Bài thi công chức, viên chức có được sử dụng bút bi màu đen không?
Bài thi công chức, viên chức có được sử dụng bút bi màu đen không? Sử dụng sai màu mực có bị chấm 0 điểm? Giám thị hành lang có được hút thuốc trong thời gian coi thi? 1. Bài thi công chức, viên chức có được sử dụng bút bi màu đen không? Căn cứ khoản 6 Điều 1 Nội quy thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức ban hành kèm theo Thông tư 06/2020/TT-BNV. Theo đó, bài thi chỉ được viết bằng một loại mực có màu xanh hoặc màu đen. Không được sử dụng các loại mực màu khác, mực nhũ, mực phản quang, bút chì để làm bài thi (trừ trường hợp đề thi có quy định khác); không được đánh dấu hoặc làm ký hiệu riêng lên bài thi. Như vậy, bài thi công chức, viên chức được sử dụng bút bi có mực màu đen. Tuy nhiên, trong trường hợp nếu đề thi có quy định khác thì thực hiện theo quy định của đề thi. 2. Sử dụng sai màu mực có bị chấm 0 điểm? Căn cứ khoản 6 Điều 2 Nội quy thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức ban hành kèm theo Thông tư 06/2020/TT-BNV. Theo đó, trưởng ban chấm thi quyết định việc chấm điểm không (0) căn cứ báo cáo bằng văn bản của thành viên chấm thi, áp dụng đối với một trong các trường hợp sau: - Phần thi, bài thi, môn thi có từ hai bài làm trở lên. - Phần thi, bài thi, môn thi có từ hai chữ viết khác nhau trở lên. - Phần thi, bài thi, môn thi được viết từ hai loại màu mực khác nhau trở lên hoặc viết bằng màu mực không đúng quy định tại khoản 6 Điều 1 Nội quy thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức ban hành kèm theo Thông tư 06/2020/TT-BNV, trừ trường hợp có biên bản xác nhận của giám thị coi thi tại phòng thi và Trưởng ban coi thi. - Phần thi, bài thi, môn thi được viết trên giấy nháp, giấy không do giám thị phòng thi phát. Như vậy, việc sử dụng hai loại màu mực khác nhau trở lên hoặc viết bằng màu mực không đúng quy định sẽ bị chấm 0 điểm, trừ trường hợp có biên bản xác nhận của giám thị coi thi tại phòng thi và Trưởng ban coi thi. 3. Giám thị hành lang có được hút thuốc trong thời gian coi thi? Căn cứ Điều 3 Nội quy thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức ban hành kèm theo Thông tư 06/2020/TT-BNV. Theo đó, giám thị hàng lang phải chấp hành quy định khi coi thi bao gồm: - Phải có mặt tại địa điểm thi đúng giờ quy định. Trang phục gọn gàng, văn minh, lịch sự. - Thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao theo quy chế, nội quy. - Giữ trật tự, không được làm việc riêng; không được hút thuốc; không được sử dụng các loại đồ uống có cồn hoặc các chất kích thích; không được sử dụng điện thoại di động, máy ghi âm, máy ảnh, máy vi tính, các phương tiện kỹ thuật thu, phát truyền tin, phương tiện sao lưu dữ liệu, thiết bị chứa đựng, truyền tải thông tin khác trong phòng thi, trừ trường hợp giám thị phòng thi kiêm kỹ thuật viên sử dụng máy vi tính và các thiết bị có liên quan đối với phần thi, môn thi trắc nghiệm trên máy vi tính. - Không được trao đổi riêng với bất kỳ thí sinh nào trong thời gian thi. Như vậy, giám thị hành lang không được hút thuốc trong suốt quá trình giám sát thi, coi thi. Tóm lại, bài thi công chức, viên chức chỉ được sử dụng bút có mực màu xanh hoặc màu đen, trong bài thi chỉ sử dụng một màu, trừ trường hợp đề thi có quy định khác. Nếu sử dụng sai màu mực quy định hoặc sử dụng hai màu mực trong cùng một bài thi có thể bị chấm điểm không.
Sinh viên loại xuất sắc có được xét tuyển công chức sau khi tốt nghiệp?
Công chức là một chức danh ngành nghề làm việc trong cơ quan nhà nước mà nhiều người muốn đạt được phải trải qua một kỳ thi tuyển chọn nhằm tìm kiếm người có đủ năng lực và phẩm chất đạo đức phù hợp với công việc. Dù vậy nhà nước vẫn có chính sách xét tuyển một số đối tượng đặc biệt vào làm, vậy đối với sinh viên loại xuất sắc có được tuyển công chức? 1. Đối tượng xét tuyển công chức Căn cứ Điều 10 Nghị định 138/2020/NĐ-CP việc tuyển dụng công chức thông qua hình thức xét tuyển do cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định và được thực hiện riêng đối với từng nhóm đối tượng sau đây: - Người cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; - Người học theo chế độ cử tuyển theo quy định của Luật Giáo dục, sau khi tốt nghiệp về công tác tại địa phương nơi cử đi học; - Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng. Lưu ý: Việc tuyển dụng đối với nhóm đối tượng nêu trên được thực hiện theo quy định của Chính phủ về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ. Do đó, sinh viên tốt nghiệp đại học loại xuất sắc là một trong những đối tượng được ưu tiên xét tuyển công chức. 2. Nội dung, hình thức xét tuyển công chức Xét tuyển công chức được thực hiện theo 2 vòng theo quy định tại Điều 11 Nghị định 138/2020/NĐ-CP như sau: - Vòng 1 Kiểm tra điều kiện dự tuyển tại Phiếu đăng ký dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, nếu đáp ứng đủ thì người dự tuyển được tham dự vòng 2. - Vòng 2 + Phỏng vấn để kiểm tra về kiến thức, kỹ năng thực thi công vụ của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển; + Thời gian phỏng vấn 30 phút (thí sinh dự thi có không quá 15 phút chuẩn bị trước khi phỏng vấn); + Thang điểm: 100 điểm. 3. Xác định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức - Người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức phải có đủ các điều kiện sau: + Có kết quả điểm vòng 2 đạt từ 50 điểm trở lên; + Có kết quả điểm vòng 2 cộng với điểm ưu tiên quy định tại Điều 5 Nghị định 138/2020/NĐ-CP cao hơn lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu được tuyển dụng của từng vị trí việc làm. - Trường hợp có từ 02 người trở lên có tổng số điểm tính theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng của vị trí việc làm cần tuyển thì người có kết quả điểm vòng 2 cao hơn là người trúng tuyển; nếu vẫn không xác định được thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định người trúng tuyển. - Người không trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức không được bảo lưu kết quả xét tuyển cho các kỳ xét tuyển lần sau. Như vậy, sinh viên loại xuất sắc hoàn toàn đủ cơ sở để được xét tuyển công chức sau khi tốt nghiệp, theo đó người có đủ điều kiện được xét tuyển phải tham gia dự tuyển qua 2 vòng.
Thắc mắc về thi tuyển, xét tuyển công chức cấp xã?
Tôi tốt nghiệp đại học luật, sau đó thi tuyển vào công chức cấp xã, chức danh tư pháp hộ tịch xã (công tác được 5 năm 03 tháng không kể thời gian tập sự). sau đó tôi bị tinh giảm do dôi dư từ tháng 7/2020 đến nay (nhận chế độ 108, nhưng chưa nhận bảo hiểm xã hội). cũng từ tháng 7 năm 2020 đến nay, tôi được chuyển qua phó chủ tịch mặt trận tổ quốc xã. Nay, vị trí chức danh công chức tư pháp hộ tịch xã lại trống do thay đổi cán bộ công chức, và chức danh công chức văn phòng thống kê. Vậy tôi có được trở về vị trí cũ hoặc được xét tuyển vào công chức văn phòng thống kê không qua thi tuyển không? và tôi cần làm thủ tục gì?
Ban Dân vận Trung ương thông báo tiếp nhận công chức không qua thi tuyển
Ban Dân vận Trung ương TB tiếp nhận công chức không qua thi tuyển Ngày 20/11/2020 Ban Dân vận Trung ương ban hành Thông báo 396/TB-BDVTW về việc tiếp nhận công chức không qua thi tuyển. Theo đó, Ban Dân vận Trung ương có nhu cầu tiếp nhận 06 công chức không qua thi tuyển, cụ thể như sau: - Vụ Nghiên cứu: 01 chuyên viên làm công tác nghiên cứu khoa học về công tác dân vận; nắm tình hình nhân dân qua báo chí, mạng xã hội; - Vụ Dân tộc: 01 chuyên viên tham mưu về công tác dân tộc, nhất là dân tộc thiểu số ít người; - Vụ Đoàn thể nhân dân: 01 chuyên viên tham mưu về công tác các hội quần chúng; - Vụ Dân vận các cơ quan nhà nước: 01 chuyên viên tham mưu về công tác dân vận của các cơ quan nhà nước; tiếp công dân; xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo; - Vụ Tôn giáo: 01 chuyên viên chính theo dõi, tham mưu công tác đối với các đạo Tin lành, Cao đài, Hồi giáo, Hồi giáo Ba-ni, Bà-la-môn giáo, B'hai; - Cơ quan Thường trực Ban Dân vận Trung ương tại TP.Đà Nẵng (T26): 01 chuyên viên làm công tác tổng hợp, hành chính. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển: - Không cư trú tại Việt Nam. - Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. - Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dưỡng. - Đang trong thời gian chấp hành kỷ luật, chưa được xóa hình thức kỷ luật hoặc đang bị cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra do có dấu hiệu vi phạm kỷ luật, vi phạm quy định của Đảng, Nhà nước, cơ quan, đơn vị. Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ ngày 20/11/2020 đến ngày 20/12/2020. Nơi nhận hồ sơ: Vụ Tổ chức - Cán bộ, Ban Dân vận Trung ương, địa chỉ số 105B Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại liên hệ: 080.43826. Nộp hồ sơ trực tiếp tại Ban Dân vận Trung ương hoặc qua đường bưu chính, thời gian chậm nhất là ngày 20/12/2020, tính theo dấu bưu điện. Hồ sơ ghi rõ địa chỉ, số điện thoại của người dự tuyển. Xem chi tiết nội dung thông báo tại file đính kèm:
Quy định về đối tượng xét tuyển công chức theo Nghị định 138/2020/NĐ-CP
Đối tượng xét tuyển công chức - Ảnh minh họa Được ban hành ngày 27/11/2020 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức có hiệu lực từ 01/12/2020. Theo đó, việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế. Việc tuyển dụng có thể là thi tuyển hoặc xét tuyển. Việc tuyển dụng công chức thông qua hình thức xét tuyển do cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định và được thực hiện riêng đối với từng nhóm đối tượng sau đây: - Người cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; - Người học theo chế độ cử tuyển theo quy định của Luật Giáo dục, sau khi tốt nghiệp về công tác tại địa phương nơi cử đi học; - Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng. Việc tuyển dụng đối với nhóm đối tượng là sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng được thực hiện theo quy định của Chính phủ về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ. Bãi bỏ toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật sau: - Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; - Nghị định 93/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2010 sửa đổi một số điều của Nghị định 24/2010/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; - Quyết định 27/2003/QĐ-TTg ngày 19 tháng 02 năm 2003 Xem chi tiết Nghị định TẠI ĐÂY
Dự kiến: 2 trường hợp được xét nâng ngạch công chức không qua thi tuyển
Đây là nội dung mới quan trọng được đề cập tại dự thảo Nghị định quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Dự thảo Nghị định bao gồm 06 Chương với 83 Điều. Theo đó, Công chức đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại các điểm a, b,c và d khoản 3 Điều 32 của dự thảo thì được xét nâng ngạch trong các trường hợp sau: - Có thành tích xuất sắc trong hoạt động công vụ trong thời gian giữ ngạch công chức hiện giữ, được cấp có thẩm quyền công nhận; - Được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý gắn với yêu cầu của vị trí việc làm. Trong đó, thành tích xuất sắc trong hoạt động công vụ được hướng dẫn như sau: - Được khen thưởng từ Huân chương Lao động hạng Ba trở lên hoặc danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc (áp dụng đối với xét nâng ngạch từ ngạch chuyên viên lên ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương trở lên); - Đạt danh hiệu từ Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương trở lên (áp dụng đối với xét nâng ngạch từ ngạch nhân viên lên cán sự hoặc tương đương; từ ngạch cán sự lên chuyên viên hoặc tương đương). Dự thảo đã bổ sung thêm hình thức xét nâng ngạch bên cạnh hình thức thi nâng ngạch so với quy định hiện hành. Nghị định có hiệu lực Bãi bỏ các văn bản sau: - Nghị định số 24/2010/NĐ-CP; - Nghị định số 93/2010/NĐ-CP; - Nghị định số 161/2018/NĐ-CP; - Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg; Xem chi tiết dự thảo tại file đính kèm:
Bài thi công chức, viên chức có được sử dụng bút bi màu đen không?
Bài thi công chức, viên chức có được sử dụng bút bi màu đen không? Sử dụng sai màu mực có bị chấm 0 điểm? Giám thị hành lang có được hút thuốc trong thời gian coi thi? 1. Bài thi công chức, viên chức có được sử dụng bút bi màu đen không? Căn cứ khoản 6 Điều 1 Nội quy thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức ban hành kèm theo Thông tư 06/2020/TT-BNV. Theo đó, bài thi chỉ được viết bằng một loại mực có màu xanh hoặc màu đen. Không được sử dụng các loại mực màu khác, mực nhũ, mực phản quang, bút chì để làm bài thi (trừ trường hợp đề thi có quy định khác); không được đánh dấu hoặc làm ký hiệu riêng lên bài thi. Như vậy, bài thi công chức, viên chức được sử dụng bút bi có mực màu đen. Tuy nhiên, trong trường hợp nếu đề thi có quy định khác thì thực hiện theo quy định của đề thi. 2. Sử dụng sai màu mực có bị chấm 0 điểm? Căn cứ khoản 6 Điều 2 Nội quy thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức ban hành kèm theo Thông tư 06/2020/TT-BNV. Theo đó, trưởng ban chấm thi quyết định việc chấm điểm không (0) căn cứ báo cáo bằng văn bản của thành viên chấm thi, áp dụng đối với một trong các trường hợp sau: - Phần thi, bài thi, môn thi có từ hai bài làm trở lên. - Phần thi, bài thi, môn thi có từ hai chữ viết khác nhau trở lên. - Phần thi, bài thi, môn thi được viết từ hai loại màu mực khác nhau trở lên hoặc viết bằng màu mực không đúng quy định tại khoản 6 Điều 1 Nội quy thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức ban hành kèm theo Thông tư 06/2020/TT-BNV, trừ trường hợp có biên bản xác nhận của giám thị coi thi tại phòng thi và Trưởng ban coi thi. - Phần thi, bài thi, môn thi được viết trên giấy nháp, giấy không do giám thị phòng thi phát. Như vậy, việc sử dụng hai loại màu mực khác nhau trở lên hoặc viết bằng màu mực không đúng quy định sẽ bị chấm 0 điểm, trừ trường hợp có biên bản xác nhận của giám thị coi thi tại phòng thi và Trưởng ban coi thi. 3. Giám thị hành lang có được hút thuốc trong thời gian coi thi? Căn cứ Điều 3 Nội quy thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức ban hành kèm theo Thông tư 06/2020/TT-BNV. Theo đó, giám thị hàng lang phải chấp hành quy định khi coi thi bao gồm: - Phải có mặt tại địa điểm thi đúng giờ quy định. Trang phục gọn gàng, văn minh, lịch sự. - Thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao theo quy chế, nội quy. - Giữ trật tự, không được làm việc riêng; không được hút thuốc; không được sử dụng các loại đồ uống có cồn hoặc các chất kích thích; không được sử dụng điện thoại di động, máy ghi âm, máy ảnh, máy vi tính, các phương tiện kỹ thuật thu, phát truyền tin, phương tiện sao lưu dữ liệu, thiết bị chứa đựng, truyền tải thông tin khác trong phòng thi, trừ trường hợp giám thị phòng thi kiêm kỹ thuật viên sử dụng máy vi tính và các thiết bị có liên quan đối với phần thi, môn thi trắc nghiệm trên máy vi tính. - Không được trao đổi riêng với bất kỳ thí sinh nào trong thời gian thi. Như vậy, giám thị hành lang không được hút thuốc trong suốt quá trình giám sát thi, coi thi. Tóm lại, bài thi công chức, viên chức chỉ được sử dụng bút có mực màu xanh hoặc màu đen, trong bài thi chỉ sử dụng một màu, trừ trường hợp đề thi có quy định khác. Nếu sử dụng sai màu mực quy định hoặc sử dụng hai màu mực trong cùng một bài thi có thể bị chấm điểm không.
Sinh viên loại xuất sắc có được xét tuyển công chức sau khi tốt nghiệp?
Công chức là một chức danh ngành nghề làm việc trong cơ quan nhà nước mà nhiều người muốn đạt được phải trải qua một kỳ thi tuyển chọn nhằm tìm kiếm người có đủ năng lực và phẩm chất đạo đức phù hợp với công việc. Dù vậy nhà nước vẫn có chính sách xét tuyển một số đối tượng đặc biệt vào làm, vậy đối với sinh viên loại xuất sắc có được tuyển công chức? 1. Đối tượng xét tuyển công chức Căn cứ Điều 10 Nghị định 138/2020/NĐ-CP việc tuyển dụng công chức thông qua hình thức xét tuyển do cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định và được thực hiện riêng đối với từng nhóm đối tượng sau đây: - Người cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; - Người học theo chế độ cử tuyển theo quy định của Luật Giáo dục, sau khi tốt nghiệp về công tác tại địa phương nơi cử đi học; - Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng. Lưu ý: Việc tuyển dụng đối với nhóm đối tượng nêu trên được thực hiện theo quy định của Chính phủ về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ. Do đó, sinh viên tốt nghiệp đại học loại xuất sắc là một trong những đối tượng được ưu tiên xét tuyển công chức. 2. Nội dung, hình thức xét tuyển công chức Xét tuyển công chức được thực hiện theo 2 vòng theo quy định tại Điều 11 Nghị định 138/2020/NĐ-CP như sau: - Vòng 1 Kiểm tra điều kiện dự tuyển tại Phiếu đăng ký dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, nếu đáp ứng đủ thì người dự tuyển được tham dự vòng 2. - Vòng 2 + Phỏng vấn để kiểm tra về kiến thức, kỹ năng thực thi công vụ của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển; + Thời gian phỏng vấn 30 phút (thí sinh dự thi có không quá 15 phút chuẩn bị trước khi phỏng vấn); + Thang điểm: 100 điểm. 3. Xác định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức - Người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức phải có đủ các điều kiện sau: + Có kết quả điểm vòng 2 đạt từ 50 điểm trở lên; + Có kết quả điểm vòng 2 cộng với điểm ưu tiên quy định tại Điều 5 Nghị định 138/2020/NĐ-CP cao hơn lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu được tuyển dụng của từng vị trí việc làm. - Trường hợp có từ 02 người trở lên có tổng số điểm tính theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng của vị trí việc làm cần tuyển thì người có kết quả điểm vòng 2 cao hơn là người trúng tuyển; nếu vẫn không xác định được thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định người trúng tuyển. - Người không trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức không được bảo lưu kết quả xét tuyển cho các kỳ xét tuyển lần sau. Như vậy, sinh viên loại xuất sắc hoàn toàn đủ cơ sở để được xét tuyển công chức sau khi tốt nghiệp, theo đó người có đủ điều kiện được xét tuyển phải tham gia dự tuyển qua 2 vòng.
Thắc mắc về thi tuyển, xét tuyển công chức cấp xã?
Tôi tốt nghiệp đại học luật, sau đó thi tuyển vào công chức cấp xã, chức danh tư pháp hộ tịch xã (công tác được 5 năm 03 tháng không kể thời gian tập sự). sau đó tôi bị tinh giảm do dôi dư từ tháng 7/2020 đến nay (nhận chế độ 108, nhưng chưa nhận bảo hiểm xã hội). cũng từ tháng 7 năm 2020 đến nay, tôi được chuyển qua phó chủ tịch mặt trận tổ quốc xã. Nay, vị trí chức danh công chức tư pháp hộ tịch xã lại trống do thay đổi cán bộ công chức, và chức danh công chức văn phòng thống kê. Vậy tôi có được trở về vị trí cũ hoặc được xét tuyển vào công chức văn phòng thống kê không qua thi tuyển không? và tôi cần làm thủ tục gì?
Ban Dân vận Trung ương thông báo tiếp nhận công chức không qua thi tuyển
Ban Dân vận Trung ương TB tiếp nhận công chức không qua thi tuyển Ngày 20/11/2020 Ban Dân vận Trung ương ban hành Thông báo 396/TB-BDVTW về việc tiếp nhận công chức không qua thi tuyển. Theo đó, Ban Dân vận Trung ương có nhu cầu tiếp nhận 06 công chức không qua thi tuyển, cụ thể như sau: - Vụ Nghiên cứu: 01 chuyên viên làm công tác nghiên cứu khoa học về công tác dân vận; nắm tình hình nhân dân qua báo chí, mạng xã hội; - Vụ Dân tộc: 01 chuyên viên tham mưu về công tác dân tộc, nhất là dân tộc thiểu số ít người; - Vụ Đoàn thể nhân dân: 01 chuyên viên tham mưu về công tác các hội quần chúng; - Vụ Dân vận các cơ quan nhà nước: 01 chuyên viên tham mưu về công tác dân vận của các cơ quan nhà nước; tiếp công dân; xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo; - Vụ Tôn giáo: 01 chuyên viên chính theo dõi, tham mưu công tác đối với các đạo Tin lành, Cao đài, Hồi giáo, Hồi giáo Ba-ni, Bà-la-môn giáo, B'hai; - Cơ quan Thường trực Ban Dân vận Trung ương tại TP.Đà Nẵng (T26): 01 chuyên viên làm công tác tổng hợp, hành chính. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển: - Không cư trú tại Việt Nam. - Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. - Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dưỡng. - Đang trong thời gian chấp hành kỷ luật, chưa được xóa hình thức kỷ luật hoặc đang bị cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra do có dấu hiệu vi phạm kỷ luật, vi phạm quy định của Đảng, Nhà nước, cơ quan, đơn vị. Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ ngày 20/11/2020 đến ngày 20/12/2020. Nơi nhận hồ sơ: Vụ Tổ chức - Cán bộ, Ban Dân vận Trung ương, địa chỉ số 105B Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại liên hệ: 080.43826. Nộp hồ sơ trực tiếp tại Ban Dân vận Trung ương hoặc qua đường bưu chính, thời gian chậm nhất là ngày 20/12/2020, tính theo dấu bưu điện. Hồ sơ ghi rõ địa chỉ, số điện thoại của người dự tuyển. Xem chi tiết nội dung thông báo tại file đính kèm:
Quy định về đối tượng xét tuyển công chức theo Nghị định 138/2020/NĐ-CP
Đối tượng xét tuyển công chức - Ảnh minh họa Được ban hành ngày 27/11/2020 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức có hiệu lực từ 01/12/2020. Theo đó, việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế. Việc tuyển dụng có thể là thi tuyển hoặc xét tuyển. Việc tuyển dụng công chức thông qua hình thức xét tuyển do cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định và được thực hiện riêng đối với từng nhóm đối tượng sau đây: - Người cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; - Người học theo chế độ cử tuyển theo quy định của Luật Giáo dục, sau khi tốt nghiệp về công tác tại địa phương nơi cử đi học; - Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng. Việc tuyển dụng đối với nhóm đối tượng là sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng được thực hiện theo quy định của Chính phủ về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ. Bãi bỏ toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật sau: - Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; - Nghị định 93/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2010 sửa đổi một số điều của Nghị định 24/2010/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; - Quyết định 27/2003/QĐ-TTg ngày 19 tháng 02 năm 2003 Xem chi tiết Nghị định TẠI ĐÂY
Dự kiến: 2 trường hợp được xét nâng ngạch công chức không qua thi tuyển
Đây là nội dung mới quan trọng được đề cập tại dự thảo Nghị định quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Dự thảo Nghị định bao gồm 06 Chương với 83 Điều. Theo đó, Công chức đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại các điểm a, b,c và d khoản 3 Điều 32 của dự thảo thì được xét nâng ngạch trong các trường hợp sau: - Có thành tích xuất sắc trong hoạt động công vụ trong thời gian giữ ngạch công chức hiện giữ, được cấp có thẩm quyền công nhận; - Được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý gắn với yêu cầu của vị trí việc làm. Trong đó, thành tích xuất sắc trong hoạt động công vụ được hướng dẫn như sau: - Được khen thưởng từ Huân chương Lao động hạng Ba trở lên hoặc danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc (áp dụng đối với xét nâng ngạch từ ngạch chuyên viên lên ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương trở lên); - Đạt danh hiệu từ Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương trở lên (áp dụng đối với xét nâng ngạch từ ngạch nhân viên lên cán sự hoặc tương đương; từ ngạch cán sự lên chuyên viên hoặc tương đương). Dự thảo đã bổ sung thêm hình thức xét nâng ngạch bên cạnh hình thức thi nâng ngạch so với quy định hiện hành. Nghị định có hiệu lực Bãi bỏ các văn bản sau: - Nghị định số 24/2010/NĐ-CP; - Nghị định số 93/2010/NĐ-CP; - Nghị định số 161/2018/NĐ-CP; - Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg; Xem chi tiết dự thảo tại file đính kèm: