Có thể nhận biết hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu như thế nào?
Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam được pháp luật bảo vệ nhất là đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý. Tuy nhiên, hiện nay việc nhận biết xâm phạm sở hữu trí tuệ là rất khó, vậy có thể nhận biết dấu hiệu xâm phạm nhãn hiệu như thế nào? 1. Dấu hiệu nhận biết nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý Theo quy định tại điểm g, k, l khoản 2 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bởi Luật Sở hữu trí tuệ 2022) quy định dấu hiệu nhận biết đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý - Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên; - Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ; - Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lý của hàng hoá; 2. Căn cứ xác định xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý Căn cứ Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý được quy định như sau: - Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu: + Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó; + Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ; + Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ; + Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng. - Mọi hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác đã được sử dụng trước cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó đều bị coi là xâm phạm quyền đối với tên thương mại. - Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ: + Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm mặc dù có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý, nhưng sản phẩm đó không đáp ứng các tiêu chuẩn về tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý; + Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm tương tự với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý nhằm mục đích lợi dụng danh tiếng, uy tín của chỉ dẫn địa lý; + Sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó làm cho người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó; + Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ đối với rượu vang, rượu mạnh cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó, kể cả trường hợp có nêu chỉ dẫn về nguồn gốc xuất xứ thật của hàng hoá hoặc chỉ dẫn địa lý được sử dụng dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm hoặc được sử dụng kèm theo các từ loại, kiểu, dạng, phỏng theo hoặc những từ tương tự như vậy.
Khi nào giả mạo nhãn hiệu bị xử lý hình sự?
Câu chuyện về tranh chấp dân sự về vụ “đạo nhái” nhãn hiệu giữa Sabeco và bia Sài Gòn Việt Nam đến nay vẫn chưa có hồi kết khi cơ quan điều tra, Viện kiểm sát đang bắt đầu hình sự hóa vụ kiện dân sự. Trước đó, Công ty Sabeco đã kiện Công ty bia Sài Gòn Việt Nam đã đạo nhái nhãn hiệu của mình khi cơ quan điều tra đã tạm giữ các loại bia của bia Sài Gòn Việt Nam tại Vũng Tàu. Được biết giám đốc của bia Sài Gòn Việt Nam đã từng là nhân viên của Sabeco, sau khi nghỉ việc ông này đã về Vũng Tàu và thành lập công ty. Vậy hành vi của công ty bia Sài Gòn Việt Nam có bị xử lý hình sự. 1. Viện khoa học sở hữu trí tuệ có được giám định hình sự? Theo Luật sư bào chữa cho giám đốc công ty Sài Gòn Việt Nam cho rằng Viện Khoa học sở hữu trí tuệ không phải là tổ chức giám định tư pháp kỹ thuật hình sự do chỉ được giám định trong tranh chấp dân sự. Mà cơ quan tố tụng sử dụng kết luận giám định của cơ quan này để buộc tội là vi phạm tố tụng. So sánh hai nhãn hiệu, nhìn bằng mắt thường cũng có thể thấy nhiều điểm khác biệt rõ ràng và dễ dàng nhận biết, không thể gây nhầm lẫn như cáo buộc. 2. Có nên hình sự hóa việc xâm phạm nhãn hiệu? - Quan điểm của cơ quan tố tụng cho rằng việc hình sự hóa: Với lý do Ông Trung nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu bia Sài Gòn Việt Nam tại Cục Sở hữu trí tuệ và được cục này chấp nhận đơn hợp lệ đối với kiểu dáng công nghiệp ngày 15/7, đối với nhãn hiệu ngày 12/8/2019 và đăng công báo. Dù chưa được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu nhưng Công ty bia Sài Gòn Việt Nam đã đặt hàng cơ sở sản xuất bia BiVa (TP Bà Rịa) để sản xuất sản phẩm bia lon mang thương hiệu "Bia Saigon Vietnam" để bán ra thị trường với quy mô thương mại, cụ thể đã xuất ra thị trường 3.300 thùng bia cho 3 khách hàng, thu 578 triệu đồng. - Quan điểm của Luật sư bào chữa cho rằng đây là tố tụng dân sự: Luật sư cho rằng theo công bố mới nhất của Bộ Khoa học và Công nghệ, hiện nay tại Việt Nam chỉ có 6 nhãn hiệu nổi tiếng gồm: Vinamilk, IKEA, Vinacafe, Nike, Petrolimex, Phạm và Liên Danh, không có tên bia Sài Gòn của SABECO. Ngoài ra, đối với tội danh này, người phạm tội phải có lỗi cố ý. Tuy nhiên từ khi thành lập doanh nghiệp, ông Trung đã nộp đơn xin đăng ký nhãn hiệu cho bia Sài Gòn Việt Nam, thể hiện ông Trung không có lỗi cố ý. 3. Có nên hình sự hóa vụ kiện nhãn hiệu bia Sài Gòn? Pháp nhân thương mại sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi có đủ 4 yếu tố theo quy định khoản 1 điều 75 Bộ luật hình sự 2015 bao gồm: - Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại. - Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại. - Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại. - Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 Bộ luật hình sự 2015. Đặc biệt, để có thể xử lý pháp nhân thương mại phạm tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo Điều 226 Bộ luật hình sự 2015 thì bắt buộc pháp nhân đó đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này mà chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Tuy nhiên, pháp nhân Công ty bia Sài Gòn Việt Nam chưa hội đủ cơ sở bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Một trong những hành vi bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu là việc sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn, có khả năng gây nhầm lẫn. Tuy nhiên, khái niệm "gây nhầm lẫn và khả năng gây nhầm lẫn" hiện chưa có quy định chi tiết, mà chỉ quy ước chung chung, nặng về suy luận theo cảm tính nên chưa đảm bảo yếu tố pháp lý để xem xét trong quá trình xử lý. Mặt khác, Công ty bia Sài Gòn Việt Nam chưa nhận được văn bản từ chối cấp chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp đối với thùng bia Sài Gòn Việt Nam Lager và kiểu dáng công nghiệp nhãn sản phẩm bia Sài Gòn Việt Nam Lager. Như vậy, từ những luận điểm trên không nên hình sự hóa việc kiểu dáng, thương hiệu của hãng bia Sài Gòn Việt Nam về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp mà chỉ nên thực hiện tố tụng dân sự về tranh chấp nhãn hiệu.
Có thể nhận biết hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu như thế nào?
Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam được pháp luật bảo vệ nhất là đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý. Tuy nhiên, hiện nay việc nhận biết xâm phạm sở hữu trí tuệ là rất khó, vậy có thể nhận biết dấu hiệu xâm phạm nhãn hiệu như thế nào? 1. Dấu hiệu nhận biết nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý Theo quy định tại điểm g, k, l khoản 2 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bởi Luật Sở hữu trí tuệ 2022) quy định dấu hiệu nhận biết đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý - Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên; - Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ; - Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lý của hàng hoá; 2. Căn cứ xác định xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý Căn cứ Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý được quy định như sau: - Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu: + Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó; + Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ; + Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ; + Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng. - Mọi hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác đã được sử dụng trước cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó đều bị coi là xâm phạm quyền đối với tên thương mại. - Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ: + Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm mặc dù có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý, nhưng sản phẩm đó không đáp ứng các tiêu chuẩn về tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý; + Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm tương tự với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý nhằm mục đích lợi dụng danh tiếng, uy tín của chỉ dẫn địa lý; + Sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó làm cho người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó; + Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ đối với rượu vang, rượu mạnh cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó, kể cả trường hợp có nêu chỉ dẫn về nguồn gốc xuất xứ thật của hàng hoá hoặc chỉ dẫn địa lý được sử dụng dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm hoặc được sử dụng kèm theo các từ loại, kiểu, dạng, phỏng theo hoặc những từ tương tự như vậy.
Khi nào giả mạo nhãn hiệu bị xử lý hình sự?
Câu chuyện về tranh chấp dân sự về vụ “đạo nhái” nhãn hiệu giữa Sabeco và bia Sài Gòn Việt Nam đến nay vẫn chưa có hồi kết khi cơ quan điều tra, Viện kiểm sát đang bắt đầu hình sự hóa vụ kiện dân sự. Trước đó, Công ty Sabeco đã kiện Công ty bia Sài Gòn Việt Nam đã đạo nhái nhãn hiệu của mình khi cơ quan điều tra đã tạm giữ các loại bia của bia Sài Gòn Việt Nam tại Vũng Tàu. Được biết giám đốc của bia Sài Gòn Việt Nam đã từng là nhân viên của Sabeco, sau khi nghỉ việc ông này đã về Vũng Tàu và thành lập công ty. Vậy hành vi của công ty bia Sài Gòn Việt Nam có bị xử lý hình sự. 1. Viện khoa học sở hữu trí tuệ có được giám định hình sự? Theo Luật sư bào chữa cho giám đốc công ty Sài Gòn Việt Nam cho rằng Viện Khoa học sở hữu trí tuệ không phải là tổ chức giám định tư pháp kỹ thuật hình sự do chỉ được giám định trong tranh chấp dân sự. Mà cơ quan tố tụng sử dụng kết luận giám định của cơ quan này để buộc tội là vi phạm tố tụng. So sánh hai nhãn hiệu, nhìn bằng mắt thường cũng có thể thấy nhiều điểm khác biệt rõ ràng và dễ dàng nhận biết, không thể gây nhầm lẫn như cáo buộc. 2. Có nên hình sự hóa việc xâm phạm nhãn hiệu? - Quan điểm của cơ quan tố tụng cho rằng việc hình sự hóa: Với lý do Ông Trung nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu bia Sài Gòn Việt Nam tại Cục Sở hữu trí tuệ và được cục này chấp nhận đơn hợp lệ đối với kiểu dáng công nghiệp ngày 15/7, đối với nhãn hiệu ngày 12/8/2019 và đăng công báo. Dù chưa được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu nhưng Công ty bia Sài Gòn Việt Nam đã đặt hàng cơ sở sản xuất bia BiVa (TP Bà Rịa) để sản xuất sản phẩm bia lon mang thương hiệu "Bia Saigon Vietnam" để bán ra thị trường với quy mô thương mại, cụ thể đã xuất ra thị trường 3.300 thùng bia cho 3 khách hàng, thu 578 triệu đồng. - Quan điểm của Luật sư bào chữa cho rằng đây là tố tụng dân sự: Luật sư cho rằng theo công bố mới nhất của Bộ Khoa học và Công nghệ, hiện nay tại Việt Nam chỉ có 6 nhãn hiệu nổi tiếng gồm: Vinamilk, IKEA, Vinacafe, Nike, Petrolimex, Phạm và Liên Danh, không có tên bia Sài Gòn của SABECO. Ngoài ra, đối với tội danh này, người phạm tội phải có lỗi cố ý. Tuy nhiên từ khi thành lập doanh nghiệp, ông Trung đã nộp đơn xin đăng ký nhãn hiệu cho bia Sài Gòn Việt Nam, thể hiện ông Trung không có lỗi cố ý. 3. Có nên hình sự hóa vụ kiện nhãn hiệu bia Sài Gòn? Pháp nhân thương mại sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi có đủ 4 yếu tố theo quy định khoản 1 điều 75 Bộ luật hình sự 2015 bao gồm: - Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại. - Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại. - Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại. - Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 Bộ luật hình sự 2015. Đặc biệt, để có thể xử lý pháp nhân thương mại phạm tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo Điều 226 Bộ luật hình sự 2015 thì bắt buộc pháp nhân đó đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này mà chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Tuy nhiên, pháp nhân Công ty bia Sài Gòn Việt Nam chưa hội đủ cơ sở bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Một trong những hành vi bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu là việc sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn, có khả năng gây nhầm lẫn. Tuy nhiên, khái niệm "gây nhầm lẫn và khả năng gây nhầm lẫn" hiện chưa có quy định chi tiết, mà chỉ quy ước chung chung, nặng về suy luận theo cảm tính nên chưa đảm bảo yếu tố pháp lý để xem xét trong quá trình xử lý. Mặt khác, Công ty bia Sài Gòn Việt Nam chưa nhận được văn bản từ chối cấp chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp đối với thùng bia Sài Gòn Việt Nam Lager và kiểu dáng công nghiệp nhãn sản phẩm bia Sài Gòn Việt Nam Lager. Như vậy, từ những luận điểm trên không nên hình sự hóa việc kiểu dáng, thương hiệu của hãng bia Sài Gòn Việt Nam về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp mà chỉ nên thực hiện tố tụng dân sự về tranh chấp nhãn hiệu.