Bên nước ngoài chưa nhận lao động thì doanh nghiệp xuất khẩu lao động làm thủ tục gì để tạm hoãn?
Bên nước ngoài chưa nhận lao động vì chưa có đơn hàng thì doanh nghiệp xuất khẩu lao động làm thủ tục gì để tạm hoãn xuất khẩu lao động?
Điều kiện đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài
Việt Nam là quốc gia có nguồn lao động dồi dào. Điều kiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài được quy định tại Nghị định 112/2021/NĐ-CP. 1. Điều kiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài Theo Điều 20 Nghị định 112/2021/NĐ-CP quy định Doanh nghiệp dịch vụ phải duy trì các điều kiện quy định tại Điều 10 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và đáp ứng các điều kiện: a) Đang thực hiện hợp đồng cung ứng lao động Việt Nam đi làm việc tại nước tiếp nhận. b) Có đủ số lượng nhân viên nghiệp vụ để thực hiện nội dung hoạt động và đáp ứng tiêu chuẩn sau: - Có ít nhất 01 nhân viên nghiệp vụ thực hiện hoạt động tìm kiếm, phát triển thị trường lao động ngoài nước có năng lực ngoại ngữ phù hợp với nước tiếp nhận lao động và ít nhất 01 năm kinh nghiệm về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước tiếp nhận; - Có ít nhất 01 nhân viên nghiệp vụ thường trực ở nước ngoài để thực hiện hoạt động quản lý người lao động, có năng lực ngoại ngữ phù hợp với nước tiếp nhận lao động và ít nhất 01 năm kinh nghiệm về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước tiếp nhận; - Có ít nhất 01 nhân viên nghiệp vụ thực hiện hoạt động giáo dục định hướng có ít nhất 01 năm kinh nghiệm về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước tiếp nhận. c) Phải bảo đảm người lao động đã có kinh nghiệm làm giúp việc gia đình ở nước ngoài hoặc có kiến thức làm giúp việc gia đình và trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. 2. Hồ sơ, thủ tục đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình Trình tự thủ tục đăng hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình được quy định tại Điều 21 Nghị định 112/2021/NĐ-CP, như sau: a) Hồ sơ: - Văn bản đề nghị theo Mẫu số 10 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 112/2021/NĐ-CP; - 01 bản sao văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ; 01 bản sao giấy tờ chứng minh kinh nghiệm làm việc (hợp đồng lao động, văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hoặc quá trình tham gia bảo hiểm xã hội hoặc giấy xác nhận kinh nghiệm của nơi đã làm việc) của nhân viên nghiệp vụ quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định 112/2021/NĐ-CP. b) Thủ tục: - Doanh nghiệp dịch vụ nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc trực tuyến tại Cổng thông tin điện tử (www.dolab.gov.vn); - Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản chấp thuận để doanh nghiệp tham gia hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài. Trường hợp không chấp thuận, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 3. Xác nhận danh sách người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài Theo Điều 22 Nghị định 112/2021/NĐ-CP có quy định để đưa được người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài thì cần phải tiến hành xác nhận danh sách, như sau: - Trước khi đưa người lao động đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài, doanh nghiệp phải nộp danh sách người lao động đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để xác nhận. - Chậm nhất 05 ngày làm việc trước khi nộp hồ sơ cấp thị thực cho người lao động, doanh nghiệp dịch vụ gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc trực tuyến tại Cổng thông tin điện tử (www.dolab.gov.vn) danh sách người lao động (bao gồm họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, số hộ chiếu/căn cước công dân, thời gian đã được bồi dưỡng kỹ năng nghề giúp việc gia đình và ngoại ngữ hoặc kinh nghiệm làm việc phù hợp, số điện thoại của người lao động, ngày dự kiến xuất cảnh, tên, địa chỉ của bên nước ngoài tiếp nhận người lao động và người sử dụng lao động) theo hợp đồng cung ứng lao động đã được chấp thuận. - Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được danh sách người lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xác nhận danh sách. Trường hợp không xác nhận, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài phải đảm bảo với bên người sử dụng lao động nước ngoài phải thỏa các điều kiện được quy định tại Nghị định 112/2021/NĐ-CP để đảm bảo được quyền lợi cho các bên tối đa.
Tha hương cầu thực là gì? Người xuất khẩu lao động hiện nay được hỗ trợ thế nào?
Câu thành ngữ “Tha hương cầu thực” được hiểu như thế nào? Người xuất khẩu lao động hiện nay được hưởng những chính sách hỗ trợ nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. (1) Tha hương cầu thực là gì? Trước tiên, câu thành ngữ tha hương cầu thực còn có một biến thể khác là tha phương cầu thực. Về mặt Hán Việt, “tha” được hiểu là khác, lạ; “hương” là quê hương; “cầu” có nghĩa là xin, tìm kiếm, còn “thực” là ăn. Theo đó, “cầu thực” có thể được hiểu là xin ăn, kiếm sống, kiếm ăn. Từ phần giải thích về mặt ngữ nghĩa như đã nêu trên, thì có thể hiểu nôm na ý nghĩa của câu “tha hương cầu thực” là tìm nơi khác để kiếm sống, phản ánh hình ảnh con người lựa chọn rời bỏ quê hương đến nơi xa xôi khác để tìm kế sinh nhai. Cạnh đó, ngoài việc diễn đạt ý nghĩa con người đi đến một nơi xa lạ để làm ăn, sinh sống. Câu thành ngữ trên cũng thể hiện sự bấp bênh, nay đây mai đó để kiếm sống của một con người. (2) Người xuất khẩu lao động được hỗ trợ thế nào? Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 61/2015/NĐ-CP có quy định về các chính sách việc làm công, hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên như sau: Trường hợp là người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp; thân nhân của người có công với cách mạng có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được hỗ trợ: - Đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết, bao gồm: + Học phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết. + Tiền ăn trong thời gian thực tế học. + Chi phí đi lại (01 lượt đi và về) từ nơi cư trú đến địa điểm đào tạo từ 15km trở lên hoặc từ 10km trở lên đối với người cư trú hợp pháp tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Riêng người lao động thuộc các huyện nghèo được hỗ trợ thêm tiền ở và đồ dùng cá nhân thiết yếu. - Chi phí làm thủ tục hộ chiếu, thị thực, khám sức khỏe, lý lịch tư pháp trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo quy định. - Giải quyết rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật. - Chi phí đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề trong trường hợp nước tiếp nhận yêu cầu. Bên cạnh đó, tại Điều 11 Nghị định 61/2015/NĐ-CP có quy định về hỗ trợ vay vốn đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau: - Thuộc hộ nghèo, hộ bị thu hồi đất nông nghiệp và người lao động là người dân tộc thiểu số được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Ngân hàng chính sách xã hội theo quy định. - Thuộc hộ cận nghèo, người lao động là thân nhân của người có công với cách mạng được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định tại Mục 3 Chương V Nghị định 61/2015/NĐ-CP. Ngoài ra, tại Điều 4 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 cũng quy định về các chính sách hỗ trợ, bảo vệ người lao động xuất khẩu lao động như sau: - Khuyến khích nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; phát huy và sử dụng hiệu quả nguồn lao động sau khi đi làm việc ở nước ngoài trở về. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong một số ngành, nghề, công việc cụ thể có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hoặc Việt Nam có ưu thế được hưởng một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm thu hút, thúc đẩy và hỗ trợ phát triển ngành, nghề, công việc để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và sử dụng người lao động sau khi về nước phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ theo quy định. - Bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân Việt Nam trong lĩnh vực NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. - Mở rộng hợp tác quốc tế trong hoạt động phát triển thị trường lao động mới, an toàn, việc làm có thu nhập cao, ngành, nghề, công việc cụ thể giúp nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. - Bảo đảm bình đẳng giới, cơ hội việc làm, không phân biệt đối xử trong tuyển chọn, bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; có biện pháp hỗ trợ bảo vệ người lao động Việt Nam ở nước ngoài phù hợp với các đặc điểm về giới. - Hỗ trợ hòa nhập xã hội và tham gia thị trường lao động sau khi về nước. Từ dẫn chiếu những chính sách hỗ trợ nêu trên, có thể thấy, Nhà nước luôn luôn cố gắng hỗ trợ và tạo điều kiện cho những người lao động “tha hương cầu thực” nhằm giúp người lao động có thể cải thiện và nâng cao đời sống của mình.
Thu tiền môi giới của người đi xuất khẩu lao động bị xử phạt thế nào?
Tôi có thắc mắc là việc thu tiền môi giới của người đi xuất khẩu lao động sẽ bị xử phạt thế nào? (Câu hỏi từ chị Uyên, Nghệ An). 1. Xuất khẩu lao động là gì? Pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể về thuật ngữ "xuất khẩu lao động". Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 thì người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên cư trú tại Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020. Như vậy, ta có thể hiểu xuất khẩu lao động là việc công dân Việt Nam từ đủ 18 trở lên cư trú tại Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020. 2. Thu tiền môi giới của người đi xuất khẩu lao động bị xử phạt thế nào? Tại khoản 8 Điều 7 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 thì hành vi thu tiền môi giới của người lao động là hành vi bị cấm. Căn cứ tại khoản 6 Điều 42 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định như sau: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng khi vi phạm đối với mỗi người lao động nhưng không quá 200.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng hoạt động chuẩn bị nguồn lao động hoặc tuyển chọn người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài để thu tiền của người lao động trái pháp luật. Như vậy, hành vi thu tiền môi giới của người đi xuất khẩu lao động của công ty dịch vụ đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Hình thức xử phạt đối với hành vi này là phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng khi vi phạm đối với mỗi người lao động nhưng không quá 200.000.000 đồng. Ngoài ra, theo quy định tại điểm đ, e khoản 13, điểm đ khoản 14 Điều 42 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì hành vi thu tiền môi giới của người đi xuất khẩu lao động sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả, cụ thể: - Xử phạt bổ sung bằng hình thức như sau: + Đình chỉ hoạt động chuẩn bị nguồn lao động từ 06 tháng đến 12 tháng; + Đình chỉ hoạt động tuyển chọn người lao động từ 06 tháng đến 12 tháng. - Khắc phục hậu quả: trả lại cho người lao động khoản tiền đã thu trái pháp luật của người lao động và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt. 3. Thời hiệu xử phạt vi phạm đối với hành vi thu tiền môi giới của người đi xuất khẩu lao động là bao lâu? Căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau: Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây: Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm. Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi thu tiền môi giới của người đi xuất khẩu lao động là 02 năm.
Điều kiện để doanh nghiệp đưa người lao động Viêt Nam sang làm việc tại Đài Loan
Điều kiện để doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động sang Viêt Nam sang Đài Loan là gì? Trong thời gian bao lâu thì Bộ Lao động xác nhận danh sách người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan? 1. Điều kiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc) Căn cứ Điều 12 Nghị định 112/2021/NĐ-CP quy định cụ thể điều kiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc) Doanh nghiệp dịch vụ phải duy trì các điều kiện quy định tại Điều 10 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và đáp ứng các điều kiện: 1. Có đủ số lượng nhân viên nghiệp vụ để thực hiện nội dung hoạt động và đáp ứng các tiêu chuẩn sau: - Có ít nhất 01 nhân viên nghiệp vụ thực hiện hoạt động tìm kiếm, phát triển thị trường lao động ngoài nước có năng lực tiếng Trung trình độ tối thiểu HSK5 hoặc tương đương; -Có ít nhất 01 nhân viên nghiệp vụ thực hiện hoạt động quản lý người lao động có năng lực tiếng Trung trình độ tối thiểu HSK5 hoặc tương đương và ít nhất 01 năm kinh nghiệm về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc); - Có ít nhất 01 nhân viên nghiệp vụ thực hiện hoạt động giáo dục định hướng có ít nhất 01 năm kinh nghiệm về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc). 2. Không bị xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong thời hạn 02 năm tính đến ngày đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giới thiệu với cơ quan có thẩm quyền của Đài Loan (Trung Quốc). Theo đó doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao độnh Việt Nam sang làm việc tại Đài Loan cần đáp ứng điều kiện về nghiệp vụ của nhân viên và không bị xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong thời hạn 02 năm tính đến ngày đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giới thiệu với cơ quan có thẩm quyền của Đài Loan (Trung Quốc) 2. Thủ tục đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc). Căn cứ Điều 13 Nghị định 112/2021/NĐ-CP quy định hồ sơ, thủ tục đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc). Cụ thể thủ tục như sau: -Doanh nghiệp dịch vụ nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc trực tuyến tại Cổng thông tin điện tử (www.dolab.gov.vn); - Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản giới thiệu doanh nghiệp dịch vụ với cơ quan có thẩm quyền của Đài Loan (Trung Quốc). Trường hợp không giới thiệu, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Theo đó thủ tục đăng ký đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc) sẽ tiến hành theo quy định trên. 3. Xác nhận danh sách người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc) Căn cứ Điều 14 Nghị định 112/2021/NĐ-CP quy định việc xác nhận danh sách người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc) như sau: 1. Trước khi đưa người lao động đi làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc), doanh nghiệp dịch vụ phải nộp danh sách người lao động đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để xác nhận. 2. Chậm nhất 05 ngày làm việc trước khi nộp hồ sơ đề nghị cấp thị thực cho người lao động, doanh nghiệp dịch vụ gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc trực tuyến tại Cổng thông tin điện tử (www.dolab.gov.vn) danh sách người lao động (bao gồm họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi thường trú, số hộ chiếu/căn cước công dân, số điện thoại của người lao động, bên nước ngoài tiếp nhận người lao động, tổng chi phí xuất cảnh dự kiến) theo các hợp đồng cung ứng lao động đã được chấp thuận. 3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được danh sách lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xác nhận danh sách. Trường hợp không xác nhận, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Theo đó trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được danh sách lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xác nhận danh sách
Tổ chức vượt biên trái phép làm chết người bị xử lí ra sao?
Tổ chức, môi giới vượt biên trái phép luôn là chủ đề nóng của xã hội, pháp luật Việt Nam nghiêm cấm tuyệt đối những cá nhân, tổ chức có hành vi đưa người vượt biên trái phép, nếu vi phạm sẽ có chế tài xử phạt thích đáng. Vậy vượt biên trái phép là gì? Tổ chức vượt biên trái phép làm chết người bị xử lí ra sao? (1) Vượt biên trái phép là gì? Theo Điều 33 và 34 Luật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, công dân Việt Nam khi xuất, nhập cảnh cần phải đáp ứng các điều kiện sau: Đối với xuất cảnh - Có giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng - Có thị thực hoặc giấy tờ xác nhận, chứng minh được nước đến cho nhập cảnh, trừ trường hợp được miễn thị thực - Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật. - Người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này phải có người đại diện hợp pháp đi cùng. Đối với nhập cảnh - Công dân Việt Nam được nhập cảnh khi có giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng. Như vậy, những trường hợp nhập cảnh, xuất cảnh không tuân thủ theo quy định trên sẽ là hành vi phạm tội vượt biên trái phép. (2) Tổ chức vượt biên trái phép làm chết người bị xử lí ra sao? Căn cứ vào quy định tại Điều 348 Bộ Luật Hình sự 2015, tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép phải chịu các hình phạt như sau: - Người nào vì vụ lợi mà tổ chức hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, thì bị phạt từ từ 01 năm đến 05 năm. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: + Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; + Phạm tội 02 lần trở lên; + Đối với từ 05 người đến 10 người; + Có tính chất chuyên nghiệp; + Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; + Tái phạm nguy hiểm. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: + Đối với 11 người trở lên; + Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên; + Làm chết người. - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm Cũng theo Điều 349 Bộ Luật Hình sự 2015, tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, các hình phạt gần như tương tự với Điềlu 348 Bộ Luật Hình sự 2015, do đó thường hay có sự nhầm lẫn trong việc áp dụng Điều luật vào sự việc. Theo hướng dẫn Điều 348 Bộ Luật Hình sự 2015 tại Mục 2.1, Mục 2.3 đến Mục 2.9 Công văn 1557/VKSTC-V1 năm 2021, hướng dẫn phân biệt hành vi “tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép” (Điều 348 Bộ Luật Hình sự 2015) với hành vi “tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài” (Điều 349 Bộ Luật Hình sự 2015) như sau: - Hành vi tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép quy định tại Điều 348 BLHS là vì động cơ vụ lợi mà tổ chức, môi giới cho người khác từ Việt Nam ra nước ngoài trái phép chỉ với mục đích đưa người khác qua biên giới. - Hành vi tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài quy định tại Điều 349 BLHS là tổ chức, môi giới cho người khác ra khỏi lãnh thổ Việt Nam với mục đích để người đó trốn ra nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép. Tổng kết thực tiễn thấy, người trốn đi nước ngoài chủ yếu nhằm trốn tránh pháp luật Việt Nam (trốn truy nã, trốn nợ,...) hoặc để lao động, cư trú trái phép ở nước ngoài...; người phạm tội thường thực hiện một chuỗi hành vi, như: Thỏa thuận với khách (chi phí, thời gian, địa điểm đi, đến, phương tiện, thủ đoạn trốn,...). Ví dụ 1: A biết B đang bị cấm xuất cảnh, đã thuê người dẫn B qua đường mòn, lối mở để trốn sang Trung Quốc. Ví dụ 2: C có mục đích đưa D đi Hàn Quốc để lao động bất hợp pháp nên đã làm thủ tục (thành lập Công ty, làm hồ sơ để D là nhân viên của Công ty, làm Visa cho D,...) để D đi Hàn Quốc và ở lại lao động bất hợp pháp. Tùy vào mục đích sẽ có tên gọi khác nhau, nhưng tựu chung về hình thức, hành vi tổ chức, môi giới vươt biên trái phép là đưa người ra nước ngoài hoặc vào biên giới lãnh thổ Việt Nam trái với quy định của pháp luật, không tuân theo các quy định trong Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam. (3) Kết luận Như vậy, người nào tổ chức, môi giới cho người khác xuất, nhập cảnh trái phép mà làm chết người thì sẽ bị xử theo khung hình phạt tăng nặng nhất của tội này. Cụ thể là phạt tù từ 07 năm đến 15 năm, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề từ 01 năm đến 05 năm cho tội danh này. Ngày nay không thiếu những trang chính thống đưa tin tức về việc tổ chức đưa người vượt biên, trốn sang nước ngoài để lao động hoặc đưa người nhập cảnh vào Việt Nam trái phép. Trên thực tế, không ít những vụ án mạng mà nạn nhân người tham gia vào các cuộc vượt biên trái phép, trốn sang nước ngoài , người xuất, nhập cảnh trái phép bị giết, cướp trong khi di chuyển bằng đường mòn, băng rừng hiểm trở để vượt biên…bởi những kẻ tổ chức, môi giới vượt biên trái phép. Người lao động muốn sang nước ngoài làm việc nên tìm kiếm những công ty có uy tín trong lĩnh vực môi giới xuất khẩu lao động trong nước, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Hồ sơ, thủ tục để đi xuất khẩu lao động
Thị trường xuất khẩu lao động của Việt Nam đang phát triển vô cùng mạnh mẽ. Để tham gia vào cơ hội ấy, người lao động phải chuẩn bị những hồ sơ, thủ tục gì? 1. Điều kiện để đi xuất khẩu lao động Đối với bất cứ ngành nghề và chỗ làm nào, dù ở đâu thì cũng có những tiêu chuẩn và điều kiện riêng của nơi đó. Người lao động phải tuân thủ những quy tắc cơ bản sau để được có cơ hội xuất khẩu lao động: - Độ tuổi: 18 tuổi đến dưới 39 tuổi. - Điều kiện sức khoẻ: Đã được kiểm tra và kết luận sức khỏe theo quy định tại Thông tư liên tịch số 10/2004/TTLT-BYT-BLĐTBXH-BTC ngày 16/1/2004 của Bộ Y tế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính. - Không có tiền án, tiền sự. - Không thuộc diện bị cấm nhập cảnh của nước đăng ký xuất khẩu lao động. - Không thuộc diện bị cấm xuất cảnh Việt Nam. 2. Hồ sơ để đi xuất khẩu lao động Xuất khẩu lao động có thể hiểu đơn giản là việc người lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài theo quy định của pháp luật. Và tùy vào mỗi nước, có những tiêu chuẩn và đòi hỏi yêu cầu khác nhau mà chúng ta có những hồ sơ có thể khác nhau. Chưa kể đến, xuất khẩu lao động sẽ thực hiện chủ yếu qua trung tâm tư vấn xuất khẩu lao động hoặc qua cơ quan nhà nước, nhưng chung quy lại phải đảm bảo được những nội dung sau: - Sơ yếu lý lịch. - Giấy khám sức khỏe đạt tiêu chuẩn. - Giấy xác nhận dân sự của địa phương. - Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. - Giấy đăng ký kết hôn (nếu đã kết hôn). - Giấy xác nhận ly hôn (nếu đã ly hôn). - Giấy khai sinh. - CCCD. - Ảnh thẻ bao gồm nhiều kích thước: Ảnh thẻ 4x6; Ảnh thẻ 3x4; Ảnh thẻ 3.5x4.5; Ảnh thẻ 4.5x4.5; Ảnh thẻ 3.5x3.5. - Bằng tốt nghiệp, chứng chỉ có liên quan. - Đơn thông tin. Một số giấy tờ chuẩn bị cần công chứng thì người lao động cần thực hiện công chứng tại các cơ quan có thẩm quyền. Hoặc có thể tham khảo theo hồ sơ xuất khẩu lao động theo hình thức do doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đưa đi làm việc ở nước ngoài quy định cụ thể tại Điều 45 Luật Người lao động Việt Nam đi làm ở nước ngoài theo hợp đồng 2020. 3. Thủ tục để đi xuất khẩu lao động Như đã nói, đa dạng về các nhà tuyển dụng lao động kéo theo đa dạng về thủ tục để đi xuất khẩu lao động. Tuy nhiên các thủ tục sẽ vẫn đảm bảo được những bước như sau: - Đăng ký Người lao động đăng ký đi làm việc ở nước ngoài thuộc doanh nghiệp hoặc đơn vị sự nghiệp có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, sẽ được tư vấn các lĩnh vực, ngành nghề, công việc người lao động sẽ đi làm việc ở các thị trường phù hợp với kỹ năng, trình độ, độ tuổi, giới tính, sức khỏe, chi phí phải đóng góp và tiến độ nộp các khoản chi phí. Người lao động lựa chọn thị trường phù hợp với khả năng và nhu cầu của bản thân. - Tuyển chọn Người lao động tham gia tuyển chọn trực tiếp hoặc qua mạng, sau khi trúng tuyển, sẽ phải khám sức khỏe tại các cơ sở y tế đáp ứng điều kiện đi làm việc ở nước tiếp nhận. - Đào tạo và bồi dưỡng kiến thức Người lao động sau khi trúng tuyển phải tham gia khóa bồi dưỡng kiến thức cần thiết do đơn vị tổ chức. Căn cứ vào yêu cầu của chủ sử dụng lao động, người lao động có thể được đào tạo thêm về tay nghề và ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu về trình độ tay nghề và ngoại ngữ trước khi xuất cảnh. - Ký hợp đồng Người lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua doanh nghiệp dịch vụ phải ký 2 loại hợp đồng, bao gồm: hợp đồng dịch vụ ký với doanh nghiệp và hợp đồng lao động ký với chủ sử dụng nước ngoài. Cả 2 loại hợp đồng trên đều phải có ngôn ngữ Tiếng Việt và người lao động được quyền giữ một bản hợp đồng sau khi hai bên đã ký. Lưu ý: Người lao động cần đọc rõ các điều khoản trong hợp đồng dịch vụ ký với doanh nghiệp và hợp đồng lao động ký với chủ sử dụng, đặc biệt lưu ý các điều khoản về các khoản phí người lao động phải nộp; công việc và các điều kiện làm việc ở nước ngoài... - Nộp các khoản chi phí để đi làm việc ở nước ngoài Người lao động có nghĩa vụ nộp các khoản chi phí theo quy định cho đơn vị phái cử (như phí đào tạo, phí dịch vụ, phí môi giới (nếu có), lệ phí visa, vé máy bay). - Xin visa làm việc và xuất cảnh Dưới sự hỗ trợ của đơn vị phái cử (doanh nghiệp xuất khẩu lao động/đơn vị sự nghiệp...) người lao động phải hoàn thiện hồ sơ để xin visa/thị thực đi làm việc để nộp tại Đại sứ quán nước tiếp nhận lao động tại Việt Nam.
Từ 15/05/2024, thay đổi mức giá trần dịch vụ môi giới xuất khẩu lao động
Thông tư 02/2024/TT-BLĐTBXH được ban hành nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trong đó, có đề cập đến việc điều chỉnh mức giá trần của dịch vụ môi giới XKLĐ như sau. (1) Tăng mức giá trần dịch vụ môi giới xuất khẩu lao động Cụ thể, Thông tư 02/2024/TT-BLĐTBXH sửa đổi Điều 7 của Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH như sau: - Về mức trần: + Hợp đồng môi giới (theo quy định tại Điều 22 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Giá 2023) là văn bản thỏa thuận giữa doanh nghiệp dịch vụ và tổ chức/cá nhân trung gian để giới thiệu lao động Việt Nam sang nước ngoài làm việc. Giá dịch vụ do hai bên thỏa thuận và ghi rõ trong hợp đồng, tuy nhiên không được vượt quá 0,5 tháng lương cho mỗi 12 tháng làm việc (tối đa 1,5 tháng lương nếu hợp đồng lao động >= 36 tháng). + Mức trần dịch vụ theo hợp đồng môi giới là 0 đồng áp dụng cho một số thị trường, ngành, nghề, công việc cụ thể tại Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia, Brunei,.. được quy định tại Phụ Lục X ban hành kèm theo Thông tư 02/2024/TT-BLĐTBXH như sau: STT Thị trường/ngành, nghề, công việc Mức trần giá dịch vụ theo hợp đồng môi giới 1 Nhật Bản Mọi ngành, nghề 0 đồng 2 Đài Loan (Trung Quốc) Thuyền viên tàu cá xa bờ, tàu vận tải 0 đồng 3 Hàn Quốc Thuyền viên tàu cá xa bờ, tàu vận tải 0 đồng 4 Ma-lai-xi-a Lao động giúp việc gia đình 0 đồng 5 Bru-nây Lao động giúp việc gia đình 0 đồng 6 Thái Lan Mọi ngành, nghề 0 đồng 7 Các nước Tây Á Lao động giúp việc gia đình 0 đồng 8 Ô-xtrây-li-a Lao động nông nghiệp 0 đồng - Về quy định chuyển tiếp: được quy định tại Điều 3 Thông tư 02/2024/TT-BLĐTBXH như sau: + Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài hay các thỏa thuận khác đã ký và người lao động đã xuất cảnh trước ngày 15/05/2024: tiếp tục thực hiện đến khi kết thúc hợp đồng. + Hợp đồng cung ứng lao động đã đăng ký, được Bộ LĐTB&XH chấp thuận nhưng người lao động chưa xuất cảnh trước ngày 15/05/2024 thì phải sửa đổi, bổ sung hoặc ký kết mới nếu nội dung trái quy định mới. (2) Hồ sơ chuẩn bị nguồn lao động Ngoài việc điều chỉnh mức giá trần của dịch vụ môi giới xuất khẩu lao động như đã nêu trên, Thông tư 02/2024/TT-BLĐTBXH còn sửa đổi, bổ sung Khoản 3 và Khoản 5 Điều 3 của Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH quy định về Hồ sơ chuẩn bị nguồn lao động như sau: Về tài liệu chứng minh: - Đối với bên nước ngoài là người sử dụng lao động: tài liệu chứng minh gồm: + 01 bản sao Giấy phép kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương do cơ quan chức năng cấp, thể hiện lĩnh vực kinh doanh phù hợp với ngành nghề tuyển dụng lao động. Kèm theo bản dịch tiếng Việt. + Trường hợp nước có quy định về điều kiện tiếp nhận lao động nước ngoài thì cung cấp 01 bản sao tài liệu chứng minh đáp ứng điều kiện tiếp nhận lao động nước ngoài. - Đối với bên nước ngoài là tổ chức dịch vụ việc làm: tài liệu chứng minh gồm: + 01 bản sao Giấy phép kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương do cơ quan chức năng cấp, hoặc xác nhận cho tổ chức dịch vụ việc làm thể hiện ngành nghề kinh doanh bao gồm dịch vụ việc làm. Kèm theo bản dịch tiếng Việt. + 01 bản sản Thỏa thuận hợp tác hoặc văn bản đề nghị chuẩn bị nguồn/tuyển dụng lao động Việt Nam của người sử dụng lao động, kèm theo bản dịch tiếng Việt. Về cam kết ưu tiên tuyển chọn người lao động: là Văn bản cam kết giữa doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam và người lao động. + Nội dung cam kết: Doanh nghiệp sẽ ưu tiên tuyển chọn người lao động đã tham gia hoạt động chuẩn bị nguồn lao động sau khi Hợp đồng cung ứng lao động được đăng ký và chấp thuận. (3) Thay thế một số Phụ lục, Biểu mẫu Cụ thể, Thông tư 02/2024/TT-BLĐTBXH sẽ thay đổi một số Phụ lục, Biểu mẫu của Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH như sau: - Phụ lục: thay thế các Phụ lục II, III, IV, V, VI, VII, VIII, IX, X và XI được ban hành kèm theo Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH bằng các Phụ lục tương ứng. - Biểu mẫu: Thay thế Mẫu Đề cương báo cáo định kỳ (Mẫu số 01 Phụ lục XIII), Mẫu Đăng ký hợp đồng cung ứng lao động (Mẫu số 02 Phụ lục I) và Mẫu hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (Mẫu số 03 Phụ lục I). Xem và tải về Mẫu Đề cương báo cáo định kỳ mới tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/03/05/Mau-bao-cao-dinh-ky-hang-nam.docx Xem và tải về Mẫu Đăng ký hợp đồng cung ứng lao động mới tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/03/05/Mau-so-02.docx Xem và tải về Mẫu hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài mới tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/03/05/Mau-so-03.docx
Nội dung yêu cầu với hợp đồng Cung ứng lao động cho thị trường Tây Á, Trung Á Và Châu Phi
Bộ lao động, thương binh và xã hội vừa ban hành Thông tư 02/2024/TT-BLĐTBXH hướng dẫn nhiều nội dung mới của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trong đó có yêu cầu về nội dung chi tiết về hợp đồng cung ứng lao động đối với ngành, nghề, công việc tại thị trường Tây Á, Trung Á Và Châu Phi như sau: I. Ngành, nghề giúp việc gia đình (lao động giúp việc nhà, lao động chăm sóc trẻ, lao động làm vườn và lái xe gia đình) 1. Thời hạn hợp đồng lao động 02 năm, có thể gia hạn. 2. Số lượng lao động; ngành, nghề, công việc phải làm; độ tuổi của người lao động Thỏa thuận cụ thể loại công việc: giúp việc nhà, nấu ăn; chăm sóc trẻ; làm vườn; lái xe gia đình. Không quá 50 tuổi. 3. Địa điểm làm việc Người lao động chỉ làm việc tại hộ gia đình trực tiếp của người sử dụng lao động theo địa chỉ đã đăng ký với cơ quan chức năng nước sở tại. 4. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi Người lao động được nghỉ 01 ngày/tuần và được nghỉ ít nhất 09 giờ liên tục trong 01 ngày. 5. Tiền lương, tiền công, chế độ khác và tiền thưởng (nếu có); tiền làm thêm giờ; các khoản khấu trừ từ lương - Lương cơ bản từ 350 USD/tháng trở lên; - Nếu đồng ý làm việc vào ngày nghỉ, ngày lễ theo yêu cầu của người sử dụng, người lao động lao động được nhận tiền làm thêm tối thiểu 15 USD/ngày. 6. Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại Người sử dụng lao động cung cấp miễn phí chỗ ở đảm bảo vệ sinh, riêng tư và 03 bữa ăn đủ dưỡng chất mỗi ngày. 7. Chế độ khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe sinh sản Trường hợp nước tiếp nhận không có quy định bảo hiểm y tế cho người lao động giúp việc gia đình, người sử dụng lao động chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người lao động. 8. Điều kiện chấm dứt hợp đồng của người lao động trước thời hạn và trách nhiệm bồi thường thiệt hại - Trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn không phải do lỗi của người lao động thì người sử dụng lao động chịu chi phí vé máy bay về nước cho người lao động và đền bù thiệt hại cho người lao động theo thỏa thuận (nếu có). - Trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn do lỗi của người lao động thì người lao động chịu chi phí vé máy bay về nước và đền bù thiệt hại cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận (nếu có). 9. Tiền dịch vụ được bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả Bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả toàn bộ tiền dịch vụ cho người lao động. 10. Trách nhiệm chi trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại Người sử dụng lao động chi trả vé máy bay khứ hồi từ Việt Nam đến nơi làm việc và từ nơi làm việc về Việt Nam khi người lao động hoàn thành hợp đồng. 11. Thỏa thuận khác khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội - Người sử dụng lao động chi trả chi phí bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ và chi phí xin thị thực làm việc cho người lao động. - Trường hợp nước tiếp nhận không có quy định về chế độ bảo hiểm cho người lao động giúp việc gia đình thì người lao động phải được mua bảo hiểm rủi ro trước khi xuất cảnh và người sử dụng lao động chi trả chi phí mua bảo hiểm. - Đối với những nội dung quy định tại điểm c, đ, g, p và q khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14, doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật nước tiếp nhận lao động và thỏa thuận quốc tế giữa Việt Nam và nước tiếp nhận lao động (nếu có). - Đối với những nội dung quy định tại điểm l, r và s khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14, doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam, pháp luật nước tiếp nhận lao động và thoả thuận quốc tế giữa Việt Nam và nước tiếp nhận lao động (nếu có). II.. Các ngành, nghề khác 1. Thời hạn hợp đồng lao động Tối thiểu 06 tháng. 2. Tiền lương, tiền công, chế độ khác và tiền thưởng (nếu có); tiền làm thêm giờ; - Lương cơ bản tối thiểu là 400 USD/tháng (thời gian làm việc 08 giờ/ngày và 48 giờ/tuần). 3. Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại - Người lao động được cung cấp miễn phí phương tiện giao thông từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại. - Người sử dụng lao động cung cấp miễn phí chỗ ở và miễn phí ăn; + Trường hợp người lao động chịu chi phí chỗ ở hoặc chịu chi phí ăn thì tiền lương của người lao động không thấp hơn 500 USD/tháng. + Trường hợp người lao động chịu cả chi phí chỗ ở và chi phí ăn thì tiền lương của người lao động không thấp hơn 600 USD/tháng. 4. Trách nhiệm chi trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại Người sử dụng chi trả tối thiểu một lượt vé máy bay từ Việt Nam đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về Việt Nam khi người lao động hoàn thành hợp đồng. Thông tư 02/2024/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ 15/5/2024 và thay thế Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH
Nội dung yêu cầu với hợp đồng Cung ứng lao động cho thị trường Đài Loan
Bộ lao động, thương binh và xã hội vừa ban hành Thông tư 02/2024/TT-BLĐTBXH hướng dẫn nhiều nội dung mới của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trong đó có yêu cầu về nội dung chi tiết về hợp đồng cung ứng lao động đối với ngành, nghề, công việc tại thị trường Đài Loan như sau: A. Các ngành, nghề phù hợp với Luật Lao động cơ bản của Đài Loan (Trung Quốc) (công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, hộ lý và y tá tại bệnh viện và trung tâm dưỡng lão, thuyền viên tàu cá gần bờ) I. Đối với hợp đồng có thời hạn từ 01 năm 06 tháng trở lên 1. An toàn, vệ sinh lao động Bên nước ngoài tiếp nhận lao động phải tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; cung cấp miễn phí, đầy đủ trang thiết bị làm việc, dụng cụ bảo hộ lao động phù hợp với ngành, nghề, công việc của người lao động; đảm bảo nơi làm việc an toàn và vệ sinh lao động. 2. Tiền lương, tiền công, chế độ khác và tiền thưởng (nếu có); tiền làm thêm giờ; các khoản khấu trừ từ lương theo quy định của nước tiếp nhận lao động. Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại - Đối với lao động phổ thông: Tiền lương, tiền công, chế độ khác và tiền thưởng (nếu có); tiền làm thêm giờ theo quy định của pháp luật Đài Loan (Trung Quốc). - Đối với lao động đi làm phiên dịch tiếng Trung hoặc lao động trình độ kỹ thuật Trung cấp các ngành sản xuất chế tạo, xây dựng, thủy sản và nông nghiệp: mức lương tối thiểu là 33.000 Đài tệ/tháng; lao động ngành dịch vụ xã hội (công việc tại cơ sở y tế) mức lương tối thiểu là 29.000 Đài tệ/tháng. - Bên nước ngoài tiếp nhận lao động được khấu trừ tiền ăn, ở từ lương hàng tháng của người lao động không quá 2.500 Đài tệ/tháng (trừ ngành nông nghiệp và thuyền viên tàu cá gần bờ được bên nước ngoài tiếp nhận lao động cung cấp miễn phí). Trường hợp bên nước ngoài tiếp nhận lao động không cung cấp bữa ăn thì không được khấu trừ tiền ăn của người lao động. Trường hợp mức khấu trừ tiền ăn, ở từ lương hàng tháng của người lao động cao hơn 2.500 Đài tệ/tháng (nhưng không quá 5.000 Đài tệ/tháng) thì bên nước ngoài tiếp nhận lao động phải hỗ trợ chi phí cho người lao động trước khi xuất cảnh hoặc/và hỗ trợ bằng tiền trong thời gian làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc), tổng hỗ trợ bình quân (tính theo tháng) lớn hơn hoặc bằng mức khấu trừ tiền ăn, ở tăng thêm so với mức 2.500 Đài tệ/tháng. - Đối với ngành nông nghiệp và thuyền viên tàu cá gần bờ: bên nước ngoài tiếp nhận lao động cung cấp miễn phí chỗ ở và 03 bữa ăn/ngày cho người lao động. - Người lao động được bên nước ngoài tiếp nhận lao động cung cấp miễn phí phương tiện giao thông từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại hoặc được chi trả chi phí này. 3. Trách nhiệm trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại Bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả tối thiểu một lượt vé máy bay từ Việt Nam đến nơi làm việc khi bắt đầu hợp đồng hoặc từ nơi làm việc về Việt Nam khi người lao động hoàn thành hợp đồng. II. Đối với hợp đồng có thời hạn từ 01 năm đến dưới 01 năm 06 tháng Ngoài các quy định tại điểm 1 và 2 mục I, phần A thì nội dung chi tiết hợp đồng phải đáp ứng các yêu cầu sau: - Bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả vé máy bay từ Việt Nam đến nơi làm việc và từ nơi làm việc về Việt Nam khi người lao động hoàn thành hợp đồng lao động và hỗ trợ tối thiểu người lao động một khoản tiền tương đương một tháng lương cơ bản khi bắt đầu thực hiện hợp đồng lao động; hoặc bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả toàn bộ chi phí xuất cảnh cho người lao động. - Mức phí phục vụ tối đa bên nước ngoài tiếp nhận lao động (công ty dịch vụ việc làm Đài Loan - Trung Quốc) được thu từ người lao động là 1.500 Đài tệ/tháng. - Đối với những nội dung quy định tại điểm a, b, d, đ, e, k, m, n, p và q khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14, doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với pháp luật Đài Loan (Trung Quốc) và thỏa thuận giữa các cơ quan có thẩm quyền của hai bên (nếu có); - Đối với những nội dung quy định tại điểm l, r và s khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14, doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam, pháp luật Đài Loan (Trung Quốc) và thỏa thuận giữa các cơ quan có thẩm quyền của hai bên (nếu có). B. Chăm sóc người bệnh tại gia đình (khán hộ công gia đình), giúp việc gia đình I. Đối với hợp đồng có thời hạn từ 01 năm 6 tháng trở lên 1.Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi - Thời gian làm việc mỗi ngày của người lao động đủ để hoàn thành công việc được bên nước ngoài tiếp nhận lao động giao. - Người lao động được nghỉ ngơi tối thiểu 08 giờ liên tục/ngày và tối thiểu 01 ngày trong 07 ngày làm việc liên tục. 2. An toàn, vệ sinh lao động Bên nước ngoài tiếp nhận lao động cung cấp miễn phí, đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động cho người lao động và đảm bảo nơi làm việc an toàn và vệ sinh lao động. 3. Tiền lương, tiền công, chế độ khác và tiền thưởng (nếu có); tiền làm thêm giờ; các khoản khấu trừ từ lương theo quy định của nước tiếp nhận lao động - Đối với lao động phổ thông: Tiền lương cơ bản tối thiểu là 20.000 Đài tệ/tháng. Trường hợp thỏa thuận chung giữa các nước cung ứng lao động sang Đài Loan (Trung Quốc) điều chỉnh tăng tiền lương thì áp dụng theo mức tiền lương mới. - Đối với lao động trình độ kỹ thuật Trung cấp làm công việc khán hộ công tại gia đình: tiền lương cơ bản tối thiểu là 24.000 Đài tệ/tháng. - Tiền làm thêm giờ vào ngày nghỉ và ngày lễ tối thiểu là 200% tiền lương ngày làm việc bình thường. 4. Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại Bên nước ngoài tiếp nhận lao động cung cấp miễn phí chỗ ở và 03 bữa ăn/ngày. 5. Trách nhiệm trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại Bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả tối thiểu một lượt vé máy bay từ Việt Nam đến nơi làm việc khi bắt đầu hợp đồng hoặc từ nơi làm việc về Việt Nam khi người lao động hoàn thành hợp đồng. II. Đối với hợp đồng có thời hạn từ 01 năm đến dưới 01 năm 6 tháng Ngoài các quy định tại điểm 1, 2, 3 và 4 mục I, phần B thì nội dung chi tiết hợp đồng phải đáp ứng các yêu cầu sau: - Bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả vé máy bay từ Việt Nam đến nơi làm việc và từ nơi làm việc về Việt Nam khi người lao động hoàn thành hợp đồng và hỗ trợ tối thiểu người lao động một khoản tiền tương đương một tháng lương cơ bản khi bắt đầu hợp đồng; hoặc bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả toàn bộ chi phí xuất cảnh cho người lao động. - Mức phí phục vụ tối đa bên nước ngoài tiếp nhận lao động (công ty dịch vụ việc làm Đài Loan (Trung Quốc)) được thu từ người lao động là 1.500 Đài tệ/tháng. - Đối với những nội dung quy định tại điểm a, b, d, đ, k, m, n, p và q khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14 doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật Đài Loan (Trung Quốc) và thỏa thuận giữa các cơ quan có thẩm quyền của hai bên (nếu có); - Đối với những nội dung quy định tại điểm l, r và s khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14, doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam, pháp luật Đài Loan (Trung Quốc) và thỏa thuận giữa các cơ quan có thẩm quyền của hai bên (nếu có). Thông tư 02/2024/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ 15/5/2024 và thay thế Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH
Nội dung yêu cầu với hợp đồng Cung ứng lao động cho thị trường Nhật Bản
Bộ lao động, thương binh và xã hội vừa ban hành Thông tư 02/2024/TT-BLĐTBXH hướng dẫn nhiều nội dung mới của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trong đó có yêu cầu về nội dung chi tiết về hợp đồng cung ứng lao động đối với ngành, nghề, công việc tại thị trường Nhật Bản như sau: I. Lao động đi thực tập và làm việc theo Chương trình thực tập sinh kỹ năng (TTS) 1. An toàn, vệ sinh lao động Người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; cung cấp miễn phí, đầy đủ trang thiết bị làm việc, dụng cụ bảo hộ lao động phù hợp với ngành, nghề, công việc của TTS; đảm bảo nơi làm việc an toàn và vệ sinh lao động. 2. Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại - Trong thời gian đào tạo tập trung tại Nhật Bản, TTS được bố trí chỗ ở miễn phí; được trợ cấp tối thiểu 50.000 Yên/tháng hoặc 30.000 Yên/tháng đối với trường hợp được cung cấp miễn phí các bữa ăn. - Trong thời gian thực tập kỹ năng, TTS được bố trí chỗ ở phù hợp; trường hợp TTS phải trả tiền ở thì mức phải trả hàng tháng không quá 15% tiền lương cơ bản. - Bên nước ngoài tiếp nhận lao động bố trí miễn phí phương tiện đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại hoặc chi trả chi phí này cho TTS. 3. Tiền dịch vụ được bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả - Tiền dịch vụ được bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả là phí quản lý mà bên nước ngoài tiếp nhận TTS trả cho doanh nghiệp dịch vụ. - Bên nước ngoài tiếp nhận TTS trả cho doanh nghiệp dịch vụ tối thiểu 10.000 Yên/người/tháng đối với TTS nghề hộ lý và tối thiểu 5.000 Yên/người/tháng đối với các ngành nghề khác để quản lý TTS. - Phương thức: chuyển khoản vào tài khoản doanh nghiệp dịch vụ. 4. Trách nhiệm trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại Bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả vé máy bay khứ hồi từ Việt Nam đến nơi làm việc tại Nhật Bản và ngược lại khi hoàn thành hợp đồng cho TTS. 5. Thỏa thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội - Đối với TTS hộ lý: Bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả toàn bộ chi phí ủy thác đào tạo và bồi dưỡng tiếng Nhật đến trình độ N4 với mức tối thiểu 100.000 yên/người. - Đối với TTS các ngành nghề khác: Bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả chi phí ủy thác đào tạo mức tối thiểu 15.000 yên/người (160 tiết). - Phương thức: chuyển khoản vào tài khoản của doanh nghiệp dịch vụ. II. Lao động đi làm việc theo Chương trình kỹ năng đặc định 1. An toàn, vệ sinh lao động Người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; cung cấp miễn phí, đầy đủ trang thiết bị làm việc, dụng cụ bảo hộ lao động phù hợp với ngành, nghề, công việc của người lao động; đảm bảo nơi làm việc an toàn và vệ sinh lao động. 2. Tiền dịch vụ được bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả - Tiền dịch vụ được bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả là phí phái cử mà Bên nước ngoài tiếp nhận lao động trả cho doanh nghiệp dịch vụ. - Bên nước ngoài tiếp nhận người lao động trả phí phái cử cho doanh nghiệp dịch vụ tối thiểu 01 tháng tiền lương cơ bản/hợp đồng/người. - Phương thức: chuyển khoản vào tài khoản doanh nghiệp dịch vụ. 3. Trách nhiệm trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại Bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả vé máy bay từ Việt Nam đến nơi làm việc cho người lao động. 4. Thỏa thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội - Bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả chi phí đào tạo cho người lao động để đáp ứng yêu cầu của phía Nhật Bản, mức tối thiểu là 50.000 Yên/người để đào tạo ngoại ngữ và 50.000 yên/người để bồi dưỡng kỹ năng nghề. - Phương thức: Bên nước ngoài tiếp nhận lao động chuyển khoản vào tài khoản của doanh nghiệp dịch vụ. - Đối với những nội dung quy định tại điểm a, b, d, đ, e, h, i, k, m, p và q khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14, doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật Nhật Bản và thoả thuận quốc tế giữa Việt Nam và Nhật Bản (nếu có). - Đối với những nội dung quy định tại điểm l, r và s khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14, doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam, pháp luật Nhật Bản và thoả thuận quốc tế giữa Việt Nam và Nhật Bản (nếu có). III.Lao động đi làm việc theo Chương trình kỹ sư và chuyên gia 1. An toàn, vệ sinh lao động Người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; cung cấp miễn phí, đầy đủ trang thiết bị làm việc, dụng cụ bảo hộ lao động phù hợp với ngành, nghề, công việc của người lao động; đảm bảo nơi làm việc an toàn và vệ sinh lao động. 2. Trách nhiệm trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại Bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả vé máy bay từ Việt Nam đến nơi làm việc cho người lao động. - Đối với những nội dung quy định tại điểm a, b, d, đ, e, h, k, m, p và q khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14, doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật Nhật Bản và thoả thuận quốc tế giữa Việt Nam và Nhật Bản (nếu có); - Đối với những nội dung quy định tại điểm l, r và s khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14, doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam, pháp luật Nhật Bản và thoả thuận quốc tế giữa Việt Nam và Nhật Bản (nếu có). Thông tư 02/2024/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ 15/5/2024 và thay thế Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH
Mẫu hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài mới nhất
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hộivừa ban hành Thông tư 02/2024/TT-BLĐTBXH sửa đổi Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Theo đó quy định mẫu Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài như sau: HỢP ĐỒNG ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI Số………/(Tên viết tắt doanh nghiệp đưa đi) Hôm nay, ngày … tháng … năm … tại … , chúng tôi gồm: Doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài: …………………… (sau đây gọi là Bên đưa đi) Địa chỉ: ………………………………………………………………………………… Điện thoại: ………..… ; E-mail:.…..……; Địa chỉ trang thông tin điện tử:…….. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: ………………………………………. Chức vụ: ……………………………………………………….……………………..... và Ông/Bà ………………………………………… (sau đây gọi là Người lao động) Ngày, tháng, năm sinh: ……………………… Giới tính: …………nam/nữ Địa chỉ thường trú: ….. ………………………………………………………….. Số Hộ chiếu/CMTND/CCCD: ………….. , ngày cấp…….....nơi cấp……….. Người được báo tin (Họ và tên, quan hệ với người lao động): .............................. Địa chỉ báo tin tại Việt Nam: ………... , số điện thoại:………E-mail:………..… Căn cứ Hợp đồng cung ứng lao động số ......... ngày.../.../… ký giữa … (Bên nước ngoài tiếp nhận lao động) với Bên đưa đi và thông báo việc người lao động đã trúng tuyển đi làm việc ở nước ngoài ngày … tháng … năm … Hai Bên thỏa thuận và ký kết thực hiện các điều khoản hợp đồng sau đây: Điều 1: Điều khoản chung - Thời hạn của hợp đồng lao động: ... năm…. tháng… ngày, tính từ ngày … - Ngành, nghề, công việc: ………..…………………………………………………….. - Địa điểm làm việc: ………………………………..…………………………………... - Người sử dụng lao động: ...……. (tên Người sử dụng lao động, người đại diện theo pháp luật, chức danh, địa chỉ). Điều 2: Quyền và nghĩa vụ của người lao động 2.1. Tham gia đầy đủ khóa học giáo dục định hướng trước khi đi làm việc ở nước ngoài do Bên đưa đi tổ chức; trong thời gian … (ngày), đảm bảo thời lượng 74 tiết, kiểm tra đạt kết quả và được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học. 2.2. Tham gia khóa bồi dưỡng kỹ năng nghề ................ do Bên đưa đi tổ chức (nếu có) trong thời gian … (ngày). Phí bồi dưỡng kỹ năng nghề là……… do … (người lao động/bên đưa đi/bên nước ngoài tiếp nhận lao động) chi trả. 2.3. Tham gia khóa đào tạo ngoại ngữ …...... do Bên đưa đi tổ chức (nếu có) trong thời gian…... (ngày). Phí đào tạo ngoại ngữ là ……….. do…... (người lao động/bên đưa đi/bên nước ngoài tiếp nhận lao động) chi trả. 2.4. Chi phí người lao động phải trả trước khi đi: - Tiền dịch vụ (nếu có): ………………………………………………………….; + Mức tiền dịch vụ: ........ /hợp đồng………. năm…………tháng………..ngày; + Thời gian nộp (1 lần): ………… hoặc nhiều lần (tiến độ thanh toán:...............); - Tiền đóng góp Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước: ………………………………..... - Chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc: …........................................................ - Lệ phí cấp hộ chiếu: … - Lệ phí cấp thị thực (visa): … -Lệ phí lý lịch tư pháp: … - Tiền khám sức khỏe: … - Bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ (nếu có): … - Bảo hiểm xã hội (đóng cho cơ quan BHXH Việt Nam): … - Các chi phí khác (nếu có): … + ……………………………………………………………………………………….. Tổng cộng: (chữ số)........................................; (bằng chữ)……………………………….. 2.5. Ký kết và thực hiện hợp đồng lao động với người sử dụng lao động. 2.6. Thời gian thử việc (nếu có): - Thời gian thử việc: … tháng … ngày, kể từ ngày: … - Mức lương thử việc: … - Các chế độ khác của người lao động: ……………..………………………………… Sau thời gian thử việc, nếu người lao động không đáp ứng được yêu cầu công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động, Bên đưa đi sẽ thống nhất với người lao động về việc …... (cùng với người sử dụng lao động kéo dài thời gian thử việc, bố trí cho người lao động một công việc khác với mức lương phù hợp hoặc đưa người lao động về nước bằng chi phí của...). 2.7. Thời gian đào tạo tại nước tiếp nhận (nếu có): - Thời gian đào tạo: … tháng hoặc … ngày - Mức lương/trợ cấp đào tạo: ………………………………………………………… - Điều kiện/chi phí ăn, ở: ……………………………………………………………... 2.8. Thời giờ làm việc, nghỉ ngơi: Thời giờ làm việc: .... giờ/ngày; .... ngày/tuần theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận lao động. Ngoài thời gian này được tính là thời gian làm thêm giờ. Người lao động được nghỉ ... ngày lễ theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận lao động … , đó là các ngày: ......(1/1, Quốc Khánh....). Ngoài ra, người lao động được nghỉ ... ngày phép có hưởng lương hàng năm theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận lao động .... 2.9. Tiền lương, tiền làm thêm giờ, tiền thưởng và các khoản người lao động phải nộp (nếu có): - Tiền lương, tiền làm thêm giờ, tiền thưởng/phụ cấp: + Tiền lương: .... + Tiền làm thêm giờ: … + Các khoản tiền thưởng/phụ cấp (chuyên cần, hỗ trợ ăn, ở, ca kíp,....) + Ngày trả lương: … + Hình thức trả lương: … - Các khoản người lao động phải nộp theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận lao động: ………………………………………………………….. 2.10. Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt: Được người sử dụng lao động/Bên nước ngoài tiếp nhận lao động cung cấp (miễn phí hoặc có phí) chỗ ở và được cung cấp (miễn phí hoặc có phí)…. bữa ăn hoặc các thiết bị (điện, gas,...), dụng cụ nấu ăn cần thiết để tự nấu ăn. 2.11. Bảo hiểm: Được tham gia và hưởng chế độ bảo hiểm: - Bảo hiểm xã hội: … - Bảo hiểm y tế: …… - Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: … - Bảo hiểm khác (nếu có): … 2.12. An toàn, vệ sinh lao động: Được cung cấp miễn phí trang thiết bị bảo hộ lao động theo từng vị trí việc làm và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động theo pháp luật nước tiếp nhận lao động và quy chế của người sử dụng lao động. 2.13. Chi phí đi lại: - Chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc tại nước tiếp nhận do........... chi trả; - Chi phí đi lại từ nơi làm việc tại nước tiếp nhận về Việt Nam sau khi người lao động hoàn thành hợp đồng do............... chi trả; - Trường hợp lao động phải về nước trước hạn do lỗi của............. thì chi phí đi lại từ nơi làm việc tại nước tiếp nhận về Việt Nam do.................... chi trả. 2.14. Chăm sóc sức khỏe sinh sản, ốm đau, thương tật, tử vong: được khám, chữa bệnh, được hưởng chế độ theo quy định pháp luật nước tiếp nhận lao động và được hỗ trợ từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật Việt Nam. 2.15. Trường hợp thay đổi nơi làm việc hoặc thay đổi người sử dụng lao động phải thông báo cho Bên đưa đi trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày có sự thay đổi. 2.16. Thực hiện thanh lý hợp đồng này trong thời gian 180 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động. 2.17. Bồi thường cho Bên đưa đi theo thỏa thuận nêu tại Điều 6 hợp đồng này và quy định của pháp luật có liên quan. 2.18. Yêu cầu Bên đưa đi bồi thường thiệt hại do Bên đưa đi gây ra theo quy định tại Điều 6 hợp đồng này và quy định của pháp luật có liên quan. 2.19. Được hưởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. … Điều 3: Quyền và nghĩa vụ của Bên đưa đi 3.1. Thu tiền dịch vụ nêu tại khoản 2.4 Điều 2 Hợp đồng này. 3.2. Tổ chức giáo dục định hướng cho người lao động, đảm bảo thời lượng 74 tiết theo quy định. 3.3. Thỏa thuận với người lao động về việc bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ cho người lao động theo yêu cầu của bên tiếp nhận lao động. 3.4. Phối hợp với bên tiếp nhận lao động hoàn tất hồ sơ, giấy tờ để người lao động xuất, nhập cảnh hợp pháp và đến nơi làm việc. 3.5. Đảm bảo người lao động được ký kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động với các điều khoản phù hợp với hợp đồng này. 3.6. Phối hợp với Bên nước ngoài tiếp nhận hỗ trợ người lao động trong việc gửi tiền lương và các khoản thu nhập hợp pháp của người lao động về Việt Nam theo đúng quy định của pháp luật. 3.7. Tổ chức quản lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động trong thời gian người lao động làm việc ở nước ngoài. 3.8. Phối hợp với bên tiếp nhận lao động tổ chức, hướng dẫn cho người lao động xuất, nhập cảnh về nước theo hợp đồng đã ký. 3.9. Hỗ trợ người lao động hoặc thân nhân người lao động về các thủ tục để được hưởng các chế độ bảo hiểm theo quy định của nước tiếp nhận lao động, Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định và các chính sách hỗ trợ khác của Nhà nước (nếu có). 3.10. Bồi thường cho người lao động, người bảo lãnh (nếu có) về những thiệt hại do Bên đưa đi gây ra theo quy định tại Điều 6 hợp đồng này, hợp đồng bảo lãnh (nếu có) và quy định của pháp luật có liên quan. 3.11. Yêu cầu người lao động hoặc người bảo lãnh bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận nêu tại Điều 6 hợp đồng này, hợp đồng bảo lãnh (nếu có) và quy định của pháp luật có liên quan. 3.12. Thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật. 3.13. Được hưởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. … … Điều 9: Các thỏa thuận khác (nếu có) … Điều 10: Giải quyết tranh chấp và luật áp dụng 10.1. Hợp đồng này được giải thích và điều chỉnh theo luật pháp Việt Nam. 10.2. Mọi tranh chấp phát sinh trên cơ sở Hợp đồng này sẽ được giải quyết trước hết bằng thương lượng giữa hai bên theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi. 10.3. Trường hợp tranh chấp không giải quyết được thông qua thương lượng hai bên sẽ đưa ra ... để giải quyết theo quy định của pháp luật... Hợp đồng này làm tại ... ngày ... tháng ... năm…, có hiệu lực kể từ ngày ký, được lập thành ... bản bằng tiếng Việt, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ ... bản để theo dõi và thực hiện./. Tải toàn văn mẫu Hợp đồng tại đây Thông tư 02/2024/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ 15/05/2024
Công ty nước ngoài có được kinh doanh xuất khẩu lao động không?
Hiện nay công ty tôi đang là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (cụ thể là 100% vốn Đài Loan), vậy cho tôi hỏi công ty tôi có thể kinh doanh dịch vụ đưa NLĐ Việt Nam qua Đài Loan để làm việc - xuất khẩu lao động được không? Xuất khẩu lao động như thế nào? Căn cứ Điều 8 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 quy định về hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau: "Hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng - Hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và chỉ được thực hiện bởi doanh nghiệp Việt Nam có Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp. - Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây gọi là doanh nghiệp dịch vụ) phải duy trì các điều kiện quy định tại Điều 10 của Luật này và đáp ứng các điều kiện của từng thị trường, ngành, nghề, công việc cụ thể theo quy định của Chính phủ trong suốt quá trình hoạt động." Theo quy định trên, có thể hiểu việc xuất khẩu lao động Việt Nam ra nước ngoài được hiểu là hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Theo đó, hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và chỉ được thực hiện bởi doanh nghiệp Việt Nam có Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp. Ai được kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động? Căn cứ theo quy định về đối tượng áp dụng tại Điều 2 Nghị định 112/2021/NĐ-CP như sau: - Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ký với đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. - Công dân Việt Nam giao kết hợp đồng lao động hợp pháp sau khi xuất cảnh. - Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây viết tắt là doanh nghiệp dịch vụ). - Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài. - Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được giao nhiệm vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây viết tắt là đơn vị sự nghiệp). -6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.” Có thể thấy đối tượng được đưa người lao động Việt Nam sang nước ngoài để xuất khẩu lao động được quy định là doanh nghiệp Việt Nam, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Công ty có vốn đầu tư 100% nước ngoài có được kinh doanh xuất khẩu lao động không? Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 thì điều kiện để được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng bao gồm: - Có vốn điều lệ từ 05 tỷ đồng trở lên; có chủ sở hữu, tất cả thành viên, cổ đông là nhà đầu tư trong nước theo quy định của Luật Đầu tư; - Đã ký quỹ theo quy định tại Điều 24 của Luật này; - Có người đại diện theo pháp luật là công dân Việt Nam, trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc dịch vụ việc làm; không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; không có án tích về một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tội quảng cáo gian dối, tội lừa dối khách hàng, tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, tội cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép; - Có đủ số lượng nhân viên nghiệp vụ thực hiện các nội dung quy định tại Điều 9 của Luật này; - Có cơ sở vật chất của doanh nghiệp hoặc được doanh nghiệp thuê ổn định để đáp ứng yêu cầu giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; - Có trang thông tin điện tử. Theo đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư 100% nước ngoài không thuộc đối tượng được cấp phép kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động Việt Nam do không đáp ứng điều kiện là có cổ đông là nhà đầu tư trong nước. Như vậy, doanh nghiệp có vốn đầu tư 100% nước ngoài không được cấp phép để kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động Việt Nam sang nước ngoài.
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thông qua những hình thức nào?
Ban Chấp hành Trung ương ban hành Chỉ thị 20-CT/TW năm 2022 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới. Vậy người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thông qua những hình thức nào? Nhà nước thực hiện chính sách gì cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng? Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thông qua những hình thức nào? Có 03 hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được quy định tại Điều 5 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 như sau: (1) Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với đơn vị sự nghiệp để thực hiện thỏa thuận quốc tế. (2) Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sau đây: - Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; - Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài; - Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;. - Tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. (3) Hợp đồng lao động do người lao động Việt Nam trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài. Chính sách của Nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. (1) Khuyến khích nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; phát huy và sử dụng hiệu quả nguồn lao động sau khi đi làm việc ở nước ngoài trở về. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong một số ngành, nghề, công việc cụ thể có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hoặc Việt Nam có ưu thế được hưởng một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm thu hút, thúc đẩy và hỗ trợ phát triển ngành, nghề, công việc để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và sử dụng người lao động sau khi về nước phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ. (2) Bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân Việt Nam trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. (3) Mở rộng hợp tác quốc tế trong hoạt động phát triển thị trường lao động mới, an toàn, việc làm có thu nhập cao, ngành, nghề, công việc cụ thể giúp nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. (4) Bảo đảm bình đẳng giới, cơ hội việc làm, không phân biệt đối xử trong tuyển chọn, bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; có biện pháp hỗ trợ bảo vệ người lao động Việt Nam ở nước ngoài phù hợp với các đặc điểm về giới. (5) Hỗ trợ hòa nhập xã hội và tham gia thị trường lao động sau khi về nước. (Điều 4 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020) Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phải trả những khoản tiền nào? Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có nghĩa vụ chi trả các khoản tiền sau: - Nộp tiền dịch vụ: là khoản thu của doanh nghiệp dịch vụ nhận được từ bên nước ngoài tiếp nhận lao động và người lao động để bù đắp chi phí, tìm kiếm, phát triển thị trường, đàm phán, ký kết hợp đồng cung ứng lao động, quản lý người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo quy định của Luật này (khoản 1 Điều 23 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020); - Thực hiện ký quỹ theo Điều 25 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 cụ thể như sau: + Doanh nghiệp dịch vụ thỏa thuận với người lao động về việc ký quỹ để bảo đảm người lao động thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc theo thỏa thuận với bên nước ngoài tiếp nhận lao động. + Người lao động thỏa thuận với doanh nghiệp dịch vụ về việc gửi tiền ký quỹ vào tài khoản phong tỏa của người lao động tại ngân hàng. + Người lao động được nhận lại cả gốc và lãi tiền ký quỹ khi thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Trường hợp người lao động vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, tiền ký quỹ của người lao động được doanh nghiệp dịch vụ sử dụng để bù đắp thiệt hại phát sinh do lỗi của người lao động gây ra; nếu tiền ký quỹ còn thừa thì phải trả lại cho người lao động, nếu không đủ thì người lao động phải nộp bổ sung. + Trường hợp có tranh chấp phát sinh về việc doanh nghiệp dịch vụ không trả tiền ký quỹ, người lao động có quyền kiến nghị đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật. + Chính phủ quy định mức trần tiền ký quỹ của người lao động phù hợp với từng thị trường, ngành, nghề, công việc cụ thể, việc quản lý, sử dụng và hoàn trả tiền ký quỹ. - Nộp thuế, tham gia bảo hiểm xã hội, hình thức bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động; - Đóng góp vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước.
Xuất khẩu lao động thì có phải đóng thuế TNCN hay không?
Con trai tôi năm ngoái có đăng ký xuất khẩu lao động, thì năm nay đến hạn có phải đóng thuế TNCN hay không? Ngoài ra thì xuất khẩu lao động vẫn phải đóng BHXH bắt buộc tại Việt Nam hay được miễn? 1. Xuất khẩu lao động thì có phải đóng thuế TNCN hay không? Căn cứ theo Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định về đối tượng chiu thuế TNCN với nội dung như sau: - Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong, ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam quy định tại Điều 3 của Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007. -. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây: + Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam; + Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn. - Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định đối với cá nhân cư trú. Như vậy, khi người dân tham gia xuất khẩu lao động thì nếu như có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong năm, hoặc có chỗ ở thường xuyên tại Việt Nam thì vẫn sẽ phải đóng thuế TNCN khi thu nhập đến từ việc xuất khẩu lao động thuộc quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007. 2. Công dân Việt Nam đi xuất khẩu lao động thì có phải đóng thuế TNCN cho cả Việt Nam lẫn nước xuất khẩu lao động? Theo Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020, thì người lao động đi xuất khẩu lao động sẽ được hưởng nhũng quyền sau: - Được cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật của Việt Nam về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; chính sách, pháp luật và phong tục, tập quán của nước tiếp nhận lao động có liên quan đến người lao động; quyền, nghĩa vụ của các bên khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; - Được tư vấn, hỗ trợ để thực hiện quyền, nghĩa vụ và hưởng lợi ích trong hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề; - Hưởng tiền lương, tiền công, chế độ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn lao động và quyền lợi, chế độ khác theo hợp đồng lao động; chuyển về nước tiền lương, tiền công, thu nhập, tài sản hợp pháp khác của cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động; Được bảo hộ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận lao động, pháp luật và thông lệ quốc tế; - Đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bị người sử dụng lao động ngược đãi, cưỡng bức lao động hoặc có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe hoặc bị quấy rối tình dục trong thời gian làm việc ở nước ngoài; - Hưởng chính sách hỗ trợ về lao động, việc làm và quyền lợi từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật; - Không phải đóng bảo hiểm xã hội hoặc thuế thu nhập cá nhân hai lần ở Việt Nam và ở nước tiếp nhận lao động nếu Việt Nam và nước đó đã ký hiệp định về bảo hiểm xã hội hoặc hiệp định tránh đánh thuế hai lần; - Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; - Được tư vấn và hỗ trợ tạo việc làm, khởi nghiệp sau khi về nước và tiếp cận dịch vụ tư vấn tâm lý xã hội tự nguyện. Vậy nên, người lao động đi xuất khẩu lao động sẽ không cần phải đóng thuế TNCN đồng thời ở cả VIệt Nam lẫn nước tiếp nhận lao động nếu như nước tiếp nhận đã ký hiệp định về tránh đánh thuế hai lần. 3. Xuất khẩu lao động vẫn phải đóng BHXH bắt buộc ở Việt Nam ? Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 đề cập đến Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, thì người lao động đăng ký xuất khẩu lao động tại nước ngoài theo hợp đồng vẫn phải đóng BHXH bắt buộc tai Việt Nam. Ngoài ra, trong trường hợp việc xuât khẩu lao động buộc phải tạm dừng do người sử dụng lao động gặp khó khăn, dẫn đến việc không có khả năng đóng BHXH bắt buộc, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 88 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trong thời gian không quá 12 tháng.
Mẫu hợp đồng dành cho người xuất khẩu lao động mới nhất năm 2024
Xuất khẩu lao động (XKLĐ) vừa là cơ hội đổi đời cũng là sự gia tăng thu nhập giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp cho tình hình thị trường lao động trong nước. Người lao động (NLĐ) trong nước có thể ký kết hợp đồng XKLĐ đối với doanh nghiệp nước ngoài thông qua cơ quan, tổ chức tuyển dụng XKLĐ. 1. Hợp đồng xuất khẩu lao động Việt Nam gồm những nội dung gì? Căn cứ Điều 14 Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết nội dung, mẫu hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài như sau: - Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký giữa người lao động và doanh nghiệp hoạt động dịch vụ. - Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký giữa người lao động và tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài phải phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước, vùng lãnh thổ mà người lao động đến làm việc và có những nội dung sau đây: + Thời hạn làm việc. + Ngành, nghề công việc phải làm. + Nước, vùng lãnh thổ người lao động đến làm việc, địa điểm làm việc. + Giáo dục định hướng trước khi đi làm việc. + Điều kiện, môi trường làm việc. + Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. + An toàn, vệ sinh lao động. + Tiền lương và tiền thưởng (nếu có), tiền làm thêm giờ, các khoản khấu trừ từ lương (nếu có). + Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại từ nơi ở tới nơi làm việc. + Trách nhiệm trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại. + Chế độ khám bệnh, chữa bệnh và quyền lợi, chế độ khác (nếu có). + Quyền lợi, chế độ của người lao động trong trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và chế độ khác; việc bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng. + Cơ chế, thủ tục và pháp luật áp dụng để giải quyết tranh chấp. + Thỏa thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội. - Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký giữa người lao động và đơn vị sự nghiệp phải phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật nước, vùng lãnh thổ tiếp nhận lao động, thỏa thuận quốc tế quy định tại khoản 1 Điều 42 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020, hợp đồng cung ứng lao động ký kết với bên nước ngoài tiếp nhận lao động (nếu có) và có những nội dung sau đây: 2. Hợp đồng xuất khẩu lao động làm việc ở nước ngoài Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam XKLĐ ở nước ngoài ký giữa người lao động và doanh nghiệp hoạt động dịch vụ theo Mẫu số 03 Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH. tải Mẫu số 03 Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài 3. Mức thù lao theo hợp đồng môi giới xuất khẩu lao động Căn cứ Điều 7 Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH quy định mức trần thù lao theo hợp đồng môi giới - Mức trần thù lao theo hợp đồng môi giới theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp dịch vụ với tổ chức, cá nhân trung gian nhưng không được vượt quá 0,5 tháng tiền lương theo hợp đồng của người lao động cho mỗi 12 tháng làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động có thời hạn làm việc từ 36 tháng trở lên thì mức trần thù lao theo hợp đồng môi giới không quá 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng của người lao động. - Mức trần thù lao theo hợp đồng môi giới đối với một số thị trường, ngành, nghề, công việc cụ thể được quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH. STT Thị trường/ngành, nghề, công việc Mức trần thù lao theo hợp đồng môi giới 1 Nhật Bản Mọi ngành, nghề 0 đồng 2 Đài Loan (Trung Quốc) Thuyền viên tàu cá xa bờ, tàu vận tải 0 đồng 3 Hàn Quốc Thuyền viên tàu cá xa bờ, tàu vận tải 0 đồng 4 Ma-lai-xi-a Lao động giúp việc gia đình 0 đồng 5 Bru-nây Lao động giúp việc gia đình 0 đồng 6 Thái Lan Mọi ngành, nghề 0 đồng 7 Các nước Tây Á Lao động giúp việc gia đình 0 đồng
Nhận tiền từ người đi XKLĐ gửi về Việt Nam có phải đóng thuế TNCN?
Hiện nay, hình thức đi nước ngoài xuất khẩu lao động (XKLĐ) nở rộ tại các tỉnh miền trung, nhất là tại Nhật Bản, Hàn Quốc số lượng lao động Việt Nam trở thành cộng đồng lớn mạnh và gửi kiều hối về Việt Nam số lượng lớn. Vậy người nhận tiền gửi về từ nước ngoài có phải đóng thuế TNCN không? 1. Kiều hối được hiểu là gì? Có thể hiểu kiều hối là số tiền ngoại tệ do người Việt Nam học tập, làm việc, sinh sống tại nước ngoài gửi về cho người thân, gia đình tại Việt Nam. Theo đó, số tiền từ nước ngoài chuyển về Việt Nam được xem là kiều hối và được hưởng các ưu đãi theo quy định của pháp luật hiện hành. 2. Hạn mức đem theo tiền từ nước ngoài về Việt Nam Cụ thể tại Điều 2 Thông tư 15/2011/TT-NHNN quy định mức ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt phải khai báo Hải quan cửa khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh. - Cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam bằng hộ chiếu mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt trên mức quy định dưới đây phải khai báo Hải quan cửa khẩu: + 5.000 USD (Năm nghìn Đôla Mỹ) hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương; + 15.000.000 VNĐ (Mười lăm triệu đồng Việt Nam). - Trường hợp cá nhân nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt bằng hoặc thấp hơn mức 5.000 USD hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương và có nhu cầu gửi số ngoại tệ tiền mặt này vào tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của cá nhân mở tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ngoại hối (sau đây gọi chung là tổ chức tín dụng được phép), cũng phải khai báo Hải quan cửa khẩu. Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số ngoại tệ tiền mặt mang vào là cơ sở để tổ chức tín dụng được phép cho gửi ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản thanh toán. - Mức ngoại tệ tiền mặt và đồng Việt Nam tiền mặt quy định phải khai báo Hải quan cửa khẩu quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 15/2011/TT-NHNN không áp dụng đối với những cá nhân mang theo các loại phương tiện thanh toán, giấy tờ có giá bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam như séc du lịch, thẻ ngân hàng, sổ tiết kiệm, các loại chứng khoán và các loại giấy tờ có giá khác. 3. Có phải đóng thuế TNCN khi nhận kiều hối gửi về Việt Nam? Kiều hối gửi về Việt Nam là một trong những loại ngoại hối được Nhà nước khuyến khích và ưu tiên dự trữ vì thế tại Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 (sửa đổi bởi Luật về thuế sửa đổi 2014) quy định các trường hợp được miễn thuế TNCN như sau: - Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau. - Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất. - Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất. - Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau. - Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường. - Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao để sản xuất. - Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. - Thu nhập từ kiều hối. - Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật. - Tiền lương hưu do Bảo hiểm xã hội chi trả. - Thu nhập từ học bổng, bao gồm: + Học bổng nhận được từ ngân sách nhà nước; + Học bổng nhận được từ tổ chức trong nước và ngoài nước theo chương trình hỗ trợ khuyến học của tổ chức đó. - Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tiền bồi thường tai nạn lao động, khoản bồi thường nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật. - Thu nhập nhận được từ quỹ từ thiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, không nhằm mục đích lợi nhuận. - Thu nhập nhận được từ nguồn viện trợ nước ngoài vì mục đích từ thiện, nhân đạo dưới hình thức chính phủ và phi chính phủ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt - Thu nhập từ tiền lương, tiền công của thuyền viên là người Việt Nam làm việc cho các hãng tàu nước ngoài hoặc các hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế. - Thu nhập của cá nhân là chủ tàu, cá nhân có quyền sử dụng tàu và cá nhân làm việc trên tàu từ hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tiếp phục vụ hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản xa bờ. Như vậy, kiều hối của người đi xuất khẩu lao động từ nước ngoài gửi về sẽ được xem là thu nhập được miễn thuế TNCN, do Nhà nước hiện nay khuyến khích kiều hối từ nước ngoài. Ngoài ra, NLĐ từ nước ngoài cũng đã thực hiện đóng thuế TNCN tại nước sở tại nên việc gửi về Việt Nam không phải đóng lại cho người nhận.
Hướng dẫn hỗ trợ người lao động xuất khẩu lao động theo hợp đồng
Đây là nội dung tại Văn bản hợp nhất Thông tư 1679/VBHN-BLĐTBXH ngày 10/5/2023 hướng dẫn một số nội dung thực hiện đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo và hỗ trợ NLĐ làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, Bộ LĐTBXH hướng dẫn hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau: (1) Đối tượng hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Thực hiện theo quy định tại điểm b mục 4 Phần III Quyết định 90/QĐ-TTg bao gồm các đối tượng sau: - NLĐ có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài, cư trú trên địa bàn các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; ưu tiên NLĐ thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo. - Cơ sở đào tạo, doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; các tổ chức, cá nhân tư vấn cho NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; - NLĐ tham gia các khóa đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ để đi làm việc ở nước ngoài theo các hiệp định ký giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước tiếp nhận. (2) Phương thức hỗ trợ NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Đối với hoạt động hỗ trợ NLĐ thuộc các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo đi làm việc ở nước ngoài: Doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp khi tuyển chọn lao động tại các các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo phối hợp với cơ quan LĐTBXH tại địa phương. Qua đó, thực hiện hỗ trợ NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thông qua cơ chế đấu thầu, đặt hàng với các cơ sở đào tạo nghề, ngoại ngữ, doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trường hợp NLĐ đăng ký đi làm việc ở nước ngoài thông qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đã hoàn thành khóa đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ, kỹ năng nghề, đủ điều kiện xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài, cơ quan LĐTBXH thực hiện hỗ trợ trực tiếp cho NLĐ. Doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có trách nhiệm hỗ trợ người lao động cung cấp đầy đủ hồ sơ, chứng từ để nhận hỗ trợ. Giới thiệu, tư vấn về đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho người lao động và thân nhân NLĐ, cơ quan LĐTBXH thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Đối với hoạt động hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ cho NLĐ trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo các Hiệp định ký giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước tiếp nhận, Bộ LĐTBXH thực hiện theo quy định pháp luật về đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ. (3) Nguyên tắc hỗ trợ NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Hỗ trợ đúng đối tượng, đúng nội dung quy định tại điểm b mục 4 Phần III Quyết định 90/QĐ-TTg, phù hợp với nhu cầu của NLĐ Ngoài ra, phải bảo đảm hiệu quả, công khai, minh bạch, dân chủ, bình đẳng giới. (4) Nội dung hỗ trợ NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng - NLĐ thuộc hộ nghèo, người lao động là người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài: Nội dung hỗ trợ thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Thông tư 15/2022/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. - NLĐ thuộc hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài: Hỗ trợ tiền đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ, kỹ năng nghề và hỗ trợ các chi phí khác theo khoản 1 Điều 25 Thông tư 15/2022/TT-BTC. - NLĐ khác đang sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã bãi ngang, ven biển và hải đảo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài: Hỗ trợ tiền đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ, kỹ năng nghề. - NLĐ và thân nhân của NLĐ thuộc các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo: Hỗ trợ giới thiệu, tư vấn để tham gia đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. - NLĐ tham gia các khóa đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ để đi làm việc ở nước ngoài theo Hiệp định ký giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước tiếp nhận: Hỗ trợ một phần chi phí đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ cho NLĐ. Xem thêm Văn bản hợp nhất Thông tư 1679/VBHN-BLĐTBXH có hiệu lực ngày 11/7/2022.
Người lao động chưa thành niên có được đi xuất khẩu lao động không?
Cho tôi hỏi đi xuất khẩu lao động được hiểu như thế nào? Người lao động chưa thành niên thì có được phép đi không? Người lao động đi xuất khẩu lao động được hiểu như thế nào? Hiện nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào giải thích về thuật ngữ này, tuy nhiên có thể hiểu xuất khẩu lao động là việc đưa người lao động Việt Nam sang nước ngoài để làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trực tiếp thuê mướn, sử dụng người lao động Việt Nam làm việc cho mình ở nước ngoài theo hợp đồng lao động. Căn cứ Điều 5 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về các hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau: - Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với đơn vị sự nghiệp để thực hiện thỏa thuận quốc tế. - Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sau đây: + Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; + Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài; + Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;. + Tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. - Hợp đồng lao động do người lao động Việt Nam trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài. Người lao động chưa thành niên có được đi xuất khẩu lao động không? (Hình từ Internet) Người lao động chưa thành niên có được đi xuất khẩu lao động hay không? Căn cứ Điều 44 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 có quy định về điều kiện của người lao động do doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đưa đi làm việc ở nước ngoài như sau: - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. - Tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài. - Đủ sức khỏe theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động. - Đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, trình độ, kỹ năng nghề và các điều kiện khác theo yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động. - Có giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng. - Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam. Và theo quy định tại Điều 50 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về điều kiện của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động trực tiếp giao kết như sau: - Các điều kiện quy định tại các khoản 1,2,3,4 và 6 Điều 44 của Luật này. - Có hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 52 của Luật này. - Có văn bản xác nhận việc đăng ký hợp đồng lao động của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người lao động thường trú. Theo đó, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cần đáp ứng đủ các điều kiện sau: Đối với người lao động do doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đưa đi làm việc ở nước ngoài: - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; - Tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài; - Đủ sức khỏe theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động; - Đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, trình độ, kỹ năng nghề và các điều kiện khác theo yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động; - Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động trực tiếp giao kết - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; - Tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài; - Đủ sức khỏe theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động; - Đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, trình độ, kỹ năng nghề và các điều kiện khác theo yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động; - Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam; - Có hợp đồng lao động giữa người lao động Việt Nam trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài; - Có văn bản xác nhận việc đăng ký hợp đồng lao động của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người lao động thường trú. Bên cạnh đó, Điều 20 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về người thành niên như sau: - Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên. - Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các điều 22, 23 và 24 của Bộ luật này. Theo đó, người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên. Như vậy, người lao động chưa thành niên sẽ không đủ điều kiện để đi xuất khẩu lao động theo quy định của pháp luật.
CẢNH BÁO: Thủ đoạn lừa bán người qua nước ngoài để làm vợ
Vì một cuộc sống đổi đời, vì một giấc mơ nước ngoài nhiều người không ngần ngại qua nước ngoài lao động hoặc thậm chí là lấy chồng tại các nước này để được cấp visa ở lại làm việc. Hình thức này hiện nay không còn mới khi việc môi giới xuất khẩu lao động đã có từ rất lâu tại VIệt Nam. Tuy nhiên, nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa việc môi giới và lừa đảo bán người qua nước ngoài khiến nhiều người, đặc biệt là phụ nữ để làm vợ cho người nước ngoài khiến cuộc sống như bị giam cầm tại đó. 1. Cơ quan có thẩm quyền cấp phép xuất khẩu lao động Xuất khẩu lao động hợp pháp vẫn luôn được Chính phủ khuyến khích nhằm tăng tỷ lệ ngoại hối của Việt Nam cũng như cải thiện đời sống của nhân dân và hợp tác quốc tế đối với các nước có lao động là người Việt Nam. Tuy nhiên, việc xuất khẩu lao động phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo Điều 28 Nghị định 38/2020/NĐ-CP quy định Bộ LĐTBXH có trách nhiệm lớn nhất trong xuất khẩu lao động. Ngoài ra, Điều 8 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 có quy định doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau: Hoạt động dịch vụ đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và chỉ được thực hiện bởi doanh nghiệp Việt Nam có Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do Bộ trưởng Bộ LĐTBXH cấp. Qua đó, cho thấy cho thấy Bộ LĐTBXH là cơ quan có thẩm quyền lớn nhất trong việc thực hiện cấp phép đưa NLĐ Việt Nam sang nước ngoài làm việc. Đối với các cá nhân thực hiện môi giới việc làm như hiện nay sẽ được xem là vi phạm pháp luật. 2. Tại sao nhiều người lại bị lừa bán sang nước ngoài Có thể thấy thực trạng hiện nay vẫn có nhiều lao động mắc bẫy vẫn vì nguyên nhân lớn nhất đến từ suy nghĩ tính chất công việc là “việc nhẹ, lương cao”. Bên cạnh đó, phần nhiều là phụ nữ và có hoàn cảnh khó khăn muốn tìm một công việc trang trải cho cuộc sống. Bên cạnh đó, lao động tại Việt Nam chưa tìm hiểu kỹ các quy định xuất khẩu lao động, trong khi làm thủ tục xuất khẩu lao động tại các doanh nghiệp được Bộ LĐTBXH cấp phép với chi phí rẻ thì việc thông qua môi giới là cá nhân phải bỏ ra một số tiền lớn để chi trả. “Nhẹ dạ, cả tin”, phản ánh lên việc đa phần các đối tượng thực hiện môi giới thực hiện thường có mối quan hệ quen biết với các nạn nhân. Qua đó, độ uy tín của đối tượng lừa đảo cũng được tin cậy hơn. Qua đó có thể tóm lại các ý chính như sau: (1) Đối tượng thực hiện lừa đảo thường là: - Là phụ nữ đang tìm kiếm việc làm. - Công nhân đang thất nghiệp. - Lao động trẻ nhưng ít được tiếp cận tin tức pháp luật. - Người có nhu cầu sang nước ngoài lao động. (2) Cách thức thực hiện - Mời chào việc làm hấp dẫn như: “việc nhẹ lương cao”, giấc mơ nước ngoài, lấy chồng nước ngoài đổi đời,... - Tiếp cận thông qua quảng cáo trên mạng xã hội, nhắn tin, gọi điện và gặp trực tiếp để tư vấn. (3) Hậu quả dẫn đến Các đối tượng lừa đảo mua bán người sang biên giới thường thực hiện với vỏ bọc là công ty xuất khẩu lao động với đường dây tinh vi. Sau khi, lừa sang biên giới sẽ giao người cho bên nước ngoài để nhận tiền hoa hồng. Lao động tại đó sẽ được đưa về nhà chồng người nước ngoài để làm việc và bị giam cầm tại đó. Sự việc này thường diễn ra tại các biên giới có giáp với Việt Nam như Campuchia hay Trung Quốc với việc thiếu phụ nữ do dân số nam cao nên đàn ông Trung Quốc thường liên hệ tìm kiếm vợ tại các nước trong khu vực có trả phí cho người môi giới. 3. Truy cứu trách nhiệm hình sự tội mua bán người Trường hợp người nào lừa đảo môi giới người sang biên giới để nhận tiền thì được xem như vi phạm tội mua bán người theo Điều 150 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi Bộ luật Hình sự 2017) như sau: (1) Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm - 10 năm: - Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác. - Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác. - Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện các hành vi nêu trên. (2) Phạt tù từ 08 năm - 15 năm: - Có tổ chức. - Vì động cơ đê hèn. - Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, nếu không thuộc trường hợp đã lấy bộ phận cơ thể người tại mục (3). - Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Đối với từ 02 người đến 05 người. - Phạm tội 02 lần trở lên. (3) Phạt tù từ 12 năm - 20 năm: - Có tính chất chuyên nghiệp. - Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân. - Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên. - Làm nạn nhân chết hoặc tự sát. - Đối với 06 người trở lên. - Tái phạm nguy hiểm. Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng - 100 triệu đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm - 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Như vậy, người dân cần đặc biệt chú ý các thủ đoạn lừa đảo môi giới việc làm sang biên giới hấp dẫn, đặc biệt là phụ nữ cần cẩn thận hơn trong việc mời gọi xuất khẩu lao động thì phải kiểm tra doanh nghiệp đó phải uy tín và được cấp phép bởi Bộ LĐTBXH hoặc tìm đến cơ quan việc làm tại tỉnh đó để xác nhận thông tin đó có uy tín không. Trường hợp cá nhân môi giới mà không thuộc đại diện công ty được cấp phép thì xem như phạm tội mua bán người và có thể bị truy cứu hình sự hình phạt cao nhất lên đến 20 năm tù.
Bên nước ngoài chưa nhận lao động thì doanh nghiệp xuất khẩu lao động làm thủ tục gì để tạm hoãn?
Bên nước ngoài chưa nhận lao động vì chưa có đơn hàng thì doanh nghiệp xuất khẩu lao động làm thủ tục gì để tạm hoãn xuất khẩu lao động?
Điều kiện đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài
Việt Nam là quốc gia có nguồn lao động dồi dào. Điều kiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài được quy định tại Nghị định 112/2021/NĐ-CP. 1. Điều kiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài Theo Điều 20 Nghị định 112/2021/NĐ-CP quy định Doanh nghiệp dịch vụ phải duy trì các điều kiện quy định tại Điều 10 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và đáp ứng các điều kiện: a) Đang thực hiện hợp đồng cung ứng lao động Việt Nam đi làm việc tại nước tiếp nhận. b) Có đủ số lượng nhân viên nghiệp vụ để thực hiện nội dung hoạt động và đáp ứng tiêu chuẩn sau: - Có ít nhất 01 nhân viên nghiệp vụ thực hiện hoạt động tìm kiếm, phát triển thị trường lao động ngoài nước có năng lực ngoại ngữ phù hợp với nước tiếp nhận lao động và ít nhất 01 năm kinh nghiệm về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước tiếp nhận; - Có ít nhất 01 nhân viên nghiệp vụ thường trực ở nước ngoài để thực hiện hoạt động quản lý người lao động, có năng lực ngoại ngữ phù hợp với nước tiếp nhận lao động và ít nhất 01 năm kinh nghiệm về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước tiếp nhận; - Có ít nhất 01 nhân viên nghiệp vụ thực hiện hoạt động giáo dục định hướng có ít nhất 01 năm kinh nghiệm về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước tiếp nhận. c) Phải bảo đảm người lao động đã có kinh nghiệm làm giúp việc gia đình ở nước ngoài hoặc có kiến thức làm giúp việc gia đình và trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. 2. Hồ sơ, thủ tục đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình Trình tự thủ tục đăng hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình được quy định tại Điều 21 Nghị định 112/2021/NĐ-CP, như sau: a) Hồ sơ: - Văn bản đề nghị theo Mẫu số 10 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 112/2021/NĐ-CP; - 01 bản sao văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ; 01 bản sao giấy tờ chứng minh kinh nghiệm làm việc (hợp đồng lao động, văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hoặc quá trình tham gia bảo hiểm xã hội hoặc giấy xác nhận kinh nghiệm của nơi đã làm việc) của nhân viên nghiệp vụ quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định 112/2021/NĐ-CP. b) Thủ tục: - Doanh nghiệp dịch vụ nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc trực tuyến tại Cổng thông tin điện tử (www.dolab.gov.vn); - Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản chấp thuận để doanh nghiệp tham gia hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài. Trường hợp không chấp thuận, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 3. Xác nhận danh sách người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài Theo Điều 22 Nghị định 112/2021/NĐ-CP có quy định để đưa được người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài thì cần phải tiến hành xác nhận danh sách, như sau: - Trước khi đưa người lao động đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài, doanh nghiệp phải nộp danh sách người lao động đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để xác nhận. - Chậm nhất 05 ngày làm việc trước khi nộp hồ sơ cấp thị thực cho người lao động, doanh nghiệp dịch vụ gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc trực tuyến tại Cổng thông tin điện tử (www.dolab.gov.vn) danh sách người lao động (bao gồm họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, số hộ chiếu/căn cước công dân, thời gian đã được bồi dưỡng kỹ năng nghề giúp việc gia đình và ngoại ngữ hoặc kinh nghiệm làm việc phù hợp, số điện thoại của người lao động, ngày dự kiến xuất cảnh, tên, địa chỉ của bên nước ngoài tiếp nhận người lao động và người sử dụng lao động) theo hợp đồng cung ứng lao động đã được chấp thuận. - Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được danh sách người lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xác nhận danh sách. Trường hợp không xác nhận, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài phải đảm bảo với bên người sử dụng lao động nước ngoài phải thỏa các điều kiện được quy định tại Nghị định 112/2021/NĐ-CP để đảm bảo được quyền lợi cho các bên tối đa.
Tha hương cầu thực là gì? Người xuất khẩu lao động hiện nay được hỗ trợ thế nào?
Câu thành ngữ “Tha hương cầu thực” được hiểu như thế nào? Người xuất khẩu lao động hiện nay được hưởng những chính sách hỗ trợ nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. (1) Tha hương cầu thực là gì? Trước tiên, câu thành ngữ tha hương cầu thực còn có một biến thể khác là tha phương cầu thực. Về mặt Hán Việt, “tha” được hiểu là khác, lạ; “hương” là quê hương; “cầu” có nghĩa là xin, tìm kiếm, còn “thực” là ăn. Theo đó, “cầu thực” có thể được hiểu là xin ăn, kiếm sống, kiếm ăn. Từ phần giải thích về mặt ngữ nghĩa như đã nêu trên, thì có thể hiểu nôm na ý nghĩa của câu “tha hương cầu thực” là tìm nơi khác để kiếm sống, phản ánh hình ảnh con người lựa chọn rời bỏ quê hương đến nơi xa xôi khác để tìm kế sinh nhai. Cạnh đó, ngoài việc diễn đạt ý nghĩa con người đi đến một nơi xa lạ để làm ăn, sinh sống. Câu thành ngữ trên cũng thể hiện sự bấp bênh, nay đây mai đó để kiếm sống của một con người. (2) Người xuất khẩu lao động được hỗ trợ thế nào? Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 61/2015/NĐ-CP có quy định về các chính sách việc làm công, hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên như sau: Trường hợp là người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp; thân nhân của người có công với cách mạng có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được hỗ trợ: - Đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết, bao gồm: + Học phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết. + Tiền ăn trong thời gian thực tế học. + Chi phí đi lại (01 lượt đi và về) từ nơi cư trú đến địa điểm đào tạo từ 15km trở lên hoặc từ 10km trở lên đối với người cư trú hợp pháp tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Riêng người lao động thuộc các huyện nghèo được hỗ trợ thêm tiền ở và đồ dùng cá nhân thiết yếu. - Chi phí làm thủ tục hộ chiếu, thị thực, khám sức khỏe, lý lịch tư pháp trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo quy định. - Giải quyết rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật. - Chi phí đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề trong trường hợp nước tiếp nhận yêu cầu. Bên cạnh đó, tại Điều 11 Nghị định 61/2015/NĐ-CP có quy định về hỗ trợ vay vốn đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau: - Thuộc hộ nghèo, hộ bị thu hồi đất nông nghiệp và người lao động là người dân tộc thiểu số được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Ngân hàng chính sách xã hội theo quy định. - Thuộc hộ cận nghèo, người lao động là thân nhân của người có công với cách mạng được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định tại Mục 3 Chương V Nghị định 61/2015/NĐ-CP. Ngoài ra, tại Điều 4 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 cũng quy định về các chính sách hỗ trợ, bảo vệ người lao động xuất khẩu lao động như sau: - Khuyến khích nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; phát huy và sử dụng hiệu quả nguồn lao động sau khi đi làm việc ở nước ngoài trở về. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong một số ngành, nghề, công việc cụ thể có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hoặc Việt Nam có ưu thế được hưởng một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm thu hút, thúc đẩy và hỗ trợ phát triển ngành, nghề, công việc để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và sử dụng người lao động sau khi về nước phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ theo quy định. - Bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân Việt Nam trong lĩnh vực NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. - Mở rộng hợp tác quốc tế trong hoạt động phát triển thị trường lao động mới, an toàn, việc làm có thu nhập cao, ngành, nghề, công việc cụ thể giúp nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. - Bảo đảm bình đẳng giới, cơ hội việc làm, không phân biệt đối xử trong tuyển chọn, bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; có biện pháp hỗ trợ bảo vệ người lao động Việt Nam ở nước ngoài phù hợp với các đặc điểm về giới. - Hỗ trợ hòa nhập xã hội và tham gia thị trường lao động sau khi về nước. Từ dẫn chiếu những chính sách hỗ trợ nêu trên, có thể thấy, Nhà nước luôn luôn cố gắng hỗ trợ và tạo điều kiện cho những người lao động “tha hương cầu thực” nhằm giúp người lao động có thể cải thiện và nâng cao đời sống của mình.
Thu tiền môi giới của người đi xuất khẩu lao động bị xử phạt thế nào?
Tôi có thắc mắc là việc thu tiền môi giới của người đi xuất khẩu lao động sẽ bị xử phạt thế nào? (Câu hỏi từ chị Uyên, Nghệ An). 1. Xuất khẩu lao động là gì? Pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể về thuật ngữ "xuất khẩu lao động". Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 thì người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên cư trú tại Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020. Như vậy, ta có thể hiểu xuất khẩu lao động là việc công dân Việt Nam từ đủ 18 trở lên cư trú tại Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020. 2. Thu tiền môi giới của người đi xuất khẩu lao động bị xử phạt thế nào? Tại khoản 8 Điều 7 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 thì hành vi thu tiền môi giới của người lao động là hành vi bị cấm. Căn cứ tại khoản 6 Điều 42 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định như sau: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng khi vi phạm đối với mỗi người lao động nhưng không quá 200.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng hoạt động chuẩn bị nguồn lao động hoặc tuyển chọn người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài để thu tiền của người lao động trái pháp luật. Như vậy, hành vi thu tiền môi giới của người đi xuất khẩu lao động của công ty dịch vụ đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Hình thức xử phạt đối với hành vi này là phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng khi vi phạm đối với mỗi người lao động nhưng không quá 200.000.000 đồng. Ngoài ra, theo quy định tại điểm đ, e khoản 13, điểm đ khoản 14 Điều 42 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì hành vi thu tiền môi giới của người đi xuất khẩu lao động sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả, cụ thể: - Xử phạt bổ sung bằng hình thức như sau: + Đình chỉ hoạt động chuẩn bị nguồn lao động từ 06 tháng đến 12 tháng; + Đình chỉ hoạt động tuyển chọn người lao động từ 06 tháng đến 12 tháng. - Khắc phục hậu quả: trả lại cho người lao động khoản tiền đã thu trái pháp luật của người lao động và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt. 3. Thời hiệu xử phạt vi phạm đối với hành vi thu tiền môi giới của người đi xuất khẩu lao động là bao lâu? Căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau: Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây: Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm. Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi thu tiền môi giới của người đi xuất khẩu lao động là 02 năm.
Điều kiện để doanh nghiệp đưa người lao động Viêt Nam sang làm việc tại Đài Loan
Điều kiện để doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động sang Viêt Nam sang Đài Loan là gì? Trong thời gian bao lâu thì Bộ Lao động xác nhận danh sách người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan? 1. Điều kiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc) Căn cứ Điều 12 Nghị định 112/2021/NĐ-CP quy định cụ thể điều kiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc) Doanh nghiệp dịch vụ phải duy trì các điều kiện quy định tại Điều 10 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và đáp ứng các điều kiện: 1. Có đủ số lượng nhân viên nghiệp vụ để thực hiện nội dung hoạt động và đáp ứng các tiêu chuẩn sau: - Có ít nhất 01 nhân viên nghiệp vụ thực hiện hoạt động tìm kiếm, phát triển thị trường lao động ngoài nước có năng lực tiếng Trung trình độ tối thiểu HSK5 hoặc tương đương; -Có ít nhất 01 nhân viên nghiệp vụ thực hiện hoạt động quản lý người lao động có năng lực tiếng Trung trình độ tối thiểu HSK5 hoặc tương đương và ít nhất 01 năm kinh nghiệm về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc); - Có ít nhất 01 nhân viên nghiệp vụ thực hiện hoạt động giáo dục định hướng có ít nhất 01 năm kinh nghiệm về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc). 2. Không bị xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong thời hạn 02 năm tính đến ngày đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giới thiệu với cơ quan có thẩm quyền của Đài Loan (Trung Quốc). Theo đó doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao độnh Việt Nam sang làm việc tại Đài Loan cần đáp ứng điều kiện về nghiệp vụ của nhân viên và không bị xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong thời hạn 02 năm tính đến ngày đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giới thiệu với cơ quan có thẩm quyền của Đài Loan (Trung Quốc) 2. Thủ tục đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc). Căn cứ Điều 13 Nghị định 112/2021/NĐ-CP quy định hồ sơ, thủ tục đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc). Cụ thể thủ tục như sau: -Doanh nghiệp dịch vụ nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc trực tuyến tại Cổng thông tin điện tử (www.dolab.gov.vn); - Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản giới thiệu doanh nghiệp dịch vụ với cơ quan có thẩm quyền của Đài Loan (Trung Quốc). Trường hợp không giới thiệu, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Theo đó thủ tục đăng ký đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc) sẽ tiến hành theo quy định trên. 3. Xác nhận danh sách người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc) Căn cứ Điều 14 Nghị định 112/2021/NĐ-CP quy định việc xác nhận danh sách người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc) như sau: 1. Trước khi đưa người lao động đi làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc), doanh nghiệp dịch vụ phải nộp danh sách người lao động đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để xác nhận. 2. Chậm nhất 05 ngày làm việc trước khi nộp hồ sơ đề nghị cấp thị thực cho người lao động, doanh nghiệp dịch vụ gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc trực tuyến tại Cổng thông tin điện tử (www.dolab.gov.vn) danh sách người lao động (bao gồm họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi thường trú, số hộ chiếu/căn cước công dân, số điện thoại của người lao động, bên nước ngoài tiếp nhận người lao động, tổng chi phí xuất cảnh dự kiến) theo các hợp đồng cung ứng lao động đã được chấp thuận. 3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được danh sách lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xác nhận danh sách. Trường hợp không xác nhận, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Theo đó trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được danh sách lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xác nhận danh sách
Tổ chức vượt biên trái phép làm chết người bị xử lí ra sao?
Tổ chức, môi giới vượt biên trái phép luôn là chủ đề nóng của xã hội, pháp luật Việt Nam nghiêm cấm tuyệt đối những cá nhân, tổ chức có hành vi đưa người vượt biên trái phép, nếu vi phạm sẽ có chế tài xử phạt thích đáng. Vậy vượt biên trái phép là gì? Tổ chức vượt biên trái phép làm chết người bị xử lí ra sao? (1) Vượt biên trái phép là gì? Theo Điều 33 và 34 Luật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, công dân Việt Nam khi xuất, nhập cảnh cần phải đáp ứng các điều kiện sau: Đối với xuất cảnh - Có giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng - Có thị thực hoặc giấy tờ xác nhận, chứng minh được nước đến cho nhập cảnh, trừ trường hợp được miễn thị thực - Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật. - Người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này phải có người đại diện hợp pháp đi cùng. Đối với nhập cảnh - Công dân Việt Nam được nhập cảnh khi có giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng. Như vậy, những trường hợp nhập cảnh, xuất cảnh không tuân thủ theo quy định trên sẽ là hành vi phạm tội vượt biên trái phép. (2) Tổ chức vượt biên trái phép làm chết người bị xử lí ra sao? Căn cứ vào quy định tại Điều 348 Bộ Luật Hình sự 2015, tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép phải chịu các hình phạt như sau: - Người nào vì vụ lợi mà tổ chức hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, thì bị phạt từ từ 01 năm đến 05 năm. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: + Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; + Phạm tội 02 lần trở lên; + Đối với từ 05 người đến 10 người; + Có tính chất chuyên nghiệp; + Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; + Tái phạm nguy hiểm. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: + Đối với 11 người trở lên; + Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên; + Làm chết người. - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm Cũng theo Điều 349 Bộ Luật Hình sự 2015, tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, các hình phạt gần như tương tự với Điềlu 348 Bộ Luật Hình sự 2015, do đó thường hay có sự nhầm lẫn trong việc áp dụng Điều luật vào sự việc. Theo hướng dẫn Điều 348 Bộ Luật Hình sự 2015 tại Mục 2.1, Mục 2.3 đến Mục 2.9 Công văn 1557/VKSTC-V1 năm 2021, hướng dẫn phân biệt hành vi “tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép” (Điều 348 Bộ Luật Hình sự 2015) với hành vi “tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài” (Điều 349 Bộ Luật Hình sự 2015) như sau: - Hành vi tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép quy định tại Điều 348 BLHS là vì động cơ vụ lợi mà tổ chức, môi giới cho người khác từ Việt Nam ra nước ngoài trái phép chỉ với mục đích đưa người khác qua biên giới. - Hành vi tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài quy định tại Điều 349 BLHS là tổ chức, môi giới cho người khác ra khỏi lãnh thổ Việt Nam với mục đích để người đó trốn ra nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép. Tổng kết thực tiễn thấy, người trốn đi nước ngoài chủ yếu nhằm trốn tránh pháp luật Việt Nam (trốn truy nã, trốn nợ,...) hoặc để lao động, cư trú trái phép ở nước ngoài...; người phạm tội thường thực hiện một chuỗi hành vi, như: Thỏa thuận với khách (chi phí, thời gian, địa điểm đi, đến, phương tiện, thủ đoạn trốn,...). Ví dụ 1: A biết B đang bị cấm xuất cảnh, đã thuê người dẫn B qua đường mòn, lối mở để trốn sang Trung Quốc. Ví dụ 2: C có mục đích đưa D đi Hàn Quốc để lao động bất hợp pháp nên đã làm thủ tục (thành lập Công ty, làm hồ sơ để D là nhân viên của Công ty, làm Visa cho D,...) để D đi Hàn Quốc và ở lại lao động bất hợp pháp. Tùy vào mục đích sẽ có tên gọi khác nhau, nhưng tựu chung về hình thức, hành vi tổ chức, môi giới vươt biên trái phép là đưa người ra nước ngoài hoặc vào biên giới lãnh thổ Việt Nam trái với quy định của pháp luật, không tuân theo các quy định trong Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam. (3) Kết luận Như vậy, người nào tổ chức, môi giới cho người khác xuất, nhập cảnh trái phép mà làm chết người thì sẽ bị xử theo khung hình phạt tăng nặng nhất của tội này. Cụ thể là phạt tù từ 07 năm đến 15 năm, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề từ 01 năm đến 05 năm cho tội danh này. Ngày nay không thiếu những trang chính thống đưa tin tức về việc tổ chức đưa người vượt biên, trốn sang nước ngoài để lao động hoặc đưa người nhập cảnh vào Việt Nam trái phép. Trên thực tế, không ít những vụ án mạng mà nạn nhân người tham gia vào các cuộc vượt biên trái phép, trốn sang nước ngoài , người xuất, nhập cảnh trái phép bị giết, cướp trong khi di chuyển bằng đường mòn, băng rừng hiểm trở để vượt biên…bởi những kẻ tổ chức, môi giới vượt biên trái phép. Người lao động muốn sang nước ngoài làm việc nên tìm kiếm những công ty có uy tín trong lĩnh vực môi giới xuất khẩu lao động trong nước, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Hồ sơ, thủ tục để đi xuất khẩu lao động
Thị trường xuất khẩu lao động của Việt Nam đang phát triển vô cùng mạnh mẽ. Để tham gia vào cơ hội ấy, người lao động phải chuẩn bị những hồ sơ, thủ tục gì? 1. Điều kiện để đi xuất khẩu lao động Đối với bất cứ ngành nghề và chỗ làm nào, dù ở đâu thì cũng có những tiêu chuẩn và điều kiện riêng của nơi đó. Người lao động phải tuân thủ những quy tắc cơ bản sau để được có cơ hội xuất khẩu lao động: - Độ tuổi: 18 tuổi đến dưới 39 tuổi. - Điều kiện sức khoẻ: Đã được kiểm tra và kết luận sức khỏe theo quy định tại Thông tư liên tịch số 10/2004/TTLT-BYT-BLĐTBXH-BTC ngày 16/1/2004 của Bộ Y tế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính. - Không có tiền án, tiền sự. - Không thuộc diện bị cấm nhập cảnh của nước đăng ký xuất khẩu lao động. - Không thuộc diện bị cấm xuất cảnh Việt Nam. 2. Hồ sơ để đi xuất khẩu lao động Xuất khẩu lao động có thể hiểu đơn giản là việc người lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài theo quy định của pháp luật. Và tùy vào mỗi nước, có những tiêu chuẩn và đòi hỏi yêu cầu khác nhau mà chúng ta có những hồ sơ có thể khác nhau. Chưa kể đến, xuất khẩu lao động sẽ thực hiện chủ yếu qua trung tâm tư vấn xuất khẩu lao động hoặc qua cơ quan nhà nước, nhưng chung quy lại phải đảm bảo được những nội dung sau: - Sơ yếu lý lịch. - Giấy khám sức khỏe đạt tiêu chuẩn. - Giấy xác nhận dân sự của địa phương. - Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. - Giấy đăng ký kết hôn (nếu đã kết hôn). - Giấy xác nhận ly hôn (nếu đã ly hôn). - Giấy khai sinh. - CCCD. - Ảnh thẻ bao gồm nhiều kích thước: Ảnh thẻ 4x6; Ảnh thẻ 3x4; Ảnh thẻ 3.5x4.5; Ảnh thẻ 4.5x4.5; Ảnh thẻ 3.5x3.5. - Bằng tốt nghiệp, chứng chỉ có liên quan. - Đơn thông tin. Một số giấy tờ chuẩn bị cần công chứng thì người lao động cần thực hiện công chứng tại các cơ quan có thẩm quyền. Hoặc có thể tham khảo theo hồ sơ xuất khẩu lao động theo hình thức do doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đưa đi làm việc ở nước ngoài quy định cụ thể tại Điều 45 Luật Người lao động Việt Nam đi làm ở nước ngoài theo hợp đồng 2020. 3. Thủ tục để đi xuất khẩu lao động Như đã nói, đa dạng về các nhà tuyển dụng lao động kéo theo đa dạng về thủ tục để đi xuất khẩu lao động. Tuy nhiên các thủ tục sẽ vẫn đảm bảo được những bước như sau: - Đăng ký Người lao động đăng ký đi làm việc ở nước ngoài thuộc doanh nghiệp hoặc đơn vị sự nghiệp có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, sẽ được tư vấn các lĩnh vực, ngành nghề, công việc người lao động sẽ đi làm việc ở các thị trường phù hợp với kỹ năng, trình độ, độ tuổi, giới tính, sức khỏe, chi phí phải đóng góp và tiến độ nộp các khoản chi phí. Người lao động lựa chọn thị trường phù hợp với khả năng và nhu cầu của bản thân. - Tuyển chọn Người lao động tham gia tuyển chọn trực tiếp hoặc qua mạng, sau khi trúng tuyển, sẽ phải khám sức khỏe tại các cơ sở y tế đáp ứng điều kiện đi làm việc ở nước tiếp nhận. - Đào tạo và bồi dưỡng kiến thức Người lao động sau khi trúng tuyển phải tham gia khóa bồi dưỡng kiến thức cần thiết do đơn vị tổ chức. Căn cứ vào yêu cầu của chủ sử dụng lao động, người lao động có thể được đào tạo thêm về tay nghề và ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu về trình độ tay nghề và ngoại ngữ trước khi xuất cảnh. - Ký hợp đồng Người lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua doanh nghiệp dịch vụ phải ký 2 loại hợp đồng, bao gồm: hợp đồng dịch vụ ký với doanh nghiệp và hợp đồng lao động ký với chủ sử dụng nước ngoài. Cả 2 loại hợp đồng trên đều phải có ngôn ngữ Tiếng Việt và người lao động được quyền giữ một bản hợp đồng sau khi hai bên đã ký. Lưu ý: Người lao động cần đọc rõ các điều khoản trong hợp đồng dịch vụ ký với doanh nghiệp và hợp đồng lao động ký với chủ sử dụng, đặc biệt lưu ý các điều khoản về các khoản phí người lao động phải nộp; công việc và các điều kiện làm việc ở nước ngoài... - Nộp các khoản chi phí để đi làm việc ở nước ngoài Người lao động có nghĩa vụ nộp các khoản chi phí theo quy định cho đơn vị phái cử (như phí đào tạo, phí dịch vụ, phí môi giới (nếu có), lệ phí visa, vé máy bay). - Xin visa làm việc và xuất cảnh Dưới sự hỗ trợ của đơn vị phái cử (doanh nghiệp xuất khẩu lao động/đơn vị sự nghiệp...) người lao động phải hoàn thiện hồ sơ để xin visa/thị thực đi làm việc để nộp tại Đại sứ quán nước tiếp nhận lao động tại Việt Nam.
Từ 15/05/2024, thay đổi mức giá trần dịch vụ môi giới xuất khẩu lao động
Thông tư 02/2024/TT-BLĐTBXH được ban hành nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trong đó, có đề cập đến việc điều chỉnh mức giá trần của dịch vụ môi giới XKLĐ như sau. (1) Tăng mức giá trần dịch vụ môi giới xuất khẩu lao động Cụ thể, Thông tư 02/2024/TT-BLĐTBXH sửa đổi Điều 7 của Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH như sau: - Về mức trần: + Hợp đồng môi giới (theo quy định tại Điều 22 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Giá 2023) là văn bản thỏa thuận giữa doanh nghiệp dịch vụ và tổ chức/cá nhân trung gian để giới thiệu lao động Việt Nam sang nước ngoài làm việc. Giá dịch vụ do hai bên thỏa thuận và ghi rõ trong hợp đồng, tuy nhiên không được vượt quá 0,5 tháng lương cho mỗi 12 tháng làm việc (tối đa 1,5 tháng lương nếu hợp đồng lao động >= 36 tháng). + Mức trần dịch vụ theo hợp đồng môi giới là 0 đồng áp dụng cho một số thị trường, ngành, nghề, công việc cụ thể tại Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia, Brunei,.. được quy định tại Phụ Lục X ban hành kèm theo Thông tư 02/2024/TT-BLĐTBXH như sau: STT Thị trường/ngành, nghề, công việc Mức trần giá dịch vụ theo hợp đồng môi giới 1 Nhật Bản Mọi ngành, nghề 0 đồng 2 Đài Loan (Trung Quốc) Thuyền viên tàu cá xa bờ, tàu vận tải 0 đồng 3 Hàn Quốc Thuyền viên tàu cá xa bờ, tàu vận tải 0 đồng 4 Ma-lai-xi-a Lao động giúp việc gia đình 0 đồng 5 Bru-nây Lao động giúp việc gia đình 0 đồng 6 Thái Lan Mọi ngành, nghề 0 đồng 7 Các nước Tây Á Lao động giúp việc gia đình 0 đồng 8 Ô-xtrây-li-a Lao động nông nghiệp 0 đồng - Về quy định chuyển tiếp: được quy định tại Điều 3 Thông tư 02/2024/TT-BLĐTBXH như sau: + Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài hay các thỏa thuận khác đã ký và người lao động đã xuất cảnh trước ngày 15/05/2024: tiếp tục thực hiện đến khi kết thúc hợp đồng. + Hợp đồng cung ứng lao động đã đăng ký, được Bộ LĐTB&XH chấp thuận nhưng người lao động chưa xuất cảnh trước ngày 15/05/2024 thì phải sửa đổi, bổ sung hoặc ký kết mới nếu nội dung trái quy định mới. (2) Hồ sơ chuẩn bị nguồn lao động Ngoài việc điều chỉnh mức giá trần của dịch vụ môi giới xuất khẩu lao động như đã nêu trên, Thông tư 02/2024/TT-BLĐTBXH còn sửa đổi, bổ sung Khoản 3 và Khoản 5 Điều 3 của Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH quy định về Hồ sơ chuẩn bị nguồn lao động như sau: Về tài liệu chứng minh: - Đối với bên nước ngoài là người sử dụng lao động: tài liệu chứng minh gồm: + 01 bản sao Giấy phép kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương do cơ quan chức năng cấp, thể hiện lĩnh vực kinh doanh phù hợp với ngành nghề tuyển dụng lao động. Kèm theo bản dịch tiếng Việt. + Trường hợp nước có quy định về điều kiện tiếp nhận lao động nước ngoài thì cung cấp 01 bản sao tài liệu chứng minh đáp ứng điều kiện tiếp nhận lao động nước ngoài. - Đối với bên nước ngoài là tổ chức dịch vụ việc làm: tài liệu chứng minh gồm: + 01 bản sao Giấy phép kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương do cơ quan chức năng cấp, hoặc xác nhận cho tổ chức dịch vụ việc làm thể hiện ngành nghề kinh doanh bao gồm dịch vụ việc làm. Kèm theo bản dịch tiếng Việt. + 01 bản sản Thỏa thuận hợp tác hoặc văn bản đề nghị chuẩn bị nguồn/tuyển dụng lao động Việt Nam của người sử dụng lao động, kèm theo bản dịch tiếng Việt. Về cam kết ưu tiên tuyển chọn người lao động: là Văn bản cam kết giữa doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam và người lao động. + Nội dung cam kết: Doanh nghiệp sẽ ưu tiên tuyển chọn người lao động đã tham gia hoạt động chuẩn bị nguồn lao động sau khi Hợp đồng cung ứng lao động được đăng ký và chấp thuận. (3) Thay thế một số Phụ lục, Biểu mẫu Cụ thể, Thông tư 02/2024/TT-BLĐTBXH sẽ thay đổi một số Phụ lục, Biểu mẫu của Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH như sau: - Phụ lục: thay thế các Phụ lục II, III, IV, V, VI, VII, VIII, IX, X và XI được ban hành kèm theo Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH bằng các Phụ lục tương ứng. - Biểu mẫu: Thay thế Mẫu Đề cương báo cáo định kỳ (Mẫu số 01 Phụ lục XIII), Mẫu Đăng ký hợp đồng cung ứng lao động (Mẫu số 02 Phụ lục I) và Mẫu hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (Mẫu số 03 Phụ lục I). Xem và tải về Mẫu Đề cương báo cáo định kỳ mới tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/03/05/Mau-bao-cao-dinh-ky-hang-nam.docx Xem và tải về Mẫu Đăng ký hợp đồng cung ứng lao động mới tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/03/05/Mau-so-02.docx Xem và tải về Mẫu hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài mới tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/03/05/Mau-so-03.docx
Nội dung yêu cầu với hợp đồng Cung ứng lao động cho thị trường Tây Á, Trung Á Và Châu Phi
Bộ lao động, thương binh và xã hội vừa ban hành Thông tư 02/2024/TT-BLĐTBXH hướng dẫn nhiều nội dung mới của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trong đó có yêu cầu về nội dung chi tiết về hợp đồng cung ứng lao động đối với ngành, nghề, công việc tại thị trường Tây Á, Trung Á Và Châu Phi như sau: I. Ngành, nghề giúp việc gia đình (lao động giúp việc nhà, lao động chăm sóc trẻ, lao động làm vườn và lái xe gia đình) 1. Thời hạn hợp đồng lao động 02 năm, có thể gia hạn. 2. Số lượng lao động; ngành, nghề, công việc phải làm; độ tuổi của người lao động Thỏa thuận cụ thể loại công việc: giúp việc nhà, nấu ăn; chăm sóc trẻ; làm vườn; lái xe gia đình. Không quá 50 tuổi. 3. Địa điểm làm việc Người lao động chỉ làm việc tại hộ gia đình trực tiếp của người sử dụng lao động theo địa chỉ đã đăng ký với cơ quan chức năng nước sở tại. 4. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi Người lao động được nghỉ 01 ngày/tuần và được nghỉ ít nhất 09 giờ liên tục trong 01 ngày. 5. Tiền lương, tiền công, chế độ khác và tiền thưởng (nếu có); tiền làm thêm giờ; các khoản khấu trừ từ lương - Lương cơ bản từ 350 USD/tháng trở lên; - Nếu đồng ý làm việc vào ngày nghỉ, ngày lễ theo yêu cầu của người sử dụng, người lao động lao động được nhận tiền làm thêm tối thiểu 15 USD/ngày. 6. Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại Người sử dụng lao động cung cấp miễn phí chỗ ở đảm bảo vệ sinh, riêng tư và 03 bữa ăn đủ dưỡng chất mỗi ngày. 7. Chế độ khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe sinh sản Trường hợp nước tiếp nhận không có quy định bảo hiểm y tế cho người lao động giúp việc gia đình, người sử dụng lao động chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người lao động. 8. Điều kiện chấm dứt hợp đồng của người lao động trước thời hạn và trách nhiệm bồi thường thiệt hại - Trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn không phải do lỗi của người lao động thì người sử dụng lao động chịu chi phí vé máy bay về nước cho người lao động và đền bù thiệt hại cho người lao động theo thỏa thuận (nếu có). - Trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn do lỗi của người lao động thì người lao động chịu chi phí vé máy bay về nước và đền bù thiệt hại cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận (nếu có). 9. Tiền dịch vụ được bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả Bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả toàn bộ tiền dịch vụ cho người lao động. 10. Trách nhiệm chi trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại Người sử dụng lao động chi trả vé máy bay khứ hồi từ Việt Nam đến nơi làm việc và từ nơi làm việc về Việt Nam khi người lao động hoàn thành hợp đồng. 11. Thỏa thuận khác khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội - Người sử dụng lao động chi trả chi phí bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ và chi phí xin thị thực làm việc cho người lao động. - Trường hợp nước tiếp nhận không có quy định về chế độ bảo hiểm cho người lao động giúp việc gia đình thì người lao động phải được mua bảo hiểm rủi ro trước khi xuất cảnh và người sử dụng lao động chi trả chi phí mua bảo hiểm. - Đối với những nội dung quy định tại điểm c, đ, g, p và q khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14, doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật nước tiếp nhận lao động và thỏa thuận quốc tế giữa Việt Nam và nước tiếp nhận lao động (nếu có). - Đối với những nội dung quy định tại điểm l, r và s khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14, doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam, pháp luật nước tiếp nhận lao động và thoả thuận quốc tế giữa Việt Nam và nước tiếp nhận lao động (nếu có). II.. Các ngành, nghề khác 1. Thời hạn hợp đồng lao động Tối thiểu 06 tháng. 2. Tiền lương, tiền công, chế độ khác và tiền thưởng (nếu có); tiền làm thêm giờ; - Lương cơ bản tối thiểu là 400 USD/tháng (thời gian làm việc 08 giờ/ngày và 48 giờ/tuần). 3. Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại - Người lao động được cung cấp miễn phí phương tiện giao thông từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại. - Người sử dụng lao động cung cấp miễn phí chỗ ở và miễn phí ăn; + Trường hợp người lao động chịu chi phí chỗ ở hoặc chịu chi phí ăn thì tiền lương của người lao động không thấp hơn 500 USD/tháng. + Trường hợp người lao động chịu cả chi phí chỗ ở và chi phí ăn thì tiền lương của người lao động không thấp hơn 600 USD/tháng. 4. Trách nhiệm chi trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại Người sử dụng chi trả tối thiểu một lượt vé máy bay từ Việt Nam đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về Việt Nam khi người lao động hoàn thành hợp đồng. Thông tư 02/2024/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ 15/5/2024 và thay thế Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH
Nội dung yêu cầu với hợp đồng Cung ứng lao động cho thị trường Đài Loan
Bộ lao động, thương binh và xã hội vừa ban hành Thông tư 02/2024/TT-BLĐTBXH hướng dẫn nhiều nội dung mới của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trong đó có yêu cầu về nội dung chi tiết về hợp đồng cung ứng lao động đối với ngành, nghề, công việc tại thị trường Đài Loan như sau: A. Các ngành, nghề phù hợp với Luật Lao động cơ bản của Đài Loan (Trung Quốc) (công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, hộ lý và y tá tại bệnh viện và trung tâm dưỡng lão, thuyền viên tàu cá gần bờ) I. Đối với hợp đồng có thời hạn từ 01 năm 06 tháng trở lên 1. An toàn, vệ sinh lao động Bên nước ngoài tiếp nhận lao động phải tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; cung cấp miễn phí, đầy đủ trang thiết bị làm việc, dụng cụ bảo hộ lao động phù hợp với ngành, nghề, công việc của người lao động; đảm bảo nơi làm việc an toàn và vệ sinh lao động. 2. Tiền lương, tiền công, chế độ khác và tiền thưởng (nếu có); tiền làm thêm giờ; các khoản khấu trừ từ lương theo quy định của nước tiếp nhận lao động. Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại - Đối với lao động phổ thông: Tiền lương, tiền công, chế độ khác và tiền thưởng (nếu có); tiền làm thêm giờ theo quy định của pháp luật Đài Loan (Trung Quốc). - Đối với lao động đi làm phiên dịch tiếng Trung hoặc lao động trình độ kỹ thuật Trung cấp các ngành sản xuất chế tạo, xây dựng, thủy sản và nông nghiệp: mức lương tối thiểu là 33.000 Đài tệ/tháng; lao động ngành dịch vụ xã hội (công việc tại cơ sở y tế) mức lương tối thiểu là 29.000 Đài tệ/tháng. - Bên nước ngoài tiếp nhận lao động được khấu trừ tiền ăn, ở từ lương hàng tháng của người lao động không quá 2.500 Đài tệ/tháng (trừ ngành nông nghiệp và thuyền viên tàu cá gần bờ được bên nước ngoài tiếp nhận lao động cung cấp miễn phí). Trường hợp bên nước ngoài tiếp nhận lao động không cung cấp bữa ăn thì không được khấu trừ tiền ăn của người lao động. Trường hợp mức khấu trừ tiền ăn, ở từ lương hàng tháng của người lao động cao hơn 2.500 Đài tệ/tháng (nhưng không quá 5.000 Đài tệ/tháng) thì bên nước ngoài tiếp nhận lao động phải hỗ trợ chi phí cho người lao động trước khi xuất cảnh hoặc/và hỗ trợ bằng tiền trong thời gian làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc), tổng hỗ trợ bình quân (tính theo tháng) lớn hơn hoặc bằng mức khấu trừ tiền ăn, ở tăng thêm so với mức 2.500 Đài tệ/tháng. - Đối với ngành nông nghiệp và thuyền viên tàu cá gần bờ: bên nước ngoài tiếp nhận lao động cung cấp miễn phí chỗ ở và 03 bữa ăn/ngày cho người lao động. - Người lao động được bên nước ngoài tiếp nhận lao động cung cấp miễn phí phương tiện giao thông từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại hoặc được chi trả chi phí này. 3. Trách nhiệm trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại Bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả tối thiểu một lượt vé máy bay từ Việt Nam đến nơi làm việc khi bắt đầu hợp đồng hoặc từ nơi làm việc về Việt Nam khi người lao động hoàn thành hợp đồng. II. Đối với hợp đồng có thời hạn từ 01 năm đến dưới 01 năm 06 tháng Ngoài các quy định tại điểm 1 và 2 mục I, phần A thì nội dung chi tiết hợp đồng phải đáp ứng các yêu cầu sau: - Bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả vé máy bay từ Việt Nam đến nơi làm việc và từ nơi làm việc về Việt Nam khi người lao động hoàn thành hợp đồng lao động và hỗ trợ tối thiểu người lao động một khoản tiền tương đương một tháng lương cơ bản khi bắt đầu thực hiện hợp đồng lao động; hoặc bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả toàn bộ chi phí xuất cảnh cho người lao động. - Mức phí phục vụ tối đa bên nước ngoài tiếp nhận lao động (công ty dịch vụ việc làm Đài Loan - Trung Quốc) được thu từ người lao động là 1.500 Đài tệ/tháng. - Đối với những nội dung quy định tại điểm a, b, d, đ, e, k, m, n, p và q khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14, doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với pháp luật Đài Loan (Trung Quốc) và thỏa thuận giữa các cơ quan có thẩm quyền của hai bên (nếu có); - Đối với những nội dung quy định tại điểm l, r và s khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14, doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam, pháp luật Đài Loan (Trung Quốc) và thỏa thuận giữa các cơ quan có thẩm quyền của hai bên (nếu có). B. Chăm sóc người bệnh tại gia đình (khán hộ công gia đình), giúp việc gia đình I. Đối với hợp đồng có thời hạn từ 01 năm 6 tháng trở lên 1.Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi - Thời gian làm việc mỗi ngày của người lao động đủ để hoàn thành công việc được bên nước ngoài tiếp nhận lao động giao. - Người lao động được nghỉ ngơi tối thiểu 08 giờ liên tục/ngày và tối thiểu 01 ngày trong 07 ngày làm việc liên tục. 2. An toàn, vệ sinh lao động Bên nước ngoài tiếp nhận lao động cung cấp miễn phí, đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động cho người lao động và đảm bảo nơi làm việc an toàn và vệ sinh lao động. 3. Tiền lương, tiền công, chế độ khác và tiền thưởng (nếu có); tiền làm thêm giờ; các khoản khấu trừ từ lương theo quy định của nước tiếp nhận lao động - Đối với lao động phổ thông: Tiền lương cơ bản tối thiểu là 20.000 Đài tệ/tháng. Trường hợp thỏa thuận chung giữa các nước cung ứng lao động sang Đài Loan (Trung Quốc) điều chỉnh tăng tiền lương thì áp dụng theo mức tiền lương mới. - Đối với lao động trình độ kỹ thuật Trung cấp làm công việc khán hộ công tại gia đình: tiền lương cơ bản tối thiểu là 24.000 Đài tệ/tháng. - Tiền làm thêm giờ vào ngày nghỉ và ngày lễ tối thiểu là 200% tiền lương ngày làm việc bình thường. 4. Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại Bên nước ngoài tiếp nhận lao động cung cấp miễn phí chỗ ở và 03 bữa ăn/ngày. 5. Trách nhiệm trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại Bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả tối thiểu một lượt vé máy bay từ Việt Nam đến nơi làm việc khi bắt đầu hợp đồng hoặc từ nơi làm việc về Việt Nam khi người lao động hoàn thành hợp đồng. II. Đối với hợp đồng có thời hạn từ 01 năm đến dưới 01 năm 6 tháng Ngoài các quy định tại điểm 1, 2, 3 và 4 mục I, phần B thì nội dung chi tiết hợp đồng phải đáp ứng các yêu cầu sau: - Bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả vé máy bay từ Việt Nam đến nơi làm việc và từ nơi làm việc về Việt Nam khi người lao động hoàn thành hợp đồng và hỗ trợ tối thiểu người lao động một khoản tiền tương đương một tháng lương cơ bản khi bắt đầu hợp đồng; hoặc bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả toàn bộ chi phí xuất cảnh cho người lao động. - Mức phí phục vụ tối đa bên nước ngoài tiếp nhận lao động (công ty dịch vụ việc làm Đài Loan (Trung Quốc)) được thu từ người lao động là 1.500 Đài tệ/tháng. - Đối với những nội dung quy định tại điểm a, b, d, đ, k, m, n, p và q khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14 doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật Đài Loan (Trung Quốc) và thỏa thuận giữa các cơ quan có thẩm quyền của hai bên (nếu có); - Đối với những nội dung quy định tại điểm l, r và s khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14, doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam, pháp luật Đài Loan (Trung Quốc) và thỏa thuận giữa các cơ quan có thẩm quyền của hai bên (nếu có). Thông tư 02/2024/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ 15/5/2024 và thay thế Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH
Nội dung yêu cầu với hợp đồng Cung ứng lao động cho thị trường Nhật Bản
Bộ lao động, thương binh và xã hội vừa ban hành Thông tư 02/2024/TT-BLĐTBXH hướng dẫn nhiều nội dung mới của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trong đó có yêu cầu về nội dung chi tiết về hợp đồng cung ứng lao động đối với ngành, nghề, công việc tại thị trường Nhật Bản như sau: I. Lao động đi thực tập và làm việc theo Chương trình thực tập sinh kỹ năng (TTS) 1. An toàn, vệ sinh lao động Người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; cung cấp miễn phí, đầy đủ trang thiết bị làm việc, dụng cụ bảo hộ lao động phù hợp với ngành, nghề, công việc của TTS; đảm bảo nơi làm việc an toàn và vệ sinh lao động. 2. Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại - Trong thời gian đào tạo tập trung tại Nhật Bản, TTS được bố trí chỗ ở miễn phí; được trợ cấp tối thiểu 50.000 Yên/tháng hoặc 30.000 Yên/tháng đối với trường hợp được cung cấp miễn phí các bữa ăn. - Trong thời gian thực tập kỹ năng, TTS được bố trí chỗ ở phù hợp; trường hợp TTS phải trả tiền ở thì mức phải trả hàng tháng không quá 15% tiền lương cơ bản. - Bên nước ngoài tiếp nhận lao động bố trí miễn phí phương tiện đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại hoặc chi trả chi phí này cho TTS. 3. Tiền dịch vụ được bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả - Tiền dịch vụ được bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả là phí quản lý mà bên nước ngoài tiếp nhận TTS trả cho doanh nghiệp dịch vụ. - Bên nước ngoài tiếp nhận TTS trả cho doanh nghiệp dịch vụ tối thiểu 10.000 Yên/người/tháng đối với TTS nghề hộ lý và tối thiểu 5.000 Yên/người/tháng đối với các ngành nghề khác để quản lý TTS. - Phương thức: chuyển khoản vào tài khoản doanh nghiệp dịch vụ. 4. Trách nhiệm trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại Bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả vé máy bay khứ hồi từ Việt Nam đến nơi làm việc tại Nhật Bản và ngược lại khi hoàn thành hợp đồng cho TTS. 5. Thỏa thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội - Đối với TTS hộ lý: Bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả toàn bộ chi phí ủy thác đào tạo và bồi dưỡng tiếng Nhật đến trình độ N4 với mức tối thiểu 100.000 yên/người. - Đối với TTS các ngành nghề khác: Bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả chi phí ủy thác đào tạo mức tối thiểu 15.000 yên/người (160 tiết). - Phương thức: chuyển khoản vào tài khoản của doanh nghiệp dịch vụ. II. Lao động đi làm việc theo Chương trình kỹ năng đặc định 1. An toàn, vệ sinh lao động Người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; cung cấp miễn phí, đầy đủ trang thiết bị làm việc, dụng cụ bảo hộ lao động phù hợp với ngành, nghề, công việc của người lao động; đảm bảo nơi làm việc an toàn và vệ sinh lao động. 2. Tiền dịch vụ được bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả - Tiền dịch vụ được bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả là phí phái cử mà Bên nước ngoài tiếp nhận lao động trả cho doanh nghiệp dịch vụ. - Bên nước ngoài tiếp nhận người lao động trả phí phái cử cho doanh nghiệp dịch vụ tối thiểu 01 tháng tiền lương cơ bản/hợp đồng/người. - Phương thức: chuyển khoản vào tài khoản doanh nghiệp dịch vụ. 3. Trách nhiệm trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại Bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả vé máy bay từ Việt Nam đến nơi làm việc cho người lao động. 4. Thỏa thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội - Bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả chi phí đào tạo cho người lao động để đáp ứng yêu cầu của phía Nhật Bản, mức tối thiểu là 50.000 Yên/người để đào tạo ngoại ngữ và 50.000 yên/người để bồi dưỡng kỹ năng nghề. - Phương thức: Bên nước ngoài tiếp nhận lao động chuyển khoản vào tài khoản của doanh nghiệp dịch vụ. - Đối với những nội dung quy định tại điểm a, b, d, đ, e, h, i, k, m, p và q khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14, doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật Nhật Bản và thoả thuận quốc tế giữa Việt Nam và Nhật Bản (nếu có). - Đối với những nội dung quy định tại điểm l, r và s khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14, doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam, pháp luật Nhật Bản và thoả thuận quốc tế giữa Việt Nam và Nhật Bản (nếu có). III.Lao động đi làm việc theo Chương trình kỹ sư và chuyên gia 1. An toàn, vệ sinh lao động Người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; cung cấp miễn phí, đầy đủ trang thiết bị làm việc, dụng cụ bảo hộ lao động phù hợp với ngành, nghề, công việc của người lao động; đảm bảo nơi làm việc an toàn và vệ sinh lao động. 2. Trách nhiệm trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại Bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả vé máy bay từ Việt Nam đến nơi làm việc cho người lao động. - Đối với những nội dung quy định tại điểm a, b, d, đ, e, h, k, m, p và q khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14, doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật Nhật Bản và thoả thuận quốc tế giữa Việt Nam và Nhật Bản (nếu có); - Đối với những nội dung quy định tại điểm l, r và s khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14, doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam, pháp luật Nhật Bản và thoả thuận quốc tế giữa Việt Nam và Nhật Bản (nếu có). Thông tư 02/2024/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ 15/5/2024 và thay thế Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH
Mẫu hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài mới nhất
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hộivừa ban hành Thông tư 02/2024/TT-BLĐTBXH sửa đổi Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Theo đó quy định mẫu Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài như sau: HỢP ĐỒNG ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI Số………/(Tên viết tắt doanh nghiệp đưa đi) Hôm nay, ngày … tháng … năm … tại … , chúng tôi gồm: Doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài: …………………… (sau đây gọi là Bên đưa đi) Địa chỉ: ………………………………………………………………………………… Điện thoại: ………..… ; E-mail:.…..……; Địa chỉ trang thông tin điện tử:…….. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: ………………………………………. Chức vụ: ……………………………………………………….……………………..... và Ông/Bà ………………………………………… (sau đây gọi là Người lao động) Ngày, tháng, năm sinh: ……………………… Giới tính: …………nam/nữ Địa chỉ thường trú: ….. ………………………………………………………….. Số Hộ chiếu/CMTND/CCCD: ………….. , ngày cấp…….....nơi cấp……….. Người được báo tin (Họ và tên, quan hệ với người lao động): .............................. Địa chỉ báo tin tại Việt Nam: ………... , số điện thoại:………E-mail:………..… Căn cứ Hợp đồng cung ứng lao động số ......... ngày.../.../… ký giữa … (Bên nước ngoài tiếp nhận lao động) với Bên đưa đi và thông báo việc người lao động đã trúng tuyển đi làm việc ở nước ngoài ngày … tháng … năm … Hai Bên thỏa thuận và ký kết thực hiện các điều khoản hợp đồng sau đây: Điều 1: Điều khoản chung - Thời hạn của hợp đồng lao động: ... năm…. tháng… ngày, tính từ ngày … - Ngành, nghề, công việc: ………..…………………………………………………….. - Địa điểm làm việc: ………………………………..…………………………………... - Người sử dụng lao động: ...……. (tên Người sử dụng lao động, người đại diện theo pháp luật, chức danh, địa chỉ). Điều 2: Quyền và nghĩa vụ của người lao động 2.1. Tham gia đầy đủ khóa học giáo dục định hướng trước khi đi làm việc ở nước ngoài do Bên đưa đi tổ chức; trong thời gian … (ngày), đảm bảo thời lượng 74 tiết, kiểm tra đạt kết quả và được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học. 2.2. Tham gia khóa bồi dưỡng kỹ năng nghề ................ do Bên đưa đi tổ chức (nếu có) trong thời gian … (ngày). Phí bồi dưỡng kỹ năng nghề là……… do … (người lao động/bên đưa đi/bên nước ngoài tiếp nhận lao động) chi trả. 2.3. Tham gia khóa đào tạo ngoại ngữ …...... do Bên đưa đi tổ chức (nếu có) trong thời gian…... (ngày). Phí đào tạo ngoại ngữ là ……….. do…... (người lao động/bên đưa đi/bên nước ngoài tiếp nhận lao động) chi trả. 2.4. Chi phí người lao động phải trả trước khi đi: - Tiền dịch vụ (nếu có): ………………………………………………………….; + Mức tiền dịch vụ: ........ /hợp đồng………. năm…………tháng………..ngày; + Thời gian nộp (1 lần): ………… hoặc nhiều lần (tiến độ thanh toán:...............); - Tiền đóng góp Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước: ………………………………..... - Chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc: …........................................................ - Lệ phí cấp hộ chiếu: … - Lệ phí cấp thị thực (visa): … -Lệ phí lý lịch tư pháp: … - Tiền khám sức khỏe: … - Bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ (nếu có): … - Bảo hiểm xã hội (đóng cho cơ quan BHXH Việt Nam): … - Các chi phí khác (nếu có): … + ……………………………………………………………………………………….. Tổng cộng: (chữ số)........................................; (bằng chữ)……………………………….. 2.5. Ký kết và thực hiện hợp đồng lao động với người sử dụng lao động. 2.6. Thời gian thử việc (nếu có): - Thời gian thử việc: … tháng … ngày, kể từ ngày: … - Mức lương thử việc: … - Các chế độ khác của người lao động: ……………..………………………………… Sau thời gian thử việc, nếu người lao động không đáp ứng được yêu cầu công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động, Bên đưa đi sẽ thống nhất với người lao động về việc …... (cùng với người sử dụng lao động kéo dài thời gian thử việc, bố trí cho người lao động một công việc khác với mức lương phù hợp hoặc đưa người lao động về nước bằng chi phí của...). 2.7. Thời gian đào tạo tại nước tiếp nhận (nếu có): - Thời gian đào tạo: … tháng hoặc … ngày - Mức lương/trợ cấp đào tạo: ………………………………………………………… - Điều kiện/chi phí ăn, ở: ……………………………………………………………... 2.8. Thời giờ làm việc, nghỉ ngơi: Thời giờ làm việc: .... giờ/ngày; .... ngày/tuần theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận lao động. Ngoài thời gian này được tính là thời gian làm thêm giờ. Người lao động được nghỉ ... ngày lễ theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận lao động … , đó là các ngày: ......(1/1, Quốc Khánh....). Ngoài ra, người lao động được nghỉ ... ngày phép có hưởng lương hàng năm theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận lao động .... 2.9. Tiền lương, tiền làm thêm giờ, tiền thưởng và các khoản người lao động phải nộp (nếu có): - Tiền lương, tiền làm thêm giờ, tiền thưởng/phụ cấp: + Tiền lương: .... + Tiền làm thêm giờ: … + Các khoản tiền thưởng/phụ cấp (chuyên cần, hỗ trợ ăn, ở, ca kíp,....) + Ngày trả lương: … + Hình thức trả lương: … - Các khoản người lao động phải nộp theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận lao động: ………………………………………………………….. 2.10. Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt: Được người sử dụng lao động/Bên nước ngoài tiếp nhận lao động cung cấp (miễn phí hoặc có phí) chỗ ở và được cung cấp (miễn phí hoặc có phí)…. bữa ăn hoặc các thiết bị (điện, gas,...), dụng cụ nấu ăn cần thiết để tự nấu ăn. 2.11. Bảo hiểm: Được tham gia và hưởng chế độ bảo hiểm: - Bảo hiểm xã hội: … - Bảo hiểm y tế: …… - Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: … - Bảo hiểm khác (nếu có): … 2.12. An toàn, vệ sinh lao động: Được cung cấp miễn phí trang thiết bị bảo hộ lao động theo từng vị trí việc làm và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động theo pháp luật nước tiếp nhận lao động và quy chế của người sử dụng lao động. 2.13. Chi phí đi lại: - Chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc tại nước tiếp nhận do........... chi trả; - Chi phí đi lại từ nơi làm việc tại nước tiếp nhận về Việt Nam sau khi người lao động hoàn thành hợp đồng do............... chi trả; - Trường hợp lao động phải về nước trước hạn do lỗi của............. thì chi phí đi lại từ nơi làm việc tại nước tiếp nhận về Việt Nam do.................... chi trả. 2.14. Chăm sóc sức khỏe sinh sản, ốm đau, thương tật, tử vong: được khám, chữa bệnh, được hưởng chế độ theo quy định pháp luật nước tiếp nhận lao động và được hỗ trợ từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật Việt Nam. 2.15. Trường hợp thay đổi nơi làm việc hoặc thay đổi người sử dụng lao động phải thông báo cho Bên đưa đi trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày có sự thay đổi. 2.16. Thực hiện thanh lý hợp đồng này trong thời gian 180 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động. 2.17. Bồi thường cho Bên đưa đi theo thỏa thuận nêu tại Điều 6 hợp đồng này và quy định của pháp luật có liên quan. 2.18. Yêu cầu Bên đưa đi bồi thường thiệt hại do Bên đưa đi gây ra theo quy định tại Điều 6 hợp đồng này và quy định của pháp luật có liên quan. 2.19. Được hưởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. … Điều 3: Quyền và nghĩa vụ của Bên đưa đi 3.1. Thu tiền dịch vụ nêu tại khoản 2.4 Điều 2 Hợp đồng này. 3.2. Tổ chức giáo dục định hướng cho người lao động, đảm bảo thời lượng 74 tiết theo quy định. 3.3. Thỏa thuận với người lao động về việc bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ cho người lao động theo yêu cầu của bên tiếp nhận lao động. 3.4. Phối hợp với bên tiếp nhận lao động hoàn tất hồ sơ, giấy tờ để người lao động xuất, nhập cảnh hợp pháp và đến nơi làm việc. 3.5. Đảm bảo người lao động được ký kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động với các điều khoản phù hợp với hợp đồng này. 3.6. Phối hợp với Bên nước ngoài tiếp nhận hỗ trợ người lao động trong việc gửi tiền lương và các khoản thu nhập hợp pháp của người lao động về Việt Nam theo đúng quy định của pháp luật. 3.7. Tổ chức quản lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động trong thời gian người lao động làm việc ở nước ngoài. 3.8. Phối hợp với bên tiếp nhận lao động tổ chức, hướng dẫn cho người lao động xuất, nhập cảnh về nước theo hợp đồng đã ký. 3.9. Hỗ trợ người lao động hoặc thân nhân người lao động về các thủ tục để được hưởng các chế độ bảo hiểm theo quy định của nước tiếp nhận lao động, Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định và các chính sách hỗ trợ khác của Nhà nước (nếu có). 3.10. Bồi thường cho người lao động, người bảo lãnh (nếu có) về những thiệt hại do Bên đưa đi gây ra theo quy định tại Điều 6 hợp đồng này, hợp đồng bảo lãnh (nếu có) và quy định của pháp luật có liên quan. 3.11. Yêu cầu người lao động hoặc người bảo lãnh bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận nêu tại Điều 6 hợp đồng này, hợp đồng bảo lãnh (nếu có) và quy định của pháp luật có liên quan. 3.12. Thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật. 3.13. Được hưởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. … … Điều 9: Các thỏa thuận khác (nếu có) … Điều 10: Giải quyết tranh chấp và luật áp dụng 10.1. Hợp đồng này được giải thích và điều chỉnh theo luật pháp Việt Nam. 10.2. Mọi tranh chấp phát sinh trên cơ sở Hợp đồng này sẽ được giải quyết trước hết bằng thương lượng giữa hai bên theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi. 10.3. Trường hợp tranh chấp không giải quyết được thông qua thương lượng hai bên sẽ đưa ra ... để giải quyết theo quy định của pháp luật... Hợp đồng này làm tại ... ngày ... tháng ... năm…, có hiệu lực kể từ ngày ký, được lập thành ... bản bằng tiếng Việt, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ ... bản để theo dõi và thực hiện./. Tải toàn văn mẫu Hợp đồng tại đây Thông tư 02/2024/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ 15/05/2024
Công ty nước ngoài có được kinh doanh xuất khẩu lao động không?
Hiện nay công ty tôi đang là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (cụ thể là 100% vốn Đài Loan), vậy cho tôi hỏi công ty tôi có thể kinh doanh dịch vụ đưa NLĐ Việt Nam qua Đài Loan để làm việc - xuất khẩu lao động được không? Xuất khẩu lao động như thế nào? Căn cứ Điều 8 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 quy định về hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau: "Hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng - Hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và chỉ được thực hiện bởi doanh nghiệp Việt Nam có Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp. - Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây gọi là doanh nghiệp dịch vụ) phải duy trì các điều kiện quy định tại Điều 10 của Luật này và đáp ứng các điều kiện của từng thị trường, ngành, nghề, công việc cụ thể theo quy định của Chính phủ trong suốt quá trình hoạt động." Theo quy định trên, có thể hiểu việc xuất khẩu lao động Việt Nam ra nước ngoài được hiểu là hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Theo đó, hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và chỉ được thực hiện bởi doanh nghiệp Việt Nam có Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp. Ai được kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động? Căn cứ theo quy định về đối tượng áp dụng tại Điều 2 Nghị định 112/2021/NĐ-CP như sau: - Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ký với đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. - Công dân Việt Nam giao kết hợp đồng lao động hợp pháp sau khi xuất cảnh. - Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây viết tắt là doanh nghiệp dịch vụ). - Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài. - Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được giao nhiệm vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây viết tắt là đơn vị sự nghiệp). -6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.” Có thể thấy đối tượng được đưa người lao động Việt Nam sang nước ngoài để xuất khẩu lao động được quy định là doanh nghiệp Việt Nam, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Công ty có vốn đầu tư 100% nước ngoài có được kinh doanh xuất khẩu lao động không? Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 thì điều kiện để được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng bao gồm: - Có vốn điều lệ từ 05 tỷ đồng trở lên; có chủ sở hữu, tất cả thành viên, cổ đông là nhà đầu tư trong nước theo quy định của Luật Đầu tư; - Đã ký quỹ theo quy định tại Điều 24 của Luật này; - Có người đại diện theo pháp luật là công dân Việt Nam, trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc dịch vụ việc làm; không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; không có án tích về một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tội quảng cáo gian dối, tội lừa dối khách hàng, tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, tội cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép; - Có đủ số lượng nhân viên nghiệp vụ thực hiện các nội dung quy định tại Điều 9 của Luật này; - Có cơ sở vật chất của doanh nghiệp hoặc được doanh nghiệp thuê ổn định để đáp ứng yêu cầu giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; - Có trang thông tin điện tử. Theo đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư 100% nước ngoài không thuộc đối tượng được cấp phép kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động Việt Nam do không đáp ứng điều kiện là có cổ đông là nhà đầu tư trong nước. Như vậy, doanh nghiệp có vốn đầu tư 100% nước ngoài không được cấp phép để kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động Việt Nam sang nước ngoài.
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thông qua những hình thức nào?
Ban Chấp hành Trung ương ban hành Chỉ thị 20-CT/TW năm 2022 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới. Vậy người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thông qua những hình thức nào? Nhà nước thực hiện chính sách gì cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng? Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thông qua những hình thức nào? Có 03 hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được quy định tại Điều 5 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 như sau: (1) Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với đơn vị sự nghiệp để thực hiện thỏa thuận quốc tế. (2) Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sau đây: - Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; - Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài; - Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;. - Tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. (3) Hợp đồng lao động do người lao động Việt Nam trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài. Chính sách của Nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. (1) Khuyến khích nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; phát huy và sử dụng hiệu quả nguồn lao động sau khi đi làm việc ở nước ngoài trở về. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong một số ngành, nghề, công việc cụ thể có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hoặc Việt Nam có ưu thế được hưởng một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm thu hút, thúc đẩy và hỗ trợ phát triển ngành, nghề, công việc để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và sử dụng người lao động sau khi về nước phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ. (2) Bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân Việt Nam trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. (3) Mở rộng hợp tác quốc tế trong hoạt động phát triển thị trường lao động mới, an toàn, việc làm có thu nhập cao, ngành, nghề, công việc cụ thể giúp nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. (4) Bảo đảm bình đẳng giới, cơ hội việc làm, không phân biệt đối xử trong tuyển chọn, bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; có biện pháp hỗ trợ bảo vệ người lao động Việt Nam ở nước ngoài phù hợp với các đặc điểm về giới. (5) Hỗ trợ hòa nhập xã hội và tham gia thị trường lao động sau khi về nước. (Điều 4 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020) Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phải trả những khoản tiền nào? Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có nghĩa vụ chi trả các khoản tiền sau: - Nộp tiền dịch vụ: là khoản thu của doanh nghiệp dịch vụ nhận được từ bên nước ngoài tiếp nhận lao động và người lao động để bù đắp chi phí, tìm kiếm, phát triển thị trường, đàm phán, ký kết hợp đồng cung ứng lao động, quản lý người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo quy định của Luật này (khoản 1 Điều 23 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020); - Thực hiện ký quỹ theo Điều 25 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 cụ thể như sau: + Doanh nghiệp dịch vụ thỏa thuận với người lao động về việc ký quỹ để bảo đảm người lao động thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc theo thỏa thuận với bên nước ngoài tiếp nhận lao động. + Người lao động thỏa thuận với doanh nghiệp dịch vụ về việc gửi tiền ký quỹ vào tài khoản phong tỏa của người lao động tại ngân hàng. + Người lao động được nhận lại cả gốc và lãi tiền ký quỹ khi thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Trường hợp người lao động vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, tiền ký quỹ của người lao động được doanh nghiệp dịch vụ sử dụng để bù đắp thiệt hại phát sinh do lỗi của người lao động gây ra; nếu tiền ký quỹ còn thừa thì phải trả lại cho người lao động, nếu không đủ thì người lao động phải nộp bổ sung. + Trường hợp có tranh chấp phát sinh về việc doanh nghiệp dịch vụ không trả tiền ký quỹ, người lao động có quyền kiến nghị đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật. + Chính phủ quy định mức trần tiền ký quỹ của người lao động phù hợp với từng thị trường, ngành, nghề, công việc cụ thể, việc quản lý, sử dụng và hoàn trả tiền ký quỹ. - Nộp thuế, tham gia bảo hiểm xã hội, hình thức bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động; - Đóng góp vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước.
Xuất khẩu lao động thì có phải đóng thuế TNCN hay không?
Con trai tôi năm ngoái có đăng ký xuất khẩu lao động, thì năm nay đến hạn có phải đóng thuế TNCN hay không? Ngoài ra thì xuất khẩu lao động vẫn phải đóng BHXH bắt buộc tại Việt Nam hay được miễn? 1. Xuất khẩu lao động thì có phải đóng thuế TNCN hay không? Căn cứ theo Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định về đối tượng chiu thuế TNCN với nội dung như sau: - Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong, ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam quy định tại Điều 3 của Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007. -. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây: + Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam; + Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn. - Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định đối với cá nhân cư trú. Như vậy, khi người dân tham gia xuất khẩu lao động thì nếu như có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong năm, hoặc có chỗ ở thường xuyên tại Việt Nam thì vẫn sẽ phải đóng thuế TNCN khi thu nhập đến từ việc xuất khẩu lao động thuộc quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007. 2. Công dân Việt Nam đi xuất khẩu lao động thì có phải đóng thuế TNCN cho cả Việt Nam lẫn nước xuất khẩu lao động? Theo Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020, thì người lao động đi xuất khẩu lao động sẽ được hưởng nhũng quyền sau: - Được cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật của Việt Nam về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; chính sách, pháp luật và phong tục, tập quán của nước tiếp nhận lao động có liên quan đến người lao động; quyền, nghĩa vụ của các bên khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; - Được tư vấn, hỗ trợ để thực hiện quyền, nghĩa vụ và hưởng lợi ích trong hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề; - Hưởng tiền lương, tiền công, chế độ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn lao động và quyền lợi, chế độ khác theo hợp đồng lao động; chuyển về nước tiền lương, tiền công, thu nhập, tài sản hợp pháp khác của cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động; Được bảo hộ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận lao động, pháp luật và thông lệ quốc tế; - Đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bị người sử dụng lao động ngược đãi, cưỡng bức lao động hoặc có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe hoặc bị quấy rối tình dục trong thời gian làm việc ở nước ngoài; - Hưởng chính sách hỗ trợ về lao động, việc làm và quyền lợi từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật; - Không phải đóng bảo hiểm xã hội hoặc thuế thu nhập cá nhân hai lần ở Việt Nam và ở nước tiếp nhận lao động nếu Việt Nam và nước đó đã ký hiệp định về bảo hiểm xã hội hoặc hiệp định tránh đánh thuế hai lần; - Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; - Được tư vấn và hỗ trợ tạo việc làm, khởi nghiệp sau khi về nước và tiếp cận dịch vụ tư vấn tâm lý xã hội tự nguyện. Vậy nên, người lao động đi xuất khẩu lao động sẽ không cần phải đóng thuế TNCN đồng thời ở cả VIệt Nam lẫn nước tiếp nhận lao động nếu như nước tiếp nhận đã ký hiệp định về tránh đánh thuế hai lần. 3. Xuất khẩu lao động vẫn phải đóng BHXH bắt buộc ở Việt Nam ? Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 đề cập đến Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, thì người lao động đăng ký xuất khẩu lao động tại nước ngoài theo hợp đồng vẫn phải đóng BHXH bắt buộc tai Việt Nam. Ngoài ra, trong trường hợp việc xuât khẩu lao động buộc phải tạm dừng do người sử dụng lao động gặp khó khăn, dẫn đến việc không có khả năng đóng BHXH bắt buộc, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 88 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trong thời gian không quá 12 tháng.
Mẫu hợp đồng dành cho người xuất khẩu lao động mới nhất năm 2024
Xuất khẩu lao động (XKLĐ) vừa là cơ hội đổi đời cũng là sự gia tăng thu nhập giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp cho tình hình thị trường lao động trong nước. Người lao động (NLĐ) trong nước có thể ký kết hợp đồng XKLĐ đối với doanh nghiệp nước ngoài thông qua cơ quan, tổ chức tuyển dụng XKLĐ. 1. Hợp đồng xuất khẩu lao động Việt Nam gồm những nội dung gì? Căn cứ Điều 14 Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết nội dung, mẫu hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài như sau: - Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký giữa người lao động và doanh nghiệp hoạt động dịch vụ. - Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký giữa người lao động và tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài phải phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước, vùng lãnh thổ mà người lao động đến làm việc và có những nội dung sau đây: + Thời hạn làm việc. + Ngành, nghề công việc phải làm. + Nước, vùng lãnh thổ người lao động đến làm việc, địa điểm làm việc. + Giáo dục định hướng trước khi đi làm việc. + Điều kiện, môi trường làm việc. + Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. + An toàn, vệ sinh lao động. + Tiền lương và tiền thưởng (nếu có), tiền làm thêm giờ, các khoản khấu trừ từ lương (nếu có). + Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại từ nơi ở tới nơi làm việc. + Trách nhiệm trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại. + Chế độ khám bệnh, chữa bệnh và quyền lợi, chế độ khác (nếu có). + Quyền lợi, chế độ của người lao động trong trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và chế độ khác; việc bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng. + Cơ chế, thủ tục và pháp luật áp dụng để giải quyết tranh chấp. + Thỏa thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội. - Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký giữa người lao động và đơn vị sự nghiệp phải phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật nước, vùng lãnh thổ tiếp nhận lao động, thỏa thuận quốc tế quy định tại khoản 1 Điều 42 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020, hợp đồng cung ứng lao động ký kết với bên nước ngoài tiếp nhận lao động (nếu có) và có những nội dung sau đây: 2. Hợp đồng xuất khẩu lao động làm việc ở nước ngoài Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam XKLĐ ở nước ngoài ký giữa người lao động và doanh nghiệp hoạt động dịch vụ theo Mẫu số 03 Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH. tải Mẫu số 03 Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài 3. Mức thù lao theo hợp đồng môi giới xuất khẩu lao động Căn cứ Điều 7 Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH quy định mức trần thù lao theo hợp đồng môi giới - Mức trần thù lao theo hợp đồng môi giới theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp dịch vụ với tổ chức, cá nhân trung gian nhưng không được vượt quá 0,5 tháng tiền lương theo hợp đồng của người lao động cho mỗi 12 tháng làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động có thời hạn làm việc từ 36 tháng trở lên thì mức trần thù lao theo hợp đồng môi giới không quá 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng của người lao động. - Mức trần thù lao theo hợp đồng môi giới đối với một số thị trường, ngành, nghề, công việc cụ thể được quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH. STT Thị trường/ngành, nghề, công việc Mức trần thù lao theo hợp đồng môi giới 1 Nhật Bản Mọi ngành, nghề 0 đồng 2 Đài Loan (Trung Quốc) Thuyền viên tàu cá xa bờ, tàu vận tải 0 đồng 3 Hàn Quốc Thuyền viên tàu cá xa bờ, tàu vận tải 0 đồng 4 Ma-lai-xi-a Lao động giúp việc gia đình 0 đồng 5 Bru-nây Lao động giúp việc gia đình 0 đồng 6 Thái Lan Mọi ngành, nghề 0 đồng 7 Các nước Tây Á Lao động giúp việc gia đình 0 đồng
Nhận tiền từ người đi XKLĐ gửi về Việt Nam có phải đóng thuế TNCN?
Hiện nay, hình thức đi nước ngoài xuất khẩu lao động (XKLĐ) nở rộ tại các tỉnh miền trung, nhất là tại Nhật Bản, Hàn Quốc số lượng lao động Việt Nam trở thành cộng đồng lớn mạnh và gửi kiều hối về Việt Nam số lượng lớn. Vậy người nhận tiền gửi về từ nước ngoài có phải đóng thuế TNCN không? 1. Kiều hối được hiểu là gì? Có thể hiểu kiều hối là số tiền ngoại tệ do người Việt Nam học tập, làm việc, sinh sống tại nước ngoài gửi về cho người thân, gia đình tại Việt Nam. Theo đó, số tiền từ nước ngoài chuyển về Việt Nam được xem là kiều hối và được hưởng các ưu đãi theo quy định của pháp luật hiện hành. 2. Hạn mức đem theo tiền từ nước ngoài về Việt Nam Cụ thể tại Điều 2 Thông tư 15/2011/TT-NHNN quy định mức ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt phải khai báo Hải quan cửa khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh. - Cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam bằng hộ chiếu mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt trên mức quy định dưới đây phải khai báo Hải quan cửa khẩu: + 5.000 USD (Năm nghìn Đôla Mỹ) hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương; + 15.000.000 VNĐ (Mười lăm triệu đồng Việt Nam). - Trường hợp cá nhân nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt bằng hoặc thấp hơn mức 5.000 USD hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương và có nhu cầu gửi số ngoại tệ tiền mặt này vào tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của cá nhân mở tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ngoại hối (sau đây gọi chung là tổ chức tín dụng được phép), cũng phải khai báo Hải quan cửa khẩu. Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số ngoại tệ tiền mặt mang vào là cơ sở để tổ chức tín dụng được phép cho gửi ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản thanh toán. - Mức ngoại tệ tiền mặt và đồng Việt Nam tiền mặt quy định phải khai báo Hải quan cửa khẩu quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 15/2011/TT-NHNN không áp dụng đối với những cá nhân mang theo các loại phương tiện thanh toán, giấy tờ có giá bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam như séc du lịch, thẻ ngân hàng, sổ tiết kiệm, các loại chứng khoán và các loại giấy tờ có giá khác. 3. Có phải đóng thuế TNCN khi nhận kiều hối gửi về Việt Nam? Kiều hối gửi về Việt Nam là một trong những loại ngoại hối được Nhà nước khuyến khích và ưu tiên dự trữ vì thế tại Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 (sửa đổi bởi Luật về thuế sửa đổi 2014) quy định các trường hợp được miễn thuế TNCN như sau: - Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau. - Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất. - Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất. - Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau. - Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường. - Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao để sản xuất. - Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. - Thu nhập từ kiều hối. - Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật. - Tiền lương hưu do Bảo hiểm xã hội chi trả. - Thu nhập từ học bổng, bao gồm: + Học bổng nhận được từ ngân sách nhà nước; + Học bổng nhận được từ tổ chức trong nước và ngoài nước theo chương trình hỗ trợ khuyến học của tổ chức đó. - Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tiền bồi thường tai nạn lao động, khoản bồi thường nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật. - Thu nhập nhận được từ quỹ từ thiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, không nhằm mục đích lợi nhuận. - Thu nhập nhận được từ nguồn viện trợ nước ngoài vì mục đích từ thiện, nhân đạo dưới hình thức chính phủ và phi chính phủ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt - Thu nhập từ tiền lương, tiền công của thuyền viên là người Việt Nam làm việc cho các hãng tàu nước ngoài hoặc các hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế. - Thu nhập của cá nhân là chủ tàu, cá nhân có quyền sử dụng tàu và cá nhân làm việc trên tàu từ hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tiếp phục vụ hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản xa bờ. Như vậy, kiều hối của người đi xuất khẩu lao động từ nước ngoài gửi về sẽ được xem là thu nhập được miễn thuế TNCN, do Nhà nước hiện nay khuyến khích kiều hối từ nước ngoài. Ngoài ra, NLĐ từ nước ngoài cũng đã thực hiện đóng thuế TNCN tại nước sở tại nên việc gửi về Việt Nam không phải đóng lại cho người nhận.
Hướng dẫn hỗ trợ người lao động xuất khẩu lao động theo hợp đồng
Đây là nội dung tại Văn bản hợp nhất Thông tư 1679/VBHN-BLĐTBXH ngày 10/5/2023 hướng dẫn một số nội dung thực hiện đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo và hỗ trợ NLĐ làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, Bộ LĐTBXH hướng dẫn hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau: (1) Đối tượng hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Thực hiện theo quy định tại điểm b mục 4 Phần III Quyết định 90/QĐ-TTg bao gồm các đối tượng sau: - NLĐ có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài, cư trú trên địa bàn các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; ưu tiên NLĐ thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo. - Cơ sở đào tạo, doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; các tổ chức, cá nhân tư vấn cho NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; - NLĐ tham gia các khóa đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ để đi làm việc ở nước ngoài theo các hiệp định ký giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước tiếp nhận. (2) Phương thức hỗ trợ NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Đối với hoạt động hỗ trợ NLĐ thuộc các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo đi làm việc ở nước ngoài: Doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp khi tuyển chọn lao động tại các các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo phối hợp với cơ quan LĐTBXH tại địa phương. Qua đó, thực hiện hỗ trợ NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thông qua cơ chế đấu thầu, đặt hàng với các cơ sở đào tạo nghề, ngoại ngữ, doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trường hợp NLĐ đăng ký đi làm việc ở nước ngoài thông qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đã hoàn thành khóa đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ, kỹ năng nghề, đủ điều kiện xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài, cơ quan LĐTBXH thực hiện hỗ trợ trực tiếp cho NLĐ. Doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có trách nhiệm hỗ trợ người lao động cung cấp đầy đủ hồ sơ, chứng từ để nhận hỗ trợ. Giới thiệu, tư vấn về đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho người lao động và thân nhân NLĐ, cơ quan LĐTBXH thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Đối với hoạt động hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ cho NLĐ trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo các Hiệp định ký giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước tiếp nhận, Bộ LĐTBXH thực hiện theo quy định pháp luật về đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ. (3) Nguyên tắc hỗ trợ NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Hỗ trợ đúng đối tượng, đúng nội dung quy định tại điểm b mục 4 Phần III Quyết định 90/QĐ-TTg, phù hợp với nhu cầu của NLĐ Ngoài ra, phải bảo đảm hiệu quả, công khai, minh bạch, dân chủ, bình đẳng giới. (4) Nội dung hỗ trợ NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng - NLĐ thuộc hộ nghèo, người lao động là người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài: Nội dung hỗ trợ thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Thông tư 15/2022/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. - NLĐ thuộc hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài: Hỗ trợ tiền đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ, kỹ năng nghề và hỗ trợ các chi phí khác theo khoản 1 Điều 25 Thông tư 15/2022/TT-BTC. - NLĐ khác đang sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã bãi ngang, ven biển và hải đảo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài: Hỗ trợ tiền đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ, kỹ năng nghề. - NLĐ và thân nhân của NLĐ thuộc các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo: Hỗ trợ giới thiệu, tư vấn để tham gia đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. - NLĐ tham gia các khóa đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ để đi làm việc ở nước ngoài theo Hiệp định ký giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước tiếp nhận: Hỗ trợ một phần chi phí đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ cho NLĐ. Xem thêm Văn bản hợp nhất Thông tư 1679/VBHN-BLĐTBXH có hiệu lực ngày 11/7/2022.
Người lao động chưa thành niên có được đi xuất khẩu lao động không?
Cho tôi hỏi đi xuất khẩu lao động được hiểu như thế nào? Người lao động chưa thành niên thì có được phép đi không? Người lao động đi xuất khẩu lao động được hiểu như thế nào? Hiện nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào giải thích về thuật ngữ này, tuy nhiên có thể hiểu xuất khẩu lao động là việc đưa người lao động Việt Nam sang nước ngoài để làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trực tiếp thuê mướn, sử dụng người lao động Việt Nam làm việc cho mình ở nước ngoài theo hợp đồng lao động. Căn cứ Điều 5 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về các hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau: - Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với đơn vị sự nghiệp để thực hiện thỏa thuận quốc tế. - Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sau đây: + Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; + Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài; + Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;. + Tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. - Hợp đồng lao động do người lao động Việt Nam trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài. Người lao động chưa thành niên có được đi xuất khẩu lao động không? (Hình từ Internet) Người lao động chưa thành niên có được đi xuất khẩu lao động hay không? Căn cứ Điều 44 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 có quy định về điều kiện của người lao động do doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đưa đi làm việc ở nước ngoài như sau: - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. - Tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài. - Đủ sức khỏe theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động. - Đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, trình độ, kỹ năng nghề và các điều kiện khác theo yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động. - Có giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng. - Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam. Và theo quy định tại Điều 50 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về điều kiện của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động trực tiếp giao kết như sau: - Các điều kiện quy định tại các khoản 1,2,3,4 và 6 Điều 44 của Luật này. - Có hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 52 của Luật này. - Có văn bản xác nhận việc đăng ký hợp đồng lao động của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người lao động thường trú. Theo đó, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cần đáp ứng đủ các điều kiện sau: Đối với người lao động do doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đưa đi làm việc ở nước ngoài: - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; - Tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài; - Đủ sức khỏe theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động; - Đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, trình độ, kỹ năng nghề và các điều kiện khác theo yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động; - Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động trực tiếp giao kết - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; - Tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài; - Đủ sức khỏe theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động; - Đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, trình độ, kỹ năng nghề và các điều kiện khác theo yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động; - Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam; - Có hợp đồng lao động giữa người lao động Việt Nam trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài; - Có văn bản xác nhận việc đăng ký hợp đồng lao động của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người lao động thường trú. Bên cạnh đó, Điều 20 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về người thành niên như sau: - Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên. - Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các điều 22, 23 và 24 của Bộ luật này. Theo đó, người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên. Như vậy, người lao động chưa thành niên sẽ không đủ điều kiện để đi xuất khẩu lao động theo quy định của pháp luật.
CẢNH BÁO: Thủ đoạn lừa bán người qua nước ngoài để làm vợ
Vì một cuộc sống đổi đời, vì một giấc mơ nước ngoài nhiều người không ngần ngại qua nước ngoài lao động hoặc thậm chí là lấy chồng tại các nước này để được cấp visa ở lại làm việc. Hình thức này hiện nay không còn mới khi việc môi giới xuất khẩu lao động đã có từ rất lâu tại VIệt Nam. Tuy nhiên, nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa việc môi giới và lừa đảo bán người qua nước ngoài khiến nhiều người, đặc biệt là phụ nữ để làm vợ cho người nước ngoài khiến cuộc sống như bị giam cầm tại đó. 1. Cơ quan có thẩm quyền cấp phép xuất khẩu lao động Xuất khẩu lao động hợp pháp vẫn luôn được Chính phủ khuyến khích nhằm tăng tỷ lệ ngoại hối của Việt Nam cũng như cải thiện đời sống của nhân dân và hợp tác quốc tế đối với các nước có lao động là người Việt Nam. Tuy nhiên, việc xuất khẩu lao động phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo Điều 28 Nghị định 38/2020/NĐ-CP quy định Bộ LĐTBXH có trách nhiệm lớn nhất trong xuất khẩu lao động. Ngoài ra, Điều 8 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 có quy định doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau: Hoạt động dịch vụ đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và chỉ được thực hiện bởi doanh nghiệp Việt Nam có Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do Bộ trưởng Bộ LĐTBXH cấp. Qua đó, cho thấy cho thấy Bộ LĐTBXH là cơ quan có thẩm quyền lớn nhất trong việc thực hiện cấp phép đưa NLĐ Việt Nam sang nước ngoài làm việc. Đối với các cá nhân thực hiện môi giới việc làm như hiện nay sẽ được xem là vi phạm pháp luật. 2. Tại sao nhiều người lại bị lừa bán sang nước ngoài Có thể thấy thực trạng hiện nay vẫn có nhiều lao động mắc bẫy vẫn vì nguyên nhân lớn nhất đến từ suy nghĩ tính chất công việc là “việc nhẹ, lương cao”. Bên cạnh đó, phần nhiều là phụ nữ và có hoàn cảnh khó khăn muốn tìm một công việc trang trải cho cuộc sống. Bên cạnh đó, lao động tại Việt Nam chưa tìm hiểu kỹ các quy định xuất khẩu lao động, trong khi làm thủ tục xuất khẩu lao động tại các doanh nghiệp được Bộ LĐTBXH cấp phép với chi phí rẻ thì việc thông qua môi giới là cá nhân phải bỏ ra một số tiền lớn để chi trả. “Nhẹ dạ, cả tin”, phản ánh lên việc đa phần các đối tượng thực hiện môi giới thực hiện thường có mối quan hệ quen biết với các nạn nhân. Qua đó, độ uy tín của đối tượng lừa đảo cũng được tin cậy hơn. Qua đó có thể tóm lại các ý chính như sau: (1) Đối tượng thực hiện lừa đảo thường là: - Là phụ nữ đang tìm kiếm việc làm. - Công nhân đang thất nghiệp. - Lao động trẻ nhưng ít được tiếp cận tin tức pháp luật. - Người có nhu cầu sang nước ngoài lao động. (2) Cách thức thực hiện - Mời chào việc làm hấp dẫn như: “việc nhẹ lương cao”, giấc mơ nước ngoài, lấy chồng nước ngoài đổi đời,... - Tiếp cận thông qua quảng cáo trên mạng xã hội, nhắn tin, gọi điện và gặp trực tiếp để tư vấn. (3) Hậu quả dẫn đến Các đối tượng lừa đảo mua bán người sang biên giới thường thực hiện với vỏ bọc là công ty xuất khẩu lao động với đường dây tinh vi. Sau khi, lừa sang biên giới sẽ giao người cho bên nước ngoài để nhận tiền hoa hồng. Lao động tại đó sẽ được đưa về nhà chồng người nước ngoài để làm việc và bị giam cầm tại đó. Sự việc này thường diễn ra tại các biên giới có giáp với Việt Nam như Campuchia hay Trung Quốc với việc thiếu phụ nữ do dân số nam cao nên đàn ông Trung Quốc thường liên hệ tìm kiếm vợ tại các nước trong khu vực có trả phí cho người môi giới. 3. Truy cứu trách nhiệm hình sự tội mua bán người Trường hợp người nào lừa đảo môi giới người sang biên giới để nhận tiền thì được xem như vi phạm tội mua bán người theo Điều 150 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi Bộ luật Hình sự 2017) như sau: (1) Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm - 10 năm: - Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác. - Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác. - Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện các hành vi nêu trên. (2) Phạt tù từ 08 năm - 15 năm: - Có tổ chức. - Vì động cơ đê hèn. - Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, nếu không thuộc trường hợp đã lấy bộ phận cơ thể người tại mục (3). - Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Đối với từ 02 người đến 05 người. - Phạm tội 02 lần trở lên. (3) Phạt tù từ 12 năm - 20 năm: - Có tính chất chuyên nghiệp. - Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân. - Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên. - Làm nạn nhân chết hoặc tự sát. - Đối với 06 người trở lên. - Tái phạm nguy hiểm. Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng - 100 triệu đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm - 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Như vậy, người dân cần đặc biệt chú ý các thủ đoạn lừa đảo môi giới việc làm sang biên giới hấp dẫn, đặc biệt là phụ nữ cần cẩn thận hơn trong việc mời gọi xuất khẩu lao động thì phải kiểm tra doanh nghiệp đó phải uy tín và được cấp phép bởi Bộ LĐTBXH hoặc tìm đến cơ quan việc làm tại tỉnh đó để xác nhận thông tin đó có uy tín không. Trường hợp cá nhân môi giới mà không thuộc đại diện công ty được cấp phép thì xem như phạm tội mua bán người và có thể bị truy cứu hình sự hình phạt cao nhất lên đến 20 năm tù.