Mức đóng lệ phí trước bạ đối với xe máy năm 2024
Mức đóng lệ phí trước bạ đối với xe máy năm 2024 có sự điều chỉnh, ảnh hưởng đến chi phí sở hữu xe và thị trường phương tiện giao thông. (1) Khi nào phải đóng lệ phí trước bạ xe máy Theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 10/2022/NĐ-CP, xe máy là đối tượng chịu lệ phí trước bạ bao gồm xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (sau đây gọi chung là xe máy). Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 10/2022/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân có tài sản thuộc đối tượng chịu lệ phí trước bạ này phải nộp lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ các trường hợp thuộc đối tượng miễn lệ phí trước bạ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 10/2022/NĐ-CP. (2) Mức đóng lệ phí trước bạ đối với xe máy năm 2024 Lệ phí trước bạ đối với xe máy được tính theo công thức sau: Lệ phí trước bạ = Giá tính lệ phí trước bạ × Mức thu lệ phí trước bạ theo tỷ lệ Giá tính lệ phí trước bạ đối với xe máy năm 2024 Giá tính lệ phí trước bạ đối với xe máy là giá tại Quyết định về Bảng giá tính lệ phí trước bạ xe máy do Bộ Tài chính ban hành. Hiện nay, Bảng giá tính lệ phí trước bạ xe máy được quy định tại Quyết định 2353/QĐ-BTC năm 2023 được điều chỉnh, bổ sung tại Quyết định 449/QĐ-BTC năm 2024, Quyết định 1707/QĐ-BTC năm 2024. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/17/B%E1%BA%A2NG%20GI%C3%81%20T%C3%8DNH%20L%E1%BB%86%20PH%C3%8D%20TR%C6%AF%E1%BB%9AC%20B%E1%BA%A0%20XE%20M%C3%81Y.docx.doc Bảng giá tính lệ phí trước bạ xe máy (Quyết định 2353/QĐ-BTC năm 2023). https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/17/bang-gia-tinh-le-phi-truoc-ba-xe-may-dieu-chinh.docx Bảng giá tính lệ phí trước bạ xe máy điều chỉnh (Quyết định 449/QĐ-BTC năm 2024). https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/17/bang-gia-le-phi-truoc-ba-xe-may-dieu-chinh-1.docx Bảng giá tính lệ phí trước bạ xe máy điều chỉnh (Quyết định 1707/QĐ-BTC năm 2024). Mức thu lệ phí trước bạ theo tỷ lệ đối với xe máy Mức thu lệ phí trước bạ đối với xe máy là 2% Riêng: - Xe máy của tổ chức, cá nhân ở các thành phố trực thuộc Trung ương; thành phố thuộc tỉnh; thị xã nơi Ủy ban nhân dân tỉnh đóng trụ sở: nộp lệ phí trước bạ lần đầu với mức thu là 5%. Thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố thuộc tỉnh; thị xã nơi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đóng trụ sở được xác định theo địa giới hành chính nhà nước tại thời điểm kê khai lệ phí trước bạ, trong đó: Thành phố trực thuộc Trung ương bao gồm tất cả các quận, huyện trực thuộc thành phố, không phân biệt các quận nội thành hay các huyện ngoại thành, đô thị hay nông thôn; Thành phố thuộc tỉnh và thị xã nơi Ủy ban nhân dân tỉnh đóng trụ sở bao gồm tất cả các phường, xã thuộc thành phố, thị xã, không phân biệt là nội thành, nội thị hay xã ngoại thành, ngoại thị. - Xe máy nộp lệ phí trước bạ lần thứ 02 trở đi được áp dụng mức thu là 1%. Trường hợp chủ tài sản đã kê khai, nộp lệ phí trước bạ đối với xe máy là 2%, sau đó chuyển giao cho tổ chức, cá nhân ở địa bàn quy định tại điểm a khoản này thì nộp lệ phí trước bạ với mức thu là 5%. Trường hợp xe máy đã nộp lệ phí trước bạ theo mức thu 5% thì các lần chuyển nhượng tiếp theo nộp lệ phí trước bạ theo mức thu 1%. Địa bàn đã kê khai, nộp lệ phí lần trước được xác định theo “Nơi thường trú”, “Nơi Đăng ký nhân khẩu thường trú” hoặc “Địa chỉ” ghi trong giấy đăng ký xe hoặc giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe và được xác định theo địa giới hành chính nhà nước tại thời điểm kê khai lệ phí trước bạ. (Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định 10/2022/NĐ-CP, được hướng dẫn bởi khoản 1 Điều 4 Thông tư 13/2022/TT-BTC). (3) Khai, nộp lệ phí trước bạ như thế nào? Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 10/2022/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân khai, nộp lệ phí trước bạ theo quy định của pháp luật về quản lý thuế khi đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo đó, dữ liệu điện tử nộp lệ phí trước bạ qua Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được Tổng cục Thuế ký số và cung cấp lên Cổng dịch vụ công Quốc gia, có giá trị như chứng từ bản giấy để cơ quan cảnh sát giao thông, cơ quan tài nguyên môi trường và các cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền đã kết nối với Cổng dịch vụ công Quốc gia truy cập, khai thác dữ liệu phục vụ công tác giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến việc đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản. Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 10 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của lệ phí trước bạ như sau: Thời hạn nộp hồ sơ khai lệ phí trước bạ cùng với thời hạn nộp hồ sơ đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (bao gồm cả trường hợp thực hiện theo cơ chế một cửa liên thông hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan thuế).
Xe gắn máy, xe mô tô sẽ phải kiểm định khí thải từ 01/01/2025?
Quốc hội đã thông qua Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ vào ngày 27/06/2024, Luật đã sửa đổi, bổ sung một số điểm mới. Trong đó, quy định xe gắn máy, xe mô tô sẽ phải kiểm định khí thải là một trong những điểm đáng chú ý của Luật. Ô nhiễm không khí là một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng mà nhiều thành phố lớn tại Việt Nam đang phải đối mặt. Phần lớn ô nhiễm không khí xuất phát từ khí thải của các phương tiện giao thông, đặc biệt là xe gắn máy và xe mô tô. Trong khi ở Việt Nam, xe gắn máy là phương tiện lưu thông chính, chiếm số lượng nhiều trong giao thông đường bộ Với hàng triệu xe lưu thông mỗi ngày, việc kiểm soát khí thải trở nên cấp thiết để bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường sống. (1) Từ ngày 01/01/2025, xe gắn máy, xe mô tô sẽ phải kiểm định khí thải đúng không? Theo Điều 42 Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định về bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ như sau: - Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải được kiểm định theo quy định. - Việc kiểm định đối với xe mô tô, xe gắn máy chỉ thực hiện kiểm định khí thải. Việc kiểm định khí thải thực hiện theo quy định của pháp luật về môi trường được thực hiện tại các cơ sở kiểm định khí thải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Như vậy, so với Luật giao thông đường bộ năm 2008, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ đã thêm quy định về việc xe gắn máy, xe mô tô sẽ phải kiểm định khí thải. Bên cạnh đó, theo khoản 4 và khoản 5 Điều 42 Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ đã đề cập như sau: Việc chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng do đăng kiểm viên của cơ sở đăng kiểm thực hiện và được cơ sở đăng kiểm cấp giấy chứng nhận kiểm định theo quy định. Liên quan đến quy định này, ông Nguyễn Tô An, Phó cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết: Luật Trật tự, an toàn giao thông mới có hiệu lực từ 01/01/2025 nhưng không đồng nghĩa tất cả mô tô, xe gắn máy trên cả nước sẽ phải kiểm định khí thải từ ngày này. Cụ thể, luật đưa ra quy định nhưng thời điểm thực hiện còn phụ thuộc vào lộ trình áp dụng mà Chính phủ ban hành. Lộ trình này sẽ do Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ trì, phối hợp cùng Bộ GTVT xây dựng, trình Chính phủ để Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định. (2) Lợi ích khi kiểm định khí thải xe gắn máy, xe mô tô Xe gắn máy được xem là phương tiện lưu thông chính và chiếm số lượng đông đảo lưu thông trên đường. Việc kiểm định khí thải xe gắn máy và xe mô tô mang lại nhiều lợi ích như sau: + Bảo vệ môi trường: Giảm thiểu lượng khí thải độc hại như CO2 và các hạt bụi mịn, góp phần làm sạch không khí và bảo vệ tầng ozon. Xe máy và mô tô được kiểm định khí thải sẽ thải ra ít khí độc hại hơn, giúp cải thiện chất lượng không khí. + Bảo vệ sức khỏe cộng đồng: Giảm thiểu các bệnh về hô hấp, tim mạch và các bệnh mãn tính khác do ô nhiễm không khí gây ra. Ngoài ra sẽ giảm khí thải từ phương tiện giao thông sẽ làm giảm ô nhiễm không khí, đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. + Nâng cao hiệu quả sử dụng nhiên liệu: Các xe được kiểm định và bảo dưỡng đúng cách sẽ tiêu thụ nhiên liệu hiệu quả hơn, giảm chi phí vận hành cho người dân. + Tăng tuổi thọ phương tiện: Kiểm định và bảo dưỡng định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề kỹ thuật, từ đó tăng tuổi thọ và đảm bảo an toàn khi vận hành xe, nâng cao chất lượng xe. Việc kiểm định khí thải đối với xe gắn máy và xe mô tô là một bước đi quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng. Quy định này không chỉ giúp giảm thiểu ô nhiễm không khí mà còn mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho người dân. (3) Trách nhiệm của cơ sở đăng kiểm, chủ xe, người điều khiển xe gắn máy, xe mô tô Căn cứ theo Điều 43 Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ, cơ quan đăng kiểm, chủ xe, người điều khiển xe gắn máy, xe mô tô phải có trách nhiệm như sau: - Cơ quan đăng kiểm: Cơ sở đăng kiểm là tổ chức, đơn vị cung cấp dịch vụ công thực hiện kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng được tổ chức, hoạt động theo quy định của Chính phủ. Cơ sở đăng kiểm chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra, kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, xe máy chuyên dùng; từ chối kiểm định phương tiện khi chủ phương tiện chưa thực hiện xong yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết vụ việc vi phạm hành chính. - Chủ xe, người điều khiển xe gắn máy, xe mô tô: + Chấp hành các quy định về cấp, thu hồi đăng ký, biển số, kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, xe máy chuyên dùng theo quy định. + Phải bảo dưỡng, sửa chữa để bảo đảm duy trì tình trạng kỹ thuật của phương tiện; chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với hành vi đưa phương tiện không bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tham gia giao thông đường bộ. + Tổ chức, cá nhân đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe tiếp tục chịu trách nhiệm của chủ xe khi chưa thực hiện thu hồi đăng ký, biển số đối với trường hợp phải thu hồi theo quy định tại khoản 7 Điều 39 Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ. + Tổ chức, cá nhân vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà chưa chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông thì chưa đăng ký, đăng kiểm phương tiện vi phạm; sau khi chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông thì được đăng ký, đăng kiểm phương tiện đó theo quy định. + Chấp hành các quy định khác của pháp luật khi tham gia giao thông đường bộ. Tóm lại, từ ngày 01/01/2025, xe gắn máy, xe mô tô sẽ phải kiểm định khí thải. Cơ quan đăng kiểm, chủ xe và người điều khiển phải tuân thủ trách nhiệm đã được quy định theo pháp luật. Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ sẽ có hiệu lực vào ngày 01/01/2025, riêng quy định về quy định sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao 1,35m khi ngồi xe ô tô có hiệu lực từ ngày 01/01/2026.
Động cơ cháy của xe mô tô, xe máy phải đáp ứng những điều kiện gì?
Động cơ cháy của xe mô tô, xe gắn máy là một trong những bộ phận quan trọng nhất của chiếc xe, mọi hoạt động đều phải vận hành qua động cơ. Vậy, một động cơ cháy của xe mô tô, xe gắn máy cần đáp ứng tiêu chuẩn gì? 1. Tiêu chuẩn riêng đối với động cơ xe gắn máy cháy cưỡng bức Căn cứ Mục 2.2 QCVN 37:2010/BGTVT quy định riêng đối với động cơ xe gắn máy cháy cưỡng bức Ngoài việc đáp ứng các quy định theo 2.1 thì động cơ xe gắn máy cháy cưỡng bức còn phải đáp ứng các quy định 2.2.1 và 2.2.2. - Công suất có ích lớn nhất và mô men xoắn lớn nhất của động cơ do các cơ sở thử nghiệm đo được phải phù hợp với giá trị đăng ký của nhà sản xuất với sai số cho phép theo 2.2.1.1 và 2.2.1.2. + Đối với mẫu kiểm tra chứng nhận kiểu loại thì mô men xoắn lớn nhất và công suất có ích lớn nhất của động cơ do các cơ sở thử nghiệm đo có thể sai khác không lớn hơn 10 % so với giá trị đăng ký nếu công suất có ích lớn nhất do nhà sản xuất đăng ký không lớn hơn 1 kW và không lớn hơn 5 % so với giá trị đăng ký nếu công suất công suất có ích lớn nhất do nhà sản xuất đăng ký lớn hơn 1 kW với sai số tốc độ quay của trục khuỷu động cơ không lớn hơn 1,5 % so với giá trị đăng ký. + Đối với mẫu lấy xác suất trong quá trình sản xuất hàng loạt thì mô men xoắn lớn nhất và công suất có ích lớn nhất của động cơ do các cơ sở thử nghiệm đo có thể sai khác không lớn hơn 20 % so với giá trị đăng ký nếu công suất có ích lớn nhất do nhà sản xuất đăng ký không lớn hơn 1 kW và không lớn hơn 10 % so với giá trị đăng ký nếu công suất có ích lớn nhất do nhà sản xuất đăng ký lớn hơn 1 kW với sai số tốc độ quay của trục khuỷu động cơ không lớn hơn 1,5 % so với giá trị đăng ký. - Suất tiêu hao nhiên liệu nhỏ nhất của động cơ khi đo ở chế độ toàn tải không lớn hơn mức do nhà sản xuất đăng ký. 2. Tiêu chuẩn riêng đối với động cơ xe mô tô cháy cưỡng bức Theo Mục 2.3 QCVN 37:2010/BGTVT quy định riêng đối với động cơ xe mô tô cháy cưỡng bức cần đáp ứng các điều kiện sau: Ngoài việc đáp ứng các quy định theo 2.1 thì động cơ xe mô tô cháy cưỡng bức còn phải đáp ứng các quy định 2.3.1 và 2.3.2. - Công suất có ích lớn nhất và mô men xoắn lớn nhất của động cơ do các cơ sở thử nghiệm đo được phải phù hợp với giá trị đăng ký của nhà sản xuất với sai số cho phép theo 2.3.1.1 và 2.3.1.2. + Đối với mẫu kiểm tra chứng nhận kiểu loại thì mô men xoắn lớn nhất và công suất có ích lớn nhất của động cơ do các cơ sở thử nghiệm đo có thể sai khác không lớn hơn 5 % so với giá trị đăng ký nếu công suất có ích lớn nhất do nhà sản xuất đăng ký không lớn hơn 11 kW và không lớn hơn 2 % so với giá trị đăng ký nếu công suất công suất có ích lớn nhất do nhà sản xuất đăng ký lớn hơn 11 kW với sai số tốc độ quay của trục khuỷu động cơ không lớn hơn 1,5 % so với giá trị đăng ký. + Đối với mẫu lấy xác suất trong quá trình sản xuất hàng loạt thì mô men xoắn lớn nhất và công suất có ích lớn nhất của động cơ do các cơ sở thử nghiệm đo có thể sai khác không lớn hơn 10 % so với giá trị đăng ký nếu công suất có ích lớn nhất do nhà sản xuất đăng ký không lớn hơn 11 kW và không lớn hơn 5 % so với giá trị đăng ký nếu công suất có ích lớn nhất do nhà sản xuất đăng ký lớn hơn 11 kW với sai số tốc độ quay của trục khuỷu động cơ là 1,5 % so với giá trị đăng ký. - Suất tiêu hao nhiên liệu nhỏ nhất của động cơ khi đo ở chế độ toàn tải không lớn hơn mức do nhà sản xuất đăng ký. 3. Tiêu chuẩn riêng đối với động cơ cháy do nén Căn cứ Mục 2.4 QCVN 37:2010/BGTVT quy định riêng đối với động cơ cháy do nén như sau: Ngoài việc đáp ứng các quy định theo 2.1 thì động cơ cháy do nén còn phải đáp ứng các quy định 2.4.1 và 2.4.2. - Công suất có ích lớn nhất và mô men xoắn lớn nhất của động cơ do các cơ sở thử nghiệm đo được phải phù hợp với giá trị đăng ký của nhà sản xuất với sai số cho phép theo 2.4.1.1 và 2.4.1.2. + Đối với mẫu kiểm tra chứng nhận kiểu loại thì mô men xoắn lớn nhất và công suất có ích lớn nhất của động cơ do các cơ sở thử nghiệm đo có thể sai khác không lớn hơn 5 % so với giá trị đăng ký nếu công suất có ích lớn nhất do nhà sản xuất đăng ký không lớn hơn 11 kW và không lớn hơn 2 % so với giá trị đăng ký nếu công suất công suất có ích lớn nhất do nhà sản xuất đăng ký lớn hơn 11 kW với sai số tốc độ quay của trục khuỷu động cơ là 1,5 % so với giá trị đăng ký. + Đối với mẫu lấy xác suất trong quá trình sản xuất hàng loạt thì mô men xoắn lớn nhất và công suất có ích lớn nhất của động cơ do các cơ sở thử nghiệm đo có thể sai khác không lớn hơn 10 % so với giá trị đăng ký nếu công suất có ích lớn nhất do nhà sản xuất đăng ký không lớn hơn 11 kW và không lớn hơn 5 % so với giá trị đăng ký nếu công suất có ích lớn nhất do nhà sản xuất đăng ký lớn hơn 11 kW với sai số tốc độ quay của trục khuỷu động cơ là 1,5 % so với giá trị đăng ký. - Suất tiêu hao nhiên liệu nhỏ nhất của động cơ khi đo ở chế độ toàn tải không lớn hơn mức do nhà sản xuất đăng ký.
Nằm lái xe mô tô bị phạt bao nhiêu tiền?
Cho hỏi đối với những trường hợp người lái xe mô tô, nhưng lại không ngồi lái mà nằm trên yên xe để lái xe thì bị xử phạt theo quy định nào? Và mức phạt là bao nhiêu tiền? Cảnh sát giao thông, người có thẩm quyền có được giam xe của người vi phạm không? 1. Nằm lái xe mô tô bị phạt bao nhiêu tiền? Căn cứ theo khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định: "Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ … 8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe; b) Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị; c) Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh; d) Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định; đ) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn; e) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; g) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ; h) Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy; i) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ. 10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: … c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm q khoản 1; điểm b, điểm d, điểm e, điểm g, điểm l, điểm m khoản 2; điểm b, điểm c, điểm k, điểm m khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4 Điều này;" Như vậy, người nằm trên yên lái xe mô tô (nằm lái xe mô tô) sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng. Và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu xe. 2. Nằm lái xe mô tô có bị giam xe không? Căn cứ theo khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, điểm a khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP có quy định về việc tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm như sau: Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này: - Điểm c khoản 6; điểm a, điểm c khoản 8; khoản 10 Điều 5; - Điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; khoản 9 Điều 6; … Như vậy, để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt đối với trường hợp vi phạm tại điểm a khoản 8 Điều 6 Nghị định này. Cho nên người nằm lái xe mô tô cũng có thể bị tạm giam xe để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính.
Phương pháp thử đối với thùng nhiên liệu xe mô tô, xe máy phi kim loại
Thùng nhiên liệu là một phần của hệ thống động cơ chứa dầu, xăng cho xe máy, xe mô tô. Đây là nơi dự trữ nhiên liệu dùng để vận hành toàn bộ hệ thống xe, vì thế thùng nhiên liệu phải đáp ứng được an toàn kỹ thuật đưa vào vận hành. 1. Thùng nhiên liệu phi kim loại phải đáp ứng những quy định riêng nào? Cụ thể tại Mục 2.2. QCVN 27:2010/BGTVT quy định riêng đối với thùng được chế tạo bằng vật liệu phi kim loại Ngoài việc đáp ứng các quy định theo 2.1, thì thùng được chế tạo bằng vật liệu phi kim loại còn phải đáp ứng các quy định sau: - Độ thấm: + Khi thử nghiệm độ thấm theo 2.3.1.1, tổn thất khối lượng trung bình của nhiên liệu trong từng khoảng thời gian 24 giờ không được lớn hơn 20 g. + Khi thử nghiệm độ thấm theo 2.3.1.2, tổn thất khối lượng trung bình của nhiên liệu trong từng khoảng thời gian 24 giờ không được lớn hơn 10 g. - Độ chịu va đập: Khi thử nghiệm độ chịu va đập theo 2.3.2, chất lỏng thử không được rò rỉ ra ngoài thùng. - Độ bền cơ học: Khi thử nghiệm độ bền cơ học theo 2.3.3, thùng không được thủng hoặc biến dạng tới mức không sử dụng được. - Tính chịu nhiên liệu: Khi thử nghiệm tính chịu nhiên liệu theo 2.3.4, sự khác nhau về độ bền kéo của các mẫu thử không được lớn hơn 25%. - Tính chống biến dạng ở nhiệt độ cao Khi thử nghiệm tính chống biến dạng ở nhiệt độ cao theo 2.3.5, thùng không bị rò rỉ, thành thùng không bị biến dạng. Sau khi thử, thùng phải sử dụng được hoàn toàn dung tích danh định của nó. 2. Thử chất lượng thùng nhiên liệu phi kim loại theo bằng mấy phương pháp? Mục 2.3. QCVN 27:2010/BGTVT quy định phương pháp thử thùng được chế tạo bằng vật liệu phi kim loại được thực hiện như sau: - Thử độ thấm Nhiên liệu thử là loại nhiên liệu được cung cấp trên thị trường tương ứng với đăng ký của cơ sở sản xuất và thỏa mãn các tiêu chuẩn hiện hành. + Thùng được đổ nhiên liệu thử ở mức 50% dung tích danh định và để trong môi trường không khí ở nhiệt độ 400C ± 20C cho đến khi có một tổn thất khối lượng không đổi, giai đoạn này phải được thực hiện ít nhất trong vòng 28 ngày (giai đoạn này gọi là giai đoạn tiền trữ). Sau đó, đổ hết nhiên liệu trong thùng ra và tiếp tục đổ nhiên liệu thử ở mức 50% dung tích danh định của thùng. Để thùng trong điều kiện nhiệt độ ổn định 400C ± 20C cho đến khi nhiên liệu trong thùng đạt được nhiệt độ 400C ± 20C thì đậy kín thùng lại. Áp suất trong thùng tăng trong quá trình thử nghiệm có thể được cân bằng. Sau 56 ngày thử nghiệm, tiến hành xác định tổn thất khối lượng trung bình của nhiên liệu trong từng khoảng thời gian 24 giờ. Khi thực hiện thử nghiệm có cân bằng áp suất bên trong thì việc này phải được nêu trong báo cáo thử nghiệm và tổn thất khối lượng của nhiên liệu do việc cân bằng áp suất phải được tính đến. + Nếu tổn thất khối lượng trung bình của nhiên liệu trong từng khoảng thời gian 24 giờ lớn hơn 20g thì phải tiến hành thử nghiệm lại ở nhiệt độ thử nghiệm 230C ± 50C, tất cả các điều kiện khác được duy trì (bao gồm tiến hành thử nghiệm giai đoạn tiền trữ là 28 ngày trong nhiệt độ là 400C ± 20C). - Thử độ chịu va đập + Thùng được đổ đến dung tích danh định bằng hỗn hợp 50% nước và dung dịch ethylene glycol hoặc bằng bất kỳ chất làm mát nào khác mà không làm ảnh hưởng đến vật liệu thùng, điểm nghiệm lạnh của các chất làm mát này phải thấp hơn - 300C ± 20C. Nhiệt độ của các chất ở trong thùng trong quá trình thử phải là - 200C ± 50C. Cũng có thể đổ vào thùng chất lỏng đã được làm lạnh thích hợp miễn là thùng được để ở nhiệt độ thử ít nhất một giờ. + Một con lắc được dùng để thử nghiệm. Đầu va đập của con lắc phải có dạng hình chóp tam giác đều và có bán kính cong 3,0 mm ở các đỉnh và các mép. Khối lượng va đập của con lắc là 15 kg. Năng lượng va đập của con lắc không nhỏ hơn 30,0 J. + Các điểm thử nghiệm trên thùng phải là những điểm dễ hư hỏng khi xe bị va chạm. Trong trường hợp không xác định được những điểm dễ hư hỏng thì thử hai điểm ở hai bên thành thùng. - Thử độ bền cơ học Thùng được đổ đến dung tích danh định bằng nước ở 530C ± 20C, áp suất để thử không được nhỏ hơn 30 kPa. Trong trường hợp cơ sở sản xuất quy định áp suất làm việc của thùng lớn hơn 15 kPa thì áp suất để thử phải bằng hai lần áp suất quy định đó. Thùng phải được giữ kín liên tục trong năm giờ. Sau đó tiến hành kiểm tra sự biến dạng của thùng. - Thử tính chịu nhiên liệu Lấy sáu mẫu thử có độ dày xấp xỉ nhau từ những mặt phẳng của thùng, xác định độ bền kéo ở 230C ± 20C với vận tốc kéo dãn là 50 mm/min. Những giá trị này được so sánh với độ bền kéo xác định được thông qua các thử nghiệm tương tự bằng cách sử dụng thùng đã được chứa nhiên liệu trong giai đoạn tiền trữ. - Thử tính chống biến dạng ở nhiệt độ cao Đổ nước ở 200C ± 20C tới mức 50% dung tích danh định của thùng, sau đó thùng được lưu giữ trong thời gian một giờ ở nhiệt độ môi trường 700C ± 20C. Tiến hành kiểm tra sự biến dạng của thùng.
Có được tự ý thay đổi kết cấu xe mô tô khác với thiết kế ban đầu của xe hay không?
Hiện nay có nhiều trường hợp tự ý thay đổi kết cấu xe mô tô khi tham gia giao thông. Vậy có được tự ý thay đổi kết cấu xe mô tô khác với thiết kế ban đầu của xe hay không? Điều kiện tham gia giao thông của xe mô tô được quy định như thế nào? Theo Điều 53 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới như sau: - Đúng đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông và phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường như sau: + Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực; + Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực; + Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu; + Có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe; + Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển; + Có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật; + Có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường; + Các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định. - Phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Có thể tự ý thay đổi kết cấu xe mô tô hay không? Theo khoản 2 Điều 55 Luật Giao thông đường bộ 2008 về bảo đảm quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ quy định vấn đề tự ý thay đổi kết cấu xe như sau: Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Như vậy, không thể tự ý thay đổi kết cấu xe, tổng thành, hệ thống của xe mô tô không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Tự ý thay đổi kết cấu xe mô tô có bị xử phạt bao nhiêu tiền? Theo khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được bổ sung bởi điểm d Khoản 17 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) về xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ như sau: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: - Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông; -Tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo hồ sơ đăng ký xe; - Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe; - Khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được cấp lại biển số, Giấy đăng ký xe; - Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng); - Không chấp hành việc thu hồi Giấy đăng ký xe, biển số xe theo quy định; - Đưa phương tiện không có Giấy đăng ký xe tham gia giao thông hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng; đưa phương tiện có Giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời, phương tiện có phạm vi hoạt động hạn chế tham gia giao thông quá thời hạn, tuyến đường, phạm vi cho phép; - Đưa phương tiện có Giấy đăng ký xe nhưng không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa tham gia giao thông; đưa phương tiện có Giấy đăng ký xe nhưng không đúng với số khung số máy của xe tham gia giao thông; - Lắp đặt, sử dụng thiết bị thay đổi biển số trên xe trái quy định; - Đưa phương tiện không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số) tham gia giao thông; đưa phương tiện gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp tham gia giao thông. Như vậy, tự ý thay đổi kết cấu xe mô tô có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt cao nhất lên đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân và 4.000.000 đồng với tổ chức. Đây là mức phạt tiền đối với cá nhân, trong trường hợp tổ chức thực hiện cùng một hành vi vi phạm thì mức phạt sẽ bằng 02 lần so với cá nhân. Tóm lại, không thể tự ý thay đổi kết cấu xe, tổng thành, hệ thống của xe mô tô không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Ô tô, xe máy: Toàn bộ mức phạt khi QUÊN hoặc KHÔNG CÓ giấy tờ xe theo quy định
Mức phạt khi QUÊN hoặc KHÔNG CÓ giấy tờ xe Mới đây lực lượng CSGT TPHCM triển khai kế hoạch cao điểm tổng kiểm soát, xử lý vi phạm phương tiện kinh doanh vận tải hành khách và xe mô tô trên địa bàn thành phố từ 6h00 sáng ngày 01/11/2020 đến hết ngày 31/12/2020, điều này có nghĩa kể cả khi bạn không vi phạm luật giao thông đường bộ vẫn có thể bị yêu cầu dừng phương tiện để kiểm tra. Vì vậy, ngoài việc tham gia giao thông một cách an toàn, người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau: - Đăng ký xe; - Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định, trong đó: + Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3; + Hạng A2 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1; - Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này; - Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Mức phạt đối với xe mô tô khi quên hoặc không mang giấy tờ xe theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP: Lỗi vi phạm Mức phạt theo Nghị định 100 Ô tô Xe máy Giấy đăng ký xe Không có/ hết hạn 2 – 3 triệu Tước bằng lái 1-3 tháng 300.000 – 400.000 Không mang 200.000 – 400.000 100.000 – 200.000 Giấy phép lái xe Không có 4 – 6 triệu 800.000 – 1.200.000 Không mang 200.000 – 400.000 100.000 – 200.000 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc Không có hoặc không mang 400.000 – 600.000 100.000 – 200.000 Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định và bảo vệ môi trường Không có/ hết hạn 4 – 6 triệu Tước bằng lái 1-3 tháng x Không mang 200.000 – 400.000 Để tra cứu bất cứ hành vi vi phạm nào khác, các bạn cũng có thể sử dụng App tra cứu iThong: >> Tải về App iThong trên Android bằng cách click TẠI ĐÂY >> Tải về App iThong trên iOS bằng cách click TẠI ĐÂY
Biết cách gọi và phân biệt xe máy và xe gắn máy
Hiện nay, 3 cụm từ này rất phổ biến đối với người tham giao giao thông nhưng liệu mọi người đã hiểu và phân biệt đúng về sự khác nhau giữa 2 khái niệm "xe mô tô", "xe máy" và "xe gắn máy" chưa? (Nguồn: Thông tin mạng) Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ năm 2016, Điều 3 giải thích từ ngữ: “3.39. Xe môtô (hay còn gọi là xe máy) là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự, di chuyển bằng động cơ có dung tích xy lanh từ 50 cm3 trở lên, tải trọng bản thân xe không quá 400 kg đối với xe máy 2 bánh hoặc khối lượng chuyên chở cho phép xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ 350 kg đến 500 kg đối với xe máy 3 bánh. Khái niệm này không bao gồm xe gắn máy nêu tại khoản 3.40 quy định tại Điều này. 3.40. Xe gắn máy là chỉ phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Nếu dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không được lớn hơn 50 cm3.” Như vậy, với những loại xe dưới 50 cm3 sẽ được coi là xe gắn máy và nó chủ yếu được dùng cho các bạn học sinh, sinh viên hay những ai chưa có bằng lái. Còn "xe máy" mà mọi người hay gọi thông dụng hiện nay chính là "xe môtô" chuyên được dùng cho những ai đã có bằng lái xe cho người trên 18 tuổi theo luật định. Hiện nay, những quy định về điều kiện và tiêu chuẩn về việc sử dụng phương tiện di chuyển đang được siết chặt để đảm bảo an toàn cho mọi người tham gia giao thông và đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội. Mọi người cần theo dõi sát sao để việc chấp hành Luật Giao thông đường bộ đúng theo quy định và đảm bảo sự thống nhất khi tham gia giao thông.
Phân biệt giữa xe mô tô và xe gắn máy
Từ lâu, trong dân gian, chúng ta thường gọi những loại xe có 02 bánh gắn động cơ là xe gắn máy, thói quen sử dụng từ ngữ này dẫn đến nhiều hậu quả, trong số đó là việc đọc tìm hiểu các quy định pháp luật có liên quan đến xe gắn máy, xe mô tô. Nhân sự kiện có bài viết của một thành viên Dân Luật: “Xe gắn máy: hiểu lầm từ đâu?” và lý do phải tìm hiểu về sự khác biệt giữa xe mô tô và xe gắn máy để xác định tốc độ tối đa cho phép được quy định tại Thông tư 91/2015/TT-BGTVT cũng như các văn bản có liên quan đến lĩnh vực giao thông khác. Vì vậy, bài viết sau đây sẽ giúp các bạn phân biệt được đâu là xe mô tô, đâu là xe gắn máy để có cái nhìn khái quát, hiểu rõ hơn loại xe mình đang điều khiển và các quy định liên quan. Xe gắn máy Xe mô tô Khái niệm Phương tiện 02 hoặc 03 bánh lắp động cơ cháy cưỡng bức, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h và dung tích làm việc của xi lanh không lớn hơn 50cm3. Phương tiện 02 hoặc 03 bánh lắp động cơ cháy cưỡng bức, vận tốc thiết kế lớn nhất lớn hơn 50 km/h hoặc dung tích làm việc của xi lanh lớn hơn 50cm3. Dung tích xi lanh = > 50 cm3 Vận tốc tối đa = > 50 km/h Hình ảnh minh họa Căn cứ pháp lý: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 04:2009/BGTVT Như vậy, hiểu nôm na, xe gắn máy là xe từ 50 phân khối trở xuống, còn xe mô tô là xe trên 50 phân khối. Thông tư 91/2015/TT-BGTVT quy định tốc độ tối đa cho phép của các loại xe này như sau: Xe gắn máy Xe mô tô Tốc độ tối đa cho phép 40km/h - Đường đôi (có dải phân cách ở giữa), đường 01 chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên: 60 km/h. - Đường 02 chiều không có dải phân cách giữa; đường 01 chiều có 1 làn xe cơ giới: 50 km/h.
Mức đóng lệ phí trước bạ đối với xe máy năm 2024
Mức đóng lệ phí trước bạ đối với xe máy năm 2024 có sự điều chỉnh, ảnh hưởng đến chi phí sở hữu xe và thị trường phương tiện giao thông. (1) Khi nào phải đóng lệ phí trước bạ xe máy Theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 10/2022/NĐ-CP, xe máy là đối tượng chịu lệ phí trước bạ bao gồm xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (sau đây gọi chung là xe máy). Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 10/2022/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân có tài sản thuộc đối tượng chịu lệ phí trước bạ này phải nộp lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ các trường hợp thuộc đối tượng miễn lệ phí trước bạ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 10/2022/NĐ-CP. (2) Mức đóng lệ phí trước bạ đối với xe máy năm 2024 Lệ phí trước bạ đối với xe máy được tính theo công thức sau: Lệ phí trước bạ = Giá tính lệ phí trước bạ × Mức thu lệ phí trước bạ theo tỷ lệ Giá tính lệ phí trước bạ đối với xe máy năm 2024 Giá tính lệ phí trước bạ đối với xe máy là giá tại Quyết định về Bảng giá tính lệ phí trước bạ xe máy do Bộ Tài chính ban hành. Hiện nay, Bảng giá tính lệ phí trước bạ xe máy được quy định tại Quyết định 2353/QĐ-BTC năm 2023 được điều chỉnh, bổ sung tại Quyết định 449/QĐ-BTC năm 2024, Quyết định 1707/QĐ-BTC năm 2024. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/17/B%E1%BA%A2NG%20GI%C3%81%20T%C3%8DNH%20L%E1%BB%86%20PH%C3%8D%20TR%C6%AF%E1%BB%9AC%20B%E1%BA%A0%20XE%20M%C3%81Y.docx.doc Bảng giá tính lệ phí trước bạ xe máy (Quyết định 2353/QĐ-BTC năm 2023). https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/17/bang-gia-tinh-le-phi-truoc-ba-xe-may-dieu-chinh.docx Bảng giá tính lệ phí trước bạ xe máy điều chỉnh (Quyết định 449/QĐ-BTC năm 2024). https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/17/bang-gia-le-phi-truoc-ba-xe-may-dieu-chinh-1.docx Bảng giá tính lệ phí trước bạ xe máy điều chỉnh (Quyết định 1707/QĐ-BTC năm 2024). Mức thu lệ phí trước bạ theo tỷ lệ đối với xe máy Mức thu lệ phí trước bạ đối với xe máy là 2% Riêng: - Xe máy của tổ chức, cá nhân ở các thành phố trực thuộc Trung ương; thành phố thuộc tỉnh; thị xã nơi Ủy ban nhân dân tỉnh đóng trụ sở: nộp lệ phí trước bạ lần đầu với mức thu là 5%. Thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố thuộc tỉnh; thị xã nơi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đóng trụ sở được xác định theo địa giới hành chính nhà nước tại thời điểm kê khai lệ phí trước bạ, trong đó: Thành phố trực thuộc Trung ương bao gồm tất cả các quận, huyện trực thuộc thành phố, không phân biệt các quận nội thành hay các huyện ngoại thành, đô thị hay nông thôn; Thành phố thuộc tỉnh và thị xã nơi Ủy ban nhân dân tỉnh đóng trụ sở bao gồm tất cả các phường, xã thuộc thành phố, thị xã, không phân biệt là nội thành, nội thị hay xã ngoại thành, ngoại thị. - Xe máy nộp lệ phí trước bạ lần thứ 02 trở đi được áp dụng mức thu là 1%. Trường hợp chủ tài sản đã kê khai, nộp lệ phí trước bạ đối với xe máy là 2%, sau đó chuyển giao cho tổ chức, cá nhân ở địa bàn quy định tại điểm a khoản này thì nộp lệ phí trước bạ với mức thu là 5%. Trường hợp xe máy đã nộp lệ phí trước bạ theo mức thu 5% thì các lần chuyển nhượng tiếp theo nộp lệ phí trước bạ theo mức thu 1%. Địa bàn đã kê khai, nộp lệ phí lần trước được xác định theo “Nơi thường trú”, “Nơi Đăng ký nhân khẩu thường trú” hoặc “Địa chỉ” ghi trong giấy đăng ký xe hoặc giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe và được xác định theo địa giới hành chính nhà nước tại thời điểm kê khai lệ phí trước bạ. (Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định 10/2022/NĐ-CP, được hướng dẫn bởi khoản 1 Điều 4 Thông tư 13/2022/TT-BTC). (3) Khai, nộp lệ phí trước bạ như thế nào? Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 10/2022/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân khai, nộp lệ phí trước bạ theo quy định của pháp luật về quản lý thuế khi đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo đó, dữ liệu điện tử nộp lệ phí trước bạ qua Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được Tổng cục Thuế ký số và cung cấp lên Cổng dịch vụ công Quốc gia, có giá trị như chứng từ bản giấy để cơ quan cảnh sát giao thông, cơ quan tài nguyên môi trường và các cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền đã kết nối với Cổng dịch vụ công Quốc gia truy cập, khai thác dữ liệu phục vụ công tác giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến việc đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản. Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 10 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của lệ phí trước bạ như sau: Thời hạn nộp hồ sơ khai lệ phí trước bạ cùng với thời hạn nộp hồ sơ đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (bao gồm cả trường hợp thực hiện theo cơ chế một cửa liên thông hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan thuế).
Xe gắn máy, xe mô tô sẽ phải kiểm định khí thải từ 01/01/2025?
Quốc hội đã thông qua Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ vào ngày 27/06/2024, Luật đã sửa đổi, bổ sung một số điểm mới. Trong đó, quy định xe gắn máy, xe mô tô sẽ phải kiểm định khí thải là một trong những điểm đáng chú ý của Luật. Ô nhiễm không khí là một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng mà nhiều thành phố lớn tại Việt Nam đang phải đối mặt. Phần lớn ô nhiễm không khí xuất phát từ khí thải của các phương tiện giao thông, đặc biệt là xe gắn máy và xe mô tô. Trong khi ở Việt Nam, xe gắn máy là phương tiện lưu thông chính, chiếm số lượng nhiều trong giao thông đường bộ Với hàng triệu xe lưu thông mỗi ngày, việc kiểm soát khí thải trở nên cấp thiết để bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường sống. (1) Từ ngày 01/01/2025, xe gắn máy, xe mô tô sẽ phải kiểm định khí thải đúng không? Theo Điều 42 Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định về bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ như sau: - Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải được kiểm định theo quy định. - Việc kiểm định đối với xe mô tô, xe gắn máy chỉ thực hiện kiểm định khí thải. Việc kiểm định khí thải thực hiện theo quy định của pháp luật về môi trường được thực hiện tại các cơ sở kiểm định khí thải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Như vậy, so với Luật giao thông đường bộ năm 2008, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ đã thêm quy định về việc xe gắn máy, xe mô tô sẽ phải kiểm định khí thải. Bên cạnh đó, theo khoản 4 và khoản 5 Điều 42 Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ đã đề cập như sau: Việc chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng do đăng kiểm viên của cơ sở đăng kiểm thực hiện và được cơ sở đăng kiểm cấp giấy chứng nhận kiểm định theo quy định. Liên quan đến quy định này, ông Nguyễn Tô An, Phó cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết: Luật Trật tự, an toàn giao thông mới có hiệu lực từ 01/01/2025 nhưng không đồng nghĩa tất cả mô tô, xe gắn máy trên cả nước sẽ phải kiểm định khí thải từ ngày này. Cụ thể, luật đưa ra quy định nhưng thời điểm thực hiện còn phụ thuộc vào lộ trình áp dụng mà Chính phủ ban hành. Lộ trình này sẽ do Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ trì, phối hợp cùng Bộ GTVT xây dựng, trình Chính phủ để Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định. (2) Lợi ích khi kiểm định khí thải xe gắn máy, xe mô tô Xe gắn máy được xem là phương tiện lưu thông chính và chiếm số lượng đông đảo lưu thông trên đường. Việc kiểm định khí thải xe gắn máy và xe mô tô mang lại nhiều lợi ích như sau: + Bảo vệ môi trường: Giảm thiểu lượng khí thải độc hại như CO2 và các hạt bụi mịn, góp phần làm sạch không khí và bảo vệ tầng ozon. Xe máy và mô tô được kiểm định khí thải sẽ thải ra ít khí độc hại hơn, giúp cải thiện chất lượng không khí. + Bảo vệ sức khỏe cộng đồng: Giảm thiểu các bệnh về hô hấp, tim mạch và các bệnh mãn tính khác do ô nhiễm không khí gây ra. Ngoài ra sẽ giảm khí thải từ phương tiện giao thông sẽ làm giảm ô nhiễm không khí, đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. + Nâng cao hiệu quả sử dụng nhiên liệu: Các xe được kiểm định và bảo dưỡng đúng cách sẽ tiêu thụ nhiên liệu hiệu quả hơn, giảm chi phí vận hành cho người dân. + Tăng tuổi thọ phương tiện: Kiểm định và bảo dưỡng định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề kỹ thuật, từ đó tăng tuổi thọ và đảm bảo an toàn khi vận hành xe, nâng cao chất lượng xe. Việc kiểm định khí thải đối với xe gắn máy và xe mô tô là một bước đi quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng. Quy định này không chỉ giúp giảm thiểu ô nhiễm không khí mà còn mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho người dân. (3) Trách nhiệm của cơ sở đăng kiểm, chủ xe, người điều khiển xe gắn máy, xe mô tô Căn cứ theo Điều 43 Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ, cơ quan đăng kiểm, chủ xe, người điều khiển xe gắn máy, xe mô tô phải có trách nhiệm như sau: - Cơ quan đăng kiểm: Cơ sở đăng kiểm là tổ chức, đơn vị cung cấp dịch vụ công thực hiện kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng được tổ chức, hoạt động theo quy định của Chính phủ. Cơ sở đăng kiểm chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra, kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, xe máy chuyên dùng; từ chối kiểm định phương tiện khi chủ phương tiện chưa thực hiện xong yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết vụ việc vi phạm hành chính. - Chủ xe, người điều khiển xe gắn máy, xe mô tô: + Chấp hành các quy định về cấp, thu hồi đăng ký, biển số, kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, xe máy chuyên dùng theo quy định. + Phải bảo dưỡng, sửa chữa để bảo đảm duy trì tình trạng kỹ thuật của phương tiện; chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với hành vi đưa phương tiện không bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tham gia giao thông đường bộ. + Tổ chức, cá nhân đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe tiếp tục chịu trách nhiệm của chủ xe khi chưa thực hiện thu hồi đăng ký, biển số đối với trường hợp phải thu hồi theo quy định tại khoản 7 Điều 39 Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ. + Tổ chức, cá nhân vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà chưa chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông thì chưa đăng ký, đăng kiểm phương tiện vi phạm; sau khi chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông thì được đăng ký, đăng kiểm phương tiện đó theo quy định. + Chấp hành các quy định khác của pháp luật khi tham gia giao thông đường bộ. Tóm lại, từ ngày 01/01/2025, xe gắn máy, xe mô tô sẽ phải kiểm định khí thải. Cơ quan đăng kiểm, chủ xe và người điều khiển phải tuân thủ trách nhiệm đã được quy định theo pháp luật. Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ sẽ có hiệu lực vào ngày 01/01/2025, riêng quy định về quy định sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao 1,35m khi ngồi xe ô tô có hiệu lực từ ngày 01/01/2026.
Động cơ cháy của xe mô tô, xe máy phải đáp ứng những điều kiện gì?
Động cơ cháy của xe mô tô, xe gắn máy là một trong những bộ phận quan trọng nhất của chiếc xe, mọi hoạt động đều phải vận hành qua động cơ. Vậy, một động cơ cháy của xe mô tô, xe gắn máy cần đáp ứng tiêu chuẩn gì? 1. Tiêu chuẩn riêng đối với động cơ xe gắn máy cháy cưỡng bức Căn cứ Mục 2.2 QCVN 37:2010/BGTVT quy định riêng đối với động cơ xe gắn máy cháy cưỡng bức Ngoài việc đáp ứng các quy định theo 2.1 thì động cơ xe gắn máy cháy cưỡng bức còn phải đáp ứng các quy định 2.2.1 và 2.2.2. - Công suất có ích lớn nhất và mô men xoắn lớn nhất của động cơ do các cơ sở thử nghiệm đo được phải phù hợp với giá trị đăng ký của nhà sản xuất với sai số cho phép theo 2.2.1.1 và 2.2.1.2. + Đối với mẫu kiểm tra chứng nhận kiểu loại thì mô men xoắn lớn nhất và công suất có ích lớn nhất của động cơ do các cơ sở thử nghiệm đo có thể sai khác không lớn hơn 10 % so với giá trị đăng ký nếu công suất có ích lớn nhất do nhà sản xuất đăng ký không lớn hơn 1 kW và không lớn hơn 5 % so với giá trị đăng ký nếu công suất công suất có ích lớn nhất do nhà sản xuất đăng ký lớn hơn 1 kW với sai số tốc độ quay của trục khuỷu động cơ không lớn hơn 1,5 % so với giá trị đăng ký. + Đối với mẫu lấy xác suất trong quá trình sản xuất hàng loạt thì mô men xoắn lớn nhất và công suất có ích lớn nhất của động cơ do các cơ sở thử nghiệm đo có thể sai khác không lớn hơn 20 % so với giá trị đăng ký nếu công suất có ích lớn nhất do nhà sản xuất đăng ký không lớn hơn 1 kW và không lớn hơn 10 % so với giá trị đăng ký nếu công suất có ích lớn nhất do nhà sản xuất đăng ký lớn hơn 1 kW với sai số tốc độ quay của trục khuỷu động cơ không lớn hơn 1,5 % so với giá trị đăng ký. - Suất tiêu hao nhiên liệu nhỏ nhất của động cơ khi đo ở chế độ toàn tải không lớn hơn mức do nhà sản xuất đăng ký. 2. Tiêu chuẩn riêng đối với động cơ xe mô tô cháy cưỡng bức Theo Mục 2.3 QCVN 37:2010/BGTVT quy định riêng đối với động cơ xe mô tô cháy cưỡng bức cần đáp ứng các điều kiện sau: Ngoài việc đáp ứng các quy định theo 2.1 thì động cơ xe mô tô cháy cưỡng bức còn phải đáp ứng các quy định 2.3.1 và 2.3.2. - Công suất có ích lớn nhất và mô men xoắn lớn nhất của động cơ do các cơ sở thử nghiệm đo được phải phù hợp với giá trị đăng ký của nhà sản xuất với sai số cho phép theo 2.3.1.1 và 2.3.1.2. + Đối với mẫu kiểm tra chứng nhận kiểu loại thì mô men xoắn lớn nhất và công suất có ích lớn nhất của động cơ do các cơ sở thử nghiệm đo có thể sai khác không lớn hơn 5 % so với giá trị đăng ký nếu công suất có ích lớn nhất do nhà sản xuất đăng ký không lớn hơn 11 kW và không lớn hơn 2 % so với giá trị đăng ký nếu công suất công suất có ích lớn nhất do nhà sản xuất đăng ký lớn hơn 11 kW với sai số tốc độ quay của trục khuỷu động cơ không lớn hơn 1,5 % so với giá trị đăng ký. + Đối với mẫu lấy xác suất trong quá trình sản xuất hàng loạt thì mô men xoắn lớn nhất và công suất có ích lớn nhất của động cơ do các cơ sở thử nghiệm đo có thể sai khác không lớn hơn 10 % so với giá trị đăng ký nếu công suất có ích lớn nhất do nhà sản xuất đăng ký không lớn hơn 11 kW và không lớn hơn 5 % so với giá trị đăng ký nếu công suất có ích lớn nhất do nhà sản xuất đăng ký lớn hơn 11 kW với sai số tốc độ quay của trục khuỷu động cơ là 1,5 % so với giá trị đăng ký. - Suất tiêu hao nhiên liệu nhỏ nhất của động cơ khi đo ở chế độ toàn tải không lớn hơn mức do nhà sản xuất đăng ký. 3. Tiêu chuẩn riêng đối với động cơ cháy do nén Căn cứ Mục 2.4 QCVN 37:2010/BGTVT quy định riêng đối với động cơ cháy do nén như sau: Ngoài việc đáp ứng các quy định theo 2.1 thì động cơ cháy do nén còn phải đáp ứng các quy định 2.4.1 và 2.4.2. - Công suất có ích lớn nhất và mô men xoắn lớn nhất của động cơ do các cơ sở thử nghiệm đo được phải phù hợp với giá trị đăng ký của nhà sản xuất với sai số cho phép theo 2.4.1.1 và 2.4.1.2. + Đối với mẫu kiểm tra chứng nhận kiểu loại thì mô men xoắn lớn nhất và công suất có ích lớn nhất của động cơ do các cơ sở thử nghiệm đo có thể sai khác không lớn hơn 5 % so với giá trị đăng ký nếu công suất có ích lớn nhất do nhà sản xuất đăng ký không lớn hơn 11 kW và không lớn hơn 2 % so với giá trị đăng ký nếu công suất công suất có ích lớn nhất do nhà sản xuất đăng ký lớn hơn 11 kW với sai số tốc độ quay của trục khuỷu động cơ là 1,5 % so với giá trị đăng ký. + Đối với mẫu lấy xác suất trong quá trình sản xuất hàng loạt thì mô men xoắn lớn nhất và công suất có ích lớn nhất của động cơ do các cơ sở thử nghiệm đo có thể sai khác không lớn hơn 10 % so với giá trị đăng ký nếu công suất có ích lớn nhất do nhà sản xuất đăng ký không lớn hơn 11 kW và không lớn hơn 5 % so với giá trị đăng ký nếu công suất có ích lớn nhất do nhà sản xuất đăng ký lớn hơn 11 kW với sai số tốc độ quay của trục khuỷu động cơ là 1,5 % so với giá trị đăng ký. - Suất tiêu hao nhiên liệu nhỏ nhất của động cơ khi đo ở chế độ toàn tải không lớn hơn mức do nhà sản xuất đăng ký.
Nằm lái xe mô tô bị phạt bao nhiêu tiền?
Cho hỏi đối với những trường hợp người lái xe mô tô, nhưng lại không ngồi lái mà nằm trên yên xe để lái xe thì bị xử phạt theo quy định nào? Và mức phạt là bao nhiêu tiền? Cảnh sát giao thông, người có thẩm quyền có được giam xe của người vi phạm không? 1. Nằm lái xe mô tô bị phạt bao nhiêu tiền? Căn cứ theo khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định: "Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ … 8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe; b) Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị; c) Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh; d) Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định; đ) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn; e) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; g) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ; h) Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy; i) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ. 10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: … c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm q khoản 1; điểm b, điểm d, điểm e, điểm g, điểm l, điểm m khoản 2; điểm b, điểm c, điểm k, điểm m khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4 Điều này;" Như vậy, người nằm trên yên lái xe mô tô (nằm lái xe mô tô) sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng. Và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu xe. 2. Nằm lái xe mô tô có bị giam xe không? Căn cứ theo khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, điểm a khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP có quy định về việc tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm như sau: Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này: - Điểm c khoản 6; điểm a, điểm c khoản 8; khoản 10 Điều 5; - Điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; khoản 9 Điều 6; … Như vậy, để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt đối với trường hợp vi phạm tại điểm a khoản 8 Điều 6 Nghị định này. Cho nên người nằm lái xe mô tô cũng có thể bị tạm giam xe để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính.
Phương pháp thử đối với thùng nhiên liệu xe mô tô, xe máy phi kim loại
Thùng nhiên liệu là một phần của hệ thống động cơ chứa dầu, xăng cho xe máy, xe mô tô. Đây là nơi dự trữ nhiên liệu dùng để vận hành toàn bộ hệ thống xe, vì thế thùng nhiên liệu phải đáp ứng được an toàn kỹ thuật đưa vào vận hành. 1. Thùng nhiên liệu phi kim loại phải đáp ứng những quy định riêng nào? Cụ thể tại Mục 2.2. QCVN 27:2010/BGTVT quy định riêng đối với thùng được chế tạo bằng vật liệu phi kim loại Ngoài việc đáp ứng các quy định theo 2.1, thì thùng được chế tạo bằng vật liệu phi kim loại còn phải đáp ứng các quy định sau: - Độ thấm: + Khi thử nghiệm độ thấm theo 2.3.1.1, tổn thất khối lượng trung bình của nhiên liệu trong từng khoảng thời gian 24 giờ không được lớn hơn 20 g. + Khi thử nghiệm độ thấm theo 2.3.1.2, tổn thất khối lượng trung bình của nhiên liệu trong từng khoảng thời gian 24 giờ không được lớn hơn 10 g. - Độ chịu va đập: Khi thử nghiệm độ chịu va đập theo 2.3.2, chất lỏng thử không được rò rỉ ra ngoài thùng. - Độ bền cơ học: Khi thử nghiệm độ bền cơ học theo 2.3.3, thùng không được thủng hoặc biến dạng tới mức không sử dụng được. - Tính chịu nhiên liệu: Khi thử nghiệm tính chịu nhiên liệu theo 2.3.4, sự khác nhau về độ bền kéo của các mẫu thử không được lớn hơn 25%. - Tính chống biến dạng ở nhiệt độ cao Khi thử nghiệm tính chống biến dạng ở nhiệt độ cao theo 2.3.5, thùng không bị rò rỉ, thành thùng không bị biến dạng. Sau khi thử, thùng phải sử dụng được hoàn toàn dung tích danh định của nó. 2. Thử chất lượng thùng nhiên liệu phi kim loại theo bằng mấy phương pháp? Mục 2.3. QCVN 27:2010/BGTVT quy định phương pháp thử thùng được chế tạo bằng vật liệu phi kim loại được thực hiện như sau: - Thử độ thấm Nhiên liệu thử là loại nhiên liệu được cung cấp trên thị trường tương ứng với đăng ký của cơ sở sản xuất và thỏa mãn các tiêu chuẩn hiện hành. + Thùng được đổ nhiên liệu thử ở mức 50% dung tích danh định và để trong môi trường không khí ở nhiệt độ 400C ± 20C cho đến khi có một tổn thất khối lượng không đổi, giai đoạn này phải được thực hiện ít nhất trong vòng 28 ngày (giai đoạn này gọi là giai đoạn tiền trữ). Sau đó, đổ hết nhiên liệu trong thùng ra và tiếp tục đổ nhiên liệu thử ở mức 50% dung tích danh định của thùng. Để thùng trong điều kiện nhiệt độ ổn định 400C ± 20C cho đến khi nhiên liệu trong thùng đạt được nhiệt độ 400C ± 20C thì đậy kín thùng lại. Áp suất trong thùng tăng trong quá trình thử nghiệm có thể được cân bằng. Sau 56 ngày thử nghiệm, tiến hành xác định tổn thất khối lượng trung bình của nhiên liệu trong từng khoảng thời gian 24 giờ. Khi thực hiện thử nghiệm có cân bằng áp suất bên trong thì việc này phải được nêu trong báo cáo thử nghiệm và tổn thất khối lượng của nhiên liệu do việc cân bằng áp suất phải được tính đến. + Nếu tổn thất khối lượng trung bình của nhiên liệu trong từng khoảng thời gian 24 giờ lớn hơn 20g thì phải tiến hành thử nghiệm lại ở nhiệt độ thử nghiệm 230C ± 50C, tất cả các điều kiện khác được duy trì (bao gồm tiến hành thử nghiệm giai đoạn tiền trữ là 28 ngày trong nhiệt độ là 400C ± 20C). - Thử độ chịu va đập + Thùng được đổ đến dung tích danh định bằng hỗn hợp 50% nước và dung dịch ethylene glycol hoặc bằng bất kỳ chất làm mát nào khác mà không làm ảnh hưởng đến vật liệu thùng, điểm nghiệm lạnh của các chất làm mát này phải thấp hơn - 300C ± 20C. Nhiệt độ của các chất ở trong thùng trong quá trình thử phải là - 200C ± 50C. Cũng có thể đổ vào thùng chất lỏng đã được làm lạnh thích hợp miễn là thùng được để ở nhiệt độ thử ít nhất một giờ. + Một con lắc được dùng để thử nghiệm. Đầu va đập của con lắc phải có dạng hình chóp tam giác đều và có bán kính cong 3,0 mm ở các đỉnh và các mép. Khối lượng va đập của con lắc là 15 kg. Năng lượng va đập của con lắc không nhỏ hơn 30,0 J. + Các điểm thử nghiệm trên thùng phải là những điểm dễ hư hỏng khi xe bị va chạm. Trong trường hợp không xác định được những điểm dễ hư hỏng thì thử hai điểm ở hai bên thành thùng. - Thử độ bền cơ học Thùng được đổ đến dung tích danh định bằng nước ở 530C ± 20C, áp suất để thử không được nhỏ hơn 30 kPa. Trong trường hợp cơ sở sản xuất quy định áp suất làm việc của thùng lớn hơn 15 kPa thì áp suất để thử phải bằng hai lần áp suất quy định đó. Thùng phải được giữ kín liên tục trong năm giờ. Sau đó tiến hành kiểm tra sự biến dạng của thùng. - Thử tính chịu nhiên liệu Lấy sáu mẫu thử có độ dày xấp xỉ nhau từ những mặt phẳng của thùng, xác định độ bền kéo ở 230C ± 20C với vận tốc kéo dãn là 50 mm/min. Những giá trị này được so sánh với độ bền kéo xác định được thông qua các thử nghiệm tương tự bằng cách sử dụng thùng đã được chứa nhiên liệu trong giai đoạn tiền trữ. - Thử tính chống biến dạng ở nhiệt độ cao Đổ nước ở 200C ± 20C tới mức 50% dung tích danh định của thùng, sau đó thùng được lưu giữ trong thời gian một giờ ở nhiệt độ môi trường 700C ± 20C. Tiến hành kiểm tra sự biến dạng của thùng.
Có được tự ý thay đổi kết cấu xe mô tô khác với thiết kế ban đầu của xe hay không?
Hiện nay có nhiều trường hợp tự ý thay đổi kết cấu xe mô tô khi tham gia giao thông. Vậy có được tự ý thay đổi kết cấu xe mô tô khác với thiết kế ban đầu của xe hay không? Điều kiện tham gia giao thông của xe mô tô được quy định như thế nào? Theo Điều 53 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới như sau: - Đúng đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông và phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường như sau: + Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực; + Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực; + Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu; + Có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe; + Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển; + Có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật; + Có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường; + Các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định. - Phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Có thể tự ý thay đổi kết cấu xe mô tô hay không? Theo khoản 2 Điều 55 Luật Giao thông đường bộ 2008 về bảo đảm quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ quy định vấn đề tự ý thay đổi kết cấu xe như sau: Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Như vậy, không thể tự ý thay đổi kết cấu xe, tổng thành, hệ thống của xe mô tô không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Tự ý thay đổi kết cấu xe mô tô có bị xử phạt bao nhiêu tiền? Theo khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được bổ sung bởi điểm d Khoản 17 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) về xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ như sau: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: - Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông; -Tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo hồ sơ đăng ký xe; - Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe; - Khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được cấp lại biển số, Giấy đăng ký xe; - Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng); - Không chấp hành việc thu hồi Giấy đăng ký xe, biển số xe theo quy định; - Đưa phương tiện không có Giấy đăng ký xe tham gia giao thông hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng; đưa phương tiện có Giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời, phương tiện có phạm vi hoạt động hạn chế tham gia giao thông quá thời hạn, tuyến đường, phạm vi cho phép; - Đưa phương tiện có Giấy đăng ký xe nhưng không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa tham gia giao thông; đưa phương tiện có Giấy đăng ký xe nhưng không đúng với số khung số máy của xe tham gia giao thông; - Lắp đặt, sử dụng thiết bị thay đổi biển số trên xe trái quy định; - Đưa phương tiện không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số) tham gia giao thông; đưa phương tiện gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp tham gia giao thông. Như vậy, tự ý thay đổi kết cấu xe mô tô có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt cao nhất lên đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân và 4.000.000 đồng với tổ chức. Đây là mức phạt tiền đối với cá nhân, trong trường hợp tổ chức thực hiện cùng một hành vi vi phạm thì mức phạt sẽ bằng 02 lần so với cá nhân. Tóm lại, không thể tự ý thay đổi kết cấu xe, tổng thành, hệ thống của xe mô tô không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Ô tô, xe máy: Toàn bộ mức phạt khi QUÊN hoặc KHÔNG CÓ giấy tờ xe theo quy định
Mức phạt khi QUÊN hoặc KHÔNG CÓ giấy tờ xe Mới đây lực lượng CSGT TPHCM triển khai kế hoạch cao điểm tổng kiểm soát, xử lý vi phạm phương tiện kinh doanh vận tải hành khách và xe mô tô trên địa bàn thành phố từ 6h00 sáng ngày 01/11/2020 đến hết ngày 31/12/2020, điều này có nghĩa kể cả khi bạn không vi phạm luật giao thông đường bộ vẫn có thể bị yêu cầu dừng phương tiện để kiểm tra. Vì vậy, ngoài việc tham gia giao thông một cách an toàn, người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau: - Đăng ký xe; - Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định, trong đó: + Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3; + Hạng A2 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1; - Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này; - Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Mức phạt đối với xe mô tô khi quên hoặc không mang giấy tờ xe theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP: Lỗi vi phạm Mức phạt theo Nghị định 100 Ô tô Xe máy Giấy đăng ký xe Không có/ hết hạn 2 – 3 triệu Tước bằng lái 1-3 tháng 300.000 – 400.000 Không mang 200.000 – 400.000 100.000 – 200.000 Giấy phép lái xe Không có 4 – 6 triệu 800.000 – 1.200.000 Không mang 200.000 – 400.000 100.000 – 200.000 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc Không có hoặc không mang 400.000 – 600.000 100.000 – 200.000 Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định và bảo vệ môi trường Không có/ hết hạn 4 – 6 triệu Tước bằng lái 1-3 tháng x Không mang 200.000 – 400.000 Để tra cứu bất cứ hành vi vi phạm nào khác, các bạn cũng có thể sử dụng App tra cứu iThong: >> Tải về App iThong trên Android bằng cách click TẠI ĐÂY >> Tải về App iThong trên iOS bằng cách click TẠI ĐÂY
Biết cách gọi và phân biệt xe máy và xe gắn máy
Hiện nay, 3 cụm từ này rất phổ biến đối với người tham giao giao thông nhưng liệu mọi người đã hiểu và phân biệt đúng về sự khác nhau giữa 2 khái niệm "xe mô tô", "xe máy" và "xe gắn máy" chưa? (Nguồn: Thông tin mạng) Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ năm 2016, Điều 3 giải thích từ ngữ: “3.39. Xe môtô (hay còn gọi là xe máy) là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự, di chuyển bằng động cơ có dung tích xy lanh từ 50 cm3 trở lên, tải trọng bản thân xe không quá 400 kg đối với xe máy 2 bánh hoặc khối lượng chuyên chở cho phép xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ 350 kg đến 500 kg đối với xe máy 3 bánh. Khái niệm này không bao gồm xe gắn máy nêu tại khoản 3.40 quy định tại Điều này. 3.40. Xe gắn máy là chỉ phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Nếu dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không được lớn hơn 50 cm3.” Như vậy, với những loại xe dưới 50 cm3 sẽ được coi là xe gắn máy và nó chủ yếu được dùng cho các bạn học sinh, sinh viên hay những ai chưa có bằng lái. Còn "xe máy" mà mọi người hay gọi thông dụng hiện nay chính là "xe môtô" chuyên được dùng cho những ai đã có bằng lái xe cho người trên 18 tuổi theo luật định. Hiện nay, những quy định về điều kiện và tiêu chuẩn về việc sử dụng phương tiện di chuyển đang được siết chặt để đảm bảo an toàn cho mọi người tham gia giao thông và đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội. Mọi người cần theo dõi sát sao để việc chấp hành Luật Giao thông đường bộ đúng theo quy định và đảm bảo sự thống nhất khi tham gia giao thông.
Phân biệt giữa xe mô tô và xe gắn máy
Từ lâu, trong dân gian, chúng ta thường gọi những loại xe có 02 bánh gắn động cơ là xe gắn máy, thói quen sử dụng từ ngữ này dẫn đến nhiều hậu quả, trong số đó là việc đọc tìm hiểu các quy định pháp luật có liên quan đến xe gắn máy, xe mô tô. Nhân sự kiện có bài viết của một thành viên Dân Luật: “Xe gắn máy: hiểu lầm từ đâu?” và lý do phải tìm hiểu về sự khác biệt giữa xe mô tô và xe gắn máy để xác định tốc độ tối đa cho phép được quy định tại Thông tư 91/2015/TT-BGTVT cũng như các văn bản có liên quan đến lĩnh vực giao thông khác. Vì vậy, bài viết sau đây sẽ giúp các bạn phân biệt được đâu là xe mô tô, đâu là xe gắn máy để có cái nhìn khái quát, hiểu rõ hơn loại xe mình đang điều khiển và các quy định liên quan. Xe gắn máy Xe mô tô Khái niệm Phương tiện 02 hoặc 03 bánh lắp động cơ cháy cưỡng bức, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h và dung tích làm việc của xi lanh không lớn hơn 50cm3. Phương tiện 02 hoặc 03 bánh lắp động cơ cháy cưỡng bức, vận tốc thiết kế lớn nhất lớn hơn 50 km/h hoặc dung tích làm việc của xi lanh lớn hơn 50cm3. Dung tích xi lanh = > 50 cm3 Vận tốc tối đa = > 50 km/h Hình ảnh minh họa Căn cứ pháp lý: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 04:2009/BGTVT Như vậy, hiểu nôm na, xe gắn máy là xe từ 50 phân khối trở xuống, còn xe mô tô là xe trên 50 phân khối. Thông tư 91/2015/TT-BGTVT quy định tốc độ tối đa cho phép của các loại xe này như sau: Xe gắn máy Xe mô tô Tốc độ tối đa cho phép 40km/h - Đường đôi (có dải phân cách ở giữa), đường 01 chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên: 60 km/h. - Đường 02 chiều không có dải phân cách giữa; đường 01 chiều có 1 làn xe cơ giới: 50 km/h.