Tài xế xe ôm công nghệ có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?
Nhiều tài xế xe ôm công nghệ có mức thu nhập cao trên 11 triệu đồng/tháng. Vậy tài xế xe ôm công nghệ có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không? Tài xế xe ôm công nghệ có phải là cá nhân kinh doanh không? Căn cứ theo quy định tại điểm đ, điểm e khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định về khái niệm cá nhân hoạt động thương mại cụ thể như sau: Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Trong đó có: - Cá nhân thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định - Cá nhân có các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác. Theo đó, cá nhân kinh doanh là cá nhân có phát sinh hoạt động thương mại, kinh doanh những ngành nghề được pháp luật cho phép nhưng không có đăng ký kinh doanh. Như vậy, tài xế chạy xe ôm công nghệ cũng được xác định là cá nhân kinh doanh, mối quan hệ giữa tài xế và doanh nghiệp vận tải được gọi là là hợp tác kinh doanh. Tài xế xe ôm công nghệ có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không? Theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định nguyên tắc tính thuế đối với cá nhân kinh doanh như sau: - Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN. - Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế theo quy định. Đồng thời, theo điểm c khoản 5 Điều 7 Nghị định 126/2020/NĐ-CP có quy định: - Tổ chức hợp tác kinh doanh với cá nhân thì cá nhân không trực tiếp khai thuế. Tổ chức có trách nhiệm khai thuế giá trị gia tăng đối với toàn bộ doanh thu của hoạt động hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật về thuế và quản lý thuế của tổ chức mà không phân biệt hình thức phân chia kết quả hợp tác kinh doanh, đồng thời khai thay và nộp thay thuế thu nhập cá nhân cho cá nhân hợp tác kinh doanh. - Trường hợp tổ chức hợp tác kinh doanh với cá nhân là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo quy định tại khoản 5 Điều 51 Luật Quản lý thuế 2019, mà cá nhân có ngành nghề đang hoạt động cùng với ngành nghề hợp tác kinh doanh với tổ chức thì tổ chức và cá nhân tự thực hiện khai thuế tương ứng với kết quả thực tế hợp tác kinh doanh theo quy định. Như vậy, nếu tài xế xe ôm công nghệ có thu nhập từ 100 triệu đồng trở lên sẽ phải đóng thuế TNCN theo quy định. Khi đó, doanh nghiệp vận tải sẽ thay các tài xế thực hiện kê khai và nộp thuế trong trường hợp này. Tài xế xe ôm công nghệ phải đóng thuế TNCN mức thuế suất bao nhiêu? Theo Mục 3 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BTC thì thuế suất thuế TNCN đối với hoạt động hợp tác kinh doanh với tổ chức thuộc nhóm ngành nghề vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu như sau: STT Danh mục ngành nghề Tỷ lệ % tính thuế GTGT Thuế suất thuế TNCN 3. Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu - Hoạt động không chịu thuế GTGT, không phải khai thuế GTGT, thuộc diện chịu thuế GTGT 0% theo pháp luật về thuế GTGT; - Hoạt động hợp tác kinh doanh với tổ chức thuộc nhóm ngành nghề này mà tổ chức có trách nhiệm khai thuế GTGT đối với toàn bộ doanh thu của hoạt động hợp tác kinh doanh theo quy định. - 1,5% Như vậy, tài xế xe ôm công nghệ có thu nhập từ 100 triệu đồng trở lên sẽ phải đóng thuế TNCN ở mức thuế suất 1.5%.
Xe ôm công nghệ được phép hoạt động lại trên địa bàn TP.HCM
Vừa qua, TPHCM đã ban hành Quyết định 3900/QĐ-UBND với chủ trương “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” trên địa bàn TP.HCM cho phép mở lại nhiều hoạt động đi kèm điều kiện. Trong đó, thông tin xe ôm công nghệ chở khách được hoạt động trở lại kèm theo một số điều kiện liên quan đang được nhiều người quan tâm. Xe ôm công nghệ được phép hoạt động lại trên địa bàn TPHCM - Minh hoạ Trước quy định mới xe ôm công nghệ được phép hoạt động có điều kiện ở TP.HCM, nhiều khách hàng chờ dịch vụ, còn các hãng đang chờ hướng dẫn cụ thể từ Sở Giao thông vận tải. Về điều kiện, xe ôm công nghệ chở khách được hoạt động trở lại nhưng hạn chế Theo quy định, nếu TP.HCM đạt cấp độ 1, xe ôm công nghệ chở khách được hoạt động nếu đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Nếu TP.HCM đạt cấp độ 2, loại hình này được hoạt động hạn chế không quá 50% số xe của từng đơn vị và tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch theo hướng dẫn của Sở Giao thông vận tải. Hiện TP đang ở cấp độ 2 của dịch. Ở cấp độ 3, 4, loại hình này không được hoạt động. Xe ôm truyền thống chỉ hoạt động trở lại khi TP.HCM đạt cấp độ 1, đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Sở Giao thông vận tải Theo Báo Tuổi Trẻ có đưa tin, nhiều hành khách cho biết có thói quen đi bằng xe công nghệ 2 bánh nhưng từ khi giãn cách tới nay, dịch vụ này vẫn chưa được hoạt động trở lại, dù loại hình ăn uống, vui chơi được mở cửa. Chị Mỹ Chi, nhà ở quận Bình Thạnh, cho rằng việc chậm mở lại dịch vụ mà đa số người dùng thường xuyên sử dụng như xe ôm công nghệ là bất tiện. Bởi ưu điểm của loại hình này là gọi có xe liền, linh động trong di chuyển ngõ hẻm, giá cả rẻ hơn... Anh Nguyễn Việt Anh (quận Gò Vấp) cho rằng cần thận trọng mở lại dịch vụ xe 2 bánh vì gần đây số ca nhiễm có dấu hiệu gia tăng. Tài xế 2 bánh di chuyển liên lục, từ quận này sang quận khác, tiếp xúc nhiều người. Do đó, việc mở lại dịch vụ này, thời gian đầu ưu tiên cho tài xế tiêm đủ 2 mũi vắc xin, xét nghiệm âm tính, đáp ứng đầy đủ quy định phòng chống dịch. Anh Sang, tài xế Hãng Be, cho biết khi dịch vụ xe ôm công nghệ tạm ngưng, anh chuyển sang giao hàng trong mùa dịch. Thời gian đầu dịch vụ "đắt show" do hạn chế đi lại, tuy nhiên đến nay nhu cầu đặt giao hàng đã giảm mạnh, lượng đơn từ ứng dụng (app) phân bổ không đồng đều. Đại diện Grab và Be cho hay sẵn sàng mở app trở lại dịch vụ gọi xe 2 bánh. Dù các hãng không tiết lộ số lượng tài xế trở lại dịch vụ xe ôm công nghệ là bao nhiêu nhưng cho hay vẫn đủ khả năng đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách. Tuy nhiên có thể thấy sự thay đổi về việc áp dụng mới khá bất ngờ, vẫn còn nhiều người chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin, chưa đủ điều kiện chạy xe trở lại…Thời gian chờ của hành khách trong thời gian tới có thể sẽ cao hơn do thiếu tài xế. Ngoài ra việc nhu cầu tăng cao trong khi lượng xe chạy dịch vụ quay trở lại không nhiều có thể khiến cho giá cước sẽ có phần không dễ chịu, gây thiệt hại với cả tài xế lẫn người sử dụng dịch vụ. Theo tuổi trẻ.
Tài xế xe ôm công nghệ có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?
Nhiều tài xế xe ôm công nghệ có mức thu nhập cao trên 11 triệu đồng/tháng. Vậy tài xế xe ôm công nghệ có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không? Tài xế xe ôm công nghệ có phải là cá nhân kinh doanh không? Căn cứ theo quy định tại điểm đ, điểm e khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định về khái niệm cá nhân hoạt động thương mại cụ thể như sau: Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Trong đó có: - Cá nhân thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định - Cá nhân có các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác. Theo đó, cá nhân kinh doanh là cá nhân có phát sinh hoạt động thương mại, kinh doanh những ngành nghề được pháp luật cho phép nhưng không có đăng ký kinh doanh. Như vậy, tài xế chạy xe ôm công nghệ cũng được xác định là cá nhân kinh doanh, mối quan hệ giữa tài xế và doanh nghiệp vận tải được gọi là là hợp tác kinh doanh. Tài xế xe ôm công nghệ có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không? Theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định nguyên tắc tính thuế đối với cá nhân kinh doanh như sau: - Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN. - Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế theo quy định. Đồng thời, theo điểm c khoản 5 Điều 7 Nghị định 126/2020/NĐ-CP có quy định: - Tổ chức hợp tác kinh doanh với cá nhân thì cá nhân không trực tiếp khai thuế. Tổ chức có trách nhiệm khai thuế giá trị gia tăng đối với toàn bộ doanh thu của hoạt động hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật về thuế và quản lý thuế của tổ chức mà không phân biệt hình thức phân chia kết quả hợp tác kinh doanh, đồng thời khai thay và nộp thay thuế thu nhập cá nhân cho cá nhân hợp tác kinh doanh. - Trường hợp tổ chức hợp tác kinh doanh với cá nhân là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo quy định tại khoản 5 Điều 51 Luật Quản lý thuế 2019, mà cá nhân có ngành nghề đang hoạt động cùng với ngành nghề hợp tác kinh doanh với tổ chức thì tổ chức và cá nhân tự thực hiện khai thuế tương ứng với kết quả thực tế hợp tác kinh doanh theo quy định. Như vậy, nếu tài xế xe ôm công nghệ có thu nhập từ 100 triệu đồng trở lên sẽ phải đóng thuế TNCN theo quy định. Khi đó, doanh nghiệp vận tải sẽ thay các tài xế thực hiện kê khai và nộp thuế trong trường hợp này. Tài xế xe ôm công nghệ phải đóng thuế TNCN mức thuế suất bao nhiêu? Theo Mục 3 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BTC thì thuế suất thuế TNCN đối với hoạt động hợp tác kinh doanh với tổ chức thuộc nhóm ngành nghề vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu như sau: STT Danh mục ngành nghề Tỷ lệ % tính thuế GTGT Thuế suất thuế TNCN 3. Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu - Hoạt động không chịu thuế GTGT, không phải khai thuế GTGT, thuộc diện chịu thuế GTGT 0% theo pháp luật về thuế GTGT; - Hoạt động hợp tác kinh doanh với tổ chức thuộc nhóm ngành nghề này mà tổ chức có trách nhiệm khai thuế GTGT đối với toàn bộ doanh thu của hoạt động hợp tác kinh doanh theo quy định. - 1,5% Như vậy, tài xế xe ôm công nghệ có thu nhập từ 100 triệu đồng trở lên sẽ phải đóng thuế TNCN ở mức thuế suất 1.5%.
Xe ôm công nghệ được phép hoạt động lại trên địa bàn TP.HCM
Vừa qua, TPHCM đã ban hành Quyết định 3900/QĐ-UBND với chủ trương “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” trên địa bàn TP.HCM cho phép mở lại nhiều hoạt động đi kèm điều kiện. Trong đó, thông tin xe ôm công nghệ chở khách được hoạt động trở lại kèm theo một số điều kiện liên quan đang được nhiều người quan tâm. Xe ôm công nghệ được phép hoạt động lại trên địa bàn TPHCM - Minh hoạ Trước quy định mới xe ôm công nghệ được phép hoạt động có điều kiện ở TP.HCM, nhiều khách hàng chờ dịch vụ, còn các hãng đang chờ hướng dẫn cụ thể từ Sở Giao thông vận tải. Về điều kiện, xe ôm công nghệ chở khách được hoạt động trở lại nhưng hạn chế Theo quy định, nếu TP.HCM đạt cấp độ 1, xe ôm công nghệ chở khách được hoạt động nếu đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Nếu TP.HCM đạt cấp độ 2, loại hình này được hoạt động hạn chế không quá 50% số xe của từng đơn vị và tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch theo hướng dẫn của Sở Giao thông vận tải. Hiện TP đang ở cấp độ 2 của dịch. Ở cấp độ 3, 4, loại hình này không được hoạt động. Xe ôm truyền thống chỉ hoạt động trở lại khi TP.HCM đạt cấp độ 1, đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Sở Giao thông vận tải Theo Báo Tuổi Trẻ có đưa tin, nhiều hành khách cho biết có thói quen đi bằng xe công nghệ 2 bánh nhưng từ khi giãn cách tới nay, dịch vụ này vẫn chưa được hoạt động trở lại, dù loại hình ăn uống, vui chơi được mở cửa. Chị Mỹ Chi, nhà ở quận Bình Thạnh, cho rằng việc chậm mở lại dịch vụ mà đa số người dùng thường xuyên sử dụng như xe ôm công nghệ là bất tiện. Bởi ưu điểm của loại hình này là gọi có xe liền, linh động trong di chuyển ngõ hẻm, giá cả rẻ hơn... Anh Nguyễn Việt Anh (quận Gò Vấp) cho rằng cần thận trọng mở lại dịch vụ xe 2 bánh vì gần đây số ca nhiễm có dấu hiệu gia tăng. Tài xế 2 bánh di chuyển liên lục, từ quận này sang quận khác, tiếp xúc nhiều người. Do đó, việc mở lại dịch vụ này, thời gian đầu ưu tiên cho tài xế tiêm đủ 2 mũi vắc xin, xét nghiệm âm tính, đáp ứng đầy đủ quy định phòng chống dịch. Anh Sang, tài xế Hãng Be, cho biết khi dịch vụ xe ôm công nghệ tạm ngưng, anh chuyển sang giao hàng trong mùa dịch. Thời gian đầu dịch vụ "đắt show" do hạn chế đi lại, tuy nhiên đến nay nhu cầu đặt giao hàng đã giảm mạnh, lượng đơn từ ứng dụng (app) phân bổ không đồng đều. Đại diện Grab và Be cho hay sẵn sàng mở app trở lại dịch vụ gọi xe 2 bánh. Dù các hãng không tiết lộ số lượng tài xế trở lại dịch vụ xe ôm công nghệ là bao nhiêu nhưng cho hay vẫn đủ khả năng đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách. Tuy nhiên có thể thấy sự thay đổi về việc áp dụng mới khá bất ngờ, vẫn còn nhiều người chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin, chưa đủ điều kiện chạy xe trở lại…Thời gian chờ của hành khách trong thời gian tới có thể sẽ cao hơn do thiếu tài xế. Ngoài ra việc nhu cầu tăng cao trong khi lượng xe chạy dịch vụ quay trở lại không nhiều có thể khiến cho giá cước sẽ có phần không dễ chịu, gây thiệt hại với cả tài xế lẫn người sử dụng dịch vụ. Theo tuổi trẻ.