 và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. Theo đó, người xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác chịu trách nhiệm bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. Thiệt hại của cá nhân về danh dự, nhân phẩm, uy tín bị khi bị người khác xúc phạm danh dự được xác định dựa trên quy định tại Điều 9 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP, cụ thể như sau: (1) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại bao gồm: - Chi phí cần thiết cho việc thu hồi, xóa bỏ vật phẩm, ấn phẩm, dữ liệu có nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người bị thiệt hại; - Chi phí cho việc thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm; - Tiền tàu, xe đi lại, thuê nhà trọ (nếu có) theo giá trung bình ở địa phương nơi người bị thiệt hại chi trả để yêu cầu cơ quan chức năng xác minh sự việc, cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng; - Chi phí tổ chức xin lỗi, cải chính công khai tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người bị thiệt hại và các chi phí thực tế, cần thiết khác để hạn chế, khắc phục thiệt hại (nếu có). (2) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút được xác định như sau: - Trước khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, người bị xâm phạm có thu nhập thực tế nhưng do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị xâm phạm phải thực hiện những công việc để hạn chế, khắc phục thiệt hại nên khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó; - Việc xác định thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị xâm phạm được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 7 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP. Tổng kết lại, Trend "Chửi văn minh" là một như một trò đùa về những câu nói vui trên mạng xã hội, mang tính chất giải trí. Tuy nhiên nếu một cá nhân lợi dụng đùa này nhằm xúc phạm danh dự của người khác thì có thể bị xử lý theo quy định pháp luật.
Cà khịa là gì? Cà khịa xúc phạm danh dự, nhân phẩm bị xử phạt hành chính ra sao?
Những xu hướng, trào lưu mới liên tục được cập nhật một cách chóng mặt trên các nền tảng mạng xã hội. Gần đây, những câu thoại như “nhân chi sơ, tính cà khịa" hoặc “không cà khịa, bất thành nhân" bỗng trở nên nổi tiếng và xuất hiện dày đặc. Vậy cà khịa là gì? Cà khịa là gì? Cà khịa là một khẩu ngữ được vay mượn từ tiếng Khmer. Từ này ý chỉ sự đánh nhau, cãi vã hay xen vào chuyện của người khác. Cà khịa mang ý nghĩa tiêu cực bởi nó thể hiện những hành động gây hấn hay sự hiểu lầm không đáng có. Xét về mục đích, cà khịa có thể là một hành động trêu ghẹo vô thưởng vô phạt nhưng một số trường hợp lại có mục đích nhất định. Có thể kể đến như cà khịa với mục đích gây hấn vì lợi ích thương mại, thường xảy ra giữa các doanh nghiệp với nhau. Trong trường hợp khác, cà khịa còn để tạo tâm lý tiêu cực. Điều này thường thấy trong thể thao nhằm khiến các vận động viên mất tập trung hoặc mất bình tĩnh và ảnh hưởng đến kết quả thi đấu. Ngoài ra, cà khịa còn xuất hiện trong giới chuyên môn của lĩnh vực giải trí. Thay vì trực tiếp nói ra khuyết điểm, người ta chọn cách phê bình tế nhị hơn thông qua những câu “cà khịa" mang tính châm biếm. Cuối cùng, nhiều người đi cà khịa chỉ đơn giản là muốn tạo niềm vui, tiếng cười mỗi ngày. Sau khi “cà khịa” được mọi người sử dụng nhiều, cư dân mạng đã chế câu tục ngữ “nhân chi sơ tính bổn thiện” thành “nhân chi sơ tính cà khịa”. “Nhân chi sơ tính cà khịa” hiểu đơn giản là sinh ra đã có bản tính cà khịa. Câu này hàm ý châm chọc, mỉa mai một người có tính soi mói, đá đểu hay can thiệp chuyện người khác. Cà khịa xúc phạm danh dự, nhân phẩm bị xử phạt hành chính ra sao? Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và Điều 54 Nghị định này; b) Tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; c) Báo thông tin giả, không đúng sự thật đến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; d) Gọi điện thoại đến số điện thoại khẩn cấp 111, 113, 114, 115 hoặc đường dây nóng của cơ quan, tổ chức để quấy rối, đe dọa, xúc phạm; đ) Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển “đèn trời”; e) Thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ không có đủ hồ sơ, tài liệu pháp lý được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc đăng ký theo quy định; g) Thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ không duy trì đủ điều kiện về nguồn nhân lực theo giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp; h) Thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ không duy trì đủ điều kiện về trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ, nhà xưởng, sân bãi theo giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp; i) Thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ không bảo đảm tiêu chuẩn an ninh, an toàn và các điều kiện về môi trường theo quy định của pháp luật. Theo đó, hành vi cà khịa xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 triệu đồng đến 3.000.000 đồng. Ngoài ra, còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn đối với hành vi vi phạm. *Lưu ý: Mức phạt nêu trên là mức phạt đối với cá nhân vi phạm, đối với tổ chức vi phạm mức xử phạt gấp đôi (Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)
Phát tán tin người khác bị nhiễm HIV bị xử phạt ra sao?
Vừa qua, trên các trang báo điện tử đưa tin, 03 trường hợp bị xử phạt với lý do phát tán, lan truyền thông tin sai sự thật về người bị nhiễm HIV. Theo Công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết, 3 trường hợp bị xử phạt gồm: L.V.N. (SN 1991), trú tại phường Kỳ Phương và L.V.T. (SN 1985), trú tại phường Kỳ Long, thị xã Kỳ Anh; N.N.H. (SN 1986), trú tại Tuyên Hoá, Quảng Bình bị xử phạt về hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân. Tổng số tiền bị xử phạt là 22,5 triệu đồng. Trước đó, cũng có trường hợp tương tự trên lan truyền thông tin 2 cô gái bị nhiễm HIV trên các nền tảng mạng xã hội. Nhận thức được sự việc nghiêm trọng của việc phát tán thông tin sai sự thật, làm ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của nạn nhân. Vì vậy, người dân cần cảnh giác và chọn lọc đối với các nguồn thông tin trên mạng xã hội, tránh bị dắt mũi hay dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật. Xử phạt hành vi phát tán tin người khác bị nhiễm HIV Căn cứ tại khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội, như sau: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau: - Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; - Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; - Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn; - Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc; - Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu; - Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm; - Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; - Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm. Như vậy, đối với hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 10-20 triệu đồng. Lưu ý: Mức phạt tiền này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức. Ngoài ra, còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm.
Xử phạt khi xúc phạm người có thẩm quyền?
Thông thường, theo quy trình tố tụng của Tòa án, trong quá trình làm việc, xét xử một vụ án, vụ việc tranh chấp thì Tòa án sẽ gửi giấy triệu tập đến những người tham gia tố tụng để mời làm việc. Tuy nhiên trong quá trình làm việc, xét xử một vụ án, vụ việc có rất nhiều người tham gia tố tụng vì những bức xúc cá nhân, tranh chấp trong vụ án mà có thái độ không hợp tác, đôi khi còn có rất nhiều trường hợp dùng từ ngữ xúc phạm nhân viên, công chức, viên chức được giao nhiệm vụ của Tòa án, gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tố tụng, kéo dài thời gian xét xử, giải quyết vụ án vụ việc, có rất nhiều vụ việc vì thái độ của những người tham gia tố tụng mà không thể xét xử các vụ án, vụ việc tranh chấp Ủy ban Thường vụ Quốc hội có ban hành Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng, theo đó tại Khoản 1 Điều 21 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 có quy định phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi: a) Xúc phạm, xâm hại đến sự tôn nghiêm, uy tín của Tòa án; b) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có thẩm quyền hoặc những người khác thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của Tòa án Kèm theo đó là áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Xâm phạm thân thể người học trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp có thể phạt đến 10 triệu
Ngày 26/10/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 88/2022/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Cụ thể, người nào thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của người học sẽ bị xử phạt như sau: *Phạt tiền 05 triệu đồng - 10 triệu đồng đối với hành vi: - Kỷ luật người học không đúng quy định. - Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. *Phạt tiền 10 triệu đồng - 15 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quy định về chính sách đối với người học. Ngoài ra, còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hủy bỏ quyết định kỷ luật và khôi phục quyền học tập của người học. Xin lỗi công khai người học bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể đổ, trừ trường hợp có yêu cầu không xin lỗi công khai, và thực hiện đúng chính sách đối với người học. Bên cạnh việc xử phạt hành chính hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người học thì tại Điều 27 Nghị định 88/2022/NĐ-CP còn quy định trường hợp vi phạm quy định về kỷ luật người học; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể đối với nhà giáo; vi phạm quy định về chính sách đối còn bị xử lý như sau: *Phạt tiền 05 triệu đồng - 10 triệu đồng đối với hành vi: Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, nhân viên, người lao động trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. *Phạt tiền 10 triệu đồng - 15 triệu đồng đối với hành vi vi phạm về chính sách đối với nhà giáo. *Phạt tiền 15 triệu đồng - 20 triệu đồng đối với hành vi: - Không thực hiện đánh giá, xếp loại. - Không xây dựng kế hoạch, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. - Không bố trí nhà giáo đi thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn theo quy định. Ngoài ra, còn buộc xin lỗi công khai người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể đối, trừ trường hợp có yêu cầu không xin lỗi công khai. Và buộc thực hiện đúng quy định về chính sách, quy định đối với nhà giáo. Lưu ý: đối với hành xúc phạm danh dự, nhân phẩm và xâm phạm thân thể giáo viên hoặc người học thì mức phạt tiền là đối với cá nhân. Trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì sẽ bị xử phạt gấp 02 lần Xem thêm Nghị định 88/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 12/12/2022 thay thế Nghị định 79/2015/NĐ-CP.
Không thể xét xử việc xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác bằng việc tránh nói tên thật?
Xúc phạm bằng việc nói lái: Gần đây qua vụ bà Nguyễn Phương Hằng thì đối tượng Võ Minh Điền (kênh youtube Điền Võ) liên tục xúc phạm ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng bằng việc nói lái là "Đàm Tướng Cướp". Xúc phạm biệt danh: Những youtube ủng hộ bà Hằng và TABBVT xúc phạm chửi bới kênh youtube gọi là "Thám Tử Cao" thay vì tên thật là Nguyễn Trường Giang. Có phải luật pháp không thể xét xử việc xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác bằng việc tránh nói tên thật? Tức là chửi bới bằng "Đàm Tướng Cướp" hoặc biệt danh như "Thám Tử Cao" thì sẽ không vi phạm pháp luật?
[HOT] Phải chăng Bộ Thông tin & Truyền thông ra Công văn 'nhắc nhở' bà Phương Hằng?
Bộ Thông tin & Truyền thông ra Công văn "nhắc nhở" bà Phương Hằng? Ngày 28/5/2021, Bộ Thông tin & Truyền thông ra Công văn 1800/BTTTT-PTTH&TTĐT về việc tăng cường công tác quản lý, xử lý thông tin vi phạm trên MXH. Nội dung chính của Công văn này là chỉ đạo các UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chấn chỉnh tình trạng nhiều cá nhân lợi dụng các tính năng mạng xã hội như livestream, clip, nhóm chat để xúc phạm danh dự, nhân phẩm các cá nhân khác. Cụ thể, Công văn nêu rõ: Những năm gần đây, mạng xã hội đã phát triển mạnh mẽ, thu hút đông đảo người dùng Internet trong nước sử dụng, đặc biệt là hai mạng xã hội của nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam là Facebook và Youtube. Sự phát triển của mạng xã hội đã có những tác động cả tiêu cực và tích cực đối với đời sống xã hội. Nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của mạng xã hội, thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tăng cường công tác quản lý, công tác phối hợp với Uy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố nhằm xử lý kịp thời các hành vi vi phạm của người sử dụng. Theo đó, từ năm 2017 đến nay, Bộ đã chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông địa phương xử lý nhiều trường hợp người dùng mạng xã hội Youtube, Facebook vi phạm, trong đó đáng chú ý như: Xử phạt kênh Youtube Hoàng Anh-Timmy tại thành phố Hồ Chí Minh, kênh Hưng blog, Hưng troll tại Bắc Giang, kênh Thơ Nguyễn tại Bình Dương. Đồng thời, Bộ cũng đã yêu cầu Google đóng nhiều kênh Youtube khác của người dùng trong nước có nội dung vi phạm pháp luật. Qua công tác quản lý nhà nước về thông tin trên mạng, Bộ Thông tin và Truyền thông nhận thấy thời gian gần đây xuất hiện hiện tượng một số đối tượng đã lợi dụng các tính năng của mạng xã hội như: phát sóng trực tuyến (livestream), chia sẻ hình ảnh, video clip, trao đổi theo nhóm (group chat)... để đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật, trong đó chủ yếu là xúc phạm danh dự, nhân phẩm của các tổ chức, cá nhân khác; sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục; tung tin giả, tin sai sự thật; quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép... gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. Để kịp thời nắm bắt, có biện pháp chấn chỉnh hiện tượng này, tránh gây tác động xấu tới dư luận xã hội, đặc biệt là với giới trẻ, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh, thành phố tăng cường công tác quản lý, xử lý theo thẩm quyền được giao: - Tăng cường rà quét, phát hiện kịp thời những nội dung vi phạm pháp luật trên không gian mạng, đặc biệt là mạng xã hội; chủ động xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm trên địa bàn. - Trường hợp không xác định được danh tính, nhân thân của đối tượng vi phạm, đề nghị phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an để có biện pháp ngăn chặn, xử lý phù hợp. Phải chăng đây là lời “nhắc nhở” của Bộ dành cho tất cả những cá nhân đang “gây sốt” cộng đồng mạng thời gian qua bằng những cuộc khẩu chiến, chửi bới, xúc phạm danh dự lẫn nhau trên mạng xã hội? Xem và tải văn bản chi tiết tại file đính kèm.
Luật về hành vi đe dọa xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác
Hiện tại e có một thắc mắc mong được giải đáp dùm ạ! Vào ngày 30/4/2020 em có nghe được một chuyện bức xúc từ công ty cũ, đồng nghiệp cũ nói xấu đặt điều cho em và em được ngưới khác kể lại. Sau đó em có lên mạng xã hội Zalo và có đăng status chửi với từ ngữ tục như đ.ĩ, xạ.o loz. có tên bạn đó và có nói lại là bạn đó coi chừng em. Mục đích của em chỉ là nói cho bạn đó biết là em đã biết bạn đó nói xấu em thôi chứ không có ý định sẽ làm gì bạn đó cả. Em đăng trên zalo nhưng chỉ cài đặt chế độ vài người xem được. Sau đó tầm vài tiếng thì em đã xóa bỏ. Từ sau việc đó thì em không có đăng hay nói gì đến việc đó nữa. Nhưbg có người chụp hình gủi cho bạn đó. Bạn đó bây giờ đã làm đơn gửi cơ quan công an tố cáo em vì tội phỉ báng sỉ nhục bạn đó. Vậy cho em hỏi với sự việc của em thì pháp luật quy như thế nào ạ? Trước giờ em chưa có tiền án, tiền sự gì cả. Em cảm ơn ạ?
Giáo viên xúc phạm danh dự của học sinh thì sẽ bị xử phạt như thế nào ?
Chào luật sư: em năm nay học lớp 12, hôm vừa rồi, cô giáo chủ nhiệm của em ở trước lớp nói em lên nhà người yêu ăn nằm, đi với trai, nói gia đình em không có ăn, làm không đủ trả tiền lãi, nói em là súc vật. Thì có được xem là xúc phạm danh dự nhân phẩm của học sinh không ạ ? Em cảm ơn.
Xúc phạm danh dự gây hậu quả nghiêm trọng
chào diễn đàn mình có trường hợp : Người tự tử trước khi chết có để lại 1 bức thư ghi rõ lý do tự tử do người khác xúc phạm mình. vậy mình muốn hỏi với trường hợp như thế thì sẽ có điều nào luật nào quy định về việc xúc phạm nhân phẩm người khác gây hậu quả nghiêm trọng k a?. Mình mong được tư vấn
Vi phạm tội xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác hay không?
Tôi có một người quen buôn bán đồ online trên mạng xã hội zalo, có khách đặt hàng mua đồ nhưng tới khi giao đồ thì chê đồ vải xù lông nên không lấy, nhưng trước đó 2 bên đã thỏa thuận hàng mua rồi miễn đổi trả và 2 bên đều đồng ý. Sau đó vì người quen của tôi quá bức xúc đã đăng lên trang zalo cá nhân của mình rằng khách hàng không nên đến chỗ của người mua hàng đó làm tóc ( người mua hàng là chủ tiệm làm tóc) có ghi rõ địa chỉ và tên cửa hàng trên nội dung đăng lên vì người đó là 1 người k có tâm, ăn ở thất đức đặt hàng người ta đã rồi không lấy. Bởi vì lúc đó quá nóng giận nên đăng lên nhưng sau đó nửa tiếng đã xóa ngay và đồng thời xin lỗi người chủ tiệm làm tóc đó, nhưng người đó nói rằng đã chụp công khai bài đăng đó và sẽ kiện ra tòa án về tội xúc phạm danh dự nhân phẩm. Xin hỏi với những dữ kiện trên liệu có đủ điều kiện cấu thành tội danh xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác hay không? xin cám ơn luật sư.
liên quan trong lừa đảo tín nhiệm mượn tài sản cầm cố
Tình hình là có 1 người bạn A cho e mượn xe để đi lại và có 1 người bạn B mươn xe trị giá 30trd của bạn A đưa e xử dụng mà chưa hỏi ý kiến bạn A, người bạn B này mang đi cầm. Bạn B gọi điện cho bạn A thông báo rằng đã cầm xe và người bạn A của e đã báo ông an vì bạn B cầm xe, Luật sư cho e hỏi e có phải chịu trách nhiệm gì về lỗi của e không. vì người bạn B này quen bạn A và đã nhiều lần mượn xe của bạn A. Nếu bạn B ko lấy xe cho bạn A thì sẽ xử lý thế nào. E sẽ bị xử lý ra sao. Chiếc xe ấy ai sẽ phải lấy. Mong luật sư giúp e. E xin cám ơn!
Tôi xin hỏi Quý Luật sư một việc như sau: Tôi có người anh trai làm việc tại một ngân hàng cách đây 3 năm với công việc là Cán bộ tín dụng. Trước đây năm 2008 anh tôi có thẩm định một khách hàng vay vốn để sửa nhà với thế chấp giao dịch đảm bảo bằng oto, sau khi thẩm tra tài sản thế chấp và phương án trả nợ của khách hàng tốt anh tôi có đề nghị chuyển lên trưởng phòng, giám đốc ngân hàng để xét duyệt khoản vay, sau đó khách hàng đó được vay số tiền trên 1,5 tỷ đồng và có phương án trả lãi định kỳ tốt. Sau đó đến năm 2010 thì anh trai tôi chuyển sang một công ty khác làm việc và bàn giao lại toàn bộ tất cả các món vay và các giấy tờ tài sản thế chấp của khách hàng cho Trưởng phòng( người phụ trách trực tiếp của anh trai tôi) xin lưu ý là tại thời điểm đó thì khách hàng đó vẫn trả lãi tốt và không thấy ai nói là khách hàng có hành vi lừa đảo giấy tờ. Sau đó anh tôi được biết là khách hàng vẫn tiếp tục vay vốn để kinh doanh và người phụ trách các khoản vay đó là anh Trưởng phòng. Đến năm 2012, cơ quan điều tra có điện mời anh tôi lên hợp tác để điều tra và việc khách hàng đó có hành vi lừa đảo, giả mạo giấy tờ xe để lừa đảo ngân hàng. Tôi xin hỏi luật sư rằng: - Việc anh tôi là cán bộ tín dụng phụ trách khoản vay đó có bị liên quan hay không? trách nhiệm ra sao? - Trong thời gian anh tôi phụ trách khách hàng không có biểu hiện vi phạm mà anh tôi đã bàn giao lại các loại giấy tờ sau đó 2 năm rồi thì anh tôi có phải chịu trách nhiệm liên đới hay không? - Nếu người được anh tôi bàn giao lại tiếp tục giao dịch với khách hàng vay vốn họ cố tình tráo đổi giấy tờ thì anh tôi có bị liên đới tội hay không? - Tôi xin lưu ý rằng, quá trình thẩm định tài sản của khách hàng gồm: Cán bộ ngân hàng, Trưởng phòng. Xin luật sư cho biết câu trả lời sớm, xin cảm ơn luâ
Giết người vì bị xúc phạm nhân phẩm.
Cháu có một người bạn thân. Bạn của cháu làm việc tại một cửa hàng nhỏ chuyên lắp đặt cửa kính khung nhôm. Do cửa hàng nằm ở mặt đường khá mát mẻ nên trong giờ làm việc người dân ở xung quanh tới chơi rất đông. Trong số những người tới chơi có một chú tên Sơn nói tục, chửi bậy rất nhiều (chuyên gây sự nói xấu sau lưng người khác). Ai nói gì chú ta cũng chen vào chửi, mọi người rất ghét nên mỗi khi thấy chú ta vào quán là mọi người lại ra về hoặc ngồi im lặng để tránh bị làm phiền. Bạn của cháu mới làm việc tại cửa hàng được vài ngày nên chưa biết chú ta. Vào ngày 28/8/2012 khi cháu và bạn đang làm việc thì chú Sơn vào mở đầu là 1 câu chửi rất tục mà hàng ngày vẫn dùng. Mọi người đang mải làm nên không để ý tới. Chú ta bắt đầu kể những câu chuyện ngoại tình, đánh nhau, cờ bạc,... Lời kể toàn là những câu văng tục chửi bậy. Chú ta nhắc tới vấn đề "con hoang", bạn của cháu không có bố nên khi chú Sơn dùng những lời thô tục để kể nó rất bức xúc. nó có chen ngang lời : -"Chuyện của người ta tại sao chú cứ đem ra mà nói xấu như thế, chú không biết chắc thì đừng nói". -"Tao nói gì kệ mẹ tao liên quan đéo gì tới mày". -"Chuyện của chú thì chú kể muốn thêm bớt thế nào cũng không ai nói, chú cứ thêm bớt chuyện của người ta làm gì" -"Kệ tao, tao cứ thế mày làm gì được" Mấy chú làm việc ở gần đó nghĩ rằng cũng chỉ là gây sự cãi nhau như thường ngày nên không ai nói gì. -"Chú có giỏi thì đứng trước mặt người ta mà nói sao phải nói sau lưng" -"Mày thì biết chó gì "đồ con hoang"." -"Cháu không làm gì chú, chú đừng có xúc phạm cháu" -"Tao cứ thế "đồ con hoang"." -"Ông đừng có quá đáng tôi không đùa đâu" -"Mày định làm gì tao" Bạn của cháu rất bực nó định lao vào đánh nhưng cháu kéo lại. Nó không nói gì nữa cúi xuống làm việc tiếp. Chú Sơn chửi bới nhắc đi nhắc lại "mày là đồ con hoang" còn chỉ vào mặt bạn cháu. khi ra về chú ta nhổ vào mặt bạn cháu nó bức xúc quá không kiềm chế được tiện cái kìm trong tay nó đứng dậy lém thẳng vào mặt chú Sơn. Mọi người chạy lại can ngăn. Chú ta chửi to :"thằng con chó, mày định làm gì hả thằng con hoang". bạn cháu nhặt con dao bên cạnh lao lên đâm vào cổ chú Sơn. Không kịp tránh nên chú Sơn chết ngay tại chỗ. sau đó bạn cháu lên phường đầu thú. Cháu muốn hỏi bạn của cháu phạm tội gì và mức án như thế nào?
nếu xúc phạm nhân phẩm danh dự sẽ bị xử lý như thế nào thưa luật sư
thưa luật sư nếu có người nói tôi đã ngủ với người đó mà trong khi đó tôi chưa có j và ko hề biết người đó la ai người đó làm tôi và gia đình tôi tan nát ko hề quen biết mà chỉ gặp 1 lần sau khi găp thi nói tôi nhìn quen và sau đó thì có nhiêu lời lẽ ko đúng về tôi thế có được coi là tôi xúc phạm nhân phẩm tư cách danh dự của tôi ko và sẽ bị sử lí như thế nào vi phạm vào mục nào không
Ăn có nhai, nói có nghĩ có ý nghĩa gì? Phát ngôn xúc phạm danh dự người khác bị phạt bao nhiêu?
Câu tục ngữ "Ăn có nhai, nói có nghĩ" có ý nghĩa gì? Người phát ngôn xúc phạm danh dự người khác bị phạt bao nhiêu tiền theo quy định pháp luật hiện hành? Ăn có nhai, nói có nghĩ có ý nghĩa gì? Câu tục ngữ "Ăn có nhai, nói có nghĩ" là câu tục ngữ được lưu truyền từ xưa đến nay nhằm dùng một sự việc hiển nhiên như việc ăn thì phải nhai để đúc kết dạy bảo chúng ta trước khi nói thì cũng phải suy nghĩ. Câu tục ngữ "Ăn có nhai, nói có nghĩ" có ý nghĩa khuyên chúng ta phải cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói, trước khi nói phải suy nghĩ thật thận trọng, tránh việc gặp đâu nói đấy, nói bậy nói bạ, hay có những phát ngôn, những lời nói ảnh hưởng đến người khác, xúc phạm nhân phẩm, thanh danh người khác. Phát ngôn xúc phạm danh dự người khác bị phạt bao nhiêu? Căn cứ theo khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định về xử phạt đối với hành vi phát ngôn xúc phạm danh dự người khác cụ thể như sau: - Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: + Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP và Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP; + Tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; ... Như vậy, người nào phát ngôn xúc phạm danh dự người khác nhưng chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự bị phạt tiền từ 02 triệu đồng đến 03 triệu đồng. Trường hợp có lời nói lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm đối với người thi hành công vụ sẽ bị phạt tiền 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng và đối với thành viên trong gia đình sẽ bị phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 10 triệu đồng. Ngoài ra, người người có hành vi phát ngôn xúc phạm danh dự người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với các tội danh sau: (1) Tội làm nhục người khác Căn cứ Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi điểm e khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017), người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Khung hình phạt cao nhất đối với người phạm tội làm nhục người khác là 02 năm đến 05 năm tù. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. (2) Tội vu khống Theo quy định tại Điều Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi điểm e khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017), người có hành vi bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác có thể bị truy cứu truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vu khống. Khung hình phạt thấp nhất với tội danh này là bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. Và hình phạt cao nhất có thể lên đến 07 năm tù giam. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Tóm lại, câu tục ngữ "Ăn có nhai, nói có nghĩ" có ý nghĩa khuyên chúng ta cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói, trước khi nói phải suy nghĩ thật thận trọng, tránh ảnh hưởng đến người khác, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác. Và, người nào có phát ngôn xúc phạm danh dự người khác sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.
Lập nhóm anti-fan để công kích người nổi tiếng bị xử phạt thế nào?
Trên mạng xã hội hiện nay, không khó để bắt gặp một nhóm anti-fan người nổi tiếng nào đó và nhận được lượng tương tác lớn từ người dùng. Vậy hành vi này có vi phạm pháp luật không? (1) Lập nhóm anti-fan để công kích người nổi tiếng là vi phạm pháp luật? Trước tiên, theo quy định tại Điều 25 Hiến pháp 2013 thì tự do ngôn luận là quyền của công dân và pháp luật không cấm việc công dân được bày tỏ quan điểm, thái độ cũng như ý kiến của mình một cách trực tiếp hoặc trên các phương tiện truyền thông hay mạng xã hội. Tuy nhiên, quyền tự do ngôn luận tại đây cũng cần phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật cho phép và không được xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Bởi theo khoản 3 Điều 16 Luật An ninh mạng 2018 cũng có nêu rõ, hành động lợi dụng quyền tự do dân chủ để cung cấp các thông tin sai sự thật, bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác hoặc vu khống người khác là hành vi vi phạm pháp luật. Từ dẫn chiếu những quy định nêu trên, có thể thấy, pháp luật hiện hành không cấm người dân tham gia vào các nhóm anti-fan trên mạng xã hội. Tuy nhiên, người tham gia cũng cần phải tỉnh táo, tuyệt đối không được xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác cũng như là không nên bị dẫn dắt bởi những thông tin chưa được kiểm chứng. Về phần những quản trị viên (admin), quản lý các hội nhóm, đây sẽ là những người có trách nhiệm chính liên quan đến thông tin được đăng trên trang của các hội nhóm đó. Theo đó, nếu vì động cơ cá nhân hoặc thiếu kiểm soát thông tin mà biến hội nhóm trở thành công cụ để thực hiện các hành vi đưa tin trái pháp luật thì sẽ tùy theo mức độ vi phạm mà người này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. (2) Lập nhóm anti-fan để công kích người nổi tiếng bị xử phạt thế nào? Như đã có nêu tại mục (1), việc lập nhóm anti-fan để công kích người nổi tiếng cũng có thể được coi là hành vi vi phạm pháp luật nếu xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác. Theo đó, người vi phạm trong trường hợp này có thể bị xử phạt theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 14/2022/NĐ-CP là phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân. Bên cạnh đó, trường hợp hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì người này còn có thể bị xử phạt từ 20 đến 30 triệu đồng. Ngoài ra, còn bị buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, theo Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP có quy định như sau: “3. Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.” Theo đó, đối với hành vi lập nhóm anti-fan để công kích người nổi tiếng mà cung cấp thông tin sai sự thật, bịa đặt, vu khống nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thì có thể bị xử phạt từ 10 đến 20 triệu đồng đối với tổ chức và 5 đến 10 triệu đồng đối với cá nhân. (3) Có truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi lập nhóm anti-fan để công kích người nổi tiếng không? Ngoài mức xử phạt vi phạm hành chính như đã có nêu tại mục (2), trường hợp xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác gây hậu quả nghiêm trọng thì người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ Luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ Luật Hình sự 2017 với mức xử phạt cao nhất lên đến 05 năm tù và có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Bên cạnh đó, trường hợp bịa đặt, vu khống, loan truyền những thông tin sai sự thật gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác thì còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vu khống theo Điều 156 Bộ Luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ Luật Hình sự 2017 với mức xử phạt cao nhất là 07 năm tù. Ngoài ra, còn có thể bị bị phạt tiền từ 10 đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Theo đó, trường hợp lập nhóm anti-fan để công kích người nổi tiếng mà gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vu khống, loan truyền những thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định nêu trên.
Trông mặt mà bắt hình dong là gì? Xúc phạm danh dự của người khác qua vẻ bề ngoài thì có bồi thường?
Câu thành ngữ "Trông mặt mà bắt hình dong nghĩa" được hiểu là gì? Người nhìn mặt người khác mà xúc phạm danh dự, nhân phẩm của họ thì có phải bồi thường không? Trông mặt mà bắt hình dong nghĩa là gì? Từ xưa đến nay, câu thành ngữ "Trông mặt mà bắt hình dong" luôn đi kèm với những câu chuyện thực tế, giao tiếp hằng ngày. Chẳng hạn như câu nói dân gian "Bạn đừng trông mặt mà bắt hình dong, chả tốt lành gì đâu", hay trong cuộc sống thường nhật cũng diễn ra nhưng không thể hiện bằng lời nói. "Trông mặt mà bắt hình dong" có thể hiểu là việc một người nhìn mặt, nhìn vẻ bề ngoài của người khác mà phán đoán tính cách, tình cảm, suy nghĩ của người đó tốt hay xấu theo suy nghĩ của mình. Ở đây, hình dong có thể hiểu là tính nết, tình cảm, suy nghĩ bên trong con người. Ngoài ra, trên thực tế, có những người chỉ vì có vẻ ngoài không được hoàn hảo nên hay bị người khác nghĩ xấu, đổ lỗi, chỉ trích, thậm chí là người bị nghi ngờ đầu tiên khi có một chuyện không may xảy ra. Cần lưu ý rằng, có những người có vẻ bề ngoài không được xinh đẹp nhưng bên trong lại có tâm hồn đẹp, nhân hậu hay giúp đỡ mọi người xung quanh. Ngược lại, người ăn mặc chỉnh tề, sang trọng thì lại thốt ra những câu nói độc ác làm tổn thương mọi người. Có người trông tri thức luôn tỏ vẻ mình hiểu biết, thực tế chỉ là “Thùng rỗng kêu to”. Trông mặt mà bắt hình dong nghĩa là gì? Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác qua vẻ bề ngoài thì có bồi thường không?(Hình từ Internet) Nhìn mặt người khác mà xúc phạm danh dự, nhân phẩm của họ thì có bồi thường không? Để biết được nhìn mặt người khác mà xúc phạm danh dự, nhân phẩm của họ có bồi thường hay không thì theo quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau: (1) Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan quy định khác. (2) Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. (3) Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015. Trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Như vậy, người nào nhìn mặt người khác mà xúc phạm danh dự, nhân phẩm của họ mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp có quy định khác. Theo đó, tại Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm gồm có 03 loại, cụ thể như sau: (1) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; (2) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; (3) Thiệt hại khác do luật quy định. Đồng thời, người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại phát sinh và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Lưu ý: Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. Nói tóm lại, việc nhìn mặt người khác mà xúc phạm danh dự, nhân phẩm của họ mà gây thiệt hại thì còn phải bồi thường và làm cho chúng ta trở thành người không tốt trong mắt người khác. Do đó, chúng ta không nên "Trông mặt mà bắt hình dong", cụ thể là nhìn vẻ bề ngoài của người khác mà đánh giá họ bởi vì mỗi một người đều có vẻ đẹp riêng, điểm tốt riêng, thế nên muốn tìm hiểu một người không phải chỉ nhìn vào vẻ bề ngoài của họ mà cần phải tiếp xúc lâu dài.
Nấu xói là gì? Nấu xói bôi nhọ danh dự người khác bị phạt như thế nào?
Hiện nay trên mạng xuất hiện thuật ngữ "nấu xói". Vậy nấu xói là gì? Nấu xói bôi nhọ danh dự người khác bị phạt như thế nào? 1. Nấu xói là gì? Hiện nay trên mạng xã hội xuất hiện nhiều thuật ngữ mới của giới trẻ, trong đó phải kể đến từ "nấu xói". Là từ nói láy của "nói xấu" được nhiều bạn trẻ sử dụng trong các tình huống hay tạo video hài hước. Đa số mọi người dùng từ ngữ này trên mạng xã hội mang ý nghĩa tích cực tạo niềm vui. Tuy nhiên có thể nói hành vi "nói xấu" người khác vẫn luôn xuất hiện trong đời sống hằng ngày. "Nói xấu" là hành động rêu rao những điều không hay, không tốt về người khác khi họ không có mặt, hoặc bịa ra những điều xấu rồi lan truyền. Mục đích của việc này thường là để bôi nhọ, làm giảm uy tín của người bị nói xấu. Nếu ở mức độ nặng thì hành vi nói xấu người khác có thể gây nên nhiều hậu quả khôn lường và khiến người thực hiện hành vi phải chịu trách nhiệm hình sự nặng nề. 2. Nấu xói bôi nhọ danh dự người khác bị phạt như thế nào? Trong Hiến pháp 2013 quy định mọi người có quyền bất khả xâm phạm về danh dự và nhân phẩm. Bên cạnh đó, quyền này cũng được ghi nhận tại Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015. Và việc nói xấu không đúng sự thật có thể làm ảnh hưởng và bội nhọ đến danh dự của người khác, có thể xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự, cụ thể như sau: *Xử phạt hành chính: Theo đó, người thực hiện hành vi nói xấu làm bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác có thể bị xử phạt hành chính từ 02 đến 20 triệu đồng, cụ thể theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau: - Phạt tiền từ 02 - 03 triệu đồng: Khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác (Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP). Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng bôi nhọ danh dự của người thi hành công vụ; - Phạt tiền từ 05 - 20 triệu đồng: Xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình (Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP). Bên cạnh đó, theo điểm a khoản 3 Điều 99 Nghị định 15/2020/NĐ-CP nếu việc sử dụng mạng xã hội như Facebook, Zalo,… để đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự và nhân phẩm cá nhân thì có thể bị phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng *Chịu trách nhiệm hình sự: Nếu việc nói xấu là hành vi bôi nhọ danh dự, nhân phẩm người khác có mức độ nguy hiểm cao thì còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác theo khoản 1 Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015. Theo đó, người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 - 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Căn cứ theo khoản 2 Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 có cụm từ bị thay thế bởi điểm e khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017. Tùy thuộc vào tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi bôi nhọ danh dự, nhân phẩm người khác mà người phạm tội còn có thể bị phạt tù theo các khung sau đây: Hành vi bôi nhọ danh dự, nhân phẩm mà thuộc một trong các trường hợp: Hình phạt - Phạm tội 02 lần trở lên; - Với 02 người trở lên; - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; - Đối với người đang thi hành công vụ; - Với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình; - Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; - Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%. Từ 03 tháng - 02 năm - Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; - Làm nạn nhân tự sát. Từ 02 - 05 năm Bên cạnh đó, người thực hiện hành vi bôi nhọ danh dự, nhân phẩm người khác còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm. Ngoài ra, hành vi nói xấu có thể rơi vào tội vu khống theo Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể: - Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm: + Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; + Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền. - Phạt từ 01 năm đến 03 năm đối với các hành vi tại khoản 2 Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015. - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Như vậy, người hay "nấu xói" tức nói xấu người khác và lời nói đó có hành vi nhằm bôi nhọ danh dự, nhân phẩm người khác có thể bị xử lý hình sự với khung cao nhất là phạt tù lên đến 05 năm.
Cười người hôm trước hôm sau người cười là gì? Miệt thị ngoại hình người khác bị xử lý ra sao?
Câu ca dao “Cười người chớ vội cười lâu, cười người hôm trước hôm sau người cười” có nghĩa là gì? Miệt thị ngoại hình người khác bị xử phạt như thế nào? “Cười người chớ vội cười lâu, cười người hôm trước hôm sau người cười” là gì? Trước tiên, "cười" trong câu ca dao này được hiểu là hành vi cười cợt, chê bai, mỉa mai, hả hê khi thấy người khác gặp khó khăn, hoạn nạn. Ngoài thái độ cười cợt, mỉa mai người khác, một số người còn dùng những lời lẽ châm chọc, thêm bớt từ ngữ, biến câu chuyện trở nên không đúng sự thật, nhằm hạ thấp, bôi nhọ người được nhắm đến. Tuy nhiên, nên nhớ rằng, bản thân mình vào một lúc nào đó cũng sẽ rơi vào những tình cảnh khó khăn, khốn đốn và có thể cũng sẽ bị người khác cười cợt, mỉa mai. Chính vì thế, câu ca dao “Cười người chớ vội cười lâu, cười người hôm trước hôm sau người cười” khuyên răn chúng ta phải biết tôn trọng người khác, không được kinh thường bất cứ ai nhất là khi họ rơi vào hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn. Vì bất cứ ai trong cuộc sống này cũng sẽ có lúc rơi vào tình cảnh khó khăn, rơi vào những tình huống éo le. Thay vì có thái độ hả hê, hài lòng trước tình cảnh của người khác, chúng ta nên có thái độ đồng cảm, không phán xét. Liên hệ câu ca dao trên với quy định của pháp luật, hành vi chê bai, miệt thị ngoại hình người khác có thể bị xử lý theo quy định, cụ thể: Miệt thị ngoại hình người khác bị xử lý ra sao? Miệt thị người khác được hiểu là những hành động bằng ngôn ngữ như đánh giá, phán xét, chê bai ác ý về vẻ bề ngoài của một người nào đó. Miệt thị ngoại hình người khác tùy từng trường hợp có thể bị xử lý như sau: * Xử phạt vi phạm hành chính Hành vi miệt thị ngoại hình người khác nếu chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt hành chính theo điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, cụ thể: - Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ; - Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình. Lưu ý: theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì mức phạt trên là mức phạt áp dụng đối với cá nhân vi phạm, đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. * Truy cứu trách nhiệm hình sự Người có hành vi miệt thị người khác dẫn đến nhân phẩm, danh dự của họ bị xúc phạm nghiêm trọng nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm e khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017. Cụ thể, các khung hình phạt của tội làm nhục người khác như sau: Khung hình phạt 1: Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Khung hình phạt 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: - Phạm tội 02 lần trở lên; - Đối với 02 người trở lên; - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; - Đối với người đang thi hành công vụ; - Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình; - Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; - Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%. Khung hình phạt 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: - Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; - Làm nạn nhân tự sát. * Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Tóm lại, câu da dao “Cười người chớ vội cười lâu, cười người hôm trước hôm sau người cười” nhắc nhở chúng ta rằng không nên cao ngạo, khinh thường, chê bai người khác dù bản thân mình là ai, đang ở vị trí nào trong xã hội. Một trong số đó là không được có hành vi miệt thị ngoại hình người khác. Miệt thị ngoại hình người khác không chỉ là hành vi sai trái, khiến người khác tổn thương mà còn là hành vi vi phạm pháp luật. Theo đó, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm của hành vi mà cá nhân, tổ chức vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trend chửi văn minh là gì? Có gây xúc phạm danh dự đối với người khác không?
Dạo gần đây một số nền tảng mạng xã hội thường đăng những clip vui nhộn với những câu "Chửi văn minh" . Vậy "Chửi văn minh" là như thế nào? - Cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau. Trend chửi văn minh là gì? Trên một số nền tảng mạng xã hội đặc biệt là tiktok thường đăng những clip vui nhộn với những câu "Chửi văn minh" đối với người khác. "Chửi" được hiểu là việc một cá nhân những lời lẽ, lời nói thô tục và cay độc làm nhục người khác. Tuy nhiên đối với "Chửi văn minh" cá nhân sẽ dùng những câu chửi với ngôn từ có thể là hoa mỹ, dùng một hình ảnh khác một cách thâm thúy để nói với đối phương. Người bị chửi cũng sẽ không biết mình đang bị làm nhục, xúc phạm nếu họ không thể hiểu được những câu nói đó. * Tổng hợp một số câu "Chửi văn minh" đang hot trên mạng xã hội hiện nay: 1. Thiên địa đảo khai >>> Không chỗ nào chào đón. 2. Dạ dày 4 ngăn >>> Trâu bò. 3. Tôm sông thủy tức sứa biển >>> Không có não. 4. Phong lam tầm gửi >>> Vô dụng, ăn bám. 5. Ngưu đầu mã diện >>> Đầu trâu mặt ngựa. 6. Máy giặt nằm ngang >>> mất dạy ngàn năm .... Và còn rất nhiều cầu chửi văn minh khác đang được các bạn trẻ sử dụng và đăng tải trên các trang mạng xã hội. Dùng những câu chửi văn minh để nói người khác có được xem là xúc phạm danh dự đối với đối phương hay không? Như đã nói thì "chửi" được hiểu là việc một cá nhân những lời lẽ, lời nói thô tục và cay độc làm nhục người khác. Đối với trend dùng câu chửi văn minh để nói với đối phương hiện nay thì đó giống như một trò vui đối với giới trẻ khi có thể nói một câu gì đó mà đối phương không biết. Đây là việc thường xuất hiện trong những hội bạn với nhau. Trong trường hợp này thì chưa thể xem việc dùng câu chửi văn minh với người khác là hành vi xúc phạm danh dự với đối phương được. Tuy nhiên, trong trường hợp 02 có mâu thuẫn với nhau mà một trong hai có dùng những câu chửi văn mình để nói với đối phương thì có thể xem đây là hành vi xúc phạm danh dự của người khác. Theo đó mức xử phạt đối với cá nhân khi xúc phạm danh dự người khác như sau: - Cá nhân dùng câu chửi văn mình để xúc phạm danh dự của người khác có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. - Cá nhân dùng câu chửi văn mình để xúc phạm danh dự của người khác trên các kênh mạng xã hội có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 105/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP). Dùng những câu chửi để xúc phạm danh dự của người khác thì có phải bồi thường không? Căn cứ Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về việc thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm như sau: - Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm: + Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; + Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; + Thiệt hại khác do luật quy định. - Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015 và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. Theo đó, người xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác chịu trách nhiệm bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. Thiệt hại của cá nhân về danh dự, nhân phẩm, uy tín bị khi bị người khác xúc phạm danh dự được xác định dựa trên quy định tại Điều 9 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP, cụ thể như sau: (1) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại bao gồm: - Chi phí cần thiết cho việc thu hồi, xóa bỏ vật phẩm, ấn phẩm, dữ liệu có nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người bị thiệt hại; - Chi phí cho việc thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm; - Tiền tàu, xe đi lại, thuê nhà trọ (nếu có) theo giá trung bình ở địa phương nơi người bị thiệt hại chi trả để yêu cầu cơ quan chức năng xác minh sự việc, cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng; - Chi phí tổ chức xin lỗi, cải chính công khai tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người bị thiệt hại và các chi phí thực tế, cần thiết khác để hạn chế, khắc phục thiệt hại (nếu có). (2) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút được xác định như sau: - Trước khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, người bị xâm phạm có thu nhập thực tế nhưng do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị xâm phạm phải thực hiện những công việc để hạn chế, khắc phục thiệt hại nên khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó; - Việc xác định thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị xâm phạm được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 7 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP. Tổng kết lại, Trend "Chửi văn minh" là một như một trò đùa về những câu nói vui trên mạng xã hội, mang tính chất giải trí. Tuy nhiên nếu một cá nhân lợi dụng đùa này nhằm xúc phạm danh dự của người khác thì có thể bị xử lý theo quy định pháp luật.
Cà khịa là gì? Cà khịa xúc phạm danh dự, nhân phẩm bị xử phạt hành chính ra sao?
Những xu hướng, trào lưu mới liên tục được cập nhật một cách chóng mặt trên các nền tảng mạng xã hội. Gần đây, những câu thoại như “nhân chi sơ, tính cà khịa" hoặc “không cà khịa, bất thành nhân" bỗng trở nên nổi tiếng và xuất hiện dày đặc. Vậy cà khịa là gì? Cà khịa là gì? Cà khịa là một khẩu ngữ được vay mượn từ tiếng Khmer. Từ này ý chỉ sự đánh nhau, cãi vã hay xen vào chuyện của người khác. Cà khịa mang ý nghĩa tiêu cực bởi nó thể hiện những hành động gây hấn hay sự hiểu lầm không đáng có. Xét về mục đích, cà khịa có thể là một hành động trêu ghẹo vô thưởng vô phạt nhưng một số trường hợp lại có mục đích nhất định. Có thể kể đến như cà khịa với mục đích gây hấn vì lợi ích thương mại, thường xảy ra giữa các doanh nghiệp với nhau. Trong trường hợp khác, cà khịa còn để tạo tâm lý tiêu cực. Điều này thường thấy trong thể thao nhằm khiến các vận động viên mất tập trung hoặc mất bình tĩnh và ảnh hưởng đến kết quả thi đấu. Ngoài ra, cà khịa còn xuất hiện trong giới chuyên môn của lĩnh vực giải trí. Thay vì trực tiếp nói ra khuyết điểm, người ta chọn cách phê bình tế nhị hơn thông qua những câu “cà khịa" mang tính châm biếm. Cuối cùng, nhiều người đi cà khịa chỉ đơn giản là muốn tạo niềm vui, tiếng cười mỗi ngày. Sau khi “cà khịa” được mọi người sử dụng nhiều, cư dân mạng đã chế câu tục ngữ “nhân chi sơ tính bổn thiện” thành “nhân chi sơ tính cà khịa”. “Nhân chi sơ tính cà khịa” hiểu đơn giản là sinh ra đã có bản tính cà khịa. Câu này hàm ý châm chọc, mỉa mai một người có tính soi mói, đá đểu hay can thiệp chuyện người khác. Cà khịa xúc phạm danh dự, nhân phẩm bị xử phạt hành chính ra sao? Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và Điều 54 Nghị định này; b) Tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; c) Báo thông tin giả, không đúng sự thật đến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; d) Gọi điện thoại đến số điện thoại khẩn cấp 111, 113, 114, 115 hoặc đường dây nóng của cơ quan, tổ chức để quấy rối, đe dọa, xúc phạm; đ) Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển “đèn trời”; e) Thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ không có đủ hồ sơ, tài liệu pháp lý được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc đăng ký theo quy định; g) Thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ không duy trì đủ điều kiện về nguồn nhân lực theo giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp; h) Thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ không duy trì đủ điều kiện về trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ, nhà xưởng, sân bãi theo giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp; i) Thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ không bảo đảm tiêu chuẩn an ninh, an toàn và các điều kiện về môi trường theo quy định của pháp luật. Theo đó, hành vi cà khịa xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 triệu đồng đến 3.000.000 đồng. Ngoài ra, còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn đối với hành vi vi phạm. *Lưu ý: Mức phạt nêu trên là mức phạt đối với cá nhân vi phạm, đối với tổ chức vi phạm mức xử phạt gấp đôi (Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)
Phát tán tin người khác bị nhiễm HIV bị xử phạt ra sao?
Vừa qua, trên các trang báo điện tử đưa tin, 03 trường hợp bị xử phạt với lý do phát tán, lan truyền thông tin sai sự thật về người bị nhiễm HIV. Theo Công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết, 3 trường hợp bị xử phạt gồm: L.V.N. (SN 1991), trú tại phường Kỳ Phương và L.V.T. (SN 1985), trú tại phường Kỳ Long, thị xã Kỳ Anh; N.N.H. (SN 1986), trú tại Tuyên Hoá, Quảng Bình bị xử phạt về hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân. Tổng số tiền bị xử phạt là 22,5 triệu đồng. Trước đó, cũng có trường hợp tương tự trên lan truyền thông tin 2 cô gái bị nhiễm HIV trên các nền tảng mạng xã hội. Nhận thức được sự việc nghiêm trọng của việc phát tán thông tin sai sự thật, làm ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của nạn nhân. Vì vậy, người dân cần cảnh giác và chọn lọc đối với các nguồn thông tin trên mạng xã hội, tránh bị dắt mũi hay dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật. Xử phạt hành vi phát tán tin người khác bị nhiễm HIV Căn cứ tại khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội, như sau: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau: - Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; - Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; - Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn; - Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc; - Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu; - Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm; - Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; - Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm. Như vậy, đối với hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 10-20 triệu đồng. Lưu ý: Mức phạt tiền này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức. Ngoài ra, còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm.
Xử phạt khi xúc phạm người có thẩm quyền?
Thông thường, theo quy trình tố tụng của Tòa án, trong quá trình làm việc, xét xử một vụ án, vụ việc tranh chấp thì Tòa án sẽ gửi giấy triệu tập đến những người tham gia tố tụng để mời làm việc. Tuy nhiên trong quá trình làm việc, xét xử một vụ án, vụ việc có rất nhiều người tham gia tố tụng vì những bức xúc cá nhân, tranh chấp trong vụ án mà có thái độ không hợp tác, đôi khi còn có rất nhiều trường hợp dùng từ ngữ xúc phạm nhân viên, công chức, viên chức được giao nhiệm vụ của Tòa án, gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tố tụng, kéo dài thời gian xét xử, giải quyết vụ án vụ việc, có rất nhiều vụ việc vì thái độ của những người tham gia tố tụng mà không thể xét xử các vụ án, vụ việc tranh chấp Ủy ban Thường vụ Quốc hội có ban hành Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng, theo đó tại Khoản 1 Điều 21 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 có quy định phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi: a) Xúc phạm, xâm hại đến sự tôn nghiêm, uy tín của Tòa án; b) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có thẩm quyền hoặc những người khác thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của Tòa án Kèm theo đó là áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Xâm phạm thân thể người học trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp có thể phạt đến 10 triệu
Ngày 26/10/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 88/2022/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Cụ thể, người nào thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của người học sẽ bị xử phạt như sau: *Phạt tiền 05 triệu đồng - 10 triệu đồng đối với hành vi: - Kỷ luật người học không đúng quy định. - Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. *Phạt tiền 10 triệu đồng - 15 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quy định về chính sách đối với người học. Ngoài ra, còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hủy bỏ quyết định kỷ luật và khôi phục quyền học tập của người học. Xin lỗi công khai người học bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể đổ, trừ trường hợp có yêu cầu không xin lỗi công khai, và thực hiện đúng chính sách đối với người học. Bên cạnh việc xử phạt hành chính hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người học thì tại Điều 27 Nghị định 88/2022/NĐ-CP còn quy định trường hợp vi phạm quy định về kỷ luật người học; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể đối với nhà giáo; vi phạm quy định về chính sách đối còn bị xử lý như sau: *Phạt tiền 05 triệu đồng - 10 triệu đồng đối với hành vi: Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, nhân viên, người lao động trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. *Phạt tiền 10 triệu đồng - 15 triệu đồng đối với hành vi vi phạm về chính sách đối với nhà giáo. *Phạt tiền 15 triệu đồng - 20 triệu đồng đối với hành vi: - Không thực hiện đánh giá, xếp loại. - Không xây dựng kế hoạch, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. - Không bố trí nhà giáo đi thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn theo quy định. Ngoài ra, còn buộc xin lỗi công khai người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể đối, trừ trường hợp có yêu cầu không xin lỗi công khai. Và buộc thực hiện đúng quy định về chính sách, quy định đối với nhà giáo. Lưu ý: đối với hành xúc phạm danh dự, nhân phẩm và xâm phạm thân thể giáo viên hoặc người học thì mức phạt tiền là đối với cá nhân. Trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì sẽ bị xử phạt gấp 02 lần Xem thêm Nghị định 88/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 12/12/2022 thay thế Nghị định 79/2015/NĐ-CP.
Không thể xét xử việc xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác bằng việc tránh nói tên thật?
Xúc phạm bằng việc nói lái: Gần đây qua vụ bà Nguyễn Phương Hằng thì đối tượng Võ Minh Điền (kênh youtube Điền Võ) liên tục xúc phạm ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng bằng việc nói lái là "Đàm Tướng Cướp". Xúc phạm biệt danh: Những youtube ủng hộ bà Hằng và TABBVT xúc phạm chửi bới kênh youtube gọi là "Thám Tử Cao" thay vì tên thật là Nguyễn Trường Giang. Có phải luật pháp không thể xét xử việc xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác bằng việc tránh nói tên thật? Tức là chửi bới bằng "Đàm Tướng Cướp" hoặc biệt danh như "Thám Tử Cao" thì sẽ không vi phạm pháp luật?
[HOT] Phải chăng Bộ Thông tin & Truyền thông ra Công văn 'nhắc nhở' bà Phương Hằng?
Bộ Thông tin & Truyền thông ra Công văn "nhắc nhở" bà Phương Hằng? Ngày 28/5/2021, Bộ Thông tin & Truyền thông ra Công văn 1800/BTTTT-PTTH&TTĐT về việc tăng cường công tác quản lý, xử lý thông tin vi phạm trên MXH. Nội dung chính của Công văn này là chỉ đạo các UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chấn chỉnh tình trạng nhiều cá nhân lợi dụng các tính năng mạng xã hội như livestream, clip, nhóm chat để xúc phạm danh dự, nhân phẩm các cá nhân khác. Cụ thể, Công văn nêu rõ: Những năm gần đây, mạng xã hội đã phát triển mạnh mẽ, thu hút đông đảo người dùng Internet trong nước sử dụng, đặc biệt là hai mạng xã hội của nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam là Facebook và Youtube. Sự phát triển của mạng xã hội đã có những tác động cả tiêu cực và tích cực đối với đời sống xã hội. Nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của mạng xã hội, thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tăng cường công tác quản lý, công tác phối hợp với Uy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố nhằm xử lý kịp thời các hành vi vi phạm của người sử dụng. Theo đó, từ năm 2017 đến nay, Bộ đã chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông địa phương xử lý nhiều trường hợp người dùng mạng xã hội Youtube, Facebook vi phạm, trong đó đáng chú ý như: Xử phạt kênh Youtube Hoàng Anh-Timmy tại thành phố Hồ Chí Minh, kênh Hưng blog, Hưng troll tại Bắc Giang, kênh Thơ Nguyễn tại Bình Dương. Đồng thời, Bộ cũng đã yêu cầu Google đóng nhiều kênh Youtube khác của người dùng trong nước có nội dung vi phạm pháp luật. Qua công tác quản lý nhà nước về thông tin trên mạng, Bộ Thông tin và Truyền thông nhận thấy thời gian gần đây xuất hiện hiện tượng một số đối tượng đã lợi dụng các tính năng của mạng xã hội như: phát sóng trực tuyến (livestream), chia sẻ hình ảnh, video clip, trao đổi theo nhóm (group chat)... để đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật, trong đó chủ yếu là xúc phạm danh dự, nhân phẩm của các tổ chức, cá nhân khác; sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục; tung tin giả, tin sai sự thật; quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép... gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. Để kịp thời nắm bắt, có biện pháp chấn chỉnh hiện tượng này, tránh gây tác động xấu tới dư luận xã hội, đặc biệt là với giới trẻ, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh, thành phố tăng cường công tác quản lý, xử lý theo thẩm quyền được giao: - Tăng cường rà quét, phát hiện kịp thời những nội dung vi phạm pháp luật trên không gian mạng, đặc biệt là mạng xã hội; chủ động xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm trên địa bàn. - Trường hợp không xác định được danh tính, nhân thân của đối tượng vi phạm, đề nghị phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an để có biện pháp ngăn chặn, xử lý phù hợp. Phải chăng đây là lời “nhắc nhở” của Bộ dành cho tất cả những cá nhân đang “gây sốt” cộng đồng mạng thời gian qua bằng những cuộc khẩu chiến, chửi bới, xúc phạm danh dự lẫn nhau trên mạng xã hội? Xem và tải văn bản chi tiết tại file đính kèm.
Luật về hành vi đe dọa xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác
Hiện tại e có một thắc mắc mong được giải đáp dùm ạ! Vào ngày 30/4/2020 em có nghe được một chuyện bức xúc từ công ty cũ, đồng nghiệp cũ nói xấu đặt điều cho em và em được ngưới khác kể lại. Sau đó em có lên mạng xã hội Zalo và có đăng status chửi với từ ngữ tục như đ.ĩ, xạ.o loz. có tên bạn đó và có nói lại là bạn đó coi chừng em. Mục đích của em chỉ là nói cho bạn đó biết là em đã biết bạn đó nói xấu em thôi chứ không có ý định sẽ làm gì bạn đó cả. Em đăng trên zalo nhưng chỉ cài đặt chế độ vài người xem được. Sau đó tầm vài tiếng thì em đã xóa bỏ. Từ sau việc đó thì em không có đăng hay nói gì đến việc đó nữa. Nhưbg có người chụp hình gủi cho bạn đó. Bạn đó bây giờ đã làm đơn gửi cơ quan công an tố cáo em vì tội phỉ báng sỉ nhục bạn đó. Vậy cho em hỏi với sự việc của em thì pháp luật quy như thế nào ạ? Trước giờ em chưa có tiền án, tiền sự gì cả. Em cảm ơn ạ?
Giáo viên xúc phạm danh dự của học sinh thì sẽ bị xử phạt như thế nào ?
Chào luật sư: em năm nay học lớp 12, hôm vừa rồi, cô giáo chủ nhiệm của em ở trước lớp nói em lên nhà người yêu ăn nằm, đi với trai, nói gia đình em không có ăn, làm không đủ trả tiền lãi, nói em là súc vật. Thì có được xem là xúc phạm danh dự nhân phẩm của học sinh không ạ ? Em cảm ơn.
Xúc phạm danh dự gây hậu quả nghiêm trọng
chào diễn đàn mình có trường hợp : Người tự tử trước khi chết có để lại 1 bức thư ghi rõ lý do tự tử do người khác xúc phạm mình. vậy mình muốn hỏi với trường hợp như thế thì sẽ có điều nào luật nào quy định về việc xúc phạm nhân phẩm người khác gây hậu quả nghiêm trọng k a?. Mình mong được tư vấn
Vi phạm tội xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác hay không?
Tôi có một người quen buôn bán đồ online trên mạng xã hội zalo, có khách đặt hàng mua đồ nhưng tới khi giao đồ thì chê đồ vải xù lông nên không lấy, nhưng trước đó 2 bên đã thỏa thuận hàng mua rồi miễn đổi trả và 2 bên đều đồng ý. Sau đó vì người quen của tôi quá bức xúc đã đăng lên trang zalo cá nhân của mình rằng khách hàng không nên đến chỗ của người mua hàng đó làm tóc ( người mua hàng là chủ tiệm làm tóc) có ghi rõ địa chỉ và tên cửa hàng trên nội dung đăng lên vì người đó là 1 người k có tâm, ăn ở thất đức đặt hàng người ta đã rồi không lấy. Bởi vì lúc đó quá nóng giận nên đăng lên nhưng sau đó nửa tiếng đã xóa ngay và đồng thời xin lỗi người chủ tiệm làm tóc đó, nhưng người đó nói rằng đã chụp công khai bài đăng đó và sẽ kiện ra tòa án về tội xúc phạm danh dự nhân phẩm. Xin hỏi với những dữ kiện trên liệu có đủ điều kiện cấu thành tội danh xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác hay không? xin cám ơn luật sư.
liên quan trong lừa đảo tín nhiệm mượn tài sản cầm cố
Tình hình là có 1 người bạn A cho e mượn xe để đi lại và có 1 người bạn B mươn xe trị giá 30trd của bạn A đưa e xử dụng mà chưa hỏi ý kiến bạn A, người bạn B này mang đi cầm. Bạn B gọi điện cho bạn A thông báo rằng đã cầm xe và người bạn A của e đã báo ông an vì bạn B cầm xe, Luật sư cho e hỏi e có phải chịu trách nhiệm gì về lỗi của e không. vì người bạn B này quen bạn A và đã nhiều lần mượn xe của bạn A. Nếu bạn B ko lấy xe cho bạn A thì sẽ xử lý thế nào. E sẽ bị xử lý ra sao. Chiếc xe ấy ai sẽ phải lấy. Mong luật sư giúp e. E xin cám ơn!
Tôi xin hỏi Quý Luật sư một việc như sau: Tôi có người anh trai làm việc tại một ngân hàng cách đây 3 năm với công việc là Cán bộ tín dụng. Trước đây năm 2008 anh tôi có thẩm định một khách hàng vay vốn để sửa nhà với thế chấp giao dịch đảm bảo bằng oto, sau khi thẩm tra tài sản thế chấp và phương án trả nợ của khách hàng tốt anh tôi có đề nghị chuyển lên trưởng phòng, giám đốc ngân hàng để xét duyệt khoản vay, sau đó khách hàng đó được vay số tiền trên 1,5 tỷ đồng và có phương án trả lãi định kỳ tốt. Sau đó đến năm 2010 thì anh trai tôi chuyển sang một công ty khác làm việc và bàn giao lại toàn bộ tất cả các món vay và các giấy tờ tài sản thế chấp của khách hàng cho Trưởng phòng( người phụ trách trực tiếp của anh trai tôi) xin lưu ý là tại thời điểm đó thì khách hàng đó vẫn trả lãi tốt và không thấy ai nói là khách hàng có hành vi lừa đảo giấy tờ. Sau đó anh tôi được biết là khách hàng vẫn tiếp tục vay vốn để kinh doanh và người phụ trách các khoản vay đó là anh Trưởng phòng. Đến năm 2012, cơ quan điều tra có điện mời anh tôi lên hợp tác để điều tra và việc khách hàng đó có hành vi lừa đảo, giả mạo giấy tờ xe để lừa đảo ngân hàng. Tôi xin hỏi luật sư rằng: - Việc anh tôi là cán bộ tín dụng phụ trách khoản vay đó có bị liên quan hay không? trách nhiệm ra sao? - Trong thời gian anh tôi phụ trách khách hàng không có biểu hiện vi phạm mà anh tôi đã bàn giao lại các loại giấy tờ sau đó 2 năm rồi thì anh tôi có phải chịu trách nhiệm liên đới hay không? - Nếu người được anh tôi bàn giao lại tiếp tục giao dịch với khách hàng vay vốn họ cố tình tráo đổi giấy tờ thì anh tôi có bị liên đới tội hay không? - Tôi xin lưu ý rằng, quá trình thẩm định tài sản của khách hàng gồm: Cán bộ ngân hàng, Trưởng phòng. Xin luật sư cho biết câu trả lời sớm, xin cảm ơn luâ
Giết người vì bị xúc phạm nhân phẩm.
Cháu có một người bạn thân. Bạn của cháu làm việc tại một cửa hàng nhỏ chuyên lắp đặt cửa kính khung nhôm. Do cửa hàng nằm ở mặt đường khá mát mẻ nên trong giờ làm việc người dân ở xung quanh tới chơi rất đông. Trong số những người tới chơi có một chú tên Sơn nói tục, chửi bậy rất nhiều (chuyên gây sự nói xấu sau lưng người khác). Ai nói gì chú ta cũng chen vào chửi, mọi người rất ghét nên mỗi khi thấy chú ta vào quán là mọi người lại ra về hoặc ngồi im lặng để tránh bị làm phiền. Bạn của cháu mới làm việc tại cửa hàng được vài ngày nên chưa biết chú ta. Vào ngày 28/8/2012 khi cháu và bạn đang làm việc thì chú Sơn vào mở đầu là 1 câu chửi rất tục mà hàng ngày vẫn dùng. Mọi người đang mải làm nên không để ý tới. Chú ta bắt đầu kể những câu chuyện ngoại tình, đánh nhau, cờ bạc,... Lời kể toàn là những câu văng tục chửi bậy. Chú ta nhắc tới vấn đề "con hoang", bạn của cháu không có bố nên khi chú Sơn dùng những lời thô tục để kể nó rất bức xúc. nó có chen ngang lời : -"Chuyện của người ta tại sao chú cứ đem ra mà nói xấu như thế, chú không biết chắc thì đừng nói". -"Tao nói gì kệ mẹ tao liên quan đéo gì tới mày". -"Chuyện của chú thì chú kể muốn thêm bớt thế nào cũng không ai nói, chú cứ thêm bớt chuyện của người ta làm gì" -"Kệ tao, tao cứ thế mày làm gì được" Mấy chú làm việc ở gần đó nghĩ rằng cũng chỉ là gây sự cãi nhau như thường ngày nên không ai nói gì. -"Chú có giỏi thì đứng trước mặt người ta mà nói sao phải nói sau lưng" -"Mày thì biết chó gì "đồ con hoang"." -"Cháu không làm gì chú, chú đừng có xúc phạm cháu" -"Tao cứ thế "đồ con hoang"." -"Ông đừng có quá đáng tôi không đùa đâu" -"Mày định làm gì tao" Bạn của cháu rất bực nó định lao vào đánh nhưng cháu kéo lại. Nó không nói gì nữa cúi xuống làm việc tiếp. Chú Sơn chửi bới nhắc đi nhắc lại "mày là đồ con hoang" còn chỉ vào mặt bạn cháu. khi ra về chú ta nhổ vào mặt bạn cháu nó bức xúc quá không kiềm chế được tiện cái kìm trong tay nó đứng dậy lém thẳng vào mặt chú Sơn. Mọi người chạy lại can ngăn. Chú ta chửi to :"thằng con chó, mày định làm gì hả thằng con hoang". bạn cháu nhặt con dao bên cạnh lao lên đâm vào cổ chú Sơn. Không kịp tránh nên chú Sơn chết ngay tại chỗ. sau đó bạn cháu lên phường đầu thú. Cháu muốn hỏi bạn của cháu phạm tội gì và mức án như thế nào?
nếu xúc phạm nhân phẩm danh dự sẽ bị xử lý như thế nào thưa luật sư
thưa luật sư nếu có người nói tôi đã ngủ với người đó mà trong khi đó tôi chưa có j và ko hề biết người đó la ai người đó làm tôi và gia đình tôi tan nát ko hề quen biết mà chỉ gặp 1 lần sau khi găp thi nói tôi nhìn quen và sau đó thì có nhiêu lời lẽ ko đúng về tôi thế có được coi là tôi xúc phạm nhân phẩm tư cách danh dự của tôi ko và sẽ bị sử lí như thế nào vi phạm vào mục nào không