Thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu từ 11/3/2021
Thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xử hàng hóa Giấy chứng nhận xuất xứ (tiếng Anh: Certificate of Origin, thường viết tắt là C/O) là một tài liệu sử dụng trong thương mại quốc tế nhằm xác định quốc gia xuất xứ của hàng hóa. Ngày 25/01/2021, Bộ Tài Chính ban hành Thông tư 07/2021/TT-BTC quy định thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu. Theo đó, thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu: - Người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xử hàng hóa nhập khẩu tại thời điểm làm thủ tục hải quan theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Thông tư 38/2018/TT-BTC. - Trường hợp chưa có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu tại thời điểm làm thủ tục hải quan để áp dụng thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo quy định tại Hiệp định EVFTA, người khai hải quan phải khai chậm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ trên tờ khia hải quan nhập khẩu và được khai bổ sung, nộp chứng từ chứng nhận xuất xử hàng hóa trong thời hạn không quá 02 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu và trong thời hạn hiệu lực của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa. - Trường hợp người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ sau thời hạn hiệu lực quy định như trên vì lý do bất khả kháng hoặc các lý do hợp lệ khác nằm ngoài sự kiểm soát của nhà nhập khẩu hoặc các trường hợp xuất trình muộn khác, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) xem xét, quyết định việc áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biết theo quy định tại Hiệp định EVFTA đối với các trường hợp cụ thể. Đối với trường hợp xuất trình muộn khác, hàng hóa phải được nhập khẩu trong thời gian hiệu lực của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Việc kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa để áp dụng thếu suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo quy định tại Hiệp định EVFTA thực hiện theo Thông tư 38/2018/TT-BTC. Thông tư 07/2021/TT-BTC có hiệu lực ngày 11/3/2021.
Thông tư 164/2013/TT-BTC, Biểu thuế xuất nhập khẩu 2014
>Dự thảo Thông tư Ban hành Biểu thuế XNK ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế Ngày 15/11/2013, Bộ Tài Chính ban hành Thông tư 164/2013/TT-BTC quy định về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế. Theo đó, Thông tư này có hiệu lực kể từ 01/01/2014 và thay thế các văn bản sau: 193/2012/TT-BTC, 12/2013/TT-BTC, 38/2013/TT-BTC, 39/2013/TT-BTC, 44/2013/TT-BTC, 56/2013/TT-BTC, 70/2013/TT-BTC, 71/2013/TT-BTC, 79/2013/TT-BTC, 107/2013/TT-BTC, 120/2013/TT-BTC, 124/2013/TT-BTC, 125/2013/TT-BTC. Tải file đính kèm bên dưới:
Mua bán hàng hóa quốc tế 2014: những điểm cần lưu ý
>Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, nhập khẩu 2014 Chính phủ vừa ban hành Nghị định 187/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài. Nghị định này có hiệu lực kể từ 20/02/2014 và thay thế Nghị định 12/2006/NĐ-CP. Theo đó, có những điểm mới đáng lưu ý như sau: 1/ Phạm vi điều chỉnh Hiện hành, hàng hóa là tài sản di chuyển, hàng hóa phục vụ nhu cầu của cá nhân có thân phận ngoại giao và hành lý cá nhân theo quy định của pháp luật chỉ thực hiện theo quy định riêng của Thủ tướng Chính phủ, Nghị định 187 bổ sung thêm Chính phủ. Bổ sung thêm cụm từ “các hoạt động” sau cụm “Nghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, bao gồm” tại khoản 1 điều 1 để từ ngữ chính xác hơn. 2/ Quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu Bổ sung thêm quy định: “Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện, khi xuất khẩu, nhập khẩu, ngoài việc thực hiện quy định của Nghị định này, thương nhân phải thực hiện quy định của pháp luật về điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đó.”. Đồng thời thêm cụm từ “quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật khác” vào giữa cụm “Trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu” và “thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh” tại khoản 1 điều 3. 3/ Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu thực hiện thực hiện theo Danh mục quy định tại Phụ lục Nghị định 187 đồng thời thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành. Việc cho phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu quy định tại Phụ lục Nghị định 187 do Thủ tướng Chính phủ quyết định, trừ các trường hợp sau: - Nhập khẩu hàng hóa để nghiên cứu khoa học: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ xem xét, giải quyết theo phân công và quy định tại Phụ lục I Nghị định 187; - Nhập khẩu hàng hóa viện trợ nhân đạo: Bộ Công Thương xem xét, giải quyết trên cơ sở đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. 4/ Một số mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định riêng Có một số điều chỉnh sau: - Nhập khẩu ô tô: Thêm quy định “Căn cứ yêu cầu quản lý từng thời kỳ, Chính phủ giao Bộ Công Thương quy định việc nhập khẩu ô tô các loại chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống.”. - Bổ sung thêm những quy định: + Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xem xét, cho phép tạm xuất, tái nhập vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự, an ninh để sửa chữa phục vụ mục đích an ninh, quốc phòng. + Nhập khẩu máy bay không sử dụng trong hàng không dân dụng không có vũ trang, xe ô tô có bọc thép không gắn vũ khí quân dụng; súng bắn sơn, đạn sơn và các mặt hàng khác có ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh, quốc phòng. + Nhập khẩu hàng hóa theo hạn ngạch thuế quan: Đối với hàng hóa thuộc danh mục quản lý nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan, Bộ quản lý chuyên ngành quyết định lượng hạn ngạch thuế quan, Bộ Công Thương công bố cụ thể và quy định phương thức điều hành nhập khẩu đối với từng mặt hàng sau khi tham khảo ý kiến Bộ Tài chính và các Bộ quản lý chuyên ngành liên quan. + Đối với hàng hóa xuất khẩu theo hạn ngạch do nước ngoài quy định, Bộ Công Thương thống nhất với các Bộ quản lý chuyên ngành và Hiệp hội ngành hàng có liên quan để xác định phương thức giao hạn ngạch bảo đảm yêu cầu công khai, minh bạch, hợp lý. + Việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng phải tuân thủ quy định của Nghị định này, các văn bản pháp luật khác có liên quan và quy định do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành theo quy định tại Nghị định này. (Còn tiếp)
Thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu từ 11/3/2021
Thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xử hàng hóa Giấy chứng nhận xuất xứ (tiếng Anh: Certificate of Origin, thường viết tắt là C/O) là một tài liệu sử dụng trong thương mại quốc tế nhằm xác định quốc gia xuất xứ của hàng hóa. Ngày 25/01/2021, Bộ Tài Chính ban hành Thông tư 07/2021/TT-BTC quy định thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu. Theo đó, thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu: - Người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xử hàng hóa nhập khẩu tại thời điểm làm thủ tục hải quan theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Thông tư 38/2018/TT-BTC. - Trường hợp chưa có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu tại thời điểm làm thủ tục hải quan để áp dụng thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo quy định tại Hiệp định EVFTA, người khai hải quan phải khai chậm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ trên tờ khia hải quan nhập khẩu và được khai bổ sung, nộp chứng từ chứng nhận xuất xử hàng hóa trong thời hạn không quá 02 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu và trong thời hạn hiệu lực của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa. - Trường hợp người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ sau thời hạn hiệu lực quy định như trên vì lý do bất khả kháng hoặc các lý do hợp lệ khác nằm ngoài sự kiểm soát của nhà nhập khẩu hoặc các trường hợp xuất trình muộn khác, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) xem xét, quyết định việc áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biết theo quy định tại Hiệp định EVFTA đối với các trường hợp cụ thể. Đối với trường hợp xuất trình muộn khác, hàng hóa phải được nhập khẩu trong thời gian hiệu lực của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Việc kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa để áp dụng thếu suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo quy định tại Hiệp định EVFTA thực hiện theo Thông tư 38/2018/TT-BTC. Thông tư 07/2021/TT-BTC có hiệu lực ngày 11/3/2021.
Thông tư 164/2013/TT-BTC, Biểu thuế xuất nhập khẩu 2014
>Dự thảo Thông tư Ban hành Biểu thuế XNK ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế Ngày 15/11/2013, Bộ Tài Chính ban hành Thông tư 164/2013/TT-BTC quy định về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế. Theo đó, Thông tư này có hiệu lực kể từ 01/01/2014 và thay thế các văn bản sau: 193/2012/TT-BTC, 12/2013/TT-BTC, 38/2013/TT-BTC, 39/2013/TT-BTC, 44/2013/TT-BTC, 56/2013/TT-BTC, 70/2013/TT-BTC, 71/2013/TT-BTC, 79/2013/TT-BTC, 107/2013/TT-BTC, 120/2013/TT-BTC, 124/2013/TT-BTC, 125/2013/TT-BTC. Tải file đính kèm bên dưới:
Mua bán hàng hóa quốc tế 2014: những điểm cần lưu ý
>Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, nhập khẩu 2014 Chính phủ vừa ban hành Nghị định 187/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài. Nghị định này có hiệu lực kể từ 20/02/2014 và thay thế Nghị định 12/2006/NĐ-CP. Theo đó, có những điểm mới đáng lưu ý như sau: 1/ Phạm vi điều chỉnh Hiện hành, hàng hóa là tài sản di chuyển, hàng hóa phục vụ nhu cầu của cá nhân có thân phận ngoại giao và hành lý cá nhân theo quy định của pháp luật chỉ thực hiện theo quy định riêng của Thủ tướng Chính phủ, Nghị định 187 bổ sung thêm Chính phủ. Bổ sung thêm cụm từ “các hoạt động” sau cụm “Nghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, bao gồm” tại khoản 1 điều 1 để từ ngữ chính xác hơn. 2/ Quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu Bổ sung thêm quy định: “Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện, khi xuất khẩu, nhập khẩu, ngoài việc thực hiện quy định của Nghị định này, thương nhân phải thực hiện quy định của pháp luật về điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đó.”. Đồng thời thêm cụm từ “quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật khác” vào giữa cụm “Trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu” và “thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh” tại khoản 1 điều 3. 3/ Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu thực hiện thực hiện theo Danh mục quy định tại Phụ lục Nghị định 187 đồng thời thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành. Việc cho phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu quy định tại Phụ lục Nghị định 187 do Thủ tướng Chính phủ quyết định, trừ các trường hợp sau: - Nhập khẩu hàng hóa để nghiên cứu khoa học: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ xem xét, giải quyết theo phân công và quy định tại Phụ lục I Nghị định 187; - Nhập khẩu hàng hóa viện trợ nhân đạo: Bộ Công Thương xem xét, giải quyết trên cơ sở đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. 4/ Một số mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định riêng Có một số điều chỉnh sau: - Nhập khẩu ô tô: Thêm quy định “Căn cứ yêu cầu quản lý từng thời kỳ, Chính phủ giao Bộ Công Thương quy định việc nhập khẩu ô tô các loại chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống.”. - Bổ sung thêm những quy định: + Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xem xét, cho phép tạm xuất, tái nhập vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự, an ninh để sửa chữa phục vụ mục đích an ninh, quốc phòng. + Nhập khẩu máy bay không sử dụng trong hàng không dân dụng không có vũ trang, xe ô tô có bọc thép không gắn vũ khí quân dụng; súng bắn sơn, đạn sơn và các mặt hàng khác có ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh, quốc phòng. + Nhập khẩu hàng hóa theo hạn ngạch thuế quan: Đối với hàng hóa thuộc danh mục quản lý nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan, Bộ quản lý chuyên ngành quyết định lượng hạn ngạch thuế quan, Bộ Công Thương công bố cụ thể và quy định phương thức điều hành nhập khẩu đối với từng mặt hàng sau khi tham khảo ý kiến Bộ Tài chính và các Bộ quản lý chuyên ngành liên quan. + Đối với hàng hóa xuất khẩu theo hạn ngạch do nước ngoài quy định, Bộ Công Thương thống nhất với các Bộ quản lý chuyên ngành và Hiệp hội ngành hàng có liên quan để xác định phương thức giao hạn ngạch bảo đảm yêu cầu công khai, minh bạch, hợp lý. + Việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng phải tuân thủ quy định của Nghị định này, các văn bản pháp luật khác có liên quan và quy định do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành theo quy định tại Nghị định này. (Còn tiếp)