Tiêu chuẩn xét thăng hạng chức danh viên chức chuyên ngành y, dược, dân số
Ngày 12 tháng 7 năm 2024, Bộ Y tế ban hành Thông tư 11/2024/TT-BYT quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y, dược, dân số Căn cứ quy định tại Điều 2 Thông tư 11/2024/TT-BYT quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y, dược, dân số như sau: Tiêu chuẩn, điều kiện chung - Đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 16 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 115/2020/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức và các điều kiện sau đây: + Được người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức quyết định cử viên chức dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp; + Đối với yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn năng lực chuyên môn, nghiệp vụ quy định tại các Thông tư, Thông tư liên tịch quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y, dược, dân số. - Có vị trí việc làm còn thiếu tương ứng với hạng chức danh nghề nghiệp viên chức được xét thăng hạng. Tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể xét thăng hạng viên chức chuyên ngành y, dược từ hạng II lên hạng I Viên chức dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Bác sĩ cao cấp (hạng I), Bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I), Y tế công cộng cao cấp (hạng I), Dược sĩ cao cấp (hạng I) phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện chung quy định tại khoản 1 Điều này và trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp hạng II đạt một trong các thành tích, kết quả hoạt động như sau: - Được bổ nhiệm chức danh Giáo sư hoặc Phó giáo sư chuyên ngành phù hợp với tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng; - Đạt danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”; - Đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc; - Được khen thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì trở lên; - Chủ nhiệm hoặc thành viên tham gia chính ít nhất 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ từ cấp bộ, cấp tỉnh trở lên và nhiệm vụ khoa học và công nghệ này phải được nghiệm thu từ mức đạt trở lên; - Chủ trì hoặc thành viên tham gia chính ít nhất 01 đề án hoặc 01 hướng dẫn, quy trình chuyên môn kỹ thuật trong lĩnh vực công tác được cấp bộ, cấp tỉnh ban hành; - Chủ nhiệm ít nhất 03 nhiệm vụ khoa học và công nghệ từ cấp cơ sở trở lên và nhiệm vụ khoa học và công nghệ này phải được nghiệm thu từ mức đạt trở lên. Tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể xét thăng hạng viên chức chuyên ngành y, dược, dân số từ hạng III lên hạng II Viên chức dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Bác sĩ chính (hạng II), Bác sĩ y học dự phòng chính (hạng II), Y tế công cộng chính (hạng II), Dược sĩ chính (hạng II), Điều dưỡng hạng II, Hộ sinh hạng II, Kỹ thuật y hạng II, Dinh dưỡng hạng II, Dân số viên hạng II phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện chung quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 11/2024/TT-BYT và trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp hạng III đạt một trong các thành tích, kết quả hoạt động như sau: - Được cấp bằng Chuyên khoa cấp II hoặc Tiến sĩ chuyên ngành phù hợp với tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng; - Đạt danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú”, “Thầy thuốc nhân dân”; - Đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua từ cấp bộ, cấp tỉnh trở lên; - Được khen thưởng Huân chương Lao động hạng Ba trở lên; - Chủ nhiệm ít nhất 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ từ cấp cơ sở trở lên và nhiệm vụ khoa học và công nghệ này phải được nghiệm thu từ mức đạt trở lên; - Chủ nhiệm ít nhất 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ từ cấp cơ sở trở lên và thành viên tham gia ít nhất 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ từ cấp bộ, cấp tỉnh trở lên và nhiệm vụ khoa học và công nghệ này phải được nghiệm thu từ mức đạt trở lên; - Chủ trì ít nhất 02 đề án hoặc hướng dẫn, quy trình kỹ thuật chuyên môn trong lĩnh vực công tác từ cấp cơ sở trở lên hoặc sáng kiến cải tiến kỹ thuật được cấp có thẩm quyền ban hành; - Thành viên tham gia ít nhất 02 đề án hoặc hướng dẫn, quy trình chuyên môn kỹ thuật trong lĩnh vực công tác được cấp bộ, cấp tỉnh ban hành. Trên đây là những quy định liên quan đến tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y, dược, dân số được áp dụng từ ngày 01/9/2024. Xem chi tiết tại Thông tư 11/2024/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 01/9/2024.
Không còn giáo viên mầm non, tiểu học hạng IV từ ngày 20/3/2021
Không còn giáo viên mầm non, tiểu học hạng IV từ ngày 20/3/2021 Ngày 02/02/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT và Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học công lập. Theo quy định mới này thì không còn giáo viên mầm non và giáo viên tiểu học hạng IV. Nếu quy định trước đây, giáo viên mầm non gồm các hạng II, hạng III và hạng IV (Điều 2 Thông tư liên tịch 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV). Giáo viên tiểu học gồm các hạng II, hạng III và hạng I (Điều 2 Thông tư liên tịch 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV). Thông tư 01/2021 và Thông tư 02/2021 của Bộ GD&ĐT có hiệu lực ngày 20/3/2021 thì giáo viên mầm non và giáo viên tiểu học gồm hạng I, hạng II và hạng III. Bên cạnh đó, viên chức đã được bổ nhiệm vào các hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non theo quy định cũ nếu đạt các tiêu chuẩn hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định tại Thông tư 01/2021 thì giáo viên mầm non hạng IV được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp hạng III. Tương tự, viên chức đã được bổ nhiệm vào các hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học theo quy định cũ nếu đạt các tiêu chuẩn hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định tại Thông tư 02/2021 thì giáo viên tiểu học hạng IV được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp hạng III. Lưu ý: Giáo viên mầm non hạng IV chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non theo quy định thì giữ nguyên mã số V.07.02.06 và áp dụng hệ số lương của viên chức loại B (từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06) cho đến khi đạt trình độ chuẩn được đào tạo thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III (mã số V.07.02.26) hoặc cho đến khi nghỉ hưu nếu không thuộc đối tượng phải nâng trình độ chuẩn được đào tạo. (Khoản 1 Điều 9 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT) Giáo viên tiểu học hạng IV chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên tiểu học theo quy định thì giữ nguyên mã số V.07.03.09 và áp dụng hệ số lương của viên chức loại B (từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06) cho đến khi đạt trình độ chuẩn được đào tạo thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.29) hoặc cho đến khi nghỉ hưu nếu không thuộc đối tượng phải nâng trình độ chuẩn được đào tạo. (Khoản 1 Điều 9 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT)
Từ 20/3/2020: Các trường hợp miễn thi ngoại ngữ, tin học đối với viên chức thi thăng hạng
Là nội dung tại Thông tư 31/2019/TT-BLĐTBXH quy định về tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung và hình thức hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp. Theo đó, miễn thi ngoại ngữ đối với viên chức dự thi thăng hạng khi: - Có tuổi đời đủ 55 tuổi trở lên đối với nam và đủ 50 tuổi trở lên đối với nữ. - Viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở vùng dân tộc thiểu số là người dân tộc thiểu số hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số được cấp có thẩm quyền công nhận. Chứng chỉ quy định tại khoản này phải còn trong thời hạn quy định tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp. - Có bằng tốt nghiệp là bằng ngoại ngữ cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ quy định trong tiêu chuẩn của hạng dự thi. - Có bằng tốt nghiệp theo yêu cầu trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ quy định trong tiêu chuẩn của hạng dự thi học tập ở nước ngoài hoặc học bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam. Miễn thi tin học đối với viên chức có bằng tốt nghiệp từ trung cấp chuyên ngành công nghệ thông tin, tin học, toán - tin trở lên. Lưu ý: Thông tư này áp dụng đối với viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp trong các trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên công lập 2 (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục nghề nghiệp) tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Thông tư có hiệu lực từ 20/3/2020. Xem chi tiết tại file đính kèm:
Kế hoạch thi nâng ngạch công chức, xét thăng hạng viên chức trong cơ quan Đảng 2017
Cụ thể, Ban Tổ chức Ban Chấp hành Trung ương ban hành Kế họach 99-KH/BTCTW về việc tổ chức thi nâng ngạch công chức và xét thăng hạng viên chức trong cơ quan, đơn vị của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội 2017 với các nội dung chính: 1. Phạm vi áp dụng: Các cơ quan, đơn vị của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội từ Trung ương đến cơ sở. 2. Đối tượng áp dụng Đối với trường hợp dự thi nâng ngạch công chức: - Cán bộ, công chức hiện đang công tác, làm việc ở trong các cơ quan tham mưu của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội ở Trung ương. - Cán bộ, công chức hiện đang công tác, làm việc ở các cấp ủy trực thuộc Trung ương. Lưu ý: Cán bộ, công chức dự thi ở từng ngạch công chức cần đảm bảo đúng vị trí, đối tượng và đủ tiêu chuẩn theo các quy định tại Nghị quyết 39-NQ/TW năm 2015 và Thông tư 05/2017/TT-BNV. Đối với trường hợp dự xét thăng hạng viên chức: - Viên chức hiện đang công tác, làm việc ở các cơ quan tham mưu của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương. - Viên chức hiện đang công tác, làm việc ở các cấp ủy trực thuộc Trung ương; các đơn vị sự nghiệp của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội. Khi viên chức dự xét thăng hạng chức danh, cần đảm bảo đúng tiêu chuẩn, yêu cầu vị trí theo quy định của Luật viên chức, các văn bản hướng dẫn đối với từng chức danh viên chức và quy định tại Quyết định 1696-QĐ/BTCTW. 3. Thời gian tổ chức thi nâng ngạch và xét thăng hạng Thời gian tổ chức thi nâng ngạch: tháng 11/2017 tại Hà Nội Thời gian tổ chức xét thăng hạng: tháng 11/2017 tại 3 Hội đồng: Văn phòng Trung ương Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Báo nhân dân. 4. Đề thi Bao gồm 2 môn: - Kiến thức chung - Chuyên môn nghiệp vụ (Áp dụng đối với ngạch chuyên viên chính) 5. Phí dự thi nâng ngạch công chức và xét thăng hạng viên chức Căn cứ Thông tư 228/2016/TT-BTC. Xem chi tiết Kế họach tại file đính kèm.
Tiêu chuẩn xét thăng hạng chức danh viên chức chuyên ngành y, dược, dân số
Ngày 12 tháng 7 năm 2024, Bộ Y tế ban hành Thông tư 11/2024/TT-BYT quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y, dược, dân số Căn cứ quy định tại Điều 2 Thông tư 11/2024/TT-BYT quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y, dược, dân số như sau: Tiêu chuẩn, điều kiện chung - Đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 16 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 115/2020/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức và các điều kiện sau đây: + Được người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức quyết định cử viên chức dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp; + Đối với yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn năng lực chuyên môn, nghiệp vụ quy định tại các Thông tư, Thông tư liên tịch quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y, dược, dân số. - Có vị trí việc làm còn thiếu tương ứng với hạng chức danh nghề nghiệp viên chức được xét thăng hạng. Tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể xét thăng hạng viên chức chuyên ngành y, dược từ hạng II lên hạng I Viên chức dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Bác sĩ cao cấp (hạng I), Bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I), Y tế công cộng cao cấp (hạng I), Dược sĩ cao cấp (hạng I) phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện chung quy định tại khoản 1 Điều này và trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp hạng II đạt một trong các thành tích, kết quả hoạt động như sau: - Được bổ nhiệm chức danh Giáo sư hoặc Phó giáo sư chuyên ngành phù hợp với tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng; - Đạt danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”; - Đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc; - Được khen thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì trở lên; - Chủ nhiệm hoặc thành viên tham gia chính ít nhất 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ từ cấp bộ, cấp tỉnh trở lên và nhiệm vụ khoa học và công nghệ này phải được nghiệm thu từ mức đạt trở lên; - Chủ trì hoặc thành viên tham gia chính ít nhất 01 đề án hoặc 01 hướng dẫn, quy trình chuyên môn kỹ thuật trong lĩnh vực công tác được cấp bộ, cấp tỉnh ban hành; - Chủ nhiệm ít nhất 03 nhiệm vụ khoa học và công nghệ từ cấp cơ sở trở lên và nhiệm vụ khoa học và công nghệ này phải được nghiệm thu từ mức đạt trở lên. Tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể xét thăng hạng viên chức chuyên ngành y, dược, dân số từ hạng III lên hạng II Viên chức dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Bác sĩ chính (hạng II), Bác sĩ y học dự phòng chính (hạng II), Y tế công cộng chính (hạng II), Dược sĩ chính (hạng II), Điều dưỡng hạng II, Hộ sinh hạng II, Kỹ thuật y hạng II, Dinh dưỡng hạng II, Dân số viên hạng II phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện chung quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 11/2024/TT-BYT và trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp hạng III đạt một trong các thành tích, kết quả hoạt động như sau: - Được cấp bằng Chuyên khoa cấp II hoặc Tiến sĩ chuyên ngành phù hợp với tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng; - Đạt danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú”, “Thầy thuốc nhân dân”; - Đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua từ cấp bộ, cấp tỉnh trở lên; - Được khen thưởng Huân chương Lao động hạng Ba trở lên; - Chủ nhiệm ít nhất 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ từ cấp cơ sở trở lên và nhiệm vụ khoa học và công nghệ này phải được nghiệm thu từ mức đạt trở lên; - Chủ nhiệm ít nhất 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ từ cấp cơ sở trở lên và thành viên tham gia ít nhất 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ từ cấp bộ, cấp tỉnh trở lên và nhiệm vụ khoa học và công nghệ này phải được nghiệm thu từ mức đạt trở lên; - Chủ trì ít nhất 02 đề án hoặc hướng dẫn, quy trình kỹ thuật chuyên môn trong lĩnh vực công tác từ cấp cơ sở trở lên hoặc sáng kiến cải tiến kỹ thuật được cấp có thẩm quyền ban hành; - Thành viên tham gia ít nhất 02 đề án hoặc hướng dẫn, quy trình chuyên môn kỹ thuật trong lĩnh vực công tác được cấp bộ, cấp tỉnh ban hành. Trên đây là những quy định liên quan đến tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y, dược, dân số được áp dụng từ ngày 01/9/2024. Xem chi tiết tại Thông tư 11/2024/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 01/9/2024.
Không còn giáo viên mầm non, tiểu học hạng IV từ ngày 20/3/2021
Không còn giáo viên mầm non, tiểu học hạng IV từ ngày 20/3/2021 Ngày 02/02/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT và Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học công lập. Theo quy định mới này thì không còn giáo viên mầm non và giáo viên tiểu học hạng IV. Nếu quy định trước đây, giáo viên mầm non gồm các hạng II, hạng III và hạng IV (Điều 2 Thông tư liên tịch 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV). Giáo viên tiểu học gồm các hạng II, hạng III và hạng I (Điều 2 Thông tư liên tịch 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV). Thông tư 01/2021 và Thông tư 02/2021 của Bộ GD&ĐT có hiệu lực ngày 20/3/2021 thì giáo viên mầm non và giáo viên tiểu học gồm hạng I, hạng II và hạng III. Bên cạnh đó, viên chức đã được bổ nhiệm vào các hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non theo quy định cũ nếu đạt các tiêu chuẩn hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định tại Thông tư 01/2021 thì giáo viên mầm non hạng IV được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp hạng III. Tương tự, viên chức đã được bổ nhiệm vào các hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học theo quy định cũ nếu đạt các tiêu chuẩn hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định tại Thông tư 02/2021 thì giáo viên tiểu học hạng IV được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp hạng III. Lưu ý: Giáo viên mầm non hạng IV chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non theo quy định thì giữ nguyên mã số V.07.02.06 và áp dụng hệ số lương của viên chức loại B (từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06) cho đến khi đạt trình độ chuẩn được đào tạo thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III (mã số V.07.02.26) hoặc cho đến khi nghỉ hưu nếu không thuộc đối tượng phải nâng trình độ chuẩn được đào tạo. (Khoản 1 Điều 9 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT) Giáo viên tiểu học hạng IV chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên tiểu học theo quy định thì giữ nguyên mã số V.07.03.09 và áp dụng hệ số lương của viên chức loại B (từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06) cho đến khi đạt trình độ chuẩn được đào tạo thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.29) hoặc cho đến khi nghỉ hưu nếu không thuộc đối tượng phải nâng trình độ chuẩn được đào tạo. (Khoản 1 Điều 9 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT)
Từ 20/3/2020: Các trường hợp miễn thi ngoại ngữ, tin học đối với viên chức thi thăng hạng
Là nội dung tại Thông tư 31/2019/TT-BLĐTBXH quy định về tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung và hình thức hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp. Theo đó, miễn thi ngoại ngữ đối với viên chức dự thi thăng hạng khi: - Có tuổi đời đủ 55 tuổi trở lên đối với nam và đủ 50 tuổi trở lên đối với nữ. - Viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở vùng dân tộc thiểu số là người dân tộc thiểu số hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số được cấp có thẩm quyền công nhận. Chứng chỉ quy định tại khoản này phải còn trong thời hạn quy định tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp. - Có bằng tốt nghiệp là bằng ngoại ngữ cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ quy định trong tiêu chuẩn của hạng dự thi. - Có bằng tốt nghiệp theo yêu cầu trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ quy định trong tiêu chuẩn của hạng dự thi học tập ở nước ngoài hoặc học bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam. Miễn thi tin học đối với viên chức có bằng tốt nghiệp từ trung cấp chuyên ngành công nghệ thông tin, tin học, toán - tin trở lên. Lưu ý: Thông tư này áp dụng đối với viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp trong các trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên công lập 2 (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục nghề nghiệp) tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Thông tư có hiệu lực từ 20/3/2020. Xem chi tiết tại file đính kèm:
Kế hoạch thi nâng ngạch công chức, xét thăng hạng viên chức trong cơ quan Đảng 2017
Cụ thể, Ban Tổ chức Ban Chấp hành Trung ương ban hành Kế họach 99-KH/BTCTW về việc tổ chức thi nâng ngạch công chức và xét thăng hạng viên chức trong cơ quan, đơn vị của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội 2017 với các nội dung chính: 1. Phạm vi áp dụng: Các cơ quan, đơn vị của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội từ Trung ương đến cơ sở. 2. Đối tượng áp dụng Đối với trường hợp dự thi nâng ngạch công chức: - Cán bộ, công chức hiện đang công tác, làm việc ở trong các cơ quan tham mưu của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội ở Trung ương. - Cán bộ, công chức hiện đang công tác, làm việc ở các cấp ủy trực thuộc Trung ương. Lưu ý: Cán bộ, công chức dự thi ở từng ngạch công chức cần đảm bảo đúng vị trí, đối tượng và đủ tiêu chuẩn theo các quy định tại Nghị quyết 39-NQ/TW năm 2015 và Thông tư 05/2017/TT-BNV. Đối với trường hợp dự xét thăng hạng viên chức: - Viên chức hiện đang công tác, làm việc ở các cơ quan tham mưu của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương. - Viên chức hiện đang công tác, làm việc ở các cấp ủy trực thuộc Trung ương; các đơn vị sự nghiệp của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội. Khi viên chức dự xét thăng hạng chức danh, cần đảm bảo đúng tiêu chuẩn, yêu cầu vị trí theo quy định của Luật viên chức, các văn bản hướng dẫn đối với từng chức danh viên chức và quy định tại Quyết định 1696-QĐ/BTCTW. 3. Thời gian tổ chức thi nâng ngạch và xét thăng hạng Thời gian tổ chức thi nâng ngạch: tháng 11/2017 tại Hà Nội Thời gian tổ chức xét thăng hạng: tháng 11/2017 tại 3 Hội đồng: Văn phòng Trung ương Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Báo nhân dân. 4. Đề thi Bao gồm 2 môn: - Kiến thức chung - Chuyên môn nghiệp vụ (Áp dụng đối với ngạch chuyên viên chính) 5. Phí dự thi nâng ngạch công chức và xét thăng hạng viên chức Căn cứ Thông tư 228/2016/TT-BTC. Xem chi tiết Kế họach tại file đính kèm.