Xe máy điện muốn hoạt động trên đường cần đáp ứng điều kiện thử gì?
Xe máy điện, mô tô điện hiện nay đang rất được ưa chuộng bởi tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện với môi trường. Vậy để đưa vào sử dụng xe máy điện trên đường cần phải đáp ứng điều kiện thử gì? 1. Điều kiện thử của xe máy điện Căn cứ tiểu mục 6.1 Mục 6 TCVN 12776-2:2020 quy định điều kiện của xe được thực hiện như sau: - Xe phải được chất tải theo đặc tính kỹ thuật cho từng thử. - Lốp xe phải được bơm đến áp suất do nhà sản xuất xe quy định khi lốp ở nhiệt độ môi trường. - Độ nhớt của dầu cho các bộ phận chuyển động cơ học phải phù hợp với đặc tính kỹ thuật của nhà sản xuất xe. - Phải tắt các thiết bị chiếu sáng, đèn tín hiệu và phụ trợ, ngoại trừ những thiết bị cần thiết để thử và hoạt động bình thường vào ban ngày của xe. - Tất cả các hệ thống tích năng lượng có sẵn dùng cho các mục đích khác ngoài lực kéo (điện, thủy lực, khí nén, v.v.) phải được nạp đến mức tối đa do nhà sản xuất xe quy định. - Xe phải sạch, các miệng và lối dẫn không khí đi vào không cần thiết cho hoạt động chính xác của xe và hệ thống lái, phải được đóng lại bằng các điều khiển vận hành bình thường - Nếu ắc quy làm việc ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ môi trường, người lái xe phải tuân theo quy trình được nhà sản xuất xe khuyến nghị để giữ cho nhiệt độ ắc quy trong phạm vi làm việc bình thường của nó. - Xe phải cho lăn bánh đúng cách theo yêu cầu của nhà sản xuất và trong mọi trường hợp không dưới 100 km trước khi thử với những ắc quy được lắp trong xe thử. - Khối lượng của xe được sử dụng trong khi thử phải lả khối lượng thử của một xe điện theo quy định trong 3.1 và 3.3. - Ắc quy kéo phải ở trạng thái nạp cần thiết để thử được thực hiện. 2. Điều kiện khí quyển đối với xe máy điện Theo tiểu mục 6.2 Mục 6 TCVN 12776-2:2020 điều kiện khí quyển đối với xe máy, xe mô tô điện khi thử như sau: - Các bước thử ngoài trời phải được thực hiện ở nhiệt độ môi trường xung quanh trong khoảng từ 5 °C đến 35 °C. Các bước thử trong nhà phải được thực hiện ở nhiệt độ phòng trong khoảng từ 20 °C đến 30 °C. - Áp suất khí quyển phải nằm trong khoảng từ 91 kPa đến 104 kPa. Độ ẩm tương đối phải nhỏ hơn 95 %. Các thử nghiệm phải được thực hiện trong trường hợp không có mưa và sương mù. - Vận tốc gió và hướng gió phải được đo liên tục hoặc với tần số phù hợp tại vị trí mà lực gió trong quá trình đo là đại diện. Các điều kiện gió phải nằm trong các giới hạn sau: + Vận tốc gió trung bình: 3 m/s; + Vận tốc gió lớn nhất khi gió giật: 5 m/s. 3. Điều kiện của đường thử xe đối với xe máy điện Theo tiểu mục 6.3 TCVN Mục 6 TCVN 12776-2:2020 điều kiện của đường thử xe được thực hiện theo sau: - Điều kiện chung: Các phép đo phải được thực hiện trên một đường thử xe, có thể là đường thử xe thẳng (xem 6.3.2) hoặc đường thử xe kiểu vòng lặp (xem 6.3.3). Bề mặt của đường đường thử xe phải bằng phẳng, ngang bằng và được thảm mịn. Mặt đường phải khô ráo và không có chướng ngại vật hoặc tấm chắn gió có thể cản trở các phép đo. - Đường thử xe thẳng: + Đường thử xe phải đủ dài để cho phép xe đạt vận tốc lớn nhất. + Đường thử phải có độ dốc dọc không quá 0,5 % và độ dốc ngang không quá 3 %. + Độ dài của đường phóng xe nhanh phải đủ dài để đạt được vận tốc ổn định trước vùng đo. + Để giảm ảnh hưởng của các yếu tố như độ nghiêng mặt đường và hướng/vận tốc gió, gia tốc và việc thử vận tốc phải được thực hiện theo cả hai hướng của đường thử theo trình tự trực tiếp có chú ý sử dụng cùng một vệt của đường thử. + Khi các điều kiện ngăn cản việc thực hiện thử nghiệm theo cả hai hướng, thử nghiệm một hướng phải được thực hiện như trong 6.3.4. - Đường thử kiểu vòng lặp: + Đường thử không được có độ dốc dọc hơn 0,5 % và độ nghiêng ngang không quá 3 %. Đường thử kiểu vòng lặp có thể thay đổi từ một cung tròn lý tưởng đến các đoạn thẳng được kết nối bởi các đoạn cong gần tròn. + Vùng đo phải nằm trên đoạn thẳng của đường thử vòng lặp. Chiều dài đoạn thẳng trước vùng đo phải đủ dài để cho phép xe đạt vận tốc lớn nhất trước vùng đo. + Trong trường hợp đường thử xe có dạng tròn, bán kính đường thử phải đủ lớn để cho phép xe đạt được vận tốc lớn nhất. + Tác động của lực ly tâm có thể được bù lại bằng prô phin mặt cắt ngang của các đoạn cong theo cách mà xe giữ một đường bình thường mà không có bất kỳ hành động nào trên tay lái và không có thêm nỗ lực thay đổi trọng lượng của người lái. + Khi các điều kiện ngăn cản thực hiện thử nghiệm theo cả hai hướng, thử nghiệm một hướng phải được thực hiện như trong 6.3.4. - Thử theo một hướng Chỉ được phép thử nghiệm theo một hướng nếu xe không thể đạt vận tốc lớn nhất theo cả hai hướng do đặc điểm của bố trí tổng thể mặt bằng đường thử. Các điều kiện sau đây phải được đáp ứng: + đường thử phải phù hợp với các yêu cầu của 6.3.1 hoặc 6.3.2; + độ chênh lệch độ cao không quá 1 m giữa hai điểm bất kỳ; + việc chạy xe phải được lặp lại hai lần liên tiếp; + các thành phần vận tốc gió trung bình song song với đường thử không được vượt quá 2 m/s. 4. Điều kiện thử đối với người lái và vị trí ngồi trên xe máy điện Người lái và vị trí ngồi trên xe máy điện được thử theo điều kiện được quy định tại tiểu mục 6.4 TCVN Mục 6 TCVN 12776-2:2020: - Người lái phải mặc một bộ đồ bó sát (một mảnh) hoặc quần áo tương tự, mũ bảo hiểm, kính bảo vệ mắt, ủng và găng tay. - Người lái trong các điều kiện được nêu trong 6.4.1 phải có khối lượng 75 kg ± 2 kg, bao gồm khối lượng của bất kỳ thiết bị thử nghiệm bổ sung nào. Người lái được khuyến nghị nên có chiều cao 1,75 m ± 0,02 m. - Người lái phải có tư thế ngồi bình thường và an toàn trên xe, phù hợp để đạt được vận tốc lớn nhất của xe máy (mô tô) cần kiểm tra. Vị trí phải cho phép người lái trong mọi lúc có thể kiểm soát xe máy (mô tô) thích hợp trong quá trình thử nghiệm. Vị trí của người lái phải duy trì ổn định nhất có thể để tránh mọi ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra - Chế độ chọn lái xe + Trong trường hợp có hai hoặc nhiều chế độ lái xe có thể lựa chọn bằng tay, các phép thử phải được tiến hành cho từng chế độ một và ít nhất là trường hợp xấu nhất phải được ghi trong báo cáo thử nghiệm. + Nếu nhà sản xuất có thể cung cấp bằng chứng xác minh chế độ trong đó xảy ra trường hợp xấu nhất là gì, thì được phép chỉ cần thử ứng với chế độ đó.
Hà Nội nghiêm cấm sạc xe điện qua đêm trong chung cư mini từ ngày 02/11/2023
Ngày 02/11/2023 UBND TP Hà Nội đã có Công văn 3690/UBND-SXD năm 2023 về việc tăng cường thực hiện quy định của pháp luật về xây dựng, kiểm soát an toàn nhà chung cư cũ, nhà ở riêng lẻ nhiều tầng, nhiều căn hộ (thường gọi là chung cư mini) Theo đó, UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức triển khai ngay các giải pháp để giảm thiểu nguy cơ mất an toàn đối với các công trình nhà ở riêng lẻ nhiều tầng, nhiều căn hộ ở như sau: (1) Quy định đối với diện tích đỗ xe tại công trình nhà ở Đảm bảo khoảng cách giữa các xe, giải pháp ngăn cháy: yêu cầu tại các khu để xe của nhà ở riêng lẻ nhiều tầng, nhiều căn hộ ở kẻ ô trên mặt bằng cho từng vị trí để xe để đảm bảo cự ly an toàn giữa các xe, đảm bảo an toàn giao thông cho người đi lại, điều kiện về lối thoát nạn qua khu vực để xe. Trong đó có phân chia: ô để xe máy; ô để xe đạp điện; ô để xe đạp (có thể nghiên cứu kẻ ô phân chia để xe máy, xe máy điện, xe đạp điện: phủ bì 0,8mx1,9m; chiều rộng lối đi tối thiểu 1,2m). Ngoài ra, ngăn cách khu vực để xe với sảnh căn hộ, cầu thang bộ: nghiên cứu có giải pháp tách biệt bằng vách ngăn cháy, ngăn khói giữa khu vực để xe với sảnh thang máy, khu vực cầu thang bộ và độc lập với lối thoát nạn. Bên cạnh đó, có quy định về việc sử dụng phương tiện giao thông của tòa nhà: - các phương tiện giao thông sử dụng xăng, điện phải thường xuyên kiểm tra, kiểm soát đảm bảo an toàn của hệ thống động cơ, hệ thống nhiên liệu. - Không để hiện tượng rò rỉ xăng dầu tại khu vực để xe, sử dụng ắc quy, pin sạc điện phải đảm bảo chất lượng trong thời gian sử dụng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. - Khu vực sạc điện cho xe sử dụng điện (nếu có) phải được bố trí riêng đảm bảo khoảng cách an toàn với các phương tiện xung quanh. - Không được sạc pin qua đêm; bộ sạc phải phù hợp hệ thống pin xe; quá trình sạc pin phải được theo dõi an toàn. - Bổ sung thiết bị chữa cháy chuyên dụng phù hợp để xử lý sự cố cháy nổ pin xe điện. (2) Đối với công trình đã đưa vào sử dụng - Nghiên cứu thực hiện ngay các giải pháp đã được đề xuất tại mục (1). Tổ chức rà soát, xây dựng phương án thoát nạn để đảm bảo an toàn khi xảy ra sự cố, vận động tháo bỏ/cắt các chuồng cọp, tạo lối thoát nạn trong trường hợp phát sinh mất an toàn phòng chống cháy nổ tại mỗi công trình. - Thực hiện ngay giải pháp ngăn cách khu vực để xe với khu vực ở (bao gồm ngăn cháy, ngăn khói). Rà soát về điều kiện thang thoát hiểm, lối thoát nạn, bổ sung lối thoát nạn đảm bảo các quy định về phòng cháy hiện hành (thang bộ thoát hiểm phải đảm bảo điều kiện ngăn cháy, ngăn khói; phải bố trí đủ lối thoát nạn; vị trí tiếp cận của lực lượng cứu nạn...). Lưu ý: Không bố trí lối thoát nạn trực tiếp ra ngoài nhà cắt qua khu vực để xe hoặc có kết nối với khu vực để xe (nghiên cứu giải pháp xây hành lang kín phục vụ thoát nạn). - Yêu cầu các chủ đầu tư, chủ sở hữu công trình: + Phải xây dựng phương án quản lý vận hành và bố trí người có sức khỏe, kinh nghiệm để quản lý vận hành tòa nhà; phối hợp, vận động các hộ gia đình mua các trang thiết bị PCCC cơ bản để đảm bảo an toàn về PCCC. + Thường xuyên tuyên truyền nhắc nhở các hộ gia đình, cá nhân tuân thủ và chấp hành nghiêm các quy định về quản lý vận hành tòa nhà và phòng cháy, chữa cháy cứu nạn cứu hộ. - UBND quận, huyện, thị xã, UBND xã, phường, thị trấn phối hợp cơ quan công an, lực lượng phòng cháy chữa cháy khu vực: + Thực hiện rà soát toàn bộ các công trình để phát hiện các vi phạm về phòng cháy, chữa cháy. + Thực hiện kiểm tra, hướng dẫn các chủ sở hữu đầu tư các trang thiết bị thiếu yếu phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy như: chuông báo cháy, biển báo, đèn tích điện…xây dựng phương án phòng chống cháy, chữa cháy, cứu nạn cứu hộ. + Tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn cho các hộ gia đình về công tác phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ và phương án xử lý sự cố công trình (đặc biệt là sự cố về cháy nổ). (3) Đối với công trình xây dựng mới (nếu có) Thực hiện kiểm soát chặt chẽ việc tuân thủ các quy định của pháp luật về quy hoạch, xây dựng, phòng cháy, chữa cháy, quản lý việc cấp giấy phép xây dựng, quản lý chất lượng, quản lý trật tự xây dựng theo quy định. Trong đó, đảm bảo việc kiểm soát việc thiết kế về khu vực đỗ xe, bố trí lối thoát nạn, hệ thống cấp điện; hệ thống phòng cháy, chữa cháy công trình; các tổ chức, cá nhân thiết kế, thẩm tra thiết kế phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật. Xem thêm Công văn 3690/UBND-SXD năm 2023 ban hành ngày 02/11/2023.
Hướng dẫn sạc pin xe điện đảm bảo an toàn
Vừa qua, tình trạng cháy nổ xảy ra liên tục gây thiệt hại về tài sản và tính mạng khiến người dân hoang mang. Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin hướng dẫn người dân sạc pin xe điện đúng cách để tránh tình trạng cháy nổ. Việc sạc pin xe điện không đúng cách có thể gây mất an toàn cho người và phương tiện. Vì vậy, người dân cần nên trang bị cho mình và gia đình những kiến thức sử dụng xe điện... (1) Nguyên nhân cháy xe điện Thời gian qua, trên thế giới và tại Việt Nam đã xảy ra không ít vụ cháy xe điện, gây thiệt hại về người và tài sản. Nguyên nhân gây cháy nổ xe điện có thể rất đa dạng và đôi khi kết hợp với nhau, tạo nên một tình huống nguy hiểm. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây cháy nổ từ sạc pin xe điện: Sạc quá dài: Sạc quá lâu có thể gây quá nhiệt, dẫn đến chập điện hoặc cháy nổ. Hãy sạc theo hướng dẫn của nhà sản xuất và không sạc quá thời gian quy định. Tần suất sạc quá cao: Sạc xe điện quá thường xuyên, thậm chí sau mỗi chuyến đi ngắn, có thể tạo áp lực và làm gia tăng nguy cơ chập điện hoặc cháy nổ. Hãy sạc xe khi cần thiết và không quá thường xuyên. Sạc trong điều kiện nhiệt độ cao: Nhiệt độ cao có thể làm tăng nguy cơ cháy nổ của pin. Hãy tránh sạc xe trong môi trường nhiệt độ cao. Sạc ngay sau khi sử dụng: Sạc xe ngay sau khi chạy có thể làm tăng nhiệt độ của pin, làm gia tăng nguy cơ cháy nổ. Hãy để pin nguội tự nhiên trước khi sạc. Sạc gần nguồn nhiệt: Sạc xe gần nguồn nhiệt, thiết bị sinh lửa, hoặc các vật dụng dễ cháy, nổ có thể tạo điều kiện cho cháy nổ. Sạc không ngắt khóa điện nguồn điện: Sạc xe khi chưa ngắt khóa nguồn điện có thể gây hư hỏng hoặc chập điện bộ sạc. Sử dụng ắc quy, pin kém chất lượng: Ắc quy và pin không rõ nguồn gốc hoặc đã bị sửa chữa không đúng cách có thể là nguyên nhân gây cháy nổ. Thay thế thiết bị không đúng cách: Thay thế, sửa chữa, hoặc sử dụng bộ sạc không đúng thông số kỹ thuật của nhà sản xuất cũng có thể gây chập điện hoặc nổ ắc quy, pin. Tác động ngoại cảnh: Tình trạng như ổ sạc bị ẩm ướt, sạc ở nơi không thông thoáng để thiết bị có thể tản nhiệt, dây dẫn điện bị va đập hoặc bị chuột cắn mất khả năng cách điện có thể dẫn đến cháy nổ. Lắp đặt phụ kiện không đúng cách: Việc lắp đặt thêm hoặc thay thế phụ kiện không tương thích hoặc không đúng cách có thể ảnh hưởng đến hệ thống điện của xe, làm tăng nguy cơ cháy nổ. Xem bài viết liên quan: Bộ Công an hướng dẫn kỹ năng xử lý khi bị mắc kẹt do cháy ở các chung cư, tòa nhà cao tầng Hà nội tổ chức tổng kiểm tra 100% chung cư mini trước 30/10/2023 CA địa phương trực tiếp tập huấn PCCC cho 100% hộ gia đình ở các chung cư mini, nhà trọ đông người (2) Việc dập lửa khi cháy pin xe điện là vô cùng khó khăn Theo các chuyên gia, khi xảy ra cháy pin xe điện, việc dập lửa là vô cùng khó khăn bởi pin xe điện thường sử dụng pin lithium-ion, là loại pin có khả năng cháy nổ cao. Loại pin này có cấu tạo gồm các tế bào, mỗi tế bào chứa một số lượng lớn các điện cực lithium và carbon. Khi các điện cực này tiếp xúc với nhau, chúng sẽ phản ứng hóa học và tạo ra nhiệt. Nếu nhiệt độ tăng cao, pin có thể bắt lửa hoặc phát nổ. Ngoài ra, khi pin bắt lửa sẽ tạo ra một lượng nhiệt rất lớn, đám cháy pin xe điện không cần oxy để duy trì nên rất khó dập tắt. (3) Trang bị kỹ năng phòng tránh cháy nổ xe điện Để ngăn ngừa nguy cơ cháy, nổ trong quá trình sử dụng xe điện, Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khuyến cáo người dân một số kỹ năng phòng tránh như sau: Lựa chọn, sử dụng xe điện bảo đảm chất lượng, đã được cơ quan quản lý có thẩm quyền kiểm định theo quy định; tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Thực hiện sạc điện theo đúng hướng dẫn và khuyến cáo của nhà sản xuất để đảm bảo độ bền và an toàn khi sử dụng; không sạc điện cho phương tiện khi phát hiện thiết bị sạc hoặc phương tiện gặp lỗi; khi ắc quy, pin có dấu hiệu phù, nứt… cần thay thế ắc quy, pin mới. Đồng thời lưu ý, sạc điện lúc ắc quy, pin gần hết, dùng nguồn điện phù hợp (theo mức điện áp nhà sản xuất khuyến cáo) và ổn định; sau khi sử dụng phải chờ bình điện nguội khoảng 20 phút rồi mới bắt đầu sạc, không sạc ngay sau khi chạy xe, không sạc quá 8 giờ liên tục, khi sạc điện cần ngắt khóa điện nguồn, nếu không sẽ ảnh hưởng đến quá trình sạc điện… Nếu lâu không dùng xe, nên sạc ắc quy, pin đầy rồi tháo rời khỏi xe; không để ắc quy, pin ở khu vực nóng, ẩm; bảo quản bình điện ở nơi cao ráo, thoáng mát… Sạc điện ở nơi khô ráo thoáng mát, khi sạc trong phòng cần tránh nơi kín đảm bảo điều kiện thông thoáng gió tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 0℃ - 35℃, nếu không phải có các biện pháp bảo ôn hoặc giảm nhiệt; Khi sạc điện không để xe, ắc quy, pin, bộ sạc bên trên hoặc gần các vật dụng, hàng hóa dễ cháy, nổ gần nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị sinh lửa sinh nhiệt. Trong quá trình sạc điện phải thường xuyên kiểm tra để kịp thời phát hiện, xử lý ngay khi có sự cố; ngừng sạc điện trước khi ra khỏi nhà hoặc đi ngủ, tuyệt đối không sạc qua đêm và không có người lớn ở nhà. Theo baophapluat Xem bài viết liên quan: Thủ tướng điện về vụ cháy nhà dân tại ngõ 29/70 phố Khương Hạ, quận Thanh Xuân, HN Hỗ trợ mức cao nhất đối với những nạn nhân vụ cháy chung cư mini quận Thanh Xuân, HN Yêu cầu không để xảy ra tình trạng tăng giá thiết bị PCCC trên thị trường
Trọng tâm phát triển hạ tầng sạc xe điện ở Việt Nam phù hợp nhiều loại xe
Ngày 31/8/2023 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 1009/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt đề án triển khai tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng. Theo đó, Phê duyệt Đề án triển khai Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (Tuyên bố JETP) với các nội dung chủ yếu sau: (1) Thúc đẩy người dân chuyển đổi sử dụng các loại xe điện Chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí nhà kính của ngành giao thông vận tải: - Thực hiện Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan ngành giao thông vận tải. - Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, chuyển đổi sử dụng điện, năng lượng xanh đối với phương tiện, thiết bị, hạ tầng giao thông xanh trong giao thông vận tải. - Phát triển hạ tầng mạng lưới sạc xe điện để bảo đảm sạc xe điện luôn có sẵn ở những nơi cần và dễ sử dụng cho nhiều loại xe; thúc đẩy chuyển đổi sử dụng các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sử dụng điện. (2) Nghiên cứu xây dựng 02 trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo điện Phát triển hệ sinh thái công nghiệp và dịch vụ về năng lượng tái tạo là nhiệm vụ trọng tâm cụ thể: - Triển khai thực hiện nội dung phát triển hệ sinh thái công nghiệp và dịch vụ năng lượng tái tạo theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. - Tiếp tục đẩy mạnh phát triển các nguồn năng lượng tái tạo (thủy điện, điện mặt trời, điện gió trên bờ và ngoài khơi...), năng lượng mới (hydro xanh, amoniac xanh, sóng biển, địa nhiệt...) phù hợp với khả năng bảo đảm an toàn hệ thống với giá thành điện năng hợp lý. - Nghiên cứu xây dựng 02 trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng bao gồm sản xuất, truyền tải và tiêu thụ điện; công nghiệp chế tạo thiết bị năng lượng tái tạo, xây dựng, lắp đặt, dịch vụ liên quan, xây dựng hệ sinh thái công nghiệp năng lượng tái tạo tại các khu vực có nhiều tiềm năng như Bắc Bộ, Nam Trung Bộ, Nam Bộ. - Phát triển các loại hình điện sinh khối, điện sản xuất từ rác, chất thải rắn nhằm tận dụng phụ phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, chế biến gỗ, thúc đẩy trồng rừng và xử lý môi trường. - Xây dựng và thực hiện quy định về tỷ lệ năng lượng tái tạo cho các tổ chức phân phối điện, kết hợp với xây dựng thị trường tín chỉ năng lượng tái tạo. Nâng cao khả năng chế tạo, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị năng lượng tái tạo trong nước. - Khuyến khích sử dụng điện được sản xuất từ nguồn năng lượng sạch; phát triển không giới hạn điện mặt trời mái nhà trên các tòa nhà công sở và nhà dân theo hướng tự sản xuất, tự tiêu thụ. (3) Xây dựng hệ thống phụ tải điện vào mùa cao điểm cho các nhà máy điện Nâng cấp hệ thống truyền tải và phân phối điện, đẩy nhanh lộ trình xây dựng hệ thống điện thông minh và phát triển hệ thống lưu trữ năng lượng: - Tiếp tục đẩy mạnh triển khai lộ trình phát triển hệ thống điện thông minh để tăng cường khả năng tích hợp năng lượng tái tạo vào hệ thống điện, giảm tổn thất điện năng trên lưới điện. - Thúc đẩy hợp tác liên kết lưới điện với các nước trong khu vực để tăng cường khả năng liên kết hệ thống, trao đổi điện năng, tận dụng thế mạnh tài nguyên của các quốc gia. - Phát triển các nhà máy thủy điện tích năng để điều hòa phụ tải, dự phòng công suất và tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo với quy mô lớn. - Hỗ trợ đầu tư, triển khai công nghệ pin tích năng kết hợp với điện mặt trời và các loại hình khác trong lưu trữ năng lượng hoặc gần các trung tâm phụ tải. - Xây dựng cơ chế khuyến khích phụ tải tham gia giảm tải trong các giờ cao điểm của hệ thống điện, hoặc thay đổi phương thức quản lý để hoạt động vào các giờ giá điện thấp. Xem chi tiết Quyết định 1009/QĐ-TTg năm 2023 có hiệu lực từ ngày ban hành.
Bộ Công an có khuyến cáo người dân kỹ năng phòng, chống cháy, nổ khi sạc xe điện
Hàng năm có rất nhiều vụ cháy, nổ trên cả nước không những gây thiệt hại về tài sản, an ninh trật tự mà còn ảnh hưởng đến tính mạng người dân. Thì vào ngày 12/7/2023 đã xảy ra vụ cháy xe điện tại nhà dân ở Thanh Hóa khiến 02 người tử vong. Do đó, nhằm ngăn ngừa thiệt hại cho các vụ cháy, nổ khi sạc xe điện thì người dân cần lưu ý các vấn đề sau: Nguyên nhân chủ yếu do sạc điện ắc quy, pin của xe dẫn đến cháy, nổ Cơ quan PCCC và CNCH trong quá trình điều tra, thực hiện nhiệm vụ phát hiện một số nguyên nhân dẫn đến cháy nổ xe điện trong thời gian gần đây bao gồm: - Sử dụng ắc quy, pin kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc đã bị sửa chữa, làm thay đổi thông số kỹ thuật của nhà sản xuất; lắp đặt thêm hoặc thay thế thiết bị tiêu thụ điện so với thiết kế (lắp đặt thiết bị báo động, còi, đèn tăng công suất so với thiết kế của nhà sản xuất…) hoặc chở quá tải sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng, giảm tuổi thọ ắc quy, pin, khi sạc điện sẽ gây hiện tượng ắc quy, pin bị phồng lên có thể gây nổ. - Bộ đổi điện từ dòng điện xoay chiều sang một chiều và ngược lại cũng là nguyên nhân gây ra cháy nổ ở xe điện, do mối hàn, đầu nối của những linh kiện không được cách điện tốt, nó có thể gây ra hiện tượng phóng điện hoặc chập điện, dẫn đến cháy. - Việc thay thế, sửa chữa, sử dụng bộ sạc không bảo đảm đúng thông số kỹ thuật của nhà sản xuất, không bảo đảm chất lượng hoặc không đồng bộ với ắc quy, pin của phương tiện khi sạc có thể gây chập điện hoặc nổ ắc quy, pin. - Việc sạc điện không đúng hướng dẫn: Sạc điện thời gian quá dài, tần suất sạc điện quá cao; sạc trong điều kiện nhiệt độ cao; sạc ngay sau khi sử dụng, ắc quy chưa kịp nguội tự nhiên; sạc gần nguồn nhiệt, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt hoặc gần, bên trên các vật dụng, hàng hóa dễ cháy, nổ, đồng thời ắc quy, pin tự tỏa nhiệt mà không được thoát nhiệt cũng là nguyên nhân gây nổ ắc quy, pin, gây cháy. - Khi sạc không ngắt khóa điện nguồn điện (vừa sạc và vừa xả điện), thiết bị báo động sẽ tiêu thụ điện năng sẽ làm chức năng điều khiển của bộ sạc cảm biến sai, quá trình điều khiển tại dòng chuyển đổi không được, gây ra hiện tượng sạc không chuyển sang dòng sạc duy trì (không nhảy đèn) từ đó làm mất kiểm soát trong điều khiển của sạc, có thể gây hư hỏng, chập điện bộ sạc. Đồng thời, làm tăng nhiệt độ ắc quy, pin có thể gây đoản mạch bên trong (Cell pin đoản mạch) hoặc đoản mạch bên ngoài (bộ pin được kết nối với thiết bị điện tử công suất, động cơ và cả các phụ kiện khác bị đoản mạch) sẽ gây cháy xe. - Một số trường hợp do tác động ngoại cảnh cũng dẫn đến chập cháy: Ổ sạc bị ẩm ướt, sạc nơi không thông thoáng để thiết bị có thể tản nhiệt; dây dẫn điện được đấu nối không bảo đảm yêu cầu kỹ thuật hoặc sử dụng thời gian dài hoặc bị va đập, chuột cắn bị mất khả năng cách điện gây phóng điện, chập điện. Biện pháp ngăn ngừa nguyên cơ cháy, nổ trong quá trình sử dụng xe điện Để ngăn ngừa nguy cơ cháy, nổ trong quá trình sử dụng xe điện, Cục Cảnh sát PCCC và CNCH khuyến cáo người dân một số kỹ năng phòng tránh như sau: Thứ nhất, lựa chọn, sử dụng xe điện bảo đảm chất lượng, đã được cơ quan quản lý có thẩm quyền kiểm định theo quy định; tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Thứ hai, thực hiện sạc điện theo đúng hướng dẫn và khuyến cáo của nhà sản xuất để đảm bảo độ bền và an toàn khi sử dụng; không sạc điện cho phương tiện khi phát hiện thiết bị sạc hoặc phương tiện gặp lỗi; khi ắc quy, pin có dấu hiệu phù, nứt… cần thay thế ắc quy, pin mới. Đồng thời lưu ý: - Sạc điện lúc ắc quy, pin gần hết, dùng nguồn điện phù hợp (theo mức điện áp nhà sản xuất khuyến cáo) và ổn định; sau khi sử dụng phải chờ bình điện nguội khoảng 20 phút rồi mới bắt đầu sạc, không sạc ngay sau khi chạy xe, không sạc quá 8 giờ liên tục, khi sạc điện cần ngắt khóa điện nguồn, nếu không sẽ ảnh hưởng đến quá trình sạc điện… Nếu lâu không dùng xe, nên sạc ắc quy, pin đầy rồi tháo rời khỏi xe; không để ắc quy, pin ở khu vực nóng, ẩm; bảo quản bình điện ở nơi cao ráo, thoáng mát… - Sạc điện ở nơi khô ráo thoáng mát, khi sạc trong phòng cần tránh nơi kín đảm bảo điều kiện thông thoáng gió tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 0℃ - 35℃, nếu không phải có các biện pháp bảo ôn hoặc giảm nhiệt; Khi sạc điện không để xe, ắc quy, pin, bộ sạc bên trên hoặc gần các vật dụng, hàng hóa dễ cháy, nổ gần nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị sinh lửa sinh nhiệt. - Trong quá trình sạc điện phải thường xuyên kiểm tra để kịp thời phát hiện, xử lý ngay khi có sự cố; ngừng sạc điện trước khi ra khỏi nhà hoặc đi ngủ, tuyệt đối không sạc qua đêm và không có người lớn ở nhà. Thứ ba, không được tự ý điều chỉnh thông số kỹ thuật của phương tiện, thiết bị khác so với yêu cầu kỹ thuật của phương tiện; khi thay thế các thiết bị, linh kiện, ắc quy, pin, bộ sạc… cần lựa chọn đúng chủng loại ắc quy, pin phù hợp, đồng bộ với các thông số quy định của sạc điện, động cơ và bộ điều khiển, không sử dụng loại không rõ nguồn gốc. Đặc biệt, không tự ý thay đổi kết cấu xe, không lắp thêm phụ kiện hay thiết bị tác động đến hệ thống dây dẫn và nguồn điện của xe (thiết bị không tương thích, chênh lệch nguồn điện có thể làm ắc quy, pin phát nổ). Thực hiện chế độ kiểm tra, bảo dưỡng theo quy định của nhà sản xuất. Thứ tư, đối với xe ô tô điện: - Sạc tại những trạm sạc xe điện dành cho ô tô đã được cấp phép theo quy định (tại trạm xăng, điểm dừng nghỉ, trong nhà và công trình...) hoặc sử dụng bộ sạc tại nhà bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy theo hướng dẫn của nhà sản xuất. - Các trạm sạc điện phải được duy trì yêu cầu về giải pháp ngăn cháy, chống cháy cháy lan đối với các khu vực xung quanh (cửa hàng kinh doanh xăng dầu, khu vực gara để xe...) và trang bị phương tiện về phòng cháy, chữa cháy theo quy định; có phương án xử lý tình huống cháy nổ tại khu vực sạc điện. - Thường xuyên kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị, hệ thống điện, phương tiện phòng cháy, chữa cháy tại trạm sạc để kịp thời phát hiện, thay thế các thiết bị hư hỏng trong quá trình hoạt động. Nguồn Cổng thông tin điện tử Bộ Công an
Mức lệ phí trước bạ đối với xe ô tô điện
Ngày nay việc sử dụng xe ô tô điện xe ngày phổ biến và nhà nước cũng đang có các chính sách ưu đãi cho loại xe thân thiện với môi trường này. Vậy đối với lệ phí trước bạ của xe ô tô điện thì nhà nước quy định mức đóng thấp hơn xe ô tô chạy xăng như thế nào? Lệ phí trước bạ là gì? Theo khoản 2 Điều 3 Luật Phí và lệ phí 2015 quy định lệ phí như sau: "2. Lệ phí là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước được quy định trong Danh mục lệ phí ban hành kèm theo Luật này." Đối tượng chịu lệ phí trước bạ Căn cứ Điều 2 Luật Phí và lệ phí 2015 (được hướng dẫn bởi Điều 2 Thông tư 301/2016/TT-BTC) thì đối tượng chịu lệ phí trước bạ bao gồm: - Nhà, đất: + Nhà, gồm: nhà ở; nhà làm việc; nhà sử dụng cho các mục đích khác. + Đất, gồm: các loại đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp theo quy định của Luật Đất đai thuộc quyền quản lý sử dụng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân (không phân biệt đất đã xây dựng công trình hay chưa xây dựng công trình). - Súng săn, súng dùng để tập luyện, thi đấu thể thao. - Tàu thủy, kể cả sà lan, ca nô, tàu kéo, tàu đẩy. - Thuyền thuộc loại phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng với cơ quan quản lý Nhà nước, kể cả du thuyền. - Tàu bay. - Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, các loại xe tương tự phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (sau đây gọi chung là xe máy). - Ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, các loại xe tương tự phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Trường hợp các loại máy, thiết bị thuộc diện phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhưng không phải là ô tô theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn thi hành thì không phải chịu lệ phí trước bạ. - Vỏ, tổng thành khung (gọi chung là khung), tổng thành máy của tài sản phải chịu lệ phí trước bạ nêu tại các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này là các khung, tổng thành máy thay thế khác với số khung, số máy của tài sản đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng. Như vậy xe ô tô nói chung và xe ô tô điện nói riêng đều là đối tượng phải chịu lệ phí trước bạ. Mức lệ phí trước bạ đối với ô tô điện? Theo quy định tại khoản 5 Điều 8 Nghị định 10/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/03/2022 thì mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô được quy định cụ thể như sau: - Ô tô chở người từ 09 chỗ ngồi trở xuống (bao gồm cả xe con pick-up): nộp lệ phí trước bạ lần đầu với mức thu là 10%. Trường hợp cần áp dụng mức thu cao hơn cho phù hợp với điều kiện thực tế tại từng địa phương, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định điều chỉnh tăng nhưng tối đa không quá 50% mức thu quy định chung tại điểm này. - Ô tô pick-up chở hàng có khối lượng chuyên chở cho phép tham gia giao thông nhỏ hơn 950 kg và có từ 5 chỗ ngồi trở xuống, Ô tô tải VAN có khối lượng chuyên chở cho phép tham gia giao thông nhỏ hơn 950 kg nộp lệ phí trước bạ lần đầu với mức thu bằng 60% mức thu lệ phí trước bạ lần đầu đối với ô tô chở người từ 09 chỗ ngồi trở xuống. - Ô tô điện chạy pin: + Trong vòng 3 năm kể từ ngày Nghị định Nghị định 10/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành: nộp lệ phí trước bạ lần đầu với mức thu là 0%. + Trong vòng 2 năm tiếp theo: nộp lệ phí trước bạ lần đầu với mức thu bằng 50% mức thu đối với ô tô chạy xăng, dầu có cùng số chỗ ngồi. - Các loại ô tô quy định trên: nộp lệ phí trước bạ lần thứ 2 trở đi với mức thu là 2% và áp dụng thống nhất trên toàn quốc.
Xe điện! Bao nhiêu tuổi mới được đi?
Trong xã hội hiện đại ngày nay, công nghệ kỹ thuật đang ngày càng phát triển và dường như chúng ta đang sắp bước sang một trang mới về thời đại công nghệ. Ngày nay, máy tính được sử dụng nhiều và gần như là không thể thiếu trong các công việc văn phòng, điện thoại thì chắc hẳn là vật dụng không thể thiếu với chúng ta dù ở bất cứ nơi đâu, xe chạy bằng xăng, xe chạy bằng xăng, bằng dầu cũng vậy. Xe điện đang bắt đầu được quan tâm và sử dụng nhiều, nhất là khi giá xăng dầu đang ngày càng tăng lên trong thời gian gần đây và ở nước ta cũng có tập đoàn Vin Group đang đầu tư và phát triển về các loại phương tiện sử dụng điện thay cho xăng dầu. Vậy có ai đã từng nghĩ xe điện sẽ tương đương với xe máy bao nhiêu phân khối? Khi chạy có cần giấy phép lái xe? Bao nhiêu tuổi mới được chạy? Theo điểm d khoản 1 điều 3 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định: “Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Lĩnh vực giao thông đường bộ: … d) Xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4 kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h;” Như vậy, theo quy định trên thì xe máy điện có công suất từ 4kW trở xuống và có vận tốc không quá 50 km/h sẽ được xem như là xe máy 50cc (xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3). Theo điểm a khoản 1 điều 60 Luật giao thông đường bộ 2008 có quy định: “Điều 60. Tuổi, sức khỏe của người lái xe 1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau: a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;” Như vậy, để có thể đi xe máy điện thì người chạy ít nhất cũng đủ 16 tuổi trở lên. Ngoài ra, theo điều 16 của Thông tư 12/2017/TT-BGTVT có hướng dẫn điều 59 Luật giao thông đường bộ 2008 về hệ thống giấy phép lấy xe: “Điều 16. Phân hạng giấy phép lái xe 1. Hạng A1 cấp cho: a) Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3; b) Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật. 2. Hạng A2 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1. 3. Hạng A3 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự. 4. Hạng A4 cấp cho người lái xe để điều khiển các loại máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1.000 kg. 5. Hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: a) Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; b) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; c) Ô tô dùng cho người khuyết tật. 6. Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: a) Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; b) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; c) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg. 7. Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: a) Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1. 8. Hạng C cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: a) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên; b) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên; c) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2. 9. Hạng D cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: a) Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C. 10. Hạng E cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: a) Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D. 11. Người có giấy phép lái xe các hạng B1, B2, C, D và E khi điều khiển các loại xe tương ứng được kéo thêm một rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750 kg. 12. Hạng F cấp cho người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe ô tô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa, được quy định cụ thể như sau: a) Hạng FB2 cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng B2 có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và hạng B2; b) Hạng FC cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và hạng FB2; c) Hạng FD cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng D có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2; d) Hạng FE cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe: ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD. 13. Hạng giấy phép lái xe sử dụng cho người lái xe ô tô khách giường nằm, ô tô khách thành phố (sử dụng để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt) thực hiện theo quy định tại khoản 9 và khoản 10 Điều này. Số chỗ ngồi trên xe được tính theo số chỗ trên xe ô tô khách cùng kiểu loại hoặc xe ô tô có kích thước giới hạn tương đương chỉ bố trí ghế ngồi.” Kết hợp với điểm d khoản 1 điều 3 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm a khoản 1 điều 60 Luật giao thông đường bộ 2008 thì khi chạy xe máy điện, người chạy sẽ không cần phải có giấy phép lấy xe nhưng phải đủ từ 16 tuổi trở lên (phù hợp với các bạn học sinh cấp 3 nhưng chú ý phải đủ tuổi). Cảm ơn đã dành thời gian đọc bài viết của mình.
Xe máy điện muốn hoạt động trên đường cần đáp ứng điều kiện thử gì?
Xe máy điện, mô tô điện hiện nay đang rất được ưa chuộng bởi tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện với môi trường. Vậy để đưa vào sử dụng xe máy điện trên đường cần phải đáp ứng điều kiện thử gì? 1. Điều kiện thử của xe máy điện Căn cứ tiểu mục 6.1 Mục 6 TCVN 12776-2:2020 quy định điều kiện của xe được thực hiện như sau: - Xe phải được chất tải theo đặc tính kỹ thuật cho từng thử. - Lốp xe phải được bơm đến áp suất do nhà sản xuất xe quy định khi lốp ở nhiệt độ môi trường. - Độ nhớt của dầu cho các bộ phận chuyển động cơ học phải phù hợp với đặc tính kỹ thuật của nhà sản xuất xe. - Phải tắt các thiết bị chiếu sáng, đèn tín hiệu và phụ trợ, ngoại trừ những thiết bị cần thiết để thử và hoạt động bình thường vào ban ngày của xe. - Tất cả các hệ thống tích năng lượng có sẵn dùng cho các mục đích khác ngoài lực kéo (điện, thủy lực, khí nén, v.v.) phải được nạp đến mức tối đa do nhà sản xuất xe quy định. - Xe phải sạch, các miệng và lối dẫn không khí đi vào không cần thiết cho hoạt động chính xác của xe và hệ thống lái, phải được đóng lại bằng các điều khiển vận hành bình thường - Nếu ắc quy làm việc ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ môi trường, người lái xe phải tuân theo quy trình được nhà sản xuất xe khuyến nghị để giữ cho nhiệt độ ắc quy trong phạm vi làm việc bình thường của nó. - Xe phải cho lăn bánh đúng cách theo yêu cầu của nhà sản xuất và trong mọi trường hợp không dưới 100 km trước khi thử với những ắc quy được lắp trong xe thử. - Khối lượng của xe được sử dụng trong khi thử phải lả khối lượng thử của một xe điện theo quy định trong 3.1 và 3.3. - Ắc quy kéo phải ở trạng thái nạp cần thiết để thử được thực hiện. 2. Điều kiện khí quyển đối với xe máy điện Theo tiểu mục 6.2 Mục 6 TCVN 12776-2:2020 điều kiện khí quyển đối với xe máy, xe mô tô điện khi thử như sau: - Các bước thử ngoài trời phải được thực hiện ở nhiệt độ môi trường xung quanh trong khoảng từ 5 °C đến 35 °C. Các bước thử trong nhà phải được thực hiện ở nhiệt độ phòng trong khoảng từ 20 °C đến 30 °C. - Áp suất khí quyển phải nằm trong khoảng từ 91 kPa đến 104 kPa. Độ ẩm tương đối phải nhỏ hơn 95 %. Các thử nghiệm phải được thực hiện trong trường hợp không có mưa và sương mù. - Vận tốc gió và hướng gió phải được đo liên tục hoặc với tần số phù hợp tại vị trí mà lực gió trong quá trình đo là đại diện. Các điều kiện gió phải nằm trong các giới hạn sau: + Vận tốc gió trung bình: 3 m/s; + Vận tốc gió lớn nhất khi gió giật: 5 m/s. 3. Điều kiện của đường thử xe đối với xe máy điện Theo tiểu mục 6.3 TCVN Mục 6 TCVN 12776-2:2020 điều kiện của đường thử xe được thực hiện theo sau: - Điều kiện chung: Các phép đo phải được thực hiện trên một đường thử xe, có thể là đường thử xe thẳng (xem 6.3.2) hoặc đường thử xe kiểu vòng lặp (xem 6.3.3). Bề mặt của đường đường thử xe phải bằng phẳng, ngang bằng và được thảm mịn. Mặt đường phải khô ráo và không có chướng ngại vật hoặc tấm chắn gió có thể cản trở các phép đo. - Đường thử xe thẳng: + Đường thử xe phải đủ dài để cho phép xe đạt vận tốc lớn nhất. + Đường thử phải có độ dốc dọc không quá 0,5 % và độ dốc ngang không quá 3 %. + Độ dài của đường phóng xe nhanh phải đủ dài để đạt được vận tốc ổn định trước vùng đo. + Để giảm ảnh hưởng của các yếu tố như độ nghiêng mặt đường và hướng/vận tốc gió, gia tốc và việc thử vận tốc phải được thực hiện theo cả hai hướng của đường thử theo trình tự trực tiếp có chú ý sử dụng cùng một vệt của đường thử. + Khi các điều kiện ngăn cản việc thực hiện thử nghiệm theo cả hai hướng, thử nghiệm một hướng phải được thực hiện như trong 6.3.4. - Đường thử kiểu vòng lặp: + Đường thử không được có độ dốc dọc hơn 0,5 % và độ nghiêng ngang không quá 3 %. Đường thử kiểu vòng lặp có thể thay đổi từ một cung tròn lý tưởng đến các đoạn thẳng được kết nối bởi các đoạn cong gần tròn. + Vùng đo phải nằm trên đoạn thẳng của đường thử vòng lặp. Chiều dài đoạn thẳng trước vùng đo phải đủ dài để cho phép xe đạt vận tốc lớn nhất trước vùng đo. + Trong trường hợp đường thử xe có dạng tròn, bán kính đường thử phải đủ lớn để cho phép xe đạt được vận tốc lớn nhất. + Tác động của lực ly tâm có thể được bù lại bằng prô phin mặt cắt ngang của các đoạn cong theo cách mà xe giữ một đường bình thường mà không có bất kỳ hành động nào trên tay lái và không có thêm nỗ lực thay đổi trọng lượng của người lái. + Khi các điều kiện ngăn cản thực hiện thử nghiệm theo cả hai hướng, thử nghiệm một hướng phải được thực hiện như trong 6.3.4. - Thử theo một hướng Chỉ được phép thử nghiệm theo một hướng nếu xe không thể đạt vận tốc lớn nhất theo cả hai hướng do đặc điểm của bố trí tổng thể mặt bằng đường thử. Các điều kiện sau đây phải được đáp ứng: + đường thử phải phù hợp với các yêu cầu của 6.3.1 hoặc 6.3.2; + độ chênh lệch độ cao không quá 1 m giữa hai điểm bất kỳ; + việc chạy xe phải được lặp lại hai lần liên tiếp; + các thành phần vận tốc gió trung bình song song với đường thử không được vượt quá 2 m/s. 4. Điều kiện thử đối với người lái và vị trí ngồi trên xe máy điện Người lái và vị trí ngồi trên xe máy điện được thử theo điều kiện được quy định tại tiểu mục 6.4 TCVN Mục 6 TCVN 12776-2:2020: - Người lái phải mặc một bộ đồ bó sát (một mảnh) hoặc quần áo tương tự, mũ bảo hiểm, kính bảo vệ mắt, ủng và găng tay. - Người lái trong các điều kiện được nêu trong 6.4.1 phải có khối lượng 75 kg ± 2 kg, bao gồm khối lượng của bất kỳ thiết bị thử nghiệm bổ sung nào. Người lái được khuyến nghị nên có chiều cao 1,75 m ± 0,02 m. - Người lái phải có tư thế ngồi bình thường và an toàn trên xe, phù hợp để đạt được vận tốc lớn nhất của xe máy (mô tô) cần kiểm tra. Vị trí phải cho phép người lái trong mọi lúc có thể kiểm soát xe máy (mô tô) thích hợp trong quá trình thử nghiệm. Vị trí của người lái phải duy trì ổn định nhất có thể để tránh mọi ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra - Chế độ chọn lái xe + Trong trường hợp có hai hoặc nhiều chế độ lái xe có thể lựa chọn bằng tay, các phép thử phải được tiến hành cho từng chế độ một và ít nhất là trường hợp xấu nhất phải được ghi trong báo cáo thử nghiệm. + Nếu nhà sản xuất có thể cung cấp bằng chứng xác minh chế độ trong đó xảy ra trường hợp xấu nhất là gì, thì được phép chỉ cần thử ứng với chế độ đó.
Hà Nội nghiêm cấm sạc xe điện qua đêm trong chung cư mini từ ngày 02/11/2023
Ngày 02/11/2023 UBND TP Hà Nội đã có Công văn 3690/UBND-SXD năm 2023 về việc tăng cường thực hiện quy định của pháp luật về xây dựng, kiểm soát an toàn nhà chung cư cũ, nhà ở riêng lẻ nhiều tầng, nhiều căn hộ (thường gọi là chung cư mini) Theo đó, UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức triển khai ngay các giải pháp để giảm thiểu nguy cơ mất an toàn đối với các công trình nhà ở riêng lẻ nhiều tầng, nhiều căn hộ ở như sau: (1) Quy định đối với diện tích đỗ xe tại công trình nhà ở Đảm bảo khoảng cách giữa các xe, giải pháp ngăn cháy: yêu cầu tại các khu để xe của nhà ở riêng lẻ nhiều tầng, nhiều căn hộ ở kẻ ô trên mặt bằng cho từng vị trí để xe để đảm bảo cự ly an toàn giữa các xe, đảm bảo an toàn giao thông cho người đi lại, điều kiện về lối thoát nạn qua khu vực để xe. Trong đó có phân chia: ô để xe máy; ô để xe đạp điện; ô để xe đạp (có thể nghiên cứu kẻ ô phân chia để xe máy, xe máy điện, xe đạp điện: phủ bì 0,8mx1,9m; chiều rộng lối đi tối thiểu 1,2m). Ngoài ra, ngăn cách khu vực để xe với sảnh căn hộ, cầu thang bộ: nghiên cứu có giải pháp tách biệt bằng vách ngăn cháy, ngăn khói giữa khu vực để xe với sảnh thang máy, khu vực cầu thang bộ và độc lập với lối thoát nạn. Bên cạnh đó, có quy định về việc sử dụng phương tiện giao thông của tòa nhà: - các phương tiện giao thông sử dụng xăng, điện phải thường xuyên kiểm tra, kiểm soát đảm bảo an toàn của hệ thống động cơ, hệ thống nhiên liệu. - Không để hiện tượng rò rỉ xăng dầu tại khu vực để xe, sử dụng ắc quy, pin sạc điện phải đảm bảo chất lượng trong thời gian sử dụng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. - Khu vực sạc điện cho xe sử dụng điện (nếu có) phải được bố trí riêng đảm bảo khoảng cách an toàn với các phương tiện xung quanh. - Không được sạc pin qua đêm; bộ sạc phải phù hợp hệ thống pin xe; quá trình sạc pin phải được theo dõi an toàn. - Bổ sung thiết bị chữa cháy chuyên dụng phù hợp để xử lý sự cố cháy nổ pin xe điện. (2) Đối với công trình đã đưa vào sử dụng - Nghiên cứu thực hiện ngay các giải pháp đã được đề xuất tại mục (1). Tổ chức rà soát, xây dựng phương án thoát nạn để đảm bảo an toàn khi xảy ra sự cố, vận động tháo bỏ/cắt các chuồng cọp, tạo lối thoát nạn trong trường hợp phát sinh mất an toàn phòng chống cháy nổ tại mỗi công trình. - Thực hiện ngay giải pháp ngăn cách khu vực để xe với khu vực ở (bao gồm ngăn cháy, ngăn khói). Rà soát về điều kiện thang thoát hiểm, lối thoát nạn, bổ sung lối thoát nạn đảm bảo các quy định về phòng cháy hiện hành (thang bộ thoát hiểm phải đảm bảo điều kiện ngăn cháy, ngăn khói; phải bố trí đủ lối thoát nạn; vị trí tiếp cận của lực lượng cứu nạn...). Lưu ý: Không bố trí lối thoát nạn trực tiếp ra ngoài nhà cắt qua khu vực để xe hoặc có kết nối với khu vực để xe (nghiên cứu giải pháp xây hành lang kín phục vụ thoát nạn). - Yêu cầu các chủ đầu tư, chủ sở hữu công trình: + Phải xây dựng phương án quản lý vận hành và bố trí người có sức khỏe, kinh nghiệm để quản lý vận hành tòa nhà; phối hợp, vận động các hộ gia đình mua các trang thiết bị PCCC cơ bản để đảm bảo an toàn về PCCC. + Thường xuyên tuyên truyền nhắc nhở các hộ gia đình, cá nhân tuân thủ và chấp hành nghiêm các quy định về quản lý vận hành tòa nhà và phòng cháy, chữa cháy cứu nạn cứu hộ. - UBND quận, huyện, thị xã, UBND xã, phường, thị trấn phối hợp cơ quan công an, lực lượng phòng cháy chữa cháy khu vực: + Thực hiện rà soát toàn bộ các công trình để phát hiện các vi phạm về phòng cháy, chữa cháy. + Thực hiện kiểm tra, hướng dẫn các chủ sở hữu đầu tư các trang thiết bị thiếu yếu phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy như: chuông báo cháy, biển báo, đèn tích điện…xây dựng phương án phòng chống cháy, chữa cháy, cứu nạn cứu hộ. + Tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn cho các hộ gia đình về công tác phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ và phương án xử lý sự cố công trình (đặc biệt là sự cố về cháy nổ). (3) Đối với công trình xây dựng mới (nếu có) Thực hiện kiểm soát chặt chẽ việc tuân thủ các quy định của pháp luật về quy hoạch, xây dựng, phòng cháy, chữa cháy, quản lý việc cấp giấy phép xây dựng, quản lý chất lượng, quản lý trật tự xây dựng theo quy định. Trong đó, đảm bảo việc kiểm soát việc thiết kế về khu vực đỗ xe, bố trí lối thoát nạn, hệ thống cấp điện; hệ thống phòng cháy, chữa cháy công trình; các tổ chức, cá nhân thiết kế, thẩm tra thiết kế phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật. Xem thêm Công văn 3690/UBND-SXD năm 2023 ban hành ngày 02/11/2023.
Hướng dẫn sạc pin xe điện đảm bảo an toàn
Vừa qua, tình trạng cháy nổ xảy ra liên tục gây thiệt hại về tài sản và tính mạng khiến người dân hoang mang. Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin hướng dẫn người dân sạc pin xe điện đúng cách để tránh tình trạng cháy nổ. Việc sạc pin xe điện không đúng cách có thể gây mất an toàn cho người và phương tiện. Vì vậy, người dân cần nên trang bị cho mình và gia đình những kiến thức sử dụng xe điện... (1) Nguyên nhân cháy xe điện Thời gian qua, trên thế giới và tại Việt Nam đã xảy ra không ít vụ cháy xe điện, gây thiệt hại về người và tài sản. Nguyên nhân gây cháy nổ xe điện có thể rất đa dạng và đôi khi kết hợp với nhau, tạo nên một tình huống nguy hiểm. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây cháy nổ từ sạc pin xe điện: Sạc quá dài: Sạc quá lâu có thể gây quá nhiệt, dẫn đến chập điện hoặc cháy nổ. Hãy sạc theo hướng dẫn của nhà sản xuất và không sạc quá thời gian quy định. Tần suất sạc quá cao: Sạc xe điện quá thường xuyên, thậm chí sau mỗi chuyến đi ngắn, có thể tạo áp lực và làm gia tăng nguy cơ chập điện hoặc cháy nổ. Hãy sạc xe khi cần thiết và không quá thường xuyên. Sạc trong điều kiện nhiệt độ cao: Nhiệt độ cao có thể làm tăng nguy cơ cháy nổ của pin. Hãy tránh sạc xe trong môi trường nhiệt độ cao. Sạc ngay sau khi sử dụng: Sạc xe ngay sau khi chạy có thể làm tăng nhiệt độ của pin, làm gia tăng nguy cơ cháy nổ. Hãy để pin nguội tự nhiên trước khi sạc. Sạc gần nguồn nhiệt: Sạc xe gần nguồn nhiệt, thiết bị sinh lửa, hoặc các vật dụng dễ cháy, nổ có thể tạo điều kiện cho cháy nổ. Sạc không ngắt khóa điện nguồn điện: Sạc xe khi chưa ngắt khóa nguồn điện có thể gây hư hỏng hoặc chập điện bộ sạc. Sử dụng ắc quy, pin kém chất lượng: Ắc quy và pin không rõ nguồn gốc hoặc đã bị sửa chữa không đúng cách có thể là nguyên nhân gây cháy nổ. Thay thế thiết bị không đúng cách: Thay thế, sửa chữa, hoặc sử dụng bộ sạc không đúng thông số kỹ thuật của nhà sản xuất cũng có thể gây chập điện hoặc nổ ắc quy, pin. Tác động ngoại cảnh: Tình trạng như ổ sạc bị ẩm ướt, sạc ở nơi không thông thoáng để thiết bị có thể tản nhiệt, dây dẫn điện bị va đập hoặc bị chuột cắn mất khả năng cách điện có thể dẫn đến cháy nổ. Lắp đặt phụ kiện không đúng cách: Việc lắp đặt thêm hoặc thay thế phụ kiện không tương thích hoặc không đúng cách có thể ảnh hưởng đến hệ thống điện của xe, làm tăng nguy cơ cháy nổ. Xem bài viết liên quan: Bộ Công an hướng dẫn kỹ năng xử lý khi bị mắc kẹt do cháy ở các chung cư, tòa nhà cao tầng Hà nội tổ chức tổng kiểm tra 100% chung cư mini trước 30/10/2023 CA địa phương trực tiếp tập huấn PCCC cho 100% hộ gia đình ở các chung cư mini, nhà trọ đông người (2) Việc dập lửa khi cháy pin xe điện là vô cùng khó khăn Theo các chuyên gia, khi xảy ra cháy pin xe điện, việc dập lửa là vô cùng khó khăn bởi pin xe điện thường sử dụng pin lithium-ion, là loại pin có khả năng cháy nổ cao. Loại pin này có cấu tạo gồm các tế bào, mỗi tế bào chứa một số lượng lớn các điện cực lithium và carbon. Khi các điện cực này tiếp xúc với nhau, chúng sẽ phản ứng hóa học và tạo ra nhiệt. Nếu nhiệt độ tăng cao, pin có thể bắt lửa hoặc phát nổ. Ngoài ra, khi pin bắt lửa sẽ tạo ra một lượng nhiệt rất lớn, đám cháy pin xe điện không cần oxy để duy trì nên rất khó dập tắt. (3) Trang bị kỹ năng phòng tránh cháy nổ xe điện Để ngăn ngừa nguy cơ cháy, nổ trong quá trình sử dụng xe điện, Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khuyến cáo người dân một số kỹ năng phòng tránh như sau: Lựa chọn, sử dụng xe điện bảo đảm chất lượng, đã được cơ quan quản lý có thẩm quyền kiểm định theo quy định; tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Thực hiện sạc điện theo đúng hướng dẫn và khuyến cáo của nhà sản xuất để đảm bảo độ bền và an toàn khi sử dụng; không sạc điện cho phương tiện khi phát hiện thiết bị sạc hoặc phương tiện gặp lỗi; khi ắc quy, pin có dấu hiệu phù, nứt… cần thay thế ắc quy, pin mới. Đồng thời lưu ý, sạc điện lúc ắc quy, pin gần hết, dùng nguồn điện phù hợp (theo mức điện áp nhà sản xuất khuyến cáo) và ổn định; sau khi sử dụng phải chờ bình điện nguội khoảng 20 phút rồi mới bắt đầu sạc, không sạc ngay sau khi chạy xe, không sạc quá 8 giờ liên tục, khi sạc điện cần ngắt khóa điện nguồn, nếu không sẽ ảnh hưởng đến quá trình sạc điện… Nếu lâu không dùng xe, nên sạc ắc quy, pin đầy rồi tháo rời khỏi xe; không để ắc quy, pin ở khu vực nóng, ẩm; bảo quản bình điện ở nơi cao ráo, thoáng mát… Sạc điện ở nơi khô ráo thoáng mát, khi sạc trong phòng cần tránh nơi kín đảm bảo điều kiện thông thoáng gió tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 0℃ - 35℃, nếu không phải có các biện pháp bảo ôn hoặc giảm nhiệt; Khi sạc điện không để xe, ắc quy, pin, bộ sạc bên trên hoặc gần các vật dụng, hàng hóa dễ cháy, nổ gần nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị sinh lửa sinh nhiệt. Trong quá trình sạc điện phải thường xuyên kiểm tra để kịp thời phát hiện, xử lý ngay khi có sự cố; ngừng sạc điện trước khi ra khỏi nhà hoặc đi ngủ, tuyệt đối không sạc qua đêm và không có người lớn ở nhà. Theo baophapluat Xem bài viết liên quan: Thủ tướng điện về vụ cháy nhà dân tại ngõ 29/70 phố Khương Hạ, quận Thanh Xuân, HN Hỗ trợ mức cao nhất đối với những nạn nhân vụ cháy chung cư mini quận Thanh Xuân, HN Yêu cầu không để xảy ra tình trạng tăng giá thiết bị PCCC trên thị trường
Trọng tâm phát triển hạ tầng sạc xe điện ở Việt Nam phù hợp nhiều loại xe
Ngày 31/8/2023 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 1009/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt đề án triển khai tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng. Theo đó, Phê duyệt Đề án triển khai Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (Tuyên bố JETP) với các nội dung chủ yếu sau: (1) Thúc đẩy người dân chuyển đổi sử dụng các loại xe điện Chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí nhà kính của ngành giao thông vận tải: - Thực hiện Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan ngành giao thông vận tải. - Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, chuyển đổi sử dụng điện, năng lượng xanh đối với phương tiện, thiết bị, hạ tầng giao thông xanh trong giao thông vận tải. - Phát triển hạ tầng mạng lưới sạc xe điện để bảo đảm sạc xe điện luôn có sẵn ở những nơi cần và dễ sử dụng cho nhiều loại xe; thúc đẩy chuyển đổi sử dụng các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sử dụng điện. (2) Nghiên cứu xây dựng 02 trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo điện Phát triển hệ sinh thái công nghiệp và dịch vụ về năng lượng tái tạo là nhiệm vụ trọng tâm cụ thể: - Triển khai thực hiện nội dung phát triển hệ sinh thái công nghiệp và dịch vụ năng lượng tái tạo theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. - Tiếp tục đẩy mạnh phát triển các nguồn năng lượng tái tạo (thủy điện, điện mặt trời, điện gió trên bờ và ngoài khơi...), năng lượng mới (hydro xanh, amoniac xanh, sóng biển, địa nhiệt...) phù hợp với khả năng bảo đảm an toàn hệ thống với giá thành điện năng hợp lý. - Nghiên cứu xây dựng 02 trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng bao gồm sản xuất, truyền tải và tiêu thụ điện; công nghiệp chế tạo thiết bị năng lượng tái tạo, xây dựng, lắp đặt, dịch vụ liên quan, xây dựng hệ sinh thái công nghiệp năng lượng tái tạo tại các khu vực có nhiều tiềm năng như Bắc Bộ, Nam Trung Bộ, Nam Bộ. - Phát triển các loại hình điện sinh khối, điện sản xuất từ rác, chất thải rắn nhằm tận dụng phụ phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, chế biến gỗ, thúc đẩy trồng rừng và xử lý môi trường. - Xây dựng và thực hiện quy định về tỷ lệ năng lượng tái tạo cho các tổ chức phân phối điện, kết hợp với xây dựng thị trường tín chỉ năng lượng tái tạo. Nâng cao khả năng chế tạo, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị năng lượng tái tạo trong nước. - Khuyến khích sử dụng điện được sản xuất từ nguồn năng lượng sạch; phát triển không giới hạn điện mặt trời mái nhà trên các tòa nhà công sở và nhà dân theo hướng tự sản xuất, tự tiêu thụ. (3) Xây dựng hệ thống phụ tải điện vào mùa cao điểm cho các nhà máy điện Nâng cấp hệ thống truyền tải và phân phối điện, đẩy nhanh lộ trình xây dựng hệ thống điện thông minh và phát triển hệ thống lưu trữ năng lượng: - Tiếp tục đẩy mạnh triển khai lộ trình phát triển hệ thống điện thông minh để tăng cường khả năng tích hợp năng lượng tái tạo vào hệ thống điện, giảm tổn thất điện năng trên lưới điện. - Thúc đẩy hợp tác liên kết lưới điện với các nước trong khu vực để tăng cường khả năng liên kết hệ thống, trao đổi điện năng, tận dụng thế mạnh tài nguyên của các quốc gia. - Phát triển các nhà máy thủy điện tích năng để điều hòa phụ tải, dự phòng công suất và tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo với quy mô lớn. - Hỗ trợ đầu tư, triển khai công nghệ pin tích năng kết hợp với điện mặt trời và các loại hình khác trong lưu trữ năng lượng hoặc gần các trung tâm phụ tải. - Xây dựng cơ chế khuyến khích phụ tải tham gia giảm tải trong các giờ cao điểm của hệ thống điện, hoặc thay đổi phương thức quản lý để hoạt động vào các giờ giá điện thấp. Xem chi tiết Quyết định 1009/QĐ-TTg năm 2023 có hiệu lực từ ngày ban hành.
Bộ Công an có khuyến cáo người dân kỹ năng phòng, chống cháy, nổ khi sạc xe điện
Hàng năm có rất nhiều vụ cháy, nổ trên cả nước không những gây thiệt hại về tài sản, an ninh trật tự mà còn ảnh hưởng đến tính mạng người dân. Thì vào ngày 12/7/2023 đã xảy ra vụ cháy xe điện tại nhà dân ở Thanh Hóa khiến 02 người tử vong. Do đó, nhằm ngăn ngừa thiệt hại cho các vụ cháy, nổ khi sạc xe điện thì người dân cần lưu ý các vấn đề sau: Nguyên nhân chủ yếu do sạc điện ắc quy, pin của xe dẫn đến cháy, nổ Cơ quan PCCC và CNCH trong quá trình điều tra, thực hiện nhiệm vụ phát hiện một số nguyên nhân dẫn đến cháy nổ xe điện trong thời gian gần đây bao gồm: - Sử dụng ắc quy, pin kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc đã bị sửa chữa, làm thay đổi thông số kỹ thuật của nhà sản xuất; lắp đặt thêm hoặc thay thế thiết bị tiêu thụ điện so với thiết kế (lắp đặt thiết bị báo động, còi, đèn tăng công suất so với thiết kế của nhà sản xuất…) hoặc chở quá tải sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng, giảm tuổi thọ ắc quy, pin, khi sạc điện sẽ gây hiện tượng ắc quy, pin bị phồng lên có thể gây nổ. - Bộ đổi điện từ dòng điện xoay chiều sang một chiều và ngược lại cũng là nguyên nhân gây ra cháy nổ ở xe điện, do mối hàn, đầu nối của những linh kiện không được cách điện tốt, nó có thể gây ra hiện tượng phóng điện hoặc chập điện, dẫn đến cháy. - Việc thay thế, sửa chữa, sử dụng bộ sạc không bảo đảm đúng thông số kỹ thuật của nhà sản xuất, không bảo đảm chất lượng hoặc không đồng bộ với ắc quy, pin của phương tiện khi sạc có thể gây chập điện hoặc nổ ắc quy, pin. - Việc sạc điện không đúng hướng dẫn: Sạc điện thời gian quá dài, tần suất sạc điện quá cao; sạc trong điều kiện nhiệt độ cao; sạc ngay sau khi sử dụng, ắc quy chưa kịp nguội tự nhiên; sạc gần nguồn nhiệt, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt hoặc gần, bên trên các vật dụng, hàng hóa dễ cháy, nổ, đồng thời ắc quy, pin tự tỏa nhiệt mà không được thoát nhiệt cũng là nguyên nhân gây nổ ắc quy, pin, gây cháy. - Khi sạc không ngắt khóa điện nguồn điện (vừa sạc và vừa xả điện), thiết bị báo động sẽ tiêu thụ điện năng sẽ làm chức năng điều khiển của bộ sạc cảm biến sai, quá trình điều khiển tại dòng chuyển đổi không được, gây ra hiện tượng sạc không chuyển sang dòng sạc duy trì (không nhảy đèn) từ đó làm mất kiểm soát trong điều khiển của sạc, có thể gây hư hỏng, chập điện bộ sạc. Đồng thời, làm tăng nhiệt độ ắc quy, pin có thể gây đoản mạch bên trong (Cell pin đoản mạch) hoặc đoản mạch bên ngoài (bộ pin được kết nối với thiết bị điện tử công suất, động cơ và cả các phụ kiện khác bị đoản mạch) sẽ gây cháy xe. - Một số trường hợp do tác động ngoại cảnh cũng dẫn đến chập cháy: Ổ sạc bị ẩm ướt, sạc nơi không thông thoáng để thiết bị có thể tản nhiệt; dây dẫn điện được đấu nối không bảo đảm yêu cầu kỹ thuật hoặc sử dụng thời gian dài hoặc bị va đập, chuột cắn bị mất khả năng cách điện gây phóng điện, chập điện. Biện pháp ngăn ngừa nguyên cơ cháy, nổ trong quá trình sử dụng xe điện Để ngăn ngừa nguy cơ cháy, nổ trong quá trình sử dụng xe điện, Cục Cảnh sát PCCC và CNCH khuyến cáo người dân một số kỹ năng phòng tránh như sau: Thứ nhất, lựa chọn, sử dụng xe điện bảo đảm chất lượng, đã được cơ quan quản lý có thẩm quyền kiểm định theo quy định; tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Thứ hai, thực hiện sạc điện theo đúng hướng dẫn và khuyến cáo của nhà sản xuất để đảm bảo độ bền và an toàn khi sử dụng; không sạc điện cho phương tiện khi phát hiện thiết bị sạc hoặc phương tiện gặp lỗi; khi ắc quy, pin có dấu hiệu phù, nứt… cần thay thế ắc quy, pin mới. Đồng thời lưu ý: - Sạc điện lúc ắc quy, pin gần hết, dùng nguồn điện phù hợp (theo mức điện áp nhà sản xuất khuyến cáo) và ổn định; sau khi sử dụng phải chờ bình điện nguội khoảng 20 phút rồi mới bắt đầu sạc, không sạc ngay sau khi chạy xe, không sạc quá 8 giờ liên tục, khi sạc điện cần ngắt khóa điện nguồn, nếu không sẽ ảnh hưởng đến quá trình sạc điện… Nếu lâu không dùng xe, nên sạc ắc quy, pin đầy rồi tháo rời khỏi xe; không để ắc quy, pin ở khu vực nóng, ẩm; bảo quản bình điện ở nơi cao ráo, thoáng mát… - Sạc điện ở nơi khô ráo thoáng mát, khi sạc trong phòng cần tránh nơi kín đảm bảo điều kiện thông thoáng gió tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 0℃ - 35℃, nếu không phải có các biện pháp bảo ôn hoặc giảm nhiệt; Khi sạc điện không để xe, ắc quy, pin, bộ sạc bên trên hoặc gần các vật dụng, hàng hóa dễ cháy, nổ gần nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị sinh lửa sinh nhiệt. - Trong quá trình sạc điện phải thường xuyên kiểm tra để kịp thời phát hiện, xử lý ngay khi có sự cố; ngừng sạc điện trước khi ra khỏi nhà hoặc đi ngủ, tuyệt đối không sạc qua đêm và không có người lớn ở nhà. Thứ ba, không được tự ý điều chỉnh thông số kỹ thuật của phương tiện, thiết bị khác so với yêu cầu kỹ thuật của phương tiện; khi thay thế các thiết bị, linh kiện, ắc quy, pin, bộ sạc… cần lựa chọn đúng chủng loại ắc quy, pin phù hợp, đồng bộ với các thông số quy định của sạc điện, động cơ và bộ điều khiển, không sử dụng loại không rõ nguồn gốc. Đặc biệt, không tự ý thay đổi kết cấu xe, không lắp thêm phụ kiện hay thiết bị tác động đến hệ thống dây dẫn và nguồn điện của xe (thiết bị không tương thích, chênh lệch nguồn điện có thể làm ắc quy, pin phát nổ). Thực hiện chế độ kiểm tra, bảo dưỡng theo quy định của nhà sản xuất. Thứ tư, đối với xe ô tô điện: - Sạc tại những trạm sạc xe điện dành cho ô tô đã được cấp phép theo quy định (tại trạm xăng, điểm dừng nghỉ, trong nhà và công trình...) hoặc sử dụng bộ sạc tại nhà bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy theo hướng dẫn của nhà sản xuất. - Các trạm sạc điện phải được duy trì yêu cầu về giải pháp ngăn cháy, chống cháy cháy lan đối với các khu vực xung quanh (cửa hàng kinh doanh xăng dầu, khu vực gara để xe...) và trang bị phương tiện về phòng cháy, chữa cháy theo quy định; có phương án xử lý tình huống cháy nổ tại khu vực sạc điện. - Thường xuyên kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị, hệ thống điện, phương tiện phòng cháy, chữa cháy tại trạm sạc để kịp thời phát hiện, thay thế các thiết bị hư hỏng trong quá trình hoạt động. Nguồn Cổng thông tin điện tử Bộ Công an
Mức lệ phí trước bạ đối với xe ô tô điện
Ngày nay việc sử dụng xe ô tô điện xe ngày phổ biến và nhà nước cũng đang có các chính sách ưu đãi cho loại xe thân thiện với môi trường này. Vậy đối với lệ phí trước bạ của xe ô tô điện thì nhà nước quy định mức đóng thấp hơn xe ô tô chạy xăng như thế nào? Lệ phí trước bạ là gì? Theo khoản 2 Điều 3 Luật Phí và lệ phí 2015 quy định lệ phí như sau: "2. Lệ phí là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước được quy định trong Danh mục lệ phí ban hành kèm theo Luật này." Đối tượng chịu lệ phí trước bạ Căn cứ Điều 2 Luật Phí và lệ phí 2015 (được hướng dẫn bởi Điều 2 Thông tư 301/2016/TT-BTC) thì đối tượng chịu lệ phí trước bạ bao gồm: - Nhà, đất: + Nhà, gồm: nhà ở; nhà làm việc; nhà sử dụng cho các mục đích khác. + Đất, gồm: các loại đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp theo quy định của Luật Đất đai thuộc quyền quản lý sử dụng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân (không phân biệt đất đã xây dựng công trình hay chưa xây dựng công trình). - Súng săn, súng dùng để tập luyện, thi đấu thể thao. - Tàu thủy, kể cả sà lan, ca nô, tàu kéo, tàu đẩy. - Thuyền thuộc loại phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng với cơ quan quản lý Nhà nước, kể cả du thuyền. - Tàu bay. - Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, các loại xe tương tự phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (sau đây gọi chung là xe máy). - Ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, các loại xe tương tự phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Trường hợp các loại máy, thiết bị thuộc diện phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhưng không phải là ô tô theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn thi hành thì không phải chịu lệ phí trước bạ. - Vỏ, tổng thành khung (gọi chung là khung), tổng thành máy của tài sản phải chịu lệ phí trước bạ nêu tại các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này là các khung, tổng thành máy thay thế khác với số khung, số máy của tài sản đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng. Như vậy xe ô tô nói chung và xe ô tô điện nói riêng đều là đối tượng phải chịu lệ phí trước bạ. Mức lệ phí trước bạ đối với ô tô điện? Theo quy định tại khoản 5 Điều 8 Nghị định 10/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/03/2022 thì mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô được quy định cụ thể như sau: - Ô tô chở người từ 09 chỗ ngồi trở xuống (bao gồm cả xe con pick-up): nộp lệ phí trước bạ lần đầu với mức thu là 10%. Trường hợp cần áp dụng mức thu cao hơn cho phù hợp với điều kiện thực tế tại từng địa phương, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định điều chỉnh tăng nhưng tối đa không quá 50% mức thu quy định chung tại điểm này. - Ô tô pick-up chở hàng có khối lượng chuyên chở cho phép tham gia giao thông nhỏ hơn 950 kg và có từ 5 chỗ ngồi trở xuống, Ô tô tải VAN có khối lượng chuyên chở cho phép tham gia giao thông nhỏ hơn 950 kg nộp lệ phí trước bạ lần đầu với mức thu bằng 60% mức thu lệ phí trước bạ lần đầu đối với ô tô chở người từ 09 chỗ ngồi trở xuống. - Ô tô điện chạy pin: + Trong vòng 3 năm kể từ ngày Nghị định Nghị định 10/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành: nộp lệ phí trước bạ lần đầu với mức thu là 0%. + Trong vòng 2 năm tiếp theo: nộp lệ phí trước bạ lần đầu với mức thu bằng 50% mức thu đối với ô tô chạy xăng, dầu có cùng số chỗ ngồi. - Các loại ô tô quy định trên: nộp lệ phí trước bạ lần thứ 2 trở đi với mức thu là 2% và áp dụng thống nhất trên toàn quốc.
Xe điện! Bao nhiêu tuổi mới được đi?
Trong xã hội hiện đại ngày nay, công nghệ kỹ thuật đang ngày càng phát triển và dường như chúng ta đang sắp bước sang một trang mới về thời đại công nghệ. Ngày nay, máy tính được sử dụng nhiều và gần như là không thể thiếu trong các công việc văn phòng, điện thoại thì chắc hẳn là vật dụng không thể thiếu với chúng ta dù ở bất cứ nơi đâu, xe chạy bằng xăng, xe chạy bằng xăng, bằng dầu cũng vậy. Xe điện đang bắt đầu được quan tâm và sử dụng nhiều, nhất là khi giá xăng dầu đang ngày càng tăng lên trong thời gian gần đây và ở nước ta cũng có tập đoàn Vin Group đang đầu tư và phát triển về các loại phương tiện sử dụng điện thay cho xăng dầu. Vậy có ai đã từng nghĩ xe điện sẽ tương đương với xe máy bao nhiêu phân khối? Khi chạy có cần giấy phép lái xe? Bao nhiêu tuổi mới được chạy? Theo điểm d khoản 1 điều 3 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định: “Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Lĩnh vực giao thông đường bộ: … d) Xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4 kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h;” Như vậy, theo quy định trên thì xe máy điện có công suất từ 4kW trở xuống và có vận tốc không quá 50 km/h sẽ được xem như là xe máy 50cc (xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3). Theo điểm a khoản 1 điều 60 Luật giao thông đường bộ 2008 có quy định: “Điều 60. Tuổi, sức khỏe của người lái xe 1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau: a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;” Như vậy, để có thể đi xe máy điện thì người chạy ít nhất cũng đủ 16 tuổi trở lên. Ngoài ra, theo điều 16 của Thông tư 12/2017/TT-BGTVT có hướng dẫn điều 59 Luật giao thông đường bộ 2008 về hệ thống giấy phép lấy xe: “Điều 16. Phân hạng giấy phép lái xe 1. Hạng A1 cấp cho: a) Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3; b) Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật. 2. Hạng A2 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1. 3. Hạng A3 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự. 4. Hạng A4 cấp cho người lái xe để điều khiển các loại máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1.000 kg. 5. Hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: a) Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; b) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; c) Ô tô dùng cho người khuyết tật. 6. Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: a) Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; b) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; c) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg. 7. Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: a) Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1. 8. Hạng C cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: a) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên; b) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên; c) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2. 9. Hạng D cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: a) Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C. 10. Hạng E cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: a) Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D. 11. Người có giấy phép lái xe các hạng B1, B2, C, D và E khi điều khiển các loại xe tương ứng được kéo thêm một rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750 kg. 12. Hạng F cấp cho người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe ô tô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa, được quy định cụ thể như sau: a) Hạng FB2 cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng B2 có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và hạng B2; b) Hạng FC cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và hạng FB2; c) Hạng FD cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng D có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2; d) Hạng FE cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe: ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD. 13. Hạng giấy phép lái xe sử dụng cho người lái xe ô tô khách giường nằm, ô tô khách thành phố (sử dụng để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt) thực hiện theo quy định tại khoản 9 và khoản 10 Điều này. Số chỗ ngồi trên xe được tính theo số chỗ trên xe ô tô khách cùng kiểu loại hoặc xe ô tô có kích thước giới hạn tương đương chỉ bố trí ghế ngồi.” Kết hợp với điểm d khoản 1 điều 3 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm a khoản 1 điều 60 Luật giao thông đường bộ 2008 thì khi chạy xe máy điện, người chạy sẽ không cần phải có giấy phép lấy xe nhưng phải đủ từ 16 tuổi trở lên (phù hợp với các bạn học sinh cấp 3 nhưng chú ý phải đủ tuổi). Cảm ơn đã dành thời gian đọc bài viết của mình.